Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

31/05/2021

Hậu Đại hội 3 : phe chống, phe đánh, phe về vườn

Nguyễn Duy - Hương Nhung

Lê Văn Thành củng cố quyền lực để "nghênh chiến" thế lực Nguyễn Phú Trọng ?

Lê Văn Thành về team của Phạm Minh Chính là một lợi thế, trước đây ông Lê Văn Thành nắm Hải Phòng tuy là vua một vùng thật nhưng là chỉ một mình ông, còn bây giờ về chính phủ ông có Phạm Minh Chính là chỗ dựa thì rõ ràng ông Thành sẽ có thế vững chắc với "lưng tựa núi".

hau01

Ông Lê Văn Thành

Như đã nói nhiều bài trước, ông Lê Văn Thành giờ đây cùng với Phạm Minh Chính cùng Nguyễn Thanh Nghị tạo ra một bộ ba liên kết khá vững chắc.

Thực ra ông Lê Văn Thành cũng là người không xa lạ gì với Nguyễn Tấn Dũng. Từ năm 1997 đến năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội đại diện cho Hải Phòng. Suốt 20 năm chăn dắt đoàn đại biểu quốc hội thành phố này qua các thời kỳ ông Nguyễn Tấn đã nắm gần hết quan chức thành phố này, trong đó không thiếu những con người được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ.

Ông Lê Văn Thành là quan chức mắn về kinh tế nhà nước cho chính quyền thành phố Hải Phòng. Chuyện ông Nguyễn Văn Thành chuyển từ khối kinh tế sang khối hành chính nhà nước là một bước nhảy ngang cần phải có sự trợ giúp của thế lực lớn. Ông Nguyễn Tấn Dũng thường hay có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo khối kinh tế và ông ta hay cất nhắc quan chức bên các công ty nhà nước sang chính phủ, ngườu mà được ông Dũng cất nhắc nhiều chuyển ngang toàn tên tuổi nổi tiếng như Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng.

Năm 2007 khi đó ông Lê Văn Thành là Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, kiêm Trưởng ban quản lý dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng. Ông Thành được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 12 và là người dưới sự quản lý của Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là đại biểu quốc hội. Theo một số thông tin riêng thì việc ông Lê Văn Thành nhảy từ lãnh đạo doanh nghiệp sang lãnh đạo thành phố được sự hỗ trợ của Nguyễn Tấn Dũng thời làm thủ tướng. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất khoái đề bạc lãnh đạo doanh nghiệp sang lãnh đạo chính quyền.

Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng – Lê Văn Thành – Phạm Minh Chính

Năm 2010, Lê Văn Thành chuyển sang làm lãnh đạo thành phố Hải Phòng, và cùng thời gian ông Dũng vẫn thường xuốnh Hải Phòng định kỳ để tiếp xúc cử tri. Lê Văn Thành được sự hậu thuẫn của Nguyễn Tấn Dũng đã lên chức như dìu gặp gió, vượt qua cả những quan chức đã công tác lâu năm trong đảng ủy thành phố và trong ủy ban nhân dân thành phố và từ đó hình thành mối quan hệ huynh đệ. Cùng lúc đó, Phạm Minh Chính là bí thư Quảng Ninh, người đang được hưởng lợi từ Nguyễn Tấn dũng khi ông thủ tướng này giao dự án đặc khu kinh tế Vân đồn cho Phạm Minh Chính xúc tiến. Trong khi đó, Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh – thành phố chiếm giữ vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế xuất cảng của miền Bắc, trong khi đó Nguyễn Tấn Dũng là người điều hành cả nền kinh tế đất nước. Và từ đó hình thành liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Lê Văn Thành – Phạm Minh Chính.

Năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực rút về Kiên Giang, Phạm Minh Chính về ban tổ chức, Lê Văn Thành thì lên chức bí thư thành ủy thành phố Hải Phòng. Liên kết giữa 3 người này bị gãy nhưng mối quan hệ giữa 3 người này vẫn tốt như thường.

Thời ông Nguyễn Tấn Dũng năm ghế thủ tướng 2011-2016 là thời kì mối liên kết này mạnh nhất, mối liên kết này hình thành là bởi quan hệ kinh tế. Kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Vậy nên khi Nguyễn Tấn Dũng hết nắm nền kinh tế đất nước thì khi đó, mối liên kết cũng đứt thôi.

Ông Lê Văn Thành vốn là một doanh nhân, ông Nguyễn ắt ông biết Nguyễn Tấn Dũng cần gì, Nguyễn Tấn Dũng thích gì và nhờ đó mà sự nghiệp chính trị Lê Văn Thành thăng hoa và ông đã nắm được thành phố hải Phòng. Thật khó một lãnh đạo công ty mà nắm được quyền lãnh đạo một thành phố có thể nói là lớn thứ nhì miền Bắc.

Tái kết hợp bộ ba nhưng Nguyễn Thanh Nghị thay cho Nguyễn Tấn Dũng ?

Nói gì thì nói, hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng không thể là một tụ trong mối quan hệ tay ba nữa được. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Nghị đã ra Trung ương thì Nghị hoàn oàn có thể thay thế cha mình tái liên kết với Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành.

Ở đại hội 13, ông Lê Văn Thành được ông Phạm Minh Chính đưa về chính phủ làm phó thủ tướng cũng vì là mối quan hệ cũ. Và đặc biệt hơn nữa giờ cũng hội tụ đủ 3 gươn mặt có thể tái hợp bộ ba cũ, đó là Phạm Minh Chính – Lê Văn Thành – Nguyễn Thanh Nghị. Cả 3 người này liên kết lại thì có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng muốn tấn công cũng khó.

Lê Văn Thành rút đi, Nguyễn Phú Trọng đã phái Trần Lưu Quang từ Thành phố Hồ Chí Minh ra hải Phòng trám chỗ. Việc điều một ngườu miền nam ra quản lý một tỉnh miền Bắc cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng không muốn tay chân của Lê Văn Thành tại hải Phòng có thể lớn mạnh. Rất có thể ông Trần Lưu Quang sẽ tìm cách moi sai phạm Lê Văn Thành chuyển về trung ương cho Nguyễn Phú trọng xem xét. Không biết ông Lê Văn Thành có sơ hở gì ở Hải Phòng không ? Nếu sơ hở thì rất có thể là sẽ khó mà ăn ngon ngủ yên được.

Liên minh 3 người ở Chính Phủ thì cũng đã hình thành, sau lưng Lê Văn Thành thì lại đang có "kẻ thù" vậy thì tại chính phủ, ông Lê Văn Thành cần phải củng cố quyền lực hơn nữa để vững vàng trước mọi sự giám sát của thế lực bên kia.

Để củng cố thêm quyền lực cho ông Lê Văn Thành, ngày 26/5 ông Phạm Minh Chính đã trao cho ông Lê Văn Thành thêm chức mới, chức Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng

Theo báo chí nhà nước cộng sản thì chính ông Phạm Minh Chính ký quyết định bố trí Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Và ông Chính đã chỉ định Lê Văn Thành là Chủ tịch Hội đồng thay. Cũng với đó, Thủ tướng cũng quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định 5 quy hoạch ngành giao thông vận tải thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lê Văn Thành có quyền lực rất lớn

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được phân công giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Bộ Công Thương ; Bộ Xây dựng ; Bộ Giao thông vận tải ; Bộ Tài nguyên và Môi trường ; đồng thời làm nhiệm vụ : Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia ; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước ; Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí ; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ; Trưởng ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tếtrọng điểm ; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản…

Dưới tay ông Lê Văn Thành có Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Văn Thể, hiện đang có tin cả Lê Văn Thành và Phạm Mịnh Chính đang muốn đẩy Nguyễn Văn Thể ra khỏi chính phủ, ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn đưa ông Thể về thay Trần Lưu Quang ở tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đang bị thế lực cũ Thành phố Hồ Chí Minh tìm mọi cách cản trở.

Nếu Nguyễn Văn Thể đi thì trong chính phủ không cả ba người Phamj Minh Chính, Lê Văn Thành và nhất là Nguyễn Thanh Nghị sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và cả 3 mới phối hợp nhịp nhàng được.

hau02

Thêm quyền lực cho Lê Văn Thành

Sắp tới là kỳ họp quốc hội đầu tiên của quốc hội khóa 15, chắc chắn trước đó, hội nghị trung Ương 3 sẽ cho chia lại quyền lực với những vị trí mà ở Hội nghị Trung ương 2 chưa chia xong. Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành đẩy được Nguyễn Văn Thể và Trương Hòa bình đi được thì xem như chính phủ tập hợp nhiều người làm việc ăn ý với nhau.

Trương Hòa bình là người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng mà lại nắm ghế phó thủ tướng thường trực, nếu ông Phạm Minh Chính mà vắng mặt thì Trương Hòa bình sẽ có thể thay quyền, lúc đó cả Lê Văn Thành và Nguyễn Thanh Nghị đều khó phối hợp.

Rất có thể sau kỳ họp quốc hội đầu tiên khóa 15, liên minh Phạm Minh Chính – Lê Văn Thành – Nguyễn Thanh Nghị sẽ đạt được một số dự tính. Không biết ngồi tại ban bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng có thấy rằng, với Nguyễn Thanh Nghị thì đường như càng ngày càng xa tầm tay xử lí của ông.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2021

******************

Trần Lưu Quang mới về Hải Phòng, Lê Văn Thành vội kéo đàn em bỏ chạy ?

Càng ngày nhiệm vụ của Trần Lưu Quang rõ ràng hơn. Hải Phòng vốn là thành trì của ông Lê Văn Thành – người thuộc phe Phạm Minh Chính. Có thể nói cả sự nghiệp ông Lê Văn Thành gắn liền với Hải Phòng. Ông Thành là đảng viên, từng được phân công quản lý khối doanh nghiệp nhà nước vì vậy nhiều người hay tặng ông từ "doanh nhân".

hâu03

Ông Trần Lưu Quang

Từ năm 1988, ông Lê Văn Thành đã làm trong Xi Măng Hải Phòng rồi đến năm 2009 ông đã là Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, kiêm Trưởng ban quản lý dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng.

Bắt đầu từ năm 2010 ông Thành mới chuyển hướng từ khối kinh tế sang nắm quản lý hành chính trong bộ máy nhà nước. Và từ đó ông Thành xây dựng nên một đế chế của riêng ông tại thành phố này.

Lê Văn Thành là người có tiền, sau đó làm chính trị điều đó đủ hiểu con đường chính trị của ông được lót bằng gì rồi.

Năm 2011, Phạm Minh Chính về nắm tỉnh ủy Quảng Ninh. Mà như mọi người biết, Quảng Ninh và Hải Phòng là trục kinh tế ven biển của Miền Bắc, sự phát triển của Quảng Ninh cần phải được liên kết với Hải Phòng, đó là điều không thể tránh khỏi và từ đó Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành có quen biết nhau. Lê Văn Thành vốn là một doanh nhân, ông ta rất biết đầu tư, mà lần này là ông đầu tư chính trị.

Thông thường những quan chức nắm bên khối kinh tế ít khi nhảy sang làm chính trị mà thông thường chỉ liên kết với chính trị để kiếm chác thật đậm. Trần Bắc Hà là cánh tay phải của Nguyễn Tấn Dũng là trường hợp như vậy. Nhờ quyền lực của ông Dũng, Trần Bắc Hà tự tung tự tác với ngân hàng BIDV những Trần Bắc Hà không được vào chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Nói chung Trần Bắc Hà chỉ là công cụ của Nguyễn ấn Dũng.

Lê Văn Thành đầu tư chính trị như thế nào ?

Việc bắt tay với Phạm Minh Chính từ 10 năm trước đây cho thấy Lê Văn Thành có con mắt nhìn người khá chuẩn. Từ địa phương mà vào trung ương thì cần phải có người ở Trung ương kéo vào. Với bàn tay có nhiều tiền, và sự tính toán như một con buôn thì ông Lê Văn Thành hoàn toàn có thể đứng đầu thành phố Hải Phòng, nhưng muốn vào trung ương thì phải có người kéo vào. Việc bắt tay với Phạm Minh Chính cho thấy, sự đâu tư chính trị của Lê Văn Thành đã có lời. Sau đại hội 13, Lê Văn Thành được Phạm Minh Chính kéo về trung ương làm phó thủ tướng chính phủ.

Tại trung ương, việc thế lực của Phạm Minh Chính ngày một mạnh lên ắt hẳn phải làm cho ông Nguyễn Phú Trọng lo ngại, đặc biệt trong chính phủ có bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng tác động thông qua Nguyễn Thanh Nghị, điều đó có thể làm cho chính phủ ngày một xa rời ban bí thư. Thời ông Nguyễn Xuân Phúc, chính phủ không đoàn kết như thời ông Phạm Minh Chính. Thời ông Phúc, ông Trọng có thể tác động vào chính phủ dễ dàng vì trong chính phủ có người của Nguyễn Phú Trọng rất nhiều trong đó, Trần Tuấn Anh là ví dụ.

Hiện nay có tin ông Phạm Minh Chính đang muốn đẩy Nguyễn Văn Thể đi vì ông Thể là người thân Trọng. Điều này chứng tỏ ông Chính thanh lọc chính phủ rất kỹ, có thể trong chính phủ sẽ không còn người nào của Nguyễn Phú Trọng cài vào nữa.

Qua mấy ngày sau khi nhậm chức thủ tướng, ông Phạm Minh Chính có nhiều cuộc hợp với Bộ trưởng. Điều này làm cho mối quan hệ giữa bộ trưởng và thủ tướng trở nên chặt chẽ hơn.

Cuộc họp của Phạm Minh Chính tại Bộ Xây Dựng có cả sự có mặt của Lê Văn Thành cho thấy một kết cấu chặt chẽ đang hình thành. Phe cánh thân Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh mạnh mẽ.

Một khi đã kéo bè kết cánh với phe thân Nguyễn Tấn Dũng thì ắt Lê Văn Thành sẽ bị Nguyễn Phú Trọng soi thật kỹ, đấy là lí do tại sao ông Trọng cho thuyên chuyển Trần Lưu Quang về Hải Phòng. Nhiệm vụ của Trần Lưu Quang là để kiểm soát, hoặc loại bỏ những vây cánh Hải Phòng mà Lê Văn Thành đã dày công xây dựng từ 10 năm qua.

Lê Văn Thành đang bị động ở Hải Phòng ?

Việc Trần Lưu Quang về Hải Phòng liền sau đó là thúc ép vụ án công an làm sai lệch hồ sơ cho thấy sự cương quyết của ông Trần Lưu Quang. Hành động này là điểm cộng đối với ông Nguyễn Phú Trọng nhưng nó lại là việc làm đánh động ông Lê Văn Thành. Tại thành phố Hải Phòng, ông Lê Văn Thành đã xây dựng mạng lưới chất rết gồm các thuộc hạ được cất nhắc rất đông. Việc mới về Hải Phòng mà đã muốn "muốn đánh rắn thì phải động cỏ" cho thấy việc làm này của Trần Lưu Quang có phần hơi vội. Hiện nay ông Lê Văn Thành đang có mối quan hệ rất tốt với Phạm Minh Chính, việc đánh động của ông Trần Lưu Quang làm cho ông Thành có cớ để kéo thuộc hạ cũ về chính phủ.

Theo thông tin mà chúng tôi biết được thì ông Lê Văn Thành điều chuyển Chánh văn phòng Thành ủy Hải Phòng về làm trợ lý Phó Thủ tướng cho chính ông. Từ khi lên chính phủ làm phó thủ tướng, ông Lê Văn Thành chưa vội kéo đàn em đi, tuy nhiên việc ông Trần Lưu Quang về Hải Phòng làm quyết liệt quá nên ông Thành đã nhờ ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn ký Quyết định tiếp nhận ông Trần Quang Minh – Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng về công tác tại Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Quang Minh, từng trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng tại Hải Phòng như : Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Kiến An, Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng và được đánh giá là cán bộ uy tín, có năng lực.

Tại Hải Phòng, sau khi ông Minh được điều động nhận nhiệm vụ mới, ông Bùi Văn Kiệm, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy được giao phụ trách, điều hành hoạt động của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. Như vậy là ông Bùi Văn Kiệm sẽ làm việc cho ông Trần Lưu Quang.

Không biết ông Trần Quang Minh có bị dính sai phạm gì hay không mà ông Lê Văn Thành phải vội vã kéo đi ? Sau khi ông Lê Văn Thành được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, thì ắt là ông sẽ kéo một số đàn em đi nhưng không ngờ là ông lại làm việc đó nhanh như vậy. Có phần rất vội vã.

Thuộc hạ của Lê Văn Thành tại Hải Phòng rất đông, có lẽ ông Thành sẽ không thể nào kéo đi hết được. Cần phải để một số ở lại để đối phó với thế lực mới, thế lực Trần Lưu Quang.

Sau khi nhận công tác tại Văn phòng Chính phủ, ông Trần Quang Minh được cử làm Thư ký cho Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ 18/5/2021. Tuy nhiên việc về trung ương không có nghĩa là an toàn. Không biết sắp tới Trần Lưu Quang sẽ làm gì tiếp theo ? Rất khó đoán định, tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng, Trần Lưu Quang là một tướng sung trận của ông Nguyễn Phú Trọng, rất có thể ông Quang sẽ mạnh tay hơn nữa để giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở Hải Phòng mà ông Trọng cho là "những ung nhọt".

Trần Lưu Quang sẽ làm gì ở Hải Phòng ?

Trần Lưu Quang là tướng sung trận, chưa chắc gì Trần Lưu Quang sẽ ngồi ở Hải Phòng hết 5 năm nhiệm kỳ. Trước mắt, Trầng Lưu Quang phải lo hoàn thành nhiệm vụ mà trung ương giao cho ông. Nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm, Trần Lưu Quang có thể sẽ được thuyên chuyển đi nơi khác để dẹp loạn. Mà mỗi lần thuyên chuyển là mỗi lần lên chức ít ắt là ông Trần Lưu Quang càng làm càng hăng.

Tại Hải Phòng, ngoài ông Trần Lưu Quang làm bí thư, ông Trọng còn được sự trợ giúp của Vương Đình Huệ khi ông này được bổ về Hải Phòng để làm đại biểu quốc hội ở đây. Với bộ máy nhân sự mà ông Lê Văn Thành để lại, ông Trọng đang dùng 2 gọng kìm để ép, đấy là cái khó cho Lê Văn Thành và các thuộc hạ.

Kết thúc đại hội 13 chưa lâu, còn chờ xem mỗi bên sẽ củng cố lực lượng như thế nào rồi phân tích tiếp. Hiện nay tình hình chính trị Việt Nam của nhiệm kỳ 13 này cũng mới bắt đầu. Không biết Lê Văn Thành sẽ thành công gì ở chính phủ ? Nếu thành công ở chính phủ thì ông Lê Văn Thành có kể kéo thêm đàn em nữa về chính phủ. Điều đó rất có lợi, còn nếu không thành công ở chính phủ mà tại Hải Phòng bị Trần Lưu Quang soi mói thì rất khó. Còn 5 năm nhiệm kỳ, hãy chờ xem.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/05/2021

********************

Sào huyệt Ba Dũng bị tấn công ? Phó tư lệnh quân khu 9 bị cách mọi chức vụ

Hương Nhung, Thoibao.de, 31/05/2021

Quân khu 9 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trong 7 quân khu hiện nay của Quân đội nhân. Nó có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội bao trùm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng biển phía nam Việt Nam Việt Nam.

hau04

Nguyễn Tấn Dũng – người có ảnh hưởng rất lớn đến Quân khu 9

Được biết địa bàn quản lý của Quân khu 9 có 12 tỉnh, thành phố (riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương) là : Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ – nghĩa là vùng Tây Nam Bộ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng quê ở Cà Mau nhưng sự nghiệp chính trị của ông là ở Kiên Giang. Trước khi về Trung ương, ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng thế lực địa phương ủng hộ ông chủ yếu là ở 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Khi lên làm thủ tướng, tác động được vào Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đàn em của ông trong Bộ Quốc phòng về nắm quân khu 9 để bảo vệ vùng đất Kiên Giang của ông.

Nếu chỉ nắm một tỉnh thì không ai gọi là "vua một vùng" mà phải nắm cả quân khu đóng trên địa bàn đó mới được gọi là vua một vùng. Tại Miền Tây Nam Bộ, không ai gọi bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay ông Võ Văn Thưởng là vua một vùng dù cho những người này đã và đang có những chức vụ cao trong Bộ Chính trị. Chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng mới được người ta gọi là "vua một vùng" bởi ông nắm trong tay Quân khu 9.

Ngày 14/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh tại Kiên Giang làm nhiều người cho rằng, đó không phải là đột quỵ mà là bị đầu độc là cũng bởi người ta thấy thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng quá lớn, bao trùm cả miền tây nam bộ. Mà quan trọng nhất là khu vực bầu trời, các căn cứ quân sự tại 12 tỉnh miền tây nam bộ nên việc ông Nguyễn Phú Trọng đến Kiên Giang được người ta ví như là ông Trọng đã chui vào rọ của ông Dũng.

Đã bao nhiêu lần ông Nguyễn Phú Trọng muốn cắt vây của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Quân khu 9 ?

Ngày 19/4/2019 ông Nguyễn Phú Trọng bị "đột quỵ" tại Kiên Giang thì ngà Ngày 5 tháng 5 năm 2019, ông Trần Quốc Vượng thay mặt ông Nguyễn Phú Trọng cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương mở kỳ họp thứ 35. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm chủ trì. Thực thi quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hoàng Thủy. Lý do là đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên lí do là lí do, vấn đề là ông Nguyễn Hoàng Thủy là người từng được ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ trong vấn đề giành lấy chiếc ghế tư Lệnh Quân Khu 9.

Ngoài Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy thì ông Đại tá Trương Thanh Nam – Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8, Quân khu 9 cũng bị kỷ luật.

Việc cách chức và kỷ luật quan chức đứng đầu quân khu 9 ấy là việc làm không tới nơi. Ở Quân khu 9, người của Nguyễn Tấn Dũng khá nhiều, rất khó mà triệt tận gốc. Đó là lí do tại sao hiện nay tầm ảnh hưởng của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bao trùm hết miền tây nam bộ chứ không phải là chỉ ảnh hưởng đối với tỉnh nhà Kiên Giang của ông. Không phải ngẫu nhiên mà dù cho ông Trọng bao nhiêu lầ muốn kỷ luật Nguyễn Thanh Nghị cũng không thể kỷ luật nặng được.

Có thể nói, mối quan hệ chân rết của ông Nguyễn Tấn Dũng rất rộng. Thời làm thủ tướng ông đã tạo sự ảnh hưởng lên cả một vùng rộng lớn rồi kéo con trai về tỉnh nhà trú ẩn khi ông hết quyền lực thì quả thật, ông Nguyễn Tấn Dũng rất cao cờ.

hau05

Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy bị kỷ luật năm 2019

Lại một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng tấn công vào Quân khu 9 – sào huyệt của Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 25/5, báo chí nhà nước cộng sản đồng loạt đưa tin, Thiếu tướng Trần Văn Tài, Phó Tư lệnh Quân khu 9, đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của 2 nhiệm kỳ 2015 – 2020 và 2020 – 2025.

Ban bí thư là bộ máy trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Không ai hiểu vai trò Quân khu 9 với Nguyễn Tấn Dũng rõ như ông Nguyễn Phú Trọng. Theo báo thì Ngày 25/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của chính ông Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật Thiếu tướng Trần Văn Tài, Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng ; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu.

Trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã xua Ủy ban Kiểm tra Trung ương điều tra những cá nhân có dính ơn nghĩa với Nguyễn Tấn Dũng tại Quân khu 9. Sau khi kiểm tra xong, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Thiếu tướng Trần Văn Tài đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Đảng ủy Quân sự tỉnh Bạc Liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện, diễn tập và thực hiện quyết toán, sử dụng kinh phí trái quy định. Thiếu tướng Trần Văn Tài cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2015 – 2020. Nói chung vẫn dùng công cụ "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ" như đã từng dùng với Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy trước đây. Đánh vào quân khu 9 lần 2, ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng bài đánh cũ.

Ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá Thiếu tướng Trần Văn Tài là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức đảng.

Thực ra một mình ông thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu thì không cần đến ông Nguyễn Phú Trọng ra tay, chỉ cần ông Phan Văn Giang ra tay là được rồi, tại sao ông Trọng lại làm chuyện như nghiêm trọng vậy ? Có bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng phải tham gia cách chức một giám đốc sở ở một tỉnh không ? Một phó tư lệnh quân khu có chức vụ không cao, chỉ ngang bằng giám đốc sở sao ông Nguyễn Phú Trọng phải ra tay ? Bởi đơn giản, ông Phan Văn Giang không đủ tầm để nhổ cái gai này vì bức dây sẽ động đến "rừng Kiên Giang". Đó là lí do ông Trọng phải ra tay.

Để xử lí các tướng lãnh quân khu 9, trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã thông qua Bộ Chính trị ban Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017. Giờ đây Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Thiếu tướng Trần Văn Tài bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của 2 nhiệm kỳ 2015 – 2020 và 2020 – 2025.

hau06

Hết Nguyễn Hoàng Thủy giờ đến Trần Văn Tài bị cho "lên thớt"

Liệu Nguyễn Tấn Dũng có lung lay gì không ?

Theo dự đoán của chúng tôi thì đây chỉ là làm giảm sự ảnh hưởng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng với khu vực miền tây nam bộ thôi, còn nói về chiến dịch triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng thì không thể. Cũng như lần trước, ông Trần Quốc Vượng đã triệt hạ ông trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy thì thế lực ông Dũng vẫn không lung lay.

Ông Nguyễn Phú Trọng có cái giỏi tấn công thì ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn có cái giỏi khác, đó là cái giỏi phòng thủ. Đã 5 năm, ông Nguyễn Tấn Dũng rút về co cụm ở Kiên Giang Giang nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm gì được, thậm chí trong vòng 5 năm đó ông Nguyễn Tấn Dũng còn xây dựng tốt thế hệ măng mọc tiếp nối ông để đưa ra trung Ương. Hiện giờ ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thật, nhưng ông đã xây dựng con trai nắm chức bộ trưởng, thêm vào đó là thủ tướng đương nhiệm cũng là người mà đã từng được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ và hiện nay cho thấy ông Phạm Minh Chính đang kết nối rất tốt với Nguyễn Thanh Nghị.

Tuy Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng người trên ngựa người dưới ngựa nhưng cuộc chiến vẫn còn âm ỉ. Cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng thì có thể đã mất hết quyền lực nhưng thế lực của ông Dũng thì vẫn còn đó. Vì thế dù mất hết quyền lực nổi nhưng hiện nay ông Dũng vẫn tác động được Trung ương đây là một kết quả mà ông Nguyễn Phú Trọng không hề mong muốn chút nào.

Hương Nhung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2021

********************

Những vết đen trong sự nghiệp của bà cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã là cựu chủ tịch quốc hội. Là người phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong chính quyền cộng sản, liệu rằng bà Ngân có phải là người xuất sắc hay không ?

hau07

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Ngồi ở ghế quyền lực lớn nhất trong nhánh lập pháp, bà Ngân đã làm gì ? Điều đặc biệt, bà Ngân từ trải qua các chức vụ bên chính phủ trước khi bà lên chức chủ tịch quốc hội, liệu rằng bà có điều hành cơ quan lập pháp hiệu quả hay không ?

Xét về mặt đảng, bà Ngân là một đảng viên nên bà sẽ nhận nhiệm vụ đảng giao để chăn dắt Quốc hội gật đồng đều những gì mà đảng đã đưa ra.

Luật pháp Việt Nam hiện nay không rõ ràng, gây khó khăn cho xã hội, đấy là điều mà nhiều thế hệ người Việt đã than phiền chứ không phải mới bây giờ. Tuy nhiên dù chức chủ tịch quốc hội được phá rào trao cho một người phụ nữ thì dường như luật pháp cũng chẳng khá gì hơn.

Đất nước có yên bình hay không, dân có cảm thấy an toàn hay không nó phụ thuộc hai yếu tố : thứ nhất là làm luật, thứ nhì là thi hành luật. Cả hai yếu tố này được làm thật tốt thì xã hội sẽ bình yên và đất nước phát triển.

Vấn đề làm luật là vấn đề muôn thuể, quốc hội Việt Nam là loại đảng cử dân bầu nên chất lượng đại biểu rất yếu kém, tuy nhiên tập thể đã yếu kém mà lãnh đạo cũng yếu kém thì nó kéo theo vấn đề làm luật ở Việt Nam rất tệ hại.

Một quốc gia mà có luật pháp bất cập thì nhân dân sẽ không có bình yên. Xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay không hề có bình yên, đấy là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Mà luật pháp bất cập, chồng chéo lên nhau thì người chịu trách nhiệm lớn nhất là chủ tịch quốc hội chứ không ai khác.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người làm chính trị lâu năm, nhưng liệu rằng bà có để lại sản phẩm gì mà người dân có thể ghi nhận không ? Hay là 5 năm trôi qua với chức chủ tịch quốc hội nhạt nhẽo ?

Người đàn bà vô cảm

Sau phiên tòa "giám đốc thẩm" ô nhục của Hội Đồng 17 thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao vào tháng 10 năm 2020 với vụ án Hồ Duy Hải, lúc đó dư luận bức xúc đặt tên là "hội đồng dao thớt", thì cả xã hội bất bình. Người dân lúc đó kỳ vọng bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng công đạo tại Quốc hội. Thế nhưng sau năm tháng, qua hai kỳ họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch Quốc hội cứ bảo chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đó là ai trong khi Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định đó là trách nhiệm của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội ?

Ngày 24 Tháng Mười Một, trả lời chất vấn cử tri Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại không có chính kiến gì mà phó cho "đao phủ" Nguyễn Hòa bình ra quyết định. Bà Ngân nói : "…Do có ý kiến khác nhau nên sau phiên tòa giám đốc thẩm thì Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại. Do đó, vụ án đến nay vẫn chưa thi hành án, còn oan hay không thì đề nghị cử tri chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước đảng, nhà nước, trước nhân dân về thực hiện quyền tư pháp".

Câu trả lời của bà Kim Ngân thật vô cảm, vô lương, như con bò nhai lại mớ rơm khô vậy. Trước đó, ngày 24 Tháng Sáu cũng tại Cần Thơ tiếp xúc với hơn 300 cử tri là cán bộ hưu trí, Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng : "Vụ án đang được xem xét nên không có cơ sở nói oan hay không oan. Cử tri để cơ quan có trách nhiệm xem xét lại và sẽ có báo cáo".

Thử hỏi, cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền mà bà Kim Ngân nại ra đó là cơ quan nào ? Trong một đoạn khác bà Kim Ngân đã thừa nhận "đây là vụ án phức tạp, kéo dài 11 năm. Vụ án này đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội giám sát và có báo cáo. Tuy nhiên, vừa rồi sau phiên ‘giám đốc thẩm,’ dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến nói đúng, có ý kiến nói oan. Do đó Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy Ban Tư Pháp xem lại báo cáo thẩm tra để các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe báo cáo". Hành động của bà rõ ràng muốn né tránh trách nhiệm, mà trách nhiệm đó lại liên quan đến sinh mạng của một con người.

Theo thông tin chính thức từ báo chí nhà nước thì ngoài những bất cập, vi phạm tố tụng của phiên tòa "giám đốc thẩm" của "hội đồng dao thớt", trong vòng năm tháng đã có thêm nhiều kiến nghị, nhiều diễn biến mới, chứng cứ mới củng cố thêm cho nỗi oan của Hồ Duy Hải cũng như những sai phạm của các cơ quan tốt tụng.

May áo dài lãng phí và miệt thị nhân dân

Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân may 300 bộ áo dài với giá trị mỗi bộ cả trăm triệu đồng làm người dân Việt Nam nghĩ đến bà đệ nhất phu nhân vợ của nhà độc tài Ferdinand Marcos của Phillippines- bà Imelda Marcos. Bà nổi tiếng về việc mua xắm y phục xa hoa và rất lãng phí. Tất nhiên để cung phụng người vợ thích làm đẹp thì ông Ferdinand Marcos đã trở thành một tổng thống tham nhũng nhất lịch sử Phillipines. Đấy là hình ảnh dùng quyền lực kiếm tiền để chưng diện, tất nhiên là bà Imelda Marcos dùng tiền tham nhũng của chồng bà.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì sao ? Bà cũng chưng diện quá mức, quá hoang phí làm người ta liên tưởng nến một Imelda Marcos phiên bản Việt Nam. Với 300 bộ áo dài tương đương với 30 tỷ đồng thì với lương 18 triệu mỗi tháng, người ta tính ra phải mất 139 năm thì lương bà Ngân mới đủ mua 300 bộ áo dài. Như vậy là ai cũng hiểu là chỉ có tham nhũng mới có thể hoang phí như vậy.

Với nước Phillipines thì người ta sẽ lật tẩy tổng thống tham nhũng Ferdinand Marcos nhưng tại Việt Nam thì đã vào tứ trụ thì miễn nhiễm với luật pháp. Luật Pháp Việt Nam không bao giờ đụng đến những nhân vật đã từng đứng trong tứ trụ dù cho người đó là người có sai phạm khủng như trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài chuyện lãng phí như thế, bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn từng miệt thị người dân bằng lời nói trịnh thượng rằng "đã làm được gì cho đất nước chưa ?" trong khi đó người dân hằng ngày làm lụng vất vả để đóng sư cao thuế nặng cho đảng dùng, và quan trong nhất là tiền mua sắm áo dài đắc tiền của bà Ngân cũng là từ tiền thuế của người dân mà ra.

Làm chủ tịch quốc hội, bà Ngân còn ủng hộ quốc hội ra luật buộc luật sư tố thân chủ. Một điều luật rất phi lí nó vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Ngoài ra bà còn để lại tai tiếng lớn khi để 9 người trong chuyến công du của bà sang Hàn Quốc trốn ở lại. Đây là nỗi nhục quốc thể.

Liệu bà Ngân có để lại vết son gì không ?

Nói về vấn đề cho sử dụng đồng nhân dân tệ ở Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nói "Có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền ? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại".

Không biết vì động cơ gì mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân bất chợt ‘mở miệng’ trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội vào trung tuần tháng Chín năm 2018. Đây là một lần hiếm hoi mà bà Ngân tỏ ra quan tâm đến ý kiến trái chiều của người dân và giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

hau08

Lần ít ỏi bà Ngân có ý kiến hợp lòng dân

Chỉ vài giờ đồng hồ sau khi những phát ngôn của bà Ngân được báo Thanh Niên tường thuật nguyên văn, toàn bộ nội dung phát ngôn đó đã biến mất khỏi bài báo.

Hiện tượng báo phải ‘xóa thông tin xấu độc’ về phát ngôn của Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra trong bối cảnh hàng trăm nhân sĩ, trí thức gửi một kiến nghị thư cho giới chóp bu Việt Nam, yêu cầu xóa bỏ Thông tư số 19 của Ngân hàng nhà nước về việc cho phép 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam được dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc để thanh toán.

Có lẽ vì Bà Ngân đã từng làm thứ trưởng Bộ tài Chính nên bà đã nói lời theo đúng lương tâm và nghiệp vụ mà bà từng được đào tạo. Có thể xem đấy là điểm son ít ỏi trong 5 năm ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngoài điểm son nhạt nhẽo này ra, bà Ngân hoàng toàn không để lại ấn tượng tốt nào cả.

Nguyễn Duy

Nguồn : Thoibao.de, 30/05/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Duy, Hương Nhung
Read 717 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)