Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/11/2020

Biển Đông : Mỹ giúp Đông Nam Á đối phó đe dọa của Trung Quốc

Nhiều tác giả

Indonesia đưa bộ chỉ huy tác chiến Hải quân đến quần đảo Natuna

Trọng Thành, RFI, 24/11/2020

Chính quyền Indonesia quyết định tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân, để đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc. Một lãnh đạo Hải quân Indonesia thông báo bộ chỉ huy lực lượng tác chiến của Hải quân nước này sẽ chuyển về quần đảo Natuna, khu vực mà tàu cá và tàu Hải quân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trong những năm gần đây.

bd1

Quân đội Indonesia được tăng cường khả năng tác chiến trên đảo Natuna. Ảnh minh họa chụp tháng 02/2020.  AFP - Handout

Hãng thông tấn Anadolu cho hay, phát biểu trước báo giới hôm 23/11/2020, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, đô đốc Yudo Margono cho biết trụ sở của Hạm đội 1 kể từ giờ sẽ được chuyển từ thủ đô Jakarta về quần đảo Natuna. Các đơn vị của Hạm đội 1 có nhiệm vụ sẵn sàng tác chiến trên biển, bảo đảm việc tuân thủ luật pháp trên biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nói chuyện với báo giới, tổng tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cho biết, quyết định này cho phép triển khai nhanh chóng chiến hạm để "phản ứng kịp thời" trước các sự cố bất ngờ. Việc Jakarta tăng cường lực lượng hải quân tại quần đảo Natuna ở Biển Đông diễn ra vào lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại khu vực này.

Yêu sách chủ quyền "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bao gồm cả một phần vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna. Tháng 1/2020, Indonesia huy động lực lượng chưa từng thấy, gồm 120 tàu đánh cá, cùng tàu chiến, phi cơ để ngăn chặn sự xâm nhập của tàu cá Trung Quốc có tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tại khu vực quần đảo Natuna. Tháng 5/2020, Jakarta đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, vốn đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực bác bỏ hồi 2016, trong vụ kiện của Philippines. Tháng 7/2020, 24 tàu chiến của Indonesia đã tham gia cuộc tập trận 4 ngày ở Biển Đông nhằm thách thức các yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh. 

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 24/11/2020

*********************

Đài Loan tự đóng tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc

Thụy My, RFI, 24/11/2020

Tổng thống Thái Anh Văn ngày 24/11/2020 loan báo Đài Loan sẽ tự đóng các tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc, một dự án quan trọng được Hoa Kỳ hỗ trợ.

bd2

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong lễ phát lệnh khởi công đóng tàu ngầm tại Cao Hùng, Đài Loan, ngày 24/11/2020.  Reuters - Ann Wang

Trong lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, có sự hiện diện của ông Brent Christensen, thực chất là đại sứ Mỹ, bà Thái Anh Văn tuyên bố đây là một quyết định "lịch sử", sau khi đã vượt qua được "nhiều thử thách và nghi ngờ". Bà nói : "Dự án này chứng tỏ quyết tâm cao độ của Đài Loan nhằm bảo vệ chủ quyền. Tàu ngầm rất quan trọng để tăng cường năng lực chiến đấu của hải quân, nhằm răn đe các tàu địch bao vây Đài Loan".

Tập đoàn Đài Loan CSBC cho biết sẽ giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 2025, trong số 8 chiếc được đặt hàng. Chủ tịch tập đoàn nói rằng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là việc mua thiết bị và những cản trở từ các thế lực bên ngoài.

Hải quân Đài Loan hiện có bốn tàu ngầm, trong đó có hai chiếc sản xuất tại Mỹ từ thập niên 40, không thể nào so sánh được với hạm đội hùng hậu của Trung Quốc gồm cả những tàu chiến trang bị vũ khí nguyên tử và cả hàng không mẫu hạm.

Trong những thập niên qua, hòn đảo này đầu tư rất lớn vào kỹ nghệ quốc phòng, do Bắc Kinh gây áp lực lên những nước bán vũ khí cho Đài Loan. Năm 2018, chính quyền Donald Trump đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất Mỹ tham gia cung cấp, nhưng không rõ là những công ty nào.

Quân đội Trung Quốc không ngừng đe dọa Đài Loan, với việc gia tăng các hoạt động quân sự sát hòn đảo. Năm nay các máy bay tiêm kích Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan. Nhiều nhà quan sát lo ngại nguy cơ Bắc Kinh sẽ đánh chiếm Đài Loan nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã "cực lực phản đối" mọi sự hợp tác quân sự giữa Đài Bắc và Washington, nhấn mạnh vấn đề Đài Loan là "hết sức nhạy cảm". Trước đó Reuters hôm Chủ nhật dẫn hai nguồn tin cho biết đô đốc Michael Studeman, phụ trách tình báo quân sự Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương đã bất ngờ đến thăm Đài Loan.

Thụy My

Nguồn : RFI, 24/11/2020

**********************

Chỉ huy tình báo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đến Đài Loan

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Theo Reuters, tướng hải quân Mỹ Michael Studerman đã âm thầm đến Đài Bắc vào chiều Chủ Nhật 22/11/2020. Đến sáng hôm nay, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương mới xác nhận chuyến viếng thăm bất ngờ của một lãnh đạo tình báo Mỹ thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa trả đũa.

bd3

Khu trục hạm Mỹ USS Barry (DDG 52) đi qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông ngày 21/11/2020. Ảnh US Navy.  © USS Barry (DDG 52) - Seaman Molly Crawford

Đề đốc Michael Studerman, chỉ huy trưởng đơn vị tình báo J2 Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, đã đến phi trường Tùng Sơn, Đài Bắc. Chuyến viếng thăm của viên tướng Mỹ hai sao chỉ được Đài Loan, qua trả lời báo chí của thủ tướng Tô Trinh Xương, xác nhận vào sáng thứ Hai, kèm theo lời giải thích : "Phải đặt nhà hàng, món ăn đãi khách, chuẩn bị xong rồi mới báo cáo với dân chúng". 

Lịch trình thăm viếng của tướng tình báo Michael Studerman tại Đài Loan không được thông báo, nhưng theo Reuters, sự kiện chính quyền Donald Trump tăng cường trợ giúp Đài Loan trên nhiều mặt đã gây phản ứng tức giận tại Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo sáng nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố "kiên quyết chống lại mọi hình thức trao đổi giữa Mỹ và Đài Loan hay quan hệ quân sự". Phát ngôn viên này đe dọa thêm : "Trung Quốc sẽ theo dõi diễn biến tình hình và sẽ có hành động chính đáng để trả đũa".

USS Barry trở lại Biển Đông

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục duy trì hiện diện thường xuyên tại Biển Đông. Theo thông tin của Hạm Đội 7, khu trục hạm USS Barry, thuộc hải đội khu trục hạm số 15, đã trở lại Biển Đông với nhiệm vụ được giao phó là bảo vệ an ninh hàng hải và ổn định trong khu vực.

Trong năm nay, khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình này từ Nhật Bản đã bốn lần băng qua eo biển Đài Loan để xuống Biển Đông.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

**********************

Trung Quốc chỉ trích Mỹ gây mất ổn định Biển Đông

RFA, 24/11/2020

Đại sứ quán Trung Quốc ở hai nước Philippines và Việt Nam hôm 24/11 đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đang gây mất ổn định tình hình Biển Đông và chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng.

bd4

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11/2020 - Đại sứ quán Mỹ

Tuyên bố này của hai Đại sứ quán được đưa ra sau chuyến thăm mới đây của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đến Việt Nam và Philippines.

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đăng trên Fanpage nói rằng phát biểu của ông O’Brien tại Việt Nam là "hoàn toàn đi ngược lại sự thật khách quan, chứa đầy tư duy chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ mạnh mẽ".

Phát biểu tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 21/11, ông O’Brien đã nói đến mưu đồ của Trung Quốc trong các hành động nhằm kiểm soát sông Mekong và Biển Đông : "Từ biển Đông đến lưu vực sông Mekong, những nguồn tài nguyên phong phú dồi dào của đất nước các bạn thuộc về con cháu của các bạn".

Quyền thừa hưởng những nguồn tài nguyên này không thể bị cướp mất chỉ đơn giản vì một nước láng giềng lớn hơn và thèm muốn những gì thuộc về các bạn".

Ông O’Brien đồng thời cũng khẳng định cam kết của Mỹ với các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương : "Hoa Kỳ có một lập trường vững chắc phản đối sự cưỡng ép bắt nạt của Trung Quốc tại biển Đông và các mối đe dọa an ninh trong khu vực Mekong".

Bài viết của Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội khẳng định Trung Quốc luôn tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" (UNCLOS), đồng thời khẳng định Trung Quốc đang làm việc với các nước ASEAN để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình, không liên quan đến Mỹ.

Đại sứ quán Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ đã đặt vấn đề sông Mekong để vu khống Trung Quốc, phóng đại cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", mục đích để chia rẽ mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực sông Mekong.

Cũng trong ngày 24/11, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức đối thoại trực tuyến chính sách quốc phòng Việt - Mỹ 2020. Hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác, thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

Nguồn : RFA, 24/11/2020

**********************

Mỹ cam kết giúp Philippines bảo vệ chủ quyền

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ đến Manila ngày 23/11/2020 với lời khẳng định sẽ giúp Philippines chống lại các mối đe dọa biển đảo từ Trung Quốc. Robert O’Brien nhắc đến bổn phận của Mỹ qua hiệp ước phòng thủ hỗ tương Mỹ-Phi từ năm 1951.

bd5

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien và ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại lễ trao đạn dược, vũ khí của Mỹ cho Philippines tại Bộ Ngoại giao Philippines ở Pasay City, vùng thủ đô Manila (Philippines), ngày 23/11/2020.  Reuters – Eloisa Lopez

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đến Manila. Trong buổi lễ trao tặng cho quân đội Philippines nhiều loại vũ khí mới, được tổ chức trong ngày thứ Hai với sự hiện diện của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, ông Robert O’Brien tuyên bố Hoa Kỳ "sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và các nguồn tài nguyên trên biển của Philippines đúng theo quy định của luật quốc tế".

Lập trường của Mỹ tại Biển Đông, cũng theo ông Robert O’Brien, đã được ngoại trưởng Mike Pompeo xác quyết trong tuyên bố hồi tháng Hai năm nay : "Mọi cuộc tấn công quân sự vào quân đội Philippines, vào phi cơ hay thương thuyền của nước này trong vùng Biển Đông, sẽ buộc Hoa Kỳ thực hiện bổn phận tương trợ phòng thủ với Philippines".

Ngoài hiệp định 1951, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ còn xác quyết là Washington ủng hộ quyết định của Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye công bố ngày 12/07/2016 sau khi xem xét lập trường của Philippines, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đánh động tinh thần tự hào của người dân Philippines, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh "tài nguyên thiên nhiên của Philippines là của thế hệ con, cháu của qúy vị … mà không thuộc một nước nào khác, dù lớn hơn hay mạnh hơn Philippines, cũng không thể bị chiếm đoạt và mang đi được", theo tường thuật của báo mạng Inquier.net.

Viện trợ vũ khí

Cũng theo nguồn tin này, vũ khí mới của Mỹ viện trợ cho quân đội Philippines trị giá 18 triệu đô la gồm bom thường, bom bộc phá hầm bê tông, tên lửa TOW 2A. Theo tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr, số vũ khí này được tổng thống Donald Trump hứa tặng cho Philippines để chống khủng bố Hồi Giáo nhân cuộc điện đàm hồi tháng Tư năm nay với tổng thống Duterte.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 23/11/2020

*********************

Hoa Kỳ cung cấp tên lửa, gia hạn cam kết bảo vệ Philippines

RFA, 23/11/2020

Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa dẫn đường và các vũ khí khác để giúp Philippines chiến đấu với các tay súng liên kết cùng Nhà nước Hồi giáo và gia hạn hiệp ước cam kết bảo vệ đồng minh nếu nước này bị tấn công ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines. AP đưa tin hôm 23/11/2020.

bd6

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin tại văn phòng Bộ Ngoại giao ở Manila vào ngày 23/11/2020. AFP

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Robert O’Brien đã đại diện cho Tổng thống Donald Trump thông báo như vậy tại Manila. Chính quyền của Tổng thống Trump cam kết cung cấp số tên lửa trị giá 18 triệu USD trong cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào tháng 4 vừa qua.

Trong phát biểu của mình về việc cung cấp tên lửa cho Manila, ông O'Brien đã trích dẫn vai trò của chính quyền Trump trong việc đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông và vụ giết thủ lĩnh của nhóm này, Abu Bakr al-Baghdadi, ở Syria năm ngoái, và tiếp tục cam kết giúp Philippines đánh bại các tay súng có liên hệ với IS ở miền nam nước này.

Ông O'Brien bày tỏ hy vọng về việc duy trì một thỏa thuận an ninh quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu quy mô lớn ở Philippines. Ông nói rằng Hoa Kỳ sát cánh với Philippines trong nỗ lực bảo vệ các quyền chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Tổng thống Phillipines đã bãi bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Hoa Kỳ vào đầu năm nay nhưng sau đó đã dời hiệu lực của quyết định này đến năm sau. Tháng trước, Philippines đã thông báo rằng họ sẽ nối lại các hoạt động thăm dò dầu khí trong hoặc gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nơi Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhắc lại tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào đầu năm nay rằng "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào máy bay hoặc tàu công cộng của lực lượng Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng vệ chung của chúng ta". Các đồng minh đã có hiệp ước phòng thủ chung 69 năm.

Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết rằng, "các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, đồng thời bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tự vẽ ra và lên án chính quyền Bắc Kinh đang bắt nạt các nước khác trong khu vực. Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc ứng xử với Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình".

Nguồn : RFA, 23/11/2020

*********************

M gia tăng mc đ ‘sn sàng’ Đông Nam Á

Trân Văn, 21/11/2020

Sau s kin Tư lnh Không quân khu vc Thái Bình Dương ca quân đi M yêu cu các đơn v thuc quyn ch huy ca ông phi sn sàng cho cuc chiến vi Trung Quc khu vc Thái Bình Dương (1), ti lượt hi quân và lc quân M thc hin hàng lot các kế hoch nhm gia tăng mc đ sn sàng ca nhng quân chng này.

bd7

Tàu khu trục USS Roosevelt (DDG-80). Hình minh ha.

***

Ông Kenneth Braithwaite, B trưởng Hi quân M, va gii thiu ý đnh tái thành lp Hm đi 1 đ nâng cao năng lc hi quân ca M khu vc n Đ - Thái Bình Dương nhm kim chế và đi phó vi tình trng Trung Quc dc sc phát trin b máy quân s trong khu vc này (2).

Hm đi 1 được thành lp hi đu năm 1947 và b gii th vào đu năm 1973. Nhim v và phm vi trách nhim ca Hm đi 1 được giao cho Hm đi 3 đm nhn. Vào lúc này, ti khu vc n Đ - Thái Bình Dương ch có Hm đi 7, đn trú căn c hi quân Yokosuta Nht.

Thnh thong, Hm đi 7 nhn thêm s h tr ca Hm đi 3 đóng San Diego (California, M) nhưng con s t 50 đến 70 chiến hm (bao gm c tàu ngm), 150 phi cơ quân s các loi, cng vói hàng không mu hm Ronald Reagan, không tương xng c vi bi cnh khu vc ln phm vi trách nhim (din tích khong 48 triu dm vuông, tri rng t ranh ca hi phn quc tế gia Thái Bình Dương đến hi phn ca n Đ, Pakistan và qun đo Kurin phía Bc Đi Tây Dương).

Ông Braithwait nhn mnh,thi gian va qua, Hm đi 7 còn phi thc hin các cuc tun tra bo v quyn t do hàng hi bin Đông, nơi Trung Quc bt chp các khuyến cáo ca cng đng quc tế, thn nhiên bi đp hàng lot bãi đá ngm thành đo ri xây dng mt chui các căn c quân s khu vc vn đang có tranh chp v ch quyn. Đó là lý do phi tái thành lp Hm đi 1, va nâng cao năng lc hi quân trong khu vc, va gia tăng mc đ răn đe.

Ti hi ngh thường niên v hat đng ca mng lưới tàu ngm, ngoài vic gii thiu d đnh tái thành lp Hm đi 1, ông Braithwait nói thêm,Hm đi 1 nên đn trú ngã tư nào đó gia khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, phù hp vi li ích ca c M ln các đng minh, đi tác ca M ti khu vc này.

Ông Braithwaith ch đ cp đến Singapore như mt trong nhng nơi có th s được chn làm ch đ Hm đi 1 trú đóng, song vài chuyên gia khng đnh, Singapore là v trí phù hp nht. T 2013 đến nay đã có khong 1.000 quân nhân M và nhân viên dân s ca B Quc phòng M thuc Lc lượng Đc nhim 73 và B Ch huy Hu cn Khu vc Tây Thái Bình Dương trú đóng ti Singapore đ h tr cho hot đng ca Hm đi 7 cũng như nhng hot đng khác ca hi quân M.

Ian Chong – Ging viên v Khoa hc Chính tr ca Đi hc Quc gia Singapore gii thích,s dĩ Singapore là đa đim lý tưởng nht vì hi đ c yêu cu v v trí đa lý ln nn tng sn có v h tng, cũng như tim năng phát trin các kh năng gia tăng mc đ h tr toàn din cho Hm đi 1.

Theo Chong, khu vc Đông Nam Á vn còn mt vài đa đim phù hp vi mc tiêu ca hi quân Hoa K nhưng vì nhiu lý do rt khó nhm ti. Ví d mt s v trí Indonesia, Malaysia s cn rt nhiu thi gian đ chun b v h tng. Vnh Subic Philippines dù thun li hơn nhưng bi cnh chính tr Philippines khiến la chn này thiếu chc chn.

Vnh Cam Ranh ca Vit Nam du là mt đa đim lý tưởng nhưng Chong tin là h thng chính tr, h thng công quyn ca Vit Nam không sn sàng. Ngay c Thái Lan quc gia vn là đng minh ca M có l cũng s không hào hng vi vic gt đu đ M đt căn c ca Hm đi 1.

Bi rt nhiu quc gia không loi tr Singapore s ngn ngi trong vic công khai bt tay vi M, can d trc tiếp vào vic răn đe, sn sàng đi đu vi s hung hăng ca Trung Quc, mt s chuyên gia phng đoán, hi quân Hoa K có th nhm ti vic đt căn c cho Hm đi 1 ti qun đo Andaman ca n Đ - mt nơi rt gn Singapore

***

Ging như không quân và hi quân, lc quân M va công b hàng lot kế hoch gia tăng mc đ sn sàng tham chiến Đông Nam Á. Mt trong by l đoàn ca B Ch huy H tr an ninh (Security Force Assistance Command - SFAC) va được điu đng đến Joint Readiness Training Center (JRTC) Fort Polk (tiu bang Louisiana) (3).

SFAC được thành lp hi gia năm 2018, nay có by l đoàn chuyên đm nhn vai trò h tr hun luyn các lc lượng ngoi quc bo v an ninh, quc phòng (Security Force Assistance Brigade – SFAB). Các SFAB chuyên tuyn la nhng sĩ quan, h sĩ quan giàu kinh nghim, gii k năng trong lc quân M đ hun luyn thêm ri gi h đến hun luyn, gia tăng kh năng phi hp, k c v ha ym (ym tr bng pháo binh), không ym cho quân đi ca các quc gia hoc là đng minh, hoc là đi tác trên toàn thế gii.

Lc quân M có hai trung tâm hun luyn thc đa ni tiếng. Mt là National Training Center (NTC)  Fort Irwin (California) và mt là JRTC. Trong vài thp niên gn đây, đa s đơn v lc quân ch được gi đến NTC - nơi tp luyn chiến đu hoang mc đ làm quen, tp thích nghi vi đc đim các chiến trường khu vc Trung Đông. Gi, JRTC nơi tp luyn chiến đu khu vc rng rm nhit đi, đm ly vn là đc đim chung ca khu vc Đông Á bt đu được s dng thường xuyên.

Theo Army Times, s dĩ L đoàn 5 ca SFAC được gi đến JRTC vì vài tháng na, các đơn v ca l đoàn này s được gi đến mt s quc gia khu vc n Đ - Thái Bình Dương. Chun tướng Curtis Taylor, Ch huy trưởng L đoàn 5 thuc SFAC, tiết l, đơn v ca ông s h tr quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác gia tăng kh năng tương tác gia vin thám, phòng không, pháo binh, công binh ca các bên. Mt nhóm ca l đoàn này đã đến Thái Lan. Sau đó hai bên đã tp trn chung Hawaii.

Mc tiêu sp ti là s dng các SFAB nhm ci thin hơn na kh năng hp tác h tr v hu cn, thu thp chia s thông tin tình báo, h tr c ha ym, không ym và nâng cht lượng đi ngũ h sĩ quan ca quân đi các quc gia đng minh, đi tác Đông Nam Á. SFAC không đ cp đến vic s gi các SFAB đến nhng quc gia nào trong khu vc này, tuy nhiên tướng Taylor tha nhn, trên thc tế, quân đi ca mt s quc gia Đông Nam Á mun tht cht quan h vi c M ln Trung Quc.

Cho dù đã có nhng lo ngi rng vic h tr nhng quc gia như thế có th giúp Trung Quc d dàng thu thp thông tin v k thut, chiến thut ca M nhưng tướng Taylor trn an :Vào lúc này, ưu tiên hàng đu là nâng cao năng lc cho quân đi ca các quc gia đng minh và đi tác. Các thành viên ca nhng SFAB ch hướng dn, h tr phi hp ch không được phép ép đng minh hay đi tác thc hin nhng tiêu chun ca M, theo kiu ca M.

Ch huy trưởng L đoàn 5 ca SFAC nhn mnh, điu mà SFAC mong mun là đ lãnh đo quân đi ca các quc gia đng minh và đi táchiu hơn v cách hot đng ca chúng ta, cách chúng ta chia s quyn hành cho cp dưới, cách chúng ta đu tư vào đi ngũ h sĩ quan. Chng có gì đáng phàn nàn nếu h mun chia s nhng yếu t đó vi Trung Quc. Chng có gì phi lo nếu h mun chia s nhng gì h tiếp nhn t chúng ta vi các đi tác khác ca h (3).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 21/11/2020

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/as-tensions-simmer-pacific-air-forces-leaders-say-troops-must-be-ready-for-conflict-with-china-1.651199

(2) https://www.stripes.com/news/pacific/navy-secretary-pitches-1st-fleet-revival-in-western-pacific-possibly-based-in-singapore-1.652617

(3) https://www.armytimes.com/news/your-army/2020/11/19/sfab-fends-off-an-invasion-in-exercise-ahead-of-indo-pacific-missions/

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Thành, Thụy My, Tú Anh, Trân Văn, RFA tiếng Việt
Read 957 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)