Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/02/2020

Facebook hối thúc có thêm quy định chặt chẽ hơn

BBC tiếng Việt

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg kêu gọi nên có thêm quy định về nội dung trực tuyến độc hại, nói rằng quyết định điều gì được xem là tự do phát biểu không phải là vai trò của các công ty như Facebook.

face1

Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng để hạn chế sự lan truyền của thông tin giả trên mang xã hội

Trích dẫn Trung Quốc, ông Zuckerberg cũng cảnh báo sự kiểm soát quá mức có thể tạo nguy cơ kìm hãm biểu hiện cá nhân.

Zuckerberg đưa ra kêu gọi này trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức.

Những công ty truyền thông xã hội khổng lồ như Facebook đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch.

Đặc biệt, Facebook bị chỉ trích vì chính sách quảng cáo chính trị.

Công ty Facebook đưa ra các chính sách mới cho quảng cáo chính trị tại Mỹ vào năm 2018 và trên toàn cầu vào năm sau.

Các quy tắc này yêu cầu quảng cáo chính trị phải cho thấy tên người trả tiền quảng cáo và một bản sao của quảng cáo được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm công khai trong vòng bảy năm.

Nhưng tuần này Facebook cho biết họ sẽ không bao gồm các bài đăng chính trị được tài trợ bởi các ngôi sao truyền thông xã hội trong cơ sở dữ liệu của mình. Và bài viết của các chính trị gia không phải lúc nào cũng được kiểm tra xem các tuyên bố có đúng hay không, như một phần của chính sách tự do ngôn luận của công ty.

Tại hội nghị, ông nói ông ủng hộ việc kiểm soát.

"Chúng tôi không muốn các công ty tư nhân đưa ra nhiều quyết định về cách cân bằng công bằng xã hội mà không có một quá trình dân chủ hơn", Zukerburg nói.

Người sáng lập Facebook kêu gọi các chính phủ đưa ra một hệ thống quản lý mới cho truyền thông xã hội, đề nghị quản lý này nên là một sự pha trộn của các quy tắc hiện có cho các công ty viễn thông và truyền thông.

"Trong trường hợp không có loại quy định đó, chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình", ông nói.

"Nhưng tôi thực sự suy nghĩ về rất nhiều những vấn đề được nêu ra để cố gắng cân bằng những công bằng xã hội khác nhau, nó không chỉ là vấn đề đưa ra câu trả lời đúng, mà là đưa ra một câu trả lời mà xã hội cho là hợp pháp".

Ông Zuckerberg cũng thừa nhận Facebook chậm chạp khi nhận ra sự phát triển của các "chiến dịch thông tin" trực tuyến phối hợp của các tài khoản của nhà nước như của Nga.

Ông nói thêm rằng các tài khoản bất lương cũng đang trở nên tốt hơn trong việc che dấu tung tích của họ bằng cách che giấu địa chỉ IP của người dùng.

Để giải quyết vấn đề này, ông Zuckerberg cho biết Facebook có một đội ngũ gồm 35.000 người đang xem xét nội dung và bảo mật trên nền tảng này. Với sự hỗ trợ từ AI, ông cho biết hơn một triệu tài khoản giả bị xóa mỗi ngày.

"Ngân sách của chúng tôi [để xem xét nội dung] ngày nay lớn hơn toàn bộ doanh thu của công ty khi chúng tôi bắt đầu bán chứng khoán vào năm 2012, khi mới có một tỷ người dùng", ông nói.

Trong thời gian ở Châu Âu, Zuckerberg dự định sẽ gặp các chính trị gia ở Munich và Brussels để thảo luận về thực hành dữ liệu, quy định và cải cách thuế.

Bất chấp phản ứng dữ dội của công chúng về các vấn đề như quảng cáo chính trị, Facebook cho biết số lượng người dùng những ứng dụng của họ - Facebook, Messenger, Whatsapp và Instagram - vẫn tiếp tục gia tăng.

Đầu tháng này, Whatsapp tuyên bố rằng khoảng hai tỷ người trên toàn thế giới, hơn một phần tư dân số thế giới, sử dụng app này.

Nguồn : BBC, 16/02/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC tiếng Việt
Read 548 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)