Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ban Giám đốc Công an Lạng Sơn đã bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Tin nội bộ, Thoibao.de, 12/05/2024

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ :

Ban Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đã bị bắt hết, từ Giám đốc đến các Phó Giám đốc và Trưởng phòng… với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, nhưng khi công bố sẽ nói là can tội buôn lậu.

noibo1

Cách đây 20 ngày, Thoibao.de đã đưa tin về vụ này.

Trung tướng Công an Đỗ Văn Hoành đã bị bắt

Sáng nay 12/5 Trung tướng Đỗ Văn Hoành, nguyên Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) thuộc Bộ Công an, đã bị bắt giam trong Trại tạm giam B14, vì nhận 5 triệu USD của Vạn Thịnh Phát.

noibo2

Trung tướng Công an Đỗ Văn Hoành

Đỗ Văn Hoành, 61 tuổi, mới vừa về hưu từ đầu tháng 2 năm nay. Ông giữ chức Phó Thủ trưởng C01 từ đầu năm 2020, Thủ trưởng của ông là Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc. Ngoài ra Đỗ Văn Hoành còn kiêm chức Chánh Văn phòng C01 mà người tiền nhiệm là Trung tướng Trần Văn Vệ. Ông Vệ hiện đang bị cấm xuất cảnh để phục vụ điều tra với cáo buộc bảo kê đánh bạc trên mạng.

Cách đây hơn 2 tháng, Thoibao.de đã đưa tin, Trung tướng Đỗ Văn Hoành đang bị điều tra.

Tin nội chính 

Nguồn : Thoibao.de 12/05/2024

*****************************

Cuộc chiến phe phái trở nên dữ dội

Tin nội bộ, Thoibao.de, 11/05/2024

Một nguồn tin nội bộ tiết lộ :

Trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu "pháo", thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm.

dauda1

Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh.

Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở Xuân Cầu :

Tô Dũng nắm giữ 61,76%, Tô Thị Thu Hiền (16,15%), Tô Duy (11,1%), Tô Hồ Thu (7,77%), Bùi Quang Hiếu (3%) và Nguyễn Hùng Mạnh (0,22%) vốn điều lệ.

Tô Dũng (SN 1962), Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Xuân Cầu Holdings, là em trai Tô Lâm (SN 1957).

Tô Duy (SN 1992) là con trai Tô Dũng. Cha làm Chủ tịch, con giữ chức Giám đốc Phát triển kinh doanh của Công ty Xuân Cầu Holdings.

Tô Thị Thu Hiền em gái Tô Lâm.

Quân đội từ trước đến này đứng ngoài mọi tranh chấp phe phái, hình như nay đã bắt đầu vào cuộc hoặc bị lôi kéo vào cuộc ?

Tin nội bộ 

Nguồn : Thoibao.de, 11/05/2024

**************************

Vương Đình Mai là ai ?

Tin nội bộ, Thoibao.de, 11/05/2024

Một nguồn tin nội bộ cho biết :

Sau khi Thoibao.de đưa tin về những việc làm sai trái của Bí thư Thái Thanh Quý và Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Trung thì cơ quan Cảnh sát điều tra đã tạm thời cấm xuất cảnh Chủ tịch Nguyễn Đức Trung để phục vụ điều tra và cơ quan có thẩm quyền đang bắt đầu tiến hành "phụng công, thủ pháp" đối với Bí thư Thái Thanh Quý.

dauda2

Tượng ông (Lê Nin) này đi tới đâu, xui xẻo ập tới đó. Ảnh minh họa : Sáng 16/4/2024, nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh Vladimir Ilyich Lenin (22/4/1870-22/4/2024), Bí thư Nghệ An Thái Thanh Quý và ông Kabonov Oleg Vladimirovich, Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) long trọng tổ chức lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lenin. 

Trong thời gian dài làm lãnh đạo tại Nghệ An, Quý và Trung luôn có não trạng ỷ thế người đứng đầu nhằm "cả vú lấp miệng em", điều hành độc đoán, áp đặt cái dốt của mình lên tập thể, khi va chạm thì sợ trách nhiệm, trong quản lý công thì buông lỏng, gây ra nhiều sai phạm trầm trọng rồi dùng tiền để bịt kín lỗ Châu mai.

Thực tế cho thấy Quý và Trung lạm dụng quyền lực coi quyền lực được Đảng giao là "miếng bánh" để đục khoét, vơ vét tiền bạc của nhân dân, chèn ép cấp dưới, coi khinh chuyên viên, chế nhạo tham mưu, vứt bỏ cố vấn, cấu kết với các đối tượng xấu tạo thành một phe cánh ; cụ thể như cấu kết với Vương Đình Mai em trai của Vương Đình Huệ. Mai dí phần vào bất cứ dự án lớn nhỏ nào ở Nghệ An, và Quý & Trung cun cút phục tùng…

Vương Đình Mai sử dụng quân xanh, quân đỏ để chiếm đoạt các gói thầu dự án từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, lấy các mảnh đất vàng trên các đại lộ đắc địa, cướp các khu sinh thái để xây Vila, biệt thự ngàn tỷ chia nhau bán kiếm lời, hợp tác với các ngân hàng đóng trên địa bàn nhằm chiếm hữu tài sản bị phát mại thu hồi nợ xấu với giá rẻ mạt ; tán tận lương tâm hơn nữa, đứng sau cơ quan tư pháp để thao túng tài sản dân sự, buộc phải thu hồi từ những người dân yếu thế với giá cưỡng bức, thí dụ như chiếm đoạt các đảo nổi hay còn gọi là đảo xanh trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh để làm khu nghĩ dưỡng ăn chơi trác táng…

dauda3

Bí thư Nghệ An Thái Thanh Quý (trái) và Chủ tịch Nghệ An Nguyễn Đức Trung (phải)

Nhiều ngày qua, người dân xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc không thấy "ông Huệ" ra khỏi nhà. Từ ngày bị đồng đảng đo ván "nổ đom đóm", ông về ở ẩn tại nơi mình sinh ra, với mẹ già. Có lẽ lâu lắm rồi ông mới được tận hưởng cảm giác yên ắng trong tâm hồn, sau bao năm tháng bị tha hóa vì quyền lợi, quyền lực. Nhất là khi cửa nhà không còn cảnh dập dìu khách khứa đến xun xoe : những Thái Thanh Quý với vẻ khúm núm bẩm sinh đầy tôi tớ bạc nhược nhưng khó phớt lờ, những Nguyễn Đức Trung nhăn nhở khổ sở, những Hoàng Nghĩa Hiếu, Hoàng Quốc Việt rụt rè cun cút thành kính…

Mới tròn một năm trước, Hiếu còn nhắn tin, "thầy ạ, hôm nay là sinh nhật em, em có chút quà tặng thầy…". Lắm khi, phần thiện tri thức trỗi dậy, Huệ cảm thấy tởm lởm, cô độc… và nhớ người vợ đã li thân từ lâu…

Giờ bọn sợ quyền không những không đến, còn lánh mặt thấy rõ. Chỉ còn mấy họ hàng, bạn bè sợ tiền mà đến, may ra có chút chấm mút khi chủ nhân đang suy sụp. Còn lại hầu hết đến để tận mắt chứng kiến Huệ tàn héo. Để họ có cảm giác sung sướng là mình may mắn hơn… Đến cả thằng cu Hiếu cảnh vệ còn trở mặt thấy rõ…

Nhưng đa số họ không được thỏa mãn. Huệ hầu như không tiếp ai. Đúng là khi hoạn nạn chỉ có gia đình. Vương Đình Mai em trai Huệ, ngày nào cũng đến thăm anh, hai anh em im lặng hàng giờ liền…

Người đàn ông nổi tiếng với cái tên "Mai Huệ" chuyên phân phối các dự án lớn nhỏ ở Nghệ An, nhưng lại rất kín kẽ không để lại thông tin, dấu vết. Nhất là kể từ khi anh trai nhận chức Phó Thủ tướng, vợ chồng Mai Huệ không đứng tên công ty nào. Bản năng của loài sói. Không dự án nào mà không có dấu răng của Mai Huệ. Lãnh đạo từ tỉnh xuống huyện sợ Mai, răm rắp tuân thủ. Vợ Mai là bà chủ đứng sau vận hành chi nhánh Vietlott Nghệ An.

Cần nói thêm một chút, trước đây, phân phối dự án do Đức "còi", đệ tử của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu (nguyên Giám đốc Công an Nghệ An) cầm chịch. Nay chỉ còn là đại lý cấp hai, Đức "còi" rất căm. Con người nhỏ thó với đôi mắt rắn lạnh lẽo, nụ cười nham hiểm ấy tham gia vào nhiều dự án từ Bắc chí Nam, trong đó có Trung tâm Đăng kiểm và dĩ nhiên thoát nạn.

Đức "còi" chịu trách nhiệm xây dựng ngôi nhà to hơn trụ sở nhà nước của Phớc ngay gần nhà hắn ở số 9 Yên Vinh thuộc khu dân cư đắt đỏ nhất Thành phố Vinh.

Sẽ nói về Phớc từ ngày còn ở Thị xã Cửa Lò với những Nguyện, Hải "tài chính" và công ty sân sau do em Hải vận hành, ông Thìn gỗ huyền thoại…

Trở lại với Mai Huệ, lần đầu tiên ông ta thấy anh mình đã già, mình đang già và hết thời. Quyền lực, sức ảnh hưởng mất sạch chỉ sau một đêm. Ông ta đau xót nghĩ đến vẻ hân hoan không cần giấu diếm của Đức "còi"…

Rút dây động rừng, anh trai ông bị hạ làm rúng động bao kẻ từ cấp tỉnh tới tận cấp xã mà ông từng ủn lên, trong đó có những thằng nhóc mới chỉ ngon lành chưa đầy một năm như cậu An, Bí thư huyện Con Cuông, Nghệ An… Hai thầy trò Thông (Phó Bí thư tỉnh ủy Nghệ An) và An – phải kiên trì và tốn kém một mớ cho Mai, Huệ, Quý… mới được "đi cơ sở" – xem ra đã hết cơ hội thu hồi vốn.

Ôi tỉnh nghèo Nghệ An quê hương Bác Hồ, Nghệ An có bắt cho hết thì vẫn là Nghệ An…

Tin nội bộ 

Nguồn : Thoibao.de, 11/05/2024

Additional Info

  • Author Tin nội bộ
Published in Diễn đàn

Lê Văn Thành củng cố quyền lực để "nghênh chiến" thế lực Nguyễn Phú Trọng ?

Lê Văn Thành về team của Phạm Minh Chính là một lợi thế, trước đây ông Lê Văn Thành nắm Hải Phòng tuy là vua một vùng thật nhưng là chỉ một mình ông, còn bây giờ về chính phủ ông có Phạm Minh Chính là chỗ dựa thì rõ ràng ông Thành sẽ có thế vững chắc với "lưng tựa núi".

hau01

Ông Lê Văn Thành

Như đã nói nhiều bài trước, ông Lê Văn Thành giờ đây cùng với Phạm Minh Chính cùng Nguyễn Thanh Nghị tạo ra một bộ ba liên kết khá vững chắc.

Thực ra ông Lê Văn Thành cũng là người không xa lạ gì với Nguyễn Tấn Dũng. Từ năm 1997 đến năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu quốc hội đại diện cho Hải Phòng. Suốt 20 năm chăn dắt đoàn đại biểu quốc hội thành phố này qua các thời kỳ ông Nguyễn Tấn đã nắm gần hết quan chức thành phố này, trong đó không thiếu những con người được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ.

Ông Lê Văn Thành là quan chức mắn về kinh tế nhà nước cho chính quyền thành phố Hải Phòng. Chuyện ông Nguyễn Văn Thành chuyển từ khối kinh tế sang khối hành chính nhà nước là một bước nhảy ngang cần phải có sự trợ giúp của thế lực lớn. Ông Nguyễn Tấn Dũng thường hay có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo khối kinh tế và ông ta hay cất nhắc quan chức bên các công ty nhà nước sang chính phủ, ngườu mà được ông Dũng cất nhắc nhiều chuyển ngang toàn tên tuổi nổi tiếng như Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng.

Năm 2007 khi đó ông Lê Văn Thành là Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, kiêm Trưởng ban quản lý dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng. Ông Thành được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 12 và là người dưới sự quản lý của Nguyễn Tấn Dũng với tư cách là đại biểu quốc hội. Theo một số thông tin riêng thì việc ông Lê Văn Thành nhảy từ lãnh đạo doanh nghiệp sang lãnh đạo thành phố được sự hỗ trợ của Nguyễn Tấn Dũng thời làm thủ tướng. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất khoái đề bạc lãnh đạo doanh nghiệp sang lãnh đạo chính quyền.

Bộ ba Nguyễn Tấn Dũng – Lê Văn Thành – Phạm Minh Chính

Năm 2010, Lê Văn Thành chuyển sang làm lãnh đạo thành phố Hải Phòng, và cùng thời gian ông Dũng vẫn thường xuốnh Hải Phòng định kỳ để tiếp xúc cử tri. Lê Văn Thành được sự hậu thuẫn của Nguyễn Tấn Dũng đã lên chức như dìu gặp gió, vượt qua cả những quan chức đã công tác lâu năm trong đảng ủy thành phố và trong ủy ban nhân dân thành phố và từ đó hình thành mối quan hệ huynh đệ. Cùng lúc đó, Phạm Minh Chính là bí thư Quảng Ninh, người đang được hưởng lợi từ Nguyễn Tấn dũng khi ông thủ tướng này giao dự án đặc khu kinh tế Vân đồn cho Phạm Minh Chính xúc tiến. Trong khi đó, Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh – thành phố chiếm giữ vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế xuất cảng của miền Bắc, trong khi đó Nguyễn Tấn Dũng là người điều hành cả nền kinh tế đất nước. Và từ đó hình thành liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Lê Văn Thành – Phạm Minh Chính.

Năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực rút về Kiên Giang, Phạm Minh Chính về ban tổ chức, Lê Văn Thành thì lên chức bí thư thành ủy thành phố Hải Phòng. Liên kết giữa 3 người này bị gãy nhưng mối quan hệ giữa 3 người này vẫn tốt như thường.

Thời ông Nguyễn Tấn Dũng năm ghế thủ tướng 2011-2016 là thời kì mối liên kết này mạnh nhất, mối liên kết này hình thành là bởi quan hệ kinh tế. Kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Vậy nên khi Nguyễn Tấn Dũng hết nắm nền kinh tế đất nước thì khi đó, mối liên kết cũng đứt thôi.

Ông Lê Văn Thành vốn là một doanh nhân, ông Nguyễn ắt ông biết Nguyễn Tấn Dũng cần gì, Nguyễn Tấn Dũng thích gì và nhờ đó mà sự nghiệp chính trị Lê Văn Thành thăng hoa và ông đã nắm được thành phố hải Phòng. Thật khó một lãnh đạo công ty mà nắm được quyền lãnh đạo một thành phố có thể nói là lớn thứ nhì miền Bắc.

Tái kết hợp bộ ba nhưng Nguyễn Thanh Nghị thay cho Nguyễn Tấn Dũng ?

Nói gì thì nói, hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng không thể là một tụ trong mối quan hệ tay ba nữa được. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Nghị đã ra Trung ương thì Nghị hoàn oàn có thể thay thế cha mình tái liên kết với Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành.

Ở đại hội 13, ông Lê Văn Thành được ông Phạm Minh Chính đưa về chính phủ làm phó thủ tướng cũng vì là mối quan hệ cũ. Và đặc biệt hơn nữa giờ cũng hội tụ đủ 3 gươn mặt có thể tái hợp bộ ba cũ, đó là Phạm Minh Chính – Lê Văn Thành – Nguyễn Thanh Nghị. Cả 3 người này liên kết lại thì có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng muốn tấn công cũng khó.

Lê Văn Thành rút đi, Nguyễn Phú Trọng đã phái Trần Lưu Quang từ Thành phố Hồ Chí Minh ra hải Phòng trám chỗ. Việc điều một ngườu miền nam ra quản lý một tỉnh miền Bắc cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng không muốn tay chân của Lê Văn Thành tại hải Phòng có thể lớn mạnh. Rất có thể ông Trần Lưu Quang sẽ tìm cách moi sai phạm Lê Văn Thành chuyển về trung ương cho Nguyễn Phú trọng xem xét. Không biết ông Lê Văn Thành có sơ hở gì ở Hải Phòng không ? Nếu sơ hở thì rất có thể là sẽ khó mà ăn ngon ngủ yên được.

Liên minh 3 người ở Chính Phủ thì cũng đã hình thành, sau lưng Lê Văn Thành thì lại đang có "kẻ thù" vậy thì tại chính phủ, ông Lê Văn Thành cần phải củng cố quyền lực hơn nữa để vững vàng trước mọi sự giám sát của thế lực bên kia.

Để củng cố thêm quyền lực cho ông Lê Văn Thành, ngày 26/5 ông Phạm Minh Chính đã trao cho ông Lê Văn Thành thêm chức mới, chức Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng

Theo báo chí nhà nước cộng sản thì chính ông Phạm Minh Chính ký quyết định bố trí Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Và ông Chính đã chỉ định Lê Văn Thành là Chủ tịch Hội đồng thay. Cũng với đó, Thủ tướng cũng quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định 5 quy hoạch ngành giao thông vận tải thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lê Văn Thành có quyền lực rất lớn

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được phân công giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; Bộ Công Thương ; Bộ Xây dựng ; Bộ Giao thông vận tải ; Bộ Tài nguyên và Môi trường ; đồng thời làm nhiệm vụ : Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia ; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước ; Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí ; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ; Trưởng ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tếtrọng điểm ; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản…

Dưới tay ông Lê Văn Thành có Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Văn Thể, hiện đang có tin cả Lê Văn Thành và Phạm Mịnh Chính đang muốn đẩy Nguyễn Văn Thể ra khỏi chính phủ, ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn đưa ông Thể về thay Trần Lưu Quang ở tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đang bị thế lực cũ Thành phố Hồ Chí Minh tìm mọi cách cản trở.

Nếu Nguyễn Văn Thể đi thì trong chính phủ không cả ba người Phamj Minh Chính, Lê Văn Thành và nhất là Nguyễn Thanh Nghị sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và cả 3 mới phối hợp nhịp nhàng được.

hau02

Thêm quyền lực cho Lê Văn Thành

Sắp tới là kỳ họp quốc hội đầu tiên của quốc hội khóa 15, chắc chắn trước đó, hội nghị trung Ương 3 sẽ cho chia lại quyền lực với những vị trí mà ở Hội nghị Trung ương 2 chưa chia xong. Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành đẩy được Nguyễn Văn Thể và Trương Hòa bình đi được thì xem như chính phủ tập hợp nhiều người làm việc ăn ý với nhau.

Trương Hòa bình là người thuộc phe Nguyễn Phú Trọng mà lại nắm ghế phó thủ tướng thường trực, nếu ông Phạm Minh Chính mà vắng mặt thì Trương Hòa bình sẽ có thể thay quyền, lúc đó cả Lê Văn Thành và Nguyễn Thanh Nghị đều khó phối hợp.

Rất có thể sau kỳ họp quốc hội đầu tiên khóa 15, liên minh Phạm Minh Chính – Lê Văn Thành – Nguyễn Thanh Nghị sẽ đạt được một số dự tính. Không biết ngồi tại ban bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng có thấy rằng, với Nguyễn Thanh Nghị thì đường như càng ngày càng xa tầm tay xử lí của ông.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2021

******************

Trần Lưu Quang mới về Hải Phòng, Lê Văn Thành vội kéo đàn em bỏ chạy ?

Càng ngày nhiệm vụ của Trần Lưu Quang rõ ràng hơn. Hải Phòng vốn là thành trì của ông Lê Văn Thành – người thuộc phe Phạm Minh Chính. Có thể nói cả sự nghiệp ông Lê Văn Thành gắn liền với Hải Phòng. Ông Thành là đảng viên, từng được phân công quản lý khối doanh nghiệp nhà nước vì vậy nhiều người hay tặng ông từ "doanh nhân".

hâu03

Ông Trần Lưu Quang

Từ năm 1988, ông Lê Văn Thành đã làm trong Xi Măng Hải Phòng rồi đến năm 2009 ông đã là Phó bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng, kiêm Trưởng ban quản lý dự án Khu đô thị xi măng Hải Phòng.

Bắt đầu từ năm 2010 ông Thành mới chuyển hướng từ khối kinh tế sang nắm quản lý hành chính trong bộ máy nhà nước. Và từ đó ông Thành xây dựng nên một đế chế của riêng ông tại thành phố này.

Lê Văn Thành là người có tiền, sau đó làm chính trị điều đó đủ hiểu con đường chính trị của ông được lót bằng gì rồi.

Năm 2011, Phạm Minh Chính về nắm tỉnh ủy Quảng Ninh. Mà như mọi người biết, Quảng Ninh và Hải Phòng là trục kinh tế ven biển của Miền Bắc, sự phát triển của Quảng Ninh cần phải được liên kết với Hải Phòng, đó là điều không thể tránh khỏi và từ đó Phạm Minh Chính và Lê Văn Thành có quen biết nhau. Lê Văn Thành vốn là một doanh nhân, ông ta rất biết đầu tư, mà lần này là ông đầu tư chính trị.

Thông thường những quan chức nắm bên khối kinh tế ít khi nhảy sang làm chính trị mà thông thường chỉ liên kết với chính trị để kiếm chác thật đậm. Trần Bắc Hà là cánh tay phải của Nguyễn Tấn Dũng là trường hợp như vậy. Nhờ quyền lực của ông Dũng, Trần Bắc Hà tự tung tự tác với ngân hàng BIDV những Trần Bắc Hà không được vào chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Nói chung Trần Bắc Hà chỉ là công cụ của Nguyễn ấn Dũng.

Lê Văn Thành đầu tư chính trị như thế nào ?

Việc bắt tay với Phạm Minh Chính từ 10 năm trước đây cho thấy Lê Văn Thành có con mắt nhìn người khá chuẩn. Từ địa phương mà vào trung ương thì cần phải có người ở Trung ương kéo vào. Với bàn tay có nhiều tiền, và sự tính toán như một con buôn thì ông Lê Văn Thành hoàn toàn có thể đứng đầu thành phố Hải Phòng, nhưng muốn vào trung ương thì phải có người kéo vào. Việc bắt tay với Phạm Minh Chính cho thấy, sự đâu tư chính trị của Lê Văn Thành đã có lời. Sau đại hội 13, Lê Văn Thành được Phạm Minh Chính kéo về trung ương làm phó thủ tướng chính phủ.

Tại trung ương, việc thế lực của Phạm Minh Chính ngày một mạnh lên ắt hẳn phải làm cho ông Nguyễn Phú Trọng lo ngại, đặc biệt trong chính phủ có bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng tác động thông qua Nguyễn Thanh Nghị, điều đó có thể làm cho chính phủ ngày một xa rời ban bí thư. Thời ông Nguyễn Xuân Phúc, chính phủ không đoàn kết như thời ông Phạm Minh Chính. Thời ông Phúc, ông Trọng có thể tác động vào chính phủ dễ dàng vì trong chính phủ có người của Nguyễn Phú Trọng rất nhiều trong đó, Trần Tuấn Anh là ví dụ.

Hiện nay có tin ông Phạm Minh Chính đang muốn đẩy Nguyễn Văn Thể đi vì ông Thể là người thân Trọng. Điều này chứng tỏ ông Chính thanh lọc chính phủ rất kỹ, có thể trong chính phủ sẽ không còn người nào của Nguyễn Phú Trọng cài vào nữa.

Qua mấy ngày sau khi nhậm chức thủ tướng, ông Phạm Minh Chính có nhiều cuộc hợp với Bộ trưởng. Điều này làm cho mối quan hệ giữa bộ trưởng và thủ tướng trở nên chặt chẽ hơn.

Cuộc họp của Phạm Minh Chính tại Bộ Xây Dựng có cả sự có mặt của Lê Văn Thành cho thấy một kết cấu chặt chẽ đang hình thành. Phe cánh thân Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh mạnh mẽ.

Một khi đã kéo bè kết cánh với phe thân Nguyễn Tấn Dũng thì ắt Lê Văn Thành sẽ bị Nguyễn Phú Trọng soi thật kỹ, đấy là lí do tại sao ông Trọng cho thuyên chuyển Trần Lưu Quang về Hải Phòng. Nhiệm vụ của Trần Lưu Quang là để kiểm soát, hoặc loại bỏ những vây cánh Hải Phòng mà Lê Văn Thành đã dày công xây dựng từ 10 năm qua.

Lê Văn Thành đang bị động ở Hải Phòng ?

Việc Trần Lưu Quang về Hải Phòng liền sau đó là thúc ép vụ án công an làm sai lệch hồ sơ cho thấy sự cương quyết của ông Trần Lưu Quang. Hành động này là điểm cộng đối với ông Nguyễn Phú Trọng nhưng nó lại là việc làm đánh động ông Lê Văn Thành. Tại thành phố Hải Phòng, ông Lê Văn Thành đã xây dựng mạng lưới chất rết gồm các thuộc hạ được cất nhắc rất đông. Việc mới về Hải Phòng mà đã muốn "muốn đánh rắn thì phải động cỏ" cho thấy việc làm này của Trần Lưu Quang có phần hơi vội. Hiện nay ông Lê Văn Thành đang có mối quan hệ rất tốt với Phạm Minh Chính, việc đánh động của ông Trần Lưu Quang làm cho ông Thành có cớ để kéo thuộc hạ cũ về chính phủ.

Theo thông tin mà chúng tôi biết được thì ông Lê Văn Thành điều chuyển Chánh văn phòng Thành ủy Hải Phòng về làm trợ lý Phó Thủ tướng cho chính ông. Từ khi lên chính phủ làm phó thủ tướng, ông Lê Văn Thành chưa vội kéo đàn em đi, tuy nhiên việc ông Trần Lưu Quang về Hải Phòng làm quyết liệt quá nên ông Thành đã nhờ ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn ký Quyết định tiếp nhận ông Trần Quang Minh – Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng về công tác tại Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Quang Minh, từng trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng tại Hải Phòng như : Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng, Chủ tịch UBND quận Kiến An, Chánh Văn phòng Thành ủy Hải Phòng và được đánh giá là cán bộ uy tín, có năng lực.

Tại Hải Phòng, sau khi ông Minh được điều động nhận nhiệm vụ mới, ông Bùi Văn Kiệm, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy được giao phụ trách, điều hành hoạt động của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng. Như vậy là ông Bùi Văn Kiệm sẽ làm việc cho ông Trần Lưu Quang.

Không biết ông Trần Quang Minh có bị dính sai phạm gì hay không mà ông Lê Văn Thành phải vội vã kéo đi ? Sau khi ông Lê Văn Thành được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, thì ắt là ông sẽ kéo một số đàn em đi nhưng không ngờ là ông lại làm việc đó nhanh như vậy. Có phần rất vội vã.

Thuộc hạ của Lê Văn Thành tại Hải Phòng rất đông, có lẽ ông Thành sẽ không thể nào kéo đi hết được. Cần phải để một số ở lại để đối phó với thế lực mới, thế lực Trần Lưu Quang.

Sau khi nhận công tác tại Văn phòng Chính phủ, ông Trần Quang Minh được cử làm Thư ký cho Phó Thủ tướng Lê Văn Thành từ 18/5/2021. Tuy nhiên việc về trung ương không có nghĩa là an toàn. Không biết sắp tới Trần Lưu Quang sẽ làm gì tiếp theo ? Rất khó đoán định, tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng, Trần Lưu Quang là một tướng sung trận của ông Nguyễn Phú Trọng, rất có thể ông Quang sẽ mạnh tay hơn nữa để giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở Hải Phòng mà ông Trọng cho là "những ung nhọt".

Trần Lưu Quang sẽ làm gì ở Hải Phòng ?

Trần Lưu Quang là tướng sung trận, chưa chắc gì Trần Lưu Quang sẽ ngồi ở Hải Phòng hết 5 năm nhiệm kỳ. Trước mắt, Trầng Lưu Quang phải lo hoàn thành nhiệm vụ mà trung ương giao cho ông. Nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm, Trần Lưu Quang có thể sẽ được thuyên chuyển đi nơi khác để dẹp loạn. Mà mỗi lần thuyên chuyển là mỗi lần lên chức ít ắt là ông Trần Lưu Quang càng làm càng hăng.

Tại Hải Phòng, ngoài ông Trần Lưu Quang làm bí thư, ông Trọng còn được sự trợ giúp của Vương Đình Huệ khi ông này được bổ về Hải Phòng để làm đại biểu quốc hội ở đây. Với bộ máy nhân sự mà ông Lê Văn Thành để lại, ông Trọng đang dùng 2 gọng kìm để ép, đấy là cái khó cho Lê Văn Thành và các thuộc hạ.

Kết thúc đại hội 13 chưa lâu, còn chờ xem mỗi bên sẽ củng cố lực lượng như thế nào rồi phân tích tiếp. Hiện nay tình hình chính trị Việt Nam của nhiệm kỳ 13 này cũng mới bắt đầu. Không biết Lê Văn Thành sẽ thành công gì ở chính phủ ? Nếu thành công ở chính phủ thì ông Lê Văn Thành có kể kéo thêm đàn em nữa về chính phủ. Điều đó rất có lợi, còn nếu không thành công ở chính phủ mà tại Hải Phòng bị Trần Lưu Quang soi mói thì rất khó. Còn 5 năm nhiệm kỳ, hãy chờ xem.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/05/2021

********************

Sào huyệt Ba Dũng bị tấn công ? Phó tư lệnh quân khu 9 bị cách mọi chức vụ

Hương Nhung, Thoibao.de, 31/05/2021

Quân khu 9 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trong 7 quân khu hiện nay của Quân đội nhân. Nó có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội bao trùm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng biển phía nam Việt Nam Việt Nam.

hau04

Nguyễn Tấn Dũng – người có ảnh hưởng rất lớn đến Quân khu 9

Được biết địa bàn quản lý của Quân khu 9 có 12 tỉnh, thành phố (riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương) là : Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ – nghĩa là vùng Tây Nam Bộ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng quê ở Cà Mau nhưng sự nghiệp chính trị của ông là ở Kiên Giang. Trước khi về Trung ương, ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng thế lực địa phương ủng hộ ông chủ yếu là ở 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Khi lên làm thủ tướng, tác động được vào Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa đàn em của ông trong Bộ Quốc phòng về nắm quân khu 9 để bảo vệ vùng đất Kiên Giang của ông.

Nếu chỉ nắm một tỉnh thì không ai gọi là "vua một vùng" mà phải nắm cả quân khu đóng trên địa bàn đó mới được gọi là vua một vùng. Tại Miền Tây Nam Bộ, không ai gọi bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay ông Võ Văn Thưởng là vua một vùng dù cho những người này đã và đang có những chức vụ cao trong Bộ Chính trị. Chỉ có ông Nguyễn Tấn Dũng mới được người ta gọi là "vua một vùng" bởi ông nắm trong tay Quân khu 9.

Ngày 14/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh tại Kiên Giang làm nhiều người cho rằng, đó không phải là đột quỵ mà là bị đầu độc là cũng bởi người ta thấy thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng quá lớn, bao trùm cả miền tây nam bộ. Mà quan trọng nhất là khu vực bầu trời, các căn cứ quân sự tại 12 tỉnh miền tây nam bộ nên việc ông Nguyễn Phú Trọng đến Kiên Giang được người ta ví như là ông Trọng đã chui vào rọ của ông Dũng.

Đã bao nhiêu lần ông Nguyễn Phú Trọng muốn cắt vây của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Quân khu 9 ?

Ngày 19/4/2019 ông Nguyễn Phú Trọng bị "đột quỵ" tại Kiên Giang thì ngà Ngày 5 tháng 5 năm 2019, ông Trần Quốc Vượng thay mặt ông Nguyễn Phú Trọng cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương mở kỳ họp thứ 35. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm chủ trì. Thực thi quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hoàng Thủy. Lý do là đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư đoàn 8, để nhiều tổ chức đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên lí do là lí do, vấn đề là ông Nguyễn Hoàng Thủy là người từng được ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ trong vấn đề giành lấy chiếc ghế tư Lệnh Quân Khu 9.

Ngoài Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy thì ông Đại tá Trương Thanh Nam – Đảng ủy viên, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 8, Quân khu 9 cũng bị kỷ luật.

Việc cách chức và kỷ luật quan chức đứng đầu quân khu 9 ấy là việc làm không tới nơi. Ở Quân khu 9, người của Nguyễn Tấn Dũng khá nhiều, rất khó mà triệt tận gốc. Đó là lí do tại sao hiện nay tầm ảnh hưởng của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bao trùm hết miền tây nam bộ chứ không phải là chỉ ảnh hưởng đối với tỉnh nhà Kiên Giang của ông. Không phải ngẫu nhiên mà dù cho ông Trọng bao nhiêu lầ muốn kỷ luật Nguyễn Thanh Nghị cũng không thể kỷ luật nặng được.

Có thể nói, mối quan hệ chân rết của ông Nguyễn Tấn Dũng rất rộng. Thời làm thủ tướng ông đã tạo sự ảnh hưởng lên cả một vùng rộng lớn rồi kéo con trai về tỉnh nhà trú ẩn khi ông hết quyền lực thì quả thật, ông Nguyễn Tấn Dũng rất cao cờ.

hau05

Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy bị kỷ luật năm 2019

Lại một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng tấn công vào Quân khu 9 – sào huyệt của Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 25/5, báo chí nhà nước cộng sản đồng loạt đưa tin, Thiếu tướng Trần Văn Tài, Phó Tư lệnh Quân khu 9, đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của 2 nhiệm kỳ 2015 – 2020 và 2020 – 2025.

Ban bí thư là bộ máy trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Không ai hiểu vai trò Quân khu 9 với Nguyễn Tấn Dũng rõ như ông Nguyễn Phú Trọng. Theo báo thì Ngày 25/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của chính ông Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật Thiếu tướng Trần Văn Tài, Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh Quân khu 9, Bộ Quốc phòng ; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu.

Trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã xua Ủy ban Kiểm tra Trung ương điều tra những cá nhân có dính ơn nghĩa với Nguyễn Tấn Dũng tại Quân khu 9. Sau khi kiểm tra xong, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Thiếu tướng Trần Văn Tài đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Đảng ủy Quân sự tỉnh Bạc Liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện, diễn tập và thực hiện quyết toán, sử dụng kinh phí trái quy định. Thiếu tướng Trần Văn Tài cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2015 – 2020. Nói chung vẫn dùng công cụ "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ" như đã từng dùng với Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy trước đây. Đánh vào quân khu 9 lần 2, ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng bài đánh cũ.

Ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá Thiếu tướng Trần Văn Tài là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức đảng.

Thực ra một mình ông thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu thì không cần đến ông Nguyễn Phú Trọng ra tay, chỉ cần ông Phan Văn Giang ra tay là được rồi, tại sao ông Trọng lại làm chuyện như nghiêm trọng vậy ? Có bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng phải tham gia cách chức một giám đốc sở ở một tỉnh không ? Một phó tư lệnh quân khu có chức vụ không cao, chỉ ngang bằng giám đốc sở sao ông Nguyễn Phú Trọng phải ra tay ? Bởi đơn giản, ông Phan Văn Giang không đủ tầm để nhổ cái gai này vì bức dây sẽ động đến "rừng Kiên Giang". Đó là lí do ông Trọng phải ra tay.

Để xử lí các tướng lãnh quân khu 9, trước đó ông Nguyễn Phú Trọng đã thông qua Bộ Chính trị ban Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017. Giờ đây Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Thiếu tướng Trần Văn Tài bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của 2 nhiệm kỳ 2015 – 2020 và 2020 – 2025.

hau06

Hết Nguyễn Hoàng Thủy giờ đến Trần Văn Tài bị cho "lên thớt"

Liệu Nguyễn Tấn Dũng có lung lay gì không ?

Theo dự đoán của chúng tôi thì đây chỉ là làm giảm sự ảnh hưởng của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng với khu vực miền tây nam bộ thôi, còn nói về chiến dịch triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng thì không thể. Cũng như lần trước, ông Trần Quốc Vượng đã triệt hạ ông trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy thì thế lực ông Dũng vẫn không lung lay.

Ông Nguyễn Phú Trọng có cái giỏi tấn công thì ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn có cái giỏi khác, đó là cái giỏi phòng thủ. Đã 5 năm, ông Nguyễn Tấn Dũng rút về co cụm ở Kiên Giang Giang nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa làm gì được, thậm chí trong vòng 5 năm đó ông Nguyễn Tấn Dũng còn xây dựng tốt thế hệ măng mọc tiếp nối ông để đưa ra trung Ương. Hiện giờ ông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thật, nhưng ông đã xây dựng con trai nắm chức bộ trưởng, thêm vào đó là thủ tướng đương nhiệm cũng là người mà đã từng được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ và hiện nay cho thấy ông Phạm Minh Chính đang kết nối rất tốt với Nguyễn Thanh Nghị.

Tuy Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng người trên ngựa người dưới ngựa nhưng cuộc chiến vẫn còn âm ỉ. Cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng thì có thể đã mất hết quyền lực nhưng thế lực của ông Dũng thì vẫn còn đó. Vì thế dù mất hết quyền lực nổi nhưng hiện nay ông Dũng vẫn tác động được Trung ương đây là một kết quả mà ông Nguyễn Phú Trọng không hề mong muốn chút nào.

Hương Nhung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2021

********************

Những vết đen trong sự nghiệp của bà cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã là cựu chủ tịch quốc hội. Là người phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong chính quyền cộng sản, liệu rằng bà Ngân có phải là người xuất sắc hay không ?

hau07

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Ngồi ở ghế quyền lực lớn nhất trong nhánh lập pháp, bà Ngân đã làm gì ? Điều đặc biệt, bà Ngân từ trải qua các chức vụ bên chính phủ trước khi bà lên chức chủ tịch quốc hội, liệu rằng bà có điều hành cơ quan lập pháp hiệu quả hay không ?

Xét về mặt đảng, bà Ngân là một đảng viên nên bà sẽ nhận nhiệm vụ đảng giao để chăn dắt Quốc hội gật đồng đều những gì mà đảng đã đưa ra.

Luật pháp Việt Nam hiện nay không rõ ràng, gây khó khăn cho xã hội, đấy là điều mà nhiều thế hệ người Việt đã than phiền chứ không phải mới bây giờ. Tuy nhiên dù chức chủ tịch quốc hội được phá rào trao cho một người phụ nữ thì dường như luật pháp cũng chẳng khá gì hơn.

Đất nước có yên bình hay không, dân có cảm thấy an toàn hay không nó phụ thuộc hai yếu tố : thứ nhất là làm luật, thứ nhì là thi hành luật. Cả hai yếu tố này được làm thật tốt thì xã hội sẽ bình yên và đất nước phát triển.

Vấn đề làm luật là vấn đề muôn thuể, quốc hội Việt Nam là loại đảng cử dân bầu nên chất lượng đại biểu rất yếu kém, tuy nhiên tập thể đã yếu kém mà lãnh đạo cũng yếu kém thì nó kéo theo vấn đề làm luật ở Việt Nam rất tệ hại.

Một quốc gia mà có luật pháp bất cập thì nhân dân sẽ không có bình yên. Xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay không hề có bình yên, đấy là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Mà luật pháp bất cập, chồng chéo lên nhau thì người chịu trách nhiệm lớn nhất là chủ tịch quốc hội chứ không ai khác.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người làm chính trị lâu năm, nhưng liệu rằng bà có để lại sản phẩm gì mà người dân có thể ghi nhận không ? Hay là 5 năm trôi qua với chức chủ tịch quốc hội nhạt nhẽo ?

Người đàn bà vô cảm

Sau phiên tòa "giám đốc thẩm" ô nhục của Hội Đồng 17 thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao vào tháng 10 năm 2020 với vụ án Hồ Duy Hải, lúc đó dư luận bức xúc đặt tên là "hội đồng dao thớt", thì cả xã hội bất bình. Người dân lúc đó kỳ vọng bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng công đạo tại Quốc hội. Thế nhưng sau năm tháng, qua hai kỳ họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch Quốc hội cứ bảo chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đó là ai trong khi Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định đó là trách nhiệm của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội ?

Ngày 24 Tháng Mười Một, trả lời chất vấn cử tri Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại không có chính kiến gì mà phó cho "đao phủ" Nguyễn Hòa bình ra quyết định. Bà Ngân nói : "…Do có ý kiến khác nhau nên sau phiên tòa giám đốc thẩm thì Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại. Do đó, vụ án đến nay vẫn chưa thi hành án, còn oan hay không thì đề nghị cử tri chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước đảng, nhà nước, trước nhân dân về thực hiện quyền tư pháp".

Câu trả lời của bà Kim Ngân thật vô cảm, vô lương, như con bò nhai lại mớ rơm khô vậy. Trước đó, ngày 24 Tháng Sáu cũng tại Cần Thơ tiếp xúc với hơn 300 cử tri là cán bộ hưu trí, Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng : "Vụ án đang được xem xét nên không có cơ sở nói oan hay không oan. Cử tri để cơ quan có trách nhiệm xem xét lại và sẽ có báo cáo".

Thử hỏi, cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền mà bà Kim Ngân nại ra đó là cơ quan nào ? Trong một đoạn khác bà Kim Ngân đã thừa nhận "đây là vụ án phức tạp, kéo dài 11 năm. Vụ án này đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội giám sát và có báo cáo. Tuy nhiên, vừa rồi sau phiên ‘giám đốc thẩm,’ dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến nói đúng, có ý kiến nói oan. Do đó Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy Ban Tư Pháp xem lại báo cáo thẩm tra để các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe báo cáo". Hành động của bà rõ ràng muốn né tránh trách nhiệm, mà trách nhiệm đó lại liên quan đến sinh mạng của một con người.

Theo thông tin chính thức từ báo chí nhà nước thì ngoài những bất cập, vi phạm tố tụng của phiên tòa "giám đốc thẩm" của "hội đồng dao thớt", trong vòng năm tháng đã có thêm nhiều kiến nghị, nhiều diễn biến mới, chứng cứ mới củng cố thêm cho nỗi oan của Hồ Duy Hải cũng như những sai phạm của các cơ quan tốt tụng.

May áo dài lãng phí và miệt thị nhân dân

Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân may 300 bộ áo dài với giá trị mỗi bộ cả trăm triệu đồng làm người dân Việt Nam nghĩ đến bà đệ nhất phu nhân vợ của nhà độc tài Ferdinand Marcos của Phillippines- bà Imelda Marcos. Bà nổi tiếng về việc mua xắm y phục xa hoa và rất lãng phí. Tất nhiên để cung phụng người vợ thích làm đẹp thì ông Ferdinand Marcos đã trở thành một tổng thống tham nhũng nhất lịch sử Phillipines. Đấy là hình ảnh dùng quyền lực kiếm tiền để chưng diện, tất nhiên là bà Imelda Marcos dùng tiền tham nhũng của chồng bà.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì sao ? Bà cũng chưng diện quá mức, quá hoang phí làm người ta liên tưởng nến một Imelda Marcos phiên bản Việt Nam. Với 300 bộ áo dài tương đương với 30 tỷ đồng thì với lương 18 triệu mỗi tháng, người ta tính ra phải mất 139 năm thì lương bà Ngân mới đủ mua 300 bộ áo dài. Như vậy là ai cũng hiểu là chỉ có tham nhũng mới có thể hoang phí như vậy.

Với nước Phillipines thì người ta sẽ lật tẩy tổng thống tham nhũng Ferdinand Marcos nhưng tại Việt Nam thì đã vào tứ trụ thì miễn nhiễm với luật pháp. Luật Pháp Việt Nam không bao giờ đụng đến những nhân vật đã từng đứng trong tứ trụ dù cho người đó là người có sai phạm khủng như trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài chuyện lãng phí như thế, bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn từng miệt thị người dân bằng lời nói trịnh thượng rằng "đã làm được gì cho đất nước chưa ?" trong khi đó người dân hằng ngày làm lụng vất vả để đóng sư cao thuế nặng cho đảng dùng, và quan trong nhất là tiền mua sắm áo dài đắc tiền của bà Ngân cũng là từ tiền thuế của người dân mà ra.

Làm chủ tịch quốc hội, bà Ngân còn ủng hộ quốc hội ra luật buộc luật sư tố thân chủ. Một điều luật rất phi lí nó vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Ngoài ra bà còn để lại tai tiếng lớn khi để 9 người trong chuyến công du của bà sang Hàn Quốc trốn ở lại. Đây là nỗi nhục quốc thể.

Liệu bà Ngân có để lại vết son gì không ?

Nói về vấn đề cho sử dụng đồng nhân dân tệ ở Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nói "Có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền ? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại".

Không biết vì động cơ gì mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân bất chợt ‘mở miệng’ trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội vào trung tuần tháng Chín năm 2018. Đây là một lần hiếm hoi mà bà Ngân tỏ ra quan tâm đến ý kiến trái chiều của người dân và giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

hau08

Lần ít ỏi bà Ngân có ý kiến hợp lòng dân

Chỉ vài giờ đồng hồ sau khi những phát ngôn của bà Ngân được báo Thanh Niên tường thuật nguyên văn, toàn bộ nội dung phát ngôn đó đã biến mất khỏi bài báo.

Hiện tượng báo phải ‘xóa thông tin xấu độc’ về phát ngôn của Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra trong bối cảnh hàng trăm nhân sĩ, trí thức gửi một kiến nghị thư cho giới chóp bu Việt Nam, yêu cầu xóa bỏ Thông tư số 19 của Ngân hàng nhà nước về việc cho phép 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam được dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc để thanh toán.

Có lẽ vì Bà Ngân đã từng làm thứ trưởng Bộ tài Chính nên bà đã nói lời theo đúng lương tâm và nghiệp vụ mà bà từng được đào tạo. Có thể xem đấy là điểm son ít ỏi trong 5 năm ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ngoài điểm son nhạt nhẽo này ra, bà Ngân hoàng toàn không để lại ấn tượng tốt nào cả.

Nguyễn Duy

Nguồn : Thoibao.de, 30/05/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Duy, Hương Nhung
Published in Diễn đàn

Tranh cãi "đấu đá nội bộ" tại Ba Đình sau khi Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc

Hải Yến, Thoibao.de, 11/04/2020

Việc Việt Nam hồi cuối tháng 3 gửi tới Liên Hiệp Quốc công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông tạo sự phấn chấn trong công chúng Việt Nam những ngày gần đây, theo giới quan sát nhận định.

dau1

Bản chính phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế về Biển Đông (PCA), bác bỏ đường 9 đoạn của Trung quốc, do Phillipines khởi kiện

Đồng thời, trong các diễn đàn trên mạng, dư luận và một số chuyên gia đưa ra phỏng đoán rằng động thái mới cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, khuynh hướng kiện Trung Quốc về ranh giới trên biển đang thắng thế, còn phe phái bị xem là "thân Tàu" đang yếu thế.

Tuy nhiên, hai chuyên gia am hiểu Việt Nam và Biển Đông nói rằng họ không đồng ý về phỏng đoán kể trên.

"Trong nội bộ chính quyền Việt Nam sẽ có những người có quan điểm muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng cũng có những người muốn mềm mỏng hơn, ứng xử khéo léo hơn với Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó không nhất thiết dẫn đến việc chúng ta phải gắn nhãn họ là thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc", tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS -Yusof Ishak đặt tại Singapore, nói với VOA.

Theo nhà nghiên cứu này, liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, "hầu như tất cả" các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đều có quan điểm thận trọng và muốn bảo vệ lợi ích của Việt Nam trước sự lấn tới của Trung Quốc, nhưng các quan chức Việt Nam "chưa thống nhất" được biện pháp ứng xử với Trung Quốc.

Tiến sĩ Hiệp nói thêm : "Có người muốn khéo léo hơn với Trung Quốc để làm sao Việt Nam vừa bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông vừa không tổn hại các lợi ích chính trị và kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ điều này gây ra cảm nhận không hoàn toàn chính xác từ bên ngoài là trong nội bộ Việt Nam có những nhóm thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc. Điều này không hoàn toàn chính xác. Đa phần [trong chính quyền Việt Nam] đều đồng thuận là phải chống lại áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng điểm khác biệt [giữa họ] là làm thế nào để đạt được mục tiêu đó".

Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ quan điểm trên, ông nói : "Cấu trúc chính trị của Việt Nam là mọi việc phải có sự đồng thuận của tập thể. Tuy cũng có những nhóm có vẻ thân Trung Quốc hơn hay có vẻ hướng về phía Mỹ hơn. Có vẻ thôi, chứ còn phân thành các nhóm rõ rệt ở Việt Nam thì chắc chắn là khó, không có đâu. Việt Nam thống nhất từ trên xuống dưới, và không phải mới bây giờ mà đường hướng ngoại giao đã có từ trước".

Mặc dù vậy, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, đang có chuyển động đáng chú ý trong tầng lớp có quyền ra quyết sách ở Việt Nam. Ông nói : "Qua một loạt những sự kiện, đang có những tín hiệu cho thấy ngay cả các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đang có sự chuyển hướng tư duy, tức là hướng từ Trung Quốc trước đây dần sang phía Mỹ và đồng minh".

Đưa ra dẫn chứng về quan điểm này, ông Việt đề cập đến sự kiện tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam hôm 2/4 ở gần quần đảo Hoàng Sa trong vòng tranh chấp và ngay ngày hôm sau, 3/4, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, đăng toàn văn tuyên bố phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Để so sánh, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt nhắc lại rằng hồi hè-thu năm 2019, khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát hải dương vào hoạt động trong hơn 3 tháng ở Bãi Tư Chính gây ra căng thẳng vô cùng lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc, báo Nhân Dân "không đăng một dòng nào" về vấn đề đó.

Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng vụ đâm chìm tàu hôm 2/4 không hề "ngẫu nhiên", mà có liên quan đến việc Việt Nam gửi công hàm tới Liên Hiệp Quốc hôm 30/3, trong đó bác bỏ các "yếu tố lịch sử" để xác lập yêu sách về chủ quyền biển của Trung Quốc.

"Ngày 30/3, phía Việt Nam nộp công hàm, có thể là Trung Quốc phản ứng lại về hai điều. Một là thái độ của Việt Nam đối với Hoa Kỳ gần đây, và thứ hai là đối với công hàm ngày 30/3 thì Trung Quốc phản ứng bằng cách cho đâm chìm tàu cá", Thạc sĩ Hoàng Việt nói.

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, quan điểm mới nhất của Việt Nam phù hợp với phán quyết của một tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 về tranh chấp biển giữa Philippines và Trung Quốc, mặc dù trong công hàm mới đây Việt Nam không trực tiếp nhắc đến phán quyết. Ông cho rằng những lập trường rõ ràng hơn, cụ thể hơn của Việt Nam về các vấn đề tranh chấp biển giúp xác lập cơ sở vững chắc hơn để Việt Nam có thể sử dụng các công cụ pháp lý trong tương lai.

Tuy nhiên hiện nay "chưa xuất hiện tình thế căng thẳng đến mức Việt Nam phải khởi kiện Trung Quốc", vẫn theo lời ông Việt.

Khi nào Việt Nam sẽ sử dụng các công cụ pháp lý là "một câu hỏi mở" và sẽ là "quyết định chính trị", nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak đưa ra nhận định.

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến việc Việt Nam sẽ chọn thời điểm nào để kiện, trong đó quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc là "yếu tố quyết định", tiến sĩ Hiệp nói.

Như tin đã đưa, trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 3, Việt Nam phản đối các yêu sách về biển nêu trong một số công hàm của Trung Quốc cũng gửi đến Liên Hiệp Quốc trước đó.

"Những yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông", công hàm của Việt Nam có đoạn viết.

Với các diễn biến tiếp tục phức tạp ở Biển Đông năm 2020, liệu Tòa trọng tài quốc tế về luật biển có phải là lựa chọn gần hơn của Việt Nam ?

Qua công hàm, Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đồng thời, Việt Nam đưa ra quan điểm về các thực thể ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rằng "vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước ; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất ; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng".

Chính phủ Việt Nam hiện nay, về mặt phát ngôn chính thức, hầu như không nói về việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ở góc độ học thuật, không ít hội thảo tổ chức ở Việt Nam đã từng đề cập trước mắt Việt Nam cần nghiên cứu các thủ tục pháp lý về khởi kiện ra Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển, được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước 1982.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu vấn đề : "Việt Nam được gì nếu khởi kiện Trung Quốc ? Điều trước tiên là được lòng dân. Lòng dân rất bức xúc vì họ không phải là chính khách, họ không hiểu hết thế tiến thoái lưỡng nan của nhà lãnh đạo".

"Thậm chí nếu cứ để dân oán thán mãi thì lãnh đạo sẽ mất tính chính danh. Động thái này có thể phần nào làm an dân. Một hiệu ứng khác của vụ kiện là nhân dân sẽ tin tưởng hơn ở chính quyền. Dân hiểu rằng, chính quyền sẽ dám có những hành động tương thích, một khi Trung Quốc vượt quá giới hạn.

Không chỉ dân mình mà còn được lòng bè bạn, Bè bạn đây theo nghĩa rộng, nghĩa chiến lược, chứ không phải bạn như thời "hai phe bốn mâu thuẫn". Thế giới sẽ thấy đường lối của Việt Nam là rõ ràng và minh bạch, khác với những chính khách "Judas phản Chúa" trong cộng đồng ASEAN.

Khởi kiện Việt Nam sẽ có cơ hội làm sáng tỏ chính nghĩa. Có chính nghĩa thì mới cơ hội để vận động dư luận quốc tế tiếp tục ủng hộ. Đưa vụ việc ra trước một cơ quan tài phán quốc tế, đấu tranh để đạt được một giải pháp hoà bình, phù hợp với xu thế thời đại.
Dù có gặp rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc thì vẫn tốt hơn nhiều là phải chấp nhận một cuộc xung đột vũ trang.

Khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với Trung Quốc, Việt Nam sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của thế giới văn minh. Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của Trung Quốc, điều mà việc đeo bám đàm phán hay sự đứt gãy của chiến tranh không thể mang lại được".

"Còn Trung Quốc mất gì ? Trung Quốc chắc chắn sẽ mất nhiều hơn Việt Nam. Một trong những mất trước mắt là Trung Quốc vốn không có bạn bè trên thế giới, nay với một vụ kiện về Biển Đông thì các nước ASEAN, trừ những chính khách đã "ngậm miệng ăn tiền" của Trung Quốc, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu lý giải.

"Nhưng mất mát lớn nhất của Trung Quốc là sẽ để ảnh hưởng trực tiếp đến sáng kiến Vành đai Con đường(BRI). Nước nào sẽ tin Trung Quốc, sau khi Châu Phi, Italy đã sập tiệm vì tham gia BRI ? Trung Quốc phải biết rằng, khuất phục một người bằng sức mạnh đã khó, khuất phục một dân tộc bằng sức mạnh là điều không thể. Vì vậy, chính vì "đại cục" của Trung Quốc, Trung Quốc trước sau cũng phải chấp nhận đi vào giải pháp", Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói.

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói : "Còn về phía Trung Quốc nếu như bị kiện, thì chúng ta thấy qua tiền lệ của Philippines kiện Trung Quốc, sau khi phán quyết ra, thì Trung Quốc rất lo ngại".

Tiến sĩ Trần Công Trục cũng đồng tình là Trung quốc rất bất lợi, ông nói : "Với Trung Quốc, tất nhiên khi vụ kiện đưa ra, phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, thì phía Trung Quốc sẽ bị lên án.

Quốc tế sẽ thấy rõ sự vô lý của Trung Quốc, đặc biệt việc bất chấp luật pháp quốc tế, điều đó về mặt chính trị, ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc rất bất lợi.
Nhưng có một điều là có thể không thi hành được, vì bản án có đưa ra, cơ chế thi hành án lại không có mà Trung Quốc còn có thể lợi dụng vị thế họ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc nữa".

Vụ việc Việt Nam gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông là hành động đặc biệt, lần đầu tiên diễn ra.

Để có quyết định dũng cảm này, đều cần sự thống nhất của các lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhưng động thái này chưa đủ, khi Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền của họ bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông thông qua yêu sách đường 9 đoạn (mà Việt Nam gọi là đường lưỡi bò).

Trước sự tàn phá của Đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà Trung quốc đang gây ra nỗi kinh hoàng cho thế giới với trên 100.000 người chết và trên 1 triệu người đang nhiễm bệnh, thì việc chung tay với Mỹ và các nước dân chủ, tự do để loại trừ sự nguy hiểm từ phương bắc là cần thiết.

Việt Nam không nên chần chừ, mà hãy khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã từng làm và thành công.

Hải Yến (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 11/04/2020

***********************

Không có đấu đá nội bộ thân-chống Trung Quốc, dù Việt Nam tăng hành động về Biển Đông

VOA, 09/04/2020

Việc Vit Nam hi cui tháng 3 gi ti Liên Hip Quc công hàm bác b yêu sách ca Trung Quc v Bin Đông to s phn chn trong công chúng Vit Nam nhng ngày gn đây, theo quan sát ca VOA.

dau2

Tổng bí thư, Chủ tịch nước : 'Quyết liệt nhưng không sợ hãi đến mức không dám làm gì'

Đồng thi, trong các din đàn trên mng, dư lun và mt s nhà quan sát đưa ra phng đoán rng đng thái mi cho thy trong ni b gii lãnh đo Vit Nam, khuynh hướng kin Trung Quc v ranh gii trên bin đang thng thế, còn phe phái b xem là "thân Tàu" đang yếu thế.

Tuy nhiên, hai chuyên gia am hiểu Vit Nam và Bin Đông nói trong các cuc phng vn riêng r ca VOA rng h không đng ý v phng đoán k trên.

"Trong nội b chính quyn Vit Nam s có nhng người có quan đim mun cng rn hơn vi Trung Quc, nhưng cũng có nhng người mun mm mng hơn, ng x khéo léo hơn vi Trung Quc. Tôi nghĩ điu đó không nht thiết dn đến vic chúng ta phi gn nhãn h là thân Trung Quc hay chng Trung Quc", tiến sĩ Lê Hng Hip, thuc vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS -Yusof Ishak đt ti Singapore, nói vi VOA.

Theo nhà nghiên cứu này, liên quan đến tranh chp trên Bin Đông, "hu như tt cả" các chính trị gia, các nhà hoch đnh chính sách ca Vit Nam đu có quan đim thn trng và mun bo v li ích ca Vit Nam trước s ln ti ca Trung Quc, nhưng các quan chc Vit Nam "chưa thng nht" được bin pháp ng x vi Trung Quc.

Tiến sĩ Hip nói thêm : "Có người mun khéo léo hơn vi Trung Quc đ làm sao Vit Nam va bo v được li ích ca mình trên Bin Đông va không tn hi các li ích chính tr và kinh tế trong quan h vi Trung Quc. Vì vy, tôi nghĩ điu này gây ra cm nhn không hoàn toàn chính xác từ bên ngoài là trong ni b Vit Nam có nhng nhóm thân Trung Quc hay chng Trung Quc. Điu này không hoàn toàn chính xác. Đa phn [trong chính quyn Vit Nam] đu đng thun là phi chng li áp lc ca Trung Quc trên Bin Đông, nhưng điểm khác bit [gia h] là làm thế nào đ đt được mc tiêu đó".

Thạc sĩ Hoàng Vit, mt nhà nghiên cu Bin Đông hin làm vic thành ph H Chí Minh, chia s quan đim trên. Ông Vit nói vi VOA : "Cu trúc chính tr ca Vit Nam là mi vic phi có sự đồng thun ca tp th. Tuy cũng có nhng nhóm có v thân Trung Quc hơn hay có v hướng v phía M hơn. Có v thôi, ch còn phân thành các nhóm rõ rt Vit Nam thì chc chn là khó, không có. Vit Nam thng nht t trên xung dưới, và không phi bây gi mà đường hướng ngoi giao đã có t trước".

Lãnh đạo Việt Nam chuyn hướng tư duy

Mặc dù vy, theo thc sĩ lut Hoàng Vit, đang có chuyn đng đáng chú ý trong tng lp có quyn ra quyết sách Vit Nam. Ông nói : "Qua mt lot nhng s kin, đang có nhng tín hiệu cho thy ngay c các lãnh đo cao nht ca Vit Nam đang có s chuyn hướng tư duy, tc là hướng t Trung Quc trước đây dn sang phía M và đng minh".

Đưa ra dn chng v quan đim này, ông Vit đ cp đến s kin tàu hi cnh Trung Quc đâm chìm một tàu cá của Vit Nam hôm 2/4 gn qun đo Hoàng Sa trong vòng tranh chp và ngay ngày hôm sau, 3/4, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn lun ca Đng Cng sn cm quyn Vit Nam, đăng toàn văn tuyên b phn đi ca người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam.

Để so sánh, nhà nghiên cu Bin Đông Hoàng Vit nhc li rng hi hè-thu năm 2019, khi Trung Quc đưa tàu kho sát hi dương vào hot đng trong hơn 3 tháng Bãi Tư Chính gây ra căng thng vô cùng ln gia Vit Nam vi Trung Quc, báo Nhân Dân "không đăng một dòng nào" v vn đ đó.

Vẫn nhà nghiên cu này nói vi VOA rng v đâm chìm tàu hôm 2/4 không h "ngu nhiên", mà có liên quan đến vic Vit Nam gi công hàm ti Liên Hiệp Quốc hôm 30/3, trong đó bác b các "yếu t lch s" đ xác lp yêu sách v ch quyn bin của Trung Quc : "Ngày 30/3, phía Vit Nam np công hàm, có th là Trung Quc phn ng li v hai điu. Mt là thái đ ca Vit Nam đi vi Hoa Kỳ gn đây, và th hai là đi vi công hàm ngày 30/3 thì Trung Quc phn ng bng cách cho đâm chìm tàu cá".

dau3

Hình ảnh tun duyên Trung Quc và bn đ khu vc Bãi Tư Chính trên Bin Đông. (nh chp màn hình Thanh Niên)

Như tin đã đưa, trong công hàm gi Liên Hiệp Quốc vào cui tháng 3, Vit Nam phn đi các yêu sách v bin nêu trong mt s công hàm ca Trung Quc cũng gi đến Liên Hiệp Quốc trước đó.

"Những yêu sách này vi phm nghiêm trng ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam tại Biển Đông", công hàm ca Vit Nam có đon viết.

Công hàm xác lập thêm cơ s pháp lý

Qua công hàm, Việt Nam khng đnh Công ước ca Liên Hiệp Quốc v lut Bin 1982 (UNCLOS) là cơ s pháp lý duy nht, quy đnh toàn din và trit đ v phm vi quyn được hưởng vùng biển gia Vit Nam và Trung Quc.

Đồng thi, Vit Nam đưa ra quan đim v các thc th c hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa rng "vùng bin ca các cu trúc luôn ni ti qun đo Hoàng Sa và qun đo Trường Sa phi được xác đnh phù hp vi Điu 121 (3) của Công ước ; các nhóm đo ti Bin Đông, bao gm qun đo Hoàng Sa và qun đo Trường Sa, không có đường cơ s được v bng cách ni lin các đim ngoài cùng ca các cu trúc xa nht ; các bãi ngm, hoc cu trúc lúc chìm lúc ni không phi là đi tượng th đc lãnh th và không có vùng bin riêng".

Theo thạc sĩ lut Hoàng Vit, cũng là chuyên gia v Bin Đông, quan đim mi nht ca Vit Nam phù hp vi phán quyết ca mt tòa trng tài quc tế hi năm 2016 v tranh chp bin gia Philippines và Trung Quốc, mc dù trong công hàm mi đây Vit Nam không trc tiếp nhc đến phán quyết.

Chuyên gia Hoàng Việt cho rng nhng lp trường rõ ràng hơn, c th hơn ca Vit Nam v các vn đ tranh chp bin giúp xác lp cơ s vng chc hơn đ Vit Nam có th s dng các công cụ pháp lý trong tương lai. Còn hin nay "chưa xut hin tình thế căng thng đến mc Vit Nam phi khi kin Trung Quc", vn theo li ông Vit.

Khi nào Việt Nam s s dng các công c pháp lý là "mt câu hi m" và là "quyết đnh chính tr", nhà nghiên cứu Lê Hng Hip thuc Vin ISEA-Yusof Ishak đưa ra nhn đnh.

Có nhiều yếu t có th tác đng đến vic Vit Nam s chn thi đim nào đ kin, trong đó quan h chính tr gia Vit Nam và Trung Quc là "yếu t quyết đnh", tiến sĩ Hip nói.

*********************

Biển Đông : Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc ?

Trương Nhân Tuấn, BBC, 09/04/2020

Trên BBC có bài giới thiệu ý kiến các học giả Việt Nam, liên quan đến sự kiện "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi Công hàm từ hôm 30/3/2020 tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".

goi1

Bản chính Công hàm phản đối của Việt Nam đệ trình lên Liên Hợp Quốc ở New York ngày 30/3/2020 phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Báo chí trong nước đồng loạt đăng tin này hôm 07/4.

Điều đầu tiên cần minh bạch. Việt Nam gởi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng gởi cho cơ quan nào ?

Nếu gởi cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tức gởi cho toàn thể các quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc, vấn đề sẽ rất trọng đại.

Nếu ta nhớ lịch sử thì việc can thiệp của Liên Hiệp Quốc vào chiến tranh Nam, Bắc Hàn 1950-1953 là đến từ một Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nếu gởi cho Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vấn đề sẽ nghiêm trọng, vì nội dung sẽ liên quan đến nền hòa bình của toàn cầu.

Hầu hết các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh vào chiến trường Afghanistan, Iraq… đều đến từ một Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu gởi Tòa Công lý quốc tế, cơ quan pháp lý của Liên Hiệp Quốc, ta có thể hình dung một vấn đề quan trọng. Việt Nam mở đầu cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc, bằng cơ quan pháp lý, có uy tín nhứt địa cầu.

Thực tế hoàn toàn không phải vậy ! Công hàm mà báo chí đề cập là công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam gởi Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.

Sự hiện hữu của công hàm phản đối này thực chất chỉ là một trình tự "logic" về ngoại giao, bắt buộc phải có của nhà nước, nhằm thể hiện thái độ của quốc gia Việt Nam đối với các hành vi, thái độ của một, hay những, quốc gia khác, về một vấn đề có liên quan đến Việt Nam. Ở đây là các vấn đề liên quan đến yêu sách của Trung Quốc, về chủ quyền lãnh thổ và hải phận.

Ý nghĩa của công hàm này vì vậy cần nên hiểu trong vòng "hạn chế", trong "bối cảnh" ra đời của nó.

Thật vậy, xét nội dung Công hàm ngày 30/3 của Việt Nam (1) :

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

"Các công hàm trên" là hai công hàm của Trung Quốc, thứ nhất là công hàm số "CML/14/2019 ngày 12/12/2019 (2) nhằm phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa". Thứ hai là Công hàm số "CML/11/2020 ngày 23/3/2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc".

Việt Nam khẳng định qua công hàm rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, qui định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc :

1/ chủ quyền hai quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

2/ vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định theo điều 121 khoản 3 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

3/ Các nhóm đảo ở Biển Đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa không có dường cơ sở vẽ bằng cách nối các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhứt.

4/ Các bãi chìm lúc chím lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.

5/ Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử ; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.

Việc phản đối như vậy là cần thiết.

Bởi vì, trước luật pháp quốc tế, sự "im lặng" của một quốc gia trước một vấn đề (quốc tế) đòi hỏi quốc gia phải lên tiếng, được xem là "sự đồng thuận ám thị".

Nếu có theo dõi sự việc, ta biết rằng ngày 12/12/2019 Mã lai nộp "Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng vùng phía bắc" của quốc gia này lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc.

Cùng ngày, Trung Quốc nộp công hàm phản biện yêu sách của Malaysia.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa (tức Trường Sa) đồng thời cho rằng yêu sách của Mã lai đã chồng lấn với vùng "biển lịch sử" của họ.

Ngày 6/3, Philippines gửi công hàm lên Ủy ban ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia này. Theo đó Philippines khẳng định chủ quyền của nước này ở nhóm đảo "Kalayaan", tức Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc không thể im lặng (vì im lặng là đồng thuận).

Do đó Trung Quốc lên tiếng phản biện lại yêu sách của Philippines, đồng thời khẳng định chủ quyền của họ tại Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và đá Hoàng Nham (tức Scarborough).

Trung Quốc cũng khẳng định đường cơ sở quần đảo chung quanh quần đảo Trường Sa, đường cơ sở chung quanh quần đảo Hoàng Sa và vùng "biển chung quanh".

Dĩ nhiên việc này "lôi kéo" theo Việt Nam. Việt Nam cũng không thể im lặng vì sự im lặng của Việt Nam có ý nghĩa "từ khước chủ quyền" ở Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời nhìn nhận yêu sách về vùng biển của Trung Quốc.

Nhiều án lệ của Tòa Công lý quốc tế cho thấy, việc "xao lãng" của nhà cầm quyền trước một vấn đề buộc quốc gia phải lên tiếng, thí dụ im lặng trước tuyên bố của một quốc gia khác về chủ quyền một vùng lãnh thổ. Sự im lặng của nhà cầm quyền một quốc gia có thể làm cho quốc gia đó mất chủ quyền ở vùng lãnh thổ ấy.

Tức là sự phản biện của Việt Nam trước quốc tế (ở đây là Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc) về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hải phận là một "trình tự logic" ngoại giao. Tức chuyện "hết sức bình thường".

Điều đáng tiếc là trong thời gian qua Việt Nam có lần đóng vai trò "cầm chịch" luân phiên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã không lợi dụng được điều gì ở vị thế này hết cả.

Về ý kiến công hàm này "báo hiệu một tiến trình pháp lý".

Theo tôi, Việt Nam đã bỏ qua rất nhiều dịp tốt để kiện Trung Quốc trước một tòa án quốc tế. Vụ bãi Tư Chính năm ngoái là một thí dụ. Vấn đề là Việt Nam phải kiện về nội dung nào ? kiện ở đâu ? Nhiều lần tôi đã nói việc này.

Điều đáng ghi nhận trong công hàm của Việt Nam là Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận hiệu lực "Phán quyết của tòa PCA 2016" Phillipines kiện Trung Quốc về việc "giải thích và cách áp dụng Luật biển" trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Điều này thể hiện qua lập trường của Việt Nam về hiệu lực tất cả các đảo, bãi ngầm..., hoặc là cách vẽ đường cơ sở chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đúng như cách "giải thích và cách áp dụng Luật Biển", đặc biệt ở điều 121 về hiệu lực các đảo cũng như việc giải thích của Tòa về đường cơ sở và vùng nước quần đảo.

Tức Việt Nam đã nhìn nhận phán quyết PCA 2016 là "luật".

Điều mới mẻ, đáng nói (mà không thấy ai nói), trong công hàm của Việt Nam là đưa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vào đứng chung với Trường Sa. Việc này không liên quan gì đến các quốc gia Malaysia hay Phillipines.

Ý nghĩa của việc này là, từ nay, quan điểm của Việt Nam là các đảo lớn nhỏ, chìm nổi... thuộc Hoàng Sa không có cái nào có hiệu lực biển, đồng thời Hoàng Sa cũng không có đường cơ sở và vùng biển nội hải, theo cách tính của "quốc gia quần đảo".

Theo tôi, "ý đồ" của Việt Nam qua công hàm này là "hâm nóng" vấn đề tranh chấp Hoàng Sa, như tôi nhiều lần nhấn mạnh, về sự cần thiết cũng như các phương cách "hâm nóng".

Để ý đoạn công hàm 30-3-2020 của Việt Nam :

"Phái đoàn thường trực đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc".

Rõ ràng ý đồ của Việt Nam, thông qua hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia, muốn "quốc tế hóa" vấn đề Hoàng Sa.

Theo tôi, qua công hàm này Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc, vì những tranh chấp với Trung Quốc ở bãi Tư chính hay khu vực Trường Sa, với phương cách mà Phillipines đã làm.

Nhiều lần tôi có ý kiến, kiện Trung Quốc bằng con đường này không phải là "thượng sách". Bởi vì ta biết chắc chắn là Trung Quốc sẽ không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa, cũng như không nhìn nhận bản án và không chấp hành phán quyết. Như đã xảy ra ở phán quyết PCA tháng 7/2016. Trong khi Việt Nam có những phương cách khác, không thông qua quá trình pháp lý, để triệt tiêu các yêu sách phi lý của Trung Quốc (ở khu vực Trường Sa).

Dự đoán của tôi, có lẽ Việt Nam đang sử dụng phương thức mà tôi đã từng đề nghị, (bài đã đăng ở BBC). Đó là cách sử dụng Luật Biển, thể hiện trong nội dung Phán quyết PCA tháng 7/2016, xuyên qua quyết định của Ủy ban ranh giới Thềm lục địa. Việt Nam, Malaysia và Philippines nhờ cơ quan này nhìn nhận hồ sơ hợp pháp về ranh giới thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình.

Điều này có thể đang xảy ra. Việt Nam có thể đang hợp cùng với Philippines và Malaysia, qua các Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của quốc gia mình, từ tháng 12/2019.

Điều này thành công thì các yêu sách phi lý của Trung Quốc, như "vùng nước tiếp cận các đảo", "vùng biển lịch sử" thể hiện qua bản đồ chữ U9 đoạn, vùng phia nam Biển Đông, sẽ bị vô hiệu hóa bởi quyết định của Liên Hiệp Quốc.

Riêng vùng hải phận phía bắc Biển Đông, thuộc khu vực Hoàng Sa. Có lẽ Việt Nam sẽ phải sử dụng mô hình của Philippines để kiện Trung Quốc. Ý kiến này tôi cũng đã từng đề nghị qua các bài viết trước đây, trong đó có các bài đăng trên BBC.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : BBC, 09/04/2020

(1) Công hàm ngày 30/3 của Việt Nam 

(2) Công hàm ngày 12/12/2019 của Trung Quốc (CML/14/2019)

*********************

Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc : mạnh mẽ, đúng thời điểm ?

Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc) vừa gửi Công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, theo truyền thông chính thống của nhà nước Việt Nam hôm 7/4/2020.

goi2

Một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc uy hiếp rồi đâm chìm hôm 2/4 - Ả nh Ngư dân cung cấp

Hôm 7/4, nhiều báo của Việt Nam đã đưa tin về động thái mới của Việt Nam, trong đó trang mạng của kênh truyền hình VTC của Việt Nam cho hay :

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

Hôm 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm bày tỏ lập trường trước Công hàm ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm ngày 23/3/2020 gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

"Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.

"Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc", VTC viết.

Nhân dịp này, các nhà nghiên cứu pháp luật, chính trị và bang giao quốc tế đã trả lời phỏng vấn của BBC News tiếng Việt và nêu quan điểm của mình.

BBC : Quý vị có thể bình luận gì về động thái gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc này của Việt Nam ?

Trần Công Trục (Tiến sĩ, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam) : Với tư cách một người nghiên cứu về luật pháp và đặc biệt những vấn đề xảy ra trên Biển Đông, thì tôi đánh giá rất cao Công hàm của phía Việt Nam đã gửi cho Liên Hợp Quốc, phản đối Trung Quốc có những công hàm có những nội dung phi lý vi phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, đấy là một nội dung hết sức rõ ràng, thể hiện lập trường rất rõ, rất chi tiết, rất chuẩn xác của phía Việt Nam.

Đinh Hoàng Thắng (Tiến sĩ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) : Động thái này không gây ngạc nhiên đối với giới nghiên cứu và chuyên gia.

Trong hội thảo ngày 6/10/2019 chúng tôi đã có kiến nghị theo hướng này. Chỉ một ngày sau, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ngay một tuyên bố đề nghị trung ương phân tích về tình hình Biển Đông, với quan điểm kiên quyết nhưng khôn khéo và dứt khoát không nhân nhượng.

Trung Quốc không sợ lắm súng to tàu lớn của Việt Nam, vì chắc Trung Quốc có đủ lực để đối phó.

Nhưng Trung Quốc không bao giờ có chính nghĩa, có được tính chính danh đối với các hành động khủng bố ngư dân Việt Nam và ngư dân các nước ASEAN.

Bởi vì dùng tàu hải cảnh hay là các tàu chiến trá hình để đâm chìm các ngư dân tay không, hành nghề trên ngư trường truyền thống của mình, thì những hành động mạn rợ ấy có thể gọi là gì, nếu như không phải là tội ác man rợ, xa lạ với nhân loại văn minh.

Tố cáo những hành động ấy lên Liên Hiệp Quốc, dựa vào UNCLOS 1982, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một lần hiếm hoi như vừa rồi, dám đích danh quy trách nhiệm cho Trung Quốc, chứ không còn là "nước lạ" nữa.

Với động thái vừa rồi của chính quyền Việt Nam, thì tuy chưa phản ánh hết lòng dân, nhưng hy vọng nó sẽ không còn cái cảnh chính quyền phải xua lực lượng đi đàn áp các cuộc biểu tình hoà bình, tố cáo các tội ác của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh trước đây cũng như các hành động trên Biển Đông.

Hà Hoàng Hợp (Tiến sĩ, Nhà nghiên cứu cao cấp Viện Iseas, Singapore) : Công hàm phản đối Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc mang tính chất pháp lý đa phương cao. Trước đây, các phản đối và lên án thường dừng ở mức song phương, thông qua các mối quan hệ song phương, ví dụ qua phát ngôn ngoại giao.

Lần này, công hàm cho thấy chính phủ Việt Nam đánh giá tình hình Biển Đông toàn diện, công hàm phản đối gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam trong việc xử lý vấn đề Biển Đông trước hết với Trung Quốc.

Đây có thể là dấu hiệu Việt Nam chuẩn bị cụ thể biện pháp pháp lý để xử lý vấn đề Biển Đông.

Hoàng Ngọc Giao (Phó Giáo sư, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển) : Theo tôi, việc Việt Nam chính thức gửi Công hàm tới Liên Hiệp Quốc về hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông lần này thể hiện rõ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của Việt Nam đối với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở vùng đảo Hoàng Sa.

Có thể nói đây là một bước đi tiếp nối vững chắc và đúng thời điểm.

Bất thường và tính toán ?

BBC : Động thái này có gì bất thường không và ban lãnh đạo Việt Nam cân nhắc, tính toán gì khi có quyết định như vậy ?

Trần Công Trục : Nếu gọi là bất thường theo tôi nghĩ không phải là bất thường, bởi vì điều này Việt Nam cũng đã từng làm, chỉ có điều là công khai hay không công khai thôi.

Và đây là một hình thức đấu tranh theo tôi nghĩ về phía ngoại giao là có thể được gọi là nâng lên một bước mới, không những chỉ là Công hàm trao đổi song phương, mà đưa lên các tổ chức quốc tế, trong đó Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế cao nhất của thế giới. Thì đấy là một hình thức đấu tranh rất mạnh mẽ.

Đinh Hoàng Thắng : Thời điểm chính quyền có động thái nói trên rõ ràng xuất phát từ những cân nhắc nhất định. Tôi không còn làm việc cho Bộ Ngoại giao nên không thể nói chính xác, thậm chí nếu còn làm việc thì chưa chắc đã được phát ngôn.

Nhưng với tư cách là người nghiên cứu, tôi thấy quyết định ấy là một quyết định đúng thời điểm.

Thứ nhất, Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng, Trung Quốc muốn đánh tiếng, muốn gây sức ép, nhất là quá trình cơ cấu nhân sự mới. Thì đây, Việt Nam trả lời ngay như vậy để nói cho Trung Quốc biết, ai có vào khung cơ cấu này cũng không thể quỳ gối trước Trung Quốc.

Quỳ gối trước Trung Quốc là mất phiếu, và điều quan trọng hơn, đầu hàng Trung Quốc thì bia miệng từ người dân hàng ngàn năm vẫn còn đó.

Thứ hai, giữa mùa Virus Vũ Hán này thế giới hiểu về Trung Quốc hơn, có dịp xác nhận những hành động chống lại thường dân mà ngay trong chiến tranh luật pháp quốc tế cũng cấm các bên tham chiến.

Sau những ầm ĩ giữa Trung Quốc với nhiều nước về quốc tịch của con viruscorona, nhất là sau các vụ đầu cơ khẩu trang và các thiết bị y tế của Trung Quốc, thì Việt Nam và thế giới có dịp hiểu thêm về bản chất lật lọng, đổi trắng thay đen của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc cho rằng, hiện nay là lúc Mỹ, Việt Nam và thế giới đang tập trung chống dịch nên họ tha hố "múa gậy vườn hoang".

Nếu Việt Nam không hành động về mặt pháp lý lúc này thì còn nuôi dưỡng những hành động thảo khấu trên Biển Đông đến khi nào nữa ?

Thứ tư, đây có thể là một "bước đệm" trên con đường dùng luật pháp quốc tế để nói chuyện phải quấy với Trung Quốc.

Với Trung Quốc bao giờ cũng "mềm nắn, rắn buông". Cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh từng đúc kết : ta càng nhân nhượng thì kẻ thù càng lấn tới !

Hà Hoàng Hợp : Động thái này là phản ứng tích cực và kiên quyết của chính phủ Việt Nam đối với quá trình Trung Quốc vừa qua đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ về đường Lưỡi Bò.

Tuần trước, Bộ ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố mạnh mẽ rằng Việt Nam không chấp nhận bất cứ hành động nào của phía Trung Quốc trên cơ sở đường Lưỡi Bò, tái khẳng định quyền chủ quyền và các quyền khác của Việt Nam ở Biển Đông.

Việc gửi công hàm ghi ngày 30/3 là hành động tiếp theo, nhằm mong muốn thúc đẩy việc đảm bảo hòa bình, ổn định và xử lý rối ráo vấn đề Biển Đông, sau một tháng - tháng 3/2020, khi mà Trung Quốc đã có nhiều hành động vi phạm Công ước luật Biển Liên Hiệp Quốc năm 1982 và các nền luật khác,, trong đó, Trung Quốc đã tiếp tục đảy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa sử dụng vũ lực.

Hoàng Ngọc Giao : Theo tôi, động thái này không có gì là bất thường, mặc dù động thái mà tỏ thái độ rõ ràng và kiên quyết như vậy diễn ra có thể nói là không được nhanh lắm, tức là đáng nhẽ động tác này và lập trường này cần phải bày tỏ rõ ràng hơn từ lâu cách đây một hai năm trước.

Tuy nhiên đến bây giờ, thì bước đi tiếp theo có lẽ là nó phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, tức là cố gắng làm sao đó để tránh xung đột, đối đầu với Trung Quốc, kể cả trên mặt trận ngoại giao và từng bước vẫn đảm bảo được chủ quyền của mình.

Do đó cho nên ở thời điểm này khi Trung Quốc càng lấn tới như vậy, thì được hiểu là phía Việt Nam đã không thể tiếp tục im lặng được nữa và đây có thể nói là một bước đi đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thái độ của Việt Nam với hành vi vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Phản ứng sẽ ra sao ?

BBC : Phản ứng của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và các bên quan tâm hoặc có liên quan sẽ có thể thế nào ?

Trần Công Trục : Tôi cho rằng với quan điểm, lập trường Việt Nam rất rõ ràng và chuẩn xác đó, thì sẽ nhận được tiếng nói ủng hộ của các tổ chức quốc tế, trong đó có cả Liên Hiệp Quốc và đặc biệt các nước lớn có uy tín quốc tế như là Hoa Kỳ, các nước phương Tây.

Tôi cho rằng người ta sẽ rất ủng hộ và hoan nghênh lập trường đó và tôi nghĩ lập trường đó không có gì quá đáng và nó hoàn toàn xuất phát từ các nguyên tắc luật pháp và đặc biệt Công ước Luật biển 1982.

Còn Trung Quốc, đương nhiên thì họ luôn luôn phản đối lại tất cả những lập trường của các nước.

Chúng ta không nên thấy lạ lùng với những chuyện đó và cần luôn luôn sẵn sàng đáp trả lại trên tất cả các mặt trận như là về mặt pháp lý, về mặt tuyên truyền, về mặt đấu tranh ngoại giao, chính trị, cũng như cả trên vấn đề thực địa.

Đinh Hoàng Thắng : Phản ứng của Hoa Kỳ thì như mọi người đã biết. Ở đây phải nói thêm là Hoa Kỳ ngày càng có thái độ quyết đoán với hành động bắt nạt các nước nhỏ của Trung Quốc, ngôn ngữ của tuyên bố khá mạnh mẽ : Ủng hộ chủ quyền của Việt Nam (đây không phải là lần đầu), bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc (cái này thì lặp lại phán quyết của CPA).

Hoa Kỳ cũng đánh giá hành động đơn lẻ này của Trung Quốc xuyên suốt trong cả một chính sách, trong một ý đồ nhất quán xưa nay, một chiến lược ăn "cướp trên giàn mướp" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, không nên cho rằng, Hoa Kỳ bênh Việt Nam.

Vấn đề ở đây là Hoa Kỳ, dưới triều Trump, mặc dầu đang phải đau đầu với nhiều vấn đề đối nội/đối ngoại, nhưng Hoa Kỳ thấy được tính chất nghiêm trọng của Vành đai, Con đường, của ý đồ muốn làm bá chủ không chỉ trên Biển Đông.

Không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo là Hoa Kỳ đang đối mặt với "khủng hoảng kênh Suez" trên Biển Đông và trong vấn đề Covid-19.

Nếu Hoa Kỳ không vượt qua được cái cửa ải này thì rõ ràng Hoa Kỳ sẽ phải thoái lui, ngay cả khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" cũng sẽ "cuốn theo chiều gió" nếu Hoa Kỳ thua Trung Quốc trong chiến lược dùng FOIP của Bộ tứ để đối trọng với BRI.

Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Châu Âu từng có tiếng nói thống nhất về vấn đề Biển Đông. Lần này chắc cũng không thể khác.

Đây là cơ hội "kim cương" (chứ không chỉ là vàng) đối với Việt Nam. FOIP là cơ hội có một không hai trong lịch sử của Việt Nam và khu vực, khi cùng một lúc ASEAN phải xử lý mối quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực. Ngoại trừ những "Judas phản Chúa" trong ASEAN, các nhà lãnh đạo còn lại trong ASEAN cũng sẽ phải "đường xa nghĩ nỗi sau này".

Trung Quốc bóp được Việt Nam thì Trung Quốc cũng sẽ không tha bất cứ nước nào khác trong khối.

Hà Hoàng Hợp : Liên Hiệp Quốc đang xem xét công hàm này, có thể sẽ có một cuộc họp để nêu vấn đề Biển Đông liên quan đến nội dung được nêu trong công hàm, trong đó có vấn đề hành xử của phía Trung Quốc, các vấn đề pháp lý chủ quyền, và các khuyến nghị.

Nếu có 1 nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đề nghị mở một cuộc họp Hội đồng Bảo an, thì Liên Hiệp Quốc sẽ thu xếp.

Từ phía Trung Quốc, phản ứng bằng hành động ở Biển Đông" tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam và bắt giữ ngư dân Việt Nam. Sau đó phía Trung Quốc có thái độ chối cái, đổ lỗi cho ngư dân Việt Nam "đâm tàu cá vào tàu hải cảnh".

Việc ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển Việt Nam, cho thấy phía Trung Quốc đã hành xử vô pháp. Người Việt Nam đang chờ Trung Quốc có thái độ chân thành hơn.

Hoàng Ngọc Giao : Vào thời điểm này, Việt Nam ra Công hàm này là theo tôi rất đúng thời điểm.

Công luận quốc tế cho tới thời điểm này rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và cũng đã thấy rõ những hành vi vi phạm, chà đạp lên luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế của Trung Quốc. Do đó cho nên hiệu ứng tôi cho là sẽ là tốt, ngay tại Liên Hiệp Quốc, hơn nữa bây giờ Việt Nam bây giờ lại chủ trì cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hiện nay.

Thứ hai là trong quan hệ đối với Trung Quốc, mặc dù, bất chấp đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi có thể nói là lợi dụng tình hình khó khăn của đại dịch toàn cầu và Trung Quốc đang làm những hành động mang tính chất, có thể nói là lén lút và lợi dụng tình huống bất ổn về bệnh dịch để tranh thủ có những hành động mạnh mẽ hơn xuống Biển Đông.

Song song với hành động đó, Trung Quốc còn thể hiện sức mạnh của mình để mà đe dọa đến chủ quyền của Đài Loan.

Còn đối với Mỹ, tôi tin rằng đây là một động thái chắc chắn là sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ, bởi vì chính Hoa Kỳ cũng đã có một tuyên bố rất rõ ràng cảnh báo Trung Quốc đừng có lợi dụng đại dịch Covid-19 để thực hiện những hành vi xâm lấn, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông, thì đấy chính là thái độ của Mỹ mà tôi tin rằng cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 08/04/2020

*********************

Đỡ sợ Bắc Kinh : Việt Nam lần đầu phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc

Hoàng Trung, Thoibao.de, 09/04/2020

Việt Nam vừa gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhận định của giới quan sát thì động thái này có thể là báo hiệu bước đầu cho một tiến trình pháp lý trong tương lai gần nếu như Hà Nội và Bắc Kinh không giải quyết được các tranh chấp trên bàn đàm phán đa phương.

goi3

Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Philippines về Vụ Chìm Tàu Cá Việt Nam ở Biển Đông - Bản chụp trang web chính thức của Bộ ngoại giao Phillipines

Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

Khẳng định Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, công hàm của Việt Nam nói "vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước ; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất ; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng".

Hôm 7/4, nhiều báo của Việt Nam đã đưa tin về động thái mới của Việt Nam, trong đó trang mạng của kênh truyền hình VTC của Việt Nam cho hay : "Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông". "Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan. Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc", VTC viết.

Công hàm của Việt Nam được gửi đi sau khi hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Malaysia đã có cùng động thái tương tự.

Ngày 8/4/2020, Bộ Ngoại Giao Philippines ra tuyên bố về Vụ Chìm Tàu Cá Việt Nam ở Biển Đông như sau : "Bộ Ngoại giao bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về báo cáo vụ việc tàu Việt Nam bị đâm chìm ở Biển Đông vào ngày 03/4/2020. Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi đã cho thấy niềm tin vào tình bạn đã bị mất như thế nào qua vụ việc như vậy ; và niềm tin đã được tạo ra nhiều thế nào bởi hành động nhân văn của Việt Nam trực tiếp cứu mạng sống của ngư dân Philippines của chúng tôi. Chúng tôi đã không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam. Vì thế, chúng tôi đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu an ninh và chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS- có trụ sở ở Singapore, việc gửi công hàm chính thức lên Liên Hiệp Quốc có thể xem là một bước "rất quan trọng" và "cần thiết" mà Hà Nội thực hiện sau hàng chục năm quốc gia láng giềng tiến hành hàng loạt các hoạt động làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

"Trước giờ Việt Nam gần như chưa bao giờ nói gì với Liên Hiệp Quốc về chuyện này, vì hiển nhiên Liên Hiệp Quốc đã giao cho Việt Nam quản lý phần Biển Đông này từ năm 1951, sau khi Nhật Bản và một số nước phải làm thủ tục từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định.

Theo nhà nghiên cứu này, có thể coi việc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc là bước đầu cho một vụ kiện của Việt Nam ra quốc tế để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp giải thích thêm : "Có thể hiểu được như vậy là bởi vì vào năm 2019, Đảng Cộng sản Việt Nam trong một hội nghị Trung ương đã bàn và quyết định rằng trong trường hợp không thể xử lý được bằng biện pháp đàm phán với Trung Quốc thì sẽ phải tiến hành khởi kiện Trung Quốc".

Công hàm của Việt Nam chỉ mới được công bố vào ngày 7/4 mặc dù đã được gửi đi từ ngày 30/3, tức là trước khi xảy ra sự kiện mới nhất là tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam vào ngày 2/4, khiến Hà Nội ngay lập tức lên tiếng và gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh, trong khi phía Trung Quốc nói rằng tàu cá Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp và vụ chìm tàu chỉ là tai nạn không thể tránh khỏi.

Vụ xung đột mới nhất cũng khiến cho Mỹ phải lên tiếng bênh vực Việt Nam và chỉ trích hành động gây căng thẳng của Trung Quốc đối với an ninh trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh cả thế giới đang lao đao vì dịch bệnh Covid-19, vốn xuất phát từ Trung Quốc.

Theo nhận định của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, việc Hà Nội công bố công hàm bằng phiên bản tiếng Việt sau khi xảy ra vụ đâm chìm tàu có thể là do "áp lực từ công chúng".

"Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng. Nó xảy ra sau ngày 30/3, là ngày mà cơ quan đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc gửi thư phản đối cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Có lẽ vì lý do đó mà họ xem xét công bố thư này để cho người Việt Nam biết rằng họ đã có hành động như vậy", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.

Dựa trên nội dung công hàm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng có thể hướng đi pháp lý sắp tới của Hà Nội sẽ là đệ trình vụ kiện lên một cơ quan tài phán hoặc một tòa án của Liên Hiệp Quốc để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tương tự như Philippines đã thực hiện và giành phần thắng vào năm 2016.

Tuy nhiên, trước khi dẫn đến bước đi cuối cùng này, có thể Hà Nội sẽ thực hiện một số bước trước đó. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

"Tiếp theo đây thì Việt Nam sẽ gặp phía Trung Quốc để bàn xem có thể xử lý trên bàn đàm phán được không. Không phải song phương mà là đa phương.

Thứ hai là Việt Nam phải tổ chức cho ASEAN đàm phán với Trung Quốc về COC (Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông). Vì năm nay Việt Nam là chủ tịch luân phiên của ASEAN nên việc đó phải tiếp tục cho đến tháng 11".

Nếu cuộc họp của ASEAN về COC không thể thực hiện được vào tháng 7 vì lý do dịch Covid-19, thì theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, có thể khối các quốc gia Đông Nam Á sẽ tiến hành họp trực tuyến hoặc hoãn lại. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có quyết định về việc này.

Vẫn theo nhà nghiên cứu này, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực vào năm 2016 đối với vụ kiện của Philippines đã bác bỏ đường Lưỡi bò (đường 9 đoạn) mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình trên Biển Đông, và phán quyết này không chỉ dành cho Manila mà "đó là một phán quyết phổ quát". "Nhưng Việt Nam hồi đó lấp lửng", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói.
Theo ông, đây chính là lúc mà Việt Nam "cần nói rõ" và có bước đi quyết định trong bối cảnh Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng quá nhiều ở Biển Đông theo hướng quân sự hóa để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) nói : "Tố cáo những hành động ấy lên Liên Hiệp Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một lần hiếm hoi như vừa rồi, dám đích danh quy trách nhiệm cho Trung Quốc, chứ không còn là "nước lạ" nữa. Tuy chưa phản ánh hết lòng dân, nhưng hy vọng nó sẽ không còn cái cảnh chính quyền phải xua lực lượng đi đàn áp các cuộc biểu tình hoà bình, tố cáo các tội ác của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh trước đây cũng như các hành động trên Biển Đông".

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển cho rằng đây là một bước đi tiếp nối vững chắc và đúng thời điểm của chính phủ Việt Nam.

Cũng cho rằng đây là quyết đinh đúng thời điểm, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói thêm :

"Thứ nhất, Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng, Trung Quốc muốn đánh tiếng, muốn gây sức ép, nhất là quá trình cơ cấu nhân sự mới. Thì đây, Việt Nam trả lời ngay như vậy để nói cho Trung Quốc biết, ai có vào khung cơ cấu này cũng không thể quỳ gối trước Trung Quốc.

Quỳ gối trước Trung Quốc là mất phiếu, và điều quan trọng hơn, đầu hàng Trung Quốc thì bia miệng từ người dân hàng ngàn năm vẫn còn đó.

Thứ hai, giữa mùa Virus Vũ Hán này thế giới hiểu về Trung Quốc hơn, có dịp xác nhận những hành động chống lại thường dân mà ngay trong chiến tranh luật pháp quốc tế cũng cấm các bên tham chiến.

Sau những ầm ĩ giữa Trung Quốc với nhiều nước về quốc tịch của con viruscorona, nhất là sau các vụ đầu cơ khẩu trang và các thiết bị y tế của Trung Quốc, thì Việt Nam và thế giới có dịp hiểu thêm về bản chất lật lọng, đổi trắng thay đen của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc cho rằng, hiện nay là lúc Mỹ, Việt Nam và thế giới đang tập trung chống dịch nên họ tha hồ "múa gậy vườn hoang". Nếu Việt Nam không hành động về mặt pháp lý lúc này thì còn nuôi dưỡng những hành động thảo khấu trên Biển Đông đến khi nào nữa ?

Thứ tư, đây có thể là một "bước đệm" trên con đường dùng luật pháp quốc tế để nói chuyện phải trái với Trung Quốc.

Phản ứng của Hoa Kỳ thì như mọi người đã biết. Ở đây phải nói thêm là Hoa Kỳ ngày càng có thái độ quyết đoán với hành động bắt nạt các nước nhỏ của Trung Quốc, ngôn ngữ của tuyên bố khá mạnh mẽ : Ủng hộ chủ quyền của Việt Nam (đây không phải là lần đầu), bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc (cái này thì lặp lại phán quyết của CPA). Tuy nhiên, không nên cho rằng, Hoa Kỳ bênh Việt Nam.

Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Châu Âu từng có tiếng nói thống nhất về vấn đề Biển Đông. Lần này chắc cũng không thể khác.

Đây là cơ hội "kim cương" (chứ không chỉ là vàng) đối với Việt Nam. Chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do" (FOIP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump là cơ hội có một không hai trong lịch sử của Việt Nam và khu vực, khi cùng một lúc ASEAN phải xử lý mối quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực. Ngoại trừ những "Judas phản Chúa" trong ASEAN, các nhà lãnh đạo còn lại trong ASEAN cũng sẽ phải "đường xa nghĩ nỗi sau này".

Trung Quốc bóp được Việt Nam thì Trung Quốc cũng sẽ không tha bất cứ nước nào khác trong khối". Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng kết luận.

Vấn đề Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam gần đây, đã xảy ra từ năm 1974, khi quân đội nước này tấn công Việt Nam Cộng Hòa - một nhà nước có chủ quyền khi đó để độc chiếm Hoàng Sa. Tới năm 1988, lại một lần nữa Trung Quốc tấn công, giết chết 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam để chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Kể từ đó đến nay Trung Quốc liên tục tăng mạnh số lượng tàu xâm nhập và hoạt động dài ngày trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà họ tự cho rằng là lãnh hải của Trung Quốc từ thời cổ xưa với đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần sớm kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để nhận được kết quả cuối cùng, đó là phán quyết của Tòa án mà cả 2 bên đều phải thực thi.

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 09/04/2020

Additional Info

  • Author Hải Yến, Trương Nhân Tuấn, Quốc Phương, Trần Công Trục, Đinh Hoàng Thắng, Hà Hoàng Hợp, Hoàng Ngọc Giao, Hoàng Trung
Published in Diễn đàn

Sắp Đại hội 13, cuộc chiến tranh chấp quyền lực ở nhóm tứ trụ trong đảng cộng sản lại diễn ra. Để khởi động tinh sân cỏ, ôn lại một số chuyện cũ. 

sang1

Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (BBC tiếng Việt, 19/04/2012) - Ảnh minh họa

Cái này như kiểu trước thềm World Cup bóng đá, đài truyền hình thường lược lại những giải trước đó hoặc vòng đấu loại.

sang2

Dưới đây là lá thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng của cựu ủy viên bộ chính trị Phan Diễn lúc đó. Phan Diễn người Quảng Nam, bí thư Đà Nẵng, trưởng ban kinh tế trung ương, thường trực ban bí thư, về hưu năm 2006.

Xin mời các bạn xem lá thư tố cáo của Phan Diễn do Trương Tấn Sang đứng đằng sau.

sang01

sang02

sang03

sang04

sang05

sang06

sang07

Phan Diễn rời khỏi chức trưởng ban kinh tế trung ương, Trương Tấn Sang là người kế nhiệm.

Nếu xét về chức trưởng ban kinh tế trung ương và thời gian ở bộ chính trị từ năm 2006 về trước, thì Phan Diễn lẫn Trương Tấn Sang đều là cấp dưới của Nguyễn Tấn Dũng. Sau này Trương Tấn Sang vọt lên chức chủ tịch nước do được Nguyễn Minh Triết giới thiệu. Cả Sang và Triết đều có mối quan hệ mật thiết với Đặng Hoàng Yến. Minh Triết gửi gấm sân sau của mình là Hoàng Yến cho Trương Tấn Sang. Từ đây mối tình vụng trộm giữa Hoàng Yến và Tư Sang nảy sinh, Nguyễn Công Khế là người làm gia nô thu xếp cho đôi nhân tình này mỗi khi họ muốn mây mưa.

Lẽ ra mọi sự không có gì gay gắt giữa hai ủy viên bộ chính trị gốc Nam Bộ là Tư Sang và Ba Dũng. Nhưng Đặng Hoàng Yến lúc đó dựa thế Tư Sang, đòi làm đại biểu quốc hội để có danh. Tư Sang đã thu xếp cho Yến làm đại biểu quốc hội ứng cử ở huyện Đức Hòa, Long An quê hương của Sang.

Yến được đà, sang chảnh, chơi ngông, lấn lướt. Nguyễn Tấn Dũng ngứa mắt mới đập te tua cả hai chị em Đặng Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm.

sang3

Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang - Ảnh minh họa

Từ đó giữa Tư Sang và Tấn Dũng sinh ra mối thâm thù. Trương Tấn Sang đường đường là một anh hào, chủ tịch nước đầy quyền uy mà phải ôm mối hận nhìn người tình xinh đẹp bị đao thương vây bủa. Cuối cùng Tư Sang chỉ còn cách dùng ảnh hưởng của mình để cứu Yến khỏi ngồi tù, đưa sang bên Mỹ. Từ đó tình duyên cặp trai anh hùng, gái thuyền quyên bị chia cắt cả một bờ đại dương. 

Cũng từ đó như truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Tư Sang theo mùa dâng nước đánh Ba Dũng, năm này qua năm khác.

Sang vận động được Phan Diễn viết thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, sau đó dùng thư này phán tán mọi nơi, dùng thân tín như Trịnh Văn Lâu, bí thư Vĩnh Long viết tố cáo Ba Dũng theo. Một số thông tin mà Trương Huy San tức Huy Đức viết bài tấn công Nguyễn Tấn Dũng căn cứ theo lá đơn tố cáo của Phan Diễn.

Nguyễn Tấn Dũng đã phạm một điều tối kỵ trong cuộc chơi của những người cộng sản cao cấp, đó là đánh người tình của đồng chí mình. Chuyện đánh sân sau còn có thể chấp nhận, nhưng chuyện đánh người tình là điều tối kị vì nó gây vết thương lòng rất đau đớn cho người đàn ông đầy quyền lực như Tư Sang. Không có gì đau đớn hơn khi nhìn người yêu bị đoạ đầy mà không cứu được. Nỗi đau ấy âm thầm, dai dẳng trong lòng người anh hào xứ Long An mãi bao nhiêu năm.

Vì lẽ đó, khi tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đã không nề hà lôi con cái, anh em nhà Nguyễn Tấn Dũng vào cuộc.

Người Buôn Gió

(26/09/2019)

Published in Diễn đàn

Nối tiếp nhiệm vụ ‘phản bác các luận điệu phản động’ mà rất có thể được một bàn tay ngầm trong đảng chỉ đạo và một ngân sách đính kèm, vào đầu năm 2019 các trang mạng nguyenphutrong.org, nguyenxuanphuc.org, tolam.org, nguyentandung.org… lại hùng hổ mở một đợt tấn công mới vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, với quan điểm, luận điệu và bài viết rập khuôn mục ‘phòng chống diễn biến hòa bình’ trên các báo đảng Quân Đội Nhân dân, Nhân Dân, Công An Nhân Dân…

trang1

Trang đầu của nguyenphutrong.org (ngày 15/03/2019)

Một bằng chứng vi phạm nhân quyền

Các trang mạng trên (tạm gọi là trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chứ không phải là ‘mạo danh lãnh đạo’ như cách hiểu của một số người) rất thường công kích, mạt sát không thương tiếc đối với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều bài viết đăng trên các trang mạng này trong những năm qua để lại dấu ấn rất rõ rệt của giới dư luận viên - bao gồm dư luận viên của cơ quan công an và dư luận viên của cơ quan tuyên giáo đảng.

trang2

Trang đầu của nguyenxuanphuc.org (ngày 15/03/2019)

Những chiến dịch công kích nhân quyền của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi về việc chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam vẫn khư khư ôm ấp chính sách đàn áp nhân quyền và dân chủ mà chưa có bất kỳ cải thiện nào theo yêu cầu của Hoa Kỳ và khối Liên Hiệp Châu Âu, liên quan đến việc triển khai CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và đang trong giai đoạn thu xếp ký kết EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam).

Không chỉ trở thành công cụ chuyên chính, hung hăng và cực đoan khi công kích dân chủ nhân quyền, càng về sau này cách viết bài và đăng tải tin tức của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn mang hơi hướng làm thuê cho một hoặc một số nhóm lợi ích và kim tiền ở Việt Nam - liên quan đến những vấn đề xã hội nóng bỏng như BOT, môi trường…, lồng lộn tìm cách dập tắt những tiếng nói phản biện và phản kháng của người dân.

trang3

Trang đầu của tolam.org (ngày 15/03/2019)

‘Bảo kê’ bởi… Bộ Chính trị ?

Đặc điểm chung của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ là có được nguồn tin tức nhanh hơn và sâu hơn so với khối báo chí nhà nước nói chung, thỉnh thoảng còn đăng cả những tin tức nội bộ trong ngành công an mà báo chí ngoài ngành này khó mà có được.

Trong những năm qua đã xuất hiện nhiều dư luận về việc các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ có nguồn gốc và sự tham gia của cơ quan an ninh Việt Nam, được tài trợ bởi một nhóm lợi ích nào đó trong đảng. Còn có tin trên mạng xã hội cho biết các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đều có cùng một bàn tay đạo diễn, và bàn tay này thường họp với ‘ban biên tập’ tại một nhà hàng ở Hà Nội định kỳ hàng tháng.

Việc hệ thống các bài viết của những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cho thấy tỷ lệ bài tuyên truyền, trong đó rất nhiều bài tuyên truyền một chiều, cho ngành công an là cao, không khác gì báo Công An Nhân Dân.

Nhưng cho tới nay, bất chấp việc những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tồn tại trong một thời gian dài, không hề công khai ban biên tập nhưng lại thản nhiên mang danh nghĩa những quan chức chóp bu như ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng công an Tô Lâm, quan chức một thời là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan chức từng là chủ tịch nước nhưng đã chết là Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân…, và còn công khai cả khung nhuận bút, những trang mạng này vẫn không bị bất cứ chế tài hay xử phạt nào từ phía các cơ quan an ninh của bộ Công an và Bộ Thông tin và truyền thông, kể cả thời Trương Minh Tuấn còn làm bộ trưởng bộ này với biệt danh ‘sát thủ báo chí’.

trang4

Trang đầu của nguyenthikimngan.org (ngày 15/03/2019)

Từ sau khi Luật An ninh mạng được triển khai chính thức vào đầu năm 2019, người ta chỉ thấy luật này gia tăng siết bức đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và phản kháng xã hội trên mạng, nhưng không hề đả động đến các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.

Với thực tế nền chính trị Việt Nam, mà bị nhiều người xem là đầy rẫy chất liệu mafia, nguồn cơn thật dễ hiểu là các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chỉ có thể tồn tại được với điều kiện được một cấp rất cao - thậm chí cấp Bộ Chính trị - bảo đảm cho các hoạt động của chúng.

Công cuộc ‘đấu tranh tư tưởng có vùng cấm’ như thế đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng liệu có thật Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… không biết gì về những trang mạng vừa nặc danh vừa mạo danh này, hay biết nhưng vẫn ngầm che chắn và toa rập. Thậm chí có dư luận còn cho rằng chính những chóp bu đó của Việt Nam đứng đằng sau và ‘bảo kê’ cho những trang mạng này.

Có móc ngoặc với Chân Dung Quyền Lực ?

Không chỉ đánh phá nhân quyền, chủ đề mang tính đấu đá nội bộ cũng đã trở thành một nội dung chính của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.

trang5

Trang đầu của nguyentandung.org (ngày 15/03/2019)

Không thiếu dấu hiệu và biểu hiện cho thấy những trang mạng này nhiệt tình ủng hộ vài ba ủy viên bộ chính trị này, trong khi lại tìm cách nói xấu vài ba ủy viên bộ chính trị khác. Khoảng thời gian cuối năm 2015 và trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền là một thời đoạn xung khắc và múa lưỡi nổi bật như thế.

Vào những năm 2014 và 2015, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tung hô không tiếc lời Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư tại Đại hội 12, thậm chí còn cho rằng Dũng là ‘Putin Việt Nam’, trong khi đăng tải một số bài ‘dìm hàng’ Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh và Nguyễn Xuân Phúc.

Đó cũng là thời gian xuất hiện một quả bom tấn về đấu đá nội bộ : trang mạng Chân Dung Quyền Lực. Tuy không đến mức như Chân Dung Quyền Lực khi đăng tải rất nhiều chi tiết về tài sản cá nhân và nhóm lợi ích của một số quan chức chóp bu như Nguyễn Xuân Phúc, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ tỏ ra không thích và tìm cách đánh lén những quan chức bên đảng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và nhóm ‘thân đảng’ như Nguyễn Xuân Phúc.

Một dấu hỏi rất lớn : liệu có mối tương tác hữu cơ nào giữa các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ với Chân Dung Quyền Lực ?

Dấu hỏi trên có thể còn có giá trị cho đến ngày nay và cả trong tương lai không quá xa.

Phe cánh chính trị nào ?

Sau khi Nguyễn Tấn Dũng ‘không còn nữa’, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ lại có một ‘chủ soái’ mới : Trần Đại Quang - từ một viên tướng bộ trưởng công an dời ghế về văn phòng chủ tịch nước. Trong suốt một thời gian khá dài, Trần Đại Quang đã được các trang mạng này tung hô và PR gần như Nguyễn Tấn Dũng, tuy giọng điệu có vẻ ‘hàng hai’ hơn khi bắt đầu ‘nâng hàng’ đối với những nhân vật mới nổi là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và cả Nguyễn Xuân Phúc.

trang6

Trang đầu của trandaiquang.org (ngày 15/03/2019)

Còn giờ đây, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ vẫn ung dung tồn tại. Chỉ có sự khác biệt duy nhất là sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, trang trandaiquang.org cũng ‘chết’ theo.

Nhưng những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn lại đã chẳng mấy tiếc thương kẻ đã quá cố mà có vẻ đã tìm ra những chủ mới sau Dũng và Quang : Lâm và có thể cả Trọng.

Tuy nhiên, chính trị chẳng có gì là vĩnh viễn, hay thói trở cờ quay ngoắt vẫn là một đặc tính muôn thuở của chủ nghĩa cơ hội cộng sản. ‘Phe cánh chính trị’ - một khái niệm đã trở nên đậm đặc và nổi bật trong nội bộ đảng kể từ năm 2012 khi bắt đầu diễn ra cuộc xung đột không khoan nhượng giữa Nguyễn Phú Trọng - Trương Tấn Sang với Nguyễn Tấn Dũng, đã và đang luôn đặt dấu hỏi với động cơ và hành xử của những nhóm quyền lực - lợi ích mới nổi lên sau Đại hội 12 : đó là những phe cánh chính trị nào ?

Theo đó, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cũng rất có thể nằm trong quỹ đạo phe cánh chính trị, quay quắt và sẵn sàng ‘đâm dao sau lưng’ khi có cơ hội.

Cơ hội đó sẽ đến một khi nổ ra ‘đảo chính cung đình’. Cơ hội đó sẽ thuộc về các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’, dẫn dắt và hướng lái dư luận để phục vụ cho những nhân vật chính trị bất ngờ chiếm ghế khi đó. Cũng khi đó, những trang mạng này sẽ hiện nguyên hình với tên riêng chứ chẳng cần mượn danh lãnh đạo nào nữa.

Nếu trandaiquang.org mà còn phải ‘chết’ thì đến khi đó, chẳng có gì bảo đảm là nguyenphutrong.org và cả nguyenxuanphuc.org sẽ không chết theo. Chết theo đúng nghĩa đen.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/03/2019

Published in Diễn đàn

Sau khi vụ ‘Trương Duy Nht mt tích Bangkok’ xy ra được hai tun và t đó đến nay, đã hin ra nhng du hiu mà qua đó có th gián tiếp xác nhn chính quyn Vit Nam liên đi v này.

tdn1

Trương Duy Nht trong mt cuc phng vn vi Đài Á Châu T Do, 31 tháng Năm, 2016. (Hình : RFA Vietnamese)

Thanh minh cho ‘đảng ta’

"Đi tìm chân dung Trương Duy Nht, k cơ hi !" là ta đ lot bài viết ca tác gi Hng Hà gi cho mt s trang mng xã hi. Trong bài viết này, tác gi tp trung m x mi quan h gia Trương Duy Nht và Vũ ‘Nhôm’, cùng hot đng của ông Nht thi còn là đi din thường trú ca báo Đi Đoàn Kết ti Đà Nng và yếu t phe phái chính tr ca Trương Duy Nht, đc bit nhn mnh ông Nht là ‘đ’ ca bí thư thành y thi đó là Nguyn Bá Thanh.

Cùng thời đim bài viết ca Hng Hà, đã lan truyền mt lung dư lun cho rng Trương Duy Nht ‘dính’ vi ông Đinh Đc Lp - cu tng biên tp báo Đi Đoàn Kết và Vũ ‘Nhôm’ trong v Vũ ‘Nhôm’ ‘gom’ đt vàng t tr s ca t báo này, và sau tết nguyên đán 2019 s có mt chiến dch bt b đi vi ‘mt số nhà báo ln’. Không có nhiu du hiu cho thy lung dư lun này là do suy đoán hay được khng đnh bi mng xã hi, trong khi khá nhiu ý kiến li cho rng lung dư lun này - vi khá nhiu chi tiết c th và mang tính điu tra v mi quan h Trương Duy Nhất - Vũ ‘Nhôm’- hn phi xut phát t ni b đng ; và thm chí, đây là mt lung dư lun được c ý tung ra vào thi đim này, khi Trương Duy Nht ‘mt tích’, nhn mnh vic ông Nht nếu có b bt thì cũng chng có gì oan sai bi Nht b liên đi trách nhiệm hình s trong v án Vũ ‘Nhôm’.

Cách đặt vn đ, dn dt ca tác gi Hng Hà là khá ging vi nhiu bài viết ca nhng tác gi được xem là dư lun viên phe ‘l đng’ và phe ‘Ba X’ v ch đ ni b và đu đá ni b, được đăng ti trên mt s trang mng xã hội mà không phi là báo nhà nước. Và cũng như mt s tác gi ‘ni b’ khác, Hng Hà rt có th ch là mt bút danh ca mt người mun n danh, mun li dng mng xã hi đ dư lun được ‘rng đường tham kho’, hoc thc tế hơn mun hướng lái dư lun vào tính ‘chính nghĩa’ của mt phe cánh chính tr nào đó nhm trit cho được mt phe khác trong ni b Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài "Đi tìm chân dung Trương Duy Nht, k cơ hi !" ca tác gi Hng Hà là có th đoán trước được, và đó là mt bài viết - như mt du hiu - cn được ch đi xut hin. Bi đơn gin là nếu chính quyn Vit Nam không dính líu đến v Trương Duy Nht - có th b ‘mt tích’ hoc b bt cóc ti Bangkok hay mt nơi nào đó ngoài biên gii Vit Nam, đã chng hin ra bài viết nào ca tác gi Hng Hà nhm thanh minh cho ‘đảng ta’ như mt loi phn ng nhanh nm trong ch trương ‘ch đng thông tin đi ngoi’, mà hn là B Chính tr đng cùng các cơ quan giúp vic cho nó đã ‘rút kinh nghim sâu sc’ t v ‘bt cóc Trnh Xuân Thanh’ Berlin vào tháng 7 năm 2017, để làm sao trong lúc vn gi được quan đim ‘hy sinh đi ngoi đ x lý đi ni’ thì vn làm cho ‘uy tín Vit Nam không ngng nâng cao trên trường quc tế’.

Nhưng tàn tích thi ‘hu Quang’

Cho tới nay, Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ vn ca đi hết ‘mười tám tng đa ngc’. Nhng phiên tòa ni tiếp nhau được m ra, vi nhng mi dính líu mi v tham nhũng và nhng ti danh mi vn tiếp tc bt ‘ca thiên tr đa’ đi vi đi gia tng làm mưa làm gió di đt min Trung và c Sài Gòn.

Những ‘tầng đa ngc’ mi, sâu thm hơn và th hin ‘tình đng chí’ mc đ thê thm hơn, tiếp tc hin ra sau khi mt quan chc cao cp được đn đoán là ‘chú ca Trn Đi Vũ’ (hàm ý Vũ ‘Nhôm’) là Ch tch nước Trn Đi Quang b đt t đy nghi vn vào tháng 9 năm 2018. Ít tháng sau, hai viên tướng th trưởng B Công an có dính líu ti Vũ ‘Nhôm’ là Bùi Văn Thành và Trn Vit Tân đu phi ra tòa, tuy mc án b dư lun xem là ‘nh hu’ và khiến cho cái gi là ‘cán cân công lý xã hi ch nghĩa’ càng thêm sp gãy.

Nhưng Bùi Văn Thành và Trn Vit Tân có phi là nhng cái đuôi cui cùng thi ‘hu Quang’ b chiến dch hi t ca Nguyn Phú Trng cht đt ? Liu sau đó còn nhng k nào khác ?

Cái gì đã được d đoán thì đã và s xy ra trong mt sm mt chiu. Cái thc tế tàn nhẫn ‘cá ln nut cá bé’ hay trn tri hơn na là ‘đánh rn phi đánh dp đu’ - như chính mt s cm tình viên ca Nguyn Phú Trng đã tng hô hào thng tut và hiếu thng như thế - đã và s còn xy ra vi ‘phe cánh chính tr’ ca k đã tr thành người thiên cổ. Không ch ‘thay máu’ B Công an bng đ án ‘tái cơ cu’ vào đu năm 2018, trong đó xóa b toàn b các tng cc ca b này trong khi vn gi nguyên các tng cc ca B Quc phòng, chng có gì chc chn là tân ch tch nước Nguyn Phú Trng s không chặt nt nhng cái đuôi còn li ca mt thi ăn ung x láng, lng hành và kiêu binh.

Trong khi đó, xảy ra v ‘Trương Duy Nht mt tích Bangkok’…

Cứ nhìn vào cái cách mà blogger Người Buôn Gió đt nhiên sôi sc và còn có v như hn hc trên din đàn mạng xã hi vi hàng loi bài viết v v Trương Duy Nht, có th hình dung ra v vic này không h đơn gin như cái cách mà mt s dư lun ‘đnh hướng’ rng Trương Duy Nht có th b áp vào ti danh kinh tế trong v án Vũ ‘Nhôm’.

Mà phải là cái gì đó ln hơn thế, hơn nhiu hoc hơn thế rt nhiu.

Một bí mt ghê gm ?

Đang xuất hin nhng nghi ng v vic Trương Duy Nht, nếu qu thc b bt cóc bi Tng cc 2 (tình báo quân đi) như mt cáo buc (chưa được kim chng) ca Người Buôn Gió, thì rt khó có th chỉ do vic ông Nht nm gi nhng bí mt kinh doanh ca Vũ ‘Nhôm’ mà b bc cóc, bi cơ quan điu tra Vit Nam sau khi bt được Vũ ‘Nhôm’ đã khai thác tình báo viên này đến mc khó mà còn bí mt nào.

Mà hẳn Trương Duy Nht phi nm gi mt bí mt ghê gm nào đó và đụng chm đến quyn lc chính tr hoc li ích kinh tế ca mt phe cánh chính tr nào đó trong đng, cái bí mt mà nếu Trương Duy Nht tung ra công khai thì có th giết chết tươi mt s quan chc nào đó… Và suy cho cùng, đó phi là mt bí mt mang tính sinh tử khiến cho nhóm quan chc này phi mt ln na, bt chp v bc cóc Trnh Xuân Thanh mà đã gây ra cơn đa chn an ninh - tình báo và kéo theo cuc khng hong ngoi giao lan rng t Đc sang Slovakia và c mt phn khi Liên minh châu Âu, ‘liều mình như chng có’ đ t chc thêm mt v bt cóc na, ln này trên đt Thái.

Bí mật ghê gm đó, nếu có, là gì ?

Cần nhc li, lnh truy nã đu tiên ca B Công an đi vi Vũ ‘Nhôm’ vào cui tháng 12 năm 2017 không phi là ti danh kinh tế, mà ‘c ý làm l tài liu bí mt nhà nước’.

Có một li suy đoán, hoc có th được hiu như li dn dt rt thiếu thuyết phc ca blogger Người Buôn Gió : trong lot bài viết ca mình, blogger này cho rng s dĩ Th tướng Phúc phi ch đo cho Tng cc 2 c hn mt đi đc nhiệm 10 người sang Thái Lan đ bt cóc Trương Duy Nht là do Nht nm được nhng v bê bi ca Nguyn Xuân Phúc vào thi ông Phúc còn làm vic tnh Qung Nam. Vì nếu qu thc vào thi đó mà Nguyn Xuân Phúc ‘có vn đ’, thì mc đ bê bi ca nó chng ăn thua gì so với rt nhiu dư lun đn đãi v tai tiếng ca ông Phúc khi ông ta là phó th tướng và t sau đó đến nay tr thành th tướng.

Dường như c Người Buôn Gió, tác gi Hng Hà và mt lung dư lun cho rng Trương Duy Nht ‘dính’ Vũ ‘Nhôm’ đu ch ý né tránh cái bí mật ghê gm mà có th đã khiến Trương Duy Nht phi ‘mt tích’ Bangkok.

Ba tuần sau v ông Nht b mt tích Bangkok, bt đu xut hin vài tin tc mơ h v ‘Trương Duy Nht đã có mt Vit Nam’, nhưng không phi t các cơ quan ‘có trách nhiệm’ hay báo chí ca Vit Nam, mà ch t nhng facebooker ‘l đng’ và có mi quan h gn gũi vi công an.

Vụ Trương Duy Nht cũng vì thế đã không còn mang phm vi cá nhân ca blogger này mà đang tr nên ‘quc tế hóa’ - theo nghĩa đen và theo c nghĩa bóng, tức đang lôi kéo s tham gia và xung đt ca ít nht hai phe phái trong ni b đng, chng khác gì hu v bt cóc Trnh Xuân Thanh.

Nguồn tin hay gián đip ?

Sau cáo buộc ca Người Buôn Gió v ‘Tng cc 2 bt cóc Trương Duy Nht’, người ta vn đang chờ đi blogger này có trưng ra được bng chng nào đ sc thuyết phc hay không.

Trong khi đó, phe ‘bảo v đng’ cũng đang ráo riết công b thông tin và dn dt dư lun v mi quan h tay ba Vũ ‘Nhôm’ - Người Buôn Gió - Trương Duy Nht, và rng Người Buôn Gió thc cht là người thuc v mt phe cánh trong ni b đng…

Không phải cho lúc này mà trước đây nhiu tháng, hn phe ‘bo v đng’ đã rt mun truy xét mt ch đ cc kỳ nhy cm : ngun tin. Hay còn mang mt khái nim khác : gián đip.

Với quá nhiu thông tin cc mt ca ni b gii quan chc, cng thêm cách mô t chi tiết v cuc bt cóc Trương Duy Nht ca Tng cc 2 c như th người trong rut ca Người Buôn Gió, không ch phe ‘bo v đng’ mà rt nhiu người khác đã tò mò v vic Người Buôn Gió, nếu không phi bi trí tưởng tượng quá sc phong phú, ly đâu ra nhng tin tc đó ?

Bức tranh mt v án ‘truy bt gián đip ni b’ đang dn hin hình trên bình din ‘an ninh quc gia’ trong ni tình Đảng cộng sản Việt Nam

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 19/02/2019

Published in Diễn đàn

Ngày 4/10/2017, Hội nghị Trung ương 6 của đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Theo truyền thông trong nước, hội nghị này sẽ bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, dân số, y tế, và không thể thiếu vấn đề nhân sự nội bộ đảng.

chong0

Những thanh củi đã và đang được đưa vào lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ luật quá nhẹ

Trước thềm Hội nghị Trung ương 6 của đảng cộng sản Việt Nam, một loạt "đại án" tham nhũng được đem ra xét xử, nhiều bị can bị bắt giữ thêm và hàng loạt quan chức các cấp bị kỷ luật đảng vì nhiều sai phạm, trong đó có bí thư thành ủy và chủ tịch thành phố Đà Nẵng.

Theo nhà văn Nguyễn Nguyên Bình – một cán bộ đã nghỉ hưu, vấn nạn tham nhũng đã có hàng chục năm nay, gây bức xúc trong nhân dân và giới lão thành cách mạng, gây nên nhiều hệ lụy cho đất nước. Bà Nguyên Bình cho rằng, để chống tham nhũng cần phải đạt được ít nhất hai mục tiêu. Thứ nhất, là phải trừng phạt được những quan chức tham nhũng và thứ hai, là phải thu hồi được số tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Tuy nhiên, bà đánh giá cả hai mục tiêu này cho đến nay đều không đạt được :

"Một là những hình thức kỷ luật các ông ấy là quá nhẹ, thậm chí về mặt đảng thì cũng chưa ai khai trừ đảng. Đáng lẽ những tội ấy phải chịu trách nhiệm hình sự và truy tố thì không thấy ai bị truy tố cả. Thế thì những cái ấy không có tác dụng răn đe gì cả, những người chưa tham nhũng thì họ cũng chẳng sợ. Cái thứ hai là tịch thu tài sản mà họ đã tham nhũng, thì chưa thấy báo chí nói đã tịch thu đồng nào để đưa vào ngân sách cả".

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết, nguyên trưởng ban Dân vận của đảng cho rằng, các cơ quan chống tham nhũng của Đảng được lập ra và hoạt động không dựa trên bất cứ cở sở pháp lý nào ; công cuộc chống tham nhũng là "đánh trống bỏ dùi", "nửa vời" :

"Phải thay đổi cơ cấu, cơ chế về luật pháp, phải có tòa án độc lập, phải thật sự có một ngành công an tài đức dụng, thì mới chống tham nhũng được. Còn nhà báo viết bài chống tham nhũng thì bị bỏ tù thì làm thế nào chống tham nhũng được".

Bà Nguyên Bình nhận định, cuộc chiến chống tham nhũng hay kỷ luật trong nội bộ đảng có liên quan đến sự đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe cánh trong đảng, đặc biệt được sử dụng trong các hội nghị trung ương :

"Anh nào cũng tham nhũng, nhưng mà không phải phe của mình thì mới chống, mới đánh. Ví dụ một vụ rất lớn là vụ thuốc giả ở Bộ y tế làm ảnh hưởng cộng đồng thì chưa thấy nói gì cả. Trong khi đó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh chỉ vì tội dùng bằng giả và một số tội khác, chẳng biết tội ai nặng hơn ai, nhưng mà ông Xuân Anh lại bị đánh".

chong2

Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, ngày làm việc thứ 2, hôm 5/10/2017 tại Hà Nội. Courtesy of chinhphu.vn

Theo bà Nguyên Bình, kết quả của Hội nghị Trung ương 6 lần này khó dự đoán, bởi đây là sự cạnh tranh về quyền lực và lợi ích giữa các phe, chứ không phải về vấn đề tư tưởng và quan điểm :

"Trước kia, trong nội bộ cấp cao của đảng cũng có một vài phe phái, nhưng người ta cảm nhận được nó rõ và nó ít thôi. Và cái sự đấu tranh của người ta cũng còn kín đáo, thế nhưng đến gần đây thì tôi cảm nhận là cò rấ nhiều phe và họ đấu tranh với nhau có vẻ cũng lộ liễu. Nhưng mà cũng như dân gian nói là không biết mèo nào cắn miểu nào ? Có người họ nói phe này mạnh, có người nói phe kia mạnh. Có người lại nói anh này trước ở phe này nhưng giờ lại chạy sang phe kia. Có nhiều biến đổi nên khó dự đoán".

Kịch bản thỏa hiệp

Tuy khó dự đoán về kết quả, nhưng theo nhà văn Nguyên Bình, có một kịch bản thỏa hiệp giữa các phe trong nội bộ đảng có thể sẽ diễn ra trong hội nghị lần này :

"Thường thường, bao nhiêu cuộc đấu tranh thì nó cứ đấu tranh đến đoạn lưng chừng thì lại thỏa hiệp, từ trước đến nay chưa có cuộc đấu tranh nào đến nơi đến chốn cả. Hai bên đánh nhau như là giết nhau đến nơi, nhưng rồi lại thỏa hiệp thì chịu, không thể dự đoán được".

Trước Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Trung – cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, đã có một bản kiến nghị cải cách chính trị gửi tới các lãnh đạo cấp cao của Đảng. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận định, nếu như đảng cộng sản không "tỉnh ngộ", nghe theo các kiến nghị cải cách về thể chế, chính trị, pháp luật, xây dựng xã hội dân sự thì sẽ "mua dây buộc mình", mất lòng tin của người dân. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai không tin rằng hội nghị này sẽ lắng nghe những ý kiến như của ông Nguyễn Trung :

"Cho nên có người hoan nghênh Nguyễn Trung, nhưng cũng có người người chê, nói ông tầm phào, không thấy sự thật. Nhiều cán bộ lão thành cách mạnh, kể cả cưu ủy viên bộ chính trị nói với tôi rằng ‘nói với họ như nói với đầu gối’ họ không có nghe đâu".

Trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước như chiếc lò đang nóng hừng hực với công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, sự cạnh tranh trong nội bộ đảng, bên cạnh là những yếu tố về kinh tế, quan hệ ngoại giao với Đức và EU, theo bà Nguyên Bình đánh giá, những điều này tác động xấu đến tình hình đất nước :

"Bởi vì tình hình đất nước đứng trước hai nguy cơ, một là kinh tế tụt hậu, hai là nguy cơ ngoại xâm. Nhưng họ không tập trung giải quyết hai nguy cơ đấy mà lo tranh quyền đoạt lợi lẫn nhau thì làm sao mà không ảnh hưởng đến đất nước".

Bà Nguyên Bình nhắc lại đề nghị từng được nhiều người đưa ra là để chống được cả ngoại xâm và tham nhũng, Việt Nam cần phải dân chủ hóa đất nước, đổi mới chính trị, tôn trọng sự đa nguyên, áp dụng tam quyền phân lập, và thực sự tôn trọng các quyền của công dân.

Phóng viên RFA, Hà Nội

Nguồn : RFA, 10/10/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 09 septembre 2017 12:06

Những tháng u ám cuối năm

Năm 2017 đang đi vào những tháng cui. Tình hình ni bt là có nhiu vn đ cn gii quyết rõ ràng minh bch, khi có cuc hp Quc hi cui năm đ tng kết năm nay và chun b năm 2018, đc bit là có cuc hp Trung ương VI gia nhim kỳ s hp trong vài tuần.

uam1

Vit Nam thì ngay c Tết c truyn cũng b "chính tr hóa", và Hà Ni cũng không phi là ngoi l.

Tình hình kinh tế tài chính ngày càng khng hong nghiêm trng chưa tng có.

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc nói đến "sp đ tài khóa quc gia", khi thu không đ chi, ngân sách thâm thng, phi đưa ra nhiu th thuế mi, thuế VAT, thuế đt phi nông nghiệp, thuế BOT giao thông rng khp, vét no tn đáy túi đến cn kit ca giai cp trung lưu và dân nghèo. Qu an ninh được ưu đãi, vy mà ph cp mi ngày cho mt tên ch đim, canh gác rình rp quanh các chiến sĩ dân ch, đã phi gim, t 500 ngàn đng mi ngày xuống 300 ngàn (cp thành ph), t 300 xung 100 ngàn (cp qun), và xóa b hn cp xã phường. Các chiến sĩ dân ch cm thy d th hơn.

u cao thuế nng là li kêu than khp nơi. Vượt qua thi trước, người dân hin chu đến 424 li thuế trc thu, gián thu, đến mc mt đi biu quc hi phi kêu lên là 1 qu trng đến tay người tiêu dùng phi qua 18 loi thuế, phí.

Công cuộc chng tham nhũng, con nga chiến ca ông Tng Trng, bng nhiên ht hơi, vi 12 đi án khó lòng kết thúc như đã hn. Vì mi vụ là khối bòng bong, do thi gian dài, quá nhiu h sơ, tài liu, thng kê tht gi khó xác minh, liên quan quá nhiu quan chc viên chc cũ, mi, đã thuyên chuyn hay chết. Riêng v án Hà Văn Thm – Ngân hàng Đi Dương, đã có 750 nhân chng, 50 lut sư, một núi tài liệu. Chưa biết x đến bao gi.

Vụ đi án Petro Vietnam ly kỳ nht, to ln nht, li mc ngn. Có cho Trnh Xuân Thanh xut hin trước tòa ? Ông Trng rt mong tr ti k đã ngo mn tuyên b "ra đng vì không còn tin tng bí thư", li s trước tòa Thanh sẽ khai tung hê ra tt c các quan tham chia chác ra sao thì còn gì là mt mũi ca chế đ.

Mà giam riêng cách ly mãi Thanh, không cho gặp b, con, bn bè, lut sư thì phm lut vì "nghi can ch b coi là có ti, mt t do sau khi Tòa tuyên án". Chẳng l th tiêu Thanh thì ăn nói ra sao vi dân, vi thế gii ?

Vừa qua Hà Ni đã c th trưởng ngoi giao sang Berlin hòng xoa du, hòa gii vi phía Cộng hòa liên bang Đc nhưng không thành. Phía Đc gi vng yêu cu đưa Thanh tr li Đc, còn bt bình khi Hà Ni không nhận ra sai trái bt cóc người trên đt Đc, không biết xin li. H da s trng pht tiếp, khó lòng khi Liên Âu thông qua Hip ước t do mu dch đã ký vi Vit Nam. T nay, khó lòng các lãnh đo và quan chc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam s sang thăm, làm vic vi 27 nước Liên Âu, trong mt thi gian khá dài, cho đến khi chu nhn sai lm và xin li.

Hội ngh APEC sp đến do Vit Nam đăng cai rt có th nht nho b bàng do uy tín quc tế gim sút, trong lúc v doanh nhân Trnh Vĩnh Bình nếu thng kin ti Tòa Trong tài Quốc tế sẽ làm cho uy tín ca Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam st m thêm khá nng, các nhà đu tư e ngi và rút lui, khó lòng quay li.

Điều làm u ám m đm thêm bu không khí chính tr trong nước là cuc đu đá gia các phe phái trong đng khi cuc Hi ngh trung ương VI sắp khai mạc. Bao gi vn đ nhân s cũng ni lên quyết lit.

Ông Tổng Trng có còn chc v Tng bí thư đến năm 2021 ? khi ông đã 73 tui, sc yếu, tư duy còm cõi, nhưng vn nuôi o tưởng kiêm Ch tch nước !

Ông đang tự tin sau khi loi được người đng chí thù địch Ba X, t cho là không ai thay mình được. Nhưng ông cũng b chê trách rt nhiu, rt nng, tiêu biu là Giáo sư Tương Lai tuyên b dt tình vi cái đng lc hu, ù lỳ, mê mui ca ông tng Trng, không còn tư cách và kh năng đng đu đng và chế đ.

Trong Bộ Chính Tr, ai s đi, ai s , ai s vào, cũng là chuyn đu tranh gay gt gia các phe phái. Ông Đinh Thế Huynh đã b loi do sc khe. Ông Đinh La Thăng đã b loi do k lut. Ông Nguyn Văn Bình, y viên B chính tr, trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Thống đc Ngân hàng Nhà nước có th b khai tr khi đng đ ra hu tòa. Ông Trng đang cng c phe cánh ca mình cùng ông Trn Quc Vượng, mt cn thn tin cn. Ông Trn Đi Quang tri qua mt cuc n mình hơn mt tháng không có li gii thích, b phe ông Trọng lt ty ăn gian 6 tui, nay đã 68 tui nhưng t khai 61, khó lòng tn ti nguyên chc. Phe cánh ông Ba X trong Quân đi, Công an, Ngân hàng, min Nam có th đng lot ni dy phn kích, làm cho tình hình có th xáo trn mt thi gian.

uam2

Trong Bộ Chính Tr, ai s đi, ai s , ai s vào, cũng là chuyn đu tranh gay gt gia các phe phái.

Chưa bao giờ tình hình chính tr trong nước li chia r, u ám, m đm, bp bênh như nhng tháng cui năm nay. Cái yếu nht ca chế đ chính tr hin nay là nn tham nhũng tràn lan đến cc đim, phân phi thu nhp cc kỳ bt công, đa s nhân dân sng trong nghèo đói, lo âu, môi trường khó th, xã hi bt an tt bnh, giáo dc lc hu, y tế b rc. Điu nguy him chết người là B Chính tr quyết tâm duy trì mt ước Thành Đô t nguyn chu s đô h ca chế đ Bc thuc ô nhc mà không sao thóat ra ni.

Rõ ràng những tháng cuối năm nay chế đ đc đng toàn tr s phơi bày thêm bn cht thi nát, tham ô, hn lon, quay lưng li vi nhân dân, biu din nhưng cnh đu đá tàn bo vi nhau đ tranh ăn, tranh chc.

Đây cũng là dịp tt hiếm có đ nhân dân, anh ch em trí thc, tui tr, lao đng, nông dân mt đt, các doanh nhân t do va và nh, các đng viên cơ s không quyn lc, thành viên các tôn giáo, các sĩ quan quân nhân Quân đi và Công an có lương tâm cùng nhau tâp họp, đu tranh ôn hòa nhưng quyết lit, rũ b mi thế lc đen ti, li thi đã lng hành hơn 70 năm qua, m ra k nguyên mi dân ch, văn minh, đc lp, t do, đi vi thi đi tiên tiến ngay nay.

Đó là thế cùng tt biến, mt quy lut ph biến ca tạo hóa, trong thiên nhiên cũng như trong cuc sng xã hi. Nước đun đến đ nào đó s sôi. Nước sông lên đến mc nào thì v đê, ngp lt. Gió mnh đến mc nào s thành bão. Con người có tư duy lành mnh biết phân bit đúng sai, phi trái, khi thi thế hiểm nghèo, luôn tự tìm ra cho mình con đường đến t do, hòa bình và hnh phúc.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 09/09/2017

Published in Diễn đàn