Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/08/2019

Giải Tự do báo chí thế giới 2019 cho Phạm Đoan Trang

Nhiều nguồn tin

Phm Đoan Trang được đ c Gii T do Báo chí 2019 ca RSF

Trà Mi, VOA, 30/08/2019

Blogger, nhà hot đng được nhiu người biết tiếng Phm Đoan Trang được đ c Gii T do Báo chí ca t chc Phóng viên Không biên gii (RSF) năm nay.

trang1

Blogger Phm Đoan Trang trong mt cuc phng vn ti tr s đài VOA năm 2014.

Theo thông cáo ca RSF ra ngày 29/8, Phm Đoan Trang nm trong danh sách chung kho gm các cá nhân và t chc t 12 nước trên thế gii cho 3 gii thưởng quc tế vinh danh s can đm, tính hot đng đc lp, và nh hưởng ca h.

Tng Thư ký t chc quc tế RSF, Christophe Deloire, cho biết nhiu ng viên luôn đi din vi đe da và b cm tù nhiu ln nhưng h vn tiếp tc lên tiếng chng li s lm dng quyn lc, tham nhũng và các ti ác khác và rng công vic ca h là ngun đng viên cho tt c nhng ai mun gii quyết nhng khó khăn quan trng nht ca nhân loi.

Phm Đoan Trang được đ c gii vinh danh tm nh hưởng.

Sáng lp viên ca tp chí online Lut Khoa, RSF nói, sng ti mt trong nhng nước đàn áp nht trên thế gii. Vi nhng bài viết ca mình, cô giúp người dân hiu rõ quyn và t bo v các quyn dân s ca h. Cô cũng là mt nhà c súy mnh m cho quyn ca cng đng LGBT. N ký gi đc lp này, vn theo RSF, b đánh đp, sách nhiu, và giam cm nhiu ln ti Vit Nam vì các hot đng c súy nhân quyn mt cách ôn hòa.

Ti l trao Gii T do Báo chí ln th 27 vào ngày 12/9 ti đây Berlin (Đc), RSF s loan báo ba người được nhn ba gii thưởng chung cuc.

K t khi ra đi năm 1992, Gii T do Báo chí thường niên ca RSF dành trao tng cho các nhà báo đc lp, dn thân tranh đu cho quyn t do báo chí và hot đng ca h gây nh hưởng ln trong cng đng.

RSF nói các gii thưởng này là tín hiu cho các th chế đàn áp thy rng công vic ca nhng nhà báo can đm được thế gii biết đến và h không cô đơn, không b thế gii lãng quên.

Trà Mi

***********************

Nhà báo Phạm Đoan Trang được đề cử Giải thưởng Tự do báo chí thế giới 2019

RFA, 30/08/2019

Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo bất đồng chính kiến ở Việt Nam vừa được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử cho Giải thưởng Tự do báo chí thế giới ở hạng mục Tầm ảnh hưởng.

trang2

Nhà báo Phạm Đoan Trang và các sách do cô viết - Courtesy of FB Pham Doan Trang

Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo bất đồng chính kiến ở Việt Nam vừa được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử cho Giải thưởng Tự do báo chí thế giới ở hạng mục Tầm ảnh hưởng.

Có 12 tổ chức và cá nhân được tổ chức RSF đề cử cho 3 hạng mục như vinh danh sự can đảm, tính hoạt động độc lập, và tầm ảnh hưởng của họ.

Kết quả chung cuộc sẽ được công bố ngày 12/9/2019 tại thành phố Berlin, thủ đô nước Đức.

Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tự do báo chí giới thiệu về nhà báo của Việt Nam hôm 28/8 như sau :

"Phạm Đoan Trang đến từ Việt Nam - Người sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa hiện đang sống ở một trong những quốc gia đàn áp nhất thế giới.

Với các bài viết của mình, cô ấy giúp đồng bào của cô bảo vệ các quyền dân sự của họ.

Cô ấy đồng thời cũng là một nhà vận động mạnh mẽ cho quyền LGBT. Cô đã bị đánh và bắt giam tùy tiện nhiều lần chỉ vì công việc của cô", RSF viết trên trang web.

Phạm Đoan Trang xuất thân là một nhà báo của tờ VnExpress, năm 2007 cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền.

Một số sách được cô xuất bản ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như : Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực...

*******************

Nhà báo Phạm Đoan Trang : Việt Nam hiện giờ thiếu vắng công lý !

RFA, 30/08/2019

Nhà báo độc lập/nhà hoạt động Phạm Đoan Trang vừa được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm 2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.

trang3

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang. Courtesy FB Phạm Đoan Trang

Ngay sau khi nhận đề cử, Cô đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt về hiện tình đất nước nhân sự kiện này.

RFA : Chào nhà báo Đoan Trang, trước tiên cho RFA xin chúc mừng Cô vừa nhận được đề cử Giải Tự do Báo chí 2019 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF.

Câu hỏi đầu tiên xin gởi đến Cô là việc đề cử như thế sẽ có tác dụng đến công tác hoạt động của bản thân cô và những người khác cùng tham gia công cuộc cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam ra sao ?

Phạm Đoan Trang : Trước tiên tôi xin cảm ơn RFA đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Giải thưởng của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF là giải Impact tức giải tác động, ảnh hưởng, nó dành cho người có những tác phẩm có ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.

Tôi nghĩ mọi giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực như nhân quyền, hay tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do học thuật… thì nó đều có tác dụng giúp cho người được giải, cũng như đồng đội của người đó, cảm thấy được sự hỗ trợ, ủng hộ, khuyến khích… Nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam, những người cầm bút, những người viết bị đàn áp rất là nhiều, thì những giải thưởng quốc tế đều giúp họ cảm thấy những hành động của họ mặc dù bị đàn áp dữ dội trong nước, nhưng đâu đó trên thế giới người ta biết đến và ủng hộ, tức là họ không cô đơn. Điều này Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã nói rõ trong thông cáo báo chí của họ, giải thưởng nhằm vinh danh, giúp những người trong nước không cô đơn.

RFA : Trước đây, một số nhà báo và các nhà tranh đấu cũng nhận được những đề cử tương tự, sau đó gặp khó khăn với chính quyền ? Cô có lo ngại gì về việc này ?

Phạm Đoan Trang : Dạ không ạ… Thật ra tôi không quan tâm lắm đến việc chính quyền nghĩ gì, vì lâu nay những gì tôi làm như viết sách, phổ biến sách, hay tổ chức các lớp học về nhân quyền, chính trị… tức là tất cả những hoạt động tôi làm thì đều bị chính quyền ghét cả. Cho nên có thêm một hoạt động tôi làm, hay người khác làm cho tôi như trao giải, thì tôi nghĩ cũng không làm chính quyền ghét thêm, vì họ đã ghét sẵn rồi.

trang4

Nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang. Courtesy FB Phạm Đoan Trang

RFA : Có câu ‘Tái ông thất mã’, cô có cho rằng những thách thức, đàn áp từ phía chính phủ, cơ quan chức năng có bị phản tác dụng ?

Phạm Đoan Trang : Với số đông người Việt thì tôi nghĩ rằng sự đàn áp của nhà nước có tác dụng chứ không phản tác dụng. Vì nếu phản tác dụng, họ sẽ không đàn áp nữa, nhưng họ vẫn đàn áp ngày càng khốc liệt hơn. Chứng tỏ họ thấy đàn áp có kết quả, gây được nỗi sợ hãi trên diện rộng, nó làm cho người ta chùn bước trước sự đấu tranh hay đơn giản là sự lên tiếng để đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Tất nhiên đối với một số nhà hoạt động, họ sẽ không chùn bước và họ sẽ tiếp tục công cuộc của họ. Cũng như sẽ có một bộ phận dân chúng sau khi họ thấy được những gì họ làm, luôn bị đàn áp, cho dù là để đòi những quyền lợi căn bản nhất, dân sự nhất, ít liên quan chính trị, tức ít tính tranh giành quyền lực của đảng cộng sản nhất, như đấu tranh chống thu phí BOT bẩn, hay đòi hỏi minh bạch các kết quả điều tra về ô nhiễm môi trường như vụ Formosa, hay mới nhất là điều tra về môi trường sau vụ cháy công ty Rạng Đông hôm 28/8… Những đòi hỏi đó rất chính đáng, nhưng những người đòi hỏi có nguy cơ rất cao và thực tế có người bị đàn áp rồi, thậm chí có người đi tù chỉ vì đưa tin về bệnh dịch tả lợn Châu Phi…

Cho nên tôi nghĩ rằng, với một bộ phận dân chúng, sự đàn áp khiến họ thức tỉnh hơn, họ thấy rõ cho dù họ có dân sự đến mấy, chính trị đến mấy, nhưng cứ họ lên tiếng phàn nàn là nhà cầm quyền đàn áp, thì có thể họ sẽ phẫn nộ hơn. Nhưng nếu phản tác dụng trên diện rộng thì tôi không nghĩ vậy, tôi nghĩ nó có tác dụng, nên chính quyền mới gia tăng đàn áp.

RFA : Cô nhận định thế nào về công cuộc lên tiếng cho dân quyền, nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam hiện nay ?

Phạm Đoan Trang : Trong những năm qua, có thể là từ khi Đại hội đảng hồi tháng 1 năm 2016, khi mà ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục một nhiệm kỳ nữa, tăng hẳn quyền lực lên, còn ông Nguyễn Tấn Dũng thì nghỉ hưu, thì sự đàn áp tăng lên rất nhiều, rất nhiều người bị bắt trên khắp các địa phương.

Trong khi theo tôi nhớ, trước đây thường là công an Bộ hay Trung ương bắt, chứ địa phương ít khi bắt các vụ án liên quan đến chính trị, trong khi những năm qua thì các vụ án chính nở rộ, địa phương nào cũng bắt người liên quan các vụ án chính trị, địa phương nào cũng có tù nhân lương tâm, số lượng tù nhân lương tâm tăng vọt trong những năm qua.

Đặc biệt là mức án rất khốc liệt, lúc trước nghe mức án 4 hay 5 năm đã là nhiều, nhưng bây giờ hơn 10 năm là bình thường. Đàn áp cũng dữ dội hơn, không chỉ dữ dội về cường độ, mà còn về diện đàn áp, có những thức không đáng đàn áp, cũng bị đàn áp, Ví dụ như người dân ra chỉ ra trạm BOT đếm xe cũng bị bắt, bị đánh. Cho nên tôi nghĩ, tình hình đấu tranh, hoạt động nhân quyền có phần nào chững lại, co nhỏ lại trong khoảng thời gian từ 2016 đến nay.

Ngoài ra cũng có một nguyên nhân nữa, là cách đấu tranh cũ, cách đấu tranh truyền thống của chúng ta, đã hết tác động của nó. Ví dụ trước các nhà hoạt động di chuyển khá nhiều, nhưng bây giờ hoạt động mạnh mạnh một chút là bị đàn áp thẳng tay, đàn áp khốc liệt không thương tiếc, bắt là bỏ tù không thương tiếc. Cho nên tôi nghĩ hoạt động đấu tranh có phần giảm sút từ năm 2016 đến nay.

RFA : Đối với những người dân trong nước mà cô tiếp xúc được, những quan tâm lớn hiện nay là gì ? Và những người tham gia cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền giúp họ được gì ?

Phạm Đoan Trang : Theo tôi người dân Việt Nam quan tâm nhất là vấn đề dân sinh, cụ thể là thực phẩm sạch, giá xăng vừa phải, môi trường trong lành, giáo dục tốt, không phải lo lắng cho sự an toàn, bệnh tật giảm xuống, khả năng chữa bệnh thành công hơn… Tôi nghĩ ngoài những điều cụ thể và quyền lợi thiết thân như vậy, thì có một điều khá vô hình thực ra người dân Việt Nam rất khao khát nhưng họ không nhìn ra, đó chính là công lý. Tôi cho rằng người dân Việt Nam hiện giờ rất đói công lý, tức công lý ở Việt Nam hiện giờ rất thiếu vắng. Chúng ta có thể thấy điều đó qua số lượng vụ án oan sai nhiều khủng khiếp, gần như cứ có ai có chuyện dính đến cửa quan là bị thiệt thòi, ít nhất là mất tiền, kế đến là những người có thân đi tù thì có thể phá sản, sạt nghiệp, vì tốn tiền chạy án, tiền nuôi tù… ngoài ra còn bị hành hạ về mặt tâm lý, tinh thần. Có những án tử hình oan sai rất khủng khiếp, họ cứ treo đấy không xử, rồi mỗi cuối năm xử vài người cho gọn nhà tù…

Tôi nghĩ rằng tình trạng thiếu vắng công lý là một tình trạng nghiêm trọng tại Việt Nam hiện nay. Vì thế ai đem được công lý đến cho người dân, thì sẽ được nhân dân ủng hộ.

RFA : Tình hình đất nước đối với cô hiện đang phải đối diện với những thách thức lớn nào ? Và là một công dân có trách nhiệm cô có những đề xuất gì ?

Phạm Đoan Trang : Đất nước Việt Nam hiện đang đối mặt nhiều vấn đề, từ vấn đề thiết thực, dân sinh như ô nhiễm môi trường, rồi thực phẩm bẩn, thực phẩm độc, giáo dục thì dở hơi, không thiết thực, học nhiều nhưng trình độ tư duy lại kém đi, y tế thì đắt đỏ và không đáng tin cậy, tỷ lệ chữa thành công không cao, rồi nạn công an bạo hành, oan sai, thiếu vắng công lý… Và trên biển Đông thì mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc vốn đã căng thẳng thì năm 2019 này có vẻ căng thẳng nhiều hơn.

Cho nên Việt Nam đang đối mặt nhiều vấn đề, mà vấn đề lớn nhất là không có tự do, mà không có tự do thì con người không thể giải phóng được nguồn lực tốt đẹp nhất, để phát triển. Tôi nghĩ đó là vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay, không có tự do thì không thể phát triển được.

RFA : Xin cám ơn Nhà báo Phạm Đoan Trang đã trả lời cuộc phỏng vấn của RFA ngày hôm nay.

---

Cô Phạm Đoan Trang là một tác giả, blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam.

Phạm Đoan Trang xuất thân là một nhà báo của tờ VnExpress, năm 2007 cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền.

Một số sách được cô xuất bản ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như : Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực...

Cô đã nhận được giải thưởng Homo Homini 2017 từ tổ chức People In Need, và gọi cô là "một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại".

RFI tiếng Việt, 30/08/2019

Quay lại trang chủ
Read 518 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)