Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/11/2020

Kết quả đã rõ ràng, tại sao Trump vẫn không thừa nhận ?

Nhiều tác giả

Kiện tụng bầu tổng thống Mỹ : Kẽ hở hệ thống giúp Trump đảo ngược thế cờ ?

Trọng Thành, RFI, 12/11/2020

Nước Mỹ đang trong tình thế đặc biệt. Cuộc bầu cử tổng thống 2020 kết thúc. Theo kết quả sơ bộ, ứng viên Dân chủ Joe Biden đắc cử. Ứng viên Donald Trump, tổng thống sắp mãn nhiệm, liên tục phủ nhận thất bại, cáo buộc nhiều gian lận trong bỏ phiếu, nhưng không đưa bằng chứng. Liệu phe Cộng hòa còn cơ hội đảo ngược tình thế ? 

ketqua1

Tối Cao Pháp Viện Mỹ. AFP / Karen Bleier

Trang mạng Le Monde hôm nay 12/10/2020, có đăng tải bài phân tích của bà Eleonora Bottini, giáo sư về luật công, Đại học Caen Normandie, Pháp, nhấn mạnh đến kẽ hở của hệ thống chính trị Mỹ mà phe của tổng thống Donald Trump có thể khai thác. Mục Theo dòng thời sự của RFI xin giới thiệu. 

***

Trong bài phân tích mang tựa đề "Các khiếu kiện của Trump lên Tối Cao Pháp Viện nhằm xác định định chế nào là nơi phân xử các tranh chấp liên quan đến bầu cử Mỹ", giáo sư luật Eleonora Bottini ghi nhận "một không khí căng thẳng gần như chưa từng thấy trong lịch sử chính trị Mỹ", khi tổng thống sắp mãn nhiệm kiên quyết không rời bỏ quyền lực, bất chấp khoảng cách về phiếu bầu đại cử tri rất lớn, và việc đảo ngược tình thế được coi là rất ít có khả năng xảy ra. 

Phe của tổng thống Trump ngay từ trước bầu cử đã tiến hành hàng loạt vụ kiện lên tư pháp để phản đối thể thức bầu cử tại các bang. Trong đa số các vụ kiện trước ngày bầu cử 03/12/2020, tư pháp Hoa Kỳ đã không chấp nhận đòi hỏi của phe Cộng hòa. Các thẩm phán liên bang đã chấp thuận việc bỏ phiếu qua thư tại Pennsylvania (mà tỉ lệ cử tri ủng hộ ông Joe Biden rất lớn qua con đường này, được coi là quyết định cho thắng lợi của ứng viên Dân chủ). Tòa Án Tối Cao của bang Texas cũng cho phép bỏ phiếu qua các trạm bưu điện. Tòa Án Tối Cao của Pennsylvania cũng cho phép chấp nhận phiếu bầu qua thư, được gửi đến 4 ngày sau ngày bầu cử, với điều kiện thư gửi đóng dấu bưu điện ngày 03/11/2020. 

Hai giải pháp

Hiện tại, phe Cộng hòa tiếp tục tiến hành nhiều vụ khiếu kiện tại các bang, và khiếu nại cũng được gửi lên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang. Theo giáo sư Eleonora Bottini, hệ thống chính trị hiện nay của Hoa Kỳ có những khoảng trống và vùng mờ, mà bên phản đối có thể khai thác.

Hệ thống chính trị dân chủ pháp quyền của mỗi quốc gia không phải là một cỗ máy hoàn hảo có sẵn, chỉ cần áp dụng để vận hành, mà là sản phẩm của các quá trình lịch sử, khác biệt tùy theo quốc gia, địa phương. Tam quyền phân lập, sự phân biệt giữa "lĩnh vực tư pháp" và "lĩnh vực chính trị" không phải lúc nào cũng rạch ròi. 

Trước hết, chuyên gia Pháp nhấn mạnh đến hai giải pháp cho vấn đề kiểm soát bầu cử, trong lịch sử các quốc gia dân chủ. 

"Giải pháp thứ nhất" là dành cho các định chế dân cử quyền phân xử cuối cùng. Đây là các trường hợp như ở xứ Anh (thuộc Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen) hay Pháp thời cận đại. Ví dụ như vào thế kỷ XVII, các cơ quan dân cử Anh (Nghị Viện) nắm quyền ra quyết định cuối cùng, với mục tiêu là để chống lại can thiệp từ phía Hoàng gia. Rốt cuộc giải pháp này đã bị từ bỏ tại Anh và Pháp, nhưng vẫn được bảo lưu tại một số nước như Ý, Bỉ và Luxembourg, nơi quyền phán xử cuối cùng về các tranh chấp bầu cử thuộc thẩm quyền của "lĩnh vực chính trị".

Việc các cơ quan dân cử ra phán quyết về các tranh chấp bầu cử dần dần bị coi như là hành động "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Hiến pháp của nền đệ ngũ Cộng hòa Pháp đã dành cho Tòa Bảo Hiến vai trò phân xử các tranh chấp liên quan đến bầu cử quốc gia. Đây chính là "giải pháp thứ hai", tức kiểm soát bầu cử về pháp lý, giải pháp được đại đa số các quốc gia dân chủ hiện nay lựa chọn.

Không giải pháp nào ưu việt hơn hẳn

Tư pháp độc lập dường như được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh xảy ra tình trạng "cáo canh chuồng gà", theo diễn đạt của thẩm phán Mỹ John Paul Stevens (thành viên Tối Cao Pháp Viện Mỹ từ 1975 đến 2020). Tuy nhiên, theo giáo sư luật Eleonora Bottini, cả hai giải pháp nói trên đều không phải là toàn hảo, và đều có thể bị phê phán dưới góc độ này hay góc độ khác. Nhiều thách thức đặt ra với giải pháp dành cho tư pháp quyền ra quyết định cuối cùng về khiếu nại bầu cử. Ví dụ như, các thẩm phán dựa trên "nguyên tắc hợp thức dân chủ" nào để ra phán quyết về quyết định của toàn dân thông qua phiếu bầu. Liệu có thể phó thác quyền phán xét về các cuộc bầu cử - vấn đề cốt lõi của một nhà nước pháp quyền - vào tay một số thẩm phán, rất có thể có quan điểm thiên vị ? Nguyên tắc phân chia quyền lực trong một nhà nước dân chủ pháp quyền không đủ để đưa ra giải pháp thuyết phục hoàn toàn. 

Hiến pháp Mỹ không quy định rõ

Về quyền phân xử tranh chấp liên quan đến bầu cử tổng thống, nước Mỹ có lựa chọn riêng. Hiến pháp Hoa Kỳ về cơ bản dành cho Quốc hội lưỡng viện quyền quyết định cuối cùng về kết quả bầu cử thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ. Quy định này thoạt tiên có mục tiêu củng cố nguyên tắc Liên bang chống lại một số chính quyền bang không muốn nhường quá nhiều thẩm quyền cho Nhà nước Liên bang. Trên thực tế, quy định khá chung chung trong Hiến pháp đã không cản trở việc các đảng phái địa phương kiện lên các tòa án địa phương và liên bang. 

Riêng về bầu cử tổng thống, theo giáo sư luật Eleonora Bottini, Hiến pháp Mỹ hoàn toàn im lặng. Thực tế này tạo nên một tình trạng không rõ ràng, một hệ thống cho phép cả hai giải pháp song hành tồn tại, và để ngỏ cho các thẩm phán khả năng diễn giải quyền hạn của tư pháp, của Tối Cao Pháp Viện, theo cách của mình. Điểm lại lịch sử, giáo sư luật người Pháp nhấn mạnh là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhìn chung tránh can thiệp vào các tranh chấp được coi là "quá chính trị". 

Quan điểm chính thống này có một thay đổi lớn vào năm 1962, khi Tối Cao Pháp Viện lần đầu tiên chấp nhận đưa ra phán xử về các tiêu chuẩn xác định lại các đơn vị bầu cử. Vụ Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết về cuộc bầu cử tổng thống 2000 là một can thiệp vô cùng hiếm hoi. Tòa Án Tối Cao yêu cầu dừng tái kiểm phiếu vào thời điểm đó tại Florida, khiến thắng lợi thuộc về George W. Bush (với chênh lệch phiếu bầu chỉ hơn 500). Can thiệp này sau đó đã bị rất nhiều chỉ trích, do các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, không đủ "tính chính đáng dân chủ" và thành phần Tối Cao Pháp Viện vào thời điểm đó nghiêng về phe Cộng hòa.

Tối Cao Pháp Viện từ chối can thiệp : không có kết quả trước hạn 08/12 ? 

Theo giáo sư luật Eleonora Bottini, tình thế hiện nay tại Mỹ "có thể dẫn đến tình trạng Tối Cao Pháp Viện từ chối tiếp nhận các khiếu nại về bầu cử", do không muốn lặp lại tình hình năm 2000. Và nếu như các tòa án ở các bang cũng từ chối phân xử về các tranh chấp, thì một số chính quyền bang sẽ không thể có được danh sách chính thức các đại cử tri, trước hạn chót, ngày 08/12/2020. Nếu quá hạn này, theo tu án chính án thứ 12 của Hiến pháp Hoa Kỳ liên quan đến bầu cử, rất ít khi được sử dụng, Hạ Viện sẽ có quyền lựa chọn tân tổng thống. Trong trường hợp này, quyết định của Hạ Viện không dựa trên số dân biểu, mà theo bang. Hiện tại, nhìn chung, số bang ủng hộ phe Cộng hòa nhiều hơn phe Dân chủ.

Trọng Thành

*******************

Biden chiến thng ti Arizona, nhưng Trump vn không công nhn tht c

VOA, 13/11/2020

Tng thng tân c M Joe Biden cng c thng li bu c ca ông sau khi chiếm được bang chiến trường Arizona vào chiu ti th Năm 12/11, nhưng tiến trình chuyn quyn sang chính ph Biden vn trì tr gia lúc Tổng thống Trump tiếp tc khước t, không chp nhn tht c.

ketqua2

Kim phiếu ti qun Maricopa Phenix, Arizona, ngày 5/11/2020. Tổng thống Trump mt mc nói ông là nn nhân ca gian ln bu c trên khp các bang chiến đa dù không trưng ra bng c nào, gia lúc ng c viên ca Dân chủ Joe Biden ngày càng cng c thng li. (Olivier Touron /AFP)

Ông Biden được d phóng đc c ti Arizona sau hơn mt tun kim phiếu, nhóm nghiên cu Edison Research cho biết. Ông tr thành ng c viên tng thng th nhì ca Đng Dân ch giành thng li ti Arizona trong 7 thp niên, mt bang theo truyn thng vn thuc Đng Cng hòa.

Thng li ca ông Biden Arizona giúp ông đt được tng cng 290 phiếu đi c tri, vượt con s 270 phiếu quyết đnh ai là người chiến thng trong cuc bu c Tng thng M.

Trước Arizona, ông Biden đã vượt mc 270 phiếu đi c tri đ thng c, đt ông trên con đường hướng ti l tuyên th nhm chc tng thng M vào ngày 20/1 năm 2021. Thêm 11 phiếu c tri đoàn ca bang Arizona đã tăng khong cách, khiến cho bt c thách thc nào ca Tng thng Trump càng xa tm vi.

Ngoài ra, ông Biden còn dn trước ti bang Georgia ti 14.000 phiếu và hu như chc chn s vượt qua cuc tái kim phiếu bang này. Trên toàn quc, ông Biden dn trước ông Trump hơn 5,3 triu phiếu ph thông, tương đương vi t l 3,4%.

Ông Trump ca Đng Cng hòa nói mà không có bng chng rng ông là nn nhân ca gian ln bu c din rng, nhưng các thách thc pháp lý ca ông đã tht bi trước tòa, khi các gii chc bu c cp tiu bang báo cáo không có bt thường nghiêm trng nào trong tiến trình bu c.

Vic Tổng thống Trump tiếp tc khước t, không chp nhn tht c đã làm trì tr tiến trình chuyn quyn sang chính ph mi. GSA, cơ quan liên bang đc trách tài tr cho các hot đng ca tng thng tân c, vn chưa công nhn chiến thng ca ông Biden.

Người được ông Biden chn làm Chánh Văn phòng Tòa Bch c, Ron Klain, hôm 12/11 nói vi đài MSNBC rng khi s tiến trình chuyn tiếp đc bit thiết yếu ngay bây gi, vì chính ph Biden s tha kế và lp tc tiếp tc chiến dch chng nga chng virus corona chng mi ngay t lúc ông nhm chc.

Ông Klain nói bt chp nhng tr ngi, ông Biden s ký "mt lot" sc lnh và gi sang Quc hi các bin pháp ưu tiên cao nht ngay trong ngày đu ti chc.

"Ông Biden s có mt ngày làm vic bn rn, rt rt bn rn trong ngày đu tiên ti chc", ông Klain nói. Ông nêu lên mt s vn đ mà ông Biden s x lý ngay trong ngày 20/1/2021, gm : phc hi Tha thun Paris v biến đi khí hu, ci cách di trú, cng c lut chăm sóc sc khe "Obamacare", và bo v môi trường.

D kiến ông Biden s li gp g các c vn trong y ban chuyn tiếp trong ngày hôm nay, th Sáu 13/11, đ vch ra hướng tiếp cn ca ông đ đi phó vi đi dch Covid-19, đng thi chun b đ c nhng người s nm các v trí hàng đu trong chính ph mi, k c các b trưởng ni các.

Chia r trong ni b Đng Cng hòa

Đa s các chính khách Đng Cng hòa công khai hu thun quyn ca Tổng thống Trump theo đui các thách thc pháp lý, và t chi công nhn ông Biden là người đc c. Nhưng đã có nhiu du hiu bt đng xut hin hôm th Năm 12/11.

Các thành viên Đng Cng hòa như Thng đc Ohio Mike DeWine, Thng đc New Hampshire Chris Sununu, và ông Karl Rove, c vn hàng đu ca cu Tng thng George W. Bush, nói ông Biden phi được đi x như tng thng tân c ca M.

Trong khi ch đi, nhiu ngh sĩ Đng Cng hòa khác khng đnh chính ph ca Tổng thống Trump nên đ ông Biden nhn báo cáo tình báo mt, mc dù h không công khai công nhn ông Biden đã giành được thng li trong cuc bu c tng thng.

Thông thường, v tng tư lnh quân đi tương lai ca M phi được báo cáo tin mt hàng ngày đ bo đm an ninh quc gia trong thi gian chuyn tiếp.

Nhiu thành viên Đng Dân ch đã đng lot công kích Tổng thống Trump, và nhng đng viên Cộng hòa bao che ông, là "phương hi ti các đnh chế quc gia". Trong mt cuc phng vn dành cho chương trình "60 Minutes" ca đài CBS hôm Ch nht, cu Tng thng Barack Obama nói các thành viên Đng Cng hòa đang trên mt "con đường nguy him" khi h hu thun cho nhng cáo buc vô căn c ca ông Trump là có gian ln bu c.

(Theo Reuters)

**********************

Donald Trump kiên quyết không công nhận thất cử, phe Dân chủ nóng lòng

Minh Anh, RFI, 13/11/2020

Gần một tuần sau khi chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ được thông báo, tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ vẫn kiên quyết không chấp nhận thua cuộc và tiếp tục khẳng định trên mạng xã hội Twitter là đã có gian lận trong bầu cử.

ketqua3

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 05/11/2020.  AP - Evan Vucci

Trong khi đó, sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với chủ nhân Nhà Trắng bắt đầu có những rạn nứt, còn phe Dân chủ tỏ ra nóng lòng trước sự bế tắc này. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường thuật :

"Chúng ta nên thừa nhận là cựu phó tổng thống đã thắng cử", ông Mike Dewine, thống bang Ohio, thuộc đảng Cộng hòa, đã phát biểu như trên. Nhưng tại Thượng Viện, hiếm có nghị sĩ nào trong đảng của tổng thống dám khẳng định thất bại của Donald Trump.

Các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống và tố cáo có gian lận mà không đưa ra một chứng cớ nào. Điều này khiến ông Chuck Shumer, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ ở Thượng Viện, cảm thấy bực tức : 

"Các vị thượng nghị sĩ Cộng hòa, hãy dừng phủ nhận thực tế. Các vị hãy dừng gieo rắc mối ngờ vực một cách có chủ ý và thiếu cẩn trọng về tiến trình dân chủ của chúng ta. Đó chẳng qua chỉ là một sự suy sụp tinh thần của đảng Cộng hòa, không có gì khác hơn là một màn trình diễn chính trị thảm hại cho một khán giả duy nhất : Tổng thống Donald Trump".

Nhưng bức tường chắn của đảng Cộng hòa bảo vệ chủ nhân Nhà Trắng cũng bắt đầu có rạn nứt. Năm thượng nghị sĩ thuộc phe tổng thống cho rằng Joe Biden phải được tham gia vào các buổi họp giao ban của các cơ quan tình báo Mỹ. Theo thông lệ, thông tin tình báo phải được chia sẻ cho tổng thống tân cử. Trong số họ, có ông Lindsey Graham, dù rằng nhân vật này vẫn tiếp tục nói là đã có gian lận trong bầu cử".

Minh Anh

***********************

Bầu cử Mỹ 2020 : Nhiều cơ quan an ninh xác quyết không có gian lận

Tú Anh, RFI, 13/11/2020

Trong bối cảnh tổng thống mãn nhiệm Donald Trump khăng khăng từ chối công nhận thất c, các cơ quan đặc trách an ninh tuyển cử tuyên bố "không có bằng chứng" bầu cử bị tin tặc phá hoại. Trong khi đó, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden giành được bang Arizona, chiếm đa số tuyệt đối đại cử tri và Bắc Kinh đã chính thức "chúc mừng tổng thống tân cử Hoa Kỳ", sau một tuần dè dặt.

ketqua4

Họp báo của tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden, tại Wilmington, Delaware, ngày 10/11/2020.  Reuters – Jonathan Ernst

"Bầu cử ngày 03/11 là cuộc đầu phiếu chắc chắn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ" cho dù là "đối tượng của một chiến dịch bóp méo thông tin và cáo buộc không cơ sở". Trên đây là nội dung bản thông cáo của nhiều cơ quan bầu cử địa phương và liên bang, trong đó có cơ quan an ninh mạng và an ninh hạ tầng (CISA), trực thuộc bộ An ninh Nội địa. Một cách cụ thể, thông cáo nhấn mạnh "không có một chứng cớ nào cho thấy hệ thống bầu cử đã xóa, làm mất, đánh tráo lá phiếu, hay bị tin tặc dưới bất cứ hình thức nào".

Theo AFP, trước khi bản thông cáo được công bố, trên mạng Twitter, tổng thống Donald Trump còn chia sẻ một tin đồn là có đến 2,7 triệu phiếu ủng hộ ông đã bị xóa.

Arizona bầu cho Joe Biden

Thất bại về mặt truyền thông, tổng thống mãn nhiệm còn bị đối thủ bỏ xa thêm, mất hết cơ may đảo ngược tình thế : Joe Biden chiến thắng ở bang Arizona, với 11 đại cử tri, theo kết quả kiểm phiếu vừa công bố. Theo viện Edision Research, với 290 đại cử tri, cựu phó tổng thống Joe Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Donald Trump dù có thắng ở hai bang còn lại là North Carolina và Georgia, thêm được 31 đại cử tri, thì cũng không thay đổi gì.

Trung Quốc chúc mừng tổng thống tân cử

Một tuần sau khi truyền thông Mỹ loan tin Joe Biden đắc cử, chính quyền Trung Quốc mới gởi lời chúc mừng tổng thống tân cử. Trong cuộc họp báo ngày 13/11/2020, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố "Trung Quốc tôn trọng sự lựa chọn của nhân Mỹ và chúc mừng ông Biden và bà Harris".

Trong một diễn biến khác, hôm qua, tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh chận đầu tư Mỹ vào các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội và chính quyền Hoa lục.

Tú Anh

**********************

Bầu cử Mỹ : Các luật sư của Trump gặp khó khăn trước tòa vì thiếu chứng cứ

Thụy My, RFI, 12/11/2020

Sau khi truyền thông tuyên bố ông Joe Biden thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020, tổng thống sắp mãn nhiệm, ứng cử viên Donald Trump đã phản đối kết quả bầu cử, tố cáo nạn gian lận hàng loạt và hứa hẹn sẽ đưa vấn đề ra trước tòa án. Tuy nhiên, các luật sư của ông không đưa ra được các bằng chứng, và hiện các vụ kiện đều bị bác.

ketqua5

Các ủng hộ viên của tổng thống Donald Trump tập hợp phản đối tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ, ngày 11/11/2020, sau khi ông Biden được tuyên bố thắng cử.  Reuters – Jim Urquhart

Từ San Francisco, thông tín viên Éric de Salve cho biết thêm chi tiết :

"Do không có chứng cứ đưa ra trước tòa, các luật sư của ông Donald Trump thường phải thất vọng. Một trong những vụ đáng nhớ nhất là tại tòa án liên bang Pennsylvania, khi phía ông Trump yêu cầu tư pháp ra lệnh ngưng kiểm phiếu, vì các quan sát viên Cộng hòa bị ngăn không được vào văn phòng bầu cử.

Vấn đề là tại phiên tòa, luật sư không có căn cứ nào để chứng minh sự việc này. Ngược lại, thẩm phán rốt cuộc còn buộc ông phải nhìn nhận rằng số quan sát viên Cộng hòa không chỉ có mặt, mà còn đông gấp đôi so với bên Dân chủ. Vị thẩm phán, do một tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm, hỏi : "Xin lỗi, vậy thì vấn đề thực tế là gì ?"

Một ví dụ khác tại tòa án Detroit ở bang Michigan. Các luật sư phía ông Trump khởi kiện vì các phiếu bầu được nhận hai ngày sau thời điểm được luật pháp ấn định. Nguồn tin của họ là từ một quan sát viên không phải là nhân chứng trực tiếp. Thẩm phán kết luận như vậy đây chỉ là tin đồn.

Kết quả là hiện nay, hơn một chục vụ kiện về gian lận và bất hợp lệ được Nhà Trắng đưa ra đã bị bác bỏ. Theo các thẩm phán, chưa có vụ nào đủ nghiêm túc để có thể mở điều tra".

Thụy My

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Thành, Tú Anh, Minh Anh, Thụy My, VOA tiếng Việt
Read 592 times

1 comment

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)