Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tín đồ Phật giáo Hòa hảo Nguyễn Hoàng Nam bị tuyên 8 năm tù vì cáo buộc "dùng Facebook để chống Nhà nước"

RFA, 11/12/2023

Tòa án tỉnh An Giang kết án tám năm tù giam đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (Phật giáo Hòa hảo) Nguyễn Hoàng Nam trong phiên tòa chỉ hai giờ đồng hồ và không có luật sư.

vn1

Ông Nguyễn Hoàng Nam tại phiên tòa - Tiền Phong

Ngày 11/12, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn Hoàng Nam với cáo buộc "'Phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Bà Lâm Thị Yến Trinh, vợ ông Nguyễn Hoàng Nam thuật lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều cùng ngày :

"Hôm nay chỉ có tôi và chồng tôi trong phòng xử. Các nhân chứng không có mặt. Nó (tòa án- PV) có đưa giấy nhưng người ta không đi vì từ đây xuống đấy tốn mấy trăm ngàn tiền xe, người ta không có khả năng nên người ta không có khả năng đi".

Bà cho biết gia đình bà đã ký hợp đồng thuê luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng luật sư không thể đến gặp thân chủ để chuẩn bị bào chữa cũng như không đến phiên tòa vì luật sư trưởng của văn phòng không cho phép đi. Bà không biết tên văn phòng luật sư này và cũng từ chối tiết lộ danh tính vị luật sư kia.

Bà cho biết, chồng bà không nhận tội và không đồng ý với mức án mà tòa đã tuyên và tuyên bố sẽ kháng cáo.

Trích dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh An Giang, báo chí nhà nước đưa tin từ tháng 7/2021, ông Nguyễn Hoàng Nam bắt đầu sử dụng 4 tài khoản Facebook : "Hoang Nam Nguyen", "Nam Nguyễn Hoàng", "Nam Nguyen Hoang", và "Trinh Yến" để thực hiện các hành vi chia sẻ, phát tán nhiều tài liệu, hình ảnh, video clip bị cho là "có nội dung chống phá Đảng và Nhà nước".

Ông còn bị cho là nhiều lần livestream trên tài khoản Facebook cá nhân để châm biếm, xúc phạm chính quyền địa phương ; thường xuyên quay phim, chụp hình cán bộ, chính quyền địa phương đi ngang nhà, với mục đích đăng lên các trang mạng xã hội để xúc phạm, lăng mạ.

Theo lời bà Trinh, trong phiên tòa, chồng bà phản bác các cáo buộc, nói rằng chỉ chụp hình những người hay lăng mạ và trêu chọc ông rồi đưa lên Facebook.

Bình luận về phiên tòa, ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 11/12 :

"Ý tưởng vô lý của Chính phủ Việt Nam về thế nào là "tội" được thể hiện rõ ràng qua bản án 8 năm tù quá đáng dành cho Nguyễn Hoàng Nam chỉ vì anh ta đăng những quan điểm mà Chính phủ không thích trên Facebook.

Nhốt người trong nhiều năm vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa là điều mà các chế độ độc tài nhỏ mọn làm, và cho thấy Chính phủ Việt Nam đã thiếu sót một cách thảm hại như thế nào trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền".

Đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Hoàng Nam ngay lập tức và "phải chấm dứt chiến dịch sách nhiễu những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không chịu chịu sự kiểm soát khắt khe của nhà nước".

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn :

"Bản án 8 năm tù dành cho nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hoàng Nam về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là quá đáng. Nó nêu bật sự trừng phạt nghiêm khắc mà các nhà hoạt động ở Việt Nam phải đối mặt và những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền nhằm bịt miệng những cá nhân có quan điểm chỉ trích hoặc bất đồng chính kiến.

Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc sử dụng một cách có hệ thống các luật hạn chế mơ hồ như Điều 117 của Bộ luật Hình sự để bắt và bỏ tù những nhà hoạt động như Nguyễn Hoàng Nam chỉ vì lên tiếng trên mạng".

Ông cho biết việc Việt Nam bắt giữ và kết án ông Nguyễn Hoàng Nam và hàng trăm nhà hoạt động khác là lý do tại sao tổ chức CIVICUS Monitor tiếp tục đánh giá không gian dân sự của Việt Nam là "đóng"- mức xếp hạng tồi tệ nhất mà một quốc gia có thể có.

Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Hoàng Nam, 41 tuổi, bị kết án tù vì các hoạt động đấu tranh đòi tự do tôn giáo và quyền con người.

Hồi tháng 2/2018, ông bị tuyên án bốn năm tù giam cùng với năm đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo độc lập khác, với cáo buộc "gây rối trật tự" và "chống người thi hành công vụ".

Phật giáo Hòa Hảo độc lập cùng với các nhóm đạo độc lập khác như Cao Đài Chơn truyền và nhiều nhóm Tin Lành độc lập thường bị sách nhiễu, đàn áp bởi chính quyền ở nhiều địa phương của Việt Nam.

***************************

Tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng được trao Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023

RFA, 11/12/2023

Nhà hoạt động bất đồng chính kiến Trương Văn Dũng (hay còn gọi là Trương Dũng), người đang thụ án sáu năm tù giam về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề "75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền- Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam".

vn2

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng và Giải thưởng Lê Đình Lượng 2023 - Việt Tân

Ông Trương Văn Dũng tham gia phong trào biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ 2011 và nhiều hoạt động phản đối vi phạm quyền con người và quyền dân sự ở Việt Nam. Ông cũng tích cực trợ giúp dân oan và những người yếu thế, nhiều lần cất lên tiếng nói bênh vực cho họ.

Đảng Việt Tân tổ chức trao giải thưởng vắng mặt cho ông Dũng trong một buổi lễ ở thủ đô Paris của Pháp trong ngày 10/12, đúng vào ngày kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, và cũng là ngày sinh nhật của ông Lê Đình Lượng, người cũng đang thụ án tù 20 năm về tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".

Trong thông cáo công bố thông tin người được trao giải, tổ chức Việt Tân viết :

"Ông Trương Văn Dũng được công luận trong nước và quốc tế biết đến là một nhà hoạt động cho dân chủ nhân quyền quả cảm và đầy nhiệt huyết. Được bạn bè gọi một cách trân quý là ‘Trương Tráng Sĩ’ vì ông luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ cho những nạn nhân của bất công và độc tài như các tù nhân lương tâm, bà con dân oan".

Tiến sĩ Đông Xuyến, phát ngôn nhân của đảng Việt Tân, viết trong tin nhắn gửi Đài Ấ Châu Tự Do (RFA) ngày 10/12 :

"Anh Trương Văn Dũng là một người lên tiếng ôn hòa dù bị đàn áp đánh đập nhiều lần, anh vẫn quyết tâm lên tiếng cho đồng bào mình và bất chấp sự tù đày.

Nói đến anh, mọi người đều nhớ hình ảnh anh hay đứng ở những nơi đông người qua lại, có lúc chỉ một mình, anh giương cao khẩu hiệu chống Trung Quốc, bảo vệ quyền con người, phản đối việc đàn áp dân, nhất là mặc chiếc áo in chữ : ‘Dân chủ không phải là tội.’ Sự kiên cường và tấm lòng của anh đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều người".

Bà cho biết việc trao giải thưởng cho ông Trương Văn Dũng, người bị bắt giam từ hồi tháng 05/2022, cũng là sự biết ơn với những người nhiều tình yêu thương, chuộng lẽ phải và quả cảm như ông.

Cựu tù nhân lương tâm, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, đánh giá về khôi nguyên của Giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay :

"Cá nhân tôi thấy anh Trương Văn Dũng xứng đáng với giải thưởng này. Anh đã rất là tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau ủng hộ cho tự do dân chủ nhân quyền Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề về biển đảo.

Anh là một con người phải nói là rất dũng cảm, có thể đứng ra ngay giữa đường giơ biểu ngữ và anh chống tham nhũng hoặc là yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hoặc là thách thức đối với Đảng cộng sản về vấn đề lãnh đạo".

Bà Nghiêm Thị Hợp cho biết giải thưởng là một nguồn động viên rất lớn cho gia đình bà để vượt qua những khó khăn. Bà nói với RFA trong ngày 11/10 :

"Rất là mừng, thứ nhất là tinh thần, thứ hai là có mọi người luôn đồng hành, thì mình không bị cô đơn, không bị lẻ loi, còn có sự quan tâm của cộng đồng".

Bà Hợp nói sau khi ông Dũng bị chuyển đến Trại giam Gia Trung cách xa nhà hơn 1.000 km, ông cảm thấy khoẻ hơn vì khí hậu ở vùng Tây Nguyên đỡ khắc nghiệt hơn ở trại giam An Điềm (Quảng Nam), nơi ông bị đánh và biệt giam cùng với tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương và Phan Công Hải trong tháng 9 năm nay sau khi biểu tình phản đối việc trại giam đối xử vô nhân đạo với tù nhân.

Trước khi bị bắt giam, bên cạnh các hoạt động đường phố, ông Dũng còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện trợ giúp dân oan và gia đình tù nhân lương tâm trong hai nhóm Bầu Bí Tương Thân và Quỹ 50K của nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, người cũng đang bị điều tra về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Trước phiên xử sơ thẩm ông, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam phóng thích ông và hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại ông. Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) cũng thúc giục chính quyền các quốc gia dân chủ đang xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ để ủng hộ ông, và kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị, đồng thời có các bước tiến thực sự hướng tới cải cách.

Giải thưởng Lê Đình Lượng được Việt Tân thành lập vào năm 2018, mang tên của chính nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị kết án 20 năm tù giam sau các hoạt động công khai đấu tranh cho quyền lợi của người dân và chủ quyền của Việt Nam.

Trong những năm trước, giải thưởng này được trao cho các nhà hoạt động nhân quyền trong nước như bà Nguyễn Thuý Hạnh, ông Phan Kim Khánh, linh mục Đặng Hữu Nam, và giảng viên cao đẳng sư phạm Nguyễn Năng Tĩnh. Họ đều là các công dân có trách nhiệm nhưng bị đàn áp hoặc bị cầm tù với những bản án nặng nề, hoặc bị bắt rồi đưa vào bệnh viện tâm thần như trường hợp của bà Nguyễn Thuý Hạnh.

Nhà nước Việt Nam luôn coi các giải thưởng nhân quyền, kể cả Giải thưởng Lê Đình Lượng, của các tổ chức của người Việt, và quốc tế, là sự can thiệp vào nội bộ Việt Nam, phục vụ cho ý đồ chống phá chính quyền hay "diễn biến hòa bình". Hà Nội coi các cá nhân hoặc tổ chức được trao giải thưởng là "những đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật".

Cũng trong ngày 10/12, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2023 ở Toronto (Canada) cho ba nhà hoạt động Trần Văn Bang, Y Wo Nie, và Lê Trọng Hùng. Cả ba đang bị cầm tù ở Việt Nam về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" với mức án từ bốn năm đến tám năm tù giam.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
mercredi, 20 septembre 2023 15:38

Bài bị quản trị FB gỡ bỏ

FB là sản phẩm của văn minh tin học. Văn minh tin học lại là sản phẩm của tự do dân chủ. Có tự do dân chủ con người mới được bộc lộ, mới được thi thố sức sáng tạo vô tận. Sức sáng tạo vô tận của con người tự do đã tạo ra văn minh tin học, tạo ra FB.

fb1

Mark Zuckerberg sáng tạo ra FB nhưng FB không phải là tài sản riêng của Mark. Định luật vạn vật hấp dẫn có sẵn trong tự nhiên. Không có Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn thì sẽ có ông Alex, ông Anton phát hiện ra. Newton chỉ là đại biểu của trí tuệ loài người phát hiện ra một bản chất của tự nhiên. Mark cũng chỉ là đại biểu của trí tuệ loài người tạo ra FB. Loài người cảm ơn sự sáng tạo của Mark nhưng loài người không coi FB là tài sản của riêng Mark.

FB là tài sản chung của loài người, là công cụ để con người bộc lộ mình, thể hiện mình và làm chủ thế giới, làm chủ xã hội. Nhưng quản trị FB đã coi FB chỉ như một sản phẩm, một món hàng của riêng FB để kinh doanh. Coi FB chỉ đơn thuần là hàng hoá kinh doanh, quản trị FB còn như một bộ phận của ban tuyên giáo, như một chi bộ của đảng uỷ tuyên giáo trung ương.

Chỉ là sản phẩm kinh doanh, quản trị FB đã làm mất những giá trị thời đại, làm mất giá trị nhân văn của FB, tước đoạt những quyền con người cơ bản của người sử dụng FB. Trang FB của tôi đã phải trải qua những thử thách nghiệt ngã không tương xứng với giá trị và sứ mệnh của FB.

Sau giai đoạn binh đoàn AK47 ào ào tràn vào các bài viết của tôi để lại những từ ngữ bẩn thỉu tởm lợm của hạng thiếu trí tuệ, u mê, cuồng tín. Sau giai đoạn đám dư luận viên đông như đàn cào cào, Châu chấu trong dịch cào cáo Châu chấu tới tấp gửi báo cáo láo đến quản trị FB đề khoá tài khoản FB của tôi. Đến giai đoạn bài của tôi vừa post lên liền biến mất tăm tích. Hiện nay trang FB của tôi đang bị treo, đang bị hạn chế tương tác, hạn chế luân chuyển trên dòng thời gian đến với friends.

Hạn chế chặt chẽ tương tác chưa đủ. Lại xăm soi, gỡ bỏ cả những bài cũ. Chiều chủ nhật, 10/9/2023, tôi vào FB, liền thấy thông báo của quản trị FB cho biết bài viết Tận Cùng Bất Lương, Tận Cùng Giả Dối của tôi trên trang FB từ gần hai năm trước sẽ bị gỡ bỏ. 

Trên thông báo gỡ bài có mục lí do gỡ bài và mục phản hồi của tài khoản FB bị gỡ bài. Nháy vào mục lí do gỡ bài liền thấy toàn văn bài sẽ bị gỡ và cơn cớ bị gỡ là "vi phạm quyền sở hữu trí tuệ".

Nháy vào mục phản hồi, sau khi điền vào các ô trống : Tên. Địa chỉ. Số điện thoại. Email. Ý kiến phản hồi. Chữ kí điện tử. Điền chữ kí điện tử không đúng với đòi hỏi của quản trị FB, tôi phải tìm đến kĩ sư công nghệ thông tin. Hai hôm sau tôi mới chuyển được ý kiến phản hồi như sau :

Bài Tận Cùng Bất Lương, Tận Cùng Giả Dối tôi viết về sự việc thời sự mà các báo tiếng Việt chính thống của nhà nước Việt Nam đều phải làm ngơ, im lặng nhưng nhiều báo tiếng Anh trên thế giới và các trang mạng xã hội đều đồng loạt đưa tin chi tiết, cụ thể cùng với ảnh chụp nhân vật đóng đinh vào sự việc : Trong phái đoàn chính phủ nhà nước Việt Nam đến London nước Anh dự hội nghị Biến Đổi Khí Hậu Thế Giới, tối ngày 4/11/2021 bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cùng thuộc cấp đã đến tiệm ăn của Thánh Rắc Muối Nusret Gokce người Thổ Nhĩ Kỳ ăn bít tết Tomahawk dát vàng 24 karat, giá tiền mỗi miếng thịt bò dát vàng lên đến 850 bảng Anh, tương đương gần ba chục triệu tiền Việt.

Nơi ông bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng mà mỗi miếng ăn gần ba chục triệu đồng tiền Việt ở ngay nơi trước đó ít ngày 39 người Việt Nam nghèo đói tìm đường trốn vào nước Anh kiếm sống đã chết cóng, chết ngạt trong thùng xe đông lạnh.

Sự thật đau lòng tôi đưa lên FB để đánh thức lương tâm con người, không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của FB, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như quản trị FB nêu lí do gỡ bài. Bài viết chỉ nêu ra hành vi phản cảm của quan chức công an làm mất đi vẻ đẹp của cuộc sống.

Từ trước đến nay, tất cả những bài viết của tôi về những việc làm vi phạm pháp luật và đạo đức của công an đều bị quản trị FB gỡ bỏ cho tôi thấy bóng dáng của công an Việt Nam trong những lệnh gỡ bỏ này.

Trang FB là không gian tự do ngôn luận nhỏ bé mà kỉ nguyên văn minh tin học mang lại cho người dân Việt Nam trong nhà nước độc tài công an trị. FB là thành quả tự do sáng tạo của con người, của tự do, dân chủ. Tôi kính mong quản trị FB duy trì cho người dân Việt Nam không được tư do ngôn luận trong đời sống có được không gian tự do ngôn luận nhỏ bé ở Fb.

Tôi chân thành cảm ơn.

Phạm Đình Trọng

(15/09/2023)

********************************

Bài đã post ngày 8/11/2021, bị quản trị FB gỡ ngày 12/9/2023

Tận cùng bất lương Tận cùng giả dối

Phạm Đình Trọng, Thông Luận, 05/11/2021

Người đứng đầu nước Mỹ giầu nhất thế giới, tổng thống Barack Obama thăm chính thức Việt Nam. Sau những lễ nghi và thăm viếng ngoại giao ở Hà Nội, đến bữa, Tổng thống Mỹ ra quán bún chả bình dân phố Huế ăn trưa cùng dân thường Hà Nội. Một bát nước chấm, chả nướng. Một đĩa bún. Một đĩa rau sống. Một chai bia Hà Nội. Bữa ăn của Tổng thống Mỹ khi công cán ở Hà Nội chỉ vài chục ngàn đồng tiền Việt, chỉ hai, ba đô la Mỹ.

batluong1

Người đứng đầu nước Mỹ giầu nhất thế giới, tổng thống Barack Obama ra quán bún chả bình dân phố Huế ăn trưa cùng dân thường Hà Nội.

Tổng thống Mỹ ăn bữa trưa bình dị cùng người dân thường Việt Nam không những là hình ảnh đẹp của con người Barack Obama mà còn là hình ảnh đẹp của nước Mỹ, hình ảnh lung linh của một chính quyền dân chủ, chính quyền từ dân mà ra, gần dân, chan hòa với dân, không có gì cách biệt với dân.

Đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm vương quốc Anh với những thành viên như Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm đầy tai tiếng. Tai tiếng ở trong nước đàn áp, bắn giết dân. Đàn áp quyền biểu tình, đàn áp quyền tự do ngôn luận của dân. Xông vào tận giường ngủ bắn giết dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Tai tiếng cả trên thế giới đến mức trở thành tội phạm quốc tế khi đưa cả thê đội mật vụ với hai tướng chỉ huy đột nhập phi pháp vào nước Đức, đạp lên luật pháp nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam.

Đoàn Chính phủ của đất nước tận cùng nghèo mạt. Người dân phải lang bạt, vật vờ khắp thế giới kiếm sống. Đàn ông bán sức lao động làm thuê. Không có việc làm thuê thì làm tội phạm. Buôn ma túy. Buôn người. Làm băng đảng cướp của giết người. Làm kẻ cắp vặt ở siêu thị. Đàn bà bán thân làm nô lệ tình dục.

Đầy tai tiếng cả về nhân cách con người và tai tiếng cả về danh dự, thể diện quốc gia, trong đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm nước Anh, Bộ trưởng Tô Lâm lại một lần nữa lộ ra nhân cách thấp hèn, chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân khốn khó, không biết đến thể diện quốc gia.

Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đi ăn bữa trưa bún chả, chỉ, hai, ba đô la. Bộ trưởng Tô Lâm đi ăn bữa tối thịt bò dát vàng. Giá miếng thịt bò dát vàng trong miệng Bộ trưởng Tô Lâm cả ngàn đô la. Tổng thống Mỹ tự cầm chai bia, ngửa cổ lên tu như mọi người dân lao động bình thường. Bộ trưởng Tô Lâm không cần động tay, chỉ việc há miệng. Hai vành môi banh ra như mỏ con chim non chờ chim mẹ mớm mồi. Tô Lâm há mồm chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng vào miệng. Một hình ảnh rất kệch cỡm, chướng mắt, thiếu thẩm mĩ và vô chính trị.

batluong2

Bộ trưởng Tô Lâm chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân khốn khó, không biết đến thể diện quốc gia.

Nơi Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cong môi chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng ngàn đô la vào miệng chính là nơi mới năm trước ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói, trên đường trốn chui trốn lủi phi pháp vào nước Anh kiếm miếng ăn đã chết ngạt, chết lạnh cứng trong thùng xe đông lạnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô vào cái dạ dày tham lam ở ngay chính nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói chết thê thảm trên đường trốn chui trốn lủi vào nước Anh kiếm miếng ăn. Càng thấy sự tận cùng bất lương, tận cùng mất tính người ở ông Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an.

Vì có những người Việt Nam sung sướng giơ ngón tay cái lên tỏ ra hãnh diện khi nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô mới có ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn phải chết cóng trong thùng xe đông lạnh.

batluong4

Ông Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô rồi mau mắn, hăm hở đến thành kính dâng hoa tri ân ông thủy tổ cộng sản thế giới Karl Marx...

batluong3

...và ông thủy tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chính Minh, bày tỏ tấm lòng trung thành với lí tưởng đấu tranh chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho giai cấp vô sản.

Ở ngay nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn chết thảm, ông Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô rồi mau mắn, hăm hở đến thành kính dâng hoa tri ân ông thủy tổ cộng sản thế giới Karl Marx và ông thuỷ tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chính Minh, bày tỏ tấm lòng trung thành với lí tưởng đấu tranh chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho giai cấp vô sản. Không phải chỉ tận cùng bất lương, ông Ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng bộ Công an còn tận cùng giả dối.

Có phải người cộng sản là như vậy : Tận cùng bất lương. Tận cùng giả dối?

Phạm Đình Trọng

(05/11/2021)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm
vendredi, 09 septembre 2022 14:59

Nữ hoàng Anh và kháng chiến chống Pháp

Tranh cãi xung quanh bình luận của Châu Bùi về Nữ hoàng Anh và kháng chiến chống Pháp

Vào sáng 9/9, nữ diễn viên kiêm người mẫu Châu Bùi (tên thật là Bùi Thái Bảo Châu) nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi cô đăng tải dòng trạng thái đau buồn, tiếc thương Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị vừa mới băng hà.

facebook1

Trong status của mình, cô trích dẫn một câu nói của người phụ nữ có 70 năm trên cương vị đứng đầu Hoàng gia Anh : "Thước đo chính xác nhất cho những hành động của chúng ta chính là thời gian tồn tại của những điều tốt đẹp mà ta có", rồi kết "Tạm biệt Người."

Tuy nhiên, Châu Bùi đã bị rất nhiều người chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng cô "sính ngoại" và quên đi lịch sử Việt Nam cũng như thái độ của Hoàng gia Anh quốc đối với Việt Nam trong quá khứ.

Có nhiều ý kiến phản đối Châu Bùi tương tự nhau khi cho rằng Nữ hoàng Elizabeth ủng hộ hai cuộc chiến của Pháp ở Việt Nam.

Một ý kiến nhận được nhiều Like nói rằng Nữ hoàng Elizabeth đã "hai lần ủng hộ, hỗ trợ Pháp đánh Việt Nam…" và cáo buộc Châu Bùi không hiểu gì về lịch sử dân tộc mình.

Luật sư Trần Đại Lâm từ Hà Nội bình luận qua tin nhắn về ý kiến này như sau :

"Ở nước Anh, hoàng tộc chỉ giữ vai trò là biểu tượng quốc gia, họ đóng vai trò rất ít trong những quyết định chính trị, vì vậy nói rằng bà ủng hộ hay có quyết định trong việc ủng hộ Pháp là rất hàm hồ."

Ông nói vào thời điểm Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ nhất, ngày 01/09/1858, Nữ hoàng chưa ra đời nên bà không thể có thái độ ủng hộ được. Còn khi Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai, tức ngày 23/09/1945 thì Nữ hoàng chỉ mới 19 tuổi, chưa tiếp nhận vương vị nên bà cũng không thể có ý kiến ủng hộ như cộng đồng mạng Việt Nam gán ghép được.

Trong thời gian nắm quyền, Nữ hoàng Elizabeth cũng góp công rất nhiều trong việc trao trả thuộc địa về tay người dân của nhiều quốc gia nên việc cho rằng bà ủng hộ xâm chiếm, thuộc địa hoá là thiếu kiến thức lịch sử, luật sư Lâm nhấn mạnh.

Cũng từ Hà Nội, cựu sĩ quan tình báo quân đội Vũ Minh Trí nói với RFA :

"Nữ hoàng Elizabeth được kính trọng và đánh giá cao vì bà đã trọn đời cống hiến cho nước Anh, cho người Anh. Sự cống hiến đó nếu có gây hại cho nước nào khác thì cũng là điều dễ hiểu. Bà không phải là nữ hoàng của cả thế giới."

Ông nói hàng triệu người trên thế giới đã bày tỏ sự tiếc thương chứ chẳng riêng Châu Bùi, và "Chắc chắn trong vài ngày tới, các lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Việt Nam sẽ có thư/điện chia buồn gửi tới Hoàng gia và Chính phủ Anh về sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth."

Sau khi nhận được nhiều ý kiến phản đối dòng trạng thái của mình, Châu Bùi- người từng lọt vào danh sách 30 Under 30 Châu Á do tạp chí Forbes bình chọn, đã xoá/ẩn status của mình đồng thời đưa ra lời xin lỗi về việc phát ngôn "thiếu cẩn trọng" của mình.

Bình luận về sự tự kiểm duyệt của Châu Bùi, cựu cán bộ Tổng cục Tình báo Quân đội Vũ Minh Trí nói :

"Châu Bùi còn rất trẻ. Quyền tự do ngôn luận của cô ấy phải được tôn trọng, nhất là khi cô ấy phát biểu với tư cách cá nhân. Ai muốn đề cập việc Nữ hoàng Anh ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương thì cứ công khai lên tiếng, đừng bắt Châu Bùi phát ngôn hộ."

Còn luật sư Trần Đại Lâm thì nói rằng ông không ngạc nhiên về thái độ tự kiểm duyệt của nghệ sĩ ở Việt Nam vì họ ngại va chạm và không muốn mất lòng người hâm mộ.

"Không có gì quá khó hiểu khi phần lớn cư dân mạng phản đối Nữ hoàng Elizabeth là các bạn trẻ. Những người này thừa nhiệt huyết nhưng thiếu văn hoá, vì vậy để tránh mất thời gian tranh cãi người nghệ sĩ tự kiểm duyệt là lẽ thường," vị luật sư trẻ nói.

Từ Đức, nhà văn Võ Thị Hảo gửi tin nhắn cho RFA, nói rằng bà đọc một số bình luận về dòng trạng thái của Châu Bùi mà bà cảm thấy "rùng mình ghê sợ" vì "lối chẹn họng và ý đồ vu cáo tàn nhẫn" trong các bình luận đó.

"Mấy năm gần đây, ngành an ninh và tuyên giáo Việt Nam sử dụng lực lượng dư luận viên dùng mạng xã hội tấn công, nhằm nô lệ hóa, chia rẽ, gây thù hận giữa con người và các quốc gia," nữ nhà văn nói.

Bà nói các văn nghệ sĩ, những người dám lên tiếng vì sự thật ở Việt Nam, đã và đang phải chịu sự đe dọa nguy hiểm này. Họ phải chịu sự kiểm duyệt, thậm chí tù đày và chết trong cung cách dùng kiểm duyệt, dùng những điểu luật phi nhân để bỏ tù, để "ám sát" văn hóa và tri thức.

Không có gì lạ khi họ phải "tự kiểm duyệt" để tránh họa diệt thân, bà kết luận.

Nghệ sĩ Châu Bùi, sinh năm 1997, được công chúng biết đến như là một fashionista (người am hiểu thời trang), có lượng theo dõi trên 3 triệu người trên Instagram.

Nguồn : RFA, 09/09/2022

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Facebook ch đích danh công ty đng sau nhóm tin tc b nghi liên h nhà nước Vit Nam

VOA, 11/12/2020

Các nhà điu tra an ninh mng ti Facebook va ln ra mt nhóm hacker t lâu b nghi làm gián đip cho chính ph Vit Nam, nêu đích danh mt công ty công ngh ti Thành phố Hồ Chí Minh. Reuters dn thông báo hôm 12/12 ca trang mng xã hi có tr s ti M cho hay, đng thi nói rng nếu thông tin được xác nhn, đây s là ln đu tiên Facebook công khai hot đng tn công ca nhóm hacker, và cũng là trường hp hiếm hoi mt nhóm hacker b cáo buc do nhà nước hu thun b mt t chc c th theo dõi.

apt1

Nhóm tin tc APT32 (OceanLotus) tng b cáo buc theo dõi các nhà bt đng chính kiến, doanh nghip và quan chc nước ngoài trong nhiu năm qua.

Nhóm tin tc được biết tiếng APT32, hay còn có tên OceanLotus, tng b cáo buc trong nhiu năm qua v các hot đng theo dõi các nhà bt đng chính kiến, các doanh nghip và quan chc nước ngoài.

Hi đu năm nay, Reuters đưa tin rng nhóm tin tc đã n lc đt nhp vào B Qun lý Khn cp ca Trung Quc và chính quyn ti Vũ Hán khi đt bùng phát Covid-19 đu tiên lan rng. S kin này được cho là có th liên h vi vic ti sao Vit Nam phn ng nhanh và hiu qu trong vic phòng nga bùng phát dch ngay t đu.

Facebook cho biết h đã tìm thy mi liên h gia các cuc tn công mng trước đây được cho là ca OceanLotus và mt công ty Vit Nam có tên CyberOne Group, hay còn gi là Công ty Hành Tinh.

"Chúng tôi KHÔNG PHI là OceanLotus", mt người điu hành trang Facebook (hin đã b đình ch) ca công ty ti Vit Nam nói vi Reuters. "Đó là nhm ln thôi".

B Ngoi giao Vit Nam hin chưa tr li yêu cu bình lun ca hãng thông tn Anh. B này trước đó tng ph nhn có liên quan đến các cuc tn công ca OceanLotus.

Facebook cho biết các tin tc đã s dng các nn tng ca h đ thc hin mt lot các cuc tn công mng. Mt s trong đó s dng các tài khon gi đ đánh la mc tiêu bng cách đóng gi là các nhà hot đng, doanh nghip và có th là nhng người đang tìm kiếm tình yêu.

Nathaniel Gleicher, người đng đu chính sách an ninh mng ca Facebook, cho biết nhóm ca ông đã tìm thy bng chng k thut liên kết trang Facebook ca CyberOne vi các tài khon được s dng trong chiến dch tn công cũng như vi các cuc tn công khác ca OceanLotus.

Ông Gleicher t chi nêu chi tiết các bng chng vì lý do s gây khó khăn hơn cho nhóm trong vic theo dõi tin tc trong tương lai, nhưng cho biết các k thut liên quan đến cơ s h tng trc tuyến, mã đc, các công c và k thut tn công khác.

OceanLotus được cho là không "ni tiếng" phương Tây bng các nhóm hacker do Trung Quc và Nga hu thun, nhưng li được biết đến nhiu vì các hot đng mnh m khu vc Đông Nam Á.

Mt s chuyên gia tin rng nhóm này bt đu hot đng ít nht t năm 2013 và có "tt c các du hiu ca mt t chc được nhà nước hu thun hot đng h tr cho chính ph Vit Nam".

***********************

Facebook lần ra công ty CNTT ở Việt Nam khi truy vết tin tặc Sen Biển

Diễm My, VNTB, 11/12/2022

Lần đầu tiên Facebook ra thông báo công khai về một hoạt động tấn công mạng và nếu được xác nhận, đây sẽ là một trường hợp hiếm hoi về việc gián điệp mạng nghi ngờ do nhà nước hậu thuẫn bị truy tìm đến một tổ chức cụ thể.

face1

Facebook  cho biết họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa các cuộc tấn công mạng trước đây được cho là của OceanLotus hay APT32 và một công ty Việt Nam có tên là CyberOne Group có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.

CyberOne Group còn được gọi là CyberOne Security, CyberOne Technologies, Hành Tinh Company Limited, Planet and Diacauso.

Trưởng ban chính sách an ninh mạng của Facebook , Nathaniel Gleicher cho biết nhóm của ông đã tìm thấy bằng chứng kỹ thuật liên kết trang Facebook của CyberOne với các tài khoản được sử dụng trong chiến dịch tấn công cũng như với các cuộc tấn công của OceanLotus khác.

CyberOne Group phủ nhận có liên hệ với tin tặc. Một người điều hành trang Facebook hiện đã bị đình chỉ của công ty cho biết khi được Reuters liên hệ  rằng ở đây có sự nhầm lẫn và rằng : "Chúng tôi không phải là Sen Biển".

Facebook cho biết các tin tặc đã sử dụng các nền tảng của Facebook để thực hiện một loạt các cuộc tấn công mạng như sử dụng các tài khoản giả để lừa các mục tiêu bằng cách đóng giả là các nhà hoạt động, các doanh nghiệp hoặc thậm chí là lừa tình để sau đó phát tán các phần mềm độc hại.

Tin tặc lừa nạn nhân tải xuống các ứng dụng Android giả mạo thông qua Cửa hàng Google Play đi kèm với nhiều quyền cho phép giám sát rộng rãi các thiết bị của người sử dụng.

Các nhà nghiên cứu của Facebook cho biết : "Để làm gián đoạn hoạt động này, chúng tôi đã chặn các miền được liên kết đăng trên nền tảng của chúng tôi, xóa tài khoản của nhóm này và thông báo cho những người mà chúng tôi tin rằng đã bị APT32 nhắm mục tiêu".

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Bộ này trước đó đã phủ nhận các liên quan đến các cuộc tấn công của OceanLotus.

"Thành tích" hoạt động của Sen Biển – APT32

Vài tháng trước Volexity  tiết lộ nhiều chiến dịch tấn công được thực hiện thông qua nhiều trang web và trang Facebook giả mạo tới người dùng hồ sơ, chuyển hướng khách truy cập đến các trang lừa đảo và phát tán phần mềm độc hại cho Windows và macOS.

Ngoài ra, ESET đã báo cáo một hoạt động tương tự lan truyền qua nền tảng truyền thông xã hội vào tháng 12 năm 2019, sử dụng các bài đăng và tin nhắn trực tiếp chứa liên kết đến một kho lưu trữ độc hại được lưu trữ trên Dropbox để đánh cắp thông tin nhạy cảm.

Năm ngoái, nhóm Sen Biển OceanLotus đã nhắm mục tiêu vào các công ty ô tô đa quốc gia  nhằm hỗ trợ các mục tiêu sản xuất xe của Việt Nam. Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19, APT32 đã thực hiện các chiến dịch xâm nhập nhằm vào Bộ Quản lý Khẩn cấp ở Trung Quốc với mục đích thu thập thông tin tình báo về cuộc khủng hoảng COVID-19.

Tháng trước, Trend Micro đã phát hiện ra một chiến dịch mới tận dụng một cửa hậu macOS mới cho phép những kẻ tấn công rình mò và đánh cắp thông tin bí mật và tài liệu kinh doanh nhạy cảm từ các máy bị nhiễm.

Hai tuần trước, Microsoft đã trình bày chi tiết một chiến thuật của OceanLotus liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật khai thác tiền xu để nằm trong tầm ngắm và thiết lập sự bền bỉ trên hệ thống của nạn nhân, do đó khó phân biệt giữa tội phạm có động cơ tài chính với các hoạt động thu thập thông tin tình báo.

Các tên miền của nhóm tin tặc sử dụng làm mồi nhử :

tocaoonline[.]com
qh2020[.]org
tinmoivietnam[.]com
nhansudaihoi13[.]org
chatluongvacuocsong[.]vn
tocaoonline[.]org
facebookdeck[.]com
thundernews[.]org

Diễm My

Nguồn : VNTB, 11/12/2020

************************

Facebook cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn lan truyền mã độc

RFA, 11/12/2020

Nhóm bảo mật của Facebook hôm 10/12 cho biết nhóm hacker APT32 do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.

face0

Facebook cáo buộc nhóm tin tặc APT32 lan truyền mã độc

Chính sách An ninh của Facebook và Mike Dvilyansky, quản lý bộ phận thông tin tình báo về đe dọa trên mạng của Facebook cho biết các nghiên cứu của hãng cho thấy CyberOne Group - một công ty IT của Việt Nam có liên quan đến hoạt động lan truyền mã độc. Công ty này còn được biết đến với những cái tên như CyberOne Security, CyberOne Technologies, Hành Tinh Company Limited, Planet and Diacauso.

CyberOne Group phủ nhận có liên hệ với tin tặc và cho báo cáo này là một sai lầm.

"Chúng tôi KHÔNG PHẢI là Ocean Lotus", một người điều hành Fanpage của công ty CNTT hiện đã bị Facebook đình chỉ cho biết khi được Reuters liên hệ.

Theo điều tra của Facebook, nhóm hacker APT32 hoạt động trên Facebook bằng cách tạo các tài khoản, trang giả, thường lấy tên là các nhà hoạt động hoặc doanh nghiệp.

Nhóm này chia sẻ các đường dẫn với những nạn nhân của mình tới những trang mà nhóm này hoặc đã hack được hoặc được nhóm lập nên. Các đường dẫn này thường là mã độc hoặc phishing hoặc có các đường dẫn đến các ứng dụng Android mà nhóm này đã tải lên Play Store, cho phép nhóm có thể giám sát đối tượng của mình.

Facebook cho biết hãng này đã gỡ các tài khoản và trang của nhóm hacker này, đồng thời chặn các trang của nhóm này.

APT32 được cho biết bắt đầu hoạt động từ năm 2014 và thường được biết đến với cái tên OceanLotus. Các hoạt động tấn công của nhóm thường có liên quan đến các mối quan tâm của chính quyền Việt Nam.

Hồi năm ngoái, nhóm này bị các hãng an ninh mạng quốc tế cáo buộc đã tấn công vào các trang của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như BMW, Hyundai, Toyota Australia, Toyota Nhật Bản, thậm chí cả Toyota Vietnam để đánh cắp thông tin công nghiệp.

Nhóm APT32 cũng bị cáo buộc đứng đằng sau các vụ tấn công nhắm vào giới chức chính phủ thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc trong năm nay để lấy thông tin về bệnh dịch Covid-19.

RFA, 11/12/2020

Additional Info

  • Author Diễm My, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tiếng Anh là "xưa rồi Diễm" !

Trương Nhân Tuấn, 20/11/2020

Vô được "sân chơi" RCEP Việt Nam liền lên tiếng hăm dọa đóng cửa Facebook. Dân Việt Nam cấp tốc phải học tiếng Tàu. Tiếng Anh là "xưa rồi Diễm". Việt Nam có thể sớm sử dụng các mạng xã hội theo mô hình Trung Quốc để thay thế.

Shanghai Verkehr

Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc sẽ như thế nào khi sinh hoạt kinh tế trong nước hầu như không có - Ảnh minh họa hệ thống xa lộ ngoại ô Trùng Khánh vắng bóng xe vào đêm

Vấn đề là kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc đang đi vào thực tế, sớm hơn 5 năm theo dự tính, mặc dầu chỉ giới hạn trong "nội bộ" Châu Á của người Châu Á.

Nếu ta ví RCEP như cái chợ thì Trung Quốc có đủ thứ mặt hàng, thượng vàng hạ cám, áp đảo tất cả các quốc gia. Tầm Việt Nam chỉ có thể so sánh với "cám" của Trung Quốc. Úc sống khỏe (nhưng không bền) nhờ bán quặng mỏ. Hàng hóa "tinh xảo" và "kỹ thuật cao" của Trung Quốc sẽ cạnh tranh với hàng hóa của Nhật và Nam hàn. Chưa biết ai thắng ai, nhưng Trung Quốc ở thế thượng phong vì giá rẻ.

Vì vậy mâu thuẩn giữa Mỹ và Trung Quốc càng tăng. Trung Quốc lợi dụng "khoảng trống quyền lực" trong thời kỳ chuyển tiếp hậu bầu cử ở Mỹ để đi nước cờ chiến lược RCEP.

Tin báo chí cho biết là tổng thống vịt què Donald Trump muốn đánh Iran. Việc này không (hay chưa) xảy ra là do cấp dưới can ngăn. Ta không loại trừ khả năng vài ngày tới Mỹ sẽ đánh Iran, mục đích kiểm soát nguồn năng lượng của Trung Quốc. Điều này có thể sẽ được quyết định tại Hà Nội và Manilla, sau cuộc thăm viếng của O'Brien, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Một mũi tên bắn hai con chim. Mục tiêu củng cố uy tín của Trump trong nội địa nước Mỹ cũng như khẳng định tư thế đàn anh của Mỹ đối với các nước Châu âu. Thứ hai là kềm hãm Trung Quốc.

Mỹ và Châu Âu sẽ không bao giờ muốn kế hoạch "Made in China 2025" thành công. Vì nếu kế hoạch này thành công, vị trí độc tôn về khoa học kỹ thuật của Mỹ và Châu âu sẽ bị Trung Quốc chiếm đoạt. Cái gương 5G của Huawei cho ta thấy như vậy.

Nhưng Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách đánh chiếm Đài Loan và giải quyết những vấn đề tranh chấp chủ quyền bằng vũ lực. Giả thuyết này tôi đã đề cập từ vài tháng trước.

Nếu chiến tranh không xảy ra, cái lợi của Việt Nam là có thể "mua đi bán lại", làm trung gian giữa RCEP và EVFTA. Thí dụ Việt Nam nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, chế biến lại rồi xuất cho các nước Châu Âu. Việt Nam cũng có thể nhập "nguyên con" hàng Trung Quốc rồi đóng nhãn "make in Vietnam" để bán qua Mỹ và các nước khác.

Tức là Việt Nam cũng không thể "nghỉ chơi" với Mỹ và Châu Âu, kiểu đóng cửa Facebook. Việt Nam muốn "tồn tại và phát triển" thì vẫn phải "chơi" với Mỹ và Tây phương, tức phải chấp nhận Facebook cũng như các mạng internet của Mỹ. Nếu Việt Nam dứt khoát hướng về phương bắc, khấu đầu thần phục Bắc kinh, thì trong "bàn nhậu" RCEP Việt Nam sẽ chỉ là kẻ bồi bàn, chầu rìa, không cạnh tranh được với ai hết cả.

Vì vậy đe dọa cấm cửa Facebook là quá sớm.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 20/11/2020

***********************

Việt Nam dọa đóng cửa Facebook vì yêu cầu kiểm duyệt

James, Pearson, VNTB, 20/11/2020

Việt Nam đã đe dọa đóng cửa Facebook nếu Facebook không cúi đầu trước áp lực của chính phủ trong việc kiểm duyệt thêm bài viết về nội chính trong nước trên nền tảng facebook, một quan chức cấp cao Facebook nói với Reuters.

MOSCOW, RUSSIA - September 14, 2018: A smartphone in hand displaying the censored text. Logo of the Facebook blurred on background. The concept of censorship on popular social networks. Shallow DOF

Họ lại tìm cách yêu cầu chúng tôi tăng khối lượng bài chúng tôi đang hạn chế ở Việt Nam. Yêu cầu đó đi kèm với những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ".

Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ vào tháng 4 về việc tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng "chống nhà nước" đối với người dùng địa phương, nhưng Việt Nam đã yêu cầu công ty một lần nữa vào tháng 8 tăng cường hạn chế các bài đăng quan trọng, quan chức này cho biết.

"Chúng tôi đã thực hiện một thỏa thuận hồi tháng 4. Facebook đã duy trì cam kết thỏa thuận và chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy", quan chức giấu tên nói.

"Họ lại tìm cách yêu cầu chúng tôi tăng khối lượng bài chúng tôi đang hạn chế ở Việt Nam. Chúng tôi đã nói với họ là không đồng ý. Yêu cầu đó đi kèm với những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ".

Quan chức này cho biết trong những lời đe dọa là có việc doạ đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam, một thị trường lớn với đạt doanh thu gần 1 tỷ đô la Mỹ.

Facebook đã phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về các chính sách nội dung của mình, bao gồm cả những lời đe dọa về các quy định mới và tiền phạt.

Nhưng Facebook đã tránh được lệnh cấm ở khắp nơi, trừ một số nơi Facebook chưa bao giờ được phép hoạt động, chẳng hạn như Trung Quốc.

Ở Việt Nam, mặc dù cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, Đảng cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và không chấp nhận đối lập.

Việt Nam đứng thứ năm từ dưới lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí do Tổ chức Phóng viên không biên giới tổng hợp. (175/180).

Trả lời câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Facebook nên tuân thủ luật pháp nước sở tại và ngừng "phát tán thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước".

Một phát ngôn viên của Facebook cho biết họ đã phải đối mặt với áp lực gia tăng từ Việt Nam trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung hơn trong những tháng gần đây.

‘Trách nhiệm rõ ràng’

Facebook có khoảng 60 triệu người dùng tại Việt Nam, và là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử và các biểu hiện phản đối chính trị. Facebook hiện đang bị chính phủ giám sát liên tục.

Reuters đưa tin độc quyền vào tháng 4 rằng các máy chủ của Facebook tại Việt Nam đã bị đặt chế độ ngoại tuyến vào đầu năm nay cho đến khi Facebook tuân theo yêu cầu của chính phủ.

Facebook từ lâu đã vấp phải sự chỉ trích từ nhóm nhân quyền vì quá tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ.

"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục thể hiện bản thân", nữ phát ngôn viên nói.

Việt Nam đã cố gắng tung ra các mạng xã hội trong nước để cạnh tranh với Facebook, nhưng chưa có mạng nào đạt được mức độ phổ biến có ý nghĩa.

Quan chức Facebook cho biết công ty chưa thấy người dùng Việt Nam di chuyển sang các nền tảng địa phương.

Quan chức này cho biết Facebook đã phải chịu một "chiến dịch truyền thông tiêu cực kéo dài 14 tháng" trên báo chí Việt Nam nhà nước trước khi đi đến bế tắc hiện tại.

Khi được hỏi về lời đe dọa đóng cửa Facebook của Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế – Amnesty International cho biết thực ra Facebook vẫn chưa bị cấm sau khi bất chấp những lời đe dọa của chính phủ Việt Nam cho thấy công ty này có thể làm nhiều hơn để chống lại yêu cầu của Hà Nội. 

"Facebook có trách nhiệm rõ ràng là tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào mà họ hoạt động trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ", bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch của Tổ chức Ân xá, cho biết.

"Facebook đang ưu tiên lợi nhuận ở Việt Nam và không tôn trọng nhân quyền".

James Pearson

Nguyên tác : Exclusive : Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests – source, Reuters, 20/11/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 20/11/2020

***********************

Vit Nam da đóng ca Facebook nếu không chu kim duyt thêm thông tin

VOA, 20/11/2020

Vit Nam đe da đóng ca Facebook nếu tp đoàn truyn thông xã hi khng l ca M không nhượng b áp lc ca Hà Ni đòi siết cht hơn na vic kim duyt các ni dung chính tr trong nước trên nn tng Facebook, mt quan chc cp cao ca Facebook nói vi Reuters.

facebook3

Vit Nam yêu cu tăng cường kim duyđáng k các bàđăng "chng nhà nước"đi vi người dùng đa phương

Tháng 4 năm nay, Facebook đã làm theo đòi hi ca Vit Nam yêu cu tăng cường kim duyt đáng k các bài đăng "chng nhà nước" đi vi người dùng đa phương, nhưng vào tháng 8 Vit Nam mt ln na li yêu cu Facebook siết cht kim duyt hơn na đ hn chế các bài đăng có tính phê bình, quan chc Facebook cho biết.

"Facebook đã thc thi trách nhim ca mình trong vic thc hin tha thun vào tháng Tư, và chúng tôi trông đi chính ph Vit Nam thi hành phn trách nhim ca h", quan chc Facebook đ ngh n danh nói, vin tính nhy cm ca đ tài.

"H li quay li đòi chúng tôi tăng thêm khi lượng ni dung b hn chế Vit Nam. Chúng tôi đã t chi. Yêu cu đó đi kèm vi mt s li đe da v nhng điu có th xy ra nếu chúng tôi không làm theo ý h".

Quan chc này cho biết trong nhng li đe da mi, có đe da đóng ca hoàn toàn Facebook ti Vit Nam, mt th trường ln ca Facebook, nơi doanh thu đt gn 1 t USD.

Facebook đã đi mt vi áp lc ngày càng tăng t các chính ph v chính sách ca công ty đi vi các ni dung ti lên mng xã hi này. Nhưng Facebook đã tránh được lnh cm tt c mi nước, tr mt s nơi chưa bao gi được phép hot đng, như Trung Quc.

Vit Nam, bt chp ci cách kinh tế sâu rng và ngày càng ci m hơn vi thay đi xã hi, Đảng cộng sản cm quyn vn kim soát cht ch các phương tin truyn thông và t ra ít khoan dung đi vi các ý kiến bt đng. Nước này b xếp hng 5 cui bng xếp hng toàn cu v t do báo chí ca T chc Phóng viên Không Biên gii.

B Ngoi giao Vit Nam tr li câu hi ca Reuters, nói rng Facebook nên tuân th lut pháp đa phương và ngng "phát tán thông tin vi phm thun phong m tc Vit Nam và xâm phm li ích nhà nước".

Người phát ngôn ca Facebook nói Vit Nam đã tăng áp lc đòi công ty tăng kim duyt nhiu ni dung hơn trong nhng tháng gn đây.

Tr li câu hi v vic Vit Nam đe da đóng ca Facebook, T chc Ân xá Quc tế nói vic Facebook vn chưa b cm bt chp nhng li đe da, cho thy Facebook có th cưỡng li hơn na các đòi hi ca Hà Ni. "Facebook có trách nhim rõ ràng là tôn trng nhân quyn bt c nơi nào h hot đng trên thế gii và Vit Nam không phi là ngoi l", Ming Yu Hah, Phó giám đc khu vc ph trách các chiến dch T chc Ân xá quc tế, nói.

Hôm 17 tháng 11, Mark Zuckerberg, người đng đu Facebook, đã ra điu trn trước y Ban Tư Pháp Thượng Vin Hoa Kỳ.

Như VOA đã đưa tin, khi thượng ngh sĩ Marsha Blackburn đ cp trc tiếp đến "chế đ Cng sn" và s lượng 60 triu người s dng Facebook ti Vit Nam, đt câu hi cho Zuckerberg rng liu Facebook có "theo lnh ca chính ph Vit Nam", đóng ca và cm tài khon ca mt nhà bt đng chính kiến Vit Nam ch vì người này ch trích chính sách đt đai ca chính ph hay không, thì Zuckerberg tr li : "Thưa Thượng ngh sĩ, tôi không rõ tt c chi tiết ca vic đó, nhưng tôi tin rng chúng tôi có th đã làm điu đó. Và nói chung, chúng tôi c gng tuân th theo lut pháp đa phương ca các quc gia khác nhau mà chúng tôi đang hot đng".

Thượng ngh sĩ Blackburn cáo buc người sáng lp kiêm Giám đc điu hành Facebook Mark Zuckerberg ưu tiên "li nhun hơn nguyên tc" khi bóp nght nhng tiếng nói bt đng chính kiến theo lnh ca các chính ph nước ngoài.

Nguồn : VOA, 20/11/2020

*******************

Mark Zuckerberg b Thượng ngh sĩ M cht vn vì ‘cúi mình’ trước chính ph Vit Nam

VOA, 18/11/2020

Ông ch mng xã hi ni tiếng Facebook, Mark Zuckerberg, va b cht vn ti U ban Tư pháp ca Thượng vin Hoa K v hành vi tiếp tay cho chính quyn Vit Nam kim soát vàđóng tài khon ca người s dng có tiếng nói bđng vi chính ph.

khoe2

CEO ca Facebook Mark Zuckerberg điu trn trc tuyến trước y ban Tư pháp Thượng vin Hoa K, Washington ngày 17/11/ 2020. Bill Clark/Pool via Reuters

Ti buđiu trn hôm 17/11 cùng vi ngườđng đu trang Twitter, Mark Zuckerberg nhđược câu hi cht vn t Thượng ngh sĩđng Cng hoà Marsha Blackburn rng liu Facebook có thường xuyên kim duyt tài khon ca người s dng theo lnh ca các chính ph nước ngoài hay không.

"Tôi không chc liu cóđiu gì c th mà ngàđang đ cđến hay không, nhưng nói chung chúng tôi không kim duyt", người sáng lp Facebook tr li.

Đ cp trc tiếđế"chếđ cng sn" và s lượng 60 triu người s dng Facebook ti Vit Nam, Thượng ngh sĩ Blackburn tiếp tđt câu hi cho Zuckerberg rng liu Facebook có"theo lnh ca chính ph Vit Nam"đóng ca và cm tài khon ca mt nhà bđng chính kiến Vit Nam ch vì người này ch trích chính sách đđai ca chính ph hay không.

"Thưa Thượng ngh sĩ, tôi không rõ tt c chi tiết ca viđó, nhưng tôi tin rng chúng tôi có thđã làđiđó. Và nói chung, chúng tôi c gng tuân th theo lut pháđa phương ca các quc gia khác nhau mà chúng tôđang hođng", Mark Zuckerberg tr li.

Thượng ngh sĩ Blackburn cũng cáo buc người sáng lp kiêm Giáđđiu hành Facebook Mark Zuckerberg đãưu tiê"li nhun hơn nguyên tc" khi bóp nght nhng tiếng nói bđng chính kiến theo lnh ca các chính ph nước ngoài.

Bà Blackburn ch ra hàng lot các dn chng cho thy Facebook "cúi mình" trước các chính ph Cng sn vàđc tài.

Chng hn, Facebook đã g b các bnh ca Nhà tiên tri Mohammed theo lnh ca chính ph Th Nhĩ Kđ tránh nguy cơ mt 40 triu người dùng  nước này.

Ti Nga, mng xã hi Facebook cũng đng ý g bàđăng ng h nhà bđng chính kiến người Nga Alexei Navalny, mđi th ni tiếng chuyên phê bình Tng thng Vladimir Putin và va bđđ Nga vài tháng trước.

"Ông có nghĩ rng nhim v ca Facebook là tuân th s kim duyt do nhà nước tài trđ có th tiếp tc hođng, kinh doanh và bán qung cá quc gia đó không ?", Thượng ngh sĩ Blackburn tiếp tc cht vn Mark Zuckerberg.

"Nhìn chung, chúng tôi c gng tuân theo lut phá mi quc gia mà chúng tôi hođng và kinh doanh", CEO ca Facebook lp li.

Đáp li, Thượng ngh sĩ ca bang Tennessee ha rng nhng ci cách pháp lý cĐiu mc 230 s"tước b lá chn trách nhim màông đã biến thành mt bc tường mo".

Điu mc 230 ca lut pháp Hoa K có vai trò then cht trong s phát trin ca mng xã hi ngày nay khi cho phép các nhà cung cp dch v Internet và Twitter, Facebook, YouTubeđược min trách nhim pháp lýđi vi ni dung do bên th ba đăng trên nn tng ca h trong hu hết các trường hp.

Thượng ngh sĩ Blackburn cho biếĐo luĐa dng Quan đim và T do Trc tuyến hiđã sn sàng đ b sung và kim chế mt s bin pháp bo v trên.

Mark Zuckerberg cùng vi Giáđđiu hành Twitter, Jack Dorsey, phi ra điu trn trước Quc hi Hoa K hôm 17/11 vì nhng cáo buc kim duyt, trong đó có c ni dung liên quan đến cuc bu c tng thng Hoa K va qua.

Nguồn : VOA, 18/11/2020

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn, James Pearson, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Facebook bị chất vấn vì ‘cúi mình’ trước chính phủ Việt Nam

Trung Kiên, Thoibao.de, 21/11/2020

Ông chủ mạng xã hội nổi tiếng Facebook, Mark Zuckerberg, vừa bị chất vấn tại Uỷ ban Tư pháp của Thượng viện Hoa Kỳ về hành vi tiếp tay cho một số chính quyền độc tài trong việc kiểm duyệt người dùng mạng xã hội mà ví dụ điển hình việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã "cúi mình" trước chính quyền cộng sản Việt Nam kiểm soát và đóng tài khoản của người sử dụng có tiếng nói bất đồng với chính phủ.

face1

CEO của Facebook Mark Zuckerberg trong phiên điều trần hôm 17/11 tại Thượng viện

Tại buổi điều trần hôm 17/11 cùng với người đứng đầu trang Twitter là Jack Dorsey, CEO của Facebook là Mark Zuckerberg nhận được câu hỏi chất vấn từ Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn rằng liệu Facebook có thường xuyên kiểm duyệt tài khoản của người sử dụng theo lệnh của các chính phủ nước ngoài hay không.

Người sáng lập Facebook trả lời : "Tôi không chắc liệu có điều gì cụ thể mà ngài đang đề cập đến hay không, nhưng nói chung chúng tôi không kiểm duyệt".

Đề cập trực tiếp đến "chế độ Cộng sản" và số lượng 60 triệu người sử dụng Facebook tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Blackburn tiếp tục đặt câu hỏi cho Zuckerberg rằng liệu Facebook có "theo lệnh của chính phủ Việt Nam", đóng cửa và cấm tài khoản của một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam chỉ vì người này chỉ trích chính sách đất đai của chính phủ hay không.

Mark Zuckerberg trả lời : "Thưa Thượng nghị sĩ, tôi không rõ tất cả chi tiết của việc đó, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể đã làm điều đó. Và nói chung, chúng tôi cố gắng tuân thủ theo luật pháp địa phương của các quốc gia khác nhau mà chúng tôi đang hoạt động".

Thượng nghị sĩ Blackburn cũng cáo buộc người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã ưu tiên "lợi nhuận hơn nguyên tắc" khi bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến theo lệnh của các chính phủ nước ngoài.

Bà Blackburn chỉ ra hàng loạt các dẫn chứng cho thấy Facebook "cúi mình" trước các chính phủ Cộng sản và độc tài.

Chẳng hạn, Facebook đã gỡ bỏ các bức ảnh của Nhà tiên tri Mohammed theo lệnh của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nguy cơ mất 40 triệu người dùng ở nước này.

Tại Nga, mạng xã hội Facebook cũng đồng ý gỡ bài đăng ủng hộ nhà bất đồng chính kiến người Nga Alexei Navalny, một đối thủ nổi tiếng chuyên phê bình Tổng thống Vladimir Putin và vừa bị đầu độc ở Nga vài tháng trước.

Thượng nghị sĩ Blackburn tiếp tục chất vấn Mark Zuckerberg : "Ông có nghĩ rằng nhiệm vụ của Facebook là tuân thủ sự kiểm duyệt do nhà nước tài trợ để có thể tiếp tục hoạt động, kinh doanh và bán quảng cáo ở quốc gia đó không ?"

CEO của Facebook lặp lại : "Nhìn chung, chúng tôi cố gắng tuân theo luật pháp ở mọi quốc gia mà chúng tôi hoạt động và kinh doanh".

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Blackburn đáp lại : "Luật liên bang cho quý vị khả năng đứng vững và phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện tụng… Và quý vị đã dùng quyền lực này để có những hành động điên cuồng".

Thượng nghị sĩ của bang Tennessee hứa rằng những cải cách pháp lý của Điều mục 230 sẽ "tước bỏ lá chắn trách nhiệm mà ông đã biến thành một bức tường mờ ảo".

Thượng nghị sĩ Blackburn cho biết Đạo luật Đa dạng Quan điểm và Tự do Trực tuyến hiện đã sẵn sàng để bổ sung và kiềm chế một số biện pháp bảo vệ trên.

face2

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn

Mục 230 (là một phần của luật Internet ở Hoa Kỳ, Chuẩn mực Truyền thông, được đưa ra từ năm 1996), nằm trong Đạo luật truyền thông 1934. Mục 230 chỉ dài 26 từ – ngắn gọn và trọng tâm, nhưng nó đã có một ảnh hưởng quá lớn .

Hiểu đơn giản, Mục 230 định nghĩa các mạng xã hội chỉ là nhà cung cấp dịch vụ (platform), không phải là nhà xuất bản, do đó họ được miễn trừ trách nhiệm về nội dung bên thứ 3 đăng tải (người dùng). Mục này cho phép các platforms có quyền kiểm duyệt (xóa/chặn) các nội dung không phù hợp với tiêu chuẩn của platforms đặt ra.

Điều này lại xung đột với Tu chính án Số 1 – Tự do ngôn luận. Nguy hiểm hơn, các nhà mạng này đã lợi dụng điểm này, để tạo nên một thứ quyền lực mềm, thực hiện những ý đồ chính trị dơ bẩn như những gì chúng ta đang thấy.

Nhiều Thượng nghị sĩ khác của Đảng Cộng hòa cũng nêu lên quan ngại của họ về điều mục 230.

Họ nói các công ty truyền thông xã hội đang đưa ra quyết định có tính biên tập về nội dung gì cần gỡ xuống, dán nhãn hoặc để nguyên.

Điều này, họ lập luận, khiến các trang mạng xã hội trở thành các nhà xuất bản thay vì chỉ là nhà phân phối thông tin, và do đó, họ không nên được bảo vệ bởi Quy định 230 như hiện hành.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nói thêm : "Khi chúng ta có các công ty sở hữu quyền lực như của chính phủ, có nhiều quyền lực hơn các phương tiện truyền thông truyền thống, thì có gì đó cần phải thay đổi".

Trước đó, Tổng thống đắc cử Biden gợi ý rằng quy định 230 nên được "thu hồi" vì nó khuyến khích sự lan truyền thông tin sai lệch.

face3

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện

Trở lại với việc Facebook có những thỏa hiệp với Chính phủ Việt Nam, hồi tháng 04 vừa qua, Reuters dẫn nguồn tin từ nội bộ Facebook tiết lộ rằng Facebook đã đồng ý đẩy mạnh việc kiểm duyệt những bài viết "chống đối nhà nước Việt Nam".

Theo đó, các máy chủ nội địa của Facebook đặt tại Việt Nam đã bị tắt trong vòng khoảng bảy tuần, nguyên nhân đến từ các công ty viễn thông do nhà nước Việt Nam sở hữu. Điều này khiến cho tốc độ truy cập Facebook bị trì trệ suốt thời gian qua.

Nguồn tin từ Facebook nói thêm : "Chúng tôi tin rằng hành động này nhằm gây áp lực lớn lên chúng tôi, buộc chúng tôi ngày càng phải tuân theo các yêu cầu pháp lý (từ phía Việt Nam) để xóa bỏ những nội dung nhất định mà người dùng ở Việt Nam tiếp cận".

Tại thời điểm đó, theo facebooker Vi Yên thì thông tin này tuy mới nhưng không đáng ngạc nhiên.

Ngay sau khi luật An ninh mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019, lãnh đạo Cục Phát tranh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã khẳng định rằng Facebook vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, rằng "họ làm rất lâu. Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng. Mới đây, Facebook đã gỡ 3.000 status nói xấu, gồm cả tài khoản nhưng sau đúng một năm khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu". Vào thời điểm đó, vị này tiết lộ thêm rằng "Bộ cũng đang tính đến phương án áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết trong trường hợp Facebook không có động thái tích cực".

Nguồn tin từ Facebook còn tiết lộ với Reuters rằng "các máy chủ nội địa của Facebook đặt tại Việt Nam đã bị tắt, cho đến khi Facebook đồng ý đẩy mạnh kiểm duyệt các bài đăng chống đối nhà nước".

Rõ ràng, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 09/2018, Giám đốc Điều hành của Facebook là bà Sheryl Sandberg đã khẳng định trước Quốc hội Mỹ rằng "Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam. […] Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể gìn giữ được những giá trị của mình".

Không hẳn Sheryl đã nói dối trước Quốc hội Mỹ (nên nhớ, nói dối trước Quốc hội bị coi là một hành vi phạm tội liên bang). Có thể bà Giám đốc đã chơi chữ, rằng Facebook không "sở hữu" các máy chủ đặt tại Việt Nam. Thay vào đó, Facebook có thể đã… thuê các máy chủ này.

face4

Ảnh chụp màn hình bài báo hôm 21/04/2020 của Reuters cho biết Facebook chấp nhận đẩy mạnh việc kiểm duyệt theo mong muốn của chính quyền cộng sản Việt Nam

Thông tin này được tái khẳng định trong một tuyên bố của Bộ Công an, rằng "Google, Facebook đều đã thuê máy chủ tại nước ta. Theo thống kê sơ bộ, Google thuê khoảng 1.781 máy chủ, Facebook thuê khoảng 441 máy chủ tại 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước".

face5

Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook tại buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 05/09/2018

Từ những thông tin trên, nhà hoạt động xã hội Vi Yên đã rút ra một số nhận định.

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng, suy cho cùng, Facebook cũng chỉ là một doanh nghiệp vì lợi nhuận, bất chấp những tuyên bố đẹp đẽ như "chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể gìn giữ được những giá trị của mình" và rằng "chúng tôi sẽ không bao giờ cung cấp thông tin cho chính quyền Việt Nam". Là một người sử dụng Facebook, chúng ta cần thận trọng hơn với những thông tin mà mình cho phép Facebook nắm bắt, nhất là khi chúng ta không biết Facebook đang thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam ở mức độ nào.

Thứ hai, người dùng Facebook nói riêng và người dùng mạng nói chung cần theo dõi sát sao hơn các thay đổi về luật pháp để biết được bản thân có thể bị ảnh hưởng như thế nào, từ đó có những biện pháp ứng phó phù hợp. Thực tế, luật an ninh mạng chưa được đưa ra áp dụng một cách cụ thể. Tuy nhiên, dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật này đang còn treo lơ lửng với rất nhiều điều khoản vi phạm quyền của người dân. Nếu được thông qua, cùng với thói thỏa hiệp của Facebook, nghị định này sẽ gây hại không ít đến cả thông tin cá nhân lẫn không gian tự do của người dùng mạng.

Và sau cùng, người dùng mạng không nhất thiết phải tự kiểm duyệt mình bằng cách tránh né các vấn đề chính trị xã hội bị coi là "nhạy cảm", "chống đối". Khi Facebook bắt đầu gia tăng kiểm duyệt các bài đăng bị coi là "chống đối nhà nước Việt Nam", chúng ta cần tìm kiếm những cách thức hoạt động sáng tạo trên chính nền tảng Facebook để bày tỏ quan điểm của mình đối với các vấn đề chính trị xã hội. Thông thường, để gỡ bỏ hoặc hạn chế bài viết, Facebook vẫn có khuynh hướng tìm cách biện minh cho hành động của nó bằng chính các nguyên tắc mà nó đã đề ra, như các "tiêu chuẩn cộng đồng". Hiểu rõ các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, cũng như viết bài hay đăng ảnh lên Facebook một cách sáng tạo nhằm tránh vi phạm các tiêu chuẩn này, chính là cách để "lách kiểm duyệt" hiệu quả.

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 21/11/2020

*********************

Việt Nam dọa đóng cửa Facebook nếu không đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt

Anh Vũ, RFI, 20/11/2020

Reuters, ngày 19/11/2020, dẫn lời một lãnh đạo dịch vụ mạng xã hội hàng đầu thế giới, cho biết Hà Nội đã dọa đóng cửa Facebook tại Việt Nam nếu không chấp nhận các yêu cầu kiểm duyệt các nội dung chính trị của chính quyền sở tại.

face6

Một người dùng Facebook trên điện thoại di động, trong một quán cà phê tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 19/11/2020.  Reuters - KHAM

Hồi tháng 4 năm nay, Facebook đã nhượng bộ các đòi hỏi của chính phủ Việt Nam về việc kiểm duyệt các nội dung đăng trên mạng có nội dung "chống Nhà nước". Nhưng hồi tháng 8 vừa qua, chính quyền Việt Nam lại một lần nữa đòi Facebook tăng cường kiểm duyệt các nội dung mang tính phê phán chính trị, một lãnh đạo giấu tên của mạng xã hội Mỹ cho Reuters biết.

Reuters trích lời viên chức cao cấp giấu tên nói : "Hồi tháng 4 Facebook và chính phủ Việt Nam có một thỏa thuận. Phía Facebook về phía mình tuân thủ những cam kết và mong muốn chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy. Phía Việt Nam sau đó lại yêu cầu chúng tôi tăng số lượng bài đăng mà Facebook phải kiểm duyệt, kèm theo đó là những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không làm theo lời họ. Chúng tôi không đồng ý như vậy". Quan chức của Facebook cho biết thêm, một trong những đe dọa là đóng hoàn toàn Facebook tại Việt Nam.

 Với ước tính có 60 triệu người sử dụng facebook, Việt Nam là thị trường mang lại doanh thu khá lớn cho Facebook.

Facebook đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về các chính sách kiểm duyệt nội dung, bao gồm cả những lời đe dọa về các quy định mới và tiền phạt.

Báo chí Việt Nam cũng đã đánh tiếng xa gần về việc quản lý hoạt động của Facebook tại Việt Nam. Trang VietnamNet hôm nay có bài kêu gọi "Cần chế tài riêng để quản lý Facebook tại thị trường Việt Nam". Trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 9, tháng trước, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông, Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất yêu cầu phải định danh người xử dụng mạng xã hội.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 20/11/2020

Additional Info

  • Author Trung Kiên, Anh Vũ
Published in Diễn đàn

1. Facebook, t do ngôn lun hay tùy tin cm đoán ?

Phạm Phú Khải, VOA, 09/09/2020

Facebook, mt loi truyn thông xã hi và là mt phương tin lý tưởng đ th hin t do ý kiến và t do bày t, đang gp mt th thách to ln hin nay.

face1

Mark Zuckerberg, CEO ca Facebook, điu trn t xa trước y ban Tư pháp Quốc hội Hoa K, 29 tháng By, 2020.

Thot đu, mc đích ca Facebook là đ to ra mt không gian chung đ sinh viên Harvardni kết nhau, như mt phương tin đ sinh viên tìm đến h tr nhau trong cng đng cùng s thích hoc quan tâm [1]. 16 năm sau, Facebook tr giá hơn 600 t đô la M, có hơn 2,5 t người năng đng dùng hàng tháng, và người ch nhân sáng lp nó, Mark Zuckerberg, là mt trong nhng doanh nhân giàu có nht thế gii.

Ngày hôm nay, các nhóm xã hi kín hay m, hay ch cho thành viên, còn gi là các cng đng có ý nghĩa (meaningful communities), trên Facebook là vô s k. Zuckerberg cho biết, vào tháng Tư năm 2019, Facebook đã có 400 triu người đang là thành viên ca cng đng ý nghĩa, và hơn 100 triu là thành viên ca cng đng rt có ý nghĩa [2].

Các cng đng (rt) ý nghĩa này tr thành mt phn hot đng bình thường ca Facebook cho đến khi nó b cm đoán và thách thc trong nhng ngày qua.

Royalist Marketplace, mt cng đng trên Facebook được giáo sư người Thái tênPavin Chachavalpongpun thành lp vào tháng Tư năm nay, có hơn 1 triu thành viên. Royalist Marketplace, tm dch là Thương trường Bo hoàng, là nơi mà các nhà hot đng người Thái tho lun vi nhau v đ tài quân ch. Trong hơn mt tháng qua, k t ngày 18 tháng By, gii tr Thái Lan đã t chc nhiu cuc biu tình hu như mi ngày trên toàn nước. Cao đim là vào Ch Nht 16 tháng Tám thu hút hơn10 ngàn người tham gia [3]. Người biu tình đưa ra ba yêu cu : mt, mt hiến pháp mi ; hai, mt chính quyn mi, bao gm chính quyn hin ti t chc, tái bu c da trên hiến pháp mi đ thành lp mt quc hi và chính quyn mi ; ba, chm dt sách nhiu nhng người đi lp, bt đng chính kiến.

Có ba điu đáng nói đây.

Mt, t trước đến nay, người Thái tránh đng chm đến nhà vua và hoàng tc, nhưng đu tháng Tám, các cuc biu tình đã yêu cu ci t nn quân ch ca Thái. Mc ducuc cách mng năm 1932 lt đ quân quyn thành công, Thái Lan không b hn vai trò ca vua Thái, mà ch thay nn quân ch tuyt đi thành quân ch lp hiến (constitutional monarchy) [4]. K t đó đến nay, Thái đã có 19 ln thay đi hiến pháp, và 12 ln đo chánh bi quân đi [5]. Tuy trải qua tt c các cuc đo chánh liên miên này, quyn lc ca vua Thái phn ln, vn gn như bt kh xâm phm. Khi quân đi Thái thc hin cuc đo chánh năm 2014, tướng Prayut Chan-o-cha, thuc phái bo hoàng, mun được s ng h ca vua Thái đ được lòng dân chúng. Khi vua cha, Bhumibol Adulyadej, mt tháng 10 năm 2016, hoàng t Maha Vajiralongkorn lên ngôi, nhưng không được lòng dân chúng lm. Trong b lut hình s hin nay, điu 112 ghi rng : "nói xu, xúc phm hoc đe da nhà vua, hoàng hu, người tha kế hoc nhiếp chính" s b pht tù t ba năm đến 15 năm [6]. Nhng điu lut này có t ên gi chung là lese-majesty laws, nghĩa là lut ph báng người cai tr ti Thái Lan, là mt trong nhng lut kht khe nht còn li trên thế gii này. Biu tình đu tháng 8 là ln đu tiên người Thái công khai đt li vai trò ca quân ch trong nn quân ch lp hiến.

Hai, nhng nhà hot đng dân ch Thái, đc bit là phong trào gii tr, nhn thy rng t do ngôn lun và t do bày t ghi rõ trong hiến pháp là tht s vô nghĩa nếu h không được bày t các ý kiến liên quan đến vn mnh quc gia. Điu đó có nghĩa đng đến các thế lc cao nht. Vua Thái không ch là biu tượng mà còn nhúng tay quá nhiu vào chính tr, bao bin cho phía quân đi thay vì đng v phía người dân. Nhà vua hin nay trc tiếpđiu hành hai lc lượng quân đi quan yếu, không khác gì mt Tng Tư Lnh, và qun lý s tài sn kếch sù [7]. Nhưng vua Thái vn đng ngoài hiến pháp và pháp lut. Trong sut thi k Covid-19, t tháng Ba đến nay, vua Thái phn ln vn ngoài Thái Lan, ch yếu sng Đc. Thế h Thái ln lên vi truyn thng bo hoàng nên ít nhiu vn còn th phượng vai trò vương quyn. Nhưng người tr Thái Lan thì khác. H không chp nhn mt chế đ quân ch lp hiến vi quyn lc nhà vua không b gii hn hay kim soát. V à h không chp nhn mt nn dân ch na vi khi mà quyn t do ý kiến và bày t li b khng chế nếu b xem là xúc phm đến nhà vua. Ngay c khi lut lese-majeste này b hy b trong lut hình s đi na, chế đ hin nay vn cònnhiu bin pháp đ trn áp và b tù người dân nếu h mun [8].

Ba, t điu mt và hai, các nhà hot đng Thái nhn thy rng con đường duy nht đ thoát khi vòng lun qun ca đo chánh và chuyên chế, bi quân đi Thái hay s bo h ca vua Thái trong 88 năm qua, là mt hiến pháp mà trong đó tt c mi người phi b ràng buc bi pháp lut. Pavin, hin đang nghiên cu và dy hc v chính tr và quan h quc tế ti Nht, cũng là người đang b chính quyn Thái kết án và yêu cu Nht dn đ v nước, đã quyết đnh m din đàn Royalist Marketplace này đ gii tr hot đng ti Thái cùng tham giatho lun thng thn vi nhau v vai trò ca quân ch Thái [9]. Hơn mt triu người tham gia din đàn này, cho thy s nhit thành ca gii tr Thái cho tiến trình dân ch hóa. Nhưng vì lo âu nh hưởng ca cng đng này, chính quyn Thái đã yêu cu Facebook đóng ca nó, qua trát tòa Thái vào tháng Sáu.

Đu tháng Tám, sau cuc biu tình ca gii tr Thái mà ln đu tiên xúc phm đến hoàng gia Thái vào ngày 3 tháng Tám, chính ph Thái hăm da sthách thc pháp lý vi Facebook nếu không gii hn các hot đng phi pháp đng đến hoàng gia Thái [10]. Ngày 10 tháng Tám, chính ph Thái cho Facebook 15 ngày đ thi hành lnh tòa, nếu không s b pht [11]. Facebook ra thông cáo rng "Nhng yêu cu như thế này là t hi, trái vi lut nhân quyn quc tế và có tác đng sâu sc đến kh năng bày t ca mi người". Facebook cho biết d trù s thách thc tính pháp lý ca chính quyn Thái v điu này. Nó có xy ra hay không thì chưa rõ, nhưng vào ngày 24 tháng Tám, dưới áp lc gia tăng ca chính ph Thái, Facebook đã quyết đnh gii hn nhng người sng bên trong Thái Lan vào cng đng Royalist Marketplace này. Lin sau đó, Pavin đã quyết đnh m mt trang khác cùng ngày, vi tên "Royalist Marketplace – Talad Luang" ; Talad Luang, tiếng Thái, có nghĩa ch hoàng gia hoc công chúng. 5 tiếng sau, có 375.000 người đăng ký tham d. Ngày hôm sau đã có hơn n a triu người.

Làm sao có th ngăn chn được ý chí mnh m ca nhng người tr mong mun thay đi như thế này !

Facebook mun chng t mình là t chc bo v t do ngôn lun lớn nht ti Hoa K, trong khi đi vi các th chế chuyên quyn ngoài nước, Facebook li t ra kính nhường, khép nép [12]. Đ tr thành sân chơi chung (platform) trên bình din toàn cu, Facebook phi có mt chính sách và ch trương kiên đnh, nht quán. Facebook không th đ cao t do ngôn lun và t do bày t ti mt nơi trong khi nhường nhn hay cm cn ti nơi khác. "Mt sân chơi hai lut l" không phi là gii pháp bn vng cho Facebook. T do ngôn lun không th có tiêu chun đôi.

Gii pháp ca Facebook ra sao thì chưa rõ, nhưng mi con mt đang xoáy vào hành đng ca Facebook trong thi gian ti. Facebook đã tng nhượng b chính quyn ti Vit Nam đ gia tăng kim duyt các bài v chng đi chế đ, hay ngăn chn ni dung chng li chính quyn ti Singapore khi h s dng lut v tin gi. Nhưng có l trường hp Thái Lan là mt trong các th thách ln nht mà Facebook đang phi đi din.

Phạm Phú Khải

(09/09/2020)

Tài liu tham kho :

1. Christopher McFadden, "A Brief History of Facebook, Its Major Milestones ", Interesting Engineering, 7 July 2020.

2. Salvador Rodriguez, "Mark Zuckerberg shifted Facebook’s focus to groups after the 2016 election, and it’s changed how people use the site ", CNBC, 16 February 2020.

3. East Asia Pacific, "Thousands Call for Radical Changes to Thailand Government ", VOA News, 16 August 2020.

4. James Buchanan, "Thailand’s Crisis and the 1932 Revolution ", The Diplomat, 16 July 2014.

5. Jonathan Head, "Thailand's constitution : New era, new uncertainties ", BBC News, 7 April 2017.

6. "Lese-majeste explained : How Thailand forbids insult of its royalty", BBC News, 6 October 2017 ; Atiya Achakulwisut, "Thailand needs to talk about lese majeste law ", Bangkok Post, 23 June 2020.

7. Panu Wongcha-um, "Thailand's king takes personal control of two key army units ", Reuters, 2 October 2019.

8. David Hutt, "Suspending Lèse Majesté Could Actually Strengthen Thailand’s Monarchy ", The Diplomat, 25 June 2020.

9. "Royalist Marketplace returns ", Prachatai, 25 August 2020.

10. Patpicha Tanakasempipat, "Thai minister threatens Facebook with legal action over restriction requests ", Reuters, 3 August 2020.

11. Rebecca Ratcliffe and agencies, "Facebook blocks access to group criticising Thailand's monarchy ", The Guardian, 25 August 2020.

12. Tyler Sonnemaker, "Facebook reportedly plans to sue Thailand's government over its demand that the company block users within the country from accessing a group critical of its king ", Business Insider Australia, 25 August 2020.

********************

2. Facebook : Nơi th hin tính cách ?

Phạm Phú Khải, VOA, 10/09/2020

Facebook, như trình bày trong bài trước, được thiết kế ngay t đu như mt phương tin đ ni kết vi nhng người khác, vì cùng s thích, quan tâm hay ch trương nào đó.

face2

Logo Facebook.

V sau, nó dn dn được s dng như mt loi truyn thông xã hi (social media), không phi đ thay thế truyn thông truyn thng, mà là b túc thêm mt sân chơi, mt phương tin, đ mi người đu có th bày t ý kiến và ngôn lun ca mình.

Nếu biết s dng, Facebook chc chn là mt dng c hu hiu đ người dùng có th đt được mc tiêu ca mình. Vi tính cách cá nhân, hay cho mc tiêu ln hơn.

Tt nhiên không có mt phương tin hay dng c nào là ti ho c. Con dao bén thì ct nhanh nhưng d đt tay ; nên mi gia đình đu có nhiu loi dao cho mc tiêu khác nhau. Trong trường hp Facebook, khi đăng bài, người dùng có năm la chn cách đăng : công cng cho mi người thy ; hay ch vi tt c bn đang có ca mình ; hay vi tt c bn ngoi tr mt vài người nào đó ; hay ch vi bn chn lc ; hay ch vi chính mình. Nói chung người dùng có khá nhiu quyn quyết đnh v trang, hay có th gi là ngôi nhà ca mình, nếu biết điu chnh các sp đt (setting) v an toàn, riêng tư, thi gian v.v...

Là phương tin min phí, nó d tr thành lm dng, ging như nhiu th khác.

Ch cn đc qua các bài viết ca mt người hay các chia s t người khác, trên trang Facebook ca mt người nào đó, thì chúng ta cũng có th thy được phn nào, tt nhiên không phi tt c, v mt vài nét ca người đó. Chng hn v quan đim chính tr, tôn giáo hay xã hi. Người này thuc cp tiến hay bo th, Cng hòa hay Dân ch, ôn hòa hay cc đoan, tư duy phát trin hay c đnh, tôn th lãnh t hay đc lp, dân ch hay đc tài, thiên cng hay chng cng v.v Chúng ta đu d dàng nhn ra nhiu mt này trên trang Facebook ca mt người.

Tt nhiên, vn có nhng người không nm trong các khuynh hướng nói trên, vì h luôn có con đường riêng ca h. Có khi h là thiu s thm lng đáng k đang quan sát.

Nếu đã xem trang Facebook là ngôi nhà ca mình, là nơi th hin không ch b ngoài mà còn là bên trong, th hin tư duy và tính cách ca mình, thì không ai khác, ngoài chúng ta chu trách nhim vi tt c nhng gì đăng đây. Người s hu cn ý thc làm cho nó sch s, đp đ. Người s hu nên đem nhng hoa thơm, qu đp v chưng trong ngôi nhà mình đ bn bè đến chiêm ngưỡng. Đem nhng li hay ý đp và nhng câu chuyn tích cc truyn cm hng đ đng viên nhau.

Làm gì thì làm, người s hu trang Facebook không nên đem rác ra phơi đy trên trang mình, hay đem rác người khác v rải đy trên đó.

Thế nhưng, vì vô tình hay c ý, rt nhiu người đã đem rác v rải đy trên trang nhà ca mình mà li nghĩ đó là hoa thơm ca l. Thế mi kh !

Có người không ch x rác đy trên trang Facebook ca mình. H còn có thói quen chi. Chi đng lên. Tuyên vn kiu này tht là phn tác dng !

Có nhng th rác rưởi vô hi. Tuy thiếu thm m nhưng không hi ai c. Nhưng cũng có nhng th rác có hi, ít hoc nhiu. Không ch cho mình mà còn cho bao người khác. Hai th rác tiêu biu này là nhng thông tin mang tính lường gt (misinformation, ít hi), và thông tin gây hi (disinformation, nhiu hi).

Không thiếu nhng người thy bài v nào hp quan đim ca mình là thích và chia s (share, truyn nhau) vi nhng người khác, mà không cn biết là nhng thông tin trong đó có trung thc hay không. H mun đi tìm s đng thun và đng minh hơn là s tht. Vô tình thì tt c nhng người này đu d b các tin gi, gm disinformation và misinformation, quyến rũ. Ri h tình c làm loa tuyên truyn cho nhng xu hướng đc đoán và tính toán.

Thông tin là nn tng ca s hiu biết, ca tri thc. Khi nào chúng ta có đy đ d kin trung thc thì lúc đó mi giúp cho chúng ta có cái nhìn xác thc, gn vi s tht hơn. Nn dân ch có khe mnh hay không là ch yếu tùy thuc vào trình đ ca công dân, không ch v lĩnh vc chuyên môn mà còn v các vn đ xã hi, nht là các vn đ chính tr. Người dân không th nào bu chn nhng người xng đáng đi din cho mình vào các cơ quan lp pháp hay hành pháp nếu h không có nhng thông tin đa chiu trung thc và đúng đn ; hoc nếu h b các thông tin nhiu lon tràn ngp làm cho h thêm bi ri, không biết hư thc ra sao.

Thng kê vào tháng 3 năm 2018 cho biết,52% người dân M xác đnh h thường xuyên thy tin gi trên các trang mng, bao gm Facebook và Twitter, và 34% nói h thnh thong thy tin gi [1]. 29% cho rngcác trang mng xã hi phi chu trách nhim phn chính đ người dùng không b phơi trn vi tin gi ; và 14% xác nhn h c tình qung bá các thông tin chính tr gi trên mng xã hi [2].

Cuc nghiên cu ca cơ quan Brookings, đc bit v cuc bu c tng thng Hoa K năm 2016 cho biết, nhng thông tin gi được lan truyn rng rãi nht vào lúc đó là : c Giáo hoàng Francis tán thành Donald Trump, Hillary Clinton bán vũ khí cho ISIS, Hillary Clinton b trut quyn gi chc v liên bang, và giám đc FBI nhn hàng triu đô la M t Qu Clinton". [3] Kết qi phân tích các mng xã hi cho thy 20 câu chuyn gi mo ln nht đã to ra 8.7 triu lượt chia s, phn ng và bình lun, so vi ch có 7.4 triu được to ra bi 20 câu chuyn hàng đu t 19 trang hãng tin ln. Nghiên cu này bin lun rng "Khi các hot đng [tin tc gi mo] chuyn t tình trng ri rc và ln xn sang các n lc có t chc và có h thng, chúng tr thành các chiến dch thông tin sai lch vi kh năng làm gián đon các chiến dch và cung cách qun tr trên toàn b quc gia".

Cũng nên nh rng, ngày nay tin gi được các máy móc (bots) to ra mt cách tinh vi và tràn ngp đến đ, hiếm có my ai không b nh hưởng [4].

Mt nghiên cu sâu v Facebook ca nhiu chuyên gia vào tháng 10 năm 2016 cho biết, mc du có nhiu ngun thông tin khác nhau trên Facebook, thc tế là có s phân bit ln và phân cc ngày càng gia tăng trong vic tiêu th tin tc trc tuyến ; còn người dùng Facebook ch yếu đến mt vài ngun quen thuc [5].

Trong bài nghiên cu sâu sc ca t chcPew Research Centre, "Tương lai ca S tht và Tin gi Trc tuyến" (The Future of Truth and Misinformation Online), đt câu hi vi 1.116 chuyên gia thuc nhiu lĩnh vc khác nhau như sau : "Trong 10 năm ti, liu các phương pháp đáng tin cy xut hin đ ngăn chn các thông tin sai lch và cho phép thông tin chính xác nht chiếm ưu thế trong h sinh thái thông tin tng th không ? Hay cht lượng và tính trung thc ca thông tin trc tuyến s gim sút do s lan truyn ca nhng ý tưởng không đáng tin cy, đôi khi thm chí nguy him, gây mt n đnh xã hi ?" [6].

51% tr li rng h không tin môi trường thông tin s ci tiến, trong khi 49% tin s ci tiến.

Đi sâu vào phn tr li ca các chuyên gia này thì có lm điu lý thú. Chng hn, Christian H. Huitema, cu ch tch ca Internet Architecture Board bin lun rng "Cht lượng thông tin s không được ci thin trong nhng năm ti vì công ngh không th ci thin bn cht con người bao nhiêu". Còn giáo sư v công ngh thông tin, Starr Roxanne Hiltz, thì cho rng "Nhng người trên các h thng như Facebook đang ngày càng hình thành các 'bung phn x' ca nhng người có suy nghĩ ging nhau. H s tiếp tc hy kết bn vi nhng người không ging h, đng thi truyn đi nhng tin đn và tin tc gi mo đng ý vi quan đim ca h".

Các chuyên gia khác cũng bi quan không kém. H nhn đnh rng, tht quá d dàng đ to ra d kin gi, nhưng li quá tn công sc đ kim tra và quá d đ đánh la các thut toán kim tra. Tuy các công ngh được phát trin s giúp xác đnh thông tin sai lch và b bóp méo, nhưng chúng s không đ tt đ gii quyết vn đ quá ln lao.

Còn David Conrad, mt trưởng viên k thut, bin lun rng "Trong cuc chy đua vũ trang gia nhng k mun làm ra thông tin gi và nhng k mun đưa ra thông tin chính xác, k đi trước s luôn có li thế hơn".

Jason Hong, giáo sư trường khoa hc đin toán, bin lun rng, có rt nhiu người, nhiu chính tr gia, nhiu t chc chính ph và phi chính ph, tuy giàu có nhưng li thiếu đo đc, và có nhiu đng cơ đ đưa thông tin gi mo ra ngoài đ phc v cho mc đích ích k ca chính h.

10 năm na s ra sao thì chưa rõ, nhưng hin gi, các nn dân ch hàng đu thế gii đang gp phi th thách ln lao có nguy cơ lung lay nn tng quc gia. Thông tin gi là mt hin thc trong các chế đ đc tài và (hu) cng sn, cho nên, nhng gì xy ra ch gia tăng thêm nhng gì h đã tin hay cng c thêm nhng bi ri mà phn ln các công dân đã có sn vì b tuyên truyn và bưng bít c đi h đó. Còn đi vi các quc gia dân ch thì mi phương tin và k thut tân tiến ch đóng vai trò trợ giúp, ch không th thay thế gì, s nhn thc và tri thc ca công dân. Các k năng tư duy phn bin phi được đào to ngay t nh đ biết phân bit và gn lc nhng gì tht hay gi, nhng gì đáng tin hay cn kim chng v.v

Mng xã hi (MXH) như Facebook, Twitter, Youtube, Whatsapp, Telegram v.v đu có nhng công dng ca nó. Ch có điu, vì là min phí và các điu kin đăng ký tht d dàng, người ta không lưỡng l trong vic lm dng nó.

Nga, Trung Quc, Bc Hàn, Vit Nam, cũng như các th chế đc tài khác không cn đánh thng M hay các nn dân ch khác. Mc đích ca h là làm cho các nn dân ch cũng tr nên tiêu cc xu xa như mình là đ. H ch cn làm cho ni b các nước này nghi k ln nhau, không tin nhau và không tin gii chuyên gia, ri gây g nhau. Khi không còn s tin tưởng và kính trng ln nhau thì các giá tr còn li trong xã hi s dn dn sp đ. Mt loi "bt chiến t nhiên thành" thi nay.

Người biết yêu chung công bng l phi nhân quyn dân ch cũng cn ý thc tht rõ các th thách ln lao mà toàn nhân loi đang gp phi. Nếu không khéo, chúng ta rơi vào cái by "bôi tro trét phn" ln nhau, và người ta đng ngoài cười cho s ngây ngô và thin cn ca mình.

Đã yêu chung công lý s tht thì không th làm cái loa tuyên truyn vô hình cho các tin gi.

Cuc chiến vì công lý và s tht bt đu t mi chúng ta. Đng đem rác vào nhà mình và làm loa tuyên truyn cho phn t xu, trên Facebook hay bt c nơi nào. Khi có đ người làm vic này thì s to ra mt s thay đi tích cc và lc quan cho nhau, cho cng đng đt nước và cho nhân loi nói chung.

Phm Phú Khi

Úc châu, 10/09/2020

Tài liu tham kho :

1. Amy Watson, "Perceived frequency of online news websites reporting fake news stories in the United States as of March 2018 ", Statista, 23 October 2019 ; Accessed on 30 August 2020.

2. Amy Watson, "Fake News - Statistics & Facts ", Statista, 5 May 2020 ; Accessed on 30 August 2020.

3. Darrell M. West, "How to combat fake news and disinformation ", Brookings, 18 December 2017.

4. "What are 'bots' and how can they spread fake news ? ", BBC Bitesize ; Accessed on 30 August 2020.

5. Ana Lucı ́a Schmidta, Fabiana Zolloa, Michela Del Vicarioa, Alessandro Bessib, Antonio Scalaa,c, Guido Caldarellia, H. Eugene Stanleyd, and Walter Quattrociocchia, "Anatomy of news consumption on Facebook ", Edited by Susan T. Fiske, Princeton University, Princeton, NJ, and approved January 31, 2017 (received for review October 14, 2016).

6. Janna Anderson and Lee Rainie, "The Future of Truth and Misinformation Online ", Pew research Centre, Internet and Technology, 19 October 2017.

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Văn hóa

Những người ưa thích dùng ngôn ngữ thù ghét, đã tìm thấy lợi thế từ Facebook. Rõ là mạng xã hội đã thực sự tạo ra những cơn khủng hoảng thực tế, mà suốt một thời gian dài cho đến nay vẫn không có dấu hiệu sẽ chấm dứt.

facebook1

Mark Zuckerberg tuyên bố một loạt các chính sách mới

Chiều ngày 27 tháng 6, Unilever, một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, với danh mục sản phẩm từ Marmite đến Vaseline, bất ngờ tuyên bố họ đang rút tất cả quảng cáo từ Facebook, Instagram và Twitter ở Mỹ, cũng vì vấn đề này.

Với bầu không khí phân cực nặng nề ở Hoa Kỳ, công ty này cho biết rằng việc đổ tiền vào quảng cáo trong các môi trường chia rẽ và ghét ngôn luận, ở vào thời điểm này sẽ không mang lại giá trị nào cho con người và xã hội.

Facebook ngay sau đó đã có các phát ngôn để biện minh cho nền tảng mạng xã hội của mình.

Mark Zuckerberg, nói rằng sẽ tự mình livestream trên Facebook để nói về quan điểm chính sách làm việc liên quan đến chủng tộc của công ty này. Rất dè dặt, Mark tuyên bố một loạt các chính sách mới, bao gồm lệnh cấm đối với ngôn ngữ hàm ý nội dung thù địch, ghét bỏ nhắm vào người nhập cư, và hạn chế hơn nữa đối với các bài đăng đưa ra tuyên bố sai về bầu cử ở Mỹ.

Asad Moghal, một người quản lý cấp cao kỹ thuật số và nội dung tại Công ty tư vấn Byfield, cho biết hành động của Unilever đã khiến cho Mark Zuckerberg phải lên tiếng. "Khi người khổng lồ quốc tế (ý nói Uniliver) quyết định rằng việc không có thái độ rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, đã không còn là một lựa chọn đúng để giải quyết tình trạng phát ngôn phân biệt chủng tộc và kỳ thị, thì các doanh nghiệp truyền thông xã hội cần phải lắng nghe và có chủ kiến của mình.

"Bằng cách tác động vào vấn đề tài chính, một công ty tầm vóc như Unilever có thể đủ sức làm thay đổi vào sự kiểm soát của Twitter và Facebook. Uniliver đã quyết định bảo vệ thương hiệu uy tín của mình bằng cách từ chối liên kết với các nền tảng dung túng sự căm thù và nội dung chia rẽ. Nhưng điều lớn nữa, là hành động này sẽ tạo ra một hiệu ứng domino và các công ty lớn tên khác cũng sẽ hưởng ứng và loại bỏ đầu tư vào các nền tảng như vậy", Asad Moghal cho biết.

Phản ứng của Facebook cũng cho thấy vì lợi ích, họ đã nhượng bộ tức thì, và cách nào đó gọi là ghi danh vào việc tham gia vào phong trào liên minh, có tên Stop Hate for Profit, vốn được hình thành sau vụ công dân George Floyd bị cảnh sát giết chết một tháng trước đó.

Nhưng các nhà lãnh đạo của phong trào Stop Hate for Profit nhấn mạnh rằng các yêu cầu điều chỉnh như vậy có lẽ chưa đủ, và họ đang nhắc lại lời kêu gọi cho một cuộc tẩy chay Facebook - nhà quảng cáo toàn cầu, kéo dài một tháng, bắt đầu từ giữa tháng 6.

Cuộc khủng hoảng về truyền thông trên Facebook cũng như sự phản ứng này đã diễn ra trong một thời gian dài - và cũng không có dấu hiệu sớm chấm dứt.

Facebook lâu nay vẫn ứng xử sơ sài về ngôn từ kích động thù địch so với các nội dung bị cho là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chẳng hạn như với ảnh khoả thân. Có lẽ một lời nói xúc phạm thường có những vấn đề mơ hồ và gây tranh cãi, cũng như hệ thống máy chủ còn khó khăn trong việc tự động hóa công việc đó.

Xác định rõ được lời nói căm thù, chia rẽ hay phân biệt chủng tộc phụ thuộc vào kiến thức về bối cảnh, tập quán và văn hóa, thậm chí còn khó cho cả người điều hành, chứ đừng nói đến gì máy móc.

Trong những năm gần đây, Facebook đã có những bước tiến trong lĩnh vực phân tích và ngăn chận. Trong quý 3 năm 2017, theo báo cáo tiêu chuẩn cộng đồng của mình, Facebook đã ngăn và chỉ để lọt ở mức dưới một phần tư bài phát biểu thù hận so với trước đây ; ba phần tư khác chỉ bị xóa sau khi người dùng facebook đã báo cáo cho người kiểm duyệt, để yêu cầu có hành động.

Vào mùa xuân năm nay, tỷ lệ đã đảo ngược : những lời nói chưa đựng nội dung thù ghét từng bị xóa khỏi nền tảng này đã tăng vọt 88% , bằng chính các công cụ dò tìm của chính Facebook, khiến công ty này phải xóa hoặc buộc hạn chế, với mức nhiều gần gấp bốn lần so với hai năm trước.

Nhưng vấn đề của Facebook, giờ đây không chỉ là đám đông, mà từ đương kim tổng thống Hoa Kỳ.

Trong các cuộc biểu tình bùng lên từ cái chết của công dân Floyd, Trump một lần nữa để chân lên ngay lằn ranh của vấn đề, khi ông ta đăng lên Facebook và Twitter một thông điệp rằng "hễ hôi của xảy ra, thì bắn bỏ bắt đầu".

Twitter, lưu ý vấn nạn lịch sử phân biệt chủng tộc nằm trong cụm từ này, và diễn giải đó có thể là một lời kêu gọi bạo lực tiềm tàng, nên Twitter đã thi hành một chính sách mà nó đã ban hành vào mùa hè năm ngoái như đã hạn chế tweet, ngăn không bình luận hoặc đánh dấu thích, và kèm theo một cảnh báo tuyên bố rằng phát ngôn đã vi phạm nguyên tắc của nền tảng mạng xã hội Twitter, nhưng không xóa đi.

Nhưng Facebook thì không làm vậy, vì lý giải đó là phát ngôn chính thức, và công ty này chưa có chính sách nào để hạn chế hay cảnh báo (1).

Cuối cùng thì vào tháng 6/2020, chiến dịch Stop Hate for Profit đã tìm thấy một điểm yếu từ Facebook : sống nhờ quảng cáo. Mặc dù Facebook lấy một số doanh thu trực tiếp từ người dùng, nhưng đối với các sản phẩm như videophone Portal hoặc tai nghe Oculus VR, phần lớn doanh thu của công ty 70,7 tỷ đô la (57,5 tỷ đồng) đều đến từ quảng cáo. Vào ngày 17 tháng 6, Color of Change, cùng với công ty NAACP, ADL, Sleeping Giants, Free Press và Common Sense Media, đã đưa ra một yêu cầu công khai cho tất cả các nhà quảng cáo, kêu gọi đoàn kết với các Facebooker là người Mỹ gốc Phi. Họ gửi tin nhắn tới Facebook rằng công ty phải thay đổi cách làm, với hành động cảnh báo cụ thể là tạm dừng tất cả quảng cáo trên các nền tảng do Facebook sở hữu trong tháng 7 năm 2020.

Mặc dù chiến dịch Stop Hate for Profit chỉ là lời kêu gọi để ngỏ, nhưng thành công vẫn rất đáng ngạc nhiên. Đến cuối tuần đầu tiên phát động, Patagonia, North Face và nền tảng hợp đồng tự do của Upwork đã tham gia. Và đến Unilever, đã quyết định tạm dừng quảng cáo cho đến tháng 11 - mặc dù chỉ ở Hoa Kỳ - vẫn đã mở ra việc vỡ trận. Tuần thứ hai của chiến dịch này có được thêm sự tham gia thêm từ các thương hiệu lớn khác, bao gồm Coca-Cola và tập đoàn rượu Beam Suntory.

"Nói thẳng ra, các nền tảng mạng xã hội này đã tạo ra thu nhập và tiền lãi từ nội dung gây chia rẽ như vậy ; Họ sẽ tiếp tục hưởng lợi và không thay đổi cách làm, cho đến khi họ bắt đầu thật sự bị thiệt hại từ sự cắt giảm doanh thu của họ", ông Moghal nói.

Đến nay, có vẻ như chiến dịch tẩy chay và ngưng quảng cáo này này còn mở rộng hơn và chưa dừng lại.

"Bước tới lớn hơn tiếp theo sẽ là áp lực toàn cầu", Jim Steyer, giám đốc điều hành của Common Sense Media, nói với Reuters. Trong khi một số nơi, bao gồm cả North Face và Patagonia, đã mở rộng tẩy chay trên toàn cầu, thì một số công ty khác cảm thấy chỉ cần ngừng chi tiêu quảng cáo ở Mỹ là đã đủ cho đòn trừng phạt. Và nếu chỉ như vậy thôi, đã đủ để đẩy Zuckerberg phải đứng trước camera để phân trần, thì các nhà vận động chiến dịch Stop Hate for Profit đang hy vọng sức mạnh từ hành động liên minh trên toàn thế giới có thể thúc đẩy Facebook về một sự thay đổi lâu dài.

Alex Hern

Nguyên tác : How hate speech campaigners found Facebook’s weak spot, The Guardian, 29/06/2020

Tuấn Khanh dịch

Nguồn : RFA, 30/06/2020 (tuankhanh's blog)

(1) Lời người dịch : Nhưng ở Việt Nam, thì để thỏa mãn nhà nước Cộng sản, Facebook thật cứng rắn và có đủ ngôn ngữ để biện luận cho việc cắt bỏ status, xóa tài khoản hay hạn chế tương tác các vấn đề chính trị đối lập ôn hòa

Additional Info

  • Author Alex Hern, Tuấn Khanh
Published in Diễn đàn

Hà Nội : Facebook phải tuân thủ các quy định ở Việt Nam

Thanh Phương, 24/04/2020

Ngày 23/04/2020, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã lên tiếng về thông tin Facebook phải làm theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội, gia tăng kiểm duyệt những nội dung bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.

face3

Ảnh minh họa. Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Facebook không gia tăng kiểm duyệt ở Việt Nam. Reuters - Dado Ruvic

Trong bản tin ngày 21/04, hãng tin Reuters tiết lộ là Facebook đã đồng ý gia tăng kiểm duyệt các bài đăng mà chính quyền Việt Nam cho là có nội dung "chống phá Nhà nước", sau khi việc truy cập vào mạng này tại Việt Nam đã bị chậm lại đáng kể hồi đầu năm 2020. 

Trả lời hãng thông tấn DPA của Đức về thông tin nói trên, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng khẳng định : "Là một công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, công ty Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc Facebook sẽ thực hiện các cam kết này như thế nào trong thời gian tới". Ông Ngô Toàn Thắng nói thêm là các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng "an toàn, lành mạnh".

Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Amnesty International và Human Rights Watch đã đồng thanh kêu gọi Facebook rút lại quyết định gia tăng kiểm duyệt các nội dung trên mạng xã hội này ở Việt Nam.

Cũng trong cuộc họp báo ngày 23/4, đại diện Bộ Ngoại giao đã bác bỏ thông tin của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ một nhóm tin tặc tấn công mạng nhắm vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc đặc trách về phòng chống dịch Covid-19. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định đó là những thông tin "không có cơ sở" và tuyên bố "Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhắm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào".

Thanh Phương

******************

Facebook tăng kiểm duyệt sau khi bị Việt Nam ‘ép’

Thu Thủy, Thoibao.de, 24/04/2020

Các máy chủ của Facebook ở Việt Nam bị cắt mạng, bóp băng thông hồi đầu năm nay cho tới khi công ty mạng xã hội lớn nhất của Mỹ đồng ý tăng cường kiểm duyệt các thông tin "chống phá" nhà nước ở Việt Nam, theo tiết lộ từ hai nguồn tin độc quyền của Reuters.

face1

Ảnh : Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã từng giữ chức vụ Chủ tịch tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

Các công ty viễn thông của Việt Nam đã thực hiện sự giới hạn này, theo hai nguồn tin mà Reuters trích dẫn, làm cho các máy chủ của Facebook mất mạng trong 7 tuần, từ tháng 2 đến tháng 4, và điều đó có nghĩa là trang mạng xã hội được khoảng 65 triệu người dùng ở Việt Nam đã có lúc bị tê liệt trong khoảng thời gian đó.

"Chúng tôi tin rằng hành động này được tiến hành để gây sức ép lớn lên chúng tôi để buộc phải tuân thủ thêm nữa những yêu cầu về gỡ bỏ các nội dung hiển thị đối với người dùng ở Việt Nam", một trong hai nguồn tin từ Facebook nói với Reuters.

Facebook xác nhận trong một thông cáo gửi tới Reuters qua email rằng họ đã phải miễn cưỡng làm theo yêu cầu của Việt Nam khi buộc phải "hạn chế sự tiếp cận tới các nội dung mà bị cho là bất hợp pháp".

Chính phủ Việt Nam chưa có bình luận gì về các thông tin mà hai nguồn từ Facebook của Reuters đưa ra.

Nhận định về khả năng này, một chuyên gia phần mềm và cũng là một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam, Lã Việt Dũng, nói với VOA rằng anh thấy việc Facebook chủ động xóa nội dung là có cơ sở và đưa ra một ví dụ về việc vừa xảy ra với đăng tải của anh trên mạng xã hội này.

"Cách đây khoảng hai hôm tôi đăng hình ảnh về việc người nhà cụ Kình ở làng Đồng Tâm nhận xác cụ từ tay công an cộng sản Việt Nam", anh Dũng nói. "Tôi có viết một số comments (bình luận) trên clip đó và clip đó được nhiều người chia sẻ. Nhưng đến hôm nay (22/4) tôi nhận được phản hồi rằng clip đó đã biến mất khỏi Facebook".

Anh Dũng, người từng viết thư gửi tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam, nói không hề nhận được bất cứ thông báo nào từ Facebook về việc tại sao video clip đó "lại biến mất".

Bình luận về ghi nhận của Reuters, tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Facebook ngay lập tức đảo ngược quyết định của mình.

 "Việc Facebook tuân thủ những yêu cầu (của Việt Nam) đặt ra một tiền lệ nguy hiểm. Các chính phủ trên toàn thế giới sẽ xem đây là một lời mời để ngỏ để đưa Facebook vào danh sách dịch vụ kiểm duyệt nhà nước", thông cáo của tổ chức này viết hôm 22/4.

Theo chuyên gia William Nee, cố vấn về nhân quyền của Amnesty International, thì tin tiết lộ về việc Facebook khuất phục yêu cầu kiểm duyệt khó đạt được là một bước ngoặt tồi tệ cho quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam và xa hơn nữa.

Chuyên gia William Nee nói việc cơ quan chức năng Việt Nam đàn áp thô bạo quyền tự do biểu đạt không có gì mới, tuy nhiên chính sách của Facebook thay đổi như thế cho thấy tập đoàn này đồng lõa với phía Việt Nam.

Facebook phải đối mặt với áp lực buộc họ phải gỡ bỏ những nội dung chống phá chính phủ ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trong nhiều năm qua.

Facebook và chính phủ Việt Nam hồi năm 2017 đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ thông tin "xấu" và "độc hại" trên mạng xã hội đang có trên 67% người dân Việt Nam sử dụng.

Năm 2018, các nhà hoạt động và các tổ chức dân sự Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ kêu gọi Facebook không thoả hiệp với chính quyền Hà Nội trong việc ngăn chặn thông tin nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng với chính phủ trên mạng xã hội. Sau đó, quản lý Chính sách công khu vực Châu Á của Facebook, Helena Lersch, nói rằng mạng xã hội này sẽ cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng Facebook tại Việt Nam.

Đầu năm ngoái, Việt Nam cáo buộc Facebook vi phạm Luật An ninh mạng mới được áp dụng khi cho phép người dùng đăng tải các bình luận chống phá chính phủ lên trang mạng xã hội này. Sau đó tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết đã có ít nhất 16 người bị bắt, giam giữ hoặc kết án vì đăng tải những bình luận như vậy. Tháng 11 năm ngoái, truyền thông trong nước ghi nhận việc kết án tù 5 người vì hành động tương tự.

Luật An ninh mạng yêu cầu các công ty nước ngoài như Facebook phải thiết lập các văn phòng ở Việt Nam và lưu dữ liệu người dùng ở đây – mặc dù Facebook nói họ không làm như vậy.

"Nếu Facebook, vì chuyện chính quyền Việt Nam ép băng thông mà buộc phải gỡ bài một cách tuỳ tiện, thì tôi nghĩ rằng họ không nên làm như thế và không cần thiết vì họ hoàn toàn có thể phản đối việc đó một cách bình thường như họ đã từng nhiều lần làm trước đây rằng họ không cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Việt Nam thì chính quyền Việt Nam cũng không có cách nào cả và người dùng Việt Nam vẫn lên Facebook rất là nhiều", anh Lã Việt Dũng nói.

Các nguồn tin từ Facebook nói với Reuters rằng công ty này thường kháng cự lại những yêu cầu chặn sự tiếp cận tới các đăng tải của người dùng ở một nước nào đó, nhưng áp lực về việc các máy chủ bị làm chậm tốc độ buộc họ phải tuân thủ.

"Rõ ràng mà nói, điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ tuân thủ mọi yêu cầu của chính phủ gửi đến chúng tôi", một trong hai nguồn tin nói với Reuters. "Nhưng chúng tôi đã cam kết tăng cường hạn chế nhiều hơn các nội dung".

Việt Nam, dù đã có những cải cách lớn về kinh tế và xã hội, vẫn vận hành dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản – chính đảng duy nhất hiện đang kiểm soát chặt chẽ truyền thông trong nước và không nhân nhượng đối với những người chống đối. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vừa xếp Việt Nam thứ 175 trên 180 trong danh sách Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới.

Thông cáo của Facebook gửi cho Reuters nói rằng họ "tin là tự do biểu đạt là một quyền cơ bản" và họ "làm nhiều việc để bảo vệ sự tự do dân sự quan trọng này trên toàn thế giới".

"Tuy nhiên, chúng tôi phải thực hiện hành động này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi được tiếp tục và phục vụ tới hàng triệu người Việt Nam hiện đang dựa vào chúng tôi hàng ngày".

Liên quan đến Việt Nam tắt máy chủ Facebook và sự nhượng bộ của Facebook đối với áp lực từ chính phủ Việt nam, ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) có bài viết trên BBC News Việt nam phân tích rõ hơn hệ lụy của sự việc này.

James Pearson, trưởng đại diện Reuters ở Việt Nam, dẫn lời hai nguồn tin cho biết máy chủ của Facebook đặt ở Viettel và VNPT đã bị tắt trong vòng 7 tuần, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm nay. Các máy chủ này chỉ được mở lại sau khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ".

Theo VietnamNet, khi người dân than phiền vào Facebook chập chờn, VNPT và Viettel đã giải thích như sau :

Trước những phàn nàn của người dùng Internet, mới đây một số nhà mạng lớn trong nước đã lên tiếng để trấn an người dùng.

Chia sẻ trên fanpage của mình, nhà mạng VNPT đưa ra lời giải thích, hiện tượng đường truyền Facebook không ổn định là do vấn đề kết nối tới máy chủ quốc tế. Đây cũng là cách lý giải được đưa ra bởi nhà mạng Viettel.

Cả VNPT và Viettel đều cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị đối tác liên quan để kiểm tra nhằm khác phục triệt để. Trên fanpage của mình, hai đơn vị này cũng ngỏ lời mong người sử dụng thông cảm.

Tại sao Facebook lại đặt máy chủ ở Việt Nam ? Tôi không rõ thiết kế của Facebook, nhưng để tối ưu tốc độ phục vụ người dùng các công ty sẽ muốn đặt máy chủ càng gần người dùng càng tốt. Cách tốt nhất là thuê chỗ ở trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Các máy chủ này thường sẽ không có chứa dữ liệu riêng tư của người dùng, mà chỉ chứa những nội dung mà ai cũng xem được. Khi các máy chủ này bị tắt đi, Facebook vẫn hoạt động được, nhưng tốc độ sẽ giảm xuống vì lúc này người dùng sẽ phải kết nối thẳng đến trung tâm dữ liệu của Facebook đặt ở Singapore, Đài Loan hay Hong Kong.

Nếu thông tin Reuters đưa là chính xác, việc Facebook đồng ý kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận mà Mark Zukerberg đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu ở Georgetown University hồi tháng 10/2019. Tôi hi vọng Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ sẽ sớm có phiên điều trần về việc này.

Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook phải kiểm duyệt nội dung "chống chính phủ" mà không thể tự làm, chứng tỏ Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tự ý xóa nội dung hay truy cập dữ liệu người dùng Facebook để xác định ai đã gửi bài gì, rồi dùng "các biện pháp nghiệp vụ" để ngăn chặn họ. Đây có thể xem là một tin vui cho những ai vẫn đang còn kỳ vọng về một môi trường Internet tự do cho Việt Nam.

Tin Việt Nam tắt máy chủ của Facebook để tăng cường kiểm duyệt sẽ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam đang rất đẹp giữa đại dịch Cúm Vũ Hán. Quyết định này cho thấy rõ bản chất của Luật An ninh mạng. Luật này yêu cầu các công ty Internet quốc tế phải đặt máy chủ và dữ liệu người dùng ở Việt Nam và bây giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao những người tạo ra luật này muốn như vậy". Kỹ sư Dương Ngọc Thái nhận định.

face2

Ảnh : dòng trạng thái trên Facebook của nhà hoạt động Trịnh Bá Tư với lời kêu cứu rằng các thông tin của anh từ 31/12/2019 cho đến 09/02/2020 về vụ tấn công của Bộ Công an Việt nam vào làng Đồng Tâm đã bị Facebook ẩn khỏi trang cá nhân mà không có bất cứ thông báo nào

Kể từ đây về sau, có công ty Internet quốc tế nào còn muốn đầu tư lâu dài hay mở văn phòng ở Việt Nam ? Máy tính tắt thì thôi, chứ có công ty nào muốn nhân viên của mình trở thành con tin. Tôi đã từng hỏi chính sách của Việt Nam như thế nào để rồi chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà Facebook vẫn không muốn vào Việt Nam ? Hôm nay chúng ta đã có câu trả lời.

Nếu các công ty Internet quốc tế không mở văn phòng, không đầu tư, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ người Việt Nam tốt hơn, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại này của người dân ? Bao nhiêu người đang kiếm sống nhờ vào Facebook. Việc tắt máy chủ Facebook cũng đặt dấu chấm hết cho hi vọng thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon đem công nghệ vào Việt Nam. Không ai ngu đến nỗi đầu tư vài trăm triệu USD để rồi người khác muốn tắt là tắt. Thiếu một hạ tầng điện toán đám mây hiện đại sẽ khiến những nghị quyết 4.0 mãi vẫn còn nguyên giá trị.

Vai trò của Facebook ở Việt Nam không chỉ là nơi người ta gặp gỡ, trao đổi, kinh doanh, mua bán mà còn là nơi người dân tìm kiếm tự do và bình đẳng.

Người Mỹ có thành ngữ "san phẳng sân chơi" (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.

Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe :

Thứ nhất hậu duệ

Thứ nhì quan hệ

Thứ ba tiền tệ

Đứng chót trí tuệ

Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam.

"Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập", Kỹ sư Dương Ngọc Thái lý giải.

"Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra người Việt chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng.

Mọi chuyện chỉ thay đổi cho đến khi Internet và Facebook (và YouTube) du nhập vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong vài chục năm qua, người Việt Nam có một sân chơi mà trí tuệ là tiêu chí hàng đầu. Ai có tài năng hay ý kiến mới, người đó có sân khấu và vài chục triệu khán giả. Nói không ngoa, đây là thay đổi tích cực nhất về tự do dân chủ, công bằng xã hội ở Việt Nam kể từ ngày đổi mới. Tắt máy chủ Facebook là cách nhanh nhất triệt tiêu những thay đổi tích cực này.

Rõ ràng một quyết định gây nhiều thiệt hại như vầy phải được Chính phủ Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi hi vọng Chính phủ sẽ công bố lợi ích vĩ đại của việc tắt máy chủ Facebook ngoại trừ tiết kiệm điện và giải thích tại sao người dân Việt Nam phải chấp nhận hi sinh lợi ích kinh tế và tự do cá nhân để Chính phủ kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ" trên Facebook.

Người dân hết sức quan tâm đến sức khỏe tâm thần của lãnh đạo, nếu biết lãnh đạo không thích "ăn" chửi, tôi tin họ sẽ không chửi thẳng nữa đâu, mà sẽ chuyển qua chửi đổng. Lợi cả đôi đường, dân vẫn được chửi để giải tỏa, lãnh đạo vẫn được quyền nghĩ "chắc nó chừa mình ra". Ít nhất là cho đến hết Đại hội Đảng.

Khi Luật An ninh mạng còn là bản thảo, tôi đã dự đoán Facebook sẽ không bị chặn hẳn nhưng sẽ bị làm chậm, nhưng thú thật từ lúc nghe tin này đến giờ tôi vẫn còn choáng váng, vì không ngờ cá mập ở Biển Đông lại làm việc cho Chính phủ Việt Nam. Trump có Space Force thì Việt Nam cũng ngạo nghễ có kém gì với Shark Force.

Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm duyệt Facebook, hi vọng Chính phủ sẽ điều động đội quân cá mập này ra cắn bớt tàu chiến và dàn khoan của nước lạ đang ra vô Biển Đông như cái chợ".

Ông Dương Ngọc Thái, Kỹ sư an ninh mạng đang làm việc tại Google (Hoa Kỳ) đưa ra kết luận.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/04/2020

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Hà Tĩnh : Chính quyền đổ trộm chất thải của nhà máy Formosa vào khu dân cư, dân chúng phản ứng dữ dội (RFA, 29/03/2020)

Đêm 28/3/2020. Người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt quả tang nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để làm bệnh viện.

vn1

Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt quả tang xe tải BS: 98C-020.20 đổ trộm rác thải từ Khu công nghiệp Formosa ra môi trường - Ảnh : Nguyên Dũng

Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, việc san lấp đã được một khối lượng lớn.

Việc thi công đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân.

Lợi dụng việc dịch cúm đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly.

Mấy ngày gần đây, chinh quyền Thạch Trung cho xe gắn loa kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, không tập trung quá 10 người. Đồng thời cho doanh nghiệp chở chất thải độc đổ vào khu dân cư để san nền.

Nhưng đêm nay, 28/3/2020, người dân đã cảnh giác và bắt quả tang việc đổ trộm chất thải độc Formosa vào đây với những chuyến xe còn nguyên chất thải.

Chính quyền lập tức ra trấn an người dân và yêu cầu người dân giải tán. Nhưng người dân kiên quyết yêu cầu việc xúc và di chuyển số lượng chất thải độc từ Formosa đi nơi khác.

Sự việc đang hết sức căng thẳng gây bức xúc cho người dân. Do vậy người dân từ các xóm khác nhau đang đổ về đây để phản đối.

Việc chuyển chất thải nhiễm độc từ Formosa đổ vào khu dân cư là hành động hết sức phản động của chính quyền, điều này gây hại lâu dài cho cuốc sống người dân. Bởi người dân ở đây sẽ được hưởng nguồn nước ngầm từ chất thải này ngấm dần ra hủy diệt chính họ và các thế hệ con cháu sau này.

Vì vậy, dù người dân nơi đây rất hiền lành cũng phải phản ứng dữ dội.

Còn nhớ, cũng tại đây, vào ngày 1/10/2017, chính quyền xã Thạch Trung đã âm thầm cho người đào chân đê để chôn các loại hải sản nhiễm độc vào chân đê và bị người dân bắt tại chỗ, buộc phải di chuyển đi nơi khác trong sự phản đối gay gắt, dữ dội của người dân địa phương.

Thạch Trung là địa phương có Tòa Giám mục Hà Tĩnh, nơi có số dân cả chục ngàn người, riêng Giáo xứ Văn Hạnh có gần 5.000 giáo dân. Đây là nơi cuối cùng của hệ thống nước thải Thành phố đổ về làm ô nhiễm hoàn toàn các cánh đồng và dòng sông tại đây.

Nguồn nước thải của Thành phố Hà Tĩnh từ các bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp và nhà máy không hề qua xử lý đã đổ thẳng về nơi này rồi qua cống đổ ra sông Cày.

Cách đồng Đập Hầu và các cánh đồng xung quanh đã hầu như không có thể sử dụng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ở đây đầy hóa chất và chất bẩn đến mức ai chạm vào lập tức mẩn ngứa. Dòng sông Cày chảy qua đó xuống các xã hạ lưu đã bị ô nhiễm đến mức khủng khiếp.

Dòng sông này vốn trong xanh là nơi người dân thường sử dụng để tắm, để khai thác các nguồn hải sản, nay trở thành dòng sông chứa đầy chất thải độc.

Những năm gần đây, số người bị ung thư ở các làng, xóm thuộc xã Thạch Trung đã tăng lên đến chóng mặt. Nhiều cái chết rất trẻ, nhiều người, nhiều gia đình đang bị các chứng ung thư đe dọa là chuyện rất bình thường tại đây.

Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề có bất cứ một phản ứng nào trước việc nhà cầm quyền không xử lý nước thải lại đổ về địa phương mình.

Đã vậy, việc xây mới bệnh viện trên khu vực xã, càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống, đe dọa người dân tại đây hiện tại và lâu dài.

Bệnh viện Quốc tế TTH do Công ty cổ phần TTH Hà Tĩnh đầu tư với dự án 800 tỷ đồng, chiếm trên diện tích 4,31 hecta tại xã Thạch Trung được khởi công ngày 20/4/2020 tại đây với sự có mặt của Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị.

Việc dùng chất thải độc hại từ Formosa để san nền xây dựng bệnh viện đã là một việc hết sức phản cảm và phản khoa học, bị người dân phản đối.

Nhưng vì hiện nay, nguồn chất thải từ Formosa đã chất cao như núi và không có chỗ để chôn lấp với hàng triệu mét khối tập trung tại nhà máy. Do vậy, nhà cầm quyền đã tìm nhiều cách âm thầm, lén lút để di chuyển số chất thải độc hại này vào những nơi có thể được.

Cho đến giờ này, gần nửa đêm, bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tập trung đông đảo, yêu cầu chính quyền buộc cơ sở này chuyển hết tất cả chất thải ra khỏi khu vực dân cư.

Chính quyền đang hết sức lúng túng, hứa hẹn để xoa dịu sự phẫn uất của người dân tại đây.

JB Nguyễn Hữu Vinh

*****************

Trong thời dịch bệnh, Facebook siết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an (RFA, 28/03/2020)

Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.

vn2

Facebook - Hình minh họa. AFP

Tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết về coronavirus và Covid-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng trên Twitter.

Tuy nhiên, khi chuyện lớn lên, thì ông Guy Rosen, Phó chủ tịch liêm chính của Facebook (Facebook’s vice president of integrity) nói là vấn đề này là do lỗi của công cụ lọc trong hệ thống chống thư rác. Ông Rosen cũng cho biết công ty bắt đầu tiến hành khắc phục ngay khi phát hiện ra vấn đề.

Tuy nhiên đây không phải là chuyện nhầm lẫn mang tính đơn lẻ. Dường như Facebook đang nhân cơ hội đợt dịch bệnh trên toàn cầu và áp dụng các biện pháp lọc, duyệt tin tức dựa trên các công cụ AI – trí thông minh nhân tạo – để có thể phác thảo ra các không gian ngôn ngữ, vùng địa phương – mà các thuật toán của Facebook có thể kiếm soát được khuynh hướng các nguồn tin mà minh muốn.

Nói một cách nào khác, thì Facebook đang tạo dựng ra một ban tuyên giáo của mình, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ý mình, hoặc hợp tác kiểm soát theo ý một nhà nước, nhóm người nào đó.

Thời cơ là vấn đề quan trọng. Và biết tận dụng thời cơ, thì mọi thứ đều có hình ảnh tốt đẹp của nó. Giống như kiểu Bắc Kinh đẩy mạnh các công cụ nhận dạng công dân để kiểm soát bằng hệ thống camera AI trong thời dịch bệnh. Khi Bắc Kinh rằng đây là cách để tracking – theo dấu các người nhiễm bệnh thì không ai có thể bắt bẻ gì. Nhưng cũng chính hệ thống này ở ngày thường, đã bị vô số lòi chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Các tờ như Business Insider hay Guardian cũng có đưa các tin tức về việc công ty Facebook "rà soát" chặt chẽ các nguồn tin về dịch bệnh để chống tin giả, nhưng hầu hết các tờ báo lớn và uy tín trên thế giới cũng bị đưa vào diện spam và người đăng lại bài cũng có thể bị khóa trang của mình một thời gian.

Ông Rosen cho biết Facebook đã giải quyết vấn đề và khôi phục các bài đăng bị ảnh hưởng. "Chúng tôi đã khôi phục tất cả các bài đăng bị xóa không chính xác, bao gồm các bài đăng về tất cả các chủ đề - không chỉ những bài liên quan đến Covid-19", Rosen giải thích. Theo Facebook, vấn đề là do một công cụ kiểm duyệt tự động và không liên quan đến bất kỳ quan điểm riêng hay chủ trương nào từ phía người điều hành.

Nhưng ở Việt Nam thì không phải vậy. Không phải người nào bị Facebook khóa hay xóa bài vô lý cũng được phục hồi một cách công bằng. Hơn như vậy, những người bị xóa bài và khóa bài… trở thành một danh sách dài của các người dùng mạng xã hội bị công an Việt Nam tìm tới sách nhiễu, hăm dọa, và cả phạt tiền.

Những điều đó khiến giới quan sát hoạt động của Facebook tại Việt Nam trở nên tò mò hơn. Ngoài những danh sách bị Facebook trừng phạt ở màn một, sau đó họ còn bị công an Việt Nam đến nhà, gửi giấy triệu tập là màn hai của vở kịch mờ ảo này.

Nhiều cây bút trên Facebook do thận trọng hơn,lách né tốt hơn trong từng câu chữ và sự kiện nên không thể bắt bẻ, cũng lên tiếng nói rằng dường như họ bị một thuật toán nào đó của Facebook nên bài viết của họ giống như bị che đi (hide) trên dòng timeline, ít người nhìn thấy hay đọc được. Thậm chí có những người luôn có những lượng view và like ổn định từ 500 đến 1000 ở mỗi bài, đã nhận ra sự khác thường khi liên tục giảm số người biết và đọc bài của họ trong một thời gian.

Cuối tháng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam báo công cho biết họ đã có hồ sơ đầy đủ những người trên mạng Facebook bị gọi là đưa tin ngoài luồng, khác với tin tức của Bộ Y tế và Ban tuyên giáo Việt Nam muốn. Cục này nói đã có hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội trong 2 tháng qua đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3 và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày. Theo thống kê của Cục An ninh mạng thì từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một phát biểu hồi đầu tháng 2/2020 cũng đã ca ngợi Facebook và Google luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý các đối tượng xấu, theo quan điểm nhà nước.

Cũng giống như Trung Quốc đang gia tăng kiếm soát công dân bằng kỹ thuật số, người ta đang tự hỏi Facebook đang làm gì, đóng vai trò nào trong việc xiết chặt ngôn luận tự do ở Việt Nam của Nhà nước Việt Nam.

Tuấn Khanh

*********************

Covid-19 : Các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại lạm dụng "tình trạng khẩn cấp" để đàn áp nhân quyền (RFA, 28/03/2020)

Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới nói rằng : "Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi các biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân".

vn3

Hình minh họa. Công an đứng canh tại một điểm kiểm soát ngoiaf xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 13/2/2020 -AFP

Tuyên bốđược đưa ra vào hôm 24/3, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng lạm dụng các biện pháp khẩn cấp được gia tăng ở một số quốc gia độc tài toàn trị trong quá trình phong tỏa và cưỡng bức cách ly nhằm phòng chống sự lây lan của virus Corona.

"Ban bố về tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe và an ninh phải được thực hiện phù hợp với luật pháp : các quốc gia không nên áp dụng luật khẩn cấp như một cái cớ để hạn chế quyền công dân và nhắm vào các nhóm, dân tộc thiểu số và cá nhân cụ thể. Không nên áp dụng luật khẩn cấp để bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền", CIVICUS khuyến cáo.

Theo tổ chức này cho biết, tại Trung Quốc, các nhà hoạt động đã bị quấy rối và đe dọa vì chia sẻ thông tin về dịch bệnh trong khi báo chí lại bị kiểm duyệt. Ở các quốc gia Châu Á khác, luật pháp đàn áp đang được triển khai để bắt giữ những người được cho là tuyên truyền sai sự thật về dịch bệnh.

Tuyên bố đã nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia "cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19" và yêu cầu "phóng thích các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động nhân quyền hiện đang bị giam giữ" nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong nhà tù.

"Một số tù nhân trong nhà tù Iran đã nhiễm virus. Trong khi chúng tôi khen ngợi chính quyền Iran đã tạm thời thả 85.000 tù nhân, những người bảo vệ nhân quyền - bảo vệ nữ quyền và quyền trẻ vị thành niên - cũng nên được thả ra. Các quốc gia khác đã và đang giam giữ những người bảo vệ nhân quyền và đối lập chính trị, như Ai Cập, Việt Nam và Cameroon, cũng nên làm theo", CIVICUS kêu gọi.

Liên Hợp Quốc nêu quan ngại tương tự

Hôm 25/3, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng ra lời kêu gọi các chính phủ hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ những người đang bị giam giữ trước sự lây nhiễm bệnh dịch đang lan tràn trong các nhà tù.

Cao Ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cho biết, Covid-19 đã bắt đầu tấn công các nhà tù bởi các cơ sở giam giữ quá đông đúc, điều kiện mất vệ sinh và các dịch vụ y tế không đầy đủ hoặc thậm chí không được cung cấp.

"Ngay lúc này, hơn bao giờ hết, các chính phủ nên thả những người bị giam giữ mà không có đủ cơ sở pháp lý, bao gồm các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ chỉ vì bày tỏ quan điểm phê phán hoặc bất đồng", người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ nhấn mạnh.

Trước đó vào hôm 16/3, hơn 20 chuyên gia nhân quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo các quốc gia tránh lạm dụng tình trạng khẩn cấp để đàn áp nhân quyền và dập tắt bất đồng chính kiến.

Theo các chuyên gia, mặc dù nhận thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch, và thừa nhận việc các quốc gia được phép sử dụng quyền hạn khẩn cấp theo luật pháp quốc tế, nhưng mọi ứng phó khẩn cấp trong dịch bệnh cần phải tương xứng, cần thiết và không phân biệt đối xử.

"Các tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của quốc gia không nên sử dụng như một vỏ bọc cho hành động đàn áp dưới chiêu bài bảo vệ sức khỏe và dùng để để bịt miệng công việc của những người bảo vệ nhân quyền", các chuyên gia nhân quyền LHQ nói.

Cũng theo các chuyên gia, việc sử dụng quyền hạn khẩn cấp của quốc gia cần được tuyên bố công khai và phải thông báo cho các Ủy ban Công ước LHQ biết để giám sát thực thi, khi các quyền cơ bản như quyền tự do đi lại, đời sống gia đình và tự do hội họp bị hạn chế đáng kể.

Minh Luật

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, JB Nguyễn Hữu Vinh, Tuấn Khanh, Minh Luật
Published in Việt Nam
Trang 1 đến 4