Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/09/2020

‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư tiền Đại hội Đảng 13

David Hutt và nhiều tác giả

Phúc, Vượng, Ngân lao vào "cuộc chiến" ghế Tổng bí thư

Hoàng Lan, Thoibao.de, 17/09/2020

Đại hội 13 sẽ diễn ra trong 4 tháng tới, cuộc đua vào tam hay tứ trụ cầng ngày cầng gay cần. Vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và là vị trí đỉnh cao quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện đang có 3 ứng cử viên sáng giá mà dư luận thường gọi là cuộc đua tam mã giữa Thường trực Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

tamma2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dắt tay ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban bí thư, nhân vật số hai của Đảng bên lề cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng cộng sản, Hà Nội, ngày 21/06/2019

Nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam – Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, Đại học New South Wales, đưa ra phân tích rằng ông Trần Quốc Vượng là ứng cử viên nổi bật nhất cho chức Tổng bí thư Đảng.

Giáo sư Carl Thayer phân tích : "Ông ấy có bề dày kinh nghiệm qua thời gian công tác ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan Đảng, gồm Chánh văn phòng Trung ương Đảng (2011), Ủy viên Ban Bí thư (tháng 5/2013) và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016). Việc ông được bổ nhiệm làm Thường trực Ban Bí thư vào tháng 3/2018 đã đưa ông trở thành nhân vật cấp cao trong hệ thống tôn ti trật tự của Đảng".

Hơn nữa, theo truyền thống bất thành văn trong chính trị Việt Nam là vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng thường giao cho người miền bắc, nên yếu tố ông Vượng có quê ở Thái Bình được coi là "một điểm cộng".

Về lý thuyết, ông Trần Quốc Vượng, năm nay 67 tuổi, đã quá tuổi để tiếp tục đứng trong Bộ Chính trị có vai trò đầu não của Đảng trong khóa tới. Mặc dù vậy, giáo sư Thayer chỉ ra rằng ông Vượng có phần chắc sẽ được Trung ương Đảng công nhận là trường hợp "ngoại lệ đặc biệt" theo một quy định hồi tháng 02/2020 của đảng.

Hơn nữa, ông Trần Quốc Vượng còn là cánh tay phải của ông Trọng, đương kim Tổng bí thư – Chủ tịch nước và nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ ông Trọng.

David Hutt, nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng dự đoán là ông Vượng sẽ ngồi ghế lãnh đạo Đảng nếu hệ thống "tứ trụ" tái diễn.

tamma3

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 26/07/2020

Tuy nhiên nếu có sự hợp nhất vĩnh viễn giữa người đứng đầu đảng và người đứng đầu nhà nước thì đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ kép này một phần bởi vì ông có nhiều kinh nghiệm hơn ông Vượng trên chính trường thế giới.

David Hutt nhận định : "Ông Phúc đã cải thiện đáng kể năng lực của Việt Nam trong bốn năm qua và đã giành được nhiều lời khen vì đã xử lý được đại dịch Covid-19, trong đó Việt Nam đã không ghi nhận trường hợp tử vong nào cho đến cuối tháng 7".

Nguồn tin đề nghị ẩn danh lại tiết lộ với VOA rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ vẫn tại vị thêm một nửa nhiệm kỳ, khoảng 2 năm, để phòng ngừa xung đột quyền lực trong nội bộ đảng. Nguồn tin đưa ra lý giải :

"Theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng, đồng thời giao Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an cho ông Vượng. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của ông Trọng sau khi rời chức".

Học giả Hutt nhận định nếu "ông Phúc và ông Vượng bị coi là quá chia rẽ" thì đương kim Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là một phương án cho chức vụ tối cao.

Ông lập luận :

Một ứng cử viên khác cho ghế tổng bí thư là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị lớn trong lịch sử gần đây của Việt Nam.

Là Chủ tịch quốc hội từ năm 2016, bà Ngân nằm trong cái gọi là "tứ trụ" mặc dù ghế này thường được coi là ít quyền lực và có ý nghĩa nhất trong bốn chức vụ.

Mặc dù bà Ngân được cho là đang tham gia cuộc đua nhưng có ý kiến cho rằng Đảng chưa sẵn sàng cho một nữ Tổng bí thư. Thật vậy, về vấn đề này, Việt Nam tụt hậu 6 năm so với nước láng giềng cộng sản Lào, nơi bà Pany Yathotou được bổ nhiệm làm Chủ tịch quốc hội Lào vào năm 2010, trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được một vị trí quyền lực ở Viêng Chăn.

Tuy nhiên, không nên xóa bỏ khả năng Đảng sẽ có lãnh đạo là nữ. Về mặt kỹ thuật, bà Ngân đứng thứ hai trong Bộ Chính trị, sau ông Trọng, và bà là một trong số ít thành viên đã ngồi trong cơ quan chính trị chóp bu này trong hai nhiệm kỳ, nói chung là điều kiện tiên quyết cho ghế lãnh đạo Đảng.

Hơn nữa, chính ông Trọng cũng từng là Chủ tịch quốc hội trước khi ông ngồi ghế tổng bí thư vào năm 2011, tức là đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này.

tamma4

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức sáng 31/03/2016

Ông David Hutt mô tả ở bà Ngân hơi thiếu điều ông gọi là "hấp lực chính trị" mà nó có thể vừa là điểm yếu lại vừa có thể là lợi thế của bà.

Ông nhận định : "Không rõ là bà ngồi ở đâu trong cỗ máy của Đảng. Bà có phải là một nhà kỹ trị như ông Phúc, với mục tiêu là nâng cao năng lực của chính phủ ? Hay bà thuộc phe nặng về tư tưởng của ông Trọng, vốn bị ám ảnh bởi việc tái khẳng định giá trị "đạo đức" và nền tảng tư tưởng của Đảng ? Liệu bà có phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc, người muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Washington để bảo vệ lợi ích lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông khỏi âm mưu bành trướng của Bắc Kinh ? Hay là bà ngả về phe thực dụng trong cuộc tranh luận khi muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đảng với Bắc Kinh và đi dây giữa các siêu cường ? Nhưng vì bà không được coi là ngả về phe nào trong bối cầnh Đảng có khuynh hướng khác nhau, nên bà có thể sẽ trở thành một ứng cử viên lý tưởng nếu người ta coi cần bằng lợi ích là là cách tốt nhất".

Tuy nhiên, theo tác giả, bà Ngân vẫn xếp hàng sau ông Phúc và ông Vượng. Tác giả phân tích : "Vấn đề không hẳn ở chỗ bà là nữ (mặc dù đối với một số người thì có là vấn đề), mà là vì bà thiếu kinh nghiệm hành chính và chính sách đối ngoại của ông Phúc cũng như sự hậu thuẫn từ người thầy đầy quyền uy dành cho ông Vượng. Việc bà là người miền Nam và chức vụ Tổng bí thư hầu như luôn thuộc về người miền Bắc (như ông Vượng), cũng là điểm bất lợi cho bà… Ông Phúc, người gốc miền Trung, ít gây tranh cãi hơn".

Nếu bà Ngân không nhận được chức Tổng bí thư vào kỳ chuyển giao quyền lực tới, tác giả cho rằng bà sẽ được dự kiến sẽ rời Bộ Chính trị vào năm tới.

tamma5

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng họp phiên bế mạc sáng ngày 28/01/2016, công bố danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Một dự đoán nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà quan sát Việt Nam là Việt Nam sẽ lại có một nữ Chủ tịch quốc hội "để thực hiện cam kết rõ ràng của Đảng về sự bình đẳng hơn".

Giáo sư Carl Thayer dự đoán bà Trương Thị Mai sẽ là Chủ tịch quốc hội vào năm sau dựa trên hai cơ sở.

"Thứ nhất, bà Mai được xem là có đủ phẩm chất nhất trong số các ứng cử viên đạt tiêu chuẩn. Bà có bằng cử nhân luật và bằng thạc sĩ quản trị công, là đại biểu quốc hội từ khóa 10 (năm 1997) cho đến khóa 13 (2016) và được bầu vào Trung ương Đảng năm 2011. Thứ hai, bà là phụ nữ duy nhất còn lại trong số các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm".

tamma6

Bà Trương Thị Mai hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS – Yusof Ishak, Singapore, đã viết vào tháng 05 rằng người kế nhiệm của bà Ngân có thể sẽ là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, hoặc ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Ông Hiệp dự đoán rằng nếu Đảng muốn duy trì một đại diện nữ ở vị trí tứ trụ, bà Mai sẽ nắm ghế này. Nếu kinh nghiệm được đặt trên giới tính thì ông Chính có cơ hội tốt hơn.

Hoàng Lan

Nguồn : Thoibao.de, 17/09/2020

********************

Cuộc đua giành chức Tổng bí thư

cầng tiến gần tới Đại hội Đảng cộng sản lần thứ 13, danh sách ứng cử viên cho các chức vụ chủ chốt ngày cầng thu hẹp.

tamma1

Pa nô tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh chụp ngày 27/4/2015

Hiện đang bước vào giai đoạn cuối vận động bầu cử trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc. Tại sự kiện mỗi năm năm này, 1.600 đại biểu từ khắp cả nước sẽ bầu ra 180 thành viên Ủy ban Trung ương mới và các cơ quan chính trị quan trọng nhất sẽ hoán chủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 dự kiến ​​s din ra vào tháng 1 năm ti, không b hoãn li vì dch bnh.

Ai trở thành Chủ tịch nước là câu hỏi cấp bách nhất trong thời gian này. Có tin đồn rằng có thể sẽ có hợp nhất vĩnh viễn vị trí nguyên thủ quốc gia và Tổng bí thư. Vào đầu những năm 1990, hệ thống "tứ trụ" được áp dụng để bốn cơ quan chính trị hàng đầu – Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội – do những người khác nhau đảm nhiệm. Tứ trụ được đưa ra nhằm ngăn chặn sự cai trị độc tài và duy trì sự lãnh đạo dựa trên sự đồng thuận – cái mà Đảng gọi là "nguyên tắc tập trung dân chủ". Nhưng vào năm 2018, quy tắc không chính thức này đã bị phá bỏ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước sau cái chết của Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang.

Đối với một số chuyên gia, đây trước hết là một động thái của Nguyễn Phú Trọng để đạt được quyền lực tối đa. Cũng có ý kiến cho rằng đây là một trường hợp đáng tiếc, khi một sự thay đổi xảy ra vào lúc giữa các kỳ Đại hội sẽ gây bất ổn cho Bộ Chính trị vốn đã xơ xác. Nhưng việc sáp nhập có ý nghĩa nhất định đối với lợi ích lâu dài của Hà Nội. Rõ ràng Việt Nam đang điều chỉnh lại chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn với các đối tác phương Tây và dân chủ, đã cải thiện đáng kể quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập kỷ qua và đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do quan trọng với Liên Hiệp Châu Âu trong năm nay. Tuy nhiên, vấn đề là các chính phủ dân chủ không chắc chắn về cách tiếp xúc với tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất nước.

Về mặt ngoại giao chặt chẽ, tổng bí thư không đại diện cho nhà nước hay chính phủ. Vì vậy, việc các chính phủ phương Tây chào đón người đứng đầu Đảng cộng sản trong chuyến thăm cấp nhà nước sẽ thể hiện sự chấp nhận ngầm đối với hệ thống độc đảng chuyên chế của Việt Nam – một tình huống mà chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt khi ông Trọng đến thăm Washington vào năm 2015, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng. Để cho tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước giải quyết được vấn đề này. Trên thực tế, cả Lào và Trung Quốc đã hợp nhất các vị trí tương tự từ nhiều thập kỷ trước, điều này cho phép Tập cần Bình dễ dàng kiểm soát chính sách đối ngoại và làm việc với các chính phủ phương Tây.

Năm sau phải có một tổng bí thư mới, vì ông Trọng sẽ từ chức sau hai nhiệm kỳ. Tháng tới tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương sẽ có quyết đinh về việc này, nếu không (như trước Đại hội toàn quốc cuối cùng vào năm 2016) thì sẽ được bàn bạc một lần nữa tại một phiên họp toàn thể khác được tổ chức chỉ vài ngày trước Đại hội toàn quốc vào tháng Giêng. Trần Quốc Vượng, cầnh tay phải của Trọng và hiện là thư ký Ban Bí thư Trung ương, là ứng cử viên hàng đầu nếu theo ông Trọng lèo lái được trong những tháng tới. Nhưng thủ tướng đương nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc, cũng có nhiều khả năng đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư. Ông Phúc đã cải thiện đáng kể năng lực của Hà Nội trong bốn năm qua và đã giành được nhiều lời tán thưởng vì đã xử lý được đại dịch Covid-19 mà không có tử vong cho đến cuối tháng 7.

Một ứng cử viên khác là Nguyễn Thị Kim Ngân, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử cần đại của Việt Nam. Là Chủ tịch quốc hội từ năm 2016, bà Ngân giữ một trong bốn chức vụ chính trong hệ thống chính trị của Việt Nam – mặc dù một chức vụ thường được coi là ít quyền lực và ít có ý nghĩa nhất trong tứ trụ. Mặc dù bà Ngân được cho là đang tranh cử nhưng có ý kiến ​​cho rng Đảng cng sn vn chưa sn sàng có mt n Tổng bí thư. Tht vy, v điu này, Vit Nam tt hu 6 năm so vi nước láng giềng cộng sản Lào, nơi bà Pany Yathotou được bổ nhiệm làm Chủ tịch quốc hội Lào vào năm 2010, trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được một vị trí quyền lực ở Viêng Chăn.

Tuy nhiên, không nên loại bỏ khả năng có một nữ lãnh đạo Đảng. Bà Ngân thật ra đứng thứ hai trong Bộ Chính trị, sau ông Trọng, và là một trong số ít thành viên đã ở bộ chính trị hai nhiệm kỳ, đây là điều kiện tiên quyết cho chức tổng bí thư. Bà Ngân cũng có một bản lý lịch khá dày. Bà là Phó Chủ tịch quốc hội từ năm 2007 đến năm 2016, khiến bà Ngân có quyền lực cực kỳ cao trong cơ quan lập pháp. Ông Trọng từng là Chủ tịch quốc hội trước khi ông trở thành tổng bí thư vào năm 2011, vì vậy gần đây đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này. Bà Ngân cũng được coi là người có trách nhiệm. Bà Ngân đã được đề cử làm ứng cử viên Thủ tướng trước Đại hội toàn quốc năm 2016. Ông Carl Thayer xem bà là "một người nổi bật", người "rất có năng lực làm bộ trưởng" và có quyền lập pháp kinh nghiệm để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch quốc hội dù dù không được giao chức vụ đó,

Điều gì đó có thể có lợi (nhưng có thể không)cho bà Ngân là hơi thiếu tính cách chính trị. Không rõ bà Ngân ở vị trí nào trong Đảng. Cô ấy có phải là một nhà kỹ trị như Phúc, với mục tiêu là nâng cao năng lực của chính phủ ? Hay cô ấy thuộc phe Nguyễn Phú Trọng, bị ám ảnh với việc khẳng định lại "đạo đức" và nền tảng tư tưởng của Đảng ? Bà ấy có phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc, người muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Washington để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông khỏi âm mưu bành trướng của Bắc Kinh ? Hay là bà ấy đứng về phía thực dụng muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên với Bắc Kinh và tạo ra sự cần bằng giữa các siêu cường ?

Với cương vị Chủ tịch quốc hội, bà Ngân không có nhiều cơ hội để thể hiện bản lĩnh của mình. Một trong số ít chuyến thăm ít ỏi của bà ở nước ngoài là đến Trung Quốc vào năm ngoái, nhưng điều này tiết lộ gì về thái độ của bà trong chính sách đối ngoại – mặc dù bà có vẻ là một người ít chống Trung Quốc hơn những người khác trong Đảng. Là người đứng đầu cơ quan bù nhìn, bà Ngân cũng chẳng có lựa chọn để thể hiện mình. Bà Ngân là một trong những người đề xuất dự luật đặc khu và sau đó đã bị chính phủ hoãn một cách bất ngờ vào năm 2018 sau khi các cuộc biểu tình công khai lớn nhất diễn ra. Đây là một sự xấu hổ lớn cho Đảng, và ông Trọng được cho là đã nghi ngờ dự luật.

Nhưng vì bà Nhân không được coi là phe phái nào trong bối cầnh Đảng có khuynh hướng khác nhau, nên bà ấy sẽ là một ứng cử viên lý tưởng nếu tại Đại hội toàn quốc xem sự cần bằng lợi ích được xem là cách tốt nhất để phát triển. Và, giờ vẫn có cách để không về hưu ở tuổi 66. Gần đây đã có quyết định giới hạn về tuổi tác, tức quan chức phải từ chức Bộ Chính trị và các chức vụ cấp cao khi đến tuổi 65, nhưng sẽ được miễn cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 13. Điều đó có nghĩa là Phúc và Ngân, đều 66 tuổi và Vượng, 67 tuổi, đủ điều kiện được bầu. Tuy nhiên, có ý cho rằng giới hạn độ tuổi cũng có thể được không áp dụng cho các chức vụ khác. Điều đó có vẻ khó xảy ra, nhưng Phúc và Ngân có thể được phép tiếp tục ở vị trí hiện tại , vì họ chỉ phục vụ một nhiệm kỳ và nằm trong Bộ Chính trị – và, nếu chẳng theo một luật lệ nào thì có thể bà Ngân sẽ tiếp tục lên làm Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, điều đó khó xảy ra và đối với hầu hết các chuyên gia, Ngân đứng sau Phúc và Vượng. Điều này không phải vì bà Ngân là phụ nữ mà là vì cô ấy thiếu kinh nghiệm hành chính và chính sách đối ngoại như Phúc hay đuọc một người cố vấn đắc lực chống lưng như Vượng. Bà Ngân là người miền Nam và chức vụ Tổng bí thư hầu như luôn thuộc về người miền Bắc (như Vương). Phúc, người miền Trung sẽ ít gây tranh cãi hơn. Dự đoán của riêng tôi là Vượng sẽ nhận chức tổng bí thư nếu hệ thống "tứ trụ" trở lại, nhưng Phúc sẽ lên nếu có hợp nhất vĩnh viễn hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước, một phần vì Phúc ấy có nhiều kinh nghiệm đối ngoại hơn Vượng. Tuy nhiên, Ngân có khả năng lẻn vào nếu Phúc và Vương được coi là quá gây chia rẽ.

Nếu Ngân không được bầu làm tổng bí thư, thì bà sẽ nghỉ hưu và ra khỏi Bộ Chính trị vào năm tới. Thật vậy, trong số ba ứng cử viên chính, hai người không được chọn có khả năng sẽ nghỉ hưu. Và thì ai sẽ đảm nhận chức Chủ tịch quốc hội ? Một số chuyên gia cho rằng một phụ nữ khác sẽ thay thế chức vụ này để thực hiện cam kết rõ ràng của Đảng về sự bình đẳng. Lê Hồng Hiệp, một thành viên tại Viện ISEAS – Yusof Ishak, đã viết vào tháng 5 rằng người kế nhiệm nà Ngân có thể sẽ là Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận của Đảng, hoặc Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung Ương. Ông Hiệp cho biết nếu đảng muốn duy trì có một đại diện nữ ở tứ trụ, bà Mai sẽ nhận được bầu. Nếu cần kinh nghiệm hơn là bình đẳng giới, ông Chính có nhiều cơ hội hơn.

David Hutt

Nguyên tác : Three horses race for Vietnam's next Communist Party Chief, The Diplomat, 14/09/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 15/09/2020

*******************

Tiền Đại hội 13 : Tô Lâm thâu tóm và phô trương quyền lực

Gió Bấc, RFA, 15/09/2020

Tuyên bố xóa hộ khẩu trong năm tới, đồi thẻ cần cước mới, giành quyền sát hạch và cấp phép lái xe, thống nhất quản lý các lực lượng bán vũ trang cơ sở, trách nhiệm quản lý an ninh khu vực biên giới… quyền lưc của Công an đang lấn át các lĩnh vực dân sư, hành chính và ngay cả quân sư. Qua phiên tòa Đồng Tâm, cơ quan Kiểm sát, Tòa án lai trở thành công cụ che chắn và tiếp tay cho tội ác thảm sát, bức hại dân lành của công an.

tamma7

Từ đầu năm đến nay, tướng Tô Lâm liên tục thể hiện tham vọng thâu tóm và phô trương quyền lực của ngành Công an trên nhiều lĩnh vực

Thông thường, trước đại hội đảng, các ứng viên của nhà đỏ dù là ủy viên thường, ủy viên Bộ Chính trị hay ứng viên tứ trụ thường như hổ náu mình, án binh bất động thủ khẩu như bình. Chuyện đấu đá, bộc lộ quan điềm thường diễn ra âm thầm, gián tiếp qua đàn em trung tín. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người có khiếu hài hước đặc biệt trên vũ đài chính trị giúp nhân dân vui cười quên bớt nhọc nhằn vì chế độ quan liêu tham nhũng, sau đỉnh cao trí tuệ "cây trụ điện Mỹ cũng muốn bay về Việt Nam" cũng đã chuyển sang vai lành tính.

Thế nhưng liên tục từ đầu năm đến nay, tướng Tô Lâm liên tục thể hiện tham vọng thâu tóm và phô trương quyền lực của ngành Công an trên nhiều lĩnh vực bất chấp va chạm với lợi ích, quyền hạn của các bộ ngành khác.

Hộ khẩu là sợi dân thòng lọng trói chặt người dân vào bao thủ túc nhiêu khê trong mọi lĩnh vực đời sống từ hôn nhân, mua bán, học hành… Bỏ hộ khẩu là điều ai cũng muốn thế nhưng bỏ thế nào để không ảnh hưởng đến hàng trăm thủ tục có liên quan thì ngay Ủy ban Pháp luật quốc hội cũng phải cần nhắc và đua ra lộ trình đến năm 2025. Thế nhưng tướng Tô Lâm dõng dạc đặt mốc lịch sẽ hủy bỏ Hộ khẩu và thay thế bằng mã đinh danh từ thang 7/2021 (1). Đây không phải là quyết định bốc đồng của văn bản hành chính mà là cụ thể hỏa Luật Cư trú.

Hậu quả của quyết định bất cập này đương nhiên là người dân và nền hành chính lãnh đủ nhưng dịch vụ mã định danh mới tha hồ hốt bạt và cơn hồng thủy xác minh mối liên hệ gữa cần cước và mã định danh của một người là cơn ác mộng chạy chọt mất tiền, mất thời gian.

Luật Căn cước nhân dân vừa có hiệu lực, theo đó người dân phải xin cấp mới hoặc đổi thẻ Chứng minh nhân dân hiện nay bằng cần cước nhân dân áp dụng công nghệ mã vạch. Đây là lĩnh vực tranh chấp trách nhiệm giũa ngành Tư Pháp và Công an từ nhiều nhiệm kỳ trước. Ngành Tư Pháp và nhiều Đại biểu quốc hội muốn giao nhiệm vụ này cho Tư Pháp vì sự khách quan, phù hợp trong quản lý hành chính nhưng nguồn lợi của nó quá lớn nên vẫn nằm trong tay ngành Công an. Hiện nay chỉ mới 16/95 triệu dân được cấp cần cước mới thì Tướng Tô Lâm lại đề nghị thay đổi bằng thẻ Căn cước nhân dân gắn chíp. Nhiều ý kiến phản biện cho rằng công nghệ gắn thẻ Chip chỉ dành cho động vật và tội phạm bị giam giữ đẻ tiện theo dõi. Dùng Chíp quản lý công dân là vi phạm quyền tự do cá nhân… Hơn nữa việc thay đổi này sẽ gây nhiều biến động phiền hà cho công dân. Thế nhưng, với quyền lực của Tô Lâm, dự án vẫn đang xúc tiến (2).

Việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe đã được chuyển giao từ ngành Công an sang Giao thông và vận tải từ hơn 10 năm qua. Thế nhưng mới đây, chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội Dự luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Theo đó, ngành Clong an sẽ có thẩm quyền quản lý việc đào tạo, sát hạch quản lý việc cấp phép lái xe. Trong khi dư luận còn đang bàn thảo thì Cơ quan điều tra công bố Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng ký nhiều công văn liên quan đến BOT BẨN thì ngay lập tức ông Thể thừa nhận dự luật của ông an là phù hợp. Dự luật này chỉ còn chờ Quốc hội thông qua. Ai cũng biết rằng tham nhũng trong lĩnh vực này là nguồn thu vô tận.

Không chỉ hành chính, dân sự, uy thế của Công an còn vươn đến cả quốc phòng không ngại tranh chấp quyền lực với quân đội, không chỉ một lần và cũng không giới hạn từ nội địa đến cả biên giới. Tháng 8-2010, trong phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận dư luật Biên Phòng.

Theo dự thảo Luật, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các ngành hữu quan, chính quyền địa phương nơi có biên giới để duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị sửa đổi dự thảo Luật theo hướng quy định "Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, trong đó có bội đội Biên phòng, các cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới" (3).

Gần đây nhất, Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để lấy ý kiến rộng rãi. Theo Bộ Công an, hiện có ba lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở gồm : bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách. Gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách sẽ thành 1 lực lượng mới (4).

Có thông tin cho rằng nếu dự luật này được thông qua thì biên chế Công an sẽ lên đến hớn 1,5 triệu người. Sức mạnh của Công an sẽ bao trùm xã hội, lấn lướt quân đội rất nhiều. Người dân sẽ phải còng lưng đóng thêm thuế để trả lương cho những người theo dõi đàn áp mình.

Sự bành trướng thế lực của ngành Công an gắn liền với vai trò và quyền thế của Tô Lâm. Vào đầu nhiệm kỳ khóa 12, Tô Lâm chưa có vai trò nổi bật và chưa được Nguyễn Phú Trọng tin cậy nên chưa phong đại tướng và Nguyễn Phú Trọng phải tự chen mình tham dự họp Đảng ủy Công an với vai trò Đảng ủy viên. Nỗi lên trong tình thế cá mè một lứa sau cái bóng che của Trần Đại Quang, Tô Lâm chưa thật sự nắm vững quyền bính đang bị phân tán trong tay các thứ trưởng và 6 tổng cục trưởng

Trong nhiệm kỳ vửa qua, hàng chục tướng công an đã thành củi vào lò. Lẽ ra với trách nhiệm là người đứng đầu, Tô Lâm phải chịu một phần trách nhiệm. Thế nhưng ngược lại, công cuộc đốt lò đã giúp Tô Lâm loại bỏ nhiều đối thủ, mặt khác chiến công bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về quy án đã tạo niềm tin cho Trọng.

Kết quả niềm tin này không chỉ là quân hàm đại tướng mà quan trọng hơn là thanh thượng phương bảo kiếm thay đổi cơ cấu ngành Công an từ trung ương đến địa phương giúp Tô Lâm trở thành Bộ trưởng Công an quyền lực nhất hơn cả Trần Quốc Hoàn. Ở cấp Bộ, Tô Lâm đã giải tán 6 Tổng cục, để trực tiếp điều động các Cục.

Ở địa phương, Tô Lâm đả phái bỏ một truyền thống đã thành nguyên tắc của ngành công an cộng sản từ khi thành lập đến nay. Điều chuyển giám đốc Công an các tỉnh không còn là người địa phương. Trước đây, giám đốc Công an các tỉnh do đảng bộ bầu chọn, Bộ chuẩn y. Riêng trong khóa này là do Bộ bổ nhiệm điều động. Nhiều dư luận đồn đoán về sự thay đổi cơ cấu này là những thương vụ mua quan bán chức đem cả núi tiền về cho Tô Lâm, có ý kiến nói Tô Lâm đang Hưng Yên hóa bộ máy lãnh đạo Công an với hơn 30 lãnh đạo từ Thứ trưởng đến Giám đốc Công an tỉnh.

Như lập luận này có lẽ không sai nhưng chỉ là chuyện nhỏ so với quyền lực mà Tô Lâm thiết lập được qua cơ chế này. Tại Đại hội 13 và suốt nhiệm kỳ sắp tới, 63 đoàn đại biểu và ban thường vụ tỉnh thành chắc chắn sẽ là con tin của Tô Lâm.

Qua các đại án đã và sẽ được điều tra Tô Lâm có trong tay biết bao nhiêu văn bản, bao nhiêu chữ ký vi phạm pháp luật của các bộ trưởng, thứ trưởng, các ủy viên trung ương có liên quan tương tự như Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ? Chỉ cần cơ quan điều tra hé ra một câu là Bộ trưởng Thể đã phải buông tay dâng nạp ngay hệ thống sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Với các người khác tất cũng phải cun cút tuân lệnh Tô Lâm để giữ an toàn về sinh mạng chính trị và cả quyền tự do thân thể.

Hai chiến công triệt hạ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và "tên địa chủ cường hào mới" 58 tuổi đảng cần tăng uy quyền của Tô Lâm lên hàng vô đối. Trước một ủy viên trung ương đầy triển vọng, được tín nhiệm cao. Tô Lâm đã tóm gọn trong vòng ba nốt nhạc. Trước một lão Kình 84 tuổi đời mà chưa biết thời thế, đảng viên lâu năm mà không biết đổi màu chỉ cần hy sinh ba sĩ quan là Tô Lâm đã tái lập hình phạt thời trung cổ phân thây xẻ thịt, tru lục toàn gia.

Trong số ứng viên tứ trụ hiện nay, quyền lực của Tô Lâm là vô đối. Trần Quốc Vượng, người cầm củi đốt lò cho Tổng Chủ bấy lâu nay chỉ có oán mà không có ân, chỉ có quyền mà không có lực. Cái Ủy ban Kiểm tra trung ương của Vượng chỉ là bộ máy thư lại nhân danh lãnh đạo để kết luận những chuyện đã thành cơm, không đủ nhân sự, không đủ lực uy, tài liệu tàng thư như lực lượng an ninh. Nguyễn Xuân Phúc chỉ có cơ chế quyền lợi ban phát nhưng không đủ nhân uy như Tô Lâm. Khối việc, Phúc còn phải nhờ cậy Tô Lâm.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 15/09/2020 (Gió Bấc's blog)

1. https://plo.vn/thoi-su/nam-2021-se-khai-tu-so-ho-khau-930785.html

2. https://tuoitre.vn/cần-cuoc-cong-dan-vua-doi-se-phai-doi-lai-20200808083...

3. https://cầnd.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/De-xuat-Bo-Cong-an-la-luc-l...

4. https://tuoitre.vn/gan-750-000-dan-phong-cong-an-ban-chuyen-trach-se-tha...

*********************

Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư

David Hutt, BBC, 14/09/2020

tam1

Nhiệm kỳ Đại hội 12 chứng kiến mô hình "tam trụ" từ công thức "tứ trụ" sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

Bài viết nói Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam được lên lịch sẽ diễn ra vào tháng 1 là điều gần như không thể trì hoãn bất kể đại dịch Covid-19 có diễn biến thế nào.

Ủy ban Trung ương Đảng mới gồm 180 ủy viên sẽ được 1.600 đại biểu toàn quốc bỏ phiếu bầu chọn và và các cơ quan chính trị quan trọng nhất sẽ có thay đổi nhân sự.

Tác giả mô tả về những đồn đoán hợp nhất vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư, điều đã từng xảy ra khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

"Một số nhà quan sát cho rằng việc hợp nhất hai ghế vào lúc đó trước hết là một động thái của ông Trọng nhằm nắm giữ quyền lực tối đa. Những người khác cho rằng đây là việc làm "tiện lợi", xảy ra vào lúc giữa nhiệm kỳ khi xáo trộn sẽ gây bất ổn cho Bộ Chính trị, vốn đã bị mất người.

"Nhưng việc sáp nhập [hai chức vụ] có ý nghĩa nhất định đối với lợi ích lâu dài của Hà Nội. Rõ ràng Việt Nam đang điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình chặt chẽ hơn với các đối tác phương Tây và nước dân chủ, và Hà Nội đã cải thiện đáng kể quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập kỷ qua và đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do quan trọng với Liên minh Châu Âu trong năm nay.

"Tuy nhiên, vấn đề là các chính phủ dân chủ không chắc chắn về cách tiếp xúc với người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất đất nước", ông David Hutt nhận xét.

Về mặt ngoại giao chặt chẽ, theo tác giả, người đứng đầu Đảng không đại diện cho nhà nước hay chính phủ. Vì vậy, việc các chính phủ phương Tây chào đón người đứng đầu Đảng cộng sản trong chuyến thăm cấp nhà nước sẽ thể hiện sự chấp nhận ngầm đối với hệ thống độc đảng toàn trị của Việt Nam - một tình huống mà chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt khi ông Trọng đến thăm Washington vào năm 2015, chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng.

Thế nhưng để lãnh đạo đảng cũng nắm ghế chủ tịch nước giải quyết vấn đề này, tương tự như Lào và Trung Quốc đã làm cách đây nhiều năm, tức là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác kiểm soát chính sách đối ngoại và đối thoại với chính phủ các nước phương Tây, tác giả giải thích.

tam2

Ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là ứng cử viên sáng giá nếu vẫn duy trì mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.

'Cuộc đua tam mã'

Tác giả đưa ra nhận định về cơ hội của từng ứng viên như sau :

"Trần Quốc Vượng, cầnh tay phải của ông Trọng và là Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương, là người dẫn đầu nếu ông Trọng thôi chức sau hai nhiệm kỳ trong những tháng tới. Thế nhưng thủ tướng đương nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc, được nhiều nhà quan sát cho là ứng viên sáng giá để có ghế tổng bí thư.

"Ông Phúc đã cải thiện đáng kể năng lực của Việt Nam trong bốn năm qua và đã giành được nhiều lời khen vì đã xử lý được đại dịch Covid-19, trong đó Việt Nam đã không ghi nhận trường hợp tử vong nào cho đến cuối tháng 7.

"Một ứng cử viên khác cho ghế tổng bí thư là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị lớn trong lịch sử gần đây của Việt Nam.

"Là Chủ tịch quốc hội từ năm 2016, bà Ngân nằm trong cái gọi là "tứ trụ" mặc dù ghế này thường được coi là ít quyền lực và có ý nghĩa nhất trong bốn chức vụ.

"Mặc dù bà Ngân được cho là đang tham gia cuộc đua nhưng có ý kiến cho rằng Đảng chưa sẵn sàng cho một nữ Tổng bí thư. Thật vậy, về vấn đề này, Việt Nam tụt hậu 6 năm so với nước láng giềng cộng sản Lào, nơi bà Pany Yathotou được bổ nhiệm làm Chủ tịch quốc hội Lào vào năm 2010, trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được một vị trí quyền lực ở Viêng Chăn", tác giả viết.

"Tuy nhiên, không nên xóa bỏ khả năng Đảng sẽ có lãnh đạo là nữ. Về mặt kỹ thuật, bà Ngân đứng thứ hai trong Bộ Chính trị, sau ông Trọng, và bà là một trong số ít thành viên đã ngồi trong cơ quan chính trị chóp bu này trong hai nhiệm kỳ, nói chung là điều kiện tiên quyết cho ghế lãnh đạo Đảng".

Tác giả lập luận rằng chính ông Trọng cũng từng là Chủ tịch quốc hội trước khi ông ngồi ghế tổng bí thư vào năm 2011, tức là đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này.

tam3

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là đương kim Chủ tịch quốc hội

Tuy nhiên ông David Hutt mô tả có điều gì đó có thể có lợi cho bà Ngân (nhưng có thể không) là vì bà ấy hơi thiếu điều ông gọi là "hấp lực chính trị".

"Không rõ là ngồi ở đâu trong cỗ máy của Đảng, bà có phải là một nhà kỹ trị như ông Phúc, với mục tiêu là nâng cao năng lực của chính phủ ? Hay bà thuộc phe nặng về tư tưởng của ông Trọng, vốn bị ám ảnh bởi việc tái khẳng định giá trị "đạo đức" và nền tảng tư tưởng của Đảng ?

"Liệu bà có phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc, người muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Washington để bảo vệ lợi ích lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông khỏi âm mưu bành trướng của Bắc Kinh ? Hay là bà ngả về phe thực dụng trong cuộc tranh luận khi muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đảng với Bắc Kinh và đi dây giữa các siêu cường ?

"Nhưng vì bà không được coi là ngả về phe nào trong bối cầnh Đảng có khuynh hướng khác nhau, nên bà có thể sẽ trở thành một ứng cử viên lý tưởng nếu người ta coi cần bằng lợi ích là là cách tốt nhất", tác giả viết.

Ông David Hutt cho rằng ở tuổi 66, nay bà Ngân có thể tiếp tục mặc dù quá tuổi nghỉ hưu dự kiến (65) vì đã có những thay đổi về việc qui định hạn chế độ theo đó không áp dụng cho chức vụ tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới.

"Điều đó có nghĩa là ông Phúc và bà Ngân, cùng 66 tuổi và ông Vượng, 67 tuổi, cầnh tay phải của Trọng, đều đủ điều kiện để ngồi ghế tổng bí thư.

"Tuy nhiên, có những gợi ý rằng giới hạn độ tuổi cũng có thể được dỡ bỏ đối với các chức vụ khác. Có vẻ như khó xảy ra, nhưng ông Phúc và bà Ngân có thể được phép tiếp tục ở chức vụ hiện tại, vì họ mới chỉ nắm một nhiệm kỳ và nằm trong Bộ Chính trị và nếu gạt bỏ các qui định hẳn thì bà Ngân có khả năng nắm ghế chủ tịch nước".

tam4

"Trần Quốc Vượng, cầnh tay phải của ông Trọng và là Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương, là người dẫn đầu cuộc đua vào ghế tổng bí thư".

Tuy nhiên, theo tác giả, hầu hết các nhà quan phân tích đều cho là điều đó khó xảy ra và rằng bà Ngân vẫn xếp hàng sau ông Phúc và ông Vượng.

"Vấn đề không hẳn ở chỗ bà là nữ (mặc dù đối với một số người thì có là vấn đề), mà là vì bà thiếu kinh nghiệm hành chính và chính sách đối ngoại của ông Phúc cũng như sự hậu thuẫn từ người thầy đầy quyền uy dành cho ông Vượng. Việc bà là người miền Nam và chức vụ Tổng bí thư hầu như luôn thuộc về người miền Bắc (như ông Vượng), cũng là điểm bất lợi cho bà.

"Ông Phúc, người gốc miền Trung, ít gây tranh cãi hơn. Dự đoán của riêng tôi (và đó chỉ là phỏng đoán theo thông tin) là ông Vượng sẽ ngồi ghế lãnh đạo Đảng nếu hệ thống "tứ trụ" tái diễn, nhưng ông Phúc sẽ được chấp nhận nếu có sự hợp nhất vĩnh viễn giữa người đứng đầu đảng và người đứng đầu nhà nước, một phần bởi vì ông có nhiều kinh nghiệm hơn ông Vượng trên chính trường thế giới. Tuy nhiên, bà Ngân có khả năng chen vào nếu ông Phúc và ông Vượng bị coi là quá chia rẽ.

Nếu bà Ngân không nhận được chức tổng bí thư, tác giả cho rằng bà sẽ được dự kiến sẽ rời Bộ Chính trị vào năm tới.

"Thật ra trong số ba ứng viên chính, hai người không được chọn có khả năng sẽ nghỉ hưu. Và nếu bà Ngân đi tiếp, thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch quốc hội.

"Một số chuyên gia cho rằng bà sẽ được thay thế bởi một phụ nữ khác để thực hiện cam kết rõ ràng của Đảng về sự bình đẳng hơn. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS - Yusof Ishak, đã viết vào tháng Năm rằng người kế nhiệm của bà có thể sẽ là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, hoặc ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

"Ông Hiệp nói thêm rằng nếu Đảng muốn duy trì một đại diện nữ ở vị trí tứ trụ, bà Mai sẽ nắm ghế này. Nếu kinh nghiệm được đặt trên giới tính, ông Chính có cơ hội tốt hơn", tác giả trích dẫn.

Đánh giá của ông Zachary Abuza

Hồi tháng Sáu, nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, Tiến sĩ Zachary Abuza, nói với BBC : "Tôi không nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm nữa, vì ông vừa rồi đã có thời gian ốm, và lại đã một lần được miễn tuổi".

tam5

Rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi. Ông Trần Quốc Vượng đang được xem là một ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư

Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải mới đây bị cầnh cáo, nên có lẽ ông Hải sẽ khó tái cử.

Ngoài ra, Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu.

Như thế, ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới.

"Nhưng số người mới bầu vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản không bao giờ nhiều hơn số thành viên cũ".

"Vì vậy, rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi", ông Abuza nhận định.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 14/09/2020

(1) David Hutt, "Three-Horse Race for Vietnam’s Next Communist Party Chief", The Diplomat, 14/09/2020)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Lan, Gió Bấc, David Hutt, Khánh An, Mỹ Hằng, Zachary Abuza
Read 588 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)