Khi nỗ lực che giấu dịch bệnh không thành, Trung Quốc đã phải huy động toàn Đảng, toàn dân của nước này ra để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại dịch bệnh không vì thế mà ngăn chặn cỗ máy đàn áp tự do ngôn luận của Trung Quốc hoạt động hết công suất.
Ảnh : Người dân Hong Kong đốt nến cầu nguyện cho BS Lý Văn Lượng, ngày 7/2/2020
Với tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, Bắc Kinh càng tăng cường các biện pháp kiểm duyệt, theo dõi và giới hạn các quyền tự do vốn đã hiếm hoi tại đất nước rộng lớn này.
Khởi đầu cho chiến dịch kiểm duyệt này là ngày 1/1/2020 chính quyền Trung Quốc cho bắt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của một loại virus gây triệu chứng hô hấp cấp tương tự như SARS từ ngày 30/12/2019.
Tiếp đó, cảnh sát liên tục cảnh cáo, truy bắt tác giả của những thông tin về dịch bệnh không có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Có ít nhất 40 người đã bị cảnh cáo, phạt và giam giữ hành chính và hình sự chỉ trong hai ngày 24 và 25/01. Một nguồn tin khác nêu lên một con số lớn hơn : 254 công dân bị trừng phạt hơn vì "truyền bá tin đồn" tại Trung Quốc từ ngày 22 đến 28/01.
Đến ngày 05/02, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) tuyên bố sẽ trừng phạt "các trang web, các diễn đàn và tài khoản" nếu đăng những nội dụng "gây hại" và "reo rắc sợ hãi" liên quan đến dịch bệnh mới.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.
Trang web chia sẻ video tương tự Youtube của Trung Quốc là YY đã bị kiểm duyệt theo từ khóa.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.
Nhóm nghiên cứu Citizen Lab theo dõi được tất cả những lần cập nhật danh sách từ khóa bị kiểm duyệt của YY từ tháng 02/2015 cho biết : mạng YY kiểm duyệt theo các từ khóa, được cập nhật hàng ngày, và có thể thay đổi theo "thời cuộc", để xác định xem một trong những từ khóa đó có nằm trong tin nhắn, trao đổi của người sử dụng hay không. Nếu có một từ nằm trong danh sách kiểm duyệt, tin nhắn đó sẽ không được gửi đi.
Những từ và cụm từ bị kiểm duyệt đầu tiên đều liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Trên mạng YY, ngày 31/12/2019, một ngày sau khi bác sĩ Lỹ Văn Lượng và 7 người khác cảnh báo về dịch bệnh mới, mạng YY đã cập nhật thêm 45 từ khóa (tiếng Trung giản thể và phồn thể) vào danh sách đen, liên quan đến những từ miêu tả bệnh viêm phổi, địa điểm được cho là nơi phát tán dịch bệnh, các cơ quan địa phương Vũ Hán hay những cuộc thảo luận về những điểm tương đồng giữa dịch ở Vũ Hán với SARS.
Những cụm từ liên quan đến cách kiểm soát dịch bệnh, cách xử lý dịch bệnh ở Hồng Kông, Đài Loan, Macao, triệu chứng bệnh, thông tin liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng… cũng luôn bị kiểm soát gắt gao nhất trên mạng xã hội này.
Ngoài ra, còn có 192 cụm từ khóa bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như vai trò của họ trong cách quản lý dịch, trong đó 87% cụm từ liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhóm Citizen Lab cũng phát hiện 138 cụm từ khóa liên quan đến các cơ quan chính phủ và hoặc chính sách của chính phủ về quản lý dịch, trong đó 39% là những bình luận chỉ trích, lên án chính quyền trung ương và địa phương cũng như các các cơ quan chính phủ đã giấu và xử lý không tốt dịch.
WeChat ứng dụng nhắn tin có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc thị bị kiểm duyệt từ máy chủ.
Mạng WeChat bị kiểm duyệt ở máy chủ, có nghĩa là tất cả các quy định để tiến hành kiểm duyệt đều nằm trên hệ thống máy chủ từ xa.
Khi một người sử dụng WeChat gửi cho người khác một tin nhắn chứa một từ khóa bị kiểm duyệt, tin nhắn đó được chuyển đến máy chủ của tập đoàn Tencent (công ty mẹ của WeChat), máy chủ này phát hiện xem tin nhắn có chứa những từ nằm trong danh sách đen hay không, trước khi gửi cho người nhận.
Theo kết quả thử của nhóm Citizen Lab (tiến hành từ 01/01 đến 15/02/2020 từ mạng của đại học Toronto), WeChat kiểm duyệt một thông tin nếu tin nhắn đó chứa những cụm từ, trong đó có một hoặc nhiều từ khóa trong danh sách đen.
Nhóm nghiên cứu của Citizen Lab thử nghiệm các cuộc trao đổi kín từ ngày 01/01 đến 15/02 và phát hiện 516 cụm từ khóa liên quan trực tiếp đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bị kiểm duyệt, trong đó số cụm từ bị kiểm duyệt tăng lên gần gấp 4 lần chỉ trong hai tuần đầu tháng Hai, từ 132 cụm từ lên thành 516 cụm từ.
Một số ví dụ của các cụm từ bị kiểm duyệt gồm "chính quyền địa phương + dịch bệnh + (chính quyền) Trung ương + che dấu" và "Vũ Hán + rõ ràng + virus + lây từ người sang người".
Vượt lên sợ hãi, người Trung Quốc đã sáng tạo những cách lách kiểm duyệt độc đáo để lan tỏa những thông tin trung thực, chính xác trong cộng đồng.
Một trong những nội dung mà chính quyền Trung Quốc quyết liệt ngăn chặn phát tán trong người dân là bài trả lời phỏng vấnz của bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, với báo Renwu ngày 10/03.
Nữ bác sĩ này kể lại việc cô chia sẻ với những người khác trong nhóm WeChat, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, về bệnh án một bệnh nhân bị viêm phổi do một loại virus, giống virus corona từng gây dịch SARS.
Để truyền tải bài phỏng vấn này, người sử dụng mạng WeChat đã sử dụng nhiều cách như cố tình gõ sai chính tả, hoặc thêm các hình biểu tượng cảm xúc. Thậm chí, họ viết ngược bài phòng vấn hoặc sử dụng ký hiệu morse.
Những fan của phim khoa học viễn tưởng thì dịch sang ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Ví dụ fan của phim Star Trek "dịch" toàn bộ bài viết ra klingon, ngôn ngữ tưởng tượng của tộc người ngoài hành tinh cùng tên.
Ông Henry Gao, giáo sư luật thương mại Trung Quốc tại Singapore nhận định : người sử dụng mạng internet dám đề cập nhiều hơn đến những chủ đề có nguy cơ bị kiểm duyệt. Từ tháng Giêng, rất nhiều người trong số họ sử dụng cách này để truyền tải thông tin, trong khi trước đó, chỉ có những nhà đấu tranh dân chủ mới dùng đến phương pháp này.
Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng : dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang làm dấy lên công phẫn trong một phần xã hội Trung Quốc, và trước hết họ đã thực hiện một cuộc "phản kháng trên mạng". Rõ ràng cuộc phản kháng này đang lan tỏa mạnh mẽ từng ngày trong cộng đồng mạng khiến chính quyền cộng sản vừa dốc sức chống dịch, vừa tăng cường trấn áp.
Tại Việt Nam, từ khi xuất hiện dịch bênh viêm phổi Vũ Hán, nhiều facebooker bị công an bắt, đưa về đồn hoặc về phường, phạt tiền hàng triệu đồng, với lý do "đưa tin sai sự thật".
Báo chí nhà nước đưa tin : Theo thống kê từ các cơ quan chức năng đăng, từ khi xuất hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn ; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.
Tính đến ngày 13/3, công an cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật ; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.
Đối với việc tung tin đồn thất thiệt, những người vi phạm chịu mức phạt 7,5/30 triệu đồng tùy mức độ
Ngày 3/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020 (có hiệu lực từ tháng 4) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện để thay thế Nghị định 174 nói trên. Theo luật mới, cá nhân có hành vi đưa tin sai sự thật, xuyên tạc gây ra hậu quả sẽ bị phạt tiền 20/30 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định mới nêu rõ nếu cá nhân vi phạm hành vi này nhiều lần, không tuân thủ cam kết, gây nguy hiểm cho xã hội có thể bị xử lý hình sự.
Dư luận trong nước rất bất bình với hành động trên và cho rằng chính quyền đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nỗi sợ hãi của dân chúng để bóc lột tiền của người dân vốn đang rất khó khăn vì dịch bệnh.
Ảnh : Nhà báo Phạm Đoan Trang
Nhà báo Phạm Đoan Trang khẳng định việc làm sai trái của chính quyền cộng sản bằng bài viết có tên "ĐĂNG TIN KHÔNG ĐÚNG BỊ LÔI VỀ PHƯỜNG : VIỆC LÀM MẤT DẠY, KHỐN NẠN CỦA CHÍNH QUYỀN" trên facebook cá nhân.
Nhà báo cho rằng : Trên khía cạnh các nguyên tắc chung của luật pháp, việc làm của công an được gọi là hình sự hóa hoặc hành chính hóa một hoạt động dân sự. Còn nói một cách nôm na, dân dã cho dễ hiểu, thì hành động đem công dân về đồn/phường thẩm vấn, truy bức, đè ra phạt tiền, là việc làm mất dạy, khốn nạn của chính quyền khi đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi công an của dân chúng để bắt chẹt, bịt miệng họ, ngăn cản quyền tiếp cận và truyền bá thông tin, tạo ra tâm lý chủ quan mất cảnh giác trước dịch bệnh.
Cô cũng đồng thời lên tiếng giới báo chí trong nước thay vì thực hiện sứ mệnh phát hiện và lên tiếng trước những bất công, sai trái trong xã hội, phản đối việc làm sai trái của các cấp chính quyền thì lại có xu hướng ngược lại : gần như hô hào, cổ vũ, hay nói cách khác, là toa rập, đồng loã với hành động "hình sự hóa", "hành chính hóa" hoạt động dân sự.
Cô cho rằng : Trong mọi trường hợp, công chúng mới là lực lượng phán xét, và một tòa án độc lập, công minh là nơi phán xử cuối cùng đối với hành động "đưa tin sai", "tung tin đồn nhảm" của một nhà báo hay facebooker. Đặc biệt, công chúng luôn là người có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá uy tín, tài năng, sự công chính… của một nhà báo hay facebooker.
Trong một nhà nước công an trị, bóp nghẹt tự do ngôn luận tự do thông tin của người dân, vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người thì mỗi người cần chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và tự bảo vệ mình trước dịch bệnh cũng như trước thủ đoạn thâm độc của chính quyền.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một lần nữa đã lật tẩy bộ mặt của một nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo chuyên dùng lực lượng công an để đàn áp người dân, một nhà nước theo đuổi sự tồn vong của Đảng cộng sản chứ không phải nhà nước "của dân, do dân và vì dân" như những điều mà Tổng bí thư đảng vẫn thường huyênh hoang tuyên truyền.
Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : Thoibao.de, 24/03/2020