Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/11/2020

Giải mã lý do vào Đảng và cố bám trụ cho dù có bị tai tiếng

Thu Thủy - Diễm Thi

Đuổi việc cán bộ che giấu tài sản có thể là cách diệt trừ tham nhũng ?

Diễm Thi, RFA, 02/11/2020

Hôm 30 tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam ký ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020.

duoi1

Ảnh minh họa - AFP

Kèm theo Nghị định là mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, kê khai hằng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ. Những người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, tại doanh nghiệp nhà nước phải công khai bản kê khai tài sản này. Việc công khai được thực hiện bằng hình thức công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nhận xét :

"Trong luật cán bộ công chức cũng có chuyện kê khai tài sản. Trong việc chống tham nhũng cũng có nói chuyện kê khai tài sản, thậm chí là không kê khai trung thực còn bị đánh thuế, bị tịch thu tài sản…

Nhưng ở Việt Nam nó rất khó, bởi vì cứ làm căng như thế thì ai sẽ xử ai ? Người ta cứ nói vui là một ông cán bộ sau 75 trong chiến khu ra chỉ có một cái ba lô mang trên lưng. Bây giờ tới mấy cái nhà mang trên lưng. Ai xử ai bây giờ !

Nếu làm mạnh mẽ, rộng rãi và làm được thì công khai tài sản ra cho dân biết. Còn mức trong phạm vi hẹp thì công khai trong nội bộ đảng. Mà trong nội bộ đảng phải có tranh cử, ứng cử, bầu cử thì mọi chuyện mới được phơi bày. Chỉ nhìn vào khẩu hiệu, chữ nghĩa thì nó vô cùng hay. Nhưng thiếu cơ chế, thiếu thể chế thích hợp nên việc thực hiện không đi về đâu cả".

Theo ông Trần Quốc Thuận, việc cho dân bầu cử, ứng cử tự do là chuyện mà ông gọi là "trong mơ". Bây giờ chỉ cần làm bước cơ bản là bầu cử, ứng cử tự do trong nội bộ đảng. Bởi khi chưa ai có chức có quyền mà tranh cử với nhau thì tự nhiên người ta sẽ nói toạc ra hết, công khai hết mọi chuyện.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết thì cho rằng, chủ trương về việc kê khai tài sản thì cũng là bình thường nếu như việc kê khai đó để làm rõ tính minh bạch, tính xác thực của tài sản họ có. Vấn đề ở đây là kê khai thì bước tiếp theo sẽ là gì. Ông bày tỏ quan điểm của mình :

"Cái việc kê khai đó Nhà nước tiến hành bằng luật gì. Nó có phù hợp với quy định, tập quán chung của xã hội hay không ? Có phù hợp với cái quy định nhà nước định ra cho những người có quyền làm ăn, thu nhập chính đáng hay không ? Còn thu nhập không chính đáng thì lại là chuyện khác.

Tui nghe nói ở một số cơ quan lớn như ở Bộ chính trị hay một số những cơ quan cao cấp khác thì có quy định cán bộ phải kê khai tài sản hết. Tui nghe chứ tui không thấy văn bản. Và người ta cũng có thi hành, có kê khai. Vấn đề là kê khai rồi để đó chứ không có ai thẩm tra, xem xét coi kê khai đúng hay không".

Việc kê khai tài sản, quan chức được nói đến nhiều mấy năm gần đây khi nhiều dinh cơ đồ sộ của các quan chức bị phơi bày trên mặt báo. Chẳng hạn như biệt phủ của Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý, hay biệt phủ của ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La. Cuối năm 2014, hai quần thể biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân, Đà Nẵng bị phát hiện. Chủ nhân là ông Phan Như Thạch - một thiếu tướng công an vừa về hưu và đại gia vàng tên Ngô Văn Quang.

Cuối năm 2019, chánh thanh tra thành phố Hà Nội Nguyễn An Huy đã trình UBND thành phố Hà Nội kế hoạch thanh tra năm 2020, và kế hoạch này đã được chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Đức Chung phê duyệt. Kế hoạch này có thêm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc kê khai tài sản của các đối tượng thuộc diện kê khai tài sản theo quy định và chỉ đạo của trung ương, thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.

Nghị định 130/2020/NĐ-CP được ban hành nêu rõ mức kỷ luật dành cho những người kê khai sai quy định hoặc tẩu tán tài sản.

Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Ông Lê Văn Triết nhận xét về hình thức kỷ luật trong Nghị định mới ban hành :

"Tôi nghĩ nếu kê khai mà tài sản bị tẩu tán hay che giấu không khai sự thật thì sẽ phạm với quy định, nghị định về kê khai tài sản. Nếu kê khai thì phải kê khai rõ ràng, không tẩu tán. Có tẩu tán là tài sản không minh bạch rồi. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, nếu kê khai không đúng sự thật, có 10 mà chỉ khai 1, thì người ta có quyền xem xét để xử lý. Phải như vậy nó mới công bằng trong xã hội, mới nghiêm minh trong việc kê khai tài sản, mới minh bạch trong việc sở hữu tài sản".

Theo nhận định của những người quan tâm, thì muốn kỷ luật người kê khai không trung thực thì trước hết phải chứng minh người này khai không đúng. Đó là điều rất khó trong thể chế Việt Nam hiện nay.

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng, rất khó kỷ luật người vi phạm bởi theo thể chế ở Việt Nam hiện nay, những người lãnh đạo được chỉ định chứ không qua bầu cử. Họ có quyền sinh sát trong tay. Khó ai có thể yêu cầu họ phải kê khai tài sản của họ một cách trung thực.

Tuy vậy, để cho công bằng thì họ vẫn có những hình thức kỷ luật theo kiểu "đem vài con dê ra tế thần".

Cuối năm 2019, hai cán bộ ở tỉnh Khánh Hòa đã bị kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Người thứ nhất là ông Đinh Sỹ Hiệp - ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, trưởng Ban dân vận Thành ủy Cam Ranh. Ông Hiệp bị Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do ông không kê khai nợ tiền sử dụng đất 67,6 triệu đồng vào năm 2014 và mảnh đất tại thị trấn Cam Đức vào các năm 2016, 2017. Ông cũng không kê khai khoản nợ 600 triệu đồng vào các năm 2016, 2017.

Người thứ hai là ông Nguyễn Thanh Nam - chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Ông Nam không kê khai tài sản là chiếc ôtô mà ông nhận ủy quyền từ một Việt kiều Mỹ, chiếm giữ 48 triệu đồng tiền thanh lý 2 hợp đồng thuê mặt bằng tại đảo Điệp Sơn của 2 cá nhân… Ông Nam đã bị Tỉnh ủy Khánh Hòa kỷ luật với hình thức cách chức.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 02/11/2020

*********************

Cần cơ chế giám sát đại biểu Quốc hội như công chức !

RFA, 02/11/2020

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bài trả lời phỏng vấn Báo Dân Trí đăng tải ngày 2/11, cho rằng cần phải thường xuyên giám sát và đánh giá đại biểu Quốc hội, ví dụ như đánh giá theo định kỳ hàng năm, tương tự như quy trình đánh giá với cán bộ công chức.

duoi2

Đại biểu dự Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 28/1/2016 – AFP - Hình minh hoạ.

Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cho biết hiện nay chưa có cơ chế nào để làm việc như ông vừa nêu.

Từng là nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông bày tỏ quan điểm :

"Trong quá trình hoạt động của đại biểu quốc hội phải có sự giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động cũng như sự nghiêm túc chứ không thể như lâu nay, không có theo dõi, giám sát đánh giá nên có nhiều đại biểu không tự giác hoạt động tốt. Tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu là nên có hình thức giám sát, đánh giá chất lượng đại biểu để góp ý, có biện pháp nhắc nhở, quản lý tốt hơn, tránh việc vi phạm xảy ra làm ảnh hưởng uy tín đại biểu quốc hội".

Giải thích rõ hơn về những điều luật định đối với đại biểu Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực văn phòng Quốc hội đang ở Sài Gòn nói với RFA tối 2/11 như sau :

"Về nguyên tắc theo luật thì người đại biểu quốc hội sẽ chịu sự giám sát của cử tri nơi bầu ra người đó, người đại biểu quốc hội không chỉ đại diện nơi bình bầu ra mình mà còn đại diện cho cử tri cả nước. Như vậy có nghĩa là ông đại biểu quốc hội sẽ bị giám sát bởi cử tri nơi bầu ra mình và cử tri cả nước. Đó là luật nhưng luật thiếu cơ chế. Khi người ta lên tiếng giám sát, đòi hỏi ông đại biểu trả lời thì ông đại biểu đó không phải trả lời cũng không sao. Cho nên ở Việt Nam thiếu cơ chế có đi có lại nên không có tính hiệu quả".

Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi ai giám sát và giám sát thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng ngoài chịu sự giám sát bởi người dân thì đại biểu Quốc hội phải chịu thêm giám sát từ phía cơ quan vì :

"Đại biểu quốc hội Việt Nam cũng là công chức vì đại biểu kiêm nhiệm và đại biểu chuyên trách đều ăn lương nhà nước, là công chứcLà công chức thì không những bị giám sát bởi cử tri và những lãnh đao của đơn vị đó".

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự lại cho rằng câu chuyện đánh giá đại biểu Quốc hội trong thực tế không đúng như lý thuyết mà Luật sư Thuận đưa ra.

"Việc đánh giá đại biểu quốc hội một cách chính xác là người dân dùng lá phiếu để bầu và truất, các vị phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri của mình, là người đã bầu cho họ. Hai điểm đấy không được thực hiện nên việc kiểm tra mà ông ấy nói chỉ là sự kiểm tra của đảng cộng sản Việt Nam mà thôi. Là để siết chặt sự kiểm soát của đảng đối với đại biểu quốc hội. Còn người dân kiểm tra kiểu gì ? Trừ trường hợp người ta lên tiếng chê trên mạng xã hội. May bây giờ có mạng xã hội nên người dân có thể nói bâng quơ trên đấy, có tác động nhất định để người ta kiểm tra lẫn nhau. Cái quan trọng nhất là người dân làm chủ thì phải kiểm tra bằng lá phiếu của mình, kiểm tra bằng tiếng nói của mình đến tận tai ông ấy".

Ông Nguyễn Tuấn Anh trong trả lời Báo Dân Trí đăng ngày 2/11 cho rằng nếu có quá trình đánh giá đại biểu hàng năm, việc ông Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch đã được xác định từ năm 2018 và đã phải chịu bãi nhiệm, miễn nhiệm từ khi đó. Không như hiện nay, quốc hội phải xem xét thông qua báo chí.

Đồng thời ông Tuấn Anh cho rằng vụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc chuẩn bị tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XV, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới.

Vào ngày 23/8 vừa qua, hãng tin Al Jazeera công bố một báo cáo điều tra cho thấy, ông Quốc là người đã được nhập quốc tịch Síp vào năm 2018 khi ông đang là đại biểu quốc hội.

Theo điều tra, Síp là nước cung cấp những "hộ chiếu vàng" cho nhiều quan chức nước ngoài có tình nghi dính líu đến tham nhũng hoặc gây ảnh hưởng chính trị. Mỗi tấm hộ chiếu như vậy được bán với giá 2,5 triệu đô la, theo chương trình đầu tư nước ngoài vào Síp.

Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết chuyện lựa chọn đại biểu cho Quốc hội Việt Nam được làm rất kỹ, qua tổ chức, qua công an, an ninh phối hợp rồi thẩm tra lý lịch, thẩm tra đời sống riêng tư…

Tuy nhiên, qua chuyện ông Phạm Phú Quốc cũng cho thấy một vài trường hợp ngoại lê như lời ông Lê Văn Cuông :

"Sự giám sát của cơ quan chức năng ở mức độ tương đối chứ không thể giám sát hết hành vi hay hoạt động của mọi người vì còn đụng chạm đến quyền công dân hoặc đại biểu, không có lực lượng nào có thể giám sát đại biểu chặt chẽ trong nước và các hoạt động động ngầm ở nước ngoài. Trước khi bầu thì mọi việc không có vấn đề gì, nhưng khi bầu xong họ mới bộc lộ vi phạm, thuộc về sau này, lúc đó mọi việc đã xong thì đành phải xử lý theo quy định của pháp luật là bãi nhiệm".

Tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam trong phiên họp vào chiều 2 tháng 11 của các đoàn đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến, thảo luận về việc bãi nhiệm đối với ông Phạm Phú Quốc do mua hộ chiếu vàng đảo Síp cho biết từ đầu nhiệm kỳ Khóa 14 đến nay, Quốc hội Việt nam có hơn 10 đại biểu bị ‘rơi rụng’ ; trong đó có những trường hợp vi phạm.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những quyết định đối với đại biểu quốc hội ở Việt Nam lâu nay đã vi phạm cơ chế. Ông giải thích :

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có chức năng gì để phết truất một đại biểu quốc hội, nhưng bởi vì ở đây là Quốc hội của đảng cộng sản Việt Nam nên Quốc hội chịu sự giám sát của đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam thấy người nào không xứng đáng đối với họ hoặc thấy làm những việc kì quá đối với dân chúng thì đảng cộng sản Việt Nam ra lệnh cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đuổi những người đó ra khỏi Quốc hội. Cái lạ ở Việt Nam là có những chuyện như vậy".

Ông Nguyễn Quang A cho rằng lẽ ra có những chuyện chỉ có người dân mới được làm thì người dân không làm được gì vì đó là Quốc hội của đảng cộng sản, các đại biểu quốc hội cũng là đại biểu của đảng cộng sản nên đảng cộng sản muốn làm gì thì làm.

Nguồn : RFA, 02/11/2020

**********************

Vào Đảng để ăn cắp – Mác Lê dùng bịp dân

Thu Thủy, Thoibao.de, 01/11/2020

Hôm 29 tháng 10 vừa qua, một số báo mạng nhà nước Việt Nam có đăng bài viết cảnh báo tình trạng đảng viên nghỉ hưu, thôi việc là nghỉ hẳn sinh hoạt đảng đang diễn ra tại một số tỉnh miền núi Tây Bắc.

vaodang1

Khi đương quyền, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn từng chủ biên cuốn sách với tên gọi "Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên sau đó ông đã nhận 14 năm tù vì hai tội danh tham nhũng trong vụ AVG

Trong bài viết có dẫn lời ông Đỗ Trường Sơn, Bí thư Thành ủy Lào Cai rằng : "Nếu đồng chí nào khi nghỉ hưu nghỉ luôn sinh hoạt đảng đó là người cơ hội, vào Đảng chỉ vì chức vụ quyền hạn, chỉ phục vụ công việc của mình".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, chuyện bỏ sinh hoạt đảng sau khi về hưu hay nghỉ việc xảy ra với rất nhiều đảng viên. Ông phân tích :

"Cái chuyện người ta về hưu người ta bỏ sinh hoạt đảng thì nó rất phổ biến, trừ những người phải làm chức gì đấy như tổ trưởng dân phố hay chức gì đấy thì họ còn sinh hoạt thôi. Còn đa số thì cứ lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng. Số ấy đông lắm.

Có người chán Đảng, bỏ Đảng một cách đường hoàng. Có thể công khai, có thể không công khai. Mỗi người có một hoàn cảnh. Người ta lặng lẽ bỏ. Cũng có những người thì về hưu rồi không còn có gì ‘chấm mút’ được nữa thì thôi, không sinh hoạt đảng nữa. Đấy cũng là một kiểu bỏ đảng. Thực sự có rất nhiều kiểu bỏ Đảng".

Trong sáu năm qua, người ta nhận thấy có hai đợt bỏ Đảng. Đợt thứ nhất vào năm 2014. Những người bỏ Đảng lúc đó có một viên chức ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ là ông Đặng Xương Hùng ; một đảng viên Cộng sản lão thành là ông Lê Hiếu Đằng ; một người từng làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ; một Trung tá Quân đội là Tiến sĩ- Bác sĩ Đinh Đức Long.

Đến năm 2018, 14 đảng viên tuyên bố ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam chỉ trong 10 ngày sau khi ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên Tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng cộng sản đề nghị kỷ luật.

Nghệ sĩ Kim Chi là một người trong số đó. Bà chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản vào ngày 4 tháng 11 năm 2018.

Bà cho biết đã quyết định bỏ Đảng một cách lặng lẽ từ năm 2013. Nhưng cũng như Giáo sư Mạc Văn Trang, bà thấy rằng sự kiện Chu Hảo là giọt nước tràn ly. Bà không thể khi nhắm mắt mà vẫn còn mang danh hiệu đảng viên Cộng sản. Bà kể :

"Tôi rất thân với anh Lê Hiếu Đằng. Lúc ngồi nói chuyện với ảnh tôi có nói chắc là đã đến lúc anh em mình ra khỏi Đảng. Anh Đằng nói rằng chuyện này phải tính toán kỹ. Ít lâu sau thì anh Đằng mất. Tôi không thể lỗi hẹn với người đã mất. Tôi nói chuyện với anh Chu Hảo, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, tôi đã viết tuyên bố, nhưng mọi người khuyên là ở lại có thể làm được điều gì đó. Tôi cũng nghĩ thế, vì trong Đảng cũng có những người tốt, không phải ai là đảng viên đều khốn nạn cả".

Theo ông Nguyễn Quang A, việc bỏ Đảng hay bỏ sinh hoạt đảng là quyền của đảng viên. Nếu không sinh hoạt ba tháng thì về nguyên tắc là sẽ bị loại trừ ra khỏi Đảng. Nhưng vì Đảng thích con số nên vẫn để nguyên để cho thấy vẫn có nhiều đảng viên.

Theo con số được đưa ra tại kỳ Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 1 năm 2016 thì toàn Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.

vaodang2

Ông Lê Hiếu Đằng với lá thư tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản Việt nam. Tính tới 2013, ông đã có 45 năm là Đảng viên Đảng cộng sản việt nam, ông Lê Hiếu Đằng nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều chức vụ quan trọng khác. Sau khi ông bỏ Đảng đã kéo theo hàng loạt đảng viên lão làng khác cũng tuyên bố ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam và cùng nhau thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hiện nay vẫn còn hoạt động đều đặn và mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Đặng Hùng Võ, một đảng viên Đảng cộng sản cho rằng, điều lệ Đảng cho phép khi về hưu hoặc là ở trong trạng thái không còn hoạt động gì nữa thì có thể làm đơn xin không sinh hoạt. Tuy vậy, cũng có người lơ luôn chuyện làm đơn. Ông nói :

"Nói chung là khi về hưu rồi hoặc khi không còn hoạt động gì nữa thì về mặt quy định là phải có đơn xin thôi sinh hoạt đảng. Còn nếu ai không có đơn mà cứ lờ đi không sinh hoạt đảng là không thực hiện đúng quy định.

Thường thì ai mà còn hoạt động cho xã hội thì vẫn buộc phải sinh hoạt đảng. Còn những người về hưu rồi thì họ có thể làm đơn xin miễn sinh hoạt đảng.

Tôi cũng biết có mấy người làm cho Ngân hàng Thế giới lơ sinh hoạt đảng sau khi về hưu. Họ cho rằng về hưu rồi thì không làm gì nữa cho nên sinh hoạt đảng cũng không thiết thực lắm. Cũng có những người về hưu rồi nhưng vẫn rất hăng hái sinh hoạt với phường, sinh hoạt với địa phương".

vaodang3

Các đảng viên biểu quyết bằng cách giơ cao thẻ Đảng

Ông Đặng Hùng Võ cho biết ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng bình thường, nhưng vì không còn làm cho nhà nước nữa nên nội dung sinh hoạt cũng chỉ là phổ biến chủ trương, đường lối bây giờ. Thế thôi. Ông giải thích thêm chuyện sinh hoạt đảng của ông sau khi về hưu :

"Thường thì chi bộ họp mỗi tháng một lần. Trong lần họp đó thường là thỏa luận về chủ trương, đường lối của Đảng, thảo luận về công việc ; ai làm tốt ai làm chưa tốt ; công việc có vướng mắc gì chẳng hạn…

Theo tôi thì những sinh hoạt đảng có khoảng 60% là giống như chính quyền. Còn 40% là có các nghị quyết của Đảng hoặc chủ trương, đường lối. Rồi đến kỳ kiểm điểm cuối năm thì có phần phê bình và tự phê bình. Khi không sinh hoạt nữa thì thôi".

Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp 1980. Đảng lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Ông Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của tổ quốc, của giai cấp" ; "Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác.

Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân".

Dư luận cho rằng, không phải đảng viên nào cũng có lý tưởng như rao giảng của ông Hồ Chí Minh. Họ vào Đảng vì nhiều đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng. Cũng từ đó mà nhiều đảng viên bị kỷ luật. Tính đến nay, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và cấp ủy các cấp đã xử lý gần 2.850 đảng viên trong nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó 270 người bị khai trừ đảng.

Nhiều đảng viên cấp cao bị kỷ luật hoặc bị truy tố hình sự, vào tù. Chẳng hạn như Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Ủy viên Đảng ủy Quân sự TƯ, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân bị xác định trong thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 1/2008, chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010. Ông Nguyễn Văn Tình bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên ủy viên Đảng ủy Quân sự TƯ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân được xác định mắc vi phạm trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng. Ông Nguyễn Văn Hiến bị 4 năm tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Tòa án nào xét xử Đảng cộng sản Việt Nam khi vi phạm Hiến pháp và pháp luật ?

vaodang5

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 23/10/2018

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vào hôm 28/10, phát biểu tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao, thành phố Hà Nội, và được truyền thông Nhà nước Việt Nam trích dẫn nguyên văn :

"Thẩm phán phải là những chiến sỹ kiên trung trên mặt trận đấu tranh bảo vệ pháp chế, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật ; gương mẫu, đi đầu trong thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các tòa án phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng ; rèn luyện phẩm chất đạo đức để mỗi cán bộ, thẩm phán luôn nhận thức đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm trong thực thi công vụ. Hoạt động trong môi trường xét xử, phán quyết tính đúng sai của các sự kiện pháp lý, cán bộ, thẩm phán thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền bạc, vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, hệ thống tòa án càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng ; tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán".

Lời phát biểu này đã được Báo Tuổi Trẻ Online, trong cùng ngày đăng tải và chạy tít với câu nói của bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân "Tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang, trên trang Facebook cá nhân đã nêu câu hỏi vì sao lại "tuyệt đối không để người dân nghi ngờ về đức thanh liêm của thẩm phán" ?

"Không có một cái gì là tuyệt đối cả. Bởi vì con vật biết nghi ngờ. Khi một người lạ cho con vật ăn cái gì đó thì nhiều lúc nó không ăn. Con chó, chẳng hạn, còn nghi ngờ, ngửi và nhìn người cho nó đồ ăn. Thế cho nên nghi ngờ là một phản xạ tự nhiên của động vật. Còn đối với con người thì không những có phản xạ mà còn có tư duy. Con người luôn luôn phải biết nghi ngờ, mà nhờ vào đó thì mới có tò mò, khám phá và mới có phản biện, tiến bộ, khoa học, mới tìm tòi chân lý. Cho nên khi nói "tuyệt đối không để dân nghi ngờ" thì lời phát biểu đó rất là không hiểu gì cả. Có thể nói là rất ấu trĩ và ngu. Điểm thứ hai là không nghi ngờ sự thanh liêm của thẩm phán. Về vế đầu ‘tuyệt đối không để dân nghi ngờ’ thì đã là một cái sai. Thêm vế thứ hai là ‘tuyệt đối không để dân nghi ngờ về sự thanh liêm của thẩm phán’ thì trở thành hài hước. Bởi vì, tòa án và thẩm phán tại Việt Nam có thanh liêm hay không thì người dân ai cũng biết rồi. Bao nhiêu vụ án oan, án sai được người dân biết rất rõ, nhất là vụ án Hồ Duy Hải, vụ án của ông Thanh Chấn và đặc biệt là vụ đại án Đồng Tâm".

Không ít cư dân mạng cho rằng bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu như vậy cho thấy một sự áp đặt độc đoán lên người dân Việt Nam.

vaodang6

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cùng 17/17 vị thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tuyên y án tử hình Hồ Duy Hải

Cựu tù nhân lương tâm-thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung đăng tải ý kiến của anh rằng "Dân nghi ngờ thẩm phán thì cứ vu cho là ‘thế lực thù địch’ rồi bắt nhốt thôi. Thế là không còn ai dám nói tôi nghi ngờ nữa".

Bên cạnh lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lời phát biểu của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình càng gây chú ý trong công luận nhiều hơn.

Ông Nguyễn Hòa Bình khi đề cập đến những bài học thành công của hệ thống tòa án Việt Nam suốt 75 năm qua, đã nói rằng trước hết tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, tuân thủ sự lãnh đạo và toàn diện của Đảng ; tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng ; thượng tôn pháp luật và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tư pháp đã được hiến định.

Tiến sĩ Giáo dục Mạc Văn Trang có lời nhận xét với RFA rằng ông Nguyễn Hòa Bình đã phát biểu rất trung thực về hệ thống tòa án Việt Nam xét xử theo chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Đài, xác nhận :

"Điều đó chắc chắn nói đến có sự can thiệp từ bên Đảng. Bởi vì theo nguyên tắc của Hiến pháp quy định rằng thẩm phán chỉ tuân theo sự thật khách quan của pháp luật thôi. Tuân thủ luật thì không được chấp nhận mọi sự can thiệp từ bên ngoài. Thế nhưng khi ông Bình nói đến vấn đề trung thành với Đảng hay tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng thì rõ ràng đã khác rồi. Bởi vì trong một số vấn đề giữa đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam với một số vụ án rất khác nhau, đặc biệt trong vụ án chính trị. Bởi vì người dân đấu tranh dân chủ thì họ chỉ thể hiện khát khao quyền tự do dân chủ của họ thôi, nhưng khi Đảng can thiệp và đưa quan điểm chính trị của họ vào thì rõ ràng sẽ làm cho những thẩm phán không còn khách quan, công bằng trong xử lý những vụ án như vậy nữa".

Luật sư Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh thêm rằng bản chất củng cố hệ thống chính trị Cộng sản thì không có tam quyền phân lập mà Đảng lãnh đạo Việt Nam coi ngành công an, viện kiểm sát và tòa án chỉ là công cụ để bảo vệ quyền lực và lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải là ngành độc lập.

Một số ý kiến trong dư luận bày tỏ trên mạng xã hội rằng "Tòa án Nhân dân" nên đổi tên thành "Tòa án Đảng cộng sản Việt Nam".

Cựu tù nhân lương tâm, anh Nguyễn Tiến Trung lập luận rằng "Đảng cộng sản Việt Nam vi phạm Hiến pháp và luật pháp trong việc tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân thì đâu có tòa án nào dám xét xử Đảng".

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 01/11/2020

***********************

Đảng che giấu tài sản – Dân tan vỡ lòng tin

Thu Thủy, Thoibao.de, 31/10/2020

Quốc hội Việt Nam dành nhiều thời gian hôm 26/10 để bàn giải pháp đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội cho biết.

vaodang7

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn rằng ông Lê Đình Kình là "Cường hào địa chủ mới" đã bị dân mạng soi thấy sợi dây nịt mà ông đeo là của nhãn hiệu HERMES với giá 5000 USD một chiếc, tức hơn 100 triệu đồng, trong khi mức lương của ông chỉ hơn 10 triệu đồng một tháng

Các đại biểu nêu ra các biện pháp từ triển khai thêm hạ tầng công nghệ thông tin trong dịch vụ hành chính công ; tăng công khai, minh bạch trong đấu thầu, mua sắm công… cho đến nâng cao, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, theo bản tin trên trang quochoi.vn.

Tuy nhiên, một cựu quan chức thuộc quốc hội, ông Trần Quốc Thuận, nói với VOA rằng trong điều kiện chính trị của Việt Nam, mấu chốt của vấn đề là cần có ứng cử, bầu cử tự do trong nội bộ Đảng cộng sản cầm quyền.

Trang web chính thức của quốc hội Việt Nam trích lời Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, tỉnh Hậu Giang, đánh giá cao các cơ quan nhà nước quyết liệt điều tra, truy tố, và xét xử tội phạm về kinh tế và tham nhũng.

Nhưng Đại biểu Thủy chỉ ra rằng số lượng tiền, tài sản thu hồi từ các vụ án tham nhũng mới chỉ đạt trên 43%, khoảng 15.000 tỷ đồng. Nữ đại biểu đề nghị nhà chức trách kiên quyết thu hồi tài sản liên quan đến tham nhũng.

Bà Thủy cũng đề xuất một loạt biện pháp nhằm chống tham nhũng hiệu quả hơn. Trong đó, bà nhấn mạnh rằng chính phủ cần sớm triển khai đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tốt, kịp thời các dịch vụ hành chính công ; tăng cường công khai, minh bạch trong lĩnh vực mua sắm công, đấu thầu liên quan đến nhà nước.

Một đại biểu khác, ông Nguyễn Minh Sơn, đại diện tỉnh Tiền Giang, đề nghị phải chú trọng đến việc thực hiện hiệu quả các quy định về kê khai, giải trình và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phạm vi đối tượng phải kê khai, công khai, Cổng Thông tin của Quốc hội tường thuật.

Bản tin cũng cho biết một số đại biểu đề nghị chính phủ Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.

Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhận xét với VOA rằng có một vướng mắc cơ bản là quốc hội và Đảng cộng sản cầm quyền không công khai thông tin đầy đủ về mức độ tín nhiệm và tài sản của các quan chức trong chính quyền để người dân giám sát, có ý kiến.

Sâu xa hơn, bản chất của vấn đề nằm ở chỗ Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo duy nhất, toàn diện và trực tiếp ở Việt Nam, ông Thuận nói, vì vậy, người dân không thể tạo ra một lực lượng chính trị khác hay các hội, đoàn độc lập để giám sát, phản biện về chống tham nhũng.

"Ở Việt Nam, lập đảng khác hoặc các hội, đoàn độc lập là vi phạm pháp luật, bị nhà nước xử lý. Vì vậy, không có hy vọng có ứng cử, bầu cử tự do ở quy mô toàn xã hội. Chỉ mong là trong nội bộ Đảng cộng sản sẽ có ứng cử, bầu cử tự do. Khi đó, các ứng cử viên tranh cử sẽ nói lên sự thật về tài sản hoặc các công việc kinh doanh của con, cháu. Nhưng đó là mong ước, còn chưa biết bao giờ mới thực hiện được", nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói với VOA.

Ông Thuận nói thêm rằng là người có hơn 50 năm tuổi đảng, ông nhận thấy khi các vấn đề chính trị, xã hội, mà nổi lên và tham nhũng, trở nên ngày càng nhức nhối, gây bất bình trong nhân dân, sẽ dẫn đến việc đảng phải tự đổi mới để không mất tính chính danh.

Việt Nam trong những năm qua đã có tiến bộ về phòng, chống tham nhũng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Như VOA đã đưa tin, Tổ chức Minh bạch Thế giới cho biết Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng của Việt Nam từ năm 2012 đến 2019 đã tăng lên đáng kể.

Năm 2012, chỉ số này của Việt Nam đạt 31/100 điểm, với xếp hạng thứ 123/198 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu. Đến năm 2019, chỉ số tăng lên 37/100 điểm, đưa Việt Nam đứng thứ 96/198. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch Thế giới đánh giá về Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay.

Ủy ban tư pháp Quốc hội : "Tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng !"

vaodang8

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nêu bật tình trạng tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng của Việt Nam trong Báo cáo Thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

"Vẫn còn tình trạng tham nhũng ngay trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp, cơ quan có chức năng chống tham nhũng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật", VTV dẫn lời bà Nga cho biết.

Theo báo cáo thẩm tra qua công tác thanh tra, kiểm tra và qua phản ánh của dư luận, cử tri và báo chí cho thấy còn nhiều trường hợp thực hiện quy tắc ứng xử chưa nghiêm, có biểu hiện "nhóm lợi ích", móc ngoặc giữa người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp ; tình trạng người có chức vụ, quyền hạn "bảo kê", bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra…

Báo cáo cũng cho hay tình trạng cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng sơ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật để nhũng nhiễu, gây phiền hà nhằm vụ lợi khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp vẫn xảy ra khá phổ biến.

Trong khi đó, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Hậu đề nghị cần đi sâu vào nguồn gốc của hiện tượng tham nhũng, lãng phí đó chính là chủ nghĩa quan liêu.

Theo ông Hậu, chủ nghĩa quan liêu sinh ra tệ độc đoán, chuyên quyền, chủ quan duy ý chí, gia trưởng phong kiến, xa dân, thói đặc quyền đặc lợi, lợi ích nhóm… Đó là mảnh đất đất dung dưỡng nạn tham nhũng, lãng phí.

"Xử lý vụ án này vụ án khác chỉ là phần ngọn của vấn đề. Chừng nào chưa đặt vấn đề chống chủ nghĩa quan liêu thì chúng ta còn vất vả chống tham nhũng", "Phải chăng chúng ta mới dừng việc chống tham nhũng vặt ở việc giáo dục, vận động… mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào hơn về mặt pháp lý", ông Hậu nêu.

Ông Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cho rằng trong công tác phòng chống tham nhũng có 2 giải pháp cần phải làm tốt hơn là kiểm soát kê khai tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng.

Ông Lý đề nghị cần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi người cần có một tài khoản ngân hàng và tất cả các giao dịch trên 5 triệu đồng đều phải thực hiện qua ngân hàng.

Không siết cán bộ kê khai tài sản thì không thể chống tham nhũng !

vaodang9

Căn nhà dùng 80 m3 gỗ quý của ông Khổng Trung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị trên khu đất diện tích hơn 2.000m2, được xây dựng theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái, gồm hệ thống cột gỗ, mái lợp ngói, tường xây gạch, cùng hệ thống sân vườn, cây kiểng…được ông Trung khai báo tất cả gỗ đều hợp pháp từ nguồn tiền tiết kiệm mà ra

Đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, hạn chế ; vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý".

Đó là trình bày của ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi báo cáo Quốc hội về ý kiến cử tri trong công tác chống tham nhũng, hôm 20 tháng 10 năm 2020.

Thực trạng tham nhũng

Theo ông Mẫn, dù công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được tăng cường, cơ quan chức năng cũng đã xử lý được nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội… Tuy nhiên số tài sản tham nhũng thu hồi quá khiêm tốn, vì những kẻ phạm tội đã tẩu tán hay bỏ trốn.

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình :

 "Có cơ chế gì mà chống tham nhũng, mà đã thực hiện được đâu mà hết tham nhũng được. Nhiều lắm, tràn lan, tham nhũng đàng hoàng trên đường phố, công an đón người ta kêu có tội rồi phạt, tiền đưa vào túi chứ có đưa vào ngân sách đâu ? Còn chuyện tham nhũng bên trong thì đủ thứ tham nhũng, tham nhũng đất đai… Chưa có giải pháp, chưa có chế tài nào để trị tham nhũng đến nơi đến chốn".

Chính Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long hôm 14/09/2020, khi gởi báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác thi hành án năm 2020 của Chính phủ, cũng cho biết trong số 75 ngàn tỷ đồng tham nhũng phải thu hồi, đã xác định được gần 49 ngàn tỷ đồng có điều kiện thi hành án… nhưng chỉ thu hồi được 11 ngàn tỷ đồng, chỉ đạt 23%…

Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, mặc dù việc thi hành án trong các vụ án hình sự về tham nhũng không nhiều nhưng số tiền phải thi hành án trong từng vụ việc là rất lớn… Trong khi đó các bị cáo này, không có tài sản hoặc có rất ít tài sản để thi hành án.

vaodang10

Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc (bên phải) với cả gia đình có quốc tịch đảo Síp từ năm 2018, chỉ riêng ông Quốc đã chi 60 tỷ đồng (2,5 triệu USD) cho tấm hộ chiếu đảo Síp. Thế nhưng ông Phan Nguyễn Như Khuê (bên trái), Trưởng ban tuyên giáo Thành phố Hồ Chí Minh, lại xua tay bảo rằng không nên đặt câu hỏi rằng tiền ông Quốc có từ đâu

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, hiện là thành viên nhóm Lập quyền dân, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhận định :

"Bất cứ một lãnh đạo của bất cứ bộ ngành nào, bất cứ địa phương nào, không chứng minh được tài sản lớn, nhà cao cửa rộng, biệt phủ thênh thang.v.v… thì người ta có quyền nghi vấn và kiểm tra. Nếu không chứng minh được thì tức là tài sản bất minh… khi đó nhà nước phải tịch thu. Nhưng bây giờ luật bày của Việt Nam đưa ra Quốc hội nhưng không quyết được, có nghĩa là họ dung dưỡng cho một thái độ bất minh. Và rút cuộc tiền tham nhũng vẫn nằm trong túi vợ con, bà con thân thuộc của những người phạm tội, họ chuyển ra nước ngoài, đánh mất tài sản của dân của nước".

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, tham nhũng ở Việt Nam là một điều ai cũng thấy, nhưng đảng công sản sẽ vẫn không giải quyết được vấn nạn này, nếu vẫn giữ cung cách đảng lãnh đạo như hiện nay, mà không có tam quyền phân lập, không có tự do ngôn luận, không có phản biện xã hội… Và ai công kích phê phán thì coi là chống đối nhà nước, bỏ tù… nên cũng không thể dựa vào dân để đẩy lùi tệ nạn này.

Vì sao không công khai tài sản cán bộ ?

Khi trả lời Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Nhà hoạt động Trần Bang nói :

"Bởi vì do không được minh bạch, thể chế độc đảng cái gì cũng bí mật, sức khỏe cán bộ cũng bí mật, tài sản cán bộ cũng bí mật, quá trình công tác cũng bí mật, dân chẳng biết để soi.

Vì vậy người ta trượt dài trong bí mật ấy, chỉ khi nào trong đảng đấu đá đưa ra thì dân mới biết người đó có tội".

vaodang11

Ông Lê Thanh Hải kẻ gây ra cơn bão Thủ Thiêm đã cưỡng chế 15.583 căn nhà, công sở, trường học, nhà nguyện, cư xá công nhân, trại phong, khiến 6 vạn dân ly tán, khổ đau, uất hận. Họ đã khóc hết nước mắt suốt 20 năm qua vẫn chưa có kết quả gì, vậy mà ông ta chỉ bị khiển trách và cách đi chức vụ đã nghỉ hưu từ lâu không còn làm nữa. Thật là khôi hài và đau xót

Trong khi cần công khai minh bạch tài sản để có thể xác minh, thu hồi khi có vi phạm tham nhũng, thì vào đầu tháng 6 năm 2020, Bộ Tư pháp lại đưa ra dự thảo quy định số liệu thu hồi tài sản tham nhũng là ‘danh mục tối mật’. Theo Bộ này giải thích, dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhận định :

"Tôi thấy về vấn đề kê khai tài sản, cần phải sửa lại những quy định của pháp luật. Trước khi một người được bổ nhiệm chức vị, có liên quan người có chức vụ và quyền hạn, thì phải kê khi tài sản một cách trung thực. Ví dụ tài sản bất minh, thì người ta sẽ xử lý người cán bộ công chức đó. Cán bộ phải kê khai trung thực, và nếu không trung thực thì người ta sẽ ‘nhìn’ chức vị của cán bộ đó ngay lập tức".

Có nhiều ý kiến nghi ngờ cho rằng, vì chỉ có quan chức là đảng viên Đảng cộng sản mới tham nhũng, do đó nếu công khai sẽ làm cho người dân mất tin tưởng. Tuy nhiên, càng không công khai, lại càng chứng tỏ không minh bạch. Điều này làm dư luận nêu câu hỏi, liệu chính quyền có thật lòng muốn chống tham nhũng, khi không quyết liệt trong việc bắt cán bộ kê khai tài sản ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, giải thích :

"Có quy định kê khai tài sản nhưng họ chỉ giữ với nhau hoặc có thể trong nội bộ lúc họ đánh nhau có thể lôi ra. Nhưng nếu thông tin minh bạch đã làm quan chức nhà nước có thể không cần phải công khai ở mức đăng trên báo, nhưng phải để cho bất kể một công dân nào có quyền tiếp cận thông tin ấy và nó phải có quy định rõ ràng là sử dụng thông tin ấy thế nào ?"

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây cho rằng, bản chất của cán bộ Đảng cộng sản là khó giữ liêm khiết, vì cơ chế độc quyền, độc đảng, độc trị… Cơ chế ấy theo ông dễ tạo ra những kẻ tham nhũng, những kẻ hối lộ. Chẳng qua là họ nằm ở phe cánh nào và đã lộ ra hay chưa mà thôi.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, khi một nhà nước toàn trị do một đảng cầm quyền và không có ai kiểm soát thì tất yếu là các cơ quan trực thuộc nhà nước sẽ lủng đoạn. Bởi vì theo ông, không có đảng đối lập để kiểm tra, kiểm soát được họ. Cho nên tình trạng tham nhũng gần như là quy luật và không thể nào giải quyết được.

Thu Thủy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/10/2020

**********************

Mục tiêu tối hậu : vào Đảng cộng sản để thăng quan tiến chức ?

Diễm Thi, RFA, 30/10/2020

Hôm 29/10 vừa qua, một số báo mạng nhà nước Việt Nam có đăng bài viết cảnh báo tình trạng đảng viên nghỉ hưu, thôi việc là nghỉ hẳn sinh hoạt đảng đang diễn ra tại một số tỉnh miền núi Tây Bắc. Trong bài viết có dẫn lời ông Đỗ Trường Sơn, Bí thư Thành ủy Lào Cai rằng [v1] : Nếu đồng chí nào khi nghỉ hưu nghỉ luôn sinh hoạt đảng đó là người cơ hội, vào Đảng chỉ vì chức vụ quyền hạn, chỉ phục vụ công việc của mình.

Mục tiêu tối hậu: vào Đảng Cộng sản để thăng quan tiến chức?

Một công nhân đi ngang qua tấm biển có cờ Đảng cộng sản ở Hà Nội vào ngày 5/10/2020. AFP

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, chuyện bỏ sinh hoạt đảng sau khi về hưu hay nghỉ việc xảy ra với rất nhiều đảng viên. Ông phân tích :

"Cái chuyện người ta về hưu người ta bỏ sinh hoạt đảng thì nó rất phổ biến, trừ những người phải làm chức gì đấy như tổ trưởng dân phố hay chức gì đấy thì họ còn sinh hoạt thôi. Còn đa số thì cứ lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng. Số ấy đông lắm.

Có người chán Đảng, bỏ Đảng một cách đường hoàng. Có thể công khai, có thể không công khai. Mỗi người có một hoàn cảnh. Người ta lặng lẽ bỏ. Cũng có những người thì về hưu rồi không còn có gì ‘chấm mút’ được nữa thì thôi, không sinh hoạt đảng nữa. Đấy cũng là một kiểu bỏ đảng. Thực sự có rất nhiều kiểu bỏ Đảng".

Trong sáu năm qua, người ta nhận thấy có hai đợt bỏ Đảng. Đợt thứ nhất vào năm 2014. Những người bỏ Đảng lúc đó có một viên chức ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ là ông Đặng Xương Hùng ; một đảng viên Cộng sản lão thành là ông Lê Hiếu Đằng ; một người từng làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ; một Trung tá Quân đội là Tiến sĩ- Bác sĩ Đinh Đức Long.

Đến năm 2018, 14 đảng viên tuyên bố ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam chỉ trong 10 ngày sau khi ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên Tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng cộng sản đề nghị kỷ luật.

Nghệ sĩ Kim Chi là một người trong số đó. Bà chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản vào ngày 4 tháng 11 năm 2018. Bà cho biết đã quyết định bỏ Đảng một cách lặng lẽ từ năm 2013. Nhưng cũng như Giáo sư Mạc Văn Trang, bà thấy rằng sự kiện Chu Hảo là giọt nước tràn ly. Bà không thể khi nhắm mắt mà vẫn còn mang danh hiệu đảng viên Cộng sản. Bà kể :

"Tôi rất thân với anh Lê Hiếu Đằng. Lúc ngồi nói chuyện với ảnh tôi có nói chắc là đã đến lúc anh em mình ra khỏi Đảng. Anh Đằng nói rằng chuyện này phải tính toán kỹ. Ít lâu sau thì anh Đằng mất. Tôi không thể lỗi hẹn với người đã mất. Tôi nói chuyện với anh Chu Hảo, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, tôi đã viết tuyên bố, nhưng mọi người khuyên là ở lại có thể làm được điều gì đó. Tôi cũng nghĩ thế, vì trong Đảng cũng có những người tốt, không phải ai là đảng viên đều khốn nạn cả".

Theo ông Nguyễn Quang A, việc bỏ Đảng hay bỏ sinh hoạt đảng là quyền của đảng viên. Nếu không sinh hoạt ba tháng thì về nguyên tắc là sẽ bị loại trừ ra khỏi Đảng. Nhưng vì Đảng thích con số nên vẫn để nguyên để cho thấy vẫn có nhiều đảng viên.

Theo con số được đưa ra tại kỳ Đại hội 12 của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 1 năm 2016 thì toàn Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.

Ông Đặng Hùng Võ, một đảng viên Đảng cộng sản cho rằng, điều lệ Đảng cho phép khi về hưu hoặc là ở trong trạng thái không còn hoạt động gì nữa thì có thể làm đơn xin không sinh hoạt. Tuy vậy, cũng có người lơ luôn chuyện làm đơn. Ông nói :

"Nói chung là khi về hưu rồi hoặc khi không còn hoạt động gì nữa thì về mặt quy định là phải có đơn xin thôi sinh hoạt đảng. Còn nếu ai không có đơn mà cứ lờ đi không sinh hoạt đảng là không thực hiện đúng quy định.

Thường thì ai mà còn hoạt động cho xã hội thì vẫn buộc phải sinh hoạt đảng. Còn những người về hưu rồi thì họ có thể làm đơn xin miễn sinh hoạt đảng. Tôi cũng biết có mấy người làm cho Ngân hàng Thế giới lơ sinh hoạt đảng sau khi về hưu. Họ cho rằng về hưu rồi thì không làm gì nữa cho nên sinh hoạt đảng cũng không thiết thực lắm. Cũng có những người về hưu rồi nhưng vẫn rất hăng hái sinh hoạt với phường, sinh hoạt với địa phương".

Ông Đặng Hùng Võ cho biết ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng bình thường, nhưng vì không còn làm cho nhà nước nữa nên nội dung sinh hoạt cũng chỉ là phổ biến chủ trương, đường lối bây giờ. Thế thôi. Ông giải thích thêm chuyện sinh hoạt đảng của ông sau khi về hưu :

"Thường thì chi bộ họp mỗi tháng một lần. Trong lần họp đó thường là thỏa luận về chủ trương, đường lối của Đảng, thảo luận về công việc ; ai làm tốt ai làm chưa tốt ; công việc có vướng mắc gì chẳng hạn…

Theo tôi thì những sinh hoạt đảng có khoảng 60% là giống như chính quyền. Còn 40% là có các nghị quyết của Đảng hoặc chủ trương, đường lối. Rồi đến kỳ kiểm điểm cuối năm thì có phần phê bình và tự phê bình. Khi không sinh hoạt nữa thì thôi".

Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp 1980. Đảng lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Ông Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của tổ quốc, của giai cấp" ; "Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân".

Dư luận cho rằng, không phải đảng viên nào cũng có lý tưởng như rao giảng của ông Hồ Chí Minh. Họ vào Đảng vì nhiều đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng. Cũng từ đó mà nhiều đảng viên bị kỷ luật. Tính đến nay, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và cấp ủy các cấp đã xử lý gần 2.850 đảng viên trong nhiệm kỳ 2015/2020, trong đó 270 người bị khai trừ đảng.

Nhiều đảng viên cấp cao bị kỷ luật hoặc bị truy tố hình sự, vào tù. Chẳng hạn như Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân bị xác định trong thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 1/2008, chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010. Ông Nguyễn Văn Tình bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên ủy viên Đảng ủy Quân sự TƯ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân được xác định mắc vi phạm trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng. Ông Nguyễn Văn Hiến bị 4 năm tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/10/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Thủy, Diễm Thi
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)