Vụ Đại Học Đông Đô đang nóng hơn bao giờ hết. Từ 55 người dùng bằng giả, giờ báo chí đã phanh phui đến 193 người. Tuy nhiên đang có sự chống đối ngay trong trung ương nên danh tính của 193 người dùng bằng giả ấy bị ém lại.
Theo tin từ phía chính quyền cho biết, hiện nay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường đại học Đông Đô. Tuy có người đã vội rút lại bằng tiếng Anh của đại học Đông Đô đã nộp trước đó để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nhưng Viện kiểm sát không đồng ý và phải điều tra đến nới đến chốn. Rất nhiều quan chức đã có được tấm bằng tiến sỹ thạc sỹ để thăng quan tiến chức từ cách mua bằng như thế này. Những người đó ắt hẳn đang run.
Có đến 193 người dùng bằng giả của Đại Học đông Đô
Cũng theo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, có 626 người được Trường đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh. Trong đó, Cơ quan an ninh điều tra đã làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo.
Viện kiểm sát yêu cầu đơn vị chủ quản xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp này. Viện kiểm sát cũng đã đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý hậu quả 60 trường hợp sử dụng bằng giả để thi tuyển công chức, bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ…
Theo ông Phạm Tất Thắng – phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – thì những người sử dụng bằng giả của Trường đại học Đông Đô như cơ quan điều tra nêu là nộp tiền không học, nhận bằng giả để sử dụng cho mục đích riêng, tức là sử dụng giấy tờ giả sẽ phải bị xử theo quy định của pháp luật.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp công chức, viên chức bị phát hiện sử dụng bằng giả để lợi dụng lên lương, lên chức đã bị xử lý, kết quả không được công nhận.
Sai phạm này thuộc trách nhiệm của bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Có thể nói bộ Giáo Dục là một bộ nhiều tiêu cực nhất, trong đó bộ trưởng phải là người chịu trách nhiệm chính.
Đường dây bằng giả rất lớn tồn tại trong giới quan chức
Việc báo chí chỉ đưa chung chung có 193 người dùng bằng giả, thì đủ biết trong đó có những tên tuổi mà báo chí chưa được phép đụng vào. Sai phạm rành rành ra đó, nhưng nếu báo chí lỡ nói ra thì có thể bị tuyên giáo tuýt còi, có thể phạt và thậm chí rút giấy phép. Những kẻ dùng bằng giả có thế lực càng mạnh thì báo chí càng không giám nêu tên. Có trường hợp dùng bằng giả nhưng công an yêu cầu bỏ bằng anh văn của đại học đông đô và dùng bằng khác thay thế chứ không truy tố. Rõ ràng là công an đang rất nhẹ tay với người mua bằng. Vậy câu hỏi là, những người mua bằng là ai mà công an ưu ái thế ?
Theo những gì mà cơ quan điều tra đưa ra cho báo chí thì các nghiên cứu sinh, học viên cao học của hơn 20 trường đại học trên cả nước đã sử dụng bằng giả của Trường đại học Đông Đô làm điều kiện tuyển sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong danh sách các trường đại học này, có cả những trường thuộc tốp đầu như đại học quốc gia Hà Nội, Trường dại Sư phạm Hà Nội…
Cụ thể, đại học quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội : 8 trường hợp, Học viện Báo chí – Tuyên truyền và đại học Huế mỗi đơn vị có 4 trường hợp. Ngoài ra, 2 giảng viên của Trường ĐH Luật (thuộc đại học Huế) năm 2018 đã trúng tuyển vào lớp Ngôn ngữ Anh văn bằng 2 của Trường đại học Đông Đô, một giảng viên của đại học quốc gia Hà Nội cũng trúng tuyển vào lớp này.
Chương trình đào tạo của đại học Đông Đô
Một trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh của Trường đại Đông Đô nộp hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ ở một trường đại học công lập đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này sau khi nhận được công văn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã yêu cầu học viên không được sử dụng văn bằng của Trường đại học Đông Đô và phải nộp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ khác thay thế. Học viên này đã nộp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Anh của nơi khác bổ sung vào hồ sơ dự tuyển.
Liên quan các học viên sử dụng bằng giả đang theo học tại đại học quốc gia Hà Nội, đại diện của đơn vị này cho biết đại học quốc gia Hà Nội không công nhận văn bằng đối với những trường hợp dùng văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của Trường đại học Đông Đô. Nếu nghiên cứu sinh không có chứng chỉ quốc tế theo quy định hoặc có văn bằng ngôn ngữ Anh của trường đại học được phép đào tạo và cấp bằng để thay thế thì sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục làm nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.
Trong khi đó, không ít trường vẫn lúng túng trong việc xử lý các trường hợp sử dụng văn bằng giả, do vẫn chờ hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền. Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho hay đang chờ quyết định của cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp sử dụng bằng giả của Trường đại Đông Đô cấp.
Cách xử lý mờ ám bộ giáo dục và bộ công an
Trước sai phạm bùng nổ như vậy, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã vào cuộc, nhưng phí Bộ giáo dục và đào tạo khẳng định, cho tới thời điểm này, Bộ chưa nhận được danh sách các trường hợp đã được Trường đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. Phải chăng bộ Giáo dục đang cố giấu ?
Theo đại diện của bộ giáo dục nói với báo chí thì việc công khai hay không công khai danh tính những cá nhân sử dụng văn bằng không hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xem xét chứ họ không có trách nhiệm đó. Trong vấn đề này không khó để nhận ra, bộ giáo dục và đào tạo đã đá quả bóng trách nhiệm sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Một bằng giả của đại học Đông Đô
Bộ giáo dục cũng thanh minh rằng, họ cũng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, nhất là trong các hoạt động đào tạo liên thông, liên kết, văn bằng 2. Bộ này nói họ đã và đang rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước để theo kịp với thực tiễn, vừa đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, vừa nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường cũng như tăng cường khả năng giám sát của các cơ quan quản lý và của toàn xã hội. Tuy nhiên không biết họ rà soát thế nào mà để tiêu cực xảy ra rất trầm trọng. Vấn đề tiêu cực của Đại học Đông Đô chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Bộ giáo dục cũng cho biết, họ đang xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học cùng với các công cụ phân tích dữ liệu, áp dụng công nghệ để nâng cao năng lực quản lý và giám sát hoạt động của toàn hệ thống, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, cơ quan chủ quản, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra ; phối hợp với các cơ quan báo chí để tăng cường giám sát, phát hiện vi phạm ; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nói chung Bộ Giáo dục họ cố thanh minh là họ không sai và rũ bỏ trách nhiệm công bố danh sách những người mua bằng. Điều vô lí là họ cho họ không làm sai mà ở dưới sai phạm nghiêm trọng. Còn về phần Bộ Công An thì đến giờ vẫn chưa chịu công bố danh sách cán bộ mua bằng giả. Có lẽ họ bị vướng vì những nhân vật đó có thế lực chăng ?
Bộ Giáo Dục có hành động tiếp tay Đại học Đông Đô
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công khởi tố nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô, và nhiều bị can nguyên là cán bộ ở trường này.
Bộ giáo dục nơi tiếp tay cho sai phạm đại học Đông Đô
Theo kết luận điều tra, Trường đại học Đông Đô chưa được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, dù trường này không đăng ký đào tạo văn bằng 2, Bộ Bộ giáo dục và đào tạo vẫn cho đăng đề án tuyển sinh của đại học Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ, có cả chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy. Sai Phạm như thế này nhưng bộ trưởng lúc đó là ông Phạm Vũ Luận không cho đóng cửa ngôi trường này. Việc làm này chẳng khác nào Phùng Xuân Nhạ tiếp tay cho sai phạm của trường này.
Các năm kế tiếp, 2016, 2017, 2018, Trường đại học Đông Đô vẫn chưa được Bộ giáo dục cho phép đào tạo văn bằng 2 nhưng lại đăng ký đào tạo văn bằng 2 và Bộ Bộ giáo dục và đào tạo cũng lại cho đăng lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ này. Để rồi ngôi trường này ký hợp đồng tuyển sinh, đào tạo với 15 cơ sở đào tạo, trong đó có 12 cơ sở đã tuyển sinh được hơn 3.500 học viên, thu về số tiền hơn 24 tỉ đồng.
Đáng chú ý, ban giám hiệu Trường đại học Đông Đô chỉ đạo cấp dưới không tổ chức thi đầu vào, không cần học, phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại, nộp bài ! Thậm chí có trường hợp không cần hợp thức hóa bài thi vẫn có bằng.
Có thể nói hành vi phạm tội của lãnh đạo đại học Đông Đô là rất nghiêm trọng nhưng Bộ Giáo Dục và Đào tạo vẫn dung dưỡng. Để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong nhiệm kỳ, trung ương đảng cần phải xem lại tư cách của ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Phùng Xuân Nhạ thế lực rất mạnh nhưng khả năng rớt cơ cấu
Một trường đại học mà tổ chức mua bán bằng giả, bằng dỏm, có nên tồn tại để tiếp tục đào tạo đại học không ? Và liệu nếu cho tồn tại, có ai muốn học ở trường này, khi mà yếu tố quan trọng nhất của đào tạo đại học là tính trung thực đã bị đánh cắp vì đồng tiền ? Chắc chắn là nó không xứng đáng để tồn tại và không ai muốn nó tồn tại, nhưng nó vẫn tồn tại vậy có phải là Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ vô trách nhiệm không ? Tội này của ông Nhạ đáng ra là phải bị kỷ luật đảng nhưng ông Trọng không làm, cho thấy thế lực mà ông Nhạ có được không hề nhỏ.
Bộ giáo dục của ông Nhạ luôn nói rằng, họ mong muốn xây dựng một nền giáo dục đại học trung thực và chất lượng, vậy có nên cho tồn tại một trường gian dối trong đào tạo như Trường đại học Đông Đô hay không ?
Tại hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được tổ chức vào ngày 17-7-2019, ông Nhạ đã phát biểu : "Các trường đại học phải minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng, để những trường nào chất lượng sau một thời gian không cải thiện được thì phải đóng cửa…".
Với sự bao che của ông Nhạ trước sai phạm của trường này, khả năng rất cao là ông sẽ không còn được tín nhiệm để tiếp tục giữa chức bộ trưởng sau đại hội 13. Trước ông Nhạ, Phạm Vũ Luận cũng là một bộ trưởng yếu kém, và nay ông Phùng Xuân Nhạ yếu kém hơn không lý do gì ông Nhạ lại tiếp tục ghế đầu tàu của bộ này được. Nếu không gạt Phùng Xuân Nhạ ra khỏi chức vụ, Đảng cộng sản sẽ mất uy tín nghiêm trọng. Khả năng rất cao, ông Nhạ sẽ không còn được giữ chức vụ này nữa.
Nguyễn Duy (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 25/12/2020