Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/04/2021

Tình hình Miến Điện tiếp tục gây nhiều lo ngại

Nhiều tác giả

Mùa xuân Myanmar : Vit Nam tng thúc gic tướng lĩnh m ca

Nguyễn Hùng, VOA, 01/04/2021

Cách đây hơn mt thp niên, c Th tướng Vit Nam Võ Văn Kit còn ti Myanmar đ tư vn cho các lãnh đo quân đi v cách m ca kinh tế và khéo quan h vi phương Tây.

kiet01

Năm 1994, cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã từng tư vấn các lãnh đạo quân đội Myanamar về mở cửa kinh tế và quan hệ với phương Tây.

Chng riêng gì Liển Âu, Hoa K cũng b cm vn vi Vit Nam, mt nước cu thù và cng sn đc đng, t năm 1994. Trong khi đó Washington ch bt đu ni lng cm vn vi Myanmar hi năm 2012.

Ông Kit tng là nhà lãnh đo ci m bc nht Vit Nam ; tư duy ca ông thoáng ti mc b chính các lãnh đo cng sn kim duyt. Đây là điu khiến nhng gì ông tư vn cho gii lãnh đo quân s Myanmar rt hu ích.

K t sau chuyến thăm ca ông Kit hi năm 2010, Myanmar đã t chc cuc bu c dân ch và tr li s t do cho người dân, điu mà có l ông Kit lúc cui đi có th mong mun cho Vit Nam và cũng là điu hin chưa biết khi nào s đến.

Myanmar tr thành tm gương đ Vit Nam noi theo trong gn mt thp niên qua cho ti cuc đo chính hi đu tháng Hai.

Cuc đo chính là ngôn ng ca phương Tây ; Vit Nam trong tư cách u viên không thường trc ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc cùng Trung Quc, Nga và n Đ đã công khaiphn đi coi đó là cuc đo chính. Vì lý do này Hà Ni đã b coi là "tàn ác" vì đng nhìn quân đi giết hi dân thường. Vit Nam thm chí s là ch tch Hi đng Bo an trong tháng Tư.

Ch trong vòng hai tháng qua, chính quyn quân đi Miến Đin đã x súng không thương tiếc vào người dân phn đi đo chính. Hơn 550 người, trong đó có c tr em, đã b bn chết.

Mùa xuân 2021 đang làm người ta nh li cuc ni dy himùa hè năm 1988 ca người dân Myanmar. Khi đó chính quyn quân đi cũng thm sát hàng ngàn người. Đó cũng là năm bà Aung San Suu Kyi, khi đó tình c đang t Anh v thăm m m Myanmar theo đàiNPR ca Hoa K, tr thành lãnh đo đi lp.

Hình nh phát đi t Myanmar cho thy nhng hành đng thú tính ca binh lính vi người biu tình : t kéo lê h trên mt đường, đm đá và thm chí bn ta nhng ai dám xung đường.

Nhiu người Myanmar đã nói vi các hãng truyn thông lý do h biu tình. Có bà m đã đ li đa con mt tui cho chng và dn ông tiếp tc cuc sng mi nếu chng may bà b bt hay thm chí b bn chết,theo BBC. Bà nói bà không mun con bà ln lên trong mt đt nước b quân đi cai qun. Bà cũng nói thế h ca bà s c gng hoàn thành mc tiêu đòi t do và dân ch thay vì đi thế h con cái.

Các lãnh đo biu tình hin đang có cuc gây qu trên toàn cu. Gn 90.000 người t các quc gia khác nhau đã đóng góp hơn chín triu đô la trong hơn hai tun qua. Ti Anh hin cũng đang có phong trào vn đng người Anh ký thnh nguyn thư đòi chính ph thúc gic Liên Hip Quc gi lính gìn gi hoà bình ti Myanmar. Chính quyn Anh s phi có phn ng nếu thnh nguyn thư có trên 10.000 ch ký.Hin hơn 4.500 người đã ký.

Cũng ging như Vit Nam, Myanmar đang mun gim s l thuc vào Trung Quc. C hai nước đu mua nhiu vũ khí ca Nga ; trên thc tế Myanmar đng th hai trong s các nước Đông Nam Á v chi phí mua vũ khí ca Nga trong năm 2019,ch sau Vit NamNga và Vit Nam cũng nm trong s ch có tám nước mi đây gi đi din ti tham gia l k nim ngày thành lp quân đi Myanmar.

Trong lúc có nhiu li kêu gi phương Tây tăng cường trng pht Myanmar, mt hc gi n Đ ch ra rng nếu phương Tây chơi được vi các nước đc đng và đc đoán như Vit Nam và Trung Quc, nước thm chí đang b t cáo dit chng Tân Cương, thì không có lý do gì h không th gi chính sách đi thoi vi Miến Đin. ÔngBrahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cu chiến lược ca Trung tâm nghiên cu chính sách ti New Delhi, cũng ch ra chuyn phương Tây vn gi quan h khá bình thường vi Thái Lan dù trên thc tế các tướng lĩnh đang cm quyn đó.

Cuc trn áp đòi hi t do và dân ch Myanmar hi năm 1988 và hin nay cho thy con đường chông gai ca tiến trình đòi thc quyn. Vi tư duy và cách làm vic không ging ai ca chính quyn cng sn Vit Nam, cng thêm vi v trí vùng trũng v t do và dân ch ca thế gii, t do và dân ch có th còn tiếp tc là gic mơ ca hơn mt thế h na.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 01/04/2021

************************

Trên 500 thường dân Miến Điện thiệt mạng : Mỹ tăng trừng phạt, Hội đồng Bảo an họp kín

Thụy My, RFI, 30/03/2021

Chính quyền Mỹ hôm 29/03/2021 loan báo ngưng một thỏa thuận thương mại với Miến Điện cho đến khi chính quyền "được bầu lên một cách dân chủ" quay trở lại. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp kín vào ngày 31/03, theo yêu cầu của Anh quốc, trong bối cảnh đã có trên 500 thường dân Miến Điện bị thiệt mạng kể từ sau vụ đảo chính ngày 01/02.

miendien1

Người biểu tình Miến Điện chống lại cảnh sát tại Rangoon, ngày 30/03/2021.  AP

Đại diện thương mại Mỹ, bà Đái Kỳ (Katherine Tai) thông báo "ngưng tất cả cam kết của Hoa Kỳ với Miến Điện liên quan đến hiệp định khung năm 2013 về thương mại và đầu tư", quyết định này "có hiệu lực tức khắc". Bà khẳng định : "Hoa Kỳ ủng hộ nhân dân Miến Điện trong nỗ lực tái lập một chính quyền dân chủ được bầu, vốn là cơ sở cho tăng trưởng kinh tế và cải cách của Miến Điện".

Tuần trước, Washington đã trừng phạt hai tướng cảnh sát Miến Điện và hai sư đoàn bộ binh đàn áp biểu tình, phong tỏa tài sản ở Mỹ nếu có, không được tham gia hệ thống tài chính quốc tế và làm ăn với cá nhân, tổ chức Mỹ.

Pháp tố cáo "bạo lực mù quáng và đẫm máu", đòi hỏi trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị. Điện Kremlin cũng bày tỏ quan ngại về số lượng thường dân thiệt mạng ngày càng tăng, trong khi Nga được cho là đứng về phía tập đoàn quân sự, và thứ Bảy tuần rồi thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexandre Fomine là khách mời của tướng Min Aung Hlaing trong cuộc duyệt binh có máy bay, xe tăng do Nga sản xuất.

Các nguồn tin ngoại giao cho AFP biết, 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp kín vào ngày 31/03 về Miến Điện, theo đề nghị của Anh quốc, sau hai ngày cuối tuần đẫm máu vừa qua. Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener sẽ trình bày về tình hình.

Hôm qua, Hội đồng Bảo an không đạt được đồng thuận về một tuyên bố mới, sau khi đã lên án bạo lực tại Miến Điện lần đầu tiên vào ngày 10/03. Mặc cho nỗ lực của phương Tây, tuyên bố này không nêu ra vụ đảo chính và khả năng trừng phạt do có sự phản đối của Trung Quốc, Nga và cả các thành viên Châu Á như Ấn Độ, Việt Nam.

Ít nhất 510 người biểu tình bị thiệt mạng từ khi quân đội đảo chính

Tại Miến Điện, quân đội tiếp tục đàn áp biểu tình bất chấp mọi sự lên án và trừng phạt. Có 510 người trong đó có nhiều sinh viên và thiếu niên đã bị cảnh sát và quân đội bắn chết trong hai tháng qua, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP). Tổ chức này nhấn mạnh con số nạn nhân trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều, vì hàng trăm người bị bắt đến nay vẫn không có tin tức. Chỉ riêng hôm thứ Bảy 27/03, Ngày Quân lực Miến Điện, đã có ít nhất 107 thường dân trong đó có 7 trẻ vị thành niên bị thiệt mạng.

Trước nạn đàn áp đẫm máu, nguy cơ xảy ra nội chiến hiển hiện. Nhiều lực lượng nổi dậy hôm nay đe dọa sẽ cầm vũ khí chống lại tập đoàn quân sự. Thông cáo chung nhấn mạnh nếu lực lượng an ninh "tiếp tục sát hại thường dân, chúng tôi sẽ hợp tác với người biểu tình và sẽ trả đũa", trong đó đáng chú ý là nhóm vũ trang mang tên Quân đội Arakan (AA) có hàng ngàn tay súng với đầy đủ phương tiện. Cuối tuần qua, quân đội đã không kích tại miền đông nam, nhắm vào nhóm vũ trang Liên minh quốc gia Karen (KNU), sau khi nhóm này chiếm một căn cứ quân sự và sát hại nhiều binh lính.

Thụy My

**********************

Miến Điện : Quân đội oanh kích phe nổi dậy Karen đóng gần biên giới Thái Lan

Minh Anh, RFI, 30/03/2021

Tại Miến Điện, thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội với các phe nổi dậy, được ký kết những năm gần đây có nguy cơ bị phá vỡ. Trong đêm 29/03/2021, Tatmadaw, quân đội Miến Điện, đã tiến hành các cuộc oanh kích tại miền đông nam nhắm vào một trong các nhóm vũ trang lớn nhất : Liên minh Quốc gia Karen, một sắc tộc thiểu số, gần biên giới với Thái Lan.

miendien2

Lực lượng Liên minh Quốc gia Karen tham gia một cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Papun, bang Kayin, Miến Điện, ngày 05/03/2021.  © Reuters – Kic News Page

Từ Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carole Isoux tường thuật :

"Trời còn chưa sáng, thì tiếng động cơ máy bay đã vang lên trên bầu trời huyện Mutraw, sát với biên giới Thái Lan, sau đó là những tiếng nổ. Số liệu sơ bộ cho biết có ít nhất ba người chết. Vụ oanh kích này, lần đầu tiên kể từ 20 năm nay trong khu vực, đã xảy ra ngay tại vùng lãnh thổ của quân đội Karen, một nhóm nổi dậy vũ trang có đến 7.000 quân nhân, của bang tự trị Karen ở Miến Điện.

Theo các nhà chức trách địa phương, khoảng 3.000 người đã phải rời bỏ làng xã trong hoảng loạn, và đã băng qua biên giới Thái Lan, số thì trái phép, nhưng số khác thì bị nhốt cách ly trong một những trại do quân đội Thái Lan lập ra dọc theo biên giới.

Hôm thứ Bảy, 27/03/2021, quân đội Karen đăng trên các mạng xã hội hình ảnh 8 binh sĩ quân đội Miến Điện bị bắt, và tịch thu số vũ khí đạn dược dự trữ của họ. Quân đội Karen đặc biệt trong tầm ngắm của Tatmadaw, kể từ khi quân đội sắc tộc thiểu số cho biết chứa chấp hơn một ngàn lãnh đạo phong trào bất tuân dân sự trên vùng lãnh thổ của mình".

Burma Human Rights Network : Quốc tế nên cấm vận vũ khí

Trong bối cảnh quân đội Miến Điện tiếp tục leo thang bạo lực nhắm vào người biểu tình, ông Kyaw Win, nhà sáng lập và là giám đốc Burma Human Rights Network, có trụ sở tại Luân Đôn, khi trả lời ban tiếng Pháp đài RFI, cho rằng các biện pháp trừng phạt của Luân Đôn và Washington nhắm vào hai tập đoàn do quân đội kiểm soát là chưa đủ.

Ông cho rằng quốc tế cần phải cấm vận cả vũ khí, được cung cấp từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Thái Lan hay như Pakistan. Nhà hoạt động nhân quyền này chỉ trích gay gắt Liên Hiệp Quốc là "vô tích sự", là những "con hổ giấy", đã không làm gì trong khi mỗi ngày tiếp tục có nhiều người chết.

Minh Anh

*****************

Miến Điện : Tổng thống Mỹ Biden và Châu Âu lên án quân đội trấn áp đẫm máu

Minh Anh, RFI, 29/03/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Liên Hiệp Châu Âu, hôm qua, 28/03/2021, cùng lên án quân đội Miến Điện đã trấn áp đẫm máu các cuộc biểu tình trong những ngày cuối tuần. Thứ Bảy, 27/3, được cho là ngày "đen tối" nhất kể từ khi đảo chính diễn ra, với 107 người chết, trong đó có 7 trẻ em.

miendien3

Một người biểu tình bị thương ở Rangoon, Miến Điện, được cấp cứu. Ảnh 27/03/2021.  AP

"Thật là khủng khiếp, thật là quá đáng (…) khi có nhiều người bị giết chết một cách hoàn toàn vô ích", tổng thống Mỹ Joe Biden đã có phát biểu như trên trước giới báo chí.

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu (EU), ông Joseph Borrell, tối qua, cũng lên án mạnh mẽ "leo thang bạo lực không thể chấp nhận", "một hướng đi điên rồ" mà tập đoàn quân sự đã chọn. Trong thông cáo, đại diện cao cấp của EU, đã gọi ngày thứ Bảy 27/3 vừa qua là "ngày khiếp hãi và đáng xấu hổ".

Theo các số liệu của AAPP, một tổ chức phi chính phủ địa phương, tính đến hôm nay đã có ít nhất 459 người chết, trong đó có nhiều trẻ em. Mức độ bạo lực gia tăng khiến các cơ sở y tế cũng chịu nhiều áp lực, vốn dĩ cũng là mục tiêu tấn công của cảnh sát. Trước làn mưa đạn của cảnh sát và quân đội, người dân Miến Điện tìm cách tự bảo vệ mình, kể cả học cách sơ cứu.

Từ Rangoon, thông tín viên đài RFI, Juliette Verlin, có bài phóng sự :

Tại một căn hộ được bảo vệ ở phía đông Rangoon, một nhóm nhỏ các nhà hoạt động bí mật tập hợp để theo một khóa học khá đặc biệt. Sáng nay, một nhân viên y tế chuyên nghiệp được mời đến để giảng dậy những kiến thức cơ bản về cấp cứu y khoa, vào lúc mà cuộc trấn áp trên đường phố mỗi lúc một dữ dội. Pyay, một trong số các nhà tổ chức, ở đó để giải thích. "80% những người bị trúng đạn đều tử vong trong 10 phút đầu tiên".

Ngày càng có nhiều người biểu tình và các nhà hoạt động tìm kiếm các khóa đào tạo nhanh như thế này, nhằm bảo đảm an toàn cho một người bị thương ngay tại chỗ và có thể đưa họ đến một xe cấp cứu gần nhất. "Nguyên tắc đầu tiên, khi bạn thấy ai đó cần trợ giúp trên đường phố, bạn quan sát kỹ khu vực xung quanh, rồi bạn xác định mối nguy hiểm ở đâu và lối thoát ra".

Khóa học tiếp tục với việc nêu ra các tình huống để xử lý. "Nếu như bạn có một mình, việc vận chuyển người bị thương cũng rất dễ. Bạn nắm lấy họ như thế này, nhấc họ lên một chút, sao cho đầu không chạm đất, rồi bạn kéo họ về phía lối ra an toàn mà bạn đã thấy trước đó."

Những người tham gia khóa học được chia thành ba nhóm, và học cách băng bó với một loại băng không bình thường, đó là băng vệ sinh phụ nữ. "Đó là vải băng tốt nhất thế giới".

Rồi họ học cách lấy băng dính quấn vài vòng vào chỗ đặt băng và thế là xong. "Tầm một lúc, người bị thương phải kêu than "ah cánh tay của tôi", người này phải không cảm nhận được cánh tay của mình. OK ? Bạn vẫn cảm nhận được tay mình à ? Ah, như vậy là băng chưa quấn chặt".

Các nhà hoạt động trở về nhà cùng với một bộ sơ cứu cá nhân đầu tiên, và đến lượt họ có thể sẽ truyền tải kinh nghiệm cho người khác.

Minh Anh

**********************

Bạo lực gia tăng ở Myanmar, Trung Quốc có thể mất tất cả

Vũ Sỹ Hoàng, RFA, 29/03/2021

Ngày biểu tình đẫm máu

Lực lượng an ninh Myanmar ngày 27/3 đã giết chết 114 người trên khắp đất nước, khiến ngày này trở thành một trong những ngày biểu tình đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng trước. Đặc biệt, chính quyền quân sự đã thực hiện hành động tàn bạo nổ súng nhằm vào những người biểu tình ôn hòa, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, là đặc trưng của cuộc đàn áp đang diễn ra và ngày một gia tăng trên cả nước.

baoluc1

Biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Miến Điện hôm 27/3/2021 - AFP

Cuộc đàn áp chết chóc diễn ra trong Lễ kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang. Tại lễ duyệt binh ở thủ đô Naypyidaw để kỷ niệm sự kiện này, Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar nói rằng quân đội sẽ "bảo vệ người dân và nền dân chủ".

Theo Cổng thông tin Myanmar Now, 91 người đã thiệt mạng dưới tay lực lượng an ninh. Một cậu bé mà truyền thông địa phương nói là chỉ mới 5 tuổi nằm trong số ít nhất 29 người thiệt mạng ở Mandalay. Ít nhất 24 người thiệt mạng ở Yangon. Những người thiệt mạng ngày 27/3 nâng số thường dân được báo cáo thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính lên hơn 400 người.

ASEAN thất bại trước vấn đề Myanmar

Trên thực tế, ASEAN đã bị chia rẽ nhiều hơn bởi cuộc đảo chính của Myanmar. Indonesia, Malaysia và Singapore đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực do quân đội gây ra đối với những người biểu tình, trả tự do cho những người bị giam giữ chính trị, đặc biệt là cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và khôi phục nền quản trị dân chủ dựa trên kết quả cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Các nước ASEAN khác đã chần chừ và tuân theo nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ".

Do bị chia rẽ bởi các vấn đề như lập trường hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực sông Mekong- và giờ đây là về việc đưa ra một phản ứng mang tính phối hợp với cuộc đảo chính ở Myanmar, ASEAN sẽ khó được coi trọng. ASEAN đang kẹt giữa tình trạng bạo lực, vi phạm nhân quyền tại Myanmar và lời hối thúc của quốc tế về việc phải đưa ra hành động phản ứng cứng rắn hơn. Ngoài việc lên án và đưa ra các biện pháp trừng phạt có chủ đích chống lại các nhà lãnh đạo đảo chính và các lợi ích của họ, cộng đồng quốc tế đã nhiều lần đề nghị ASEAN làm trung gian cho một cuộc đối thoại có thể dẫn đến một kết quả hòa bình. Do vậy, ASEAN không chỉ hoạt động kém hiệu quả với tư cách là một tổ chức khu vực mà còn đang ngăn cản một phản ứng quốc tế hiệu quả hơn.

Sự thất vọng về sức ì và sự rời rạc của ASEAN đã được thể hiện trong các diễn đàn như hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ gần đây giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Nếu ASEAN không thể cùng hành động để ngăn chặn điều mà một số người hiện nay coi là tội ác chống lại loài người ở Myanmar thì các cường quốc bên ngoài có thể đóng một vai trò lớn hơn khi các quốc gia thành viên trong khu vực trở nên phân tán và hỗn loạn hơn, mất đi quyền tự chủ tập thể và không thể thực hiện lời hứa trước đó là duy trì hòa bình và thúc đẩy thịnh vượng

"Bắt cá hai tay", Trung Quốc có thể mất tất cả

Nguyên tắc của Bắc Kinh lâu nay là "không can thiệp vào công việc nội bộ" của nước khác, với Trung Quốc, đảo chính và khủng hoảng chính trị tại Myanmar chỉ là công việc nội bộ của Myanmar. Với quan điểm này, Trung Quốc đã ngăn chặn các dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an lên án đảo chính. Tuy nhiên, trước tình hình ngày một trở nên tồi tệ hơn tại Myanmar, với số người chết do bạo lực quân đội tăng lên hàng ngày, Trung Quốc không thể giữ nguyên thái độ không can thiệp. Dù sao hành xử của Bắc Kinh hiện nay là cố gắng duy trì tính hai mặt : một mặt chấp nhận một phần các lên án quốc tế nhắm vào tập đoàn quân sự Myanmar, mặt khác vẫn duy trì nguyên tắc không can thiệp.

baoluc0

Diễu binh kỷ niệm ngày Lực lượng vũ trang Miến Điện hôm 27/3/2021 ở Naypyitaw. Reuters

Sở dĩ Bắc Kinh bảo vệ đến cùng nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" của nước khác là do lo sợ đến lượt mình, Trung Quốc cũng sẽ bị quốc tế gây áp lực mạnh hơn trong các hồ sơ nhân quyền (như Tân Cương, Tây Tạng hay Hong Kong). Theo một số nguồn tin rò rỉ từ nội bộ, đầu tháng 3 này, chính quyền Bắc Kinh đã đàm phán bí mật với tập đoàn quân sự để bảo vệ an toàn cho các đường ống dẫn dầu nối liền Myanmar với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, sự an toàn của các cơ sở kinh tế của Trung Quốc tại Myanmar có lẽ khó được bảo đảm nếu tình hình tồi tệ hơn. Vấn đề là thái độ nước đôi của Bắc Kinh, dung túng tập đoàn quân sự, không chỉ khiến lợi ích kinh tế của Trung Quốc tại Myanmar bị tổn hại mà khiến toàn khu vực có thể chịu hậu quả dây chuyền.

Việt Nam thì sao ?

Việt Nam, Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trước sự đàn áp tàn bạo của chính quyền quân sự Myanmar, đã chọn cách cùng các quốc gia Nga, Trung Quốc và Ấn Độ yêu cầu sửa đổi bản thảo tuyên bố do Anh quốc soạn, yêu cầu không đề cập tới đảo chính, và xoá bỏ lời đe dọa sẽ có biện pháp tiếp theo đối với chính quyền quân sự Myanmar.

Cách nghĩ và làm của Việt Nam trước vấn đề Myanmar có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Thứ nhất, Việt Nam cũng lo ngại việc các quốc gia khác có thể "can thiệp vào nội bộ" Việt Nam, khi các thành tích nhân quyền, dân chủ của Việt Nam cũng đang ở mức "đội sổ" trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều lợi ích kinh tế nếu giữ quan hệ với chính quyền quân sự của Myanmar. Hiện đang có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn tại Myanmar, trong số này có những tập đoàn lớn như Viettel, Vietnam Airlines, Hoàng Anh Gia Lai, ngân hàng BIDV… với tổng đầu tư hơn 2,2 tỉ đô la Mỹ theo các số liệu năm 2019. Công ty viễn thông Viettel là một công ty liên doanh giữa quân đội Miến Điện và quân đội Việt Nam. Trước thái độ của Việt Nam như vậy, đặc biệt với sự tiếp tay của Viettel cho các giới chức quân sự mà người dân Myanmar đã tỏ vẻ bất bình, thậm chí đập phá một số tài sản của công ty này.

Một số nhà nghiên cứu lo ngại, nếu Việt Nam cứ giữ chính sách hai mặt cho vấn đề Myanmar như vậy, cũng sẽ dẫn tới kết cục giống như của Trung Quốc. Một mặt, sẽ khiến thế giới lo ngại về thái độ của Việt Nam trước các nền dân chủ trên thế giới. Mặt khác, sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người dân Myanmar, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích kinh tế của các công ty Việt Nam đang kinh doanh tại đây.

Vũ Sỹ Hoàng

Nguồn : RFA, 29/03/2021

***********************

Miến Điện : Cả trăm người chết trong Ngày Quân Lực, quốc tế cực lực lên án

Thanh Hà, RFI, 28/03/2021

Tập đoàn quân sự Miến Điện huy động rầm rộ quân lính, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa để kỷ niệm Ngày Quân Lực 27/03/2021, một ngày lễ quan trọng tại Miến Điện với khách mời danh dự là hai phái đoàn Nga và Trung Quốc. Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân Miến Điện tiếp tục biểu tình. Ít nhất 89 người bị thiệt mạng trong ngày vì bị cảnh sát trấn áp.

miendien4

Những người biểu tình chống đảo chính dựng rào cản trên một con phố để chặn đường cảnh sát ở Rangoon (Miến Điện) ngày 28/03/2021.  AP

Trong đêm 27 rạng sáng 28/03/2021 tư lệnh 12 quốc gia trên thế giới ra thông cáo chung lên án tập đoàn quân sự Miến Điện sử dụng vũ khí sát thương nhắm vào thường dân. Thông cáo được đưa ra sau vụ gần 100 thường dân Miến Điện bị sát hại vào lúc Naypyidaw kỷ niệm Ngày Quân Lực 27/03.

Chỉ vài giờ sau cuộc tắm máu làm hơn 90 người thiệt mạng theo một tổ chức phi chính phủ tại Miến Điện, lãnh đạo quân đội 12 quốc gia trên thế giới gồm Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Canada, Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Đức và Ý đã cùng lên tiếng trong một thông cáo chung, một sự kiện rất hiếm hoi.

Trong văn bản được gửi đến giới tướng lĩnh Miến Điện trong đêm qua, rạng sáng ngày hôm nay, lãnh đạo quân đội 12 quốc gia nói trên nhắc nhở về vai trò của một lực lượng quân sự tuân thủ các "chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc, đó là trách nhiệm bảo vệ chứ không phải làm phương hại đến thường dân", đồng thời kêu gọi "tập đoàn quân sự Miến Điện chấm dứt bạo hành và tái tạo niềm tin đối với nhân dân".

Quân Đội Miến Điện đã đánh mất uy tín sau những biến cố gần đây. Liên Hiệp Quốc cũng đã lên án đợt đàn áp đẫm máu nhắm vào người biểu tình Miến Điện chống cuộc đảo chính hồi đầu tháng 2/2021.

Tổng thư ký Antonio Guterres gọi biến cố trong Ngày Quân Lực Miến Điện 27/03//2021 là một vụ "sát hại" thường dân. Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken tuyên bố "kinh hoàng trước biển máu" mà lực lượng an ninh Miến Điện gây ra. Lãnh đạo ngành ngoại giao Anh Dominic Raab thì cho rằng làn sóng đàn áp tại quốc gia Đông Nam Á này, hôm qua đã "vượt thêm một cấp".

Trở lại với biến cố hôm qua, theo các tổ chức phi chính phủ và nhân viên y tế, được các phương tiện truyền thông phương Tây trích dẫn, hơn 90 người biểu tình thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em và ít nhất 27 nạn nhân tử vong tại thành phố Rangoon. Tất cả diễn ra trong lúc chính quyền Naypyidaw tổ chức lễ duyệt binh mừng Ngày Quân Lực.

Hãng tin Anh Reuters cho biết thứ trưởng Quốc phòng Nga, Alexander Fomin, cũng như đại diện ngoại giao của nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan, hay Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ … đã có mặt trên khán đài ở Naypyidaw dự lễ duyệt binh bên cạnh các tướng lĩnh Miến Điện.  

Thực hiện lời cảnh cáo "bắn vào lưng hay vào đầu" người biểu tình

Tại chỗ, tình hình càng lúc càng thêm căng thẳng sau cuộc đàn áp thô bạo hôm qua. Thông tín viên đài RFI Juliette Verlin, từ Rangoon tường thuật : 

"Khó để biết một cách chính xác về vụ đàn áp hôm qua, do việc quân đội Miến Điện có thói quen chở xác nạn nhân và chở những người bị thương ra khỏi hiện trường để giảm nhẹ mức độ các cuộc xung đột và che giấu vết tích mà vũ khí của quân đội gây nên. Về phía các gia đình nạn nhân cũng vậy, họ cũng phải che giấu xác để tổ chức lễ mai táng thân nhân.

Người dân Miến Điện đã kêu gọi tập hợp vào đúng ngày mang ý nghĩa biểu tượng cao đối với quân đội. Tất cả đều chờ đợi là phía tập đoàn quân sự sẽ thẳng tay trấn áp. Một bé gái mới một năm tuổi bị trúng đạn cao su vào mắt, nhiều đứa trẻ khác, trong đó có một em mới 5 tuổi đã bị chết ngay gần nhà.

Trên các mạng xã hội tràn ngập video với hình ảnh những người cầm súng bắt bớ vô tội vạ trên đường phố hay bắn vào lưng những người qua đường. Những đoạn video đó phản ảnh thông báo của ngày hôm trước khi tập đoàn quân sự cảnh báo là sẽ bắn vào lưng, vào đầu những người chống đối.

Vào sáng nay tại Rangoon súng vẫn nổ tại nhiều khu vực. Các dịch vụ cấp cứu y tế vẫn thiếu. Trong mắt người biểu tình, ngày hôm qua chỉ là một bằng chứng mới cho thấy, tự vệ bằng vũ khí là giải pháp duy nhất. Ngoài những chai bom xăng, sứng cao su, và khiên đỡ đạn, càng lúc càng có nhiều nhóm vũ trang tìm cách mua súng và đạn thật". 

Theo tin mới nhất được AP trích dẫn, trong ngày hôm qua có tổng cộng 114 người thiệt mạng. Điều đó không làm nản lòng phe chống đảo chính. Chiều Chủ Nhật người dân lại được kêu gọi xuống đường đòi quân đội trao trả quyền lực.

Thanh Hà

********************

Miến Điện : Tập đoàn quân sự kỉ niệm Ngày Quân Lực, người dân tiếp tục biểu tình

Thu Hằng, RFI, 27/03/2021

Tập đoàn quân sự Miến Điện huy động rầm rộ quân nhân, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa để kỷ niệm Ngày Quân Lực 27/03/2021, một ngày lễ quan trọng tại Miến Điện với khách mời danh dự là hai phái đoàn Nga và Trung Quốc. Ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân Miến Điện tiếp tục biểu tình. Ít nhất 89 người bị thiệt mạng trong ngày vì bị cảnh sát trấn áp.

miendien5

Quân nhân Miến Điện tham gia cuộc duyệt binh nhân Ngày Quân Lực tại thủ đô Naypyidaw (Miến Điện), ngày 27/03/2021.  Reuters - Stringer

Phát biểu tại lễ diễu binh hoành tráng được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, thống tướng Min Aung Hlaing tiếp tục khẳng định "việc chuyển giao quyền lực" chỉ có thể diễn ra sau khi tổ chức bầu cử lại. Người đứng đầu quân đội Miến Điện vẫn cáo buộc người biểu tình có những hành động "khủng bố có thể gây hại cho sự bình yên và an ninh quốc gia" và "không thể chấp nhận được".

Cảnh sát tiếp tục bắn đạn thật vào người biểu tình. Ít nhất 89 người chết trong ngày 27/03, theo Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện, được AFP trích dẫn. Người dân thủ phủ kinh tế Rangoon đã xuống đường từ rất sớm, như tường trình của thông tín viên RFI Juliette Verlin tại Rangoon :

"Từ tối qua cho đến nửa đêm, người ta nghe thấy những tiếng súng ở nhiều khu phố ở Rangoon. Sáng thứ Bẩy 27/03, tình hình yên ắng hơn ở một vài khu phố, nơi nhiều nhóm biểu tình đi vòng quanh những con phố nhằm tránh những trục đường lớn. Nhưng ở nhiều khu vực khác, tình hình lại dữ dội hơn.

Ở Insein, phía bắc Rangoon, người biểu tình xuống đường từ 2 giờ 30 sáng và cảnh sát bắt đầu bắn vào họ lúc bình minh. Súng nổ ở một số nơi và cảnh sát bắt giữ nhiều người, như ở gần chùa Sule nằm ở trung tâm thành phố lịch sử, một người lái xe bị bắt sau khi chào kiểu 3 ngón tay chụm lại, biểu tượng của người biểu tình, trước mặt quân đội.

Ở những nơi khác trên cả nước, số người biểu tình bị chết hoặc bị bắt không ngừng tăng lên. Người dân Miến Điện từng sợ một cuộc trấn áp như đang xảy ra ngày thứ Bẩy này, nhưng họ vẫn kêu gọi xuống đường để cho thấy rằng hai tháng sau vụ đảo chính, quân đội vẫn còn lâu mới kiểm soát được đất nước.

Tin nhắn trên mạng Twitter của một nhà đấu tranh có thể tóm lược rõ tình hình hiện nay : "Trong khi quân đội diễu binh và khoe những đồ chơi mới, chúng tay hãy nhớ rằng hàng nghìn người thuộc các cộng đồng thiểu số đã bị quân đội sát hại trong những năm gần đây, và hơn 300 người biểu tình hoặc chỉ là những người qua đường đã bị sát hại kể từ cuộc đảo chính ngày 01/02"".

Thứ Sáu 26/03, nhà tù Insein tại Rangoon đã thả thêm 322 người biểu tình. Trước đó, đã có hơn 620 người được thả. Kể từ đầu phong trào "bất phục tùng dân sự" đã có hơn 3.000 bị bắt giữ.

Thu Hằng

*******************

Miến Điện : Trụ sở đảng của bà Aung San Suu Kyi bị ném bom xăng

Trọng Nghĩa, RFI, 26/03/2021

Tại Miến Điện, phong trào chống đảo chính quân sự vẫn tiếp diễn vào hôm 26/03/2021 với nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc. Trong toàn cảnh đó, trụ sở đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của lãnh đạo dân sự bị lật đổ là bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon đã bị ném bom xăng vào sáng sớm hôm nay, gây nên một vụ hỏa hoạn nhỏ.

miendien6

Người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi tập hợp trước trụ sở của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) tại Rangoon, Miến Điện, nhân cuộc bầu cử ngày 8/11/2020.  AP - Thein Zaw

Hãng tin Pháp AFP trích lời ông Soe Win, một thành viên đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, cho biết là vụ việc xẩy ra vào khoảng 4 giờ sáng, giờ địa phương, khi một kẻ lạ mặt đã ném một chai bom xăng vào trụ sở đảng, gây ra một vụ hỏa hoạn. Ngọn lửa đã được dập tắt sau đó khoảng một tiếng đồng hồ.

Theo ông Soe Win, chỉ có lối vào trụ sở bị cháy xém, và Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ sẽ "gửi đơn kiện lên cảnh sát". Ông cho biết hiện không xác định được ai là thủ phạm và từ chối đưa ra suy đoán về động cơ cuộc tấn công.

Trụ sở của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ tại Rangoon là nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình trong những tuần lễ đầu tiên sau cuộc đảo chính. Vụ việc xảy ra một hôm trước Ngày Quân Lực Miến Điện, một dịp để quân đội nước này thể hiện sức mạnh với cuộc duyệt binh hàng năm. Nhiều người lo ngại bạo lực bùng lên dữ dội vào ngày này.

Hơn 320 người bị thiệt mạng

Số người thiệt mạng nhân các cuộc biểu tình tại Miến Điện tiếp tục tăng, vào lúc lực lượng an ninh ngày càng dùng đến hơi cay, đạn cao su và đạn thật chống lại người biểu tình.

Cho đến nay, theo các ONG, đã có hơn 320 người biểu tình thiệt mạng trong lúc quân đội công bố con số thấp hơn nhiều, là 164 người chết tính đến ngày 23/03 vừa qua.

Theo Hiệp hội Trợ giúp các tù nhân chính trị đã thống kê số người thiệt mạng, thì có ít nhất 25% người chết do trúng đạn ở đầu, làm dấy lên suy đoán là họ bị lực lượng an ninh cố tình sát hại.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thụy My, Minh Anh, Thanh Hà, Thu Hằng, Trọng Nghĩa, Vũ Sỹ Hoàng
Read 483 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)