Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong lúc dịch Cúm Vũ hán đang diễn biến phức tạp, thì Trung Quốc lại triển khai nhiều hoạt động mới ở Biển Đông ngay sau khi vừa tuyên bố giải quyết xong ổ dịch Vũ Hán.

vietmy1

Tàu kéo Nam Đà – 174 của hạm đội Nam Hải trực bảo vệ căn cứ trên bãi Chữ Thập. Tàu này sẵn sàng ngăn cản, xua đuổi các tàu không phải của Trung Quốc đi gần bãi đá

Việt Nam có thể làm gì trong tình thế này khi cũng đang gồng mình chống dịch và liệu nước Mỹ có đóng góp vai trò gì giúp Việt Nam khi cường quốc này vừa trở thành nước dẫn đầu thế giới về số ca lây nhiễm ?

Mới đây nhất, ngày 26/3, Trung Quốc đã khai thác 861.400 mét khối khí tự nhiên từ khí metan, trong một tháng sản xuất thử nghiệm ở Biển Đông, truyền hình nước này đưa tin.

Giới chức năng lượng Trung Quốc phát biểu rằng đây là bước quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa khí metan.

Metan đã được xác định là một nguồn khí đốt mới tiềm năng cho Trung Quốc và Biển Đông được cho là có chứa một số lượng khí metan dồi dào nhất trên thế giới.

Trung Quốc đã đưa máy bay quân sự tới Biển Đông để diễn tập trong tháng này ở Biển Đông, dường như để đáp trả các cuộc tuần tra qua khu vực này của các tàu chiến Mỹ, theo truyền thông Trung Quốc cho biết.

Mới hồi tháng Hai, tàu sân bay USS Theredore Rosevelt cập cảng Đà Nẵng của Việt Nam, một động thái được cho là nhằm tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, khẳng định sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, nhưng đã khiến Trung Quốc tức giận.

Tiếp đến, đầu tháng Ba, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ đã đi vào Biển Đông để thể hiện rằng đây là tuyến đường thủy quốc tế mở thay vì nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, theo Reuters.

Đáp lại, giữa tháng Ba, Trung Quốc tập trận chung với Campuchia trên Biển Đông mặc dù có nguy cơ khiến Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác phẫn nộ.

Mới đây, Trung Quốc lại ngang nhiên đưa máy bay quân sự ra quần đảo Trường Sa.

vietmy2

Ảnh chụp vệ tinh của công ty ImageSat International (ISI, Israel) hôm 29/3 cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước đó vào ngày 20/3, Tân Hoa xã ngang nhiên đưa tin Trung Quốc lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đá Chữ Thập và Xu Bi, cũng thuộc quần đảo Trường Sa.

Hai cơ sở này sẽ theo dõi, đo đạc các thay đổi về sinh thái địa chất, môi trường tại các vùng biển này. Hai cơ sở này được cho là cùng tổ hợp với một trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc xây dựng trước đó ở Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế không thể tin vào việc Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố về việc xây dựng cơ sở ở bãi đá Chữ Thập hay Xu Bi là để nghiên cứu khoa học.

Hôm 24/03, Tiến sĩ Collin Koh Chuyên gia quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore nhận định : "Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ý đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp Dịch Cúm Vũ Hán đang bùng phát".

Tiến sĩ Patrick Cronin (Chủ tịch chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng : "Về mặt lý thuyết, tất cả các quốc gia cần cùng nhau hợp tác cho an ninh biển và tài nguyên, tìm ra cách thức bền vững để các quốc gia ven biển khai thác tài nguyên biển".

Tuy nhiên, ông Cronin cũng đặt vấn đề : "Nhưng điều đó có thể bị đặt niềm tin sai chỗ khi nghĩ rằng Trung Quốc giờ đây muốn bảo vệ hệ sinh thái biển – trong khi thực tế thì nước này suốt nhiều năm qua đã phá hoại hệ sinh thái biển. Không chỉ gây hại cho hệ sinh thái, Trung Quốc còn nhiều lần quấy rối vùng biển và tàu bè của Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia…, hay gần đây là chiếu laser vào tàu và máy bay Mỹ. Chính vì thế, cộng đồng quốc tế khó có thể đặt niềm tin vào một quốc gia như Trung Quốc".

Hay nghiên cứu môi trường biển để thu thập thông tin nhằm ẩn nắp tàu ngầm tại những khu vực này. Ở trong lòng biển, nơi tàu ngầm hoạt động, Trung Quốc cần nắm rõ các điều kiện dòng nước để thiết lập hệ thống cảm biến phục vụ cho mạng lưới liên lạc, cập nhật thông tin của tàu ngầm.

Cũng không tin tưởng vào điều mà Bắc Kinh công bố, Tiến sĩ James R. Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải – Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng : "Bằng cách xây dựng cái gọi là trung tâm nghiên cứu dành cho khoa học, nhưng Trung Quốc vô hình trung đã thiết lập sự kiểm soát. Với cách thức này, Bắc Kinh đặt sự đã rồi để các nước khó can thiệp đòi "phục hồi nguyên trạng", yêu cầu người Trung Quốc rời đi bằng đường ngoại giao hay quân sự. "Núp bóng" nghiên cứu khoa học còn khiến các nước khác nếu can thiệp để người Trung Quốc rút đi thì Bắc Kinh lại đổ vấy rằng đó là hành vi "tấn công vào giới nghiên cứu khoa học".

Động thái xây dựng trạm nghiên cứu ở bãi đá Chữ Thập và bãi đá Xu Bi là chiêu trò khá quen thuộc từ Trung Quốc. Bắc Kinh thường xuyên lợi dụng những lúc tình hình phức tạp, các nước có những mối quan tâm khác, thì ra tay hành động.

Phân tích sâu hơn, Tiến sĩ Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng mục đích của việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu trên là để phục vụ quân sự.

Cụ thể, theo Tiến sĩ Nagao, Bắc Kinh cần thu thập thông tin để củng cố khả năng kiểm soát ở các thực thể nhân tạo mà họ đang chiếm giữ phi pháp. Điển hình như việc bảo tồn nước ngọt hay hệ sinh thái thực vật là nhằm đảm bảo môi trường sống cho lực lượng binh sĩ mà Trung Quốc đang đồn trú tại đây.

Tương tự, Bắc Kinh cũng muốn cập nhật nhiều hơn thông tin về thời tiết vốn có vai trò quan trọng để triển khai máy bay quân sự. Ba bãi đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn có vai trò quan trọng ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Ba bãi đá này hình thành nên 3 cạnh của một tam giác mang tính chiến lược ở khu vực này. Bắc Kinh cũng đã xây dựng đường băng và nhà chứa máy bay tại cả 3 bãi đá này.

Bên cạnh mục tiêu quân sự, theo Tiến sĩ Nagao, thông qua các cơ sở này, Trung Quốc muốn thể hiện với thế giới rằng họ kiểm soát vùng biển tại đây. Việc thu thập các thông tin dữ liệu cũng có thể được Trung Quốc dùng để biện minh rằng họ nắm rõ về vùng biển này, nhằm củng cố cho quyền kiểm soát.

Để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc, chiến lược của Mỹ là củng cố các cam kết về quan hệ đối tác và đồng minh đã có, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác mới cùng chia sẻ quan điểm về tôn trọng chủ quyền, công bằng thương mại và luật quốc tế, theo phân tích của tác giả Mark J. Valencia trên báo Bưu điện Hoa nam buổi sáng.

Chiến lược này nhằm thực hiện tầm nhìn vĩ đại của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp, tôn trọng chủ quyền, doanh nghiệp tư nhân và thị trường mở…
Do tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, từ lâu các nhà quan sát đã cho rằng Việt Nam là một nước chống Trung phò Mỹ mạnh mẽ nhất trong toàn khối ASEAN.

Mặc dù vậy giới quan sát cho rằng giữa Việt Nam và Mỹ không hề có sự tin cậy lẫn nhau.

Thực tế là Việt Nam không chia sẻ nguyên lý cốt lõi của một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở – tự do hàng hải cho các tàu chiến mà chính quyền của Tổng thống Donald Trum đang theo đuổi và thực thi trong khu vực.

Việt Nam từ lâu đã có những chính sách hạn chế cho tàu chiến đi vào lãnh hải của mình – tương tự như Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có cả đường lãnh hải cơ sở và các nước phải được phép của Việt Nam mới được vượt qua các đường cơ sở này, theo ông Mark J. Valencia – nhà phân tích chính sách hàng hải, nhà bình luận chính trị và nhà tư vấn chính sách Châu Á. Do đó, việc Hoa Kỳ đưa các tàu chiến đi vào trong vùng lãnh hải xung quanh Hoàng Sa không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn vào Việt Nam.

Hơn nữa, Hoa Kỳ không công nhận các yêu sách của Việt Nam đối với các thực thể nằm dưới mực thủy triều ở Trường Sa, đồng thời phản đối việc quân sự hóa của Việt Nam, cũng giống như với Trung Quốc.

vietmy3

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roossevelt đã cập cảng Tiên Sa, thăm Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/3/2020 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Sự va chạm trong các diễn giải và các chính sách pháp lý liên quan đến tự do hàng hải là biểu tượng cho sự lệch tông mang tính chiến lược cơ bản giữa Mỹ và Việt Nam.

Ngoài ra, dù chống Trung, Việt-Trung lại có mối quan hệ khăng khít giữa hai đảng Cộng sản, và quan hệ kinh tế lâu năm.

Việt Nam cũng luôn kiên định chính sách ‘ba không’ – không tham gia vào các liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và không phụ thuộc vào một quốc gia để chống lại một quốc gia khác.

Không có điểm chung về văn hóa, ý thức hệ, hệ thống chính trị hay thế giới quan – ngoại trừ mối đe dọa của Trung Quốc. Đó là bản chất của mối quan hệ chiến lược Việt -Mỹ, vẫn theo tác giả Mark J. Valencia.

Trên thực tế, Việt Nam và Mỹ không tin nhau – vì những lý do chính đáng và từ cả hai phía – và điều đó khiến cho việc xây dựng một mối quan hệ chiến lược vững chắc và lâu dài giữa hai bên là không thể, Tiến sĩ Mark J. Valencia bình luận.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 01/04/2020

Published in Diễn đàn

Truyền thông trong nước thời gian gần đây liên tục cập nhật thông tin hàng ngàn Việt kiều về nước chống dịch rồi Việt kiều làm loạn sân bay, chê điều kiện cách ly tại Việt Nam… nhưng đó chỉ là một phần của sự thật và một nửa sự thật thì không phải là sự thật.

vk1

Bộ ba quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam

Khi dịch bệnh bùng phát, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như "Việt kiều đổ bộ về nước ‘trốn dịch‘" hay "Việt kiều ồ ạt về nước tránh dịch". Chưa bàn đến nội dung bên trong nhưng ngay ở tiêu đề, từ ‘Việt kiều’ mà báo chí nhà nước Việt Nam sử dụng đã đặt ra nhiều vấn đề cần tranh luận.

Việt Nam hiện nay có khoảng 4,5 triệu người đang sinh sống và làm việc tại 110 quốc gia trên khắp thế giới, đây là lực lượng rất quan trọng để bỗ xung mỗi năm cho Việt Nam hơn 10 tỷ đô la tiền mặt.

Nếu nhà cầm quyền tại Hà Nội không có biện pháp chấm dứt dùng truyền thông nhà nước, gây chia rẽ kiều bào với quê hương, thì hậu quả sẽ rất nặng nề trong thời gian tới và cuối cùng Nghị quyết 36 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng trở thành mớ giấy lộn mà thôi.

Trong Từ điển định nghĩa chữ "kiều" là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân. Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt.

Tuy nhiên, ngày nay "Việt kiều" là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ.

Nhiều người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.

Như tin đã đưa, Facebooker Bùi Thanh Hiếu cũng đã phân tích kĩ tình huống này : Các nước Châu Âu cho nghỉ học cả tháng, nhiều cửa hàng cũng buộc phải đóng cửa. Tự nhiên người Việt có một kỳ nghỉ bất đắc dĩ. Tâm lý người Việt cứ được nghỉ dài, hay buộc phải nghỉ dài là họ muốn về quê hương. Với muôn vàn lý do, gặp gỡ nguời thân, cho con cái về gặp ông bà, về xử lý giải quyết việc cá nhân, gia đình… những việc trước kia gác lại do bận rộn chưa thể về được. Đây là lúc họ tận dụng để về giải quyết.

Những du học sinh cũng vây, kỳ nghỉ dài. Bệnh dịch thì chả biết ở đâu sẽ ác liệt hơn ở đâu. Tâm lý cứ về nhà, có gì có gia đình bên cạnh. Mà nghỉ dài như thế không về nhà chơi, thăm, thì ở lại trong phòng để làm cái gì.

Có nhiều ý kiến cho rằng chính cách truyền thông của báo chí Việt Nam đang gây ra một làn sóng di cư từ Châu Âu, Mỹ và các nước trở về Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài mà chủ yếu là du học sinh và lực lượng xuất khẩu lao động, những người này vẫn mang Quốc tích Việt Nam – họ là người Việt Nam

Một mặt, truyền thông Việt Nam dưới sự chỉ đạo toàn diện của Ban Tuyên giáo, ngày ngày tô hồng về thành tích chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản đồng thời liên tục ngợi ca chính phủ đã gây ấn tượng và ghi điểm tốt với người dân. Cho đến thời điểm quan trọng nhất khi dịch bệnh bùng phát nhiều người mới nhận ra rằng mình đã được nhận quá nhiều thứ từ Tổ quốc.

Một loạt các khẩu hiệu : Cuộc chiến không để ai bị bỏ lại phía sau, Tự hào quá Việt Nam ơi, Có một Việt Nam kiên cường như thế… xuất hiện tràn ngập trên truyền thông đại chúng.

Ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngạo nghễ phát biểu : "Trên thế giới không phải nước nào cũng làm được như vậy và nước ta có thể tự hào đã làm được điều đó. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân".

Đến ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau suốt thời gian vắng bóng kể từ khi Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ngày 23/1, hay sự kiện bệnh nhân số 17 khiến dịch bệnh xâm nhập cả vào cấm cung của Đảng là Hội đồng lý luận trung ương, thì xuất hiện trở lại vào ngày 20/3 cũng không kém phần tự hào khi nhận định : "Rõ ràng, báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được" ; "Chúng ta đã thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta" qua công tác phòng chống dịch bệnh, v.v.

Không chỉ bưng bít thông tin, làm đẹp thành tích phòng chống dịch bệnh với dân chúng, báo chí trong nước còn đưa thông tin không chính xác, phóng đại về các diễn biến tại nước ngoài.

Ngày 20/3, báo chí trong nước liên tục đưa tin về hóa đơn gần 35.000 USD của một bệnh nhân trong quá trị điều trị dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ. Báo điện tử Tuổi trẻ online – cơ quan ngôn luận của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh giật tít "Bệnh nhân Covid-19 ‘kinh hãi’ nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD". Báo Thanh niên, diễn đàn của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cũng phản ánh nội dung này trong bài viết có tựa đề "Điều trị Covid-19 ở Mỹ, sốc với viện phí 35.000 USD". Thông tin này được chia sẻ mạnh mẽ với mục đích lan truyền thông tin chi phí chữa bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Hoa Kỳ rất cao trong khi Việt Nam thì miễn phí điều trị.

Hay câu chuyện về bệnh nhân số 32 Tiên Nguyễn đang sống tại Anh đến bệnh viện khám và chỉ được kê đơn thuốc để về nhà tự cách ly chứ không được xét nghiệm, chẩn đoán như tại Việt Nam. Kết quả là gia đình Tiên phải thuê hẳn một chiếc chuyên cơ riêng với tổng chi phí gần 10 tỷ đồng để chở con gái về Việt Nam chữa trị. Câu chuyện cũng được chia sẻ rộng rãi để làm nổi bật ưu việt của chế độ, nỗ lực không phải nước nào cũng làm được của chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh, người ta cũng quên mất rằng số tiền gần 10 tỷ thuê máy bay riêng rất có thể là một phần tài sản sở hữu toàn dân mà một số cá nhân đã biến nó thành của riêng nhờ chiến dịch cổ phần hóa thần tốc.

Truyền thông cộng sản không ngừng tuyên truyền rằng chính quyền các nước tư bản Châu Âu đang thờ ơ, bỏ mặc số phận người dân, thậm chí nghiệt ngã hơn họ chỉ chữa cho ai có khả năng sống cao vì lý do ko đủ giường bệnh, máy thở và thu viện phí với giá cắt cổ.

Cộng đồng cứ mải mê bị cuốn vào vòng xoáy mị dân của chính quyền với những thành tích chói lọi mà quên mất rằng chính quyền cộng sản độc quyền thông tin tại Việt Nam, thủ tướng đã chỉ đạo tập trung cứu chữa cho bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán, không để có người tử vong thì cũng chả ai ở Việt Nam dám tử vong vì bệnh này.

Cũng chính bởi sự khích lệ niềm tự hào dân tộc quá đà do báo chí trong nước khởi xướng cùng những thông tin một chiều định hướng bởi Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà trong cộng đồng dấy lên việc chỉ trích, phê phán giải pháp chống dịch của các quốc gia khác.

vk2

Từ nhà số 125 đến nhà 139 phố Trúc Bạch, nơi vừa phát hiện bệnh nhân số 17 bị phong tỏa nghiêm ngặt sáng 7/3

Kiêu hãnh về thành tích chống dịch diễn ra theo đúng ‘tinh thần và nghị quyết’ của Đảng, nhiều người đã quay sang phê phán thậm chí thóa mạ giải pháp của các nước khác. Họ cho rằng do phương Tây đã lơ là chủ quan với dịch bệnh làm cho dịch bệnh không được kiểm soát, cả nước vỡ trận khiến người Việt tại đây sợ hãi, lo lắng, đổ xô về Việt Nam, một trong những nơi an toàn nhất để tránh dịch.

Trên thực tế, đứng trước một đại dịch, mỗi nước sẽ có những giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội, thể chế chính trị của mình. Châu Âu không thể phòng dịch như Việt Nam khi mà chỉ vì nghi tiếp xúc với bệnh nhân là mang nguyên cả F1, F2, F3, F4 đi cách ly hay phong tỏa cả một vùng, việc tôn trọng chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây cũng khiến người dân không canh xem hàng xóm có người nhà đi nước ngoài về hay không để mà báo lên phường. Phương Tây luôn dựa vào ý thức tự giác của người dân.

Ngược lại Việt Nam cũng chắc chắn không thể làm được như Châu Âu khi bước vào giai đoạn dịch bùng phát nghiêm trọng, nhà nước thực hiện lệnh giới nghiêm, chính phủ hỗ trợ không để bất cứ doanh nghiệp nào phá sản, toàn bộ dân lao động phải nghỉ làm sẽ được nhà nước trả lương… trong khi tại Việt Nam 74% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết, có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Blogger Anh Vũ Ngô phân tích : Khi có khủng hoảng, người ta có xu hướng so sánh phản ứng của các quốc gia mà quên mất rằng sự chuẩn bị trước khủng hoảng đóng vai trò then chốt. Để có được sự chuẩn bị này thì cần một thời gian dài tích lũy nguồn lực phát triển trong đó thể chế tự do hơn hẳn thể chế tập quyền nhờ kích thích được tiềm lực của nhiều tầng lớp xã hội. Không những thế, ngay cả khi bị buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn tương đương thì xã hội dân chủ cũng tỏ ra bền vững hơn nhiều xã hội của một nhà nước độc tài.

Trong khi việc bảo vệ công dân của mình tại nước ngoài là nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia thì chính quyền cộng sản coi việc hỗ trợ người Việt ở nước ngoài về nước như một sự ban ơn, bố thí và buông lời miệt thị

Trong luật quốc tế, trách nhiệm bảo hộ công dân có bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại khoản 3 Điều 17 quy định : "Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ".
Cùng với đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ rõ, việc bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là hết sức cần thiết, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước Việt Nam đối với thế giới cũng như trong con mắt người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khuyến khích, động viên ngày càng nhiều hơn sự đóng góp của bà con Việt kiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin được nhấn mạnh : nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ công dân của mình dù ở bất kì đâu trên thế giới. Cho nên đây không phải bố thí, ban ơn mà các dư luận viên ngày ngày loan báo : Tổ quốc ‘dang tay’ đón đồng bào trở về hay Chỉ có "đất mẹ" bao dung, luôn dang tay đón "con cái" trở về dẫu "con cái" đó đã từng "lầm lỡ".

Không biết ‘lầm lỡ’ ở đây là do đã lựa chọn một môi trường giáo dục tốt hơn để tích lũy kiến thức cho bản thân hay là lầm lỡ do phải đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền gửi về nước nuôi gia đình khi công việc trong nước không đủ trang trải cuộc sống ?

Nhà nước cộng sản khi cần thì họ sẵn sàng chỉ đạo truyền thông trong nước kích động chia rẽ người dân trong nước với người Việt sinh sống ở nước ngoài, khi quá khó khăn, họ lại kêu gọi Việt kiều đóng góp, hỗ trợ chống dịch bệnh.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam cho biết, vào ngày 8/2 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết thái độ của chính quyền từ hồi xảy ra vụ này từ ngày 23/1 cho đến bây giờ thì quả thật Chính phủ Việt Nam không có những chính sách cụ thể để tiếp cận vấn đề bệnh dịch, đã gây ra sự phản cảm nhất là đối với cộng đồng người Việt ở tại hải ngoại. Vì việc phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam đối với dân chúng trong nước vẫn còn nhiều bất cập và phải kêu gọi sự hỗ trợ các thiết bị y tế từ quốc tế và kiều bào trong khi lại sốt sắng hỗ trợ cho Trung Quốc trang thiết bị và vật tư y tế trị giá nửa triệu đô la Mỹ để chống dịch virus corona, mà theo như Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng được báo giới dẫn lời nói là "Việt Nam trao tặng số tốt nhất mà Việt Nam có, trong bối cảnh chúng tôi cũng có nhu cầu rất lớn với các vật tư này".

Facebooker Đặng Phước thì cho rằng việc dùng từ ‘khuyến khích’ của Bộ Tài chính là không chuẩn xác : "Chính phủ chỉ làm được việc kêu gọi Việt kiều đầu tư về Việt Nam thì chính phủ phải có điều kiện để họ có lợi mới khả thi, "khuyến khích" mà họ không có lợi thì phỏng Việt Nam được gì ? Nếu muốn cầu cạnh Việt kiều giúp đỡ thì nói "xin hỗ trợ" hoặc "kêu gọi" cho nó phải phép chứ !"

"Đừng gọi chúng tôi là Việt kiều" là câu nói khảng khái của những nạn nhân của chính quyền cộng sản, bị buộc phải bỏ nước ra đi hay những người đến Mỹ theo diện khác nhưng không đồng tình với chính quyền cộng sản, họ muốn được gọi là "Người Việt tị nạn cộng sản" hay "Người Việt hải ngoại". Họ cũng khác hoàn toàn các "Việt kiều đỏ" được các quan chức đầu tư sang du học, định cư tại các nước tư bản, chuẩn bị cho một kịch bản sụp đổ của chế độ độc tài tại Hà Nội, khi đó "bãi đáp" cùng cơ sở vật chất đã sẵn sàng cho một làm sóng di tản mới.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 25/03/2020

Published in Diễn đàn

Khi nỗ lực che giấu dịch bệnh không thành, Trung Quốc đã phải huy động toàn Đảng, toàn dân của nước này ra để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại dịch bệnh không vì thế mà ngăn chặn cỗ máy đàn áp tự do ngôn luận của Trung Quốc hoạt động hết công suất.

bop1

Ảnh : Người dân Hong Kong đốt nến cầu nguyện cho BS Lý Văn Lượng, ngày 7/2/2020

Với tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, Bắc Kinh càng tăng cường các biện pháp kiểm duyệt, theo dõi và giới hạn các quyền tự do vốn đã hiếm hoi tại đất nước rộng lớn này.

Khởi đầu cho chiến dịch kiểm duyệt này là ngày 1/1/2020 chính quyền Trung Quốc cho bắt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của một loại virus gây triệu chứng hô hấp cấp tương tự như SARS từ ngày 30/12/2019.

Tiếp đó, cảnh sát liên tục cảnh cáo, truy bắt tác giả của những thông tin về dịch bệnh không có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Có ít nhất 40 người đã bị cảnh cáo, phạt và giam giữ hành chính và hình sự chỉ trong hai ngày 24 và 25/01. Một nguồn tin khác nêu lên một con số lớn hơn : 254 công dân bị trừng phạt hơn vì "truyền bá tin đồn" tại Trung Quốc từ ngày 22 đến 28/01.

Đến ngày 05/02, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) tuyên bố sẽ trừng phạt "các trang web, các diễn đàn và tài khoản" nếu đăng những nội dụng "gây hại" và "reo rắc sợ hãi" liên quan đến dịch bệnh mới.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Trang web chia sẻ video tương tự Youtube của Trung Quốc là YY đã bị kiểm duyệt theo từ khóa.

Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Nhóm nghiên cứu Citizen Lab theo dõi được tất cả những lần cập nhật danh sách từ khóa bị kiểm duyệt của YY từ tháng 02/2015 cho biết : mạng YY kiểm duyệt theo các từ khóa, được cập nhật hàng ngày, và có thể thay đổi theo "thời cuộc", để xác định xem một trong những từ khóa đó có nằm trong tin nhắn, trao đổi của người sử dụng hay không. Nếu có một từ nằm trong danh sách kiểm duyệt, tin nhắn đó sẽ không được gửi đi.

Những từ và cụm từ bị kiểm duyệt đầu tiên đều liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Trên mạng YY, ngày 31/12/2019, một ngày sau khi bác sĩ Lỹ Văn Lượng và 7 người khác cảnh báo về dịch bệnh mới, mạng YY đã cập nhật thêm 45 từ khóa (tiếng Trung giản thể và phồn thể) vào danh sách đen, liên quan đến những từ miêu tả bệnh viêm phổi, địa điểm được cho là nơi phát tán dịch bệnh, các cơ quan địa phương Vũ Hán hay những cuộc thảo luận về những điểm tương đồng giữa dịch ở Vũ Hán với SARS.

Những cụm từ liên quan đến cách kiểm soát dịch bệnh, cách xử lý dịch bệnh ở Hồng Kông, Đài Loan, Macao, triệu chứng bệnh, thông tin liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng… cũng luôn bị kiểm soát gắt gao nhất trên mạng xã hội này.

Ngoài ra, còn có 192 cụm từ khóa bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như vai trò của họ trong cách quản lý dịch, trong đó 87% cụm từ liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhóm Citizen Lab cũng phát hiện 138 cụm từ khóa liên quan đến các cơ quan chính phủ và hoặc chính sách của chính phủ về quản lý dịch, trong đó 39% là những bình luận chỉ trích, lên án chính quyền trung ương và địa phương cũng như các các cơ quan chính phủ đã giấu và xử lý không tốt dịch.

WeChat ứng dụng nhắn tin có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc thị bị kiểm duyệt từ máy chủ.

Mạng WeChat bị kiểm duyệt ở máy chủ, có nghĩa là tất cả các quy định để tiến hành kiểm duyệt đều nằm trên hệ thống máy chủ từ xa.

Khi một người sử dụng WeChat gửi cho người khác một tin nhắn chứa một từ khóa bị kiểm duyệt, tin nhắn đó được chuyển đến máy chủ của tập đoàn Tencent (công ty mẹ của WeChat), máy chủ này phát hiện xem tin nhắn có chứa những từ nằm trong danh sách đen hay không, trước khi gửi cho người nhận.

Theo kết quả thử của nhóm Citizen Lab (tiến hành từ 01/01 đến 15/02/2020 từ mạng của đại học Toronto), WeChat kiểm duyệt một thông tin nếu tin nhắn đó chứa những cụm từ, trong đó có một hoặc nhiều từ khóa trong danh sách đen.

Nhóm nghiên cứu của Citizen Lab thử nghiệm các cuộc trao đổi kín từ ngày 01/01 đến 15/02 và phát hiện 516 cụm từ khóa liên quan trực tiếp đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bị kiểm duyệt, trong đó số cụm từ bị kiểm duyệt tăng lên gần gấp 4 lần chỉ trong hai tuần đầu tháng Hai, từ 132 cụm từ lên thành 516 cụm từ.
Một số ví dụ của các cụm từ bị kiểm duyệt gồm "chính quyền địa phương + dịch bệnh + (chính quyền) Trung ương + che dấu" và "Vũ Hán + rõ ràng + virus + lây từ người sang người".

Vượt lên sợ hãi, người Trung Quốc đã sáng tạo những cách lách kiểm duyệt độc đáo để lan tỏa những thông tin trung thực, chính xác trong cộng đồng.

Một trong những nội dung mà chính quyền Trung Quốc quyết liệt ngăn chặn phát tán trong người dân là bài trả lời phỏng vấnz của bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, với báo Renwu ngày 10/03.

Nữ bác sĩ này kể lại việc cô chia sẻ với những người khác trong nhóm WeChat, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, về bệnh án một bệnh nhân bị viêm phổi do một loại virus, giống virus corona từng gây dịch SARS.

Để truyền tải bài phỏng vấn này, người sử dụng mạng WeChat đã sử dụng nhiều cách như cố tình gõ sai chính tả, hoặc thêm các hình biểu tượng cảm xúc. Thậm chí, họ viết ngược bài phòng vấn hoặc sử dụng ký hiệu morse.

Những fan của phim khoa học viễn tưởng thì dịch sang ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Ví dụ fan của phim Star Trek "dịch" toàn bộ bài viết ra klingon, ngôn ngữ tưởng tượng của tộc người ngoài hành tinh cùng tên.
Ông Henry Gao, giáo sư luật thương mại Trung Quốc tại Singapore nhận định : người sử dụng mạng internet dám đề cập nhiều hơn đến những chủ đề có nguy cơ bị kiểm duyệt. Từ tháng Giêng, rất nhiều người trong số họ sử dụng cách này để truyền tải thông tin, trong khi trước đó, chỉ có những nhà đấu tranh dân chủ mới dùng đến phương pháp này.

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng : dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang làm dấy lên công phẫn trong một phần xã hội Trung Quốc, và trước hết họ đã thực hiện một cuộc "phản kháng trên mạng". Rõ ràng cuộc phản kháng này đang lan tỏa mạnh mẽ từng ngày trong cộng đồng mạng khiến chính quyền cộng sản vừa dốc sức chống dịch, vừa tăng cường trấn áp.

Tại Việt Nam, từ khi xuất hiện dịch bênh viêm phổi Vũ Hán, nhiều facebooker bị công an bắt, đưa về đồn hoặc về phường, phạt tiền hàng triệu đồng, với lý do "đưa tin sai sự thật".

Báo chí nhà nước đưa tin : Theo thống kê từ các cơ quan chức năng đăng, từ khi xuất hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn ; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Tính đến ngày 13/3, công an cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật ; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.

Đối với việc tung tin đồn thất thiệt, những người vi phạm chịu mức phạt 7,5/30 triệu đồng tùy mức độ
Ngày 3/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020 (có hiệu lực từ tháng 4) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện để thay thế Nghị định 174 nói trên. Theo luật mới, cá nhân có hành vi đưa tin sai sự thật, xuyên tạc gây ra hậu quả sẽ bị phạt tiền 20/30 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định mới nêu rõ nếu cá nhân vi phạm hành vi này nhiều lần, không tuân thủ cam kết, gây nguy hiểm cho xã hội có thể bị xử lý hình sự.

Dư luận trong nước rất bất bình với hành động trên và cho rằng chính quyền đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nỗi sợ hãi của dân chúng để bóc lột tiền của người dân vốn đang rất khó khăn vì dịch bệnh.

bop2

Ảnh : Nhà báo Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang khẳng định việc làm sai trái của chính quyền cộng sản bằng bài viết có tên "ĐĂNG TIN KHÔNG ĐÚNG BỊ LÔI VỀ PHƯỜNG : VIỆC LÀM MẤT DẠY, KHỐN NẠN CỦA CHÍNH QUYỀN" trên facebook cá nhân.

Nhà báo cho rằng : Trên khía cạnh các nguyên tắc chung của luật pháp, việc làm của công an được gọi là hình sự hóa hoặc hành chính hóa một hoạt động dân sự. Còn nói một cách nôm na, dân dã cho dễ hiểu, thì hành động đem công dân về đồn/phường thẩm vấn, truy bức, đè ra phạt tiền, là việc làm mất dạy, khốn nạn của chính quyền khi đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi công an của dân chúng để bắt chẹt, bịt miệng họ, ngăn cản quyền tiếp cận và truyền bá thông tin, tạo ra tâm lý chủ quan mất cảnh giác trước dịch bệnh.

Cô cũng đồng thời lên tiếng giới báo chí trong nước thay vì thực hiện sứ mệnh phát hiện và lên tiếng trước những bất công, sai trái trong xã hội, phản đối việc làm sai trái của các cấp chính quyền thì lại có xu hướng ngược lại : gần như hô hào, cổ vũ, hay nói cách khác, là toa rập, đồng loã với hành động "hình sự hóa", "hành chính hóa" hoạt động dân sự.

Cô cho rằng : Trong mọi trường hợp, công chúng mới là lực lượng phán xét, và một tòa án độc lập, công minh là nơi phán xử cuối cùng đối với hành động "đưa tin sai", "tung tin đồn nhảm" của một nhà báo hay facebooker. Đặc biệt, công chúng luôn là người có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá uy tín, tài năng, sự công chính… của một nhà báo hay facebooker.

Trong một nhà nước công an trị, bóp nghẹt tự do ngôn luận tự do thông tin của người dân, vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người thì mỗi người cần chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và tự bảo vệ mình trước dịch bệnh cũng như trước thủ đoạn thâm độc của chính quyền.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một lần nữa đã lật tẩy bộ mặt của một nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo chuyên dùng lực lượng công an để đàn áp người dân, một nhà nước theo đuổi sự tồn vong của Đảng cộng sản chứ không phải nhà nước "của dân, do dân và vì dân" như những điều mà Tổng bí thư đảng vẫn thường huyênh hoang tuyên truyền.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/03/2020

Published in Diễn đàn
dimanche, 15 mars 2020 22:44

Nguyễn Phú Trọng và Đại hội 13

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "tuổi cao, sức yếu" và Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam

Giữa lúc tình hình dịch bệnh nguy hiểm đang đe dọa tính mạng của hàng triệu người dân Việt Nam, thì Đảng cộng sản của nước mà người đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13.

npt1

Liệu Nguyễn Phú Trọng có thực sự 'từ bỏ quyền lực' vì tuổi tác hay không và ai sẽ thay ông ta vẫn đang là câu hỏi lớn cho những ai quan tâm đến nội tình chính trị của cộng sản Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Đại dịch Covid-19 là một biến cố đang có nhiều tác động đến ‘sức khỏe’ nền chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam vào lúc đảng cầm quyền này còn khoảng 10 tháng chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ 13, một số nhà quan sát thời sự và phân tích chính trị Việt Nam đã nói với BBC News tiếng Việt.

Hôm 12/03/2020, từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, từ Sài Gòn đưa ra bình luận :

"Tôi theo dõi tình hình ở thành phố và ở phía Nam, chuẩn bị cho Đại hội 13 bắt đầu từ đại hội cơ sở, thì các cơ sở, các phường, xã này nọ đang tiến hành đại hội cũng như bình thường, nhưng trong đại hội đó đến bây giờ vẫn chưa thấy báo cáo chính trị của Trung ương, đó là báo cáo lõi, báo cáo trung tâm, vẫn chưa thấy gửi tới xuống cơ sở.

"Còn tổ chức ở cơ sở diễn ra bình thường và theo lịch thì vẫn là cấp quận, cấp thành phố, nhưng nếu lên cấp thành phố, thì nó sẽ có ngàn đại biểu, thì lúc đó nếu còn dịch Covid-19 thì không biết sẽ có hoãn, lùi hay không. Đến bây giờ, Đại hội lần thứ 13 này sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2021, khoảng đó, đầu quý một, nếu không có gì thay đổi,

"Nhưng có những vấn đề nổi bật, nổi trội lên thì đại hội này ngoài những vấn đề thông thường như báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo công tác xây d đảng, thì kỳ này nổi trội lên những vấn đề lớn như là vấn đề quyền sở hữu đất đai, mà đó cũng là điểm nóng, mấu chốt mà xảy ra những chuyện rất đau lòng như là vụ Đồng Tâm và nhiều địa phương khác như ở Vĩnh Long, rồi tỉnh này, tỉnh kia, rất nhiều".

npt2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện sau thời gian dài điều trị

Những nhà quan sát chính trị tại Việt Nam đưa ra nhiều bình luận sát thực tế về sắp xếp nhân sự Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản :

"Tiếp theo nữa, vấn đề đòi hỏi cũng khao khát là vấn đề phải thực hiện dân chủ ở Việt Nam như thế nào, nhất là dân chủ ở trong đảng.

"Bây giờ kỳ đại hội này vẫn triển khai cái diện bầu cử ở trong đảng theo quyết định 214, do cấp trên dự kiến cấp dưới và đại hội hạn chế quyền ứng cử, bầu cử, mặc dù quyền ứng cử, bầu cử đã quy định trong điều lệ đảng và điều lệ đảng không có gì thay đổi.
"Còn vấn đề tuổi, thì nó trở lại vấn đề, hiện tại, gần đây đang trở lại vấn đề tuổi, nếu theo quy định hiện hành, những người đang làm Bộ Chính trị mà quá 65 tuổi, thì không được tái cử, mà dưới 65 thì được tái cử Bộ Chính trị đương nhiệm.

"Còn nếu 65 thì là trưởng hợp đặc biệt như vừa qua lấy ví dụ như là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là trường hợp đặc biệt, không những trên 65 mà trên 70 cũng là trường hợp đặc biệt. Còn bây giờ như vậy thì ai đi, ai ở, thì đó cũng là một vấn đề lớn trong tình hình bây giờ,

npt3

Đây là hình ảnh Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam

‘Manh nha’ về nhân sự và đường lối ?

Từ Hà Nội cùng ngày, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị đang là nghiên cứu viên cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Singapore) đưa ra bình luận với BBC ngay trước Bàn tròn về hai khía cạnh là quy hoạch nhân sự và chủ trương, đường lối, ông nói :

"Manh nha thì từ năm ngoái người ta cũng nói là quy hoạch người này, người kia vào chỗ này, chỗ kia, thì đến nay vẫn thế thôi, không có gì thay đổi cả, thực tế mà nói phải lúc vào đại hội mới biết được.

"Nhưng mà theo quy hoạch, tiếng đồn, thì ai cũng biết rồi, ví dụ ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì đủ tiêu chuẩn để làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư.
"Ông Phạm Minh Chính thì đủ tiêu chuẩn vào (ứng viên chức) chủ tịch Quốc hội, rồi hình như là ông Vương Đình Huệ đủ tiêu chuẩn để cử vào ứng cử chức gọi là chức Thủ tướng.

"Nhưng việc này mới chỉ là trên giấy, tức là mới dựa vào quy chế, dựa vào những gì quy định ở trên giấy, còn thực tế chính trị Việt Nam vô cùng phức tạp, nói thì là nói thôi, thế còn phải để đến sát nút thì mới biết được".

npt4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện sau thời gian dài trị bệnh

Về đường lối, chủ trương có thể diễn ra tại Đại hội 13, nhà phân tích Hà Hoàng Hợp đưa ra bình luận :

"Đã có những manh nha từ Đại hội 9 là tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa và thông qua việc phát triển, cũng như là mở rộng các hình thức về sở hữu, phát triển khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp không phải của nhà nước.

"Thế thì đại hội 11, 12, hướng ấy là vẫn có, thế nhưng có một số người bảo lưu theo hướng coi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, thế thì tôi hy vọng rằng đại hội 13 sẽ có một sự cải biến nào đó để cho khối doanh nghiệp nhà nước nhỏ đi, nhưng nó có đóng góp tốt hơn, làm ăn có lãi hơn.

"Và đồng thời, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, tức là không phải nhà nước được phát triển tốt đẹp nhất. Đây là một hướng có thể nhìn thấy tương đối rõ, còn khó có thể hy vọng rằng là có bất kỳ một thay đổi về thể chế chính trị nào cả".

Ý thức hệ ‘bảo thủ’ tiếp tục thắng thế ?

Đưa ra bình luận Bàn Tròn thứ Năm từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đang đối đầu với dịch Covid-19 với nhiều quan tâm và câu hỏi được đặt ra trong dư luận xã hội và cộng đồng gần đây, nhà phân tích chính sách công, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói :

"Thứ nhất phải xác minh xem các cán bộ trong quy hoạch của chúng ta (Việt Nam) vừa rồi được phản ánh trên các dư luận như thế nào và cần phải xác minh, kể cả đặt lại các chuyến đi như thế nào cho nó tiết kiệm, cho nó đạo đức và cho nó có lương tâm.

"Thứ hai về dịch này, không được chủ quan, không hoảng sợ, nhưng không chủ quan, bởi vì theo kinh nghiệm thì không thể theo Trung Quốc được, mà bây giờ nhìn Ý, chúng ta thấy tỷ lệ chết rất là cao so với số ca lây nhiễm rồi, chứ không phải là 2% hay là 2,3% nữa, mà Việt Nam cần phải tiếp tục kiểm soát rất chặt chẽ về mặt dịch tễ và những chữa chạy.

"Thứ ba về mặt đường hướng và chính trị, tôi nghĩ rằng vẫn chia thành hai hướng, một là vẫn ý thức hệ bảo thủ vẫn có thể thắng thế ở trong đại hội tới thì nó sẽ làm chậm quá trình cải cách.

"Và một hướng theo tôi nghĩ là theo thị trường tương đối tích cực là chúng ta phải tư nhân hóa mạnh mẽ hơn nữa, theo tôi nghĩ là thế, phải thành lập, phải viết lại, trong đại hội phải nhấn mạnh thêm khía cạnh đó, để chúng ta (Việt Nam), như là Luật sư Trần Quốc Thuận đã nói, là về những nền tảng của kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt là vấn đề sở hữu, mà trong sở hữu nói chung là vấn đề đất đai.

"Mà nếu không có, thì trong nhiệm kỳ tới sẽ rất là khó khăn, còn nói chung chung theo kiểu làm việc mà cần phải có nghị quyết, thì theo tôi nghĩ, cách làm việc như thế đã quá lạc hậu rồi, mà bây giờ chúng ta phải căn cứ vào thực tế để viết, còn những gì chưa chín hay là chín rồi, thì đấy chẳng qua là sự chỉ đạo thôi, còn những gì bức xúc trong cuộc sống, cần phải lường trước được.

"Ngoài ra, như tôi thấy, đại hội 13 này chuẩn bị rất nhiều chiến lược và những tầm nhìn, thì tôi nghĩ rằng đây cũng là một cơ sở để chúng ta xem xét lại các chiến lược lần trước để chúng ta lường trước tương lai của đất nước, của dân tộc.

"Để cho nó phát triển, không tụt hậu nữa và hướng tới thịnh vượng và có thể ngẩng cao đầu đối với thế giới trong không chỉ chống dịch, không chỉ những cái mạnh mẽ về tình huống khẩn cấp, mà phải trong cuộc sống bình thường.

"Sự phát triển bình thường dân chủ và kinh tế đi đôi với nhau, tôi nghĩ đấy mới là cái chính mà cũng phải nhân cơ hội này để chúng ta làm tốt tầm nhìn cho đất nước và cho dân tộc".

Sẽ xuất hiện ‘điểm sáng’ nhân sự qua vụ Covid-19 ?

Từ nơi đang thăm viếng ở Austin, Texas, Hoa Kỳ, bác sĩ, Tiến sĩ Trần Tuần, chuyên gia phản biện chính sách và tư vấn giám định xã hội tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nêu quan điểm :

"Tôi cho rằng lúc này là giai đoạn then chốt, chắc chắn rằng các sự kiện lớn, thí dụ như vụ Đồng Tâm xảy ra hôm 09/01 vừa rồi và dịch Covid-19 này sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đối với sự chuẩn bị, định hướng đường lối cũng như nhân sự của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.

"Trong thời gian tới sẽ có các thảo luận và những phân tích đi theo hướng là phải nhìn lại những điểm mà vừa rồi tôi tóm tắt năm cái, trong đó có vấn đề gọi là sự minh bạch hóa và sự giám sát, đánh giá độc lập cho sự vận hành của hệ thống.

npt5

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Vũ Đức Đam

Tiến sĩ Trần Tuần cho biết thêm :

"Và như thế có thể thấy rằng sẽ có những sự thay đổi để cân bằng hơn vấn đề mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong vấn đề phòng chống dịch, trong toàn cầu hóa.

"Như thế trong thời gian tới có thể thấy rằng tính kinh tế không còn được ưu tiên cải cách cho kinh tế phát triển, đầu tư nước ngoài sẽ không được ưu tiên như trong những năm trước đây.

"Điểm thứ ba nữa là về mặt nhân sự, chắc chắn rằng qua vụ Covid-19 này cũng sẽ hiện ra một vài nhân vật mà có thể là điểm sáng hơn, như thế có thể sự thay đổi trong nhân sự thời gian tới, cũng như chuyện mà các quan chức bộ phận mà đi, chúng ta gọi là chi tiêu công một cách vô lý, một cách lãng phí, thì sẽ phải có nhìn nhận.

"Bởi vì nếu không thì thực ra đó là một sự đào phá lòng tin của người dân ghê gớm vào lãnh đạo.

"Cho nên nhân sự phải thay đổi qua vụ Covid-19 vừa làm sáng rõ của chúng ta" (BBC )

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : thoibao.de, 14/03/2020

Published in Diễn đàn

Kế hoạch Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc đang gặp phải một trở ngại bất ngờ từ virus corona vốn đang khiến các dự án xây dựng đường sắt, đường cao tốc và hải cảng khắp thế giới bị đình trệ

bri1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại diễn đàn Vành đai Con đường, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/04/2019

Xuất phát từ thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc, dịch bệnh với tên gọi chính thức là Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng kể từ khi được phát hiện vào tháng 12 ở nước này. Trung Quốc tới nay đã báo cáo tổng cộng 75.567 ca nhiễm virus với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm 2.239 trường hợp tử vong.
Những hạn chế du hành để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đã làm trì trệ phần lớn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đình chỉ hoạt động của những dự án trọng điểm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhắm mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng việc phát triển hạ tầng và những khoản đầu tư khắp thế giới.

Công nhân Trung Quốc không thể đến được các dự án ở nước ngoài, và các nhà máy bị cắt đứt nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà họ cần để tiếp tục hoạt động.

Cơ quan hàng đầu của Trung Quốc đặc trách quản lí các công ty nhà nước hôm thứ Ba nói rằng dịch bệnh bùng phát đã gây ra "những khó khăn" đối với một số dự án và khoản đầu tư ở nước ngoài.

Ở một số nơi trên Vành đai và Con đường, tác động của coronavirus đã hiện rõ.

Hơn 133 nước đã áp đặt những hạn chế nhập cảnh lên công dân Trung Quốc hoặc những người từng đến Trung Quốc, theo Cục Quản lí Di dân Quốc gia của Trung Quốc.

Trung Quốc "đã liên lạc với các công ty nước ngoài, chủ sở hữu ở nước ngoài, và các chính phủ sớm nhất có thể để có được sự hỗ trợ và hiểu biết", Bành Thanh Hoa, Tổng bí thư của Ủy ban Giám sát và Quản lí Tài sản Nhà nước, cho biết.

Một điển hình trong số những dự án bị đình trệ là dự án đường sắt cao tốc trị giá 6 tỉ đôla của Tập đoàn Quốc tế Đường sắt Trung Quốc ở Indonesia hiện đang hoạt động trong thế cầm cự, Reuters đưa tin.

Doanh nghiệp nhà nước này đã thành lập một đội đặc nhiệm để theo dõi sự lây lan của virus Covid-19 và kêu gọi tất cả các nhân viên Trung Quốc về quê vào dịp Tết Nguyên đán không trở lại Indonesia, một giám đốc điều hành cao cấp của công ty phát biểu với Reuters với điều kiện giấu tên, vì ông này không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Công ty đã ngăn hơn 100 nhân viên người Trung Quốc, chủ yếu là công nhân trình độ cao hoặc người quản lí, trở về làm việc ở dự án liên kết thủ đô Jakarta của Indonesia với trung tâm dệt may Bandung, cách nhau khoảng 140 km, vị giám đốc điều hành cho biết.

Tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville ở Campuchia, nơi được mệnh danh là "dự án nổi bật" trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhân viên làm việc trong các nhà máy là dân địa phương nhưng họ lại không có phương tiện sản xuất vì lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, Reuters tường trình.

bri2

Cảnh vắng lặng chưa từng có tại chợ Bến Thành những ngày trong mùa dịch Corona

"Chúng tôi phải tập trung vào các phần ít hệ trọng hơn của dự án đường sắt cho đến khi một số người chủ chốt của chúng tôi quay trở lại làm việc", ông nói. "Chúng tôi khởi đầu năm 2020 không suôn sẻ chút nào. Dự án của chúng tôi đã bị chậm trễ và tai tiếng, và virus corona đem tới những thách thức còn lớn hơn nữa".

Virus corona chủng mới cũng bắt đầu làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cho phép các công ty tiếp cận được các máy móc và cấu phần chính yếu.

Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một nhà quan sát kinh tế ở Texas, Mỹ, nói rằng sự chậm trễ này sẽ đề ra thách thức với các nước vay vốn để thi công các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ khi "tiền lãi nhà băng chồng chất" trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc và thế giới bấp bênh.

Tuy nhiên ông nhận định dịch bệnh virus corona có thể là thách thức mang tính tạm thời và sẽ không khiến nhiều nước về lâu dài cân nhắc lại sự tham gia của họ trong Sáng kiến Vành đai và Con đường vì quy mô và tính chiến lược của nó.

"Chương trình BRI trị giá 26.000 tỉ đôla kéo dài trong vòng 7 năm, 10 năm là con đường dài hạn", ông nói.

"Nhiều nhà máy ở Trung Quốc vẫn đóng cửa ; những nhà máy mở cửa thì không thể hoạt động hết công suất", Boyang Xue, một nhà phân tích Trung Quốc tại Ducker Frontier cho biết. "Vì nhiều dự án BRI có xu hướng lấy nguồn thiết bị và máy móc từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc, sự gián đoạn trong sản xuất công nghiệp và chuỗi cung ứng sẽ gây ra sự chậm trễ hơn nữa".

bri3

2.500 lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn JY Hà Nam đình công phản đối công ty chuẩn bị tiếp nhận lao động Trung Quốc trở lại làm việc vào cuối tháng 2 năm 2020

"Sở dĩ những quốc gia này muốn tham gia là vì họ muốn tìm lối thoát để tiến triển. Virus corona dù có ảnh hưởng nhiều hay ít thì cũng không làm thay đổi ý định của các nước này vì họ đã lựa chọn Trung Quốc để vay tiền mở rộng các phi trường để bành trướng buôn bán. Và họ cứ tiếp tục thôi".

Bangladesh thông báo trì hoãn một số dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc vận hành nhà máy điện than Payra, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào đầu tháng 2.

Hơn 2.000 công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy và khoảng 40 phần trăm trong số họ đã về nhà vào kì nghỉ Tết Nguyên đán, truyền thông địa phương đưa tin. Hai mươi người được phép trở lại làm việc vào thứ Hai sau 14 ngày cách li.

Thách thức virus corona đối với các hợp đồng dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường xảy đến sau khi Trung Quốc vấp phải phản ứng của các nước vào năm 2018, khi các quan chức ở Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và các nơi khác chỉ trích các dự án ở đó là tốn kém và không cần thiết. Trung Quốc đã rút lại một số dự án sau khi vài nước có ý định duyệt lại, hủy hoặc giảm những cam kết, dẫn ra những lo ngại về chi phí, sự xói mòn chủ quyền, và tham nhũng.

Hiện nay ít nhất 8 nước đang gặp khó khăn đặc biệt do vấn đề nợ nần liên quan đến đại dự án BRI, theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) vào hồi tháng 3/2018. Giới phê bình e ngại các khoản vay này có thể khiến một số quốc gia bị phụ thuộc vào Trung Quốc và chịu ảnh hưởng chính trị từ nước này.

Giải mã "bẫy nợ" trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước có dòng tài chính đầu tư ra nước ngoài hàng đầu thế giới. Phần lớn số tiền chính thức mà Trung Quốc đưa ra nước ngoài được đầu tư cho các khoản vay trong các dự án về hạ tầng, năng lượng và liên lạc.

Các dự án nói trên nằm trong siêu dự án "Sáng kiến Vành đai và Con đường" (BRI) – phương tiện chính của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển cả trong nội địa và ở hải ngoại. Thông qua các đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Trung Quốc muốn kết nối tốt hơn nữa với thế giới và gia tăng thương mại dọc theo con đường này. Năm năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch BRI, Trung Quốc đã chi khoảng 25 tỷ USD cho các dự án hạ tầng.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra là các nước đi vay đã được hưởng lợi tới mức độ nào từ các khoản đầu tư này của Trung Quốc ?

Paul Haenle, cựu cố vấn chính phủ Mỹ và giám đốc Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa, tóm tắt các ý kiến phê bình : "Một số vị tin rằng Trung Quốc đang thực hành "ngoại giao bẫy nợ" thông qua BRI, khiến cho các nước đang phát triển lâm vào tình cảnh phụ thuộc do nợ, và nợ đó chuyển hóa thành ảnh hưởng chính trị".

Haenle giải thích thêm : "Mối quan ngại đặc biệt về hoạt động của Trung Quốc ở Sri Lanka, Pakistan, và Malaysia nằm ở tâm điểm các tranh cãi về bẫy nợ. Trung Quốc đã giành được quyền hoạt động trong 99 năm ở cảng Hambantota, miền nam Sri Lanka sau khi chi phí cho dự án này đội lên ngoài tầm kiểm soát, khiến Sri Lanka phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với cảng này để được Trung Quốc cung cấp gói giải cứu".

Không còn là mới việc Trung Quốc cho các nước khác các sự lựa chọn khác ngoài việc thanh toán nếu các nước này không đủ điều kiện trả nợ cho họ. Hồi năm 2011, tin tức cho hay Trung Quốc đã xóa nợ cho Tajikistan để đổi lấy 1.158 km2 lãnh thổ ở vùng tranh chấp giữa hai nước, theo báo cáo của CDG.
Vẫn theo Haenle, tranh cãi về chuyện bẫy nợ càng nổi bật hơn khi vào năm 2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hủy bỏ 23 tỷ USD trong các dự án BRI.

Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Hôm 13/8 Thủ tướng Malaysia Mahathir nói thẳng thừng với hãng tin AP của Mỹ rằng ông muốn hủy bỏ 3 dự án nhiều tỷ USD với Trung Quốc.

Trước đó, theo chỉ đạo của ông Mahathir, Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng 3 dự án này. Cả 3 dự án, với tổng trị giá trên 22 tỷ USD, đều có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng nếu không thể hủy bỏ các dự án này, thì Malaysia ít nhất sẽ tiếp tục ngừng các dự án đó đến khi nào thực sự cần thì mới triển khai.

Hàng loạt thủy điện do Trung Quốc đầu tư trong kế hoạch Vành đai con đường của Trung Quốc có nguy cơ giết chết sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam.

bri4

Hàng loạt thủy điện của Trung Quốc chằng chịt ở thượng nguồn sông Mekong

Báo tuổi trẻ ngày 21/2 đưa tin Trung Quốc tuyên bố sẽ xả đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng nước sẽ không tới được Đồng bằng sông Cửu Long. "Bây giờ Trung Quốc xả đập, nếu nước tới được Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải mất 3 tuần sau, lúc đó lúa đang thiếu nước ở đây cũng chết hết rồi", phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) nhận định.

Đến nay, Trung Quốc đã xây 6 đập thủy điện trải dọc sông Mekong. Lào và Campuchia định xây thêm hơn 10 đập, và không dừng lại ở đó.

Một báo cáo tại Campuchia hồi đầu tháng trước cho biết có 30 đập thủy điện hiện đang được xây dựng ở Lào và 7 đập ở Campuchia, chủ yếu được tài trợ bởi Trung Quốc.

Việc xây dựng các nhà máy thủy điện sẽ gây khô hạn đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà khoa học cảnh báo việc xây dựng nhà máy thủy điện sẽ làm giảm 6,2% thủy lưu hàng tháng.

Việt Nam đang là quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất từ ảnh hưởng của các con đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đang để mặc cho người dân Đồng bằng sông Cửu long tự xoay sở.

Không những thế một công ty Việt Nam là Petro Vietnam Power Corporation là một bên tham gia xây đập Luang Prabangvới Lào. Con đập này sẽ cùng với nhiều con đập khác trên thượng nguồn góp phần "giết chết" Đồng bằng sông Cửu long ở Việt Nam.

Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết : "trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc".

bri5

Dự án 8.100 tỉ nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 chỉ còn một đống rỉ sét

Báo chí Việt Nam gần đây đã nêu ra hàng loạt dự án thiếu hiệu quả dự kiến thua lỗ thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, có liên quan đến đầu tư Trung Quốc, tiêu biểu là 4 dự án : Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải phòng, Nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đã khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đã bị chịu án kỷ luật.

Hầu như đa số các dự án sai phạm lớn của Việt Nam đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rõ ràng, lãi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc…

Lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc "vướng vào" tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lý do.

Nguyên nhân của tình trạng Việt Nam vướng sâu vào bẫy nợ Trung Quốc là do sự u mê về ý thức hệ, trình độ kiến thức quá thấp và tham nhũng tột cùng của quan chức Đảng cộng sản Việt Nam cùng tâm lý yếu kém, mong tựa vào đàn anh Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc lại là bậc thầy của nghệ thuật hối lộ và thao túng, bởi họ quá rành hiểu tâm lý giới lãnh đạo Việt Nam vì sự tương đồng của 2 thể chế độc tài cộng sản.

Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước vẫn áp dụng chủ thuyết độc tài cộng sản. Ở đây không có truyền thông và tự do ngôn luận, những tai họa bất ngờ cho người dân hai nước cũng từ đây mà ra và người chịu thiệt thòi nhất vẫn chỉ là nhân dân.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 23/02/2020

Published in Diễn đàn

Hãy tự cứu mình trước !

Nghi Yên, VNTB, 26/01/2020

Người dân lại phải tự mình cứu mình trước khi chính phủ chịu ra tay cứu họ !

Cho tới ngày 26 tháng 1 con số nhiễm bệnh cúm do virus Corona hay virus Vũ Hán tăng lên 1.823 người với 55 ca tử vong. Khách du lịch bị nhiễm bệnh từ Trung Quốc đã được phát hiện ở 13 quốc gia khác nhau như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

whan0

Sngười nhiễm bệnh cúm do virus Corona hay virus Vũ Hán tăng lên mỗi ngày

Dịch bệnh này tương tự như dịch Sars do một loại virus cùng họ với virus Corona đã làm hơn 8000 người nhiễm bệnh và 10% trong số đó đã bị thiệt mạng trong năm 2002 và 2003. Virus lần này có lẽ sẽ không nguy hiểm đến như vậy.

Theo Reuters, với tỷ lệ lây nhiễm như hiện nay thì số người nhiễm bệnh vào ngày 4 tháng Hai có thể lên đến 140.000 người và rất khó kiểm soát [1].

Tác động kinh tế từ dịch Sars

Vào tháng 5 năm 2003, số lượng hành khách đi lại ở Trung Quốc đã giảm hơn 40% so với một năm trước đó. Cửa hàng, nhà hàng và khách sạn đều bị thiệt hại. Tăng trưởng hàng quý giảm xuống 3,5% từ hơn 12%vào thời điểm bệnh Sars bùng phát dữ dội [2].

Trong trường hợp virus Vũ Hán, hầu hết hy vọng rằng phản ứng nhanh hơn của chính phủ có thể có nghĩa là mất ít thời gian hơn để chế ngự. Nếu các chuyên gia kết luận rằng loại virus này không nguy hiểm như loại gây ra Sars, Trung Quốc cũng có thể nới lỏng các biện pháp kiểm soát khi ra vào Vũ Hán trước khi thiệt hại kinh tế lớn xảy ra. Đảm bảo tính minh bạch có thể làm giảm sự hoảng loạn.

Tuy nhiên, người Trung Quốc hiện di chuyển nhiều hơn so với hồi đầu những năm 2000. Có khoảng 450.000 người đi lại hàng ngày bằng tàu hỏa ở Hồ Bắc. Con số này nhiều gấp đôi lượng hành khách hàng ngày ở Quảng Đông vào năm 2002 khi tỉnh đó trở thành điểm nóng của Sars. Với mạng lưới tàu cao tốc được xây dựng trong thập kỷ qua, hành khách từ Vũ Hán sẽ đi xa hơn và nhanh hơn so với những người ở Quảng Đông hồi đó. Trung Quốc cũng kết nối nhiều hơn với thế giới. Năm 2018, khoảng 205.000 người đã bay vào và ra khỏi Trung Quốc mỗi ngày, nhiều gấp sáu lần so với thời điểm dịch Sars.

Thời điểm bùng phát làm cho việc kiểm soát trở nên khó khăn vì đây là thời điểm năm mới và hàng triệu người đi lại khắp nơi để gặp gỡ người thân. Hành khách vẫn được kiểm tra nhiệt độ để phát hiện sốt. Tuy nhiên thời gian ủ bệnh có thể một tuần hoặc hơn, vì vậy một số người bị nhiễm bệnh có thể không bị phát hiện.

Nền kinh tế lớn hơn nhưng ít xáo trộn hơn so với năm 2003. Trong thời kỳ dịch Sars bùng nổ, một số lĩnh vực lớn phát triển mạnh ngay cả khi những nơi khác gặp khó khăn. Xuất khẩu tăng 35%. Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng mạnh. Tuy nhiên, ngày nay, tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn nhiều – chỉ 0,5% trong năm 2019. Doanh số bất động sản đã bắt đầu giảm sau một thời gian dài bùng nổ. Và Trung Quốc khó có thể tăng chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng vì đã xây dựng rất nhiều trong thập kỷ qua. Trong vài ngày đầu tiên sau khi số lượng nhiễm bệnh được xác nhận trong tháng này, chứng khoán Trung Quốc đã giảm khoảng 5% và có thể sẽ sụt giảm thêm. Trong thời gian có dịch Sars, chỉ số index của Hồng Kông đã giảm gần 20%.

Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Sars vốn chiếm khoảng 40% GDP. Ngày nay tỷ lệ đó cao hơn 50%. Nhưng chi tiêu của người tiêu dùng có thể trở vẫn duy trì vì sự tăng trưởng lớn trong mua sắm trực tuyến. Nếu họ không ra ngoài thì có thể tiếp tục mua hàng tại nhà.

Trung Quốc cũng đã phục hồi nhanh sau dịch Sars. Đến nửa cuối năm 2003, họ đã trở lại mức tăng trưởng hai con số.

Ngày tận thế ?

Thế nhưng bức tranh của dịch cúm Corona có vẻ đã khác hẳn khi thông tin về những bệnh viện quá tải ở Vũ Hán được truyền đi.

Một cư dân Vũ Hán, bà Xiaoxi, 36 tuổi, gọi đó là "ngày tận thế" khi chồng bà bị bốn bệnh viện từ chối cho nhập viện vì quá tải dù chồng bà đã ho ra máu. Người dân cũng phải tự trả tiền thuốc trị bịnh có thể lên tới cả nghìn nhân dân tệ một ngày (144 đô la).

Trong khi đó tại hành lang bệnh viện, xác người chết được cuốn vải để ở đó mà không có ai để giúp dọn đi.

Trong một khu chợ thực phẩm, các quầy hàng trống không sau vài ba ngày bị phong tỏa.

Bà Xiaoxi không dám đi về nhà vì sợ rằng có thể sẽ lây bệnh sang cho con gái nhỏ và bố mẹ chồng [3].

Việt Nam hành động đúng mực ?

Người dân có vẻ vẫn còn thờ ơ với dịch bệnh vì họ chỉ mới thấy người bệnh là người Trung Quốc và chính phủ vẫn chưa quyết đoán trong việc ngăn ngừa dịch bệnh.

Các chuyến bay từ Trung Quốc vẫn tiếp tục được cho hạ cánh mang theo hàng chục ngàn người nhập cảnh vào Việt Nam mà không tài nào phát hiện được ai đã có sẵn mầm bệnh trong người.

Tổng cục du lịch vẫn chấp nhận khách lữ hành vì cho rằng họ không có thẩm quyền đóng cửa khẩu. Chính phủ vẫn không cương quyết vì cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới chưa lên tiếng cảnh báo toàn cầu hay tăng mức báo động.

Một điều dễ thấy là từ tác động của dịch Sars lên nên kinh tế đặc biệt là khu vực dịch vụ mà Tổng cục dụ lịch lẫn chính phủ vẫn còn quá nhẹ tay với du khách đến từ Trung Quốc. Đóng cửa khẩu đồng nghĩa với thất thu lớn cho ngành du lịch trong dịp tết và theo đó sẽ kéo tốc độ tăng trưởng vốn đã không thể tăng nhanh hơn được nữa xuống theo. Và đây là điều chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không bao giờ mong muốn.

Thôi thì, người dân lại phải tự mình cứu mình trước khi chính phủ chịu ra tay cứu họ.

Nghi Yên

Nguồn : VNTB, 26/01/2020

[1] https://www.reuters.com/article/us-china-health-transmission-idUSKBN1ZO0QW ?

[2] https://www.economist.com/china/2020/01/23/the- Coronavirus-discovered-in-china-is-causing-global-alarm

[3] https://www.scmp.com/news/china/society/article/3047613/china-Coronavirus-wuhan-residents-describe-doomsday-scenes 

******************

Việt Nam và hệ lụy từ trường hợp virus Vũ Hán

Hoàng Gia Phúc, RFA, 25/01/2020

Trung Quốc bưng bít thông tin về virus Vũ Hán ?

Cả thế giới đang lo ngại về một loại virus lạ, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus này đang lây lan với tốc độ chóng mặt ra nhiều nước trên thế giới. Hôm 20/1, Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc xác nhận bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận, virus có khả năng "lây lan hạn chế", giữa các thành viên trong gia đình.

heluy1 - Copie

Nhóm chuyên viên làm việc tại một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 22/1/2020 - AFP

Tài khoản Trường An Kiếm của Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ngày hôm qua (21 /1/2020 ) chửi những kẻ bưng bít tình hình bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán là "thiên cổ tội nhân". Sau đó, post này đã bị xóa mà không rõ lý do.

Peter Cordingley, từng là người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong suốt thời kỳ khủng hoảng SARS ở Trung Quốc cho rằng "chính quyền Bắc Kinh đã dối trá về virus Vũ Hán từ khi nó mới bắt đầu" [1].

Một tờ báo của Anh trong một bài viết ngày 20/1/2020 cũng đặt ra câu hỏi ngay trong tựa một bài viết : "Trung Quốc có thể che giấu sự thật của bệnh dịch lạ đang bùng phát" [2].

Trước đó, ngày 15/1/2020, một chuyên gia người gốc Hoa đã viết trên trang web của CFR về việc cảnh sát địa phương đe dọa bỏ tù những người nào phát tán "tin giả" về virus Vũ Hán.[3] Và kết quả là người dân Trung Quốc không thể biết thật sự về căn bệnh này, còn các chuyên gia y tế trên thế giới cũng không thể biết chính xác bao nhiêu người bị nhiễm để có thể giúp nghiên cứu đưa ra phác đồ điều trị.

Từ virus viêm phổi SARS

Người ta còn nhớ, năm 2002, một loại virus viêm phổi cấp lạ cũng khởi phát từ Trung Quốc bùng phát khắp thế giới. Virus này nguy hiểm đến mức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải công bố dịch bệnh này "đe dọa sức khoẻ toàn thế giới".

Virus SARS bắt đầu được phát hiện tại thành phố Phật Sơn, Quảng Đông vào khoảng giữa/11/2002. Sau đó, virus này tiếp tục được tìm thấy tại Hà Nguyên và Trung Sơn (cũng thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Vào ngày 2/1/2003, một nhóm chuyên gia y tế đã được gửi đến Hà Nguyên và chẩn đoán chứng bệnh viêm phổi cấp đang bùng phát này do một loại virus đặc biệt đã được xác định.

Tất cả các thông tin về căn bệnh SARS này đã được gửi đến Bộ Y tế Trung Quốc tại Bắc Kinh qua một bản Báo cáo. Tuy nhiên Báo cáo này lại được đóng dấu "tuyệt mật", cho nên chỉ có một số ít quan chức cấp cao mới được đọc bản Báo cáo này.

Trong suốt gia đoạn Tết Nguyên đán, mặc dù bệnh dịch bùng phát nhưng công chúng không được biết về thông tin dịch bệnh này. Theo quy định trong Luật thi hành bí mật nhà nước của Trung Quốc thì tất cả các thông tin về y tế công cộng nằm trong danh mục bí mật quốc gia và chỉ "được thông báo bởi Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế".

Tức là, khi Bộ Y tế không đưa ra thông báo chính thức thì không một chuyên gia hoặc báo chí được phép thông tin về vấn đề này. Vì nếu thông tin sẽ vi phạm tới quy định "lộ bí mật quốc gia". Đã có một số người bị bắt vì đưa tin về bệnh dịch này [4]. Thông tin từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết đã điều tra 107 trường hợp vì sử dụng internet hoặc điện thoại thông báo thông tin về dịch bệnh này cho người khác [5]. Cho dù nhiều chuyên gia luật pháp đã cho rằng chính quyền Trung Quốc nếu bưng bít thông tin về dịch bệnh, có thể đã vi phạm tới quy định của pháp luật về quyền con người.

Sau khi bệnh dịch hoành hành, không thể chịu được nữa, đến ngày 11/2/2003, chính quyền tỉnh Quảng Đông mới chính thức thông tin đến báo chí về tình hình dịch bệnh, theo đó, đã có 305 ca nhiễm bệnh tại Quảng Đông. Sự bùng phát SARS sau đó đã được chặn đứng với sự hợp tác của nhiều cơ quan và chuyên gia trên thế giới.

Vụ dịch bệnh SARS là một trường hợp điển hình cho việc chính quyền Trung Quốc "thao túng", bóp méo, thậm chí là bóp nghẹt thông tin. Điều này bắt nguồn từ chính sách cai trị của Đàng cộng sản Trung Quốc.

Đảng cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt truyền thông

Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ Trung Hoa lục địa vào năm 1949. Kể từ đó, dưới chế độ "chuyên chính vô sản" mà thực chất là sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc, tất cả mọi hoạt động truyền thông đều nằm trong tầm kiểm soát của Đảng.

Theo một Báo cáo của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) năm 2018 cho biết : "Đảng cộng sản cầm quyền đang siết chặt sự kiểm soát lên các hoạt động truyền thông, bày tỏ quan điểm trên internet, các nhóm sinh hoạt tôn giáo, các hội đoàn xã hội dân sự. Trong khi đó, Đảng lại tự làm suy yếu cuộc cải cách chế độ pháp quyền của mình. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc - Tập Cận Bình lại đang củng cố hơn nữa quyền lực cá nhân của mình đến mức độ chưa từng thấy so với trước đó" [6].

Từ khi Tập nắm quyền, ông ta đã đẩy mạnh việc kiểm soát và sử dụng truyền thông như một công cụ chính trị phục vụ cho riêng mình. Chính vì vậy, hiện nay, người dân Trung Quốc như đang sống trong một thế giới riêng, tách biệt hoàn toàn khỏi các diễn biến thông tin về thế giới hiện tại. Mọi thông tin đều do chính quyền kiểm duyệt và "thao túng", đương nhiên, tất cả các thông tin được các phương tiện truyền thông đưa tin đều đã được "chế biến" cho hợp "khẩu vị" của lãnh đạo Trung Quốc.

Chính bởi chính sách "bóp nghẹt thông tin", phục vụ ý đồ cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc, cho nên người dân Trung Quốc đã nhiều lần phải trả giá cho chính sách đó, mà dịch bệnh SARS trong quá khứ, hay dịch bệnh Vũ Hán là những trường hợp tiêu biểu.

Còn Việt Nam ?

Việt Nam là một quốc gia hàng xóm của Trung Quốc. Việt Nam cũng bị cai trị bởi Đảng cộng sản Việt Nam với đường lối và chính sách sao chép từ Trung Quốc.

Về chính sách kiểm duyệt thông tin thì Việt Nam cũng học "y chang" từ ông anh Trung Quốc. Tất cả các cơ quan báo chí ở Việt Nam phải chịu cảnh "một cổ, hai tròng", đó là sự quản lý của Bộ Thông tin truyền thông (Cơ quan quản lý chuyên môn của Chính phủ) và Ban Tuyên giáo Trung ương (Cơ quan phụ trách tuyên truyền giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam). Tất cả các thông tin đưa lên các cơ quan truyền thông của Việt Nam đều phải được sự cho phép của Ban Tuyên giáo Trung ương này. Nên mọi người thường nói rằng "tuy ở Việt Nam có hơn 900 tờ báo nhưng chỉ có một Tổng Biên tập là ông Trưởng ban Tuyên giáo trung ương".

Năm 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra một vụ hoả hoạn ở Trung tâm thương mại ITC. Theo một nhân chứng làm trong Hội chữ thập đỏ cho biết, họ đã kéo ra khoảng 200 xác người chết, nhưng báo chí nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ cung cấp con số nạn nhân giới hạn 60 người.

Việt Nam vì là hàng xóm sát vách với Trung Quốc, cho nên nguy cơ ảnh hưởng bệnh dịch từ Trung Quốc rất cao. Chưa kể hàng ngày có hàng chục ngàn người Trung Quốc qua lại Việt Nam nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh từ Trung Quốc là rất lớn.

Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, việc bưng bít thông tin là rất khó, cho dù chính quyền Trung Quốc và Việt Nam luôn sử dụng sức mạnh nhà nước để đàn áp. Chính bản thân các cơ quan nhà nước của hai đất nước này là bên vi phạm pháp luật nhiều nhất, nhưng họ luôn bắt bớ người dân và chụp mũ "vi phạm pháp luật". Trong một xã hội phát triển, các hội đoàn xã hội dân sự sẽ đóng vai trò giám sát sự thực thi pháp luật và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, trước tình hình và diễn biến khó lường của nhiều vấn đề trên thế giới, cách tốt nhất để bảo vệ người dân là cần công khai và minh bạch thông tin.

Hoàng Gia Phúc

Nguồn : RFA, 25/01/2020

***********************

Cúm corona : 218 du khách từ Vũ Hán rời Đà Nẵng đi đâu ?

Thu Thủy, Thoibao.de, 25/01/2020

218 người từ Vũ Hán nhập cảnh Đà Nẵng 1 ngày trước lệnh phong tỏa sân bay của Trung Quốc vì dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona nhưng đường đi của họ đang loạn thông tin.

heluy2 - Copie

Khách sạn Danang Riverside thông báo không nhận khách từ Trung quốc

Cập nhật thông tin về virus corona sáng nay, ngày 25 tháng 1

- Chỉ trong một ngày, số ca nhiễm khuẩn tăng chóng mặt, hiện khoảng 1.300 người bệnh so với 830 người của ngày trước đó.

- 40 người đã tử vong, riêng ngày hôm qua là 15 người.

- Pháp ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona.

- Mỹ, Thái Lan, Singapore có thêm người nhiễm bệnh

- Virus đã lây lan ra gần như toàn bộ các tỉnh thành của Trung Quốc.

Di biến động khó đoán của 218 khách Vũ Hán ở Đà Nẵng

Liên quan vụ việc 218 du khách Trung Quốc từ Thành phố Vũ Hán (ổ xuất phát dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona) đến Đà Nẵng chỉ 1 ngày trước lệnh phong tỏa sân bay của chính quyền Trung Quốc, ông Nguyễn Minh Xoang, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Hải Vân Cát (trụ sở đường Ngô Quyền, Đà Nẵng), xác nhận việc đã đưa 52 hành khách trở về nước.

Theo ông Xoang, trong sáng ngày 25/1 (mồng 1 tết nguyên đán Canh Tý), đoàn khách 218 người thì có 58 người được đưa về nước. Ông Xoang cho hay các chuyến bay đi và đến Thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã bị phong tỏa. Do vậy, những vị khách trên được đưa về tại 1 sân bay thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc).

"Công ty phải hỗ trợ tìm phương tiện, chuyến bay thay thế để giúp đưa đoàn khách trên về nước. Dự kiến, đến ngày 27/1, toàn bộ số du khách còn lại sẽ được đưa về Trung Quốc", ông Xoang nói.

Ông Xoang cũng khẳng định lịch trình tham quan Việt Nam của đoàn khách dự kiến đến Đà Nẵng rồi đi Nha Trang (Khánh Hòa) trong ngày 25/1. Tuy nhiên, công ty đã hủy lịch trình trên.

"Tất cả các du khách trong đoàn đều lưu trú tại Đà Nẵng để chờ có vé quay về nước", ông Xoang khẳng định.

Tuy nhiên, thông tin ông Xoang đưa ra trái ngược hoàn toàn với thông tin do ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng, đưa ra. Ông Bình cho biết trên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Lao Động rằng đoàn khách đã di chuyển vào Nha Trang theo đúng lịch trình.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng, cho biết người phát ngôn về vấn đề này của Sở Du lịch lầ ông Bình. Tuy nhiên, số điện thoại ông Bình luôn trong tình trạng "thuê bao quý khách ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt máy" trong chiều 25/1.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn các ban, ngành liên quan của Đà Nẵng để bàn phương án phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết có 218 hành khách đến từ Vũ Hán hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng vào ngày 22/1 (28 tháng Chạp).

Những người này đang lưu trú ở Đà Nẵng đến hết sáng mồng 1 tết nguyên đán Canh Tý và sẽ di chuyển vào Nha Trang.

"Đây là những vị khách cuối cùng đến Đà Nẵng từ Vũ Hán trước khi có lệnh phong tỏa thành phố của chính phủ Trung Quốc. Họ tham quan Đà Nẵng và một số khu vực lân cận. Họ sẽ lưu trú lại Đà Nẵng đến ngầy 25/1 (mồng 1 Tết Âm lịch) rồi sẽ di chuyển vào Nha Trang. Những người này hoàn toàn không có biểu hiện gì đáng nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi cấp", bà Hạnh nói.

Tại Việt Nam, có 2 ca tình nghi nhiễm viêm phổi cấp do virus corona, là 2 cha con người Trung Quốc. Họ được điều trị tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Sina, tính đến 0 giờ ngày 24/1 (giờ địa phương), số liệu thống kê của Trung Quốc xác định có 849 ca nhiễm virus corona chủng mới (nCov), và 26 người đã tử vong.

Số liệu trên bao gồm các ca lây nhiễm được xác định xuất hiện ở 29/31 tỉnh thành Trung Quốc đại lục, và ở Hồng Kông, Macau, Đài Loan.

heluy3 - Copie

Hành khách các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam được kiểm tra thân nhiệt.

Một diễn biến khác đó là đã có khách sạn tại Đà Nẵng bắt đầu tự phòng tránh nguy cơ xuất hiện căn bệnh nói trên nên đã từ chối nhận khách đến từ Trung Quốc. Cụ thể khách sạn Da Nang Riverside đã ra thông báo việc ngừng tiếp nhận du khách đến từ Trung Quốc vì lo sợ bệnh viêm phổi cấp ảnh hưởng tới sức khoẻ các du khách khác.

heluy4 - Copie

Thành phố Hồ Chí Minh mới nhập trang thiết bị chống cúm corona

Virus corona là gì ? Triệu chứng nhiễm virus corona ?

Người nhiễm virus corona mới (nCoV) có các triệu chứng cấp tính : ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong…

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) của Bộ Y tế thì virus corona (CoV) là một họ virus lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh, như : hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) năm 2012. Tuy nhiên, từ tháng 12/2019, một chủng virus corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nCoV

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính : ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong ; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Bệnh do vi rút corona gây ra có triệu chứng như thế nào ?

Một ca bệnh được xác định thì sẽ có những biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm Real time (RT) – PCR dương tính với nCoV.

Xét nghiệm RT-PCR (Reverse transcriptase polymerase chain reaction) – phản ứng tổng hợp chuỗi phiên mã ngược – là phương pháp kiểm tra nhanh, có độ nhạy cao và rất đặc hiệu được sử dụng để phát hiện virus PRRS trong các mô khác nhau (bao gồm huyết thanh, tinh dịch, dịch xoang miệng, phổi, bào thai, hạch, lách và hạch amidan và cả mẫu môi trường). Quá trình này bao gồm sự tách RNA của virus từ mẫu bệnh, chuyển đổi sang DNA bằng cách sao chép ngược, khuếch đại bằng PCR, và phát hiện DNA đã được khuếch đại.

Theo Bộ Y tế, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nCoV, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ; phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).
Mặt khác, viêm phổi do nCoV gây ra cần được chẩn đoán phân biệt với cúm nặng (cúm A/H1N1 hoặc cúm gia cầm A/H5N1… ) ; SARS-CoV và MER-CoV…

Cách phòng bệnh do virus corona gây ra

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – Bệnh viện Nhi đồng 1, virus corona rất yếu khi sống trong môi trường nhiệt độ từ trên 20 độ C, đặc biệt là 25 độ C… Bác sĩ Khanh khuyến cáo, người dân cần mở cửa nhà cho thông thoáng ; nhiệt độ máy lạnh trong phòng cần mở trên 25 độ C ; rửa tay thường xuyên ; mang khẩu trang 3 lớp sẽ ngăn ngừa được dịch tiết có chứa virus.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh) tổng hợp

Nguồn : Thoibao.de, 25/01/2020

Published in Diễn đàn