Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/02/2021

Vài suy nghĩ về nhân sự Bộ Chính trị khóa 13

Nhiều tác giả

Đại hội XIII - Màn diễn không trọn vẹn

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 02/01/2021

Đại hội thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu từ 25/01/năm 2021 và kết thúc ngày 01/02/2021. Sau tám ngày làm việc, Đảng cộng sản Việt Nam đã trình ra toàn bộ [1] danh sách Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có 18 người nằm trong Bộ Chính trị.

bct1

Ảnh 18 ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng khóa 13

Theo thông tin rộng rãi trên các mặt báo, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn làm Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy vi phạm điều 17 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định Tổng bí thư không được giữ chức vụ này quá 2 lần liên tiếp nhưng tiền lệ này đã được tạo ra từ lâu, bởi ông Lê Duẩn.

Theo wikipedia, ông Duẩn là người nắm chức vụ Tổng bí thư dài nhất trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, từ 1960 đến 1986. Vị chi là 25 năm 303 ngày. Ngày 10/07/1986 ông Duẩn qua đời và đó cũng là ngày ông ta chấm dứt nhiệm vụ Tổng bí thư. Ông Lê Duẩn thọ 79 tuổi, bằng đúng số tuổi của ông Hồ Chí Minh, theo lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng bắt đầu làm Tổng bí thư từ năm 2011. Nếu không có gì thay đổi, ông Trọng sẽ chấm dứt nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò Tổng bí thư vào lúc 81 tuổi.

Báo Thanh Niên số ra ngày 01/02/2021 cho hay [2] Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : "Bản thân tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng cao, tôi cũng xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm. Mình là đảng viên thì phải chấp hành, tôi sẽ cố gắng hết sức. Một cá nhân có vai trò quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân thôi. Làm được hay không phải là tập thể, phải đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, toàn đảng, toàn dân, toàn quân thống nhất".

Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam chính thức công bố tiếp tục vai trò Tổng bí thư, dư luận xã hội chê bai ông ta tham quyền cố vị trong khi sức khỏe đã quá yếu, đặc biệt là việc đi lại rất khó khăn sau kỳ đột quỵ, khi công tác tại Kiên Giang năm 2019.

So sánh với ông Lê Duẩn, ông Trọng cho thấy bản thân mình đang noi gương tiền bối. Bên cạnh đó, sưu tầm trên mạng cho thấy [3] "Mẫu lời tuyên thệ" đã xác nhận tại mục 1 : "Tuyệt đối trung thành với mục đích và lý tưởng của Đảng. Tham gia đầy đủ, chấp hành cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ của Đảng, của pháp luật. Thực hiện và hoàn thành tốt nghĩa vụ được giao, tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, điều động và phân công của Đảng".

Như vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhậm chức Tổng bí thư không phải là không có tiền lệ. Chủ trương của người cộng sản Việt Nam đã có từ lâu : Đảng cộng sản Việt Nam là trên hết. Điều này có nghĩa mọi vấn đề liên quan đến luật hoàn toàn được "vận dụng sáng tạo" trong mọi hoàn cảnh.

Tập Cận Bình chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ tháng 3/2013. Ông Tập được thế giới nhìn nhận thành công với quá trình thâu tóm quyền lực êm đẹp. 

Ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 3/10/2018, sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21/09/2018.

Danh sách mới nhất với 4 nhân vật đứng đầu trong Bộ Chính trị khóa XIII do cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải, gồm :

1. Nguyễn Phú Trọng

2. Nguyễn Xuân Phúc

3. Phạm Minh Chính

4. Vương Đình Huệ.

Theo cách trình bày nhiều năm, qua các kỳ Đại hội đảng trước đây, dư luận đều tin chắc, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Chủ tich nước, ông Phạm Minh Chính sẽ là Thủ tướng và ông Vương Đình Huệ sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch quốc hội.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã không thành công, như ông Tập Cận Bình, trong vấn đề thâu tóm quyền lực. Đây cũng là điểm khác biệt căn bản nhất và quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam so với Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi hầu hết các quốc gia không theo chủ nghĩa xã hội, chỉ tiếp đón người đại diện cho dân. Ngoại trừ cựu Tổng thống Obama đã đón tiếp ông Trọng trong vai trò Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 7/2015 tại phòng Bầu Dục - Nhà Trắng.

Trong cuộc gặp, ông Trọng cho biết [4] : "Có lẽ cách đây 20 năm không ai có thể hình dung được rằng hôm nay, tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng lại có cuộc gặp rất thú vị giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ".

Có thể do vấn đề sức khỏe yếu kém và việc đi lại khó khăn, nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đã cân nhắc trí tuệ đi kèm thể lực, cho nên dù ông Trọng rất uy tín nhưng việc tái nhậm chức Tổng bí thư là chỉ dấu quan trọng cho thấy khả năng xuất ngoại của ông ta không còn nữa.

Giống như trong một gia cảnh tam đại đồng đường, khi mọi việc không được xuôi chèo mát mái suốt nhiều năm và "không ai chịu ai" giữa các anh em, người ta thường nói nhằm để kiềm chế xung đột : "Muốn gì thì muốn, ba còn có đó" - Tựa như cây cổ thụ đã mục ruỗng gần gãy đổ nhưng nó vẫn là chỗ dựa tinh thần cho "anh em một nhà" lấy đó làm gương. Hình ảnh đó gợi cho dư luận về một hoàn cảnh buồn thảm trong sự bế tắc giải quyết quyền lợi giữa anh em với nhau.

Điều gây bất ngờ lớn trong kỳ Đại hội này, lại chính là sự rơi tõm không còn chút tăm hơi của ông Trần Quốc Vượng, người đã thay mặt [5] Bộ Chính trị ký ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể vào ngày 27/03/2020. Trong đó, ông Vượng yêu cầu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Sự thất bại của ông Vượng trong kỳ Đại hội này, cho thấy kinh tế hợp tác xã - một mô hình gây kinh hoàng và ám ảnh người Việt Nam suốt hàng chục năm - đã không còn chỗ đứng, ngay trong trí não của đa số người cộng sản Việt Nam.

Kết

Nhìn chung kỳ Đại hội đảng lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, người quan sát có chung nhận xét : Bế tắc về nhân sự và cũ mòn về đường lối.

Những nhân sự khác trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương nói chung và trong Bộ Chính trị nói riêng, đại đa số đều giống nhau về phẩm chất chung được đại diện tại điều 1 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam : "Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng".

Mô hình và con người của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không có gì thay đổi, kể từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, mặc dù người cộng sản Việt Nam vẫn luôn luôn mong muốn "hội nhập thế giới".

Báo Nhân Dân cho biết [6] : Ngày 16 tháng Giêng năm 2021, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) chưa đề xuất việc Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế hay sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù trước đó Việt Nam đã bị liệt vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.

Trong danh sách Bộ Chính trị kỳ này, gồm 18 người, trong đó có sự hiện diện của ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đứng vị trí 17. Việt Nam bị liệt vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ sẽ là một thử thách quan trọng đối với ông Trần Tuấn Anh trong tư cách Ủy viên Bộ Chính trị. Không có căn cứ để tin Việt Nam sẽ được chính quyền của tân Tổng thống Biden đưa ra khỏi danh sách sớm.

Theo nguyên tắc bất di bất dịch "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", với số chẵn 18 vị trong Bộ Chính trị, có lẽ sẽ khó khăn trong trường hợp cần tìm kiếm phần đa số cho các quyết sách quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 02/01/2021 (nguyenngocgia's blog)

[1] http://baochinhphu.vn/Nhan-su/DANH-SACH-BAN-CHAP-HANH-TRUNG-UONG-DANG-KH... 

[2] https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-hoi-xiii/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-t...

[3] https://luathoangphi.vn/loi-tuyen-the-ket-nap-dang-vien/

[4] http://www.thtg.vn/hinh-anh-tong-thong-obama-don-tiep-tong-bi-thu-nguyen...

[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-phat-trien-kinh-te-tap-the-hop...

[6] https://tuoitre.vn/my-chua-ap-thue-trung-phat-hang-xuat-khau-viet-nam-bo...

*********************

Tham kho tiêu chí ‘tt’ và ‘đp’ t Đại hội 13

Trân Văn, VOA, 02/02/2021

Đại hội đi biu toàn quc ln th 13 ca đng cộng sản Việt Nam va bế mc. Thay mt Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13, ông Nguyn Phú Trng long trng tuyên b :Đại hội ln này thành công rt tt đp !

bct2

Cng vào Trung tâm Hi ngh Quc gia, nơi din ra Đại hội Đng XIII t ngày 25/1 đến 1/2/2021. Photo Tien phong.

Trước nay, kết qu la chn nhân s lãnh đo đng vn được xem là yếu t chính đ xác đnh Đại hội cp nào đó, ln nào đó ca các t chc thuc đng cộng sản Việt Nam có thành công hay không. Bi Đại hội 13 đã thành côngrt tt đp nên 200 cá nhân va tái đc c, hoc va mi đc c vào Ban chấp hành trung ương nhim k 13 chính là đi din ca "tt" và p"…

***

Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 đã bu ông Nguyn Phú Trng làm Tổng bí thư nhim k mi. Tuy đng qui đnh,không gii thiu nhng y viên B Chính tr quá 65 tui tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k mi và không đ mt cá nhân làm Tổng bí thư quá hai nhim k, song ông Trng người đng đu Tiu Ban Nhân s (chun b nhân s cho Ban chấp hành trung ương nhim k 13), vn được gii thiu tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 và vn được bu làm Tổng bí thưnhim k th ba.

bct3

Ông Nguyễn Phú Trọng được bu làm Tổng bí thưnhim k th ba.

Cũng quá tui, cũng đượcgii thiu tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13và cũng được bu vào B Chính tr như ông Trng là ông Nguyn Xuân Phúc. Thiên h tng d đoán đng s sa Điu l đ hp thc hóa nhng trường hp như ông Trng nhưng thc tế cho thy d đoán đó sai. Đng thng nht không sa Điu l mà ch giao cho Ban chấp hành trung ương nhim k mi xem xét ban hành các qui đnh thi hành Điu l cho phù hp (1). Hóa ra hành x tùy tin mi là "tt" và ngoa ngôn mi được coi là p" ?

Ngoài ông Trng và ông Phúc, mt s cá nhân va tái đc c hoc va được đ c vào B Chính tr nhc người ta phi t hc đ điu chnh vic đnh tính, đnh lượng v"tt" và "đp". Chng hn ông Tô Lâm (B trưởng Công an) và ông Nguyn Hòa Bình (Chánh án Tòa Ti cao). Khi Ban chấp hành trung ương khóa 13 tín nhim - c ông Tô Lâm và ông Nguyn Hòa Bình vào B Chính tr, điu đó đng nghĩa vi vic nhìn nhn thc tế hot đng ca ngành công an và ngành tòa ánrt tt đp ! Chng l"tt" là càn r, xem danh d, nhân phm, tính mng, tài sn ca đng bào như rác và bt chp đúng sai, bt k phi trái, mi là p" ?

Tương t, chc chn phi ln ngược tiêu chí "tt" và "đp" cho phù hp vi nhn thc ca Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 v "tt" và p" khi chn ông Vương Đình Hu - vn được ca tng như nhân vt đeo đui k tr, song đến gi, điu duy nht khiến thiên h nh v ông là chuyn… nhà nghèo mà hiếu hc nên bt đom đóm b vào qu cà rng thay đèn đ hc mi đêm(2) ! "Tt" là t tâng bc hoc t chc tâng bc và p" là phi "tt" như thế ?

Phi tái đnh tính"tt" và "đpcòn vì Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 đã đưa ông Trn Tun Anh nhân vt điu công xa đến đón v con tn chân thang lên xung phi cơ, sau khi gi thư xin li thì t x bng cách k lut các nhân viên ph trách l tân (3) vào B Chính tr. Hoc đã chn đưa ông Nguyn Xuân Thng cu Ch tch Vin khoa học và xã hội Vit Nam t 2011 đến 2016, nơi b ví von là "lò p tiến sĩ" và đang b thanh tra xem đã "p" thế nào sut t thi ông Thng (2015 - 2016) đến nay (4) - vào B Chính tr.

***

Chng riêng các y viên Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13, nhn thc ca các đi biu d Đại hội đi biu toàn quc ln th 13 ca đng cộng sản Việt Nam v "tt" và "đp" cũng ht như thế nên mi chn nhiu nhân vt ni tiếng vào Ban chấp hành trung ương đng nhim k mi. Chng hn :

- Ông Nguyn Văn Th (B trưởng Giao thông và vận tải) nhân vt chính ca nhiu scandal liên quan đến các công trình giao thông thc hin theo hình thc BOT và đ xut chính sách, thc thi chính sách trong lĩnh vc giao thông, vn ti (5), sut năm năm va qua.

- Ông Nguyn Mnh Hùng (B trưởng Thông tin và truyền thông) nhân vt thường xuyên nói sng, kiu như "sp có phn mm đ phát hin người t biên gii vào Vit Nam mà không khai báo" (6) nên thường xuyên b công chúng ch trích kch lit.

- Ông Đào Ngc Dung (B trưởng Lao động, thương binh và xã hội) năm 2006 tng b k lut do Hc viên Hành chính Quc gia bt qu tang đang quay cóp trong k thi Nghiên cu sinh Tiến sĩ nhưng vì hình thc k lut ch là chuyn công tác, thành ra chưa bao gi ngng thăng tiến (7).

- Ông Bùi Văn Cường (Bí thư Đăk Lăk) b t gian di khi thc hin lun văn Tiến sĩ nhưng ch có người t cáo b truy cu trách nhim hình s còn ông vô can vì đng đã xác minh và kết lun ông không o văn" (8). Tuy năm ngoái, Kim toán Nhà nước xác đnh, các sai phm v tài chính ca Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam lên ti vài chc ngàn t (9), nhng sai phm y ch yếu xy ra trong giai đon ông Cường là Ch tch (2016 2019) nhưng chưa có ai, nơi nào nói gì.

- Bà Phm Th Thanh Trà (ch rut ông Phm S Quý, mt người ni tiếng vì ch là công chc nhưng s hu hàng chc khu đt t vài trăm đến vài chc ngàn mét vuông nhng v trí đc đa, chưa k các căn h cao cp, bit th, bit dinh Yên Bái, Hà Ni) - nhân vt tng b h thng truyn thông chính thc nêu đích danh, yêu cu "lên tiếng", gii thích vì sao em bà (ông Quý) không cn kê khai tài sn (?), vì sao em bà như thế mà bà chn, b nhim làm Giám đc S Tài nguyên và môi trường Yên Bái (10) ?

Bà Trà không thèm tr li. Ông Quý b cách chc Giám đc S Tài nguyên và môi trường và được chuyn v làm Phó Văn phòng Hi đng nhân dân Yên Bái. Mãi ti năm ngoái, đng mi tr li thay bà Trà : Sp xếp người khác làm Bí thư Yên Bái, điu đng bà Trà v Hà Ni làm Phó Ban T chc ca Ban chấp hành trung ương đng (cơ quan chuyên sp đt nhân s lãnh đo cho đng) kiêm Th trưởng Ni v (cơ quan chuyên sp đt nhân s lãnh đo cho chính ph)...

***

Cho dù nhân s Ban chấp hành trung ương đng cộng sản Việt Nam khóa 13 cho thy, cách mà Đại hội 13 đnh tính và đnh lượng v"tt" và "đp" khi la chn nhng cá nhân lãnh đo đng, qua đó chia nhau lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương ti Vit Nam khác hn l chung ca c người Vit ln nhân loi. Mun yên thân, người Vit phit điu chnh đnht trí vi đng. Đng viên nghĩ khác, làm khác chc chn s b xem là "t din biến, t chuyn hóa", còn thường dân không chp nhn, nêu thc mc, chc chn s b xem là "thù đch, phn đng". Đó cũng là lý do ti sao Tổng bí thư dõng dc :Đại hội 13 đã thành công rt tt đp !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/02/2021

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/dai-hoi-dang-xiii-quyet-nghi-khong-sua-dieu-le-dang-20210201074128966.htm

(2) https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tuoi-tho-du-doi-cua-bo-truong-vuong-dinh-hue-post15290.gd

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-xe-cong-don-nguoi-nha-bo-truong-cong-thuong-ky-luat-le-tan-van-phong-518017.html

(4) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/san-xuat-tien-si-dom-nhieu-nhu-lo-ap-trung-825834.ldo

(5) https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/khi-bo-truong-phat-ngon-512288.html

(6) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/phong-chong-dich-covid-19-bo-tt-tt-da-vao-cuoc-rat-nhanh-709483.html

(7) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2006/07/060710_daongocdung

(8) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bi-thu-tinh-uy-dak-lak-lan-dau-len-tieng-vu-bi-to-dao-van-1736263.tpo

(9) https://baodautu.vn/kiem-toan-tai-chinh-cong-doan-tren-lenh-lang-duoi-kho-han-d129060.html

(10) https://tuoitre.vn/can-mot-nguoi-len-tieng-20171025094018985.htm

*********************

Chưa từng có tiền lệ, Tổng bí thư Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Tomoya Onishi, Nghiên cứu quốc tế, 01/02/2021

Báo Nhật Nikkei nói về việc Tổng bí thư Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Đảng cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật đã quyết định trao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

trong1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vỗ tay hoan nghênh Đại hội đại biểu Đảng cộng sản tại Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2021. Ông đã được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao trên thực tế của đất nước. © TTXVN qua AP

Quyết định này, được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng, cho thấy sự thừa nhận của Đảng rằng ông Trọng đã quản lý ổn định các công việc nhà nước, bao gồm việc ngăn chặn dịch Covid-19 và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước.

Ông Trọng, 76 tuổi, sẽ là tổng bí thư đầu tiên của đảng giữ chức tổng bí thư ba nhiệm kỳ kể từ khi Việt Nam thống nhất vào năm 1976.

Đảng tổ chức đại hội toàn quốc khoảng 5 năm một lần. Ông Trọng được giới thiệu bởi các ủy viên Bộ Chính trị, và sau đó đề cử này đã được bỏ phiếu thông qua bởi 200 ủy viên mới của Ban Chấp hành Trung ương, những người sẽ giữ giữ chức vụ của mình trong 5 năm tới.

Các quy tắc của Đảng giới hạn tổng bí thư chỉ được phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Mặc dù việc thay đổi điều lệ đảng được coi là cần thiết để cho ông Trọng nắm giữ nhiệm kỳ thứ ba, nhưng thay vào đó, đảng quyết định đưa ra một ngoại lệ.

Nhiều người dự đoán ông Trọng ​​s ngh hưu sau khi hết nhim k th hai vì lo ngi v tui tác và các vn đề sc khe ca ông ; ông bị đột quỵ nhẹ vào tháng 4 năm 2019. Nhưng các lời kêu gọi duy trì nguyên trạng trong đảng đã tăng lên trong bối cảnh ngày càng có nhiều bất ổn trên trường quốc tế, đặc biệt là liên quan đến việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh giành quyền bá chủ.

Ông Trọng được ghi nhận vì sự lãnh đạo của ông trong năm 2020, khi Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế đồng thời ngăn chặn được sự lây lan của coronavirus. Cho tới thứ Bảy tuần này, Việt Nam chỉ có 1.739 ca nhiễm Covid-19 kể từ lần bùng phát đầu tiên vào năm ngoái, ít hơn nhiều so với một số nước Đông Nam Á khác.

Năm 2011, ông Trọng đảm nhận chức vụ hiện tại sau khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch quốc hội.

Được coi là một người "bảo thủ", ông Trọng đã và đang dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng trong giới lãnh đạo đảng. Tại đại hội toàn quốc năm 2016, ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai sau khi buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ – một nhà lãnh đạo được cho là có tư tưởng cải cách, người đang tìm cách giành chức tổng bí thư – phải nghỉ hưu.

Việc bầu ông Trọng diễn ra sớm hơn dự kiến khi một loạt ca nhiễm Covid-19 được phát hiện ở một số tỉnh phía Bắc. Truyền thông địa phương đưa tin đại hội sẽ kết thúc vào ngày mai, sớm hơn một ngày so với dự kiến ​​trước đó.

Đảng được đặt dưới sự lãnh đạo tập thể của "tứ trụ" trong Bộ Chính trị – bao gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Vị trí chủ tịch nước mà ông Trọng đang đảm nhiệm đồng thời từ năm 2018 do người tiền nhiệm qua đời dự kiến ​​s được trao cho Th tướng Nguyn Xuân Phúc, 66 tui.

Phạm Minh Chính, 62 tuổi, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sẽ kế nhiệm ông Phúc làm Thủ tướng.

Vương Đình Huệ, 63 tuổi, bí thư thành ủy Hà Nội và nguyên phó thủ tướng, sẽ trở thành chủ tịch quốc hội.

Ba vị trí này sẽ được quyết định chính thức khi Quốc hội mới nhóm họp sau đại hội. Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư, người được coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm ông Trọng, ​​s phi ngh hưu.

Việc lựa chọn các lãnh đạo trụ cột của Việt Nam thường tính đến sự cân bằng địa lý – tức có đại diện từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong khi chức vụ tổng bí thư thường thuộc về một nhà lãnh đạo miền Bắc, ba chức vụ còn lại được chia cho các quan chức của mỗi miền.

Nhưng đội hình mới bao gồm hai quan chức từ miền Bắc, bao gồm ông Trọng, và hai từ miền Trung.

Miền Nam không có đại diện trong "tứ trụ" lần này, điều có thể làm dấy lên sự không hài lòng từ trung tâm kinh tế của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh.

"Ông Trọng sẽ tiếp tục chương trình nghị sự trong nước hiện tại, tập trung vào vấn đề xây dựng đảng. Vì vậy, chúng ta có thể trông đợi chiến dịch chống tham nhũng cấp cao của ông sẽ tiếp tục", Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nói với Nikkei Asia.

Một ưu tiên chính của ông Trọng sẽ là phát triển một đội ngũ lãnh đạo mới để được bầu tại đại hội đảng lần sau vì đảng cần tránh những vấn đề nhân sự mà ông phải đối mặt trong đại hội lần này, ông Hiệp nói.

Ông Hiệp nói thêm : "Quan trọng nhất, ông ấy sẽ phải chuẩn bị cho một người kế nhiệm nhằm tiếp quản vị trí của mình và xây dựng sự đồng thuận rộng rãi cho sự lựa chọn của mình. Những gì chúng ta nên theo dõi chặt chẽ trong vài năm tới là ông Trọng sẽ ở lại bao lâu và ai sẽ tiếp quản vị trí của ông nếu ông từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ mới".

Việt Nam, quốc gia có dân số gần 100 triệu người, đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020 và đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà sản xuất toàn cầu khi họ coi đây như một trung tâm khả dĩ trong chuỗi cung ứng đang tăng trưởng của Đông Nam Á. Có đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam đang có tầm quan trọng gia tăng về địa chính trị như một tiền tuyến nơi các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự giao thoa, xung đột.

Việc bầu ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã thu hút sự chú ý từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và phần còn lại của Châu Á.

Ông Hiệp nói : "Quyết định [giữ ông Trọng ở lại] sẽ có rất ít tác động đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc nói riêng".

"Việt Nam vẫn sẽ duy trì quỹ đạo chính sách đối ngoại hiện tại, theo đuổi đa dạng hóa quan hệ chiến lược và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các cường quốc và ủng hộ vai trò của ASEAN", ông nói thêm. "Việt Nam cũng sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì cả hai quốc gia này đều quan trọng đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam".

Tomaya Onishi

Nguyên tác : Vietnam general secretary Trong elected to unprecedented 3rd term, Nikkei Asia, 31/01/2021

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 31/01/2021

*********************

Ý kiến quanh việc ông Trọng tiếp tục nhiệm kỳ tổng bí thư thứ 3

RFA, 01/02/2021

"Đại hội bầu, là đảng viên phải chấp hành"

Tại cuộc họp báo, sau phiên bế mạc Đại hội Đảng XIII, vào sáng ngày 1/2, ông Nguyễn Phú Trọng cảm ơn báo chí chức mừng ông tái đắc cử chức vụ Tổng bí thư.

bct4

Tổng bí thư Nguyễn Phú (tóc bạc) Trọng tại cuộc họp báo ngày 1/2/2021. Courtesy of VGP News

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 1/2 rằng ông đã báo cáo về tuổi cao, sức khỏe không tốt lắm và xin nghỉ. Thế nhưng, Đại hội bầu, là đảng viên nên ông phải chấp hành.

Ông Trọng nhấn mạnh rằng "Tôi chỉ là một cá nhân. Làm tốt hay không là cả tập thể trên dưới một lòng". Ông Trọng khẳng định thêm rằng "Tôi sẽ cố gắng hết sức".

Nhà báo Võ Văn Tạo, vào tối ngày 1/2, từ Nha Trang lên tiếng với RFA rằng những chia sẻ của ông Nguyễn Phú Trọng về việc ông được bầu chọn vào nhiệm kỳ thứ 3 là "lời thanh minh thanh nga không hợp lý và không thuyết phục".

"Về công tác cán bộ, ông Trọng là Tổng bí thư thì ông phải trực tiếp lo về công tác tổ chức. Công tác tổ chức bao giờ cũng do người đứng đầu của cấp ủy Đảng phải có bồi dưỡng nguồn, giới thiệu, phát hiện nguồn… mà nguồn đó phải được tập thể Đảng tín nhiệm. Trước khi ông Trọng trở thành Tổng bí thư thì ông Trọng có hai nhiệm kỳ đứng đầu ở Quốc hội, tức là ông Trọng ở trong Bộ Chính trị khá lâu rồi thì ông không lạ gì về đội ngũ cán bộ dưới quyền. Thế thì tại sao lại không tìm được một hoặc người có khả năng thay thế lúc ông nghỉ ? Bây giờ, nếu ông giải thích do Đại hội Đảng tín nhiệm ông thì điều đó có nghĩa là những người kế cận ông không được tín nhiệm. Tôi cho rằng điều đấy là rất dở".

Lý giải về điều ông Trọng cho rằng kết quả tốt là do tập thể, không phải do cá nhân, nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét đây là thêm bằng chứng cho thấy việc tái đắc cử của ông Trọng càng không hợp lý.

"Thứ hai nữa, bình luận ở một góc độ khác, giả sử ông Trọng tạm coi là người có uy tín nhất ở trong Đảng đi chăng nữa thì vai trò của ông Trọng cũng không hẳn là không có ông thì việc điều hành của Đảng cộng sản Việt Nam không thể thực hiện được. Điều này có thể liên hệ với ngày trước thì rõ ràng trong Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng và ông Hồ Chí Minh được tín nhiệm cao hơn người khác về uy tín và tài năng. Thế nhưng khi ông Hồ Chí Minh mất hồi năm 1969 thì công việc đấu tranh thống nhất đất nước vẫn thành công và kết thúc vào ngày 30/4/1975. Đâu phải ông Hồ Chí Minh mất thì sự nghiệp cách mạng gãy giữa chừng. Vì thế, tôi cho rằng việc ông Trọng trụ lại là không hợp lý và cách giải thích đó cũng không thuyết phục".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và theo dõi sát sao Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, trong cùng tối ngày 1/2 nói với RFA rằng ông khá là ngạc nhiên khi đón nhận thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3, vì có sự bất thường khi chiếu theo quy định trong điều lệ Đảng.

"Tại vì, tôi tưởng rằng người ta phải thay đổi, phải sửa điều lệ trước rồi mới để cho ông Trọng làm Tổng bí thư. Ngạc nhiên là vì người ta không thay đổi điều lệ, mà người ta vẫn bầu ông Trọng làm Tổng bí thư như thường. Thế thì như vậy là vi phạm điều lệ. Ông Trọng có thể tiếp tục làm Tổng bí thư sau khi thay đổi điều lệ, bỏ một câu ở Điều 17 quy định ‘tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ’. Thế nhưng, người ta không đổi, không sửa điều lệ này mà vẫn cứ bầu ông Trọng làm Tổng bí thư. Không hiểu ở Đại hội, người ta nói như thế nào về việc này. Tôi thì nhận thấy rằng có điều gì đó rất lạ lùng".

Ý kiến của nhà báo Võ Văn Tạo và giáo sư Nguyễn Đình Cống phần nào thể hiện cho quan điểm của một số người làm việc trong bộ máy nhà nước và sinh hoạt trong tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam mà Đài RFA được dịp trao đổi.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận được không ít người dân ở Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhiệm vai trò của ông trong nhiệm kỳ thứ 3.

Thầy giáo Trần Bá Thiện, một cư dân ở Sài Gòn, nêu lên lý do vì sao ông ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử.

"Là vì tôi thấy ông Trọng chống tham nhũng rất hiệu quả. Đất nước trong thời gian nhiều năm phát triển thì ai cũng thấy tình trạng tham nhũng đang làm băng hoại đất nước. Thế nhưng có một người lãnh đạo tích cực chống tham nhũng và đạt hiệu quả như ông Trọng làm thì ông Trọng đúng là một nhân vật mà đất nước rất cần. Thứ hai, khi bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung thì Việt Nam có được một vận hội mới rât sáng sủa. Việt Nam cần sửa đổi rất nhiều trong hệ thống kinh tế, hệ thống luật pháp…để đón nhận đầu tư nước ngoài và hội nhập với quốc tế. Vì thế, tôi nghĩ rằng vận hội mới cần có một người trung chuyên như ông Trọng sẽ cần thiết hơn một người cấp tiến, tại vì người cấp tiến sẽ rất vội vàng và dễ đẩy đất nước vào những tình huống nguy hiểm. Còn người trung chuyên như ông Trọng, tôi nghĩ ông Trọng sẽ đủ tỉnh táo, sáng suốt để kịp thời ngăn chận, lèo lái con thuyền đất nước ra khỏi gian nguy".

Nếu ông Trọng không thể tiếp tục, ai sẽ thay thế ?

Đài RFA ghi nhận hai tổ chức Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) vào ngày 1/2 phổ biến thông cáo cho rằng Đại hội Đảng XIII củng cố chế độ toàn trị và bước vào năm năm mới đàn áp cũng như vi phạm nhân quyền.

bct5

12 người bị bắt giữ và cầm tù trong năm 2020, thuộc trong số 276 tù nhân lương tâm tại Việt Nam (theo số liệu thống kê của tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền). Courtesy of Facebook Việt Tân

Vào những ngày cuối tháng 1, khi chưa có kết quả bầu chọn lãnh đạo mới từ Đại hội Đảng XIII, luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức, nhận định với RFA rằng trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được giao phó trọng trách nhiều hơn thì phong trào dân chủ tại Việt Nam càng bị khó khăn và dân chúng càng bị rủi ro cao trong việc bị bắt bớ và cầm tù.

"Chắc chắn từ phía nhà cầm quyền không có sự thay đổi trong năm năm tới. Bởi vì, chính sách công an trị mở rộng vẫn còn hiện hữu và được mở rộng hơn trong xã hội Việt Nam".

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đấu tranh dân chủ bị Hà Nội tống xuất sang Đức hồi tháng 6/2018, còn cho rằng yếu tố ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tại vị trong nhiệm kỳ thứ 3 thì ông Trọng sẽ kiểm soát xã hội một cách siết chặt hơn nữa để tìm người kế vị và chuyển giao quyền lực được an toàn hơn trong thời gian từ nay đến giữa nhiệm kỳ khóa XIII.

Tuy vậy, nhà báo Võ Văn Tạo lập luận khó có thể tiên liệu được ai là nhân vật "sáng giá" để được bầu chọn thay thế ông Trọng, nếu như tình huống xấu nhất xảy ra khi ông Trọng không thể đảm nhiệm chức vụ vì sức khỏe.

"Theo tôi theo dõi thì rõ ràng nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, tôi thấy thật luộm thuộm. Có những nhân vật mà tất cả mọi người không ai ngờ con người đấy vào được Bộ Chính trị".

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, được nhà báo Võ Văn Tạo nêu danh như là một trường hợp điển hình.

"Ông Trần Tuấn Anh có nhiều vụ bê bối, đặc biệt là lợi dụng phương tiện của nhà nước trong vụ dùng xe công ra tận cầu thang máy bay đón vợ của ông gây ồn ào dư luận. Tôi nghĩ nếu là một người có liêm sĩ, hay ở một quốc gia có minh bạch, văn minh thì ông Trần Tuấn Anh phải lập tức xin từ chức hoặc là bị cách chức ngay tức khắc. Ai cũng tưởng ông Trần Tuấn Anh kỳ này không vào được Trung ương Đảng, mà té ra ông không những được vào Trung ương Đảng mà còn vào Bộ Chính trị nữa. Hay bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng, nhưng suốt mấy năm nhiệm kỳ của ông Phúc thì cộng đồng mạng coi ông như một anh hề. Ông Phúc đi mỗi nơi lại phát biểu lăng nhăng. Nói xin lỗi, người Việt Nam có câu rất dân dã rằng ‘dốt hay nói chữ’, không xứng tầm với thủ tướng một chút nào. Tuy nhiên nhiệm kỳ này, ông Phúc vẫn trụ lại dù về độ tuổi quy định thì ông Phúc cũng đã quá tuổi. Ông Phúc cũng thuộc trong ‘những trường hợp đặc biệt’ về công tác nhân sự".

Nhà báo Võ Văn Tạo quả quyết rằng những ai theo dõi tình hình chính trị tại Việt Nam đều có thể xác định rằng "Việc bố trí cán bộ không hẳn là do tài đức mà do dàn xếp, cánh này phe kia". Do đó, ai có thể được chọn để thay thế ông Trọng vẫn còn là ẩn số.

Theo giáo sư Nguyễn Đình Cống, cho dù ông Nguyễn Phú Trọng hay bất kỳ nhân vật nào trong giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giữ chức Tổng bí thư, mà vẫn trung thành với Chủ nghĩa Marx-Lenin, thì tình hình đất nước Việt Nam vẫn "bi đát", bởi vì đó là một chủ thuyết phản khoa học và phản dân chủ.

"Nghĩa là, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn theo con con đường cũ. Ông Trọng đã tuyên bố rõ ràng là ‘phải kiên trì Marx-Lenin’, ‘kiên trì đường lối định hướng xã hội chủ nghĩa’. Thế thì phải chịu, chứ biết thế nào".

Trong khí đó, luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, từ Canada, vào hôm 26/1, trong cuộc phỏng vấn với RFA, bày tỏ rằng ông cầu chúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái cử vào chức vụ mà ông Trọng mong muốn. Luật sư Vũ Đức Khanh, đồng thời hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người Cộng sản Việt Nam cuối cùng, giống như ông Mikhail Gorbachev, làm cho tiến trình tự do và dân chủ hóa Việt Nam được phát triển.

Nguồn : RFA, 01/02/2021

********************

Nhân sự lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam : Phá lệ để duy trì ổn định

Thanh Phương, RFI, 01/02/2021

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 vừa bầu ra một ban lãnh đạo mới, hay đúng hơn là thông qua thành phần nhân sự lãnh đạo đã được Ban Chấp hành Trung ương bầu chọn trước đó theo đề xuất của Bộ Chính trị. Lần này Đảng cộng sản Việt Nam lại buộc phải "phá lệ" để duy trì thế cân bằng và ổn định.

phale1

Quang cảnh Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13. Ảnh chụp ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam  via Reuters - VNA

Mặc dù chính quyền Hà Nội đã nỗ lực ngăn chận, xem vấn đề chọn lựa ban lãnh đạo mới là bí mật quốc gia, nhưng các thông tin vẫn rò rỉ ra bên ngoài từ một tuần trước khi khai mạc Đại hội Đảng. 

Hai trường hợp "đặc biệt"

Đúng theo các thông tin rò rỉ đó, trong bộ tứ cầm quyền, còn được gọi là "tứ trụ", được bầu lên trong kỳ Đại hội lần này, trái với dự đoán của nhiều người, ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù đã già yếu bệnh tật, và trên nguyên tắc không được lãnh đạo Đảng quá hai nhiệm kỳ, lại tiếp tục nắm chức tổng bí thư. Có lẽ đây là lần đầu tiên có một tổng bí thư nắm quyền đến 3 nhiệm kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà có lúc được xem là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất trong cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư, rốt cuộc sẽ được trao chức chủ tịch nước. Ông Phạm Minh Chính, 62 tuổi, hiện là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, sẽ thay ông Phúc lên lãnh đạo chính phủ, còn ông Vương Đình Huệ, 63 tuổi, nguyên là một phó thủ tướng và nay là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ được giao chức chủ tịch Quốc hội. Ba chức vụ nói trên sẽ được Quốc hội chính thức thông qua trong năm nay.

Hãng tin Reuters ngày 21/01/2021 nhắc lại rằng, tổng bí thư mãn nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam kể từ nhiều thập niên qua, sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với phe của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng năm 2016. Nắm chức tổng bí thư từ năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp đến đã kiêm nhiệm luôn cả chức chủ tịch nước, sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018. Hãng tin Reuters ghi nhận, như vậy là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư nắm quyền lâu nhất kể từ thời Lê Duẩn, người đã lãnh đạo với một bàn tay sắt, kể từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

Trên trang The Diplomat ngày 21/01/2021, tác giả Sebastian Strangio nhận định rằng, với thành phần nhân sự lãnh đạo nói trên, như vậy là Đảng cộng sản Việt Nam đã phá bỏ các thông lệ "bất thành văn", để có thể tạm thời duy trì nguyên trạng thế cân bằng trong nội bộ đảng, trong bối cảnh mà không có phe nào thật sự đủ mạnh để làm đảo lộn thế cân bằng đó. Nói cách khác, đây là cách sắp xếp theo kiểu "nương nhau mà sống".

Theo quy định hiện hành, các ủy viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi không được quyền tái cử. Đảng đã từng miễn trừ áp dụng quy định đó cho những "trường hợp đặc biệt", nhất là trường hợp tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, nhưng chưa bao giờ có đến hai người được miễn trừ cùng một lúc trong nhóm "tứ trụ". Trong thành phần Bộ Chính trị được bầu lên tại Đại hội Đảng lần này có đến hai "trường hợp đặc biệt", đó là ông Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, và ông Nguyễn Xuân Phúc, 67 tuổi.

Trong bài báo trên trang The Diplomat, tác giả Sebastian Strangio trích dẫn một số nhà phân tích cho rằng, ông Trọng phải tiếp tục giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ 3 là bởi vì Đảng không tìm ra được đồng thuận về nhân vật có thể kế nhiệm ông. Tuy nhiên, có khả năng là ông Trọng sẽ từ chức giữa chừng nếu từ đây đến đó Đảng tìm được một ứng viên thích hợp.

Một điều đáng chú ý khác, đó là trong bộ "tứ trụ" lần này không có nhân vật nào từ miền Nam, phá bỏ một thông lệ "bất thành văn" khác đó là các chức vụ lãnh đạo chủ chốt phải đại diện cho cả hai miền Nam Bắc. Việc đưa ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng cũng phá bỏ một thông lệ đã có từ năm 1986 : lãnh đạo chính phủ thường là những người trước đó đã nắm chức phó thủ tướng, trong khi ông Chính chưa hề nắm vị trí này, mà ông lại không có nhiều kinh nghiệm về kinh tế.

Về phần tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, trả lời RFI Việt ngữ ngày 28/01/2021, ông nhận định về cách sắp xếp nhân sự trong Đại hội Đảng lần này :

"Tôi nghĩ là việc chuyển giao lãnh đạo ở Việt Nam sẽ được tiến hành một cách rất là cân bằng, tức là kết hợp những vị trí quan trọng của những người có kinh nghiệm khóa trước với những người trẻ hơn, được bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tôi nghĩ đây là cách tiếp cận hợp lý. Trung ương đã có biểu quyết về những "trường hợp đặc biệt" và tôi nghĩ là những "trường hợp đặc biệt" sẽ được Đại hội ủng hộ. Thành phần của Bộ Chính trị của khóa 13 này sẽ gồm những lãnh đạo nắm vị trí quan trọng của thế hệ trước và những lãnh đạo trẻ hơn. Tôi nghĩ đó là một sự kết hợp và chuyển giao thế hệ lãnh đạo một cách cân bằng ở Việt Nam".

Trong bản tin đề ngày 26/01, hãng ABC News trích lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Úc, cho biết sự kiện này được sắp xếp rất chặt chẽ, các chính sách của Đảng đã được quyết định và nhân sự lãnh đạo đã được biết đến rộng rãi trong giới chính trị Hà Nội. Giáo sư Thayer cũng ghi nhận là đã có trục trặc trong guồng máy chính trị của Việt Nam, tức là ông Trọng đã cố gắng nhưng không tìm ra người kế nhiệm. Ông nói : "Về mặt chính trị Việt Nam, những gì sắp xảy ra là chưa từng có. Đó là bởi vì họ đã không thể đạt được sự đồng thuận về việc ai sẽ thay thế".

ABC News cũng trích lời tiến sĩ Lê Thu Hường, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc ASPI, cho biết Đảng cộng sản Việt Nam sẽ cố bảo đảm tính liên tục, bất kể ai nắm giữ các vị trí chủ chốt. Bà cho biết ông Trọng đã nỗ lực để bảo đảm là di sản của ông - đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng mà ông phát động - sẽ được duy trì, ngay cả khi ông tiếp tục cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhưng nếu ông làm tổng bí thư nhiệm kỳ ba, thì đó là một sự sai lệch hoàn toàn so với chuẩn mực và sẽ cho thấy sự kiểm soát của ông vẫn còn rất mạnh.

Tuy vậy, theo nhận định của tờ Financial Times ngày 09/01/2021, cho dù ai nắm giữ các chức vụ tối cao, ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục thi hành chính sách tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mà nhiều công ty đang chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước láng giềng Châu Á. Tờ báo trích lời bà Nguyễn Phương Linh, phó giám đốc Công ty tư vấn Control Risks : "Các nhà đầu tư có thể cảm thấy yên tâm là dù các lãnh đạo mới là ai, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chính sách thu hút đầu tư, bởi vì các lãnh đạo Việt Nam cần có thành tích kinh tế để biện minh cho chế độ của họ và đầu tư nước ngoài rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của nước này".

Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, được hãng tin Bloomberg trích dẫn ngày 27/01/2021, cũng có cùng nhận định : "Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang tính thiết yếu tuyệt đối cho tính chính đáng của chế độ, cho sự ổn định của Việt Nam".

Bất kể ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ là những ai, Đại hội Đảng lần này trên nguyên tắc cũng đã thông qua một kế hoạch kinh tế 5 năm mà trong đó khu vực kinh tế tư nhân được kêu gọi phát triển mạnh hơn nữa.

Theo ghi nhận của hãng tin Bloomberg, tuy một vài chi tiết trong kế hoạch của Đảng có thể thay đổi, giới lãnh đạo Việt Nam cho tới nay vẫn kiên trì đi theo con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" kể từ cuối thập niên 1980 khi họ thực hiện chính sách "đổi mới", mở cửa nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung do cựu tổng thống Donald Trump phát động, với việc ngày càng có nhiều công ty ngoại quốc chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhờ đã thành công trong việc kềm chế dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam không những đã không bị suy thoái như đại đa số các quốc gia trên thế giới, mà lại đạt mức tăng trưởng 2,91% vào năm ngoái. Năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ đạt từ 6 đến 6,5%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm được thông qua tại Đại hội Đảng lần này đề ra hai mục tiêu chính là tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người từ đây đến năm 2025 và đạt mức tăng trưởng 6,5%-7% trong giai đoạn 2021-2025.

Để đạt các mục tiêu đó, Đảng cộng sản Việt Nam buộc phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển cho kinh tế tư nhân, với tham vọng nâng tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế này từ 42% hiện nay lên hơn phân nửa GDP vào năm 2025. Cụ thể là nâng số doanh nghiệp tư nhân từ 700.000 lên thành 1 triệu rưỡi vào năm 2025 và ít nhất 2 triệu vào năm 2030.

Với tỷ trọng 40% GDP, các doanh nghiệp tư nhân nay đã chiếm ưu thế so khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp loại vừa chiếm 2%, còn lại 96% là chỉ là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Mặt khác, khu vực này đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản, đặc biệt là sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần phải cải thiện khung pháp luật đối với kinh tế tư nhân :

"Trong kinh tế tư nhân ở Việt Nam, kinh tế có đăng ký chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại phần lớn vẫn là kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, sắp tới đây, trong việc phát triển kinh tế tư nhân, rất mong là các khung pháp luật sẽ được cải thiện để cho kinh tế hộ gia đình được chuyển lên thành doanh nghiệp có đăng ký, để có thể kết nối với các doanh nghiệp quốc tế.

Về mặt pháp lý, luật doanh nghiệp đã trao quyền tự do kinh doanh cho công dân rồi. Vấn đề bây giờ là phải cải cách bộ máy Nhà nước, vì theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến 56% số doanh nghiệp nói rằng họ vẫn có những chi phí "bôi trơn", tức là chi phí ngoài pháp luật, khi giao tiếp với các cơ quan Nhà nước. Rất mong là sắp tới đây, với việc vận dụng chính phủ điện tử và thực hiện công khai minh bạch một cách đầy đủ hơn, chúng ta sẽ có các điều kiện để giảm bớt các chi phí ngoài pháp luật này và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, cũng như toàn bộ kinh tế Việt Nam".

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do, tạo thêm cơ hội cho phát triển và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng lưu ý là trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tư nhân sẽ đối đầu với nhiều cạnh tranh gay gắt :

"Việt Nam đã ký kết các hiệp định tự do thương mại và tạo điều kiện để cho Việt Nam có thể xuất khẩu. Định hướng đó là tránh cho Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nước lớn nào, cụ thể là phụ thuộc quá nhiều vào nước láng giềng Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là một định hướng đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Sắp tới đây, kinh tế tư nhân Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh rất là gay gắt. Nếu như kinh tế Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam phần lớn bổ sung cho nhau, thì giữa nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ có nhiều sức ép, bởi vì cơ cấu kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam có những mặt giống nhau và kinh tế Trung Quốc đang tiến xa hơn Việt Nam rất nhiều".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/02/2021

********************

Đại hội 13 : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói gì với truyền thông ?

BBC, 01/02/2021

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ông tiếp tục nắm quyền vì 'chấp hành nhiệm vụ đảng viên' mặc dù từng 'xin nghỉ'.

phale2

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ thứ 3

Thông tin được này được chia sẻ với báo giới vào ngày bế mạc Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam (Đại hội).

Trong buổi họp báo sau lễ bế mạc Đại hội vào buổi sáng ngày 1/2, ông Trọng nói sức khỏe là quan trọng và là nhân tố quyết định để làm việc.

"Tôi cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi. Tôi đã xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên phải chấp hành".

"Tôi cố gắng hết sức, nhưng làm được hay không phải là tập thể, là đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhất trí đồng lòng. Vai trò của cá nhân quan trọng nhưng chỉ là cá nhân thôi".

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ thứ 3, khác với Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đại hội kết thúc sớm được cho là một phần do có lo ngại vì dịch Covid-19, hiện đã tái bùng phát tại nhiều tỉnh thành và ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi tổ chức sự kiện chính trị có gần 1.600 đại biểu và hàng trăm nhà báo, an ninh và nhân viên phục vụ tham gia.

phale3

Họp báo diễn ra sau lễ bế mạc Đại hội 13

"Nhiều đồng chí từ miền xa xôi, miền núi, miền biển về Thủ đô, đảm bảo an toàn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra cũng lo lắm", ông Trọng nói tại cuộc họp báo.

Trước khi diễn ra Đại hội, một nguồn trong chính phủ muốn ẩn danh nói với BBC rằng việc đi lại của các đại biểu tham dự lần này sẽ được kiểm soát rất chặt, một phần để phòng rủi ro Covid-19 (mặc dù khi đó chưa có dịch) nhưng một phần cũng để các đoàn đại biểu "không giao lưu" với nhau để "vận động mua phiếu".

Tổng bí thư Trọng trong buổi họp báo cũng nói về các biện pháp "chống tình trạng gặp gỡ, ăn uống, chè chén, vận động, xin phiếu bầu" tại Đại hội này.

"Công tác nhân sự cứ lộ ra sắp tới ông nào làm gì, làm gì là đã phức tạp. Sắp tới mình không biết có được bầu không, ông kia sao lại hơn phiếu mình, thì tâm tư ngay, rất phức tạp, nhạy cảm".

Ông Trọng mô tả "công tác nhân sự được thống nhất rất nhanh".

"Lần này các anh chị thấy tất cả bầu một lần là xong đầy đủ các chính thức và dự khuyết. Hôm qua họp Ban chấp hành Trung ương, dự kiến họp cả ngày, nhưng có buổi là xong, bầu Bộ Chính trị, Ban bí thư, Tổng bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra trung ương… rất nhanh, thống nhất cao. Ra đại hội thảo luận cả ở tổ và trên hội trường rất nhanh".

Hối lộ cấp trung ương 'toàn đô la'

Trong khi chủ đề chống tham nhũng được đề cập tới không nhiều trong bài báo cáo dài mà ông Trọng đọc tại buổi khai mạc Đại hội, nhà lãnh đạo 76 tuổi dường như đã tận dụng tối đa về sức mạnh của truyền thông khi nói về tham nhũng tại cuộc họp báo ngay sau lễ bế mạc Đại hội.

"Đây [tham nhũng] là bệnh của những người có quyền, có chức, có quyền, nắm trong tay tiền nữa, của nữa thì rất dễ, không chỉ tham nhũng, mà còn tiêu cực, lợi ích nhóm.

"Từ năm 2013 đến giờ làm liên tục, xử bao nhiêu vụ, bao nhiêu uỷ viên trung ương, bao nhiêu ủy viên Bộ Chính trị đi tù, thậm chí thu hồi tài sản tôi cũng không tưởng tượng được hàng triệu đô la, hàng bao nhiêu tỉ.

"Chưa bao giờ một khoá có mấy ông ủy viên Bộ Chính trị phải đi tù, cách chức, thu lại bao nhiêu tài sản, chỉ một vụ việc thôi mà hàng triệu USD. ..Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn như vậy. Nếu không có dũng khí, tình cảm chân chính, bản lĩnh thì dễ mắc lắm", ông Trọng nói. "Ai chả thích của, thích tiền nhưng danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất, chết cũng không mang tiền theo được".

Ông Trọng còn nói thêm : "Có người hối lộ xách va ly tiền tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương định biếu xén, lấp liếm. Tôi nói cán bộ kiểm tra mở va ly ra xem, toàn tiền đô la !".

Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả Đại hội thành công thì ông cũng gửi đi thông điệp rằng vấn đề không chỉ nằm ở các "nghị quyết".

"Quan trọng hơn là sắp tới chúng ta phải đưa nghị quyết vào cuộc sống thế nào, biến nó thành hiện thực thế nào ..Phải ra của cải vật chất, nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống của nhân dân sung sướng hơn, thế mới gọi là thành công ở tầm nhìn ấy. Chứ không phải thông qua nghị quyết xong vỗ tay là đại hội thành công", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Hồi năm 2016, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng từng chia sẻ với báo chí rằng ông "bất ngờ vì trúng cử" chức Tổng bí thư lần nữa.

"Tôi bất ngờ vì tôi tuổi cao, sức khoẻ, trình độ có hạn. Đã xin nghỉ rồi nhưng vì trách nhiệm của Đảng giao, đã là đảng viên thì phải chấp hành".

********************

Đi hi 13 : Mười by ông sao có mi mt bà

Nguyễn Hùng, VOA, 01/02/2021

Mười tám nhân vt quyn lc nht ca Vit Nam va được quyết đnh vào ngày Ch Nht cui cùng ca tháng Mt. V trưởng đng theo gương ca Vladimir Putin Nga hay Tp Cn Bình Trung Quc đã quyết đnh ti v càng lâu càng tt.

phale4

Các ủy viên Trung ương khóa XIII dự hội nghị. Ảnh: TTX

Th tướng Nguyn Xuân Phúc, 66 tui, s chuyn sang ghế ch tch nước, gánh bt mt ghế cho người cao niên mà nếu hết nhim k s chun b sang tui 82. Thay ông Nguyn Xuân Phúc là chính tr gia Phm Minh Chính, 62 tui, hin đang là Trưởng ban t chc trung ương.

Còn ti Quc hi, ông Vương Đình Hu, Bí thư Hà Ni, s thay bà Nguyn Th Kim Ngân ghế ch tch. Và đây là điu đáng nói vì trong cái gi là t tr li toàn các ông trong khi mt na dân s Vit Nam là n gii.

Đáng bun hơn sn gii trong B Chính tr gi ch còn mt, so vi ba ca nhim k trước. Người duy nht đó là bà Trương Th Mai, sinh năm 1958, Trưởng Ban dân vn trung ương. Tt c 53 dân tc thiu s Vit Nam, vn chiếm 15% dân s, cũng không có đi din trong B Chính tr.

Như vy có th nói nhóm chưa ti 20 đàn ông người Kinh, đa s đã già, s quyết mi th trong mt quc gia mà dân s còn rt tr. Nếu Vit Nam có mt đng đi lp, chng hn Đng 54 Dân tc, mà có cơ cu lãnh đo cao cp như ca Đảng cộng sản hin nay thì báo Đảng cộng sản s tn công h "chia r khi đi đoàn kết dân tc" và "trng nam khinh n".

Nhưng khi chính Đảng cộng sản làm vy, ai mà nói ngược có khi s li b kết ti chia r khi đi đoàn kết dân tc. Không có đng đi lp và thiếu t do ngôn lun nó kh thế đy.

Theo tng điu tra dân s năm 2019, t s gii tính ca dân s Vit Nam là 99,1 nam/100 n. Cũng theo điu tra này, t trng dân s t 15-64 tui chiếm ti 68% trong khi s người trên 65 tui, trong đó có hai ông Nguyn Phú Trng và Nguyn Xuân Phúc, ch chiếm chưa ti 8%. S người dưới 15 tui chiếm chng 24% dân s.

Vi các con s thng kê này, Vit Nam được cho là đang thi k dân s vàng. Nếu có s lãnh đo đúng đn và cp tiến, kh năng Vit Nam sm vươn lên đng đu khi 10 nước Đông Nam Á trong ASEAN là hoàn toàn có th. Nhưng mc tiêu tr thành nước công nghip vào năm 2020 do chính Đảng cộng sản đ ra nay đã b đy lùi ti mt phn tư thế k v năm 2045.

Tr li chuyn trong s 18 tiếng nói quyn lc nht c nước ch có mt đi din n, mi hi tháng 10/2020, chính báo Nhân Dân ca Đngchy tít "Vit Nam đng th 87/153 quc gia v bình đng gii". Bài viết nói mt mng lưới đi din n gii Vit Nam đã phát đng chiến dch "S nghip không phân bit gii" đ "thay đi mnh m nhn thc và cách nhìn nhn v bình đng gii ca các ch doanh nghip cũng như ca cng đng nhm mang li mt môi trường làm vic hnh phúc".

Xem ra chiến dch S nghip không phân bit gii không có tác đng gì ti ông ch tch nước kiêm trưởng đng và nhiu chính tr gia già nua khác. Hay là h hành đng theo câu nói xut hin đâu đó trên cõi mng : Ch có đàn ông mi mang li hnh phúc cho nhau.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 01/02/2021

**********************

Bầu Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự "xơ cứng" của Đảng cộng sản Việt Nam

Carl Thayer, Giang Nguyễn, RFA, 01/02/2021

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vừa được Đại hội 13 bầu tiếp tục vai trò Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Giang Nguyễn phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích chính trị về Việt Nam và hiện làm việc tại Học viện quốc phòng Australia, về nhận định của ông trước sự kiện này.

phale5

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biếu sau Đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 1/2/2021. AP

Giang Nguyễn : Ông Nguyễn Phú Trọng lại được chọn làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chức vụ quyền lực nhất ở Việt Nam. Đây là một sự tín nhiệm mạnh mẽ hay là kết quả của chính sách khéo léo của ông Trọng ?

Carl Thayer : Cả hai điều đều không. Tôi nghĩ rằng nó là một dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị Việt Nam đang bị bệnh ‘xơ cứng động mạch’, và nó đang ngăn dòng máu mới dẫn tới não. Để lên vị trí cao nhất, bạn phải ở trong Bộ Chính trị 5 năm. Để vào Bộ Chính trị, bạn phải ở trong Ban Chấp hành Trung ương 5 năm. Trường hợp cụ thể này, có 19 thành viên của Bộ Chính trị được bầu vào năm 2016. Trong số đó, 5 người không còn nữa vì đã chết, bị bỏ tù hoặc sức khỏe yếu. Sau đó, với tuổi nghỉ hưu ở độ 65 tuổi, họ chỉ còn có sáu người để lấp đầy bốn vị trí (tứ trụ). Đối chiếu các tiêu chuẩn đề ra cho các vị trí này, chúng ta có thể nói rằng tất cả những người này có thể không thuộc ‘đội hình’ xuất phát từ ban đầu. Vì vậy, họ phải miễn trừ cho chính Tổng bí thư và người thứ hai là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để ông ấy có thể ở lại.

Còn nói rằng ai là người có quyền lực nhất sau Hồ Chí Minh, theo tôi đó là Lê Duẩn từ năm 1960 đến năm 1986. Tôi nghĩ ông ta là nhân vật chủ chốt với loại quyền lực đó. Từ đó đến nay chỉ có hai vị tổng bí thư là ông Nông Đức Mạnh và ông Trọng hoàn tất hết hai nhiệm kỳ. Nên nhiệm kỳ thứ 3 là chưa từng có. Tôi được một nhà báo ở Việt Nam cho biết rằng Đại hội đã thông qua một nghị quyết đặc biệt cho trường hợp của ông Trọng chứ đây không phải là việc sửa đổi các quy định của đảng về việc giới hạn ở hai nhiệm kỳ. Trên thực tế, điều tôi không biết là, liệu ông Trọng có thực sự sẽ phục vụ được 5 năm hay không ? Chúng ta thấy tiền lệ đã được đặt ra vào năm 1996 khi Đỗ Mười vẫn tiếp tục ở lại, với sự hiểu biết rằng ông ấy sẽ từ chức khi tìm được người thay thế. Vì vậy, cuối năm 1997, một năm sau khi ông đắc cử, ông đã từ chức và Lê Khả Phiêu trở thành tổng bí thư.

Và tôi nghĩ rằng một phần lý do mà ông Trọng ở lại là vì Ban Chấp hành Trung ương cũ, mà bây giờ đã được thay thế, đã không đạt được sự đồng thuận, nhất trí cao về việc ai sẽ thay thế ông.

Giang Nguyễn : Giáo sư đã đề cập đến câu hỏi liệu ông Trọng có phục vụ đủ 5 năm hay không ? Rõ ràng là sức khỏe của ông ấy có vấn đề, nên chúng ta không biết được điều đó có xảy ra hay không. Ông Trọng đã cố gắng định hình nhân sự lãnh đạo tương lai của Việt Nam như thế nào ? Và triển vọng cho những cán bộ cấp tiến ra sao ?

Carl Thayer : Thật ra thì ông Trọng đã làm việc đó từ 5 năm nay rồi. Nỗ lực của ông nhằm đào tạo các cán bộ chiến lược sẵn sàng trong tương lai là kết quả của việc xây dựng đảng mà ông đã làm luận án Tiến sĩ của ông thời Xô Viết, làm sao để tạo những con người "đúng" về tư tưởng và đạo đức theo đường lối của ông. Cái đó đã có rồi. Thêm vào đó là thói quen mà chúng ta đã thấy là luôn cố gắng đặt hạn ngạch về độ tuổi và giới tính, như giới hạn 12% phụ nữ. Bây giờ chỉ có một người trong Bộ Chính trị là phụ nữ, trước đó có ba. Và về nhóm tuổi, 70% phân bổ cho độ tuổi từ 50 đến 60, và 10% cho độ tuổi từ 61 trở lên, và phần còn lại dành cho những người dưới 50. Đối với tôi, đó là một trong những vấn đề gây ra xơ cứng động mạch. Từ lâu, tôi đã nói đùa rằng với một hệ thống chính trị như của Việt Nam, thì một thống đốc tiểu bang Texas không bao giờ có thể trở thành tổng thống. Nói cách khác, một bí thư tỉnh xuất sắc, một người xuất sắc trong bộ máy hành chính thế nào đi chăng nữa, dường như không có cơ hội vì họ phải đánh mốc thời gian trên một chiếc thang cuốn mà phải cần 5 năm để đi lên. Và sau đó lại tốn thêm năm năm dài nữa để lên tiếp. Đối với tôi đó mới thật sự là vấn đề.

Ông Trọng sẽ tiếp tục làm công tác xây dựng đảng và tất nhiên chiến dịch chống tham nhũng của ông cũng sẽ tiếp diễn không suy giảm bởi vì nó quá phổ biến ở Việt Nam. Như chúng ta thấy cả trăm cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, cả ủy viên Bộ Chính trị. Chính ông Trọng đã từng đặt câu hỏi, làm thế nào mà hai Ủy viên Bộ Chính trị, như Đinh La Thăng, đã leo đến chức đó mà suốt thời gian dài không bị phát hiện trong việc quản lý sai trái và tham nhũng ? Nên chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục làm ông ta bận tâm.

Giang Nguyễn : Vậy chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ tiếp tục trong nước. Còn về chính sách đối ngoại chúng ta có thể mong đợi điều gì từ nhiệm kỳ thứ 3 của ông Trọng ?

Carl Thayer : Ở Việt Nam thì các ứng viên không được bầu chọn vì chính sách của họ. Chính sách của Việt Nam đã được quyết định kể từ tháng 10 năm 2018, với khoảng 30 bản dự thảo báo cáo chính trị và 2.400 trang tóm tắt các ý tưởng và nội dung. Cụ thể chính sách bao gồm việc đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và đấu tranh, sử dụng quan hệ đối tác chiến lược một cách chủ động, và tích cực hội nhập với hệ thống toàn cầu... Tuy nhiên, một trọng điểm mới là việc nâng cao hiệu quả của các cơ sở ngoại giao, tham gia nhiều hơn vào ngoại giao đa phương, ví dụ như thông qua các cơ chế do ASEAN và các thể chế khác dẫn đầu.

Nhưng có một yếu tố cần cân nhắc theo tôi nghĩ, vì người có khả năng được đề cử làm thủ tướng (Chúng ta phải chờ đến cuộc bầu cử vài tháng nữa để các thủ tục được thông qua). Các ‘cánh’ trong ban lãnh đạo, các quan chức cấp cao trong đảng và trong bộ máy nhà nước, họ sẽ muốn đảm bảo rằng nguyên tắc độc đảng không bị đảo lộn hoặc bị làm suy yếu. 

Vì vậy, nếu đảng Dân chủ (của Hoa Kỳ), các quan chức hoặc thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu thúc đẩy nhân quyền, cánh này sẽ cảm thấy bị đe dọa. Trong nhiều thập kỷ nay ở Việt Nam, khi điều đó xảy ra, cánh này xích gần với Trung Quốc và họ lập luận ‘Trung Quốc không bao giờ đặt điều kiện lên chúng tôi. Họ không có tham vọng muốn thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta và chúng ta cần phải trung thành với chủ nghĩa xã hội’. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của ông Trọng sẽ là một chính sách đối ngoại thận trọng.

Giang Nguyễn : Ông đã đề cập đến tình hình nhân quyền. Dưới thời ông Trọng các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ đã phải chịu sự đàn áp khốc liệt. Xu hướng này sẽ tiếp diễn ?

Carl Thayer : Vâng, tôi nghĩ vậy vì có một điều đã thay đổi là hai năm về trước, luật an ninh mạng, vốn bị phản đối nhiều, đã bắt đầu có hiệu lực và chúng ta đang chứng kiến ​​ngày càng nhiu v bt b và xét x các nhà hot động tham gia các nhóm tho lun trên mng. Chúng ta không còn thy các cuc biu tình trên đường phố và những loại biểu tình công khai khác đã tồn tại trước đây, như năm 1986, có Khối 8406, hay khi APEC được tổ chức. Bây giờ là chế độ trù dập. Chế độ không thể kiểm duyệt Facebook vì nó quá phổ biến. Họ muốn các nhà cung cấp dịch vụ và Facebook xóa những thông tin chống nhà nước và họ muốn biết ai là người phổ biến nó. Việc này sẽ còn tiếp diễn.

Bộ trưởng Bộ Công an nói rằng ông ấy có 10.000 quân, dù tôi nghĩ đó là một sự cường điệu, nhưng nói cách khác, có những hacker ủng hộ chế độ ở Việt Nam đã thực hiện chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ và các loại tấn công khác vào các trang web được chỉ ra bởi Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an hoặc các dịch vụ bảo mật khác.

Cuộc tấn công này sẽ tiếp tục, bởi vì các thông tin trên mạng xã hội rất phổ biến, có thể lan rộng, khó có thể ngăn chặn nó, phá hủy nó như một tờ báo hay đột kích vào như một nhà kho.

Việt Nam đang nhắm đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, tất nhiên điều này làm tăng tầm quan trọng của mạng internet và các mảng kết nối điện tử khác, ví nó vốn là phương tiện để phổ biến những sáng kiến, tư tưởng mới. Hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng cần có một mạng Internet cởi mở để thực hiện nền kinh tế đang phát triển.

Giang Nguyễn : Giáo sư còn ghi nhận điều gì đáng chú ý nữa từ Đại hội Đảng 13 ?

Carl Thayer : Thứ nhất, báo chí đã hiểu sai ở chỗ Việt Nam không tiết lộ các đề cử thủ tướng, chủ tịch nước, v.v. Như tôi đã nói, Bộ Chính trị mới được bầu ra có nhiệm vụ của họ, và chúng ta biết là họ sẽ để cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước. Ông ấy, cũng như các ứng cử viên khác, sẽ phải ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử. Ông ấy sẽ thắng, Quốc hội sẽ họp, họ sẽ bầu chủ tịch quốc hội. Chủ tịch quốc hội sẽ đề cử chủ tịch nước, họ sẽ bầu ra chủ tịch nước. Chủ tịch nước sẽ đề cử thủ tướng và ông ấy sẽ trình nội các của mình. Vì vậy chúng ta phải đợi đến khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 cho việc đó xảy ra.

Thứ Nhì, tôi không nghĩ rằng mọi người đã phân tích vì sao có 18 người trong Bộ Chính trị. Trước đây, các nguồn tin người Việt của tôi cho biết đó là một con số không ổn định, một con số lẻ. Thật khó để có được một đa số rõ ràng. Điều đó có nghĩa là chúng ta biết rằng họ đã nhắm tới con số 19. Tại Hội nghị Trung ương thứ 14, theo nguồn tin của tôi, họ có ít nhất 22 tên để bầu chọn, và những người được 50% cộng một sẽ vào Bộ Chính trị. Rõ ràng sau Hội nghị Trung ương 14, họ đã loại bỏ một số tên, bổ sung một số người mới và họ không tìm được một người thứ 19 vào Bộ Chính trị với 50% cộng một phiếu bầu. Điều đó thật đáng ngạc nhiên.

Vì vậy phe quân đội gia tăng sức mạnh trong Ban Chấp hành Trung ương là một điều đáng chú ý.

Giang Nguyễn : Rất cảm ơn Giáo sư Carl Thayer.

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 01/02/2021

**********************

Mr. Jackhammer Nguyễn, còn phe thứ năm nữa, thưa ông !

Trần Kim Đồng, RFA, 01/02/2021

Ngày 01/02/2021, Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam đã họp phiên bế mạc. Tuy nhiên, "trò xúc-xắc" đã được tung hứng ngay sau Hội nghị trung ương 15. Từ vỉa hè đến quán nước, lúc bấy giờ thiên hạ đã râm ran về "Bộ tứ" (Nói ngược là "Tự bố" – tự các bố bày đặt rồi chia chác với nhau mấy cái ghế mục !). Trò tréo ngoe của "Bộ tứ" là trùm mật vụ Phạm Minh Chính giành ghế Thủ tướng. Còn Giáo sư Kinh tế Vương Đình Huệ lại được đẩy vào chỗ của một nghị gật. Từ "Bộ tam" cũ, có hai vị không muốn nhìn mặt nhau – Ông Trọng "giữ được trận địa", còn ông Phúc chỉ "nhận giải khuyến khích" sau nhiều năm tháng vất vả.

phale6

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại sau Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021 - AFP

Nhân sự là khâu đáng bi quan

Muốn biết nhân sự kỳ này bi quan như thế nào, mời đọc vài dòng điểm xuyết các vị tai to mặt lớn vừa được "vào hòm", kể cả Tổng Chủ, của Giáo sư Mạc Văn Trang. Cười ra nước mắt trước câu cảm thán của vị giáo sư nổi tiếng : "Thảo nào nhân sự Đảng là tuyệt mật". Nếu công khai danh tính để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân góp ý" thì nhiều chuyện "thâm cung bí sử" của một số đồng chí "chưa bị lộ trong đống rơm" (tiếng Anh gọi là "Elephant in the Room") sẽ toé loe, không khéo "bung" ra, "toang" hết thì chết. Ngay từ ngày khai mạc ĐH hôm 25/01, dư luậntrong và ngoài nước đã phản ứng gay gắt và quyết liệt trước tin "bật mí" (bí mật), rằng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại để nắm quyền.

Khỏi phải bàn chuyện Tổng Chủ đã vi phạm những điểm cốt yếu nhất của Điều lệ Đảng ra sao (Khổ quá, biết rồi nói mãi !) Điều lệ "do nhà định ra" (home made) thì ông Trọng với tư cách là Trưởng ban Nhân sự Đại hội có thể "úmbala" kiểu gì chẳng xong. Nhưng sự thật đập vào mắt mọi người là : Từ khi có tin ông Trọng tái đắc cử ghế Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 3 liên tiếp thì hàng loạt chỉ dấu cho thấy, đấy cũng là lúc "các xu hướng vũ lực mới" trong quyết sách của Trung Quốc ở Biển Đông trỗi dậy – hung hăng hơn và nguy hiểm hơn. Trung Quốc tập trận sát nách Việt Nam, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh mới, Trung Quốc lên giọng cả với Nhật lẫn Mỹ… Luật Hải cảnh mới tuyên bố sẽ bắn vào tàu thuyền nước ngoài nào hoạt động tại các vùng biển Trung Quốc áp đặt chủ quyền và quyền chủ quyền (phi pháp trên Biển Đông).

Truyền thông quốc tế ca ngợi Nguyễn Phú Trọng giờ đây "oách" hơn cả ông Lê Duẩn. Tuy sức khỏe bết bát song ông Trọng vẫn tiếp tục nắm vị trí quyền lực nhất, trở thành Tổng bí thư tại vị lâu nhất kể từ thời Lê Duẩn – nhà lãnh đạo đã dẫn dắt đất nước bằng nắm đấm thép sau cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái nhìn này cũng chỉ dựa trên logic hình thức mà thôi. Trên thực tế, có một luồng dư luận công khai khác trên mạng xã hội, ở ngay trong nước, đánh giá ông chẳng ra gì. Hãy đọc Giáo sư Nguyễn Đình Cống khả kính thì rõ. Vị giáo sư già này huỵch toẹt : Ông Trọng tham quyền cố vị muốn giữ tiếp cái ghế. Điều này "tốt ở chỗ, qua việc này càng có nhiều người thấy rõ bản chất độc tài và sự thối nát của cộng sản. Đây là cú hích mạnh làm cho chế độ cộng sản bị sụp đổ nhanh hơn. Mà cộng sản có sụp đổ thì mới cứu được dân tộc, phát triển được đất nước".

So sánh ông Trọng với ông Lê Duẩn là một việc làm khập khiễng. Lê Duẩn có thành tích lịch sử là chống Tàu (tuy có phần thái quá), quyết liệt trong tư tưởng cảnh giác với Tàu trong bổ nhiệm nhân sự và vạch ra đường lối cho Đảng. Nguyễn Phú Trọng, ngược lại, luôn "ru ngủ" Đảng trong chiếc nôi "bạn vàng 4 tốt, 16 chữ". Cho đến tối 31/01/2021, Tập Cận Bình là lãnh đạo quốc gia đầu tiên và duy nhất đã dành những lời nồng ấm khác thường chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng. Xem thế đủ thấy, ngoài bốn phe vẫn ganh đua nhau trong quá trình tranh giành quyền lực ở Việt Nam hiện nay thì bộ đôi Trọng - Chính là đại diện "xuất sắc" cho phe thứ năm trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Phe do Bắc Kinh nuôi dưỡng. Hay nói nôm na, đó là phe "thân Trung Quốc". Không thân sao được khi chính ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Bí thư Quân uỷ Trung ương đã quyết định đưa hầu hết tướng lĩnh quân đội Việt Nam sang Trung Quốc "học tập". Ông Trọng cũng là người đã ký 15 văn kiện hợp tác, trong đó có việc đưa "cán bộ cấp chiến lược" của Đảng cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc để tập huấn và đào tạo thêm.

Vì những lẽ trên, trong 200 ủy viên trung ương vừa trúng tuyển, hầu như vị nào cũng đều nằm trong một "lô" nào đó được Bắc Kinh khoanh vùng. Không có sự bảo lãnh từ quan thầy thì số này đã bị loại ngay từ "vòng gửi xe". Chẳng thế mà tướng Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị, An ninh Nhân dân (Bộ Công an), từ sau Đại hội 12 đã nói thẳng, trong các hồ sơ phản gián của ông có hàng trăm đồng chí, và trăm đồng chí này lại kéo theo hàng trăm các đồng chí khác (hoạt động cho Trung Quốc). Thật ra Trung Quốc chẳng cần nhiều đến thế. Họ chỉ cần "chữa trị" cho ông Trọng sau cơn bạo bệnh kéo dài ; chỉ cần "nuôi" ông Chính từ thuở còn "hàn vi" ở Quảng Ninh để trót lọt vụ ba đặc khu cho Tàu.

"Đổi mới 2" dường như tiến vào ngõ cụt

Ngày 25/01/2021 khai mạc Đại hội, ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tuyên bố trên VietnamNet : "Đại hội Đảng 13 chỉ dấu rằng, công cuộc đổi mới lần thứ hai bắt đầu, một Đại hội mang dấu ấn của thời kỳ mới, một bước ngoặt chuyển giao thế hệ lãnh đạo và bước ngoặt để Việt Nam cất cánh". Khi được hỏi căn cứ đâu để tuyên bố như thế, ông Kim "nổ" tiếp : "Vì những dấu hiệu của bối cảnh hiện nay cho thấy, một cuộc đổi mới lần thứ hai sẽ xuất hiện. Nếu như trước đây cuộc đổi mới lần thứ nhất là sự mở đường, thay đổi thể chế ở một giai đoạn sơ khai thì lần này, đổi mới thể chế ở giai đoạn chi phối và chất lượng hơn nhiều để đưa Việt Nam đến thịnh vượng như dự thảo văn kiện đề ra".

Trong khi đó trên thực tế, theo nhiều nhà quan sát, cả "Đổi mới 2" lẫn định hướng phát triển đất nước trong kỷ nguyên công nghệ và số hoá hầu như đã không được bàn bạc và nhìn nhận một cách thấu đáo trước và cả trong ĐH. Mặc dầu các trí thức và doanh nhân đã đưa ra với Đảng nhiều kiến nghị trực tiếp. Nhu cầu đối với "Đổi mới 2" – đổi mới thể chế – rõ ràng không mới. Đảng biết, trí thức và người dân trong nước biết, Việt kiều yêu nước biết. Đó chính là đường lối độc lập – cải cách – chuyển hóa để tự cường, để mạnh về kinh tế, tự chủ về đối ngoại, để đủ tiềm lực trang bị quân sự, để chuyển hóa chính trị mà khai phóng và đoàn kết sức dân. Ai cũng biết nhưng đảng chưa dám làm, hoặc làm rất chậm, thậm chí, một bước tiến, hai bước lùi.

Đáng tiếc, chặng đường dẫn đến Đại hội 13 đã không những không được mở ra bằng các cuộc thảo luận mang tính đột phá về đường lối, mà ngược lại, nó được đánh dấu bằng hàng loạt các cuộc bắt bớ và đàn áp không ngưng nghỉ đối với giới phản biện và bất đồng chính kiến. Sự đàn áp đối với xã hội dân sự đã leo thang đến mức từ Hoa Kỳ và phương Tây đã có lời kêu gọi phải áp dụng các chế tài với Việt Nam, vì những đàn áp nhân quyền thời gian qua. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã công bố báo cáo thường niên 2020 dài hơn 700 trang về tình hình nhân quyền 100 nước trên thế giới. Trong đó, HRW mô tả Việt Nam "tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020… Việc thắt chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận dường như có liên quan đến Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam". 

Đài phát thanh RFI (Pháp) ngày 30/01/2021 nhận xét rằng, tư tưởng "phản Đổi mới" đã giành chiến thắng tại Đại hội 13 vừa qua. Nhận xét này chỉ đúng một phần, nếu căn cứ vào bài viết của Giáo sư Tương Lai đã phê phán đích danh Nguyễn Phú Trọng, phơi bày một số cuộc đấu đá quyết liệt về đường lối trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Theo vị giáo sư một thời là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, suốt từ Đại hội 7 cho đến Đại hội 11 là sự giằng co xung quanh "Cương lĩnh 91". Có lúc phe Đổi Mới thắng thế rất mạnh, có lúc lại bị đẩy lùi… Đại hội 10 với những điều chỉnh xung quanh "Cương lĩnh 91" về tính chất của Đảng cộng sản với ý đồ trở lại quan điểm của Đại hội 2 từ thời Việt Bắc : "Đảng là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc". Giáo sư Tương Lai kết luận : đưa Nguyễn Phú Trọng lên là tiếp tục kích hoạt tư tưởng cực đoan về "Cương lĩnh 91". Chỉ coi Cương lĩnh là phương tiện duy trì và bảo vệ sự độc tôn và độc tài của Đảng.

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, bảo mật, quyền riêng tư và vấn đề chiếm hữu đối với các tư liệu sản xuất đã khác rất xa trước đây. Nó là cội nguồn của đổi mới và sáng tạo. Thời điểm lúc "Cưỡng lĩnh 91" ra đời Đảng chưa đối mặt với những thách thức này. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn áp dụng những nguyên tắc của ĐCSTQ vào mô hình phát triển của Việt Nam thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi thất bại. Không thể sao chép các mô thức "chuyên chế số" như Trung Quốc đang làm để "quốc hữu hoá" các tài sản ảo, vô hình, nhưng tao ra giá trị thật đang nằm trong đầu các nhà lập trình (để cưỡng chiếm các giá trị kinh tế-xã hội thật). Thay vì cầm tù một tài năng như Trần Huỳnh Duy Thức, hãy trả tự do cho anh ấy. Đảng sẽ được tiếng thơm. Nhiều quyết sách của Đảng như lịch sử đã cho thấy, có lúc sai, lúc đúng. Sai dĩ nhiên là nguy hiểm, nhưng không nguy hiểm bằng sai mà không sửa, không nhận lỗi, lại đi đàn áp, bỏ tù những người chỉ ra cái sai của mình. 

Vấn đề phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ là một tất yếu khách quan. Thay vì đàn áp, Đảng nên hoá giải căng thẳng hiện nay giữa chính quyền và các tổ chức dân sự. Đảng cộng sản Việt Nam không nên bức ép để tổ chức dân sự trở thành đối lập. Trong khi tàu Hải cảnh Trung Quốc đe doạ bắn vào ngư dân thì Đảng chỉ khoanh tay đứng nhìn, thậm chí có dấu hiệu đe doạ những ai đi biểu tình chống Trung Quốc. Thế là "hèn với giặc, ác với dân". Tiếng xấu để đời, muôn thuở không gột rửa được. Tại Đại hội 13 Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói về các thách thức hiện nay. Nhưng chính quá trình phản biện của người dân sẽ hoá giải thách thức, dẫn đến độc lập. Độc lập mới dám mở rộng tự do-dân chủ, tự do-dân chủ thì đối tác bên ngoài mới tin tưởng và hợp tác, dân mới được cởi trói. Tuy nhiên, với tiến trình chuyển giao quyền lực ở Mỹ đang bấp bênh, nền dân chủ Myamar đang bị thụt lùi do đảo chính, Đảng cộng sản Việt Nam muốn mọi chuyện "vũ như cận" (vẫn như cũ). Với dàn lãnh đạo đặc tuyển của Đại hội 13, nhiều khả năng "Đổi mới 2" sẽ tiến vào ngõ cụt.

Trần Kim Đồng

Nguồn : RFA, 01/02/2021

******************

Nhân vật của năm, của Đại hội XIII : Phạm Minh Chính

Trương Huy San, 01/02/2021

Ông Phạm Minh Chính - được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng - rõ ràng là nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.

phamminhchi,h1

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh : Hoàng Hà

Có lẽ, với vai trò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, không chỉ ông mà cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu vẫn theo truyền thống, Bộ Chính trị trình Trung ương "Bộ Tứ" trước, thì hai ông ngồi trong đó sẽ rất... khó coi. Ở đây, cái cách "xin ý kiến Trung ương" từng bước : Tách hay không tách Tổng bí thư – Chủ tịch nước, mấy trường hợp đặc biệt và cho vị trí nào ; Đưa tất cả các trường hợp quá tuổi ra lấy phiếu... Thì, những người (tưởng là) ứng cử viên trước đó có không lọt vô, dẫu có ấm ức, cũng không thể nào trách cứ.

Cái cách lấy phiếu thăm dò Trung ương, tiến cử cho 4 vị trí đứng đầu, mới thật là kín kẽ và bản lĩnh. Trung ương - khoảng sau kỳ họp 14 - đã vận hành như một "Mật nghị Hồng y", họ không phải bỏ phiếu cho một đề cử có sẵn mà tiến cử.

Quan sát một lộ trình bắt đầu rời Bộ Công an của ông Phạm Minh Chính, thấy rõ, ông đã chuẩn bị tình huống này cho mình không phải một tháng hay một năm. Ông tích lũy di sản cả về thực tiễn (phát triển Quảng Ninh) và cả về chính trị như là một nhà cải cách (cho dù những cải cách về công tác cán bộ của ông ở Quảng Ninh là còn cần phải thảo luận nhiều về lý luận).

Ông Hoàng Ngọc Nhất hẳn đã rất tinh khi chọn ông Chính làm thư ký. Nhưng ít có một thư ký nào khi "sếp" mình "rớt đài" không những không "việt vị" mà còn tiến rất xa hơn "sếp". Phần sau trong sự nghiệp của ông có vai trò rất đáng kể của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tháng 5/1998, tôi lên Yên Tử, lấy cớ viết về Thượng hoàng Trần Nhân Tông, khai thác yếu tố Ngài "lên núi" để "phản ứng" với ngôi vị Thái Thượng Hoàng. Khi về có gặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tôi có kể câu chuyện, các tảng đá trên đỉnh Chùa Đồng khắc rất nhiều tên tuổi để nói "ai lên đến đó cũng chỉ muốn lưu danh".

Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy ông đang tìm kiếm giá trị gì [các đời Trưởng ban Tổ chức trước ông đều có rất nhiều ân oán và ông thì lại được đa số các "hồng y" mà ông sắp xếp trả ân]. Tôi nghĩ, ông sẽ học bài học từ hai người "sếp" cũ, để giấu bớt sự thông minh, không kiêu bạc như Tướng Hoàng Ngọc Nhất ; không mất khả năng kiểm soát lòng tham như Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ quan tâm tới việc gây dấu ấn trong lịch sử hơn là những gì ông đã có. Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ muốn mình là một nhà cải cách. Và nếu ông "khép lại quá khứ" chuẩn bị cho mình một lộ trình cải cách đúng đắn và chắc chắn thì không chỉ ông mà đất nước cũng sẽ có thêm dấu ấn.

PS : Trước đây ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là cả ông, ông Phan Văn Khải rồi Nguyễn Tấn Dũng đều chưa đầu tư đúng mức cho Nam Bộ. Ông Chính là Thủ tướng không phải là người Nam Bộ nếu sửa khắc phục được thiếu sót này của 3 người tiền nhiệm thì Nam Bộ cũng được mà ông cũng được.

Trương Huy San

Nguồn : osinhuyduc, 01/02/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Ngọc Già, Trân Văn, Tomoya Onishi, RFA tiếng Việt, Thanh Phương, Minh Anh, BBC tiếng Việt, Trương Huy San
Read 1028 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)