Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hà Nội lấy lại được uy tín nhờ Covid-19 ?

So với thảm họa Formosa năm 2016, trong đợt phòng chống đại dịch do virus corona gây ra trong năm 2020, Hà Nội đã minh bạch hơn một cách đáng kinh ngạc trong một cuộc chiến chống đại dịch thành công. Nhưng liệu chính phủ sẽ duy trì minh bạch như vậy một khi đã hoàn toàn khống chế được dịch bệnh ?

1209662796

Cư dân đeo khẩu trang đứng cách khoảng khi xếp hàng chờ mua gạo miễn phí tại Hà Nội ngày 11/4. Ảnh AFP

Phản ứng nhanh, xét nghiệm và cách ly trên diện rộng, công khai thông tin, kiểm dịch bắt buộc, đóng cửa trường học và các dịch vụ không cần thiết là những bước đã giúp cho Việt Nam chiến thắng đại dịch lần này. Theo số liệu báo cáo chính thức cho tới nay toàn quốc chỉ có 267 người nhiễm bệnh và chưa có trường hợp tử vong dù ngân sách dành cho y tế chỉ bằng một phần so với các quốc gia khác.

Ngoài ra còn có thể thấy quốc gia cộng sản độc đảng và đàn áp nhiều nhất Châu Á lại kết hợp công nghệ thông tin để chuyển tải tin tức cho dân chúng, kể cả người nước ngoài. Quân đội tham gia chống dịch khơi gợi lại hình ảnh đẹp của "người lính cụ Hồ". Và Đảng cộng sản đang tích cực tranh thủ tình cảm của dân chúng bằng các lời hiệu triệu đoàn kết như trong thời chiến.

Mai Truong thuộc viện Khoa học Chính trị Đại học Arizona cho rằng đại dịch Covid-19 đã đem lại cho Đảng cộng sản cơ hội độc đáo để dành lấy niềm tin của dân chúng và củng cố tính hợp pháp sau những bê bối hồi cuối năm 2019 và 2020.

Tính hợp pháp của Đảng cộng sản đã mờ nhạt dần kể từ năm 2010. Nhất là khi các cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016 và chống đặc khu năm 2018 nổ ra. Bên cạnh đó việc gia tăng của khu vực tư nhân, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng đã làm suy yếu sự độc quyền của đảng Cộng sản trong các dịch vụ công. Đại đa số người Việt Nam hiện đang làm việc trong khu vực tư nhân, không phải nhà nước.

Tốc độ phát triển kinh tế là thứ duy nhất để đảm bảo tính hợp pháp của Đảng cộng sản. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng đã được giữ ở mức khoảng 7&, đảm bảo người dân thường giàu hơn một chút mỗi năm. Nhưng hiện nay do suy thoái kinh tế toàn cầu từ hậu quả của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam chuẩn bị trải qua thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Ngân hàng Thế giới mới nhất dự báo tăng trưởng 4,9% ở mức tốt nhất và 1,5% ở mức tồi tệ nhất trong năm nay. Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo tỷ lệ nghèo có thể tăng gấp đôi đối với các hộ gia đình trong khu vực sản xuất quan trọng.

Minh bạch để duy trì uy tín ?

Tính hợp pháp của Đảng cộng sản sẽ được thử thách trong những tháng tới nếu như sống sót được qua cuộc khủng hoảng. Điều cần làm là phải giành lấy lại niềm tin của công chúng như đã làm trong những tháng chống dịch vừa qua.

Liệu với dàn lãnh đạo mang nặng tính ý thức hệ có thể sẽ xoay chuyển để đạt được mục tiêu này ?

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với hệ tư tưởng già nua được cho là dàn dựng một cuộc thanh trừng nội bộ thông qua hình thức chiến dịch chống tham nhũng và kế hoạch chỉnh đốn đảng. Một mình nắm giữ hai chức vụ quan trọng của Tứ trụ từ năm 2018, ông Trọng đã chấm dứt thoả thuận phân chia quyền lực ngầm có từ những năm 1980. Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, tự do ngôn luận cũng đã đàn áp sâu rộng nhất trong nhiều thập kỷ.

Vào Đại hội Đảng XIII vào tháng Giêng 2021, nhân sự Đảng sẽ được sắp xếp lại. Ông Trọng có thể phải thôi giữ chức Tổng bí thư vì giới hạn hai nhiệm kỳ , nhưng có thể sẽ giữ chức chủ tịch tnước hêm 5 năm nữa. Nếu ông ta làm nhiệm vụ chính trị tốt trong năm nay thì sẽ đưa các nhân vật thân cận nắm vị trí quyền lực vào năm tới nhằm đảm bảo phe bảo thủ lấn án trước nhóm ôn hoà và cấp tiến.

Không phải tất cả các quan chức cao cấp đều đồng ý quan điểm chính trị của ông Trọng, trừ chiến dịch chống tham nhũng, khiến các quan chức lo sợ.

Người ôn hòa, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một ứng cử viên hàng đầu hiện nay để đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư, được đánh giá cao từ chiến dịch chống virus corona này. Thật vậy, đó là các nhà kỹ trị (như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đàm, người đứng đầu ban chỉ đạo chính phủ quản lý đại dịch), chứ không phải nhóm ý thức hệ, đã giành được nhiều lời khen ngợi nhiềunhất của công chúng. Ông Trọng, trong khi đó, đã tương đối yên tĩnh trong suốt thời gian chống dịch này.

Việt Nam cần các nhà kỹ trị và quản trị viên giàu kinh nghiệm, những người có thể điều khiển nền kinh tế vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới và lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hiện tại, công chúng vẫn thống nhất và ủng hộ chính phủ nhưng điều đó không kéo dài lâu hơn được. Sự ủng hộ chính phủ nhất thời ngắn hạn hiện nay sẽ suy giảm và công chúng bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa thực sự khi nền kinh tế đang chững lại. Chính phủ hoặc có thể quay trở lại "sự lãnh đạo bí mật" và tăng cường đàn áp ; hoặc chính phủ sẽ nhận ra rằng minh bạch có thể là điều duy nhất để giữ sự ủng hộ của công chúng trong những năm sắp tới.

David Hutt

Nguyên tác : The Coronavirus Loosens Lips in Hanoi, Foreign Policy, 15/04/2020

Ngân Bình lược dịch

Nguồn : VNTB, 16/04/2020

Tham khảo :

Nguồn : https://foreignpolicy.com/2020/04/15/coronavirus-vietnam-communist-party-hanoi/

*https://vietnamthoibao.org/vntb-imf-va-wb-tang-truong-kinh-te-viet-nam-o-muc-1-15-trong-nam-2020/ ?

Published in Diễn đàn

Việt Nam trước chọn lựa ‘sinh tử’ : Hoa Kỳ hay Trung Quốc

Diễm Thi, RFA, 12/12/2019

Tiến thoái lưỡng nan

Báo mạng Asia Times vào ngày 4 tháng 12 đăng bài viết của tác giả David Hutt nói về tình thế của Việt Nam trong mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay với tựa đề "US, China rivalry puts Vietnam in a no-win bind" (Tạm dịch : Mỹ, Trung cạnh tranh đặt Việt Nam vào thế khó xử).

chonlua1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017. AFP

Trong bài viết này, ông David Hutt đề cập đến chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay được khẳng định là ‘duy trì hiện trạng’. Điều đó khiến cả Mỹ và Trung Quốc phải cạnh tranh để giành được ảnh hưởng với Việt Nam, và để các tranh chấp được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán có lợi cho cả đôi bên.

Câu hỏi được đặt ra là liệu việc duy trì hiện trạng như vậy có lợi cho Việt Nam hay không trong khi Trung Quốc ngày càng hung hăng và quyết đoán hơn trong việc ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ở các khu vực tranh chấp.

Hồi tháng 3 năm 2018, PetroVietnam yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng dự án khai thác dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ, ngoài khơi Vũng Tàu của Việt Nam.

Trước đó gần một năm, tháng 7 năm 2017, Việt Nam cũng đã yêu cầu Repsol phải ngưng khai thác ở lô 136/03, khi Repsol xác nhận đã tìm thấy một mỏ khí đốt quan trọng.

Cả hai lô dầu khí này được cho là nằm gần hoặc trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông để đòi chủ quyền dù năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, cho rằng Việt Nam hiện đang ở một thế vừa có cơ hội vừa có thách thức vì cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều cần Việt Nam. Nếu chính quyền Việt Nam giỏi điều hành thì sẽ biến nó thành cơ hội, còn không thì cơ hội sẽ thành thách thức. Ông giải thích :

"Trung Quốc luôn luôn muốn Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc (theo nghĩa hiện đại). Việt Nam có đường biên giới trên bộ sát với Trung Quốc, và Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc xuống ASEAN.

Còn về Hoa Kỳ, Hoa Kỳ hiện đang thực hiện chính sách đặt Trung Quốc là một nhân vậy nguy hiểm. Chính vì vậy Hoa Kỳ cần có các đối tác khác và Việt Nam là một đối tác mà Hoa Kỳ đang nhắm tới, bởi vì thứ nhất là Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc. Nếu Việt Nam độc lập được sẽ giúp rất nhiều trong việc chặn ảnh hưởng của Trung Quốc xuống khu vực dưới ; thứ hai là Việt Nam, một nước ASEAN có lịch sử, truyền thống hàng ngàn năm chống Trung Quốc. Chính vì vậy nên Hoa Kỳ rất muốn tranh thủ Việt Nam".

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada, thì Trung Quốc là một cường quốc đang lên và chắc chắn Trung Quốc sẽ khẳng định vị thế của mình không những trong khu vực mà còn trên toàn thế giới, còn Hoa Kỳ không phải là một cường quốc đang xuống mà Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 thế giới từ sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên từ thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã nhận thấy Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh chiến lược ‘một mất một còn’, cho nên dưới thời Tổng thống Obama đã có chiến lược ‘Chuyển trục về Châu Á’ để tái cấu trúc mô hình hợp tác và phát triển giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực. Vì thế Việt Nam là một nước quan trọng và cần thiết trong chiến lược của Mỹ.

Với quan hệ Mỹ - Trung hiện nay, Việt Nam cần phải thay đổi bằng cách phải liên kết với Mỹ mạnh mẽ hơn. Ông nói :

"Việt Nam không thể di dời khỏi đường biên giới với Trung Quốc nên Việt Nam phải có chính sách hòa hoãn với Trung Quốc nhưng phải liên kết với thế giới bên ngoài, quan trọng là Hoa Kỳ. Muốn vậy thì Việt Nam phải xây dựng được nội lực. Muốn vậy Việt Nam phải có sự đoàn kết, mà muốn có đoàn kết thì Việt Nam phải có tự do, dân chủ. Tôi tin chắc rằng Đảng cộng sản đang có những bước chuẩn bị cho tiến trình tự do, dân chủ hóa Việt Nam".

Việt Nam chọn Mỹ hay Trung Quốc ?

chonlua2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 2019. AFP

Bài viết của tác giả David Hutt cũng đề cập đến một câu nói ở Việt Nam lâu nay về việc chọn lựa giữa Mỹ và Trung Quốc của nhà cầm quyền Việt Nam : "Đi với Trung Quốc thì mất nước ; đi với Mỹ thì mất đảng".

Luật sư Vũ Đức Khanh phân tích :

"Việt Nam đi với Trung Quốc thì không mất đảng nhưng chắc chắn là sẽ mất nước. Việt Nam đi với Mỹ không nhất thiết sẽ mất đảng nhưng lại có cái lợi là Việt Nam sẽ bảo vệ được chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như tính độc lập của mình".

Từ nhiều năm qua, chính sách đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam là "đu dây" giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay, liệu chính sách đó có còn phù hợp ?

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định chuyện ‘đu dây’ là bình thường vì quốc gia nào cũng phải tìm cách cân bằng quyền lợi hết. Ông nói rõ hơn về trường hợp Việt Nam :

"Thực ra thì quốc gia nào cũng ‘đu dây’ chứ không riêng gì Việt Nam. Hoa Kỳ cũng vậy. Hoa Kỳ một mặt chống Trung Quốc nhưng một mặt vẫn hợp tác chứ không đặt vào thế đối đầu với Trung Quốc.

Quan điểm của Hoa Kỳ cũng đưa ra và hiểu được Việt Nam chỗ đó. Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam không cần phải chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ mà là chọn như thế nào để tất cả cùng hài hòa để mà phát triển".

Hôm 24 tháng 11 năm 2019, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng một bài viết tố cáo Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc, với tựa đề "US can’t use energy cooperation with Vietnam to further its regional interests" (Tạm dịch : Hoa Kỳ không thể sử dụng hợp tác năng lượng với Việt Nam để tăng cường các lợi ích trong khu vực).

Bài viết cho rằng, Hoa Kỳ đã sử dụng việc tăng cường hợp tác với Hà Nội về năng lượng như một vỏ bọc để thúc đẩy Hà Nội tiến những bước lớn hơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên biển, trong khi Việt Nam trông chờ Hoa Kỳ một sự đảm bảo cho những lợi ích kinh tế to lớn.

Bài báo dẫn lời đe dọa của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán cho các dự án chung với các nước khác nhưng sẽ không tha thứ cho bất kỳ tổn hại nào đối với chủ quyền của Trung Quốc.

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào ngày 12 tháng 2 năm 2019, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip Davidson nói rằng Việt Nam nổi lên như là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Lúc đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói với RFA rằng, "Nếu như Việt Nam có căn cứ quân sự của Mỹ thì Việt Nam sẽ có thể trở thành một đối tác quân sự nằm trong chiến lược liên minh về quân sự và lúc đó Trung Quốc sẽ không thể làm gì được Việt Nam".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 12/12/2019

********************

'Việt Nam sẽ mất đảng cộng sản nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc'

David Hutt & Tina Hà Giang, BBC, 12/12/2019

Trước tình trạng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, Hà Nội ngày càng khó giữ được sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao với hai cường quốc đối thủ, tác giả David Hutt bình luận.

vietmy1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Nguyễn Phúc tại Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội vào ngày 27/2/2019. Ảnh : Saul Loeb / AFP

David Hutt, nhà báo làm việc tại Á Châu, chuyên viết trong mục 'Đông Nam Á' của The Diplomat, đưa ra nhận định này trong bài Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc khiến Việt Nam khó xoay sở .

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 10/12, David Hutt giải thích rằng Hà Nội thật ra không có lựa chọn nào hơn là giải pháp ngoại giao - có vẻ không hữu hiệu, trước một Trung Quốc ngày càng trở nên táo bạo và không có lý do gì phải nhượng bộ.

Tình trạng được David Hutt gọi là tiến thoái lưỡng nan này xảy ra là vì, theo ông, bận tâm lớn nhất của Hà Nội là không muốn mất chế độ cộng sản, vì thế mọi quyết định liên quan đến chính sách ngoại giao đều bị nỗi ám ảnh sợ mất đảng chi phối.

Thế nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam cũng không muốn mất nước (khẳng định chủ quyền trên vùng Biển Đông), vì nếu để mất nước thì "tính chính danh của nhà nước Việt Nam sẽ bị đe dọa."

Giữa thế tiến thoái lưỡng nan này, David Hutt kết luận rằng Hà Nội sẽ mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc.

VIETNAM-CHINA-DIPLOMACY

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, ngày 12/11/2017. Ảnh : AFP / Hoàng Đình Nam

David Hutt : Vấn đề của Hà Nội là, khi Trung Quốc trở nên táo bạo hơn, Hà Nội mất đi nhiều lựa chọn. Hiện tại, những gì Việt Nam có chỉ là ngoại giao. Hà Nội cố gắng đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, điều này đôi khi có kết quả, nhưng biện pháp ngoại giao đòi hỏi Bắc Kinh phải tử tế.

Trung Quốc giờ đã xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nên các tàu của họ không cần phải quay trở lại đất liền để lấy thêm nguyên liệu, vì vậy họ có thể quấy rối tàu biển Việt Nam thường xuyên hơn và lâu hơn.

Ngoài ra, nếu Bắc Kinh thuyết phục được ASEAN ký kết bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông với các điều khoản Bắc Kinh muốn, thì chẳng lâu sau đó Hà Nội có thể sẽ buộc phải ngừng khoan dầu với các đối tác nước ngoài - hiện đang là các công ty Mỹ và Nga, cũng như tham gia hợp tác quân sự với Mỹ. Vì vậy, Hà Nội sớm có thể mất đi phòng thủ chính của mình.

Hà Nội còn có những lựa chọn nào khác ? Việt Nam không thể đụng độ quân sự vì quân đội của họ yếu hơn hẳn so với Trung Quốc, và tại thời điểm này, nếu có chiến tranh, Hà Nội không tin là Mỹ sẽ đến hỗ trợ. Điều tôi muốn nói là Hà Nội cần nghĩ ra những ý tưởng mới và không thể phụ thuộc vào mong muốn rằng tình huống nguyên trạng sẽ kéo dài.

Ví dụ, ông Trọng hoặc ông Phúc có thể đến Washington, nâng cao quan hệ đối tác của họ thành một đối tác chiến lược, và thậm chí đưa ra ý tưởng về một liên minh hiệp ước - để nếu có cuộc tấn công vào Việt Nam thì Hoa Kỳ sẽ phải đáp trả.

Điều này sẽ thay đổi chính sách đối ngoại được quyết định vào thập niên 1990 của Việt Nam. Mọi thứ bây giờ rất khác xưa và Hà Nội cần phải bắt đầu có những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ nếu muốn làm chủ được tình hình. Thật thế, Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ không chủ động thích ứng được với các sự kiện chung quanh.

Hà Nội đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, vấn đề là hình như họ không có vẻ như muốn ra khỏi vị trí đó, nơi họ ngày càng bị đẩy sâu vào hơn.

BBC : Bài viết của ông trích dẫn câu châm ngôn "chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước". Theo ông thì nếu bắt buộc phải chọn, Hà Nội sẵn lòng bỏ chủ nghĩa cộng sản hơn hay sẵn lòng bỏ lãnh thổ hơn ?

David Hutt : Ồ, họ không muốn bỏ cái nào. Tôi đoán là Đảng Cộng sản có lẽ muốn tự cứu mình nhiều hơn. Nhưng bây giờ đảng và nước gắn liền với nhau. Tôi nghĩ rằng, ngoài tăng trưởng kinh tế, bảo vệ lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông giờ đây là điều duy nhất mang lại đến cho đảng chút tính hợp pháp. Từ bỏ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là điều tôi cho là có thể khiến đảng Cộng sản Việt Nam bị sụp đổ.

BBC : Ông nhận định rằng nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam sẽ cao hơn nếu Hà Nội liên kết với Trung Quốc thay vì nghiêng hẳn về phía Mỹ. Xin giải thích tại sao.

David Hutt : Đúng ! Việt Nam sẽ có thể mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc.

Trước hết, theo tôi, chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay mãnh liệt đến mức nó thực sự đe dọa Đảng Cộng sản. Nguyễn Tấn Dũng quản lý tinh thần bài Trung khá tốt khi ông còn là Thủ tướng, như trong các sự kiện năm 2012. Nhưng kể từ năm 2016, nhiều người dân Việt Nam bây giờ cho rằng thấy nhiều lãnh đạo của Đảng hiện nay, đặc biệt là những người như Nguyễn Phú Trọng, là tay sai của Bắc Kinh.

Hãy nhìn vào các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu năm ngoái hoặc các cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016 ; đó là những sự kiện khiến công chúng Việt Nam thực sự tức giận và đang dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt trong đảng. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn liên kết với Bắc Kinh, trong trường hợp đó sẽ phải từ bỏ chủ quyền của mình ở Biển Đông, tôi nghiêm túc nghĩ rằng điều đó sẽ dẫn đến sự tức giận công khai đến mức Đảng Cộng sản bị đe dọa.

Thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ không có mục đích thay đổi chế độ, tạo "diễn biến hòa bình" hay sự "tự chuyển hóa" ở Việt Nam. Họ muốn từ Hà Nội một chính phủ thân thiện, phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang làm. Các dân biểu Mỹ nói đúng, chính quyền Hoa Kỳ đã vuốt ve Việt Nam. Hãy nhìn cách họ nhân nhượng với Việt Nam, chẳng hạn như khi Obama rút lệnh cấm bán vũ khí mà không bắt Hà Nội phải có bất kỳ tiến bộ nhân quyền lớn nào.

So sánh điều này với cách Mỹ đối phó với Campuchia hoặc Thái Lan. Tập đoàn Podesta, với mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Dân chủ và Trump, đã vận động chính phủ Việt Nam trong nhiều năm và giết chết các dự luật đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều tiến bộ về nhân quyền của Hoa Kỳ. John Kerry cũng bị cáo buộc đã làm việc chăm chỉ trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao để ngăn chặn bất kỳ dự luật nào như vậy đi qua Quốc hội.

Nhưng nếu Việt Nam không còn tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Đông và không còn đưa ra một thái độ chống Trung Quốc trong ASEAN, thì Mỹ không có lý do gì để nâng niu Việt Nam. Nếu Hà Nội gắn kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, thì Mỹ sẽ tìm cách thay đổi chế độ ở Hà Nội. Và nếu Hà Nội liên kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, người dân Việt Nam sẽ phản đối với con số lớn chưa hề thấy trong nhiều thập niên. Theo tôi, Đảng Cộng sản có nhiều thứ để mất trong nước và quốc tế nếu nó nghiêng hẳn về với Bắc Kinh hơn với Washington.

BBC : Giả sử nhận định vừa rồi là đúng, ông có nghĩ rằng Hà Nội cũng nhận ra điều đó và vì thế không muốn hoàn toàn liên kết với Trung Quốc, hay là họ có những lý do khác để không muốn làm như vậy ?

David Hutt : Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản, trước hết, không thích thay đổi. Nó muốn mọi thứ, trong nước và quốc tế, được giữ nguyên trạng như hiện tại. Xét cho cùng, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao hơn - ví dụ, có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - và Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền.

Vì vậy, với các nhà lãnh đạo đảng mọi thứ bây giờ khá tốt. Nhưng mọi thứ cũng đang thay đổi và tôi không nghĩ rằng Đảng Cộng sản, về bản chất, giỏi thích nghi với thay đổi. Về mặt tư tưởng, họ muốn gần gũi với Bắc Kinh, với tư cách là anh em xã hội chủ nghĩa, và chắc chắn họ nghi ngờ ý đồ của Hoa Kỳ - mặc dù, như tôi đã nói trước đây, nỗi sợ về sự tiến hóa hòa bình của Hà Nội thực sự không phù hợp với thực tế.

Tôi không thấy có các phe thân Mỹ hoặc thân Trung Quốc trong đảng - Tôi nghĩ rằng nhận định này từ đâu đó là điều đã bị cường điệu hóa. Nhưng hiện Hà Nội đang đứng trước một tình huống rất khó khăn phải giải quyết.

Nếu không làm gì và hy vọng rằng mọi việc sẽ còn ở nguyên trạng, Hà Nội có nguy cơ không thể chủ động thích ứng được với các sự kiện. Nhưng nếu liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam có nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc và các vấn đề kinh tế. Mặt khác, nếu nó liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, họ sẽ mất quyền khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và có nguy cơ khiến Washington ngày càng tức giận và có biện pháp trừng phạt.

Vì vậy, như tôi đã viết trong bài, Hà Nội phải chọn một con đường ít xấu nhất, và đó là một quyết định thực sự khó khăn. Tôi chỉ muốn nói đây là một quyết định mà Hà Nội sẽ phải đưa ra vào một lúc nào đó.

BBC : Điều gì cần xảy ra để giúp Hà Nội thoát khỏi tình huống khó xoay sở này ? Và nếu được hỏi, ông khuyên chính phủ Việt Nam nên làm gì ?

David Hutt : Tự hào về điều mình là người ủng hộ phong trào dân chủ hóa Việt Nam, và những người dũng cảm đấu tranh cho quyền tự trị của chính họ - như Phạm Chí Dũng vừa bị bắt tháng trước - tôi sẽ khuyên Đảng Cộng sản cải cách hệ thống chính trị, cho các đảng độc lập được phép hoạt động và cho người dân Việt Nam có được bầu cử dân chủ thực sự. Tôi nói điều này với tất cả sự chân thành và cẩn trọng.

Vấn đề đối với Hà Nội ngay bây giờ là chính sách đối ngoại chỉ đứng hàng thứ yếu so với sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản nghĩ về vị trí của chính mình trước, rồi mới nghĩ đến chính sách đối ngoại.

Vì vậy, nếu Việt Nam bắt đầu dân chủ hóa, thì chính sách đối ngoại sẽ trở nên đơn giản hơn : Hà Nội sẽ không phải lo lắng về việc Mỹ muốn đổi chế độ ; sẽ không phải lo lắng về việc xúc phạm người anh em xã hội chủ nghĩa ở Bắc Kinh ; và sẽ không còn phải lo lắng là những người bất đồng chính kiến muốn nổi loạn và lật đổ toàn bộ hệ thống nhà nước.

Tâm trạng luôn lo lắng về sự sống còn của đảng CSVN là nguyên nhân tạo ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Lịch sử dạy chúng ta rằng chính sách đối ngoại của các chế độ và nhà nước độc tài hiếm khi tốt về lâu dài, bởi vì họ luôn thận trọng quá mức về những gì xảy ra trong nước.

Trong một nền dân chủ, nếu một chính sách đối ngoại thất bại, thì sau cuộc bầu cử, chính phủ mới bước vào sẽ tìm cách giải quyết tình hình - và nhà nước vẫn tương đối ổn định. Chỉ cần nhìn vào các sự kiện ở Mỹ sau khi Mỹ bị thua trận trong cuộc chiến Việt Nam, đã không có bất kỳ vấn đề chính trị hay cuộc cách mạng lớn nào. Nhưng ở một quốc gia độc tài như Việt Nam, một chính sách đối ngoại thất bại có thể sẽ gây ra một cuộc cách mạng có nguy cơ tàn phá hủy toàn bộ nhà nước. Nguy cơ này khiến chính phủ thận trọng hơn, bảo thủ hơn và luôn tự phải lo lắng về sự sống còn hơn.

Tina Hà Giang thực hiện

Nguồn : BBC, 12/12/21019

Published in Diễn đàn

Có thể có khả năng hãng dầu mỏ khổng lồ của Hoa Kỳ thoái vốn khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ đô la ở Biển Đông.

exxon1

Khu vực Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) khoanh tròn màu đỏ. Hình : Wikimedia Commons

Có tin đồn rằng tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã sẵn sàng rút khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ đô la bao gồm mỏ khí đốt lớn nhất Việt Nam ở Biển Đông.

Blogger Huy Đức tuyên bố rằng ExxonMobil đã thông báo cho chính phủ Việt Nam vào ngày 28 tháng 8 rằng họ có kế hoạch bán 64% cổ phần của mình trong dự án Cá Voi Xanh dự kiến sẽ bắt đầu khai thác vào năm 2023.

Trước đó, nhà phân tích thị trường dầu mỏ Tim Daiss đã viết rằng các chuyên gia năng lượng Việt Nam có cùng ý kiến rằng Bắc Kinh rất có thể chuẩn bị thách thức hoặc ít nhất là gây áp lực lên dự án Cá Voi Xanh với bài báo có tiêu đề "Bắc Kinh sẽ đá ExxonMobil ra khỏi Biển Đông ?".

ExxonMobil chưa bình luận công khai về tn đồn này. Nhưng nếu ExxonMobil thực sự đang tìm cách thoái vốn và bỏ chạy khỏi dự án Cá Voi Xanh, câu hỏi sẽ được đặt ra là đó là quyết định thương mại hay được do áp lực của Trung Quốc.

Nhưng việc công ty Mỹ rời bỏ đi có thể sẽ đánh dấu hợp đồng thứ tư bị một công ty nước ngoài huỷ bỏ sau bao nhiêu năm thăm dò do Hà Nội nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc đã gây áp lực buộc Việt Nam ngừng khai thác dầu khí hợp tác với các công ty nước ngoài trong các khu vực hàng hải đang tranh chấp. Căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây khi các tàu Trung Quốc và Việt Nam đối đầu tại Bãi Tư Chính.

Liên doanh Việt-Nga Rosneft cũng hiện đang thăm dò dầu khí trong khu vực.

Trong năm 2017 và 2018, Hà Nội đã hủy bỏ các dự án thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài, bao gồm cả với Repsol của Tây Ban Nha vì áp lực của Bắc Kinh và các mối đe dọa quân sự ở quần đảo Trường Sa.

Các nhà phân tích cho biết, việc triển khai lực lượng dân binh hàng hải và tàu vũ trang vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền chỉ là một cách để Bắc Kinh cố gây áp lực và dồn Hà Nội vào chân tường.

Trong Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông đang được đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bắc Kinh muốn các thành viên ASEAN đồng ý với điều khoản hoạt động kinh tế trong khu vực hàng hải sẽ không được tiến hành hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

Như vậy, nếu ASEAN đồng ý với bộ quy tắc ứng xử này thì các công ty Việt Nam sẽ không thể hợp tác được với các công ty Nga hay Mỹ để khai thác dầu khí trên biển. Có ý kiến cho rằng là chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới Việt nam có có thể có ý định loại bỏ điều khoản này ra khỏi bộ quy tắc ứng xử.

Rex Tillerson, cựu giám đốc điều hành của ExxonMobil, từng giữ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Tuy nhiên, nếu ExxonMobil có kế hoạch rút lui khỏi mỏ Cá Voi Xanh vì áp áp lực của Trung Quốc, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ không thừa nhận họ biết gì về việc này.

Vào ngày 22 tháng 8, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus tuyên bố công khai rằng các công ty của Hoa Kỳ là những người tiên phong thế giới trong việc thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm cả ngoài khơi và ở Biển Đông. Do đó, Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hoặc ép buộc các nước đối tác từ chối hợp tác với các công ty không phải công ty Trung Quốc, hoặc nói cách khác là quấy rối các hoạt động hợp tác của họ.

Khi tin đồn lan nhanh dữ dội, một lời giải thích ít giật gân hơn áp lực của Trung Quốc là ExxonMobil đang suy nghĩ lại về khả năng thương mại của dự án tại thời điểm họ đang cắt giảm chi phí và xử lý tài sản trên toàn thế giới.

ExxonMobil gần đây đã tuyên bố rằng họ đang thoái vốn một số tài sản trị giá 15 tỷ đô la. Tuần trước, Reuters đã đưa tin họ muốn thu lại 4 tỷ đô la bằng cách thoái vốn khỏi các dự án ở Na Uy. Vào giữa tháng 8, có thông tin ExxonMobil cũng sẽ bán cổ phần trong các dự án Biển Bắc ở Anh.

Có thể có những lý do thương mại chính đáng để ExxonMobil rời khỏi dự án Cá Voi Xanh. Một số nhà phân tích cho rằng trữ lượng khí đốt của mỏ khí đặc biệt nhiều carbon dioxide, hạn chế việc sử dụng nhiên liệu chiết xuất của công ty và không thân thiện với môi trường.

Vấn đề tài chính của đối tác trong nước – Tập đoàn Dầu khí (PVN) – cũng có thể là một yếu tố khiến họ phải rút đi. PViệt Nam cạn kiệt tài chính rất khó có thể mua cổ phần cảu ExxonMobil trong liên doanh nếu họ thoái vốn.

Ngoài ra còn có khả năng ExxonMobil không có kế hoạch thoái vốn, mà là gây áp lực cho chính phủ Việt Nam thực hiện và thay đổi chính sách cũng như thúc đẩy phê duyệt các phần trọng yếu của dự án.

Tình trạng dự án sẽ trở nên rõ ràng hơn khi Nguyễn Phú Trọng tới Washington vào cuối năm nay, rất có thể là vào tháng Mười. Đã có những gợi ý rằng các quan chức cấp cao của PViệt Nam và Tổng công ty sản xuất thăm dò dầu khí sẽ đi cùng với ông Trọng đi Mỹ.

Ngày 10 tháng 9 Bill Hayton, thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương của Chatham House London tuyên bố "Điều này nghe có vẻ giống như vấn đề thương mại (của ExxonMobil) để bán tài sản hoặc từ văn phòng khu vực (có giá tốt hơn cho khí đốt) - chứ không phải do áp lực chính trị của Bắc Kinh."

Tuy nhiên, không thể bác bỏ hoàn toàn âm mưu địa chính trị.

Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, đã dự đoán vào ngày 17 tháng 8 rằng nếu Bắc Kinh không nghĩ rằng tiến trình quấy rối việc thăm dò dầu hoả của Việt Nam với Rosneft gần Bãi Tư Chính có hiệu quả thì có thể họ sẽ khiêu khích nơi khác liền kề với đường chín vạch như mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil.

Hồi tháng trước ông Thayer cho hay Trung Quốc sẽ không chuyển sang leo thang căng thẳng mạnh đến mức gây áp lực liên tục lên Hà Nội, Manila và Kuala Lumpur để chứng minh rằng có rất ít ba quốc gia này không thể làm để chống lại Trung Quốc được. "Trung Quốc tìm cách chứng minh rằng không có quốc gia nào có thể dựa vào Hoa Kỳ hoặc cộng đồng quốc tế giúp đỡ họ," ông Thayer tuyên bố.

Bennett Murray, Chánh văn phòng của Deutsche Presse-Agentur Hà Nội, đã viết vào tháng 8 rằng Việt Nam "liên kết ngành công nghiệp dầu khí với chính trị quyền lực lớn có thể là cơ hội tốt nhất để bám vào việc khoan thăm dò một số mỏ khí trong đường chín đoạn.

Ông đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của Hà Nội trong việc duy trì sự quan tâm của ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh, mà ông lưu ý là "bị kẹp ngoài khơi Đà Nẵng, giữa ranh giới thềm lục địa và đường chín đoạn."

Nếu thực sự ExxonMobil đang tìm cách thoái vốn và chạy khỏi dự án trị giá hàng tỷ đô la - ngay cả vì lý do tài chính, không phải địa chính trị - thì việc đó sẽ thể diện cho một cú đấm vào mối quan hệ Mỹ-Việt tại thời điểm quan trọng về chiến lược địa lý này. Bây giờ hơn bao giờ hết, Hà Nội đang tìm kiếm các cam kết của Washington rằng họ sẽ đứng về phía Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu vũ trang nào với Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.

exxon2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cùng người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 2 năm 2019. Ảnh : AFP thông qua Thông tấn xã Việt Nam

Washington, tuy nhiên, đang phát đi tín hiệu hỗn hợp. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ hơn nữa dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, mối quan hệ sâu sắc được Tổng Thống tiền nhiệm Barack Obama xây dựng. Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi nói bất cứ điều gì quan trọng về quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á.

Nhưng Trump vẫn tỏ ra khó chịu vì thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ, khi có tin Hà Nội đang cho phép hàng hóa Trung Quốc được dán nhãn lại và tái xuất dưới dạng hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Đáp lại, ông Trump đã đề cập đến quốc gia này vào tháng 6 như là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong một cuộc phỏng vấn báo chí.

exxon3

Tập ảnh công nhân Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khoan dầu trong một tập tin ảnh. Ảnh : Facebook

Tuy nhiên, chính phủ Trump đã phản ứng kiên quyết với các động thái gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ortagus chỉ trích Trung Quốc thực hiện một loạt các bước gây hấn để can thiệp vào các hoạt động kinh tế lâu nay của Việt Nam .

Sự tham gia của Nga tại Bãi Tư Chính đã làm phức tạp thêm tình hình. Sự đe dọa của Trung Quốc gần nơi này nhằm gây sức ép buộc Việt Nam hủy bỏ thăm dò dầu khí chung với Rosneft.

Chính phủ Nga sở hữu 50% cổ phần Rosneft, hai cổ đông lớn thứ hai và thứ ba là BP và Qatari QH Oil. Công ty Gazprom của Nga và Zarubezhneft hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước cũng tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Có tin đồn rằng ExxonMobil có thể tìm cách bán cổ phần của họ trong dự án Cá Voi Xanh cho Rosneft.

Tổng thống Nga Vladimir Putin không cho ý kiến về các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng điều này có thể thay đổi khi lợi ích năng lượng của Moscow cũng chịu áp lực của Bắc Kinh trong khu vực này.

Ông Murray cho rằng " Ở khu vực Repsol, một công ty tư nhân của một cường quốc nhỏ là Tây Ban Nha không liên quan gì đến địa chính trị của họ, Nga có thể sẽ đóng vai cường quốc chính trị cổ lỗ để bảo vệ dòng tiền cho nhà nước Nga." . Mặc dù Nga có thể không chính thức đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp, nhưng các công ty của họ là những công ty duy nhất hiện đang khai thác dầu khí tại quốc gia này bên trong đường chín đoạn".

Ông Thayer nói rằng khi các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vàSergei Lavrov của Nga đã gặp nhau tại Bangkok trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh khu vực vào tháng 8, Vương Nghị đã yêu cầu Rosneft ngừng các hoạt động với Việt Nam tại Bãi Tư Chính, một yêu cầu mà Lavrov đã từ chối về mặt ngoại giao.

David Hutt

Nguyên tác : Chinese pressure may drive ExxonMobil from Vietnam, AsiaTimes, 13/09/2019

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 15/09/2019

Published in Diễn đàn

Đảng Cộng sản cầm quyền đang chia rẽ giữa đường lối ủng hộ và chống Trung Quốc trước thềm Đại hội 2021

npt0

Ai sẽ là người kế vị Nguyễn Phú Trọng sau 2021 ?

Tại hội nghị trung ương vào tháng 5, Đảng cộng sản đã bắt đầu lựa chọn "cán bộ chiến lược" cho dàn lãnh đạo mới vào năm 2021.

Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, nói rằng khi quá trình lựa chọn lãnh đạo sẽ tăng cường trong mười sáu tháng tới, với "khả năng trọng tâm sẽ tập trung vào việc Tổng Bí thư kế tiếp sẽ xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao".

Dĩ hòa ? 

Quan hệ hai bên trở nên căng thẳng rõ hơn trong những tuần gần đây khi Trung Quốc gia tăng áp lực buộc Việt Nam ngừng khai thác dầu gần Bãi Tư Chính gần như đưa hai bên tới bờ vực chiến tranh nhưng người ta thường cho rằng những tranh chấp như vậy không ảnh hưởng tới mối quan hệ thân thiện của đảng anh và đảng em.

Hà Nội thường xuyên muốn khơi dậy chỉ một chút lòng yêu nước để không làm ảnh hưởng nhiều đến quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, hoặc không vô tình thúc đẩy ý thức về quyền lực của người dân quá nhiều.

David Hutt nhận định tinh thần bài Trung trong dân chúng dâng cao mỗi khi có tranh chấp trên biển, có thể đóng một vai trò lớn hơn trong chủ trương của Đảng, đặc biệt là nếu phe nhóm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố giành được sự ủng hộ lập trường về Trung Quốc của họ.

Tính hợp pháp của Đảng cộng sản ngoài việc phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh và đảm bảo giữ nguyên tình trạng tăng trưởng như vậy thì còn có một cách khác để Đảng có thể củng cố vị thế trong công chúng là đưa ra một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Trong một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew được thực hiện vào năm 2017, 92% số người Việt Nam được hỏi cho rằng quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe dọa cho Việt Nam.

Tuy nhiên, tinh thần bài Trung - trái ngược với chủ nghĩa dân tộc của đảng - có xu hướng chồng chéo với tinh thần dân chủ đang bị Đảng đàn áp không nương tay.

Nguyễn Phú Trọng, đi lên từ vị trí tổng biên tập tạp chí cũng luôn đi đầu trong việc duy trì các mối quan hệ ý thức hệ với Trung Quốc.

Nguyễn Phú Trọng đại diện cho một niềm tin lỗi thời về vai trò của Đảng trong xã hội và muốn đảng cầm quyền có quyền kiểm soát nhiều hơn.

Chiến dịch chống tham nhũng và chống lối sống vô đạo đức trong Đảng của Nguyễn Phú Trọng dường như bắt chước chiến dịch của Tập Cận Bình nhằm thanh trừng củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản.

Nhưng cho đến nay, Nguyễn Phú Trọng đã kiên quyết tránh xa việc định hướng lại chính sách đối ngoại, thay vào đó là tiếp tục cách tiếp cận truyền thống của Đảng là "càng nhiều bạn càng tốt", ngay cả khi Bắc Kinh gia tăng gây hấn ở Biển Đông.

Nếu Đại hội 2016 về cơ bản là một cuộc đấu giữa cũ và mới, thì Đại hội đầu năm 2021 sẽ phức tạp hơn, với yếu tố quyết định tiềm năng là cách xử lý Trung Quốc ra sao.

Ứng viên tiềm năng 

Hiện tại, không có ứng cử viên nổi bật nào để thay thế ông Trọng sẽ ở 76 tuổi vào đầu năm 2021. Ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức Bí thư Đảng vì đã giữ chức này hai nhiệm kỳ nhưng ông ta có thể tiếp tục giữ chức chủ tịch nước.

Một nhà phân tích yêu cầu giấu tên cho rằng có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng kế vị, dẫn đến sự bất ổn trong Đảng, vào thời điểm đất nước cần sự khéo léo và lãnh đạo mạnh mẽ để giải quyết căng thẳng khu vực và cả với Trung Quốc đang gia tăng.

Ứng viên sáng giá Trần Quốc Vượng – trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng từ năm 2016.

Đinh Thế Huynh, một đồng chí thân cận khác của ông Trọng, bị buộc phải nghỉ hưu hồi năm ngoái vì sức khỏe yếu, Trần Quốc Vượng còn nắm quyền nhiều hơn chức Bí thư điều hành chịu trách nhiệm về việc thực thi các chính sách của Bộ Chính trị và uỷ ban trung ương.

Nhưng Trần Quốc Vượng không có kinh nghiệm thực tế ở trong nội các và đến năm 2021 sẽ 65 tuổi, vì vậy sẽ được cho nghỉ hưu trừ khi có gia hạn độ tuổi hưu thông thường.

Một đồng chí trung thành khác của Trọng cũng được cho là đang tranh cử chức vụ hàng đầu này là Phạm Minh Chính, cựu phó bộ trưởng công an, là người đứng đầu Ủy ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực năm 2016, chịu trách nhiệm đề cử và phê chuẩn bổ nhiệm cán bộ Đảng. 

Nhưng ông Nguyễn Khắc Giang, một chuyên viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, đã chỉ ra : "chưa bao giờ có một tổng bí thư làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương vì như vậy sẽ bị coi là nắm quá nhiệu quyền lực khi giữ chức vụ đứng đầu và lại nắm tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể từ người đứng đầu chính phủ dân sự chuyển sang đứng đầu đảng, giống như Nguyễn Tấn Dũng từng muốn làm vào năm 2016. Nhưng vào năm 2021 ông Phúc cũng sẽ 66 tuổi, và hơn nữa, ông là người miền Nam nhưng khả năng có một tổng bí thư người nam là điều không thể có.

Ông Thayer cho biết hiện đang có một cuộc tranh luận về việc nới lỏng tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65. Nếu được chấp nhận, các chính trị gia quá tuổi có thể tiếp tục duy trì quyền lực, và chắc chắn sẽ cải thiện tỷ lệ Trần Quốc Vượng được đưa lên làm Tổng Bí Thư.

Sự việc diễn ra vào thời kỳ quan trọngtrong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Sự gây hấn gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng chính sách truyền thống của Hà Nội về việc xoa dịu Bắc Kinh là không có hiệu quả. Việt Nam đã ngừng thăm dò dầu khí vào năm 2017 và 2018 tại các vùng biển bị tranh chấp để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng áp lực vẫn tiếp tục. 

Liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ duy trì chính sách đối ngoại truyền thống của Đảng, trong việc cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, để tối đa hóa lợi ích từ cả hai, hoặc đi một con đường mới, sẽ được nhìn thấy trong những tháng tới.

Ông Nguyễn Khắc Giang, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, cho rằng : "Chưa bao giờ có một tổng bí thư làm trưởng ban tổ chức trung ương vì như vậy sẽ bị coi là nắm quá nhiệu quyền lực khi giữ chức vụ hàng đầu và lại nắm tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể từ người đứng đầu chính phủ dân sự chuyển sang đứng đầu đảng, giống như Nguyễn Tấn Dũng muốn làm vào năm 2016. Nhưng năm 2021 ông Phúc cũng sẽ 66 tuổi, và hơn nữa là người miền Nam nhưng khả năng có một Tổng bí thư người nam là điều không thể có.

Ông Thayer cho biết hiện đang có tranh luận về việc gia tăng tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65. Nếu được chấp nhận, các quan chức quá tuổi có thể tiếp tục duy trì quyền lực, và chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ Trần Quốc Vượng được đưa lên làm Tổng Bí Thư.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Sự gây hấn gần đây của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã chỉ ra rằng chính sách truyền thống của Hà Nội về việc xoa dịu Bắc Kinh là không có hiệu quả. Việt Nam đã ngừng thăm dò dầu khí vào năm 2017 và 2018 tại các vùng biển bị tranh chấp để đối phó với các mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng áp lực vẫn tiếp tục gia tăng.

Mấy tháng tới đây có thể sẽ chứng kiến liệu Nguyễn Phú Trọng sẽ duy trì chính sách đối ngoại truyền thống của Đảng trong việc cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, để tối đa hóa lợi ích từ cả hai, hoặc đi một con đường mới.

Nguyễn Phú Trọng chưa thể lật lại kịch bản về chính sách đối với Trung Quốc. Ông Thayer nhận định mối quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh sẽ được giải quyết vào đầu vào tháng 10 khi Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington.

Một vấn đề quan trọng là liệu có nên nâng quan hệ song phương từ toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược hay không.

Nếu Nguyễn Phú Trọng nâng cấp quan hệ với Mỹ thì đó sẽ là một trong những thay đổi chính sách đối ngoại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ, và sẽ làm dịu đi việc ngày càng nhiều đảng viên đang đòi hỏi hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Nhưng nếu Nguyễn Phú Trọng không thực hiện động thái táo bạo như vậy, và cố gắng xoa dịu Trung Quốc một lần nữa bằng các biện pháp truyền thống trong khi Bắc Kinh tăng áp lực ở Biển Đông, thì điều đó có thể gây ra phản ứng dữ dội từ bên trong Đảng.

Thế hệ ủy viên trung ương mới có thể cố gắng chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc lựa chọn nhóm lãnh đạo Đảng tiếp theo vào năm 2021, và do đó làm giảm quyền lực của Bộ Chính trị.

Thật vậy, các ủy viên trung ương thế hệ mới có thể cố gắng chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc lựa chọn nhóm lãnh đạo Đảng kế vị vào năm 2021, và do đó sẽ làm suy giảm quyền lực của Bộ Chính trị.

Một sự phản đối lập trường chính sách đối ngoại của Nguyễn Phú Trọng có thể không đủ để đánh bật toàn bộ phe phái của ông ta, nhưng các thành viên Bộ Chính trị sẽ phải tăng cường tinh thần chống Trung Quốc.

"Nếu có cần phải có một nhà lãnh đạo trẻ tuổi, thì điều đó có thể sẽ đến từ bên trong Ủy ban Trung ương", ông Thayer cho biết.

Việc duy trì các vấn đề đối ngoại hiện tại cũng có thể là trở ngại nếu các thành viên Bộ Chính trị khác có lập trường mềm mỏng đối với Trung Quốc.

Ông Phúc có thể tiếp tục làm thủ tướng thêm năm năm sau năm 2021 và mặc dù được coi là làm được việc, chính phủ dân sự của ông Phức đã mắc một sai lầm rất lớn hồi đầu năm 2018 khi đưa ra một đề xuất cho phép các công ty nước ngoài thuê đất đặc khu tới 99 năm.

Người dân Việt Nam nhận thức được điều này có nghĩa là đất cho Trung Quốc và đã có một số cuộc biểu tình lớn nhất trên toàn quốc.

"Chắc chắn chủ nghĩa dân tộc sẽ đóng một vai trò trong chính trị kế vị ở Việt Nam, nhưng chúng tôi không chắc mức độ và sự ảnh hưởng sẽ lên đến mức nào", ông Giang nhận định. 

David Hutt

Nguyên tác : Vietnam edges towards a succession crisis, Asia Times, 20/08/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 2208/2019

Published in Diễn đàn

Nhà bình luận chính trị David Hutt nói rằng mục tiêu chiến tranh thương mại kế tiếp của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ là Việt Nam.

muctieu1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đứng trước một lá cờ Việt Nam trong một buổi lễ đến Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2017. Ảnh : AFP / Jim Watson

Trong bài viết Trump's next trade war target : Vietnam , nhà báo làm việc tại Á Châu, chuyên viết trong mục 'Đông Nam Á' của The Diplomat, cũng thường xuyên viết cho Asia Times, nhận định rằng Việt Nam rất có thể là mục tiêu kế tiếp trong chiến tranh thương mại của Trump.

Trả lời phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 21/7, ông David giải thích rõ hơn những lý do chính tại sao ông Trump xem Việt Nam như mục tiêu kế tiếp của cuộc chiến thương mại, cũng như Hà Nội có thể làm gì để giảm thiểu tối đa rủi ro này.

David Hutt : Có hai lý do. Việc định tuyến lại các sản phẩm của Trung Quốc qua Việt Nam là một điều mới, và khá nghiêm trọng, nhưng có lẽ đó không phải là mối quan tâm chính của chính phủ Hoa Kỳ - xét cho cùng, Trung Quốc cũng từng bị cáo buộc chuyển sản phẩm của mình qua nhiều quốc gia khác, và đã làm như vậy ngay cả trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, để tận dụng các thỏa thuận thương mại ưu đãi của quốc gia khác với Mỹ.

Nghiêm trọng hơn là thặng dư mậu dịch lớn mà Việt Nam có với Mỹ. Như tôi lưu ý trong bài viết, đã lên đến mức lớn nhất trong năm ngoái (khoảng 40 tỷ USD) và có thể tăng hơn trong năm nay, vì mới trong 5 tháng đầu năm nay, thặng dư đã đạt 21,6 tỷ USD.

Ngay sau khi ông Trump trở thành tổng thống, thặng dư mậu dịch là vấn đề lớn đối với ông - chúng ta nhớ rằng trong vài tháng đầu cầm quyền, ông Trump khá chống Việt Nam ; ông thường nhắc đến con số thặng dư mậu dịch khổng lồ của Việt Nam, nhiều hơn nhắc đến Trung Quốc lúc bấy giờ, và ông quyết định đưa Hoa Kỳ ra khỏi TPP, điều làm cho những người ở Hà Nội rất khó chịu.

BBC : Giới phản biện có thể lập luận rằng, những tuyên bố từ Trump, như ''Việt Nam lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc"có thể chỉ là một trong những tuyên bố nhất thời, vì trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ sẽ cólợi hơn khi giữ mối quan hệ tốt với Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam không trộm cắp tài sản trí tuệ, do đó không làm tổn hại nhiều cho Mỹ như Trung Quốc. Ông nghĩ sao ?

David Hutt : Vâng, tôi có lưu ý trong bài viết rằng, theo các nguồn tin chính phủ mà tôi có được tại Việt Nam, mọi người thực sự không biết phải phản ứng như thế nào với bình luận của ông Trump. Với Trump, người ta luôn luôn phải đoán xem một bình luận ông đưa ra có phải là chính sách thực sự của Nhà Trắng không, hay chỉ là một phát ngôn mang tính cách thời điểm, hoặc Trump nghĩ rằng nếu ông nói điều gì đó thật kỳ quặc thì sẽ buộc người khác phải sửa đổi cung cách của họ.

Nếu chúng ta nhìn vấn đề với đôi mắt phân tích, thì những lời bình luận của ông Trump chắc chắn là kém ngoại giao và phi lý. Việt Nam không có chính sách cạnh tranh thương mại không công bằng như những chính sách bất công của Trung Quốc đối với thương mại Hoa Kỳ. Và Hà Nội chắc chắn sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của Washington, ít nhất là trong quan hệ kinh tế. Vì vậy, không, Việt Nam không lợi dụng Mỹ tệ hơn Trung Quốc.

Hơn nữa, và đây là điều khiến cho những bình luận của Trump trở nên kỳ quái, là ít nhất từ năm 2011, dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã đặt ưu tiên và nuông chiều Việt Nam vì những phản đối của Việt Nam với sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Không có quốc gia Đông Nam Á nào được Washington trao cho nhiều ưu đãi như thế, và không có quốc gia nào trong khu vực có nhiều vấn đề chính trị như Việt Nam - chẳng hạn như hồ sơ nhân quyền khủng khiếp và việc bảo trì hệ thống độc đảng - những điều thường khiến cho Mỹ rất quan tâm đã được ngó lơ. Chỉ cần so sánh cách Mỹ phản ứng với các sự kiện chính trị ở Campuchia với Việt Nam chúng ta sẽ thấy.

Việt Nam thực sự có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ. Một cách đặc biệt, Trump thực sự đã làm theo chính quyền Obama trong các giao dịch với Việt Nam - điều này rất độc đáo, vì Trump có xu hướng làm ngược lại với Obama trong những lãnh vực khác - và thực tế ông Trump đã nâng quan hệ với Việt Nam lên cấp độ cao hơn, ngoại trừ trong vài tháng đầu nhậm chức. Tôi tin rằng ông Trump đã đến thăm Việt Nam ba lần. Ông gần như không bao giờ nói chuyện công khai về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, trong khi ông Obama ít nhất đã đề cập đến những vấn đề này. Và ông Trump cũng đã dành nhiều lời khen ngợi có lẽ hơi quá lời cho Hà Nội khi thủ đô nước này tổ chức cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên vào tháng Hai.

Vì vậy, những bình luận gần đây của ông Trump không những chỉ bất thường, mà còn đi ngược lại chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam trong gần một thập niên qua. Cho nên, tôi cảm thấy những lời này đáng kinh ngạc - có lẽ do ông cố tình phát ngôn như thế để buộc Hà Nội giảm thặng dư mậu dịch bằng cách mua thêm hàng hóa của Mỹ, và cũng có lẽ để thể hiện, theo cái kiểu của Trump, là ngay cả các đồng minh của ông cũng phải coi chừng.

BBC : Tuyên bố của ông Trump, cộng thêm việc Mỹ áp 400% thuế lên thép có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan gia công tại Việt Namdường như cũng khiến Việt Nam quan ngại. Theo ông thì Việt Nam đã làm đủ chưa để giảm thiểu xác suất có thể trở thành mục tiêu kế tiếp trong chiến tranh thương mại của ông Trump ? Ông khuyên Hà Nội nên làm gì thêm để khỏi trở thành mục tiêu này ?

David Hutt : Tôi cho là, như đã đề cập ở trên, bình luận của ông Trump và việc áp thuế - không phải là là những điều quá hệ trọng - được đưa ra để khiến cho Việt Nam tìm cách giảm thặng dư mậu dịch bằng cách mua thêm hàng hóa của Mỹ. Những điều đó có lẽ cũng khiến Việt Nam suy nghĩ rõ hơn về vị trí của mình, là Việt Nam đứng ở đâu trong lúc Mỹ và Trung Quốc được xem như là đang ở trong một chiến tranh lạnh mới.

muctieu2

Nhân công tại một xưởng may ở Hà Nội. Nhiều nước Á Đông mong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ giúp nước họ ở vào vị trí thuận lợi hơn

Điều tốt cho Việt Nam là việc điều chỉnh thặng dư mậu dịch sẽ dễ hơn việc giảm thiểu các sản phẩm của Trung Quốc được chuyển vào Mỹ qua Việt Nam nhiều. Muốn giảm thặng dư mậu dịch Việt Nam đơn giản chỉ phải mua thêm hàng hóa từ Mỹ (mọi người đều biết Washington đã vận động Việt Nam mua vũ khí quân sự từ Mỹ, thay vì từ Nga), trong khi giảm hàng Trung Quốc đi qua ngả Việt Nam vào Mỹ đòi hỏi phải tổ chức lại hải quan và biên giới, một điều khá khó khăn.

Có bằng chứng cho thấy là Hà Nội đang cố gắng giảm thiểu các sản phẩm Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam để vào Mỹ. Quan trọng hơn, cũng có bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều nhà lập pháp ở Việt Nam bắt đầu đặt câu hỏi tại sao họ phải chấp nhận đầu tư nhiều như vậy từ Trung Quốc - và liệu chất lượng chứ không phải số lượng có phải là cách tiếp cận tốt hơn. Mặc dù Việt Nam thường không cùng có quan điểm chính trị và địa chính trị với Bắc Kinh, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông, nhưng về kinh tế, cả hai nước rất thân thiết.

Nhưng nếu Việt Nam cố gắng thay đổi chính sách thương mại với Trung Quốc, chẳng hạn như bằng cách trở nên kén chọn hơn về những khoản đầu tư mà họ chấp nhận, điều này sẽ làm hài lòng Mỹ. Nếu ông Trump hành xử hợp lý, ông sẽ cố gắng sử dụng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra để thu hút thêm sự ủng hộ cho Mỹ từ các nước Châu Á khác. Chúng ta không thể phỏng đoán là ông ấy chắc chắn sẽ hành xử đúng như thế, nhưng đe dọa sẽ biến Việt Nam thành mục tiêu kế tiếp của chiến tranh thương mại có thể là cách mà ông Trump buộc Hà Nội phải thay đổi để có cách tiếp cận thân thiện hơn với Hoa Kỳ.

Tina Hạ Giang

Nguồn : BBC, 22/07/2019

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản bắt đầu đặt câu hỏi Việt Nam có thể tiếp nhận bao nhiêu thương mại và đầu tư của Trung Quốc mà không gây ra phản ứng dữ dội

von01

Một cảnh sát ngăn các nhiếp ảnh gia chụp ảnh trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát lớn ở Hà Nội trong một bức ảnh. Ảnh : Facebook - Ảnh minh họa

Trong khi chủ nghĩa dân tộc bài Trung trở nên phổ biến ở Việt Nam, thì Đảng cũng bắt đầu đặt câu hỏi nghiêm túc liệu Việt Nam có thể tiếp nhận thêm bao nhiêu đầu tư của Trung Quốc mà không bị phản ứng dữ dội, và liệu dòng chảy thương mại bất bình đẳng có đang lấn át các công ty trong nước.

Việc hoãn luật đặc khu vào năm ngoái được xem là một lần nhượng bộ hiếm hoi của nhà cầm quyền để đối phó với áp lực của công chúng. Luật Đặc khu lại một lần nữa bị hoãn khi thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biệt việc này không nằm trong chương trình nghị sự lập pháp vào năm 2019 hoặc 2020. 

Có khả năng Đảng đã quyết định hoãn thảo luận về luật Đặc khu cho đến sau Đại hội 2021, sau khi đã có đội ngũ lãnh đạo mới. Cũng có thể Đảng đã quyết định bỏ hoàn toàn kế hoạch Đặc khu do lo ngại Trung Quốc thâm nhập sâu vào nền kinh tế.

Chỉ có một trong ba Đặc khu được xây dựng gần biên giới Trung Quốc, nhưng không đặc khu nào dành độc quyền cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có những lo ngại về khả năng kinh tế và tài chính của Đặc khu.

Bộ Tài chính ước tính sẽ tốn khoảng 70 tỷ đô la để phát triển ba Đặc khu, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài chỉ dự kiến sẽ góp một nửa số vốn, khu vực nhà nước và tư nhân phải trả phần còn lại.

Xây dựng đặc khu làm dấy lên lo ngại có thể dẫn đến rủi ro bẫy nợ tiềm ẩn của Trung Quốc tương tự như ở các quốc gia khác. Nợ công tăng cao, lên tới gần 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016, trong khi đó chính phủ phải kiềm chế đầu tư, cắt giảm ngân sách và áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Số tiền đầu tư ban đầu liệu sẽ thu hồi lại được hết trong dài hạn cũng là mối nghi ngại lớn khác.

Ông Vũ Quang Việt cảnh báo về việc các Đặc khu có thu hút các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao cấp và họ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư đầu cơ vào bất động sản và cờ bạc như Trung Quốc đã làm ở Campuchia.

Các nhà kinh tế và nhà hoạt động quyền nổi tiếng khác cho rằng các Đặc khu có vốn đầu tư nước ngoài có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề quyền đất đai vốn đã căng thẳng, và rằng nguyên nhân chính của việc gia tăng biểu tình chống Đảng trên cả nước thường liên quan đến đầu tư Trung Quốc.

Năm 2009, nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ vì lo ngại doanh nghiệp Trung Quốc khai thác bauxite ở miền trung Việt Nam. Một số các vị lãnh đạo lão thành lên tiếng chỉ trích chính phủ và coi đó là thỏa thuận bán dần chủ quyền cho Trung Quốc vì khu vực miền Trung là vùng núi nguyên sơ và cũng có tầm quan trọng chiến lược trong các tranh chấp hàng hải đang diễn ra với Trung Quốc.

Bảy năm sau, lại có các cuộc biểu tình trên toàn quốc sau khi tập đoàn Đài Loan Formosa Nhựa đổ chất thải độc hại vào vùng biển miền trung Việt Nam, hủy hoại môi trường và nghề cá ở một số tỉnh.

Cả hai vụ biểu tình này, một chống Trung Quốc và một chống Đài Loan, khiến Đảng cầm quyền phải xem xét lại các chính sách thúc đẩy đầu tư nước ngoài của họ. 

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Australia nhận xét đảng và chính phủ Việt Nam bị bất ngờ trước các vụ biểu tình chống Trung Quốc dữ dội hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Thayer cho biết thêm, "Lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục dập tắt chỉ trích trong nước về Trung Quốc đồng thời thúc đẩy sự tham gia kinh tế với Trung Quốc. Điều này phản ánh chính sách từ lâu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc hạn chế chứ không hoàn toàn kiểm duyệt những bình luận chống Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông trong nước trong khi "hợp tác và đấu tranh với Trung Quốc trong quan hệ song phương".

Điều đó đặt Đảng vào một vấn đề nan giải. Là một quốc gia độc tài, tính hợp pháp của Đảng Phụ thuộc phần lớn vào khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, hiện đang thuộc hàng nhanh nhất thế giới, cũng như vai trò lịch sử của Đảng đã đẩy lùi chủ nghĩa thực dân nước ngoài.

Ý kiến đối lập cho rằng Việt Nam đã quá thân thiện với Trung Quốc trong khi vẫn đang có những tranh chấp gay gắt ở Biển Đông với Bắc Kinh.

Việc thừa nhận tầm quan trọng của đầu tư của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của Hà Nội có thể sẽ thay đổi khi nhận thức về sự thống trị của Trung Quốc với rủi ro về chính trị gia tăng.

Quyết định hoãn luật Đặc khu cho đến năm 2021 hoặc xa hơn chắc chắn sẽ được coi là một chiến thắng của những ai không đồng tình với kế hoạch này, cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Trung. 

Tuy nhiên, sự hoài nghi về đầu tư của Trung Quốc trong Đảng đã ngày càng tăng khi một số Đảng viên và quan chức cao cấp gần đây dường như đang kêu gọi giới hạn FDI lần đầu tiên .

Một phần do cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang diễn ra, nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động về phía Nam.

Việt Nam, một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á được hưởng lợi về đầu tư.

Theo một báo cáo gần đây của Rong Viet Securities Corporation, một công ty tư vấn có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, số tiền đầu tư chỉ riêng quý đầu năm nay của các công ty Trung Quốc đã bằng khoảng hai phần ba số tiền họ đầu tư vào Việt Nam trong cả năm 2017.

Trong phiên họp mới nhất của Quốc hội vào đầu tháng này, các đại biểu đã đặt câu hỏi liệu vốn đầu tư Trung Quốc này có thực sự tốt cho Việt Nam trong dài hạn hay không.

Đại biểu Nguyễn Văn Chương thành phố Hồ Chí Minh, đã kêu đề phòng các công ty Trung Quốc mang công nghệ lạc hậu vào và làm cho các công ty trong nước mất đi thế cạnh tranh. Một đại biểu khác kêu gọi đặt hàng cản bảo hộ mới để chính phủ có được nhiều quyền hơn khi chọn và xem xét đầu tư của Trung Quốc.

Việt Nam vẫn có thể có chọn lựa khi các nhà đầu tư nước ngoài khác mở rộng đầu tư của họ ở Việt Nam. Việt Nam hiện được xem là điểm đến hấp dẫn nhất ở Châu Á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, theo khảo sát năm nay của hãng tin Nhật Bản NNA.

Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, chiếm gần một phần tư trong tổng số 35,4 tỷ đô la vốn FDI năm ngoái. Hàn Quốc cũng đang tăng nhanh đầu tư, đặc biệt là khi Seoul giảm đầu tư vào Trung Quốc.

Chỉ riêng Samsung Electronics đã đầu tư khoảng 17 tỷ đô la vào Việt Nam, biến Việt Nam thành nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Trung Quốc, và công ty con của Samsung trong nước thành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam. Samsung đã đạt doanh thu 58 tỷ USD ở Việt Nam trong năm 2017.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang hạn chế thương mại với Trung Quốc vì thâm hụt thương mại hiện trị giá khoảng 5,2 tỷ USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục giảm, giảm 16% trong hai tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 18,6% trong quý một.

Hiện đồng Nhân dân tệ bị mất giá và đã giảm khoảng 9% kể từ khi thương chiến Mỹ-Trung bắt đầu. Đại biểu quốc hội hiện đang đặt câu hỏi liệu có nên phá giá đồng nội tệ để ngăn chặn thâm hụt mở rộng hay không.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố với quan chức cấp cao Trung Quốc năm ngoái rằng doanh nghiệp Trung Quốc nên nhập khẩu nhiều sản phẩm từ Việt Nam hơn, bắt đầu với các sản phẩm nông nghiệp, để cân bằng thương mại song phương.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cân bằng thương mại đó. Nhưng rõ ràng là chủ nghĩa dân tộc bài Trung đang gia tăng ở Việt Nam, đến mức tạo áp lực buộc chính phủ độc đảng phải cân nhắc về quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc.

Ngay khi các nhà hoạt động và các nhà kinh tế chỉ trích luật Đặc khu vì cho rằng họ đặt lợi ích của Trung Quốc lên trên lợi ích quốc gia, một số quan chức trong Đảng hiện đang bắt đầu đặt câu hỏi liệu đầu tư và thương mại Trung Quốc có nhất thiết vẫn là lợi ích quốc gia hay không.

David Hutt

Nguyên tác : Vietnam seeks to slow China inflows, AsiaTimes, 30/05/2019

Phương Thảo lượt dịch

Nguồn : VNTB, 03/06/2019

Published in Diễn đàn

Năm 2016, sau khi Nguyễn Phú Trọng vẫn ở vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng trước khi tuyên bố về một công cuộc chống tham nhũng lớn, ông ta đã tuyên bố rằng "đánh chuột đừng để làm vỡ bình".

chuot1

Ông Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố rằng "đánh chuột đừng để làm vỡ bình".

Đây chẳng phải là mật mã gì. Điều ông Trọng muốn nói là chiến dịch chống tham nhũng của ông sẽ ngăn chặn mọi hành động gây thiệt hại cho Đảng Cộng sản. Đồng thời, đây cũng là điều lạc quan và bi quan : một lời kêu gọi làm trong sạch và một dự đoán về những hạn chế trong tương lai. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc thanh trừng chống tham nhũng của ông bắt đầu vào năm 2016, các giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước, và một số quan chức chính trị và chính trị gia có quan hệ rất tốt với nhau đã bị hạ gục.

Các giám đốc doanh nghiệp nhà nước như Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch Ocean Bank, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, là tâm điểm của một cuộc điều tra tham nhũng lớn, và trước đây là một trong những đại gia giàu có nhất Việt Nam đã bị kết án tù chung thân năm ngoái. Chính trị gia có Đinh La Thăng, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, là thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị sa thải trong hàng chục năm qua vì vai trò trước đây là Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước lớn. Giờ đây, lại có một cuộc điều tra khác ở Dầu khí Việt Nam, chủ yếu là vì hơn nửa tỷ đô la thiệt hại trong một dự án vô nghĩa ở Venezuela.

Một số lý do chống tham nhũng của Trọng đã được biết đến và không cần giải thích gì nhiều. Lý do đầu tiên, đặc biệt là giữa năm 2016 và 2017, là nhằm thanh trừng các giám đốc điều hành và chính trị gia thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng năm 2016 đã thua ông Trọng trong việc giành vị trí lãnh đạo đảng. Đây là động thái có thể dự đoán được ; ông Dũng vươn lên từ hàng ngũ đảng, và sau đó củng cố quyền lực khi trở thành thủ tướng, thông qua mối liên hệ với các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước tham nhũng và các quan chức địa phương, được gọi là nhóm lợi ích vô đảng để làm giàu chứ không phải ý thức hệ.

Điều này sau đó tự nhiên biến thành một phần của chiến dịch đạo đức của Trọng, được thiết kế để loại bỏ ra khỏi đảng những người được coi là không đủ trung thành hoặc thiếu lý tưởng chính trị. Đối với Trọng - một nhà lý luận xã hội chủ nghĩa và một người theo chủ nghĩa truyền thống cả đời - đảng đã trở nên quá lớn và bị những người chẳng quan tâm đến ý thức hệ của đảng ngoài lợi nhuận xâm nhập.

Tuy nhiên, có thể nói chiến dịch chống tham nhũng ngày nay đã được lái sang một hướng khác. Lý do thanh trừng giờ đây là vì kinh tế mà không phải chính trị. Luật chống tham nhũng của Việt Nam lần đầu tiên được sửa đổi năm ngoái đã mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang khu vực tư nhân.

Nhưng với khu vực nhà nước hầu như không bị lãng quên, vấn đề mà Đảng Cộng sản phải đối mặt là rất nhiều doanh nghiệp nhà nước (khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, giảm từ 12.000 doanh nghiệp nhà nước vào năm 1996, mặc dù chính phủ muốn giảm chỉ còn 103 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020), rất tốn kém để duy trì, không tạo ra lợi nhuận, và quản lý yếu kém. Đây là vấn đề quan trọng vì ngân sách nhà nước đang bị thâm thủng. Chính phủ đã hạ được mức nợ công và thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây ; cả hai điều này có thể trở thành một vấn đề đáng kể nếu không được kiểm soát. Nhưng các biện pháp thắt lưng buộc bụng ảnh hưởng rất lớn cho khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nhà nước, cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước và mức lương của công nhân nhà nước, hiện đang tụt hậu so với những người trong khu vực tư nhân.

Đảng Cộng sản thực sự có ba lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể thúc đẩy thận trọng và tăng chi tiêu cho các doanh nghiệp nhà nước, có thể không có lợi tức đầu tư tốt trong tương lai nhưng sẽ đảm bảo sự ủng hộ đảng của về ngắn hạn dành cho các giám đốc điều hành và nhân viên - và quan trọng là, nếu khu vực tư nhân tiếp quản toàn bộ nền kinh tế sẽ gây ra rắc rối cho thị trường bán tự do hiện do Đảng Cộng sản cai trị. Hoặc, thứ hai, có thể đơn giản thoát và thoái vốn ra khỏi tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đảng có thể bán hết để kiếm hàng tỷ đô la trong quá trình này (Công ty Bia Sài Gòn với phần lớn cổ phần của nhà nước đã được bán với giá 4,8 tỷ USD vào năm 2017) và sau đó tập trung vào quản lý kinh tế từ xa.

Lựa chọn thứ ba, và hợp lý nhất, nếu nhìn từ quan điểm của Đảng Cộng sản, là thoái vốn càng nhiều doanh nghiệp nhà nước bất tài và lỗ lã càng tốt trong khi chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước có lợi. Điều đó thể hiện qua sự thành lập của Ủy ban quản lý vốn nhà nước vào năm ngoái, mà một số người gọi là siêu ủy ban. Cơ quan này giám sát 19 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất có tổng trị giá khoảng 99 tỷ USD. Rõ ràng, đảng muốn giám sát các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nhiều hơn - và có lẽ có được một ý tưởng rõ ràng hơn về năng lực của họ.

Điều này đi kèm với một vấn đề cố hữu. Việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước đã bị đình trệ trong những năm gần đây, chủ yếu, nhưng phải không hoàn toàn khi các nhà đầu tư tư nhân xem xét và nhìn nhận có quá nhiều rủi ro. Đây là trường hợp cho đợt chào bán công khai đầu tiên của Vinalines năm ngoái, chỉ bán 1% cổ phần chào bán. Vì vậy, sẽ hợp lý khi cho rằng chỉ những doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận cao nhất mà nhà nước muốn bám vào mới thu hút được các nhà đầu tư tư nhân nhất.

Tuy nhiên, nếu các thanh tra của đảng có thể làm trong sạch các doanh nghiệp nhà nước có lãi, thì họ mới có thể thu hút một số nhà đầu tư. Thật vậy, nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có tham nhũng và yếu kém, thì đó là cơ hội tốt thu được lợi nhuận cao. Thật vậy, mặc dù hầu hết các dự án ở nước ngoài của PVN đều thất bại, nhưng theo theo báo cáo, PVN vẫn có doanh thu 4,8 tỷ đô la trong hai tháng đầu năm nay, cao hơn 8% so với dự đoán.

Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp nhà nước lãng phí được làm trong sạch, ngay cả khi được bán cho các nhà đầu tư tư nhân, thì ít nhất cũng sẽ tạo ra một bức tranh tốt hơn về các doanh nghiệp nhà nước khác cho nhà đầu tư.

Điều có ý nghĩa (và những gì Hà Nội dường như đang làm) là tách các công ty có lợi nhuận cao và tốt nhất khỏi các công ty yếu kém và tham nhũng, đồng thời ngăn chặn các công ty yếu kém bòn rút số tiền còm cõi của công quỹ nhà nước.

David Hutt

Nguyên tác : Real reasons for Vietnam’s crackdown on graft, AsiaTimes, 14/05/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 17/05/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 09 février 2019 12:18

Tư nhân hóa ở Việt Nam đã xìu

Các nhà hoạch định Đảng cộng sản muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh và thị trường chứng khoán sôi nổi bằng việc tư nhân hóa 64 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018 nhưng chỉ bán được cổ phần của 12 công ty

tunhan1


Nhà máy bia Sabeco thuộc sở hữu nhà nước đã huy động 4,8 tỷ đô la trong một đợt bán cổ phần được cho là nhằm thúc đẩy các tư nhân hóa khác. Thực tế đã không diễn ra đúng như vậy. Ảnh : Reuters / Kham

Bở !

Khi Sabeco, công ty sản xuất bia lớn thứ hai của Việt Nam, bán hơn một nửa cổ phần cho một nhà đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2017, có vẻ như các doanh nghiệp nhà nước hư hỏng của đảng Cộng sản cầm quyền cuối cùng đã có tiến triển.

Vào thời điểm đó, giao dịch trị giá 4,8 tỷ USD này đã được các nhà đầu tư, chủ ngân hàng và các nhà phân tích cổ vũ, kêu gọi tư nhân hóa toàn bộ để tăng hiệu quả, cắt giảm tổn thất nhà nước và chuyển hướng vốn ngân hàng khan hiếm sang hoạt động kinh tế có lợi hơn.

Nhưng sự lạc quan thị trường đã chuyển sang bi quan một năm sau khi tư nhân hóa một lần nữa. Trong số 7 tỷ đô la được huy động được từ doanh số bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước trong ba năm qua, phần lớn được thu vào năm 2017. Bộ Tài chính gần đây đã thông báo rằng 12 doanh nghiệp nhà nước đã được bán vào năm ngoái, thu vào 1,29 tỷ đô la, trước đó họ đã lên kế hoạch tư nhân hóa 64 công ty nhà nước.

Vào cuối năm 2016, chính phủ cho biết sẽ giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước từ 583 xuống còn 103 vào năm 2020. Tuy nhiên, vào cuối năm 2018, vẫn còn hơn 500 doanh nghiệp nhà nước, mặc dù con số này ít hơn đáng kể so với 12.000 doanh nghiệp nhà nước trong năm 1996, một thập kỷ sau khi Đảng ra mắt cái gọi là cải cách thị trường Đổi mới.

Tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hứa "cam kết mạnh mẽ hơn trong việc tái cơ cấu đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước" trong năm 2019, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ của ông sẽ sớm xem xét việc bán các doanh nghiệp nhà nước.

Lại lỡ chuyến đò !

Việt Nam bắt đầu hứa hẹn tư nhân hóa hàng loạt từ những năm 1990 nhưng thực hiện rất ít. Miguel Chanco, chuyên gia kinh tế cao cấp Châu Á tại Pantheon Macroeconomics, một cơ quan tư vấn kinh tế, nói rằng "đây không phải là lần đầu tiên" chính phủ bỏ lỡ mục tiêu "cổ phần hóa" của họ, vì tư nhân hóa đã từng được biết đến ở Việt Nam.

tunhan2


Một công nhân đang làm việc trong nhà máy Việt Nam. Ảnh minh họa - iStock.

Những rào cản quan liêu góp phần gây chậm trễ mãn tính. Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu một phần hoặc hoàn toàn của nhiều bộ khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng thống nhất trong việc tư nhân hóa. Hơn nữa, nhiều công ty nhà nước đã phát triển thành các tập đoàn lớn, gây khó khăn cho việc phân tích kinh doanh. Một tập đoàn sở hữu đất đai của nhà nước và phải trả lại tài sản trước khi tư nhân hóa.

Nhiều năm quản lý sai lầm và tham nhũng đặc hữu có nghĩa là sổ sách của nhiều doanh nghiệp nhà nước rất lộn xộn, các nhà phân tích cho biết. Điều đó làm cho việc định giá tài sản trở nên khó khăn, và đầy rủi ro, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng những gì họ nhìn thấy không nhất thiết là những gì họ sẽ nhận được thông qua tư nhân hóa.

VTV Cable, một trong những công ty truyền hình nhà nước lớn nhất Việt Nam, đã buộc phải tạm dừng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm ngoái khi chỉ có một nhà thầu đăng ký mua. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khác đã yêu cầu các cơ quan chức năng hoãn IPO vì những lo ngại tương tự với phản ứng kém của thị trường.

Một vấn đề lớn hơn là xu hướng của chính phủ Cộng đồng chỉ bán cổ phần thiểu số trong khi nhà nước giữ quyền kiểm soát đa số. Đối với các doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận cao nhất, chẳng hạn như Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí, họ không có kế hoạch bán đi một cổ phần nào.

Một số nhà bình luận cho rằng bằng cách chỉ bán hạn chế cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước, chính phủ nhằm mục đích tạo ý tưởng cho các nhà đầu tư rằng họ cam kết tư nhân hóa trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát mạnh mẽ của nhà nước đối với nền kinh tế. Chính phủ vẫn cương quyết rằng họ sẽ không thoái vốn công ty nhà nước thuộc lĩnh vực chiến lược, bao gồm quốc phòng và năng lượng.

Chênh lệch nhận thức giữa chính phủ và nhà đầu tư đã được thể hiện rõ ràng trong các vấn đề gần đây. Khi Hãng vận tải quốc gia Việt Nam (Vinalines), một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng hải lớn, ra mắt IPO vào tháng 9 năm ngoái, các quan chức nhà nước dự kiến sẽ huy động ít nhất 200 triệu đô la. Cuối cùng, chỉ đạt được 1% số tiền đó.

tunhan3

Các ngăn xếp của tiền Việt Nam, tiền đồng, được tính bởi một nhân viên ngân hàng - Ảnh : AFP / Hoàng Đình Nam

Thời gian cũng là một vấn đề. Chính phủ đã bỏ lỡ một cơ hội bằng cách khi không đưa thêm cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh vào đầu năm 2018, Chanco nói. Chỉ số chứng khoán Việt Nam tăng gần 19% trong ba tháng đầu năm 2018, một trong những mức tăng nhanh nhất trên thế giới vào thời điểm đó, trước khi giảm gần như cùng một tỷ lệ vào cuối năm, rõ ràng là do lo ngại về hiệu ứng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Tuy nhiên, chính phủ vẫn duy trì cam kết hùng biện về tư nhân hóa. Vào tháng 2 năm 2018, chính phủ đã thành lập một Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp với điều kiện bán hết tài sản doanh nghiệp nhà nước trị giá ít nhất 220 tỷ đô la trong những năm tới. Chính phủ hy vọng rằng ủy ban sẽ hợp lý hóa hợp tác giữa các bộ đồng thời là kiểm tra các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước cứng đầu.

Tháng 10 năm ngoái, Chính phủ cũng rút một đạo luật trước đây ra hạn định các công ty nước ngoài chỉ được nắm tối đa 49% cổ phần của các công ty Việt Nam. Sự thiếu kiểm soát đa số là yếu tố ngăn cản nhiều nhà đầu tư vốn ghét làm việc cùng với các bộ hoặc các công ty con ở địa phương, vốn họ thường phải đau đầu về cách phân chia tài sản thế chấp, vốn và cổ phiếu.

Không mãi một mình một chợ

Tuy nhiên, giờ đây các nhà đầu tư đang quan tâm đến Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực tế đã tăng 9% trong năm ngoái, nhờ năng suất tăng, cơ sở hạ tầng tốt hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao, theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

GDP hàng năm được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 6,5% trong vài năm tới, một trong những tỷ lệ cao nhất ở Châu Á. Đồng thời, Hà Nội rất muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với số lượng quốc gia ngày càng lớn hơn và hiện đang tích cực theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do mới.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP), một khối thương mại gồm 11 thành viên có hiệu lực đối với Việt Nam vào tháng trước, áp đặt các quy tắc quốc tế mới đối với doanh nghiệp nhà nước của mình, tuân theo các hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, yêu cầu minh bạch hơn và giảm thuế bảo hộ. Một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Châu Âu, dự kiến sẽ được phê chuẩn vào cuối năm nay, cũng sẽ hạn chế nhiều lợi thế hiện đang bảo vệ doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thoát khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài.

Tất cả điều này có nghĩa là chính phủ Việt Nam phải sớm đối xử với các công ty nhà nước giống như với các doanh nghiệp tư nhân, một vấn đề quan trọng khi nhiều doanh nghiệp nhà nước đã lỗ sặc máu trong nhiều năm và chỉ duy trì hoạt động nhờ sự nâng đỡ của chính phủ. Các nhà phân tích nói rằng không còn có ý nghĩa tài chính hay kinh tế gì để chính phủ cộng sản tiếp tục bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước.

David Hutt

Nguyên tác : Vietnam’s privatization buzz loses its fizz, Asia Times, 07/02/2019

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 09/02/2019

Published in Diễn đàn

Thoạt nhìn, hệ thống chăm sóc y tế xã hội Việt Nam trông có vẻ tốt, thước đo chính khả năng của Đảng Cộng sản cầm quyền để mang lại phúc lợi xã hội công cộng. Nhưng bên trong, nhân khẩu học thay đổi và khó khăn tài chính báo hiệu những điều nhức nhối.

gia1


Một cụ bà bán hàng tại một khu chợ ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, mỉm cười khi nhiếp ảnh gia mời chụp ngày 27 tháng 6 năm 2015. Ảnh : AFP / Dale de la Rey

Tốt nước sơn

Thoạt nhìn, hệ thống chăm sóc y tế xã hội Việt Nam trông có vẻ tốt, thước đo chính khả năng của Đảng Cộng sản cầm quyền để mang lại phúc lợi xã hội công cộng. Nhưng bên trong, nhân khẩu học thay đổi và khó khăn tài chính báo hiệu những điều nhức nhối.

Không như nhiều quốc gia giàu có nhất thế giới, phần lớn người Việt Nam được tiếp cận với bảo hiểm y tế quốc gia được nhà nước trợ cấp. Tuổi thọ trung bình ở quốc gia cộng sản này là 76 tuổi, chỉ ít hơn Hoa Kỳ hai năm.

Hơn nữa, nhiều người Việt Nam đã tích lũy đủ của cải trong nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và có thể dành ra một phần cho bảo hiểm tư nhân để nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với dịch vụ chăm sóc công.

Mặc dù tỷ lệ người có bảo hiểm tư nhân còn ít, doanh thu trong lĩnh vực này có trị giá khoảng 5 tỷ đô la mỹ vào năm ngoái, tăng 24% so với năm 2017. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam gần đây cho biết họ hy vọng thị trường sẽ tăng trưởng 25% trong năm nay.

Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam phải chịu nhiều điều tệ hại khác. Bất chấp những nỗ lực của nhà nước trong những năm gần đây nhằm mở rộng chương trình bảo hiểm công cộng Việt Nam, tính đến cuối năm ngoái, khoảng 13% dân số tức hơn 10 triệu người, không có bảo hiểm.

Báo cáo chi tiêu công của Việt Nam, một báo cáo hàng năm của Ngân hàng Thế giới, cho thấy khoảng hai triệu người bị lâm vào cảnh nghèo đói hàng năm vì những chi phí y tế bất ngờ, mà chủ yếu những người không có bảo hiểm bị ảnh hưởng.

VIETNAM-MILITARY-HISTORY-GIAP

Một người đàn ông lớn tuổi ngồi xe lăn tại Nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội để tỏ lòng thành kính cuối cùng tại một buổi lễ năm 2013. Ảnh minh họa - AFP / Hoàng Đình Nam

Chính phủ hiện đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế lên gần 88% trong năm nay, nhưng các nhà phê bình cho rằng những người cần lại không có được bảo hiểm kịp thời.

Lão hóa nhanh

Dân số Việt Nam đang già đi, và trong khi vấn đề không rõ ràng như ở các xã hội già hóa nhanh như Thái Lan hay Nhật Bản, tỷ lệ người trên 60 tuổi dự tính tăng từ 12% hiện nay lên 21% dân số vào năm 2040. Với độ tuổi trung bình hiện nay là 26, Việt Nam cũng đang già đi với tốc độ nhanh nhất Châu Á.

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm ngoái, "Việt Nam có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có". Thật vậy, khi độ tuổi lao động của Việt Nam, hay số lượng người từ 15 đến 35 tuổi, đạt mức cao nhất vào năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm trên đầu người chỉ hơn 5.000 đô la Mỹ.

So với Hàn Quốc và Nhật Bản, đã đạt đến mức nhân khẩu học cao nhất khi thu nhập trung bình của họ lần lượt là 32.000 USD và 31.000 USD. Việt Nam thậm chí không gần với quỹ đạo tăng trưởng thu nhập đó : chính phủ dự kiến GDP bình quân đầu người đạt 10.000 đô la năm 2035.

Trong khi đó, việc chăm sóc người già Việt Nam sẽ đặc biệt tốn kém, không chỉ bởi vì quốc gia này có tuổi thọ cao thứ hai ở Đông Nam Á.

Hiện tại, theo báo chí chỉ có 30% số người trên 60 tuổi nhận được tiền trợ cấp nhà nước và dưới 10% có một khoản tiết kiệm. Con số 10% có thể được cải thiện khi thu nhập tăng, nhưng nếu số người nhận trợ cấp tăng thì chắc chắn chính phủ phải chi thêm hàng tỷ đô la.

IMF dự đoán rằng với tốc độ hiện tại, chi phí lương hưu có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ lên 8% GDP vào năm 2050, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong số 12 quốc gia Châu Á khác được khảo sát trong báo cáo của IMF.

Thắt lưng buộc bụng

Họ cho rằng để duy trì hoạt động, có khả năng sẽ phải tăng phí thu đáng kể từ người lao động và doanh nghiệp trong những năm tới.

Quan trọng hơn, mặc dù chính phủ luôn nói về việc cung cấp phúc lợi toàn diện, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của nhà nước đã thực sự giảm đi trong ba năm qua. Năm 2018, theo truyền thông trong nước, ngân sách của chính phủ chỉ phân bổ 137 triệu đô la Mỹ cho các bệnh viện, ít hơn so với năm 2017.

Lý do : chính phủ đã hết tiền và cần phải thắt lưng buộc bụng. Cả thâm hụt tài chính và tỷ lệ nợ công trên GDP đã tăng lên trong những năm gần đây đến mức chính phủ đã áp đặt nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm túc.

gia3

Biểu đồ tỷ lệ dân số Đông Nam Á trên 60 tuổi - Nguồn : Liên Hiệp Quốc

Xét cho cùng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất ở Châu Á khoảng 7% hàng năm và có lẽ không sớm bị chậm lại đáng kể.

Đồng thời, chính phủ đang có dấu hiệu cho thấy họ không muốn thanh toán toàn bộ chi phí tăng nhanh, ngay cả trước khi sự thay đổi nhân khẩu học từ trẻ sang già bắt đầu cần tiền nhiều hơn từ kho bạc nhà nước.

Chương trình bảo hiểm XH đã gặp nhiều khó khăn về tài chính nhiều năm nay. Các nhà kinh tế cảnh báo quỹ bảo hiểm XH bao gồm chi phí y tế, hưu trí, thai sản và thất nghiệp có thể bị thâm hụt vào năm 2021.

Họ cho rằng để duy trì hoạt động, có khả năng sẽ phải tăng phí thu đáng kể từ người lao động và doanh nghiệp trong những năm tới.

Quan trọng hơn, mặc dù chính phủ luôn nói về việc cung cấp phúc lợi toàn diện, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của nhà nước đã giảm đi trong ba năm qua. Năm 2018, theo truyền thông trong nước, ngân sách của chính phủ chỉ phân bổ 137 triệu đô la Mỹ cho các bệnh viện, ít hơn so với năm 2017.

Lý do : chính phủ đã hết tiền và cần phải thắt lưng buộc bụng. Cả thâm hụt tài chính và tỷ lệ nợ công trên GDP đã tăng lên trong những năm gần đây đến mức chính phủ đã áp đặt nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm túc.

Đảng Cộng sản đã đưa ra mức nợ công trần 65% GDP và có dấu hiệu bám sát mục tiêu này. Vào cuối năm 2018, nợ công là 134 tỷ USD, tương đương khoảng 61% GDP, giảm 2,3 % so với năm 2017.

Đẩy gánh nặng qua các bệnh viện

Nhưng trong nỗ lực từ bỏ trách nhiệm của mình đối với chi phí chăm sóc sức khỏe, chính phủ đã thúc đẩy chính sách tự chủ hóa đối với lĩnh vực này, đặt gánh nặng lên các bệnh viện công nhằm tăng doanh thu.

Mặc dù chính sách này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2002, khi một nghị định của chính phủ dành cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe quyền tự chủ cao hơn, các nhà phân tích nói rằng quyền tự chủ đó đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây.

gia4

Bác sĩ phẫu thuật sử dụng công nghệ robot trong ca phẫu thuật thận tại Bệnh viện Hồ Chí Minh. Ảnh : Facebook

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ Y tế, cho biết trong tháng này, 160 bệnh viện công đã kiểm soát xong chi tiêu và doanh thu tính đến cuối năm 2018, trong khi 1.364 bệnh viện khác kiểm soát khoảng 90%.

Trên giấy tờ, điều này có nghĩa là nạn quan liêu ít hơn ; và bác sĩ cũng như chuyên viên, những người vốn biết rõ hơn những người ra chính sách của Hà Nội về cách phân phối và chi tiêu, có được quyền kiểm soát nhiều hơn.

Nhưng trong khi chính phủ tuyên bố chính sách cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của bệnh viện công, các nhà phê bình nói rằng chính sách này thực sự làm giảm chất lượng dịch vụ, vì các bệnh viện ưu tiên bệnh nhân giàu hơn bệnh nhân nghèo.

Chính sách này cũng đã làm cho các bệnh viện công hướng tới việc kiếm lợi nhuận nhiều hơn, một vấn đề sẽ trở nên gay gắt hơn nữa nếu chi tiêu của nhà nước cho y tế tiếp tục giảm.

Một nghị định của chính phủ quy định rằng nếu các bệnh viện công muốn mua thiết bị y tế mới hoặc mở rộng cơ sở, họ phải tìm nhà đầu tư và làm các thủ tục giống như một doanh nghiệp tư nhân. Đó là một động thái mà các nhà phê bình cho rằng ngăn cản các bệnh viện có được thiết bị hiện đại cần có vì quá đắt.

Minh Thi Hai Vo, tốt nghiệp tiến sĩ về chính sách công tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, đã viết trong bài báo gần đây rằng giới tinh hoa Cộng sản đã đặt quyền tự trị thành một chiến lược để giảm - và loại bỏ dần - trợ cấp của nhà nước dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bà tuyên bố rằng các bệnh viện công hiện đang được khuyến khích tham gia vào các hoạt động "tối đa hóa doanh thu phi đạo đức".

Gỗ mục vì tối đa hóa doanh thu phi đạo đức

Một số khu vực ở các khoa công cộng hiện được dành cho bệnh nhân có thu nhập cao, họ sẵn lòng bỏ tiền ra để có thêm sự thoải mái, trong khi các thiết bị công nghệ cao đắt tiền đang được sử dụng một cách không cần thiết để bắt bệnh nhân phải trả tiền, cô cho biết.

VIETNAM-HEALTH-TRACHOMA-EXAMINATION

Một phụ nữ lớn tuổi được khám mắt tại một trung tâm y tế ở làng Hiệp Hòa, tỉnh Thái Bình, trong hồ sơ lưu trữ hình của bệnh viện. Ảnh : AFP / Stringer

Bệnh viện cũng tăng thời gian nằm viện không cần thiết hoặc kê đơn thuốc quá nhiều, tất cả đều được "thiết kế" để tăng phí của bệnh nhân và các khoản thu của bệnh viện.

Tất cả những điều này làm tăng thêm chi phí bảo hiểm xã hội, làm tăng rủi ro khi bị thâm hụt mà không đủ khả năng chi trả cho những năm tới.

Hơn nữa, hối lộ bệnh viện đang trở thành thói quen, một vấn đề khó có thể loại bỏ khi Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng vặt cao nhất ở Châu Á. 

"Có thể cho rằng, những điều này là một biểu hiện của sự biến dạng và lạm dụng trong chăm sóc sức khỏe. Một số chuyên gia y tế vì lợi ích riêng đang cố gắng moi tiền của bệnh nhân càng nhiều càng tốt", Minh Võ viết.

Chính phủ đã thừa nhận một số sai lầm. Các cuộc kiểm tra gần đây của Bộ Y tế cũng cho thấy các bác sĩ đã kê đơn điều trị không cần thiết hoặc bắt bệnh nhân nằm bệnh viện quá lâu.

Dường như, giải pháp của Bộ đối với vấn đề này là cải thiện các quy trình hành chính tại bệnh viện, tham gia vào nhiều cuộc điều tra để ngăn chặn sơ suất và nâng cao nhận thức bệnh nhân.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, với sự bất lực của chính phủ trong ngăn chặn tham nhũng vặt, từ hối lộ công an đến chạy trường điểm, điều đó có thể rất khó khăn và không có kết quả.

Minh Võ nói rằng chính phủ nên bắt đầu chú ý đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và những đóng góp của ngành này cho tăng trưởng kinh tế - chúng phải được coi là sự đầu tư để phát triển mạnh hơn, chứ không phải là gánh nặng kinh tế.

David Hutt

Nguyên tác : Graying Vietnam can’t afford to get old, Asia Times, 28/01/2019

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 31/01/2019

Published in Diễn đàn

Trong bài "Phép thử ổn định cho Việt Nam năm 2019" David Hutt nhận xét rằng Luật An ninh Mạng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 sẽ đem đến cho Đảng Cộng sản cầm quyền quyền lực lớn hơn để kiểm duyệt internet ở một quốc gia đang phát triển nhưng phong trào dân chủ bị đàn áp.

challenge1

Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. © AFP

Điểm qua các sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong năm qua David Hutt cho rằng với giới doanh nghiệp việc Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 là thời điểm quan trọng bởi 95% thuế quan đối với các hàng hoá nhập khẩu vốn chiếm 10% GDP của Việt Nam sang các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ được loại bỏ. 

Bên cạnh đó còn có Hiệp định Thương mại Tự do quan trọng không kém với Liên Hiệp Châu Âu dự kiến cũng sẽ có hiệu lực trong năm 2019 nếu Việt Nam vượt qua được trở ngại về hồ sơ nhân quyền mà một số các quốc gia Châu Âu còn nghi ngờ .

Về mục tiêu kinh tế, theo các nhà kinh tế thì có thể Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra như trong năm 2018 ; chẳng hạn như GDP tăng trưởng 6,6%-6,8%, lạm phát và thất nghiệp dưới 4%, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 1-1,5%. Nhưng thách thức lớn nhất là giới hạn nợ nước ngoài ở dưới mức 53% GDP. Tuy nhiên thách thức về chính trị đang trở nên khó khăn hơn do hậu quả của việc tăng đô thị hoá, tầng lớp trung lưu gia tăng và các đòi hỏi về quyền sở hữu đất đai tư nhân.

Các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu trên toàn quốc hồi tháng Sáu đủ lớn và nhạy cảm đến mức Đảng Cộng sản quyết định hoãn luật đặc khu và chờ sang năm 2019. Nếu cố thông qua luật này một lần nữa, chắc chắn sẽ có biểu tình nổ ra trên toàn quốc. Theo David Hutt thì quy mô các cuộc biểu tình và mức độ đáp ứng của Đảng cầm quyền đối với sự bất mãn của dân chúng sẽ quyết định số phận của Luật Đặc khu. 

Tuy nhiên sự kiện chính trị mà tác giả cho rằng nổi bật hơn hẳn trong năm 2018 là quyết định của Đảng Cộng sản chấp thuận cho ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhận luôn chức Chủ tịch nước thay cho ông Trần Đại Quang. Với sự thay đổi về mặt tổ chức này, Việt Nam đã có cơ cấu gần giống cơ cấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm 1990, và bề ngoài đưa tầm vóc của Trọng vào ngang hàng với nhà cầm quyền tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình.

Động thái này đặt ra một số câu hỏi là liệu có phải Trọng đang cố gắng tích lũy thêm quyền lực riêng cho mình ; hoặc liệu đây là một sự xói mòn việc chấp nhận nguyên tắc phân chia quyền lực tồn tại trong nhiều thập kỷ ; hay vai trò kép của Trọng chỉ là một sự thay đổi tạm thời hơn là sự thèm khát nhiều quyền lực tập trung hơn.

Ngoài việc củng cố quyền lực riêng, Trọng tập trung vào sự sống còn của Đảng bằng hành động thanh trừng các quan chức được cho là vi phạm đạo đức, tham nhũng, bất tài . Chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2016 đã tăng tốc trong năm 2017 với việc bắt giữ nhiều Đảng viên nặng ký Đinh La Thăng, bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, là cựu thành viên Bộ Chính trị đầu tiên bị tù vì tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng năm 2018 đã được thực hiện có hệ thống hơn : thay vì nhắm vào các quan chức cấp cao, cơ quan điều tra nhắm đến các sĩ quan công an, các nhà lãnh đạo quân đội và các quan chức tỉnh tham nhũng. Trừ khi có sự thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ đảng khi các quan chức bị gắn nhãn tham nhũng, chiến dịch chống tham nhũng có thể sẽ vẫn vậy nhưng không trở thành một cuộc thanh trừng vào năm 2019.

Khó mà suy đoán được về thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Nhưng ai thay thế ông Trọng, hoặc ông Trọng sẽ đưa ai lên thay thế sẽ là quyết định chính trị quan trọng nhất của Đảng trong thập kỷ tới. David Hutt dẫn nhận xét các nhà phân tích cho rằng ông Trọng gần như chắc chắn sẽ từ chức vào năm 2021. Nhưng liệu lại sẽ có một luật mới ra đời cho phép chủ tịch nước cầm quyền suốt đời theo mô hình của Tập Cận Bình ?

Vấn đề mới mà Đảng cộng sản phẩi đối mặt là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng dù sự quan tâm về vấn đề tham nhũng cấp bách đã phần nào suy giảm.

Dù tính hợp pháp của Đảng cộng sản dựa trên việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong gần một thập kỷ ; không có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đi vào năm 2019 và có thể mở rộng bất chấp sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Đầu tư ngày càng phát triển, cũng như niềm tin vào thị trường Việt Nam.

Đảng cộng sản đang cố gắng cân bằng ngoại giao với càng nhiều quốc gia thân thiện càng tốt. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện khi căng thẳng địa chính trị - cụ thể là Mỹ - Trung Quốc và Mỹ - Nga - hiện gây áp lực cho các nước nhỏ phải chọn lựa đồng minh.

Quan hệ Nga-Mỹ không ổn định đang đặt Việt Nam vào thế khó, đặc biệt là khi Mỹ tìm cách mở rộng quan hệ quân sự với Việt Nam trong khi Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. Quan hệ của Mỹ - Trung Quốc cũng tạo một vấn đề ngoại giao lớn hơn cho Hà Nội. Mặc dù Việt Nam vẫn là đối thủ chính trong khu vực của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính và là nguồn đầu tư quan trọng mới.

Có lẽ vì vậy mà khi Washington ngày càng coi Việt Nam là một đồng minh quan trọng trong việc chống lại sự bành trường tác toàn cầu của Bắc Kinh, thì Hà Nội vẫn cố giữ cho cả hai cường quốc hài lòng và không tiến đến quá gần ai.

Tổng thống Donald Trump đã đến thăm Việt Nam hai lần kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, duy trì mối quan hệ tốt đẹp vốn được người tiền nhiệm Barack Obama rèn giũa. Có tin đồn rằng Việt Nam muốn lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước cho ông Trọng tới Washington vào năm 2019 để thúc đẩy sâu hơn mối quan hệ này.

Một lý do có thể khiến cho Trọng muốn làm chủ tịch nước là vì là nguyên thủ quốc gia, ông ta sẽ có một vị trí tốt hơn để thiết lập chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các chuyến thăm cấp nhà nước. Tác giả David Hutt nhận định không chỉ kinh tế mà còn địa chính trị sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trong năm 2019.

David Hutt

Nguyên tác : Stability tests abound for Vietnam, Asia Times, 31/12/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 01/01/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3