Nhà thờ Bùi Chu rõ ràng đã xuống cấp rất nghiêm trọng ; thánh đường không còn đủ an toàn để che chở giáo dân hành lễ bên trong. Nhưng, trong khuôn viên mênh mông của Tòa Giáo phận, chỉ có Nhà thờ chánh tòa xây từ 1885 này là có giá trị di sản (cho dù có được nhà nước công nhận hay không). Các khối bê tông khác, bao gồm cả Chủng viện đều được xây cất rất nặng nề.
Cho dù nhu cầu tín ngưỡng cũng cấp thiết như nhu cầu bảo tồn di sản. Nhưng, vẫn mong các cha thận trọng khi chạm tay vào một biểu tượng mang tính lịch sử, đánh dấu kỷ nguyên công giáo xuất hiện trên mảnh đất này.
Tòa nhà chắc chắn chỉ còn giữ được một phần. Nhưng đấy là phần "rường cột" nhất. Một phần mặt trước cũng có thể tháo dỡ. Mái và trần cũng có thể tháo dỡ. Nhưng hai hàng cột chắc như lim (hình 5) mà thay thì có thế gỗ sưa vào cũng chỉ làm mất đi giá trị.
Hãy nhìn những cột gỗ đen trũi đứng vững trên trụ đá chạm trổ tinh tế và nền gạch men mát rượi, từng đỡ biết bao bàn chân trong suốt hơn 130 năm qua (hình 6). Hãy nhìn chân móng của hai tòa tháp... Liệu rồi có thứ bê tông cốt thép nào vững chãi và để lại nhiều cảm xúc như thế…
Chúa ở trong lòng các người. Xin các cha hãy dặn các chân chiên nhẫn nại ; đợi tìm một giải pháp mới để tu sửa công trình vô giá này. Một giải pháp vừa có tính kế thừa di sản vừa có sự tham gia của những tiến bộ về vật tư, kỹ thuật... để nhà thờ Bùi Chu không bị tức tưởi hạ giải toàn phần. Để giáo phận vừa có một nơi đàng hoàng cho giáo dân hành lễ, vừa chứng tỏ sự xứng đáng được giữ lại những gì mà các thánh tử đạo đã mang tới Bùi Chu.
Trưởng đoàn đàm phán BTA (Việt - Mỹ) Nguyễn Đình Lương và nhà báo Quốc Phong.
Trong thời đại buôn thần bán thánh này, tôi vẫn tin các tu sĩ công giáo ít bị ảnh hưởng bởi thời cuộc, cả sự xuống cấp về đạo đức lẫn khả năng cảm thụ văn hóa, hơn.
Huy Đức
Nguồn : fcaebook : osinhuyduc, 20/12/2019