Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mun biết ông Trn Tun Anh có "t trng" hay không và kh năng ông ta t giác ti c nào thì cn ngoái li, nhìn vào nhng chuyn đã xy ra...

trantuananh1

B trưởng Trn Tun Anh lúc còn đương chc.

B Chính tr ca Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tc biến "trách nhim chính tr" thành show mà thiên h ch có th lc đu nguy nguy !

phiên hp bt thường din ra vào ngày 31/1/2024, Ban Chp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 đã "đng ý đ ông Trn Tun Anh thôi gi chc v y viên B Chính tr, y viên Ban chấp hành trung ương đng khóa này". Nói cách khác, B Chính tr nói riêng và Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 nói chung không trách móc, phin hà gì v ông Trn Tun Anh. Ông ta t giác thôi mi th vì "t trng" bi "nhn thc rõ trách nhim trước đng và nhân dân" nên đt nhiên đng dy "chu trách nhim chính tr ca người đng đu khi đ xy ra nhiu vi phm ti B Công thương, nhiu cán b, đng viên vi phm pháp lut, b x lý hình s, x lý k lut đng, hành chính" (1).

Mun biết ông Trn Tun Anh có "t trng" hay không và kh năng ông ta t giác ti c nào thì cn ngoái li, nhìn vào nhng chuyn đã xy ra...

Chng hn chuyn ông Trn Tun Anh cương quyết thc hin cho bng được d án xây dng nhà máy thép Cà Ná, huyn Thun Nam, tnh Ninh Thun hi 2016. Du chuyn qua đã lâu nhưng ông Nguyn Hng Lam va ôn li s kin này trên facebook và có th da vào đó đ lược thut nhng đim chính : Ninh Thun vn khô hn, nước cho sinh hot và nông nghip (c trng trt ln chăn nuôi) thiếu trm trng. Các nhà khoa hc và nhng người am hiu vùng này như ông Lam đã phân tích rt cn k rng d án không kh thi vì gom hết nước t tt c các ngun cũng không đ đ vn hành nhà máy, chưa k s làm dân trong toàn tnh chết khát và khu vc Nam Ninh Thun s b sa mc hóa(2) Tuy nhiên ông Trn Tun Anh đã mang hàm B trưởng ca ông ra đánh cược (s t chc nếu d án không thành công). S dĩ ông Trn Tun Anh sng c như vy vì d án nhà máy thép Cà Ná do Công ty Tôn Hoa Sen làm ch đu tư. Ông Lê Phước Vũ - Ch tch Tôn Hoa Sen là chng ca bà Trn M Hnh mà bà Hnh là em gái ca v ông Trn Tun Anh ! Sau đó, năm 2017, chính ph Vit Nam ra lnh tm dng d án nhà máy thép Cà Ná (3). Đến 2020, Tôn Hoa Sen chính thc tuyên b rút lui(4). Còn ông Trn Tun Anh vn c làm B trưởng Công thương đến 2021 và gây ra thêm nhiu scandal na. Ví d như điu công xa đến tn chân thang ca phi cơ đ đón v con(5).

Phm vi trách nhim ca B Công thương rt rng và hiu qu hot đng ca b này liên quan mt thiết đến kinh tế - xã hi Vit Nam nhưng vic son tho đ trình chính sách, thc hin các kế hoch v "quc kế, dân sinh" ca B Công thương chng khác gì nhn lương đ phá. Thế nhưng ông Trn Tun Anh vn tiếp tc thăng tiến, y viên Ban chấp hành trung ương đng khóa 12 gi vai trò B trưởng Công thương Trn Tun Anh được đưa vào Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 và được cơ cu làm y viên B Chính tr, đm trách cương v Trưởng ban Kinh tế ca Ban chấp hành trung ương đng khóa 13. Nếu ông Trn Tun Anh tht s "t trng", chc chn ông đã t chc t lâu, t khi B Công thương nát bét nhưng không nhng ông ta không làm như thế mà còn "ưỡn ngc, ngng đu" bước lên cao hơn.

***

Vì sao B Chính tr, rng hơn là Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 không áp dng các qui đnh ca đng và ca pháp lut đ truy cu trách nhim ca "người đng đu khi đ xy ra nhiu vi phm ti B Công thương, nhiu cán b, đng viên vi phm pháp lut, b x lý hình s, x lý k lut đng, hành chính" mà li chp nhn cho ông Trn Tun Anh t t chc ? Kh năng công nhn quyết đnh t t chc ch có th xy ra khi cn "tha hip" hoc đ tránh vic B Chính tr phi chu trách nhim vì vic la chn thành viên, điu hành hot đng ca B Chính tr kém ci, thm chí có tiêu cc, dn ti tình trng "nhiu y viên B Chính tr" cũng "vi phm pháp lut, b x lý hình s, x lý k lut đng, hành chính".

Riêng khóa này và ch trong vòng mt năm (t cui 2022 đến đu 2023), Ban chấp hành trung ương đng khóa 13 đã nht trí đ ba y viên B Chính tr "thoát ly" B Chính tr và Ban chấp hành trung ương đng khóa này. Tr ông Phm Bình Minh (Phó Th tướng) b loi tr chưa rõ lý do(5), ông Nguyn Xuân Phúc (Ch tch Nhà nước) cũng "thoát ly" B Chính tr và Ban chấp hành trung ương đng khóa này vi lý do tương t như ông Trn Tun Anh(6). Sp đt như thế có khác gì "vinh danh" ông Nguyn Xuân Phúc, ông Trn Tun Anh vì ch có h mi đ "t trng" đ t chc, thành ra "tư cách" hơn xa các thành viên còn li trong B Chính tr và rng hơn, các thành viên còn li ca Ban chấp hành trung ương đng khóa này.

Ti sao các thành viên còn li trong B Chính tr và rng hơn, các thành viên còn li ca Ban chấp hành trung ương đng khóa này chưa "nhn thc rõ trách nhim trước đng và nhân dân" và thoái thác "trách nhim chính tr ca người đng đu khi đ xy ra nhiu vi phm, nhiu cán b, đng viên vi phm pháp lut, b x lý hình s, x lý k lut đng, hành chính", không "dũng cm" bng ông Nguyn Xuân Phúc, ông Trn Tun Anh ? Ti sao các thành viên còn li trong B Chính tr và rng hơn, các thành viên còn li ca Ban chấp hành trung ương đng khóa này li thiếu khôn ngoan đến mc chn phương thc x lý ging như t thóa m mình và biến "trách nhim chính tr" thành trò h không ai cười ni như vy ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/02/2024

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/ong-tran-tuan-anh-thoi-giu-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-trung-uong-dang-khoa-xiii-2024012611164621.htm

(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0bvVabfrq9tnENZT6CW6JMYK3UaHxJmEoXCJoQCFKqFwAF3kkeWvLgJDaduFuPMTDl&id=61551258330297

(3) https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-chi-dao-dung-du-an-thep-ca-na-614073.vov

(4) https://vnexpress.net/hoa-sen-rut-khoi-sieu-du-an-thep-ca-na-4137020.html

(5) https://vietnamnet.vn/pho-thu-tuong-pham-binh-minh-thoi-lam-uy-vien-bo-chinh-tri-khoa-xiii-2095771.html

(6) https://tienphong.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-toi-chiu-trach-nhiem-chinh-tri-cua-nguoi-dung-dau-post1507424.tpo

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Ngày 5/9/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam công bố Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

bct1

Bộ Chính trị tái khẳng định quyền lực trong việc bổ nhiệm các chức vụ lớn ở Việt Nam

Quy định có 6 chương với 33 điều và 3 phụ lục.

Sáu chương bao gồm : quy định chung ; phân cấp quản lý cán bộ ; bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử ; bổ nhiệm lại và giới thiệu tái ứng cử ; điều động và biệt phái cán bộ ; điều khoản thi hành.

Quy định số 80 nêu rõ ba mục đích, yêu cầu, trong đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ; nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Quy định số 80-QĐ/TW được ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ngày 18/8/2022, thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị quyết định toàn bộ các chức vụ ?

Điều 6, thuộc chương II của Quy định nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Chính trị là quyết định chủ trương, chính sách về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị cũng có trách nhiệm trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Bộ Chính trị có quyền quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

Đồng thời Bộ Chính trị cũng có thể ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét để quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghị sỹ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định…

Về phân cấp quản lý đối với cán bộ đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu, Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh nguyên Tổng bí thư, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng, nguyên Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội, cùng với đại tướng lực lượng vũ trang.

Tất cả các cấp Ủy trực thuộc Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội đều phải chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư quanh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Đảng về công tác cán bộ và cán bộ.

Các ban này cũng chịu sự ủy quyền của Bộ Chính trị về công tác bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Quy định số 80 cũng bao gồm Phụ lục 1 quy định các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định, gồm :

1. Các cơ quan Trung ương

- Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : Thường trực Ban Bí thư ; Ủy viên Bộ Chính trị ; Ủy viên Ban Bí thư ; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ; Phó Chủ tịch nước ; Phó Thủ tướng Chính phủ ; Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

- Trưởng các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng do Bộ Chính trị thành lập.

- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.

- Ủy viên Trung ương Đảng chính thức (Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác).

- Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương ; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí cộng sản.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội ; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

- Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương ; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

- Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam ; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam ; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam ; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

- Bí thư tỉnh Ủy , thành Ủy , đảng Ủy khối trực thuộc Trung ương.

- Phó Bí thư Thành Ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Quân đội, Công an

- Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Quân Ủy Trung ương và Đảng Ủy Công an Trung ương.

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ Chính trị cũng xem xét, quyết định việc phong, thăng quân hàm đối với người giữ chức vụ nêu trên.

Ban Bí thư thực hiện quyền hạn theo ủy quyền của Bộ Chính trị

Quy định 80 nêu rõ Ban Bí thư tiến hành kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo sự Ủy quyền của Bộ Chính trị.

Ban Bí thư có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Bộ Chính trị những vấn đề về công tác cán bộ và cán bộ do Ban Bí thư quản lý.

Đáng chú ý, Ban Bí thư có thể ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Ban Bí thư quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định…

Điều 7 của Quy định cũng nêu rõ trách nhiệm của Thường trực Ban Bí thư, trong đó có cho ý kiến về nhân sự thư ký của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Quy định số 80-QĐ/TW cũng quy định về phân cấp quản lý đối với cán bộ đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu ; các nguyên tắc, trách nhiệm và thẩm quyền, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, cũng như tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn, thủ tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý…

Nguồn : BBC, 05/09/2022

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thủ tướng cho biết dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, truyền thông nhằm kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế….

lethuoc1

Chính phủ Việt Nam điều hành quốc gia được là nhờ sự chỉ đạo của Bộ Chính trị ?

Báo cáo trước kỳ họp Quốc hội cuối cùng của khóa 14, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, "Trong nhiệm kỳ qua, chúng ta đã ký 5 hiệp định thương mại tự do quy mô lớn, tiêu chuẩn cao, với gần 50 quốc gia, nền kinh tế lớn trên toàn cầu, mở ra các thị trường rộng lớn, đa dạng cho phát triển nhanh và vượt lên trong khu vực".

Thẩm tra báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, ông Hoàng Thanh Tùng ‘đề nghị’ Chính phủ đánh giá rõ thêm thành quả, hạn chế, các vấn đề cần được hợp tác xử lý trong các hoạt động đối ngoại song phương, đặc biệt là với chính phủ các nước láng giềng ; lợi ích, thách thức và biện pháp trong hợp tác với các nước lớn và khu vực ; kết quả và phương hướng phối hợp trong công tác đối ngoại giữa Chính phủ với cơ quan Đảng, Quốc hội và ngoại giao nhân dân ; bổ sung, đánh giá thêm về công tác bảo hộ công dân tại các nước.

Nếu những gì được báo chí tường thuật như ở trên là đúng với tình tiết – câu chữ, thì có các vấn đề mang tính pháp lý đặt ra như sau :

Một. Vì sao Chính phủ lại điều hành quốc gia được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị ?

Luật số 76/2015/QH13, tức Luật tổ chức Chính phủ, ở Điều 1 ghi : "Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước".

Khoản 1, Điều 5 của Luật tổ chức Chính phủ cho biết nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ là "Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ; bảo đảm bình đẳng giới".

Câu trả lời cho thắc mắc vì sao Chính phủ lại điều hành quốc gia theo chỉ đạo của Bộ Chính trị như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : đó là theo khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên câu trả lời này lại cho thấy ngay sau đó đã trở thành ‘vô hiệu’, khi Điều 4.3, Hiến pháp 2013 nói rõ rằng "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Sở dĩ gọi là ‘vô hiệu’ vì đến nay pháp luật về đảng chính trị ở Việt Nam vẫn chưa có.

Hai. Giả dụ như chấp nhận đúng thực tế là ở Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất quốc gia là Bộ Chính trị chứ không phải Quốc hội, vậy thì các vấn đề nêu trong thẩm tra báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội – ông Hoàng Thanh Tùng đặt ra, sẽ có trách nhiệm cuối cùng cần ‘rút kinh nghiệm’, là ông Nguyễn Phú Trọng – người đứng đầu Bộ Chính trị, hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – người đứng đầu Chính phủ ?

Ba. Khóa 15 cận kề của Quốc hội sẽ tách bạch hai vị trí lãnh đạo cao cấp là Chủ tịch nước, và Tổng bí thư.

Vậy thì phải chăng Việt Nam trở lại phân chia mang tính hình thức về vai trò của "tam đầu lĩnh" – giả dụ như vị thế của người lãnh đạo cao nhất của Đảng là Nguyễn Phú Trọng ; người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại là Nguyễn Xuân Phúc ; người đứng đầu Chính phủ và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, là Phạm Minh Chính ?

Khánh Hòa

Nguồn : VNTB, 27/03/2021

Additional Info

  • Author Khánh Hòa
Published in Diễn đàn

Vì sao Nguyễn Phú Trọng muốn loại tướng Lương Cường bằng cách "vừa đấm vừa xoa" ?

Trước Đại hội 13, thông tin rò rỉ cho biết ông bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ không còn ở lại Bộ Chính trị, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà ông Lịch đang nắm ấy chắc chắng sẽ chuyển sang tay người khác.

bct1

Ngày 29/1/2019 ông Nguyễn Phú Trọng phong hàm đại tướng cho Lương Cường và Tô Lâm

Trước Đại hội 13 khá xa, ngày 29/1/2019 lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng phong hàm đại tướng cho ông Tô Lâm bộ trưởng Bộ Công an và ông Lương Cường chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam thì ông Lương Cường là tên tuổi được giới thạo tin đánh giá là có triển vọng. Ai cũng biết rằng Tô Lâm là cánh tay đắc lực cho ông Nguyễn Phú Trọng trong rất nhiều vụ án khó nuốt như vụ Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói ông Tô Lâm là công thần dưới thời Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên Lương Cường là một tướng quân đội mà lại là tướng chuyên về tuyên huấn nên ông ta không được dân biết đến nhiều như Tô Lâm. Việc đứng chung hàng với Tô Lâm nhận quân hàm đại tướng do ông Nguyễn Phú Trọng trao cho thì cũng thấy, tầm quan trọng của Lương Cường với Nguyễn Phú Trọng không phải là đơn giản.

Ông Lương Cường tuy làm công tác tuyên huấn trong quân đội, nhưng nói về tư tưởng thì ông Lương Cường là người nhận trách nhiệm truyền đạt tư tưởng của người đứng đầu đảng vào tất cả các sĩ quan trong quân đội. Từ vị trí công tác thì ông Lương Cường rõ ràng là người thân cận với ông Trọng chứ không xa lạ gì. Ông Cường không nổi bằng Tô Lâm vì ông Cường không bắt bớ những vụ án lớn như Tô Lâm mà thôi.

Theo báo Người Lao Động thì "việc Đảng, nhà nước phong hàm Đại tướng đối với ông Tô Lâm và ông Lương Cường thể hiện sự tin tưởng, quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và nhân dân đối với lực lượng vũ trang; là sự ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp quan trọng của mỗi người đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội, công an cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc". Lúc đó khó mà phân biệt được ai có vai trò quan trọng hơn đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Lương Cường đang mất dần lợi thế, vì sao ?

Cá nhân nào mà có thể thay thế được thì rất khó giữ lợi thế, còn cá nhân nào đóng vai trò không thể thay thế thì rất khó mất lợi thế. Ông Tô Lâm là nhân vật rất quan trọng đối với ông Nguyễn Phú Trọng, chính vì vậy người ta đánh giá Tô Lâm sẽ giữ lại chức Bộ trưởng Bộ Công an. Vậy thì liệu rằng, Lương Cường đối vói ông Nguyễn Phú Trọng có quan trọng như Tô Lâm hay không?

Công tác tuyên huấn trong quân đội là công việc rất cần thiết, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ông Lương Cường không thể thay thế mà là có rất nhiều sự lựa chọn nữa là khác. Mới đây ông Nguyễn Phú Trọng cho bổ nhiệm ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa phó tổng cục trưởng tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng ban tuyên giáo trung ương. Ông Nghĩa và ông Lương Cường là người cùng ngành tuyên huấn trong Quân đội, như vậy qua sự cất nhắc này cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng cảm tình ông Nguyễn Trọng nghĩa hơn Lương Cường. Theo đánh giá của giới quan sát, giữa nhiệm kỳ Đại hội 13 thì ông Trọng sẽ đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào Bộ Chính trị chuẩn bị để cơ cấu cao hơn. Còn ông Lương Cường thì sao ? Ông đã có hàm đại tướng, và là ủy viên Bộ Chính trị, vậy ông sẽ được cơ cấu vào đâu ?

Ban đầu khi mà ông Nguyễn Phú Trọng phong hàm đại tướng cho ông Lương Cường, theo đó là tuổi của ông Ngô Xuân Lịch tính đến năm 2021 là vượt quá 65 tuổi xem như không còn cơ hội để giữ ghế bộ trưởng bộ quốc phòng. Lúc đó dư luận xôn xao rằng, ông Lương Cường là người mà Nguyễn Phú Trọng sẽ cơ cấu để giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay cho ông Ngô Xuân Lịch. Tuy nhiên đến hội nghị Trung ương 14 diễn ra giữa tháng 12 năm 2020 thì tin rò rỉ cho thấy, trong Bộ Quốc phòng nổi lên một nhân vật mới, đó là Phan Văn Giang. Khi Đại hội 13 diễn ra, cả ông Phan Văn Giang và ông và ông Lương Cường đều trúng cử vào Bộ Chính trị và lúc này Bộ Quốc phòng xuất hiện 2 hổ. Như vậy chuyện đấu nhau tranh chức Bộ trưởng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên theo những gì báo chí đăng tải gần đây cho thấy, hoạt động của ông tổng tham mưu trưởng Phan Văn Giang rất nổi, hầu hết là ông thay thế vai trò của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch. Theo giới am hiểu thì hiện nay Phan Văn Giang có ưu thế hơn trước Lương Cường.

bct2

Ông Lương Cường ngày một mất dần lợi thế

Khả năng ông Lương Cường bị thuyên chuyển đi đâu ?

Hiện nay khả năng ông Lương Cường sẽ ngồi 1 trong 3 vị trí sau : Thứ nhất là ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; thứ nhì là ngồi lại ghế chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam; thứ ba là phó chủ tịch thường trực Quốc Hội. Cần phải phân tích đầy đủ 3 khả năng để biết ông Lương Cường sẽ đi về đâu, và việc điều chuyển Lương Cường thì tất nhiên người ta cũng hiểu ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Về ghế Bộ trưởng Bộ quốc Phòng thì tuy ông Lương Cường vẫn còn cửa nhưng cánh cửa đó đang hẹp dần vì ông vấp phải một đối thủ quá mạnh là ông Phan Văn Giang. Báo chí gần đây đã ngụ ý rằng, ông Phan Văn Giang sẽ thay ông Ngô Xuân Lịch đại tướng đương kim Bộ trưởng.

Về ghế tổng cục chính trị thì ông Lương Cường có cửa ngồi lại khá cao khi mà gương mặt sáng giá nhất có thể thay thế ông trong vai trò chủ nhiệm tổng cục chính trị là thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã được Nguyễn Phú Trọng thuyên chuyển về làm trưởng ban tổ chức Trung Ương. Có một chút khó khăn là, quy tắc lâu nay của bộ Quốc Phòng là chỉ có 1 ghế ủy viên bộ chính trị dành cho Bộ trưởng. Với chức ủy viên Bộ Chính trị, ông Lương Cường khó mà được bộ Chính Trị chấp thuận ở lại ghế cũ.

Còn lại ghế phó chủ tịch thường trực quốc hội, ghế mà trước đây bà Tòng Thị Phóng đã ngồi. Tiêu chuẩn của chiếc ghế này là ủy viên Bộ Chính trị, tuy nhiên về thực quyền thì ghế này kém nhất, kém ghế bộ trưởng bộ quốc phòng và thậm chí kém luôn ghế chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu bị đẩy sang ghế phó chủ tịch thường trực quốc hội thì xem như ông Lương Cường như là đại bàng đã bị cắt trụi cánh, không còn khả năng bay xa và săn mồi được nữa.

Nguyễn Phú Trọng vừa đấm vừa xoa Lương Cường, trò chơi khá cáo tay

Ngày 5/10/2015 trước thềm Đại hội 12, ông chủ tịch nước lúc đó là Trương Tấn Sang đã thăng quân hàm đại tướng cho 2 ông là Đỗ Bá Tỵ và Ngô Xuân Lịch. Lúc đó, Đỗ Bá Tỵ nắm chức tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam còn Ngô Xuân Lịch nắm chức chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.

Dư luận đặt cược vào Đỗ Bá Tỵ hơn là Ngô Xuân Lịch vì Tỵ là tướng võ đúng nghĩa, còn Ngô Xuân Lịch chỉ tướng văn không thích hợp lắm với chức bộ trưởng. Tuy nhiên, nhận xét của dư luận không hẳn đã đúng, vì bên trong ĐCS có những nhóm lợi ích đấu nhau, nhóm nào mạnh thì người của nhóm đó sẽ lên chứ không phải xét ở năng lực quản lí.

Đến Đại hội 12 năm 2016, ông Ngô Xuân Lịch trúng cử ủy viên Bộ Chính trị còn ông Đỗ Bá Tỵ thì không, kết quả đó xem như ngã ngũ. Ông Ngô Xuân Lịch đã đá văng ông Đỗ Bá Tỵ ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Để an ủi, ông Nguyễn Phú Trọng đẩy ông Đỗ Bá Tỵ sang làm phó cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một chức hữu danh vô thực. Hành động không để ông Đỗ Bá Tỵ ngồi lại ghế tổng tham mưu trưởng là một cú đấm rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng dành cho ông Tỵ. Hành động chuyển ông Tỵ qua làm phó chủ tịch quốc hội là hành động xoa dịu nỗi đau mất quyền lực của ông tướng bại trận Đỗ Bá Tỵ mà thôi. Ông Trọng rất cao cờ, biết vừa đánh vừa xoa để kẻ thất bại không phải điên tiết mà phản đòn.

Hiện nay trường hợp của ông Lương Cường khá giống với ông Đỗ Bá Tỵ trước đây. Cửa vào ghế bộ trưởng đã quá hẹp vì vấp phải đối thủ quá mạnh như Phan Văn Giang. Và như đánh giá của giới thạo tin thì ông Nguyễn Phú Trọng đang ủng hộ Phan Văn Giang và bỏ rơi Lương Cường. Tuy nhiên lỡ ủng hộ Lương Cường vào Bộ Chính trị thì phải bố trí một chiếc ghế cho phù hợp chứ ? Chức tổng tham mưu trưởng thì chỉ dành cho ủy viên Trung Ương, chính vì vậy phải chọn cho Lương Cường chiếc ghế tương xứng. Chiếc ghế đó chính là phó chủ tịch thường trực Quốc hội do bà Tòng Thị Phóng để lại. Một chức cũng thuộc loại vô thưởng vô phạt. Nếu đây là kịch bản đúng thì lại một lần nữa ông Trọng vừa đánh vừa xoa. Với ông Lương Cường, bị loại ra khỏi chiếc ghế bộ trưởng là b đánh đau, và bố trí cho chức phó chủ tịch thường trực quốc hội là xoa.

Tương lai của ông Lương Cường sẽ ra sao ?

Khi bị mất quyền lực thì xem như cơ hội tiến thân đã kết thúc. Nếu từ quân đội mà sang Ban bí thư như ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa vừa mới nhận chức trưởng ban tuyên giáo thì đó là đang cơ cấu đi lên. Nếu ở lại Bộ Quốc phòng thì phải lấy được chiếc ghế Bộ trưởng mới hy vọng đi lên. Với trường hợp của ông Lương Cường thì giành chiếc ghế bộ trưởng tuy kết quả vẫn chưa ngã ngũ nhưng khả năng ông thắng Phan Văn Giang là khá khó khăn.

Hầu hết những ai bị đẩy qua Quốc Hội thì xem như quyền lực đã đi xuống, vì nơi đây không có thực quyền. Người cao nhất là chủ tịch quốc hội vẫn là người có quyền lực thấp nhất trong tứ trụ thôi. Quốc hội của nhà nước này thực tế nó chỉ mang tính biểu tượng vì nó chỉ biết bỏ phiếu theo chủ trương của đảng mà dân gian thường giễu cợt là "quốc hội gật". Chính vì vậy, nếu ông Lương Cường bị đẩy sang ghế phó chủ tịch thường trực quốc hội thì xem như tương lai của ông ta sẽ kết thúc.

Hiện tại, cuộc chiến giữa Lương Cường và Phan Văn Giang vẫn chưa ngã ngũ, đợi đến hội nghị trung ương 2 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 thì sẽ rõ. Bây giờ, mọi vấn đề chỉ là phân tích chứ chưa thể khẳng định chính xác 100% mà chỉ là có khả năng cao sẽ xảy ra theo chiều hướng như thế. Muốn chính xác, đợi 3 tháng nữa sẽ rõ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 25/02/2021

*******************

Bổ nhiệm tướng quân đội làm tuyên giáo, ông Trọng muốn chiến với ai ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 24/02/2021

Về mặt đảng, ông Trọng là tư lệnh cao nhất trong quân đội với chức chủ tịch quân ủy trung ương. Thông thường, chức trưởng ban tuyên giáo là ủy viên Bộ Chính trị nhưng lần này ông Trọng chọn Thượng tướng quân đội Việt Nam ông Nguyễn Trọng Nghĩa thay thế ông Võ Văn Thưởng. Ông này chỉ là ủy viên trung ương đảng không phải ủy viên Bộ Chính trị. Đây là câu hỏi lớn về vấn đề bổ nhiệm bất thường này.

bct3

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thượng tướng phó tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Khả năng rất cao là ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu bào Bộ Chính trị một thời gian nữa. Cũng giống như ông Nguyễn Văn Nên đã từng bổ về làm bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 10 năm ngoái khi lúc ông này đang là ủy viên Trung Ương Đảng. Và sau đó là ông này chính thức vào Bộ Chính trị, bởi ai cũng biết vị trí Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng chơi bài y hệt như vậy với ông Nguyễn Trọng Nghĩa thì khả năng cao ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính trị trong những lần hội nghị trung ương tiếp theo mà thôi.

Trong một động thái hoàn thiện cơ cấu nhân sự cho dàn lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13 của đảng này, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi nước cờ khá bất ngờ đối với nhiều người. Một tướng lĩnh là Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân được bố trí vào Ban Tuyên Giáo là việc làm chưa có tiền lệ. Tuy công các của ông Nghĩa cũng là công tác tư tưởng, nhưng từ quân đội nhảy vào trung ương đảng thì xưa nay hiếm.

Ngành báo chí đảng sẽ trở nên ngột ngạt hơn

Hôm 19/02/2021, cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam, được ban lãnh đạo Đảng cộng sản bổ nhiệm vào chức vụ này thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban, người vừa trước đó được cử nắm vị trí Thường trực Ban Bí thư của Đảng cộng sản.

Một ông tướng quân đội làm công tác nhồi sọ cho toàn dân. Có thể sắp tới đây báo chí nhà nước sẽ gặp khó khăn với ông tướng này. Bởi những người làm trong quân đội thường họ rất mạnh tay kỷ luật những ai không đúng ý họ. Mỗi bài đăng trên báo, tổng biên tập cần phải cẩn thận nếu không thì rất dễ bị trừng phạt.

Ngày 19/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị, có ông Võ Văn Thưởng, ông Lương Cường đại tướng quân đội. Tại hội nghị này ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 06-QĐNS/TW ngày 18/2/2021 của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Ban Bí thư.

Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư Trung Ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương.

Trước đây ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm công tác tuyên giáo cho nửa triệu lính và giờ đây ông ta được Nguyễn Phú Trọng giao trọng trách sẽ là chỉ đạo đường lối quản lý báo chí, truyền thông ở quốc gia có gần 100 triệu dân.

Trong buổi lễ này, ông Võ Văn Thưởng với vai trò là Thường trực Ban Bí thư nói rằng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách trưởng thành trong quân đội, đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng từ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Với kinh nghiệm phong phú được tích lũy từ những năm tháng công tác trong quân đội, với sự am hiểu về công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thông và sự gắn bó chặt chẽ của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Tuyên giáo Trung ương thời gian vừa qua, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

bct4

Ông Võ Văn Thưởng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là ai ?

Theo trang tin của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, là Bí thư Trung ương đảng, Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, trình độ chuyên môn là Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa quê quán ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Được biết gia tộc Lê -Trương nổi tiếng nắm quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh trước đây cũng có quê quán ở Tiền Giang.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đang rất có triển vọng vào Bộ Chính trị. Nếu đây là sự thật thì phe miền Nam sẽ có thêm một ủy viên Bộ Chính trị nữa vớt vát lại những thất bại ê chề ở Đại hội 13.

Được biết ông Nghĩa được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 vào tháng 01/2016, là Đại biểu Quốc hội khóa 14 ; Mới đây, tại Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13. Và tại Hội nghị thứ nhất Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, ông trúng cử vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2012 đến nay, ông được thăng quân hàm Trung tướng năm 2013 và Thượng tướng vào tháng 9/2017.

Ông Nguyễn Trọng nghĩa là nhân tố mới và đang được cất nhắc để nắm những vị trí lớn trong đảng. Rất có thể ông Nghĩa rẽ sang bang tuyên giáo để đi lên vì nếu ở trong quân đội, ông vẫn phải ở sau cái bóng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đây là một động thái khá bất ngờ, bởi vì trong danh sách nhân sự người ta dự kiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được sắp xếp để sẽ lên làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, mà bổ nhiệm như hôm nay sẽ làm xảy ra một khả năng khác. Đó là Đại tướng Lương Cường có thể sẽ ở lại vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vẫn phù hợp, bởi vì chức cụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam rất quan trọng, bởi vì như chúng ta biết rằng từ trước tới nay, chức vụ này không chỉ quan trọng trong quân đội Việt Nam, mà từ chức vụ này, người ta vẫn đưa người từ quân đội ra ngoài làm các việc của dân sự, việc của đảng.

Ông Trọng muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính trị trong Ban bí thư để củng cố vị thế trước Phạm Minh Chính ?

Hiện nay, quân đội đã có 2 ủy viên Bộ Chính trị là ông Lương Cường và Phan Văn Giang. Bao nhiêu đó đã quá chật chội nếu ông Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn tiếp tục ở lại Bộ Quốc phòng. Hiện nay ông Nghĩa đã có quá trình công tác 42 năm ở trong quân đội, mà chủ yếu ông làm công tác đảng trong quân đội, tức là làm chính trị viên, rồi lên tới làm chính ủy, rồi lên các cấp cao hơn, trong công tác đảng đó có một phần gọi là công tác tổ chức nhân sự của quân đội. Rõ ràng nhìn một lý lịch như thế có thể thấy rằng ông có đậm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đảng, công tác nhân sự và công tác chính trị quân sự trong quân đội mà thôi.

Nếu kéo ông qua làm trưởng ban tuyên giáo, ắt ông Nguyễn Phú Trọng có dự định gì đó. Thông thường trong Ban bí thư có khoảng 5 ủy viên bộ chính trị, có lẽ lần này ông Trọng muốn bố trí ông ủy viên trung ương đảng làm trưởng ban tuyên giáo để sau cho Ban bí thư có 6 ủy viên bộ chính trị sẽ áp đảo chính phủ của Phạm Minh Chính. Rất có thể, chính phủ có từ 3 đến 4 ủy viên Bộ Chính trị.

Bước đi này của ông Trọng chưa được định hình rõ lắm, nhưng dường như ông Trọng đang muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính trị trong bộ máy đảng trung ương mà ông đang nắm. Ông Trọng vẫn đang thủ rất chắc thế và lực để không một thế lực nào có thể vượt qua ông được.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng là một trường hợp bẻ lái từ Quân đội sang ban tuyên giáo. Ông không có kinh nghiệm về các lĩnh vực mà Ban tuyên giáo Trung ương có nhiệm phải làm. Ví dụ như không thể thấy được mối liên hệ giữa công việc ông ấy đã làm với những nhiệm vụ về đường lối, chính sách khoa học – công nghệ, rồi văn hóa, giáo dục, truyền thông, báo chí… chưa thấy mối liên hệ đó. Tuy nhiện việc thiếu kinh nghiệm không thành vấn đề, vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng cần một cá nhân kề vai sát cánh với ông để hỗ trợ ông có thế mạnh hơn đối thủ khác mà thôi.

Mục tiêu kép của ông Trọng ?

Nếu trong một vài năm tới mà ông Nguyễn Trọng Nghĩa mà vào ủy viên Bộ Chính trị thật sự, thì đó là cách mà ông này vào Bộ Chính trị một cách không chính thức. Còn nhớ năm 2013, ông Trọng cũng dùng cách này để đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng thất bại bởi khi đó còn có thế lực Nguyễn Tấn Dũng đủ mạnh để chặn ý đồ này. Tuy nhiên ở Đại hội 13 này thời thế đã khác, ông Trọng vẫn đang là thế lực mạnh nhất. Thế lực Phạm Minh Chính đang lên nhưng chưa có dấu hiệu đối đầu với thế lực ông Nguyễn Phú Trọng, vậy nên dự đoán rằng, việc đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào Bộ Chính trị cũng chỉ là vấn đề thời gian.

Năm 2013, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng vào Bộ Chính trị theo đường không chính thức và cuối cùng bà lại được bố trí vào tứ trụ. Những người vào Bộ Chính trị không chính thức, thông thường phải có thế lực rất mạnh đỡ đầu họ mới vào được, nên khả năng leo cao của họ là khá tốt.

Động thái đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào Ban Tuyên Giáo cho thấy ông Trọng muốn dùng ‘bàn tay sắt’ để trị dân trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì thực sự ra là rất khó dự đoán. Đây là mục tiêu thứ nhất. Còn mục tiêu còn lại là muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính trị dưới trướng để củng cố vị trí vững chắc cho bản thân ông. Đó chính là mục tiêu kép của ông Trọng, vừa muốn trị dân vừa muốn thế lực của mình vẫn bất khả chiến bại như 5 năm qua. Và liệu mục tiêu kép này có thành công hay không thì có lẽ đợi vài năm là có câu trả lời xác đáng.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 24/02/2021

*********************

Việt Nam : Tướng quân đội tràn sang ngành tuyên giáo

Trong một động thái kiện toàn nhân sự cho dàn lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13 của đảng này, một tướng lĩnh là Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được Bộ Chính trị Đảng cộng sản cử nắm chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đảng.

bct5

Thượng tướng quân đội Việt Nam Nguyễn Trọng Nghĩa (trái) được Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam cử giữ chức vụ mới, thay thế ông Võ Văn Thưởng (phải) làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng.

Hôm 19/02/2021, cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam, được ban lãnh đạo Đảng cộng sản bổ nhiệm vào chức vụ này thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban, người vừa trước đó được cử nắm vị trí Thường trực Ban Bí thư của Đảng cộng sản.

"Ngày 19/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Tham dự hội nghị, có các  : Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương", báo Nhân dân của Đảng cộng sản Việt Nam đưa tin hôm thứ Sáu.

"Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 06-QĐNS/TW ngày 18/2/2021 của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Ban Bí thư.

"Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư. Đồng chí Võ Văn Thưởng đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa".

Cùng ngày, trang thông tin điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam cho biết thêm :

"Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chúc mừng Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

"Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách trưởng thành trong quân đội, đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng từ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với kinh nghiệm phong phú được tích lũy từ những năm tháng công tác trong quân đội, với sự am hiểu về công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thông và sự gắn bó chặt chẽ của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Tuyên giáo Trung ương thời gian vừa qua, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".

Theo trang tin của Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, là Bí thư Trung ương đảng, Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, trình độ chuyên môn là Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Vẫn theo trang này, ông Nghĩa được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 vào tháng 01/2016, là Đại biểu Quốc hội khóa 14 ; Mới đây, tại Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 (nhiệm kỳ 2021 – 2026).

Và tại Hội nghị thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng khóa 13, ông trúng cử vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2012 đến nay, ông được thăng quân hàm Trung tướng năm 2013 và Thượng tướng vào tháng 9/2017.

‘Một động thái khá bất ngờ so với quy hoạch’

Từ Hà Nội, hôm 19/02, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Đông Nam Á (Iseas, Singapore) đưa ra bình luận với BBC :

"Đây là một động thái khá bất ngờ, bởi vì trong danh sách nhân sự người ta dự kiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được sắp xếp để sẽ lên làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, mà bổ nhiệm như hôm nay sẽ làm xảy ra một khả năng khác.

"Đó là Đại tướng Lương Cường có thể sẽ ở lại vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vẫn phù hợp, bởi vì chức cụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam rất quan trọng, bởi vì như chúng ta biết rằng từ trước tới nay, chức vụ này không chỉ quan trọng trong quân đội Việt Nam, mà từ chức vụ này, người ta vẫn đưa người từ quân đội ra ngoài làm các việc của dân sự, việc của đảng.

"Cho nên nay từ quân đội, ông Nghĩa được đưa ra ngoài làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cũng là một bước không phải là không có tiền lệ, nhưng do với danh sách dự kiến trước đây, thì người ta thấy có bất ngờ một chút".

Nhận xét về năng lực, tư duy, tư tưởng của tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và liệu vị tướng này có thể phù hợp ra sao so với cương vị mới đảm nhiệm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận :

"Ông Nguyễn Trọng Nghĩa có quá trình công tác 42 năm ở trong quân đội, mà chủ yếu ông làm công tác đảng trong quân đội, tức là làm chính trị viên, rồi lên tới làm chính ủy, rồi lên các cấp cao hơn, trong công tác đảng đó có một phần gọi là công tác tổ chức nhân sự của quân đội.

"Rõ ràng nhìn một lý lịch như thế có thể thấy rằng ông có đậm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đảng, công tác nhân sự và công tác chính trị quân sự trong quân đội mà thôi.

"Chưa thấy một tín hiệu, thông tin gì cho thấy ông có kinh nghiệm về các lĩnh vực mà Ban tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ cả. Ví dụ như không thể thấy được mối liên hệ giữa công việc ông ấy đã làm với những nhiệm vụ về đường lối, chính sách khoa học – công nghệ, rồi văn hóa, giáo dục, truyền thông, báo chí… chưa thấy liên hệ đó.

"Cho nên việc này nếu mà nói ra thì thấy rằng ông chưa hề có kinh nghiệm gì phù hợp và cách chọn của Ban chấp hành Trung ương khóa 13 và của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam có vẻ chắc phải có một lý do nào đó, nhưng công luận chưa nhìn thấy rõ.

"Tuy nhiên, nếu xem lại những vị trước đây từng làm Trưởng ban này trước ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thì cũng thấy các vị đó cũng đến thế thôi.

Ví dụ có người làm báo chí trước đây như là ông Đinh Thế Huynh, ông Huynh từng làm báo Nhân dân, nhưng về khoa học – công nghệ, giáo dục, văn hóa thì trước đó cũng chưa làm gì cả, ông Nghĩa thì cũng đến thế thôi".

Từ chính trị quân đội sang tuyên giáo đảng sẽ thế nào ?

Tiếp tục bình luận về việc tân Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam là một tướng vừa chuyển sang chức vụ mới từ Tổng cục Chính trị thuộc quân đội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

"Cái này thấy rõ từ trước là đảng giao cho quân đội một việc mà không phải chỉ chống ngoại xâm, tức là không chỉ bảo vệ Tổ quốc bằng cách chống ngoại xâm, chống lại quân đội của các nước khác đến xâm lược, ví dụ thế.

"Mà người ta còn có một nhiệm vụ nữa là nhiệm vụ gọi là chống diễn biến hòa bình, đấy là một nhiệm vụ mà Đảng cộng sản cầm quyền giao cho quân đội.

"Còn một lĩnh vực mới mà quân đội cũng được giao, đó là tác chiến trên không gian mạng, phần tác chiến không gian mạng mà là quân sự, có tính chất quốc phòng thuần túy, thì không phải thuộc Tổng cục Chính trị nơi Tướng Nghĩa làm Phó Chủ nhiệm.

"Có một Bộ tư lệnh như thế, làm công việc đó thuộc Bộ Quốc phòng, còn phần chống diễn biến hòa bình, hay những gì chống lại những gì, những hành động nào được quy cho là chống lại nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam, thì Tổng cục Chính trị có những nhiệm vụ nhất định.

"Thế thì đưa Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa ra làm việc mới như vậy ở Ban Tuyên giáo Trung ương đảng, công luận sẽ cần chờ xem một thời gian nữa xem như thế nào.

"Tuy nhiên, việc ông Nghĩa ra Ban Tuyên giáo còn gợi ý tới một ý nghĩ khác, đó là nếu trước đây ông được bầu vào Bộ Chính trị, thì nó sẽ dễ, nhưng lần này ông mới chỉ là thành viên Ban Bí thư trung ương đảng thôi.

"Do đó, đưa ra hay điều chuyển như thế có thể là một bước để trong một thời gian nào đó, ông ấy sẽ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, vì chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng từ mấy khóa vừa rồi nằm ở hàm Ủy viên Bộ Chính trị, không phải là Ủy viên bình thường của Ban chấp hành trung ương đảng hay viên Ban bí thư nữa.

"Như vậy, có thể động thái này được đưa ra để ít nữa người ta bổ nhiệm ông vào Bộ Chính trị chăng, còn như có ý kiến nào đó đặt ra nói rằng đưa ông ấy sang Ban Tuyên giáo trung ương đảng để mà có ‘bàn tay sắt’ v.v… trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì thực sự ra là rất khó dự đoán.

"Vì người tay thấy việc ấy, tức là việc được ví với ‘bàn tay sắt’ nào đó trong tuyên giáo v.v…, thì lâu nay dư luận cho là vẫn đang làm, đã được làm rồi và tới đây khó có thể làm căng được hơn nữa", nhà phân tích chính trị nói với BBC từ Hà Nội hôm 19/2.

Được biết, từ trước tại Việt Nam, Tướng Lê Quang Đạo từ 1982 đến năm 1987 từng là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, phụ trách công tác dân vận khoa giáo và tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sau đó, tướng Đặng Quốc Bảo, người từng là Uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IV, nguyên Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đã từng nắm giữ chức Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng từ năm 1987-1991.

Một trường hợp khác được biết đến nhiều là tướng Trần Độ, ông chuyển sang ngạch dân sự, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ.

Khi Ban Văn hóa văn nghệ trung ương được thành lập (1981), tướng Trần Độ giữ chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Ở chức vụ này ông đã soạn nghị quyết số 5, củng cố tiến trình Cởi Mở văn hóa trong thời kỳ Đổi Mới.

Lan Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 22/02/2021

********************

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ là ủy viên Bộ Chính trị hay không ?

BBC, 20/02/2021

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

bct6

Thượng tướng quân đội Việt Nam Nguyễn Trọng Nghĩa được Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam cử giữ chức vụ mới, thay thế ông Võ Văn Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng

Hôm 19/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam công bố việc phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được phân công giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Người đứng đầu ban này khóa 12, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, đã trở thành Thường trực Ban Bí thư sau khi Đại hội 13 kết thúc.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa được bầu vào Ban Bí thư hôm 31/1/2021, vì thế một câu hỏi được dư luận quan tâm là liệu ông Nghĩa sắp trở thành Ủy viên Bộ Chính trị trong cương vị mới hay không.

Để trả lời câu hỏi này, cần nhìn lại lịch sử của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Không phải người dân nào cũng nhận ra rằng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ mới được hình thành sau khi sáp nhập Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương năm 2007.

Năm 1968, Đảng cộng sản tách Ban Tuyên giáo Trung ương thành Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương.

Năm 1989, Bộ Chính trị hợp nhất Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương với Ban Tuyên huấn Trung ương, lấy tên là Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Năm 2007, Bộ Chính trị ra quyết định hợp nhất Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương.

Từ lúc này, thuật ngữ công tác tuyên giáo mới lại được sử dụng trở lại.

Theo Quyết định 80 ngày 28-8-2007 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương có chức năng là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành trung ương trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng ; về quan điểm, chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và một số lĩnh vực xã hội khác…

Trước đây, những người đứng đầu Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương không nhất thiết ngồi trong Bộ Chính trị.

Cụ thể, các ông Trần Trọng Tân và Hữu Thọ đều từng đứng đầu Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, khi là ủy viên trung ương đảng.

Ông Nguyễn Khoa Điềm, trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương từ 2001 tới 2006, là ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Đỗ Nguyên Phương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương (nhiệm kỳ 2002-2007) là Ủy viên Trung ương Đảng.

Khi Ban Tuyên giáo Trung ương thành lập ngày 1/8/2007, người đứng đầu ban này là ông Tô Huy Rứa.

Nhưng phải tới tháng 1/2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X), ông Rứa mới được bầu vào Bộ Chính trị.

Một thập niên đã đi qua, từ đó tới nay, hai người lãnh đạo tiếp theo của ngành tuyên giáo, ông Đinh Thế Huynh và Võ Văn Thưởng, đều là ủy viên Bộ Chính trị.

Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương trong Đảng cộng sản đã tăng theo thời gian hơn 10 năm qua.

Hôm 31/1, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản đã bầu Bộ Chính trị khóa XIII gồm 18 thành viên, bầu Tổng Bí thư khóa XII, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư khóa XIII.

Nhiều khả năng Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ tiếp tục được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị trong tương lai gần, trong vai trò Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Từ Hà Nội, hôm 19/02, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Đông Nam Á (Iseas, Singapore) đưa ra bình luận với BBC :

"Đây là một động thái khá bất ngờ, bởi vì trong danh sách nhân sự người ta dự kiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được sắp xếp để sẽ lên làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, mà bổ nhiệm như hôm nay sẽ làm xảy ra một khả năng khác.

"Đó là Đại tướng Lương Cường có thể sẽ ở lại vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vẫn phù hợp, bởi vì chức cụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam rất quan trọng, bởi vì như chúng ta biết rằng từ trước tới nay, chức vụ này không chỉ quan trọng trong quân đội Việt Nam, mà từ chức vụ này, người ta vẫn đưa người từ quân đội ra ngoài làm các việc của dân sự, việc của đảng.

"Cho nên nay từ quân đội, ông Nghĩa được đưa ra ngoài làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cũng là một bước không phải là không có tiền lệ, nhưng do với danh sách dự kiến trước đây, thì người ta thấy có bất ngờ một chút".

Nguồn : BBC, 20/02/2021

********************

Cuộc chiến giữa tướng Phan Văn Giang và tướng Lương Cường bao giờ mới ngã ngũ ?

Sau Đại hội 13, người ta thấy có 2 khuôn mặt quân đội được xướng tên trong 18 nhân vật trúng cử vào Bộ Chính trị. Đây là một tiền lệ hiếm có, tình trạng 2 hổ nhốt chung một chuồng như thế này rất dễ xảy ra cuộc chiến giành lấy vị trí số một.

bct7

Hai đại tướng Phan Văn Giang và Lương Cường

Hiện nay ông Phan Văn Giang đang là tổng tham mưu trưởng và ông Lương Cường chủ nhiệm tổng cục chính trị. Hai ông này đang tranh nhau chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầy quyền lực nhưng cho tới nay tin rò rỉ cho biết, cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ. Chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn đang bỏ ngỏ chứ chưa ai thực sự sở hữu nó. Tuy nhiên ông Ngô Xuân Lịch thì chắc chắn rút lui sau khi chính phủ mới chính thức được quốc hội khóa 15 thông qua.

Nếu nói về cấp bậc quân hàm thì ông Phan Văn Giang chỉ mới có thượng tướng thấp hơn ông Lương Cường một bậc. Tuy nhiên về tư cách trong Bộ Chính trị thì hai ông này ngang nhau, vì vậy chưa thể khẳng định ai mạnh hơn ai trong sự cạnh tranh tay đôi như thế này.

Đáng chú ý là cả ông Phan Văn Giang và ông Lương Cường đều tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Tuy nhiên sau đó mỗi người rẽ mỗi nhánh khác nhau tiến thân. Ông Lương Cường đi theo nhánh chính trị quân đội, Phan Văn Giang đi theo nhánh quân sự quân đội. Người làm chính uỷ, người làm tư lệnh.

Cũng trong năm 2016, 2 người này tiến tới nất thang gần với nất trên cùng nhất. Ông Lương Cường làm chủ nhiệm tổng cục chính trị, còn ông Phan Văn Giang thì làm tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam.

Ông Lương Cường sinh năm 1957 nhập ngũ năm 1975. Ông Phan Văn Giang thì sinh muộn hơn 3 năm và nhập ngũ cũng muộn hơn 3 năm nên mới có chuyện ông Lương Cường được thăng hàm đại tướng còn ông Phan Văn Giang chỉ mới thượng tướng. Hai người nay đang kèn cựa nhau, kẻ tám lạng người nửa cân.

Trong quá khứ cũng từng có trường hợp "nhiều hổ một chuồng" như bây giờ.

Ở đại hội 7 và đại hội 8 từ năm 1991-2001, trong Bộ Chính trị cũng chứng kiến trong Bộ Quốc phòng có đến 2 người vào Ủy Viên Bộ Chính trị như thế. Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành trung ương khóa VII (tháng 1-1994), ông Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ Chính trị. Ông Phiêu lúc đó đang là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1991. Trong khi đó ông Đoàn Khuê đã là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội 7 năm 1991. Và cũng đã xảy ra trường hợp tranh nhau để tiến xa hơn trong Bộ Chính trị mà cụ thể là các vị trí tứ trụ. Năm 1996, xảy ra vụ án của ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hà Phan, người mất chức Thường trực Ban Bí thư và bị khai trừ và ông Lê Khả Phiêu được xem như là trường hợp bổ khuyết trong Bộ Chính trị.

Sang Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 tháng 6/1996, cả hai ông Đoàn Khuê và Lê Khả Phiêu tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.

Lúc này ông Phiêu được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phạm Văn Trà, cũng được bầu vào Bộ Chính trị.

Như vậy, ở khóa 8 có ba thành viên quân đội ở trong Bộ Chính trị, tuy ông Phiêu sau đó được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị. Đây là bước chuẩn bị để ông Phạm Văn Trà thay thế Đoàn Khuê vì ông Đoàn Khuê đang bị bệnh và dự tính cuối 1997 nghỉ hưu.

Cũng tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương họp từ ngày 22 đến ngày 29/12/1997, ông Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư cho ông Lê Khả Phiêu đồng thời bầu ông Phạm Thanh Ngân, đang là phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào Bộ Chính trị.

Ông Phạm Thanh Ngân sau đó được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho tới năm 2001.

Dấu hiệu tranh giành trong quân đội bắt đầu nổi lên ?

Như vậy là giai đoạn 1991-2001 có có lúc Bộ Quốc phòng có 2 hoặc 3 thành viên trong Bộ Chính trị. Điều đáng nói là Lê Khả Phiêu tuy là cấp hàm thượng tướng nhưng ông từ bỏ binh nghiệp và nhắm tới chiếc ghế tổng bí thư.

Và hiện nay Bộ Quốc phòng cũng có ông tướng Phan Văn Giang và Lương Cường có mặt trong Bộ Chính trị khóa 13 năm 2021. Chuyện tranh ngôi đoạt vị giữa hai người này vì vậy mà càng ngày càng trở nên gay cấn.

Hiện nay chức bộ trưởng bộ quốc phòng sẽ kiêm phó chủ tịch quân ủy trung ương, tức là phó trực tiếp cho ông Nguyễn Phú Trọng về mặt đảng. Nếu được gần ông Trọng và ông hỗ trợ để cất nhắc thì việc tiến vòa tứ trụ là không khó khăn gì.

Trước đây việc đã xảy ra hiện tượng ông Đoàn Khuê ém bệnh quyết giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng để loại Phạm Văn Trà nhưng cuối cùng ông tính không bằng trời tính. Cuối năm 1997, ông Đoàn Khuê bị buộc phải rời ghế bộ trưởng bộ quốc phòng bệnh đã quá nặng. Cuối cùng Phạm Văn Trà vẫn có được chức vụ cao nhất trong nghề binh nghiệp.

Hiện nay thì giữa ông Phan Văn Giang và Lương Cường đang đấu nhau để giành vị trí bộ trưởng. Không biết ông nào thắng vì cho đến giờ chưa có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghiêng về ai. Chức này giao cho ai mà giành được sự tín nhiệm của chủ tịch quân ủy Trung Ương Nguyễn Phú Trọng.

Văn kiện đại hội đảng khóa 13 của Đảng cộng sản Việt Nam xác định một điểm mới là xây dựng quân đội cần một số quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại chứ không phải chỉ từng bước hiện đại như trước kia. Đây được xem như là tiêu chuẩn để xét người nào có năng lực xây dựng quân đội tốt hơn để mà bầu chọn. Tuy nhiên việc đánh giá ưu khuyết của mỗi ông thì còn nhiều cảm tính chứ chưa chắc gì công tâm khi bà trong Bộ Chính trị lúc nào cũng kéo bè kết cánh đấu đá nhau.

Phan Văn Giang đang tạm thời chiếm ưu thế ?

Nếu xét về khía cạnh thực hiện chủ trương hiện đại hóa gấp một số binh chủng, quân chủng thì ông Phan Văn Giang có ưu thế hơn, ông tốt nghiệp trường tăng thiết giáp với số điểm cao nhất khóa ông học thời đó. Trước khi làm thứ trưởng, ông Giang là tư lệnh quân khu 1, đơn vị đóng quân ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Như vậy việc chỉ đạo viết ra điều kiện ấy có vẻ như ông Trọng đã học cách chọn rể của vua Hùng thứ 18 khi ra lễ vật ưu ái Sơn Tinh hơn thủy tinh chăng ? Cũng có thể là như vậy, vì ông Nguyễn Phú Trọng vốn là con người khéo léo.

Báo Quân đội Nhân dân là tờ báo của quân đội nhưng nó vẫn đang chịu sự điều khiển của Ban Tuyên Giáo. Vì vậy khi tờ báo này đăng những gì liên quan đến quân đội thì không những nó thể hiện ý muốn của Bộ Quốc phòng mà nó còn thể hiện dụng ý của ông Nguyễn Phú Trọng. Vào báo tháng 11 năm 2020 trên báo Quân đội Nhân Dân có bài viết với tiêu đề "Hiện đại hóa quân đội mang tính chiến lược". Bài báo cho biết dự thảo báo cáo chính trị của trung ương 12 báo cáo Đại hội 13 có nhận định : "Tình hình biển Đông tiềm ẩn nguy cơ khó lường, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ còn cam go và phức tạp… dẫn đến phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội".

bct8

Ông Phan Văn Giang có chút ưu thế hơn ông Lương Cường trong cuộc chạy đua giành chiếc ghế bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Như vậy nếu đem Phan Văn Giang và Lương Cường đưa lên bàn cân theo tiêu chuẩn này thì cán cân đang nghiêng về phía ông Phan Văn Giang hơn là ông Lương Cường. Với trình độ chính trị, ông Cường chuyển sang ban bí thư trung ương đảng khóa 13 phù hợp hơn, tuy nhiên với sự bổ nhiệm ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa làm trưởng ban tuyên giáo thì ông Lương Cường không có khả năng chen chân vào ban này thêm nữa.

Nếu ông Phan Văn Giang, một người đã trực tiếp chiến đấu ở biên giới phía Bắc và tư lệnh quân khu trấn giữ một vùng biên giới phía Bắc, một người có học hành thực tế với vũ khí hạng nặng, ông ta được chọn làm bộ trưởng quốc phòng cũng sẽ được dư luận đồng tình hơn ông Lương Cường.

Cuộc chiến bao giờ ngã ngũ ?

Trước sau gì chuyện này cũng phải chốt, hạn chót là trước bầu cử quốc hội khóa 15 diễn ra vào ngày 23/5/2021 để sau đó ông Phạm Minh Chính chốt danh sách trình quốc hội duyệt mang tính thủ tục vào khoảng tháng 6/2021. Như vậy ông Phan Văn Giang và ông Lương Cường còn khoảng 3 tháng nữa vận động hành lang, mà đặc biệt là lấy lòng ông Trọng thì sẽ được cất nhắc vào chiếc ghế quyền lực nhất quân đội này.

Hôm ngày 20/2, tờ Tiền Phong tường thuật rằng "được sự ủy quyền của Đại Tướng Ngô Xuân Lịch", ông Phan Văn Giang chủ trì hai buổi làm việc quan trọng với Tổng Cục Chính Trị và Tổng Cục Hậu Cần. Điều này mang ý nghĩa là ông Phan Văn Giang đang dần thay thế ông Ngô Xuân Lịch, đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ông Trọng đang có cảm tình với Phan Văn Giang hơn ông Lương Cường.

Theo cũng theo tờ báo Tiền Phong, ông Giang chỉ đạo Tổng Cục Chính Trị "sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, bảo vệ an ninh chính trị, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh…"

Đáng lưu ý, trong số những giới chức quân đội ngồi nghe ông Giang chỉ đạo có cả ông Lương Cường, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và là người được cho là cạnh tranh với ông Giang trong cuộc đua giành ghế bộ trưởng Quốc Phòng.

Cũng theo bản tin nêu trên, trong cuộc họp còn lại, ông Giang đã ra lệnh cho Tổng Cục Hậu Cần "tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới".

Dự kiến Trung ương đảng sẽ có một cuộc hợp trước khi bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Ngày giờ chưa định được nhưng nó xảy ra khoảng tháng 5 khi đó Bộ Chính trị sẽ chốt ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để cho quốc hội khóa 15 họp phiên đầu tiên bầu ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng và tiếp theo phê chuẩn chính thức ai làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Như vậy, chậm nhất là tháng năm tới đâu cuộc chiến giữa Phan Văn Giang và Lương Cường sẽ ngã ngũ.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 24/02/2021

*********************

Việt Nam : 'Hiếm có' khi hai tướng quân đội cùng trong Bộ Chính trị

BBC, 20/02/2021

Đại hội Đảng XIII năm 2021 chứng kiến lần đầu tiên từ rất lâu, hai lãnh đạo quân đội cùng một lúc được bầu vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.

bct9

Tướng Phan Văn Giang tại mội hội nghị ở Hà Nội tháng Ba năm 2018

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, được bầu vào trong danh sách 18 thành viên Bộ Chính trị khóa mới nhất.

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, sẽ nghỉ hưu.

Tại các Đại hội Đảng trước đây, theo truyền thống chỉ có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng mới vào Bộ Chính trị.

Ví dụ Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh là thành viên quân đội duy nhất ở trong Bộ Chính trị khóa X và XI.

Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà đại diện quân đội trong Bộ Chính trị khóa IX (2001-2006).

Giai đoạn ‘đặc biệt’ của khóa 7 (1991-1996) và khóa 8 (1996-2001)

Thời kỳ 1991-2001 chứng kiến việc số thành viên quân đội trong Bộ Chính trị vượt quá con số 1.

Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành trung ương khóa VII (tháng 1-1994), ông Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ Chính trị.

Ông Phiêu lúc đó đang là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1991.

Khi đó Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê đã là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội 7 năm 1991.

Năm 1996, xảy ra vụ án của ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hà Phan, người mất chức Thường trực Ban Bí thư và bị khai trừ.

Sang Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 tháng 6/1996, cả hai ông Đoàn Khuê và Lê Khả Phiêu tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.

bct10

Tướng Lương Cường thăm Ấn Độ năm 2017

Lúc này ông Phiêu được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phạm Văn Trà, cũng được bầu vào Bộ Chính trị lúc này.

Như vậy, ở khóa 8 này, có ba thành viên quân đội ở trong Bộ Chính trị, tuy ông Phiêu sau đó được phân công làm Thường trực Bộ Chính trị.

Cuối năm 1997, xảy ra biến động khi Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê ốm, phải nghỉ hưu, để ông Phạm Văn Trà thay thế vào tháng 12 năm 1997.

Cũng tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương họp từ ngày 22 đến ngày 29/12/1997, ông Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư, thay thế bằng ông Lê Khả Phiêu.

Ban chấp hành trung ương Đảng suy tôn ba ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt làm Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng.

Tại hội nghị này, một thành viên quân đội nữa, Phạm Thanh Ngân, đang là phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, cùng các ông Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn và Nguyễn Phú Trọng.

Ông Phạm Thanh Ngân sau đó được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho tới năm 2001.

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1991-2001 có nhiều thành viên quân đội được bầu vào Bộ Chính trị vào lúc xảy ra nhiều biến động chính trị Việt Nam.

Từ 20 năm qua, từ Đại hội Đảng khóa 9 năm 2001 tới nay, chỉ có bộ trưởng quốc phòng được bầu vào Bộ Chính trị.

Như thế, việc hai vị tướng Phan Văn Giang và Lương Cường có mặt trong Bộ Chính trị khóa 13 năm 2021 là một diễn tiến thú vị thời bình.

Nguồn : BBC, 20/02/2021


Additional Info

  • Author Nguyễn Duy, Lan Anh, BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Giơ tay xử tử Hồ Duy Hải, bao che tội ác tại Đồng Tâm – Nguyễn Hòa Bình nhận ghế Bộ Chính trị

Trong danh sách Bộ Chính trị và Ban bí thư khóa XIII, công bố hôm 31/1/2021, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình được một ghế vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

nhb1

Ông Nguyễn Hòa Bình là Chánh án tòa tối cao đã tuyên xử y án tử hình Hồ Duy Hải trong phiên tòa Giám đốc thẩm hồi năm ngoái

Đây là ông chánh án đã chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải hồi tháng Năm năm ngoái, vụ án mà gia đình phải kêu oan ròng rã 12 năm.

Tại phiên giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các luật sư chỉ ra.

Đến ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình còn khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự", rằng ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Khi đó một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út, cho rằng nói không có án oan là nói theo kiểu chủ quan của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao :

"Nếu nói nhiệm kỳ qua của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì tôi thấy có ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, hai vợ chồng đều bị oan.

Ngành tòa án phải xin lỗi, và vừa rồi phải tạm ứng tiền bồi thường, và đang trong quá trình giám định thiệt hại, thương lượng bồi thường, đó là việc tôi biết và có trực tiếp tham gia trong việc bồi thường án oan này.

Như vậy nói không có án oan là không đúng, tại vì việc minh oan cho ông Võ, bà Thưởng là cách đây 2 năm. Cách đây 2 năm thì nó rơi trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Hòa Bình.

Do đó đây là câu nói mang tính báo cáo mà không trung thực".

Việc ông Nguyễn Hòa Bình lọt vào Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng XIII khiến nhiều người quan tâm cảm thấy bất bình.

Đối với tiến sĩ Mạc Văn Trang, người thường có những bài viết về các vấn đề chính trị và xã hội ở Việt Nam, vụ xử Hồ Duy Hải bị dư luận chỉ trích, thậm chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cả chủ nhiệm Ban Pháp Luật Quốc Hội cũng phải lên tiếng, nhưng người thụ lý cao nhất thì phủ nhận và nay lọt vào Bộ Chính trị thì quả là khó hiểu :

"Tôi thấy kinh ngạc và thực sự không hiểu nỗi, bởi vì điều này thể hiện cái gì đó trái với lòng dân, trái với cơ quan lập pháp là Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội, trái với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Ông chánh án Nguyễn Hòa Bình từng đóng vai công an, sau đó sang Viện Kiểm sát rồi cuối cùng sang Tòa án, vụ án Hồ Duy Hải trong tay ông rất nhiều bí ẩn không hiểu được.

Nhưng mà ý Đảng thì chịu, đó là sự sắp xếp của Ban Tổ chức Trung ương và quan hệ bên trong mình không thể nào hiểu được. Người ta có công khai đâu, dân không biết dân không bàn thì làm sao hiểu được những bí ẩn đó".

Trao đổi qua điện thư với RFA, nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ cộng sản Hồ Chí Minh, hiện là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nhận định vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm trụ lại chức vụ cao nhất bất chấp Điều lệ Đảng, thành thử phải chọn ông Nguyễn Hòa Bình là một thuộc cấp tham quyền cố vị như ông ta mà thôi. Đây là điểm tối cho ngành tư pháp Việt Nam những ngày tới :

"Xuất phát từ việc ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp Điều lệ Đảng, tức luật của Đảng, để giành quyền làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, thì việc mà tôi và rất nhiều người vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có quyền chỉ đạo việc cầm cân nẩy mực trong hai vụ án Đồng Tâm, Hồ Duy Hải với quá nhiều tai tiếng về tố tụng, điều tra, xét xử... lại được trúng cử vào Bộ Chính trị và sẽ đảm nhiệm trọng trách Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của Đảng đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, vậy thì "Luật của dân, do dân, vì dân" là luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền.

Cho nên sắp tới đây bản án bất minh bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc sẽ là y án và sẽ được thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ".

nhb2

Ông Nguyễn Hòa Bình từng là Công an rồi Kiểm sát viên trước khi trở thanh Chánh án tối cao

Vụ án Đồng Tâm được nói đến liên quan đến tranh chấp đất đai và chính quyền Hà Nội dẫn đến vụ tấn công của công an vào Đồng Tâm vào đầu năm ngoái khiến 4 người thiệt mạng.

29 người dân làng bị tòa án kết án tù treo đến chung thân và tử hình với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ. Vụ án bị quốc tế lên án vì có nhiều khuất tất.

Ông Nguyễn Hòa Bình bị dư luận chỉ trích về vụ án Hồ Duy Hải, nhưng đó là dư luận của các tổ chức xã hội dân sự bị Đảng cộng sản xem là thế lực thù địch, là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam :

"Vì thế họ không nghe đâu ! Tuy ông Bình bị chất vấn ở Quốc Hội nhưng ông đã chống chế và Quốc Hội cũng tạm cho qua. 

Hơn nữa việc làm của ông Bình đã được ông Trọng khuyến khích. Cơ bản việc ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn vì cùng phe nhóm.

Cộng sản, và đặc biệt là ông Trọng, huênh hoang rằng cần chọn người có đức có tài, nhưng thực chất họ chủ yếu chọn người cùng phe cánh và chia chác quyền lực giữa các nhóm lợi ích.

Đường lối, cách thức chọn cán bộ của họ có nhiều điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học nên rất khó chọn được người có thực tài, trung thực và liêm khiết.

Ông Trọng rất muốn dựa vào công an và tòa án để đàn áp, để triệt hạ những người bất đồng chính kiến có phẩm chất cao thượng, vì thế cần dùng những kẻ dám chà đạp công lý, pháp luật, dám bất chấp dư luận của dân".

nhb3

Ông Lê Đình Kình, người được dân Đồng Tâm hết mực tôn kính đã bị Bộ Công an hạ sát bằng súng giảm thanh ngày tại giường ngủ vào rạng sáng ngày 9/1/2020

Vì đã dẫm đạp lên Điều lệ Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng, thì chọn cán bộ bị dư luận chỉ trích vào Bộ Chính trị cũng là việc chẳng kiêng dè, nhưng nó báo hiệu sự mạt vận đang tới gần, đó là phần kết luận của Giáo sư Nguyễn Đình Cống.

Thường theo dõi tình hình thế sự trong nước, phóng viên Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức, nói rằng Hà Nội thường tự nhận mình là Nhà nước pháp quyền với đầy đủ hành pháp, lập pháp, tư pháp, thế nhưng chọn một ông chánh án tắc trách và quyết đoán vào Bộ Chính trị khóa mới là thông điệp cứng rắn cho bất cứ ai dám chống lại án lệnh hay phán quyết của tòa do chính phủ chỉ đạo :

"Người như vậy không đủ khả năng đạo đức cũng như nhận thức về mặt Nhà nước pháp quyền.

Người dân không thể có cách nào kêu oan hay được xét xử một cách công minh, bởi vì đảng trực tiếp chỉ đạo những vụ án trọng điểm để loại bỏ đối lập, loại bỏ bất đồng hay bất lợi cho đảng.

Có nghĩa là Đảng cộng sản Việt Nam cần những con người như ông ta, tiếp tục sử dụng sự vô pháp, tiếp tục đàn áp, loại bỏ bất đồng, bất lợi hoặc những thứ mà đảng không muốn có trong thời gian tới".

Đảng chọn ai là tiêu chí riêng của họ, dân có chọn đâu mà được quyền thắc mắc, là lý giải của blogger, tiến sĩ bỏ đảng Đinh Đức Long.

Chọn một người không phải cứ theo cộng sản nói đủ tiêu chuẩn là đủ mà còn những yếu tố khác :

"Tôi xin nhắc lại một câu nói của ông Hồ Chí Minh. Năm 1946 chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trong ấy có cả vua Bảo Đại.

Nhiều quan lại, nhiều bộ trưởng của chính phủ Trần Trọng Kim cũng tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh.

Khi đó các cán bộ nhân dân theo chủ thuyết cộng sản thắc mắc tại sao những người như thế mà được giữ những chức vụ cao trong chính phủ.

Ông Hồ Chí Minh đã nói câu này "Phân có dơ không, dùng phân mà bón ruộng thì các chú có dùng không".

"Trở lại vấn đề ông Nguyễn Hòa Bình cũng thế thôi, có thể ông ấy làm mất lòng dân, làm mất lòng một số người trong Viện Kiểm sát Nhân Dân chẳng hạn, nhưng ông lại có lợi cho một phe nhóm nào đó, lợi cho mục đích nào đó thì người ta vẫn đưa vào".

Từ điểm này, tiến sĩ Đinh Đức Long nêu tiếp thí dụ về việc lưu giữ hai viên chức trong nhiệm kỳ khóa XII là ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng :

"Ai chẳng biết ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng là quân của ông (nguyên Thủ tướng) Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng mà rồi từng bước người ta loại ra hết.

Trở lại chính phủ liên hiệp của ông Hồ Chí Minh, khi lên nắm quyền chủ tịch nước, chủ tịch đảng, thậm chí bộ trưởng ngoại giao nữa thì ông loại dần và và đưa người của ông vào".

Ông Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng là những cựu quan chức cấp cao trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá trước nhưng đã bị kỷ luật và bị tuyên án tù sau đó vì những sai phạm trong quản lý.

Đó là chính trị của một đất nước cộng sản như Việt Nam tới giờ phút này, blogger Đinh Đức Long giải thích tiếp, vì thế hãy xem chuyện cho ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị có thể ít nhiều phản ảnh cái tiêu chí, cái kế hoạch dùng người không bao giờ rõ ràng, không bao giờ minh bạch của Hà Nội trước nay.

Hải Yến (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 08/02/2021

**********************

Khi người không nhận đã xử án oan lọt vào Bộ Chính trị

Thanh Trúc, RFA, 05/02/2021

Trong danh sách Bộ Chính trị và Ban bí thư khóa XIII, công bố hôm 31/1/2021, chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình được một ghế vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

thb1

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, vào ngày 12/1/2021. quochoi.vn

Đây là ông chánh án đã chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải hồi tháng 5 năm ngoái, vụ án mà gia đình phải kêu oan ròng rã 12 năm.

Tại phiên giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các luật sư chỉ ra.

Đến ngày 12/1/2021, khi báo cáo về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình còn khẳng định "Trong nhiệm kỳ không xảy ra án oan hình sự", rằng ‘Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội’.

Khi đó một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Công Út, cho rằng nói không có án oan là nói theo kiểu chủ quan của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao :

"Nếu nói nhiệm kỳ qua của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình thì tôi thấy có ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng ở huyện Tuy Đức, hai vợ chồng đều bị oan. Ngành tòa án phải xin lỗi, và vừa rồi phải tạm ứng tiền bồi thường, và đang trong quá trình giám định thiệt hại, thương lượng bồi thường, đó là việc tôi biết và có trực tiếp tham gia trong việc bồi thường án oan này.

Như vậy nói không có án oan là không đúng, tại vì việc minh oan cho ông Võ, bà Thưởng là cách đây 2 năm. Cách đây 2 năm thì nó rơi trong nhiệm kỳ của ông Nguyễn Hòa Bình. Do đó đây là câu nói mang tính báo cáo mà không trung thực".

thb2

Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là tử tù Hồ Duy Hải

Việc ông Nguyễn Hòa Bình lọt vào Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng XIII khiến nhiều người quan tâm cảm thấy bất bình. Đối với tiến sĩ Mạc Văn Trang, người thường có những bài viết về các vấn đề chính trị và xã hội ở Việt Nam, vụ xử Hồ Duy Hải bị dư luận chỉ trích, thậm chí Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cả chủ nhiệm Ban Pháp luật Quốc hội cũng phải lên tiếng, nhưng người thụ lý cao nhất thì phủ nhận và nay lọt vào Bộ Chính trị thì quả là khó hiểu :

"Tôi thấy kinh ngạc và thực sự không hiểu nỗi, bởi vì điều này thể hiện cái gì đó trái với lòng dân, trái với cơ quan lập pháp là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trái với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Ông chánh án Nguyễn Hòa Bình từng đóng vai công an, sau đó sang Viện Kiểm Sát rồi cuối cùng sang tòa án, vụ án Hồ Duy Hải trong tay ông rất nhiều bí ẩn không hiểu được.

Nhưng mà ý Đảng thì chịu, đó là sự sắp xếp của Ban Tổ chức Trung ương và quan hệ bên trong mình không thể nào hiểu được. Người ta có công khai đâu, dân không biết dân không bàn thì làm sao hiểu được những bí ẩn đó".

Trao đổi qua điện thư với RFA, nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng thuộc Đảng bộ cộng sản Hồ Chí Minh, hiện là thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nhận định vì ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm trụ lại chức vụ cao nhất bất chấp Điều lệ Đảng, thành thử phải chọn ông Nguyễn Hòa Bình là một thuộc cấp tham quyền cố vị như ông ta mà thôi. Đây là điểm tối cho ngành tư pháp Việt Nam những ngày tới : 

"Xuất phát từ việc ông Nguyễn Phú Trọng bất chấp Điều lệ Đảng, tức luật của Đảng, để giành quyền làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, thì việc mà tôi và rất nhiều người vô cùng ngạc nhiên là ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người có quyền chỉ đạo việc cầm cân nẩy mực trong hai vụ án Đồng Tâm, Hồ Duy Hải với quá nhiều tai tiếng về tố tụng, điều tra, xét xử... lại được trúng cử vào Bộ Chính trị và sẽ đảm nhiệm trọng trách Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Điều ngạc nhiên được giải đáp bởi "Luật của Đảng" đã bị chính người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm, vậy thì "Luật của dân, do dân, vì dân" là luật chỉ để cai trị dân, để tùy tiện xét xử dân theo quyền và lợi ích của nhà cầm quyền. Cho nên sắp tới đây bản án bất minh bất chính về Hồ Duy Hải và dân làng Đồng Tâm chắc sẽ là y án và sẽ được thực thi, còn ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Hòa Bình vẫn nghiễm nhiên ngồi trên danh vọng và bất chấp luật lệ".

thb3

29 người dân Đồng Tâm bị xét xử ở tòa án ở Hà Nội hôm 14/9/2020. AFP

Vụ án Đồng Tâm được nói đến liên quan đến tranh chấp đất đai và chính quyền Hà Nội dẫn đến vụ tấn công của công an vào Đồng Tâm vào đầu năm ngoái khiến 4 người thiệt mạng. 29 người dân làng bị tòa án kết án tù treo đến chung thân và tử hình với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ. Vụ án bị quốc tế lên án vì có nhiều khuất tất.

Ông Nguyễn Hòa Bình bị dư luận chỉ trích về vụ án Hồ Duy Hải, nhưng đó là dư luận của các tổ chức xã hội dân sự bị đảng Cộng sản xem là thế lực thù địch, là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam :

"Vì thế họ không nghe đâu ! Tuy ông Bình bị chất vấn ở Quốc hội nhưng ông đã chống chế và Quốc hội cũng tạm cho qua. Hơn nữa việc làm của ông Bình đã được ông Trọng khuyến khích. Cơ bản việc ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn vì cùng phe nhóm.

Cộng sản, và đặc biệt là ông Trọng, huênh hoang rằng cần chọn người có đức có tài, nhưng thực chất họ chủ yếu chọn người cùng phe cánh và chia chác quyền lực giữa các nhóm lợi ích. Đường lối, cách thức chọn cán bộ của họ có nhiều điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học nên rất khó chọn được người có thực tài, trung thực và liêm khiết. Ông Trọng rất muốn dựa vào công an và tòa án để đàn áp, để triệt hạ những người bất đồng chính kiến có phẩm chất cao thượng, vì thế cần dùng những kẻ dám chà đạp công lý, pháp luật, dám bất chấp dư luận của dân".

Vì đã dẫm đạp lên Điều lệ Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng, thì chọn cán bộ bị dư luận chỉ trích vào Bộ Chính trị cũng là việc chẳng kiêng dè, nhưng nó báo hiệu sự mạt vận đang tới gần, là phần kết luận của Giáo sư Nguyễn Đình Cống.

Thường theo dõi tình hình thế sự trong nước, phóng viên Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức, nói rằng Hà Nội thường tự nhận mình là Nhà Nước Pháp Quyền với đầy đủ hành pháp, lập pháp, tư pháp, thế nhưng chọn một ông chánh án tắc trách và quyết đoán vào Bộ Chính trị khóa mới là thông điệp cứng rắn cho bất cứ ai dám chống lại án lệnh hay phán quyết của tòa do chính phủ chỉ đạo :

"Người như vậy không đủ khả năng đạo đức cũng như nhận thức về mặt Nhà Nước pháp quyền. Người dân không thể có cách nào kêu oan hay được xét xử một cách công minh, bởi vì đảng trực tiếp chỉ đạo những vụ án trọng điểm để loại bỏ đối lập, loại bỏ bất đồng hay bất lợi cho đảng.

Có nghĩa là Đảng Cộng sản Việt Nam cần những con người như ông ta, tiếp tục sử dụng sự vô pháp, tiếp tục đàn áp, loại bỏ bất đồng, bất lợi hoặc những thứ mà đảng không muốn có trong thời gian tới".

Đảng chọn ai là tiêu chí riêng của họ, dân có chọn đâu mà được quyền thắc mắc, là lý giải của blogger, tiến sĩ bỏ đảng Đinh Đức Long. Chọn một người không phải cứ theo cộng sản nói đủ tiêu chuẩn là đủ mà còn những yếu tố khác :

"Tôi xin nhắc lại một câu nói của ông Hồ Chí Minh. Năm 1946 chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, trong ấy có cả vua Bảo Đại. Nhiều quan lại, nhiều bộ trưởng của chính phủ Trần Trọng Kim cũng tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh. Khi đó các cán bộ nhân dân theo chủ thuyết cộng sản thắc mắc tại sao những người như thế mà được giữ những chức vụ cao trong chính phủ. Ông Hồ Chí Minh đã nói câu này "Phân có dơ không, dùng phân mà bón ruộng thì các chú có dùng không".

Trở lại vấn đề ông Nguyễn Hòa Bình cũng thế thôi, có thể ông ấy làm mất lòng dân, làm mất lòng một số người trong Viện Kiểm Sát Nhân Dân chẳng hạn, nhưng ông lại có lợi cho một phe nhóm nào đó, lợi cho mục đích nào đó thì người ta vẫn đưa vào". 

Từ điểm này, tiến sĩ Đinh Đức Long nêu tiếp thí dụ về việc lưu giữ hai viên chức trong nhiệm kỳ khóa XII là ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng :

"Ai chẳng biết ông Đinh La Thăng và ông Vũ Huy Hoàng là quân của ông (nguyên Thủ tướng) Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng mà rồi từng bước người ta loại ra hết. Trở lại chính phủ liên hiệp của ông Hồ Chí Minh, khi lên nắm quyền chủ tịch nước, chủ tịch đảng, thậm chí bộ trưởng ngoại giao nữa thì ông loại dần và và đưa người của ông vào".

Ông Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng là những cựu quan chức cấp cao trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước nhưng đã bị kỷ luật và bị tuyên án tù sau đó vì những sai phạm trong quản lý.

Đó là chính trị của một đất nước cộng sản như Việt Nam tới giờ phút này, blogger Đinh Đức Long giải thích tiếp, vì thế hãy xem chuyện cho ông Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị có thể ít nhiều phản ảnh cái tiêu chí, cái kế hoạch dùng người không bao giờ rõ ràng, không bao giờ minh bạch của Hà Nội trước nay.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 05/02/2021

Additional Info

  • Author Hải Yến, Thanh Trúc
Published in Diễn đàn

5 năm tới cũng vẫn thế thôi

Phạm Trần, 03/02/2021

Ai có khả năng đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông ?

Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, kết thúc ngày 01/02/2021, đã tái bầu ông Nguyễn Phú Trọng, 77 tuổi, tự nhận "không được khỏe lắm" tiếp tục ngồi ghế Tổng bí thư để kiểm soát quyền lực. Điều này cho thấy đang có khủng hoảng lãnh đạo ở Việt Nam.

bct3

Ông Nguyễn Phú Trọng, 77 tuổi, tự nhận "không được khỏe lắm" đã được tái bầu vào chức Tổng bí thư lần thứ ba để tiếp tục lãnh đạo Đảng cộng sản.

Ông Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại Hà Nội, đã làm Tổng bí thư 2 nhiệm kỳ XI và XII. Theo quy định của Điều 17 Điều lệ đảng thì ông không đủ điều kiện để ngồi lại. Điều này viết : "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".

Nhưng vì ông được Đại hội đảng XIII liệt vào hàng "trường hợp đặc biệt" nên được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương XIII, Bộ Chính trị và Tổng bí thư dù đã quá tuổi 65.
Ông Trọng đã được đặc miễn tuổi để ở lại lần thứ nhất tại Đại hội đảng XII năm 2016, khi ông 72 tuổi.

Người thứ hai, cũng được Trung ương XIII liệt vào "trường hợp đặc biệt" ở lại dù quá tuổi là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20 tháng 07 năm 1954 (67 tuổi). Ông Phúc được đứng thứ hai, sau ông Trọng, trong danh sách 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.

Vi phạm điều lệ ?

Sự kiện ông Trọng làm Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 được thông báo như thế này :

"Sau 8 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bế mạc sáng 1/2. Ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Đoàn Thứ ký, đọc toàn văn dự thảo Nghị quyết Đại hội và các đại biểu đã nhất trí thông qua Nghị quyết.

Nghị quyết nêu Đại hội đồng ý không sửa đổi điều lệ Đảng hiện hành, giao Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh thông qua các quy định hướng dẫn của Trung ương.

Đại hội đồng ý ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tái cử Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XIII, để bầu giữ chức Tổng bí thư khóa mới" (Vietnam Express, 1/2/021).

Nội dung Thông báo không cho biết lý do ông Nguyễn Phú Trọng được đặc cách bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba và do ai đề cử. Sự kiện này, ở các nước dân chủ phương Tây có thể bị báo chí phê bình chế giễu vì Đảng cộng sản  đã tự ý quyết định phi nguyên tắc và vi phạm Điều 17 của Điều lệ đảng.

Có một số người giải thích tùy tiện rằng vì ông Trọng ở trong "trường hợp đặc biệt" nên "cũng được đặc biệt giữ chức Tổng bí thư". Nhưng đây là một tiền lệ tự phá rào xấu cho lớp lãnh đạo sau ông Trọng.

Phản ảnh về việc này, ông Nguyễn Phú Trọng nói với báo chí tại Hà Nội ngày 1/2/2021 :

"Cảm ơn các anh chị đã chúc mừng tôi trúng cử Tổng bí thư, không biết chúc mừng hay chúc lo. Lo nhiều hơn. Còn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp chưa lường trước được.

Chúc mừng sức khỏe, đúng là cái này là nhân tố quyết định để làm việc. Tôi cũng không được khỏe lắm, tuổi đã cao rồi. Tôi đã xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên phải chấp hành. Tôi cố gắng hết sức, nhưng làm được hay không phải là tập thể, là đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhất trí đồng lòng" (Pháp Luật online, 01/02/2021).

Ông Trọng nói khiêm tốn và ngọt như mía lụi Hậu Giang (miền Nam Việt Nam), nhưng biết đâu, cũng là mật ngọt chết ruồi thì sao ? Nghe nói từ Hà Nội rằng ông cũng muốn nghỉ thật, nhưng vì quân bài tẩy của ông là ông Trần Quốc Vượng, 68 tuổi, Bí thư thường trực Trung ương khóa XII, chưa đủ chín trong lý luận Mác-Lênin và còn ít kinh nghiệm hành pháp nên không được lòng một bộ phận then chốt trong cuộc thăm dò tiền Đại hội. Do đó ông Trọng phải cứu nguy, không để lọt chức Tổng bí thư vào tay phe khác, nhất là những đối tượng có ý đồ muốn đổi mới chính trị, làm mất độc quyền cai trị của đảng.

Nhưng cũng bất ngờ là đến tối ngày 30/1, khi Đại hội XIII công bố kết quả bầu cử và danh sách 200 người trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết thì không thấy có tên ông Vượng. Nhiều người tá hỏa và thắc mắc nguyên nhân, vì ông Vượng vẫn khỏe mạnh.

Chỉ thấy báo Đảng bổ túc :

"Cùng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 6 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm các ông, bà : Phạm Minh Chính (Trưởng ban Tổ chức Trung ương) ; Vương Đình Huệ (Bí thư Thành ủy Hà Nội) ; Võ Văn Thưởng (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) ; Phạm Bình Minh (Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) ; Tô Lâm (Bộ trưởng Công an) ; Trương Thị Mai (Trưởng ban Dân vận Trung ương)".

Từ Vượng tới Vịnh

Sự vắng mặt của ông Trần Quốc Vượng đã được Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và truyền thông cho chìm luôn. Cũng có người bảo vì ông Vượng không biết "mềm nắn rắn buông" nên mới ra nông nỗi.

Nhưng cũng rân ran tin rằng, trong thời kỳ giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao (2007-2011) và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016-2018), ông cũng có nhiều việc lảm "gây thù chuốc oán" nên khó tránh khỏi chuyện kẻ ưa người ghét.

Phản ảnh về chuyện kẻ ở người đi, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nói với báo chí :

"Đồng chí được, không được, đồng chí không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương có thảng thốt một chút, sau đó qua đi rất nhanh, không có gì nặng nề" (theo báo chí trong nước ngày 3/2/2021).

Do đó, mới có chuyện rỉ tai trong nội bộ rằng khi thấy gà nhà Trần Quốc Vượng bị Trung ương XIII loại không thương tiếc thì ông Nguyễn Phụ Trọng quyết định giữ cho bằng được chức Tổng bí thư để không bị rơi vào tay người khác mà ông không kiểm soát được.

Người thứ hai bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương XIII là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách ngoại giao, tình báo, công tác gìn giữ hòa bình.

Ông Vịnh, 64 tuổi, sinh ngày 15/05/1957 tại Hà Nội-- nguyên quán ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế --, còn giữ chức Thường vụ Quân ủy Trung ương từ năm 2016, và đã có mặt trong Ban Chấp hành Trung ương hai khóa đảng XI và XII. Ông nổi tiếng vì là con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, tên thật là Nguyễn Vịnh, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam trong thời gian chiến tranh. Tướng Thanh mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam.

Lý do ông Vịnh, người còn đủ tuổi đươc bầu, đã thất sủng cũng không được giải thích bởi Đảng ủy quân đội. Như vậy, giấc mộng trở thành Bộ trưởng Quốc phòng của ông Vịnh đã không cánh mà bay.

Vậy cuộc bầu bán khóa đảng XIII có ý nghĩa gì ?

Thứ nhất, nó phản ảnh tình trạng khủng hoảng lãnh đạo vì trong số 17 ủy viên Bộ Chính trị dưới trướng ông Nguyễn Phú Trọng, không ai có đủ bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo để kế thừa, nếu chẳng may ông Trọng gẫy cánh giữa đường.

Thứ hai, sau khi có tin ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải bằng lòng nhận chức làm Chủ tịch nước, sau khi vỡ mộng làm Tổng bí thư đảng thì tin ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, được đôn lên Thủ tướng, dường như để có quan hệ tốt với Trung Quốc, bị lộ. Ông Chính, khi giữ chức Bí thư Đảng ủy Quảng Ninh đã có những liên lạc mật thiết với phía Trung Quốc, cho đến khi bị nhân dân nổi lên vào năm 2020, chống kế hoạch thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn mà ông thai nghén để cho Trung Quốc hưởng lợi. Cuộc biểu tình chống đối của nhân dân từ Nam ra Bắc đã khiến hai dự án thành lập Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, Khánh Hòa và Phú Quốc, Kiên Giang cũng bị đình hoãn.

Ngưới sáng giá còn lại là ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội được nói sẽ giữ chức Chủ tịch quốc hội để có kinh nghiệm lập pháp, thì số người kế nhiệm ông Trọng càng co cụm lại. Ông Huệ là giáo sư, tiến sĩ kinh tế, một chuyên gia về tài chính, nhưng thiếu trình độ lý luận chính trị và học thuyết Mác-Lênin nên ông Trọng chưa hài lòng. Ông sinh ngày 15 tháng 3, 1957 (63 tuổi), tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, trong Bộ Chính trị XIII cũng còn hai người trẻ được chú ý lả ông Võ Văn Thưởng và Phạm Bình Minh.

Ông Võ Văn Thưởng là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, 51 tuổi, đứng hàng thứ 6 trong Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Thưởng, được nói là "con ngoại vi" của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nên dù sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương, vẫn ghi nguyên quán ở xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Trong khi lý lịch của ông Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, được ghi sinh năm 1922 tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, được xếp hạng 7 trong danh sách 18 người Bộ Chính trị XIII. Ông Minh sinh ngày
26 tháng 3 năm 1959 (61 tuổi) tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông Minh là con trai của cố ngoại trường Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, người từng bị phe lãnh đạo Trung Quốc, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Hồ Cẩm Đào, Vương Nghị ghi vào sổ đen vì có lập trường chống Tầu, sau Hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, năm 1990. Ông Phạm Bình Minh cũng từng bị Trung Quốc áp lực lãnh đạo Việt Nam không cho vào Bộ Chính trị cho đến Đại hội đảng XII, năm 2016.

Có tin nói ông Minh sẽ thôi làm Bộ trưởng Ngoại giao để làm Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội. Trong khi Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, sẽ làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nghỉ hưu.

Người thứ ba cũng có hy vọng thăng tiến là Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, đứng hàng thứ 16 trong Bộ Chính trị XII, nay lên vị trí thứ 9 trong khóa XIII. Ông Tô Lâm sinh ngày 10 tháng 7, 1957 (63 tuổi) tại Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Vắng bóng phụ nữ và người gốc miền Nam

Ngoài những trường hợp nêu trên, vấn đề phái nữ trong Bộ Chính trị XIII cũng khan hiếm, trừ trường hợp duy nhất của bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương, được xếp hạng 5 trong số 18 ủy viên. Bà được nâng lên số 13 trong Khóa đảng XII. Bà Mai sinh ngày 23/01/1958 ; quê quán xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Nhắc lại, trong Bộ Chính trị khóa XI và XII còn có hai bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội và bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch quốc hội.  Bà Ngân sinh ngày 12/4/1954, quê quán xã Xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà Phóng là người dân tộc Thái, sinh ngày 10/2/1954 tại Phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Cũng có một trường hợp khá lý thú là trong Bộ Chính trị kỳ XIII lần này có ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, được bầu làm Ủy viên chính thức của Trung ương đảng XIII ngày 30/1/2021 thì ngày hôm sau, 31/1/2021, ông được bầu thẳng vào Bộ Chính trị, đứng hàng thứ 17.

Ông có bằng tiến sĩ kinh tế, sinh ngày 4/4/1964, quê quán Đức Phổ, Quảng Ngãi. Có lẽ ông được đảng quan tâm vì là con của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người giữ cương vị này dài 8 năm, 273 ngày, kể từ ngày 14 tháng 9 năm 1997 cho đến ngày 14 tháng 6 năm 2006.

Cũng đặc biệt là trong 4 chức vụ lãnh đạo chủ chốt khóa đảng XIII, không có người gốc miền Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là hai Ủy viên Bộ Chính trị gốc Nam sau cùng kể từ năm 2016.

Ông Trọng hứa sẽ làm gì ?

Vế phía Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông tái khẳng định bốn việc :

1. Tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Đảng phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

3. Tiếp tục công tác chống lãng phí, tham nhũng. Ông nói : "Quyết tâm chống tham nhũng không dừng, không nghỉ, không kể người đó là ai, không có vùng cấm".

4. Ngăn chặn "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong đảng.

Trong Diễn văn bế mạc ngày 1/2/2021, ông Nguyễn Phú Trọng hứa :

"Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nguyện đoàn kết một lòng, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phát huy trí tuệ, đem hết sức mình cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ to lớn đã được Đại hội xác định".

Ai chống Tầu ở Biển Đông ?

Đó là điều ông Trọng hứa với dân, nhưng ông đã phớt lờ đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi nước này ban hành Luật hải cảnh cho phép tầu tuần tra bắn tầu, thuyền nước ngoải xâm nhập vùng biển mà Bắc Kinh tự nhận là của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi thực tế là những vùng biển, đảo đang tranh chấp, đặc biệt ở vùng Trường Sa là giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa Trung Quốc với Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.

Bằng chứng trong Diễn văn báo cáo trước Đại hội đảng, ông Trọng chỉ nói vắn tắt rằng : "Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp".

Trong khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội cũng quả quyết : "Kiên quyết, kiên trì, xử lý kịp thời, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là tình hình Biển Đông, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước".

Như vậy, có phải đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông không quan trọng bằng việc giữ đảng, hay ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ biết nói cho xong để khỏi bị lên án rằng ông đã quên mình là người Việt Nam ?

Phạm Trần

(04/02/2021)

*******************

Nhận xét sơ khởi về nhân sự mới của Đảng cộng sản Việt Nam

Nguyễn Mạnh Hùng, 03/02/2021

Lời giới thiệu : Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam kết thúc ngày 1/2/2021, một danh sách lãnh đạo mới của Bộ Chính trị gồm 18 người đã được công bố. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư hai khóa XI và XII đã được bầu giữ thêm nhiệm kỳ thứ ba, nhưng chức Chủ tịch nước vẫn bỏ ngỏ cho đến khi được Quốc hội mới vào tháng 5/2021 bầu. Thành phần Chính phủ mới cũng phải đợi vì Quốc hội là cơ quan bổ nhiệm Chủ tịch nước và chấp thuận danh sách nội các do Chủ tịch nước đề nghị.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc những "nhận xét sở khởi về thánh phần lãnh đạo mới trong Đảng cộng sản Việt Nam" của Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Phạm Trần

----------------------

bct1

Thành phần Bộ Chính trị khóa 13 Đảng cộng sản Việt Nam ngày 01/02/2021

"Môt cách khái quát, có bốn điều đáng để ý về Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13.

Thứ nhất, so với các đại hội trước, Đai hội 13 họp trong môt bầu không khí tương đôi bí mật và êm ả. Không có nhiều rò rỉ tin tức, không có những kiến nghị, không có thư ngỏ hay góp ý gửi lãnh đạo, và cũng ít có những chỉ trích, tô cáo và tranh chấp ôn ào qua phuơng tiện truyền thông xã hội. Điều này cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ được tình hình an ninh trong nước và thành công trong việc làm suy yếu lực lượng chống đối.

Thứ hai, cơ chế quyệt định ở thương tầng đã chuyển từ hình thức "nhất thể hóa" (gộp chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước thành một) để trở lại cơ chế "tứ trụ" gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch quốc hội. Cơ chế này tạo ra thế cân bằng quyền lực tương đối, đòi hỏi mặc cả và đồng thuận nhưng đồng thời cũng tạo ra khó khăn cho việc lấ quyết định nhanh, kín đáo, quyết liệt, và táo bạo. Vơi cơ chế này, việc cải tổ chính trị, thay đổi thể chế sẽ gặp hai trở ngại chính. Đó là sự cứng nhắc của ý thức hệ và thiếu vắng một người có đủ quyền lực và khả năng cải tổ chính trị môt cách dứt khoát như Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, Khrushchev và Gorbachev ở Nga Xô.

Thứ ba, trong danh sách tứ trụ lần này không có đại diện của miền Nam. Như vậy, nguyên tắc phân chia quyền lực dựa vào địa phương không còn được tôn trọng.

Thứ tư, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Đảng cho nhiệm kỳ 3 sau khi đã vượt qua hai "trường hợp đặc biệt", lần trước, năm 2016, về hạn tuổi, lần này, năm 2021, về giới hạn hai nhiệm kỳ. Điều này có nghĩa là hiện nay Tổng bí thư Trọng là người có nhiều thực quyền nhất và chưa thể thay thế được.

Mặt khác, người ta cũng thấy :

1. Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực ban Bí thư Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam và Phó Ban Chỉ đạo Trung ương, phòng, chống tham nhũng, người làm việc sát cánh với ông Trọng trong chiến dịch "đốt lò" đánh tham nhũng, và được coi như môt ứng cử viên sáng giá để kế vị ông Trọng ở chức Tổng bí thư Đảng, đã không đươc hưởng quy chế "trường hợp đăc biêt" về tuổi tác và bị loại khỏi danh sách của cả Bộ Chính trị lẫn ban Chấp hành Trung ương khóa 13.

Tổng bí thư Trọng, như vậy, đã thất bại trong việc tìm và gây dựng cho người thừa kế mình. Ở Trung Quốc, Đăng Tiểu Bình phải trải nghiệm qua hai đời Tổng bí thư (Hồ Diệu Bang và Triệu Tư Dương) mới tìm thấy Giang Trạch Dân. Ở Việt Nam, ông Trọng đã không gây dựng được cho Đinh Thế Huynh và Trần Đức Vượng. Liệu ông có tìm được người thứ 3 ?

2. Trong Bộ Chính Trị mới, ông Trọng đã cất nhắc được một số cộng sự viên thân tín hoặc đã từng làm việc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông ở trong Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng.

- Gốc phòng, chống tham nhũng gồm có các ủy viên Phạm Minh Chính, Võ văn Thưởng, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Trần Thanh Mẫn.

- Gốc tuyên giáo/lý luận trung ương có : Võ Văn Thưởng và Nguyễn Xuân Thắng.

- Gốc công an/nôi chính gồm : Phạm Minh Chính, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình.

- Gốc kinh tế có : Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng.

Nguyễn Mạnh Hùng

(03/02/2021)

Additional Info

  • Author Phạm Trần, Nguyễn Mạnh Hùng
Published in Diễn đàn

Đại hội XIII - Màn diễn không trọn vẹn

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 02/01/2021

Đại hội thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu từ 25/01/năm 2021 và kết thúc ngày 01/02/2021. Sau tám ngày làm việc, Đảng cộng sản Việt Nam đã trình ra toàn bộ [1] danh sách Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có 18 người nằm trong Bộ Chính trị.

bct1

Ảnh 18 ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng khóa 13

Theo thông tin rộng rãi trên các mặt báo, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn làm Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy vi phạm điều 17 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định Tổng bí thư không được giữ chức vụ này quá 2 lần liên tiếp nhưng tiền lệ này đã được tạo ra từ lâu, bởi ông Lê Duẩn.

Theo wikipedia, ông Duẩn là người nắm chức vụ Tổng bí thư dài nhất trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, từ 1960 đến 1986. Vị chi là 25 năm 303 ngày. Ngày 10/07/1986 ông Duẩn qua đời và đó cũng là ngày ông ta chấm dứt nhiệm vụ Tổng bí thư. Ông Lê Duẩn thọ 79 tuổi, bằng đúng số tuổi của ông Hồ Chí Minh, theo lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng bắt đầu làm Tổng bí thư từ năm 2011. Nếu không có gì thay đổi, ông Trọng sẽ chấm dứt nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò Tổng bí thư vào lúc 81 tuổi.

Báo Thanh Niên số ra ngày 01/02/2021 cho hay [2] Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : "Bản thân tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng cao, tôi cũng xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm. Mình là đảng viên thì phải chấp hành, tôi sẽ cố gắng hết sức. Một cá nhân có vai trò quan trọng nhưng cũng chỉ là một cá nhân thôi. Làm được hay không phải là tập thể, phải đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, toàn đảng, toàn dân, toàn quân thống nhất".

Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam chính thức công bố tiếp tục vai trò Tổng bí thư, dư luận xã hội chê bai ông ta tham quyền cố vị trong khi sức khỏe đã quá yếu, đặc biệt là việc đi lại rất khó khăn sau kỳ đột quỵ, khi công tác tại Kiên Giang năm 2019.

So sánh với ông Lê Duẩn, ông Trọng cho thấy bản thân mình đang noi gương tiền bối. Bên cạnh đó, sưu tầm trên mạng cho thấy [3] "Mẫu lời tuyên thệ" đã xác nhận tại mục 1 : "Tuyệt đối trung thành với mục đích và lý tưởng của Đảng. Tham gia đầy đủ, chấp hành cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ của Đảng, của pháp luật. Thực hiện và hoàn thành tốt nghĩa vụ được giao, tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, điều động và phân công của Đảng".

Như vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhậm chức Tổng bí thư không phải là không có tiền lệ. Chủ trương của người cộng sản Việt Nam đã có từ lâu : Đảng cộng sản Việt Nam là trên hết. Điều này có nghĩa mọi vấn đề liên quan đến luật hoàn toàn được "vận dụng sáng tạo" trong mọi hoàn cảnh.

Tập Cận Bình chính thức đảm nhiệm vai trò Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ tháng 3/2013. Ông Tập được thế giới nhìn nhận thành công với quá trình thâu tóm quyền lực êm đẹp. 

Ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 3/10/2018, sau khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21/09/2018.

Danh sách mới nhất với 4 nhân vật đứng đầu trong Bộ Chính trị khóa XIII do cổng thông tin điện tử Chính phủ đăng tải, gồm :

1. Nguyễn Phú Trọng

2. Nguyễn Xuân Phúc

3. Phạm Minh Chính

4. Vương Đình Huệ.

Theo cách trình bày nhiều năm, qua các kỳ Đại hội đảng trước đây, dư luận đều tin chắc, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Chủ tich nước, ông Phạm Minh Chính sẽ là Thủ tướng và ông Vương Đình Huệ sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch quốc hội.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã không thành công, như ông Tập Cận Bình, trong vấn đề thâu tóm quyền lực. Đây cũng là điểm khác biệt căn bản nhất và quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam so với Đảng cộng sản Trung Quốc. Bởi hầu hết các quốc gia không theo chủ nghĩa xã hội, chỉ tiếp đón người đại diện cho dân. Ngoại trừ cựu Tổng thống Obama đã đón tiếp ông Trọng trong vai trò Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 7/2015 tại phòng Bầu Dục - Nhà Trắng.

Trong cuộc gặp, ông Trọng cho biết [4] : "Có lẽ cách đây 20 năm không ai có thể hình dung được rằng hôm nay, tại phòng Bầu dục, Nhà Trắng lại có cuộc gặp rất thú vị giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ".

Có thể do vấn đề sức khỏe yếu kém và việc đi lại khó khăn, nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đã cân nhắc trí tuệ đi kèm thể lực, cho nên dù ông Trọng rất uy tín nhưng việc tái nhậm chức Tổng bí thư là chỉ dấu quan trọng cho thấy khả năng xuất ngoại của ông ta không còn nữa.

Giống như trong một gia cảnh tam đại đồng đường, khi mọi việc không được xuôi chèo mát mái suốt nhiều năm và "không ai chịu ai" giữa các anh em, người ta thường nói nhằm để kiềm chế xung đột : "Muốn gì thì muốn, ba còn có đó" - Tựa như cây cổ thụ đã mục ruỗng gần gãy đổ nhưng nó vẫn là chỗ dựa tinh thần cho "anh em một nhà" lấy đó làm gương. Hình ảnh đó gợi cho dư luận về một hoàn cảnh buồn thảm trong sự bế tắc giải quyết quyền lợi giữa anh em với nhau.

Điều gây bất ngờ lớn trong kỳ Đại hội này, lại chính là sự rơi tõm không còn chút tăm hơi của ông Trần Quốc Vượng, người đã thay mặt [5] Bộ Chính trị ký ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể vào ngày 27/03/2020. Trong đó, ông Vượng yêu cầu đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Sự thất bại của ông Vượng trong kỳ Đại hội này, cho thấy kinh tế hợp tác xã - một mô hình gây kinh hoàng và ám ảnh người Việt Nam suốt hàng chục năm - đã không còn chỗ đứng, ngay trong trí não của đa số người cộng sản Việt Nam.

Kết

Nhìn chung kỳ Đại hội đảng lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, người quan sát có chung nhận xét : Bế tắc về nhân sự và cũ mòn về đường lối.

Những nhân sự khác trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương nói chung và trong Bộ Chính trị nói riêng, đại đa số đều giống nhau về phẩm chất chung được đại diện tại điều 1 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam : "Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng".

Mô hình và con người của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn không có gì thay đổi, kể từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, mặc dù người cộng sản Việt Nam vẫn luôn luôn mong muốn "hội nhập thế giới".

Báo Nhân Dân cho biết [6] : Ngày 16 tháng Giêng năm 2021, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) chưa đề xuất việc Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế hay sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù trước đó Việt Nam đã bị liệt vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.

Trong danh sách Bộ Chính trị kỳ này, gồm 18 người, trong đó có sự hiện diện của ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đứng vị trí 17. Việt Nam bị liệt vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ sẽ là một thử thách quan trọng đối với ông Trần Tuấn Anh trong tư cách Ủy viên Bộ Chính trị. Không có căn cứ để tin Việt Nam sẽ được chính quyền của tân Tổng thống Biden đưa ra khỏi danh sách sớm.

Theo nguyên tắc bất di bất dịch "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", với số chẵn 18 vị trong Bộ Chính trị, có lẽ sẽ khó khăn trong trường hợp cần tìm kiếm phần đa số cho các quyết sách quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 02/01/2021 (nguyenngocgia's blog)

[1] http://baochinhphu.vn/Nhan-su/DANH-SACH-BAN-CHAP-HANH-TRUNG-UONG-DANG-KH... 

[2] https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-hoi-xiii/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-t...

[3] https://luathoangphi.vn/loi-tuyen-the-ket-nap-dang-vien/

[4] http://www.thtg.vn/hinh-anh-tong-thong-obama-don-tiep-tong-bi-thu-nguyen...

[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-phat-trien-kinh-te-tap-the-hop...

[6] https://tuoitre.vn/my-chua-ap-thue-trung-phat-hang-xuat-khau-viet-nam-bo...

*********************

Tham kho tiêu chí ‘tt’ và ‘đp’ t Đại hội 13

Trân Văn, VOA, 02/02/2021

Đại hội đi biu toàn quc ln th 13 ca đng cộng sản Việt Nam va bế mc. Thay mt Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13, ông Nguyn Phú Trng long trng tuyên b :Đại hội ln này thành công rt tt đp !

bct2

Cng vào Trung tâm Hi ngh Quc gia, nơi din ra Đại hội Đng XIII t ngày 25/1 đến 1/2/2021. Photo Tien phong.

Trước nay, kết qu la chn nhân s lãnh đo đng vn được xem là yếu t chính đ xác đnh Đại hội cp nào đó, ln nào đó ca các t chc thuc đng cộng sản Việt Nam có thành công hay không. Bi Đại hội 13 đã thành côngrt tt đp nên 200 cá nhân va tái đc c, hoc va mi đc c vào Ban chấp hành trung ương nhim k 13 chính là đi din ca "tt" và p"…

***

Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 đã bu ông Nguyn Phú Trng làm Tổng bí thư nhim k mi. Tuy đng qui đnh,không gii thiu nhng y viên B Chính tr quá 65 tui tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k mi và không đ mt cá nhân làm Tổng bí thư quá hai nhim k, song ông Trng người đng đu Tiu Ban Nhân s (chun b nhân s cho Ban chấp hành trung ương nhim k 13), vn được gii thiu tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 và vn được bu làm Tổng bí thưnhim k th ba.

bct3

Ông Nguyễn Phú Trọng được bu làm Tổng bí thưnhim k th ba.

Cũng quá tui, cũng đượcgii thiu tham gia Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13và cũng được bu vào B Chính tr như ông Trng là ông Nguyn Xuân Phúc. Thiên h tng d đoán đng s sa Điu l đ hp thc hóa nhng trường hp như ông Trng nhưng thc tế cho thy d đoán đó sai. Đng thng nht không sa Điu l mà ch giao cho Ban chấp hành trung ương nhim k mi xem xét ban hành các qui đnh thi hành Điu l cho phù hp (1). Hóa ra hành x tùy tin mi là "tt" và ngoa ngôn mi được coi là p" ?

Ngoài ông Trng và ông Phúc, mt s cá nhân va tái đc c hoc va được đ c vào B Chính tr nhc người ta phi t hc đ điu chnh vic đnh tính, đnh lượng v"tt" và "đp". Chng hn ông Tô Lâm (B trưởng Công an) và ông Nguyn Hòa Bình (Chánh án Tòa Ti cao). Khi Ban chấp hành trung ương khóa 13 tín nhim - c ông Tô Lâm và ông Nguyn Hòa Bình vào B Chính tr, điu đó đng nghĩa vi vic nhìn nhn thc tế hot đng ca ngành công an và ngành tòa ánrt tt đp ! Chng l"tt" là càn r, xem danh d, nhân phm, tính mng, tài sn ca đng bào như rác và bt chp đúng sai, bt k phi trái, mi là p" ?

Tương t, chc chn phi ln ngược tiêu chí "tt" và "đp" cho phù hp vi nhn thc ca Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 v "tt" và p" khi chn ông Vương Đình Hu - vn được ca tng như nhân vt đeo đui k tr, song đến gi, điu duy nht khiến thiên h nh v ông là chuyn… nhà nghèo mà hiếu hc nên bt đom đóm b vào qu cà rng thay đèn đ hc mi đêm(2) ! "Tt" là t tâng bc hoc t chc tâng bc và p" là phi "tt" như thế ?

Phi tái đnh tính"tt" và "đpcòn vì Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13 đã đưa ông Trn Tun Anh nhân vt điu công xa đến đón v con tn chân thang lên xung phi cơ, sau khi gi thư xin li thì t x bng cách k lut các nhân viên ph trách l tân (3) vào B Chính tr. Hoc đã chn đưa ông Nguyn Xuân Thng cu Ch tch Vin khoa học và xã hội Vit Nam t 2011 đến 2016, nơi b ví von là "lò p tiến sĩ" và đang b thanh tra xem đã "p" thế nào sut t thi ông Thng (2015 - 2016) đến nay (4) - vào B Chính tr.

***

Chng riêng các y viên Ban chấp hành trung ương đng nhim k 13, nhn thc ca các đi biu d Đại hội đi biu toàn quc ln th 13 ca đng cộng sản Việt Nam v "tt" và "đp" cũng ht như thế nên mi chn nhiu nhân vt ni tiếng vào Ban chấp hành trung ương đng nhim k mi. Chng hn :

- Ông Nguyn Văn Th (B trưởng Giao thông và vận tải) nhân vt chính ca nhiu scandal liên quan đến các công trình giao thông thc hin theo hình thc BOT và đ xut chính sách, thc thi chính sách trong lĩnh vc giao thông, vn ti (5), sut năm năm va qua.

- Ông Nguyn Mnh Hùng (B trưởng Thông tin và truyền thông) nhân vt thường xuyên nói sng, kiu như "sp có phn mm đ phát hin người t biên gii vào Vit Nam mà không khai báo" (6) nên thường xuyên b công chúng ch trích kch lit.

- Ông Đào Ngc Dung (B trưởng Lao động, thương binh và xã hội) năm 2006 tng b k lut do Hc viên Hành chính Quc gia bt qu tang đang quay cóp trong k thi Nghiên cu sinh Tiến sĩ nhưng vì hình thc k lut ch là chuyn công tác, thành ra chưa bao gi ngng thăng tiến (7).

- Ông Bùi Văn Cường (Bí thư Đăk Lăk) b t gian di khi thc hin lun văn Tiến sĩ nhưng ch có người t cáo b truy cu trách nhim hình s còn ông vô can vì đng đã xác minh và kết lun ông không o văn" (8). Tuy năm ngoái, Kim toán Nhà nước xác đnh, các sai phm v tài chính ca Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam lên ti vài chc ngàn t (9), nhng sai phm y ch yếu xy ra trong giai đon ông Cường là Ch tch (2016 2019) nhưng chưa có ai, nơi nào nói gì.

- Bà Phm Th Thanh Trà (ch rut ông Phm S Quý, mt người ni tiếng vì ch là công chc nhưng s hu hàng chc khu đt t vài trăm đến vài chc ngàn mét vuông nhng v trí đc đa, chưa k các căn h cao cp, bit th, bit dinh Yên Bái, Hà Ni) - nhân vt tng b h thng truyn thông chính thc nêu đích danh, yêu cu "lên tiếng", gii thích vì sao em bà (ông Quý) không cn kê khai tài sn (?), vì sao em bà như thế mà bà chn, b nhim làm Giám đc S Tài nguyên và môi trường Yên Bái (10) ?

Bà Trà không thèm tr li. Ông Quý b cách chc Giám đc S Tài nguyên và môi trường và được chuyn v làm Phó Văn phòng Hi đng nhân dân Yên Bái. Mãi ti năm ngoái, đng mi tr li thay bà Trà : Sp xếp người khác làm Bí thư Yên Bái, điu đng bà Trà v Hà Ni làm Phó Ban T chc ca Ban chấp hành trung ương đng (cơ quan chuyên sp đt nhân s lãnh đo cho đng) kiêm Th trưởng Ni v (cơ quan chuyên sp đt nhân s lãnh đo cho chính ph)...

***

Cho dù nhân s Ban chấp hành trung ương đng cộng sản Việt Nam khóa 13 cho thy, cách mà Đại hội 13 đnh tính và đnh lượng v"tt" và "đp" khi la chn nhng cá nhân lãnh đo đng, qua đó chia nhau lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương ti Vit Nam khác hn l chung ca c người Vit ln nhân loi. Mun yên thân, người Vit phit điu chnh đnht trí vi đng. Đng viên nghĩ khác, làm khác chc chn s b xem là "t din biến, t chuyn hóa", còn thường dân không chp nhn, nêu thc mc, chc chn s b xem là "thù đch, phn đng". Đó cũng là lý do ti sao Tổng bí thư dõng dc :Đại hội 13 đã thành công rt tt đp !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/02/2021

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/dai-hoi-dang-xiii-quyet-nghi-khong-sua-dieu-le-dang-20210201074128966.htm

(2) https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/tuoi-tho-du-doi-cua-bo-truong-vuong-dinh-hue-post15290.gd

(3) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-xe-cong-don-nguoi-nha-bo-truong-cong-thuong-ky-luat-le-tan-van-phong-518017.html

(4) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/san-xuat-tien-si-dom-nhieu-nhu-lo-ap-trung-825834.ldo

(5) https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/khi-bo-truong-phat-ngon-512288.html

(6) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/phong-chong-dich-covid-19-bo-tt-tt-da-vao-cuoc-rat-nhanh-709483.html

(7) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2006/07/060710_daongocdung

(8) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bi-thu-tinh-uy-dak-lak-lan-dau-len-tieng-vu-bi-to-dao-van-1736263.tpo

(9) https://baodautu.vn/kiem-toan-tai-chinh-cong-doan-tren-lenh-lang-duoi-kho-han-d129060.html

(10) https://tuoitre.vn/can-mot-nguoi-len-tieng-20171025094018985.htm

*********************

Chưa từng có tiền lệ, Tổng bí thư Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Tomoya Onishi, Nghiên cứu quốc tế, 01/02/2021

Báo Nhật Nikkei nói về việc Tổng bí thư Trọng đắc cử nhiệm kỳ ba

Đảng cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật đã quyết định trao cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước.

trong1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vỗ tay hoan nghênh Đại hội đại biểu Đảng cộng sản tại Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2021. Ông đã được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao trên thực tế của đất nước. © TTXVN qua AP

Quyết định này, được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng, cho thấy sự thừa nhận của Đảng rằng ông Trọng đã quản lý ổn định các công việc nhà nước, bao gồm việc ngăn chặn dịch Covid-19 và tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các quan chức cấp cao và các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước.

Ông Trọng, 76 tuổi, sẽ là tổng bí thư đầu tiên của đảng giữ chức tổng bí thư ba nhiệm kỳ kể từ khi Việt Nam thống nhất vào năm 1976.

Đảng tổ chức đại hội toàn quốc khoảng 5 năm một lần. Ông Trọng được giới thiệu bởi các ủy viên Bộ Chính trị, và sau đó đề cử này đã được bỏ phiếu thông qua bởi 200 ủy viên mới của Ban Chấp hành Trung ương, những người sẽ giữ giữ chức vụ của mình trong 5 năm tới.

Các quy tắc của Đảng giới hạn tổng bí thư chỉ được phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Mặc dù việc thay đổi điều lệ đảng được coi là cần thiết để cho ông Trọng nắm giữ nhiệm kỳ thứ ba, nhưng thay vào đó, đảng quyết định đưa ra một ngoại lệ.

Nhiều người dự đoán ông Trọng ​​s ngh hưu sau khi hết nhim k th hai vì lo ngi v tui tác và các vn đề sc khe ca ông ; ông bị đột quỵ nhẹ vào tháng 4 năm 2019. Nhưng các lời kêu gọi duy trì nguyên trạng trong đảng đã tăng lên trong bối cảnh ngày càng có nhiều bất ổn trên trường quốc tế, đặc biệt là liên quan đến việc Hoa Kỳ và Trung Quốc tranh giành quyền bá chủ.

Ông Trọng được ghi nhận vì sự lãnh đạo của ông trong năm 2020, khi Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế đồng thời ngăn chặn được sự lây lan của coronavirus. Cho tới thứ Bảy tuần này, Việt Nam chỉ có 1.739 ca nhiễm Covid-19 kể từ lần bùng phát đầu tiên vào năm ngoái, ít hơn nhiều so với một số nước Đông Nam Á khác.

Năm 2011, ông Trọng đảm nhận chức vụ hiện tại sau khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch quốc hội.

Được coi là một người "bảo thủ", ông Trọng đã và đang dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng trong giới lãnh đạo đảng. Tại đại hội toàn quốc năm 2016, ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai sau khi buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ – một nhà lãnh đạo được cho là có tư tưởng cải cách, người đang tìm cách giành chức tổng bí thư – phải nghỉ hưu.

Việc bầu ông Trọng diễn ra sớm hơn dự kiến khi một loạt ca nhiễm Covid-19 được phát hiện ở một số tỉnh phía Bắc. Truyền thông địa phương đưa tin đại hội sẽ kết thúc vào ngày mai, sớm hơn một ngày so với dự kiến ​​trước đó.

Đảng được đặt dưới sự lãnh đạo tập thể của "tứ trụ" trong Bộ Chính trị – bao gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

Vị trí chủ tịch nước mà ông Trọng đang đảm nhiệm đồng thời từ năm 2018 do người tiền nhiệm qua đời dự kiến ​​s được trao cho Th tướng Nguyn Xuân Phúc, 66 tui.

Phạm Minh Chính, 62 tuổi, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, sẽ kế nhiệm ông Phúc làm Thủ tướng.

Vương Đình Huệ, 63 tuổi, bí thư thành ủy Hà Nội và nguyên phó thủ tướng, sẽ trở thành chủ tịch quốc hội.

Ba vị trí này sẽ được quyết định chính thức khi Quốc hội mới nhóm họp sau đại hội. Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư, người được coi là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm ông Trọng, ​​s phi ngh hưu.

Việc lựa chọn các lãnh đạo trụ cột của Việt Nam thường tính đến sự cân bằng địa lý – tức có đại diện từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong khi chức vụ tổng bí thư thường thuộc về một nhà lãnh đạo miền Bắc, ba chức vụ còn lại được chia cho các quan chức của mỗi miền.

Nhưng đội hình mới bao gồm hai quan chức từ miền Bắc, bao gồm ông Trọng, và hai từ miền Trung.

Miền Nam không có đại diện trong "tứ trụ" lần này, điều có thể làm dấy lên sự không hài lòng từ trung tâm kinh tế của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh.

"Ông Trọng sẽ tiếp tục chương trình nghị sự trong nước hiện tại, tập trung vào vấn đề xây dựng đảng. Vì vậy, chúng ta có thể trông đợi chiến dịch chống tham nhũng cấp cao của ông sẽ tiếp tục", Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nói với Nikkei Asia.

Một ưu tiên chính của ông Trọng sẽ là phát triển một đội ngũ lãnh đạo mới để được bầu tại đại hội đảng lần sau vì đảng cần tránh những vấn đề nhân sự mà ông phải đối mặt trong đại hội lần này, ông Hiệp nói.

Ông Hiệp nói thêm : "Quan trọng nhất, ông ấy sẽ phải chuẩn bị cho một người kế nhiệm nhằm tiếp quản vị trí của mình và xây dựng sự đồng thuận rộng rãi cho sự lựa chọn của mình. Những gì chúng ta nên theo dõi chặt chẽ trong vài năm tới là ông Trọng sẽ ở lại bao lâu và ai sẽ tiếp quản vị trí của ông nếu ông từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ mới".

Việt Nam, quốc gia có dân số gần 100 triệu người, đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020 và đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà sản xuất toàn cầu khi họ coi đây như một trung tâm khả dĩ trong chuỗi cung ứng đang tăng trưởng của Đông Nam Á. Có đường biên giới dài với Trung Quốc, Việt Nam đang có tầm quan trọng gia tăng về địa chính trị như một tiền tuyến nơi các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự giao thoa, xung đột.

Việc bầu ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã thu hút sự chú ý từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và phần còn lại của Châu Á.

Ông Hiệp nói : "Quyết định [giữ ông Trọng ở lại] sẽ có rất ít tác động đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc nói riêng".

"Việt Nam vẫn sẽ duy trì quỹ đạo chính sách đối ngoại hiện tại, theo đuổi đa dạng hóa quan hệ chiến lược và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các cường quốc và ủng hộ vai trò của ASEAN", ông nói thêm. "Việt Nam cũng sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì cả hai quốc gia này đều quan trọng đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam".

Tomaya Onishi

Nguyên tác : Vietnam general secretary Trong elected to unprecedented 3rd term, Nikkei Asia, 31/01/2021

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 31/01/2021

*********************

Ý kiến quanh việc ông Trọng tiếp tục nhiệm kỳ tổng bí thư thứ 3

RFA, 01/02/2021

"Đại hội bầu, là đảng viên phải chấp hành"

Tại cuộc họp báo, sau phiên bế mạc Đại hội Đảng XIII, vào sáng ngày 1/2, ông Nguyễn Phú Trọng cảm ơn báo chí chức mừng ông tái đắc cử chức vụ Tổng bí thư.

bct4

Tổng bí thư Nguyễn Phú (tóc bạc) Trọng tại cuộc họp báo ngày 1/2/2021. Courtesy of VGP News

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 1/2 rằng ông đã báo cáo về tuổi cao, sức khỏe không tốt lắm và xin nghỉ. Thế nhưng, Đại hội bầu, là đảng viên nên ông phải chấp hành.

Ông Trọng nhấn mạnh rằng "Tôi chỉ là một cá nhân. Làm tốt hay không là cả tập thể trên dưới một lòng". Ông Trọng khẳng định thêm rằng "Tôi sẽ cố gắng hết sức".

Nhà báo Võ Văn Tạo, vào tối ngày 1/2, từ Nha Trang lên tiếng với RFA rằng những chia sẻ của ông Nguyễn Phú Trọng về việc ông được bầu chọn vào nhiệm kỳ thứ 3 là "lời thanh minh thanh nga không hợp lý và không thuyết phục".

"Về công tác cán bộ, ông Trọng là Tổng bí thư thì ông phải trực tiếp lo về công tác tổ chức. Công tác tổ chức bao giờ cũng do người đứng đầu của cấp ủy Đảng phải có bồi dưỡng nguồn, giới thiệu, phát hiện nguồn… mà nguồn đó phải được tập thể Đảng tín nhiệm. Trước khi ông Trọng trở thành Tổng bí thư thì ông Trọng có hai nhiệm kỳ đứng đầu ở Quốc hội, tức là ông Trọng ở trong Bộ Chính trị khá lâu rồi thì ông không lạ gì về đội ngũ cán bộ dưới quyền. Thế thì tại sao lại không tìm được một hoặc người có khả năng thay thế lúc ông nghỉ ? Bây giờ, nếu ông giải thích do Đại hội Đảng tín nhiệm ông thì điều đó có nghĩa là những người kế cận ông không được tín nhiệm. Tôi cho rằng điều đấy là rất dở".

Lý giải về điều ông Trọng cho rằng kết quả tốt là do tập thể, không phải do cá nhân, nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét đây là thêm bằng chứng cho thấy việc tái đắc cử của ông Trọng càng không hợp lý.

"Thứ hai nữa, bình luận ở một góc độ khác, giả sử ông Trọng tạm coi là người có uy tín nhất ở trong Đảng đi chăng nữa thì vai trò của ông Trọng cũng không hẳn là không có ông thì việc điều hành của Đảng cộng sản Việt Nam không thể thực hiện được. Điều này có thể liên hệ với ngày trước thì rõ ràng trong Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng và ông Hồ Chí Minh được tín nhiệm cao hơn người khác về uy tín và tài năng. Thế nhưng khi ông Hồ Chí Minh mất hồi năm 1969 thì công việc đấu tranh thống nhất đất nước vẫn thành công và kết thúc vào ngày 30/4/1975. Đâu phải ông Hồ Chí Minh mất thì sự nghiệp cách mạng gãy giữa chừng. Vì thế, tôi cho rằng việc ông Trọng trụ lại là không hợp lý và cách giải thích đó cũng không thuyết phục".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và theo dõi sát sao Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, trong cùng tối ngày 1/2 nói với RFA rằng ông khá là ngạc nhiên khi đón nhận thông tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3, vì có sự bất thường khi chiếu theo quy định trong điều lệ Đảng.

"Tại vì, tôi tưởng rằng người ta phải thay đổi, phải sửa điều lệ trước rồi mới để cho ông Trọng làm Tổng bí thư. Ngạc nhiên là vì người ta không thay đổi điều lệ, mà người ta vẫn bầu ông Trọng làm Tổng bí thư như thường. Thế thì như vậy là vi phạm điều lệ. Ông Trọng có thể tiếp tục làm Tổng bí thư sau khi thay đổi điều lệ, bỏ một câu ở Điều 17 quy định ‘tổng bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ’. Thế nhưng, người ta không đổi, không sửa điều lệ này mà vẫn cứ bầu ông Trọng làm Tổng bí thư. Không hiểu ở Đại hội, người ta nói như thế nào về việc này. Tôi thì nhận thấy rằng có điều gì đó rất lạ lùng".

Ý kiến của nhà báo Võ Văn Tạo và giáo sư Nguyễn Đình Cống phần nào thể hiện cho quan điểm của một số người làm việc trong bộ máy nhà nước và sinh hoạt trong tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam mà Đài RFA được dịp trao đổi.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận được không ít người dân ở Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhiệm vai trò của ông trong nhiệm kỳ thứ 3.

Thầy giáo Trần Bá Thiện, một cư dân ở Sài Gòn, nêu lên lý do vì sao ông ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử.

"Là vì tôi thấy ông Trọng chống tham nhũng rất hiệu quả. Đất nước trong thời gian nhiều năm phát triển thì ai cũng thấy tình trạng tham nhũng đang làm băng hoại đất nước. Thế nhưng có một người lãnh đạo tích cực chống tham nhũng và đạt hiệu quả như ông Trọng làm thì ông Trọng đúng là một nhân vật mà đất nước rất cần. Thứ hai, khi bùng nổ chiến tranh Mỹ-Trung thì Việt Nam có được một vận hội mới rât sáng sủa. Việt Nam cần sửa đổi rất nhiều trong hệ thống kinh tế, hệ thống luật pháp…để đón nhận đầu tư nước ngoài và hội nhập với quốc tế. Vì thế, tôi nghĩ rằng vận hội mới cần có một người trung chuyên như ông Trọng sẽ cần thiết hơn một người cấp tiến, tại vì người cấp tiến sẽ rất vội vàng và dễ đẩy đất nước vào những tình huống nguy hiểm. Còn người trung chuyên như ông Trọng, tôi nghĩ ông Trọng sẽ đủ tỉnh táo, sáng suốt để kịp thời ngăn chận, lèo lái con thuyền đất nước ra khỏi gian nguy".

Nếu ông Trọng không thể tiếp tục, ai sẽ thay thế ?

Đài RFA ghi nhận hai tổ chức Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) vào ngày 1/2 phổ biến thông cáo cho rằng Đại hội Đảng XIII củng cố chế độ toàn trị và bước vào năm năm mới đàn áp cũng như vi phạm nhân quyền.

bct5

12 người bị bắt giữ và cầm tù trong năm 2020, thuộc trong số 276 tù nhân lương tâm tại Việt Nam (theo số liệu thống kê của tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền). Courtesy of Facebook Việt Tân

Vào những ngày cuối tháng 1, khi chưa có kết quả bầu chọn lãnh đạo mới từ Đại hội Đảng XIII, luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức, nhận định với RFA rằng trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được giao phó trọng trách nhiều hơn thì phong trào dân chủ tại Việt Nam càng bị khó khăn và dân chúng càng bị rủi ro cao trong việc bị bắt bớ và cầm tù.

"Chắc chắn từ phía nhà cầm quyền không có sự thay đổi trong năm năm tới. Bởi vì, chính sách công an trị mở rộng vẫn còn hiện hữu và được mở rộng hơn trong xã hội Việt Nam".

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà đấu tranh dân chủ bị Hà Nội tống xuất sang Đức hồi tháng 6/2018, còn cho rằng yếu tố ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tại vị trong nhiệm kỳ thứ 3 thì ông Trọng sẽ kiểm soát xã hội một cách siết chặt hơn nữa để tìm người kế vị và chuyển giao quyền lực được an toàn hơn trong thời gian từ nay đến giữa nhiệm kỳ khóa XIII.

Tuy vậy, nhà báo Võ Văn Tạo lập luận khó có thể tiên liệu được ai là nhân vật "sáng giá" để được bầu chọn thay thế ông Trọng, nếu như tình huống xấu nhất xảy ra khi ông Trọng không thể đảm nhiệm chức vụ vì sức khỏe.

"Theo tôi theo dõi thì rõ ràng nhân sự trong Bộ Chính trị hiện nay, tôi thấy thật luộm thuộm. Có những nhân vật mà tất cả mọi người không ai ngờ con người đấy vào được Bộ Chính trị".

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, được nhà báo Võ Văn Tạo nêu danh như là một trường hợp điển hình.

"Ông Trần Tuấn Anh có nhiều vụ bê bối, đặc biệt là lợi dụng phương tiện của nhà nước trong vụ dùng xe công ra tận cầu thang máy bay đón vợ của ông gây ồn ào dư luận. Tôi nghĩ nếu là một người có liêm sĩ, hay ở một quốc gia có minh bạch, văn minh thì ông Trần Tuấn Anh phải lập tức xin từ chức hoặc là bị cách chức ngay tức khắc. Ai cũng tưởng ông Trần Tuấn Anh kỳ này không vào được Trung ương Đảng, mà té ra ông không những được vào Trung ương Đảng mà còn vào Bộ Chính trị nữa. Hay bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng, nhưng suốt mấy năm nhiệm kỳ của ông Phúc thì cộng đồng mạng coi ông như một anh hề. Ông Phúc đi mỗi nơi lại phát biểu lăng nhăng. Nói xin lỗi, người Việt Nam có câu rất dân dã rằng ‘dốt hay nói chữ’, không xứng tầm với thủ tướng một chút nào. Tuy nhiên nhiệm kỳ này, ông Phúc vẫn trụ lại dù về độ tuổi quy định thì ông Phúc cũng đã quá tuổi. Ông Phúc cũng thuộc trong ‘những trường hợp đặc biệt’ về công tác nhân sự".

Nhà báo Võ Văn Tạo quả quyết rằng những ai theo dõi tình hình chính trị tại Việt Nam đều có thể xác định rằng "Việc bố trí cán bộ không hẳn là do tài đức mà do dàn xếp, cánh này phe kia". Do đó, ai có thể được chọn để thay thế ông Trọng vẫn còn là ẩn số.

Theo giáo sư Nguyễn Đình Cống, cho dù ông Nguyễn Phú Trọng hay bất kỳ nhân vật nào trong giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giữ chức Tổng bí thư, mà vẫn trung thành với Chủ nghĩa Marx-Lenin, thì tình hình đất nước Việt Nam vẫn "bi đát", bởi vì đó là một chủ thuyết phản khoa học và phản dân chủ.

"Nghĩa là, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn theo con con đường cũ. Ông Trọng đã tuyên bố rõ ràng là ‘phải kiên trì Marx-Lenin’, ‘kiên trì đường lối định hướng xã hội chủ nghĩa’. Thế thì phải chịu, chứ biết thế nào".

Trong khí đó, luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, từ Canada, vào hôm 26/1, trong cuộc phỏng vấn với RFA, bày tỏ rằng ông cầu chúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái cử vào chức vụ mà ông Trọng mong muốn. Luật sư Vũ Đức Khanh, đồng thời hy vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người Cộng sản Việt Nam cuối cùng, giống như ông Mikhail Gorbachev, làm cho tiến trình tự do và dân chủ hóa Việt Nam được phát triển.

Nguồn : RFA, 01/02/2021

********************

Nhân sự lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam : Phá lệ để duy trì ổn định

Thanh Phương, RFI, 01/02/2021

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 vừa bầu ra một ban lãnh đạo mới, hay đúng hơn là thông qua thành phần nhân sự lãnh đạo đã được Ban Chấp hành Trung ương bầu chọn trước đó theo đề xuất của Bộ Chính trị. Lần này Đảng cộng sản Việt Nam lại buộc phải "phá lệ" để duy trì thế cân bằng và ổn định.

phale1

Quang cảnh Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13. Ảnh chụp ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam  via Reuters - VNA

Mặc dù chính quyền Hà Nội đã nỗ lực ngăn chận, xem vấn đề chọn lựa ban lãnh đạo mới là bí mật quốc gia, nhưng các thông tin vẫn rò rỉ ra bên ngoài từ một tuần trước khi khai mạc Đại hội Đảng. 

Hai trường hợp "đặc biệt"

Đúng theo các thông tin rò rỉ đó, trong bộ tứ cầm quyền, còn được gọi là "tứ trụ", được bầu lên trong kỳ Đại hội lần này, trái với dự đoán của nhiều người, ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù đã già yếu bệnh tật, và trên nguyên tắc không được lãnh đạo Đảng quá hai nhiệm kỳ, lại tiếp tục nắm chức tổng bí thư. Có lẽ đây là lần đầu tiên có một tổng bí thư nắm quyền đến 3 nhiệm kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà có lúc được xem là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất trong cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư, rốt cuộc sẽ được trao chức chủ tịch nước. Ông Phạm Minh Chính, 62 tuổi, hiện là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, sẽ thay ông Phúc lên lãnh đạo chính phủ, còn ông Vương Đình Huệ, 63 tuổi, nguyên là một phó thủ tướng và nay là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ được giao chức chủ tịch Quốc hội. Ba chức vụ nói trên sẽ được Quốc hội chính thức thông qua trong năm nay.

Hãng tin Reuters ngày 21/01/2021 nhắc lại rằng, tổng bí thư mãn nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam kể từ nhiều thập niên qua, sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với phe của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng năm 2016. Nắm chức tổng bí thư từ năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp đến đã kiêm nhiệm luôn cả chức chủ tịch nước, sau khi ông Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018. Hãng tin Reuters ghi nhận, như vậy là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư nắm quyền lâu nhất kể từ thời Lê Duẩn, người đã lãnh đạo với một bàn tay sắt, kể từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

Trên trang The Diplomat ngày 21/01/2021, tác giả Sebastian Strangio nhận định rằng, với thành phần nhân sự lãnh đạo nói trên, như vậy là Đảng cộng sản Việt Nam đã phá bỏ các thông lệ "bất thành văn", để có thể tạm thời duy trì nguyên trạng thế cân bằng trong nội bộ đảng, trong bối cảnh mà không có phe nào thật sự đủ mạnh để làm đảo lộn thế cân bằng đó. Nói cách khác, đây là cách sắp xếp theo kiểu "nương nhau mà sống".

Theo quy định hiện hành, các ủy viên Bộ Chính trị trên 65 tuổi không được quyền tái cử. Đảng đã từng miễn trừ áp dụng quy định đó cho những "trường hợp đặc biệt", nhất là trường hợp tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, nhưng chưa bao giờ có đến hai người được miễn trừ cùng một lúc trong nhóm "tứ trụ". Trong thành phần Bộ Chính trị được bầu lên tại Đại hội Đảng lần này có đến hai "trường hợp đặc biệt", đó là ông Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, và ông Nguyễn Xuân Phúc, 67 tuổi.

Trong bài báo trên trang The Diplomat, tác giả Sebastian Strangio trích dẫn một số nhà phân tích cho rằng, ông Trọng phải tiếp tục giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ 3 là bởi vì Đảng không tìm ra được đồng thuận về nhân vật có thể kế nhiệm ông. Tuy nhiên, có khả năng là ông Trọng sẽ từ chức giữa chừng nếu từ đây đến đó Đảng tìm được một ứng viên thích hợp.

Một điều đáng chú ý khác, đó là trong bộ "tứ trụ" lần này không có nhân vật nào từ miền Nam, phá bỏ một thông lệ "bất thành văn" khác đó là các chức vụ lãnh đạo chủ chốt phải đại diện cho cả hai miền Nam Bắc. Việc đưa ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng cũng phá bỏ một thông lệ đã có từ năm 1986 : lãnh đạo chính phủ thường là những người trước đó đã nắm chức phó thủ tướng, trong khi ông Chính chưa hề nắm vị trí này, mà ông lại không có nhiều kinh nghiệm về kinh tế.

Về phần tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, trả lời RFI Việt ngữ ngày 28/01/2021, ông nhận định về cách sắp xếp nhân sự trong Đại hội Đảng lần này :

"Tôi nghĩ là việc chuyển giao lãnh đạo ở Việt Nam sẽ được tiến hành một cách rất là cân bằng, tức là kết hợp những vị trí quan trọng của những người có kinh nghiệm khóa trước với những người trẻ hơn, được bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tôi nghĩ đây là cách tiếp cận hợp lý. Trung ương đã có biểu quyết về những "trường hợp đặc biệt" và tôi nghĩ là những "trường hợp đặc biệt" sẽ được Đại hội ủng hộ. Thành phần của Bộ Chính trị của khóa 13 này sẽ gồm những lãnh đạo nắm vị trí quan trọng của thế hệ trước và những lãnh đạo trẻ hơn. Tôi nghĩ đó là một sự kết hợp và chuyển giao thế hệ lãnh đạo một cách cân bằng ở Việt Nam".

Trong bản tin đề ngày 26/01, hãng ABC News trích lời giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Úc, cho biết sự kiện này được sắp xếp rất chặt chẽ, các chính sách của Đảng đã được quyết định và nhân sự lãnh đạo đã được biết đến rộng rãi trong giới chính trị Hà Nội. Giáo sư Thayer cũng ghi nhận là đã có trục trặc trong guồng máy chính trị của Việt Nam, tức là ông Trọng đã cố gắng nhưng không tìm ra người kế nhiệm. Ông nói : "Về mặt chính trị Việt Nam, những gì sắp xảy ra là chưa từng có. Đó là bởi vì họ đã không thể đạt được sự đồng thuận về việc ai sẽ thay thế".

ABC News cũng trích lời tiến sĩ Lê Thu Hường, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc ASPI, cho biết Đảng cộng sản Việt Nam sẽ cố bảo đảm tính liên tục, bất kể ai nắm giữ các vị trí chủ chốt. Bà cho biết ông Trọng đã nỗ lực để bảo đảm là di sản của ông - đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng mà ông phát động - sẽ được duy trì, ngay cả khi ông tiếp tục cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhưng nếu ông làm tổng bí thư nhiệm kỳ ba, thì đó là một sự sai lệch hoàn toàn so với chuẩn mực và sẽ cho thấy sự kiểm soát của ông vẫn còn rất mạnh.

Tuy vậy, theo nhận định của tờ Financial Times ngày 09/01/2021, cho dù ai nắm giữ các chức vụ tối cao, ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục thi hành chính sách tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mà nhiều công ty đang chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước láng giềng Châu Á. Tờ báo trích lời bà Nguyễn Phương Linh, phó giám đốc Công ty tư vấn Control Risks : "Các nhà đầu tư có thể cảm thấy yên tâm là dù các lãnh đạo mới là ai, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chính sách thu hút đầu tư, bởi vì các lãnh đạo Việt Nam cần có thành tích kinh tế để biện minh cho chế độ của họ và đầu tư nước ngoài rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của nước này".

Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, được hãng tin Bloomberg trích dẫn ngày 27/01/2021, cũng có cùng nhận định : "Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang tính thiết yếu tuyệt đối cho tính chính đáng của chế độ, cho sự ổn định của Việt Nam".

Bất kể ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ là những ai, Đại hội Đảng lần này trên nguyên tắc cũng đã thông qua một kế hoạch kinh tế 5 năm mà trong đó khu vực kinh tế tư nhân được kêu gọi phát triển mạnh hơn nữa.

Theo ghi nhận của hãng tin Bloomberg, tuy một vài chi tiết trong kế hoạch của Đảng có thể thay đổi, giới lãnh đạo Việt Nam cho tới nay vẫn kiên trì đi theo con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" kể từ cuối thập niên 1980 khi họ thực hiện chính sách "đổi mới", mở cửa nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung do cựu tổng thống Donald Trump phát động, với việc ngày càng có nhiều công ty ngoại quốc chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhờ đã thành công trong việc kềm chế dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam không những đã không bị suy thoái như đại đa số các quốc gia trên thế giới, mà lại đạt mức tăng trưởng 2,91% vào năm ngoái. Năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ đạt từ 6 đến 6,5%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm được thông qua tại Đại hội Đảng lần này đề ra hai mục tiêu chính là tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người từ đây đến năm 2025 và đạt mức tăng trưởng 6,5%-7% trong giai đoạn 2021-2025.

Để đạt các mục tiêu đó, Đảng cộng sản Việt Nam buộc phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển cho kinh tế tư nhân, với tham vọng nâng tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế này từ 42% hiện nay lên hơn phân nửa GDP vào năm 2025. Cụ thể là nâng số doanh nghiệp tư nhân từ 700.000 lên thành 1 triệu rưỡi vào năm 2025 và ít nhất 2 triệu vào năm 2030.

Với tỷ trọng 40% GDP, các doanh nghiệp tư nhân nay đã chiếm ưu thế so khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân cũng chiếm trên 85% lao động đang làm việc của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp loại vừa chiếm 2%, còn lại 96% là chỉ là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Mặt khác, khu vực này đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản, đặc biệt là sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng cần phải cải thiện khung pháp luật đối với kinh tế tư nhân :

"Trong kinh tế tư nhân ở Việt Nam, kinh tế có đăng ký chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại phần lớn vẫn là kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, sắp tới đây, trong việc phát triển kinh tế tư nhân, rất mong là các khung pháp luật sẽ được cải thiện để cho kinh tế hộ gia đình được chuyển lên thành doanh nghiệp có đăng ký, để có thể kết nối với các doanh nghiệp quốc tế.

Về mặt pháp lý, luật doanh nghiệp đã trao quyền tự do kinh doanh cho công dân rồi. Vấn đề bây giờ là phải cải cách bộ máy Nhà nước, vì theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến 56% số doanh nghiệp nói rằng họ vẫn có những chi phí "bôi trơn", tức là chi phí ngoài pháp luật, khi giao tiếp với các cơ quan Nhà nước. Rất mong là sắp tới đây, với việc vận dụng chính phủ điện tử và thực hiện công khai minh bạch một cách đầy đủ hơn, chúng ta sẽ có các điều kiện để giảm bớt các chi phí ngoài pháp luật này và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, cũng như toàn bộ kinh tế Việt Nam".

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do, tạo thêm cơ hội cho phát triển và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng lưu ý là trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tư nhân sẽ đối đầu với nhiều cạnh tranh gay gắt :

"Việt Nam đã ký kết các hiệp định tự do thương mại và tạo điều kiện để cho Việt Nam có thể xuất khẩu. Định hướng đó là tránh cho Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nước lớn nào, cụ thể là phụ thuộc quá nhiều vào nước láng giềng Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là một định hướng đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Sắp tới đây, kinh tế tư nhân Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh rất là gay gắt. Nếu như kinh tế Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam phần lớn bổ sung cho nhau, thì giữa nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ có nhiều sức ép, bởi vì cơ cấu kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam có những mặt giống nhau và kinh tế Trung Quốc đang tiến xa hơn Việt Nam rất nhiều".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/02/2021

********************

Đại hội 13 : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói gì với truyền thông ?

BBC, 01/02/2021

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ông tiếp tục nắm quyền vì 'chấp hành nhiệm vụ đảng viên' mặc dù từng 'xin nghỉ'.

phale2

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ thứ 3

Thông tin được này được chia sẻ với báo giới vào ngày bế mạc Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam (Đại hội).

Trong buổi họp báo sau lễ bế mạc Đại hội vào buổi sáng ngày 1/2, ông Trọng nói sức khỏe là quan trọng và là nhân tố quyết định để làm việc.

"Tôi cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi. Tôi đã xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên phải chấp hành".

"Tôi cố gắng hết sức, nhưng làm được hay không phải là tập thể, là đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhất trí đồng lòng. Vai trò của cá nhân quan trọng nhưng chỉ là cá nhân thôi".

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ thứ 3, khác với Điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đại hội kết thúc sớm được cho là một phần do có lo ngại vì dịch Covid-19, hiện đã tái bùng phát tại nhiều tỉnh thành và ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi tổ chức sự kiện chính trị có gần 1.600 đại biểu và hàng trăm nhà báo, an ninh và nhân viên phục vụ tham gia.

phale3

Họp báo diễn ra sau lễ bế mạc Đại hội 13

"Nhiều đồng chí từ miền xa xôi, miền núi, miền biển về Thủ đô, đảm bảo an toàn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra cũng lo lắm", ông Trọng nói tại cuộc họp báo.

Trước khi diễn ra Đại hội, một nguồn trong chính phủ muốn ẩn danh nói với BBC rằng việc đi lại của các đại biểu tham dự lần này sẽ được kiểm soát rất chặt, một phần để phòng rủi ro Covid-19 (mặc dù khi đó chưa có dịch) nhưng một phần cũng để các đoàn đại biểu "không giao lưu" với nhau để "vận động mua phiếu".

Tổng bí thư Trọng trong buổi họp báo cũng nói về các biện pháp "chống tình trạng gặp gỡ, ăn uống, chè chén, vận động, xin phiếu bầu" tại Đại hội này.

"Công tác nhân sự cứ lộ ra sắp tới ông nào làm gì, làm gì là đã phức tạp. Sắp tới mình không biết có được bầu không, ông kia sao lại hơn phiếu mình, thì tâm tư ngay, rất phức tạp, nhạy cảm".

Ông Trọng mô tả "công tác nhân sự được thống nhất rất nhanh".

"Lần này các anh chị thấy tất cả bầu một lần là xong đầy đủ các chính thức và dự khuyết. Hôm qua họp Ban chấp hành Trung ương, dự kiến họp cả ngày, nhưng có buổi là xong, bầu Bộ Chính trị, Ban bí thư, Tổng bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra trung ương… rất nhanh, thống nhất cao. Ra đại hội thảo luận cả ở tổ và trên hội trường rất nhanh".

Hối lộ cấp trung ương 'toàn đô la'

Trong khi chủ đề chống tham nhũng được đề cập tới không nhiều trong bài báo cáo dài mà ông Trọng đọc tại buổi khai mạc Đại hội, nhà lãnh đạo 76 tuổi dường như đã tận dụng tối đa về sức mạnh của truyền thông khi nói về tham nhũng tại cuộc họp báo ngay sau lễ bế mạc Đại hội.

"Đây [tham nhũng] là bệnh của những người có quyền, có chức, có quyền, nắm trong tay tiền nữa, của nữa thì rất dễ, không chỉ tham nhũng, mà còn tiêu cực, lợi ích nhóm.

"Từ năm 2013 đến giờ làm liên tục, xử bao nhiêu vụ, bao nhiêu uỷ viên trung ương, bao nhiêu ủy viên Bộ Chính trị đi tù, thậm chí thu hồi tài sản tôi cũng không tưởng tượng được hàng triệu đô la, hàng bao nhiêu tỉ.

"Chưa bao giờ một khoá có mấy ông ủy viên Bộ Chính trị phải đi tù, cách chức, thu lại bao nhiêu tài sản, chỉ một vụ việc thôi mà hàng triệu USD. ..Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn như vậy. Nếu không có dũng khí, tình cảm chân chính, bản lĩnh thì dễ mắc lắm", ông Trọng nói. "Ai chả thích của, thích tiền nhưng danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất, chết cũng không mang tiền theo được".

Ông Trọng còn nói thêm : "Có người hối lộ xách va ly tiền tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương định biếu xén, lấp liếm. Tôi nói cán bộ kiểm tra mở va ly ra xem, toàn tiền đô la !".

Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả Đại hội thành công thì ông cũng gửi đi thông điệp rằng vấn đề không chỉ nằm ở các "nghị quyết".

"Quan trọng hơn là sắp tới chúng ta phải đưa nghị quyết vào cuộc sống thế nào, biến nó thành hiện thực thế nào ..Phải ra của cải vật chất, nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống của nhân dân sung sướng hơn, thế mới gọi là thành công ở tầm nhìn ấy. Chứ không phải thông qua nghị quyết xong vỗ tay là đại hội thành công", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Hồi năm 2016, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng từng chia sẻ với báo chí rằng ông "bất ngờ vì trúng cử" chức Tổng bí thư lần nữa.

"Tôi bất ngờ vì tôi tuổi cao, sức khoẻ, trình độ có hạn. Đã xin nghỉ rồi nhưng vì trách nhiệm của Đảng giao, đã là đảng viên thì phải chấp hành".

********************

Đi hi 13 : Mười by ông sao có mi mt bà

Nguyễn Hùng, VOA, 01/02/2021

Mười tám nhân vt quyn lc nht ca Vit Nam va được quyết đnh vào ngày Ch Nht cui cùng ca tháng Mt. V trưởng đng theo gương ca Vladimir Putin Nga hay Tp Cn Bình Trung Quc đã quyết đnh ti v càng lâu càng tt.

phale4

Các ủy viên Trung ương khóa XIII dự hội nghị. Ảnh: TTX

Th tướng Nguyn Xuân Phúc, 66 tui, s chuyn sang ghế ch tch nước, gánh bt mt ghế cho người cao niên mà nếu hết nhim k s chun b sang tui 82. Thay ông Nguyn Xuân Phúc là chính tr gia Phm Minh Chính, 62 tui, hin đang là Trưởng ban t chc trung ương.

Còn ti Quc hi, ông Vương Đình Hu, Bí thư Hà Ni, s thay bà Nguyn Th Kim Ngân ghế ch tch. Và đây là điu đáng nói vì trong cái gi là t tr li toàn các ông trong khi mt na dân s Vit Nam là n gii.

Đáng bun hơn sn gii trong B Chính tr gi ch còn mt, so vi ba ca nhim k trước. Người duy nht đó là bà Trương Th Mai, sinh năm 1958, Trưởng Ban dân vn trung ương. Tt c 53 dân tc thiu s Vit Nam, vn chiếm 15% dân s, cũng không có đi din trong B Chính tr.

Như vy có th nói nhóm chưa ti 20 đàn ông người Kinh, đa s đã già, s quyết mi th trong mt quc gia mà dân s còn rt tr. Nếu Vit Nam có mt đng đi lp, chng hn Đng 54 Dân tc, mà có cơ cu lãnh đo cao cp như ca Đảng cộng sản hin nay thì báo Đảng cộng sản s tn công h "chia r khi đi đoàn kết dân tc" và "trng nam khinh n".

Nhưng khi chính Đảng cộng sản làm vy, ai mà nói ngược có khi s li b kết ti chia r khi đi đoàn kết dân tc. Không có đng đi lp và thiếu t do ngôn lun nó kh thế đy.

Theo tng điu tra dân s năm 2019, t s gii tính ca dân s Vit Nam là 99,1 nam/100 n. Cũng theo điu tra này, t trng dân s t 15-64 tui chiếm ti 68% trong khi s người trên 65 tui, trong đó có hai ông Nguyn Phú Trng và Nguyn Xuân Phúc, ch chiếm chưa ti 8%. S người dưới 15 tui chiếm chng 24% dân s.

Vi các con s thng kê này, Vit Nam được cho là đang thi k dân s vàng. Nếu có s lãnh đo đúng đn và cp tiến, kh năng Vit Nam sm vươn lên đng đu khi 10 nước Đông Nam Á trong ASEAN là hoàn toàn có th. Nhưng mc tiêu tr thành nước công nghip vào năm 2020 do chính Đảng cộng sản đ ra nay đã b đy lùi ti mt phn tư thế k v năm 2045.

Tr li chuyn trong s 18 tiếng nói quyn lc nht c nước ch có mt đi din n, mi hi tháng 10/2020, chính báo Nhân Dân ca Đngchy tít "Vit Nam đng th 87/153 quc gia v bình đng gii". Bài viết nói mt mng lưới đi din n gii Vit Nam đã phát đng chiến dch "S nghip không phân bit gii" đ "thay đi mnh m nhn thc và cách nhìn nhn v bình đng gii ca các ch doanh nghip cũng như ca cng đng nhm mang li mt môi trường làm vic hnh phúc".

Xem ra chiến dch S nghip không phân bit gii không có tác đng gì ti ông ch tch nước kiêm trưởng đng và nhiu chính tr gia già nua khác. Hay là h hành đng theo câu nói xut hin đâu đó trên cõi mng : Ch có đàn ông mi mang li hnh phúc cho nhau.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 01/02/2021

**********************

Bầu Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự "xơ cứng" của Đảng cộng sản Việt Nam

Carl Thayer, Giang Nguyễn, RFA, 01/02/2021

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vừa được Đại hội 13 bầu tiếp tục vai trò Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Giang Nguyễn phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích chính trị về Việt Nam và hiện làm việc tại Học viện quốc phòng Australia, về nhận định của ông trước sự kiện này.

phale5

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biếu sau Đại hội thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 1/2/2021. AP

Giang Nguyễn : Ông Nguyễn Phú Trọng lại được chọn làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chức vụ quyền lực nhất ở Việt Nam. Đây là một sự tín nhiệm mạnh mẽ hay là kết quả của chính sách khéo léo của ông Trọng ?

Carl Thayer : Cả hai điều đều không. Tôi nghĩ rằng nó là một dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị Việt Nam đang bị bệnh ‘xơ cứng động mạch’, và nó đang ngăn dòng máu mới dẫn tới não. Để lên vị trí cao nhất, bạn phải ở trong Bộ Chính trị 5 năm. Để vào Bộ Chính trị, bạn phải ở trong Ban Chấp hành Trung ương 5 năm. Trường hợp cụ thể này, có 19 thành viên của Bộ Chính trị được bầu vào năm 2016. Trong số đó, 5 người không còn nữa vì đã chết, bị bỏ tù hoặc sức khỏe yếu. Sau đó, với tuổi nghỉ hưu ở độ 65 tuổi, họ chỉ còn có sáu người để lấp đầy bốn vị trí (tứ trụ). Đối chiếu các tiêu chuẩn đề ra cho các vị trí này, chúng ta có thể nói rằng tất cả những người này có thể không thuộc ‘đội hình’ xuất phát từ ban đầu. Vì vậy, họ phải miễn trừ cho chính Tổng bí thư và người thứ hai là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để ông ấy có thể ở lại.

Còn nói rằng ai là người có quyền lực nhất sau Hồ Chí Minh, theo tôi đó là Lê Duẩn từ năm 1960 đến năm 1986. Tôi nghĩ ông ta là nhân vật chủ chốt với loại quyền lực đó. Từ đó đến nay chỉ có hai vị tổng bí thư là ông Nông Đức Mạnh và ông Trọng hoàn tất hết hai nhiệm kỳ. Nên nhiệm kỳ thứ 3 là chưa từng có. Tôi được một nhà báo ở Việt Nam cho biết rằng Đại hội đã thông qua một nghị quyết đặc biệt cho trường hợp của ông Trọng chứ đây không phải là việc sửa đổi các quy định của đảng về việc giới hạn ở hai nhiệm kỳ. Trên thực tế, điều tôi không biết là, liệu ông Trọng có thực sự sẽ phục vụ được 5 năm hay không ? Chúng ta thấy tiền lệ đã được đặt ra vào năm 1996 khi Đỗ Mười vẫn tiếp tục ở lại, với sự hiểu biết rằng ông ấy sẽ từ chức khi tìm được người thay thế. Vì vậy, cuối năm 1997, một năm sau khi ông đắc cử, ông đã từ chức và Lê Khả Phiêu trở thành tổng bí thư.

Và tôi nghĩ rằng một phần lý do mà ông Trọng ở lại là vì Ban Chấp hành Trung ương cũ, mà bây giờ đã được thay thế, đã không đạt được sự đồng thuận, nhất trí cao về việc ai sẽ thay thế ông.

Giang Nguyễn : Giáo sư đã đề cập đến câu hỏi liệu ông Trọng có phục vụ đủ 5 năm hay không ? Rõ ràng là sức khỏe của ông ấy có vấn đề, nên chúng ta không biết được điều đó có xảy ra hay không. Ông Trọng đã cố gắng định hình nhân sự lãnh đạo tương lai của Việt Nam như thế nào ? Và triển vọng cho những cán bộ cấp tiến ra sao ?

Carl Thayer : Thật ra thì ông Trọng đã làm việc đó từ 5 năm nay rồi. Nỗ lực của ông nhằm đào tạo các cán bộ chiến lược sẵn sàng trong tương lai là kết quả của việc xây dựng đảng mà ông đã làm luận án Tiến sĩ của ông thời Xô Viết, làm sao để tạo những con người "đúng" về tư tưởng và đạo đức theo đường lối của ông. Cái đó đã có rồi. Thêm vào đó là thói quen mà chúng ta đã thấy là luôn cố gắng đặt hạn ngạch về độ tuổi và giới tính, như giới hạn 12% phụ nữ. Bây giờ chỉ có một người trong Bộ Chính trị là phụ nữ, trước đó có ba. Và về nhóm tuổi, 70% phân bổ cho độ tuổi từ 50 đến 60, và 10% cho độ tuổi từ 61 trở lên, và phần còn lại dành cho những người dưới 50. Đối với tôi, đó là một trong những vấn đề gây ra xơ cứng động mạch. Từ lâu, tôi đã nói đùa rằng với một hệ thống chính trị như của Việt Nam, thì một thống đốc tiểu bang Texas không bao giờ có thể trở thành tổng thống. Nói cách khác, một bí thư tỉnh xuất sắc, một người xuất sắc trong bộ máy hành chính thế nào đi chăng nữa, dường như không có cơ hội vì họ phải đánh mốc thời gian trên một chiếc thang cuốn mà phải cần 5 năm để đi lên. Và sau đó lại tốn thêm năm năm dài nữa để lên tiếp. Đối với tôi đó mới thật sự là vấn đề.

Ông Trọng sẽ tiếp tục làm công tác xây dựng đảng và tất nhiên chiến dịch chống tham nhũng của ông cũng sẽ tiếp diễn không suy giảm bởi vì nó quá phổ biến ở Việt Nam. Như chúng ta thấy cả trăm cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, cả ủy viên Bộ Chính trị. Chính ông Trọng đã từng đặt câu hỏi, làm thế nào mà hai Ủy viên Bộ Chính trị, như Đinh La Thăng, đã leo đến chức đó mà suốt thời gian dài không bị phát hiện trong việc quản lý sai trái và tham nhũng ? Nên chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn sẽ tiếp tục làm ông ta bận tâm.

Giang Nguyễn : Vậy chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ tiếp tục trong nước. Còn về chính sách đối ngoại chúng ta có thể mong đợi điều gì từ nhiệm kỳ thứ 3 của ông Trọng ?

Carl Thayer : Ở Việt Nam thì các ứng viên không được bầu chọn vì chính sách của họ. Chính sách của Việt Nam đã được quyết định kể từ tháng 10 năm 2018, với khoảng 30 bản dự thảo báo cáo chính trị và 2.400 trang tóm tắt các ý tưởng và nội dung. Cụ thể chính sách bao gồm việc đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và đấu tranh, sử dụng quan hệ đối tác chiến lược một cách chủ động, và tích cực hội nhập với hệ thống toàn cầu... Tuy nhiên, một trọng điểm mới là việc nâng cao hiệu quả của các cơ sở ngoại giao, tham gia nhiều hơn vào ngoại giao đa phương, ví dụ như thông qua các cơ chế do ASEAN và các thể chế khác dẫn đầu.

Nhưng có một yếu tố cần cân nhắc theo tôi nghĩ, vì người có khả năng được đề cử làm thủ tướng (Chúng ta phải chờ đến cuộc bầu cử vài tháng nữa để các thủ tục được thông qua). Các ‘cánh’ trong ban lãnh đạo, các quan chức cấp cao trong đảng và trong bộ máy nhà nước, họ sẽ muốn đảm bảo rằng nguyên tắc độc đảng không bị đảo lộn hoặc bị làm suy yếu. 

Vì vậy, nếu đảng Dân chủ (của Hoa Kỳ), các quan chức hoặc thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu thúc đẩy nhân quyền, cánh này sẽ cảm thấy bị đe dọa. Trong nhiều thập kỷ nay ở Việt Nam, khi điều đó xảy ra, cánh này xích gần với Trung Quốc và họ lập luận ‘Trung Quốc không bao giờ đặt điều kiện lên chúng tôi. Họ không có tham vọng muốn thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta và chúng ta cần phải trung thành với chủ nghĩa xã hội’. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của ông Trọng sẽ là một chính sách đối ngoại thận trọng.

Giang Nguyễn : Ông đã đề cập đến tình hình nhân quyền. Dưới thời ông Trọng các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ đã phải chịu sự đàn áp khốc liệt. Xu hướng này sẽ tiếp diễn ?

Carl Thayer : Vâng, tôi nghĩ vậy vì có một điều đã thay đổi là hai năm về trước, luật an ninh mạng, vốn bị phản đối nhiều, đã bắt đầu có hiệu lực và chúng ta đang chứng kiến ​​ngày càng nhiu v bt b và xét x các nhà hot động tham gia các nhóm tho lun trên mng. Chúng ta không còn thy các cuc biu tình trên đường phố và những loại biểu tình công khai khác đã tồn tại trước đây, như năm 1986, có Khối 8406, hay khi APEC được tổ chức. Bây giờ là chế độ trù dập. Chế độ không thể kiểm duyệt Facebook vì nó quá phổ biến. Họ muốn các nhà cung cấp dịch vụ và Facebook xóa những thông tin chống nhà nước và họ muốn biết ai là người phổ biến nó. Việc này sẽ còn tiếp diễn.

Bộ trưởng Bộ Công an nói rằng ông ấy có 10.000 quân, dù tôi nghĩ đó là một sự cường điệu, nhưng nói cách khác, có những hacker ủng hộ chế độ ở Việt Nam đã thực hiện chiến dịch tấn công từ chối dịch vụ và các loại tấn công khác vào các trang web được chỉ ra bởi Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an hoặc các dịch vụ bảo mật khác.

Cuộc tấn công này sẽ tiếp tục, bởi vì các thông tin trên mạng xã hội rất phổ biến, có thể lan rộng, khó có thể ngăn chặn nó, phá hủy nó như một tờ báo hay đột kích vào như một nhà kho.

Việt Nam đang nhắm đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, tất nhiên điều này làm tăng tầm quan trọng của mạng internet và các mảng kết nối điện tử khác, ví nó vốn là phương tiện để phổ biến những sáng kiến, tư tưởng mới. Hầu hết các nhà kinh tế học cho rằng cần có một mạng Internet cởi mở để thực hiện nền kinh tế đang phát triển.

Giang Nguyễn : Giáo sư còn ghi nhận điều gì đáng chú ý nữa từ Đại hội Đảng 13 ?

Carl Thayer : Thứ nhất, báo chí đã hiểu sai ở chỗ Việt Nam không tiết lộ các đề cử thủ tướng, chủ tịch nước, v.v. Như tôi đã nói, Bộ Chính trị mới được bầu ra có nhiệm vụ của họ, và chúng ta biết là họ sẽ để cử Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước. Ông ấy, cũng như các ứng cử viên khác, sẽ phải ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử. Ông ấy sẽ thắng, Quốc hội sẽ họp, họ sẽ bầu chủ tịch quốc hội. Chủ tịch quốc hội sẽ đề cử chủ tịch nước, họ sẽ bầu ra chủ tịch nước. Chủ tịch nước sẽ đề cử thủ tướng và ông ấy sẽ trình nội các của mình. Vì vậy chúng ta phải đợi đến khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 cho việc đó xảy ra.

Thứ Nhì, tôi không nghĩ rằng mọi người đã phân tích vì sao có 18 người trong Bộ Chính trị. Trước đây, các nguồn tin người Việt của tôi cho biết đó là một con số không ổn định, một con số lẻ. Thật khó để có được một đa số rõ ràng. Điều đó có nghĩa là chúng ta biết rằng họ đã nhắm tới con số 19. Tại Hội nghị Trung ương thứ 14, theo nguồn tin của tôi, họ có ít nhất 22 tên để bầu chọn, và những người được 50% cộng một sẽ vào Bộ Chính trị. Rõ ràng sau Hội nghị Trung ương 14, họ đã loại bỏ một số tên, bổ sung một số người mới và họ không tìm được một người thứ 19 vào Bộ Chính trị với 50% cộng một phiếu bầu. Điều đó thật đáng ngạc nhiên.

Vì vậy phe quân đội gia tăng sức mạnh trong Ban Chấp hành Trung ương là một điều đáng chú ý.

Giang Nguyễn : Rất cảm ơn Giáo sư Carl Thayer.

Giang Nguyễn thực hiện

Nguồn : RFA, 01/02/2021

**********************

Mr. Jackhammer Nguyễn, còn phe thứ năm nữa, thưa ông !

Trần Kim Đồng, RFA, 01/02/2021

Ngày 01/02/2021, Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam đã họp phiên bế mạc. Tuy nhiên, "trò xúc-xắc" đã được tung hứng ngay sau Hội nghị trung ương 15. Từ vỉa hè đến quán nước, lúc bấy giờ thiên hạ đã râm ran về "Bộ tứ" (Nói ngược là "Tự bố" – tự các bố bày đặt rồi chia chác với nhau mấy cái ghế mục !). Trò tréo ngoe của "Bộ tứ" là trùm mật vụ Phạm Minh Chính giành ghế Thủ tướng. Còn Giáo sư Kinh tế Vương Đình Huệ lại được đẩy vào chỗ của một nghị gật. Từ "Bộ tam" cũ, có hai vị không muốn nhìn mặt nhau – Ông Trọng "giữ được trận địa", còn ông Phúc chỉ "nhận giải khuyến khích" sau nhiều năm tháng vất vả.

phale6

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại sau Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 1/2/2021 - AFP

Nhân sự là khâu đáng bi quan

Muốn biết nhân sự kỳ này bi quan như thế nào, mời đọc vài dòng điểm xuyết các vị tai to mặt lớn vừa được "vào hòm", kể cả Tổng Chủ, của Giáo sư Mạc Văn Trang. Cười ra nước mắt trước câu cảm thán của vị giáo sư nổi tiếng : "Thảo nào nhân sự Đảng là tuyệt mật". Nếu công khai danh tính để "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân góp ý" thì nhiều chuyện "thâm cung bí sử" của một số đồng chí "chưa bị lộ trong đống rơm" (tiếng Anh gọi là "Elephant in the Room") sẽ toé loe, không khéo "bung" ra, "toang" hết thì chết. Ngay từ ngày khai mạc ĐH hôm 25/01, dư luậntrong và ngoài nước đã phản ứng gay gắt và quyết liệt trước tin "bật mí" (bí mật), rằng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại để nắm quyền.

Khỏi phải bàn chuyện Tổng Chủ đã vi phạm những điểm cốt yếu nhất của Điều lệ Đảng ra sao (Khổ quá, biết rồi nói mãi !) Điều lệ "do nhà định ra" (home made) thì ông Trọng với tư cách là Trưởng ban Nhân sự Đại hội có thể "úmbala" kiểu gì chẳng xong. Nhưng sự thật đập vào mắt mọi người là : Từ khi có tin ông Trọng tái đắc cử ghế Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 3 liên tiếp thì hàng loạt chỉ dấu cho thấy, đấy cũng là lúc "các xu hướng vũ lực mới" trong quyết sách của Trung Quốc ở Biển Đông trỗi dậy – hung hăng hơn và nguy hiểm hơn. Trung Quốc tập trận sát nách Việt Nam, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh mới, Trung Quốc lên giọng cả với Nhật lẫn Mỹ… Luật Hải cảnh mới tuyên bố sẽ bắn vào tàu thuyền nước ngoài nào hoạt động tại các vùng biển Trung Quốc áp đặt chủ quyền và quyền chủ quyền (phi pháp trên Biển Đông).

Truyền thông quốc tế ca ngợi Nguyễn Phú Trọng giờ đây "oách" hơn cả ông Lê Duẩn. Tuy sức khỏe bết bát song ông Trọng vẫn tiếp tục nắm vị trí quyền lực nhất, trở thành Tổng bí thư tại vị lâu nhất kể từ thời Lê Duẩn – nhà lãnh đạo đã dẫn dắt đất nước bằng nắm đấm thép sau cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái nhìn này cũng chỉ dựa trên logic hình thức mà thôi. Trên thực tế, có một luồng dư luận công khai khác trên mạng xã hội, ở ngay trong nước, đánh giá ông chẳng ra gì. Hãy đọc Giáo sư Nguyễn Đình Cống khả kính thì rõ. Vị giáo sư già này huỵch toẹt : Ông Trọng tham quyền cố vị muốn giữ tiếp cái ghế. Điều này "tốt ở chỗ, qua việc này càng có nhiều người thấy rõ bản chất độc tài và sự thối nát của cộng sản. Đây là cú hích mạnh làm cho chế độ cộng sản bị sụp đổ nhanh hơn. Mà cộng sản có sụp đổ thì mới cứu được dân tộc, phát triển được đất nước".

So sánh ông Trọng với ông Lê Duẩn là một việc làm khập khiễng. Lê Duẩn có thành tích lịch sử là chống Tàu (tuy có phần thái quá), quyết liệt trong tư tưởng cảnh giác với Tàu trong bổ nhiệm nhân sự và vạch ra đường lối cho Đảng. Nguyễn Phú Trọng, ngược lại, luôn "ru ngủ" Đảng trong chiếc nôi "bạn vàng 4 tốt, 16 chữ". Cho đến tối 31/01/2021, Tập Cận Bình là lãnh đạo quốc gia đầu tiên và duy nhất đã dành những lời nồng ấm khác thường chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng. Xem thế đủ thấy, ngoài bốn phe vẫn ganh đua nhau trong quá trình tranh giành quyền lực ở Việt Nam hiện nay thì bộ đôi Trọng - Chính là đại diện "xuất sắc" cho phe thứ năm trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Phe do Bắc Kinh nuôi dưỡng. Hay nói nôm na, đó là phe "thân Trung Quốc". Không thân sao được khi chính ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Bí thư Quân uỷ Trung ương đã quyết định đưa hầu hết tướng lĩnh quân đội Việt Nam sang Trung Quốc "học tập". Ông Trọng cũng là người đã ký 15 văn kiện hợp tác, trong đó có việc đưa "cán bộ cấp chiến lược" của Đảng cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc để tập huấn và đào tạo thêm.

Vì những lẽ trên, trong 200 ủy viên trung ương vừa trúng tuyển, hầu như vị nào cũng đều nằm trong một "lô" nào đó được Bắc Kinh khoanh vùng. Không có sự bảo lãnh từ quan thầy thì số này đã bị loại ngay từ "vòng gửi xe". Chẳng thế mà tướng Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị, An ninh Nhân dân (Bộ Công an), từ sau Đại hội 12 đã nói thẳng, trong các hồ sơ phản gián của ông có hàng trăm đồng chí, và trăm đồng chí này lại kéo theo hàng trăm các đồng chí khác (hoạt động cho Trung Quốc). Thật ra Trung Quốc chẳng cần nhiều đến thế. Họ chỉ cần "chữa trị" cho ông Trọng sau cơn bạo bệnh kéo dài ; chỉ cần "nuôi" ông Chính từ thuở còn "hàn vi" ở Quảng Ninh để trót lọt vụ ba đặc khu cho Tàu.

"Đổi mới 2" dường như tiến vào ngõ cụt

Ngày 25/01/2021 khai mạc Đại hội, ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tuyên bố trên VietnamNet : "Đại hội Đảng 13 chỉ dấu rằng, công cuộc đổi mới lần thứ hai bắt đầu, một Đại hội mang dấu ấn của thời kỳ mới, một bước ngoặt chuyển giao thế hệ lãnh đạo và bước ngoặt để Việt Nam cất cánh". Khi được hỏi căn cứ đâu để tuyên bố như thế, ông Kim "nổ" tiếp : "Vì những dấu hiệu của bối cảnh hiện nay cho thấy, một cuộc đổi mới lần thứ hai sẽ xuất hiện. Nếu như trước đây cuộc đổi mới lần thứ nhất là sự mở đường, thay đổi thể chế ở một giai đoạn sơ khai thì lần này, đổi mới thể chế ở giai đoạn chi phối và chất lượng hơn nhiều để đưa Việt Nam đến thịnh vượng như dự thảo văn kiện đề ra".

Trong khi đó trên thực tế, theo nhiều nhà quan sát, cả "Đổi mới 2" lẫn định hướng phát triển đất nước trong kỷ nguyên công nghệ và số hoá hầu như đã không được bàn bạc và nhìn nhận một cách thấu đáo trước và cả trong ĐH. Mặc dầu các trí thức và doanh nhân đã đưa ra với Đảng nhiều kiến nghị trực tiếp. Nhu cầu đối với "Đổi mới 2" – đổi mới thể chế – rõ ràng không mới. Đảng biết, trí thức và người dân trong nước biết, Việt kiều yêu nước biết. Đó chính là đường lối độc lập – cải cách – chuyển hóa để tự cường, để mạnh về kinh tế, tự chủ về đối ngoại, để đủ tiềm lực trang bị quân sự, để chuyển hóa chính trị mà khai phóng và đoàn kết sức dân. Ai cũng biết nhưng đảng chưa dám làm, hoặc làm rất chậm, thậm chí, một bước tiến, hai bước lùi.

Đáng tiếc, chặng đường dẫn đến Đại hội 13 đã không những không được mở ra bằng các cuộc thảo luận mang tính đột phá về đường lối, mà ngược lại, nó được đánh dấu bằng hàng loạt các cuộc bắt bớ và đàn áp không ngưng nghỉ đối với giới phản biện và bất đồng chính kiến. Sự đàn áp đối với xã hội dân sự đã leo thang đến mức từ Hoa Kỳ và phương Tây đã có lời kêu gọi phải áp dụng các chế tài với Việt Nam, vì những đàn áp nhân quyền thời gian qua. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã công bố báo cáo thường niên 2020 dài hơn 700 trang về tình hình nhân quyền 100 nước trên thế giới. Trong đó, HRW mô tả Việt Nam "tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020… Việc thắt chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận dường như có liên quan đến Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam". 

Đài phát thanh RFI (Pháp) ngày 30/01/2021 nhận xét rằng, tư tưởng "phản Đổi mới" đã giành chiến thắng tại Đại hội 13 vừa qua. Nhận xét này chỉ đúng một phần, nếu căn cứ vào bài viết của Giáo sư Tương Lai đã phê phán đích danh Nguyễn Phú Trọng, phơi bày một số cuộc đấu đá quyết liệt về đường lối trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Theo vị giáo sư một thời là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, suốt từ Đại hội 7 cho đến Đại hội 11 là sự giằng co xung quanh "Cương lĩnh 91". Có lúc phe Đổi Mới thắng thế rất mạnh, có lúc lại bị đẩy lùi… Đại hội 10 với những điều chỉnh xung quanh "Cương lĩnh 91" về tính chất của Đảng cộng sản với ý đồ trở lại quan điểm của Đại hội 2 từ thời Việt Bắc : "Đảng là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc". Giáo sư Tương Lai kết luận : đưa Nguyễn Phú Trọng lên là tiếp tục kích hoạt tư tưởng cực đoan về "Cương lĩnh 91". Chỉ coi Cương lĩnh là phương tiện duy trì và bảo vệ sự độc tôn và độc tài của Đảng.

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, bảo mật, quyền riêng tư và vấn đề chiếm hữu đối với các tư liệu sản xuất đã khác rất xa trước đây. Nó là cội nguồn của đổi mới và sáng tạo. Thời điểm lúc "Cưỡng lĩnh 91" ra đời Đảng chưa đối mặt với những thách thức này. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn áp dụng những nguyên tắc của ĐCSTQ vào mô hình phát triển của Việt Nam thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi thất bại. Không thể sao chép các mô thức "chuyên chế số" như Trung Quốc đang làm để "quốc hữu hoá" các tài sản ảo, vô hình, nhưng tao ra giá trị thật đang nằm trong đầu các nhà lập trình (để cưỡng chiếm các giá trị kinh tế-xã hội thật). Thay vì cầm tù một tài năng như Trần Huỳnh Duy Thức, hãy trả tự do cho anh ấy. Đảng sẽ được tiếng thơm. Nhiều quyết sách của Đảng như lịch sử đã cho thấy, có lúc sai, lúc đúng. Sai dĩ nhiên là nguy hiểm, nhưng không nguy hiểm bằng sai mà không sửa, không nhận lỗi, lại đi đàn áp, bỏ tù những người chỉ ra cái sai của mình. 

Vấn đề phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ là một tất yếu khách quan. Thay vì đàn áp, Đảng nên hoá giải căng thẳng hiện nay giữa chính quyền và các tổ chức dân sự. Đảng cộng sản Việt Nam không nên bức ép để tổ chức dân sự trở thành đối lập. Trong khi tàu Hải cảnh Trung Quốc đe doạ bắn vào ngư dân thì Đảng chỉ khoanh tay đứng nhìn, thậm chí có dấu hiệu đe doạ những ai đi biểu tình chống Trung Quốc. Thế là "hèn với giặc, ác với dân". Tiếng xấu để đời, muôn thuở không gột rửa được. Tại Đại hội 13 Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói về các thách thức hiện nay. Nhưng chính quá trình phản biện của người dân sẽ hoá giải thách thức, dẫn đến độc lập. Độc lập mới dám mở rộng tự do-dân chủ, tự do-dân chủ thì đối tác bên ngoài mới tin tưởng và hợp tác, dân mới được cởi trói. Tuy nhiên, với tiến trình chuyển giao quyền lực ở Mỹ đang bấp bênh, nền dân chủ Myamar đang bị thụt lùi do đảo chính, Đảng cộng sản Việt Nam muốn mọi chuyện "vũ như cận" (vẫn như cũ). Với dàn lãnh đạo đặc tuyển của Đại hội 13, nhiều khả năng "Đổi mới 2" sẽ tiến vào ngõ cụt.

Trần Kim Đồng

Nguồn : RFA, 01/02/2021

******************

Nhân vật của năm, của Đại hội XIII : Phạm Minh Chính

Trương Huy San, 01/02/2021

Ông Phạm Minh Chính - được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng - rõ ràng là nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.

phamminhchi,h1

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh : Hoàng Hà

Có lẽ, với vai trò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, không chỉ ông mà cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu vẫn theo truyền thống, Bộ Chính trị trình Trung ương "Bộ Tứ" trước, thì hai ông ngồi trong đó sẽ rất... khó coi. Ở đây, cái cách "xin ý kiến Trung ương" từng bước : Tách hay không tách Tổng bí thư – Chủ tịch nước, mấy trường hợp đặc biệt và cho vị trí nào ; Đưa tất cả các trường hợp quá tuổi ra lấy phiếu... Thì, những người (tưởng là) ứng cử viên trước đó có không lọt vô, dẫu có ấm ức, cũng không thể nào trách cứ.

Cái cách lấy phiếu thăm dò Trung ương, tiến cử cho 4 vị trí đứng đầu, mới thật là kín kẽ và bản lĩnh. Trung ương - khoảng sau kỳ họp 14 - đã vận hành như một "Mật nghị Hồng y", họ không phải bỏ phiếu cho một đề cử có sẵn mà tiến cử.

Quan sát một lộ trình bắt đầu rời Bộ Công an của ông Phạm Minh Chính, thấy rõ, ông đã chuẩn bị tình huống này cho mình không phải một tháng hay một năm. Ông tích lũy di sản cả về thực tiễn (phát triển Quảng Ninh) và cả về chính trị như là một nhà cải cách (cho dù những cải cách về công tác cán bộ của ông ở Quảng Ninh là còn cần phải thảo luận nhiều về lý luận).

Ông Hoàng Ngọc Nhất hẳn đã rất tinh khi chọn ông Chính làm thư ký. Nhưng ít có một thư ký nào khi "sếp" mình "rớt đài" không những không "việt vị" mà còn tiến rất xa hơn "sếp". Phần sau trong sự nghiệp của ông có vai trò rất đáng kể của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tháng 5/1998, tôi lên Yên Tử, lấy cớ viết về Thượng hoàng Trần Nhân Tông, khai thác yếu tố Ngài "lên núi" để "phản ứng" với ngôi vị Thái Thượng Hoàng. Khi về có gặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tôi có kể câu chuyện, các tảng đá trên đỉnh Chùa Đồng khắc rất nhiều tên tuổi để nói "ai lên đến đó cũng chỉ muốn lưu danh".

Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy ông đang tìm kiếm giá trị gì [các đời Trưởng ban Tổ chức trước ông đều có rất nhiều ân oán và ông thì lại được đa số các "hồng y" mà ông sắp xếp trả ân]. Tôi nghĩ, ông sẽ học bài học từ hai người "sếp" cũ, để giấu bớt sự thông minh, không kiêu bạc như Tướng Hoàng Ngọc Nhất ; không mất khả năng kiểm soát lòng tham như Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ quan tâm tới việc gây dấu ấn trong lịch sử hơn là những gì ông đã có. Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ muốn mình là một nhà cải cách. Và nếu ông "khép lại quá khứ" chuẩn bị cho mình một lộ trình cải cách đúng đắn và chắc chắn thì không chỉ ông mà đất nước cũng sẽ có thêm dấu ấn.

PS : Trước đây ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là cả ông, ông Phan Văn Khải rồi Nguyễn Tấn Dũng đều chưa đầu tư đúng mức cho Nam Bộ. Ông Chính là Thủ tướng không phải là người Nam Bộ nếu sửa khắc phục được thiếu sót này của 3 người tiền nhiệm thì Nam Bộ cũng được mà ông cũng được.

Trương Huy San

Nguồn : osinhuyduc, 01/02/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Ngọc Già, Trân Văn, Tomoya Onishi, RFA tiếng Việt, Thanh Phương, Minh Anh, BBC tiếng Việt, Trương Huy San
Published in Diễn đàn

Đến giờ phải khẳng định phương án nhân sự chủ chốt của trung ương đảng cộng sản Việt Nam chưa được thống nhất. Ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị tổng bí thư, trưởng tiểu ban nhân sự đại hội đảng là người chịu trách nhiệm lớn nhất về vấn đề này. 

sang0 (2)

Giữa ba người này, ông Trọng chọn ai ? Trương Hòa Bình (bìa trái), Nguyễn Xuân Phúc (giữa) và Trần Quốc Vượng (bìa phải)

Nhưng điều rất đặc biệt là những nhân vật có khả năng ứng cử vào những vị trí quan trọng lần lượt theo cách này hay cách khác đã ra đi.

Ở vị trí kế nhiệm tổng bí thư, ông Đinh Thế Huynh đột ngột bị căn bệnh kỳ lạ mất trí nhớ, ông trở thành người thần kinh, hàng ngày lảm nhảm chuyện không đâu, có khi còn quên cả tên người quen cũ.

Kế đến là ông Trần Đại Quang, ông mắc một căn bệnh cũng kỳ lạ mà các bác sĩ hàng đầu ở Việt Nam xác nhận chưa gặp bao giờ. Trước khi chết một năm, ông Quang bị tước bỏ hết quyền lực và bị giám sát, theo dõi chặt chẽ.

Người cuối cùng ở ví trí kế nhiệm tổng bí thư là ông Trần Quốc Vượng, ông hầu như không có cơ hội gì để chứng tỏ mình, ông rất nhạt nhòa so với ứng cử viên chức tổng bí thư. Vị trí tổng bí thư phải theo thông lệ phải đi lên từ các chức thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thường trực ban bí thư. 

Nếu tính theo cách này, thì người kế nhiệm chức tổng bí thư chỉ có ông Phúc là khả dĩ hơn cả khi đem thi đấu với ông Vượng. Với mạng lưới sân sau, đàn em của mình trong trung ương. Một cuộc thăm dò uy tín ở vị trí giữa Phúc và Vượng, chắc chắn Phúc sẽ thắng áp đảo.

Vị trí tổng bí thư bây giờ chỉ có 3 người là ông Trọng, Phúc, Vượng.

Ông Trọng quá già và bệnh tật, ông khó có thể vin vào lý do nào nữa để ngồi lại.

Ông Vượng không có uy tín, hay nói thẳng hơn là ông không có nhiều vây cánh, đàn em. 

 Ứng cử viên vị trí thủ tướng cũng y hệt như các trường hợp ứng cử tổng bí thư. Đầu tiên thì Hoàng Trung Hải phó thủ tướng, uỷ viên bộ chính trị đưa về là bí thư Hà Nội, trên danh nghĩa là cho đi địa phương để lấy tiêu chuẩn kinh qua lãnh đạo địa phương. Giữa chừng nhiệm kỳ, ông Hải bị lôi ra tội làm thua lỗ ở Gang Thép Thái Nguyên, bị kỷ luật và phế truất chức vụ, ngồi im một chỗ. Thay thế ông Hải là phó thủ tướng Vương Đình Huệ, cũng là uỷ viên Bộ Chính trị. Ông Huệ mới ngồi đã được chốt luôn ghế bí thư đến hết khoá sau. Cả hai người đều kinh quan quản lý về kinh tế, độ tuổi, kinh nghiệm đều đáp ứng vị trí thủ tướng.

Hai ứng cử viên Hải và Huệ đã bị đầy xa ghế thủ tướng, đương nhiên người còn lại, không cần thông tin mật gì, ai chú ý theo dõi cũng có thể nhận định, trước sau người ấy cũng bị đầy xa khỏi ghế thủ tướng. Đó là trường hợp cưụ thống đốc ngân hàng, trưởng ban kinh tế trung ương, uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình. 

Nguyễn Văn Bình đã bị tấn công dồn dập suốt từ nhiệm kỳ trước đến nửa nhiệm kỳ sau, nhưng đều bình an vô sự bởi trước đó còn hai người là Huệ, Hải. Bình còn xa chức thủ tướng, nhưng nay phe Tư Sang đã đẩy được cả hai người kia đi, lẽ nào để Bình Ruồi bất chiến tự nhiên thành, ngồi hưởng thành quả mà nó phải thuộc về Trương Hòa Bình, phó thủ tướng thường trực hoặc đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới làm một nhiệm kỳ.

Đòn tấn công lần này của Tư Sang thật quyết liệt mang tính sống còn, cũng dể hiểu vì chỉ còn hai tháng là mọi việc phải chốt được thua. Nếu Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc về vườn, một mình Trần Cầm Tú ở lại cùng đám Hà Tĩnh chưa đủ sức khuynh loát chính trường Việt Nam.

Liệu bộ chính trị do ông Trọng chủ trì có khước từ bàn đến vấn đề kỷ luật Nguyễn Văn Bình không ?

Rất khó, vì thời gian không kịp, kỷ luật thế nào, họp Bộ Chính trị, họp trung ương đảng... ban hành kỷ luật sát ngày đại hội.

Không làm cũng dở, vì bọn Tư Sang đã tung thông tin lên mặt báo, thẳng thắn nói Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị. Ông Trọng không làm gì thì uy tín đốt lò của ông để ở đâu ?

Nếu nói hoãn đến nhiệm kỳ sau, tất nhiên Nguyễn Văn Bình không được ứng cử ghế thủ tướng, và bọn Tư Sang chỉ cần có thế. Nhiệm kỳ sau quan quân trong tay chúng, việc diệt Bình Ruồi lúc nào được lúc ấy.

Cuộc chiến tàn khốc này khiến cho những kẻ khác phải run sợ, phó thủ tướng Vũ Đức Đam sau nhiều lần bị dằn mặt, Đam nại lý do xem tử vi bao làm to nữa thì bị hạn, xin không ứng cử vào Bộ Chính trị. Còn bà Trương Thị Mai, ứng cử viên chủ tịch quốc hội bày tỏ ý muốn được xin về nghỉ hưu. Đây là hai người khá hiền lành, không điều tiếng gì, họ chọn cách an thân khi thấy cuộc tương tàn khốc liệt giữa các phe phái trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Trọng cần ra một đòn quyết đoán, đó là chỉ giữ lại trường hợp quá tuổi duy nhất là ông Vượng làm tổng bí thư, y như nhiệm kỳ trước. Còn ai quá tuổi phải về hết. Sau đó mới bàn tiếp đến ai làm gì ở các vị trí chủ tịch nước, thủ tương, chủ tịch quốc hội. Cắt đứt tham vọng của Trương Tấn Sang đưa Trương Hòa Bình lên cao. Không còn tham vọng này, diệt ai cũng chẳng mang lại gì, mọi chuyện mới tạm yên để đi vào đại hội thứ 13.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 05/11/2020

Additional Info

  • Author Người Buôn Gió
Published in Diễn đàn

Lới tác giả : Tựa đề đặt lại. Những dòng dưới dây là dẫn từ bài viết từ ba tuần trước, sau khi trang này bị "đóng". Tôi biết rằng những bài viết kiểu này làm phật lòng rất nhiều người. Vấn đề là mục tiêu tôi viết không nhằm "làm hài lòng ai" hết. Tôi chỉ muốn trình bày ý kiến của mình, về một vấn đề hoặc mình có quan tâm, vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của dân tộc và đất nước VN. Hoặc là vấn đề đó có nguy cơ, hay đã và đang làm tổn thương đến (những) giá trị nền tảng mà tôi đang theo đuổi. Vì vậy ai đó hy vọng đọc tôi để tìm một sự "hài lòng" thì sẽ thất vọng.

Bài viết tựa đề "Quản lý (hay quản trị) đất nước như thuyền trưởng lèo lái một con tàu" dưới đây. (TNT)

*********************

Quản lý (quản trị hay lãnh đạo) một đất nước như lèo lái một con tàu

Quản lý (quản trị hay lãnh đạo) một đất nước như lèo lái một con tàu. Người lãnh đạo đất nước là thuyền trưởng. Người lãnh đạo phải có khả năng "tiên liệu" sự việc sắp xảy ra.

titanic1

Người thuyền trưởng phải "thấy trước", tiên liệu trước những gì sẽ xảy ra trên thủy lộ (hải trình) của con tàu. Thấy trước, biết trước một cách chính xác, để có quyết định đúng nơi đúng lúc, để lèo lái con tàu luôn chạy đúng hướng, không va vào đá ngầm hay vướng vào các bãi cạn. Dụng cụ của người thuyền trưởng là bản đồ, la bàn, ra đa v.v..

Người lãnh đạo đất nước (hay xí nghiệp, tập đoàn...) cũng vậy, cũng phải "thấy trước", biết tiên liệu trước những sự kiện sắp (có, hay không thể) xảy ra, để lấy những quyết định (kinh bang tế thế) sao cho đất nước (xí nghiệp, tập đoàn…) luôn được phát triển và mọi người dân (thành viên xí nghiệp, tập đoàn…) đều được hưởng thành quả này.

Người lãnh đạo cũng phải biết "tiên liệu" những tai họa, những đe dọa cho quốc gia, cho tập đoàn xí nghiệp của họ, để có những biện pháp "phòng ngừa" thích ứng. Sao cho, khi tai họa phủ tới, tổn thất gây ra cho dân chúng và đất nước (xí nghiệp, tập đoàn…) ở mức thấp nhứt.

"Dụng cụ" của người lãnh đạo, giúp họ lấy những quyết định, là các báo cáo, thống kê khoa học của các định chế liên quan (về tình hình kinh tế, y tế, quốc phòng, ngoại giao…) hay các khuyến cáo của các chuyên gia… Đặc biệt trên bình diện quốc gia, cơ quan tình báo là nơi tiếp nhận và sàng lọc những dữ kiện (đối nội và đối ngoại) rồi cung cấp cho lãnh đạo bản tổng kết (hay lời khuyến cáo), để lãnh đạo có những quyết định "chiến lược", thích úng cho từng tình huống.

Ngạn ngữ Pháp có câu "gouverner c’est prévoir".

"Gouverner", nguyên ngữ latin "goubernaculum", có nghĩa là "cái bánh lái - gouvernail", bộ phận nhằm lèo lái con tàu. "Gouverner" động từ có nghĩa là "lèo lái", "quản trị", "điều khiển", "quản lý"… "Gouvernement - chính phủ" cũng bắt nguồn từ "cái bánh lái - gouvernail", có nghĩa là "định chế chính trị đại diện quốc gia có trách nhiệm quản trị (hay lãnh đạo) đất nước". "C’est" có nghĩa "đích thị là..., nó là..., chính là..".. "Prévoir" có nghĩa là "tiên liệu, dự đoán trước, tiên đoán trước". Ngạn ngữ "gouverner c’est prévoir" có nghĩa "lèo lái (hay quản trị, lãnh đạo…) chính là tiên liệu".

Hôm trước tôi có viết bài nói rằng "dịch Covid-19 sẽ tụt quần nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới". Chữ "tụt quần" có thể làm "sốc" nhiều người. Nhưng thực tế là nó rất điển hình. Trận đại dịch Covid-19 cho ta thấy đâu là nhà lãnh đạo "có tầm nhìn" và đâu là người không có khả năng lãnh đạo.

Hiển nhiên đến nay còn quá sớm để làm một "tổng kết" về hệ quả của Covid-19. Vì vậy khó có thể kết luận đâu là người có tầm nhìn. Nhưng ta có thể thấy tức khắc đâu là những nhà lãnh đạo bất tài.

Lãnh đạo bất tài hành động như người thuyền trưởng không biết coi bản đồ, không biết sử dụng la bàn. Người cầm bánh lái không xác định được thủy đạo của mình, lúc bẻ qua trái, lúc quẹo qua phải. Con tàu lắc lư, chạy ngoằn ngoèo không chủ đích như con tàu say.

Nếu ta lấy tiêu chuẩn "thuyền trưởng" để phán đoán khả năng lãnh đạo. Rõ ràng cả tập đoàn bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện qua các chỉ thị mới đây của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Rõ ràng họ không có khả năng quản trị đất nước.

Các chỉ thị, quyết định đưa ra, từ nhiều tháng nay, trên những vấn đề trọng đại của đất nước như các biện pháp phòng ngừa "đại dịch Covid-19" cũng như vấn đề "an ninh lương thực". Chỉ thị nào nội dung văn bản cũng mâu thuẩn với thực tế, gây ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe".

Không phải "dưới" bất tuân mà vì các chỉ thị của Bộ Chính trị đều "đi xa thực tế", không thể áp dụng.

Việt Nam không có thống kê hay Bộ Chính trị đã không đọc các báo cáo, các thống kê về giá thành và trữ lượng lương thực ?

Việt Nam không theo sát diễn biến của dịch Covid-19 đang hoành hành trong nước và trên thế giới hay Bộ Chính trị đã có những "dữ kiện khoa học" do khoa học gia Việt Nam đặc biệt cung cấp ?

Bộ Chính trị hớn hở tuyên bố "thành công chống dịch". Ông Trọng thừa dịp "nổ" : "Nếu không có chế độ chính trị như Việt Nam thì không làm được như vậy". Thì hai tuần sau ông thủ tướng ra chỉ thị "cách ly toàn xã hội". Việc này cho thấy "thuyền trưởng" con tàu Việt Nam "lạng quạng", không biết coi "bản đồ" !

Về vấn đề "an ninh lương thực", hôm nay thủ tướng ra chỉ thị ngưng xuất khẩu gạo. Hôm sau bộ trưởng đã gởi thư chống đối. Việc này cho thấy kinh tế Việt Nam "phi thị trường". Cuộc sống nông dân lý ra thoải mái hơn do giá gạo tăng, rốt cục bị phá hoại do hành vi duy ý chỉ của thủ tướng.

Ý kiến của ông Trọng do đó phải đổi thành "không có chế độ chính trị nào tệ hại, lệnh lạc nhà nước lại bất nhất đến như vậy" !

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vẫn như đang sống trong mơ ! Bộ Chính trị vẫn sinh hoạt một cách "duy ý chí", lấy "ước mơ làm hiện thực và lấy ý chí của của một người áp đặt lên mọi người".

Nếu Bộ Chính trị là "thuyền trưởng" thì Bộ Chính trị quản trị đất nước như một người say rượu, chân nam đá chân xiêu (chân dăm đá chân chiêu)...

Nguyên nhân do đâu ?

Đầu tiên là vì họ không có kiến thức nhưng họ không tin vào các dự báo của các nhà khoa học.

Nhớ lại ngày xưa, biết bao nhiêu quyết định "duy ý chí", như khai sinh ra các "đại dự án", những "tập đoàn nắm đấm"... từ các thập niên 2000, bất chấp các dự báo, những cảnh cáo của các nhà khoa học. Nếu đất nước thực sự là con tàu thì chiếc Titanic Việt Nam đã chìm không biết bao nhiêu lần.

Đó là ta chưa nói tới những vấn đề mang tính cách "lâu dài" như tranh chấp biển đảo, vấn đề ĐBSCL (đất lún, hạn, ngập mặn, thiếu nước ngọt…).

Từ 50 năm nay người dân không hề thấy Đảng cộng sản Việt Nam có một quyết định nào "tốt", đúng mức…, thực sự đem lại lợi ích cho đất nước và dân tộc. Với thái độ "duy ý chí" vì tin tưởng mù quáng vào tín điều chủ nghĩa, sau 75 họ đã phá nát nền kinh tế quốc dân. Sau đó, với những tính toán ngắn hạn, bởi những con người thiếu trí tuệ nhưng lại coi thường và không sử dụng người có học, mọi chính sách đều chỉ là "phá hoại", nếu không thì chỉ có hiệu quả "mì ăn liền".

Trường hợp thứ hai, đại dịch Covid-19 trên nước Mỹ, với "thuyền trưởng" Trump.

Ông Trump điển hình típ người không hiểu biết về khoa học nhưng lại không tin vào dự báo của các nhà khoa học. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ chỉ dựa vào những phán đoán sự việc theo "trực giác". Kiểu thuyền trưởng không biết coi bản đồ, la bàn, lái tàu theo "cảm tính".

Hầu hết các báo cáo khoa học của các khoa học gia trên thế giới đều dự báo sự "biến đổi khí hậu" đến từ nguyên nhân "hiệu ứng lồng kính". Chỉ có ông Trump là không tin.

Hệ quả tai hại của việc biến đổi khí hậu đến nay đã thấy được, điển hình ở đồng bằng sông Cửu long qua các hiện tượng "nắng hạn" mỗi năm một dài lâu hơn. "Nước biển dâng cao" thường xuyên hơn làm "ngập mặn sông ngòi, đồng ruộng". Giông bão cũng thường xuyên hơn, mạnh bạo, tàn phá nhiều hơn và đến sớm hơn mọi năm.

Nhưng việc này là chuyện của người nông dân VN. Trump chủ trương sống chết mặc bây, miễn "nước Mỹ vĩ đại" là được.

Nhưng vụ đại dịch Covid-19 đang hoành hành nước Mỹ. Nguyên nhân là ông Trump không tin những báo cáo của các nhà khoa học, thậm chí các báo cáo về tình hình dịch tại Trung Quốc của cơ quan tình báo CIA. Mỹ cũng có cơ quan quan sát y tế ở Trung Quốc nhưng cơ quan này xem như vô hiệu vì Trump đã sa thải phần lớn nhân sự. Những báo cáo CIA cho thấy, từ tháng giêng cho biết nước Mỹ không thể tránh được đại dịch.

Trump vẫn bỏ ngoài tai các cảnh báo. Ông tin rằng Coronavirus là "tin vịt - hoax" của phe Dân chủ tung ra để "hại" ông.

Quyết định "quẹo phải" hay "quẹo trái" của thuyền trưởng, chỉ sớm hay muộn vài giây đồng hồ, có thể khiến chiếc tàu Titanic chìm hay không chìm.

Quyết định chậm trễ của ông Trump về việc phòng dịch khiến số nạn nhân thay đổi, từ vài ngàn có thể lên tới vài trăm ngàn người. Thiệt hại kinh tế cũng vậy, sớm hai tuần có thể với một "gói" 2.200 tỉ nước Mỹ sẽ trỗi dậy sau 2 tháng, dĩ nhiên nếu có một "chiến lược phòng ngừa" hữu hiệu.

Còn bây giờ, thái độ "khệnh khạng" của ông Trump, bất cần báo chí cũng như khoa học gia, đã làm cho nước đã ngập tới lổ mũi, người ta dự trù tiêu hao về kinh tế có thể lên tới 15.000 tỉ đô la.

Khi mới hạ thủy người ta nói chiến tàu Titanic "vĩ đại" đến đỗi không thể chìm. Vậy mà nó vẫn chìm. Nguyên nhân là thuyền trưởng xem thường những dự báo khách quan, khoa học.

Dầu vậy nước Mỹ vẫn sẽ không sao. Thuyền trưởng Trump lái tàu lạng quạng sớm muộn gì cũng bị thay thế. Đáng lo là Việt Nam. Ngay cả khi chiếc tàu mang tên Việt Nam bị chìm trong lúc này, thì cũng không ai lo âu ! Thủy thủ đoàn đa số đã có chỗ "cắm dùi" trên đất Mỹ.

Trương Nhân Tuấn

(19/04/2020)

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Bộ Quốc phòng ‘ám hại’ Tổng bí thư và Bộ Chính trị

Trân Văn, VOA, 14/02/2020

Xét về bn cht, tuyên b ca B Quc phòng : Các tướng lĩnh quân đi b x lý không phi do tham nhũng (1) – chính là một kiu hãm hi Tổng bí thư và các y viên B Chính tr Đảng cộng sản Việt Nam, hy dit "sinh mng chính tr" ca Tổng bí thư, uy tín ca đng, nhà nước, quc hi, chính ph

ai1

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các tướng lĩnh lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

***

Bộ Quc phòng va đưa ra tuyên b va k sau khi c tri thành ph Đà Nng yêu cu các đi biu ca h ti Quc hi thay mt h cht vn B Quc phòng, đòi cơ quan này xác đnh Đi tướng Ngô Xuân Lch, B trưởng Quc phòng phi chu trách nhim như thế nào khi có hàng loạt cán bộ, tướng lĩnh ca quân đi vi phm pháp lut.

Theo Bộ Quc phòng, các sĩ quan cao cp ca quân đi vi phm pháp lut và đã b k lut ch là vì "buông lỏng lãnh đo, thiếu trách nhim trong t chc thc hin các quy đnh ca nhà nước, ca quân đi trong quản lý, s dng đt quc phòng" và những vi phm y "tập trung ch yếu các nhim kỳ 2005 - 2010, 2010 – 2015".

Có bao nhiêu người tin rng vic các ông tướng là ch huy đ mi quân chng (lc quân, hi quân, không quân), quân khu, quân đoàn,… thi nhau bán công thổ dành cho quc phòng vi giá r như cho, khiến công qu mt hết ngàn t đng này đến ngàn t đng khác đu ch là "buông lỏng lãnh đo, thiếu trách nhim" đối v"đất quc phòng" ?

Tại sao quân đi "xem xét, xử lý mt cách nghiêm minh, thận trọng, cht ch, thu đáo, có lý, có tình, đúng người, đúng khuyết đim và không có ‘vùng cm’, không có ‘ngoi l’ rõ đến đâu x lý đến đó" mà "số quân nhân b x lý do tham nhũng rt ít" và "chủ yếu là cán b cp phân đi và quân nhân chuyên nghip" ?

***

Tuyên bố ca B Quc phòng v trách nhim ca Đi tướng Ngô Xuân Lch, cũng như n lc "xây dựng, chnh đn đng, kim soát quyn lc, ngăn chn - đy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cc, ‘li ích nhóm’, suy thoái tư tưởng chính tr, đo đc, li sng, ‘tự din biến’, ‘t chuyn hóa’ trong ni b" của B Quc phòng, khuyến khích thc mc :

- Nếu ông Nguyn Phú Trng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Ch tch Nhà nước Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam không t chi đ ngh công b bn kê khai tài sn ca các ông tướng nói riêng và những viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nói chung đ toàn dân giám sát như trước nay thiên h vn làm, không xem chuyn công b bn kê khai tài sn ca nhng viên chc này là "rất khó, rt nhy cm" (2)… thì có ông tướng nào "buông lỏng lãnh đo, thiếu trách nhim trong t chc thc hin các quy đnh ca nhà nước, ca quân đi trong qun lý, s dng đt quc phòng" thoát khỏi các cuc điu tra – truy cu trách nhim hình s không ?

- Nếu B Chính tr đng lc đu khi Quốc hi thnh th ý kiến v vic áp dng các bin pháp trng pht (truy cu trách nhim hình s, tch thu sung công nhng tài sn không th gii trình v ngun gc,…) nhng viên chc "giàu có bt minh" và không th gii trình hp lý v ngun gc tài sn cá nhân, gia đình như tinh thn Công ước Chng tham nhũng (3), thành ra sau mt thi gian dài nâng lên, đt xung, Quc hi loi b toàn b các bin pháp trng pht "làm giàu bt chính" ra khi c Lut Hình s, ln Lut Phòng – chng tham nhũng thì làm gì có chuyện, rt ít "cán bộ cp phân đi và quân nhân chuyên nghip" bị B Quc phòng x lý vì tham nhũng !

***

Việc B Quc phòng đã khng đnh : Các tướng lĩnh quân đi b x lý không phi do tham nhũng mà còn khẳng đnh thêm rng, vic xem xét, k lut các ông tướng bán r công th, mang quyn s dng công th đt vào tay nhiu cá nhân, doanh nghip, k c doanh nghip ngoi quc, góp phn… "củng c, gi vng nim tin ca nhân dân đi vi quân đi", chứng t trí lc, tư cách ca các ông tướng lãnh đo Quân đi nhân dân Vit Nam đc bit… khác thường.

Cho dù có hàng chục ông tướng là ch huy đ mi quân chng (lc quân, hi quân, không quân), quân khu, quân đoàn,… "buông lỏng lãnh đo, thiếu trách nhim trong t chc thc hin các quy đnh ca nhà nước, ca quân đội trong qun lý, s dng đt quc phòng" nhưng theo B Quc phòng, quân đi vn "hoàn thành toàn diện nhim v quân s, quc phòng" chính là một trong nhng bng chng cho thy yếu t đc bit… khác thường v trí lc, tư cách ca các ông tướng lãnh đạo Quân đội nhân dân Vit Nam

Không chỉ có thế, thông qua văn bn tr li c tri thành ph Đà Nng, các ông tướng lãnh đo B Quc phòng còn t ra hết sc… dũng cm khi ch cho c tri Đà Nng nói riêng và c tri Vit Nam nói chung, cùng thy thc cht ca công cuộc chnh đn đng, phòng – chng tham nhũng, lãng phí, tiêu cc, li ích nhóm,… mà Tổng bí thư và B Chính tr đã khi xướng cũng như đang trin khai, giám sát. Nên ghi công hay lên án B Quc phòng, xem văn bn va k là mt âm mưu thâm đc chng lại "đảng ta" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 14/02/2020

Chú thích :

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-quoc-phong-cac-tuong-linh-quan-doi-bi-xu-ly-khong-phai-do-tham-nhung-1181931.html

(2) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-van-de-rat-kho-nhay-cam-1286576.tpo

(3) https://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-nhieu-can-bo-co-tai-san-rat-lon-ma-khong-the-giai-trinh-20180910105202887.htm

*******************

Có đúng các tướng quân đội bị kỷ luật không phải do tham nhũng ?

RFA, 13/02/2020

Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa khẳng định với cử tri Đà Nẵng qua văn bản trả lời ngày 12 tháng 2 rằng trong số những quân nhân cấp tướng bị xử lý kỷ luật, không có người nào bị xử lý vì tham nhũng.

ai2

Ảnh minh họa : Các vị tướng, tá quân đội nhân dân Việt Nam trong một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. AFP

Thật sự có phải như lời Bộ Quốc phòng ?

Trao đổi với RFA hôm 13/2, Nhà văn Phạm Đình Trọng, từng công tác nhiều năm trong lực lượng quân đội, nhận xét :

"Theo tôi, việc đấy là họ nói tránh đi để họ bảo vệ danh dự của họ thôi, chứ nhân dân ai cũng biết, các tướng tá đó đều tham nhũng đất đai, chứ không phải là không có tham nhũng".

Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Việt Nam thì vi phạm của những quân nhân cấp tướng quân đội Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các qui định của Nhà nước, của Quân đội trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Việt Nam còn nhấn mạnh những sai phạm của các vị tướng quân đội tập trung vào thời điểm các nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010 đến 2015.

Đại úy Võ Minh Đức, người từng phục vụ quân đội hơn 10 năm, trong trả lời RFA hôm 13/2, nói :

"Về việc quản lý đất đai, tưởng mấy ông đó lên tới cấp tướng mà không biết gì… nó tất tần tật là vì tiền… chung chi, đút lót, để nó cho người này được dự án, người kia được dự án, rồi lấy đất quốc phòng đổi chác, bán tùm lum… Không chỉ cấp tướng, cỡ đồng trang lứa như tôi, là cấp thượng tá, không ai mà nhà tranh vách lá, toàn là ít nhất 3 tầng, 4 bánh hay có người là biệt phủ. Toàn nhà cao cửa rộng, tiền ở đâu ra, lương quân đội so với ngành khác là cao ngất ngưỡng rồi đó, nhưng chưa đủ để có cơ ngơi như thế".

Theo Đại úy Võ Minh Đức, đó là bề nổi, chưa kể bề chìm là đưa con đi học nước ngoài, mua nhà ở nước ngoài thì tiền ở đâu ra ? Đó chính là tiền bổng lộc chức quyền đem lại trong quản lý đất đai và các mảng khác.

Còn theo Trung tá Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Cục Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, có thể nhìn rõ các tướng tá trong quân đội có tham nhũng hay không qua những tài sản mà họ có. Ông nói với RFA hôm 13/2 :

"Tôi từng ở trong quân đội, với mức lương được cấp phát, để đủ sống ở thành phố đã khó, chưa nói đến chuyện mua sắm xe cộ nhà cửa. Thế nhưng tôi thấy xung quanh tôi, không đến cấp tướng đâu, mà đến cấp tá thôi, cũng nhiều người giàu có rất là bất thường. Tôi nghĩ rằng với vị trí công tác như vậy, tính chất công việc, thời gian như vậy, không thể có cách kiếm tiền nào khác ngoài tham nhũng".

Người giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Việt Nam bị xử lý kỷ luật tính đến thời điểm hiện nay là cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Vào ngày 22 tháng 10, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng phối hợp với Viện Kiểm Sát Quân sự Trung ương thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Hiến về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 360 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Biện pháp khởi tố ông Nguyễn Văn Hiến được tiến hành trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và những tòng phạm về tội vi phạm các qui định về quản lý đất đai theo khoản 3 điều 229 ; và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Trung tá Vũ Minh Trí, nói tiếp :

"Ở Việt Nam có câu thành ngữ ‘Nó lú có Chú nó khôn’, tức là bản thân ông tư lệnh hải quân, ở dưới có rất nhiều cơ quan hay cá nhân tham mưu giúp việc, nếu bản thân ông ta có nhầm lẫn hay sai sót, sẽ có một hệ thống cảnh báo, ngăn chặn… kể cả cấp trên. Thế nhưng để ra sai phạm lớn như vậy, tôi nghĩ họ không lầm đâu mà họ biết làm vậy là sai phạm… nhưng họ cố tình làm sai, vì liên quan hàng ngàn tỷ đồng thì ai cũng có thể thấy. Ví dụ ra chợ, mớ rau 5 ngàn 3 ngàn còn phải mặc cả, đằng này đây, những khối tài sản cực kỳ lớn, rõ ràng họ phải biết, nếu chênh lệch thì cũng chỉ có thể chút ít thôi chứ không phải như vậy".

Thượng tướng Lê Chiêm, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khi trả lời báo chí trong nước trước đây từng thừa nhận, vẫn có một số đơn vị trong quân đội không quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng, khi cho rằng đơn vị mình không có tham nhũng. Đến khi phát hiện có tham nhũng thì xử lý lúng túng.

Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hàng chục tướng, tá quân đội và công an bị kỷ luật, xử lý vì để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý đất đai. Điển hình như trường hợp của Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.

Ngoài ra, trong danh sách tướng, tá quân đội bị kỷ luật vì đất đai còn có Thượng tướng Phương Minh Hòa, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Đại tá Trương Thanh Nam, Đại tá Nguyễn Hải Châu, Đại tá Phạm Ngọc Dũng.v.v…

ai3

Máy bay Sukhoi Su-30MK2 của không quân Việt Nam tại sân bay quân sự Biên Hòa, Đồng Nai hôm 21/10/2015. AFP

Ngoài tham nhũng trong đất đai, việc mua sắm trang thiết bị, vũ khí cho Bộ quốc phòng cũng được nêu lên nhiều dấu hỏi về những khoảng ‘lại quả’ ‘hoa hồng’…

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam nằm trong top 10 nước mua nhiều thiết bị quân sự nhất trên thế giới. Cụ thể trong giai đoạn từ 2014 tới 2018, số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam chiếm 2,9% tổng số vũ khí bán ra trên toàn cầu. Chỉ trong năm 2016, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam là 5 tỷ đô la và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 tỷ đô la vào năm 2020.

Liên quan vấn đề này, Trung tá Vũ Minh Trí cho biết ý kiến của mình :

"Tôi không có thông tin thật cụ thể nhưng nghe nói nhiều, nhưng tôi có thể suy ra từ những việc nhỏ, ví dụ như mua giấy văn phòng, xe công, hay quà cáp… thì đề có tình trạng ăn hoa hồng hay kê giá cao lên. Nên tôi nghĩ việc mua vũ khí thì rất khó tránh khỏi tham ô. Đặc biệt khi không có giám sát của cơ quan chức năng, với lý do bảo mật, an ninh quốc phòng…".

Nhận xét về việc đòi hoa hồng trong mua sắm thiết bị quốc phòng, ông Phạm Đình Trọng nói :

"Cái đó thì gần như là đương nhiên ở cái lệ mua bán ở Việt Nam, không cần phải nói thì ai cũng biết là họ có đi đêm. Ví dụ mua vũ khí của Mỹ thì họ đòi đến 25% chẳn hạn, chính vì thế không mua được vũ khí của Mỹ mà phải mua của những nước tham nhũng như Nga, Ấn Độ… vì Mỹ quy định chặt chẽ, quan chức khó tham nhũng được".

Vào năm 2017, trang tin Shephard Media trích dẫn một nguồn tin quốc phòng của Mỹ cho biết, các giới chức quốc phòng Việt Nam thông báo cho phái đoàn của Mỹ biết trong một cuộc họp ở Hà Nội, rằng các thương vụ mua bán vũ khí phải được "lại quả" 1/4 của tổng giá trị. Sau khi phía Việt Nam đưa ra yêu cầu đó, cuộc họp đã "đột ngột dừng lại".

Theo Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên nhân của vấn nạn này ai cũng biết, đó là do một chế độ tham nhũng, đối với một chế độ cộng sản thì không thể hạn chế tham nhũng được. Vì người dân không có quyền kiểm soát nhà nước thì làm sao hạn chế được.

******************

Bộ Quốc phòng Việt Nam nói các tướng bị kỷ luật không phải do tham nhũng

RFA, 12/02/2020

Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định trong số những quân nhân cấp tướng bị xử lý kỷ luật, không có người nào bị xử lý vì tham nhũng.

ai4

Hình minh họa. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Courtesy : Ảnh internet

Khẳng định vừa nêu được mạng báo Thanh Niên loan đi ngày 12/02 dẫn văn bản của Bộ Quốc phòng Việt Nam trả lời cho kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng về trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Quốc phòng trong công tác phòng chống tham nhũng, khi mà vừa qua rất nhiều cán bộ, tướng lĩnh của ngành quân đội vi phạm pháp luật.

Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam thì vi phạm của những quân nhân cấp tướng quân đội Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các qui định của Nhà nước, của Quân đội trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Việt Nam còn nhấn mạnh những sai phạm của các vị tướng quân đội tập trung vào thời điểm các nhiệm kỳ 2005/2010 và 2010 đến 2015.

Người giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Việt Nam bị xử lý kỷ luật tính đến thời điểm hiện nay là cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Ông Nguyễn Văn Hiến vào tháng 6 năm ngoái bị Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng biện pháp cách hết các chức vụ.

Đến ngày 3 tháng 9, ông Nguyễn Văn Hiến bị Thủ tướng Chính phủ Hà Nội kỷ luật với hình thức xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Vào ngày 22 tháng 10, Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng phối hợp với Viện Kiểm Sát Quân sự Trung ương thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Hiến về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 360 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Biện pháp khởi tố ông Nguyễn Văn Hiến được tiến hành trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và những tòng phạm về tội vi phạm các qui định về quản lý đất đai theo khoản 3 điều 229 ; và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Additional Info

  • Author Trân Vă, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3