Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/04/2019

Cuộc chạy đua thay Nguyễn Phú Trọng bắt đầu

Nhiều tác giả

Chuyển giao quyền lực ở Việt Nam trước vấn đề sức khỏe của ông Trọng hiện nay

Hòa Ái, RFA, 23/04/2019

Chính trường Việt Nam những ngày qua được giới quan sát cho là "nóng lên" liên quan những đồn đoán về tình trạng sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

chuyen1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. 23/10/2018. AFP

Đài RFA có cuộc trao đổi với nhà quan sát tình hình Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng để tìm hiểu về sự chuyển giao quyền lực ở Việt Nam sẽ ra sao trong bối cảnh sắp diễn ra Hội nghị Trung ương 10 và Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) XIII vào năm 2021 ?

Trước hết, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn "Vành đai-Con đường" lần thứ 2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 25 đến ngày 27/4 vừa được Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo vào ngày 22/4 :

Phạm Chí Dũng : Việc cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi dự Diễn đàn "Vành đai-Con đường" ở Trung Quốc thì đã vô hình trung gián tiếp xác nhận những thông tin đồn đoán trước đó, nhưng có cơ sở về chuyện trước khi đi Mỹ thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Trung Quốc và dự diễn đàn này. Và việc cử ông Nguyễn Xuân Phúc đi Trung Quốc cũng là một dấu chỉ gián tiếp xác nhận về tình trạng ông Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khỏe, theo rất nhiều những đồn đoán trong những ngày vừa qua. Đồng thời, cũng cho thấy đây chính là thêm một dấu hiệu chuyển giao quyền lực nữa từ Nguyễn Phú Trọng sang những quan chức cấp thấp hơn, chẳng hạn như ông Nguyễn Xuân Phúc, tức là phải ủy quyền cho một quan chức nằm trong "tam trụ" đi dự Diễn đàn "Vành đai-Con đường".

Trước đó đã có một chỉ dấu về chuyện chuyển giao quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng cho những quan chức khác trong việc tiếp đón khách nước ngoài là tiếp một đoàn khách quan trọng của Thượng Nghị Viện Mỹ, do Thượng nghị sĩ Leahy dẫn đầu đến Việt Nam làm việc. Và, người tiếp ông Leahy và đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ không phải là ông Nguyễn Phú Trọng mà là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.

Do đó có thể nói toàn bộ những dấu chỉ đó cho thấy quả thực ông Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khỏe, thậm chí là không nhẹ nhàng một chút nào đối với vấn đề sức khỏe của ông Trọng.

RFA : Sắp tới đây, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương 10. Trong tình huống ông Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khỏe và Hội nghị Trung ương 10 tiến hành không có sự tham dự của ông Nguyễn Phú Trọng thì sẽ thế nào ?

Phạm Chí Dũng : Hội nghị Trung ương 10 là hội nghị thường niên tiếp theo Hội nghị Trung ương 9, được tổ chức vào cuối tháng 12/2018. Hiện nay chỉ biết Hội nghị Trung ương 10 theo truyền thống sẽ diễn ra trước kỳ họp Quốc hội giữa năm, bắt đầu từ ngày 20/05/2019 cho nên chưa biết nội dung của nghị trình Hội nghị Trung ương 10 gồm những gì. Nhưng chắc chắn sẽ có những nội dung quan trọng, trong đó sẽ bàn tới vấn đề như cơ cấu cán bộ cấp chiến lược để chuẩn bị cho Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII, diễn ra trong năm 2021.

Tuy nhiên trong tình hình ông Trọng bệnh tật thì có khả năng Hội nghị Trung ương 10 nếu có diễn ra theo lịch trình thì cũng sẽ không tập trung một cách đầy đủ vào những nội dung cần có của nó, chẳng hạn như vấn đề cơ cấu cán bộ cấp chiến lược hay công việc "đót lò" (chống tham nhũng).

Và ngay trước Hội nghị Trung ương 10 thì thân phận của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn, là cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh vừa từ trần và theo nguyên tắc của Đảng thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Trưởng ban Lễ tang trong đám tang của cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Bây giờ người ta đang trông chờ xem quốc tang của ông Lê Đức Anh sẽ được chủ trì bởi trưởng ban lễ tang nào, là ông Nguyễn Phú Trọng hay là một người khác ? Và nếu không phải là ông Nguyễn Phú Trọng thì lại thêm một chỉ dấu nữa, thêm một bằng chứng nữa cho thấy quả thực vấn đề sức khỏe của ông Trọng đang rất lớn. Nhiều thông tin còn cho rằng ông Trọng đang nằm trong chỗ được gọi là Khoa Tích cực Điều trị, số hiệu là A11 của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ở Hà Nội.

RFA : Giả sử có hai tình huống sẽ xảy ra trong Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII diễn ra trong năm 2021. Trong tình huống thứ nhất, sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng được hồi phục, khỏe mạnh và thời điểm đó ông 77 tuổi. Có khả năng nào ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được tín nhiệm và được tiếp tục bầu chọn cho vị trí đương nhiệm hiện giờ hay không ?

Phạm Chí Dũng : Có hai khả năng và đều tùy thuộc vào những văn bản do bên phía ông Trọng, cụ thể là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một trong những người được coi là thân tín của ông Trọng soạn thảo ra. Một là, nếu trong Điều lệ Đảng tiếp tục ghi "theo quy định có những trường hợp đặc biệt", nhưng lại không giải thích trường các hợp đặc biệt đó là như thế nào. Những trường hợp đặc biệt như vậy sẽ được coi là trường hợp được đặc cách về mặt tuổi tác, về mặt sức khỏe hay ví dụ như có khái niệm mà ông Trọng đã sáng tác ra trước đây là "không tham vọng quyền lực" hay bảo đảm những yếu tố "người Bắc có lí luận"… Những trường hợp đặc biệt như thế là hoàn toàn có thể sửa đổi Điều lệ Đảng, sửa đổi những quy định dưới Điều lệ Đảng liên quan đến việc bầu cử tại các Đại hội Đảng cao cấp để cho ông Trọng có thể "ngồi" tiếp và "ngồi" mãi. Đây là một cơ sở có thể thay đổi.

Cơ sở thứ hai là làm theo cách của Tập Cận Bình, ở Trung Quốc : Sửa đổi Hiến Pháp. Hồi năm 2018, ông Tập Cận Bình có lẽ có những tác động đủ mạnh mẽ và đủ ma mãnh tới toàn bộ Quốc hội của Trung Quốc để khiến cho toàn bộ Quốc hội Trung Quốc đã phải gật đầu với một quy định chưa có tiền lệ là bỏ Quy định giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với vai trò Chủ tịch nước. Do vậy, vô hình trung cho thấy ông Tập Cận Bình nếu muốn thì có thể ngồi tại ghế Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư suốt đời và trở thành "Hoàng đế Tập Cận Bình".

Ông Nguyễn Phú Trọng, ở Việt Nam cũng có thể giống như vậy. Và nếu không bị thách thức bởi vấn đề sức khỏe thì nhiều khả năng, người ta đang thấy ông Trọng không những giữ chức vụ tới cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XII, mà còn tiếp tục "ngồi" ở Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII và có thể tiếp tục sau đó nữa như một dạng "Hoàng đế Tập Cận Bình" ở Trung Quốc.

RFA : Như vậy trong tình huống thứ hai ngược lại, tại thời điểm đó mà sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không thể đảm đương chức vụ được nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra và khi đó các ứng cử viên sáng giá nào có thể thay thế nắm giữ hai chức vụ quan trọng Tổng Bí thư và Chủ tịch nước ?

Phạm Chí Dũng : Cho đến Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII, nếu tình hình lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng không thể bảo đảm sức khỏe để cống hiến lâu dài cho Đảng và cho dân tộc thì chắc chắn ông Trọng phải buông rời quyền lực và trở thành một "Thái Thượng hoàng", một dạng cố vấn hay lui về hoàn toàn để cố gắng làm "người tử tế" giống ông Nguyễn Tấn Dũng. Và lúc đó sẽ xuất hiện một số khuôn mặt mới. Cho tới nay đang xuất hiện cho cương vị Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII bao gồm :

Người sáng giá nhất được cho là ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, người được cho là tin cậy và thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng.

Thứ hai là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, cũng là người được ông Trọng đưa lên giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Công an và Bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Thứ ba là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có lẽ là một trường hợp đặc biệt vì ông Phúc nắm khối Hành pháp và hiện nay ông Phúc về mặt thực lực, quyền bính cũng như được coi là mạnh mẽ về kinh tài thì Nguyễn Xuân Phúc là người nổi bật hơn cả. Thế nhưng, về mặt nội bộ thì lại có những thông tin cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc không được lòng ông Nguyễn Phú Trọng bằng như hai ông Trần Quốc Vượng và Phạm Minh Chính.

Còn một nhân vật khác phải kể đến, dù chỉ là một nhân vật trung dung nhưng đang giữ chức vụ mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng đảm nhiệm là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Mặc dù, bà Kim Ngân được coi là nhân vật yếu thế nhất trong số những gương mặt ứng cử viên cho Tổng Bí thư ở Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII hiện nay.

chuyen2

Bốn ứng cử viên có thể được chọn thay thế đảm nhiệm chức vụ của ông Nguyễn Phú Trọng. RFA edited

Thế nhưng thật ra sau biến cố xảy ra đối với ông Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang thì tình hình chuyển giao quyền lực, đột biến quyền lực và khoảng trống quyền lực đã xuất hiện. Khoảng trống quyền lực này là rất lớn. Hai "cái ghế" vừa Tổng Bí thư vừa Chủ tịch nước do Nguyễn Phú Trọng đang để lộ ra, nếu không muốn nói là để lại. Như chúng ta biết theo quy luật vật lý "nước chảy chỗ trũng" thì khoảng trống quyền lực càng lớn, có nghĩa là chỗ trũng sẽ càng lớn và nước chảy càng mạnh. Do đó ngay bây giờ, tôi tin rằng đã bắt đầu một cuộc đua rất mạnh mẽ, rất sôi nổi, rất quyết thắng và có lẽ không kém cạnh gì về các thủ thuật chính trị để tranh giành những vị trí và khoảng trống quyền lưc do ông Nguyễn Phú Trọng để lại ngay tại thời điểm này, chứ không còn chờ cho đến Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII nữa.

RFA : Một số những nhân sĩ trí thức kêu gọi cảnh giác yếu tố Trung Quốc vì họ lo ngại trong tình huống sức khỏe của ông Trọng không tốt, có thể có bàn tay của Trung Quốc nhúng vào trong cuộc đua thay thế cho vị trí của ông Trọng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nghĩ sao ?

Phạm Chí Dũng : Chắc chắn là sẽ có bàn tay của Trung Quốc. Không chỉ ở Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII mà đã có tiền lệ từ nhiều Đại hội trước đó. Đã có những thông tin rằng thậm chí Trung Quốc có thể can thiệp nhân sự cấp Bộ Chính trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có những bằng chứng có thể kiểm chứng được vấn đề này. Và rất nhiều dư luận đã bực bối về chuyện Bộ Chính trị Việt Nam thiếu bản lĩnh để cho Trung Quốc can thiệp sâu vào công tác nhân sự.

Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII có lẽ trong tình cảnh rối ren về mặt nhân sự ở Việt Nam và ngay lúc này đây, tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng và quan tâm tới tương lai hậu Nguyễn Phú Trọng sẽ như thế nào đối với Bộ Chính trị Việt Nam và đặc biết đối với vấn đề "tam trụ" hoặc "tứ trụ" của Việt Nam tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII.

Chắc chắn là Trung Quốc sẽ có những sự can thiệp tác động nhất định và cũng không loại trừ có những tác động theo dạng răn đe, khủng bố tinh thần và tâm lý, và đe dọa quân sự giống như vụ Giàn khoan Hải Dương 981 đưa vào Biển Đông hồi tháng 5 năm 2014, hoặc là việc điều động một số binh đoàn, sư đoàn, quân đoàn tập trung ở biên giới phía Bắc vào những năm đó. Thế thì chắc chắn sẽ có những tác động và những tác động đó sẽ diễn ra trên nhiều mặt bao gồm ngoại giao, chính trị và cả kinh tế nữa.

RFA : Trong thời gian gần đây, với những kêu gọi Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa trong cải cách thể chế để tiến bộ và phát triển nhanh hơn và tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII cho dù ông Trọng hay những nhân vật khác nắm giữ chức vụ cao nhất là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước thì có hy vọng nào cho Việt Nam sẽ thay đổi với tam quyền phân lập được rõ ràng hơn kể từ sau Đại hội Đảng năm 2021 ?

Phạm Chí Dũng : Thực ra hy vọng để Việt Nam cải cách thể chế, trong đó có cải cách thể chế theo yêu cầu của phương Tây đang xuất hiện trong năm 2019 này, phụ thuộc vào các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đang đuổi.

Một là Hiệp định Đối tác Tòa diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà đã ký kết và đang triển khai vào đầu năm 2019. Đây là hiệp định đặt nặng về quyền lợi của người lao động và công đoàn độc lập mà Việt Nam phải bảo đảm.

Hiệp định thứ hai là Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) và nếu như Việt Nam chịu cam kết cải thiện một số điều kiện nhân quyền theo gói yêu cầu cải thiện nhân quyền mà Nghị viện Châu Âu đã ban hành vào tháng 11/2018 thì có nhiều khả năng Hiệp định khung về EVFTA sẽ được Nghị viện mới của Châu Âu chấp thuận cho kết và phê chuẩn trong mùa hè này. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh dù cho ký kết Hiệp định khung EVFTA thì cũng chỉ là hiệp định khung về pháp lý thôi. Còn sau đó, hiệp định được coi là có lợi ích thương mại trực tiếp đối với Việt Nam là Hiệp định Bảo hộ Đấu tư Thương mại Châu Âu-Việt Nam (EVIBA) mới là quan trọng nhất. Cả hai Hiệp định EVFTA và EVIBA đều đề cập tới những vấn đề cải thiện nhân quyền mật thiết tới Việt Nam như là việc ký 3 Công ước Quốc tế còn lại về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế, việc Việt Nam phải ban hành Luật về Hội một cách thực chất và bảo đảm việc thừa nhận, công nhận môi trường cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam hoạt động, việc Việt Nam phải ban hành Luật Biểu tình và đồng thời phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cũng như phải tôn trọng tự do báo chí và tôn trọng chính sách tham vấn các tổ chức xã hội dân sự cho các chính sách phát triển EVFTA… Nếu như Việt Nam cải thiện vấn đề này thì có hy vọng sẽ có một không gian mở hơn cho dân chủ ở Việt Nam.

Và nếu như trong thời gian tới mà ông Nguyễn Phú Trọng hồi phục sức khỏe hoặc cho dù ông Trọng không hồi phục sức khỏe nhưng vẫn nhận được lời mời của Tổng thống Donald Trump thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 đối với một quan chức khác được Nguyễn Phú Trọng cho đầy đủ thẩm quyền để có thể bàn bạc với ông Trump về thương mại và quân sự thì có thể không gian dân chủ ở Việt Nam sẽ còn được mở rộng hơn nữa. Tại vì những yêu cầu của ông Trump không nhấn mạnh về vấn đề nhân quyền nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề kinh tế thị trường, mà theo đúng nghĩa đen của kinh tế thị trường là một trong những yếu tố hiện nay, những nhu cầu cao nhất mà Việt Nam đang theo đuổi do có kinh tế thị trường thì Việt Nam tiếp cận được những nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn từ các tổ chức tài chính tín dụng có tiếng của quốc tế như Quỹ IMF, Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu và một số tổ chức tín dụng tài trợ khác.

Tôi nghĩ rằng đây là một năm có thể thay đổi ở Việt Nam về vấn đề dân chủ và thậm chí đặt ra những tiền đề về cải cách thể chế. Và kịch bản đến năm 2020 và năm 2021 sẽ tùy thuộc phần lớn vào sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu trường hợp ông Trọng hồi phục được sức khỏe thì ông sẽ tiếp tục "ngồi" đến cuối năm 2020 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII. Lúc đó tôi cho là độ mở của dân chủ và vấn đề cải cách thể chế tương đối hạn hẹp, không lớn lắm so với một não trạng bảo thủ như của ông Trong. Nhưng trong trường hợp ông Trong không đủ duy trì sức khỏe để "ngồi" tiếp và phải chuyển giao quyền lực cho những nhân vật khác thì tôi tin rằng các nhân vật còn lại trong Bộ Chính trị hiện nay đều mang khuynh hướng rất thực dụng và cũng dễ tránh xa những cạm bẫy của Trung Quốc.

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020.

RFA : Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với Đài RFA.

Hòa Ái thực hiện

Nguồn : RFA, 23/04/2019

******************

Tin ‘Trọng bệnh’ trên mạng xã hội có khả tín ?

Phạm Chí Dũng, VOA, 23/04/2019

Bất chp các ‘trang mng đng tên lãnh đo’ như nguyephutrong.org, tolam.org, nguyenxuanphuc.org… t cáo ‘các thế lc phn đng và thù đch xuyên tc tình hình sc khe lãnh t kính yêu Nguyn Phú Trng’, trong khi toàn b h thng tuyên giáo, báo đng và n 800 t báo nhà nước vn im thin thít v v vic ni đình ni đám và đượm tính bi hài này, nhng tin tc nóng ry v ‘Trng bnh’ xut hin trên mng xã hi k t ngày 14/4/2019 - khi ‘Tng tch’ đi công du Kiên Giang - cho ti nay, tht tr trêu, li có cơ s.

tin1

Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyn Phú Trng đã trao Huy hiu 75 năm tui Đng cho Đi tướng, nguyên Ch tch nước Lê Đc Anh. (nh : TTXVN)

Kịch bn Nguyn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh và Trn Đi Quang

 s đáng thuyết phc đu tiên chính là thái đ im hơi lng tiếng ca báo chí nhà nước v v ‘Trng bnh’ - hin tượng mà ngay lp tc khiến cho người ta liên tưởng v kch bn tương t trong các v vic Nguyn Bá Thanh vào năm 2014, Phùng Quang Thanh vào năm 2015, Trn Đi Quang vào hai năm 2017 và 2018. Khi đó, nhng tin tc ‘l’ đã bt thn hin ra trên mng xã hi v s phn được báo trước ca nhng quan chc này. Nếu loi tr mt s tin tc cường điu thái quá như ‘Nguyn Bá Thanh đã chế bnh vin M’, ‘Phùng Quang Thanh b ám sát  Paris’, ‘Trn Đi Quang đã chế Nht Bn’, không ít thông tin ca mng xã hi v tình hình bnh tt, quá trình điu tr và quá trình di chuyn v Việt Nam ca nhng quan chc này đã được xác nhn sau đó.

Trong vụ Trưởng ban ni chính trung ương Nguyn Bá Thanh, trang mng Chân Dung Quyn Lc đã làm nên ‘kỳ tích’ khi cun hút s tò mò và quan tâm ca c mt đám đông xã hi Vit Nam trong sut vài tháng trời. Vào cui năm 2014, trong lúc Ban Bo v và Chăm sóc sc khe trung ương cùng các cơ quan đng ln chính ph Vit Nam vn hoc im thít hoc c vt vát bng lý l ‘tau khe mà, có chi mô’ chng cách nào kim chng được, Chân Dung Quyn Lc đã đưa tin rất c th v lch trình, s chuyến bay, gi bay và gi đáp ca chuyến máy bay đưa Nguyn Bá Thanh v Đà Nng. Thm chí còn d báo c thi đim mà ông Thanh s… chết.

Tương t, mt s trang mng xã hi đã đưa tin v ‘con bnh’ B trưởng quc phòng Phùng Quang Thanh sau khi ông ta gặp mt s c Paris và gia năm 2015, v lch trình, chuyến bay, gi bay ca Thanh v Vit Nam…, đng thi d báo v vic Phùng Quang Thanh s chng còn tương lai nào  Đại hội 12. Qu thc, trước và sau Đại hội 12, viên cu btrưởng quc phòng b quá nhiu dư lun nghi ng v thành tích tham nhũng này đã biến mt, không ch biến khi B Chính tr và Ban chp hành trung ương mà ngay trong sinh hot thường ngày cũng chng thy bóng dáng y đâu.

Còn với hai ln ‘biến mt’ ca TrĐại Quang - ch tch nước - vào hai thi đim tháng 7 - 8 năm 2017 và tháng 3 - 4 năm 2018, mt s trang mng xã hi cũng đã đưa tin khá chi tiết v tình trng bnh tt và vic Quang ‘tái xut’  Vit Nam, đc bit là vic Trn Đi Quang bay t Nht Bn về Việt Nam đ d hi ngh trung ương 7 vào tháng 5 năm 2018 và ngi bàn ch ta sát bên ‘đi th’ là Tng bí thư Trng.

Vì sao những tin tc trên mng xã hi v mt s quan chc cao cp, dù chng được bt kỳ mt cơ quan ‘có trách nhim’ nào ca đng hay chính phủ ra mt xác nhn, li được thc tế chng minh là khá chính xác ?

‘Tay trong nội b

Cho tới nay, có quá ít bng chng v vic gii blogger và Facebooker đc lp có được và đã đăng ti nhng tin tc ni b thuc loi ‘bí mt nhà nước’. Do vy, ch có thể hiu là nhng tin tc này xut phát t mt s Facebooker ‘không đc lp’.

Mà không độc lp li có th hiu là ‘phe phái’ hay ‘phe cánh chính tr’ - nhng khái nim đã tn ti lâu đi trong chính trường đy nhng màn đu đá và xung đ Vit Nam, đc bit t năm 2012 khi bùng n ca chiến quyn lc gia hai cánh Trng - Sang và Nguyn Tn Dũng. Càng v sau này, càng hình thành mt ngh mi : ngày càng nhiu cây viết, ch yếu xut x t khi báo chí nhà nước - hot đng mt cách ‘đc lp’ bng cách đưa tin bài ẩn cha nhiu thông tin ni b và thông tin mt đ phc v cho các thế lc chính tr và các nhóm li ích, tp đoàn tài phit. Vũ khí ca nhng người này là các trang blog và facebook. Mt s trong gii viết lách này đã khoác tm áo ngy trang mang màu sắc dân ch nhân quyn.

Hầu như không phi bàn cãi, chính nhng tin tc được xem là có ngun gc t ‘tay trong ni b’ như trên mi chi tiết nht và mang tính tin cy cao nht. Đng cơ ca s xut hin nhng tin tc này được cho là ch yếu xut phát t mục đích đấu đá và trit h ln nhau ca nhng phe phái chính tr trong ni b đng, tương t vic trang Chân Dung Quyn Lc đã dùng đòn ‘minh bch hóa’ v tài sn, sân sau và các th đon chơi nhau đ ‘ám sát’ mt s quan chc trong B Chính tr.

Thông tin về ‘Trng bnh’ cũng khá tương đng v kch bn vi nhng tin tc tng ng vi s mng ca Nguyn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh và Trn Đi Quang.

Không phải ngu nhiên mà Nguyn Phú Trng đã t lâu tr thành tâm đim công kích ca nhng đi th chính tr và đặc bit là gii quan tham khi Trng vn hành tung tóe chiến dch ‘đt lò’. Do vy, bt kỳ tình trng suy yếu hay nguy biến nào v sc khe ca Trng cũng là cơ hi đ các nhóm đi th tung hê và còn có th cường điu tình trng bnh tt ti t ca ông ta, như mt cách khng b tâm lý nhng quan chc thuc phe Trng và nhng người còn ‘tin yêu Minh quân’, làm suy gim sc mnh ca ‘phe Trng’ trong cuc đua ti Đại hội 13 và c mc đích di nước vào cái lò vn còn âm  ca Trng.

Từ phn công chiến thut đến phn công chiến lược

Chính trường Vit Nam đang hin ra mt đc trưng như thi năm 2015 trước Đại hội 12 ca đng cm quyn : nếu vào năm 2015 đã hin hình cuc chiến công khai trên mng xã hi bng các đơn thư t cáo và các bài viết ca hai phe cánh chính trị chính là ‘phe Trng’ và ‘phe Dũng’, năm 2019 cũng đang tr li cái không khí xc ni, quyết thng và công khai thách thc ln nhau y.

2019 lại được xem là ‘năm bn l’ v cơ cu ‘cán b cp chiến lược’ cho Đại hội 13 - s din ra vào năm 2021. Vlà cùng với biến c ‘Trng bnh’, đã ny nòi mt cuc sát pht không tuyên b gia các quan chc cp cao - nhng người đang nhìn thy thế đc tôn đc tài ca ‘bc nhân kit thế thiên hành đo’ chng còn tn ti được bao lâu na và mun qua mt nhng k khác để giành git ngay ly v trí do khong trng quyn lc đ li.

Chẳng có gì khó khăn đ d đoán là Nguyn Phú Trng s vp phi mt thách thc khng khiếp v sc khe t thân ca ông ta, đc bit là vn đ tn thương não b, điu có th kiến ông ta nếu không cẩn trng s phi sm t giã chính trường. Trong bi cnh đó, ông ta còn phi chu mũi dùi công kích ca các thế lc đi th chính tr, ngoài mt là ‘lo lng cho sc khe ca lãnh t kính yêu’, nhưng bên trong ch mun Trng ‘xuôi tay an ngh’ càng sớm càng tốt.

Có thể mt cách chính thc, phe đi th ca Nguyn Phú Trng đang chuyn sang mt giai đon mi : phn công chiến thut đ dn ti phn công chiến lược.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 23/04/2019

***********************

Liệu Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng người kế nhiệm ?

Nguyễn Khắc Giang, VNTB, 22/04/2019

Bên cạnh tin đồn về sức khỏe của ông Trọng, câu hỏi lớn vẫn là ai sẽ là người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng.

crisis0

Lộ diện 3 ứng viên cho ghế tân Tổng bí thư thay Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu vì lý do sức khỏe - Ảnh minh họa 

Một tin đồn về sức khỏe của nhà lãnh đạo tối cao Nguyễn Phú Trọng, đã gây bão trên khắp mạng xã hội sôi động trong những ngày gần đây trong cả nước. Ông Trọng, 75 tuổi, được đồn đoán là đã bị đột quỵ trong chuyến thăm miền nam tỉnh Kiên Giang ngay vào ngày sinh nhật. Sự im lặng khó hiểu của truyền thông nhà nước càng như đổ thêm dầu vô lửa, vì các thuyết âm mưu đã lan đi từ việc ông Trọng bị đối thủ cũ Nguyễn Tấn Dũng ra tay ám sát (Kiên Giang được coi là thành trì của ông Dũng và con trai ông hiện là lãnh đạo tỉnh) cho tơi việc ông Trọng không thể đi tiếp nhiệm kỳ của mình.

Chuyện đồn đoán như vậy đã từng xảy ra. Năm ngoái, cư dân mạng Việt Nam đã chia sẻ những tin đồn liên quan đến sức khỏe của Chủ tịch nước lúc đó là Trần Đại Quang cũng nhận được sự im lặng từ phía chính quyền. Khi truyền thông nhà nước cuối cùng đưa ra thông báo chính thức thì đó là lúc ông Quang qua đời vào tháng Chín.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là ông Trọng cũng sẽ như ông Quang. Suy cho cùng thì những thông tin như vậy gần như không thể xác minh được trong một chế độ độc đoán được kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, nơi ý kiến của một chuyên gia có thể không đáng tin hơn những tin đồn trong các quán cà phê.

Nhưng mối quan tâm của công chúng đối với sức khỏe của Trọng dù là trên cơ sở nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với nền chính trị Việt Nam, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng 13 vào năm 2021. Ông Trọng tới lúc đó đã 77 tuổi và đã quá tuổi lãnh đạo, chưa kể đến giới hạn hai nhiệm kỳ không chính thức. Vấn đề sức khỏe nếu có sẽ là rào cản để tiếp tục lãnh đạo lâu hơn. Đầu năm 2018, Bộ Chính trị theo hướng dẫn của ông Trọng đã ban hành Quy định số 90 trong đó đề cập đến điều kiện sức khoẻ lãnh đạo để nắm giữ các vị trí chủ chốt. Động thái này sau đó được coi là nỗ lực nhằm dẹp bỏ bớt tầm ảnh hưởng của ông Quang ; nhưng lại trớ trêu là ông Trọng lại sớm bị gậy ông đập lưng ông.

Câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ theo vị trí Tổng Chủ của ông Trọng, nếu tình trạng hiên nay vẫn duy trì như vậy. Hiện tại, thực tế không có ứng cử viên nào phù hợp với các quy định và chuẩn mực của Đảng. Người ta đưa ra những đồn đoán khác nhau từ ông Trần Quốc Vượng cho tới thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính, một cựu phó bộ trưởng công an đã trở thành người đứng đầu Ủy ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực. Nhưng cả ba lựa chọn đều được cho là không được. Để đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ thì ứng cử viên phải có ít nhất một nhiệm kỳ là thành viên Bộ Chính trị (mà lý tưởng nhất là hai nhiệm kỳ), dưới 65 tuổi, có kinh nghiệm quản lý và có cở sở lý luận Mác - Lênin (thuật ngữ này được định nghĩa mơ hồ, mặc dù điều này có thể liên kết vùng miền : tất cả các tổng bí thư đều là miền Bắc bảo thủ).

Ông Trần Quốc Vượng chưa bao giờ giữ một chức vụ quản lý nào, dù là chủ tịch tỉnh hay chủ tịch ủy ban nhân dân. Ứng cử viên duy nhất được thăng chức lên Tổng Bí thư mà không có kinh nghiệm quản lý là Lê Khả Phiêu vào năm 1997. Tuy nhiên, ông Phiêu lúc đó đã là một trong số năm thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (hiện đã giải tán), và giữ một vị trí chủ chốt trong quân đội. Ông Vượng không có nền tảng đó, và năm 2021 thì đã vượt quá 65 tuổi, đây là những điều sẽ càng làm suy yếu vị trí của ông Vượng.

Là một người quản lý giàu kinh nghiệm và là thành viên bộ chính trị hai nhiệm kỳ, Nguyễn Xuân Phúc rõ ràng là ứng cử viên sáng giá nhưng không phải là êm xuôi. Năm 2021 Ông Phúc cũng sẽ 66 tuổi, và quan trọng hơn, ông Phúc là người miền Nam (bên kia vĩ tuyến 17). Không có một ai người gốc miền Nam đảm nhiệm vị trí Tổng bí thư. Những đồn đoán dai dẳng về cáo buộc tham nhũng kể từ Đại hội vừa qua cũng có thể làm suy giảm khả năng ứng cử của ông Phúc.

Ông Chính là một ứng cử viên trẻ tuổi với thành tích lớn trong cải cách kinh tế và hành chính khi còn là Bí thư của một trong những tỉnh giàu nhất Việt Nam - Quảng Ninh. Tuy nhiên, ông Chính sẽ chỉ là thành viên Bộ chính trị mới có một nhiệm kỳ vào năm 2021. Vị trí hiện tại của ông Chính cũng có thể là một điểm yếu : Chưa từng có một Tổng Bí thư nào từng làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Điều này rõ ràng rất logic, vì một người như vậy sẽ được coi là quá quyền lực khi giữ vị trí cao nhất và nắm giữ toàn bộ hồ sơ nhân sự cao cấp. Người có chức vụ như vậy tương tự với một nhân vật Liên Xô khét tiếng Lavrentiy Beria. Bên cạnh đó, uy tín ông Chính cũng bị giảm sút vì không có khả năng thuyết phục và đưa ra Luật Đặc khu đã dẫn đến biểu tình bạo lực ở Việt Nam hồi năm ngoái.

Theo đó, bất kỳ người nào trong số ba ứng cử viên này sẽ buộc Đảng phá vỡ các quy tắc chính thức và không chính thức trong việc lựa chọn người lãnh đạo. Hơn nữa, vì không có sự lựa chọn rõ ràng, sự cân bằng quyền lực giữa ba ứng cử viên nổi bật chưa kể đến những người khác có thể dẫn đến một trò chơi giành giật ngai vàng khốc liệt trước năm 2021. Nếu điều đó xảy ra, một trong tứ trụ cột sẽ sụp đổ. Việt Nam, giống như các chế độ độc tài khác trong quá trình chuyển đổi, sẽ lâm dần vào một cuộc khủng hoảng kế vị.

Để tránh một kịch bản hỗn loạn như vậy đòi hỏi lãnh đạo Đảng phải thể chế hóa hơn nữa quá trình kế nhiệm. Đầu tiên, họ phải ngăn chặn nỗ lực củng cố quyền lực như Trung Quốc đã làm dưới sự cai trị của Tập Cận Bình như có lẽ đã cố trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trọng. Lãnh đạo tập thể và dân chủ tập trung là những đặc điểm đặc biệt góp phần vào sự bền vững của Đảng cộng sản, và ở một mức độ nào đó, làm cho Hà Nội trở thành một chế độ nhân từ hơn Bắc Kinh. Frank Brandenburg giải thích làm thế nào Đảng Cách mạng thể chế Mexico (PRI) tránh được chế độ độc tài cá nhân bằng cách "cho những lãnh đạo độc tài về hưu sau mỗi sáu năm nắm quyền" ; Đảng cộng sản chắc chắn có thể đi theo con đường đó. Những cách kiểm tra và cân bằng cơ chế - như bỏ phiếu tín nhiệm cho lãnh đạo đảng, được đưa ra hồi năm ngoái - cần được thúc đẩy và mở rộng.

Thứ hai, đã đến lúc Đảng phải xem xét phương thức bỏ phiếu trực tiếp giữa các thành viên Đại hội đảng để chọn tổng bí thư. Động thái này đã được áp dụng ở cấp cơ sở từ năm 2009, nhưng chưa được thực hiện ở cấp cao hơn (huyện, tỉnh và quốc hội). Việc thực thi dân chủ khiêm tốn mặc dù có những hạn chế rõ ràng đã có thể giúp thiết lập một quy tắc kế nhiệm rõ ràng, và tạo ra xác suất lựa chọn những người lãnh đạo giỏi trong số những người ưu tú cao hơn.

Cho dù quá trình kế nhiệm cuối cùng diễn ra như thế nào, chính trị Việt Nam sẽ khác với thời ông Trọng. Sự không chắc chắn về thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ đặt ra nghi ngờ về một loạt các vấn đề, từ chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, cũng như chính sách đối ngoại trong lúc giằng co siêu cường ở châu Á ngày càng tăng. Quá trình chọn người kế nhiệm càng kéo dài thì Đảng càng có nhiều nguy cơ bất ổn tại thời điểm đang buộc đảng phải ổn định và tập trung hơn.

Nguyễn Khắc Giang

Nguyên tác : Is Vietnam Creeping Into a Succession Crisis ?, The Diplomat, 20/04/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 22/04/2019

******************

‘Trọng bệnh’ và dấu hiệu chuyển giao quyền lực đầu tiên

Thường Sơn, VNTB, 22/04/2019

Cú đổ bệnh đột ngột của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ngay tại vùng ‘căn cứ địa cách mạng gia tộc Nguyễn Tấn Dũng’ vào ngày 14/4/2019 - trùng với ngày sinh nhật của Trọng, cùng với khả năng ông Trọng có thể sẽ phải ‘nằm lâu’, đang dẫn đến một sự xáo trộn không nhỏ về chuyển giao quyền lực, phân bố lại quyền lực và nhân sự phụ trách quyền lực trong hệ thống chóp bu ở Việt Nam.

benh1

Trần Quốc Vượng, chứ không phải bởi Nguyễn Phú Trọng, mới là người tiếp Patrick Leahy.

Dấu hiệu đầu tiên về sự chuyển giao quyền lực trên đã xuất hiện ứng với cái tên Trần Quốc Vượng.

4 ngày sau biến cố ở Kiên Giang, đoàn Thượng viện Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam gồm 9 Thượng nghị sỹ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện cho nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi làm Trưởng đoàn, đã được tiếp bởi Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, chứ không phải bởi Tổng bí thư Trọng, tại Trụ sở Trung ương Đảng vào chiều ngày 18/4. 

Chuyến thăm Việt Nam của đoàn Thượng viện Hoa Kỳ trên là khá quan trọng - tiền đề cho chuỗi mở rộng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, cho khả năng một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ hiện diện ngay tại quân cảng Cam Ranh vào tháng 9 năm 2019 và cho chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm nay, nếu Trọng kịp hồi phục sức khỏe.

Tuy nhiên tình trạng vắng mặt của ông Trọng tại cuộc gặp với đoàn Thượng viện Hoa Kỳ, cùng với thông tin ngoài lề về tình trạng sức khỏe của ông ta ‘diễn biến xấu’ trong những ngày gần đây, đang khiến cho chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến có thể bị đình hoãn.

Không những thế, một hội nghị trung ương của đảng cầm quyền - Hội nghị 10 - dự kiến được tổ chức vào tháng 5 năm 2019 ngay trước kỳ họp quốc hội cùng tháng, cũng có thể hoặc không thể diễn ra, hoặc có diễn ra nhưng sẽ vắng Trọng.

Cơn bạo bệnh xảy đến với Nguyễn Phú Trọng - đúng vào lúc ông ta đang ở đỉnh cao quyền lực - xứng đáng là một thách thức khủng khiếp đối với Trọng : có nên hoặc có buộc phải rời bỏ quyền lực để giữ sinh mạng hay là không ?

Giờ đây, ai cũng nhìn thấy ‘Cụ tổng’ không còn cơ hội hồng hào như trước và khó còn có thể đi đây đi đó hô hào về ‘không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện không’, thậm chí ngay cả thói quen tiếp xúc ‘cử tri trung thành’ cũng có thể bị vấn đề sức khỏe của ‘cụ’ khiến cho lơi lỏng không ít.

Và ai cũng nhìn thấy trước là ‘sinh lão bệnh tử’ sẽ chẳng chừa ai, cho dù có là ‘hoàng đế’ chăng nữa. Bất cứ một chính trị gia nào một khi bị cơn đột quỵ quật ngã thì quyền lực sẽ tự nhiên biến mất. Thay vào đó là hình ảnh quyền lực bị phân ly, hoặc tản quyền, hoặc một cái tên mỹ miều nào đó nhưng thực chất phải là chia quyền cho những kẻ khác. 

Hẳn nhiều người đang muốn được thừa kế một mảnh quyền lực, hoặc tham vọng hơn hẳn là thay thế ‘cụ’.

Nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý định mà còn buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó : Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Nhưng ngay trước mắt, một kịch bản gần nhất và dễ xảy ra nhất là một khi Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương xác định bệnh tình của Nguyễn Phú Trọng không còn đủ khả năng ‘cống hiến lâu dài’, sẽ xuất hiện những động thái triong đảng về vận động cho quá trình chuyển giao quyền lực dần dần.

Khoảng trống quyền lực mà Nguyễn Phú Trọng đang để lộ ra là quá lớn : có đến hai cái ghế không có người ngồi ở Văn phòng tổng bí thư và Văn phòng chủ tịch nước. Nhiều khả năng quyền lực của ông Trọng sẽ được chuyển gia theo cách về bên đảng, Trần Quốc Vượng - với vai trò là ‘phó tổng bí thư’ - sẽ dần đảm trách phần hành của tổng bí thư ; còn phó chủ tịch nước là Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ dần đảm trách việc tiếp khác quốc tế và những phần việc của chủ tịch nước để lại, trước khi tiến thêm một bước mới trên quan điểm ‘nước không thể một ngày thiếu vua’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 22/04/2019

Quay lại trang chủ
Read 1696 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)