Năm 2016, sau khi Nguyễn Phú Trọng vẫn ở vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng trước khi tuyên bố về một công cuộc chống tham nhũng lớn, ông ta đã tuyên bố rằng "đánh chuột đừng để làm vỡ bình".
Ông Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố rằng "đánh chuột đừng để làm vỡ bình".
Đây chẳng phải là mật mã gì. Điều ông Trọng muốn nói là chiến dịch chống tham nhũng của ông sẽ ngăn chặn mọi hành động gây thiệt hại cho Đảng Cộng sản. Đồng thời, đây cũng là điều lạc quan và bi quan : một lời kêu gọi làm trong sạch và một dự đoán về những hạn chế trong tương lai. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc thanh trừng chống tham nhũng của ông bắt đầu vào năm 2016, các giám đốc điều hành cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước, và một số quan chức chính trị và chính trị gia có quan hệ rất tốt với nhau đã bị hạ gục.
Các giám đốc doanh nghiệp nhà nước như Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch Ocean Bank, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, là tâm điểm của một cuộc điều tra tham nhũng lớn, và trước đây là một trong những đại gia giàu có nhất Việt Nam đã bị kết án tù chung thân năm ngoái. Chính trị gia có Đinh La Thăng, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, là thành ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị sa thải trong hàng chục năm qua vì vai trò trước đây là Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước lớn. Giờ đây, lại có một cuộc điều tra khác ở Dầu khí Việt Nam, chủ yếu là vì hơn nửa tỷ đô la thiệt hại trong một dự án vô nghĩa ở Venezuela.
Một số lý do chống tham nhũng của Trọng đã được biết đến và không cần giải thích gì nhiều. Lý do đầu tiên, đặc biệt là giữa năm 2016 và 2017, là nhằm thanh trừng các giám đốc điều hành và chính trị gia thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng năm 2016 đã thua ông Trọng trong việc giành vị trí lãnh đạo đảng. Đây là động thái có thể dự đoán được ; ông Dũng vươn lên từ hàng ngũ đảng, và sau đó củng cố quyền lực khi trở thành thủ tướng, thông qua mối liên hệ với các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước tham nhũng và các quan chức địa phương, được gọi là nhóm lợi ích vô đảng để làm giàu chứ không phải ý thức hệ.
Điều này sau đó tự nhiên biến thành một phần của chiến dịch đạo đức của Trọng, được thiết kế để loại bỏ ra khỏi đảng những người được coi là không đủ trung thành hoặc thiếu lý tưởng chính trị. Đối với Trọng - một nhà lý luận xã hội chủ nghĩa và một người theo chủ nghĩa truyền thống cả đời - đảng đã trở nên quá lớn và bị những người chẳng quan tâm đến ý thức hệ của đảng ngoài lợi nhuận xâm nhập.
Tuy nhiên, có thể nói chiến dịch chống tham nhũng ngày nay đã được lái sang một hướng khác. Lý do thanh trừng giờ đây là vì kinh tế mà không phải chính trị. Luật chống tham nhũng của Việt Nam lần đầu tiên được sửa đổi năm ngoái đã mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang khu vực tư nhân.
Nhưng với khu vực nhà nước hầu như không bị lãng quên, vấn đề mà Đảng Cộng sản phải đối mặt là rất nhiều doanh nghiệp nhà nước (khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, giảm từ 12.000 doanh nghiệp nhà nước vào năm 1996, mặc dù chính phủ muốn giảm chỉ còn 103 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020), rất tốn kém để duy trì, không tạo ra lợi nhuận, và quản lý yếu kém. Đây là vấn đề quan trọng vì ngân sách nhà nước đang bị thâm thủng. Chính phủ đã hạ được mức nợ công và thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây ; cả hai điều này có thể trở thành một vấn đề đáng kể nếu không được kiểm soát. Nhưng các biện pháp thắt lưng buộc bụng ảnh hưởng rất lớn cho khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nhà nước, cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước và mức lương của công nhân nhà nước, hiện đang tụt hậu so với những người trong khu vực tư nhân.
Đảng Cộng sản thực sự có ba lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể thúc đẩy thận trọng và tăng chi tiêu cho các doanh nghiệp nhà nước, có thể không có lợi tức đầu tư tốt trong tương lai nhưng sẽ đảm bảo sự ủng hộ đảng của về ngắn hạn dành cho các giám đốc điều hành và nhân viên - và quan trọng là, nếu khu vực tư nhân tiếp quản toàn bộ nền kinh tế sẽ gây ra rắc rối cho thị trường bán tự do hiện do Đảng Cộng sản cai trị. Hoặc, thứ hai, có thể đơn giản thoát và thoái vốn ra khỏi tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đảng có thể bán hết để kiếm hàng tỷ đô la trong quá trình này (Công ty Bia Sài Gòn với phần lớn cổ phần của nhà nước đã được bán với giá 4,8 tỷ USD vào năm 2017) và sau đó tập trung vào quản lý kinh tế từ xa.
Lựa chọn thứ ba, và hợp lý nhất, nếu nhìn từ quan điểm của Đảng Cộng sản, là thoái vốn càng nhiều doanh nghiệp nhà nước bất tài và lỗ lã càng tốt trong khi chỉ giữ lại những doanh nghiệp nhà nước có lợi. Điều đó thể hiện qua sự thành lập của Ủy ban quản lý vốn nhà nước vào năm ngoái, mà một số người gọi là siêu ủy ban. Cơ quan này giám sát 19 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất có tổng trị giá khoảng 99 tỷ USD. Rõ ràng, đảng muốn giám sát các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nhiều hơn - và có lẽ có được một ý tưởng rõ ràng hơn về năng lực của họ.
Điều này đi kèm với một vấn đề cố hữu. Việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước đã bị đình trệ trong những năm gần đây, chủ yếu, nhưng phải không hoàn toàn khi các nhà đầu tư tư nhân xem xét và nhìn nhận có quá nhiều rủi ro. Đây là trường hợp cho đợt chào bán công khai đầu tiên của Vinalines năm ngoái, chỉ bán 1% cổ phần chào bán. Vì vậy, sẽ hợp lý khi cho rằng chỉ những doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận cao nhất mà nhà nước muốn bám vào mới thu hút được các nhà đầu tư tư nhân nhất.
Tuy nhiên, nếu các thanh tra của đảng có thể làm trong sạch các doanh nghiệp nhà nước có lãi, thì họ mới có thể thu hút một số nhà đầu tư. Thật vậy, nếu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có tham nhũng và yếu kém, thì đó là cơ hội tốt thu được lợi nhuận cao. Thật vậy, mặc dù hầu hết các dự án ở nước ngoài của PVN đều thất bại, nhưng theo theo báo cáo, PVN vẫn có doanh thu 4,8 tỷ đô la trong hai tháng đầu năm nay, cao hơn 8% so với dự đoán.
Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp nhà nước lãng phí được làm trong sạch, ngay cả khi được bán cho các nhà đầu tư tư nhân, thì ít nhất cũng sẽ tạo ra một bức tranh tốt hơn về các doanh nghiệp nhà nước khác cho nhà đầu tư.
Điều có ý nghĩa (và những gì Hà Nội dường như đang làm) là tách các công ty có lợi nhuận cao và tốt nhất khỏi các công ty yếu kém và tham nhũng, đồng thời ngăn chặn các công ty yếu kém bòn rút số tiền còm cõi của công quỹ nhà nước.
David Hutt
Nguyên tác : Real reasons for Vietnam’s crackdown on graft, AsiaTimes, 14/05/2019
Khánh Anh dịch
Nguồn : VNTB, 17/05/2019