Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/05/2021

Tự do báo chí Việt Nam : phải dám vượt lên chính mình

Trương Nhân Tuấn

Ngày tự do báo chí thế giới...

Hôm nay là ngày Tự do báo chí thế giới. Bốn năm qua truyền thông, báo chí Mỹ cũng như thế giới chạy theo "Tuýt" của ông Trump mệt nghỉ. Truyền thông và báo chí Việt cũng vậy. Fan cuồng ông Trump lại càng dính "keo son" với ông Trump.

baochi1

Hiện tượng Trump đã khiến báo chí tự nhìn lại mình. Các trang mạng xã hội của cá nhân trong chừng mực đã thành công chiếm lĩnh vai trò "độc quyền" về thông tin của báo chí. Biên giới giữa "báo chí", tức những trang báo được sự cộng tác của các nhà báo, phóng viên... chuyên nghiệp, với những trang Facebook, Twitter, Youtube... của cá nhân trở nên mờ nhạt. Hiện tượng "Tuýt" của ông Trump là thí dụ điển hình.

Quan điểm của cá nhân, thông tin từ cá nhân trên các trang mạng xã hội đôi khi "hay" hơn, thu hút hơn là các trang báo "chính thống". Truyền thông bên Mỹ nhiều người "hối tiếc" vì ông Trump xuống thì không còn chuyện gì để nói.

Truyền thông "mạng xã hội" đang đe dọa "nồi cơm" của truyền thông truyền thống.

Điều này rất đúng với tình hình truyền thông, báo chí tiếng Việt hải ngoại.

Chưa có thống kê chính thức nhưng ta thấy số "độc giả" theo dõi các trang mạng như VOA, RFA, BBC, RFI... có khi không bằng số người theo các facebookers tiếng tăm. Các clips video bình luận thời sự cũng vậy.

Ta thấy mục video chi đó vào thứ năm của BBC ngày càng tẻ nhạt, không còn mấy ai mất thì giờ vô coi. Hãy thử so sánh, coi vài lần video chương trình thứ năm của BBC Việt ngữ đồng thời với các "kênh" Video của "tư nhân" khác. Cùng một nội dung nhưng các "kênh" cá nhân hiển nhiên có giá trị vượt BBC hai ba cái đầu.

Đọc tin tức hay thời sự của BBC cũng vậy. Một số bài viết "thời sự" trên trang này là "xào nấu lại" từ các trang cá nhân ở trong nước. Tin tức, thời sự thế giới BBC 100% cũng xào nấu, định hướng lại, hay dịch lại từ các nguồn Reuters, AP... hoặc từ các bài viết của các phóng viên "báo mẹ" BBC. Báo chí kiểu (định hướng) như vậy, thay vì đọc BBC, người ta đọc thẳng ở các facebookers kia, hoặc báo chí của tuyên giáo Việt Nam, hoặc các trang báo kia cho gọn.

RFA, VOA, RFI... ta không thấy tình trạng này. Nhưng đôi khi báo chí, truyền thông Việt ngữ cũng "kẻ xấu" bị "lợi dụng".

Rõ ràng vụ Trịnh Vĩnh Bình "kiện" nhà nước cộng sản Việt Nam là bài học cho VOA và RFA. Trịnh Vĩnh Bình với nhà nước cộng sản Việt Nam, điếm thúi gặp thằng ăn cướp. Lúc tay điếm thúi kiện thằng ăn cướp ra tòa quốc tế thì hắn tìm đủ cách nhờ "phóng viên" lăng xê rùm beng để "vận động dư luận".

Nhớ đâu năm trước (hay năm kia), RFA và VOA làm "phóng sự" đưa lên "trang nhứt", giật tít "vua chả giò Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam" đòi tỉ mấy đô la... Độc giả (kể cả tôi) nóng lòng theo dõi. Ngày nào mở máy lên là vô VOA, RFA coi có tin gì mới hay không. Rốt cục là một "sự bịp" trắng trợn. Chẳng có giòng tin tức nào tường thuật lại diễn tiến phiên tòa, ai thắng ai thua, đền bồi bao nhiêu...

"Phóng viên" chắc không có "thẻ nhà báo" nên Tòa không cho vô, hoặc tòa xử kín. Không thành vấn đề. Chuyện phải đạo là phóng viên phải buộc người trong cuộc tường thuật lại cho độc giả biết diễn tiến câu chuyện ra sao. Làm quảng cáo báo chí nước ngoài chi phí hàng trăm, hàng triệu đô la. Thằng điếm thúi đồng lõa với "phóng viên" lợi dụng (sự ngây thơ ?) RFA, VOA quảng cáo không công.

Bây giờ thằng ăn cướp mặt lì, đéo trả của cải cho thằng điếm thúi. Chuyện này cũng mới đưa lên RFA và VOA. Thằng điếm thúi lại muốn nhờ báo chí làm rùm beng, nhờ dư luận làm áp lực thằng ăn cướp.

Theo tôi, RFA và VOA đã "lún tới cổ" vào vụ này rồi. Không làm thì thôi, làm thì phải làm cho tới nơi tới chốn. Sự thật thế nào, ai gian ai lận, tòa phân xử ra sao... mọi thứ phải được "minh bạch".

Đó là chưa nói tới các vụ "phỏng vấn" học giả, chuyên gia... về các vấn đề chuyên môn, như Biển Đông. Nếu ta tin các ý kiến của các học giả, chuyên gia này thì Việt Nam đã đi kiện Trung Quốc tám hoánh rồi. Qua các học gia, chuyên gia, cộng sản Việt Nam đã sử dụng báo chí hải ngoại cho dân "uống thuốc an thần".

Tất cả đều là "lợi dụng".

baochi2

Mới đây Tân hoa xã loan tin ông tân chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lúc gặp gỡ bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc là Ngụy Phượng Hòa, có nhắc lại cam kết "Việt Nam sẽ không theo bất cứ nước nào để chống Trung Quốc".

Điều hiển nhiên là ông Phúc chỉ nhắc lại chính sách quốc phòng 4 không của Việt Nam "không theo nước này chống nước kia" mà thôi.

Vậy mà chuyên gia Việt Nam lên VOA nói là ông Phúc "không bao giờ nói vậy". Không lẽ chính sách 4 không của bộ quốc phòng là không có ?

Bởi vậy, nói hôm nay là ngày tự do báo chí thế giới nhưng báo chí Việt ngữ hải ngoại, báo chí ăn trợ cấp nhà nước sở tại, "êm re". Chỉ có các trang "cá nhân" mới nói tới vụ này.

Theo tôi, tình hình như vậy thì không bao lâu nữa các trang facebook, YouTube, các "kênh" video cá nhân... sẽ "thống lĩnh" môi trường truyền thông và báo chí Việt ngữ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : nhantuan.truong, 03/05/2021

********************

Tự do báo chí thế giới : Bắc Âu đi đầu, Pháp hạng 34, Việt Nam hạng 175

Thanh Hà, RFI, 03/05/2021

Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới mồng 3 tháng 5, Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẵn sàng đẩy mạnh chiến dịch chống tin giả và hỗ trợ các cơ quan truyền thông độc lập. Theo thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới, Pháp đứng hạng thứ 34 trong số 180 quốc gia. Khối Bắc Âu dẫn đầu về quyền tự do báo chí.

baochi3

Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans Frontières RSF) là một trong những tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới.  AFP – PHILIPPE LOPEZ

Trước thềm Ngày Tự Do Báo Chí, Chủ Nhật 02/05/2021 lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu, Josep Borrell tuyên bố : "Quyền tự do báo chí tiếp tục bị đe dọa vào thời điểm mà thông tin và các phương tiện truyền thông độc lập là điều cần thiết hơn bao giờ hết".

Liên Âu nêu bật hiện tượng các phóng viên "tiếp tục hành nghề trong các điều kiện khó khăn, chịu áp lực cả về tài chính lẫn chính trị", một số bị "theo dõi, bị tống giam một cách vô tội vạ" hay bị sách nhiễu, bạo hành trong lúc tác nghiệp.

Theo báo cáo của UNESCO, trong năm 2020 đã có 76 nhà báo bị sát hại trên thế giới, nhiều người bị đe dọa. Hiện tượng này đặc biệt đè nặng lên các nữ phóng viên.

Tháng trước, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới của Pháp công bố báo cáo về quyền tự do thông tin. Theo bản xếp hạng này, Pháp đứng hạng thứ 34, trước Slovakia và Slovenia.

Nhưng dẫn đầu bảng vẫn là ba nước Bắc Âu : Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển. Mỹ đứng hạng 44 và Trung Quốc xếp hàng 177, Việt Nam xếp hạng thứ 175 còn Nga đứng hạng 150.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 03/05/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trương Nhân Tuấn, Thanh Hà
Read 696 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)