Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/09/2020

Tuyên giáo mơ có nhiều thánh Triết Mác-Lê ở Việt Nam

Nhiều tác giả

Ông Võ Văn Thưởng có hc… Triết ?

Trân Văn, VOA, 22/09/2020

Ông Võ Văn Thưởng, y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo ca Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, li khuy đng dư lun khi ông ch đo phi làm sao đ Vit Nam có nhng "triết gia tm c khu vc và thế gii" (1) !

triet1

Ông Võ Văn Thưởng, nh trên Lao Đng, 20/9/2020

Ông Thưởng đưa ra ch đo va k tiĐi hi thành lp Hi Triết hc Vit Nam, din ra hôm 20 tháng 9 va vi tư cách y viên B Chính tr, thành viên Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo, va vi tư cách… mt người hc Triết !

Theo Wikipedia thì ông Thưởng có… hc Triết Đi hc Tng hp Thành phố Hồ Chí Minh và nhn văn bng C nhân chuyên ngành Triết hc Mác Lênin năm 1992, sau đó nhn thêm văn bng Thc sĩ v Triết năm 1999 cũng ti trường đi hc này. Tuy nhiên đc k các bài tường thut v ch đo ca ông Thưởng tiĐi hi thành lp Hi Triết hc Vit Namtrên h thng chính thng, người ta s cm thy hoang mang vì dường như ông chưa tng hc Triết như thiên h trước nay vn hc !

***

Tuy khó có th tìm được đnh nghĩa chung v Triết hc được mi người tán thành nhưng có l nhiu người s đng tình, Triết hc là lĩnh vc khoa hc liên quan đến tư tưởng lĩnh vc hết sc tru tượng nên không d tiếp nhn, cm th.

Hc Triết là hc c v lch s tư tưởng loài người, ln phương pháp tư duy, cách thc lý gii suy tư v vn vt và tương quan gia thế gii, con người, xã hi... mc đ cao hơn, nhng người nghiên cu Triết hc đi chiếu, so sánh, khái quát đ h tr thiên h ng dng Triết hc vào suy nghĩ, phân tích, trình bày (viết, nói...) sao cho cht ch, rõ ràng, khúc chiết... Cao hơn na là Triết gia, nhng người có th đưa ra nhng suy nghĩ mi, cách lý gii mi v vn vt

Lch s Triết hc là lch s ca vô s tư tưởng, cách lý gii mi v vn vt nhiu khía cnh khác nhau, ti nhiu thi đim có bi cnh khác nhau trong lch s nhân loi và mt trong nhng đc đim chính ca Triết hc là thuyết phc, không áp đt.

Ông Thưởng hc Triết nhưng t suy nghĩ đến din đt ch bày ra mt m bùng nhùng làm người ta thy ti nghip cho trường Đi hc Tng hp Thành phố Hồ Chí Minh. Đào to thế nào đ mt Thc sĩ Triết, va thú nhn… ngoài Triết hc Mác - Lênin, nhng hc thuyết khác ít được nghiên cu sâu, thm chí ít được biết đến. Vic ging dy và nghiên cu triết hc chưa đt cht lượng cao, chưa có ai đt đến trình đ chuyên gia, s gn kết gia triết hc vi chính tr và vi thc tin vn còn nhiu vn đ cn phi gii quyết

va khoe không thy ngượng rng thì là… Triết hc Mác Lênin đã cung cp cơ s lý lun làm thay đi phương thc phát trin đt nước, t ch cng nhc, ch quan, giáo điu sang phương thc mm do hơn, thc tế hơn, năng đng hơn, sáng to hơn. Tư duy này đã đnh hướng đưa nước ta ra khi cuc khng hong kinh tế- xã hi, ra khi tình trng mt nước nghèo và tng bước vng chc đy mnh quá trình công nghip hóa, hin đi hóa và hi nhp quc tế ngày càng sâu rng(?).

Nếu tht s là như thế thì lp thêm Hi Triết hc vi nhim vlàm sáng t vai trò ca triết hc Mác - Lênin và Tư tưởng H Chí Minh, làm nn tng tư tưởng ca ‘đng ta, làm ngn c tư tưởng và là ht nhân lý lun ca thế gii quan, phương pháp lun cho mi hot đng lý lun và thc tin nhmđnh hướng cho hot đng nhn thc và hot đng thc tin ca dân tc, k c thc tin lao đng xây dng đt nước, xây dng phát trin văn hóa, con người...hoc là… tha, hoc là ông Thưởng nói phét mt cách vng v !

Nếu Hi Triết hc phi đy mnh thc hin nhim v đu tranh phê phán, bác b các quan đim triết hc sai trái, thù đch, đi ngược li vi li ích ca dân tc, đt nướcthì còn ch nào đ các thành viên này đy mnh nghiên cu tinh hoa triết hc thế gii, nghiên cu tư tưởng triết hc Vit Nam nhm cung cp cơ s lý lun triết hc cho đường li, chính sách ca đng và nhà nước ? Cđy tht… mnhtheo ch đo trái khoáy, ý trước thóa m ý sau như vy thì làm sao… lòi ra… "triết gia tm c khu vc và thế gii" ?

***

Không phi t nhiên mà nhiu người xem Triết hc là mt lĩnh vc sang trng. Tiếng là Thc sĩ Triết nhưng tư duy và din đt ca ông Thưởng không có khí đ, phong thái ca mt người hc Triết ! Dân gian gi kiu tư duy và din đt y là… "Trng". Thôi thì còn sng thì nên hi vng. Không th hy vng vào "Trng" Thưởng thì gi chút hi vng còn le lói vào Hi Triết hc, mong rng hi này không tr thành Hi Trng hc. Ch mt Hi đng Lý lun ca Ban chấp hành trung ương đng, x này đã đ mt ri !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 22/09/2020

Chú thích :

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-vo-van-thuong-mong-muon-viet-nam-co-nhung-nha-triet-gia-tam-co-675179.html

*************************

Thảo nào…

Cánh Cò, RFA, 22/09/2020

Trong bài phát biểu tại Đại hội "Thành lập Hội triết học Việt Nam" Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, Thạc sĩ triết, đã có những lời lẽ làm cộng đồng mạng che miệng trong vài ngày qua. Không ít người ngạc nhiên khi thấy chế độ mà ông Thưởng đang góp phần cai trị không những đã đi ngược lại với những gì phổ cập mà nền giáo dục cả thế giới đang theo đuổi mà còn cổ vũ lấy được một thực tế đầy khôi hài : Triết học tại Việt Nam.

triet2

Đi ngược, bởi bản thân triết học là một ngành khoa học tự nhiên, giáo dục con người tư duy hết khả năng, phản biện không ngừng nghỉ qua các nhà hiền triết mà sự nghiệp của họ đã được xác định bởi tư tưởng vượt qua thời đại mà họ đang sống.

Khôi hài, vì bản thân là một thạc sĩ triết do nhà trường Xã hội Chủ nghĩa đào tạo ông Thưởng không hề có tư duy rộng mở để ý thức được rằng triết học trước hết làm cho con người học nó khả năng phản biện, phản biện tới cùng trước bất cứ vẩn đề gì mà người học triết được khai minh. Ông Thưởng cũng như bao nhiêu người học triết khác ở Việt Nam chỉ khoanh vùng trong ba cái vòng tròn : chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn tự cho rằng học thuyết của họ là vô địch, là chân lý.

Ông Thưởng mạnh miệng cho rằng cái hội mà ông ta đang cổ vũ là "muốn sánh ngang với triết học Hy Lạp - La Mã" và tự ca ngợi rằng "…trước hết là đổi mới tư duy, đã đem lại cho chúng ta nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa…"

Thói quen lắp ráp những lời hoa mỹ cộng sản đã góp phần làm ông Thưởng vô tình thọc gậy bánh xe và góp phần phê bình ông Nguyễn Phú Trọng, Tiến sĩ xây dựng đảng, từng công khai nhìn nhận rằng không ai biết cái chân diện mục của chủ nghĩa xã hội là như thế nào, ít nhất tới hết thế kỷ này…

Nói về cương lĩnh hoạt động ông Thưởng nhấn mạnh "Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước".

Đọc tới phần này người dân Việt Nam ngay cả những người chưa bao giờ biết triết học là gì đã "ngộ" ngay lập tức : Thì ra là vậy !

Thảo nào trên trang tuyển sinh các trường đại học đều ghi "chương trình đào tạo ngành triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Thảo nào Triết gia Trần Đức Thảo, người Việt Nam được công nhận là bậc thầy triết học đã bị chế độ triệt hạ, trù dập cả đời vì dám phản biện một cách triệt để trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Bởi cái gốc của triết học Việt Nam là tiêu diệt tư tưởng phản biện.

Thảo nào một triết gia lớn của Pháp là Jean-Paul Sartre đã lập tức từ bỏ tư tưởng ủng hộ cộng sản khi nhận ra tính cách hủy diệt và côn đồ của nó khi Liên xô tiến hành cuộc xâm lược Hungary. Ông tuyên bố "đối với tôi, tội ác không chỉ là việc xe tăng của quân đội xâm lăng Budapest, mà là sự thật rằng điều này đã trở nên khả dĩ bởi mười hai năm khủng bố và hành động ngu xuẩn … Hiện tại hay tương lai tôi đều không thể thiết lập lại bất cứ hình thức liên lạc nào với những người hiện đang đứng đầu Đảng cộng sản Pháp. Mỗi câu họ nói, mỗi hành động mà họ thực hiện đều là đỉnh điểm của 30 năm gian dối và bảo thủ".

Thảo nào hàng trăm tù nhân lương tâm đang nằm trong nhà giam đề nghiền ngẫm "sai lầm" của họ vì không chịu học chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vốn nghiêm cấm bất cứ tư tưởng phản biện nào có hại cho đảng cầm quyền.

Thảo nào chỉ có những nước theo chế độ cộng sản mới nuôi một lực lượng dư luận viên đông đảo để sẵn sàng chống lại bất cứ ai có tư tưởng khác với tư tưởng Marx-Lenin.

Thảo nào, khi nhận thấy lực lượng này ngày một tụt hậu vì thiếu kiến thức ngụy biện, ông Thưởng trong vai trò Trưởng ban Tuyên giáo lập tức thành lập Hội triết học để thay thế cái lực lượng què quặt này bất kể cái tên "Hội triết học" ngay bản chất đã sai be bét ngữ pháp Việt Nam.

Và thảo nào một cái hội tầm cỡ quốc gia như thế lại bị người dân bóc mẻ một cách hả hê và nhanh chóng làm vậy.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 22/09/2020 (canhco's blog)

 

*************************

Triết học của Việt Nam phục vụ yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

Hội Triết học phải nghiên cứu sao cho có thể đưa ra những giải pháp đáp ứng các mục tiêu mà Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".

mo1

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã có chỉ đạo như vậy tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 20/9/2020.

"Hội Triết học đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Mác – Lênin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt với các mục tiêu cụ thể và to lớn mà Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" là : Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp ; đến năm 2030, là nước đang phát triển, cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao ; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao" – trích phát biểu của ông Võ Văn Thưởng.

Rộng đường dư luận, ghi nhận ở đây ý kiến của ông Phạm Văn Đức, giáo sư – tiến sĩ, khoa Triết học – Học viện Khoa học Xã hội.

Ông Đức cho rằng không cứ phải khăng khăng thủ cựu chủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời cũng tỉnh táo xác định giá trị của ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ :

"Triết học Mác – Lênin được du nhập, tồn tại và phát huy tác dụng ở Việt Nam từ gần một thế kỷ. Với tư cách là thế giới quan khoa học và cách mạng, nó đã có vai trò to lớn trong việc đào tạo các thế hệ con người cách mạng Việt Nam.

So với Nho, Phật, Lão thì nó là mới, nhưng so với yêu cầu hiện đại thì nó đã là truyền thống và cần được đối xử như đối xử với truyền thống, nghĩa là cần được nhận thức lại, cần khẳng định những giá trị phải tiếp tục giữ gìn, phát huy, cũng như những điểm cần phải bổ sung, phát triển.

Phép biện chứng duy vật là linh hồn của triết học Mác. Vai trò lịch sử của nó thì không thể phủ nhận, nhưng nó là sản phẩm của thế kỷ XIX, dựa vào kiến thức và hoàn cảnh xã hội của thế kỷ XIX mà khái quát nên. Từ đó đến nay, mọi lĩnh vực khoa học và đời sống đều đã có những bước phát triển vượt bậc, đòi hỏi triết học, dù triết học đó ưu việt như thế nào, cũng phải phát triển theo.

Do không đổi mới lý luận nên nhiều nhà nghiên cứu lúng túng trước thực tiễn sinh động, phong phú và đã đi đến đánh mất chức năng xã hội của triết học. Trong khi Đảng, Nhà nước và xã hội yêu cầu đẩy mạnh việc nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế xã hội để phát hiện, đề xuất những căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc hình thành đường lối, chính sách thì họ lại chủ yếu làm công việc thuyết minh, minh họa cho cái đã có, thậm chí cho cái đang gây cản trở sự phát triển của cuộc sống. Họ không những không góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước, mà có khi còn ngăn cản sự đổi mới đó.

Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật, phải đổi mới lý luận hiện có. Có đổi mới thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại và mới có điều kiện để hội nhập quốc tế. Bởi vì, hội nhập thì có đi có lại, có sự tiếp thu từ bên ngoài, có sự truyền bá từ bên trong ra và mới có thể đối thoại được với các nền triết học khác. Chỉ khi nào cái của mình có giá trị phổ biến thì chúng ta mới có điều kiện phát huy ra bên ngoài và người bên ngoài mới có cơ sở để chấp nhận, tiếp thu.

Mặt khác, khẳng định và kế thừa những tinh hoa của trào lưu triết học nào có lợi cho dân tộc mình. Bởi vì triết học của thế giới đương đại không phải là một thể thống nhất, mà bao gồm nhiều khuynh hướng khác nhau, thể hiện nhiều lập trường chính trị và triết học khác nhau.

Trong đó, có cái tốt, có cái xấu, có cái phù hợp, đồng thời cũng có cái không phù hợp với xã hội Việt Nam hiện tại ; vì vậy, cần có sự thẩm định để tiếp thu hoặc loại bỏ.

Tiêu chí làm cơ sở cho sự thẩm định, kế thừa và tiếp thu không phải là cái gì xa lạ, về mặt chính trị – xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về mặt triết học là khoa học, lành mạnh, sắc bén, giúp ích cho sự phát triển tư duy lý luận".

Vân Khanh

Nguồn : VNTB, 22/09/2020

************************

Hội Triết học được giao nhiệm vụ bác bỏ quan điểm triết học sai trái ?

Nguyễn Nam, 21/09/2020

Trần Đức Thảo trở về với niềm tin là ông có thể đem những hiểu biết "đúng" của ông về chủ thuyết Marx góp ý cho lãnh đạo Việt Nam tránh được những sai lầm tai họa kia.

mo2

"Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Từ góc độ lý luận triết học, Hội triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước".

(Trích diễn văn của Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, 20/9/2020)

Với yêu cầu nêu trên cho thấy khả năng sắp tới đây Hội Triết học phải chăng sẽ tiến hành việc bác bỏ các quan điểm triết học của ông Trần Đức Thảo (1917–1993) ?

Tuy nhiên nếu đặt trong ràng buộc của cụm từ bao gồm những yêu cầu mang tính hệ quả : các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước, thì liệu ông Trần Đức Thảo (phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, 1954 ; Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1956-1957), tuy có quan điểm triết học Mác – Lê nin khác biệt với ông Nguyễn Phú Trọng, song vế đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước, thì có lẽ câu trả lời ở lúc này là cách nghĩ của ông Trần Đức Thảo dường như đang thuộc về số đông hiện tại.

Trong các buổi giới thiệu tại hải ngoại quyển sách "Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối" dày 427 trang gồm 16 phần, và một phần Phụ Lục, do Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2014 (có thể tải hồi ký tại đây), cho biết đây là công trình ghi chép của ký giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, từ những cuốn băng ghi âm lời nói chuyện của giáo Sư Trần Đức Thảo với những người bạn thân, trong thời gian ông ở Pháp năm 1991.

Trong những huyền thoại về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt Nam theo học, triết học phương Tây mà lại còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…), giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ở Pháp trên tạp chí Les Temps Modernes mà còn được xem là thắng thế.

Thế rồi hai cuộc sống lại là hai thảm kịch thuộc vào hàng lớn nhất của người trí thức Việt Nam trong thời cận hiện đại.

Đi theo kháng chiến (chống Pháp), cả hai đã được mời làm giáo sư đại học, thậm chí cả khoa trưởng Luật trong trường hợp ông Tường, nhưng chẳng bao lâu, sự độc lập tư tưởng của họ đã đưa họ đến chỗ đối đầu với chế độ toàn trị đang phủ trùm xuống miền Bắc.

Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào đòi dân chủ, tự do cho các văn nghệ sĩ và trí thức bằng một bài viết trên tờ Giai Phẩm mùa Đông (tập I năm 1956) chỉ trích các "bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân", và một trên báo Nhân Văn số 3 (ra ngày 15/10/1956) khẳng định : "Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở".

Còn Nguyễn Mạnh Tường làm lịch sử bằng một bài phát biểu này lửa trước Mặt trận Tổ quốc vào ngày 30-10-1956 mang tên : "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo". Với bài này dám đòi "xây dựng" cả lãnh đạo nên bị coi là phạm thượng, ông đã bị sa thải khỏi đại học và lấy mất hết các chức tước, địa vị để cuối đời phải than trong sách "Un Excommunié" (Kẻ bị khai trừ) do nhà sách Quê Mẹ in ra ở Pháp năm 1992, là ông và gia đình ông đói triền miên mấy chục năm trời cho đến gần ngày chết.

Trong những lựa chọn của người miền Bắc suốt thời gian đất nước bị phân chia (1954-1975), một trong những điều bi đát nhất là do chính sách bít bùng thông tin đối với người dân của chế độ và đặc biệt các trí thức và văn nghệ sĩ đã như bị thuốc nên tin tưởng mù quáng vào chế độ, để đến khi vỡ mộng, nhìn ra sự thật thì hàng triệu người đã ngã xuống.

Nguyễn Hữu Đang, sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, có tính đi vào Nam nhưng bất thành. Nguyễn Chí Thiện giữ được sự cân bằng trong tư tưởng vì còn giữ được niềm tin vào miền Nam ("Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan/ Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn"). Đâu phải vì miền Nam là một thiên đường mà chỉ vì miền Nam là một "alternative", một hướng có thể nhìn tới khi mọi hướng khác đều bít lối. Đó chính là nỗi đau của cả một nửa dân tộc trong một thời gian dài…

Trường hợp Trần Đức Thảo khác hẳn những trường hợp nêu trên.

Nếu Nguyễn Mạnh Tường đã về nước được cả 20 năm trước khi Việt Minh lên cầm quyền, thì Trần Đức Thảo lại từ Pháp xin về để phục vụ "cách mạng" (1951). Ông về trong tin tưởng là cách mạng Việt Nam có thể khác được các cách mạng cộng sản đàn anh của nó. Ông về với lòng tin trong sáng là Marx đúng, chỉ những người đem chủ thuyết của Marx ra thực hiện là sai: Những bi kịch của cách mạng Nga, cách mạng Tàu bị xem là những sai lầm khủng khiếp của Stalin, Mao… Ông về với niềm tin là ông có thể đem những hiểu biết "đúng" của ông về chủ thuyết Marx góp ý cho lãnh đạo Việt Nam tránh được những sai lầm tai họa kia.

Nhưng ngay từ đầu ông đã bị gạt sang bên lề. Nhưng rồi ông vẫn bám lấy ảo ảnh là sự hiện diện của ông không phải là thừa. Nếu người ta không để cho ông đóng góp thì sự thật từ miệng ông ra vẫn không phải là vô ích. Và sự có mặt của ông ở Việt Nam, ở trong kháng chiến, theo ông tự nhủ là để trải nghiệm sự thực về đất nước. Chữ "trải nghiệm" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những phát biểu của ông, thậm chí thành lý do biện hộ cho tất cả những nhục nhằn, đau khổ, không trừ cái đói khát mà ông đã phải hứng chịu để mài dũa sự hiểu biết về Marx và chủ thuyết Marx.

Cũng như Marx nhấn mạnh vào Praxis, "sự cần thiết phê bình xã hội không khoan nhượng" và cũng như trường phái Praxis những năm 1960 ở Nam Tư kêu gọi "trở về Marx đích thực chống lại cái Marx bị xuyên tạc như nhau bởi bọn xã hội dân chủ ở bên hữu và bọn Stalinist ở bên tả" (Tựa Erich Fromm viết cho cuốn Từ dư dật đến Praxis của Mihailo Markovic), Trần Đức Thảo tin rằng : cái Marx như ông hiểu, cộng với trải nghiệm của cách mạng Việt Nam (học chính từ những đau thương ghê gớm của đất nước), sẽ giúp tìm ra một xã hội lý tưởng, hài hòa và hòa bình làm mẫu mực cho thế giới.

Quyển sách "Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối" là những ghi chép của tác giả Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê từ những trao đổi gần như hàng tuần mà ông và một vài người bạn của ông đã có với triết gia Trần Đức Thảo trong sáu tháng cuối đời. Trong giai đoạn này, Trần Đức Thảo như chạy đua với thời gian để mong hoàn tất một cuốn "summum opus", một cuốn sách để đời chắt lọc hết những suy nghiệm một đời của ông. Nhưng trời đã không cho ông cái duyên may đó. Bởi vậy mà cuốn sách này phải thay chỗ cho những lời trối trăng của một triết gia hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Ông phải ? Ông trái ? Điều đó không quan trọng bằng những suy tư thật sâu sắc của một bộ óc triết gia được huấn luyện chính quy về một đất nước lắm khổ đau là Việt Nam của tất cả chúng ta.

Liệu sắp tới đây Hội Triết học Việt Nam có ‘xới lại’ Trần Đức Thảo (năm 2000, ông Trần Đức Thảo được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức"), để đáp ứng nhiệm vụ chính trị "đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước" ?

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 21/09/2020

***********************

Ông Thưởng với giấc mơ triết gia Mác – Lê nin

Đức Minh, VNTB, 21/09/2020

"Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước".

mo3

Đó là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, phát biểu huấn thị tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng 20/9. Ông Thưởng, với tư cách người học triết, đã bày tỏ mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ.

Lý lịch khoa học tóm tắt cho biết, ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương, nguyên quán ở xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1992, ông Thưởng tốt nghiệp khoa Triết học Mác – Lê nin tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, học vị Cử nhân. Năm 1999, ông tốt nghiệp thạc sĩ triết học cũng tại trường trên, với luận văn về đạo đức trong sinh viên học sinh thành phố Hồ Chí Minh.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 18/11/1993.

Về mặt lý thuyết, ông Thưởng là một quan chức chính trị có chuyên môn hẹp trong lãnh vực triết học Mác – Lê nin, do đó có thể hiểu "mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ" của ông Thưởng là việc những triết gia này tầm cỡ trong "triết học Mác – Lê nin" có thêm phần bổ sung gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh".

Qua mong muốn nói trên của ông Thưởng đã cho thấy một sự thật phũ phàng là ở Việt Nam suốt từ "Gần một thế kỷ qua, kể từ khi triết học Mác – Lê nin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá ở Việt Nam" – trích phát biểu của ông Thưởng, thì đến nay Việt Nam vẫn chưa có được những triết gia tầm cỡ về triết học Mác – Lê nin.

Ở đây cần làm rõ là Việt Nam cần những triết gia tầm cỡ về triết học Mác – Lê nin để phục vụ chính trị trong ngắn hạn, hay là sự bền vững dài lâu ?

Trên báo Nhân Dân điện tử số phát hành ngày 11/02/2013 (*), có bài viết được đặt tựa là "Trần Đức Thảo – Nhà triết học tài danh yêu nước". Bài viết này chủ yếu là tường thuật cuộc Hội thảo khoa học "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo" do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.

Bài báo có đoạn : "Với Chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo được đánh giá là người đã có công phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng thành chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản. K. Marx là người "tạo dựng". Trong triết học ông đã tạo nên một hệ thống tư duy tổng thể và tiếp thu cái mới, Trần Đức Thảo cũng là một triết gia "tạo dựng" theo nghĩa đó".

Ngày 28/04/2018, trên trang web BBC tiếng Việt có bài "Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04 ?" (**). BBC đã trích đăng một số nội dung ở cuốn hồi ký "Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối", do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên soạn ghi lại các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990 :

"Nay chúng ta phải sáng suốt mà phân tích, mà suy nghĩ về hoàn cảnh và các yếu tố chia cắt ; chia rẽ này, để thấy rõ chúng ta chỉ là những nạn nhân, đau đớn của những kẻ có trách nhiệm làm lịch sử. Có thể nói họ đã làm hỏng lịch sử. Họ đây chính là lãnh đạo.

Xét riêng về cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, do Lenin tuỳ tiện khai triển tư tưởng Marx, chẳng qua đó cũng chỉ là phương cách để duy trì, để tham lam nắm lại toàn bộ di sản đế quốc do thời Sa hoàng để lại, để lại giam hãm các dân tộc chư hầu của thời Sa hoàng vào trong một gông cùm kiểu mới, với cái tên đẹp hơn : "khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em".

Bây giờ thì mọi người đều thấy cái khối Liên Xô ấy, thực chất là một đế quốc đỏ, nó kìm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó…

Chính Liên Xô cũng đã từng đụng độ với một đế quốc đỏ khác là Trung Quốc, chỉ vì quyền lợi quốc gia hẹp hòi, để bảnh trướng đế quốc.

Và Bắc Kinh cũng đối xử với Tây Tạng, với Triều Tiên, với cả ta, theo tâm thức bành trưởng đế quốc như thế, cũng dưới chiêu bài "khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em", giữa hai "láng giềng hữu hảo, môi hở răng lạnh" !

Thực tế là đã hơn một lần, Liên Xô và Trung Quốc đụng độ nhau bằng quân sự…".

"Tôi còn nhớ rõ hồi đầu thập niên 60, nhân dịp được tham gia phái đoàn sang thăm Bắc Kinh, nên đã được nghe Mao Chủ tịch cam kết "năm trăm triệu dân Hoa Nam sẽ là hậu phương lớn để giúp các đồng chí tới khi chiến thắng".

Mọi người mừng rỡ vỗ tay. Riêng tôi khi nghe lời cam kết ấy mà cảm thấy rợn tóc gáy. Bởi tôi không bao giờ quên chỉ vài tháng sau khi chiếm được quyền hành ở Bắc Kinh, Mao đã vội vã xua quân qua chiếm Tây Tạng. Chọn Mao làm đồng chí, làm đồng minh thì tôi lo lắm…".

"Tôi đã bị gạt ra bên lề sinh hoạt chính trị ngay từ đầu. Chỉ mới viết hai bài báo đề cập khái quát tới dân chủ thôi, mà đã bị chúng nó xúm vào đấu tố tưởng đã mất mạng. Thế nên mọi suy tư, trải nghiệm là phải giấu kỹ trong đầu.

Mà những gì tôi làm trong đầu, đều toàn là những nghiên cứu dựa trên thực tại thật là sống động, thật là độc lập về mặt triết học thực nghiệm, để hướng về tương lai.

Đây là một công trình nghiên cứu rất cơ bản, rất thực tế. Nếu nói về ảnh hưởng thì có lẽ tôi cũng đã đóng góp được phần nào khi gián tiếp chỉ ra cho chung quanh thấy một số sai trái rất nghiêm trọng, cho họ hiểu là nếu, không chịu thay đổi hẳn tư duy, thấy đổi toàn diện chính sách thì cả nước sẽ không thoát ra được tình trạng bế tắc tư tưởng, hỗn loạn xã hội, phải sống túng thiếu, đói khổ triền miên.

Nhất là từ sau ngày 30 tháng tư 1975. Cái mốc thời gian ấy đã đánh dấu lúc toàn khối xã hội chủ nghĩa, vốn đã rệu rã, đã khánh kiệt, nay đang bắt đầu bước dần tới nguy cơ tan rã".

Trong cuốn hồi ký đó, người đọc sẽ nhận ra về lý do xuất thân là một nhà Marxist, nhưng rồi sau đó ông Trần Đức Thảo đã đi đến chỗ bác bỏ chủ thuyết cách mạng không tưởng :

"Đấy là một mô hình cách mạng không tưởng, không nền tảng duy vật sử quan !… Không tưởng vì cả tin vào sự đam mê cuồng tín, cả tin vào khả năng giải phóng bằng bạo lực của hận thù.

Cho tới khi bị coi như là một kẻ phản động, bị nghi là "kẻ do địch cài vào hàng ngũ cách mạng" thì từ đó tôi mới nhận ra sự bế tắc ấy là do ý thức, do thái độ cảnh giác, do chính sách thù hận mù quáng của quyền lực chuyên chính.

Sự chuyên chính ấy đã đóng kín mọi chân trời, đã không ngừng đẩy những con người chân thật, không chấp nhận dối trá, sang phía thù địch. Và từ đó tôi nhận ra đấy là những sai lầm tai hại, bế tắc của chính tôi.

Nhờ được chứng kiến, được sống sát cánh với những con người đau khổ không có ai, không có gì bảo vệ, như đã thấy trong cuồng phong cải cách ruộng đất…

Từ đó, tôi bắt đầu nhận thức rằng giá trị một ý thức hệ không thể so sánh với mạng sống của con người, nhất là đối với con người bị oan ức, con người bị trù dập, bị bóc lột, hoàn toàn bất lực, vô phương tự vệ.

Một ý thức hệ, dù thế nào thì nó chỉ có giá trị của một dụng cụ. Một dụng cụ làm sao nó có thể so sánh với giá trị của một mạng sống ? Nhất là một mạng sống trong oan ức, đau khổ ? Vì vậy mà tôi thấy là không thể hi sinh con người cho bất cứ một thứ ý thức hệ nào.

Trước nỗi đau của con người tuyệt vọng vì ý thức hệ, thì chính cái ý thức hệ ấy cũng cần phải được rà xét lại, để cải đổi hoặc để đào thải.

Nhờ sự tỉnh thức như vậy, mà bây giờ tôi đã tìm thấy được con đường đưa tới gần chân lý.

Chính những sai lầm cơ bản về tư duy đã đưa tới những hành động gây đau khổ cho con người, đã dẫn tới sự sụp đổ của ý thức hệ, rồi là của khối xã hội chủ nghĩa…".

Với một số trích dẫn ở trên được cho là các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990, và Hội thảo khoa học "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo" do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Hà Nội vào ngày 07/05/2013, cho thấy có lẽ giấc mơ của ông Võ Văn Thưởng về chuyện Việt Nam sẽ có những triết gia tầm cỡ về chủ nghĩa Mác – Lê nin, là điều có thể thành sự thật ; và nó sẽ giúp người ta càng hiểu rõ hơn về những hệ lụy của tư tưởng này mà ông Nguyễn Đức Thảo đã chia sẻ trong cuốn hồi ký "Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối".

Đức Minh

Nguồn : VNTB, 21/09/2020

Chú thích :

(*)https://nhandan.com.vn/chan-dung/tran-duc-thao-nha-triet-hoc-tai-danh-yeu-nuoc-175450

(**)https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43925622

************************

*********************

Sếp tuyên giáo mong Việt Nam có ‘triết gia tm c’ - nhà nghiên cu nói ‘không hy vng’

VOA, 21/09/2020

Hi Triết hc Vit Nam vđược thành lp và ra mt ti Hà Ni hôm 20/9, các báo Nhân Dân, Thanh Niên và Lao Đng đưa tin.

triet3

Dđi hi thành lp hi này, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng bày t hy vng hi s giúp Vit Nam có nhng triết gia, nhà nghiên cu triết h"tm c khu vc và thế gii", vn Nhân Dân, Thanh Niên và Lao Đng tường thut.

Tuy nhiên, nói vi VOA, mt nhà nghiên cu cao cp thuc Vin Hàn lâm Khoa hc Xã hi Vit Nam cho rng k vng nêu trên khó có thđược hin thc hóa.

Các báo nhà nước trích li v Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhn mnh rng vai trò, trách nhim quan trng ca Hi Triết hc là"nghiên cu khoa hc, tư vn chính sách", cũng như"đào to, bi dưỡng ngun nhân lc có tri thc và tư duy triết hc cao".

Trưởng ban Thưởng nói hi cy mnh nghiên cu tinh hoa triết hc thế gii, nghiên cu tư tưởng triết hc Vit Nam".

Nhưng theo tường thut ca báo nhà nước, ông Thưởng dành nhiu thi gian hơđ nói v vic hi c"nghiên cu và phát trin triết hc Mác - Lê-nin, tư tưởng triết hc H Chí Minh ; góp phn làm sáng t vai trò ca triết hc Mác - Lê-nin và tư tưởng H Chí Minh vi tính cách là b phn cu thành quan trng trong nn tng tư tưởng" cĐảng cộng sản Vit Nam.

Bình lun v vic thành lp Hi Triết hc, tiến sĩ Nguyn Xuân Din thuc Vin Nghiên cu Hán Nôm, Vin Hàn lâm Khoa hc Xã hi Vit Nam, nói vi VOA :

"Nếu Hi Triết hc này cho phép công b, nghiên cu, biên son nhng tài liu v các trường phái triết hc khp nơi trên thế gii, t c chí kim, đông chí tây, thìđy là ch du tt. Nhưng tôi không hy vng như vy là có th tđược, bi vì bao nhiêu lâu nay Vit Nam ch có mt triết hc là triết hc Mác - Lê-nin làđc tôn".

Trong phát biu ti l thành lp và ra mt Hi Triết hc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đưa ra tm nhìn là hi phi có vai trò"vun đp, bi dưỡng, đ Vit Nam có nhng triết gia, chuyên gia nghiên cu triết hc tm c khu vc và thế gii".

Vđiu này, tiến sĩ Nguyn Xuân Din nhđến thc tế là Vit Nam đến nay "đã có bao nhiêu là nhng giáo sư, tiến sĩ, hc gi lng danh v triết hc Mác - Lê-nin ri", còn nếông Thưởng vàĐảng cộng sản Vit Nam k vng vđiu gì khác, tiến sĩ Din ch ra bài hc t quá kh :

"Vic nghiên cu và mong mi có nhng triết gia có tm c, cáđóđng phi t xem li. Bi vì ngay c giáo sư triết hc TrĐc Tho, khi ông lng danh là mt nhà nghiên cu triết hc, khi ông v Vit Nam ông cóđược s dng đâu, vàông có cuđđau kh quá".

triet4

Các nhân sĩ, trí thc Vit Nam có nhiu góý, phn bin chính sách, nhưng chính quyn Vit Nam thường không lng nghe

Sách báo ca nhà nước Vit Nam viết rng giáo sư TrĐc Tho là"người duy nhđược xem là nhà triết hc ti Vit Nam" vìông đượđào to bài bn v triết h Pháp k t gia thp niên 1930, tng là giáo sư tĐi hc Sorbonne, Paris, nhng năm 1938-1945.

Ông Tho tr v Vit Nam năm 1952, tham gia kháng chiến chng Pháp. Sau đó, có thi gian ông nm các chc v Phó GiáđĐi hc Sư phm, Ch nhim Khoa sĐi hc Tng hp Hà Ni.
Tuy nhiên, cu
đi giáo sư Tho phi chu nhiu mt mát khi b chính quyn quy là dính líđến phong trào Nhân văn Giai phđòi t do, dân ch vào các năm 1956-1957. Năm 1991, ông sang Pháp cha bnh và mt ti Paris vào năm 1993.

Tiến sĩ Nguyn Xuân Din, trướđâ sát nhà vi giáo sư TrĐc Tho ti khu Kim Liên, Hà Ni, nh li rng khi bình tro ct ca giáo sư Thđượđưa t nước ngoài v"t dân ph" không cho đưa lên nhà, phđ gm cu thang, ri rt cuc h lép tiếp phi chuyđi nơi khác. Ông Din nói vi VOA :

i x vi các nhà triết hc lng danh như vy thì còn mong gì là có nhng sn phm ca nhng nhà triết hc nghiên cu nhng triết hc ngoài Mác - Lê-nin được".

Phđến nhng năm 2000, mt s tác phm và công trình nghiên cu ca giáo sư TrĐc Tho mi chính thc tr li vi gii nghiên cu, bđc trong nước, theo báo chí Vit Nam. Mùa hè năm 2020, tên ca giáo sư Thđượđt cho mt con ph thành ph H Chí Minh.

Trên Facebook cá nhân, tiến sĩ Nguyn Quang A đưa ra ý kiến : "Dướách ca cnh sát tư tưởng ca các v, thì ch có th có bn t nhn làtriết gia ch lđâu ra triết gia hng bét, nói chi đến triết gia hng va mà mong vi ch mun".

Bên cnh k vng là Hi Triết hc s mang li cho Vit Nam nhng triết gia, nhà nghiên cu tm c, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng đ ngh h"tư vn chính sách""cung cp cơ s lý lun triết hc cho vic hoch đnh đường li, ch trương, chính sách cĐng và Nhà nước", vày mnh đu tranh phê phán, bác b các quan đim triết hc sai trái, thùđch, đi ngược li vi lích ca dân tc, đt nước".

Tiến sĩ Nguyn Xuân Din cho rng lt hàng" công Thưởng vi Hi Triết hc là tha vì bao nhiêu năm nay, nhiu nhân sĩ, trí thđãđưa ra nhng đường hướng, đ xut nhng gii pháp, ch ra nhng triết lýđ kinh tế, văn hóa, giáo dc, chính tr ca Vit Nam phát trin mt cách lành mnh và có tư tưởng tiến b, nhưng h"không được mđếđi thoi" vông Thưởng.

Trái li, không ít người trong s nhng người muđi thođã b khai tr khđng hoc b b tùông Din nói.

Còn v viu tranh, phê phán, bác b các quan đim sai trái, thùđch", tiến sĩ Din cũng cho rng không cđến Hi Triết hc vì Ban Tuyên giáo, B Công an và B Thông tin-Truyn thông đã"làm tt lm ri".

https://youtu.be/sM7QOkqUJtE

Nguồn : VOA, 21/09/2020

Quanh việc ông Võ Văn Thưởng muốn có những triết gia tầm cỡ

BBC, 21/09/2020

Tại đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói Việt Nam cần những triết gia tầm cỡ.

mo4

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng ở Việt Nam, ngoài triết học Marx - Lenin, các triết học khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến, trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao.

Ông Võ Văn Thưởng nói gì ?

Ông Thưởng nói rằng gần một thế kỷ qua, kể từ khi triết học Marx - Lenin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá ở Việt Nam, "tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của nó đã được giới lý luận và các nhà hoạt động xã hội Việt Nam nhanh chóng tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo".

Tuy nhiên, theo ông hiện chưa có nhà triết học Việt Nam nào đủ nổi tiếng hoặc đạt đến trình độ chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

"Việt Nam chưa có nền triết học sánh ngang với triết học Hy Lạp - La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu nhưng Việt Nam bên cạnh nền văn hóa vật thể ẩn chứa vô vàn những triết lý hành động, còn có nền văn hóa văn - sử - triết bất phân, có sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình văn hóa với tư duy tín ngưỡng dân tộc…", ông Thưởng nói.

Với tư cách là một người học triết học, ông Võ Văn Thưởng nói Hội Triết học cần đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Marx - Lenin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông Thưởng còn giao việc cho Hội Triết học rằng họ "có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng".

"Từ góc độ lý luận triết học, Hội triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước".

Dư luận nói gì ?

Trên Facebook cá nhân, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Úc bình luận :

"Ước vọng của anh Võ Văn Thưởng có lẽ cũng chánh đáng thôi, nhưng e rằng khó thành hiện thực. Có lẽ anh Thưởng quên triết gia Trần Đức Thảo và cuộc đời lận đận lao đao của ông ra sao. Có thể nói rằng làm nghề triết học ở Việt Nam hơi nguy hiểm".

Giáo sư Tuấn nhắc lại sự việc trong cuốn hồi ký "Đèn Cù" của nhà văn Trần Đĩnh về buổi diện kiến giữa bí thư Lê Duẩn và triết gia Trần Đức Thảo. Theo đó, sau khi ông Lê Duẩn nói về "Đề cương về vấn đề con người" mà ông vừa soạn xong, ông Trần Đức Thảo trả lời : "Tôi không hiểu gì cả".

Ông Tuấn bình luận thêm : "Tội nghiệp triết gia quá ! Nếu người nghe là ông Võ Văn Thưởng thì chắc không đến nỗi".

Về ước muốn của ông Võ Văn Thưởng, nhà văn Nguyễn Viện viết trên Facebook cá nhân :

"Tôi nghĩ ngay, một - ông Thưởng chỉ cần nhìn nhận những triết gia đang tại thế của Việt Nam đã tự phong mình là số một Châu Á hay gì đó, thì có ngay, khỏi mong.''

''Hai - tôi không hiểu ông Thưởng hiểu thế nào về triết học và triết gia, ngoài hệ thống Maxism ? Ông Thưởng có sẵn sàng không bỏ tù hay cho những nhà tư tưởng tự do bày tỏ và phổ biến tư tưởng của mình khi những tư tưởng ấy không nằm trong định hướng của tuyên giáo", nhà văn bày tỏ.

Cũng có ý kiến từ trí thức Việt Nam ở Hungary, dùng tên Peter Nagy trên Facebook viết rằng : "Minh triết Đại Việt thiển nghĩ không có 'triết học thù địch'. Rất mong được chỉ giáo từ đâu và lúc nào có thứ thù địch này trong triết học Việt Nam".

Ở Việt Nam, các hội đoàn thường được coi là cánh tay nối dài, là tai mắt của Đảng Cộng sản, phục vụ cho lợi ích của đảng. Các hội như Hội Nhà báo, Hội Nhà văn đều sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động của mình. Sự ra đời của Hội Triết học, vì thế, theo nhiều người, lại thêm một gánh nặng nữa cho ngân sách.

Nguồn : BBC, 21/09/2020

***************************

Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng nay (20/9). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tới dự và phát biểu.

mo5

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng

Phát biểu tại Đại hội, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc thành lập Hội Triết học là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự tập hợp những người làm công tác triết học nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác nghiên cứu, giảng dạy triết học, góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Điểm lại quá trình hình thành, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết từ rất sớm, dân tộc ta đã phần nào tiếp cận được tinh hoa triết học của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở phương Đông.

Khi một số trung tâm khoa học Châu Âu có mặt tại Hà Nội, chúng ta không chỉ tiếp nhận được nội dung của nhiều học thuyết, nhiều khuynh hướng triết học mà còn tiếp nhận được cả phương pháp tư duy triết học ở trình độ cao của nhân loại.

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, những yếu tố trên góp phần không nhỏ vào sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam, song, về cơ bản, sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam là kết quả sự kế thừa và phát triển trí tuệ uyên bác của cha ông ta từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

"Việt Nam chưa có nền triết học sánh ngang với triết học Hy Lạp - La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu nhưng Việt Nam bên cạnh nền văn hóa vật thể ẩn chứa vô vàn những triết lý hành động, còn có nền văn hóa Văn - Sử - Triết bất phân, có sự kết hợp tinh tế giữa các loại hình văn hóa với tư duy tín ngưỡng dân tộc…", ông Võ Văn Thưởng bày tỏ

Gần một thế kỷ qua, kể từ khi triết học Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam truyền bá ở Việt Nam, tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của nó đã được giới lý luận và các nhà hoạt động xã hội Việt Nam nhanh chóng tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo.

Sự tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo này đã góp phần làm cho triết học Mác - Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc, kể cả thực tiễn lao động xây dựng đất nước, xây dựng phát triển văn hóa, con người...

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhìn lại gần 35 năm qua, khi thực hiện công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đã đem lại nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, về thời kỳ quá độ và những đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng.

Ông khẳng định sự nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn này trước hết là nhờ tư duy triết học. Tư duy biện chứng duy vật đã cung cấp cơ sở lý luận làm thay đổi phương thức phát triển đất nước - từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn.

Tư duy này đã định hướng đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, ra khỏi tình trạng một nước nghèo và từng bước vững chắc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng ở nước ta, ngoài triết học Mác - Lênin, các triết học khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến, trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao. Hiện nay chưa có nhà triết học Việt Nam nào đủ nổi tiếng hoặc đạt đến trình độ chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết…

Từ nhu cầu phát triển của xã hội, từ thực trạng các mặt của ngành Triết học Việt Nam, thay mặt Ban Bí thư, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, và với tư cách cá nhân của một người học triết học, ông Võ Văn Thưởng khẳng định Hội Triết học có nhiệm vụ quan trọng. 

Đó là nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và chức năng để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và tư duy triết học cao, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân về triết học, cung cấp cơ sở lý luận triết học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hội Triết học cần đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, nghiên cứu và phát triển Triết học Mác - Lênin, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt với các mục tiêu cụ thể và to lớn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" là : Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp ; đến năm 2030, là nước đang phát triển, cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao ; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn.

Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh Hội Triết học phải trở thành mái nhà chung của các thế hệ những nhà nghiên cứu, giảng dạy triết học của cả nước, cái nôi vun đắp, bồi dưỡng, để Việt Nam có những triết gia, chuyên gia nghiên cứu triết học tầm cỡ khu vực và thế giới ; là nơi tham gia tổ chức các diễn đàn học thuật uy tín về triết học cả trong và ngoài nước.

Thành Nam

Nguồn : VietnamNet, 20/09/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Cánh Cò, Vân Khanh, Nguyễn Nam, Đức Minh, Thành Nam, BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 768 times

1 comment

  • Comment Link Hoàng Trường Sa jeudi, 24 septembre 2020 21:05 posted by Hoàng Trường Sa

    Có Triết gia tầm cỡ như Trần Đức Thảo thì Đảng cho đi chăn lừa. Bây giờ trong nước có Triết gia Bùi Văn Nam Sơn thì Đảng chỉ cho ông làm được mỗi việc dịch thuật tài liệu triết học Đức.

    Không có tự do tư tưởng và tự do ngôn luận thì sẽ chẳng bao giờ VN có được nền triết học đàng hoàng và dĩ nhiên cũng chẳng có triết gia tầm cỡ. Thực đúng như Mao Trạch Đông đã nói: "Chính trị là thống soái". Chính trị sai là sai tất cả, từ văn học, nghệ thuật, khoa học, kinh tế, v.v... tới triết học.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)