Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/05/2019

Đập bỏ xây lại hay đại trùng tu Nhà thờ cổ Bùi Chu 134 năm tuổi ?

Nhiều tác giả

Khi di sản được ‘bảo vệ’ bằng búa !

Mạnh Kim, VOA, 02/05/2019

Câu chuyện Nhà th Chính tòa Bùi Chu (Nam Đnh) đng trước kh năng b phá đ xây mi vào ngày 13/5/2019 đang gây phn ng bt bình gay gt. Câu chuyn Nhà th Bùi Chu còn làm dy lên câu hi v vic bo v di sn trước làn sóng phá hoi di sn không ch đi vi nhà th và đình chùa c mà còn nhiu kiến trúc c khác…

buichu01

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

Trong vụ Nhà th Chính tòa Bùi Chu, ông Martin Rama, chánh kinh tế gia Ngân hàng Thế gii đc trách khu vc Nam Á, mt công dân Uruguay, đã gi bc thư thng thiết đến các v chc sc giáo hi Bùi Chu :

"Tôi hiểu rt rõ lý do đ thay thế nhng tòa nhà cũ này. Ci to chúng s rt tn kém. Vi s lâu đi và tình trng hư hng ti t, có nguy cơ dm hoc va rơi xung t trn nhà có th khiến hàng lot giáo dân vô ti cu nguyn trong nhà th b thương, thm chí thit mng. Chính ph thì không cung cp các ngun lc đ chăm sóc đúng cách cho các tòa kiến trúc già nua này và không có sn đt gn đó đ xây dng các công trình mi. Bên cnh đó, hu hết nhà th không có mt trong danh sách di sn cn được bo v, và do đó, Giáo hi Công giáo có quyn hp pháp đ loi b chúng.

Tất c điu này là hoàn toàn đúng, nhưng tôi s rng lch s s không nhìn nhn đúng đn vi quyết đnh này. Vit Nam chưa phi là mt nước giàu, và d hiu được rng người dân đt s tin li lên trước di sn. Không ai có th ch trích h vì điu đó. Nhưng tôi không hoài nghi rng Vit Nam ri s thnh vượng. Các thế h sau s đi ra nước ngoài, thưởng ngon các thành ph châu Âu, được tiếp xúc vi tư duy thế gii... Và sm mun h s nhìn li, nh v đt nước xinh đp mà h đã ln lên và đt câu hi rng ai phi chu trách nhim cho s mt mát nhng đc sc ca đt nước. Thnh nguyn nhng giá tr mnh m tương t và s nhy cm sâu sc mà Giáo hi Công giáo là hin thân, h có th bun bã nghi ng nhng quyết đnh ca cha ông mình"...

Cách đây hai năm, 2017, một "nhà chúa" dim l c kính – Nhà th Trà C (Qung Ninh), tn ti vi tuế nguyt t thế k 19 – đã đau đn "th xác" trước nhng nhát búa vô tri. Làn sóng "trùng tu" bng việc đp cũ-xây mi đi vi các kiến trúc nhà th tht ra đang din ra nhiu nơi. Trong bài "Bo tn văn hóa vt th Công giáo", tp chí Đồng Hành (số 8, tháng 4/2017) đã dn li tác gi Nguyn Hng Dương trong cuNhà thờ Công giáo Vit Nam (Nhà xuất bn Khoa học Xã hi 2003) như sau :

"Sự hin din ca các cơ s th t Công giáo đã làm cho ngh thut kiến trúc Vit Nam đa dng. Qua nhng ngôi nhà th này, chúng ta không ch biết v mt loi hình kiến trúc cơ s th t Công giáo mà còn biết được s tài ba khéo léo của ông cha ta, bi hu hết các thánh đường đu thm đượm công sc, nhiu khi c xương máu ca người Vit. Nhà th Công giáo mang phong cách Á Đông là th hin s sáng to trong ngh thut kiến trúc Vit Nam. Đó là nhng di sn lch s văn hóa quí giá của cha ông ta cn được trân trng gìn gi. Nơi nhà th Công giáo còn lưu gi nhng tranh nh, tượng v Chúa, v Đc Maria, v các thánh, lưu gi nhng điêu khc trên các cht liu khác nhau do ông cha ta tác to. Nhng nhà nghiên cu v ngh thut tranh tượng, điêu khc Vit Nam không th không nghiên cu nó".

Những giá tr văn hóa y đã được "tiếp nhn" bng nhng "nhn thc" kỳ l : hoc đp nát đ xây mi hoc sơn phết lòe lot bt chp thm m ph thông hung h thm m kiến trúc tôn giáo. Cho đến nay, chỉ có mt nhà th Vit Nam được xếp hng di tích quc gia và được bo v theo Lut Di sn Văn hóa. Đó là Nhà th Phát Dim Ninh Bình. T năm 2005, nhà nước Vit Nam đã chn ngày 23/11 làm "Ngày Di sn văn hóa Vit Nam", vi "mc đích nhm phát huy truyền thng và ý thc trách nhim ca nhng người làm công tác bo v và phát huy giá tr di sn văn hóa Vit Nam, đng viên các tng lp xã hi tham gia tích cc vào s nghip bo v và phát huy giá tr di sn văn hóa dân tc. Đây cũng là dp giáo dc truyền thng yêu nước, lòng t hào dân tc, ý thc trách nhim bo v di sn văn hóa trong toàn dân ; di sn văn hóa dân tc trong s nghip xây dng và phát trin nn văn hóa Vit Nam tiên tiến, đm đà bn sc dân tc". Tuy nhiên, nói thì như thế nhưng ai làm gì và làm như thế nào thì gn như chng ai kim soát. Cách đây hai năm, 2017, lăng m ca bà Trn Th Nga - m vua Dc Đc - đã b "k gian đp phá, đào bi nghiêm trng". Trước đó, m bà tài nhân h Lê - phi tn ca vua T Đc - cũng b mt công ty tự ý san phẳng đ thc hin d án bãi đ xe. Chính quyn đa phương không biết gì v chuyn này ? Và ri người ta x lý ra sao ? L c làng. Hu c làng !

Tổng cng, Vit Nam hin có hơn 40.000 di tích, trong đó khong 3.300 di tích xếp hng Quc gia và 13 di tích xếp hng Quc gia Đc bit. Vit Nam cũng có 25 di sn thế gii được Unesco công nhn. Nhiu di tích như thế nhưng văn hóa di sn ca đt nước không nm trong ý thc văn hóa và bo v văn hóa. Chính sách bo v di sn văn hóa đôi khi được gii hn trong khuôn khổ phòng hp, ti các din đàn, ti nhng hi tho "nhn được nhiu ý kiến đóng góp hu ích ca các chuyên gia". Ngoài Lut Di sn Văn hóa, công tác và nhim v bo v di sn còn được "b sung kp thi" vi nhiu "ngh đnh", "thông tư hướng dn", rồi còn các "quy chế qun lý đ bo v và phát huy giá tr di tích lch s"… nhưng cui cùng nhiu v vi phm vn không được "kp thi ngăn chn". Điu cn "kp thi ngăn chn" bây gi là xóa b nhng quy đnh chng chéo, va trùng lp va gây "xung đt" với nhau, trong các văn bn quy phm pháp lut liên quan bo tn di sn văn hóa, chng hn Lut Xây dng, Lut Đu tư công và Lut Du lch.

Việc "gìn gi di sn văn hóa" đôi khi còn bun cười ch người ta than thiếu tin đ duy tu nhưng người ta tha tiền để t chc nhng l hi xúng xính xiêm y trong chương trình "đm đc không gian văn hóa dân gian" nào đó được t chc lòe lot và n ào vi s "có mt quý giá" ca các đng chí lãnh đo Đng-Nhà nước đến đ phát biu suôn v "nhim v và s mng" bo v di sản. Đó là chưa k kiến thc và năng lc ca "cán b" và "chuyên gia văn hóa". Mi đây, không ít người đã không th nén gin khi nhìn thy kit tác Vườn xuân Trung-Nam-Bc, được công nhn là "bo vt quc gia", đã loang l tèm lem sau khi được "v sinh" ! Ai chịu trách nhim đây ? Làm sao có th cha li được kit tác sơn mài này mà ha sĩ Nguyn Gia Trí đã b công thc hin sut 20 năm ròng mi hoàn thành (1969-1989) !

Câu chuyện bo v di sn văn hóa Vit Nam phi nói là chuyn nhiu tp, mi tp đu cha đầy ni đau và ni bun hơn là t hào và hãnh din. Câu chuyn bo v di sn văn hóa Vit Nam thm chí vang đng đến mc các chuyên gia nước ngoài cũng phi lên tiếng. Thế nhưng, khi mà văn hóa con người đang tut xung đáy, văn hóa di sn dường như chng có "lý do" gì để được chú ý đúng mc và được nhn thc t tế đúng mc.

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 02/05/2019

*****************

Nhà thờ Bùi Chu sẽ bị đập đi xây mới hay 'đại tu' ngày 13/5 ?

Ben Ngô, BBC, 01/05/2019

Linh mục đại diện giáo phận Bùi Chu nói với BBC rằng việc đại tu nhà thờ "không dỡ ra thì sao sửa được" và chương trình "theo kế hoạch thì ngày 13/5 tiến hành".

buichu1

Lễ Truyền dầu tại giáo phận Bùi Chu hôm 18/4

Trong khi đó, một kiến trúc sư nói với BBC rằng "cần công bố hồ sơ dự án cũng như phương pháp trùng tu Nhà thờ Bùi Chu, để các chuyên gia có thể phản biện khách quan".

Mạng xã hội dấy lên nhiều ý kiến quan ngại trước tin Nhà thờ Bùi Chu, một trong những nhà thờ lâu đời và đẹp nhất ở tỉnh Nam Định với 134 năm tuổi, do "xuống cấp" nên sẽ bị "hạ giải" theo cách dùng từ của giáo phận Bùi Chu, còn dư luận thì hiểu là "dỡ bỏ" vào ngày 13/5 để xây nhà thờ mới.

Trước đó, website chính thức của Giáo phận Bùi Chu cho hay : "Theo dự kiến của Đức cha, nhà thờ chính tòa sẽ được hạ giải vào ngày 13/5/2019. Do đó, có thể nói lễ Truyền dầu ngày 18/4 là lần cuối cùng các tín hữu sẽ được dự lễ tại nhà thờ cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm".

bụichu2

Một buổi rước kiệu tại Nhà thờ Bùi Chu

'Ngày 13/5 tiến hành'

Hôm 1/5, Linh mục Joseph Trần Hưng Đạo, giám đốc Caritas Bùi Chu nói với BBC qua điện thoại : "Việc trùng tu nhà thờ thì có vấn đề gì đâu, công trình nào cũng chỉ có một khoảng thời gian của nó".

"Sửa mà đại tu nhà thờ mà không dỡ ra thì sao sửa được ?"

"Tuy vậy, nhà thờ cũng đang nghe ngóng thông tin từ bên ngoài".

"Công việc của Giáo hội thì ai hiểu được thì hiểu. Một vài người không đồng tình thì có thể họ không hiểu công việc phải làm".

"Nhà thờ này đã hơn 100 năm tuổi, xuống cấp thì phải sửa chữa, đại tu thôi, nhưng việc này thì chúng tôi không trả lời nhiều".

"Chương trình theo kế hoạch thì ngày 13/5 tiến hành".

Trước đó, một văn bản do Tòa Giám mục Bùi Chu phát đi hôm 11/3 do Giám mục Thomas Vũ Đình Hiệu ký có nội dung "Về việc trợ giúp đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu". Trích :"Trải qua hơn 130 năm, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nhất là chống chọi với những cơn bão, nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường nhà thờ đã bị nứt nẻ nhiều chỗ, vôi vữa và gạch mái bị rớt xuống, ảnh hưởng không chỉ tới việc thờ phượng mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng của giáo dân".

"Để bảo vệ di sản quý giá, chúng tôi đoàn thuận theo đề nghị của đa số giáo dân, đã quyết định đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu..".

buichu3

Văn bản kêu gọi trợ giúp đại tu Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu

Hôm 1/5, BBC liên hệ Linh mục Trần Công Nghị, phó chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam Tây Nam Hoa Kỳ để hỏi bình luận, nhưng ông hồi đáp qua email rằng "tôi ở xa không nắm vững các chi tiết nên không thể cho ý kiến về việc này".

'Tính đường dài'

Hôm 30/4, kiến trúc sư Sơn Đặng, người có kinh nghiệm với công tác trùng tu di sản ở Mỹ và Nhật, nói với BBC :

"Theo thông lệ quốc tế, muốn được cấp phép trùng tu các di sản, thì hồ sơ dự án có kèm theo phương pháp trùng tu và phương pháp thi công phải được công bố minh bạch trên website của các cơ quan quản lý và cấp phép".

"Việc này giúp mọi bên có liên quan có thể truy cập và phản biện rộng rãi. Giáo phận Bùi Chu thiết nghĩ cũng nên theo thông lệ này, công bố hồ sơ dự án để các chuyên gia trên cả nước có thể nghiêm túc đánh giá lại, và có ý kiến phản biện khách quan, nhằm tránh việc đập đi xây mới nhưng lại đánh đồng với việc đại tu".

"Bên cạnh đó, để tránh tạo thành tiền lệ xấu, thiết nghĩ nên cân nhắc xếp hạng di sản thế giới cho chuỗi nhà thờ cổ ở miền Bắc".

"Việc này không chỉ là cứu Nhà thờ Bùi Chu mà còn cứu những di sản quý khác khỏi số phận như nhà thờ Trà Cổ bị đập bỏ hồi tháng 3/2017".

"Cái này là tính đường dài cho việc bảo vệ di sản ở Việt Nam".

- Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu khánh thành năm 1885

- Theo báo Người Lao Động, đến nay chỉ có Nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình, Nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Lớn và Nhà thờ Cửa Bắc ở Hà Nội được xếp hạng và được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa

Cùng ngày, bà Hồ Diệu Phương, làm ngành xây dựng nội thất, nói với BBC :

"Theo tôi, một công trình cổ hơn 100 năm tuổi như Nhà thờ Bùi Chu không những có giá trị về lịch sử kiến trúc quá lớn lao mà còn có giá trị thiêng liêng về tinh thần đối với giáo dân nói riêng, và là một di sản quý giá nói chung".

"Tôi cho rằng, không nên hạ giải để làm mới, mà nên có một cuộc đại trùng tu để bảo vệ trạng thái kiến trúc nguyên thủy của di sản. Một đơn vị được lựa chọn để thực hiện việc đại tu này đặc biệt phải là đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác bảo vệ trùng tu các di sản văn hóa cổ".

"Bản vẽ phối cảnh trước và sau trùng tu, vật liệu thay thế, quá trình thi công, các phương án thi công tháo dời và lắp đặt tái dựng nên được một hội đồng các chuyên gia thẩm định và thông qua trước khi bắt tay vào việc. Kỹ thuật trùng tu và phục hồi di sản không phải là việc dễ dàng ai, công ty cũng làm được".

Chúng ta cần kêu gọi hội đồng các nhà khảo cổ, hội kiến trúc sư, các tổ chức văn hóa di sản thế giới vào cuộc giúp sức để giữ lại một di sản Nhà thờ Bùi Chu cổ kính xứng tầm văn hóa nhưng vẫn an toàn cho giáo dân và giáo hội trong công việc phụng sự hằng ngày".

Ben Ngô

Nguồn : BBC, 01/05/2019

*******************

Nhà Thờ Chính Tòa Bùi Chu hơn 130 năm tuổi có thể sẽ bị đập bỏ

T.K., Người Việt, 28/04/2019

"Theo dự kiến, Nhà Thờ Chính Tòa Bùi Chu sẽ được hạ giải (tháo rời cấu kiện tạo thành kiến trúc) vào ngày 13 Tháng Năm, 2019". Một bản tin trên trang web GpBuichu.org tiết lộ.

dap1

Nhà Thờ Bùi Chu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. (Hình : GpBuichu.org)

Trang này cho biết thêm : "Nhà thờ cổ kính, gắn chặt với những thăng trầm của đời sống đức tin giáo phận suốt trên 100 năm. Hy vọng anh chị em tín hữu cầu nguyện cho việc tái thiết thánh đường mới được diễn tiến và hoàn thành trong bình an tốt đẹp".

Theo bài "Lược sử Giáo Phận Bùi Chu", Nhà Thờ Chính Tòa Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78 mét, rộng 22 mét, cao 15 mét. Nhà thờ này được khánh thành năm 1885. Trải qua hơn 134 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 Tháng Tám, ngày lễ quan thầy của giáo phận, nhiều giáo dân từ khắp nơi tập trung về đây dâng lễ".

Một trong những buổi lễ cuối cùng được cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa Bùi Chu là lễ Truyền Dầu đã diễn ra vào sáng hôm 18 Tháng Tư.

Sau khi vụ cháy Nhà Thờ Đức Bà Paris diễn ra, một bài của tác giả Martin Ram, cố vấn cao cấp tại Ngân hàng Thế giới và là giám đốc dự án tại Trung tâm Phát triển đô thị bền vững thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đăng trên báo Tuổi Trẻ có đoạn :

"Nay thì Nhà Thờ Bùi Chu tuyệt đẹp và nổi tiếng bậc nhất ở Nam Định cũng sắp phải đón nhận số phận buồn thương tương tự như nhà thờ Trà Cổ [bị đập bỏ hồi Tháng Ba, 2017]. Đây là những mất mát bi thảm cho bất cứ ai, không chỉ với người Việt Nam. Sự phá hủy một công trình như Nhà Thờ Đức Bà, hay Nhà Thờ Bùi Chu, là một vết thương lòng cho mỗi chúng ta".

Kiến trúc sư Sơn Đặng viết trên trang cá nhân hôm 28 Tháng Tư : "Trong các trường hợp đập bỏ di sản tương tự như này, thường là do những người có trách nhiệm đã nghĩ quẩn như sau : Vì nó mục nát nên cần đảm bảo an toàn cho giáo dân, vì muốn nhanh tiện, vì không huy động được tài chính, vì đập bỏ xây mới thì dễ dàng và rẻ hơn trùng tu, vì vướng vấn đề pháp lý với nhà nước, vì bị nhà nước không cấp cho khu đất khác để xây nhà thờ khác, vì cần mở rộng không gian, vì đây là tài sản riêng của nhà thờ nên quyền quyết định là tối cao. Có lẽ bên trong còn nhiều uẩn ức khó nói, nhưng chúng ta thiết nghĩ không nên ngồi im trước một quyết định sai lầm như thế. Không vì Nhà Thờ Bùi Chu có cái mái sắp mục mà xóa bài làm lại, xin miễn ngụy biện nhé !".

"Theo tôi, cần một bên trung gian đủ uy tín vào cuộc. Một tổ chức như UNESCO có thể đàm phán được ngay với Giáo Xứ Bùi Chu. Chỉ cần họ cân nhắc đưa ra phương án xếp hạng di sản toàn cầu với chuỗi nhà thờ cổ của miền Bắc, trong đó có Nhà Thờ Bùi Chu. Hy vọng cách này không chỉ cứu được Nhà Thờ Bùi Chu mà còn cứu được các di sản tôn giáo quý giá khác của miền Bắc", theo Facebook Son Dang.

T.K.

*******************

Hơn 20 kiến trúc sư đề nghị bảo tồn nhà thờ Bùi Chu (RFA, 01/05/2019)

Khoảng 20 kiến trúc sư và nhà bảo tồn ở Việt Nam vừa gửi đơn đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cứu lấy nhà thờ Bùi Chu đã có 134 năm tuổi đang sắp có nguy cơ bị phá để xây mới.

buichu1

Nhà thờ Bùi Chu ở Nam Định - Courtesy of Wikimedia Commons

Trước đó, vào ngày 11/3, Giám mục Giáo phận Bùi Chu, Thomas Vũ Đình Hiệu, đã có thư ngỏ gửi giáo xứ Dốc Mơ kêu gọi quyên góp tiền để xây mới nhà thờ Bùi Chu với lý do nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc thờ phượng và gây nguy hiểm đến tính mạng của bà con giáo dân.

Theo Tuổi Trẻ, một nhóm kiến trúc sư đã trực tiếp đến khảo sát tại nhà thờ Bùi Chu trong hai ngày 29 và 30/4, dưới sự giám sát online của Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Hạnh Nguyên – Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và Thạc sĩ, Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp. Sau khi khảo sát, các Kiến trúc sư kết luận công trình chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc nhưng kết cấu khung chịu lực còn tốt, đảm bảo khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm.

Câu chuyện nhà thờ Bùi Chu những ngày qua đã trở thành đề tài gây chú ý trên mạng xã hội với nhiều lời kêu gọi chính phủ, Hội đồng giám mục Việt Nam phải cứu lấy nhà thơ cổ mặc dù nhà thờ chưa được xếp hạng di sản được công nhận, có nghĩa là việc phá dỡ và xây mới không phải xin phép nhà nước.


Quay lại trang chủ
Read 717 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)