Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/11/2020

Tại sao Nguyễn Văn Bình bị hạ vào lúc chợ chiều ?

Trân Văn - Hoàng Lan

Cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình : công – tội ra sao ?

Võ Hàn Lam, VNTB, 08/11/2020

"Hệ lụy của thể chế này" đã khiến cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật 

binh2

Mất nốt ruồi, phong thủy trên gương mặt thay đổi, cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật 

Hôm 3/11, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Văn Bình, đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương bị đề nghị kỷ luật trong Phiên họp 49 của Ủy ban Kiểm tra trung ương.

Tháng 8/2012, ông Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào 20 thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất trên thế giới (*).

Một số nhà báo chuyên viết về tài chính – ngân hàng, nói rằng giờ mà kể công – tội của ông Nguyễn Văn Bình thời kỳ làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là chuyện không dễ vì lắm ý kiến trái chiều.

"Định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, chính là một trong số duyên cớ khiến những nhà quản lý chuyên trách về tài chính như ông Nguyễn Văn Bình dễ lâm cảnh hôm nay là anh hùng, ngày mai lại là tội đồ !" – nhà báo T.V nhận xét.

"Cái kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của mình thì cũng na ná như anh bạn đảng Dân chủ bên Mỹ vậy. Cơ mà vì mình chỉ có 1 đảng duy nhất cầm quyền, nên chả ai tranh luận, lập luận cho cái kinh tế thị trường không định hướng xã hội chủ nghĩa, hoặc định hướng cái gì khác thôi ông ạ !" – nhà báo H.N.N góp chuyện.

Nhà báo H.T.G, nhớ lại : Một buổi sáng đầu tháng 9-2011, chỉ vài tuần sau khi Quốc hội khóa 13 phê chuẩn Chính phủ mới, một số tân bộ trưởng kinh tế được mời tham dự cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ở Văn phòng Chính phủ. Cuộc họp đó nhằm nghe các chuyên gia đánh giá lại tình hình kinh tế vĩ mô đang lâm vào hỗn loạn với lạm phát như ngựa bất kham và lãi suất cao ngất ngưởng.

Chuyên gia ngân rat Lê Xuân Nghĩa, một trong những người thuyết trình chính, kể lại, ông tập trung nói về phương án ra đời Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC và kinh nghiệm quốc tế.

Ông Nghĩa kể : "Sau khi tôi trình bày đề án xong, ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính đứng lên nhận ngay, bảo VAMC phải thuộc Bộ Tài chính. Song tôi cố gắng thuyết phục kinh nghiệm của Thụy Điển là thế này thế kia, rằng chúng ta không được rat tiền ngân sách nên cần giao cho Ngân rat Nhà nước. Đến cuối buổi họp, Thủ tướng quyết định giao cho Ngân rat Nhà nước, thì ông Bình mới miễn cưỡng nhận".

Thực ra, Thống đốc Ngân rat Nhà nước Nguyễn Văn Bình có nhiều lý do để do dự. Nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm kể lại : "Ông ấy do dự vì không có vốn, không có khuôn khổ pháp luật cho VAMC, mà bắt ông ấy làm thì ông ấy làm thế nào được". Hơn nữa, lúc đó còn rất nhiều việc khác cấp bách không kém. Ông Kiêm nói : "Khi ông Bình bước vào nhiệm kỳ, tình hình hỗn loạn kinh khủng".

Theo ông Kiêm, mọi việc bắt đầu từ trước đó rất lâu, khi các ngân rat nông thôn được "bung ra" hoạt động ở thành thị. "Lúc đó có hơn 100 ngân rat, nhiều trong số đó cho vay bừa bãi, quản lý lỏng lẻo nên gây ra tai họa", ông nói. Song, tai họa đó trở thành "đại họa" – theo ông Kiêm – khi Ngân rat Nhà nước áp dụng lãi suất tự do.

"Thế là các ngân rat thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất lên 23-25%, mở rộng tín dụng. Nhưng rồi, bất động sản bị đóng rat, tín dụng không có khả năng thu hồi, thành ra tất cả đều thành núi nợ. Làm sao mà đất nước này chịu đựng được", ông Kiêm nhớ lại những gì xảy ra hồi năm 2010-2011.

Giai đoạn này, ông Nghĩa nhớ lại, lạm phát lên 20%, dự trữ chỉ còn vỏn vẹn 7 tỉ đô la Mỹ, lãi suất liên ngân rat lên tới 35%, nợ xấu thực tế lên 17-20%. "Dân chúng rat ngày đua nhau rút tiền từ ngân rat này để gửi vào ngân rat khác, hầu hết ngân rat thương mại chạy đua lãi suất và khủng hoảng thanh khoản đã hiện hữu".

Lúc đó, báo cáo FSAP của Ngân rat Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết rat tình hình đến cuối năm 2012 : "chất lượng danh mục cho vay và mức vốn của một số ngân rat rất đáng lo ngại, tỷ lệ nợ xấu (NPL) rat lên 12%, làm giảm mạnh tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của một số ngân rat".

Sáng hôm sau, ông Nghĩa gặp Thủ tướng và được đề nghị "Các anh phải cân nhắc rat xem xử lý ngân rat trên nền tảng hiện đại các nước đã làm và có tham khảo kinh nghiệm trong nước 2000-2004".

Là người theo dõi tiến trình này lâu năm, nguyên Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá kết luận : "Nợ xấu, nợ công không còn là vấn đề kỹ thuật, chúng vượt lên các vấn đề kinh tế. Đó là hệ lụy của thể chế này".

6 từ "hệ lụy của thể chế này" đã khiến cựu thống đốc Ngân rat Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật trong Phiên họp 49 vừa qua của Ủy ban Kiểm rat rung ương.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 08/11/2020

Chú thích :

(*)https://www.gfmag.com/awards-rankings/best-banks-and-financial-rankings/worlds-top-central-bankers2012

********************

Ti lượt Nguyn Văn Bình nhưng l nào ch như thế đã đ ?

Trân Văn, VOA, 05/11/2020

y ban Kim tra ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam va đ ngh B Chính tr xem xét, thi hành k lut đi vi ông Nguyn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1) vì nhng vi phm nghiêm trng khi còn là Thng đc Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên bt k hình thc x lý thế nào, thm chí có tiến hành truy cu trách nhim hình s ca ông Bình thì câu hi thế nào là thích đáng cũng s không có câu tr li !

binh1

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình ngày 15/05/2016

***

Ông Bình tr thành tr ct ca Ngân hàng nhà nước (Phó Thng đc) t năm 2008. Ti 2011 thì tr thành Thng đc Ngân hàng nhà nước và sau khi thôi làm Thng đc Ngân hàng nhà nước (2016), ông Bình là thành viên B Chính tr, kiêm Trưởng Ban Kinh tế ca Ban chấp hành trung ương đng.

Theo Ủy ban Kiểm tra ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì cn k lut ông Bình vì trong thi gian là Thng đc Ngân hàng nhà nước (2011 – 2016) ông đã : Vi phm nguyên tc tp trung dân ch và quy chế làm vic. Thiếu trách nhim, buông lng lãnh đo, ch đo, thiếu kim tra, giám sát, đ xy ra nhiu vi phm, khuyết đim trong vic ban hành và t chc thc hin mt s ngh quyết, quy đnh, quyết đnh v hot đng tín dng - ngân hàng, gây hu qu rt nghiêm trng, khó khc phc.

"Cáo trng" ca Ủy ban Kiểm tra Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khiến người ta bun cười vì l nào đng có mt như mù, ti bây gi mi thy sai phm ca ông Bìnhgây bc xúc trong xã hi, nh hưởng xu đến uy tín ca t chc đng, ca Ngân hàng nhà nướcN và cá nhân ông Bình ?

***

Khong mt năm sau khi ông Bình tr thành Thng đc Ngân hàng nhà nước, tháng 8/2012, Global Finance đã "bu" ông là 1/20 Thng đc Ngân hàng nhà nước kém ci nht trên thế gii(2). Còn Ngân hàng nhà nước thì được xếp vào nhóm mười ngân hàng trung ương t nht thế gii (3).

Sau khi tr thành Thng đc Ngân hàng nhà nước, ông Bình tr thành người ch đo thc hin đt "tái cơ cu ngân hàng" ln th ba (đt mt 2000 2003 vì tác đng ca khng hong tài chính Châu Á, đt hai 2005 2008 vì gia nhp T chc Thương mi Thế gii WTO).

Trong đt "tái cơ cu ngân hàng" ln th ba (2012 2015), Ngân hàng nhà nước xóa s mt s ngân hàng thương mi, cho ngân hàng này mua li ngân hàng khác, hp nht ngân hàng thương mại nông thôn vi công ty tài chính c phn hay chuyn thành ngân hàng thương mại đô th, sáp nhp các ngân hàng thương mại vào vi nhau. So vi hai đt "tái cơ cu ngân hàng" trước đó, đt th ba không có gì mi. Chín ngân hàng được xếp vào loi cn "tái cơ cu" ln này đu đã tng được "tái cơ cu" trong hai đt trước ch khác ch quy mô tài sn ln hơn và phc tp hơn.

Năm 2012, Ngân hàng nhà nước dưới thi Thng đc Nguyn Văn Bình loan báo, t l n xu (n không có kh năng thu hi c vn ln lãi) lên ti 8,82% ch không phi ch khong 4,47% như Ngân hàng nhà nước thi tin nhim ca ông Bình tng công b. Ông Bình được xem là người có công gim n xu xung còn 2,46% tính trên tng s tin mà h thng tín dng ti Vit Nam đã cho vay. Tuy nhiên, mt năm sau khi ông Bình thôi làm Thng đc, tháng 6/2017, Ngân hàng nhà nước thú tht, t l n xu là 17,21%.

Gia năm 2017, lúc đ ngh Quc hi Vit Nam thông qua "Ngh quyết v x lý n xu" (n đnh các gii pháp h tr h thng ngân hàng, k c s dng công qu đ bù đp nhng khon tng cho vay, gi gn như không th thu hi), chính ph Vit Nam mi tiết l, t l n xu như va k (17,21%) tương đương 600.000 t đng và 90% là tin ca dân (4) ! Không ch có chng đó. "Tái cơ cu ngân hàng" dưới s điu hành ca Thng đc Nguyn Văn Bình còn to ra hàng lot đi án liên quan ti h thng ngân hàng !

Đáng chú ý là đi án ngân hàng nào cũng gây thit hi mc hàng ngàn t : Đi án Chi nhánh Nam Hà Ni ca Agribank thit hi 2.500 t. Đi án ACB Nguyn Đc Kiên thit hi khong 3.000 t. Đi án Vietin Bank - Hunh Th Huyn Như thit hi 4.911 t. Đi án Ocean Bank - Hà Văn Thm thit hi hơn 5.300 t. Đi án Ngân hàng Phương Nam Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) Trm Bê thit hi khong 15.000 t. Đi án Ngân hàng Xây dng (VNCB) - Phm Công Danh thit hi 18.000 t

Dưới thi Thng đc Nguyn Văn Bình, Ngân hàng nhà nước còn có sáng kiến mua li ba ngân hàng thương mại (VNCB, Ocean Bank, Ngân hàng Du khí Toàn cu - GP Bank) vi giá 0 đng. Tuy Ngân hàng nhà nước gii thích,quyết đnh mua li ba ngân hàng vi giá 0 đng nhm tiếp tc "tái cơ cu h thng ngân hàng", bo v an ninh kinh tế - tài chính quc gia nhưng hai năm sau (10/2017), Kiểm toán nhà nước cnh báo :C ba vn thế, tiếp tc thua l ln, ch s hu tiếp tc phi rót thêm vn, nếu không có bin pháp hu hiu s l thêm nhiu ngàn t đng (5).

***

Chưa ai tính xem n xu ca h thng ngân hàng làm bao nhiêu công trình phúc li liên quan ti dân sinh b đình tr ? N xu tương ng thế nào vi tình trng tn thu thuế và phí vt kit sc dân ? Ti sao hàng trăm triu người phi chia nhau gánh chu hu qu ?

Bi to ra n xu, các i gia" đã phi tr giá bng t do, thm chí bng sinh mng ca h, song còn trách nhim ca nhng cá nhân ban hành các ch trương, phê duyt các quyết đnh, biến nhng cá nhân vn hết sc bình thường thành i gia" tung hoành ngang dc mt thi thì sao ? Chng l ch có ông Bình chu trách nhim ? Chng l các cá nhân nht trí đưa ông vào Ban chấp hành trung ương đng, qui hoch ông làm Thng đc, khi trách nhim ca ông đã rõ như ban ngày, còn tiếp tc "thi" ông vào B Chính tr vn vô can ?

C vài tháng, Ủy ban Kiểm tra ca Ban chấp hành trung ương đng li công b kết qu mt đt kim tra. Hết viên chc này ti viên chc khác hoc b Ủy ban Kiểm tra ca Ban chấp hành trung ương đng trc tiếp x lý k lut hoc b cơ quan này đ ngh B Chính tr, Ban Bí thư xem xét - k lut. Kết qu các đt kim tra y ch mi cho thy mt điu, t chc đng cp nào, ngành nào cũng gây ha nghiêm trng, cũng đã tng làm dư lun xôn xao nhưng không ai thèm xem, chng nơi nào thèm xét cho ti khi đt nhiên đng cm thy hng thú không rõ lý do !

Kết qu các đt kim tra y còn ch ra thêm mt điu na là "t chnh đn" ging như "bi bèo". Có th c "bi" thì s ra vô s "b" nên đng chn c lúc đ "bi" và im" đ "bi".

"T chnh đn" là chuyn ca đng, đng mun t "chnh", t n" thế nào cũng được nhưng đng nên tr li cho rõ ràng, sòng phng, ti sao khăng khăng giành gi quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi mà đng không đ đng gì ti trách nhim khi tht thoát công th, công sn, công qu tính bng trăm t này, đến ngàn t khác, khi không ngng vay mượn, không ngng chi tiêu cho hết d án này đến công trình khác nhưng cui cùng ch có n nn liên tc gia tăng ?

Khng đnh "t chnh đn", th chng tham nhũng nhưng không chn ngay, x lin, thm chí đã có đy đ du hiu cho thy các ng chí" y đang nhũng lm mà vn la chn sp đt làm lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn thì ai tin ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/11/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/de-nghi-xem-xet-ky-luat-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-van-binh-20201103173026077.htm

(2) https://www.gfmag.com/awards-rankings/best-banks-and-financial-rankings/worlds-top-central-bankers2012

(3) https://www.businessinsider.com/the-10-worst-central-bankers-in-the-world-2012-8

(4) http://vietnambiz.vn/600000-ty-dong-no-xau-90-la-tien-cua-dan-10-la-cua-ngan-hang-23297.html

(5) http://plo.vn/thoi-su/sau-khi-duoc-mua-lai-0-dong-ca-3-ngan-hang-van-lo-nang-735619.html

************************

Nguyễn Văn Bình "vào lò" – Phú Trọng chơi đòn cuối

Hoàng Lan, Thoibao.de, 05/11/2020

Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, vì những vi phạm "nghiêm trọng" khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tức giai đoạn 2011-2016.

binh2

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2011-2016

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông cáo nói họ đã xem xét kết quả thẩm tra, xác minh nội dung phản ánh liên quan đến ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Họ nói đã kết luận rằng :

"Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục ; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.

Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân đồng chí. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình".

Đây có thể sẽ là diễn biến "đốt lò" mạnh nhất trong thời gian từ đây tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng năm 2021.

Với chuyên môn về kinh tế và vị trí trong Bộ Chính trị, lại tương đối trẻ trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam (sinh năm 1961), ông Nguyễn Văn Bình được xem là một trong các ứng viên còn có thể lên cao hơn tại Đại hội 13.

Nhưng với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, viễn cảnh chính trị của ông Nguyễn Văn Bình nay mong manh.

Sinh năm 1961 tại Phú Thọ, ông Bình là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, XII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Sự nghiệp của ông gắn chặt trong ngành ngân hàng, bắt đầu làm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 1986.

Ông giữ trọng trách Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Hà Nội trong 4 năm (1998-2001).

Sau đó, ông sang Nga với vai trò Phó chủ tịch, rồi quyền Chủ tịch Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB) tại nước này.

Về nước năm 2005, ông làm Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tới nay.

Các nguồn tin ngoài lề khẳng định rằng ông Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật là kết quả của cuộc đấu đá giành chức trong kỳ đại hội sắp tới, bởi các đối thủ khác muốn loại bỏ ông Bình khỏi cuộc chơi. Đây cũng là nhận định của giới thạo tin từng cho rằng "phe Thanh Nghệ quá mạnh" nên đã ra tay hạ độc thủ cho gọn đường tranh đoạt ghế ở chính trường Việt Nam đang vào "giai đoạn về đích".

binh3

Ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Thống đốc ngân hàng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức

Về sự kiện chấn động này, trên Facebook có hơn nửa triệu người theo dõi, nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra bình luận :

"Ông Bình được biết đến rộng rãi với nickname Bình "ruồi", đang yên lành lại đi phá mụt ruồi nên phạm… phong thủy chăng ! ?

Thực tế thì tin ông Nguyễn Văn Bình khả năng trở thành củi lửa đã râm ran trên Mạng xã hội từ mấy tuần nay. Các lý do mà Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa đưa ra đòi kỷ luật ông Bình rất chung chung, nhưng ý tứ thì hiểu là sẽ không khiển trách nhẹ được ; mà khiển trách thì cũng coi như xong !

Hồi cuối tháng 8/2020, trong một cuộc họp của Bộ Chính trị đã đề cập tới các vấn đề bất cập xảy ra dưới thời của ông Bình làm Thống đốc ; đặc biệt là về Ngân hàng 0 đồng.

Nhắc lại một tí, khoảng tháng 3/2015, Ngân hàng nhà nước (Ngân hàng nhà nước) đã lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng ; gồm Ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Tức là ông Ngân hàng nhà nước phải mua lại các ngân hàng này ; và cơ cấu lại.

Trong tình hình bấy giờ, theo người kế nhiệm của ông Bình là Thống đốc Lê Minh Hưng sau này có giải thích, thì đó là giải pháp cuối cùng khi các phương án khác : ví dụ như không thể bán được cho nhà đầu tư mới ; không thực hiện sáp nhập ; hợp nhất tự nguyện và bắt buộc do mức độ thua lỗ lớn của các ngân hàng ; kể cả việc cho phá sản, v.v. đều không thể thực hiện được.

Cổ đông lớn/lãnh đạo của các ngân hàng này hầu hết hiện đang trong tù : Phạm Công Danh [85% cổ phần VNCB], Hà Văn Thắm, Tạ Bá Long, Đoàn Văn An…vv.

Và đến nay, các ngân hàng vẫn trong quá trình tái cơ cấu, thu hồi nợ xấu để giảm lỗ lũy kế !

Tại sao vụ ngân hàng (0) không đồng lại bị nhắc trong thời điểm nhạy cảm, ngay trước đại hội đảng 13 ! ?

Ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1961) là một trong ít các ứng cử viên sáng giá của ghế thủ tướng, về trình độ hoặc trải nghiệm thực tiễn, công việc ông này cũng không thua gì các ứng cử viên nặng ký khác như ông Vương Đình Huệ hay đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nếu tái cử).

Thậm chí hồi 2016, khi ông Bình lọt vào Bộ chính trị sau Đại hội đảng 12, hãng Reuters đã dành vô số lời tán dương khi cho rằng ông Bình đã chèo chống giúp ngành ngân hàng Việt Nam tránh được thảm cảnh sau khi 20 tỉ Đô la nợ xấu gây ảnh hưởng toàn hệ thống, khiến thị trường bất động sản chao đảo và hàng chục ngàn DN phá sản. Ngân hàng nhà nước thời ông Bình cũng đã góp phần giảm tỉ lệ lạm phát xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2015, và có các biện pháp can thiệp vào tỉ giá giúp bảo vệ nền kinh tế (vốn hướng về xuất khẩu) trước các cú sốc từ bên ngoài.

Việc ông Nguyễn Văn Bình bị đề nghị kỷ luật ngay trong thời điểm này không khỏi khiến dư luận thắc mắc, là động cơ chính trị xuất phát từ việc tranh giành ghế ở đại hội 13 ! ?" nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra nhận định.

binh4

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án tòa án nhân dân tối cao

Sự việc này được BBC cho rằng chấn động chính trường Việt Nam. Tuy nhiên từ trước đây 1 tuần Blogger Bùi Thanh Hiếu đã bình luận việc loại trừ ông Nguyễn Văn Bình như là một việc được sắp đặt cụ thể trước đó bởi những thế lực khác.

"Tư Sang và Trương Hòa Bình đang gây sức ép lên bộ chính trị, bắt phải hủy bỏ phương án Nguyễn Văn Bình ứng cử vị trí thủ tướng, nếu không sẽ phá tan đảng cộng sản Việt Nam.

Đơn tố cáo của Tư Sang cầm cả đống phát cho các ủy viên trung ương, thằng nào cũng dính chuyện, không nghe là không yên thân.

Chị em nhà Đặng Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm đang đổ tiền trợ lực cho Tư Sang, Sáu Bình đánh canh bạc cuối cùng.

Giờ anh nào muốn phá Đảng cộng sản Việt Nam, nên ủng hộ Bình Ruồi, rồi để bọn Tư Sang, Sáu Bình nó làm thật, phá đảng hộ mình có phải vui không ?

Có lẽ phe anh Trọng phải lùi bước, chấp nhận yêu sách của phe Tư Sang".

Đó là nội dung mà Blogger Bùi Thanh Hiếu đã tiên đoán cách đây 1 tuần, đến nay thì sự cố đã thật sự xảy ra cho ông Nguyễn Văn Bình.

"Cuối cùng phe Tư Sang cũng hạ nốt đối thủ tiềm năng ứng cử chức thủ tướng. Bài này giống bài anh Trọng, khi không có ai đủ uy tín kế nhiệm thì còn mỗi lựa chọn.

Khi hạ Hoàng Trung Hải và đẩy Vương Đình Huệ về Hà Nội, Nguyễn Văn Bình phải có gì đó để không còn là ứng cử viên thủ tướng. 

Như vậy anh Phúc và Trương Hòa Bình nếu bị về do quá tuổi thì ai là người thay ? Sẽ không còn có ai.

Các anh ngồi lại là những ai ?

Trần Cẩm Tú Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương người Hà Tĩnh đề nghị Bộ chính trị, sau đó anh Phúc và Trương Hòa Bình sẽ lớn tiếng đòi kỷ luật.

Anh Trọng chắc không còn sức nữa rồi.

Đây là suy đoán của mình về tam trụ.

Phe anh Cả đưa ra là : TBT anh Vượng, CTN anh Phạm Bình Minh, TT anh Bình Ruồi.

Tuy nhiên phe anh Tư Sang thì đòi : Anh Bình Trương phải là CTN hoặc TT.

Anh Phúc đòi cho mình giữ 1 trong 3 ghế trên.

Anh Ba X cơ bản đồng tình với phương án anh Cả đưa ra.

Anh Tư Sang dẫn quân Long An là phó thủ tướng phụ trách tư pháp Trương Hòa Bình và Trần Cẩm Tú Hà Tĩnh chủ nhiệm kiểm tra trung ương với một số anh khác như anh em nhà họ Võ quê Hà Tĩnh tiến hành đánh chặn bất cứ ai là ứng cử viên thủ tướng khóa 13, nhằm loại hết người ở vị trí gần chức này, chẳng hạn như các phó thủ tướng, chỉ để duy nhất Trương Hòa Bình thành trường hợp "đặc biệt".

binh5

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Anh Tô Lâm muốn làm Chủ tịch nước

Tháng 11 này sẽ là trận quyết chiến, hiện nay anh Trương Hòa Bình đang lôi vụ con trai Trần Bắc Hà ra xử, tạo thành bàn đạp, tiến tới triệt luôn anh Bình Ruồi.

Theo ý mình thì anh Cả nên để anh Tô Lâm làm chủ tịch nước, đổi lại anh ấy sẽ ủng hộ phương án chỉ duy nhất anh Vượng quá tuổi ở lại bộ chính trị, còn bọn quá tuổi khác về hết". Blogger Bùi Thanh Hiếu, người có kinh nghiệm lâu năm quan sát chính trường Việt Nam đưa ra nhận định.

binh6

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm

Ông Vũ Huy Hoàng chưa bị xử lý kỷ luật vì đang mắc bệnh hiểm nghèo

Tại thông cáo kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã xem xét trách nhiệm liên quan đến các sai phạm trong quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương.

Ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong thời gian giữ cương vị Bộ trưởng Công thương đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng, đến mức phải khai trừ ra khỏi Đảng.

Tuy nhiên, do ông Hoàng đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.

Hồi giữa tháng 7, Cơ quan điều tra của Bộ Công an quyết định khởi tố bị can đối với ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cả 2 bị khởi tố do liên quan đến những vi phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Tuy nhiên, ông Hoàng được cho tại ngoại do gặp vấn đề sức khỏe, còn bà Thoa đã bỏ trốn.

binh7

Bà Hồ Thị Kim Thoa (đã xuất cảnh) và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (đang lâm bệnh)

Ông Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1953) là Bộ trưởng Công thương giai đoạn 2007-2016. Sau khi nghỉ hưu, năm 2017, ông bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 do có nhiều sai phạm về công tác cán bộ.

Ông Hoàng được xác định thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và điều động, đề cử con trai tham gia Hội đồng quản trị Sabeco để bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Sabeco.

Ngoài ra, ông Hoàng còn buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra dẫn đến một số đơn vị trực thuộc Bộ Công thương thực hiện không đúng các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ, để một số cán bộ vi phạm kỷ luật, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa, khi thời hạn điều tra vụ án đã hết, cơ quan điều tra quyết định truy nã, tạm đình chỉ điều tra vụ án, điều tra bị can đối với bà Thoa. Khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết luận điều tra xác định tháng 5/2010, bà Thoa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công thương, có nhiệm vụ phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ (nay là Cục Công nghiệp) và Tổng Công ty Sabeco. Quá trình công tác, bà Thoa bị cáo buộc biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được giao cho Bộ Công thương và Tổng công ty Sabeco để quản lý, sử dụng, đầu tư, xây dựng khách sạn 6 sao, biết tài sản này không được thành lập pháp nhân mới.

Tuy nhiên, bà Thoa vẫn báo cáo ông Vũ Huy Hoàng phê duyệt, sau đó ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng công ty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước làm thủ đoạn để chuyển quyền sử dụng khu đất vàng trên từ Tổng công ty Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát cáo buộc hành vi của các bị can Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa cùng một số bị can khác đã dịch chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ tài sản Nhà nước sang tay tư nhân trái pháp luật. Hành vi của các bị can gây thiệt hại, thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 2.700 tỷ đồng.

Hoàng Lan (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 05/11/2020

 ********************

Ông Nguyễn Văn Bình và công tác nhân sự Đại hội Đảng XIII

Các vấn đề của ngân hàng thì cũ, nhưng việc xử lý lại diễn ra ở thời điểm này, dẫn tới những liên tưởng không phải không có cơ sở về sự liên quan đến những công việc cuối cùng chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

binh1

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình trong một hội nghị chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai, hồi đầu năm 2020. Ảnh : TTXVN

Những đồn đoán về việc Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình bị xem xét trách nhiệm giai đoạn làm Thống đốc Ngân hàng nhà nước, 2011-2016, đã xuất hiện từ giữa tháng 10, tức sau Hội nghị Trung ương 13, đến chiều tối 3/11 trở thành sự thật qua thông báo kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Các vấn đề của ngân hàng thì cũ, nhưng việc xử lý lại diễn ra ở thời điểm này, dẫn tới những liên tưởng không phải không có cơ sở về sự liên quan đến những công việc cuối cùng chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

Hội nghị 13 vừa rồi, Trung ương đã làm những thủ tục cuối cùng, lấy phiếu giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa XIII, bao gồm cả tái cử và lần đầu. Công tác nhân sự ở cấp cao hơn, Bộ Chính trị, Ban Bí thư – cũng gồm cả tái cử, lần đầu – và có thể là cả lãnh đạo chủ chốt, gồm Tổng bí thư-Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội… sẽ được lấy phiếu, quyết nghị ở Hội nghị 14, sau khi công bố kết quả lấy phiếu nhân sự Ủy viên trung ương. Tất cả sẽ thành danh sách để giới thiệu ra Đại hội XIII, nếu như thường lệ thì sẽ tổ chức trước Tết Nguyên đán, đầu 2021.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1961, nằm trong nhóm trẻ của Bộ Chính trị đương nhiệm, về tuổi đương nhiên đủ điều kiện tái cử vào Bộ Chính trị khóa XIII. Và nếu điều đó diễn ra, thì gần như chắc chắn, ông sẽ là hạt giống đỏ cho những vị trí cao hơn trong Bộ Chính trị khóa tiếp theo…

Nhưng tương lai của ông trở nên bất định sau thông báo công khai của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Khác với thường lệ, thông báo kỳ họp thứ 49 này không nêu thời gian diễn ra kỳ họp. Các thông tin rò rỉ cho biết cơ quan kiểm tra của Trung ương Đảng đã họp về việc ông Bình từ nhiều ngày trước, nhưng còn phải thêm các thủ tục khác nữa mới đi đến kết quả được công khai.

Theo thông báo, Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Bình xuất phát từ việc "xem xét kết quả thẩm tra, xác minh nội dung phản ánh". Các thông tin rò rỉ cho biết bản chất đây là giải quyết đơn tố cáo.

Kết quả, ông Bình bị kết luận là thời còn là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng Ngân hàng nhà nước – chức vụ về đảng của Thống đốc, ông đã :

(1) "Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát".

(2) Việc này dẫn tới "để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng".

(3) "Các vi phạm này dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục. Nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự".

Không biết cụ thể vụ việc, vấn đề mà ông Bình sai phạm. Nhưng nhìn vào thời điểm này, khi hệ thống ngân hàng đang phải trải qua cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra mà nhiều ngân hàng thương mại vẫn có lãi, thì thật tương phản với hệ thống ngân hàng ấy, ở thời điểm ông Bình nhậm chức Thống đốc, năm 2011.

"Một cách hình ảnh, thời điểm ấy, hệ thống ngân hàng bên bờ sụp đổ, như bệnh nhân trên bàn mổ vậy. Còn giờ thì yên tâm hơn nhiều rồi, đã được xuất viện, về nhà nghỉ dưỡng sức" – Tiến sĩ Võ Trí Thành trao đổi với các bạn trẻ tại Học viện lãnh đạo ABG, hôm sáng 25/10, khi chưa có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

TS Thành nhận xét như vậy trong một nội dung trao đổi không liên quan hay ám chỉ gì tới ông Bình. Nhưng không ít người làm ngân hàng, thì đánh giá ông Bình giỏi : "Các vấn đề của ngân hàng thương mại thời điểm đấy đã tích lũy từ trước. Chưa kể, phải tính tới hậu quả của điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ trước đó, khi vung tiền mặt cứu nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu".

Còn ông Bình, từ 2012, đã tự chấm điểm thành tích của mình khi lạm phát phi mã cùng cuộc đua lãi suất của các ngân hàng bắt đầu được kiềm chế.

Trưởng thành từ ngành ngân hàng, mới ngồi ghế Thống đốc chưa lâu, ông tự tin báo cáo với Quốc hội vẫn đầy lo lắng với các chỉ số ví mô của nền kinh tế, ở kỳ họp cuối năm ấy : "Người ta tìm ra bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai".

Chả biết có phải vì thành tích ấy, hay còn những yếu tố gì khác, Đại hội XII ông vượt ngọ môn, vào Bộ Chính trị.

Nhưng "giải thưởng" ấy cũng chỉ đủ để ông ngồi lặng lẽ ở Ban Kinh tế trung ương – nơi sau đó đón ông Đinh La Thăng, bị buộc phải thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, ngồi tạm, trước khi quy trình điều tra hình sự được khởi động về những sai phạm từ thời ở dầu khí.

Giờ tới lượt mình, những vi phạm, khuyết điểm của ông Bình được cơ quan kiêm tra của Trung ương Đảng đánh giá ở mức "nghiêm trọng".

Đánh giá ở mức ấy, có lẽ vì lỗi của ông Bình, như mô tả trong thông báo là lỗi gián tiếp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm vì "hậu quả rất nghiêm trọng".

Đây là mức thấp nhất trong ba khung đánh giá của Đảng với đảng viên của mình – "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng" – đủ để xem xét thi hành kỷ luật.

Tương xứng với đó, như thông lệ có thể là hình thức kỷ luật khiển trách, hoặc cảnh cáo.

Chiếu theo quy định của Đảng thì người bị khiển trách, cảnh cáo vẫn có thể được tái cử, tất nhiên là không được lên vị trí cao hơn. Nhưng đấy chỉ là có thể, bởi để được giới thiệu tái cử, ông Bình sẽ còn trải qua nhiều quy trình, rất cần phiếu.

Chỉ biết, Đảng đã có thời, như lúc ông Mười Cúc – Nguyễn Văn Linh, ra khỏi Bộ Chính trị, rồi lại vào, để tín nhiệm trở lại, giữ tới chức Tổng Bí thư. Hoặc như, cần đây thôi, Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, bị kỷ luật khiển trách do liên quan trách nhiệm trong vụ Năm Cam, để rồi sau tiếp tục công tác, giữ tới chức Chủ tịch nước.

Thật khó để so sánh Đảng lúc này với Đảng lúc trước, hay ông Bình với các vị vừa được nhắc tên.

Nghia Nhan Hoang

Nguồn : fb. nhangia.nhan, 03/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Hoàng Lan, Nghia Nhan Hoang
Read 743 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)