Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/04/2020

Virus Vũ Hán : Tập Cận Bình đang là đích nhắm của dư luân quốc tế

Hải Yến, Julian Reichelt, Từ Thức

Virus Vũ Hán : Hàng nghìn đơn kiện Trung Quốc – Tập Cận Bình "tránh mặt"

Hải Yến, Thoibao.de, 19/04/2020

Người Mỹ gốc Việt đang cùng "hàng nghìn nguyên đơn" tham gia kiện chính phủ Trung Quốc vì để virus Cúm Vũ Hán lây lan và "đòi bồi thường hàng tỷ đôla" cho các thiệt hại về thể xác cũng như tài chính.

kien1

Ảnh : Văn phòng Công ty Berman Law Group ở bang Florida

Theo hồ sơ do Công ty Luật Berman đệ trình lên tòa án ở tiểu bang Florida, vụ kiện đầu tiên nhắm vào Trung Quốc và nhiều cơ quan chính quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới này vì "vai trò trong thất bại ngăn chặn Cúm Vũ Hán".

Đơn kiện này cho rằng "thay vì cung cấp thông tin chính xác cho các nước khác trên thế giới, Trung Quốc tích cực che giấu mối nguy hiểm, bóp méo thông tin quan trọng và bịt miệng các y bác sĩ lên tiếng về sự nghiêm trọng của virus này" và "vì thế, virus đã gây ra sự tàn phá ở phần còn lại của thế giới".

Công ty Luật Berman còn nộp đơn kiện thứ hai "thay mặt cho tất cả các nhân viên chăm sóc y tế đang ở tuyến đầu chống đại dịch Cúm Vũ Hán".

Nội dung đơn kiện cho rằng "khi các người hùng này gấp rút tới tuyến đầu để cứu người thì Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc trực tiếp làm tổn hại tới sức khỏe và sự an toàn của họ bằng cách tích trữ và cố tình chèn ép thị trường đồ bảo hộ" và "trực tiếp cấm các nhà máy ở Trung Quốc, kể cả các nhà máy do các tập đoàn Mỹ sở hữu, xuất khẩu đồ bảo hộ sang Hoa Kỳ".

Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, tới ngày 16/4, Trung Quốc chưa có bất kỳ phản ứng nào đối với hai vụ kiện được Công ty Luật Berman công bố lần lượt vào ngày 12/3 và 8/4.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm 15/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng "với thái độ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, Trung Quốc đã cập nhật cho Tổ chức Y tế Thế giới, các nước và khu vực liên quan về sự bùng phát dịch bệnh".

"Những ai cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch là không công bằng và là sự sỉ nhục đối với những hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc", ông Triệu nói thêm, theo nội dung buổi họp báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Ông Vinh Vương, phát ngôn viên về hai vụ kiện của Công ty Luật Berman, "xác nhận" với VOA Việt Ngữ rằng cũng có người Mỹ gốc Việt tham gia vào bước đi pháp lý chống Trung Quốc này, nói thêm rằng "vụ kiện đầu tiên đã có hơn 5 nghìn nguyên đơn, trong khi vụ thứ hai đã có hàng trăm y tá và bác sĩ tham gia".

Phóng viên VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số "hơn 5 nghìn nguyên đơn" mà ông Vinh nêu lên.

Ông Vinh nói rằng hai vụ kiện trên nhắm mục tiêu buộc chính quyền cộng sản Trung Quốc phải "công bố hơn 20 tài liệu và dữ liệu quan trọng họ đang giữ lại, mà chính phủ các nước và lãnh đạo y tế đang cần để hiểu rõ hơn về virus Cúm Vũ Hán" cũng như phải "bồi thường cho các hành động sai trái của họ cho các nạn nhân ở Mỹ".

kien2

Ảnh : Các Luật sư của Công ty Berman Law Group ở bang Florida

Theo hồ sơ vụ kiện, Công ty Luật Berman sử dụng Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSIA), vốn cho phép các tòa án Hoa Kỳ thụ lý và xét xử ở Mỹ các vụ kiện chính phủ nước ngoài, làm căn cứ pháp lý để đâm đơn kiện chính quyền Trung Quốc.

Trả lời VOA tiếng Anh, Giáo sư Chimene Keitner từ Trường Luật Hastings thuộc Đại học California ở San Francisco nói rằng từ các vụ đã xử liên quan tới thương tật cá nhân theo FSIA, "hành xử của một quan chức Trung Quốc cần phải xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ" thì mới "áp dụng" được đạo luật này. Bà nói thêm rằng "ta không thể kiện các nước khác vì các quyết sách của họ".

Một nhóm ở Mỹ mới đây đã đệ đơn kiện chính quyền Trung Quốc số tiền lên tới 20 nghìn tỷ USD liên quan đến sự bùng phát của virus Cúm Vũ Hán. Họ cáo buộc đây là một loại vũ khí sinh học.

Cụ thể, luật sư người Mỹ Larry Klayman và nhóm các luật sư biện hộ có tên Freedom Watch cùng với công ty Buzz Photos (ở Texas, Mỹ) đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, Viện Virus học Vũ Hán, Viện trưởng Thạch Chính Lệ và Thiếu tướng Trần Vi thuộc quân đội Trung Quốc.

Các nguyên đơn đã yêu cầu bồi thường khoản tiền 20 nghìn tỷ USD, lớn hơn GDP của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố virus corona là kết quả của một loại vũ khí sinh học được chuẩn bị bởi chính quyền Trung Quốc.

Nhóm đã cáo buộc Trung Quốc giúp đỡ và tiếp tay dẫn đến sự chết chóc, cung cấp vật chất hỗ trợ cho những kẻ khủng bố, âm mưu gây thương tích và tử vong cho công dân Mỹ, thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, gây tử vong bất đáng, tấn công và bạo hành.

Nhóm cho rằng virus đã được phát tán từ Viện Virus học Vũ Hán. Các nguyên đơn tuyên bố virus Cúm Vũ Hán được Trung Quốc "tạo ra" nhằm hủy diệt con người trên diện rộng. Vũ khí sinh học đã bị cấm vào năm 1925 và do đó đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt liên quan đến khủng bố, theo nội dung đơn kiện.

Nhóm người Mỹ đã trích dẫn nhiều báo cáo phương tiện truyền thông cho biết rằng chỉ có một phòng thí nghiệm vi sinh ở Trung Quốc xử lý các loại siêu virus kiểu như virus Cúm Vũ Hán ở Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc đã viện cớ vấn đề an ninh quốc gia để che đậy sự thật trong các tuyên bố về virus Cúm Vũ Hán.

Klayman và các nguyên đơn cũng cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã "bịt miệng" các bác sĩ và nhà nghiên cứu của quốc gia này – những người đã lên tiếng về virus Cúm Vũ Hán và "gióng lên hồi chuông cảnh báo ra thế giới bên ngoài". Nhóm còn nói thêm rằng trong sự tuyệt vọng để cứu lấy mình, Thiếu tướng Trần Vi đã tự tiêm và đồng thời tiêm cho 6 thành viên trong nhóm của mình bằng một loại vắc-xin tiềm năng chưa được thử nghiệm.

Họ cũng cáo buộc rằng tất cả các bị cáo đang làm việc cùng nhau để duy trì hoạt động "khủng bố quốc tế".

Theo đơn kiện, trong khi virus Cúm Vũ Hán hoạt động và lây lan chậm, khó có thể sử dụng chống lại quân đội của một quốc gia, nhưng "nó được tạo ra nhắm vào người dân của một hoặc nhiều quốc gia mà Trung Quốc coi là kẻ thù, ví dụ như Mỹ".

Các nguyên đơn người Mỹ cũng yêu cầu việc xét xử bởi bồi thẩm đoàn đối với các bị cáo Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Tom Cotton khẳng định giới lãnh đạo Trung Quốc "phải trả giá" nếu thế giới xác minh được virus corona có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News, Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói rằng các quan chức Mỹ ngày càng tin rằng virus Cúm Vũ Hán đến từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Mặc dù nó không phải vũ khí sinh học nhưng là nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm cạnh tranh với Mỹ.

"Từ tháng 1, tôi đã nói rằng có sự trùng hợp đáng ngạc nhiên khi địa điểm bùng phát dịch corona chỉ cách phòng thí nghiệm Vũ Hán vài km, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu về virus corona," ông Cotton nói.

Ông Tom Cotton đang là thành viên của Ủy ban Quân sự và Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ. Ngay từ tháng 1/2020, ông Cotton đã nhận định rằng, Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) có thể là nguồn xuất phát của loại virus nguy hiểm này.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 15/4, ông Tom Cotton tiếp tục bình luận : "Bài báo trên Fox News hôm nay cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho từng người tử vong, cho từng việc làm bị mất vì dịch Cúm Vũ Hán. Tập Cận Bình và các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc phải trả giá, nếu virus đó đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán".

Fox News đưa tin hôm 15/6 rằng, virus Cúm Vũ Hán có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán và "bệnh nhân số 0" là một nhân viên phòng thí nghiệm đã bị nhiễm bệnh trước khi lan truyền virus trong cộng đồng.

Theo Fox News, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã nghiên cứu về virus corona "không phải như một vũ khí sinh học, mà là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc để chứng minh rằng năng lực của họ trong việc xác định và chiến đấu với virus là ngang bằng hoặc tốt hơn khả năng của Hoa Kỳ". Vì vậy, việc lây lan virus ra bên ngoài là một tai nạn đến từ phòng thí nghiệm.

Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói ông muốn mở các phiên tòa cho các công dân Mỹ kiện giới lãnh đạo Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ cũng dự đoán rằng các công ty Mỹ sẽ "ồ ạt rút" các nhà máy của họ khỏi Trung Quốc, và điều đó sẽ là "thảm họa đối với kinh tế Trung Quốc".

"Hãy tưởng tượng, không chỉ Mỹ mà cả thế giới sẽ cùng yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Tập phải chịu trách nhiệm về hậu quả của dịch bệnh nếu đại dịch này xảy ra do sự bất cẩn và sự che đậy của họ".

Bài báo của Fox News cũng cho rằng Trung Quốc "100%" đã đàn áp và thay đổi dữ liệu về virus thông qua việc tiêu phá các mẫu bệnh phẩm, cọ rửa các khu vực bị ô nhiễm và siết chặt kiểm duyệt các bài báo học thuật liên quan đến nguồn gốc virus Cúm Vũ Hán. Có những bác sĩ và nhà báo, những người cảnh báo về khả năng lây truyền virus từ người sang người – đã "biến mất".

Viện Virus học Vũ Hán nằm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc là nơi chuyên nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất, đây là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus chết người.

Hôm đầu tháng 4, một tổ chức nghiên cứu thuộc phái hữu ở Anh, The Henry Jackson Society, tung ra sáng kiến kiện Trung Quốc "vi phạm các nguyên tắc y tế quốc tế" trong cách xử lý dịch Cúm Vũ Hán.

Chiến dịch của tổ chức này được một số báo Anh và báo thiên hữu trên thế giới giới thiệu, nói về chuyện kiện Trung Quốc để đòi bồi thường 4 nghìn tỷ USD (3,2 nghìn tỷ bảng Anh).

Chỉ trong số tiền này thì Anh Quốc "phải được bồi thường thiệt hại" 449 tỷ USD, theo trang henryjacksonsociety.org.

Tuy thế, một số ý kiến trong giới luật gia Phương Tây cho rằng việc kiện chính phủ Trung Quốc là bất khả thi vì các chính quyền hợp pháp được quyền miễn tố theo luật quốc tế.

Trước khi ở Anh có "chiến dịch vận động kiện Trung Quốc" nói trên, đã có không ít tiếng nói khác nhau ở Phương Tây đòi kiện hoặc trừng phạt Trung Quốc bằng cách nào đó.

Stephen Carter viết trong mục Ý kiến trên trang Bloomberg ở Hoa Kỳ hôm 24/03/2020 rằng không thể nào kiện đích danh chính phủ Trung Quốc được, nhưng nếu các công ty Trung Quốc bị chứng minh là "không phải bộ phận của chính phủ, để hưởng chủ quyền miễn tố" thì họ có thể là đối tượng của các vụ kiện tập thể theo luật Hoa Kỳ.

Trong bài "Có thể kiện Trung quốc vì virus Cúm Vũ Hán hay không ?" tác giả này viết :

"Chính quyền Trung Quốc trên thực tế đang đặt cược rằng họ sẽ không chịu nhận trừng phạt gì hết, vì chính trị sẽ là lá chắn bảo vệ họ. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi điều đó sẽ còn đúng hay không. Cả thế giới đang thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la vì chế độ Trung Quốc liều ẩu. Va chạm kinh tế với Trung Quốc sẽ còn kéo dài, rất dài. Có thể các lãnh đạo quốc tế sẽ phải có hành động nào đó".

Đầu tháng 4, các báo ở Trung Đông đưa tin luật sư Mohamed Talaat ở Cairo nói ông kiện chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đòi bồi thường 10 tỷ USD cho Ai Cập vì Trung Quốc "chế tạo và phát tán virus Cúm Vũ Hán".

Tuần này, một nhà vận động nhân quyền và tự do tôn giáo ở Ý, ông Massimo Introvigne, có bài "Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy dè chừng, các luật sư sắp gọi".

Ông Introvigne, cựu chủ tịch Observatory of Religious Liberty, Cơ quan giám sát tự do tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Ý bảo trợ, nói cần phải kiện Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc vì "vi phạm nhân quyền" và vi phạm "quy định dịch tễ quốc tế" qua dịch Cúm Vũ Hán.

Trong một bài viết cuối tháng 3, ông Massimo Introvigne đưa tin đã có luật sư Mỹ kiện chính phủ trung ương Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hồ Bắc ra tòa án ở Nam Florida, Hoa Kỳ.

Đứng trước tình hình các vụ kiện trên thế giới ngày càng tăng cao nhằm vào Trung Quốc – nơi khởi nguồn viêm phổi Vũ Hán, đã giết chết gần 150.000 người và làm trên 2 triệu người mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này, thì Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng nên xem xét khả năng khiếu kiện lên tòa án quốc tế, yêu cầu bồi thường các thiệt hại mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đã gây ra cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Gần đây, qua các hành động đơn phương đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đã cho thấy Trung Quốc ngày càng hung bạo, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, quyền lợi về kinh tế, xã hội, con người tại đất nước với trên 90 triệu dân càng cần phải vận dụng luật pháp quốc tế.

Nhưng điều quan trọng, là nhà cầm quyền tại Hà Nội có đủ bản lĩnh để đối diện với Bắc Kinh hay ? chúng ta sẽ tiếp tục quan sát và đón xem phản ứng của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Hải Yến (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 18/04/2020

****************

Tập Cận Bình gây nguy hiểm cho thế giới

Julian Reichelt, VNTB, 18/04/2020

Ông muốn tăng cường sức mạnh Trung Quốc bằng dịch bệnh lây lan từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng ông thành công. Tôi tin rằng chẳng chóng thị chầy virus corona sẽ làm ông thân bại danh liệt.

kien3

Hôm thứ Năm ngày 16/4/2020 Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã công bố một bức thư ngỏ bác bỏ một bài báo trên tờ nhật báo BILD cho rằng Trung Quốc nợ "nợ" nước Đức vì đại dịch Covid-19.

Bức thư ngỏ của Đại sứ quán Trung Quốc cho biết bài báo của nhật báo BILD đã "bỏ qua" một số sự thật quan trọng là Trung Quốc "chưa bao giờ đàn áp thông tin quan trọng về Covid-19" và "Trung Quốc đã thực hiện nghĩa vụ đưa thông tin đến cho Tổ chức Y tế Thế giới".

Trong thư nêu rõ : "Nhiều quốc gia hiện đang chiến đấu với Covid-19 đã có thời gian chuẩn bị cho sự lây lan của virut sang nước khác sau khi Trung Quốc báo cáo dịch bệnh theo hướng dẫn về Quy định sức khỏe quốc tế".

"Một số nhà khoa học quốc tế nổi tiếng cũng xác nhận rằng hành động nhanh chóng và quyết đoán của Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch này và đã giúp thế giới có được ít nhất một tháng [để chuẩn bị phản ứng]. Thật không may, chúng tôi không tìm thấy những thông tin như vậy trong bài báo".

"Một vài chính trị gia, chuyên gia hoặc đại diện truyền thông muốn đổ lỗi lẫn nhau để đánh lạc hướng dư luận khỏi những thất bại và điểm yếu của chính họ (trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan)".

Bức thư nói rằng tờ báo "lá cải" này cổ súy "chủ nghĩa dân tộc, định kiến và bài ngoại" và "không có lợi cho tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Đức và Trung Quốc" (2).

Đáp lại lá thư trên tổng biên tập Julian Reichelt đã gởi một lá thư tới Tập Cận Bình ngày 16/4 (1).

-----------------------

Kính gửi Chủ tịch Tập Cận Bình,

Đại sứ quán của ông ở Berlin đã gởi tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế khủng khiếp trên toàn thế giới do virus Corona gây ra hay không ?.

Đại sứ quán Trung Quốc cho điều này là "bỉ ổi" và công kích tôi khi bảo rằng, đã "xách động chủ nghĩa dân tộc" !

Tôi xin phép được trả lời như sau :

1. Ông lãnh đạo Trung Quốc bằng việc theo dõi. Nếu không có theo dõi vậy thì ông đã không thể làm chủ tịch nước. Ông có thể theo dõi mọi thứ, mọi công dân trong nước ; nhưng ông lại lơ là kiểm soát chợ thịt rừng có thể gây nguy cơ dịch bệnh rất lớn.

Ông cho đóng cửa tất cả báo hay trang mạng nào phê phán chỉ trích, nhưng ông không dẹp những hàng quán bán canh dơi. Ông không chỉ theo dõi dân chúng mà còn khiến cho họ gặp nguy hiểm và rồi gây nguy hiểm cho toàn thế giới.

Theo dõi kiểm soát khiến cho con người mất tự do. Những người mất tự do thì không thể sáng tạo. Người không có sáng tạo thì không thể phát minh ra bất cứ cái gì. Đó là lý do tại sao ông đã biến Trung Quốc trở thành quốc gia vô địch thế giới về trộm cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc tự làm giàu bằng những phát minh của người khác thay vì tự phát minh. Nguyên do của việc này là vì ông không cho phép những người Trung Quốc trẻ tuổi được tự do suy nghĩ. Món hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là virus corona, thứ không ai muốn nhưng đã lan ra khắp thế giới.

3. Khi ông, chính phủ và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu rằng virus corona có thể truyền từ người sang người, nhưng ông bưng bít thông tin này. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời điện thoại, không trả lời e-mail khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán. Vì lòng tự tôn dân tộc quá lớn mà ông không dám nói ra sự thật, vì cảm thấy rằng sự thật đó là nỗi nhục quốc gia.

4. Báo Washington Post tường trình rằng các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã nghiên cứu virus corona ở dơi mà không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt nhất. Tại sao phòng thí nghiệm độc hại lại không bảo đảm được an toàn như trại tù chính trị ? Ông có thể giải thích điều đó với những thân nhân đau khổ của các nạn nhân Corona trên khắp thế giới ?

5. Người ta đang bàn tán về ông ở Trung Quốc. Quyền lực của ông đang dần sụp đổ. Ông đã tạo ra một Trung Quốc không minh bạch. Một Trung Quốc từng là một nhà nước theo dõi và kiểm soát vô nhân đạo và giờ lại là nhà nước làm lây lan dịch bệnh chết người. Đấy di sản chính trị của ông đấy.

Đại sứ của ông viết rằng có lẽ tôi không xứng đáng với "tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc". Tôi cho rằng ông nghĩ viêc gởi khẩu trang đi khắp thế giới là "tình hữu nghị" vĩ đại. Tôi không cho đó là tình hữu nghị, mà là chủ nghĩa đế quốc trá hình – là con ngựa thành Troy.

Ông muốn tăng cường sưc mạnh Trung Quốc bằng dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng ông sẽ thành công. Tôi tin rằng chẳng chóng thị chầy virus corona sẽ làm ông thân bại danh liệt.

Julian Reichelt

Nguyên tác : "You are endangering the world", Bild, 17/04/2020

Ngân Bình dịch

Nguồn : VNTB, 18/04/2020

Chú thích :

(1) https://www.bild.de/politik/international/bild-international/bild-chief-editor-responds-to-the-chinese-president-70098436.bild.html

(2) http://www.chinatoday.com.cn/ctenglish/2018/zdtj/202004/t20200417_800201239.html

************************

Vòng vây xiết chặt Tập Cận Bình

Từ Thức, 17/04/2020

Vòng vây nghi kỵ về đại dịch càng ngày càng xiết chặt chung quanh Tập Cận Bình. Sau Hoa kỳ, nhiều nước trên thế giới, từ Anh Quốc tới Liên Hiệp Châu Âu, đã công khai hoài nghi về những con số thống kê của Bắc Kinh, trong khi người ta có bằng chứng là Trung Quốc đã cố tình giấu nhẹm trong 6 ngày, trong giai đoạn khẩn trương nhất, khiến virus đã lây lan khắp thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ chính thức điều tra về nghi vấn virus đã "xổng chuồng" từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán.

ktvn5

Covid-19 : Vòng vây xiết chặt Tập Cận Bình

Câu hỏi hóc búa

Donald Trump đã nhiều lần tố cáo Bắc kinh che giấu mức độ nghiêm trọng từ những ngày đầu, khiến Covid-19 trở thành đại họa cho cả thế giới.

Boris Johnson nói "Trung Quốc phải trả lời những câu hỏi hóc búa về nguồn gốc virus, và lý do tại sao không ngăn chặn từ khi khởi dịch". Thủ tướng Anh không ngần ngại tố cáo Trung Quốc, mờ ám, mặc dù sau Brexit, một trong những mục tiêu của Anh là thắt chặt giao thương với Tàu để thay thế thị trường Châu Âu
Emmanuel Macron, vốn dè dặt, cũng vừa công khai lên tiếng. Tổng thống Pháp nói, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Financial Times : "có những vùng bóng tối trong việc xử lý đại dịch. Đừng ngây thơ nghĩ (nước Tàu) giỏi nhất trong việc quản trị virus. Chắc chắn đã có nhiều chuyện mà chúng ta không biết".

Đây là lần đầu tiên người ta thấy trong ngôn ngữ ngoại giao, nhất là đối với một cường quốc, những lời đả kích gay gắt, không úp mở như vậy.

Các đảng viên, nhất là những người đã đưa hoàng đế lên ngôi, một cách nhiệt thành hay miễn cưỡng, khám phá ra Tập không còn được thế giới kính nể nữa.

6 ngày sinh tử

Trong khi đó, một cuộc điều tra của AP, chạy trang nhất các media thế giới, cho thấy Bắc Kinh đã giấu nhẹm chuyện virus 6 ngày, trong giai đoạn khẩn trương nhất, khi đã có hàng ngàn người lây nhiễm, khi hàng trăm triệu người di chuyển nhân dịp Tết, mang virus đi khắp nước Tàu, khắp thế giới.

AP đã tìm được một tài liệu, trong đó giới chức có thâm quyền, ngày 14/01 ra lệnh cho các địa phương chuẩn bị đương đầu với đại dịch. Nghĩa là họ đã biết, đã chuẩn bị từ ngày 14, nhưng không nói gì với dân Tàu cũng như viớ thế giới, cho tới ngày thông báo chính thức 20/1.

Marie Holman, chuyên viên về Trung Hoa nói với đài truyền hình Pháp France 5 : hai ngày trước khi Tập Cận Bình thông báo chính thức về đại dịch, Đảng Cộng Sản Tàu đã tổ chức một đại tiệc hàng năm tại Vũ Hán cho 40.000 gia đình đảng viên, với trên dưới 100.000 người tham dự.

AP nhấn mạnh tới 6 ngày nguy kịch nhất, nhưng ký giả Pháp Nicolas Clemanceau cho hay việc giấu giếm đã kéo dài 3 tuần lễ, từ ngày một bác sĩ Vũ Hán báo cáo về một trường hợp lây nhiểm, ngày 30/12/2019 tới 20 tháng 1/2020.

Mặt khác, ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho hay Hoa Kỳ mở một cuộc điều tra về nguồn tin coronavirus đã "xổng chuồng" từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Pompeo nói Washington coi giả thuyết này có tính cách nghiêm chỉnh, cần một cuộc điều tra để biết nguồn gốc của đại dịch đã khiến gần 140.000 người chết.

Cách đây hai năm, đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã báo cáo Washington về tình trạng thiếu an toàn của các phòng nghiên cứu về virus, gốc từ loài dơi, ở Vũ Hán.

Hầu như để trấn an dư luận về chuyện bưng bít thông tin, Bắc Kinh hôm qua đã chính thức nâng số tử vong ở Vũ Hán thêm… 50% (!), từ 2.579 tới 3.832 nạn nhân (với tổng số 4.632 trên toàn quốc).

Bắc Kinh giải thích sở dĩ có sai lầm, vì nhiều báo cáo địa phương chưa về tới trung ương, và nhiều nhà thương chưa quen xử dụng phương tiện thống kê qua Internet (ở một xứ kỹ thuật hiện đại đã được tận dụng khại thác để kiểm soát mỗi người dân !).

Việc thanh đổi, thêm bớt nhưng con số thống kê, thay vì nâng cao uy tín, càng chứng tỏ sự lúng túng của Bắc Kinh, khiến người ta nghi ngờ hơn nữa.

Kinh tế suy sụp

Trong khi Tập bị chỉ trích từ bốn phía, kinh tế Tàu đang chìm vào khủng hoảng. Bắc Kinh nhìn nhận PIB Trung Quốc suy giảm nặng, - 6,8 %, con số xấu nhất kể từ cuộc Cách Mạng Văn Hóa cách đây 40 năm đã làm nước Tàu kiệt quệ.

Sau dịch SARS (SRAS) những năm 2002-04, nước Tàu đã phục hồi kinh tế một cách nhanh chóng, nhưng lần này, kịch bản khác hẳn.

Thứ nhất : Covid-19 trầm trọng hơn, đe dọa kinh tế toàn cầu.

Thứ 2 : Trước đây, kinh tế Tàu phát triển nhanh chóng nhờ xuất cảng, ngày nay các quốc gia lâm nạn đã rút tỉa bài học, sẽ tự sản xuất những sản phẩm nhu yếu.

Thứ 3 : ngày nay, Trung Hoa bị các nước đang phát triển cạnh tranh, vì lương bổng Tàu đã lên cao.

Thứ 4, quan trọng nhất : từ 3 năm nay, Trung Quốc, để đối phó với những khó khăn trong việc xuất cảng, đã đặt trọng tâm vào phát triển khả năng tiêu thụ nội địa, nhưng với virus vẫn còn đe doạ, ít người Tàu nghĩ dến việc tiêu thụ, ở một xứ không có an sinh xã hội, tương lai bấp bênh.

PIB suy giảm - 6,8% là một gánh nặng đối với những nước phương Tây, nhưng là một đại họa với một quốc gia muốn ổn định, nhất là muốn dóng vai leader thế giới, phải có mức tăng trưởng ít nhất 6%.

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 17/04/2020

- AP : 6 ngày sinh tử

- Tuyên bố của Macron

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hải Yến, Julian Reichelt, Từ Thức
Read 611 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)