Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

31/01/2019

Người Việt lớn tuổi không được già

David Hutt

Thoạt nhìn, hệ thống chăm sóc y tế xã hội Việt Nam trông có vẻ tốt, thước đo chính khả năng của Đảng Cộng sản cầm quyền để mang lại phúc lợi xã hội công cộng. Nhưng bên trong, nhân khẩu học thay đổi và khó khăn tài chính báo hiệu những điều nhức nhối.

gia1


Một cụ bà bán hàng tại một khu chợ ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, mỉm cười khi nhiếp ảnh gia mời chụp ngày 27 tháng 6 năm 2015. Ảnh : AFP / Dale de la Rey

Tốt nước sơn

Thoạt nhìn, hệ thống chăm sóc y tế xã hội Việt Nam trông có vẻ tốt, thước đo chính khả năng của Đảng Cộng sản cầm quyền để mang lại phúc lợi xã hội công cộng. Nhưng bên trong, nhân khẩu học thay đổi và khó khăn tài chính báo hiệu những điều nhức nhối.

Không như nhiều quốc gia giàu có nhất thế giới, phần lớn người Việt Nam được tiếp cận với bảo hiểm y tế quốc gia được nhà nước trợ cấp. Tuổi thọ trung bình ở quốc gia cộng sản này là 76 tuổi, chỉ ít hơn Hoa Kỳ hai năm.

Hơn nữa, nhiều người Việt Nam đã tích lũy đủ của cải trong nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và có thể dành ra một phần cho bảo hiểm tư nhân để nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với dịch vụ chăm sóc công.

Mặc dù tỷ lệ người có bảo hiểm tư nhân còn ít, doanh thu trong lĩnh vực này có trị giá khoảng 5 tỷ đô la mỹ vào năm ngoái, tăng 24% so với năm 2017. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam gần đây cho biết họ hy vọng thị trường sẽ tăng trưởng 25% trong năm nay.

Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam phải chịu nhiều điều tệ hại khác. Bất chấp những nỗ lực của nhà nước trong những năm gần đây nhằm mở rộng chương trình bảo hiểm công cộng Việt Nam, tính đến cuối năm ngoái, khoảng 13% dân số tức hơn 10 triệu người, không có bảo hiểm.

Báo cáo chi tiêu công của Việt Nam, một báo cáo hàng năm của Ngân hàng Thế giới, cho thấy khoảng hai triệu người bị lâm vào cảnh nghèo đói hàng năm vì những chi phí y tế bất ngờ, mà chủ yếu những người không có bảo hiểm bị ảnh hưởng.

VIETNAM-MILITARY-HISTORY-GIAP

Một người đàn ông lớn tuổi ngồi xe lăn tại Nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội để tỏ lòng thành kính cuối cùng tại một buổi lễ năm 2013. Ảnh minh họa - AFP / Hoàng Đình Nam

Chính phủ hiện đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế lên gần 88% trong năm nay, nhưng các nhà phê bình cho rằng những người cần lại không có được bảo hiểm kịp thời.

Lão hóa nhanh

Dân số Việt Nam đang già đi, và trong khi vấn đề không rõ ràng như ở các xã hội già hóa nhanh như Thái Lan hay Nhật Bản, tỷ lệ người trên 60 tuổi dự tính tăng từ 12% hiện nay lên 21% dân số vào năm 2040. Với độ tuổi trung bình hiện nay là 26, Việt Nam cũng đang già đi với tốc độ nhanh nhất Châu Á.

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm ngoái, "Việt Nam có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có". Thật vậy, khi độ tuổi lao động của Việt Nam, hay số lượng người từ 15 đến 35 tuổi, đạt mức cao nhất vào năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm trên đầu người chỉ hơn 5.000 đô la Mỹ.

So với Hàn Quốc và Nhật Bản, đã đạt đến mức nhân khẩu học cao nhất khi thu nhập trung bình của họ lần lượt là 32.000 USD và 31.000 USD. Việt Nam thậm chí không gần với quỹ đạo tăng trưởng thu nhập đó : chính phủ dự kiến GDP bình quân đầu người đạt 10.000 đô la năm 2035.

Trong khi đó, việc chăm sóc người già Việt Nam sẽ đặc biệt tốn kém, không chỉ bởi vì quốc gia này có tuổi thọ cao thứ hai ở Đông Nam Á.

Hiện tại, theo báo chí chỉ có 30% số người trên 60 tuổi nhận được tiền trợ cấp nhà nước và dưới 10% có một khoản tiết kiệm. Con số 10% có thể được cải thiện khi thu nhập tăng, nhưng nếu số người nhận trợ cấp tăng thì chắc chắn chính phủ phải chi thêm hàng tỷ đô la.

IMF dự đoán rằng với tốc độ hiện tại, chi phí lương hưu có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ lên 8% GDP vào năm 2050, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong số 12 quốc gia Châu Á khác được khảo sát trong báo cáo của IMF.

Thắt lưng buộc bụng

Họ cho rằng để duy trì hoạt động, có khả năng sẽ phải tăng phí thu đáng kể từ người lao động và doanh nghiệp trong những năm tới.

Quan trọng hơn, mặc dù chính phủ luôn nói về việc cung cấp phúc lợi toàn diện, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của nhà nước đã thực sự giảm đi trong ba năm qua. Năm 2018, theo truyền thông trong nước, ngân sách của chính phủ chỉ phân bổ 137 triệu đô la Mỹ cho các bệnh viện, ít hơn so với năm 2017.

Lý do : chính phủ đã hết tiền và cần phải thắt lưng buộc bụng. Cả thâm hụt tài chính và tỷ lệ nợ công trên GDP đã tăng lên trong những năm gần đây đến mức chính phủ đã áp đặt nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm túc.

gia3

Biểu đồ tỷ lệ dân số Đông Nam Á trên 60 tuổi - Nguồn : Liên Hiệp Quốc

Xét cho cùng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất ở Châu Á khoảng 7% hàng năm và có lẽ không sớm bị chậm lại đáng kể.

Đồng thời, chính phủ đang có dấu hiệu cho thấy họ không muốn thanh toán toàn bộ chi phí tăng nhanh, ngay cả trước khi sự thay đổi nhân khẩu học từ trẻ sang già bắt đầu cần tiền nhiều hơn từ kho bạc nhà nước.

Chương trình bảo hiểm XH đã gặp nhiều khó khăn về tài chính nhiều năm nay. Các nhà kinh tế cảnh báo quỹ bảo hiểm XH bao gồm chi phí y tế, hưu trí, thai sản và thất nghiệp có thể bị thâm hụt vào năm 2021.

Họ cho rằng để duy trì hoạt động, có khả năng sẽ phải tăng phí thu đáng kể từ người lao động và doanh nghiệp trong những năm tới.

Quan trọng hơn, mặc dù chính phủ luôn nói về việc cung cấp phúc lợi toàn diện, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của nhà nước đã giảm đi trong ba năm qua. Năm 2018, theo truyền thông trong nước, ngân sách của chính phủ chỉ phân bổ 137 triệu đô la Mỹ cho các bệnh viện, ít hơn so với năm 2017.

Lý do : chính phủ đã hết tiền và cần phải thắt lưng buộc bụng. Cả thâm hụt tài chính và tỷ lệ nợ công trên GDP đã tăng lên trong những năm gần đây đến mức chính phủ đã áp đặt nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm túc.

Đảng Cộng sản đã đưa ra mức nợ công trần 65% GDP và có dấu hiệu bám sát mục tiêu này. Vào cuối năm 2018, nợ công là 134 tỷ USD, tương đương khoảng 61% GDP, giảm 2,3 % so với năm 2017.

Đẩy gánh nặng qua các bệnh viện

Nhưng trong nỗ lực từ bỏ trách nhiệm của mình đối với chi phí chăm sóc sức khỏe, chính phủ đã thúc đẩy chính sách tự chủ hóa đối với lĩnh vực này, đặt gánh nặng lên các bệnh viện công nhằm tăng doanh thu.

Mặc dù chính sách này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2002, khi một nghị định của chính phủ dành cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe quyền tự chủ cao hơn, các nhà phân tích nói rằng quyền tự chủ đó đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây.

gia4

Bác sĩ phẫu thuật sử dụng công nghệ robot trong ca phẫu thuật thận tại Bệnh viện Hồ Chí Minh. Ảnh : Facebook

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ Y tế, cho biết trong tháng này, 160 bệnh viện công đã kiểm soát xong chi tiêu và doanh thu tính đến cuối năm 2018, trong khi 1.364 bệnh viện khác kiểm soát khoảng 90%.

Trên giấy tờ, điều này có nghĩa là nạn quan liêu ít hơn ; và bác sĩ cũng như chuyên viên, những người vốn biết rõ hơn những người ra chính sách của Hà Nội về cách phân phối và chi tiêu, có được quyền kiểm soát nhiều hơn.

Nhưng trong khi chính phủ tuyên bố chính sách cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của bệnh viện công, các nhà phê bình nói rằng chính sách này thực sự làm giảm chất lượng dịch vụ, vì các bệnh viện ưu tiên bệnh nhân giàu hơn bệnh nhân nghèo.

Chính sách này cũng đã làm cho các bệnh viện công hướng tới việc kiếm lợi nhuận nhiều hơn, một vấn đề sẽ trở nên gay gắt hơn nữa nếu chi tiêu của nhà nước cho y tế tiếp tục giảm.

Một nghị định của chính phủ quy định rằng nếu các bệnh viện công muốn mua thiết bị y tế mới hoặc mở rộng cơ sở, họ phải tìm nhà đầu tư và làm các thủ tục giống như một doanh nghiệp tư nhân. Đó là một động thái mà các nhà phê bình cho rằng ngăn cản các bệnh viện có được thiết bị hiện đại cần có vì quá đắt.

Minh Thi Hai Vo, tốt nghiệp tiến sĩ về chính sách công tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, đã viết trong bài báo gần đây rằng giới tinh hoa Cộng sản đã đặt quyền tự trị thành một chiến lược để giảm - và loại bỏ dần - trợ cấp của nhà nước dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bà tuyên bố rằng các bệnh viện công hiện đang được khuyến khích tham gia vào các hoạt động "tối đa hóa doanh thu phi đạo đức".

Gỗ mục vì tối đa hóa doanh thu phi đạo đức

Một số khu vực ở các khoa công cộng hiện được dành cho bệnh nhân có thu nhập cao, họ sẵn lòng bỏ tiền ra để có thêm sự thoải mái, trong khi các thiết bị công nghệ cao đắt tiền đang được sử dụng một cách không cần thiết để bắt bệnh nhân phải trả tiền, cô cho biết.

VIETNAM-HEALTH-TRACHOMA-EXAMINATION

Một phụ nữ lớn tuổi được khám mắt tại một trung tâm y tế ở làng Hiệp Hòa, tỉnh Thái Bình, trong hồ sơ lưu trữ hình của bệnh viện. Ảnh : AFP / Stringer

Bệnh viện cũng tăng thời gian nằm viện không cần thiết hoặc kê đơn thuốc quá nhiều, tất cả đều được "thiết kế" để tăng phí của bệnh nhân và các khoản thu của bệnh viện.

Tất cả những điều này làm tăng thêm chi phí bảo hiểm xã hội, làm tăng rủi ro khi bị thâm hụt mà không đủ khả năng chi trả cho những năm tới.

Hơn nữa, hối lộ bệnh viện đang trở thành thói quen, một vấn đề khó có thể loại bỏ khi Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng vặt cao nhất ở Châu Á. 

"Có thể cho rằng, những điều này là một biểu hiện của sự biến dạng và lạm dụng trong chăm sóc sức khỏe. Một số chuyên gia y tế vì lợi ích riêng đang cố gắng moi tiền của bệnh nhân càng nhiều càng tốt", Minh Võ viết.

Chính phủ đã thừa nhận một số sai lầm. Các cuộc kiểm tra gần đây của Bộ Y tế cũng cho thấy các bác sĩ đã kê đơn điều trị không cần thiết hoặc bắt bệnh nhân nằm bệnh viện quá lâu.

Dường như, giải pháp của Bộ đối với vấn đề này là cải thiện các quy trình hành chính tại bệnh viện, tham gia vào nhiều cuộc điều tra để ngăn chặn sơ suất và nâng cao nhận thức bệnh nhân.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, với sự bất lực của chính phủ trong ngăn chặn tham nhũng vặt, từ hối lộ công an đến chạy trường điểm, điều đó có thể rất khó khăn và không có kết quả.

Minh Võ nói rằng chính phủ nên bắt đầu chú ý đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những đóng góp của ngành này cho tăng trưởng kinh tế - chúng phải được coi là sự đầu tư để phát triển mạnh hơn, chứ không phải là gánh nặng kinh tế.

David Hutt

Nguyên tác : Graying Vietnam can’t afford to get old, Asia Times, 28/01/2019

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 31/01/2019

Quay lại trang chủ
Read 608 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)