Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/02/2021

Định hướng xã hội chủ nghĩa : cuối đường hầm vẫn chưa thấy ánh sáng

Phạm Đình Bá, Triệu Tử Long, Trần Dzạ Dzũng

Đổi mới kinh tế qua chín điểm

Phạm Đình Bá, VNTB, 22/02/2021

Trong hàng triệu cái nghịch lý mà đảng độc quyền, cái nghịch lý to thứ nhất là phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

doimoi1

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội ngày 9/11/2021 - Ảnh minh họa

So với thực tế, có hàng triệu cái nghịch lý to nhỏ trong cách làm việc của đảng. Trong các nghịch lý này, có hai cái cực to. Trong hàng triệu cái nghịch lý mà đảng độc quyền, cái nghịch lý to thứ nhất là phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1). Năm 1985 khi cái nghịch lý này bắt đầu, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo tiền đô Mỹ năm 2019 của Việt Nam là 232 đô la và của Hàn Quốc là 2.482 đô la, cách biệt là 2.251 đô la. Năm 2019, con số của Việt Nam là 2.715 đô la và của Hàn Quốc là 31.846 đô la, cách biệt là 29.131 đô la. Sau 35 năm, mức tăng trưởng của Hàn Quốc là 13 lần (29.131/2.251) nhanh hơn phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong hàng triệu cái nghịch lý mà đảng độc quyền, cái nghịch lý to thứ hai là để bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ, đảng chủ trương thì đại khái là "ta anh hùng ráng đi học lóm võ Thiếu Lâm để đánh thắng chùa Thiếu Lâm Tự". Giải quyết cái nghịch thứ nhất là cấp thiết cho toàn vẹn lãnh thổ bởi vì nếu kinh tế của ta mạnh như kinh tế của Hàn Quốc, thì Tập đảng không dẫm qua dẫm lại lên đảng ta và đất nước ta như bây giờ.

Đổi mới kinh tế cần được cấu trúc để làm lợi và khuyến khích năng suất của các hoạt động kinh doanh tư nhân (chẳng hạn như thành lập và mở rộng các công ty cung cấp hàng hóa và các dịch vụ mà mọi người muốn) đồng thời giới hạn các hoạt động kinh tế với chi phí không hiệu quả (ví dụ như nhiều doanh nghiệp nhà nước), và thậm chí các hoạt động kinh tế phá hoại. 

Các hoạt động kinh tế phá hoại xảy ra khi một nhóm hoạt động kinh tế tìm cách chiếm của cải hay tài nguyên mà không có bất kỳ đóng góp tương xứng nào về năng suất cho nền kinh tế – ví dụ như vụ cướp đất nông nghiệp ở Đồng Tâm bằng móc nối giữa lợi ích nhóm và cán bộ tham nhũng, dẫn đến một lực lượng dân oan không có thiết bị để sản xuất. 

Các hoạt động kinh tế phá hoại cũng bao gồm móc nối giữa lợi ích nhóm về kinh tế và cán bộ tham nhũng để lũng đoạn các nguyên tắc thương mại, dẫn đến các nhóm hoạt động kinh tế hữu hiệu bị thiệt hại – ví dụ như vụ việc xảy ra với công ty của anh Trần Huỳnh Duy Thức khi công ty của anh đã đang cạnh tranh hiệu quả với các công ty ở Singapore nhưng anh bị bắt giam bởi đảng, đứng thay cho lợi ích nhóm trong ngành doanh nghiệp này. 

Khi các thể chế chính trị và kinh tế được cấu trúc để làm lợi và khuyến khích năng suất của các hoạt động kinh doanh tư nhân, các nghiên cứu cho rằng sẽ có nhiều đổi mới và tăng trưởng kinh tế, ít nhất là về lâu dài. Bởi vậy tập trung vào các thể chế kinh tế thúc đẩy tinh thần kinh doanh là quan trọng cho phát triển kinh tế. Để tiếp tục phát triển kinh tế, cần chú trọng trong đổi mới trên chín lĩnh vực rộng lớn dưới đây.(2) 

Điều 1. Nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền sở hữu

Trong nhà nước pháp quyền, nhà nước hoạt động dựa trên các nguyên tắc của luật pháp chứ không phải hoạt động theo lợi ích nhóm. Theo định nghĩa này, đảng là một lợi ích nhóm lớn. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối cao và trên hết mọi lợi ích nhóm và cá nhân, ví dụ như cán bộ, đảng viên và lãnh đạo. Quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của con người. Chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ cũng như có quyền. Ba dạng tài sản chính bao gồm : tài sản tư nhân, tài sản công và tài sản tập thể qua hợp tác (không phải cưỡng ép như cách đảng đang làm). Trong nhà nước pháp quyền, nhà nước không thể tịch thu tài sản tư nhân mà không đền bù thích đáng. Nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền sở hữu là các quy tắc cơ bản của hệ thống kinh tế, và để phát triển kinh tế cần phải đảm bảo rằng các quy tắc cơ bản này ổn định và được bảo vệ và triển khai chặt chẽ. Về quyền sở hữu trí tuệ, một sự cân bằng quan trọng phải được thực hiện giữa các lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu phổ biến kiến ​​thc.

Điều 2. Thuế 

Nhiều loại thuế ảnh hưởng đến các quyết định và hoạt động của tư nhân. Trong khi thuế nói chung phải thấp hoặc vừa phải, thuế cần phải đơn giản (thay vì có nhiều ngoại lệ) và mức thuế cao cần đồng đều giữa các danh mục chủ sở hữu, nguồn tài chính và các loại hoạt động kinh tế. Trong một bài trước,(3) tôi đã góp ý về dùng thuế thu nhập để tạo dựng một chương trình thu nhập cơ bản chung (universal basic income), trong đó mỗi người dân trưởng thành được nhận một khoản tiền nhất định một cách thường xuyên (ví dụ như khoảng 4,6 triệu đồng mỗi tháng, hay khoảng $200 đô la Mỹ mỗi tháng).

Điều 3. Tiết kiệm, vốn và tài chính 

Các hoạt động kinh tế xã hội liên hệ đến tiết kiệm, vốn và tài chính nên được đổi mới để hỗ trợ tăng cường hình thành của cải và doanh nghiệp tư nhân và tạo ra một động lực cho đầu tư có rủi ro cao và phần thưởng cao. Loại đầu tư nầy là nguồn phát triển kinh tế rất quan trọng. Đặc biệt là cần tạo nên môi trường để các đầu tư rủi ro cao phần thưởng cao không chết quá sớm trong giai đoạn đầu của các dự án khởi nghiệp. Khi mà một phần lớn tiết kiệm từ xã hội đang chuyển vào quỹ hưu trí, các chính sách kinh tế cần khuyến khích một phần của vốn tiết kiệm này vào đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của các công ty và không chỉ vào bất động sản, cổ phiếu đại chúng và trái phiếu.

Điều 4. Thị trường lao động và an sinh xã hội

Các tổ chức nên tạo điều kiện cho tuyển dụng lao động có năng lực cần thiết. Đổi mới cần cố gắng loại bỏ các quy định khó khăn của thị trường lao động. Các quy định về làm việc quá nghiêm ngặt cũng có thể thúc đẩy doanh nhân tìm cách trốn tránh các hậu quả của các quy định này, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của nền kinh tế ngầm. Hơn nữa, chương trình bảo hiểm thu nhập của chính phủ cần thiên về khuyến khích kích hoạt các hoạt động kinh tế tư nhân, tính di động trong lực lượng lao động và ưu đãi các doanh nghiệp tư nhân để theo đuổi các đầu tư có rủi ro cao và phần thưởng cao. 

Các chính sách và tổ chức về an ninh xã hội nên tạo điều kiện để các quyền hưởng dụng (tenure rights) và các kế hoạch lương hưu (pension plans) dễ dàng chuyển đổi giữa các tác nhân trong hoạt động kinh tế. Các chính sách và tổ chức cũng nên thiên về tách toàn bộ bảo hiểm y tế từ chủ lao động, để tránh trừng phạt người làm muốn bỏ việc làm tạm để theo đuổi các dự án khởi nghiệp có rủi ro cao nhưng có phần thưởng cao cho cá nhân và gia đình họ. Cần tránh các chính sách và tổ chức kinh tế có thiên vị về các công tư quốc doanh.

Điều 5. Điều tiết thị trường hàng hóa và dịch vụ

Việc ngăn chặn các công ty quốc doanh hay bán quốc doanh khai thác quá mức vị trí thống lĩnh thị trường của họ là điều cần thiết. Hạ thấp những rào cản để tư nhân và doanh nghiệp mới gia nhập vào các thị trường là chìa khóa cho đổi mới trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Cách làm này sẽ thúc đẩy việc mở cửa cho những bộ phận của nền kinh tế gần như luôn đóng cửa cho sản xuất tư nhân, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và trường học. Hệ thống tài chính công nên được thiết kế để khuyến khích sản xuất tư nhân quy mô lớn và khả năng cạnh tranh mạnh giữa các công ty hay cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay bán quốc doanh.

Điều 6. Luật phá sản và quy định về mất khả năng thanh toán

Sự thất bại trong kinh doanh cung cấp thông tin có giá trị cho các tác nhân kinh tế khác. Các công ty thất bại hay thiếu hiệu quả phải bị phá sản đúng thời điểm để các nguồn lực có thể được chuyển hướng đến các công ty có hiệu quả hơn. Do đó, luật phá sản (bankruptcy law) và quy định về mất khả năng thanh toán (insolvency regulation) nên tương đối rộng rãi và cho phép doanh nghiệp có "cơ hội thứ hai". Tuy nhiên, việc nộp đơn phá sản không nên quá dễ dàng, vì điều đó khuyến khích lạm dụng quá mức và phá hoại tinh thần kinh doanh, gây hại cho các chủ nợ và phần còn lại của cộng đồng.

Điều 7. Nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa và lan tỏa kiến ​​th

Nghiên cứu và phát triển chỉ là đầu vào ; để chuyển nghiên cứu và phát triển thành tăng trưởng kinh tế, các doanh nhân phải khai thác các phát minh và kiến ​​thc được tạo ra bằng cách giới thiệu các phương pháp sản xuất mới hoặc các sản phẩm và dịch vụ mới vào thị trường. Do đó, thay vì tập trung vào các mục tiêu chi tiêu định lượng và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển có mục tiêu, chính sách tổng thể về nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa và lan tỏa kiến ​​thc nên làm cho vic khi s và phát trin doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, nhất là các tư doanh mới mà doanh nhân chấp nhận đầu tư có rủi ro cao và phần thưởng cao. Những đầu tư nầy là thiết yếu để đổi mới trong kinh tế và tạo nên giá trị tăng trưởng cho kinh tế, xã hội, đổi mới với giá trị cao và giá trị đời sống cao.

Điều 8. Ưu đãi đầu tư vốn con người 

Chính sách đầu tư vốn con người cần cố gắng tạo ra các động lực tích cực để cá nhân có được kiến ​​thc và kỹ năng, cho dù thông qua giáo dục chính thức hay tại nơi làm việc. Các chính sách khuyến khích phát triển kỷ năng mỗi cá nhân cũng phải được phát triển bởi hệ thống giáo dục để cung cấp các cơ hội phát triển như vậy. Về mặt này, hệ thống đại học Hoa Kỳ có vẻ đáp ứng nhu cầu kinh tế của xã hội tốt. Hệ thống của Hoa Kỳ có thể là một hình mẫu quan trọng, miễn là có sự quan tâm đúng mức về khả năng tiếp cận và công bằng để mọi người có thể tiếp cận các cơ hội này. Theo ý kiến của cá nhân tôi, cần tuyệt đối phải trừ tận gốc cách dùng lý lịch thân đảng và ưu đãi cho cá nhân từ lợi ích nhóm, nhất là đảng độc quyền.

Điều 9. Các tổ chức phi chính thức 

Các tổ chức phi chính thức ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức chính thức nhưng cũng có thể quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tinh thần đổi mới và các khuynh hướng cá nhân để phiêu lưu trong các đầu tư có khả năng thất bại cao và hưởng lợi cao. Phải tăng cường cơ hội để hình thành các quy tắc và thói quen không điều động từ trung ương hay đảng nhưng hình thành trong xã hội. Các quy tắc và thói quen nầy tạo thuận lợi cho hợp tác và trao đổi cá nhân, đặc biệt là về lòng tin xã hội. Môi trường tin cậy cao nuôi dưỡng việc thâm nhập thị trường, tăng trưởng doanh nghiệp và tinh thần kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ mà chính sách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển này hay không thì không chắc lắm.

Nói chung lại, đổi mới nên xây dựng thể chế và chính sách căn bản là thiên về cá nhân (thay vì tập thể) và doanh nghiệp tư nhân (thay vì quốc doanh), chủ yếu bằng cách thực hiện tự do hóa chính sách kinh tế.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 22/02/2021

Nguồn :

(1) https://vietnamthoibao.org/vntb-nguyen-tac-nghi-khac-trong-doi-moi/

(2) Niklas Elert and Magnus Henrekson and Mikael Stenkula. Institutional Reform for Innovation and Entrepreneurship : An Agenda for Europe. Entrepreneurship & Economics eJournal, 2017.

(3) https://vietnamthoibao.org/vntb-to-chuc-xa-hoi-moi-khong-co-nhung-con-bo-nhai-lai-mac-le-cu-ky/

********************

Lại loay hoay đi tìm thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

Triệu Tử Long, VNTB, 21/02/2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận đề án về đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng.

doimoi2

"Quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Thông tin báo cáo tóm tắt đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, "đề án tập trung vào chức năng quản lý và phát triển kinh tế của Nhà nước thuộc nhóm cơ quan hành pháp và chức năng có tính chất tổng hợp, liên ngành.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang quản lý và kiến tạo ; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp ; từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để đạt mục tiêu về phát triển kinh tế tư nhân.

Chính sách được xây dựng trên nền tảng tôn trọng quy luật của thị trường, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế. Đổi mới thanh kiểm tra, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại nhằm giảm chi phí, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không đề cập đến cụm từ quen thuộc lâu nay : "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trên cương vị là "một trong tứ trụ", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại đưa ra yêu cầu cho đề án mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày, đó là, "quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII".

Tiền nhiệm của ông Nguyễn Chí Dũng từng được một bài viết trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, viết rằng : "Một câu hỏi mà gần 30 năm qua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vẫn chưa có câu trả lời, đó là thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" (1).

Theo bài báo phát hành 3/5/2014, thì, "Một ngày cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ông đáp : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm". Gần ba mươi năm trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý luận, nhưng không được trả lời. Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ sau ông".

Kết thúc cuộc trò chuyện với các nhà báo tại trụ sở bộ vào một ngày cuối năm 2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nán lại để chụp ảnh với từng người. Ông nói, đây là lần cuối ông trao đổi với báo chí trên cương vị lãnh đạo. Ở ‘lần cuối’ đó, ông đã trải lòng có đoạn như sau :

"Chúng tôi là cơ quan hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách phát triển cho đất nước. Đây là công việc cực kỳ hệ trọng, đòi hỏi tư chất đổi mới, đòi hỏi những con người có tư duy tốt, kiến thức toàn diện, không chỉ kiến thức trong nước mà kiến thức của thế giới.

Chúng ta không thể một mình đi một đường. Chúng ta phải đi con đường chung của nhân loại. Muốn đi con đường chung đó, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển họ đi ra sao, và Việt Nam đang đứng ở đâu trong lộ trình này. Đấy là đòi hỏi thực tế, và cần kiến thức.

Bên cạnh đó, cũng cần có tâm huyết với đất nước, phải trăn trở tại sao nước mình còn phát triển chậm và kém thế, tại sao người dân còn ta thán nhiều như thế. Trăn trở vậy mới giúp hoạch định chiến lược tốt, chính sách tốt. Đây là việc trí tuệ, không ai ép buộc, nên phải tạo môi trường đổi mới sáng tạo cho cán bộ trong cơ quan.

Tôi muốn nói, sáng tạo chỉ có khi người ta hưng phấn làm việc. Tôi kêu gọi, và cam kết môi trường bình đẳng thuận lợi cho nghiên cứu, sáng tạo để có thể tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước những đột phá về thể chế. Tức là phải suy nghĩ khác đi để làm khác đi".

Giờ là đầu năm 2021. Nếu vẫn tiếp tục đề bài phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là cách làm cơ bản tiếp tục theo kiểu "dò đá qua sông", bởi cho đến nay trên thế giới chưa có một quốc gia nào có được nền kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam đang lần mò tìm đường hướng tới – nghĩa là nói như lời của cựu bộ trưởng Bùi Quang Vinh, chúng ta không đi chung con đường cùng nhân loại

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 21/02/2021

(1) https://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loigiai.html

***********************

Xã hội chủ nghĩa là gì để có thể định hướng cho kinh tế thị trường ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 21/02/2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ra đề bài là "quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

doimoi3

Theo lý lịch, năm 1978, ông Nguyễn Xuân Phúc tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Những năm 1990, ông Phúc theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đến năm 1996, ông Phúc được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Tất cả các trường mà ông Phúc đã theo học, chắc chắn không có giáo trình về cái gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Dưới đây là tóm lược những lý thuyết của sinh viên theo các ngành liên quan quản lý kinh tế :

Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất. Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề : sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.

Như vậy, định hướng xã hội chủ nghĩa cho cả ba vấn đề này là gì, cần phải có câu trả lời để có thể đi các bước tiếp theo.

Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi, thì cơ chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định sản xuất bao nhiêu, sẽ không có sản xuất thừa, cũng sẽ không có sản xuất thiếu. Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất xã hội.

Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn : thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đối xứng, không có các ảnh hưởng ngoại lai (ngoại ứng), v.v… Nếu không, cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế. Khi đó có thất bại thị trường.

Trong suốt thời gian gọi là đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam với việc bảo thủ quan điểm "định hướng xã hội chủ nghĩa", cho thấy đã không thể đáp ứng điều kiện cho cơ chế thị trường thực hiện đầy đủ các chức năng của mình.

Ở nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung cầu.

Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm : ‘lãi hưởng lỗ chịu’, chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường, chứ không phải từ ý chí của nghị quyết Đảng.

Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.

Dường như ở đây đề bài mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra, chủ yếu chỉ là hình thức phục vụ tuyên truyền cho đường lối Đảng.

Thử nhìn sang Trung Quốc.

Đại hội XIV vào năm 1992, Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức đưa vấn đề xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vào văn kiện đại hội với 6 đặc trưng cơ bản. Đến Đại hội XIX ở năm 2017, Đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra quan điểm về kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Đại hội XIX Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác lập tư tưởng Tập Cận Bình về "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới" với mục tiêu đến năm 2035 cơ bản hoàn thành hiện đại hóa, trở thành cường quốc hiện đại hóa vào giữa thế kỷ XXI.

"Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới" được đưa vào Điều lệ Đảng cộng sản Trung Quốc, trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với sự nghiệp cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc.

Tạm gác qua những lý luận hàn lâm học thuật. Giờ chỉ cần nhìn vào việc mấy chục năm qua nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, có thể hiểu về viễn cảnh ra sao của việc đeo đuổi mệnh đề "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 21/02/2021

*************************

Nguyên tắc "nghĩ khác" trong đổi mới

Phạm Đình Bá, VNTB, 19/02/2021

Tôi ở xa đọc bài của ông đại biểu quốc hội Trần Văn về đại hội đảng XIII trên báo Nhân dân (1). Tôi cố gắng để hiểu bài dài của ông với nhiều từ tôi không hiểu. Ông dùng nhiều chữ to lắm, thí dụ như cái tựa là "Kỳ vọng vào thể chế hóa, pháp điển hóa văn kiện của Đảng", đúng theo cung cách làm việc của đảng, nói to và nhiều nhưng không nói gì cả.

doimoi4

Bất đồng ý kiến là căn bản của đổi mới.

Theo bài báo thì đại hội đã phát thảo chính sách 10 năm 2021 – 2030 với tầm nhìn tới năm 2045, bao gồm :

1) phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

2) xác định vai trò quan trọng của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển lực lượng sản xuất, và

3) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng nhiều chính sách to khác. Ông Văn có thể là đại diện cho 483 đại biểu quốc hội mà hầu như họ có đồng thuận cao, nhất là về nói lại chính sách của đảng.

Tôi xin đóng vai người bất đồng với quan điểm mà ông Văn nêu lên cũng như chính sách 10 năm của đảng. Bất đồng ý kiến là căn bản của đổi mới. Ông chủ hãng Apple lúc còn sống, Steve Jobs nêu cao nguyên tắc "nghĩ khác" (think different) như sau – "Đây cho kẻ bị coi là điên rồ. Kẻ không theo khuôn khổ. Kẻ nổi loạn. Những kẻ gây rối. Các chốt tròn trong lỗ vuông. Những người nghĩ khác. Họ không thích các quy tắc. Và họ không có sự tôn trọng đối với thể chế. Bạn có thể chỉ trích họ, không đồng ý với họ, nói tốt hoặc phỉ báng họ. Về điều duy nhất bạn không thể làm là không chú ý đến họ. Bởi vì họ thay đổi mọi thứ. Họ đẩy loài người về phía trước. Và trong khi một số có thể coi họ là những kẻ điên rồ, chúng ta lại thấy thiên tài nơi họ. Bởi vì những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, chính là những người thay đổi thế giới" (2). Những người điên rồ này là ai ? Họ có trong chúng ta không ?

Tôi muốn trì hoãn câu trả lời cho những câu hỏi này cho đến khi chúng ta cùng nhau xem xét một số chính sách do đại hội đảng XIII nêu ra và áp dụng nguyên tắc nghĩ khác lên các chính sách này. 

Chính sách của đảng về phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :

Chính sách này đã có từ 1986. Đảng coi nó như là kim chỉ nam cho việc tồn tại của đảng nhưng dân thì lãnh đủ những hệ quả kinh tế và xã hội của chính sách kinh tế này. Lấy ví dụ năm 1985, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người không cách biệt xa lắm giữa Việt Nam và Hàn Quốc (tính theo tiền đô Mỹ năm 2019). Đảng phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn dân đến nơi nào ? Dân Hàn cải thiện đời sống đến mức độ thu nhập trung bình giống như đời sống của dân ở các nước tiến bộ ở Châu Âu (hình, dữ liệu từ Ngân hàng thế giới) (3).

Ông Trần Văn nói – Chúng ta vừa thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ nhưng định hướng XHCN chính là để xây dựng một xã hội Việt Nam hạnh phúc như ham muốn tột bậc của Bác Hồ kính yêu ngày đầu lập nước : "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" (1).

Tôi xin bạn đọc góp ý thử xem đảng và ông đại biểu Trần Văn nói đúng hay là dữ liệu của ngân hàng thế giới phản ánh đúng tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và Hàn Quốc. Cụ thể là phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đưa chúng ta đến đâu ? Đảng có trách nhiệm gì trước toàn dân ? Các đại biểu quốc hội là "đại biểu" của đảng hay của dân ?

doimoi5

Đảng xác định vai trò quan trọng của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển lực lượng sản xuất :

Vai trò của khoa học và sáng tạo không chỉ duy nhất để phát triển công nghệ và phát triển lực lượng sản xuất. Bây giờ là thế kỷ 21, tôi không chỉ muốn đi làm công nghệ và trở thành công cụ trong lực lượng sản xuất. Tôi muốn lựa chọn tập trung vào tầm quan trọng đạo đức của khả năng đạt được cuộc sống cá nhân mà tôi có lý do để coi trọng.

Điều 27 của Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền quy định rằng "mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ tiến bộ khoa học và các lợi ích của nó". Các quyền con người khác, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và quyền được giáo dục, là chìa khóa để sống đẹp. Tôi không sống để làm công nghệ và sản xuất. Tôi nghĩ các bạn trẻ cũng không muốn lớn lên để chỉ đi sản xuất. Đảng dù muốn kìm hãm và củng cố vị trí bóc lột dài dài, nhưng những người trẻ và những người quay đầu trở lại thì nghĩ khác.

Hàng hóa xã hội có thể được coi là một hành động cung cấp một số loại lợi ích cho dân. Thí dụ, nước sạch, nhà nước sạch, giáo dục và y tế đều là những ví dụ điển hình về hàng hóa xã hội. Tuy nhiên, những đổi mới về phương tiện truyền thông và sự bùng nổ của cộng đồng trực tuyến đã tạo thêm ý nghĩa mới cho thuật ngữ hàng hóa xã hội. Lợi ích xã hội hiện nay là về việc các công dân toàn cầu đoàn kết để khai phá tiềm năng của các cá nhân, công nghệ và sự hợp tác để tạo ra tác động xã hội tích cực.

Ngày nay, lợi ích xã hội là khiến mọi người tham gia vào các hành động vì lợi ích xã hội, thường là bằng cách khai thác sức mạnh của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội. Đó là về sự tương tác, khả năng chia sẻ và mang mọi người lại với nhau để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Đã qua rồi cái thời mà đảng là tổ chức duy nhất có khả năng và nguồn lực để áp đặt trật tự xã hội. Tự do cá nhân và tôn trọng các quyền căn bản của dân là căn bản cho sản xuất và dịch vụ dựa trên các hoạt động thâm dụng tri thức góp phần thúc đẩy tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ. 

Cũng xin nhấn mạnh là kiến ​​thc khoa hc phi được s hu và khai thác bi cá nhân và phi được hưởng li cá nhân. Công lý ch đạt được khi cá nhân có th tiếp cn mt cách công bng và hưởng li từ kiến ​​thc khoa hc. Tp trung mnh m vào cá nhân cũng là nn tng cho quan đim là công lý không ch đòi hi s phân phi kiến ​​thc, s hu và được tiêu dùng như bt k hàng hóa xã hi nào khác, nhưng s tham gia bình đẳng ca cá nhân vào quá trình tạo ra kiến thức. Điều này đòi hỏi xây nguồn nhân lực mới dựa trên các quyền căn bản của dân, như tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do viết blog, tự do lập hội, tự do ứng cử, tự do bầu cử, tự do biểu tình và các quyền tự do góp phần vào làm đẹp đời sống cho mỗi và mọi người.

Chính sách của đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao :

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không phải là điều quan trọng duy nhất. Trọng tâm phải là các con đường cá nhân để phát triển cá nhân, nghĩa là, vào các quyết định hoặc hành động mà một cá nhân có thể thực hiện để phát triển. Tuy nhiên, một chính phủ và xã hội hoạt động tốt, với đủ nguồn lực vật chất, tất nhiên cũng rất quan trọng trong việc duy trì các con đường nhằm thúc đẩy sự phát triển của cá nhân. Một chính phủ hiệu quả, một hệ thống tài chính hoạt động tốt, không có tham nhũng và sự ổn định của xã hội đều quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình, việc làm, giáo dục và cộng đồng tôn giáo trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân.

Hãy bắt đầu với gia đình. Mặc dù không phổ biến, nhưng đại đa số trẻ em lớn lên trong một số kiểu gia đình. Do đó, tham gia vào cuộc sống gia đình là một trải nghiệm rất phổ biến. Những ảnh hưởng của cuộc sống gia đình và hôn nhân là rất sâu sắc trong việc phát triển cá nhân. Việc làm đã được phát hiện có tác động đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần tốt hơn và ít nhập viện hơn, ngay cả đối với những người có vấn đề về sức khỏe.

Một số hình thức giáo dục là một hiện tượng gần như phổ biến, nhưng mức độ khác nhau đáng kể giữa mọi người. Có bằng chứng hợp lý cho thấy trình độ học vấn có liên quan lâu dài với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Khoảng 84% dân số thế giới cho biết họ theo tôn giáo. Sự tham gia không chỉ là đáng kể, mà hiện nay có bằng chứng khá tốt cho thấy việc tham gia vào cộng đồng tôn giáo có liên quan lâu dài với các lĩnh vực phát triển khác nhau, chẳng hạn như sức khỏe tốt hơn và cuộc sống tốt đẹp.

Tạm kết :

Tôi xin lặp lại đoạn đầu ở trên "Những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, chính là những người thay đổi thế giới". Những người điên rồ này là ai ? Họ có trong chúng ta không ? Theo cách tôi học được, họ là những tù nhân lương tâm – Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lê Anh Hùng, Nguyễn Anh Tuấn và hàng ngàn người khác…

Những người tôi liệt kê này chỉ giới hạn bởi trí nhỏ hạn hẹp của tôi. Nhưng nguyên tắc "nghĩ khác" là cần thiết cho đổi mới bởi vì chúng ta có thể dùng nó để phân tích nhiều điều mà các đại biểu quốc hội như ông Trần Văn cần làm nhưng họ từ chối không làm.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 19/02/2021

Chí thích :

(1) https://nhandan.com.vn/thoi-su-chinh-tri/ky-vong-vao-the-che-hoa-phap-dien-hoa-van-kien-cua-dang-633565/

(2) https://andrewamj.com/steve-jobs-on-think-different-apples-best-advertising-campaign/

(3) https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Phạm Đình Bá, Triệu Tử Long, Trần Dzạ Dzũng
Read 563 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)