Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam trong ngày 10/9 và dự kiến sẽ nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lên một tầm vóc mới.

Động thái cải thiện quan hệ giữa hai nước diễn ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhân quyền, dấy lên lo ngại liệu Hoa Kỳ có đang bất chấp nhân quyền cải thiện quan hệ với Đảng cộng sản Việt Nam ?

Đài RFA tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mới gồm nhà báo Võ Thị Hảo, luật sư Nguyễn Văn Đài, và ông Trần Đức Tuấn Sơn. Mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 06/09/2023

Published in Video

Tổng thống Mỹ không dự cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN dù Indonesia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cố tình đẩy sớm ngày họp để thuận cho lịch trình công du Châu Á của ông Biden, nhưng chủ nhân Nhà Trắng lại đến thăm Hà Nội ngày 10/09/2023. Quyết định này cho thấy Washington đề cao vai trò của Việt Nam, đồng thời mong muốn nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên hàng "đối tác chiến lược toàn diện".

biendong1

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển của Philippines hồi tháng 8/202 vừa qua - Ảnh minh họa

Theo thông cáo của Nhà Trắng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thảo luận các phương cách "thắt chặt hợp tác quan hệ giữa hai nước". Nhưng giới chuyên gia có ý kiến khác biệt về khả năng nâng cấp quan hệ song phương.  

Trong trường hợp hai bên nâng cấp quan hệ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện", đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao của Hoa Kỳ trong việc gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, theo trang The Diplomat. Còn nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp tại Singapore cho rằng đó sẽ là "bước đột phá đáng chú ý", vì Hà Nội chỉ ký thỏa thuận hợp tác ở cấp cao nhất với các nước được đánh giá có tầm quan trọng cho an ninh, thịnh vượng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Chuyến công du Việt Nam của tổng thống Mỹ có ý nghĩa như nào trong bối cảnh hiện nay ? Khả năng và rào cản trong việc nâng cấp quan hệ song phương ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS), tại Hawaii, Hoa Kỳ.

**********************

RFI : Tổng thống Mỹ công du Việt Nam ngày 10/09 tới đây. Xin giáo sư cho biết về bối cảnh chuyến công du ?

Alexander Vuving : Thứ nhất, mục đích chuyến công du của tổng thống Biden sang Việt Nam là để nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược trong bối cảnh cả Mỹ và Việt Nam đều muốn nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược. Mỹ muốn ngay từ khoảng năm 2010-2011. Còn Việt Nam, phải đến tận khoảng 2018-2019 mới cho rằng đó là chuyện cần thiết.

Nhưng để có được ngày hôm nay, cũng phải trải qua rất nhiều thời kỳ, bởi vì có những lúc do sức khỏe của các lãnh đạo, rồi lịch trình của các lãnh đạo không cho phép nên không gặp được nhau. Thực vậy, muốn nâng cấp quan hệ lên tầm chiến lược, Việt Nam và Mỹ cần có cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Mỹ và tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Mãi cho đến đầu năm 2023, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổng thống Biden mới điện đàm với nhau. Trong cuộc điện đàm, hai ông đồng ý gặp nhau và sẽ nâng cấp quan hệ khi điều kiện cho phép. Trên đây là bối cảnh quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Tuy nhiên còn có bối cảnh rộng hơn, tức là thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, đặc biệt là từ cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, việc Nga xâm lược Ukraine. Tất cả những sự kiện đó cho thấy thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh đã kết thúc và hiện giờ chúng ta đang ở một thời kỳ mới. Có nhiều người gọi là Chiến tranh lạnh lần thứ hai hoặc cũng có cách khác. Cho nên phải đặt vấn đề nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh của một thời kỳ mới mà chúng ta vẫn chưa biết phải gọi tên như thế nào, nhưng là sau thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

RFI : Ông Biden không tham dự các cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN dù khối này đã cố tình đẩy lên sớm hơn kỳ họp lần này nhưng chọn công du Việt Nam. Quyết định này cho thấy tầm quan trọng như thế nào của Việt Nam ?

Alexander Vuving : Theo tôi, tầm quan trọng của Việt Nam đối với Hoa Kỳ xuất phát từ một số yếu tố chính : vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế, sức đề kháng của Việt Nam đối với trung Quốc.

Về vị trí địa lý, Việt Nam án ngữ con đường giao thông huyết mạch nhất của Châu Á, chính là con đường đi qua Biển Đông, đồng thời cũng là con đường giao thông tấp nập nhất nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việt Nam cũng án ngữ cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc thông sang Đông Nam Á, cả trên biển lẫn trên đất liền. Và Việt Nam có vị trí địa lý rất đặc biệt, tương đối bản lề giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. 

Về tiềm năng kinh tế, Việt Nam có dân số khá lớn, nhân lực rất dồi dào, đồng thời rất năng động. Ngoài ra còn có chính sách kinh tế tương đối thân thiện với nhà đầu tư. Độ mở của nền kinh tế rất cao. Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại với rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với hầu hết các thị trường lớn trên thế giới, có lẽ chỉ trừ Mỹ. 

Điểm thứ ba cũng rất quan trọng. So với nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam có sức đề kháng rất lớn đối với bá quyền của Trung Quốc. Sức đề kháng này đã được tôi luyện trong hàng nghìn năm lịch sử, trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam biết rằng làm chư hầu của Trung Quốc sẽ như thế nào, cho nên không bao giờ muốn rơi vào cảnh đó. Và so với nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam tương đối hiểu Trung Quốc và cũng tương đối biết cách đối xử với Trung Quốc hơn. Đây chỉ là tương đối. Điều đó không có nghĩa là lúc nào Việt Nam cũng đối xử với Trung Quốc một cách hợp lý nhất.

RFI : Trả lời họp báo ngày 29/08, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao việt Nam cho biết : "Chúng tôi tin rằng các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, thực chất và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực". Liệu đây có phải là "thời điểm thích hợp" để nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương như đề nghị của Mỹ ?

Alexander Vuving : Mỹ muốn nâng quan hệ Việt-Mỹ thẳng từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược toàn diện". Cá nhân tôi cho rằng thời điểm thích hợp để Mỹ và Việt Nam có một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là từ lâu rồi, chứ không phải chờ đến ngày hôm nay. Việt Nam muốn cân bằng quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với các nước có ảnh hưởng trong khu vực. 

Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008, với Nga từ năm 2012 và với Ấn Độ từ năm 2016. Ngoài ra còn có quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản từ năm 2014. Chỉ còn với mỗi Mỹ vẫn còn là "đối tác toàn diện", thấp hơn cả "đối tác chiến lược" một nấc. Lẽ ra là phải khoảng từ 2014-2015, Việt Nam đã cần có mối quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện" với Mỹ rồi. Nhưng vì nhiều lý do nên vẫn chưa có. Tất nhiên, "cân bằng" không có nghĩa là với bên này hay bên kia phải có mối quan hệ như nhau. 

Giữa Việt Nam và Mỹ, lợi ích chiến lược của hai nước đã rất tương đồng trong khá nhiều khía cạnh, đặc biệt là cán cân quyền lực trong khu vực. Cả Mỹ và Việt Nam đều không muốn Trung Quốc lộng hành ở Biển Đông và không muốn Trung Quốc bá chủ Đông Nam Á. Cả Mỹ và Việt Nam đều muốn tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Luật biển, ở Biển Đông, và cũng muốn có một cán cân lực lượng tương đối cân bằng ở khu vực Đông Nam Á, không để một nước nào lộng hành và bá chủ khu vực này được. Có lợi ích chiến lược tương đồng như vậy trong khi quan hệ Mỹ-Việt Nam lại ở mức thấp như thế thì quả là bất cập. 

Tuy nhiên, ở Việt Nam có hai luồng tư tưởng chính về việc phát triển quan hệ với Mỹ. Một luồng quan điểm chủ trương đi từ từ, "rón rén" trong quan hệ với Mỹ. Bởi vì họ lo ngại rằng đi xa và nhanh với Mỹ sẽ làm hỏng quan hệ với một số cường quốc khác, như Trung Quốc và Nga hoặc làm mất ổn định chính trị trong nước. 

Luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ chẳng hạn sẽ giúp làm tăng thêm thế đứng của Việt Nam trong quan hệ với các nước khác và các cường quốc khác. Đồng thời cũng buộc chặt hơn những cam kết của Mỹ đối với việc "tôn trọng độc, lập chủ quyền và chế độ chính trị" của Việt Nam. Thực vậy, khi Mỹ và Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có một cam kết là Mỹ sẽ "tôn trọng độc lập, chủ quyền và chế độ chính trị" của Việt Nam. Khi quan hệ được nâng cao, Mỹ cũng sẽ nâng cao cam kết đó hơn. Điều này tốt hơn cho Việt Nam cả trong đối nội lẫn trong đối ngoại. 

Cho nên cái gọi là "thời điểm thích hợp" đối với Việt Nam cũng đồng thời phản ánh cuộc tranh luận giữa hai luồng quan điểm này trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam.

RFI : Nếu căn cứ vào tình hình hiện nay thì có lẽ chưa phải là "thời điểm thích hợp". "Yếu tố Trung Quốc" có đóng vai trò nào không ?

Alexander Vuving : Theo như tôi nói ở trên, yếu tố cản trở thực chất là nhận thức quan điểm của những lãnh đạo chủ trương đi từ từ. Tất nhiên trong nhận thức quan điểm của họ có yếu tố đối nội và đối ngoại. Yếu tố đối nội là liệu quan hệ thân mật hơn với Mỹ có ảnh hưởng đến nội trị không. Còn yếu tố đối ngoại là liệu quan hệ với Mỹ sẽ ảnh hưởng thế nào tới quan hệ với Trung Quốc và Nga là hai cường quốc chống Mỹ. 

"Nhân tố Trung Quốc" rất quan trọng ở chỗ : Một mặt, tăng cường quan hệ với Mỹ thực ra sẽ nhằm gia tăng đối trọng với Trung Quốc. Thường thì mỗi khi Trung Quốc gia tăng gây hấn, Việt Nam lại có phản ứng là cố gắng tăng cường quan hệ với Mỹ. Mặt khác, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được tăng cường thì cũng tạo xung lực cho Trung Quốc gia tăng gây hấn, bởi vì Trung Quốc rất bực tức khi thấy Việt Nam và Mỹ quan hệ nồng ấm với nhau. 

Trung Quốc đã sử dụng biện pháp vừa đe dọa vừa gây sức ép đối với Việt Nam trong vấn đề này, chẳng hạn ngay tháng 04/2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine khoảng một tháng rưỡi, có một cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Ông Vương Nghị nói rằng Mỹ, cùng với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của họ, là nhân tố lớn nhất gây bất ổn, gây chia rẽ trong khu vực. Ông Vương Nghị cũng nói bóng gió rằng nếu tư duy theo kiểu Chiến tranh lạnh thì có thể sẽ dẫn đến một thảm họa Ukraine khác trong khu vực này, ý nói bóng gió "Việt Nam đừng đi với Mỹ""Đi với Mỹ là có thể gây ra thảm họa Ukraine nữa"

Ngoài đe dọa, Trung Quốc đồng thời gây sức ép. Rất nhiều lần từ nhiều năm nay, lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn nói với lãnh đạo Việt Nam là hai nước phải cùng nhau xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh, muốn Việt Nam tham gia vào những sáng kiến toàn cầu gần đây của Trung Quốc, như sáng kiến an ninh toàn cầu, sáng kiến phát triển toàn cầu, văn minh toàn cầu… Việt Nam không muốn gia nhập quỹ đạo Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng phải có cách để xử lý chuyện này êm thấm, nên Việt Nam cũng ỡm ờ, không nói rõ là không muốn tham gia nhưng cuối cùng Việt Nam cũng chưa hề khẳng định là tham gia sáng kiến an ninh toàn cầu của Trung Quốc, cũng không hề khẳng định tham gia cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc.

Tóm lại, Việt Nam cũng phải tìm điểm cân bằng giữa những phản ứng trái chiều. Một mặt, quan hệ với Mỹ là để cân bằng áp lực của Trung Quốc. Mặt khác cũng phải làm thế nào để không gây ra những phản ứng bất lợi từ phía Trung Quốc. Cho nên mỗi khi Việt Nam tiến một bước trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam lại phải tìm cách vuốt ve Trung Quốc để họ đỡ bực bội. 

Ví dụ trước chuyến đi của ông Biden đến Việt Nam, tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc vào cuối năm 2022. Đây là chuyến thăm phá lệ vì thông thường, từ mấy chục năm nay, sau khi được bầu làm tổng bí thư, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng bí thư là sang Lào. Đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng phá lệ, ông đi Trung Quốc trước. Thực ra ông chỉ đi Trung Quốc vì sức khỏe không cho phép đi nhiều.

RFI : Mối quan hệ được nâng cấp cũng được xem là gắn kết về khía cạnh an ninh và quốc phòng. Trong trường hợp Việt Nam "chưa rõ ràng", hoạt động hợp tác về an ninh, quốc phòng, đặc biệt là ở Biển Đông, sẽ đi theo hướng như nào ?

Alexander Vuving : Thực ra, an ninh quốc phòng được cả Việt Nam và Mỹ coi là một trụ cột quan trọng của mối quan hệ. Thế nhưng, trong vấn đề quan hệ quốc phòng, Việt Nam có chủ trương "Bốn Không" (không đi với nước này để chống lại nước kia, không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). 

Chính vì thế vấn đề hợp tác an ninh, quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam có những hạn chế rất lớn, bởi vì Việt Nam không muốn cho Trung Quốc thấy rằng Việt Nam đi với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam cũng không muốn cho Trung Quốc thấy rằng Việt Nam muốn sử dụng vũ lực trong quan hệ với quốc tế. Cho nên Việt Nam phải làm thế nào để Trung Quốc cảm giác là Việt Nam không muốn chiến tranh với Trung Quốc. Chẳng hạn trong những cuộc đối đầu ở Biển Đông khi Trung Quốc đưa tầu thuyền xuống để cản trở, phá hoại những hoạt động kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam cũng đưa những lực lượng "không quân sự" ra tiếp cận, như kiểm ngư, cùng lắm là cảnh sát biển, chứ không phải Hải quân. Bản thân Việt Nam nói là nâng cấp quốc phòng nhưng thực ra không đủ sức để răn đe Trung Quốc.

Tóm lại, hợp tác an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ có những giới hạn rất lớn để Việt Nam thực hiện chính sách "Bốn Không" của mình.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, Hawaii, Hoa Kỳ.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 04/09/2023

Published in Diễn đàn

Chuyến thăm dự kiến tới Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể không chỉ nâng cấp quan hệ hai bên lên "Đối tác chiến lược toàn diện" mà còn đánh dấu sự chuyển biến, mở ra một không gian đa chiều về địa chính trị tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

indopacific1

Chuyến thăm dự kiến tới Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể mở ra một không gian đa chiều về địa chính trị tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bình luận về ý nghĩa của bước ngoặt này, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là nhà nghiên cứu về chính trị quốc tế và đối ngoại, nói với BBC, điều quan trọng là "Đối tác chiến lược toàn diện" (Comprehensive Strategic Partnership - CSP) Hoa Kỳ - Việt Nam có cơ hội dẫn tới các cặp CSP khác giữa Hà Nội với Tokyo, Canberra và Singapore v.v.".

Trả lời câu hỏi của nhà báo Nguyễn Giang, ông Đinh Hoàng Thắng nói hiển nhiên, không chỉ trên danh tính, mà trong nội hàm, những cặp đối tác chiến lược toàn diện mới này của Việt Nam sẽ có những chiều kích khác với quan hệ đã có ở cấp độ đó với Trung Quốc và Liên bang Nga.

-----------------

Đinh Hoàng Thắng : Trước hết là với Nga, tôi cho rằng đây là câu chuyện của quá khứ, nó nói lên "tình nghĩa thủy chung" của người Việt Nam đối với những bên mình phải chịu ơn. Đó là chữ tín với bạn cũ, từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nhưng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc lại đến từ nhu cầu thực tiễn, thậm chí còn vì "lời nguyền địa lý và lịch sử" : Việt Nam ở cạnh Trung Quốc nên không thể làm khác, và quan hệ đó có thể thêm cả những níu kéo của hiện tại. Riêng về các quan hệ CSP sau này thì gồm cả hiện tại lẫn tương lai.

BBC : Về một đánh giá tổng quan cho quan hệ đối tác chiến lược [nếu xảy ra] giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sắp tới, ông cho biết ý kiến ?

Đinh Hoàng Thắng : Tôi tin rằng mối bang giao ngốn nhiều giấy mực này sẽ chứng kiến bước tiến ngoạn mục. Quan hệ song phương này sau khi được vượt cấp, có thể không chỉ đánh dấu quá trình chuyển hóa chưa từng có tiền lệ, mà còn mở ra một không gian đa chiều trong các chuyển động nội tại của đại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).

Còn về an ninh, về kinh tế, Mỹ sẽ có các khuyến khích mới đối với Việt Nam, như giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn về thay đổi dàn vũ khí tự vệ. Cái này vừa mất thời gian, vừa tốn kém tiền bạc. Cụ thể hơn, tới đây, Quốc hội Mỹ có thể mở rộng thêm, bán cho Việt Nam cả các loại vũ khí sát thương. Vấn đề bảo vệ bờ biển và bảo đảm an ninh, an toàn về hàng hải trên Biển Đông không thể không có sự hợp tác với các nước khu vực.

Trên địa hạt kinh tế, có thể dự báo sẽ có những làn sóng đầu tư mới, với chất lượng cao hơn về cả kỹ thuật lẫn công nghệ. Việt Nam sẽ không còn "lay lắt" chỉ với khoản tiền gia công từ các công ty FDI. Mỹ đang có những hỗ trợ trong khai thác Cá Voi Xanh ; ứng phó với biến đổi khí hậu tại hai đầu đất nước, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Cửu Long ; không loại trừ Việt Nam sẽ là cầu nối cho những tập đoàn và các công ty lớn của Mỹ tại Đông Nam Á.

BBC : Nhưng nói thế có vẻ như Việt Nam "muốn gì được nấy" và vẫn "dĩ bất biến ứng vạn biến" trong kỷ nguyên số ?

Đinh Hoàng Thắng : Phải nói cho rõ rằng đối nội và đối ngoại trong kỷ nguyên số là hai mặt của một đồng tiền, chúng không còn có thể cắt nghĩa theo các sách giáo khóa cũ, đối ngoại là kéo dài của đối nội. Đó không còn là hai đoạn thẳng nối tiếp nhau mà chúng là "hai đường ray" cho con tàu quốc gia tiến lên phía trước. Các bạn đọc thông cáo từ Nhà Trắng: "Lãnh đạo hai nước sẽ tìm kiếm các cơ hội để phát huy tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới…".

Tôi nghĩ tinh thần lần này không chỉ là "Đổi mới" như năm 1986 nữa (Renevation) mà động năng của "Đổi mới" lần này là tập trung vào công nghệ và sáng kiến (Technology-focused and Innovation-driven). Mà Technology và Innovation thì đương nhiên không thể đạt được bằng những con người cũ, tư duy cũ, mô hình thể chế cũ.

Việt Nam sẽ buộc phải thay đổi để đáp ứng các đòi hỏi của mô hình tập trung vào sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ, chứ không chỉ đơn giản là sản xuất hàng hóa và dịch vụ truyền thống. Kết quả của quá trình phức hợp ấy là tăng trưởng được tăng cường, đa dạng hóa các ngành công nghiệp, phải cải thiện về chất lượng cuộc sống và khả năng thích nghi tốt hơn với những biến đổi và thách thức kinh tế trên toàn cầu.

BBC : Còn về những khác biệt khá lớn trong các nhận thức hai bên Mỹ - Việt về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự thì sao, thưa ông ?

Đinh Hoàng Thắng : Cái này có hai mặt. Phải đẩy năng động tính của toàn thể xã hội lên cao hơn nữa. Vai trò bên trong của toàn xã hội Việt Nam là quyết định. Trí thức Việt Nam, lớp trẻ Việt Nam, các nhóm dân sự phải cùng nhau tiến bước. Người Mỹ, các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc đều đã mở rộng vòng tay về ngoại giao, về đầu tư, nên không chỉ bộ máy mà người dân, doanh nghiệp VN cần phát huy tối đa nội lực của dân tộc.

Tôi xin nói điều đã rõ là nhân tố bên ngoài chỉ giữ vai trò xúc tác nhất định. Cơ hội tới thì xã hội phải chớp lấy mà chuyển động, không thì cơ hội sẽ qua đi.

BBC : Về phía Trung Quốc, ngoài lời nhắc của Bộ trưởng Vương Nghị về con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vì sao họ chưa có phản ứng gì gay gắt về chuyến thăm của ông Biden tới Hà Nội ?

Đinh Hoàng Thắng : Về tương lai sau này thì chưa rõ, nhưng trước mắt mọi việc có vẻ trót lọt. Vì xét cho cùng Trung Quốc cũng phải giữ thể diện. Nói như nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Khiết Trì, từng nói cho Ngoại trưởng Singapore năm 2010 biết rằng, Trung Quốc là cường quốc… Mà đã là nước lớn thì phải có cách cư xử xứng tầm đại cường, trước con mắt của dư luận quốc tế. Theo tôi, Trung Quốc và Mỹ có thể nhìn xa hơn, biết đâu cả hai có thể tính đến Việt Nam như "một lá bài dự bị", khi hai đại cường như đang vào hồi "đoạn giao".

BBC : Đề nghị ông giải thích thêm ý "lá bài dự bị" là gì ?

Đinh Hoàng Thắng : Khi mâu thuẫn giữa các nước lớn bị đẩy lên cao, dù bất cứ cao đến đâu, người ta vẫn phải tính đến lối ra. Ở đây, Việt Nam có thể là một "dư địa" trong phép tính ấy. Ví dụ, trên một cương vị nhất định, Hà Nội có thể giữ cho khối ASEAN đừng quá "tan đàn xẻ nghé" chẳng hạn, thì cũng tốt cho các bên.

BBC : Ông đánh giá sao về chuyện trước Hội nghị G20 ở Ấn Độ, Trung Quốc mới đây vẫn công bố bản đồ cho vào lãnh thổ của họ không chỉ toàn bộ quần đảo Trường Sa mà cả các vùng tranh chấp với Ấn Độ, với Nga ?

Đinh Hoàng Thắng : Tôi thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên án hành động nói trên của Trung Quốc, coi việc công bố bản đồ 2023 là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh hành động phi lý của Bắc Kinh khi bồi đắp bảy đảo đá ở Trường Sa mà Việt Nam coi là của mình, biến chúng thành các đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên Biển Đông. Không chỉ Việt nam mà cả Philippines, Đài Loan, Malaysia cũng bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc về Biển Đông.

BBC : Có ý kiến nói vụ bản đồ này chỉ là cách Trung Quốc "làm giá" để Hoa Kỳ nhượng bộ trong quan hệ mà Trung Quốc đang có với Ấn Độ, vậy có cái giá như thế trong tam giác Mỹ - Trung - Việt hay là không ?

Đinh Hoàng Thắng : Cái giá trong tam giác Mỹ - Trung - Việt là CSP Mỹ - Việt chỉ dừng lại ở biểu tượng ngọai giao và chỉ ở mức độ hợp lý là để đối trọng lại với Trung Quốc. Nhưng như thế nào là "hợp lý" thì vấn đề có thể sẽ chuyển hóa. Một sự chuyển hóa về chất.

Sự vật, ở đây là mối bang giao Việt - Mỹ, sẽ là một sự vật khác sau khi vượt qua "điểm tới hạn" (tipping point). Bản thân bước chuyển này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam. Bước chuyển này sẽ mở ra các chiều kích mới trong "đa dạng hóa, đa phương hóa" của "ngoại giao cây tre" thời hậu Ukraine.

BBC : Chiều kích mới ở đây là gì ?

Đinh Hoàng Thắng : Việt Nam sẽ gắn bó sâu hơn, thực chất hơn tại những vùng chồng lấn (overlapping) giữa Việt Nam với các các bộ tam, bộ tứ. Những chỗ nào khớp với lợi ích chiến lược, phục vụ đắc lực cho quyền lợi của người dân và đất nước thì Việt Nam sẽ không ngần ngại "dấn thân". Thế giới ngày càng được thu hẹp lại. Và nhiều vấn đề cả quốc phòng lẫn kinh tế trong không gian FOIP sẽ đụng chạm đến mọi quốc gia. Đây có thể là thời cơ lớn cho an ninh và phát triển của đất nước.

Tôi nhớ cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu từng nói, Việt Nam có thể "đứng mũi chịu sào" trong ASEAN nhờ vị trị địa chính trị và nhờ tư chất của người dân Việt Nam. Nếu ta từng bị coi thường là vì Hà Nội lừng khừng thì sau lần "xoay trục" này, tôi hy vọng cái nhìn về Việt Nam sẽ thay đổi, ngay trong ASEAN.

Nguyễn Giang thực hiện

Nguồn : BBC, 02/09/2023

Published in Diễn đàn

Quan h Vit – M: Nhân quyn có được ci thin qua chuyến thăm ?

Lê Quốc Quân, VOA, 30/08/2023

Chuyến đi là đ "nâng cp quan h" vi Vit Nam. Tuy hai bên đang đt ra nhng vn đ ln hơn là an ninh khu vc và hp tác kinh tế, nhưng nhân quyn vn là mt giá tr căn bn mà Hoa Kỳ thường lên tiếng c súy và cn được phân tích.

vietmy1

Bloggers Hà Ni tp trung ti công viên Thng Nht đ công khai t chc các hot đng đ qung bá, phát huy và vinh danh các giá tr ca Nhân Quyn. Hình minh ha. (Danlambao)

Mc dù chưa mt t báo chính thng nào trong nước đ cp, các ngun tin ngoi giao quc tế đã khng đnh s có mt chuyến đi ca tng thng Biden đến Vit Nam vào trung tun tháng 9. Tin tc gn nht khng đnh, ông Biden s đt chân đến Vit Nam ngày 10/9.

Chuyến đi là đ "nâng cp quan h" vi Vit Nam. Tuy hai bên đang đt ra nhng vn đ ln hơn là an ninh khu vc và hp tác kinh tế, nhưng nhân quyn vn là mt giá tr căn bn mà Hoa K thường lên tiếng c súy và cn được phân tích. Vy thc cht nó như thế nào và hai bên s vượt qua tr ngi này đ hướng đến tương lai như thế nào ?

Vit Nam có tôn trng nhân quyn ?

Vit Nam là quc gia do mt đng cng sn duy nht lãnh đo. Điu 25 Hiến pháp Vit Nam khng đnh "Công dân có quy n t do ngôn lun, t do báo chí, tiếp cn thông tin, hi hp, lp hi, biu tình" nhưng các quyn này không được trin khai trong thc tế. Hu hết các công dân thc hành quyn này mà không được nhà nước cho phép đu đi mt vi các án pht tù dài hn ; các nhà báo phi t kim duyt mt cách nghim ngt nht ; xã hi dân s không th phát trin.

Vào năm 2015, Vit Nam thông qua b lut Hình s vi nhiu điu khon va "khái quát" va "mơ h" đ có th bt gi các nhà hot đng mà chính quyn cho là "chng nhà nước". Lut An Ninh mng cũng được quc hi chính thc thông qua vào ngày 12/6/2018, to cơ s cho rt nhiu v x pht v hành chính nhiu công dân khi đang thc hành quyn t do ngôn lun trên không gian mng.

Nhng vi phm nhân quyn nng n hơn như : "giết người phi pháp, đi x tàn ác, ngược đãi, giam gi tu tin…" cũng được mô t khá chi tiết trong Báo cáo Nhân quyn thường niên  ca B Ngoi giao Hoa K.

Quyn t do tôn giáo cũng b vi phm nghiêm trng. Chính quyn đa phương ngăn cn các giáo phái tin lành Tây Bc và Tây Nguyên ; nhiu h phái Tin Lành và nhóm tu tp ti gia không được công nhn, thm chí liên tc b sách nhiu ; mt s nhà th Công giáo b chính quyn đa phương vào gii tán, tch thu kinh Thánh và yêu cu linh mc v tr s công an xã làm vic trong khi đang thi hành Thánh l.

Theo trang web ca d án 88  (The 88 project) thì Vit Nam hin đang cm tù gn 200 tù nhân lương tâm (là nhng người b cm tù vì lý do chính tr hoc tôn giáo), hơn 300 người khác thường xuyên đi mt vi nhng "ri ro", b đàn áp vi nhiu cách thc khác nhau như theo dõi, cm đi li, quy ri ch và công ăn vic làmTrong nhng năm gn đây, hot đng bt b ngày càng gia tăng vi mc án ngày càng nng hơn.

Tuy vy, chính quyn Vit Nam vn luôn nói là h tôn trng nhân quyn và ch bt giam nhng người vi phm "pháp lut hình s" đng thi phê phán các đánh giá v nhân quyn ca Hoa Klà phiến din, thiếu khách quan , da vào nhng thông tin không chính xác.

Vit Nam đã tham gia hu hết các công ước quc tế cơ bn v quyn con người nhưng luôn gii thích và áp dng các vn đ này trong thc tin gn lin vi các "giá tr" ca tp th. Chính quyn Vit Nam nhn mnh quyn làm ch ca Nhân dân, quyn dân tc t quyếtvà liên tc phn bác li quan đim mà h cho rng phi lý là "nhân quyn cao hơn ch quyn". Gn đây Vit Nam còn đưa các thông s v vi"nâng cao đ i sng nhân dân, xóa đói gim nghèo, tiếp cn y tế, giáo dc và nước sch"như là nhng thành t quan trng trong báo cáo v nhân quyn cho các t chc quc tế.

Có còn "quà" trong hành x ngoi giao ?

K t nhng năm 1990s, trong các cuc đàm phán v quan h Vit – M, vn đ nhân quyn luôn được nhc ti. Thông thường, trước khi có mt s kin hp tác ln hoc chuyến thăm ca các lãnh đo cao cp, phía Vit Nam đu th mt vài tù nhân lương tâm đ coi như là mt món quà nh. Tuy nhiên, thông l đó gn đây không còn được lp li mt cách xng đáng.

"Quà" ca Vit Nam cho cuc gp ln này, nếu có, ch là mt tù nhân lương tâm nào đó, có th là Phm Đoan Trang được th và/hoc ai đó được đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, cn phi nh rng Vit Nam có th th mt người và sau đó bt li hai ba người. Ví d như ngay thi đim Antony Blinken đi thăm Vit Nam, gia đình ch Phm Thanh Nghiên được lên đường đi M nhưng ch trước đó một hai ngày, Youtuber Đường Văn Thái b mt tích ti Thái Lan  và sau đó xut hin Nhà giam Vit Nam và b truy t theo Điu 117 B Lut Hình s.

Nhng tuyên b v nhân quyn trong các chuyến thăm cũng không còn được mnh m. Các nhân viên đi s quán trước đây thường công khai gp g và chp nh chung vi nhng nhân vt bt đng chính kiến, nhưng gn đây h ưa thích mt bui ăn trưa riêng tư nhm tìm hiu thông tin và tìm cách an i hơn là s khích l. Danh sách khách mi trong nhng dp như quc khánh hoc k nim ln ca các quc gia phương tây đã hướng v nhng nhân vt t nhy cm" hơn đi vi chính quyn Vit Nam.

Ví d, trong chuyến đi thăm ca ông Obama, Vit Nam ch chp nhn mt cuc gp g vi nhng người ôn hòa "thuc xã hi dân s" nhưng cui cùng thì nhng người Vit Nam không mun cho gp cũng không th đến được. Tuy nhượng b như vy nhưng ri các nhóm xã hi dân s cũng dn dn b bt hết mà ngôn ng ngoi giao v nhng vi phm này vn không được ct lên rõ ràng.

Ngay trong chuyến đi ca phó tng thng Hoa K, Kamala Harris vào năm 2021, bà đã"lòng vòng" v vn đ nhân quyn  khi các nhà báo đt câu hi.

M có th gim nh hoc l đi nhng vn đ nhân quyn vi Vit Nam đ sát cánh hơn na vi Vit Nam trong mt tm cao quan h mi. Tuy nhiên, nếu như Hoa K ri b nhng giá tr ct lõi ca mình, thì người dân và ngay c mt s lãnh đo ca Vit Nam cũng s đánh giá thp, thm chí gia tăng s nghi ng vi chính quyn Hoa K. Bi h nghĩ iu ct lõi" mà các ông vn có th b qua thì cũng có th "hy sinh" nhng cam kết ca mình bt c lúc nào.

Nhân quyn có ci thin qua chuyến thăm ?

Có th nói thng rng không có nhng bước tiến vượt bc nào v nhân quyn trước, trong và sau chuyến đi ca tng thng Biden. Cp quan h ngoi giao i tác Chiến lược", nếu được xác lp qua tuyên b chung ca 2 lãnh đo, có th có mt s câu kiu như "Chúng tôi cho r ng quyn con người là cn thiết đ phát huy tim năng ca người dân Vit Nam". Nếu có yêu cu Vit Nam "tuân th các điu ước quc tế v Nhân quyn", thì đng thi cũng khng đnh rng M"tôn trng chế đ chính tr và sư la chn ca nhân dân Vit Nam".

Còn vic đi xa hơn như đòi hi Vit Nam thay đi lut pháp, bãi b Điu 109, Điu 117 hay 331 trong B lut hình s ; công nhn xã hi dân s và công đoàn đc lp là điu bt kh thi. Thm chí mt cuc gp g gia tng thng Hoa K vi các t chc "xã hi dân s đc lp" kiu thi Obama cũng khó có kh năng xy ra, hoc toàn gp người ca "nhà nước".

Nhng đòi hi v vic trng pht, cm vn hoc bt gi đi vi các cá nhân quan chc b công an Vit Nam vi phm nhân quyn ch là nhng gi ý lý thuyết ca các ngh s hoc t chc nhân quyn. D luNhân quyn cho Vit Nam (HR 3172)  vn s nm ch hng h đâu đó trên bàn làm vic ca các dân biu lưỡng đng cho đến tn sau chuyến đi rt lâu và rt khó thành lut.

V đường dài, vic gn kết gn gũi hơn vi Hoa K và các nước phương tây có th to nên được nhng nhn thc mi ca lãnh đo đng cng sn. H s thy rng M và các nước phương tây quan tâm đến an ninh khu vc và s thnh vượng chung ch không phi là mt âm mưu dùng "lá bài nhân quyn" đ lt đ chính quyn cng sn như h thường t nghĩ.

Các lãnh đo cũng s thy rng vic xây dng pháp quyn, m rng nhân quyn không làm suy gim quyn lc ca chính mình, kết hp vi đòi hi ca người dân trong nước ri hy vng s to ra nhng ghi nhn thành tích nhân quyn tt hơn.

Còn trước mt, chuyến đi s không đem li mt s thay đi đáng k nào.

Lê Quốc Quân

Nguồn : VOA, 30/08/2023

***************************

Tổng thống Biden s đến Vit Nam khi Washington mun nâng tm quan h, không ‘né’ nhân quyn

VOA, 29/08/2023

Chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Hoa K Joe Biden vào tháng ti vi vic gp g Tng bí thư Nguyn Phú Trng và các quan chc hàng đu Vit Nam s din ra gia lúc Washington đang tìm cách nâng cp mi quan h vi Hà Ni, coi đây là đi tác quan trng trong khu vc vào thi đim quan h gia M và Trung Quc ngày càng căng thng. Trong khi đó, Vit Nam phi cân nhc phn ng ca nước láng ging hùng mnh khi Bc Kinh ngày càng tr nên quyết đoán hơn, theo nhn đnh ca AP, Reuters và các hãng tin quc tế khác.

2vietmy2

Tng thng Hoa K Joe Biden s đến Vit Nam vào ngày 10/9/2023.

Theo thông báo ca Nhà Trng, Tng thng Biden s ti Hà Ni vào ngày 10/9 trong chuyến thăm mt ngày ti th đô ca Vit Nam sau khi tham d hi ngh thượng đnh thường niên ca các nhà lãnh đo G20 n Đ.

"Các nhà lãnh đo s khám phá các cơ hi đ thúc đy s phát trin ca nn kinh tế Vit Nam tp trung vào công ngh và đi mi, m rng quan h nhân dân thông qua trao đi giáo dc và các chương trình phát trin lc lượng lao đng, chng biến đi khí hu và tăng cường hòa bình, thnh vượng và n đnh trong khu vc", Thư ký Báo chí Nhà Trng Karine Jean-Pierre cho biết trong tuyên b hôm 28/8.

Trong khi đó, B Ngoi giao Vit Nam hôm 29/8 cho hay chuyến thăm ca nhà lãnh đo M đến Vit Nam là theo li mi ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng

"Chúng tôi tin rng các chuyến thăm ca lãnh đo cp cao hai nước s làm sâu sc hơn na quan h Vit Nam-Hoa K, đưa quan h hai nước phát trin n đnh, thc cht và lâu dài trên tt c các lĩnh vc, góp phn duy trì hòa bình, n đnh, hp tác và phát trin ti khu vc cũng như trên thế gii", người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Phm Thu Hng nói trong thông báo.

Thông báo v chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Biden được Nhà Trng đưa ra vài tun sau khi ông Biden nói bóng gió v mt chuyến thăm có th xy ra. Ti bui chiêu đãi vn đng tranh c ngày 29/7 Freeport, bang Maine, tng thng M nói rng lãnh đo Vit Nam rt mun gp ông. Sau đó, ông nói vi các nhà tài tr ti mt bui chiêu đãi New Mexico hi đu tháng này rng ông s ến Vit Nam trong thi gian ngn vì Vit Nam mun thay đi mi quan h và tr thành đi tác".

"Tôi đã nhn được cuc gi t người đng đu Vit Nam, rt mun gp tôi khi ti G20", AP dn li ông Biden nói ti tic chiêu đãi Freeport. ng y mun nâng chúng ta lên thành đi tác ln, ngang vi Nga và Trung Quc. Quý v nghĩ sao ? Không, tôi không nói đùa đâu", AP dn li ông Biden nói.

Vit Nam vn b xem là mt quc gia chuyên chế vì ch có mt đng duy nht là Đng cộng sản Vit Nam cai tr. Các nhóm nhân quyn lâu nay thường nêu lên nhng lo ngi v vic Vit Nam hn chế quyn t do ngôn lun, lp hi và hi hp ôn hòa, cũng như vic bt gi hàng chc người ch trích chính ph.

Khi được hi v h sơ nhân quyn ca Vit Nam, Phát ngôn viên Nhà Trng Jean-Pierre nói vi các phóng viên hôm 28/8 rng ông Biden "không bao gi né tránh" vic nêu vn đ nhân quyn vi bt k nhà lãnh đo nào.

Tng thng Biden đã đt ưu tiên vào vic ci thin và m rng các mi quan h Đông Nam Á trong sut thi gian ông nm quyn gia bi cnh M ngày càng lo ngi v nh hưởng kinh tế và quân s ngày càng tăng ca Trung Quc trong khu vc.

Ông và các ph tá nhiu ln cho biết Washington đang tìm cách ci thin liên lc gia hai chính ph đ gii quyết các vn đ mà chính quyn đng Dân ch cho rng h có li ích chung, chng hn như các n lc toàn cu nhm chng li biến đi khí hu và tránh nhng xung đt và hiu lm không cn thiết.

Theo AP, Hoa Kỳ trong nhiu năm đã tìm cách tăng cường quan h vi Vit Nam, quc gia luôn thn trng trong vic tiếp cn các yêu cu ca Washington. C Trung Quc và Nga t lâu đu là đi tác thương mi quan trng ca Vit Nam.

Mc dù Vit Nam - cũng như nhiu nước láng ging ca Trung Quc - có tranh chp hàng hi và lãnh th vi Bc Kinh Bin Đông, hai bên cũng có mt cuc chiến ngn vào năm 1979, nhưng Trung Quc là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam.

Quan h ngoi giao gia Hoa K và Vit Nam ch được khôi phc vào năm 1995. K t đó, thương mi song phương đã phát trin, đt mc cao 138 t USD trong thương mi hàng hóa vào năm ngoái.

Vit Nam cũng đã tr thành trung tâm sn xut xut khu ln ca các nhà sn xut toàn cu như LG và Samsung Electronics ca Hàn Quc, nhà cung cp cho Apple và các nhà sn xut ô tô như Honda và Toyota.

Vit Nam càng ni lên khi các nhà sn xut tìm cách chuyn sn xut khi Trung Quc, do căng thng đa chính tr và vic nhiu tp đoàn sn xut ln mun đa dng hóa chui cung ng do nh hưởng ca đi dch Covid.

Trước chuyến thăm d kiến sp ti, ông Biden và ông Trng đã nói chuyn qua đin thoi hi tháng 3. Mt tháng sau đó, Ngoi trưởng Antony Blinken đến thăm Vit Nam ngay sau l k nim 50 năm ngày M rút quân, đánh du s kết thúc vic can d quân s trc tiếp ca M ti Vit Nam. Ông cam kết s thúc đy quan h lên tm cao mi. B trưởng Tài chính Janet Yellen cũng đã ti Hà Ni vào tháng 7.

Nguồn : VOA, 29/08/2023

***************************

Liệu Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" ?

Minh Anh, RFI, 29/08/2023

Nhà Trắng ngày 28/08/2023 thông báo tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Việt Nam ngày 10/09. Nguyên thủ Mỹ nhân chuyến thăm này rất có thể sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Khả năng Hà Nội quyết định nâng cấp quan hệ với Washington lên mức cao nhất gây tranh luận trong giới nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam.

vietmy3

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được phó tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tại trụ sở bộ Ngoại Giao Mỹ, Washington, Hoa Kỳ, ngày 07/07/2015. AP - Manuel Balce Ceneta

Theo trang mạng The Diplomat, nếu thông tin nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt được xác nhận, thỏa thuận này trùng khớp với dịp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra tại trại David, đánh dấu một bước quan trọng trong sự hội tụ chiến lược giữa Hà Nội và Washington trong hai thập niên gần đây. Một số nhà quan sát cho rằng, đây có thể sẽ là "một thắng lợi mới trong chiến dịch củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương". 

Nhưng nhiều nhà phân tích khác tỏ ra nghi ngờ khả năng nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt trong năm nay do Việt Nam e ngại Trung Quốc có thể có những phản ứng, cũng như mối lo cho an ninh về việc Hoa Kỳ "can thiệp" vào chuyện nội bộ của Việt Nam.

Ba lý do để nâng cấp quan hệ

Tuy nhiên, theo phân tích của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp trên trang mạng Fulcrum (28/08/2023), Hà Nội vẫn có thể chấp chận nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" mà không lo có những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại, vì ba lý do.

Thứ nhất, cả hai nước ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược tương đồng. Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ cũng như những nỗ lực chống tham vọng hàng hải của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, và Hoa Kỳ có nhiều cơ hội trở thành nhà cung cấp quốc phòng quan trọng cho Việt Nam trong tương lai.

Về kinh tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn là nhà đầu tư thứ 11 tại Việt Nam với mức vốn đăng ký lũy kế là hơn 11 tỷ trong năm 2022.

Thứ hai, việc nâng cấp quan hệ với Mỹ cũng phù hợp với việc Hà Nội đa phương hóa và đa dạng hóa nền ngoại giao. Việt Nam mong muốn phát triển mối quan hệ bền chặt và cân bằng với tất cả các nước lớn. Mỹ - với tư cách là một siêu cường - là mục tiêu lý tưởng cho chính sách ngoại giao nước lớn của Việt Nam. Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và Nga. Trong sắp tới, Hà Nội còn mong muốn nâng tầm quan hệ với Tokyo và Canberra.

Thứ ba, theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, năm 2023 là năm cơ hội để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ. Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện, một lý do thuận lợi để nâng tầm quan hệ mà không lo những phản ứng quá mức từ Trung Quốc. Quan trọng hơn, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gia tăng, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc nâng mức quan hệ có thể đặt Hà Nội trong thế khó ngoại giao nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi. Trong kịch bản này, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ với Mỹ đều có nguy cơ bị Trung Quốc đánh giá như là một hình thức chọn đứng theo Mỹ để kềm chế Trung Quốc.

Từ những phân tích này, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp lạc quan đánh giá, ít có khả năng Trung Quốc trừng phạt Việt Nam vì thông báo này phần lớn chỉ là một tuyên bố chính trị hơn là một liên minh quân sự. Do vậy, chúng không gây ra bất kỳ mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Trung Quốc.

Dù vậy, trang mạng The Diplomat ngày 21/08/2023, cũng cảnh báo, cho dù Việt Nam và Mỹ đều có cùng mối quan ngại chung về Trung Quốc, nhưng những mối quan ngại này giữa hai nước là không giống nhau. Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc là một mối đe dọa lớn cho thế bá chủ của Mỹ trong khu vực. Còn Việt Nam xem đây như là một bước trong chính sách đối ngoại, bắt tay với tất cả các cường quốc có tranh chấp. Một cách khôn khéo, Hà Nội rất có thể sẽ thực hiện bước đi này sau khi đã tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc để thăm dò được phản ứng của Bắc Kinh. 

The Diplomat dẫn lời nhà cựu ngoại giao Scot Marciel với Politico để kết luận : "Việt Nam vui mừng cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ chống lại Trung Quốc, mà Việt Nam sẽ luôn cẩn thận điều chỉnh các chính sách của mình". 

Minh Anh

************************

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Biden công du Việt Nam, thắt chặt quan hệ song phương

Minh Anh, RFI, 29/08/2023

Nhà Trắng ngày 28/08/2023 cho biết, sau khi dự thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ, tổng thống Joe Biden đến thăm Việt Nam vào ngày 10/09. Nguyên thủ Mỹ có cuộc gặp với tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam khác, nhằm thảo luận các phương cách "thắt chặt hợp tác quan hệ giữa hai nước". 

vietmy4

Tổng thống Mỹ Joe Biden, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại thượng đỉnh ASEAN - Mỹ, Phnom Penh, Cam Bốt, ngày 12/11/2022. AP - Vincent Thian

Trong thông cáo, thư ký báo chí của Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre, nêu rõ, hai nhà lãnh đạo sẽ "tìm kiếm các cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ giữa nhân dân hai nước thông qua các chương trình trao đổi giáo dục và phát triển lực lượng lao động, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như là củng cố nền hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực".

Thông cáo của Nhà Trắng được đưa ra sau nhiều tuần tổng thống Mỹ nói đến khả năng thăm Việt Nam. Tại một buổi vận động tranh cử ngày 29/07 được tổ chức ở Freeport, Maine, nguyên thủ Mỹ cho biết là lãnh đạo VIệt Nam muốn gặp ông. Đầu tháng Tám, tại New Mexico, ông tuyên bố "sớm đến thăm Việt Nam vì Hà Nội muốn thay đổi và nâng cấp quan hệ".

Theo AP, từ nhiều năm qua, Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với Việt Nam, quốc gia luôn tỏ ra thận trọng tiếp cận các yêu cầu từ phía Washington. Trong khi đó, cả Nga và Trung Quốc từ lâu đều đã là "đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam. 

Đầu năm nay, ngoại trưởng Anthony Blinken đã đến thăm Việt Nam vài tuần sau lễ kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam. Trong tháng 7/2023, bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen cũng đã đến Hà Nội. 

Quan hệ Mỹ - Việt được bình thường hóa từ năm 1995. Kể từ đó, thương mại song phương phát triển đạt mức 138 tỷ USD trong năm 2022.

Minh Anh

***************************

Khi nào mới là thời điểm của phù hợp để nâng tầm quan hệ ?

Hiền Vương, VNTB, 30/08/2023

Liệu ngày 10 và 11/9 tới đây là thời điểm phù hợp để nâng tầm quan hệ Việt – Mỹ ?

vietmy5

Cuộc gặp gỡ giữa Joe Biden, Phó Tổng thống Mỹ, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà Trắng ngảy 7/7/2015 : Hai bên đang trao đổi các biện pháp để tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt – Mỹ

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có thông báo về sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 10 và 11/9, theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Dự kiến Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam từ ngày 10 đến 11/9 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chúng tôi tin rằng các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam – Mỹ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, thực chất và lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới" – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng thông báo.

Trước đó một ngày, phía Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Biden sẽ đến Hà Nội ngày 10/9 và có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam để "thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam".

Thông báo cũng cho hay các nhà lãnh đạo sẽ "khám phá các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ nhân dân thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu cũng như tăng cường hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở các nước khu vực".

Quan sát từ hai bản tin ngoại giao cho thấy ông Biden sẽ từ Hà Nội bay về Alaska dự lễ tưởng niệm sự kiện 11/9 (giờ Mỹ). Với lịch trình như thế này, ông Biden có lẽ sẽ không ở Việt Nam quá 24 tiếng đồng hồ, thậm chí có thể chưa đến 12 tiếng.

Hôm 17/8/2023, trong một họp báo quốc tế, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định nhưng không nêu cụ thể thời gian và các điều kiện phù hợp mà đôi bên đặt ra là gì: "Hai bên đang trao đổi các biện pháp để tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt – Mỹ theo hướng ổn định, thực chất, lâu dài, hướng tới tầm quan hệ mới khi điều kiện phù hợp, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực cũng như trên thế giới".

Nếu xâu chuỗi các sự kiện chính trị diễn ra gần đây, tạm cho thấy trục cuộc "tầm quan hệ mới" có thể là tương tự như việc phía Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng Hà Nội và Tokyo đang cùng chí hướng.

Cụ thể của vấn đề "cùng chí hướng" này là các quan chức ngoại giao Nhật Bản đang xem xét đưa các quốc gia, bao gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Mông Cổ và Djibouti vào danh sách nhận viện trợ an ninh của năm tài chính 2024. Đây là những quốc gia được nhận định là đối tác địa chính trị quan trọng của Nhật Bản.

Báo chí ở xứ Phù Tang viết rằng trong năm tài chính 2023, các nước như Philippines, Malaysia, Bangladesh và Fiji dự kiến sẽ nhận viện trợ an ninh từ Nhật Bản. Cụ thể, hơn 2 tỉ yên (khoảng 13,6 triệu USD) đã được phân bổ trong ngân sách chính phủ ban đầu.

Dưới dạng hỗ trợ an ninh chính thức (OSA), khoản viện trợ an ninh trong năm tài chính 2024 được công bố với mục đích hỗ trợ các nước có chung mục tiêu ngoại giao và một số mục tiêu khác với Nhật Bản trong việc tăng khả năng cảnh báo và giám sát lãnh thổ, cũng như trong các lĩnh vực như chống khủng bố và cướp biển.

Khoản viện trợ sẽ bao gồm trang bị quốc phòng, như hệ thống vệ tinh liên lạc, thiết bị radar và tàu tuần tra, cùng các hình thức viện trợ khác như xây dựng cảng phục vụ chung mục đích dân sự và quân sự. Tất cả đều miễn phí.

The Asahi Shimbun dẫn lời giáo sư Tsutomu Kikuchi (Đại học Aoyama Gakuin): "Cần duy trì cân bằng quyền lực để cùng tồn tại với Trung Quốc. OSA sẽ khiến Trung Quốc phải kiềm chế, qua đó đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực".

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 30/08/2023

*************************

Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam ?

Lữ Gia Hồng, BBC, 08/07/2023

Giữa tháng 6, Việt Nam và Trung Quốc lại một lần nữa xung đột về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Một tuần sau, vào ngày 25/6, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã đến cảng Đà Nẵng nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" giữa Mỹ và Việt Nam.

vietmy6

Một số nhà phân tích cho rằng trong những năm gần đây, cả Mỹ và Việt Nam không chỉ nâng tầm quan hệ kinh tế và thương mại, mà còn chia sẻ những lo ngại chung về việc Trung Quốc bành trướng quân sự ở Biển Đông.

Việt Nam đã liên tục bày tỏ phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuần qua, bộ phim "Barbie" sắp ra mắt của Mỹ đã bị cấm chiếu ở Việt Nam vì có hình ảnh bản đồ chứa đường lưỡi bò.

Phải chăng Việt Nam bắt đầu có lập trường "thân Mỹ, chống Trung Quốc" vì vấn đề Biển Đông ?

Câu trả lời có thể không đơn giản như vậy. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những nỗ lực của Washington nhằm thu phục Hà Nội đã không thành công và kết quả có thể không như họ mong đợi.

"Việt Nam không có động lực để cải thiện quan hệ với Mỹ, và Bắc Kinh hiểu điều này", Tiến sĩ Bill Hayton, nhà nghiên cứu thuộc chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của Chatham House, nói với truyền thông Mỹ.

Trong khi đó, giáo sư Vũ Tường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt - Mỹ tại Đại học Oregon, tin rằng giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không coi tranh chấp trên Biển Đông quan trọng như thế giới bên ngoài vẫn tưởng. Ông nói với BBC tiếng Trung :

"Các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không thích vấn đề này vì nó đe dọa sự tồn vong của chế độ. Sự tồn vong này mới là mối quan tâm thực sự của họ. Đồng thời, họ cố gắng thu lợi từ vấn đề này để giành được ưu đãi từ Mỹ, bao gồm viện trợ và tiếp cận thị trường Mỹ".

Tuy nhiên, học giả Harrison Pretat từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tin rằng "Việt Nam hy vọng duy trì quan hệ hữu nghị với cả Trung Quốc và Mỹ trong khả năng của mình, để không làm ảnh hưởng tình hữu nghị với nước còn lại".

Trả lời BBC tiếng Trung, ông cho rằng Biển Đông đặc biệt quan trọng với Việt Nam, nhất là về nguồn năng lượng ngoài khơi.

vietmy7

Nhưng khi phải duy trì quan hệ chính trị và kinh tế với Trung Quốc và đối với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần duy trì sự cân bằng.

Theo ông, sự tương tác giữa Việt Nam với Mỹ được coi là quá thân thiện hoặc nếu Hà Nội ủng hộ các chiến lược khu vực của Washington được coi là chống Trung Quốc, thì Việt Nam có nguy cơ làm tổn hại đến mối quan hệ với Bắc Kinh.

Tháng 10/2022, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh sau Đại hội Đảng lần thứ 20.

Cuối tháng 6, khi tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã bay đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên kể từ khi nhậm chức thủ tướng.

vietmy8

Tháng 4/2023, Ngoại trưởng Mỹ Blinken thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện"

"Mảnh ghép Việt Nam" ?

Tàu sân bay USS Ronald Reagan thăm cảng Việt Nam vào cuối tháng 6, đánh dấu chuyến thăm thứ ba kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chuyến thăm này đã gây chú ý và làm dấy lên lo ngại ở Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu Pretat nói với BBC tiếng Trung rằng chuyến thăm này là một dấu hiệu quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước, cho thấy Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, trái ngược với sự phản đối của Trung Quốc.

Chuyến thăm của tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng diễn ra sau một vụ việc gần đây liên quan đến việc tàu Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các khu vực khác, mà các nhà phân tích tin rằng có thể nhằm mục đích thách thức hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Tiến sĩ Tô Tử Vân, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Đài Loan, cho biết từ góc độ địa chính trị, Việt Nam là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh ghép hình để bao vây Trung Quốc.

Tiến sĩ Tô phân tích rằng chiến lược này trong quá trình thời Trump là lấy Việt Nam, Bắc Hàn để tạo thế gọng kềm chặt chẽ với Trung Quốc. Nhưng thời Biden chuyển trọng tâm sang củng cố Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, bỏ rơi Bắc Hàn, biến Việt Nam thành mảnh ghép cuối cùng trong thế cờ địa chính trị của Biden.

vietmy9

Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 27/6, ông hiếm khi nêu về khả năng nghiên cứu, hợp tác phát triển đường sắt cao tốc giữa hai nước

Theo ông Tô, Việt Nam có sức hấp dẫn đối với các nước như Nga và Trung Quốc. Vì vậy, Nga đã thuê một căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh từ thời Liên Xô, làm căn cứ phía Nam cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Ông tin rằng thái độ chiến lược của Việt Nam là chơi "ván bài của Mỹ" và "thậm chí có thể chấp nhận hỗ trợ quân sự của Mỹ". Do đó, trong khi vẫn duy trì quan hệ với Bắc Kinh, Hà Nội cho phép các chuyến thăm ngắn hạn và triển khai máy bay quân sự từ Mỹ, như một chiến lược cân bằng quyền lực.

Giáo sư Tô nhấn mạnh mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và Việt Nam sẽ trở nên thân thiết hơn. Ví dụ, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam vào năm 2016 và chính quyền Trump bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự không quân cho Việt Nam, với tổng trị giá 92 triệu USD vào năm 2022.

"Với hiệu suất kém của vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine sẽ tạo điều kiện cho việc Việt Nam chuyển sang mua vũ khí của phương Tây (Ấn Độ đã cho thấy xu hướng này). Việc mở rộng hợp tác an ninh và quân sự giữa Mỹ và Việt Nam sẽ được hưởng lợi và sẽ mở rộng hơn nữa vòng vây Bắc Kinh", ông nói.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Pretat của CSIS nói với BBC rằng chuyến thăm này của USS Ronald Reagan có thể không mang ý nghĩa như bên ngoài vẫn tưởng. Ở một góc độ nào đó, đây có thể là chuyến thăm bù cho việc Việt Nam đã hủy chuyến thăm dự kiến vào năm ngoái.

Điểm mấu chốt là Mỹ đã ám chỉ về việc sắp nâng cấp quan hệ song phương với Việt Nam thành "đối tác chiến lược". Nếu điều này trở thành hiện thực, đây sẽ là một tín hiệu quan trọng hơn.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng nỗ lực của Mỹ trong việc dùng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc đã không thành công như mong đợi, hoặc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nói với VOA Tiếng Việt rằng vào tháng 10/2022, ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải mất "nhiều tháng thu xếp" để có cuộc điện đàm với Biden, cho thấy Hà Nội vẫn đánh giá cao mối quan hệ với Bắc Kinh .

Còn Tiến sĩ Bill Hayton của Chatham House nhận định : "Lãnh đạo của Việt Nam theo chủ nghĩa Lênin, và họ coi nền dân chủ do Mỹ hậu thuẫn là mối đe dọa lớn nhất mà họ phải đối mặt. Các vấn đề của Trung Quốc không đáng kể so với các vấn đề của Mỹ".

Theo Tiến sĩ Abuza, Bắc Kinh tự tin rằng "Việt Nam biết mình là một bên tham gia độc lập và kiên quyết từ chối thực hiện bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh coi là thù địch với lợi ích của Trung Quốc". Ông gợi ý Nhà Trắng phải nhận ra những vấn đề nhạy cảm mà Hà Nội quan tâm và "không nên liên kết rõ ràng việc cải thiện quan hệ với Việt Nam với Trung Quốc".

Theo phân tích của các chuyên gia, có vẻ như mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam của Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 sẽ khó thành hiện thực dưới tác động của Bắc Kinh.

Mặc dù Mỹ là nhà đầu tư lớn và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với phái đoàn thương mại lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ thăm Việt Nam vào đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn hỗ trợ kinh tế quan trọng của Việt Nam.

vietmy10

Năm 2020, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa khiến Việt Nam dậy sóng, ra tuyên bố phản đối

Reuters dẫn lời các quan chức Việt Nam nói rằng trong khi mong muốn của Washington là nâng cấp hệ ngoại giao với Hà Nội, "các nhà lãnh đạo Việt Nam do dự, sợ rằng Trung Quốc có thể trả đũa". Cạnh tranh Trung-Mỹ và khoảng cách giữa Trung Quốc và Việt Nam, Hà Nội có thể miễn cưỡng chính thức nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với Washington", Bích Trần, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington nói với Reuters.

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng từ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam nói với BBC tiếng Trung rằng Việt Nam hiện nay rất cần sự hỗ trợ của Mỹ, đặc biệt là về an ninh và quốc phòng, để đối phó với áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cần sự hỗ trợ chính trị của Trung Quốc để duy trì và củng cố địa vị của Đảng cộng sản Việt Nam.

"Tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro", ông nói.

Giáo sư Vũ Tường từ Đại học Oregon cho rằng, trên thực tế, mối quan hệ tay ba giữa Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam đã không có bất kỳ thay đổi nào trong những năm qua. Ví dụ, mỗi mùa hè, Trung Quốc đều đưa một số tàu đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền, trong khi Hà Nội đáp trả một cách tượng trưng, khiến bên ngoài tin rằng họ rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông.

"Việt Nam muốn giữ cho Mỹ hy vọng rằng họ có thể có mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam trong tương lai để họ không chỉ trích những vi phạm về nhân quyền ngày càng rõ ràng của Việt Nam", ông nói với BBC.

Cái nhìn khác biệt giữa chính quyền và người dân Việt Nam

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không được lòng công chúng Việt Nam, vốn ngày càng trở nên chống Trung Quốc trong những năm gần đây.

Theo các cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện, tâm lý của công chúng Việt Nam đối với chính phủ Trung Quốc ngày càng trở nên tiêu cực.

Một khảo sát do trung tâm này công bố vào tháng 8/2017 cho thấy Việt Nam là nước châu Á-Thái Bình Dương có cái nhìn kém thiện cảm nhất với Trung Quốc, hơn cả Nhật Bản, quốc gia lâu nay có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Chỉ 10% người Việt Nam được hỏi ủng hộ Trung Quốc hơn Mỹ.

Hơn nữa, báo cáo của Pew chỉ ra rằng Việt Nam đứng đầu trong số các quốc gia coi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một điều tồi tệ. Ngoài ra, người dân Việt Nam có niềm tin thấp nhất vào ảnh hưởng tích cực của Tập Cận Bình đối với các vấn đề toàn cầu trong số tất cả các quốc gia được khảo sát.

Phân tích tâm lý chống Trung Quốc đang gia tăng trong xã hội Việt Nam. Giáo sư Hoàng Quỳnh Thu từ Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, tâm lí chống Trung Quốc đã được chính phủ tích cực thúc đẩy thông qua các bản đài báo và thậm chí giáo dục, tăng cường trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh tâm lý chống Trung Quốc của người dân Việt Nam không chỉ nảy sinh sau khi Trung Quốc trỗi dậy 20 năm về trước.

Theo giáo sư Hoàng, gốc rễ của việc chống Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thời kỳ thuộc địa khi Việt Nam bị đô hộ. Bà nhấn mạnh, sau khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền kiểm soát Việt Nam, sự thao túng tâm lý chống Trung Quốc của chính quyền ngày càng trở nên rõ ràng, "thậm chí làm rung chuyển quan hệ Việt - Trung".

Ông Hoàng nêu ví dụ, dựa trên những ghi chép lịch sử, vào năm 1946, lãnh tụ Việt Nam khi đó, ông Hồ Chí Minh đã nói trong cuộc đàm phán với đại diện của Pháp rằng : "Chúng tôi thà ngửi mùi xì hơi của Pháp trong 5 năm còn hơn là ăn phân Trung Quốc cả đời".

Giáo sư Hướng nhấn mạnh, chính sách chính thức về Trung Quốc và tâm lý của công chúng ở Việt Nam không nhất quán, tạo ra nhiều mâu thuẫn. Nói cách khác, Hà Nội thường xuyên phải cân bằng những khó khăn giữa "củng cố tình cảm của người dân" và "lợi ích quốc gia".

Chẳng hạn, nếu chính phủ Việt Nam không thể đòi hỏi sự công bằng từ Bắc Kinh theo quan điểm chống Trung Quốc, thì sự thất vọng của công chúng đối với chính phủ có thể phản tác dụng.

Ví dụ, vào năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến khu vực mà Việt Nam cho là thuộc quyền tài phán của mình, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra và các nhà máy nước ngoài ở tỉnh Bình Dương phía nam đã bị đập phá.

Vào tháng 6/2018, hàng chục ngàn người dân Việt Nam đã xuống đường biểu tình phản đối "Luật Đặc khu kinh tế" mới được đưa ra mà họ cho rằng sẽ có lợi cho Trung Quốc, khiến giới lãnh đạo ở Hà Nội sửng sốt.

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng giải thích với BBC rằng thực sự người Việt Nam nghiêng về phía Mỹ nhiều hơn do quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ và "sức mạnh mềm" mà Mỹ thể hiện thông qua giáo dục ở Việt Nam.

Ông nói rằng hầu hết người dân Việt Nam không có ấn tượng tốt về Bắc Kinh, nhưng họ tôn trọng nền văn minh và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Lữ Gia Hồng

Nguồn : BBC, 08/07/2023

Published in Diễn đàn

Mỹ hứa giúp Việt Nam tăng trưởng, củng cố hòa bình, thịnh vượng và ổn định khu vực

Bình luận về khả năng Washington và Hà Nội kỳ này có thể nâng quan hệ Mỹ – Việt lên "Đối tác chiến lược" hay không, giới phân tích cho rằng, điều đó xuất hiện như một đòi hỏi khách quan từ cả hai phía.

vietmy1

Nâng quan hệ Mỹ – Việt lên "Đối tác chiến lược", theo giới quan sát, là một đòi hỏi khách quan từ cả hai phía, và người Việt Nam rất mong đợi.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Hà Nội ngày 10/9/2023, theo loan báo chính thức từ phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre vừa công bố ngày 28/8. Thông cáo cho hay trong thời gian ở Hà Nội, ông Biden sẽ gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam để bàn cách thắt chặt hơn nữa mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ. 

Vẫn theo người phát ngôn từ Nhà Trắng, "trong chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước sẽ tìm kiếm các cơ hội để phát huy tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu và tăng cường hòa bình – thịnh vượng – ổn định cho khu vực" (1). 

Sáng 28/8, Việt Nam đón Thủ tướng Singapore, sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với ông Lý Hiển Long. Hai Thủ tướng Việt Nam và Singapore nhất trí nghiên cứu khả năng nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" trong thời gian tới (2). Do lệch múi giờ, sáng 28/9, tờ Tuổi trẻ mới chạy chapeau "Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 10 và 11/9, theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Một chương mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ bắt đầu. Chương "tân sử" này thật ra được hé lộ từ phát biểu của Ngoại trưởng Blinken hồi tháng 4/2023 khi ông này tuyên bố, Việt Nam giờ đây "đã sát cánh cùng với Hoa Kỳ trong giai đoạn cần hỗ trợ nhau nhất". "Sát cánh" có nghĩa là "vai kề vai", tức là loại diễn ngôn xưa nay Hoa Kỳ chỉ dùng để nói về đồng minh hay các đối tác hàng đầu (3). 

Chương "sử mới" này – như một bí mật công khai – được dư luận biết đến, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cử Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung sang Washington để chuẩn bị các công việc liên quan đến cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Chuyến thăm Mỹ của ông Lê Hoài Trung diễn ra gần như tiếp nối với chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy sự nhất quán trong "ngoại giao cây tre" của Việt Nam (4). Cho nên ngày 22/8 vừa qua, tuy phát ngôn viên của Nhà Trắng "né" Việt Nam trong thông cáo về chuyến công du của ông Biden dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi, giới quan sát vẫn khẳng định, Tổng thống Biden vẫn đến Việt Nam, bởi vì "việc ông Biden thăm Hà Nội xem ra không đơn giản là chuyện bỏ sang một bên mà được" (5).

Có lẽ không có thời điểm nào thích hợp hơn dịp thăm Việt Nam lần này để người dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo từ cả hai Đảng ở Mỹ cùng nhớ lại thông điệp của Tổng thống Truman sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đó, nước Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ các quốc gia tự do đối mặt với các áp lực cưỡng bức và giúp họ duy trì độc lập quốc gia và chống lại mọi hành động xâm lược từ bên ngoài. Đây là cơ sở cho chính sách giúp đỡ và hỗ trợ kinh tế của Mỹ đối với các nước đang phải đối mặt với sự đe dọa từ các thế lực thù địch [I believe that we must help free peoples to maintain their free institutions and their national integrity against aggressive movements... Harry S. Truman tuyên bố tại Quốc hội vào ngày 12/3/1947] (6).

Và dịp này, nước Mỹ dường như cũng tưởng niệm ngày 11/9 với lời nguyền, an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ nhiều lúc tùy thuộc vào an ninh và thịnh vượng ở những vùng đất xa xôi trên quả địa cầu này. Sau Việt Nam, Tổng thống sẽ tới Alaska để tham dự lễ tưởng niệm cùng các thành viên của chính phủ, quân đội và gia đình họ (7).

Phải ghi nhận, thành công trong chiến lược "Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của Mỹ và phương Tây ngày nay có phần nhờ đã biết khai thác tối đa chính sách "ngoại giao chiến lang" quá đà của Trung Quốc. Giờ thì Tập Chủ tịch có thể đổ lỗi cho Ngoại trưởng Tần Cương, vị Ngoại trưởng đào hoa vừa nhậm chức được 7 tháng đã bị bay ghế, hay cho Vương Nghị (Wang Yi), thậm chí là cả Dương Khiết Trì (Yang Jiechi). Đặc biệt, Dương Ngoại trưởng từng nổi tiếng với tuyên bố gây sốc cho cả khối Đông Nam Á tại cuộc Hội nghị An ninh khu vực ở Hà Nội vào tháng 7/2010, khi ông Dương nhìn thẳng vào Ngoại trưởng Singapore mà rằng : "Quý vị phải nhớ, Trung Quốc là một đại quốc và các nước khác chỉ là tiểu quốc, và đó là sự thật !" (8).

Ngày nay ông Tập thật khó có thể đi bán dạo bài thuốc "một cộng đồng chung vận mệnh" đối với ASEAN, bởi vì còn mấy nước tin Trung Quốc nữa ? Riêng Việt Nam thì đã đổi bài học "sống chung với Trung Quốc" bằng xương máu của bao nhiêu thế hệ qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước của mình (9). Dân tộc này, trải qua một cơn đại dịch kinh hoàng, hiểu thế nào là nguồn gốc của hiểm họa cũng như tình nghĩa của bạn bè…

myviet2

Các kết nối từ QUAD đến AUKUS, từ JAPHUS đến JAKOUS… sẽ trở thành những lực lượng nòng cốt cho chiến lược chung nhằm đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.

Loan báo của Nhà Trắng chưa đề cập cụ thể việc Tổng thống Biden có nâng cấp quan hệ Mỹ – Việt lên "Đối tác chiến lược" hay không. Tuy nhiên giới phân tích và quan sát trong khu vực cũng như trên thế giới tin rằng, đó sẽ là một nội dung nổi bật trong nghị trình của Tổng thống và lãnh đạo Việt Nam. Bởi điều này, nếu được thành tựu sau bao đón đợi, sẽ góp phần gia cố thêm nền tảng "xoay trục" trong chính trị đối ngoại của nhiều đời Tổng thống Mỹ, cũng như các yêu cầu trợ giúp nhiều mặt đối với Việt Nam.

Và gần đây nhất, từ "Bộ tứ" (QUAD) làm trụ cột cho FOIP, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện liên tục của nhiều kết nối "tay ba", từ AUKUS (Úc – Anh – Mỹ) trước đây đến JAPHUS (Nhật – Philippines – Mỹ) gần đây. Giống như hình ảnh "sóng sau xô sóng trước", một khi AUKUS, JAPHUS được định dạng, rồi đây sẽ tiếp nối thêm JAKOUS (Nhật – Hàn – Mỹ). Tất nhiên, động năng then chốt bao trùm "Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" (FOIP) vẫn là cấu trúc QUAD không thể thay thế – Quadrilateral Security Dialogue.

Các kết nối từ QUAD đến AUKUS, từ JAPHUS đến JAKOUS… sẽ trở thành những lực lượng nòng cốt cho chiến lược chung nhằm đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc. Liệu sau chuyến thăm Việt Nam lần này, "Bộ tam" tiếp theo sẽ là những nước nào (10) ?

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 29/08/2023

(1) https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/08/28/statement-by-press-secretary-karine-jean-pierre-on-president-bidens-travel-to-vietnam/

(2) https://vietnamnet.vn/viet-nam-va-singapore-nghien-cuu-nang-cap-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-2182912.html

(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65327268

(4) https://nld.com.vn/chinh-tri/truong-ban-doi-ngoai-trung-uong-le-hoai-trung-tham-lam-viec-tai-my-20230703121033454.htm

(5) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66612964

(6) https://www.history.com/this-day-in-history/truman-doctrine-is-announced

(7) https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/08/28/statement-by-press-secretary-karine-jean-pierre-on-president-bidens-travel-to-vietnam/

(8) https://www.hoover.org/research/beijings-view-world

(9) https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/LiteratureAndArts/taduyanh-about-east-sea-12222012113523.html

(10) https://www.voatiengviet.com/a/cac-chuyen-dong-lien-quan-den-chuyen-tham-viet-nam-cua-tt-biden/7232530.html

Published in Diễn đàn

"Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

(Lord Palmerston)

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục "trở về tương lai". Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội.

1240641225

Năm 2023, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.

Nhìn lại quá khứ

Cách đây 10 năm, trong chuyến thăm Mỹ để thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (23-26/7/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao cho Tổng thống Barack Obama những bức thư và điện của Hồ Chí Minh gửi phía Mỹ. Trong hai năm 1945-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 11 bức thư và điện cho Tổng thống Harry Truman và Ngoại trưởng James Byrnes. Nếu lúc đó Washington đáp lại thiện chí của Hồ Chí Minh, chắc lịch sử đã rẽ lối khác.

Trong bài báo đăng trên Washington Post (27/7/2013), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh "Hôm nay, khi tôi tới thăm đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, chúng ta cùng chia sẻ niềm vui vì ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 70 năm trước về mối quan hệ "hợp tác đầy đủ" giữa hai dân tộc nay đã thành hiện thực". Lịch sử quan hệ Viêt-Mỹ đầy nghịch lý. "Tuy không thể thay đổi được quá khứ, nhưng có thể thay đổi tương lai".

Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đặt tên "Việt Nam Độc lập Đồng minh" (Việt Minh) cho mặt trận dân tộc, để cộng tác với đồng minh chống phát xít Nhật. Tháng 3/1945, Hồ Chí Minh sang Côn Minh để bắt liên lạc với Charles Fenn (GBT) và tướng Lee Chenault (tư lệnh không đoàn 14 "Hổ bay"). Sau đó, Archimedes Parti (OSS) đã thiết lập quan hệ với Việt Minh. GBT đã cử Frank Tan và OSS đã cử Dan Phelan tới Việt Bắc.

Tháng 7/1945, OSS đã cử nhóm "Con Nai" (Dear Team) của thiếu tá Allison Thomas đến Việt Bắc để huấn luyện cho các đơn vị Việt Minh. Nhóm "Con Nai" đã huấn luyện 40 người được chọn trong số 110 quân du kích của tướng Đàm Quang Trung. Hồ Chí Minh đã đặt tên cho đơn vị đó là trung đội "Bộ đội Việt-Mỹ", được thành lập ngày 20/8/1945, do ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tham gia chiến đấu chống Nhật tại Thái Nguyên.

Mặc dù tình hình Đông Dương lúc đó và nội bộ GBT, AGAS và OSS rất phức tạp, nhưng Hồ Chí Minh tranh thủ được cảm tình và ủng hộ của Charles Fenn và Archimedes Parti. Họ là những người bạn của Việt Nam lúc cách mạng còn non trẻ. Tuy tôi không gặp được Charles Fenn như đã hứa với anh Phạm Xuân Ẩn, nhưng đã gặp Archimedes Parti tại Bangkok năm 1990 khi ông tới Hà Nội dự kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cụ Hồ.

Lịch sử quan hệ Việt-Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm đầy bi kịch. Sau chiến tranh Việt Nam, lẽ ra hai nước đã bình thường hóa quan hệ từ 1977-1978, nhưng Việt Nam đã để tuột mất cơ hội, do nhiều yếu tố. Vì vậy, Việt Nam đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba (1979-1989). Chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (6-10/7/2015) là một cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ hai nước để "bỏ qua quá khứ".

Trở về tương lai

Từ đầu năm 2023 đến nay, ngoài chuyến thăm của các đoàn Quốc hội và đoàn doanh nghiệp Mỹ gồm 50 công ty hàng đầu do USABC tổ chức, nhiều quan chức cấp cao Mỹ đã sang thăm Việt Nam để tăng cường hợp tác giữa hai nước. Đó là Đại diện Thương mại Catherine Tai, Giám đốc CDC Rochelle Walensky, Tổng Giám đốc USAID Samantha Power, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Thomas Vilsack, Bộ trưởng bộ Tài chính Janet Yellen.

Về ngoại giao, sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Antony Blinken (14-16/4/2023), Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung đã sang thăm Mỹ (28/6-2/7/2023) để chuẩn bị cho chuyến thăm của lãnh đạo nhằm nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Đặc biệt là chuyến thăm của ông Kurt Campbell, Điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vào giữa tháng 7 để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden (dự kiến ngày 10/9).

Trong điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/3, Tổng thống Biden đã khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng và Mỹ ủng hộ Việt Nam mạnh, độc lập, tự chủ và thịnh vượng. Hai nhà lãnh đạo đã nhận lời mời đi thăm lẫn nhau. Khi tiếp Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 15/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh "những kết quả tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua là cơ sở để tiếp tục nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới".

Trong dịp đến bang New Mexico để vận động tranh cử, Tổng thống Biden đã nói ngày 8/8 : "Tôi sẽ sớm đến Việt Nam, vì Việt Nam muốn thay đổi mối quan hệ với chúng ta để trở thành một đối tác chủ chốt". Trước đó, ngày 28/7, Tổng thống Biden cho biết "Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam rất muốn gặp tôi để thảo luận việc nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác lớn, ngang hàng với Nga và Trung Quốc".

Tuy báo chí trong nước không đưa tin vì những lý do tế nhị, nhưng báo chí nước ngoài đã loan báo mặc dù Nhà Trắng chưa thông báo chính thức. Theo báo chí, Tổng thống Joe Biden sẽ đến New Delhi dự Thượng đỉnh G-20 (9-10/9), sau đó sẽ đi Việt Nam, vì vậy sẽ không đến Jakarta dự Cấp cao ASEAN. Trước đó, ông Blinken đã nói tại Hà Nội ngày 15/4 rằng quan hệ Việt-Mỹ sẽ được nâng cấp "trong những tuần và những tháng tới".

Việt Nam và Mỹ đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sau nhiều lần "nâng lên đặt xuống" vì những lý do nhạy cảm. Yếu tố Trung Quốc đã giảm thiểu sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc ngày 1/11/2022. Vấn đề nhân quyền được xếp sau lợi ích chiến lược song trùng. Vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh được Mỹ tích cực giải quyết. Hai bên đang thúc đẩy hợp tác kinh tế và khai thác tài nguyên, bao gồm đất hiếm.

Bước ngoặt mới

Theo Kurt Campbell, Việt Nam là "một nước bản lề quan trọng" (a critical swing state) tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì có vị trí chiến lược, vai trò địa chính trị và địa kinh tế ngày càng quan trọng, kiên quyết chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc". Năm 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton đề xuất nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đặt vấn đề như vậy.

Nhưng trong nội bộ Việt Nam, những người bảo thủ vẫn lo ngại Mỹ "diễn biến hòa bình" khi ủng hộ nhân quyền và dân chủ. Họ sợ nâng cấp quan hệ với Mỹ sẽ mở cửa cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Đây chính là những gì mà Trung Quốc muốn, nhằm gạt ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực để độc chiếm Biển Đông và giữ Việt Nam trong vòng tay của họ. Vì vậy, nếu Việt Nam quá lo ngại bị Trung Quốc trừng phạt, sẽ rơi vào bẫy của họ.

Việt Nam muốn làm đối tác chiến lược với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong đó có Mỹ, nhưng đến nay quan hệ với Mỹ vẫn thấp nhất so với bốn nước kia. Đó là nghịch lý. Đối tác chiến lược Việt-Mỹ phù hợp với chủ trương đối ngoại của Việt Nam là "độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ". Đối tác chiến lược với Mỹ không chỉ là tượng trưng mà còn thực chất, để Hà Nội vận dụng "ngoại giao cây tre".

Trung Quốc đã tin tưởng hơn vào sự trung lập của Việt Nam, để cho Việt Nam có thể mở rộng hợp tác quốc phòng với các nước khác, trong đó có Mỹ. Việt Nam đã duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc với nguyên tắc "bốn không". Ngoài ra, dù lo ngại "diễn biến hòa bình" vẫn còn nhưng đã giảm thiểu sau khi lãnh đạo Mỹ cam kết tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam, và ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, tự chủ và thịnh vượng".

Theo Chiến lược An ninh Quốc gia mới, Chính quyền Biden "sẵn sàng cộng tác với các chế độ chuyên chế không theo thể chế dân chủ nhưng ủng hộ hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ". Việt Nam nằm trong số đó. Nay Mỹ tìm cách để hóa giải những khác biệt với Hà Nội để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược.

Lời kết

Đến nay, quan hệ hai nước đã có những bước tiến dài. Nhưng so với các cơ hội đã bị lỡ trước đây cũng như lợi ích chiến lược song trùng hiện nay, những gì đã đạt được vẫn còn "quá ít và quá chậm". Nếu nhìn ngược lại lịch sử thì lẽ ra Việt Nam và Mỹ đã trở thành đối tác chiến lược từ lâu. Nhưng đáng tiếc là điều đó đã không trở thành hiện thực sớm hơn.

Người Hà Nội thích nói đùa "Hà Nội không vội được đâu". Nhưng giới quan sát cho rằng hiện nay hai nước đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Điều này phải được thực hiện "ngay bây giờ hoặc không bao giờ". Đối tác Chiến lược Mỹ-Việt là tín hiệu tích cực và cơ hội tốt cho Việt Nam. Nó không chỉ mở rộng và làm sâu sắc liên kết kinh tế và ngoại giao, mà còn thúc đẩy hai nước cộng tác tốt hơn về an ninh quốc phòng.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/08/2023

Tham khảo

1. Charles Fenn, "Ho Chi Minh : A Biographical Introduction", Studio Vesta, 1973

2. Alexander Vuving, "Tổng bí thư Trọng đi Mỹ : Chuyến đi mở cục diện mới",  BBC, July 5, 2015

3. Bùi Thế Giang và Hoàng Anh Tuấn, "Đằng sau chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng",  Vietnamnet (phỏng vấn), 22/7/2015

4. Nguyen Quang Dy, "Trump-Trọng Summit Remains in Limbo", YaleGlobal, January 2, 2020

5. Phan Xuan Dung, "Vietnam’s Relations with the United States : Time For an Upgrade", Fulcrum, 12 January, 2023

6. Murray Hiebert, "Biden Should Invite Vietnams Party Chief for a Visit",  CSIS, March 27, 2023

7. "Vietnam Party Chief and Biden agree to boost ties in phone call", Reuters, March 30, 2023

8. "US, Vietnam pledge to boost relations during Blinken’s visit to Hanoi", Reuters, April 15, 2023

9. Nguyen Khac Giang, "US–Vietnam Relations : Ready for a Strategic Partnership Upgrade ?",  Fulcrum, 20 April 2023

10. Lục Minh Tuấn, "Trung Quốc âm mưu gì ở Biển Đông ?", Tuổi Trẻ, 27/5/2023

Published in Diễn đàn

"Tôi s sm thăm Vit Nam" (Im going to Vietnam shortly). Tuyên b vào sáng 8/8/2023 ca Tổng thống Biden đã được tt c các hãng truyn thông ln trên thế gii đăng ti. Bt ng nhưng không ngc nhiên, là báo chí và truyn thông Vit Nam li t ý dè dt trước tuyên b y. Ti sao ?

biden1

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen ngồi trên xe tay ga khi đến thăm một nhà máy lắp ráp xe máy điện ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 20/7/2023.

Hai bên quyết nâng cp quan h

Tng thng Joe Biden hôm 8/8/2023 cho biết, ông có kế hoch sm thăm Vit Nam. Ông Biden nói vy khi phát biu ti mt s kin gây qu tranh c ti thành ph Albuquerque thuc bang New Mexico."Tôi s sm đến Vit Nam, vì Vit Nam mun thay đi mi quan h vi chúng ta đ tr thành mt đi tác ch cht". Nhóm báo chí tham gia cuc gp mt liên quan đến chiến dch tranh c đã tường thut li bài nói ca ông Biden như thế.

CNN cũng có yêu cu Nhà Trng cung cp thông tin chi tiết thêm v phát biu ca Biden liên quan đến chuyến công du Hà Ni. Tuy nhiên, câu tr li ca phát ngôn viên Nhà Trng chc không làm tha mãn cánh báo chí : "Chúng tôi chưa có gì đ chia s vi quý v vào thi đim hin nay" (1). Thái đ thn trng này có phn ging vi truyn thông Vit Nam. Tuyên b ca Biden đã qua vài ngày nhưng chưa có t báo chính thc nào Vit Nam đưa li câu phát biu ca người đng đu nước M. Đài VOA Hoa Kỳ đã gián tiếp gii thích, ti sao gi này Vit Nam li tr nên thn trng."Vit Nam t ra thn trng, vì e ngi làm mt lòng Trung Quc, nước láng ging khng l mà Vit Nam có quan h thân thiết, hoc Nga, mt đi tác truyn thng khác" (2).

Trước đó, ngày 28/7/2023, Tng thng Biden cũng đã công b, "Lãnh đo cao nht" Vit Nam mun gp ông nhân ông trên đường đi d Hi ngh thượng đnh khi các nước G20 vào tháng 9 ti đây ti New Delhi đ tho lun vic nâng cp quan h song phương. Hãng tin Reuters cũng khng đnh công b ngày 28/7 này ca Biden và rng,Lãnh đo Vit Nam "mun nâng tm quan h thành mt đi tác ln, ngang hàng vi Nga và Trung Quc" (He wants to elevate us to a major partner, along with Russia and China) (3).

Các nhà phân tích đu ám ch "Lãnh đo Vit Nam" đây là "Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam" Nguyn Phú Trng, người mà Tng thng M đã nói chuyn trc tiếp qua đin thoi vào tháng 3/2023. Nhn xét ca Biden Albuquerque (bang New Mexico), được đưa ra khi chính quyn ca ông đang tìm cách chng li xu hướng nh hưởng ca Trung Quc ti khu vc n Thái Dương. Năm ngoái, Biden cùng vi các nhà lãnh đo t Australia, Brunei, n Đ, Indonesia, Nht Bn, Hàn Quc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Vit Nam, đã khi đng "Khuôn kh Kinh tế n Thái Dương (IPEF) trong chuyến thăm ti Tokyo. Thông báo nói trên đánh du mt trong nhng trng tâm trong chuyến thăm Châu Á ca Biden.

Hành đng cao hơn mi tuyên b

Ngược li vi s dè dt t Hà Ni, thi gian gn đây, nhân k nim 10 năm thiết lp quan h i tác toàn din" Vit M (25/7/2013 25/7/2023),Đi s Hoa K ti Vit Nam Marc Knapper đã mnh mtái khng đnh, "Hoa K ng h mt Vit Nam hùng mnh, đc lp, thnh vượng,tcường, đng thi mong mun thúc đy miquanh đi tác toàn din vi Vit Nam lên tm cao mi". Đi s Knaper đã tr li phng vn dài k lc trên chương trình "Talk show" do VOV.vn thc hin. Bài phng vn dài gn 5.500 t, đ cp đến hu hết mi khía cnh ca bang giao song phương M Vit trong bi cnh "Chiến lược n Thái Dương" (FOIP) được công b t năm 2021. Ti đy, chính quyn Biden mong mun tăng cường quan h vi các đi tác khu vc, trong đó có Vit Nam. Theo Đi s M, Tng thng Joe Biden và Tng Bí thư Nguyn Phú Trng, trong cuc đin đàm đu năm đã trao đi li mi đến thăm ln nhau. Và, đến thi đim thích hp c hai bên hy vng s có đ iu gì đó đ thông báo. Nhưng ti thi đim này, nhìn li sáu tháng qua, phía M rt hài lòng vi nhng cuc tiếp xúc cp cao đã có được (4).

T tháng 2/2023 đến nay, Đi din Thương mi Hoa K Catherine Tai đã đến Hà Ni ; lin k là mt lot các chuyến thăm Vit Nam ca các quan chc cp cao như chuyến thăm ca Giám đc Trung tâm kim soát dch bnh Hoa K (CDC) Rochelle P. Walensky, Tng giám đc Cơ quan phát trin Quc tế Hoa K (USAID) Samantha Power, Ngoi trưởng Antony Blinken, cũng như B trưởng Nông nghip Thomas Vilsack, và mi nht là chuyến thăm ca B trưởng Tài chính Janet Yellen. Bên cnh đó, Hoa K cũng đã có đoàn đi biu cp cao t Quc hi có thành viên thuc c Dân ch ln Cng hòa, đi din c Thượng vin ln H vin thăm Vit Nam. Trước đó phi k đến chuyến thăm ca mt phái đoàn doanh nghip Hoa K ln nht t trước đến nay ti Vit Nam. Tt c các chuyến thăm này cho thy Hoa Kỳ quan tâm tr li mc đ rt cao trong mi quan h vi Vit Nam, cho thy Hoa K rt tin tưởng vào tình hu ngh vi Vit Nam và trong mong mun làm sâu sc hơn na mi quan h gia hai nước (5).

Đng sau các chuyến thăm "con thoi" nói trên là nhng thành tu có ý nghĩa to ln. Nhng vic làm trên thc tế cao hơn mi li tuyên b (action louder than words). Ch cn đim qua ba trong hàng chc các chuyên ngành, thuc v kinh tế cũng đ thy tm quan trng ca chúng. Tp đoàn du khí M ExxonMobil đã li tiếp tc d án khí Cá Voi Xanh tr giá 20 t USD vi Vit Nam trên Bin Đông, sau nhng vướng mc kéo dài tưởng chng bế tc nhiu năm qua.

PVN và ExxonMobil đã bàn kế hoch thúc đy d án m khí Cá Voi Xanh (6). Ban Ch đo D án đã giao nhim v rt c th và đ ngh các bên liên quan thc hin các ni dung :

i) Hoàn tt th tc ký tha thun khung mua bán khí (GSA HOA) trong quý 1/2023 ;

ii) Hoàn thin Kế hoch phát trin m Cá Voi Xanh (phiên bn D do ExxonMobil trình) trong quý 1/2023 và

iii) Đ ngh UBND tnh Qung Nam ch đo các cơ quan chc năng đa phương khn trương gii quyết các vn đ liên quan (cũng trong quý 1/2023) (7).

Theo mt nghiên cu ca Trung tâm Thông tin K thut Quc phòng M (DTIC) - Cơ quan lưu tr thông tin nghiên cu và k thut thuc B Quc phòng M, Vit Nam có nhng thế mnh tim tàng to ln v các ngun tài nguyên thiên nhiên và đc bit là đt hiếm. Nghiên cu đã ch ra nhng li thế cũng như cách thc Vit Nam và M có th tn dng nhng tài nguyên này đ mang li li ích cho thế gii (8).

Cng hưởng toàn cu, lan ta khu vc

Chính quyn Biden ging như ít nht vi hai chính quyn trước đó— tin chc rng quan h MVit cn được tăng cường, chính xác là vì c hai nước đu có chung li ích chiến lược lâu dài. C hai nước đu mun ngăn chn các nhân t tiêu cc làm tn hi ti không gian "n Thái Dương T do và Rng m" (FOIP) ; và c hai đu có li ích mnh m trong vic duy trì trt t quc tế da trên lut l.

Trong "Hướng dn Chiến lược An ninh Quc gia Tm thi năm 2021", chính quyn Biden đã đ cp đến Vit Nam cùng vi Singapore, mt đng minh trên thc tế ca Hoa K Đông Nam Á ; tuyên b rng c hai nước này s giúp "thúc đy các mc tiêu chung" n Thái Dương. Trong "Chiến lược FOIP năm 2022", chính quyn Biden cũng đt Vit Nam vào danh sách ni bt như là "các đi tác hàng đu trong khu vc", ngang hàng vi n Đ, New Zealand, Đài Loan và các quc gia quan trng khác (9). Tuy nhiên, có nhiu gi thuyết gii thích khác nhau cho vic ti sao Vit Nam không vi vã trong vic nâng cp quan h i tác chiến lược" vi Hoa K.

Hn nhiên yếu t "bóng đè" Trung Quc bao gi cũng được nhc đến đu tiên. Nhưng trên thc tế, bang giao Vit M đã vn hành cp đ chiến lược, thm chí trên c chiến lược, ngay c khi không có nhãn hiu chính thc (10). Đin hình là, Vit Nam đã bày t s ng h đi vi "Chiến lược n Thái Dương" (FOIP) ca Hoa K ; trong nhng năm gn đây, nh FOIP mà Vit Nam đã nhn được thêm s h tr v ngoi giao và kinh tế cũng như trang thiết b quân s và hun luyn— đ đi trng li trước sc ép t Trung Quc. Tt nhiên, Vit Nam s thu được gì v cơ bn, cũng nm trong gii hn t chính sách quc phòng "bn không" và t quá trình nâng cp quan h đi tác. Vit Nam đã nhn ra giá tr cng hưởng t nhng thay đi a chn" trên toàn cu t chính sách quc phòng ngày càng ch đng hơn ca Nht Bn đến vic ra đi "B t th hai" (second QUAD) và quyết đnh nương theo xu thế th i cuc. Đến lượt nhng chuyn đi ca Vit Nam, tuy mi ch là nhng bước nh, chúng cũng có nhng nh hưởng lan ta nht đnh trong khu vc, trước hết là ASEAN. Đc bit là cuc xâm lược ca Nga Ukraine cùng vi nhng h qu ca nó, đã và đang có nhng tác đng bước đu đi vi gii c vn chính sách đi ngoi Vit Nam.

Theo Giáo sư Thayer, hin nay, Vit Nam đã cho thy tín hiu rõ ràng rng, h sn sàng thc hin bước nâng cp i tác chiến lược" vi Hoa K. Vic nâng cp này nếu mun thc hin thì phi thc hin ngay "bây gi (năm 2023 này) hoc không bao gi", do chu kỳ bu c và bu c sơ b ca M vào năm 2024 (11). Tuy nhiên, trong chính tr quc tế, không nên đt vn đ "bây gi hoc không bao gi". Không Tng thng Biden thì s có mt Biden khác, không Tổng bí thư Nguyn Phú Trng thì s có mt Phú Trng khác. "Vic nâng cp quan h hai nước ch phn ánh bn cht vn có trong mi quan h ca chúng ta hin nay. Khi đánh giá nhng điu mà chúng ta đã làm cùng nhau, dù là Bin Đông, sông Mekong, đi phó vi nhng vn đ như chui cung ng, đi dch toàn cu, biến đi khí hu, xét bn cht, tt c v cơ bn đã mang tính chiến lược ri" (Đi s Knapper tr li phng vn hôm 27/7).

i tác chiến lược Vit M" như mt tn ti khách quan kết qu t các cng hưởng toàn cu và chc chn nó s có sc lan ta ra khu vc s dn dt mi bang giao song phương không có tr lc nào có th ngăn cn. Dù đó là "bóng đè" Trung Quc hay t các thế lc bo th ca Vit Nam.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 12/08/2023

Tham khảo :

(1) https://edition.cnn.com/2023/08/08/politics/biden-travel-vietnam/index.html#:~:text=%E2%80%9CI'm%20going%20to%20be,reports%20from%20a%20campaign%20reception.

(2) https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-biden-noi-se-som-tham-viet-nam/7217460.html

(3) https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3230462/biden-says-head-vietnam-desperately-wants-meet-so-he-will-visit-southeast-asia-shortly .

(4-5) https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-va-hoa-ky-thuc-day-doi-tac-toan-dien-tin-cay-hop-tac-rong-mo-post1035252.vov

(6) https://sputniknews.vn/20211203/exxonmobil-tiep-tuc-du-an-mo-ca-voi-xanh-o-viet-nam-trung-quoc-khong-doa-duoc-my-12719902.html

(7) https://nangluongvietnam.vn/hoan-thien-ke-hoach-phat-trien-mo-ca-voi-xanh-theo-phien-ban-moi-cua-exxonmobil-30112.html .

(8) https://cafebiz.vn/nghien-cuu-cua-bqp-my-viet-nam-co-the-la-nguon-cung-cap-dat-hiem-tuyet-voi-2022052120503185.chn

(9) https://foreignpolicy.com/2023/05/09/vietnam-us-china-geopolitics-strategic-partnership-trong-biden/

(10) https://vtc.vn/dai-su-pham-quang-vinh-quan-he-viet-my-da-du-tam-toan-dien-chien-luoc-ar633597.html

(11) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/upgrading-vietnam-us-relations-now-or-never-07312023112603.html

Published in Diễn đàn

Điểm nhấn từ các tuyên bố gần đây của Tổng thống Joe Biden là chuyến công du Việt Nam của ông vào đầu tháng 9 tới. Việc nâng cấp quan hệ hai nước lên "Đối tác Chiến lược", thậm chí là "Đối tác Chiến lược Toàn diện" nhân dịp này được dư luận ở cả hai nước đón đợi.

vietmy1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (trái), Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) tại Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Phnom Penh hôm 12/11/2022

Thăm Việt Nam là điểm nhấn nổi bật

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc năm 2020 khi còn làm Đại sứ ở Mỹ từng khuyến cáo, không nên câu nệ vào tên gọi của quan hệ Việt – Mỹ. Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đầu năm 2023 cũng đã trích dẫn văn hào vĩ đại Shakespeare "gọi Hoa Hồng bằng cái tên nào khác thì nó vẫn ngọt ngào" (1). Nước chảy đá mòn, sau ngần ấy thời gian, giờ đây không quá khó để xác định được tầm mức của mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ đang ở đâu. Mối bang giao này không giống với loại "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" (với Tàu) hoặc "đối tác chiến lược toàn diện" (với Nga) – Lúc nào cũng phải đề phòng nguy cơ "bị thọc dao vào sườn" nếu ta sấp ý, hoặc thúc giục ta lên đường "chống Mỹ cứu… một cái gì đó" chẳng phải lợi ích của mình. Người bình dân Sài Gòn thật minh triết khi họ truyền khẩu nhau, "Nói dzậy mà không phải dzậy !" Dân Hà Nội nghe chỉ có thể "gật gù" trở lên, vì "Hà Nội không vội được đâu". Vì thế, dịp này vẫn phải chờ hai cụ Biden và Phú Trọng lấy quyết định lần cuối. Các cây viết chính thống ở Việt Nam mấy hôm nay im ắng, không muốn "cầm đèn chạy trước máy bay". Nhưng Carl Thayer, vị Giáo sư đáng kính từ xứ Kangaroo xa xôi tỏ ra suốt ruột, (cũng lo cho Việt Nam thôi) khi ông thúc giục : "Việc nâng cấp này nếu muốn thực hiện thì phải thực hiện ngay bây giờ hoặc không bao giờ" (2).

Đài RFI ngày 10/8 cho biết, Tổng thống Mỹ dự Thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, thăm Việt Nam, nhưng có thể sẽ không tham dự Cấp cao ASEAN 10/9. Sau khi ông Biden thông báo "sớm thăm Việt Nam", theo dự kiến, Joe Biden sẽ đến Ấn Độ họp thượng đỉnh G20 vào ngày 9 và 10/9/2023. Việc người đứng đầu nước Mỹ có thể sẽ không tham dự Thượng đỉnh ASEAN đang làm dấy lên hoài nghi về cam kết của Hoa Kỳ để khống chế sức ảnh hưởng ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực "Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở" (FOIP). Một nguồn tin trích dẫn đại sứ một nước thành viên ASEAN ở Washington, hôm 9/8 cho Reuters hay, Indonesia đã được thông báo ngay từ ngày 7/8 là ông Biden không đến dự ASEAN. Nhiều dân biểu Mỹ cũng khẳng định "có rất ít khả năng" nguyên thủ Mỹ có mặt ở Jakarta. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng từ chối xác nhận thông tin mà chỉ cho biết : "Chúng tôi vẫn đang xem xét… chúng tôi sẽ sớm thông báo". Còn theo người phát ngôn của Nhà Trắng, lịch trình đi Châu Á của Tổng thống Mỹ vẫn chưa phải là chính thức chừng nào chưa được thông báo và vẫn có thể có điều chỉnh (3).

Thay đổi động năng quan hệ song phương

Nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, cho đến nay, ít nhất đã hai lần tuyên bố chính thức sẽ thăm Việt Nam, vì theo Biden, "người đứng đầu" Hà Nội đã nói với ông rằng, Việt Nam "mong muốn thay đổi mối quan hệ với Mỹ và muốn Mỹ trở thành một đối tác chủ chốt như Nga và Trung Quốc". Cũng theo Tổng thống Mỹ, những biến động hiện nay trên thế giới đang là "một cơ hội để thay đổi động năng" trong quan hệ giữa hai nước. AFP nhắc lại, hồi tháng 4 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, trên đường đến Tokyo dự cuộc họp khối G7, khi dừng chân ở Hà Nội, cũng đã tuyên bố, những tháng tới đây sẽ là "thời điểm thuận lợi" để nâng cấp quan hệ "Đối tác Toàn diện" tồn tại từ 10 năm qua giữa hai nước. Trước đó, tháng 3/2023, Tổng thống Biden đã có một cuộc điện đàm với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những bối cảnh hiếm hoi này cho thấy, những chuyển dịch về chất trên nhiều lĩnh vực trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian tới đây là một thực tế không thể nghi ngờ.

Theo giới phân tích, việc thiết lập "Đối tác Chiến lược Việt – Mỹ" sẽ là một tín hiệu tích cực và là cơ hội cho Việt Nam. Nó không chỉ để mở rộng và đào sâu các kết nối về kinh tế, ngoại giao, mà có thể còn tiến xa hơn nữa về an ninh, quốc phòng. Mặc dầu Việt Nam đã tuyên bố không khi nào liên minh với một quốc gia này để chống quốc gia khác, nhưng nếu việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam đòi hỏi, thì Việt Nam vẫn có quyền chủ động tìm tới những "đối tác chiến lược" có thể giúp cho Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là cái nhìn của ông Bùi Kiến Thành, cựu Cố vấn về chiến lược hội nhập quốc tế và phát triển cho nhà nước Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn hôm 10/8/2023. Cũng theo ông Thành, nếu Việt Nam muốn xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng cạnh tranh so với Trung tâm tài chính tại Singapore, hay muốn có một Cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong, Khánh Hòa, thì không thể thiếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Với Washington, các lĩnh vực hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, tài chính, đặc biệt là nguyên, vật liệu quý cho công nghệ cao như khí (GSA HOA) và đất hiếm (Việt Nam xếp thứ hai thế giới)… đều là những hợp tác đã và đang được triển khai (4).

Không phải ngẫu nhiên, từ tháng 2/2023 đến nay, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Catherine Tie đã đến Hà Nội ; liền kề là một loạt các chuyến thăm Việt Nam của các quan chức cấp cao như chuyến thăm của Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Rochelle P. Walensky, Tổng giám đốc Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power, Ngoại trưởng Tony Blinken, cũng như Bộ trưởng Nông nghiệp Thomas Vilsack, và mới nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã có đoàn đại biểu cấp cao từ Quốc hội có thành viên thuộc cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, đại diện cả Thượng viện lẫn Hạ viện thăm Việt Nam. Trước đó phải kể đến chuyến thăm của một phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từ trước đến nay tới Việt Nam. Các chuyến thăm này nói lên Hoa Kỳ quan tâm trở lại ở mức độ rất cao trong mối quan hệ với Việt Nam. Chỉ dấu ấy cho thấy Hoa Kỳ tin tưởng vào tình hữu nghị với Việt Nam và trong mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước (5).

Nhân quyền liệu có được cải thiện ?

Đây là vấn đề các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự (dù đã teo tóp nhiều trong những năm qua) rất mong đợi. Luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức đánh giá rằng trước đây, Mỹ muốn nâng cấp mối quan hệ lên "Đối tác chiến lược" nhưng Việt Nam còn chần chừ. Tuy nhiên, giờ đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang tụt dốc với các chỉ số về xuất nhập khẩu, công ăn việc làm… đều rất ảm đạm thì Việt Nam lại muốn xích lại gần hơn với Mỹ để có thể hưởng được lợi ích về kinh tế. Do đó, theo ông Đài, hai bên nâng cấp mối quan hệ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà hoạt động nhân quyền thúc đẩy dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam (6). Tuy nhiên, người viết bài này chia sẻ với phần lớn đánh giá cho rằng, kỳ vọng vào sự tiến bộ nhân quyền ở Việt Nam không được lạc quan như nhận định của Luật sư Đài.

Nhưng dẫu sao, mọi hy vọng chưa phải đã tắt ngấm. Trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nước này khẳng định luôn coi trọng các giá trị nhân quyền trong các mối quan hệ ngoại giao, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy tự do, bao gồm ngoại giao song phương, can thiệp đa phương, hỗ trợ nước ngoài, báo cáo và tiếp cận công chúng, hoặc các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng thực tế, từ ngày Việt Nam tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Hà Nội đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước, vì lợi ích của chính người dân. Đó là những điều khoản cam kết về nhân quyền trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam phải tuân thủ, nếu muốn làm ăn với các đối tác lớn trên thế giới. Tuy vậy, trong hàng chục năm qua, Việt Nam đã cố tình phớt lờ thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của mình (7).

Vẫn còn đó những quan ngại cho rằng, sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ, chính quyền vẫn sẽ không nương tay bắt bớ và trấn áp mọi tiếng nói phản biện và các hoạt động của xã hội dân sự. Wait and see !

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 12/08/2023

Tham khảo :

1. https://viendongdaily.com/xuan-12-hoa-hong-vang-duoi-bat-mua-xuan-LOjIasHE.html Shakespeare : "Whats in a name ? That which we call / A rose by any other name would smell as sweet".

2. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/upgrading-vietnam-us-relations-now-or-never-07312023112603.html

3. https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230810-tt-m%E1%BB%B9-d%E1%BB%B1-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-g20-%E1%BB%9F-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%C4%83m-vi%E1%BB%87t-nam-nh%C6%B0ng-kh%C3%B4ng-d%E1%BB%B1-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-asean

4. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-strategic-relationship-signal-opportunities-for-vn-08102023104552.html

5. https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-va-hoa-ky-thuc-day-doi-tac-toan-dien-tin-cay-hop-tac-rong-mo-post1035252.vov

(6 – 7) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-upgraded-us-vietnam-relation-help-improve-human-rights-in-vietnam-08092023130201.html

Published in Diễn đàn

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 28/7/2023 cho biết lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông để thảo luận về việc nâng cấp quan hệ song phương, nhân hội nghị thượng đỉnh khối các nước G20 vào tháng 9 năm 2023 ở Ấn Độ. Đối với tin này, Giáo sư Carl Thayer nói với RFA rằng nếu việc nâng cấp mối quan hệ không được thực hiện "bây giờ" (năm nay) thì sẽ khó có thể thực hiện sau đó vì năm 2024 nước Mỹ bước vào chu kỳ bầu cử. Về phía Việt Nam, ông cho rằng nước này thực thi chiến lược "vừa hợp tác vừa đấu tranh" với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và cũng rõ ràng là Việt Nam coi trọng quan hệ với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác có những cách nhìn khác về mối quan hệ Việt Mỹ. 

vietmy1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam giữa tháng 4/2023 (ảnh minh họa) - Reuters

Nâng cấp quan hệ : chỉ là vấn đề tên gọi ?

Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á ở CSIS, cho rằng có vẻ như các nhà lãnh đạo Việt Mỹ sẽ chính thức nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược nếu họ có thể gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ tháng 9/2023. Việc chính thức nâng tầm quan hệ thực sự rất quan trọng, và sẽ báo hiệu cho bộ máy quan liêu Việt Nam rằng cấp cao nhất của lãnh đạo đất nước hỗ trợ cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Ông Greg Poling cũng đồng thời nhấn mạnh rằng điều đó không nhất thiết khiến cho Việt Nam liên kết với Mỹ trong mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Nhưng nó sẽ củng cố sự hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là an ninh hàng hải.

Nhìn từ phía Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Châu Á, Giáo sư Sato Yoichiro ở Đại học Ritsumeikan Asia Pacific, Nhật Bản, tin rằng Nhật Bản sẽ rất hoan nghênh nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng nâng cấp quan hệ đối tác với Mỹ. Ông Sato chỉ ra rằng Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), không ngại nâng cấp quan hệ đối tác của mình với Việt Nam, ngay cả khi Nhật Bản đi trước Mỹ. Các cấp độ quan hệ đối tác mà Việt Nam ký kết thì thiên về mặt truyền tải thông điệp ngoại giao, còn nội dung cụ thể của từng mối quan hệ hợp tác quốc phòng là vấn đề khác. Do đó, không có vấn đề gì đối với Nhật Bản khi nước này đi trước Mỹ để nâng cấp quan hệ. Theo Giáo sư Sato Yoichiro, trong quan hệ Việt Mỹ, "đối tác chiến lược" chỉ là vấn đề ngôn từ. 

Năm 2022, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, cũng cho rằng mặc dù chưa phải là "đối tác chiến lược" về mặt ngôn từ, Washington và Hà Nội "đã xây dựng mối quan hệ hiệu quả về thực chất và có nhiều điểm còn vượt tầm chiến lược". Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng "qua 26 năm quan hệ Việt - Mỹ phát triển, đã có tính toàn diện và tầm chiến lược. Nếu so chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ tương tác với các nước khác, nhất là danh sách đối tác chiến lược thì quan hệ Việt - Mỹ, khi đã có tính toàn diện và mang tầm chiến lược thì chắc chắn nó ở tầm chiến lược".

Hoa Kỳ tiếp cận cảng quân sự Việt Nam ?

Nhà nghiên cứu Vũ Khang ở Đại học Boston trao đổi với RFA rằng ở thời điểm hiện nay, còn hơi sớm để đưa ra bất kỳ một nhận xét nào về quan hệ Việt - Mỹ. 

Lý do thứ nhất là Tổng thống Biden đưa ra thông tin đó trong hoàn cảnh đi vận động tranh cử. Nhưng lý do quan trọng hơn, theo ông, là cần phân tích về quan hệ Việt Nam trong một tương quan rộng lớn hơn về tác động của địa lý tới chiến lược đối ngoại của Việt Nam. 

Nhà nghiên cứu Vũ Khang từng viết trên The Diplomat hôm 7/7/2023 rằng chuyến thăm kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ "Đối tác toàn diện" Việt Nam-Hoa Kỳ của tàu sân bay USS Ronald Reagan được cư dân mạng Việt Nam xem là một dấu hiệu tích cực giúp ngăn chặn sự bắt nạt của Trung Quốc. Tuy vậy, ông nhấn mạnh rằng có một câu hỏi lớn vẫn còn đó, bất kể tàu USS Ronald Reagan có ghé thăm hay không : liệu Việt Nam có thể sử dụng các căn cứ hải quân của mình để "quản lý" mối quan hệ với Trung Quốc" hay không ? 

Về vấn đề hợp tác và chia sẻ gánh nặng khi phải đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, Giáo sư Sato Yoichiro cho rằng cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều tìm cách mở rộng khả năng tiếp cận các căn cứ của Việt Nam khi sự hiện diện của họ gia tăng ở Biển Đông. Sự tiếp cận các căn cứ của Việt Nam, dĩ nhiên, không phải là sự hiện diện mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như có quân đồn trú. Ông Sato giải thích rằng Việt Nam sẽ không chấp nhận Hoa Kỳ gia tăng mạnh mẽ sự hiện diện như vậy trên lãnh thổ. Tuy nhiên, bất kỳ sự gia tăng nào của các chuyến thăm cảng biển sẽ được Việt Nam hoan nghênh.

Quan hệ Việt-Mỹ không thay đổi được quan hệ Việt-Trung ? 

Giải thích cho lựa chọn của Việt Nam từ góc độ địa chính trị và quan hệ giữa cường quốc và nước nhỏ láng giềng, nhà nghiên cứu Vũ Khang cho rằng mặc dù các căn cứ hải quân của Việt Nam có chất lượng tốt và có thể cung cấp nơi trú ẩn thiết yếu cho các tàu tuần tra trên Biển Đông, nhưng các căn cứ hải quân này không thể thay đổi động lực chính trị của mối quan hệ Việt- Trung. 

Ông Vũ Khang giải thích : Quan hệ Việt-Trung là mối quan hệ giữa một cường quốc và một nước nhỏ. Điều này không thay đổi ngay cả khi Việt Nam một ngày nào đó cho Hoa Kỳ hoặc cường quốc nào khác thuê cảng quân sự. Việt Nam có chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Điều này làm cho Việt Nam khác với các đối tác an ninh Châu Á khác của Hoa Kỳ. Trung Quốc không thể ép buộc Philippines hoặc Nhật Bản trên đất liền, bởi vì Philippines và Nhật Bản là hải đảo. Trung Quốc có lợi thế tự nhiên hơn Hoa Kỳ trên đất liền, còn Hoa Kỳ có một số lợi thế trên biển. 

Với góc nhìn như vậy, trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Vũ Khang phân tích rằng về mặt an ninh quốc gia, cho dù Việt Nam có nhận được bao nhiêu tàu cảnh sát biển do Hoa Kỳ viện trợ đi nữa, thì việc đó cũng không giúp thay đổi vị thế của Việt Nam trên Biển Đông được. Lý do là điều đó không thay đổi tương quan lực lượng Việt Nam - Trung Quốc trên biển. Ông Vũ Khang cho rằng Việt Nam sẽ phải xem xét cả hai hướng đất liền và biển để ra quyết định đúng đắn, vì nếu sai một li là đi một dặm. 

Việt Nam không phải là hải đảo mà là quốc gia có chung biên giới đất liền với Trung Quốc. Nếu Việt Nam cho Hoa Kỳ thuê các căn cứ hải quân thì điều đó tuy mang lại cho nước này một số lợi thế trong cuộc đấu tranh chống lại Trung Quốc trên biển, nhưng về phía đất liền, cái giá mà Việt Nam phải trả khi Trung Quốc trả đũa trên đất liền chắc chắn sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích nào mà Việt Nam có thể lấy được. 

Kinh nghiệm lịch sử từ việc cho Liên Xô thuê cảng quân sự ở thập niên 1980 đã khiến Hà Nội quyết tâm duy trì chính sách đối ngoại trung lập, bằng cách mở cửa các cảng của mình cho tất cả các cường quốc, chứ không cho một bên nào độc quyền. 

Do đó, theo ông Vũ Khang, những nội dung chính trong quan hệ Việt-Mỹ vẫn không có gì thay đổi sau chuyến thăm của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan. Vì "lời nguyền địa lý", Việt Nam sẽ luôn luôn tập trung nhiều hơn vào việc dập lửa ở gần (Trung Quốc) hơn là dựa vào nước ở xa (Mỹ). Do đó, Mỹ không chỉ cần chứng tỏ họ có thể vượt biển xa đến giúp Việt Nam khi cần thiết, mà còn phải cho thấy sự cam kết của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ không tăng lên rồi lại yếu đi, tùy theo biến động ngắn hạn trong nội bộ chính trị Mỹ. Hoa Kỳ có thể rút lui khỏi một cuộc xung đột một khi bắt đầu mệt mỏi, nhưng Việt Nam sẽ phải ăn đời ở kiếp với Trung Quốc mãi mãi. 

Từ những phân tích trên, ông Vũ Khang nhấn một điểm mà ông cho là nhiều người chưa nói, chưa để ý đúng mức, đó là tầm quan trọng của quan hệ Việt- Mỹ thường bị "đánh giá cao" quá mức. Mối quan hệ Việt- Mỹ không giúp Việt Nam thay đổi được gì mấy mối quan hệ với Trung Quốc. Nó bị "đánh giá cao" quá mức nên nhiều người thường hy vọng. Một khi Mỹ đã không muốn giúp thì dù có hiệp ước liên minh (alliance treaty) hay Việt Nam cho họ đóng quân ở Cam Ranh đi nữa thì cũng không có tác dụng gì. 

Với lập luận như vậy, ông Vũ Khang cho rằng hiện nay có lẽ cần phải chờ thêm các diễn biến mới thì mới có thể tiên đoán chính xác hơn về các diễn biến tiếp theo của quan hệ Việt Mỹ được. 

Nguồn : RFA, 01/08/2023

Published in Việt Nam

Việt - Mỹ sắp nâng cấp quan hệ ?

Đinh Hoàng Mai, RFA, 30/07/2023

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây đã có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 20-21/7 để bàn thảo cách giải quyết vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng (1). Chuyến thăm của bà Yellen là một bước cụ thể hóa hơn nữa những tuyên bố của lãnh đạo Việt-Mỹ về việc làm sâu sắc quan hệ song phương, tiến đến hợp tác chiến lược, trong bối cảnh Washington muốn xây dựng mối quan thân hữu với Hà Nội trước sự cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc.

nangcap1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Phnom Penh hôm 12/11/2022 - AFP

Lấy kinh tế làm động lực phát triển quan hệ Việt-Mỹ

Chuyến thăm của bà Yellen diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Việt Nam đang thúc đẩy quan hệ. Hồi tháng 3/2023 đã có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Biden rằng quan hệ khoa học công nghệ và kinh tế phải là động lực trong quan hệ song phương. Ngoài những lĩnh vực khác, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực thương mại song phương và bền vững, chuỗi cung ứng và hậu cần mới, biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Ngoài cuộc điện đàm Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn có nhiều quan chức Mỹ đã đến thăm Việt Nam, đó là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power, cũng như các đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội, Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu John Kerry và Giám đốc CDC Rochelle Walensky. Ngoài ra, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách Thương mại Quốc tế Marisa Lago cũng đã có chuyến viếng thăm Việt Nam trong năm nay.

Theo thông cáo ngày 13/7 của Bộ Tài chính Mỹ, Bộ trưởng Yellen "sẽ nỗ lực hướng tới việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế song phương của chúng tôi với Việt Nam và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế" (2).

Washington thường xuyên khẳng định rằng việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối trọng kinh tế hàng đầu của Mỹ. Tại Hà Nội, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 20/7, Bộ trưởng Yellen đã tuyên bố thúc đẩy một trong những dự án yêu thích của bà mang tên "friendshoring" (chuyển sản xuất đến những nước thân hữu) (3).

Trong lần phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương vào ngày 13/4/2022, bà Yellen đã mô tả về khái niệm "friendsshoring", đó là : "Việc tạo điều kiện thuận lợi cho chuỗi cung ứng của bạn bè đến một số lượng lớn các quốc gia đáng tin cậy, để chúng tôi có thể tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường một cách an toàn, sẽ giảm rủi ro cho nền kinh tế của chúng tôi cũng như cho các đối tác thương mại đáng tin cậy của chúng tôi" (4).

Về chính sách "friendshoring" của Mỹ và lợi thế của Việt Nam, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định : "Hiện giá nhân công tại Trung Quốc tăng và Mỹ nhận thấy có những chuỗi sản xuất không nên được phát triển thêm nữa ở Trung Quốc mà đưa qua những nước thân hữu của Mỹ để đạt được sự hoàn hảo hơn hay thân thiện hơn. Việt Nam là nước gần nhất trong chủ trương này và Ấn Độ lại có hạ tầng cũng như nguồn nhân lực tốt. Việt Nam nằm trong diện có ưu thế nhất để có thể thực hiện chính sách chuyển dịch này của Mỹ đối với chuỗi cung ứng từ bên Trung Quốc" (5).

nangcap2

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Hà Nội hôm 20/7/2023. AFP

Vật cản Trung Quốc

Năm nay là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện của hai bên. Cả hai bên đang muốn nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược trong năm nay.

Tiến sĩ Bích Trần trong một phân tích mới đây có nhận xét : "Mặc dù sự điều chỉnh chiến lược lớn đã khiến Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận cân bằng hơn giữa hai cường quốc, nhưng quốc gia Đông Nam Á này vẫn gần gũi với Trung Quốc hơn là với Hoa Kỳ. Việt Nam đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2008—mức độ hợp tác cao nhất trong kho vũ khí ngoại giao của Hà Nội. Tuy nhiên, Việt Nam phải mất thêm năm năm để ký kết quan hệ đối tác toàn diện—mức thấp nhất—với Hoa Kỳ vào năm 2013. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ liên tục thúc giục Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác lên tầm chiến lược, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không phản hồi tích cực. Hà Nội có thể đồng ý nâng tầm quan hệ đối tác với Washington vào cuối năm nay để kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện của họ, nhưng nó sẽ vẫn thấp hơn một bậc so với quan hệ đối tác của Hà Nội với Bắc Kinh. Mặc dù các tiêu đề không phải lúc nào cũng phản ánh đúng nội dung của quan hệ đối tác, nhưng với tư cách là các tuyên bố chính trị, ít nhất chúng cũng cho thấy Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc về mặt ngoại giao. Hơn nữa, thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam năm 2022 là 123,3 tỷ USD, vẫn thấp hơn thương mại Trung Quốc-Việt Nam là 177,3 tỷ USD" (6).

Bích Trần cũng nhận định về các nguyên nhân khiến hậu bên chưa nâng tầm quan hệ : "Một số yếu tố có thể giải thích tại sao Việt Nam chậm chạp trong việc chính thức nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược. Thứ nhất, sự gần gũi về địa lý và đường biên giới chung dài 1.306 km với Trung Quốc, nước lớn hơn rất nhiều về mặt vật lý, mạnh hơn về kinh tế và mạnh hơn về quân sự so với Việt Nam, đã khiến Trung Quốc trở nên quá lớn trong tâm trí các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Hà Nội cảm thấy không thoải mái khi rõ ràng xích lại gần Washington.

Thứ hai, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến những kỳ vọng cao hơn về nhân quyền, điều mà Hà Nội có thể thấy là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ. Cuối cùng, có những khó khăn về hậu cần và giao thức trong việc thực hiện nâng cấp. Hai nước đã thảo luận về chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao của họ, nhưng nó đã không thành hiện thực. Một số nhà quan sát suy đoán rằng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ được ký kết bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được ký kết bởi tổng thống của họ. Sẽ phù hợp hơn nếu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Joe Biden thực hiện việc nâng cấp. Tuy nhiên, sự thống trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam làm phức tạp thêm các nghi thức" (7).

Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Scot Marciel trong một bài viết mới đây cũng cho rằng : "Trong 30 năm qua, cách tiếp cận thực tế, lợi ích chung và nỗ lực bền vững đã thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến lên, dẫn đến mối quan hệ đối tác có lợi cho cả hai nước. Tuy nhiên, quỹ đạo tích cực nhất quán của mối quan hệ đôi khi khiến các nhà phân tích trở nên quá lạc quan về tiềm năng của nó, với một số gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể tiếp cận thường xuyên căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh hoặc thiết lập quan hệ đối tác an ninh quan trọng với Việt Nam. Việc Việt Nam miễn cưỡng nâng mối quan hệ lên đối tác chiến lược sẽ là một lời nhắc nhở rằng trong khi quan hệ song phương đã phát triển, Hà Nội vẫn lo ngại về việc làm Trung Quốc chống đối và cảnh giác với cách Washington nhìn nhận hệ thống độc đảng của mình. Tương tự, những lo ngại của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tiếp tục hạn chế mức độ tiến triển của mối quan hệ. Mặc dù điều này có thể làm một số người thất vọng, nhưng thực tế vẫn là hành trình từ những kẻ thù cũ trở thành những người bạn hiện tại là một thành tựu đáng chú ý và là một ví dụ điển hình về ngoại giao thành công" (8).

Tiến sĩ Achala Gunasekara-Rockwell - một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế người Mỹ thì nhận định : "Nỗ lực nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Hoa Kỳ đang gặp trở ngại khi Việt Nam do dự trong việc nâng cấp quan hệ đối tác do lo ngại rằng Trung Quốc có thể coi đó là một động thái thù địch trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington. Washington hy vọng sẽ nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam trong năm nay, lý tưởng nhất là trùng với dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao cấp ba của Hà Nội. Hoa Kỳ hy vọng sẽ tham gia nhóm thứ hai, bao gồm các nước Châu Âu và Nhật Bản, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam do dự do lo ngại rằng Trung Quốc có thể coi đó là một động thái thù địch trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và một nguồn nhập khẩu quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của quốc gia này" (9).

Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng mới đây trả lời báo chí có cho biết ông mong muốn Tổng thống Biden sẽ tới thăm Việt Nam (10). Tổng thống Biden mới đây cũng trả lời báo giới : "Tôi nhận được điện thoại từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi đi dự G20. Ông ấy muốn nâng quan hệ với Mỹ lên thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc" (11).

Điều này cho thấy có lẽ cả Việt Nam và Mỹ đang đàm phán để có thể nâng cấp quan hệ trong năm nay. Đây là điều mà nhiều người dân không chỉ của hai quốc gia này mong muốn, mà còn nhiều người trên thế giới cũng sẽ vui mừng đón chào quan hệ của hai nước đã từng là thù địch nhưng nay đang thay đổi rất lớn. Điều này rất đáng giá trong bối cảnh thế giới đang bị đe doạ bởi những hành động hiếu chiến từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc.

Đinh Hoàng Mai

Nguồn : RFA, 30/07/2023

Tham khảo :

1. https://vneconomy.vn/bo-truong-tai-chinh-my-doanh-nghiep-hoa-ky-dang-day-manh-hop-tac-voi-viet-nam.htm

2. https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1611

3. https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1633

4. https://www.atlanticcouncil.org/news/transcripts/transcript-us-treasury-secretary-janet-yellen-on-the-next-steps-for-russia-sanctions-and-friend-shoring-supply-chains/

5. https://triviet.news/chinh-tri/muc-dich-chuyen-tham-viet-nam-cua-bo-truong-tai-chinh-my-janet-yellen/

6. https://www.csis.org/analysis/where-vietnam-sino-us-spectrum

7. https://www.csis.org/analysis/where-vietnam-sino-us-spectrum

8. https://www.airuniversity.af.edu/JIPA/Display/Article/3344128/from-foe-to-friend-explaining-the-development-of-usvietnam-relations/

9. https://www.airuniversity.af.edu/JIPA/Display/Article/3344144/friendship-in-the-shadow-of-the-dragon-the-challenge-of-upgrading-usvietnam-tie/

10. https://vnexpress.net/dai-su-nguyen-quoc-dung-viet-my-con-nhieu-du-dia-hop-tac-4633424.html

11. https://www.reuters.com/world/biden-says-vietnam-leader-wants-meet-him-g20-elevate-ties-2023-07-28/

*********************

Tổng thống Mỹ : Lãnh đạo Việt Nam muốn sớm gặp ông để thảo luận việc nâng cấp quan hệ

Trọng Nghĩa, RFI, 29/07/2023

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày hôm qua 28/07/2023 đã tiết lộ là lãnh đạo Việt Nam muốn hội đàm với ông tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới đây ở New Delhi, Ấn Độ, nhằm thảo luận về việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ.

quanhe1

Ảnh lưu trữ : Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (phía sau) và phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Washington, ngày 07/07/2015. AP - Manuel Balce Ceneta

Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trước hàng chục nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, nhân một cuộc vận động tranh cử tại Freeport, tiểu bang Maine, tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ : "Tôi nhận được một cuộc gọi từ lãnh đạo Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới thượng đỉnh G20. Ông ấy muốn nâng quan hệ với Hoa Kỳ, lên thành một đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc".

Nhân một cuộc tiếp xúc hồi tháng Tư vừa qua, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn siết chặt thêm quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á, để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Ông Blinken đã bày tỏ hy vọng rằng điều đó có thể xảy ra "trong những tuần và tháng sắp đến".

Đại sứ quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về nhận xét của tổng thống Mỹ Biden.

Theo Reuters, Washington đã và đang nỗ lực nâng cấp quan hệ với Hà Nội từ mức đối tác "toàn diện" trong một thập kỷ qua lên hàng đối tác "chiến lược", cho dù Hà Nội vẫn thận trọng trước nguy cơ làm phận ý Nga, một đối tác truyền thống, và láng giềng Bắc Kinh. Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành xuất khẩu Việt Nam.

Các quan chức Mỹ chưa nói rõ mối quan hệ Việt-Mỹ được nâng cấp đó sẽ thể hiện ra sao, nhưng theo các chuyên gia, đó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Việt Nam.

Washington và các tập đoàn quốc phòng Mỹ đã công khai cho biết ý muốn tăng cường việc cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam, cho đến nay chủ yếu giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện.

Tuy nhiên, theo Reuters, các thỏa thuận quân sự của Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với những trở ngại tiềm tàng, trong đó có nguy cơ bị giới lập pháp Mỹ cản trở vì lý do nhân quyền.

Trọng Nghĩa

****************************

Tổng thống Biden : lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ

RFA, 29/07/2023

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 28/7 cho biết lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại hội nghị thượng đỉnh khối các nước G20 vào tháng 9 ở New Delhi để thảo luận vệ việc nâng cấp quan hệ song phương.

quanhe2

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Maine hôm 28/7/ 2023. AFP

Reuters loan tin ngày 29/7 dẫn nguyên văn lời Tổng thống Biden rằng : "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, hết sức mong muốn gặp tôi khi tôi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20. Vị này muốn nâng quan hệ với chúng tôi lên làm một đối tác quan trọng, cùng với Nga và Trung Quốc". Phát biểu của Tổng thống Joe Biden được đưa ra với hàng chục nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử chức tổng thống của ông tại một sự kiện diễn ra ở Freeport, Maine.

Vào tháng tư vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại một cuộc gặp cũng bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ vào khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á nhằm đối trọng lại với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Lúc đó, ông Blinken bày tỏ hy vọng việc tăng cường quan hệ Việt- Mỹ có thể xảy đến "trong những tuần và tháng tới".

Đại sứ quán Việt Nam tại Washington chưa phúc đáp cho Reuters yêu cầu bình luận về phát biểu vừa nêu của Tổng thống Biden.

Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam để nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược từ quan hệ toàn diện được thiết lập từ 10 năm qua; mặc dù phía Việt Nam cẩn trọng xét về nguy ngơ làm Trung Quốc mất lòng.

Các giới chức chưa cho biết mối quan hệ nâng cấp giữa hai phía sẽ mang lại cụ thể những gì; nhưng các chuyên gia thì cho rằng quan hệ chiến lược như thế bao gồm hợp tác quân sự được tăng cường và nguồn cung cấp vũ khí Hoa Kỳ cho Việt Nam.

Washington và các công ty quốc phòng Hoa Kỳ công khai cho biết họ muốn tăng cường nguồn cung quân sự cho Việt Nam, mà đến nay chỉ mới giới hạn trong số tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện. Việt Nam hiện cũng muốn đa dạng nguồn cung khỏi nước Nga, nguồn cung cấp chính vũ khí cho Việt Nam.

Tuy nhiên, những thỏa thuận về quân sự với Hoa Kỳ còn vấp phải nhiều trở ngại, trong đó có khả năng bị các nhà lập pháp Mỹ chặn lại. Đó là những nhà lập pháp chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam.

Nguồn : RFA, 29/07/2023

************************

Tổng thống Biden : lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ

Reuters, VOA, 29/07/2023

Tng thng Hoa K Joe Biden hôm th Sáu 28/7 cho biết nhà lãnh đo ca Vit Nam mun gp và hđàm vông ti hi ngh thượng đnh G20 vào tháng 9  New Delhi đ tho lun v vic nâng tm quan h Vit-M.

quanhe3

Tng thng M Joe Biden ti Nhà Trng  Washington, 25/7/2023.

"Tôi nhđược cuc gi t ngườđng đu Vit Nam, rt mun gp tôi khi tôi ti G20. Ông y mun nâng tm chúng tôi thành mđi tác ln, ngang hàng Nga và Trung Quc", ông Biden nói vi hàng chc nhà tài trng h chiến dch tái tranh c năm 2024 công ti mt s ki Freeport, bang Maine.

Trong mt cuc gp hi tháng 4, Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính và Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken đã bày t mong mun làm sâu sc thêm mi quan h ca hai nước vào lúc Washington tìm cách cng c quan h vi cáđi tá châÁđđi trng li mt Trung Quc ngày càng lát.

Ông Blinken bày t hy vng rng viđó có th din ra "trong nhng tun và tháng ti."

Đi s quán Vit Nam ti Washington không tr li ngay khi đượđ ngh bình lun v phát biu công Biden.

Washington đã và đang n lc nâng tm quan h vi Hà Ni thành " đi tác chiến lược" t mc "đi tác toàn din" đã có trong mt thp k qua, trong khi Vit Nam thn trng v ri ro là gây ra bc tc cho Trung Quc, nước láng ging khng l cung cp các nguyên liđu vào chính yếu cho ngành thương mi xut khu quan trng ca Vit Nam, hoc ri ro tương t vi Nga, mđi tác truyn thng khác ca Vit Nam.

Các quan chc chưa cho biết nếu hai nước có quan h gn gũi hơn có th s dđếđiu gì, nhưng các chuyên gia cho rng nó có th bao gm vic tăng cường hp tác quân s và M s cung cp vũ khí cho Vit Nam.

Washington và các công ty quc phòng ca Mđã công khai nói rng h muđy mnh vic cung cp hàng quân s cho Vit Nam - cho đến nay phn ln mi ch dng  mc là các tàu tun duyên và máy bay hun luy vào lúc Vit Nam tìm cách đa dng hóa vũ khí khí tài, tách dn khi Nga, nước hin vn là nhà cung cp chính ca Vit Nam.

Tuy nhiên, các tha thun quân s vi Hoa K nhiu kh năng s có nhng tr ngi, bao gm c kh năng b các nhà lp pháp Hoa K cn tr vì h ch trích h sơ nhân quyn ca Vit Nam.

Nguồn : VOA, 29/07/2023

Published in Diễn đàn