Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/10/2020

Phạm Đoan Trang : người phụ nữ bất đồng chính kiến bị bắt

Nhiều tác giả

"Viết dưới giá treo cổ" nhà báo nổi tiếng Phạm Đoan Trang vừa bị bắt


Nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt đúng thời điểm diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ, theo thông báo từ Facebook của Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên.

pdt1

Nhà báo Phạm Đoan Trang, là tác giả nhiều ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự Do như Phản kháng phi bạo lực ; Cẩm nang nuôi tù ; Chính trị bình dân…và mới đây (25/9) là bản Báo Cáo Đồng Tâm (song ngữ Anh – Việt) viết cùng Will Nguyễn

Ngày 7/10/2020 là ngày thứ 2 và cũng là phiên cuối cùng diễn ra cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ. Nhưng vào lúc 23g30’ ngày 6/10/2020, Công an đã bắt nhà báo Phạm Đoan Trang - một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Bà Trang bị bắt tại một nhà trọ ở Sài Gòn.

Báo chí trong nước dẫn nguồn từ Bộ Công an xác nhận việc Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam bà Phạm Đoan Trang về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà Trang có tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang, 42 tuổi, trú tại một nhà trọ ở phường 10, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh khi bị bắt.

Bà Phạm Đoan Trang là tác giả nhiều ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự Do như Phản kháng phi bạo lực ; Cẩm nang nuôi tù ; Chính trị bình dân… và mới đây (25/9) là bản Báo Cáo Đồng Tâm (song ngữ Anh – Việt) viết cùng Will Nguyễn… đều là những cuốn sách bị cơ quan an ninh Việt nam tìm mọi cách ngăn chặn truy bắt đối với những người tham gia phát hành.

Bản thân bà Trang đã phải thay đổi liên tục chỗ ở suốt 3 năm qua để tránh bị phía Công an Việt nam theo dõi và truy bắt.

"Trang chưa bao giờ không ý thức việc mình có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Cô phải dời chỗ ở liên tục. Cô từng viết, cô đang sống dưới giá treo cổ…" Facebook Mạnh Kim kể lại một cuộc nói chuyện với bà Phạm Đoan Trang cách đây vài tuần.

Trong bức thư đề ngày 27/5/2019 của Phạm Đoan Trang do Will Nguyễn công bố, bà Trang viết về ba tâm nguyện bà muốn cộng đồng thực hiện : Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới ; Quảng bá các sách bà viết ; Biến việc bà đi tù thành cơ hội để giới dân chủ đàm phán với nhà nước ; Đòi thông qua luật bầu cử mới và luật tổ chức quốc hội mới.

"Tôi không cần tự do cho riêng mình ; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều : Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn". Phạm Đoan Trang nêu quan điểm.

pdt2

Phạm Đoan Trang công bố Bản Báo Cáo Đồng Tâm

Bà Trang nhắn nhủ rằng các cuốn sách của bà mong muốn được phổ biến bao gồm :

a) Chính trị bình dân

b) Cẩm nang nuôi tù

c) Phản kháng phi bạo lực

d) Politics of a Police State (Tiếng Anh)

e) Chúng ta làm báo

f) Các ấn phẩm liên quan tới bầu cử.

Bà Phạm Đoan Trang cũng từng tuyên bố công khai với cơ quan an ninh Việt Nam rằng rằng bà muốn "chống độc tài và mong muốn đấu tranh xóa bỏ nhà nước cộng sản độc tài tại Việt Nam".

Bà Phạm Đoan Trang làm báo từ năm 2000 cho đến 2013 cho VnExpress, VietnamNet, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình VTC, và các nơi khác, khoảng gần 10 cơ quan báo chí khác nhau trước khi dấn thân trở thành một nhà hoạt động bất đồng chính kiến.

Bà Trang từng được nhận Giải thưởng Homo Homini 2018 từ tổ chức nhân quyền People In Need có trụ sở tại Cộng hòa Czech.

Vào tháng 9/2019, Phạm Đoan Trang đã được Tổ chức Phóng viên Không biên giới trao cho Giải thưởng Tự do Báo chí, hạng mục "Ảnh hưởng".

Bà Trang là người đồng sáng lập blog Luật Khoa Tạp Chí, nơi cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý để giúp người dân Việt Nam bảo vệ quyền của mình.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, vừa cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án với bà Phạm Đoan Trang để điều tra cáo buộc có hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, tức điều 88 cũ.

Bà Trang đang bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra, theo phía công an.

"Quá trình bắt giữ, khám xét, Cơ quan An ninh điều tra thu giữ một số tài liệu, thiết bị, tài liệu liên quan vụ án", tướng Xô nói.

Bà Trang bị đưa đi cùng chủ nhà trọ – người bị giam một đêm sau đó được thả vào khoảng 06 :00 ngày 7/10.

Trước khi bị bắt, bà Trang có dặn bạn bè về việc mời một số luật sư để bảo vệ pháp lý cho bà. Tuy nhiên bà Nghiên cho hay tạm thời chưa thể tiết lộ danh tính luật sư.

Bà Phạm Thanh Nghiên kể rằng không lâu trước khi bị bắt, bà cùng nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đã có cuộc tiếp xúc với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh để trình bày về một số vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là về vụ Đồng Tâm.

Trong cuộc tiếp xúc này, bà Phạm Đoan Trang đã trao cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ bản Báo cáo Đồng Tâm song ngữ do bà cùng nhà hoạt động Will Nguyễn viết.

pdt3

Phạm Đoan Trang từng bị an ninh cộng sản chặn đánh gãy chân đứt dây chằng và phải phẫu thuật tại vào năm 2016, đến bây giờ vết thương vẫn chưa lành.

Bà Nghiên nói với BBC :

"Chúng tôi cũng đã nói với Lãnh sự quán về khả năng một số nhà hoạt động ở sẽ bị bắt sau vụ Đồng Tâm và trước Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13. Đặc biệt là những người viết nhiều, viết mạnh mẽ về vụ Đồng Tâm. Một trong những cái tên ‘sáng giá’ có thể bị bắt là nhà báo Phạm Đoan Trang cùng một số người nữa. Và quả đúng vậy, Phạm Đoan Trang đã bị bắt".

"Phía lãnh sự quán Mỹ cũng hứa sẽ đưa vấn đề Đồng Tâm ra cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam tổ chức trong hai ngày 6-7/10/2020".

"Nhìn vào bề dày hoạt động của Phạm Đoan Trang trong những năm qua, tôi thấy rằng Trang bị bắt là một điều hoàn toàn có thể dự tính được. Trang cũng chuẩn bị tinh thần để vào tù rồi".

"Bất cứ người nào hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cũng có thể bị bắt. Nhưng khi họ bắt, họ có sự cân nhắc và lựa chọn".

"Phạm Đoan Trang là người có ảnh hưởng trong cuộc tranh đấu ở Việt Nam. Những gì cô ấy làm, theo đánh giá của cá nhân tôi và đặt vào địa vị nhà cầm quyền, thì rất là nhiều. Cô ấy viết rất nhiều sách, toàn sách nhạy cảm. Đặc biệt là những bài viết gần đây của cô ấy rất mạnh mẽ, thể hiện quan điểm, suy nghĩ của cô về vụ án Đồng Tâm, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm".

"Tôi nghĩ rằng bản Báo cáo Đồng Tâm có thể là một trong những lý do trực tiếp để Trang bị bắt. Vì vụ án Đồng Tâm mới trải qua sơ thẩm, còn phiên phúc thẩm nữa, và là vụ án gây chấn động. Và nhà nước tỏ thái độ như thế nào với những người viết bài về vụ án này rồi".

"Không riêng Đoan Trang mà tôi cho rằng còn một vài nhà hoạt động nhân quyền nữa sẽ ở trong tầm ngắm của nhà cầm quyền và sẽ bị bắt".

"Họ có thể bắt Phạm Đoan Trang trước hoặc sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, nhưng họ lại bắt đúng thời điểm đang diễn ra và hôm nay là ngày cuối cùng, thì đây là một thông điệp rất rõ ràng chính quyền Việt Nam gửi đến Hoa Kỳ và quốc tế rằng với Việt Nam, vấn đề nhân quyền không là gì trong mối quan tâm của họ".

"Và việc quan tâm duy nhất của họ là bảo vệ sự lãnh đạo độc quyền của lãnh đạo Việt Nam và họ không chấp nhận bất cứ tiếng nói đối kháng nào tại Việt Nam", bà Nghiên cho hay.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 07/10/2020

***********************

Công an bt nhà hot đng Phm Đoan Trang v các ti 'chng nhà nước'

VOA, 07/10/2020

Nhiu nhà hot đng loan tin vào sáng 7/10 rng bà Phm Đoan Trang, người tích cc đu tranh cho dân ch và nhân quyn, b nhà chc trách Vit Nam bt lúc gn na đêm hôm 6/10 thành ph H Chí Minh.

pdt4

Blogger Phm Đoan Trang ca Vit Nam được nhn gii T do Báo chí năm 2019. Photo RSF.

Các nhà hot đng Phm Thanh Nghiên, Bch Hng Quyn, Mnh Kim, Đng Bích Phượng, Nguyn Quang A đăng lên Facebook cá nhân cho hay công an Vit Nam bt bà Trang ti mt nhà tr lúc 11h30 đêm.

Chiu 7/10, mt lot các báo nhà nước trong đó có Thanh Niên, Tui Tr đăng tin xác nhn v bt gi đã din ra.

Các báo dn li B Công an cho hay Công an thành ph Hà Ni "ch trì phi hp" vi mt s đơn v ca b và Công an Thành phố Hồ Chí Minh thi hành "lnh bt b can đ tm giam, khám xét khn cp đi vi b can Phm Th Đoan Trang".

Bà Trang, 42 tui, b khi t v các ti "tuyên truyn chng nhà nước" quy đnh ti Điu 88 B lut Hình s 1999, và ti "làm, phát tán thông tin nhm chng nhà nước" quy đnh ti Điu 117 B lut Hình s 2015, các báo tường thut, dn thông tin t B Công an.

Vic bt gi này din ra gia lúc Vit Nam và M đang tiến hành đi thoi nhân quyn trong hai ngày 6 và 7/10. Gii quan sát xem đó như là mt đng thái th hin thái đ rõ ràng ca Hà Ni v nhân quyn.

Nhà hot đng n Phm Thanh Nghiên, mt người bn thân thiết ca bà Trang, cho biết qua Facebook cá nhân rng m ca bà Trang "chết lng người, không nói được gì" khi bà Nghiên báo tin v v bt b.

Mc dù nhà hot đng n Phm Đoan Trang là tác gi ca nhiu cun sách v nhân quyn, dân ch, cũng như v s bài bình lun, song bn bè trong gii tranh đu vi bà Trang nhn đnh rng lý do dn đến v bt gi là cun Báo cáo Đng Tâm do bà và ông Will Nguyn M làm đng tác gi.

"Tôi không ngc nhiên v vic bn tôi b bt, nht là sau nhng gì cô y viết v Đng Tâm và bn báo cáo mi ph biến trên truyn thông", bà Phm Thanh Nghiên bày t trên mng xã hi.

pdt5

Trang bìa Báo cáo Đng Tâm, phiên bn th ba, công b ngày 25/9/2020.

Ni dung ca n phm - dày 128 trang bng c tiếng Vit và tiếng Anh, được công b hi cui tháng 9 - nói v v đng đ gia công an và người dân thôn Hoành, xã Đng Tâm, huyn M Đc, Hà Ni, hi đu tháng 1/2020 do tranh chp đt đai, khiến ông Lê Đình Kình, th lĩnh tinh thn ca người dân Đng Tâm, và ba công an thit mng.

Báo cáo cũng nêu các din biến sau đó cho ti hết phiên xét x sơ thm trong na đu tháng 9, trong đó, chính quyn tuyên án t hình đi vi 2 người dân, 27 người khác b kết án t tù treo đến tù chung thân.

Bà Phm Đoan Trang phát biu trên đài SBS hôm 28/9 v mc đích viết Báo cáo Đng Tâm : "Chúng tôi mun ghi li vì cng sn không s gì bng vic b ghi li và b phê bình. Khi b ghi li h s cm thy không an tâm".

"Chúng tôi cũng hy vng rng cng đng người Vit có th dùng báo cáo này như mt công c đ vn đng cho người dân Đng Tâm nói riêng và vn đng cho các vn đ đt đai hay nhân quyn Vit Nam nói chung", bà nói thêm.

M, nhà hot đng vì dân ch Will Nguyn đăng lên bc thư bng tiếng Vit và tiếng Anh ca bà Phm Đoan Trang mà ông nói là bà Trang đ li cho ông, nh ông công khai khi bà b bt.

Trong bc thư đ ngày 27/5/2019 m đu vi câu "Nếu tôi có đi tù…", bà Trang th hin s bình thn v vic có th phi đi tù vì đu tranh cho t do.

pdt6

Phn Kháng Phi Bo Lc, sách ca Phm Đoan Trang

Đng thi, qua thư, bà kêu gi bn bè giúp hoàn thành các mc đích gm vn đng thông qua lut bu c mi, lut t chc quc hi mi ; qung bá các cun sách do bà viết ; và tn dng vic bà b b tù đ đàm phán, gây sc ép vi chính quyn, buc chính quyn thc hin các yêu cu ca gii tranh đu.

Nhà hot đng n nêu ra nhng cun sách bà mong ph biến nhiu nht là Chính tr bình dân, Cm nang nuôi tù, Phn kháng phi bo lc, Chúng ta làm báo, Politics of a Police State, và các n phm liên quan ti bu c.

Bà Phm Đoan Trang cũng nêu ra nguyn vng là bn bè chăm sóc cho người m ca bà, bên cnh đó là bo v các anh trai và ch dâu vì h b công an đe da rt nhiu.

D liu v vic bn bè s đu tranh, vn đng đ bà được tr t do, bà Trang bày t mong mun được th và vn Vit Nam, không b trc xut.

Kết thúc bc thư, bà viết : "Tôi không cn t do cho riêng mình Tôi cn cái ln hơn thế nhiu : T do, dân ch cho c Vit Nam. Đó là mt mc tiêu nghe có v vĩ đi và xa vi, nhưng tht ra là kh thi, nếu có s góp phn ca tt c các bn".

Cách đây hơn mt năm, hi tháng 9/2019, vi tư cách là nhà báo t do, blogger, đng thi là một nhà đu tranh dân ch có tiếng Việt Nam, bà Trang được t chc Phóng viên Không Biên gii trao gii T do Báo chí ca năm 2019, hng mc nh Hưởng.

Bà Trang không th đến d l trao gii, do lo ngi rng nếu xut cnh, bà có th không được cho nhp cnh tr li Vit Nam. Mt người khác đã làm đi diện cho bà Trang đ nhn gii.

Nguồn : VOA, 07/10/2020

********************

Bắt người ngay sau đối thoại nhân quyền. Vì sao ?

Diễm Thi, RFA, 07/10/2020

Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ thường niên lần thứ 24 được tổ chức qua mạng vào ngày 6/10/2020, kéo dài ba giờ đồng hồ. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm hợp tác song phương về pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo và quyền của người lao động. Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lõi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

pdt7

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang - Photo : facebook Pham Doan Trang

Chỉ vài giờ sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ kết thúc, vào lúc khoảng 23 :30 phút đêm 6/10/2020, Cơ quan An ninh và tổ công tác thuộc Bộ Công an đã vào thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang và di lý ra Hà Nội vào hôm sau.

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang đồng thời là một nhà hoạt động nhân quyền. Cô đã viết nhiều cuốn sách về nhân quyền, chính trị được xuất bản ở nước ngoài. Cô cũng nhận được nhiều giải thưởng về nhân quyền như giải Tự do Báo chí 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, giải Homo Homini 2017 từ tổ chức People In Need.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam sáng 7/10/2020 cho biết, Phạm Đoan Trang bị khởi tố với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 ; và cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Vì sao Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giữ ngay sau đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ như vậy ?

Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì đây là trò mà an ninh Việt Nam thường xuyên làm. Họ không bắt sớm hơn vì như thế phía Việt Nam sẽ ‘khó ăn nói’ khi trong những cuộc đối thoại nhân quyền, những vấn đề vi phạm nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm chính hiến pháp Việt Nam sẽ được phía Mỹ nêu ra. Họ cũng không bắt trễ hơn vì 12 tháng tới đủ dài cho sự việc mờ nhạt đi trước khi vòng đối thoại nhân quyền 25 diễn ra.

Ông Nguyễn Quang A nói thêm, bốn năm qua, từ khi ông Nguyễn Phú Trọng tái cử và có thêm quyền lực thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ một cách rõ rệt. Ông giải thích :

"Ở đây có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng nhân quyền của Việt Nam tệ đi trong mấy năm qua. Thứ nhất là bản thân người dân ý thức rõ hơn về vấn đề nhân quyền. Nhiều người đấu tranh cho nhân quyền hơn. Hay nói cách khác là phong trào đấu tranh dân sự cho nhân quyền và dân chủ nó mạnh lên. Khi phong trào này mạnh lên thì chính quyền sợ và họ thẳng tay đàn áp. Tôi cho đây là nguyên nhân chính.

Nguyên nhân thứ hai là sau đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam bốn năm trước, những người theo đường lối cứng rắn bảo thủ lên nắm quyền. Họ còn có thêm nhiều bạn hữu khác mới xuất hiện. Đấy là những nhà dân túy khác từ Châu Âu cho đến cả nước Mỹ. Và những nhà dân túy này cũng không coi trọng nhân quyền lắm.

Tức họ thấy có nhiều bạn bè hơn nhưng tiếng nói phản đối có vẻ ít đi thì họ dễ vi phạm nhân quyền hơn".

Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nêu nhận xét của mình :

"Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ Đoan Trang chỉ mấy tiếng sau đối thoại nhân quyền Việt Mỹ diễn ra chứng tỏ chính quyền Hoa Kỳ không có ảnh hưởng lên Hà Nội về nhân quyền.

Trong bốn năm qua, tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng đi xuống một cách rất nghiêm trọng. Số lượng những người hoạt động bị bắt tăng lên rất nhiều. Bản án họ phải nhận cũng rất nặng nề. Nếu so với khoảng 15 năm trước, bản án cho cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước chỉ khoảng ba, bốn năm. Bây giờ lên đến tám, chín, thậm chí 11 năm. Tôi nghĩ việc này có phần nào đó làm chùn bước nhưng về lâu dài thì những bản án nặng nề không là yếu tố ngăn cản sự đấu tranh của người Việt".

Quốc tế phản ứng

Ngay sau khi tin tức về Phạm Đoan Trang bị bắt được công an Hà Nội xác nhận và truyền thông Nhà nước Việt Nam loan đi vào sáng 7/10/2020, các tổ chức nhân quyền lên án mạnh mẽ việc bắt giữ này.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) ra thông cáo lên án vụ bắt giữ này và gọi đây là việc "gây ô nhục cho chính phủ". Ông Phil Robertson - Phó Giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các chính phủ trên khắp thế giới và Liên Hợp Quốc ưu tiên yêu cầu chính phủ Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Phạm Đoan Trang.

Cùng ngày, Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) cũng ra thông cáo lên án việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang. Thông cáo mô tả Đoan Trang là một khuôn mặt hàng đầu trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bản thân cô đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà hoạt động trẻ khác để lên tiếng cho một đất nước Việt Nam công bằng, trọn vẹn và tự do hơn. Tổ chức này kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Phạm Đoan Trang.

Vào những lần đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ thì phía Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, luôn tự nhận là có tiến bộ về nhân quyền và giải thích là hoàn cảnh Việt Nam có sự khác biệt với các nước, nhưng luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm, không có tù nhân chính trị.

Cựu Tù nhân lương tâm - Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, người từng bị án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam khẳng định Việt Nam không hề có nhân quyền :

"Sẽ không có nhân quyền cho Việt Nam nếu các nước dân chủ đặt lên bàn cân nhân quyền đối với cộng sản Việt Nam cho người dân. Thể chế cộng sản luôn dối trá, tàn bạo với chính họ thì đối con dân họ cũng chẳng coi ra gì. Hình ảnh nhân quyền Việt Nam chỉ là những lời nói suông mà không thấy được sự thật. Qua biến cố Đồng Tâm chúng ta thấy rõ không có nhân quyền. Tôi lập lại, Việt Nam cho tới ngày hôm nay không có nhân quyền !"

Trong một lần trao đổi với RFA về vấn đề nhân quyền, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói rằng, Việt Nam ký Công ước về nhân quyền và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền năm 1948 vào năm 2007. Chuyện vận động để Việt Nam ký hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn vì lúc đó Việt Nam hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn chung của thế giới, là dựa trên nền tảng về phẩm giá con người. Thế nhưng từ đó tới nay là mười mấy năm rồi mà theo đánh giá của quốc tế, trong đó có cả Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam chưa có tiến bộ về nhân quyền.

Theo thống kê của Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, cho đến cuối tháng 9 năm 2020, con số tù nhân lương tâm bị giam giữ ở Việt Nam là 258 người. Đây là con số thống kê chưa đầy đủ bởi có rất nhiều trường hợp người theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên đấu tranh về quyền tự do tôn giáo mà bị bắt không được công bố.

Riêng trong năm 2020 đã có 54 người bị bắt và bị kết án. Trong đó có 25 nhà hoạt động và 29 người dân Đồng Tâm.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 07/10/2020

********************

Phạm Đoan Trang : Xin đừng khóc cho tôi !

Cánh Cò, RFA, 07/10/2020

Mạng xã hội hai ngày nay tự dưng mất hẳn những status nói về Trump, sự im ắng khá bất ngờ và người theo dõi câu chuyện của Tổng thống Trump được hướng sang một khuôn mặt khác : Phạm Đoan Trang, nhà báo, blogger nổi tiếng vừa bị bắt.

pdt8

Đoan Trang có lẽ là một cô gái nổi tiếng nhất trong giới tranh đấu

Chỉ có thể là Đoan Trang mới tạo ra được sự thay đổi khá bất ngờ này. Vâng, sự bất ngờ đầy bi thảm : Cô bị bắt, mặc dù chính bản thân cô không hề ngạc nhiên mà chính xác hơn cô đã chuẩn bị để vào tù từ nhiều năm trước khi cô chấp nhận từ Mỹ trở về Việt Nam tiếp tục theo đuổi lý tưởng mà cô khẳng định : Tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.

Đoan Trang có lẽ là một cô gái nổi tiếng nhất trong giới tranh đấu, không phải vì cô trẻ đẹp hay có kiến thức chính trị nhưng cái mà cô được nhiều người khâm phục là sự kiên cường đến cực đoan của cô. Kiên cường trong cách ứng xử với thế lực muốn cô im lặng. Kiên cường với miếng bánh đầy cám dỗ của cuộc sống ở nước ngoài. Kiên cường với những ám ảnh vì bị giam cầm, tra tấn và kiên cường cả với hoàn cảnh gia đình rất đơn chiếc của cô : Một mẹ, một con và một con đường duy nhất là đói nghèo và bệnh tật.

Hơn 8 năm trước, 2014, cô đến Mỹ du học và nhân cơ hội ấy cô đã đứng trước khuôn viên Nhà Trắng lên tiếng về những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam. Cô đã trở về Việt Nam sau đó mặc dù biết trước rằng sẽ trả giá rất đắt cho những dự định của mình. Năm 2016 cô bị công an đánh gãy chân phải nhờ nạng mới có thể đi được. Năm 2017 cô xuất bản "Chính trị bình dân" một cuốn sách được xem là khai tâm cho những ai muốn tìm hiểu chính trị là gì trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. Một năm sau cô bị quản chế vì được cộng hòa Sec trao tặng giải Homo Homini.

Nhưng công trình dẫn cô vào nhà giam có lẽ là văn bản "Báo cáo Đồng Tâm" được dư luận đánh giá cao vì "Bản báo cáo đưa ra kết luận rằng đây có thể là vụ tranh chấp đất đai lớn nhất tại Việt Nam thời bình, xét về quân số công an được huy động, về dư luận, và về số sinh mạng thiệt hại. Báo cáo cũng nêu bật tình trạng bạo hành và lộng quyền của lực lượng công an, cũng như khái niệm đầy mâu thuẫn – "quyền sở hữu toàn dân về đất đai" – tại Việt Nam".

Phạm Đoan Trang chuẩn bị cho việc cô bị bắt giữ một cách thản nhiên và đầy khí phách. Vài giờ sau khi cô bị công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt, một lá thư của cô đã chuẩn bị sẵn được đồng sự Will Nguyễn tung ra. Lá thư cho thấy quan điểm của cô đối với những ai quan tâm tới tinh thần mà cô đang theo đuổi không mệt mỏi. Đoan Trang khẳng định cô không cần dư luận vận động trả tự do cho cô hay các nước thỏa hiệp với Hà Nội trao đổi tự do của cô để đổi lấy một đặc lợi nào đó có liên quan đến nhân quyền. Cô khẩn khoản yêu cầu người bên ngoài tiếp tục vì cô mà tranh đấu cho quyền bầu cử vốn chưa hề có tại Việt Nam.

Đoan Trang yêu cầu đọc và vận động cho những cuốn sách của cô được đọc rộng rãi. Cô không cần vận động cho bản thân cô mà yêu cầu xem cô như những tù nhân lương tâm cô đơn khác đang bị giam cầm. Cô xin người bên ngoài chú ý tới mẹ và anh trai cô ở bên ngoài, mẹ thì yếu đuối và đơn chiếc anh trai thì bị an ninh không ngớt làm khó dễ. Những yêu cầu rất "người" và làm đau xót cho những ai còn mẹ.

Cuối cùng Phạm Đoan Trang tuyên bố : "Tôi không cần tự do cho riêng mình ; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều : Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam".

Vâng, Đoan Trang không phải bị Bộ Công an bắt lúc 23g30 đêm 6/10 tại một nhà trọ trên đường Cách mạng tháng 8, Q.3 Thành phố Hồ Chí Minh với cáo buộc "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật hình sự, mà cô đã chính thức bị tống giam vào nhà tù lớn vào năm 2016 bằng hình thức quản chế tại nhà, cấm đi lại và phát ngôn trên tất cả các trang mạng.

Lần bắt giam chính thức này chẳng qua là giúp cho cô được tấm vé "đấu tranh" một cách công khai và quyết liệt hơn.

Có lẽ điều Đoan Trang muốn nhất đối với những người yêu mến cô là : "Đừng khóc cho tôi mà hãy khóc cho quê hương yêu dấu" !

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 07/10/2020 (canhco's blog)

********************

Việt Nam : nhà báo Phạm Thị Đoan Trang bị bắt vào lúc diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ

Tú Anh, RFI, 07/10/2020

Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 24 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra trong hai ngày 06 và 07 tháng 10/2020 . Đúng vào ngày này, tại Sài Gòn, chính quyền Việt Nam đã bắt nhà báo độc lập Phạm Thị Đoan Trang, tác giả nhiều quyển sách hướng dẫn tranh đấu cho nhân quyền và tự do ngôn luận, đồng thời là thành viên Nhóm Hành Động Vì (xã) Đồng Tâm.

pdt9

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski (trái) gặp giới báo chí sau Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt, Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/05/2015. AFP – Hoang Dinh Nam

Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc họp trực tuyến dài ba tiếng đồng hồ, hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam đã đề cập rộng rãi đến các vấn đề nhân quyền, tầm quan trọng của tiến độ và hợp tác song phương hướng về Nhà nước thượng tôn pháp luật, tự do ngôn luận, lập hội, tự do tôn giáo và quyền lao động.

Các cộng đồng thiểu số và khuyết tật cũng không bị bỏ quên trong cuộc đối thoại Mỹ-Việt, mà tiến bộ về nhân quyền và tự do được xem là chìa khóa để xây dựng quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trưởng đoàn đối thoại của Mỹ là Scott Busby, quyền trợ lý thứ nhất phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trưởng đoàn Việt Nam là vụ trưởng vụ Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.

Trong khi đó tại Việt Nam, vào lúc nửa đêm ngày 06/10/2020, nhà báo Phạm Thị Đoan Trang bị bắt. Truyền thông Hoa Kỳ và các blogger tại Sài Gòn, Hà Nội cho biết Phạm Thị Đoan Trang bị công an bắt tại nhà trọ và cáo buộc nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ « tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước ».

Biết sớm muộn gì cũng bị lao tù, nhà báo Phạm Thị Đoan Trang, trong bức thư ngày 27/05/2019, đã kêu gọi bạn hữu tiếp tục tranh đấu cho bộ Luật Bầu cử và tổ chức Quốc Hội, quảng bá các tác phẩm tranh đấu bất bạo động và viết báo… Blogger Đoan Trang còn là thành viên của Nhà Xuất Bản Tự Do và Nhóm tranh đấu cho dân làng Đồng Tâm.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 07/10/2020

************************

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giữ ngay sau đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ

RFA, 07/10/2020

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang - một nhà hoạt động nhân quyền và một người viết sách nổi tiếng ở Việt Nam vừa bị Cơ quan An ninh - Bộ Công an bắt giữ vào khuya ngày 6/10/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Biện pháp này được tiến hành ngay sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 24 vừa kết thúc cách đó ít giờ.

pdt10

Nhà báo Phạm Đoan Trang và những cuốn sách do cô viết / FB Pham Doan Trang

Bà Phạm Thanh Nghiên, một nhà hoạt động thân cận với cô Phạm Đoan Trang xác nhận thông tin này vào sáng ngày 7/10 với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị bắt vào khoảng 23 giờ 30 phút ngày 6/10/2020 tại một căn nhà trọ ở thành phố Sài Gòn.

Chúng tôi được biết thêm là Trang bị bắt và bị cáo buộc vi phạm Điều 117 Bộ luật hình sự tức là điều 88 cũ "làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, vật phẩm... nhằm chống nhà nước"".

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi cho số điện thoại di động của ông Lê Đông Phong và Nguyễn Sỹ Quang là Giám đốc và Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về vụ việc nhưng không ai bắt máy.

Riêng Văn phòng An ninh điều tra Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị phóng viên tới trực tiếp cơ quan điều tra và đem theo giấy giới thiệu mới làm việc, chứ không cung cấp thông tin qua điện thoại về vụ việc cô Phạm Đoan Trang.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam trong ngày 7 tháng 10 cũng loan tin về việc bắt giữ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, dẫn nguồn từ Bộ Công an Việt Nam.

Các bản tin nói rằng Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Việt Nam và Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với cô Phạm Đoan Trang tại địa chỉ phòng 6, lầu 1, số 372/60 Cách Mạng Tháng 8, phường 10, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin Cơ quan An ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội quyết định khởi tố cô Phạm Đoan Trang với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 ; và cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Tin nói Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê chuẩn các quyết định của Cơ quan An Ninh Điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội đối với Cô Phạm Thị Đoan Trang, 42 tưổi, có địa chỉ đăng ký tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết Cô Trang đã bị di lý ra Hà Nội và cô là một blogger và từng làm việc cho nhiều tờ báo Nhà nước Việt Nam.

Phạm Đoan Trang là nhà báo và blogger nổi tiếng ở Việt Nam. Cô đã viết nhiều cuốn sách về nhân quyền, chính trị được xuất bản ở nước ngoài. Cô cũng nhận được nhiều giài thưởng về nhân quyền trong những năm qua như giải Tự do Báo chí 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, giải Homo Homini 2017 từ tổ chức People In Need.

Ngay sau khi cô Phạm Đoạn Trang bị bắt giữ, những người bạn của cô đã đăng trên Facebook một bức thư được nói là do cô viết trước khi bị bắt. Trong thư, cô viết : "Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù".

Trong bức thư của mình, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng đề nghị những người ủng hộ cô nên tận dụng cơ hội này để vận động Việt Nam có một Luật Bầu cử mới và Luật Tổ chức Quốc hội mới.

Nguồn : RFA, 07/10/2020

**********************

Các tổ chức nhân quyền lên án mạnh mẽ việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang

RFA, 07/10/2020

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch) sáng 7/10/2020 ra thông cáo lên án vụ bắt giữ mới nhất của chính quyền Việt Nam đối với nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang và gọi đây là việc "gây ô nhục cho chính phủ".

pdt11

Nhà báo Phạm Đoan Trang - FB Phạm Đoan Trang

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hôm 7/10 cho biết Cơ quan An ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội quyết định khởi tố cô Phạm Đoan Trang với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 ; và cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

"Vụ bắt giữ blogger và tác giả nổi tiếng Phạm Đoan Trang cho thế giới thấy chính sách triệt tiêu đối với giới bất đồng chính kiến của Việt Nam.

Mặc dù phải chịu đựng việc bị chính quyền sách nhiễu có hệ thống trong nhiều năm, bao gồm cả các cuộc tấn công vào thân thể nghiêm trọng, bà vẫn trung thành với các nguyên tắc vận động ôn hòa cho nhân quyền và dân chủ.

Cách tiếp cận chín chắn của cô đối với cải cách và yêu cầu sự tham gia thực sự của người dân vào việc quản trị đất nước, là những thông điệp mà Chính phủ Việt Nam nên lắng nghe và tôn trọng, không nên trấn áp", ông Phil Robertson - Phó Giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền bày tỏ.

Ông Phil Robertson nói thêm : "Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án mạnh mẽ việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang.

Mỗi ngày cô ấy sống sau song sắt là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam và gây ô nhục cho chính phủ.

Các chính phủ trên khắp thế giới và Liên Hợp Quốc phải ưu tiên trường hợp của bà ấy, thay mặt bà ấy nói to và nhất quán, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà".

Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) trong ngày 7 tháng 10 cũng ra thông cáo nêu rõ "Việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang là phải bị lên án. Cô là một khuôn mặt hàng đầu trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bản thân cô đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà hoạt động trẻ khác để lên tiếng cho một đất nước Việt Nam công bằng, trọn vẹn và tự do hơn.

Cô phải đối diện với nguy cơ sắp tới bị cơ quan chức năng tra tấn và đối xử bất công. Cô phải được trả tự do ngay và vô điều kiện".

Theo AI, kể từ năm 2015 sau khi trở về Việt Nam từ chuyến đi học ở Mỹ, nhà báo Phạm Đoan Trang đã phải đối mặt với tình trạng bị đàn áp do những công việc trong tư cách một phụ nữ bảo vệ nhân quyền. Cô từng phải nhập viện do bị hành hung và bạo lực sau vụ bắt bớ tùy tiện năm 2018 của an ninh đối với cô.

Nguồn : RFA, 07/10/2020

************************

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu trả tự do cho Phạm Đoan Trang

pdt12

Ngay sau khi hay tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, cùng ngày Thứ ba 07/10/2020, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo báo chí. Sau đây là bản dịch :

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Phạm Đoan Trang. Nhà báo Việt Nam này bị bắt vào tối thứ Ba với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Tổ chức RSF đã trao tặng bà Trang Giải thưởng Tự do Báo chí hồi năm 2019 cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả.

"Vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là ví dụ mới nhất về việc đàn áp những tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam", ông Christian Mihr – Giám đốc điều hành RSF – nói. "Tội bị cáo buộc của bà, thật ra chỉ là phổ biến những thông tin độc lập và tạo điều kiện cho đồng bào của bà thực hiện các quyền của người dân được bảo đảm bởi hiến pháp. Bà Trang không thể bị tù. Bà ấy phải được thả ngay lập tức".

Phạm Đoan Trang hoạt động không mệt mỏi cho dân quyền ở đất nước của bà. Bà là người sáng lập tạp chí Luât Khoa và biên tập viên của tờ báo The Vietnamese, bà tư vấn cho đồng bào về các vấn đề pháp lý và bênh vực các nhóm người thiểu số. Vì vậy, nhà báo này đã bị bắt bớ vài lần một cách độc đoán. "Tôi không cần tự do cho riêng mình ; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều : Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam", bà Trang viết trong một lá thư hồi tháng 5 năm 2019 với ý định trong trường hợp bị bắt, lá thư này sẽ được công bố.

Cùng với Trung Quốc, Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Syria, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới mà có nhiều người nhất bị ngồi tù vì công việc làm truyền thông của họ, hiện nay có ít nhất 23 người bị ngồi tù ở Việt Nam vì lý do này. Hầu hết họ là các blogger và nhà báo công dân – thường là những nguồn thông tin được điều tra độc lập duy nhất, vì các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam phải tuân theo chỉ thị của Đảng cộng sản.

Để biện minh cho việc bỏ tù họ, chế độ đã viện đến các cáo buộc như "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc "các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ". Các tội danh này có thể bị trừng phạt với các án tù dài hạn. Các blogger thường xuyên bị ngược đãi trong tù.

Theo thông tin của RSF, Chính phủ Việt Nam cũng nhắm vào các nhà báo lưu vong ở nước ngoài và theo dõi những tiếng nói phản biện, ví dụ trên Facebook. Hồi tháng 12 năm 2017, quân đội đã thông báo về việc sử dụng một đội quân trên không gian mạng để chống lại thông tin "sai sự thật" trên Internet. Luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 qui định các các công ty nước ngoài hoạt động cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong nước trên máy chủ tại Việt Nam và giao các dữ liệu này cho cơ quan chức năng Việt Nam theo chỉ thị.

Trong danh sách tự do báo chí, Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 nước.

Hiếu Bá Linh dịch

Nguồn : Thoibao.de, 06/10/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Diễm Thi, Cánh Cò, Tú Anh, Hiếu Bá Linh, RFA, RSF, VOA
Read 1154 times

1 comment

  • Comment Link Nguyễn Văn Lợi jeudi, 08 octobre 2020 16:14 posted by Nguyễn Văn Lợi

    Các nhóm từ Sông Gianh trở ra Bắc rất khó mà tin họ.
    Vì họ chủ-trương "Vừa hợp-tác, vừa đấu-tranh".
    Đấu-tranh thì họ công-khai, ta biết rất rõ.
    Nhưng không thể biết họ hợp-tác khi nào, hợp-tác cái gì, vì họ giấu rất kỹ.
    Không biết 'chiến-lược gia đấu tranh' nào đã đưa ra cái sách-lược kỳ-quái này.
    Kính-nhi-viễn-chi là tốt nhất.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)