Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/10/2021

Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP : ai được ai không ?

Katsuji Nakazawa

Các doanh nghip Đài Loan tìm s giúp đ ca Vit Nam đ gia nhp CPTPP trước lo ngi v Trung Quc

VOA, 04/10/2021

Mt hip hi các doanh nghip Đài Loan Vit Nam s trình mt văn bn lên chính ph Vit Nam vào ngày 4/10 đ yêu cu quc gia Đông Nam Á ng h n lc ca quc đo nhm tham gia Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong lúc lo ngi vic Trung Quc s tr thành mt thành viên ca hip đnh này.

cptpp1

Các đi din thành viên ca Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ti l ký kết Chile hôm 3/8/2018. Các doanh nghip Đài Loan đang tìm s ng h ca Vit Nam đ gia nhp hip đnh này.

Trích dn bn tin ca CNA bng tiếng Quan Thoi, Taiwan News  và Focus Taiwan  cho biết quyết đnh tìm s ng h ca chính ph Vit Nam được đưa ra sau khi khong 200 thành viên ca Hi đng Phòng Thương mi Đài Loan Vit Nam (CTCVN) gp mt trc tuyến hôm 30/9.

Sau khi Đài Loan công b hôm 22/9 rng quc đo này đã đ đơn xin gia nhp CPTPP, hip hi này đã ly ý kiến ca các doanh nghip thành viên Vit Nam và tho ra mt đ ngh đ trình lên B Công Thương Vit Nam, thông qua Din đàn Doanh nghip Vit Nam, mt kênh đi thoi chính sách gia chính ph Vit Nam và cng đng doanh nghip, theo giám đc điu hành CTCVN.

Trước đó vào ngày 16/9, Trung Quc cho biết rng B trưởng Thương mi nước này đã np đơn đ nn kinh tế ln th 2 thế gii xin gia nhp hip đnh thương mi t do, hin đang được xem là mt đi trng kinh tế quan trng đi vi nh hưởng ca Trung Quc trong khu vc.

Đài Loan đã bày t lo ngi  v quyết đnh np đơn xin tham gia ca Trung Quc. Trong khi đó Trung Quc, nước luôn tuyên b Đài Loan là lãnh th ca h, cho biết h s không hài lòng nếu Đài Bc được phép tham gia hip đnh trước Bc Kinh.

Vit Nam là mt trong 11 thành viên ca CPTPP, được ký kết ti Chile vào tháng 3/2018 sau khi Tng thng Donald Trump rút M ra khi hip đnh tin thân TPP, tng là trng tâm trong chiến lược xoay trc sang Châu Á ca Tng thng Barack Obama, ngay khi lên nhm chc vào tháng 1/2017.

Vit Nam cho biết "sn sàng chia s thông tin, kinh nghim ca mình vi Trung Quc v vic tham gia Hip đnh này", theo người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng cho phóng viên biết ti cuhp báo thường k Hà Ni hôm 23/9. Bà Hng nói rng CPTPP "là mt Hip đnh Thương mi t do m vi các cam kết toàn din nhm thúc đy hp tác kinh tế - thương mi gia các nn kinh tế thành viên".

Cũng ti cuc hp báo khi được hi v phn hi ca Hà Ni trước thông tin Đài Loan thông báo gia nhp hip đnh này, bà Hng cho biết rng "Vit Nam s tham vn cht ch vi các thành viên CPTPP khác v các đ ngh tham gia Hip đnh này".

Các thành viên khác ca CPTPP bao gm Canada, Australia, Brunei, Chile, Nht Bn, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.

Điu quan trng đi vi Đài Loan là nhn được s ng h ca Vit Nam vì đây là mt thành viên ca CPTPP, Giám đc điu hành CTCVN, Chen Chia-cheng, được Taiwan News và Focus Taiwan trích dn cho biết.

Các doanh nghip ca Đài Loan đã đu tư sâu vào nhiu lĩnh vc ca nn kinh tế Vit Nam. Theo Taiwan News, các công ty Đài Loan hot đng trong lĩnh vc dt may, giày dép, đ ni tht và nông nghip, cũng như ngành công nghip đin t.

Ông Chen cho biết rng vic Đài Loan tr thành thành viên trong hip đnh này s làm sâu sc hơn na quan h hp tác gia nước này và Vit Nam. Theo đó, các doanh nghip Đài Loan ti Vit Nam s có kh năng tiếp cn tt hơn các ngun lc Đài Loan và do đó s cng c v trí ca h trong chui cung ng. Giám đc điu hành ca CTCVN còn được trích dn nói rng Vit Nam và Đài Loan chia s liên kết sâu rng v công ngh và chui cung ng.

**********************

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP

Katsuji Nakazawa, Nghiên cứu quốc tế, 01/102021

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và "tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc".

cptpp1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chơi trò bắt chẹt Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bằng cách nộp đơn gia nhập một khối thương mại CPTPP hiện do Nhật Bản chủ trì sớm hơn dự kiến. (Nikkei dựng phim / AP / Wataru Ito / Văn phòng Tổng thống Đài Loan)

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên "nền tảng chính trị chung" đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói.

Ông Tập đã không gửi điện mừng khi bà Thái Anh Văn của Đảng Dân Tiến vốn ủng hộ Đài Loan độc lập giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Đài Loan, cũng như khi người tiền nhiệm của ông Chu được bầu làm chủ tịch Quốc Dân Đảng.

Việc gửi điện mừng được thực hiện ngay sau khi Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, cách nhau chỉ một tuần.

Đột nhiên, những con sóng ở eo biển Đài Loan trông như dâng cao hơn.

Cơn bão chính trị đã ập vào Nhật Bản. Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP, 10 thành viên khác của khối đang trông chờ vào vai trò lãnh đạo của Tokyo. Nhật Bản sẽ phải đóng vai trọng tài trong cuộc chơi kéo co này giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

Năm nay, Nhật Bản đảm nhận vai trò chủ tịch Ủy ban cấp bộ trưởng của CPTPP, cơ quan ra quyết định cao nhất của khối, khiến nước này càng bắt buộc phải đóng vài trò dẫn dắt.

Vấn đề là Nhật Bản đã không chuẩn bị. Sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố hồi tháng 9 rằng ông sẽ không tìm cách tái cử chức chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, qua đó xác nhận rằng ông sẽ từ chức thủ tướng, mọi con mắt ở Nhật đều hướng về phía trong. Khía cạnh chính sách đối ngoại ít được chú ý.

Nhật Bản cũng không ngờ Trung Quốc sẽ chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP trong thời gian Tokyo vẫn là chủ tịch ủy ban của khối, vốn kéo dài đến cuối năm nay.

Dù ông Tập đã nói rõ ý định của mình vào tháng 11 năm 2020 rằng Trung Quốc sẽ "cân nhắc thuận lợi" việc tham gia CPTPP, Nhật Bản nghĩ rằng chuyện này sẽ diễn ra vào năm 2022, sau khi Singapore đảm nhận ghế chủ tịch.

"Có bằng chứng cho thấy Nhật Bản đã bất cẩn", một nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán CPTPP cho biết, chỉ ra một tuyên bố chung cấp bộ trưởng được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban CPTPP vào ngày mồng 1 tháng 9.

Cuối tuyên bố là dòng chữ : "Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban CPTPP sẽ do Singapore chủ trì vào năm 2022".

Đây là điều Trung Quốc muốn nghe.

Câu nói trên cho thấy Nhật Bản thừa nhận là nhiệm kỳ chủ tịch của mình đã kết thúc. Tokyo đã coi việc đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh là nhiệm vụ chính của mình trong thời gian làm chủ tịch ủy ban. Rõ ràng là Nhật đã không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào liên quan động thái của Trung Quốc.

Như đã thảo luận trong chuyên mục này vào tuần trước, Trung Quốc đã có "kế hoạch 300 ngày" để đăng gia nhập CPTPP, cố gắng chặn trước khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden quay trở lại khối.

Sau khi nhìn thấy tuyên bố của Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lập tức bay đến Singapore, chủ tịch Ủy ban vào năm sau.

Sau khi hoàn thành tất cả các thao tác hậu trường cần thiết, Trung Quốc đã chính thức nộp đơn gia nhập TPP với New Zealand, nước lưu chiểu hiệp định. Nhật đã bị qua mặt.

Mỹ và Đài Loan cũng mất cảnh giác.

Chính quyền Biden đang bận rộn với việc thành lập AUKUS, khuôn khổ hợp tác an ninh mới với Vương quốc Anh và Australia. CPTPP không nằm trong tầm ngắm của họ.

Về phần mình, Đài Loan đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập CPTPP và đã hoàn thành bài tập về nhà của mình. Với tất cả các vấn đề pháp lý đã được giải quyết, câu hỏi còn lại là khi nào, chứ không phải là có nên chính thức nộp đơn xin gia nhập hay không. Đơn xin gia nhập sớm đầy bất ngờ của Trung Quốc đã khiến Đài Loan phải làm theo.

Bất kỳ quyết định nào về cách xử lý hai lá đơn xin gia nhập của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không được thực hiện dễ dàng. Cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả các thành viên hiện tại thì mới có thể bắt đầu các cuộc đàm phán với ứng viên mới, cũng như chấp nhận việc ứng viên đó gia nhập khối.

Mỗi thành viên CPTPP có quan hệ khác nhau với Trung Quốc và Đài Loan. Nhưng Nhật Bản, với tư cách là nước chủ tịch năm nay, có trách nhiệm dẫn dắt các cuộc thảo luận khó khăn này hướng tới tương lai.

Do đó, Nhật Bản cần tổ chức một cuộc họp khác của Ủy ban CPTPP vào cuối năm để đánh giá quan điểm và đưa ra lập trường thống nhất cho các nước TPP-11.

Nếu tình hình đại dịch lắng xuống và tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ ở Nhật Bản, đây có thể là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Ủy ban CPTPP trong năm nay. Nhật Bản không nên từ bỏ cơ hội này vì lý do chính trị trong nước, bất kể việc thay đổi lãnh đạo, và hiện vẫn còn quá sớm để bỏ qua cơ hội. Vẫn còn rất nhiều thời gian trước thời điểm kết thúc năm.

Điều quan trọng là Nhật Bản phải đưa ra một logic để ngăn Trung Quốc và Đài Loan mang vấn đề chính trị của họ vào CPTPP.

Chắc chắn, TPP là một khuôn khổ được tạo ra với ý định đằng sau liên quan đến Trung Quốc. Nhưng chủ tịch của khối cần có sự công bằng trong việc chủ trì các cuộc thảo luận.

Một nguyên tắc dẫn dắt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cao của CPTPP. Chỉ ứng viên nào có thể đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy mới có cơ hội tham gia các cuộc đàm phán gia nhập và trở thành thành viên thực tế.

Trước câu hỏi về việc Đài Loan muốn tham gia CPTPP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên : "Chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới, và khu vực Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ tương tác chính thức nào giữa Đài Loan và bất kỳ quốc gia nào khác, kiên quyết bác bỏ việc Đài Loan gia nhập bất kỳ thỏa thuận hoặc tổ chức nào có tính chất chính thức. Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này là rõ ràng".

Nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tên gọi chính thức của Đài Loan tại cơ quan giám sát thương mại có trụ sở tại Geneva này là "Lãnh thổ hải quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ".

Đối với CPTPP, Đài Loan cũng nộp đơn xin gia nhập với tư cách là Lãnh thổ Hải quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ.

Tổng thống Thái Anh Văn đã tweet bằng tiếng Nhật rằng Đài Loan sẵn sàng chấp nhận mọi quy định của TPP và bà muốn những người bạn của Đài Loan ở Nhật Bản ủng hộ nỗ lực này.

Các quan chức chính phủ Nhật đã hoan nghênh tuyên bố của Đài Loan. Trong số đó có Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato và Yasutoshi Nishimura, quốc vụ khanh phụ trách chính sách kinh tế, ngân sách và phục hồi kinh tế.

Lưu ý rằng hiệp định TPP quy định rằng các quốc gia lẫn các vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt đều có thể nộp đơn xin gia nhập, chính phủ Nhật Bản đã giải thích rằng việc Đài Loan gia nhập TPP là điều "khả dĩ" theo hiệp định.

Theo logic này, rào cản duy nhất mà Đài Loan cần vượt qua là đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của khối.

Nhóm làm việc đầu tiên về đơn xin gia nhập của Vương quốc Anh đã được tổ chức trực tuyến hôm thứ Ba. Với tư cách là chủ tịch Ủy ban CPTPP năm nay, Nhật Bản có thể được ghi nhận công lao vì giúp cho đơn xin gia nhập mới đầu tiên của khối kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 có một khởi đầu thuận lợi.

Nhưng vai trò chủ tịch của Nhật Bản vẫn chưa kết thúc. Còn ba tháng nữa trước khi trao ghế chủ tịch cho Singapore, Nhật Bản nên nỗ lực hết sức để vạch ra con đường thích hợp cho sự phát triển trung và dài hạn của CPTPP.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard", Nikkei Asia, 30/09/2021.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 01/10/2021

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Katsuji Nakazawa, Phan Nguyên
Read 520 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)