Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/04/2020

Việt Nam cần minh bạch để giữ tính chính danh

David Hutt
Hà Nội lấy lại được uy tín nhờ Covid-19 ?

So với thảm họa Formosa năm 2016, trong đợt phòng chống đại dịch do virus corona gây ra trong năm 2020, Hà Nội đã minh bạch hơn một cách đáng kinh ngạc trong một cuộc chiến chống đại dịch thành công. Nhưng liệu chính phủ sẽ duy trì minh bạch như vậy một khi đã hoàn toàn khống chế được dịch bệnh ?

1209662796

Cư dân đeo khẩu trang đứng cách khoảng khi xếp hàng chờ mua gạo miễn phí tại Hà Nội ngày 11/4. Ảnh AFP

Phản ứng nhanh, xét nghiệm và cách ly trên diện rộng, công khai thông tin, kiểm dịch bắt buộc, đóng cửa trường học và các dịch vụ không cần thiết là những bước đã giúp cho Việt Nam chiến thắng đại dịch lần này. Theo số liệu báo cáo chính thức cho tới nay toàn quốc chỉ có 267 người nhiễm bệnh và chưa có trường hợp tử vong dù ngân sách dành cho y tế chỉ bằng một phần so với các quốc gia khác.

Ngoài ra còn có thể thấy quốc gia cộng sản độc đảng và đàn áp nhiều nhất Châu Á lại kết hợp công nghệ thông tin để chuyển tải tin tức cho dân chúng, kể cả người nước ngoài. Quân đội tham gia chống dịch khơi gợi lại hình ảnh đẹp của "người lính cụ Hồ". Và Đảng cộng sản đang tích cực tranh thủ tình cảm của dân chúng bằng các lời hiệu triệu đoàn kết như trong thời chiến.

Mai Truong thuộc viện Khoa học Chính trị Đại học Arizona cho rằng đại dịch Covid-19 đã đem lại cho Đảng cộng sản cơ hội độc đáo để dành lấy niềm tin của dân chúng và củng cố tính hợp pháp sau những bê bối hồi cuối năm 2019 và 2020.

Tính hợp pháp của Đảng cộng sản đã mờ nhạt dần kể từ năm 2010. Nhất là khi các cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016 và chống đặc khu năm 2018 nổ ra. Bên cạnh đó việc gia tăng của khu vực tư nhân, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe cũng đã làm suy yếu sự độc quyền của đảng Cộng sản trong các dịch vụ công. Đại đa số người Việt Nam hiện đang làm việc trong khu vực tư nhân, không phải nhà nước.

Tốc độ phát triển kinh tế là thứ duy nhất để đảm bảo tính hợp pháp của Đảng cộng sản. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng đã được giữ ở mức khoảng 7&, đảm bảo người dân thường giàu hơn một chút mỗi năm. Nhưng hiện nay do suy thoái kinh tế toàn cầu từ hậu quả của đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam chuẩn bị trải qua thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Ngân hàng Thế giới mới nhất dự báo tăng trưởng 4,9% ở mức tốt nhất và 1,5% ở mức tồi tệ nhất trong năm nay. Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo tỷ lệ nghèo có thể tăng gấp đôi đối với các hộ gia đình trong khu vực sản xuất quan trọng.

Minh bạch để duy trì uy tín ?

Tính hợp pháp của Đảng cộng sản sẽ được thử thách trong những tháng tới nếu như sống sót được qua cuộc khủng hoảng. Điều cần làm là phải giành lấy lại niềm tin của công chúng như đã làm trong những tháng chống dịch vừa qua.

Liệu với dàn lãnh đạo mang nặng tính ý thức hệ có thể sẽ xoay chuyển để đạt được mục tiêu này ?

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với hệ tư tưởng già nua được cho là dàn dựng một cuộc thanh trừng nội bộ thông qua hình thức chiến dịch chống tham nhũng và kế hoạch chỉnh đốn đảng. Một mình nắm giữ hai chức vụ quan trọng của Tứ trụ từ năm 2018, ông Trọng đã chấm dứt thoả thuận phân chia quyền lực ngầm có từ những năm 1980. Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, tự do ngôn luận cũng đã đàn áp sâu rộng nhất trong nhiều thập kỷ.

Vào Đại hội Đảng XIII vào tháng Giêng 2021, nhân sự Đảng sẽ được sắp xếp lại. Ông Trọng có thể phải thôi giữ chức Tổng bí thư vì giới hạn hai nhiệm kỳ , nhưng có thể sẽ giữ chức chủ tịch tnước hêm 5 năm nữa. Nếu ông ta làm nhiệm vụ chính trị tốt trong năm nay thì sẽ đưa các nhân vật thân cận nắm vị trí quyền lực vào năm tới nhằm đảm bảo phe bảo thủ lấn án trước nhóm ôn hoà và cấp tiến.

Không phải tất cả các quan chức cao cấp đều đồng ý quan điểm chính trị của ông Trọng, trừ chiến dịch chống tham nhũng, khiến các quan chức lo sợ.

Người ôn hòa, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một ứng cử viên hàng đầu hiện nay để đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư, được đánh giá cao từ chiến dịch chống virus corona này. Thật vậy, đó là các nhà kỹ trị (như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đàm, người đứng đầu ban chỉ đạo chính phủ quản lý đại dịch), chứ không phải nhóm ý thức hệ, đã giành được nhiều lời khen ngợi nhiềunhất của công chúng. Ông Trọng, trong khi đó, đã tương đối yên tĩnh trong suốt thời gian chống dịch này.

Việt Nam cần các nhà kỹ trị và quản trị viên giàu kinh nghiệm, những người có thể điều khiển nền kinh tế vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới và lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hiện tại, công chúng vẫn thống nhất và ủng hộ chính phủ nhưng điều đó không kéo dài lâu hơn được. Sự ủng hộ chính phủ nhất thời ngắn hạn hiện nay sẽ suy giảm và công chúng bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa thực sự khi nền kinh tế đang chững lại. Chính phủ hoặc có thể quay trở lại "sự lãnh đạo bí mật" và tăng cường đàn áp ; hoặc chính phủ sẽ nhận ra rằng minh bạch có thể là điều duy nhất để giữ sự ủng hộ của công chúng trong những năm sắp tới.

David Hutt

Nguyên tác : The Coronavirus Loosens Lips in Hanoi, Foreign Policy, 15/04/2020

Ngân Bình lược dịch

Nguồn : VNTB, 16/04/2020

Tham khảo :

Nguồn : https://foreignpolicy.com/2020/04/15/coronavirus-vietnam-communist-party-hanoi/

*https://vietnamthoibao.org/vntb-imf-va-wb-tang-truong-kinh-te-viet-nam-o-muc-1-15-trong-nam-2020/ ?

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: David Hutt, Ngân Bình
Read 596 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)