Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/09/2019

RSF : Giải Tự do Báo chí 2019 tặng cho Phạm Đoan Trang

Nhiều tác giả

Phạm Đoan Trang mong giải thưởng RSF lột tả sự ‘đàn áp, bịt miệng’ tại Việt Nam

Trà Mi, VOA, 13/09/2019

Một ký gi đc lp ti Vit Nam va nhn Gii thưởng T do Báo chí ca Phóng viên Không biên gii (Reporters sans frontières - RSF) nói cô mong gii thưởng này khuyến khích người dân Vit Nam dn thân vì t do báo chí và thúc đy Hà Ni ci thin quyn căn bn ca công dân.

press2

Blogger Phạm Đoan Trang

Blogger Phạm Đoan Trang, nhà hot đng-nhà báo t do ca Vit Nam được quc tế biết tiếng, được RSF vinh danh Gii thưởng T do Báo chí 2019, trong hng mc Tm nh hưởng, ti l trao gii ti ngày 12/9 Berlin, Đc.

Trả li phng vn VOA t Vit Nam sau khi được tin nhận gii, Trang cm ơn s ng h ca mi người và bày t hy vng các gii thưởng quc tế như thế này s mang li ích li, kết qu tt đp chung cho phong trào đu tranh trong nước và t do báo chí Vit Nam.

"Em thật s mong mun nó có th khích l các nhà báo khác, kể c các nhà báo t do, dn thân nhiu hơn, theo đui s tht, công lý, nhân quyn Vit Nam nhiu hơn", cô nói.

Nữ blogger tng thc hin các chuyến quc tế vn kêu gi c súy t do báo chí cho người dân Vit Nam nhn mnh xã hi mun phát triển, mun dân ch thì phi bo đm t do báo chí đ dân được nghe, được biết s tht đa chiu và được nói lên quan đim chính kiến mà không b đàn áp hay tr thù, điu mà cô cho rng còn vng bóng đt nước Vit Nam do đng cng sn đc quyn cai tr.

"Tự do truyn thông trong đó có t do báo chí và t do xut bn s là lĩnh vc cui cùng mà h ni lng. Cho nên, t do báo chí các nhà báo phi chiến đu mi có được. Cn s n lc, dn thân ca các nhà báo. Em rt mong các nhà báo ý thc được s cn thiết, vai trò ca mình trong vic đu tranh giành li quyn t do báo chí", Trang bc bch.

Qua việc mt blogger t Vit Nam được Phóng viên Không biên gii trao gii thưởng, Trang nói cô mong mun quc tế biết đến tình hình vi phm t do báo chí Vit Nam là ‘cực kỳ nghiêm trng’ và là ‘mt thc tế rt đau lòng ca Vit Nam na thế k qua.’

"Em mong giải thưởng này có th thu hút được quc tế biết đến làn sóng ngm đang din ra dưới b mt n đnh chính tr ca Vit Nam. Dưới b mt đó là lp sóng ngm của đàn áp, của bt ming", blogger Phm Đoan Trang chia s.

press1

Phạm Đoan Trang nm trong danh sách chung kho gm các cá nhân và t chc t 12 nước trên thế gii cho 3 gii thưởng quc tế vinh danh s Can đm, tính hot đng Đc lp, và Tm nh hưởng ca h.

Cùng được trao thưởng vi Phm Đoan Trang là nhà báo Rp Eman al Nafjan, trong hng mc Can đm, và ký gi Caroline Muscat t Malta được gii v tính hot đng Đc lp.

RSF nói Giải thưởng v Tm nh hưởng dành cho Đoan Trang nhm vinh danh các ký gicông tạo ra nhng ci thin c th v quyn t do báo chí hay góp phn nâng cao nhn thc ca công chúng v quyn này.

Đoan Trang là tác giả ca các đu sách đánh đng nhn thc ca người dân v các quyn căn bn và giúp h t bo v các quyn hp pháp đó, chống li nhng vi phm ca nhà cm quyn như Chính tr bình dân, Phn kháng phi bo lc, Cm nang nuôi tù…Cô là người sáng lp và biên tp t Lut Khoa, tp chí đin t cung cp thông tin v các vn đ pháp lý. Cô cũng là nn nhân b nhm mc tiêu sách nhiễu, bt b, hành hung vì công vic vn đng ca mình.

Phạm Đoan Trang không đến Berlin d l trao thưởng hôm 12/9 vì biết rng có th b sách nhiu, cn tr vic xut cnh.

Tổng thư ký RSF Christophe Deloire nói nhng nhân vt được h vinh danh l ra nên được vinh danh ti chính đt nước ca h, nhưng li b tước đot các quyn t do, k c quyn t do đi li. Tuy nhiên, theo RSF, tinh thn cng hiến ca các nhà báo này vượt xa nhng rào cn biên gii mà các nhà đc tài không th làm gì có th ngăn cn được điu đó.

Giải thưởng T do Báo chí thường niên ca RSF được thành lp t năm 1992 đ giúp bo v và c súy truyn thông t do, đc lp. Mi gii thưởng đi kèm vi 2500 euro hin kim.

Blogger Đoan Trang từng được t chc nhân quyn People In Need ti Cng hòa Séc trao Giải Homo Homini vào năm 2018, gii thưởng dành cho nhng người có đóng góp đáng k vào vic c súy nhân quyn-dân ch trên thế gii.

Trà Mi

Nguồn : VOA, 13/09/2019

****************

Giải Tự do Báo chí : Phạm Đoan Trang đấu tranh bằng ngòi bút (BBC, 13/09/2019)

Với việc bà Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí 2019, hy vọng giới chức trong nước sẽ "giảm bớt cường độ đàn áp đối với cá nhân" bà, luật gia Trịnh Hữu Long nói với BBC.

giai3

Bà Phạm Đoan Trang của Việt Nam là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF 2019 ; hai người kia là Caroline Muscat từ Malta và Eman Al Nafjan từ Saudi Arabia

Nhà báo tự do, blogger, đồng thời là một nhà đấu tranh dân chủ có tiếng ở Việt Nam vừa được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng.

Lễ công bố và trao giải diễn ra tối ngày 12/9 tại Berlin.

Đại diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang tại lễ trao giải là ông Trịnh Hữu Long, người đồng sáng lập hai trang web Tạp chí Luật Khoa và The Vietnamese với bà Đoan Trang.

"Chúng tôi hy vọng là với việc được thế giới biết đến nhiều hơn [qua giải thưởng này], được thế giới ghi nhận nỗ lực của các nhà báo độc lập Việt Nam nhiều hơn, chính quyền Việt Nam sẽ giảm bớt cường độ đàn áp đối với cá nhân Phạm Đoan Trang và cộng đồng các nhà báo độc lập Việt Nam cũng như các nhà đấu tranh Việt Nam", ông Trịnh Hữu Long nói từ Berlin.

"Chúng tôi hy vọng áp lực quốc tế sẽ giúp cải thiện dần dần thái độ, hành vi ứng xử lẫn chế độ chính sách của chính quyền Việt Nam đối với các nhà báo độc lập", ông Trịnh Hữu Long nói thêm.

giai4

Đại diện cho bà Phạm Đoan Trang tới dự lễ trao giải ở Berlin là nhà báo tự do Trịnh Hữu Long (phải)

Bà Phạm Đoan Trang bắt đầu nghề báo từ năm 2000.

Trong thời gian 13 năm liên tục, bà đã làm việc trong gần 10 cơ quan báo chí chính thống, trong đó có các tờ báo có tiếng như VietnamNet, VnExpress, Pháp luật TP Hồ Chí Minh.

Bà nổi tiếng với một số bài viết về chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam với Trung Quốc đăng trên các báo này, và những bài viết về chủ đề chính trị nhạy cảm khác.

Năm 2009, bà bị bắt giam trong đồn công an chín ngày vì nghi vấn mà giới chức nói là liên quan tới "an ninh quốc gia", nhưng một số tổ chức nhân quyền thì cho là làn sóng trấn áp tiếng nói đối lập.

Sự kiện này khiến cho bà "không chỉ còn là một nhà báo mà còn là một nhà hoạt động dân chủ", ông Trịnh Hữu Long nói.

"Phạm Đoan Trang cố gắng dùng những ngôn ngữ bình dân nhất, giải thích một cách dễ hiểu nhất các khái niệm có vẻ trừu tượng, khó hiểu về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, những quyền người dân đang có".

Bà muốn "dùng ngòi bút của mình nhằm mong muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam", ông Trịnh Hữu Long nói thêm.

giai5

Giới chức thành phố Berlin tổ chức buổi lễ tối 12/09 tại địa điểm danh giá, Deutsches Theater Berlin.

Hồi 2/2018, bà Phạm Đoan Trang được tổ chức People in Need ở Czech trao giải nhân quyền Homo Homini 2017, vì "lòng dũng cảm của bà khi không mệt mỏi theo đuổi sự thay đổi dân chủ cho đất nước mình, mặc cho sự sách nhiễu và khủng bố".

Bà Phạm Đoan Trang là phụ nữ Việt Nam đầu tiên đoạt giải Tự do Báo chí của RSF.

Năm nay, cả ba giải thưởng của RSF đều được trao cho các gương mặt nữ.

Cùng được trao giải trong năm 2019 với bà Phạm Đoan Trang là Caroline Muscat từ Malta (hạng mục Độc lập) và Eman Al Nafjan từ Saudi Arabia (hạng mục Can đảm).

*******************

Việt Nam : Blogger Phạm Đoan Trang được giải tự do báo chí của RSF

Thụy My, RFI, 13/09/2019

Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.

giai6

Blogger Phạm Đoan Trang, giải thưởng "Tác động" của Phóng Viên Không Biên Giới năm 2019.RSF

Giải thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và một số nhà báo từng đoạt giải.

Phạm Đoan Trang được tặng giải "Tác động", dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại sự độc đoán.

Bà Đoan Trang cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có một tác phẩm cổ vũ quyền của cộng đồng LGBT (người đồng tính, chuyển giới). Blogger này từng bị đánh đập nhiều lần, và bị giam giữ tùy tiện nhiều ngày trong năm 2018.

Giải "Can đảm" được trao cho nhà báo Saudi Arabia Eman Al Nafjan, người sáng lập trang web SaudiWomen.me và là tác giả nhiều bài viết trên báo chí quốc tế, đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ Saudi Arabia. Bà bắt tháng 5/2018 và hiện nay đang trong tình trạng bị quản thúc, có nguy cơ lãnh án đến 20 năm tù.

Giải "Độc lập" dành cho nhà báo Caroline Muscat ở Malta. Sau khi nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia bị ám sát, bà Muscat tiếp tục tố cáo nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức Malta.

Được thành lập năm 1992, các giải thưởng của Phóng Viên Không Biên Giới ngoài giá trị danh dự còn được kèm theo số tiền tượng trưng là 2.500 euro. Trong quá khứ, RSF đã từng trao giải cho một số nhân vật như Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), sau này trở thành khôi nguyên Nobel.

Trên Facebook cá nhân, blogger Phạm Đoan Trang đã đăng một video clip (có phụ đề tiếng Việt) gởi đến tham gia buổi lễ trao giải do không đến dự được, đồng thời gởi lời cám ơn đến những độc giả lâu nay của bà.

Thụy My

Nguồn : RFI, 13/09/2019

*****************

Nhà báo 'không lề' Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019 (BBC, 13/09/2019)

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng.

Được thực hiện từ 27 năm qua, giải thưởng Tự do Báo chí nhằm vinh danh những người không chịu im lặng, "bất chấp các hoàn cảnh khắc nghiệt nhất" và "những đe dọa tới tính mạng, thân thể", thông cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới viết.

Bà Phạm Đoan Trang của Việt Nam là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF 2019. Hai người kia là Caroline Muscat từ Malta và Eman Al Nafjan từ Saudi Arabia.

Lễ công bố và trao giải diễn ra tối ngày 12/9 tại Berlin.

Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng Berlin Michael Müller nói rằng tự do báo chí, bên cạnh quyền tự do biểu đạt và quyền biểu tình, đóng vai trò rất quan trọng, "giúp cho xã hội minh bạch, giúp kiểm soát quyền lực và các hoạt động xã hội".

Trong số những người từng được giải có nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc, cũng là người được giải Nobel Hòa bình hồi 2010, ông Lưu Hiểu Ba, nay đã qua đời.

giai7

Thị trưởng Berlin Michael Müller phát biểu tại lễ trao giải

Từ Hà Nội, nhà báo Phạm Đoan Trang trả lời phỏng vấn của BBC sau khi biết tin từ Berlin.

Phạm Đoan Trang : Biết mình được trao giải thưởng Tự do Báo chí ở hạng mục Ảnh hưởng, tôi rất vui mừng. Điều đó có nghĩa là tổ chức Phóng viên Không Biên giới đánh giá các tác phẩm của tôi đã có những ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng người đọc Việt Nam.

Tôi vô cùng cảm ơn độc giả. Cảm giác chính của tôi lúc này là muốn tri ân những người đã đọc tác phẩm của tôi, cả ở trong nước và hải ngoại. Tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Phóng viên Không biên giới biết đến các tác phẩm của tôi.

BBC : Lễ công bố và trao giải năm nay diễn ra ở Berlin. Bà đã không tới dự tuy được mời. Vì sao vậy ?

Phạm Đoan Trang : Để đi Berlin, trong các bước làm thủ tục xuất cảnh chắc chắn tôi sẽ phải làm việc với Bộ Công an trước. Không thiếu các trường hợp các nhà hoạt động ở Việt Nam đã có visa xuất cảnh của nước ngoài rồi, mua vé máy bay rồi, nhưng ra đến sân bay thì bị công an giữ lại, không cho đi.

Tôi biết trước là tôi sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Chưa kể nếu có thể xuất cảnh được, thì lúc quay về, làm thủ tục nhập cảnh cũng sẽ bị giữ lại, sẽ phải trải qua các cuộc đối thoại không dễ chịu gì với bên an ninh.

Tôi biết họ sẽ đặt điều kiện, và tôi cũng biết trước là tôi sẽ không chấp nhận các điều kiện đó.

Cho nên tôi quyết định không đi, để khỏi phải trải qua những cuộc đối thoại không dễ chịu đó.

giai8

Đại diện cho bà Phạm Đoan Trang tới dự lễ trao giải ở Berlin là nhà báo tự do Trịnh Hữu Long

BBC : Tuy giải tự do báo chí đã được trao từ gần 30 năm nay, nhưng được biết bà là người Việt Nam đầu tiên được trao giải với tư cách là phóng viên chuyên nghiệp. Điều này liệu có ảnh hưởng, tác động gì tới hoạt động của bà và các nhà báo tự do tại Việt Nam trong tương lai không ?

Phạm Đoan Trang : Tôi không muốn đưa ra dự đoán về tương lai, nhưng tôi hy vọng là giải thưởng này sẽ có giá trị tích cực không chỉ cho riêng cá nhân tôi mà còn cho cả cộng đồng đấu tranh và hoạt động dân chủ, cộng đồng những người làm báo tự do, các blogger, các công dân mạng ở Việt Nam, những người dám sử dụng mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình, những người luôn là nạn nhân trực tiếp của sự hà hiếp, đàn áp, khủng bố của công an.

Hàng ngàn blogger đã liên tục bị "để ý", mà chỉ riêng trong hai năm qua đã có hàng trăm người phải đi tù vì những việc liên quan tới livestream trên Facebook.

Tôi mong muốn giải thưởng này của mình, như sứ mệnh của tổ chức Phóng viên Không Biên giới đặt ra, sẽ đem đến sự an ủi đối với các nhà báo ở những nước vẫn còn độc tài, để những nhà báo đó cảm thấy rằng họ không cô đơn, họ luôn được hỗ trợ, được ủng hộ, được khuyến khích, được động viên, được biết rằng công việc của họ không phải là vô nghĩa, không ai biết đến.

Tôi mong là trong tương lai gần, ở Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều người mạnh dạn lên tiếng, nói lên quan điểm, chính kiến của mình trong các vấn đề chính trị xã hội.

Đặc biệt, tôi rất mong đợi sẽ có sự xuất hiện của thêm nhiều cây viết, nhiều nhà báo tự do, nhà báo độc lập, các blogger có nghề viết chuyên nghiệp, kể cả các nhà báo 'lề phải', tham gia vào công cuộc vận động dân chủ hóa xã hội thông qua con đường truyền thông.

BBC : Bà khởi đầu nghề báo ở vị trí mà như bà gọi là nhà báo 'lề phải' trước khi chuyển sang vị trí nhà báo tự do. Bà thấy sự khác biệt lớn nhất giữa vai trò của mình khi cầm bút viết với tư cách một người thuộc hệ thống báo chí chính thống với khi cầm bút viết ở vị trí thuộc lề khác là gì ?

Phạm Đoan Trang : Tôi đã làm ở báo chính thống, mà như chúng ta thường gọi là báo nhà nước, hay báo quốc doanh trong thời gian khá dài. Tôi làm từ năm 2000 cho đến tận 2013.

Trong 13 năm đó, tôi làm liên tục cho VnExpress, VietnamNet, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình VTC, và các nơi khác, khoảng gần 10 cơ quan báo chí khác nhau.

Tôi cũng làm công tác xuất bản nữa. Bởi vậy, tôi nghĩ là tôi khá hiểu về nghề báo ở Việt Nam dưới sự kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản.

Từ khi chuyển sang trở thành một nhà báo tự do, hay như chúng tôi gọi mình là nhà báo 'không lề', tôi thấy có rất nhiều khác biệt.

giai9

Các cuốn sách của bà Phạm Đoan Trang chủ yếu đến với độc giả trong nước

Tôi cũng nhận ra là có nhiều điều từ xưa tới nay chúng ta vẫn hiểu nhầm.

Điều khác biệt đương nhiên nhất là bị đàn áp nhiều hơn.

Các nhà báo tự do bị đàn áp bằng mọi biện pháp, từ tinh vi cho đến thô thiển nhất. Không gian tự do cho nhà báo 'không lề' ít hơn nhiều so với các nhà báo đi theo định hướng.

Một sự khác biệt lớn nữa mà mọi người thường hiểu nhầm, hoặc có thể nói là quan niệm sai lầm từ trước tới nay. Đó là mọi người nghĩ nhà báo tự do sẽ không có ảnh hưởng bằng nhà báo chính thống. Những bài viết của nhà báo tự do thì không ai đọc, hoặc chỉ có số người đọc không đáng kể. Đó là quan niệm phổ biến, và đặc biệt phổ biến trong giới làm báo chính thống và trong giới công an.

Tôi biết rằng rất nhiều đồng nghiệp của tôi ở trong các tờ báo chính thống đặt câu hỏi vì sao lại phải bẻ bút đi làm 'phản động', sao không đi làm cho tờ báo nào đó mà lại đi làm tự do, bài viết viết ra như vậy liệu đến được với mấy người ?

Trong lúc nếu đưa mình vào trong một tờ báo đi theo định hướng của Đảng, nhà nước, chúng ta vẫn có cơ hội để bài viết được lên báo, được nhiều người đọc, tạo ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chính sách, thông qua việc các quan chức nhà nước đọc được bài báo của mình và họ sẽ thay đổi chính sách, thay đổi suy nghĩ, v.v...

Họ cho rằng ảnh hưởng của báo chí chính thống vẫn mạnh hơn báo chí ngoài lề.

giai10

Tôi cho rằng đó là quan niệm sai, và càng ngày tôi càng thấy quan niệm đó sai hơn.

Chúng ta thấy rằng các blogger, các Facebooker chưa bao giờ được nhà nước thừa nhận, chẳng hạn như Người Buôn Gió, lại có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn.

Việc xuất bản cũng vậy. Khi tôi bắt tay vào xuất bản 'ngoài luồng', tức là không phải với các nhà xuất bản được cấp giấy phép chính thức của nhà nước, tôi nhận ra rằng lượng người đọc của hệ 'ngoài luồng' nhiều đến bất ngờ.

Tôi tin là số lượng người đọc của Nhà xuất bản Tự do, một nhà xuất bản 'ngoài luồng' như thế, đông hơn số lượng người đọc của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tức là Nhà xuất bản Sự thật ngày trước.

So sánh ra thì số lượng bản in nhiều hơn, số lượng độc giả nhiều hơn, sức ảnh hưởng nhiều hơn, mức độ tương tác với độc giả nhiều hơn nhiều.

Chúng tôi có những người chuyển sách của Nhà xuất bản Tự do, cụ thể là sách của tôi, tới cho độc giả, thì có những độc giả đã ôm lấy người chuyển sách mà khóc, nói, "cảm ơn các anh các chị đã dũng cảm để chúng tôi có được những cuốn sách này".

Tất nhiên, cũng có rủi ro là bị công an 'bẫy', nhưng chúng tôi cảm nhận được tình cảm thực sự yêu quý mà các độc giả dành cho mình.

Cho nên có thể nói sự khác biệt dễ nhận thấy là mức độ ảnh hưởng giữa bên 'ngoài luồng' và bên chính thống, mức độ tình cảm của độc giả dành cho mỗi bên.

*****************

Nhà báo Phạm Đoan Trang được giải thưởng tự do báo chí 2019 (RFA, 12/09/2019)

Vào tối ngày 12/9, giờ Berlin, Đức, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) công bố nhà báo Phạm Đoan Trang là người được giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục tầm ảnh hưởng.

giai11

Hình minh họa. Nhà báo Phạm Đoan Trang và các cuốn sách của mình Courtesy of FB Pham Doan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang, 41 tuổi, không thể có mặt tại buổi trao giải ở Berlin, nhưng cô đã gửi video của mình đến ban tổ chức. Nhà báo Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập và sáng lập viên của Luật khoa tạp chí đã đến nhận giải thay mặt Phạm Đoan Trang.

Trong đoạn video ngắn được RSF chiếu tại buổi trao giải, Phạm Đoan Trang đàn và hát bài dân ca Lý Chiều Chiều. Cô nói về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam bị bóp nghẹt, các nhà báo bị đàn áp.

Về Phạm Đoạn Trang, RSF viết : "Phạm Đoan Trang từ Việt Nam – sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí hiện sống tại một trong những quốc gia đàn áp nhất trên thế giới. Với các bài báo của mình, cô giúp người dân của mình bảo vệ các quyền dân sự. Cô cũng là người lên tiếng cho các quyền LGBT. Vì những việc làm của mình, cô dã bị đánh đập và bắt giữ tùy tiện nhiều lần".

Trong bài phát biểu trên video gửi cho ban tổ chức, Phạm Đoan Trang nói những đe dọa của chính quyền với cô và các nhà báo không làm họ lo sợ vì : "chúng tôi cam kết vì sự thật và có hy vọng. Chúng tôi hy vọng một ngày Việt Nam có được dân chủ".

Khi nói về giải thưởng cho mình, Phạm Đoan Trang nói "giải thưởng không phải cho mình tôi mà còn cho những người muốn tìm kiếm sự thật trên toàn thế giới".

Phạm Đoan Trang cho biết nghề báo ở Việt Nam bị coi là một tội, tội chống lại nhà nước. Cô nói cô và những nhà báo độc lập ở Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nghề báo không còn bị coi là một cái tội ở khắp nơi trên thế giới.

****************

Phạm Đoan Trang đạt giải Tự do Báo chí 2019 của RSF (VOA, 12/09/2019)

Tối ngày 12/09/2019 ti Berlin, T chc Phóng viên Không biên gii (RSF) đã chính thc trao gii T do Báo chí với hng mc Tm nh hưởng cho nhà báo đc lp, blogger Phm Đoan Trang ca Vit Nam.

press0

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố giải Tự do Báo chí Tầm ảnh hưởng cho nhà báo Phạm Đoan Trang hôm 12/09/2019. Photo chụp từ Facebook Le Trung Khoa.

Blogger Phạm Đoan Trang, tác gi ca mt s sách chính lun b cm xut bn trong nước, cho VOA biết bà quyết đnh không ti Berlin đ d l trao thưởng ca RSF hôm 12/9 vì biết rng chính quyn Vit Nam có th gây cn tr vic bà xut cnh, dù Đi s quán Đc ti Hà Ni có can thip.

Nữ blogger Phm Đoan Trang nói :

"Tôi nghĩ nếu tôi mun đi thì chính quyn có th cho đi, nhưng chc chn trước khi đi thì phi ngi đàm phán, và tôi phải chp nhn mt s điu kin do bên chính quyn đưa ra, còn nếu tôi không chp nhn thì không được đi. Vì tôi không mun đi thoi vi h nên tôi quyết đnh không đi.

"Theo tôi biết thì Đi s Đc có can thip vi phía chính quyn Vit Nam để h tr li quyn mang h chiếu cũng như đm bo quyn t do xut nhp cnh ca mt s nhà hot đng Vit Nam trong đó có tôi.

"Phía Đức rt nhit tình, nhưng theo kinh nghim ca tôi thì kiu gì cũng phi đàm phán vi phía công an Vit Nam như : không được đi vn đng, không tuyên truyn, không nói xu đt nước…nếu không thì h s khi t ; h cũng s cho rng h s khó x liu tôi có đi v hay không, cho nên tt nht là tôi quyết đnh không đi".

Hôm 29/08, nhà hoạt đng Phm Đoan Trang, đng sáng lp ca trang mng online Luậ t khoa Tp chí, được RSF đ c Gii T do Báo chí trong hng mc Tm nh hưởng.

Ông Daniel Bastard, Trưởng Khu vc Châu Á – Thái Bình Dương ca RSF, nhn đnh vi VOA : "Phm Đoan Trang là mt n anh hùng chân chính - như chúng ta đã biết tình trng t do báo chí Vit Nam là các nhà báo và blogger không tuân theo đường li ca Đng cng sn phi đi mt vi nhng hu qu cc kỳ nghiêm trng".

Đại din ca RSF nói rng chính ph Vit Nam cương quyết bóp nght tiếng nói ca bà thông qua vic b công an đe da, ch vì bà pi bày nhng bt công và lên tiếng nhm đm bo các quyn dân s và chính tr.
Ông Bastard nói rằ
ng mc dù b sách nhiu và trn áp liên tc t năm 2016 cho đến nay, bà Đoan Trang vẫn quyết tâm đóng mt vai trò quan trng trong vic giúp người dân tiếp cn thông tin đc lp và vn dng quy tc thượng tôn pháp lut - như Hiến pháp Vit Nam quy đnh - đ chng li các hành vi đc đoán ca chính quyn.

Ông Bastard nói thêm : "Chúng tôi đã mời bà tham gia bui l trao gii ti Berlin, nhưng chính ph Vit Nam không cho phép bà đi ra nước ngoài - điu đó tht xu h".

Bà Đoan Trang nhận đnh v lý do bà được RSF đ c trao gii mc Tm nh hưởng :

"Tôi nghĩ có thể h biết rng trong 2-3 năm qua tôi đã xuất bn rt nhiu sách, bên cnh công vic biên tp ca tôi ở Luậ t khoa Tp chí. Mỗi năm tôi xut bn 2-3 quyn sách và có lượng đc gi nhiu đến mc chính tôi cũng bt ng. Có th h căn c vào đó đ trao gii thưởng.

"Tôi biết rng giá tr mà RSF theo đuổi khi xét trao gii thưởng này là h mun các nhà báo trên toàn thế gii, nht là các nhà báo đang là nn nhân ca bc hi, sách nhiu, hành h, ngược đãi ca chính quyn biết rng là các nhà báo đó không cô đơn trong cuc chiến ca h.

"RSF đã thực s giúp cho nhng người trong tình trng như tôi cm thy mình không cô đơn".


Nhữ
ng quyn sách ca Blogger Phm Đoan Tranh được Nhà xut bn T Do phát hành gn đây như Chính trị bình dân, Phn kháng phi bo lc, Cm nang nuôi tù, Politics of A Police State

Vào tối ngày 12/09, có mt ti Berlin, nhà báo Trnh Hu Long thông báo trên Facebook :

"Vì nhiều lý do, nhà báo Đoan Trang không đi Đc d l trao gii này. Nhà báo Trịnh Hu Long, Tng biên tp Luậ t Khoa, sẽ thay mt nhà báo Đoan Trang tham d s kin".

Quay lại trang chủ
Read 469 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)