Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong "vấn đề Đài Loan".

tapcanbinh01

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái), Chủ tịch Ủy bBan Châu Âu Ursula von der Leyen (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chào chia tay sau khi tham dự cuộc họp tại dinh tổng thống Élysée ở Paris. Ảnh : Christophe Licoppe/Ủy ban Châu Âu/dpa

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu.

Tuyên bố này làm dấy lên lo ngại về một môi trường ra quyết định "bị bóp méo" trong vòng tròn nội bộ ngày càng biệt lập của Tập – một môi trường có thể dẫn đến tính toán sai lầm chiến lược thảm khốc.

Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại hơn là thay vì phản ánh những quan điểm cá biệt, tuyên bố của Tập Cận Bình lại được phát triển từ nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về những động cơ đen tối của Mỹ liên quan đến vấn đề mà Bắc Kinh gọi là "vấn đề Đài Loan". Trung tâm của những điều này là một tuyên bố cũ, đã được lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm qua, rằng Washington đang "sử dụng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc".

Quan điểm của Trung Quốc về việc Washington "dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc"

Quan điểm cho rằng Washington đang "sử dụng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc" bắt đầu thu hút sự chú ý ở Bắc Kinh sau Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba (1996), khi Bắc Kinh tiến hành các vụ thử tên lửa để trả đũa chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Đài Loan lúc bấy giờ là Lý Đăng Huy. Quan điểm này được phổ biến bởi Lý Gia Toàn, một chuyên gia nổi tiếng về Đài Loan và là người đã đóng góp cho sách trắng năm 1993 của Đảng cộng sản Trung Quốc, có tựa đề "Vấn đề Đài Loan và sự thống nhất của Trung Quốc".

Thông qua các bài viết của Lý, cùng các học giả và nhà bình luận truyền thông có tên tuổi khác, ý tưởng này nhanh chóng chuyển từ việc giải thích các quyết định của Washington khiến Bắc Kinh tức giận thành một mô hình để hiểu toàn bộ các tính toán của Mỹ liên quan đến điều mà Bắc Kinh gọi là "vấn đề Đài Loan". Nó trở nên đặc biệt phổ biến trong các bài viết của Trung Quốc về chính sách của Washington đối với Đài Loan trong những năm gần đây. Cơ sở dữ liệu thuộc Hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Quốc (CNKI) hiện có hơn 150 bài báo khoa học đề cập đến việc "sử dụng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc" trong cả năm 2022 và 2023. Trong 20 năm trước đó, con số hàng năm hiếm khi vượt quá 50.

Hầu hết các bài viết của Trung Quốc về chủ đề này đều dựa trên một diễn ngôn chung, rằng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Washington đã bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất hoặc đối thủ tiềm năng của mình, và vì mục đích duy trì bá quyền Mỹ, họ muốn lợi dụng "vấn đề Đài Loan" để cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có nhiều cách khác nhau để giải thích chính xác cách mà Đài Loan sẽ được sử dụng cho những mục đích này. Nhiều nguồn trước đây tập trung vào ngăn chặn địa chiến lược và hợp tác quân sự Mỹ-Đài. Nhưng trong những năm gần đây, đã có sự nhấn mạnh hơn vào ngăn chặn ngoại giao và đặc biệt là ngăn chặn kinh tế của Trung Quốc. Cách giải thích này đã đóng vai trò then chốt trong việc định hình quan điểm của Trung Quốc, rằng một cuộc chiến ở Eo biển Đài Loan sẽ có lợi cho chiến lược ngăn chặn của Washington.

Một chủ đề phổ biến trong các diễn ngôn của Trung Quốc về ngăn chặn kinh tế là các hành động "khiêu khích" của Mỹ – chẳng hạn như bán vũ khí cho Đài Loan hoặc cử các thành viên quốc hội đến thăm Đài Loan – là nhằm mục đích kích động Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố hiếu chiến hoặc các cuộc tập trận quân sự trả đũa. Sau đó, Washington sẽ sử dụng các phản ứng của Bắc Kinh để "thổi phồng" "mối đe dọa từ Trung Quốc" nhằm làm tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc, cho phép Mỹ biện minh và kêu gọi sự ủng hộ quốc tế rộng rãi hơn cho các biện pháp gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Trung Quốc.

Một số biện pháp này, như được liệt kê trên các phương tiện truyền thông nhà nước và các bài viết học thuật của Trung Quốc, bao gồm việc nâng cao nhận thức về "rủi ro Trung Quốc" để làm suy yếu mong muốn (làm ăn với Trung Quốc) của các nhà cho vay hoặc nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường kiểm soát thương mại như thuế quan, và xây dựng các liên minh đa phương xoay quanh các biện pháp ngăn chặn kinh tế và công nghệ, chẳng hạn như kiểm soát xuất khẩu nhắm vào Trung Quốc.

Nhưng từ lâu, Trung Quốc đã lo ngại rằng một cuộc xâm lược vào Đài Loan sẽ khiến họ phải chịu các biện pháp ngăn chặn kinh tế và công nghệ khắt khe hơn và được nhiều người ủng hộ hơn.

Ý tưởng này đã được thể hiện rõ ràng nhất cách đây vài năm, trong một bài báo của Thiếu tướng Không quân Trung Quốc đã nghỉ hưu Kiều Lương – người nổi tiếng nhất ở phương Tây với tư cách là tác giả đầu tiên của "Chiến tranh không hạn chế", một cuốn sách thảo luận về cách các biện pháp kinh tế và chính trị có thể trở thành công cụ mạnh mẽ để giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại.

Trong một bài báo năm 2020 có tiêu đề "Chúng ta không nên nhảy theo điệu nhạc của người Mỹ", Kiều đã kịch liệt chỉ trích lời kêu gọi của các nhà bình luận diều hâu Trung Quốc nhằm xâm chiếm Đài Loan ngay lập tức trong lúc quân đội Mỹ còn đang suy yếu do đại dịch Covid-19. Cụ thể, ông lưu ý rằng nếu Bắc Kinh quyết định tấn công Đài Loan trước khi Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành siêu cường hàng đầu, thì phản ứng của Mỹ trên mặt trận kinh tế, chứ không phải các phản ứng quân sự, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Kiều lập luận rằng "ngay khi chiến tranh nổ ra ở Eo biển Đài Loan, Mỹ… sẽ liên minh với các nước phương Tây để cấm vận và trừng phạt Trung Quốc… Trung Quốc sẽ không thể nhập khẩu các nguồn lực mà ngành sản xuất chế tạo của chúng ta cần và không thể xuất khẩu các sản phẩm đã sản xuất ra, đồng thời, thông qua hai trung tâm tài chính lớn ở New York và London, [Mỹ sẽ] cắt đứt nguồn cung vốn của Trung Quốc". Ông nói thêm, trước những biện pháp như vậy, "sự hồi sinh của Trung Quốc có thể không bị tiêu diệt, nhưng nó chắc chắn sẽ khiến con đường phía trước trở nên khó khăn hơn".

Thuyết Đài Loan là công cụ tiếp theo của "chiến tranh ủy nhiệm"

Lời giải thích ở trên – rằng việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan có thể giúp Washington kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc – đã sớm được tiếp nối bởi sự gia tăng các dự báo cho rằng Washington thực sự có thể muốn điều này diễn ra. Giúp thúc đẩy sự thay đổi này là quan điểm phổ biến ở Trung Quốc rằng Chiến tranh Nga-Ukraine là một "cuộc chiến ủy nhiệm" do Washington xúi giục hoặc chí ít là lợi dụng cơ hội để kiềm chế Nga – một ý tưởng được xây dựng dựa trên những cáo buộc khác về xu hướng tham gia vào "chiến tranh ủy nhiệm" của Mỹ.

Đáng chú ý, một bài báo năm 2020 được tái bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho rằng Washington đã tham gia một "cuộc chiến ủy nhiệm" nhẹ nhàng hơn chống lại Trung Quốc thông qua cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ hồi năm 2019-2020 ở Hong Kong, và có những dấu hiệu đáng ngại cho thấy họ sẽ làm điều tương tự thông qua hợp tác quân sự Mỹ-Đài. Khi những thiệt hại cho cỗ máy quân sự của Nga do cuộc kháng chiến được phương Tây hậu thuẫn của Ukraine gây ra được bổ sung bởi các biện pháp trừng phạt, đóng băng tài sản, và các biện pháp kinh tế khác do Mỹ dẫn đầu, các học giả và nhà bình luận Trung Quốc đã kết hợp các câu chuyện về chiến tranh ủy nhiệm và ngăn chặn kinh tế, cho rằng Washington có thể áp dụng chiến lược tương tự đối với Trung Quốc, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây về kinh tế so với Nga, thông qua việc kích động chiến tranh ở Đài Loan.

Điều quan trọng cần lưu ý là các ví dụ cho quan điểm này không chỉ giới hạn ở các diễn đàn trò chuyện, blog dân túy, hoặc tạp chí giải trí quân sự của Trung Quốc, mà còn xuất hiện trên các ấn phẩm được nhà nước hậu thuẫn và các nguồn học thuật có uy tín. Một bài báo trên tạp chí được hỗ trợ bởi Viện Đài Loan Thượng Hải, một trong những viện chính sách của Trung Quốc chuyên phân tích các vấn đề Đài Loan, nói rằng Washington có mục đích "sao chép và dán các biện pháp mà họ đã áp dụng trong xung đột ở Ukraine sang Đài Loan", đồng thời nói thêm rằng điều này sẽ giúp Mỹ "áp đặt lên Trung Quốc các biện pháp trừng phạt toàn diện mà nước này từng áp dụng với Nga, kéo một Trung Quốc đang trỗi dậy trở lại ‘bẫy phát triển’".

Một bài báo khác năm 2023 trên Diễn đàn Thống nhất, một ấn phẩm được tài trợ bởi Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Quốc gia trong Hòa bình của Đảng cộng sản Trung Quốc, khẳng định "trong những năm gần đây, mong muốn trang bị vũ khí cho Đài Loan chiến đấu trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Eo biển Đài Loan của Mỹ ngày càng rõ ràng", đồng thời cho biết mục tiêu của Washington chỉ bị cản trở bởi việc quân đội Đài Loan không đáp ứng được "yêu cầu của Mỹ về việc chiến đấu trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm".

Ngay cả khi không có cáo buộc trực tiếp về một kế hoạch của Mỹ nhằm kích động Trung Quốc tham gia cuộc chiến ở Eo biển Đài Loan, những người khác vẫn cho rằng logic của những ý tưởng này là quá hiển nhiên đến mức chúng có mức độ phổ biến tương tự ở Washington (Nguyên nhân có lẽ là do bầu không khí chính trị ngày càng ngột ngạt nên ít được xem xét kỹ lưỡng). Ví dụ, một bài báo có tiêu đề "Chiến tranh ủy nhiệm của Mỹ ở Ukraine", của một học giả từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia, tuyên bố: "Chúng ta chắc chắn không thể loại trừ khả năng [Mỹ] sẽ sử dụng và hỗ trợ các lực lượng độc lập của Đài Loan để chiến đấu với chúng ta trong một cuộc chiến ủy nhiệm". Một bài báo học thuật khác đề cập đến chủ đề "chiến tranh ủy nhiệm" của Mỹ cho biết, "Việc Mỹ sử dụng Đài Loan làm lực lượng đại diện để đối phó với Trung Quốc đại lục có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh ủy nhiệm".

Các thuyết "mối đe dọa" của hai bên

Điều đáng lo ngại về các bài viết thuộc loại này là ngay cả những đánh giá cho rằng Mỹ chỉ muốn khiêu khích Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan cũng đang tồn tại trong một hệ sinh thái quan điểm của giới tinh hoa. Giới này thường ác quỷ hóa điều mà nhiều học giả và nhà phân tích Trung Quốc xem là một Washington "bị ám ảnh bá quyền" – những kẻ không quan tâm đến tác động thảm khốc tiềm ẩn của các âm mưu chính trị thực dụng. Theo nghĩa này, "thuyết mối đe dọa Mỹ" của Bắc Kinh cực đoan và gay gắt hơn nhiều so với "thuyết mối đe dọa Trung Quốc" của phương Tây mà Trung Nam Hải thường chỉ trích. Và điều này, đến lượt nó, trở thành trở ngại lớn cho việc phát triển lòng tin chiến lược mà cả hai bên cần để giải quyết căng thẳng ngày càng gia tăng.

Ví dụ, một bài báo có tựa đề "Không mệt mỏi ‘tiêu diệt Đài Loan’", được đăng trên một tạp chí do Hiệp hội Quan hệ Xuyên Eo biển thuộc Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tài trợ, nói rằng việc hy sinh hòn đảo, trái ngược với việc "cứu" nó, là "một thái độ khách quan, thực chất, và có hệ thống của Mỹ đối với Đài Loan".

Một bài báo cũ hơn được đăng trên hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã tuyên bố một cách kỳ lạ rằng Mỹ muốn ngăn chặn sự thống nhất của Trung Quốc và Đài Loan để Washington có thể can thiệp quân sự vào khu vực, "buộc Trung Quốc phải duy trì năng lực quân sự đáng kể và khiến nước này không thể tập trung nỗ lực vào hiện đại hóa". Một bài báo khác của Tân Hoa Xã năm 2023, dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Thông tin Văn phòng Sự vụ Đài Loan, Chu Phượng Liên, rằng để duy trì lợi ích bá quyền của mình, Mỹ "tạo ra các vấn đề trên toàn cầu, gây chia rẽ và xung đột… dù ở Iraq, hay Syria, hay Afghanistan, rồi rút lui và hưởng lợi, để lại sự hỗn loạn, chia rẽ, di cư và chết chóc. Giờ đây, Mỹ muốn sao chép việc này ở Đài Loan".

Trong những bài báo này và nhiều bài báo khác, những gì có thể được mô tả là thiếu sót trong chính sách hoặc thất bại chiến lược của Washington – chưa kể đến những hậu quả do các quyết định của các quốc gia khác – thường bị chôn vùi dưới những câu chuyện theo thuyết âm mưu, mô tả Washington như một bậc thầy cờ vua địa chiến lược, kẻ xem bi kịch của con người không phải là một hậu quả không lường trước hoặc không thể tránh khỏi, mà là một vũ khí chiến lược được lựa chọn.

Tất cả những điều này – và đặc biệt là những tuyên bố của Tập với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – cho thấy phương Tây cần xem xét lại cẩn thận giả định ngầm hiểu của họ, rằng những tiêu đề chỉ trích kịch liệt như những tiêu đề thường nhắm vào Washington trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, hay những lời quở trách gay gắt trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khác, hoặc trong các bài phát biểu chính thức hoặc báo cáo công khai, chỉ dành cho độc giả trong nước của Trung Quốc.

Đối với những người chỉ trích "thuyết mối đe dọa Trung Quốc" ở phương Tây, nó có lẽ cũng phản ánh thực tế rằng bất chấp vô số bài viết mà cả hai bờ Thái Bình Dương đã đưa ra về chính sách đối ngoại và ý định chiến lược của nhau, không bên nào thực sự hiểu rõ bên kia.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn là tất cả những lời lẽ hùng hồn này đều không phải tin tốt cho triển vọng ổn định vòng xoáy an ninh đang diễn ra ở Tây Thái Bình Dương. Sự thiếu hụt lòng tin chiến lược trầm trọng giữa hai cường quốc dường như đang lan rộng, và hiện đang có tác động chiến lược và sâu rộng hơn đến các quốc gia Thái Bình Dương từng tham gia vào việc làm trung gian hòa bình trong khu vực.

Ví dụ, một cuộc thăm dò toàn quốc gần đây do Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc (UTS: ACRI) và Trung tâm Phân tích Dữ liệu và Thông tin Kinh doanh (BIDA) của Đại học Sydney thực hiện cho thấy một nửa số người Australia đang cảm nhận "mối đe dọa nghiêm trọng" rằng chiến tranh với Trung Quốc sẽ nổ ra trong vòng ba năm, trong khi kết quả thăm dò do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào đầu năm 2023 cho thấy hơn 85% người Nhật lo ngại rằng đất nước họ có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự hoặc bị xâm lược hoàn toàn. Trong khi những lo lắng về an ninh theo truyền thống đã thúc đẩy các quốc gia nhỏ hơn hợp tác với các cường quốc lớn hơn để giảm bớt căng thẳng, thì sự ngờ vực gia tăng đã khiến cả hai cường quốc tầm trung này, cũng như các bên liên quan khác trong khu vực, ít sẵn sàng hơn, hoặc không thể lặp lại những thành công trước đó trong việc giúp hai siêu cường hòa giải những khác biệt.

Do cả hai siêu cường đều có chung ý định tránh xung đột về Đài Loan, cách tối ưu để loại bỏ những mô tả sai lầm nghiêm trọng đang hủy hoại lòng tin chiến lược là hai cường quốc phải tự mình tìm hiểu nhau tốt hơn. Điều này không chỉ đòi hỏi tham gia vào các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên, mà còn khuyến khích giao lưu nhân dân rộng rãi hơn giữa các thành viên giới tinh hoa vốn có tiếng nói trong lĩnh vực phân tích chính sách đối ngoại, an ninh, và quan hệ quốc tế của cả hai bên. Trong lúc vòng xoáy an ninh ở Tây Thái Bình Dương đang có nguy cơ leo thang, điều này có thể không đảm bảo hòa bình, nhưng vẫn có thể mang lại một cơ hội tốt hơn để đạt được hòa bình.

Corey Lee Bell là nghiên cứu viên tại Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc (UTS:ACRI) của Đại học Công nghệ Sydney và là nhà báo về các vấn đề quốc phòng.

Corey Lee Bell

Nguồn : "Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan", The Diplomat, 27/06/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/06/2024

Additional Info

  • Author Corey Lee Bell, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Lễ kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ Normandy trở thành một dịp trang trọng hơn bao giờ hết khi tình hình an ninh Châu Âu ngày nay vẫn đang gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên, việc suy ngẫm kỹ về chiến thắng vang dội của quân Đồng minh trên các bãi biển nước Pháp 80 năm trước thực sự có thể mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng với thực tế mới của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

dday1

Chiến dịch D-Day ngày 6/6/1944 đã tập hợp các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của quân đội đồng minh trong cuộc tấn công được gọi là cuộc xâm lược đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự. Chiến dịch mang mật danh Overlord đã đưa 5 sư đoàn tấn công hải quân tới các bãi biển Normandy, Pháp.

Các chuyên gia quân sự từ lâu đã chỉ ra rằng nếu Trung Quốc muốn xâm chiếm Đài Loan, họ sẽ cần phải tấn công với quy mô tương đương với cuộc đổ bộ Normandy của quân Đồng minh. Chiều rộng của eo biển Đài Loan khá tương đương với chiều rộng của eo biển Manche gần Normandy – chỉ dưới 100 dặm. Hơn nữa, PLA đã nghiên cứu chuyên sâu về mọi khía cạnh của chiến dịch Normandy trong nhiều thập kỷ qua. Đầu năm nay, một bài phân tích bằng tiếng Trung trên Báo Quốc Phòng, một trong những tờ báo hàng đầu của PLA, đã nêu chi tiết cách sức mạnh không quân của Đồng minh đã đóng vai trò then chốt như thế nào trong cuộc đổ bộ D-Day bằng cách không cho phép "lực lượng dự bị chiến lược và tác chiến hùng hậu

Trong một bài nghiên cứu khoa học được công bố gần đây, tôi kết luận rằng PLA đã nghiên cứu kỹ lưỡng và có phương pháp các bài học từ D-Day, và những bài học này dường như cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuẩn bị của họ cho kịch bản Đài Loan. Đặc biệt, trong lĩnh vực hải quân, họ đặc biệt quan tâm đến vai trò của thủy lôi trong chiến dịch đổ bộ D-Day, lưu ý rằng phe Đồng minh đã sử dụng hàng trăm tàu rà phá mìn để dọn đường cho đội tàu xâm lược.

Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc cũng nhận ra rằng phe Đồng minh đã triển khai gần 7.000 quả thủy lôi của riêng họ trong cuộc đổ bộ để phong tỏa lối vào phía đông của eo biển Manche – do đó giảm thiểu khả năng Hải quân Đức tấn công lực lượng đổ bộ. Việc thiết lập sự phong tỏa tương tự đối với eo biển Đài Loan thực sự có thể trở thành một trong những khía cạnh quyết định nhất của hải quân Trung Quốc nhằm hỗ trợ cho cuộc xâm lược Đài Loan. Những hiểu biết khác về hải quân mà PLA rút ra từ chiến dịch này bao gồm sự cần thiết phát triển các cảng nhân tạo và phần lớn đội tàu xâm lược được cấu thành từ tàu dân sự.

Một nhóm bài học khác mà Trung Quốc rút ra được có liên quan đến ưu thế trên không của quân Đồng minh trên các bãi biển đổ bộ. Các đánh giá của PLA cho rằng "sự chênh lệch cực đoan" về số lượng máy bay tấn công là khoảng 20 chọi 1. Như đã lưu ý ở trên, sự kiểm soát không phận của Đồng minh cho phép máy bay ném bom Mỹ và Anh Quốc tiêu diệt các tuyến tiếp tế của Đức. Quan trọng nhất, máy bay ném bom Đồng minh cũng đã thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống radar ven biển của Đức Quốc xã, trên thực tế đã làm kẻ thù mất tầm nhìn. Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc tin rằng những cuộc tấn công này là cần thiết cho các hoạt động đổ bộ đường không (dù và tàu lượn) quan trọng, gây ra sự hỗn loạn ở hậu phương của Đức.

Các nguồn tin Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần tầm quan trọng của các hoạt động đổ bộ đường không này để hỗ trợ cho việc đổ bộ xâm chiếm bãi biển. Họ thậm chí còn trích dẫn Tướng Dwight Eisenhower, khi đối mặt với ước tính của ban tham mưu rằng lực lượng đổ bộ đường không của Đồng minh có thể chịu thương vong lên tới 50%, ông đã trả lời rằng cần phải chấp nhận những rủi ro như vậy. Đáng chú ý, lực lượng đổ bộ đường không của Trung Quốc đã được xây dựng trong thập kỷ qua, vì vậy họ có thể triển khai hàng chục nghìn quân đến Đài Loan trong 24 giờ đầu tiên của cuộc xâm lược.

Một chủ đề quan trọng cuối cùng trong đánh giá của Trung Quốc về D-Day là sự hiểu biết rằng bất ngờ và đánh lạc hướng là yếu tố quan trọng để thành công trong chiến tranh đổ bộ. Do đó, một phân tích của Trung Quốc đã thảo luận chi tiết về mưu kế của Đồng minh khiến Đức "phòng thủ mạnh mẽ ở Calais, nhưng chỉ phòng thủ yếu ớt ở Normandy". Theo một diễn giải của Trung Quốc, điều này cho phép quân xâm lược Đồng minh tận dụng "điểm yếu trong phòng thủ của đối phương, tránh thế mạnh và tấn công vào các lỗ hổng".

Nhiều nhà phân tích quốc phòng phương Tây nghiên cứu về D-Day và đã nhầm lẫn kết luận rằng Trung Quốc không bao giờ có thể thực hiện một chiến dịch phức tạp như vậy. Đúng là PLA sẽ không có được lợi ích từ các cuộc tập trận thực tế mà Đồng minh đã có, cho dù ở Sicily hay Tarawa. Tuy nhiên, chỉ huy PLA cũng sẽ có nhiều lợi thế mà Eisenhower không có, chẳng hạn như khả năng tiếp cận trinh sát vệ tinh, drone và trực thăng tấn công. Hơn nữa, PLA sẽ không phải đối đầu với "Bức tường Đại Tây Dương" hay quân đội Đức, một trong những đội quân dày dặn kinh nghiệm và hiệu quả nhất trong lịch sử.

Cuối cùng, điều đáng nhớ là, đối với tất cả các anh hùng của D-Day, tổng thiệt hại cho lực lượng xâm lược khá nhỏ với 4.400 người thiệt mạng trong số 150.000 quân đổ bộ lên bờ. Chắc chắn, PLA có thể dự kiến ​​s mt mt t l quân ln hơn nhiu và Bc Kinh s chp nhn nhng tn tht đó. Các chiến lược gia có s đánh giá thc s v nhng gì xy ra vào D-Day nên nhn ra rng, trên thc tế, Trung Quc có th thc hin mt cuc xâm lược tng lc.

Để tránh kịch bản ác mộng về tình huống bất ngờ ở Đài Loan, các nhà lãnh đạo Mỹ nên nỗ lực tích cực hơn nhiều để tìm ra giải pháp ngoại giao, thay vì tìm kiếm các biện pháp quân sự tuyệt vọng nhằm khắc phục cán cân quân sự trên eo biển Đài Loan đã biến mất từ ​​lâu.

Lyle Goldstein

Nguyên tác : "China Is Drawing Lessons From D-Day for an Invasion of Taiwan", The Diplomat, 06/06/2024

Viên Đăng Huy biên dịch

Nguyễn Thế Phương hiệu đính

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 12/06/2024

Lyle Goldstein là Giám đốc Chương trình Hợp tác Châu Á tại Defense Priorities.

Additional Info

  • Author Lyle Goldstein, Viên Đăng Huy, Nguyễn Thế Phương
Published in Diễn đàn

Trung Quốc tập trận 'trừng phạt' Đài Loan : Bắc Kinh thù ghét tân Tổng thống Lại Thanh Đức

Rupert Wingfield-Hayes, BBC, 24/05/2024

Vừa tổ chức tập trận quân sự trên bầu trời và vùng biển xung quanh Đài Loan, Trung Quốc vừa tung ra chỉ trích nhằm vào người mà họ cho rằng đã châm ngòi cho cuộc tập trận này : tân Tổng thống Lại Thanh Đức.

taptran1

Máy bay Đài Loan chuẩn bị cất cánh đáp trả cuộc tập trận của Trung Quốc

Từ đài truyền hình nhà nước CCTV rồi các bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu, cho đến người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, điệp khúc lên án Tổng thống Lại Thanh Đức của Trung Quốc rõ ràng là gay gắt.

Thời báo Hoàn Cầu nói ông Lại "kiêu ngạo" và "liều lĩnh", còn CCTV viết rằng ông "chắc chắn sẽ bị đóng đinh vào chiếc cột ô nhục" và chỉ trích ông về việc "tuyên truyền học thuyết hai quốc gia".

Tờ báo này cũng cảnh báo rằng nếu ông Lại Thanh Đức và Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của ông "duy trì con đường độc lập cho Đài Loan, cuối cùng họ sẽ sụp đổ và cháy rụi".

Nguyên nhân khiến Tổng thống Lại bị cáo buộc như trên là trong bài trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5, ông đã dùng từ Trung Quốc (中國) khi mô tả Trung Quốc, Bắc Kinh nói rằng khi làm như vậy ông Lại đã bộc lộ suy nghĩ thực sự của mình rằng Đài Loan không phải là Trung Quốc và họ là hai quốc gia khác nhau. Trong mắt chính quyền Tập Cận Bình, đó là sự thừa nhận hệ tư tưởng "ly khai" của ông.

Đối với người ngoài cuộc, điều này nghe có vẻ vô lý. Nhưng trong nhiều thập niên, Bắc Kinh và Đài Bắc đã gây bối rối khi đưa ra định nghĩa của họ về Trung Quốc, cũng như việc liệu Đài Loan có phải là một phần của Trung Quốc hay không. Ngay cả cựu Tổng thống Thái Anh Văn cũng cẩn thận khi đề cập đến Trung Quốc bằng những thuật ngữ uyển chuyển như "bên kia eo biển" hay "chính quyền Bắc Kinh".

Một số học giả ở Đài Loan sẽ nói với bạn rằng ngôn ngữ như vậy rất quan trọng và ông Lại đã vượt qua ranh giới nguy hiểm. Những người khác cho rằng việc Bắc Kinh không ưa ông đã được định sẵn và bài phát biểu của ông chỉ là lời biện minh cho đợt đe dọa khoa trương mới nhất.

Hầu hết chuyên gia đều đồng ý rằng điều này không thay đổi sự thật cơ bản rằng ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc kiểm soát Đài Loan, còn người dân Đài Loan thì dứt khoát không muốn như vậy.

Nhưng không người nào ở Đài Loan tỏ ra đặc biệt ngạc nhiên. Đối với họ, Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP) khá dễ đoán. Khi đảng DPP của ông Lại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ ba liên tiếp vào đầu tháng 1/2024, nhiều người đã tự hỏi Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào và vào thời điểm nào.

Giả định rõ ràng là điều đó sẽ diễn ra sau khi nhiệm kỳ của ông Lại bắt đầu với bài phát biểu nhậm chức tổng thống của ông. Vì vậy, như chúng ta đang thấy, ba ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Lại Thanh Đức, Bắc Kinh đã đưa ra phản ứng.

Công tác chuẩn bị cho cuộc tập trận này cho thấy đây không phải là phản ứng bột phát tức thời. Không có quân đội nào, kể cả Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), có thể huy động một cuộc tập trận quy mô như vậy chỉ trong vài ngày. Thật khó để nói chính xác điều gì đang diễn ra, nhưng từ những gì Bắc Kinh công khai, có thể thấy các khu vực mà các cuộc tập trận này bao quát có lẽ là lớn nhất mà chúng ta từng thấy, bao gồm phần lớn eo biển Đài Loan, eo biển Ba Sĩ (giữa Đài Loan và Philippines) và những vùng rộng lớn ở Thái Bình Dương dọc theo bờ biển phía đông của Đài Loan.

Một điều cũng đáng chú ý là lần đầu tiên các hòn đảo xa xôi của Đài Loan nằm rải rác gần bờ biển Trung Quốc cũng được đưa vào. PLA đã đánh dấu các khu vực này là bị lực lượng Trung Quốc "bao vây". Trên CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Chí cho biết cuộc tập trận thể hiện "khả năng của PLA trong việc giành quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng của Đài Loan".

taptran2

Chuyên gia quân sự Đài Loan Yết Trọng đánh giá cuộc tập trận này giống như mô phỏng một cuộc tấn công toàn diện vào hòn đảo, chỉ thiếu việc binh lính đổ bộ. Ông cho rằng việc đưa tất cả các đảo ngoài khơi của Đài Loan vào khu vực tập trận thể hiện kế hoạch của Trung Quốc nhằm loại bỏ các cơ sở có thể tiến hành một cuộc phản công chống lại PLA. Ông Yết Trọng cũng cho rằng cuộc tập trận kéo dài hai ngày này sẽ không phải là cuộc tập trận cuối cùng mà Đài Loan phải đối mặt trong năm nay – xét từ tên gọi "Liên Kiếm - 2024-A".

Trên đường phố Đài Bắc, phản ứng đối với cuộc tập trận là việc nhún vai tập thể. Nhiều người sẽ nói với bạn rằng họ không lo lắng. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Sống cạnh Trung Quốc giống như sống trong vùng động đất. Mối đe dọa luôn ở đó và các cuộc tập trận ngày càng lớn hơn và nguy hiểm hơn, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị. Nhưng bạn cũng cần phải tiếp tục cuộc sống của mình.

Bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa đảng DPP cầm quyền của Đài Loan và phe đối lập – hai bên đã tranh cãi tại quốc hội vào tuần trước – thì các cuộc tập trận của Trung Quốc đã gắn kết tất cả họ lại với nhau. Phe đối lập Quốc Dân Đảng, vốn được coi là thân Trung Quốc, đã kêu gọi Bắc Kinh thể hiện sự kiềm chế. Đây không phải là lúc họ muốn bị coi là thân thiện với Bắc Kinh.

Có một điều trớ trêu kỳ lạ ở đây - một điều cho thấy các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc hiểu về Đài Loan và người dân ở đây ít đến mức nào.

Hôm nay, Bắc Kinh tuyên bố rằng các hoạt động quân sự chỉ tập trung vào việc "răn đe và đánh bại các lực lượng độc lập".

Họ nói ông Lại là người tồi tệ nhất trong số những nhà lãnh đạo Đài Loan đã thách thức Bắc Kinh. "Lại Thanh Đức đã vượt qua Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển và Thái Anh Văn trong việc thúc đẩy độc lập cho Đài Loan," một bài bình luận trên CCTV viết. Những cựu tổng thống này, do người dân Đài Loan bầu chọn, đã tạo nên nhóm "những người ly khai" Trung Quốc. Ba trong số họ đến từ đảng DPP.

Mỗi khi Trung Quốc thực hiện hành động đe dọa quân sự, sự ủng hộ dành cho DPP có xu hướng tăng lên, còn sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng "thân thiện với Trung Quốc" lại giảm xuống. Một trường hợp gần đây hơn là : các cuộc tập trận quân sự diễn ra nhiều tháng trước cuộc bầu cử vào tháng 1 đã đưa ông Lại lên vị trí đứng đầu.

Nếu mục đích của các cuộc tập trận là khiến người dân Đài Loan sợ hãi quay lưng lại với các đảng và các nhà lãnh đạo thách thức Bắc Kinh thì cho đến nay dường như chúng đang có tác dụng ngược lại.

Rupert Wingfield-Hayes

Nguồn : BBC, 24/05/2024

***************************

Trung Quốc tập trận 'trừng phạt' Đài Loan

BBC, 23/05/2024

Trung Quốc bắt đầu tập trận quân sự trên biển xung quanh Đài Loan, chỉ ba ngày sau khi ông Lại Thanh Đức tuyên thệ nhậm chức tổng thống hòn đảo dân chủ này.

taptran1

Trung Quốc "trừng phạt" Đài Loan bằng cách tập trận xung quanh hòn đảo

Người phát ngôn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gọi cuộc tập trận là "sự trừng phạt mạnh mẽ" đối với "các hành động ly khai".

Các cuộc tập trận bắt đầu vào sáng hôm nay 23/5, diễn ra xung quanh hòn đảo chính, tại eo biển Đài Loan cũng như xung quanh đảo Kim Môn, quần đảo Mã Tổ, đảo Ô Khâu và đảo Đông Dẫn.

PLA cho biết họ tập trung vào các cuộc tuần tra chung liên quan đến sẵn sàng chiến đấu trên không, trên biển, các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng và các hoạt động tích hợp bên trong và bên ngoài đảo để kiểm tra "khả năng hiệp đồng tác chiến" giữa các lực lượng.

Bắc Kinh đã gán mác ông Lại là "kẻ ly khai" và "kẻ gây rối" vì những phát ngôn ủng hộ độc lập cho Đài Loan trước đây. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan lên án hành động của Bắc Kinh và cho biết họ đã phái lực lượng để đáp trả.

Văn phòng Tổng thống Đài Loan nói rằng thật "đáng tiếc" khi thấy Trung Quốc "có hành động khiêu khích quân sự đơn phương để đe dọa nền dân chủ và tự do của Đài Loan".

Để trấn an công chúng, văn phòng thông tin thêm rằng các đơn vị quân đội và an ninh của Đài Loan đã "nắm bắt toàn diện tình hình".

"Trước những thách thức và mối đe dọa từ bên ngoài, chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ nền dân chủ và tự tin có khả năng bảo vệ an ninh hòn đảo. Chúng tôi mong mọi người hãy yên tâm", cơ quan này cho biết.

Vào tháng 8/2022, sau chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi, Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch "bao vây" đầu tiên, mô phỏng việc phong tỏa đảo chính Đài Loan bằng các cuộc tấn công bằng tàu, máy bay và tên lửa.

Sau chuyến công du của bà Pelosi, Bắc Kinh đã tuyên bố ngừng công nhận "đường trung tuyến", một làn ranh đóng vai trò biên giới không chính thức trong 70 năm giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Đường trung tuyến này nằm ở Eo biển Đài Loan.

Hai năm kể từ đó, các cuộc xâm nhập quân sự của Trung Quốc vào vùng biển và không phận Đài Loan gần như xảy ra hàng tuần.

Năm 2023, Đài Loan đưa ra cảnh báo về số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu của Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến, Bắc Kinh phản bác rằng làn ranh đó không tồn tại.

Lần này các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang tiến một bước xa hơn, giả lập một cuộc tấn công toàn diện vào Đài Loan.

Họ cũng chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên mà các hòn đảo phía xa Đài Loan và gần bờ biển Trung Quốc trở thành mục tiêu.

Các hoạt động quân sự này như lời cảnh báo nhắm đến chính phủ mới của ông Lại Thanh Đức.

Người dân Đài Loan chỉ 'nhún vai' trước tin tập trận

taptran2

Hàng rào chắn chống đổ bộ ở đảo Kim Môn, Đài Loan. Ảnh chụp vào tháng 8/2023

Tâm điểm của vấn đề là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với  Đài Loan tự trị .

Trung Quốc coi Đài Loan như một tỉnh ly khai và cuối cùng sẽ trở thành một phần của nước này. Bắc Kinh cũng không loại trừ việc sử dụng vũ lực để đạt được điều này.

Nhiều người Đài Loan thì tự coi mình là một quốc gia riêng biệt, mặc dù phần lớn ủng hộ việc duy trì hiện trạng, trong đó Đài Loan không tuyên bố độc lập mà cũng không thống nhất với Trung Quốc.

Trên đường phố Đài Bắc, mọi người chỉ nhún vai trước thông tin về cuộc tập trận này.

Nhiều người sẽ nói rằng họ không lo lắng. Nhưng điều đó cũng không hẳn đúng. Họ cảm thấy bất lực nhiều hơn mà lo lắng thì không giải quyết được vấn đề gì.

Chính phủ và quân đội Đài Loan thì thể hiện nỗi lo rõ rệt, đặc biệt trong bối cảnh những cuộc tập như vậy ngày càng lớn và nguy hiểm hơn trước.

Cuộc tập trận có gì mới ?

Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Trung Quốc mô phỏng một cuộc tấn công toàn diện, thay vì phong tỏa kinh tế như họ đã làm vào năm 2022.

Đây cũng là lần đầu mà Bắc Kinh nhắm đến mục tiêu là các đảo xa của Đài Loan. Các đảo này nằm gần bờ biển Trung Quốc.

Còn có thêm hai điều khác biệt nữa mà các nhà phân tích quân sự lưu ý.

Thứ nhất, Bắc Kinh tiến hành tập trận mà không thông báo trước.

Thứ hai, các chuyên gia nhận định rằng số hiệu 2024 A của cuộc diễn tập có thể ngụ ý rằng đây là cuộc tập trận đầu tiên trong chuỗi tập trận tại khu vực này trong năm nay.

PLA không giấu giếm rằng đây là cuộc tập trận bao vây Đài Loan, bạn chỉ cần nhìn vào bản đồ mà PLA đã cung cấp - các khu vực nơi các cuộc tập trận đang diễn ra đều xung quanh Đài Loan.

Thông điệp của PLA ở đây là : "Nếu muốn, chúng tôi có thể phong tỏa hòn đảo. Chúng tôi có thể ngăn chặn nguồn cung cấp và về cơ bản có thể buộc chính phủ Đài Loan phải đầu hàng".

taptran3

Bản đồ cuộc tập trận ngày 23/5 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)

Một yếu tố khác đang được thử nghiệm trong cuộc tập trận này là khả năng xâm lược, vì có sự tham gia của tàu đổ bộ và tên lửa.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã phản ứng bằng cách nói rằng quân đội của họ đang trong tình trạng cảnh giác cao độ. Họ cũng khẳng định đang "mạnh mẽ thu thập thông tin tình báo" vào thời điểm này.

Một điều đáng lưu ý là nếu PLA đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan, và đây chỉ là một cuộc diễn tập, thì Đài Loan có thể thấy họ sẽ thực hiện điều đó như thế nào để hòn đảo dân chủ này chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.

Đài Bắc kêu gọi Trung Quốc hãy 'biết suy nghĩ'

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc đã kêu gọi Trung Quốc hãy "biết suy nghĩ" và "ngưng phá hoại hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan".

"Đài Loan sẽ duy trì lý tưởng dân chủ và sẽ không thay đổi trước áp lực từ các nước láng giềng. Đất nước chúng tôi là thành trì của các hệ thống dân chủ và tự do trên thế giới", văn phòng này tuyên bố trong cuộc họp báo hôm nay 23/5, đồng thời cho biết thêm rằng họ sẽ tăng cường quan hệ với các đối tác có chung lý tưởng.

Văn phòng cũng đăng một bài viết trên mạng xã hội X (trước kia là Twitter) :

"Chúng tôi không tìm kiếm xung đột, nhưng chúng tôi sẽ không né tránh xung đột. Chúng tôi tự tin bảo vệ an ninh quốc gia mình".

Trong cùng ngày, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải bài viết trên mạng xã hội rằng tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức chắc chắn sẽ trở thành "nỗi xấu hổ của lịch sử".

Trước đó, tờ Hoàn Cầu Thời báo gọi ông Lại là một lãnh đạo "khinh suất" và "ngu dốt".

Nguồn : BBC, 23/05/2024

***************************

Trung Quốc tập trận bao vây Đài Loan để "trừng trị" tân tổng thống Lại Thanh Đức

Thu Hằng, RFI, 23/05/2024

Ngày 23/05/2024, ba ngày sau khi Đài Loan có tân tổng thống, Trung Quốc thông báo tập trận bao vây hòn đảo để "trừng trị" ông Lại Thanh Đức và các thế lực "đòi độc lập". Ngay lập tức, bộ Quốc Phòng Đài Loan "lên án mạnh mẽ" cuộc tập trận và cho biết "đã triển khai các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh" để đối phó.

taptran4

Truyền hình Đài Loan thông tin về cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh hòn đảo. Ảnh chụp tại một quán cà phê ở Cơ Long (Keelung), Đài Loan, ngày 23/05/2024. Reuters - Ann Wang

Trong thông cáo, ông Thi Nghị (Li Xi), người phát ngôn Chiến Khu Đông Bộ của quân đội Trung Quốc, cho biết cuộc tập trận mang tên "Liên Kiếm-2024A", kéo dài hai ngày 23-24/05, nhằm "trắc nghiệm khả năng phối hợp chiến đấu thực tế giữa các lực lượng". Địa điểm được chọn là "eo biển Đài Loan, phía bắc, phía nam và phía đông đảo Đài Loan, cũng như những khu vực quanh các đảo Kim Môn (Kinmen), Mã Tổ (Matsu), Ô Khâu (Wuqiu) và Đông Dẫn (Dongyin)". Nhiều khu vực chỉ cách đảo Đài Loan khoảng 50 km.

Theo ông Thi Nghị, cuộc tập trận này là "biện pháp trừng trị nghiêm khắc đối với những hành động của lực lượng "đòi độc lập" cho Đài Loan và là lời cảnh cáo cứng rắn cho hành vi can thiệp và khiêu khích của các thế lực nước ngoài". Hải cảnh Trung Quốc cũng thông báo "tập huấn gìn giữ hòa bình" ở gần các đảo Ô Khâu và Đông Dẫn của Đài Loan.

Khi ông Lại Thanh Đức chính thức nhậm chức tổng thống Đài Loan, Bắc Kinh đã đe dọa "trả đũa" và cáo buộc phát biểu của lãnh đạo chính quyền Đài Bắc là "lời thú nhận độc lập cho Đài Loan".

Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 23/05, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt ủng hộ và cổ vũ các "lực lượng đòi độc lập" cho Đài Loan. Ông Uông Văn Bân cũng khẳng định cuộc tập trận quanh Đài Loan là "hoạt động cần thiết và hợp pháp". 

Trả lời Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, giáo sư Trương Thỉ (Zhang Chi), Đại học Quốc Phòng Bắc Kinh, nhận định cuộc tập trận nhằm mục đích "phong tỏa kinh tế đối với hòn đảo" bằng cách "bóp nghẹt" cảng Cao Hùng có ý nghĩa chiến lược đối với Đài Loan, "cắt đường nhập khẩu năng lượng quan trọng cho Đài Loan" và "cản trở viện trợ mà một số nước đồng minh của Hoa Kỳ cung cấp cho lực lượng ly khai Đài Loan".

Đài Loan lên án "hành vi gây hấn phi lý của Trung Quốc"

Tổng thống Lại Thanh Đức khẳng định "Đài Loan sẽ bảo vệ những giá trị tự do và dân chủ". Còn bộ Quốc Phòng Đài Loan khẳng định không muốn xảy ra xung đột, nhưng "không do dự đối đầu", đồng thời "lên án mạnh mẽ hành vi gây hấn phi lý của Trung Quốc làm tổn hại cho hòa bình và ổn định trong vùng". Bốn chiến đấu cơ được điều từ căn cứ Tân Trúc (Hsinchu) cách Đài Bắc khoảng 60 km để theo dõi. Lực lượng tuần duyên Đài Loan cũng triển khai đội tàu, đồng thời liên tục phát loa yêu cầu tầu Trung Quốc rời khỏi khu vực.

Phản ứng về cuộc tập trận của Trung Quốc, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc cho rằng "hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan cần được bảo đảm". Úc thì quan ngại là cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc "có nguy cơ gây tai nạn hoặc làm leo thang căng thẳng".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Rupert Wingfield-Hayes, RFA tiếng Việt, Thu Hằng, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Bao giờ Trung Quốc sẽ tiến đánh Đài Loan ?

Le Monde ngày 22/05/2024 đặt câu hỏi "Khi nào Trung Quốc sẽ tiến chiếm Đài Loan ?". Hai nhiệm kỳ của bà Thái Anh Văn đều căng thẳng với Bắc Kinh, nhưng có lẽ vẫn chưa thể so sánh với nhiệm kỳ của ông Lại Thanh Đức vừa mới khởi đầu hôm thứ Hai.

tqdl1

Cựu tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và người kế nhiệm Lại Thanh Đức vẫy tay chào người dân trong lễ nhậm chức bên ngoài Dinh Tổng thống ở Đài Bắc ngày 20/05/2024. Reuters - Carlos Garcia Rawlins

Đài Loan, mảng còn thiếu trong "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình

Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố muốn "thống nhất" Đài Loan, bằng vũ lực nếu cần. Được nhắc đi nhắc lại, tham vọng này tạo ra thế buộc phải hành động. Không chỉ về địa chính trị mà còn mang tính lịch sử : Đài Loan là mảng còn thiếu khiến cuộc chinh phục của Đảng cộng sản Trung Quốc chưa trọn vẹn. Thế nhưng theo ông Tập, nhiệm vụ lịch sử này "không thể cứ để từ thế hệ này sang thế hệ khác". 

Đây là yếu tố trung tâm của đại quốc Trung Hoa mới, để biện minh cho việc hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước. Làm thế nào mà một nhà lãnh đạo quyền lực như Tập Cận Bình có thể để trôi qua ba, thậm chí bốn nhiệm kỳ, tức hai mươi năm, mà không có kết quả cụ thể để trình với công chúng ? Nhận xét này khiến người Đài Loan lo sợ, nghĩ đến thời điểm "cửa sổ Davidson". Trước khi rời chức vụ năm 2021, tư lệnh Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương Philip Davidson trước Quốc hội Hoa Kỳ dự báo Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan vào năm 2027. Người kế nhiệm ông cũng nhắc lại thời điểm này.

Nhưng theo NBC, khi gặp tổng thống Joe Biden ở San Francisco tháng 11/2023 Tập Cận Bình nói ông ưu tiên cho giải pháp chính trị và vẫn chưa định ra thời gian. Vấn đề, theo Le Monde, là con đường chính trị đã đóng lại. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh chưa ý thức được đầy đủ rằng việc đàn áp thô bạo Hồng Kông khiến người Đài Loan bị chấn động mạnh, một Trung Quốc trở nên đỏ máu và sắt đá dưới thời ông Tập đã khiến đại đa số dân Đài Loan tin rằng không nên gắn bó với thể chế này. Còn về dân Hoa lục tuy cũng mơ đến một Đại Trung Hoa, nhưng lo cho đời sống hàng ngày. Chiến tranh với Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, và có nên gây chiến với người anh em hay không ?

Ông Lại Thanh Đức đắc cử tổng thống, nhưng đảng Dân Tiến của ông bị mất đa số trong Quốc hội. Bắc Kinh có thể lợi dụng việc đảng này phải sống chung với Quốc Dân Đảng để dấn lên từng bước một. Đó cũng là ý nghĩa chuyến đi Trung Quốc đầu tháng 4 của cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và sau đó của 17 dân biểu Quốc Dân Đảng. Sự chia rẽ giữa hành pháp và lập pháp có thể ngăn cản việc chuẩn bị về quân sự của đảo quốc, bị Trung Quốc cho là khiêu khích. Nhưng cũng là lý do khiến Bắc Kinh tin rằng giải pháp chính trị chưa chết hẳn, Dân Tiến bị yếu đi, Trung Quốc có thể mơ một ngày nào đó Quốc Dân Đảng quay lại nắm quyền.

Cả nước Israel bị sốc vì yêu cầu truy nã thủ tướng của ICC

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court ICC) đòi truy nã thủ tướng Israel, tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ bay đến Nouvelle Calédonie đang trong khủng hoảng là hai sự kiện được báo chí Pháp đề cập nhiều hôm nay. Le Figaro nhận thấy "Israel bàng hoàng vì yêu cầu truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế". Trận bão ập vào Israel từ hơn bảy tháng qua, nay được nhấn thêm bằng một cơn sấm sét. Đòi hỏi của công tố viên trưởng ICC nhắm vào hai ông Benyamin Netanyahu và Yoav Gallant gây kinh ngạc cho cả nước.

Công tố viên Karim Khan cáo buộc thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng Israel tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Gaza. Chiến dịch này được tiến hành sau khi Hamas khủng bố Israel làm 1.200 người thiệt mạng, 250 người bị bắt cóc và khoảng 128 con tin hiện vẫn trong tay phe Hồi giáo. Về phía Palestine có 35.000 người chết theo con số của Hamas, 70% cơ sở hạ tầng dải Gaza bị phá hủy hoặc hư hại, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa.

Ba lãnh đạo của Hamas cũng bị nhắm đến vì "tội ác chống nhân loại". Đó là Yahya Sinwar, thủ lãnh ở Gaza ; Mohammed Deïf, chỉ huy nhánh quân sự Al Qasam, và Ismaïl Haniyeh, thủ lãnh nhánh chính trị Hamas. Việc xếp ba khuôn mặt của phong trào khủng bố đứng cùng hai chính khách Israel được bầu lên một cách dân chủ đã gây sốc cho toàn quốc. Người dân Israel vẫn luôn bị chấn thương vì vụ tấn công ngày 07/10. Dù chính kiến như thế nào, họ vẫn tin rằng cuộc chiến Gaza là chính nghĩa, nhằm trả đũa một kẻ thù luôn muốn hủy diệt mình.

Lần đầu tiên lãnh đạo một quốc gia dân chủ tự do bị nhắm đến

Một cư dân ở Nahariya phẫn nộ : "Ai đã sát hại, hãm hiếp, bắt cóc chúng tôi hôm đó ? Đất nước tôi tự vệ trước một nhóm khủng bố, hoàn toàn bất công khi đặt ngang hàng với những kẻ man rợ". Báo chí Israel đều cho rằng không thể hiểu được, và cho đây là sự mù quáng trước mối đe dọa sắp tới có thể đánh vào phương Tây. Tờ Hayom nhấn mạnh, "những gì xảy ra hôm nay ở Nir Oz (một trong những kibutz bị thảm sát) có thể diễn ra ngày mai tại Toulouse". Một sự đảo lộn giá trị, người tự vệ trở thành kẻ tấn công và nạn nhân thành bị cáo.

Nếu lệnh truy nã được ban hành, thủ tướng Israel vốn đang trong thế yếu sẽ phải ra đi hay ngược lại, người dân đoàn kết phía sau nhà lãnh đạo bị xếp ngang hàng với các thủ lãnh Hamas ? Les Echos ghi nhận những phản ứng đầu tiên cho thấy khả năng thứ hai bao trùm lên tất cả. Le Figaro có cùng nhận định : Trung thành với truyền thống, người Israel cùng sát cánh trước địch thủ, chính giới vượt qua bất đồng để kết thành một khối với thủ tướng. Đối thủ chính của Benjamin Netanyahu là Benny Gantz tố cáo một sự "mù quáng về đạo đức", Yair Lapid, thủ lãnh phe đối lập ở Quốc hội cho rằng đây là "thất bại toàn bộ về đạo đức".

Trong những tuần lễ tới, các thẩm phán của ICC sẽ quyết định có thông qua đề nghị của công tố viên hay không. Nếu tòa ban hành lệnh truy nã ông Benjamin Netanyahu, đây sẽ là sự kiện vô tiền khoáng hậu, theo Les Echos. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo được phương Tây ủng hộ bị nhắm đến, cũng là lần đầu tiên đối với lãnh đạo của một quốc gia dân chủ tự do. Và chỉ là lệnh truy nã thứ tư dành cho một nhà lãnh đạo đương chức, sau Omar El Bachir ở Sudan, Muammar Kadafi ở Libya và mới đây là Vladimir Putin của Nga.

Tranh cãi vì chính khách dân cử bị đặt ngang hàng với Hamas

Thế nên yêu cầu trên đã gây tranh cãi dữ dội. Trước hết, bản thân ông Netanyahu "bác bỏ với sự kinh tởm" việc so sánh một quốc gia dân chủ với "những kẻ sát nhân hàng loạt của Hamas". Hoa Kỳ, Đức và nhiều nước phương Tây cũng phản đối điều này, Pháp tuy ủng hộ sự độc lập của tòa án, nhưng cũng nhắc nhở không nên cào bằng với một nhóm khủng bố.

Nhật báo thiên tả Libération thì cho rằng công tố viên Karim Khan muốn chứng tỏ luật pháp phải được áp dụng cho tất cả. Mạng người đều có giá trị như nhau, dù đó là nạn nhân Israel bị thảm sát hôm 07/10, hay người Palestine thiệt mạng trong chiến dịch trả đũa ở Dải Gaza.

Libération nhận xét "Và bây giờ cần phải chờ đợi lệnh truy nã", Le Figaro thiên hữu phân tích "Con đường gian nan của tư pháp quốc tế bị nghi là có ý đồ phía sau". Hậu quả từ đề nghị của ông Karim Khan là quan trọng và lâu dài. Những người chỉ trích nói rằng dù phản ứng tự vệ chính đáng của quân đội Israel có quá lố, công tố viên nên tách làm hai giai đoạn. Giống như Tòa án Hình sự về Nam Tư cũ, trước hết xử tội xâm lăng của Serbia, sau đó mới điều tra về quân đội giải phóng Kosovo.

Tiền lệ nguy hiểm cho các quân đội phương Tây

Chuyên gia David Khalfa của Fondation Jean Jaurès trên Le Figaro chỉ ra rằng cơ sở cáo buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không mấy vững. Khác với Hamas công khai khoe tội ác của mình, nội các chiến tranh Israel chưa bao giờ tuyên bố ý định diệt chủng người Palestine. Còn về con số nạn nhân, do các điều tra viên của tòa không vào được Gaza, nên phải dựa theo số liệu của Hamas và các tổ chức phi chính phủ được cho là không mấy công tâm. Quyết định của ông Khan cũng không đúng lúc, vì bộ trưởng quốc phòng Israel đã phát biểu phản đối việc chiếm đóng Gaza, và viện trợ nhân đạo đã dồi dào hơn.

Số khác cho rằng cáo buộc của tổ chức tư pháp quốc tế này mang tính chính trị, áp dụng "tiêu chuẩn kép". Cả tổng thống Syria Bachar Al-Assad lẫn Erdogan đều vô sự dù đàn áp mạnh mẽ người Kurdistan. Hay giáo chủ Khamenei của Iran, người tài trợ cho nhiều phong trào khủng bố, hoặc Tập Cận Bình, đã bắt vào trại tập trung cả triệu người Duy Ngô Nhĩ. Bất chấp vô số tội ác của Nga tại Ukraine, tấn công vào bệnh viện, tra tấn, sát hại… lệnh truy nã tổng thống Nga của Tòa án Hình sự Quốc tế "nhẹ nhàng" hơn so với Benjamin Netanyahou, vì chỉ nhắm vào việc bắt cóc trẻ em.

David Khalfa cảnh báo việc "chính trị hóa" tư pháp quốc tế là "một tiền lệ nguy hiểm cho các quân đội phương Tây". Nếu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hiện diện từ tháng 2/1945, khi không quân Mỹ, Anh thả bom xuống thành phố Dresden của Đức làm 35.000 người chết, liệu có hành động tương tự hay không ? Theo ông, đây là cái nhìn thiển cận, gây hại cho các quốc gia dân chủ khi phải tham chiến, như việc Pháp chống khủng bố ở Sahel chẳng hạn.

Đến lượt Châu Mỹ la-tinh chận thép Trung Quốc

Lần lượt sau khi Mexico, Brazil, Chile tăng thuế hải quan lên thép Trung Quốc, có khi gấp đôi, đến lượt Colombia cũng muốn hành động tương tự. Các quốc gia mới nổi giờ đây sao chép các biện pháp bảo hộ của Hoa Kỳ và Châu Âu. Bắc Kinh coi Châu Mỹ La tinh là nơi để trút vào các sản phẩm ngày càng khó tiêu thụ vì các nước lớn phương Tây đặt ra nhiều sắc thuế ngăn chặn. Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đã gia tăng thị phần từ 15% thế giới năm 2000 lên 54% năm 2023, tức tăng trưởng đến 700%. Để so sánh, Châu Mỹ la tinh trong cùng thời kỳ chỉ tăng 4%.

Hiệp hội thép của châu lục báo động, thép Trung Quốc cạnh tranh bất chính ồ ạt nhập vào là thách thức lớn cho các nhà sản xuất, đe dọa 1,4 triệu việc làm tại Châu Mỹ la-tinh. Quyết định đánh thuế cao thép Trung Quốc khá là can đảm vì Bắc Kinh có thể trả đũa mạnh tay. Tuy nhiên cách xử sự này theo chuyên gia Christopher Beddor "là một chỉ dấu tốt cho nhận thức của thế giới về cung cách thương mại của Trung Quốc". Phản ứng tự vệ trước Bắc Kinh nay diễn ra khắp nơi, "không chỉ ở các nước giàu".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Ngay sau chuyến thăm của ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đến Trung Quốc, gặp chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hôm nay, 27/04/2024, đã phát hiện 22 máy bay quân sự của Trung Quốc, trong đó có Su-30, hoạt động quanh hòn đảo.

biendong0

Tàu cá Philippines (gần) và tàu tuần dương của Trung Quốc (xa) gần bãi cạn Scarborough. Ảnh : Ted Aljibe/AFP via Getty Images

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, được AFP trích dẫn, 12 chiếc trong số đó đã bay vào vùng nhận dạng phòng không ở phía bắc và miền trung hòn đảo, vượt qua đường trung tuyến mà Đài Bắc coi là ranh giới giữa Hoa lục và đảo Đài Loan, nhưng Trung Quốc không công nhận.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết các máy bay quân sự nói trên đã tham gia gia vào cuộc thao dượt "tuần tra chiến đấu chung", cùng các tàu chiến của Trung Quốc. Bộ này khẳng định các chiến đấu cơ và tàu của Đài Loan đã "phản ứng một cách thích hợp", nhưng không nêu chi tiết. Phía Bắc Kinh vẫn chưa có bình luận nào.

Cuộc phô trương sức mạnh của Trung Quốc diễn ra một ngày sau chuyến thăm Bắc Kinh của ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken, trong đó ông đã kêu gọi Trung Quốc "duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan". Vụ việc cũng diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và Philippines thao dượt quân sự gần Biển Đông và đảo Đài Loan trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên Balikatan (22/04-10/05/2024). Một trong những hoạt động của cuộc tập trận này là mô phỏng việc "tái chiếm" bằng vũ lực các hòn đảo bị kẻ thù chiếm đóng ở các khu vực đối diện với Đài Loan".

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc điều máy bay đến gần đảo Đài Loan mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ và khẳng định có thể thống nhất bằng vũ lực. Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống mà ông Lại Thanh Đức giành chiến thắng, hồi tháng 1 năm nay, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát hiện 18 chiến đấu cơ của Trung Quốc thao dượt xung quanh hòn đảo. Gần đây nhất, hôm 22/03/2024, Đài Bắc cũng đã phát hiện 36 phi cơ quân sự của Bắc Kinh bay quanh Đài Loan.

Chi Phương

Additional Info

  • Author Chi Phương
Published in Châu Á

Các nhà phân tích cho rng vic Trung Quc gn đây m hai đường bay mi, vi các tuyến gn hai hòn đo xa xôi do Đài Loan kim soát, ch là đng thái mi nht trong mt chiến dch rng ln mà Bc Kinh trin khai trước l nhm chc ca tng thng đc c Đài Loan Li Thanh Đc.

tqdl1

Tàu sân bay Sơn Đông ca Trung Quc đu ti quân cng Tam Á, thuc tnh Hi Nam, ngày 17/12/2019.

Ông Li, đng viên Đng Dân Tiến ng h ch quyn ca Đài Loan, đã được bu vào tháng 1 và s tuyên th nhm chc vào ngày 20 tháng 5.

Ông Su Tzu-yun, nhà phân tích quân s ti Vin Nghiên cu Quc phòng và An ninh có tr s ti Đài Bc, cho biết Bc Kinh đã s dng kết hp các bin pháp chiến tranh nhn thc, uy hiếp kinh tế và các bin pháp hot đng vùng xám chng li Đài Loan. Các hot đng vùng xám liên quan đến vic s dng các chiến thut bt thường mà không cn dùng đến chiến đu m.

"Nhng n lc mi nht ca Trung Quc nhm tăng áp lc lên Đài Loan va là mt phn trong chiến dch gây áp lc chng li Đài Bc va là phn ng ca nước này trước s h tr quc tế gn đây dành cho Đài Loan, chng hn như vic M, Nht Bn và các nước G7 (Nhóm by nước công nghip hóa hàng đu) nhc li vic duy trì hòa bình và n đnh trên Eo bin Đài Loan", ông Su nói vi VOA trong mt cuc phng vn qua đin thoi.

Trong tuyên b ngày 19/4, cơ quan qun lý hàng không dân dng Trung Quc thông báo đã bt đu s dng hai đường bay theo hướng tây sang đông t các thành ph ven bin H Môn và Phúc Châu. Các đường bay mi, được gi là W122 và W123, s kết ni vi đường bay M503 và chúng s hot đng dc theo các đường bay hin có đến các đo Kim Môn và Mã T ca Đài Loan, nơi vn hành các chuyến bay thường xuyên đến và đi t đo chính ca Đài Loan. Tuyến M503 chy dc theo đường trung tuyến ca Eo bin Đài Loan, nơi tng là biên gii không chính thc gia Trung Quc và Đài Loan.

Trong cuc hp báo hàng ngày hôm 19/4, Văn phòng ph trách các vn đ Đài Loan ca Đng Cộng sản Trung Quc cho biết đng thái này nhm gim bt áp lc do s chm tr chuyến bay bng cách kích hot hai đường bay mi.

Cc Hàng không Dân dng Trung Quc cho biết thêm Bc Kinh cũng có kế hoch "ti ưu hóa hơn na" không phn xung quanh sân bay Phúc Châu phía nam tnh Phúc Kiến bt đu t ngày 16/5, bn ngày trước l nhm chc ca ông Li.

Ngay sau khi ông Li đc c vào tháng 1, Bc Kinh đã đơn phương hy đường bay cho tuyến M503 và m các đường bay mi theo hướng Tây-Đông t 3 thành ph ven bin.

Bc Kinh coi ông Li là người ng h nn đc lp ca Đài Loan. Trung Quc tuyên b Đài Loan là mt phn lãnh th ca mình và không loi tr vic s dng vũ lc đ thng nht hòn đo này vi đi lc.

Đáp li thông báo ngày 19/4, Cc Hàng không Dân dng Đài Loan cho biết quyết đnh ca Bc Kinh có th to ra ri ro nghiêm trng v an toàn bay vì khong cách gia đường bay ca Trung Quc và Đài Loan ch là 2 km ti đim gn nht. Đài Bc cho biết h s yêu cu bt k máy bay nào s dng đường bay mi phi quay tr v.

Văn phòng ca Trung Quc ph trách các vn đ Đài Loan, cơ quan giám sát quan h hai b eo bin, cho biết nhng li ch trích ca Đài Bc là "s cường điu ác ý" nhm "to ra o tưởng" rng Bc Kinh đang "thu hp không gian ca mình".

Xác đnh li nguyên trng

Vì các đường bay mi do Bc Kinh khi xướng bay rt gn đường trung tuyến ca Eo bin Đài Loan, mt s chuyên gia cho rng Trung Quc đang c gng xác đnh li nguyên trng trên eo bin Đài Loan da trên các điu khon ca h.

Đường trung tuyến đóng vai trò là ranh gii không chính thc gia Đài Bc và Bc Kinh trong nhiu thp niên. Trung Quc và Đài Loan chia cách trong cuc ni chiến năm 1949.

Theo ông J. Michael Cole, c vn cp cao ca toán Chng nh hưởng Chuyên chế ca Nước ngoài thuc Vin Cng hòa Quc tế, quyết đnh đơn phương khi đng các tuyến đường hàng không mi "là mt phn trong n lc ca Bc Kinh nhm chng minh rng h đt ra các quy tc trong nhng gì h coi là vn đ ni b ca mình".

Ông Cole cho biết khi đường bay M503 ln đu tiên được công b vào năm 2015, Bc Kinh đã đng ý điu chnh đường bay sau các cuc đàm phán vi chính ph Đài Loan dưới s lãnh đo ca Quc Dân Đng thân Trung Quc. Ông nói vi đài VOA : "Bc Kinh đã ri xa ch nghĩa đơn phương sau các cuc phn kháng ca Đài Bc và sau các cuc đàm phán vi chính ph do Quc Dân Đng lãnh đo".

Nhưng trong khi Đài Loan chun b l nhm chc th ba liên tiếp dưới s lãnh đo ca Đng Dân tiến vào tháng ti, ông Cole cho biết Bc Kinh "không còn tâm trng đàm phán và đang đơn phương thc hin các đường bay".

Ông nói thêm : "H ph nhn cơ quan ca Đài Loan bng cách t chi đàm phán vi Đài Bc".

Vùng cm bay

Các nhà phân tích quân s cho rng quyết đnh ca Bc Kinh bt đu s dng các tuyến đường hàng không đang tranh chp có th làm tăng kh năng máy bay dân s Trung Quc bay v phía đông ca đường trung tuyến Eo bin Đài Loan, nơi có 4 vùng cm bay được ch đnh.

Ông Chieh Chung, nhà nghiên cu quân s ti Qu Chính sách Quc gia Đài Loan, cho biết : "Không quân Đài Loan s dng các vùng cm bay đó đ giám sát các hot đng trên không phn dc theo đường trung tuyến ca Eo bin Đài Loan".

Theo quan đim ca ông, các đường bay mi ca Bc Kinh s làm tăng thêm khó khăn cho Không quân Đài Loan trong vic theo dõi hot đng ca các máy bay dân s và quân s Trung Quc trong vùng cm bay.

Ông nói vi đài VOA qua đin thoi : "Trung Quc đang c gng li dng vic máy bay dân s Trung Quc thường xuyên xâm nhp vào vùng cm bay do chính ph Đài Loan ch đnh đ thách thc các quy đnh do Đài Bc đt ra".

Ngoài vic m các đường bay mi và công b các bin pháp thương mi mi chng li hàng nhp khu ca Đài Loan, Bc Kinh đã tăng s lượng máy bay quân s được trin khai ti các khu vc gn Đài Loan vào cui tun qua.

B Quc phòng Đài Loan cho biết h phát hin 21 máy bay quân s Trung Quc và 7 tàu hi quân Trung Quc hot đng quanh Đài Loan trong khong thi gian t 20/4 đến 21/4. Ít nht 17 máy bay quân s Trung Quc đã vượt qua đường trung tuyến ca Eo bin Đài Loan.

Ch còn chưa đy mt tháng na là chính ph mi ca Đài Loan nhm chc, mt s nhà phân tích tin rng chiến dch gây áp lc ca Bc Kinh s tiếp tc. Ông Cole ti Vin Cng hòa Quc tế khuyến cáo Đài Bc "phi luôn cnh giác, gi vng nn tng đo đc cao và tránh mi hình thc hot đng có th b Bc Kinh li dng đ bin minh cho vic tr đũa".

Nguồn : VOA, 23/04/2024

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Những hình ảnh thu từ vệ tinh, đã được xác nhận, cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một bản sao khu trung tâm đầu não chính quyền Đài Bắc tại Nội Mông. Nhiều ý kiến cho rằng có khả năng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược đảo Đài Loan. 

tqdl1

Khu dinh tổng thống Đài Loan tại Đài Bắc. Ảnh Wikipedia

Hôm 26/03 vừa qua, một chuyên gia người Đài Loan phân tích các dữ liệu công khai đã đăng lên mạng X hình ảnh vệ tinh các công trình xây dựng trông giống hệt như khu phố tập trung các cơ quan chính quyền tại Đài Bắc, thủ đô Đài Loan, nhưng nằm ở phía bắc Trung Quốc, cách Bắc Kinh 1200 km. Trang tin Taiwan News hôm 28/03 dấy lên nhận định cho rằng "Trung Quốc dựng bản sao của Đài Bắc để tập dượt cho cuộc xâm lược". Thực ra không phải toàn bộ thành phố được dựng lại trong khu vực phía tây nam của khu tự trị Nội Mông.

RFI giới thiệu một số nhận định của các chuyên gia trên kênh truyền hình France 24 về động thái của Trung Quốc.

Bản sao khu phố trọng yếu của Đài Bắc

Bức ảnh vệ tinh cho thấy dãy đường phố được bố trí theo cách để gợi lại một cách tổng thể hình ảnh một phần khu Bắc Ái (Bo’ai), một khu phố rất đặc biệt nằm trong quận Trung Chính (Zhongzheng) của Đài Bắc. Thực tế, khu vực này của thủ đô là nơi tập trung hầu hết các trụ sở của cơ quan hành chính như dinh tổng thống, Tòa án Tối cao, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Trung ương Đài Loan. Khu Bắc Ái được áp dụng các quy định an ninh đặc biệt, trong đó bao gồm lệnh cấm bay qua.

Thực tế việc xây dựng này đã được Sim Tack, nhà phân tích của Force Analysis, một công ty giám sát khu vực xung đột đã truy cập hình ảnh vệ tinh, xác nhận với France 24. Chuyên gia này chỉ rõ Trung Quốc bắt đầu xây dựng khu trung tâm chính quyền ở Đài Bắc này "từ tháng 3/2021 và ít nhất cho đến tháng 2/2022".

Không chỉ đơn thuần là mạng lưới đường xá, người Trung Quốc còn dựng thêm các tòa nhà hay các mặt tiền "như người ta có thể thấy ở Đài Bắc tuy không hẳn giống chính xác về hình thức hay kích thước". Chuyên gia Sim Tack cho biết rõ thêm.

Hôm 27/03, bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính (Chiu Kuo-cheng) khẳng định "chắc chắn chỉ có quân đội Trung Quốc làm cái việc bắt chước như kiểu này". Ông nói thêm là Đài Loan cũng có thể sao chép lại các công trình hạ tầng cơ sở của bất kỳ nước nào vào mục đích huấn luyện quân sự.

Marc Lanteigne, nhà nhiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Cực của Na Uy, cho rằng đáng ngạc nhiên khi giảm thiểu tầm mức của những tiết lộ về các công trình xây dựng mới ở Nội Mông vào lúc trong "những tháng gần đây, chúng ta nhận thấy Trung Quốc đang gia tăng các hành động thù địch chống lại Đài Loan".

Bắc Kinh đã gia tăng áp lực đối với hòn đảo này bằng việc cho máy bay chiến đấu xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan vào mùa thu năm 2023. Và giờ đây, phải chăng quân đội tập luyện để bắn phá khu trung tâm quyền lực hay chuẩn bị mở cuộc xâm lược trên bộ ở đó ?

Giống năm 2015

Trên thực tế, Đài Loan đã phải đối phó với kiểu khiêu khích này... nhưng không có kết quả. Lewis Eves, chuyên gia về các vấn đề an ninh ở Trung Quốc tại Đại học Sheffield, khẳng định : "Để hiểu những gì đang xảy ra, chúng ta phải so sánh nó với tiền lệ năm 2015". Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tái hiện dinh tổng thống Đài Loan gần như giống hệt ở Nội Mông. Lewis Eves nhắc lại : "Người ta nhận ra điều này do có một video về một cuộc tấn công mô phỏng vào tòa nhà đã được truyền hình Trung Quốc phát sóng và trang web của quân đội đã đăng tải những hình ảnh tập luyện khu xung quanh dinh thự được dựng lại".

Chuyên gia này không ngạc nhiên khi quân đội Trung Quốc đưa ra ý tưởng dựng lại một phần Đài Bắc trong khi "bối cảnh địa chính trị trong khu vực có nhiều điểm tương đồng với năm 2015". Đài Loan khi đó cũng trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016, như năm nay – cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào tháng 1. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về tình trạng các đảo ở Biển Đông rất cao vào năm 2015 và hiện nay cũng vậy.

Trong cả hai trường hợp, "Bắc Kinh cho rằng cần phải phô trương sức mạnh đối với Đài Loan cũng như nhằm mục đích tuyên truyền nội bộ để kích thích và nuôi dưỡng tâm lý dân tộc chủ nghĩa", Lewis Eves nhận xét. Quả thực, vào thời điểm căng thẳng quốc tế cao độ, Trung Quốc vẫn "tìm cách tập hợp dư luận ủng hộ Đảng cộng sản bằng lá bài dân tộc chủ nghĩa", chuyên gia này giải thích. Và việc tái khẳng định các đòi hỏi với Đài Loan vì mục đích "đoàn kết dân tộc" của Trung Quốc cũng nằm trong nỗ lực đó.

Chiến tranh tâm lý ?

Tuy nhiên, những bảo sao công trình của Đài Bắc mang nặng yếu tố tuyên truyền, hay đúng hơn là "chiến tranh tâm lý", Chuyên gia về Trung Quốc thuộc cơ quan tư vấn l’International Team for the Study of Czechurity of Verona (ITSS Verona), ông Ho ting (Bosco) Hung nhận định. Ông giải thích : "Đây rõ ràng là cách để nói với Đài Loan rằng nếu chính quyền đảo từ chối các yêu sách của Bắc Kinh, Trung Quốc chuẩn bị các kịch bản quân sự".

Nhưng Bắc Kinh việc gì phải mất nhiều công sức chỉ để gửi một tín hiệu đến Đài Loan và dân chúng hòn đảo. Có nhiều cách đỡ tốn kém hơn để làm việc đó. Nhất là không phải Bắc Kinh tung ra các tiết lộ dựng lại đặc khu Bắc Ái như đề cập ở trên. Trung Quốc thậm chí đã cố gắng kín đáo hơn hồi năm 2015. Vào thời điểm đó, bản sao dinh tổng thống Đài Loan được dựng lên giữa cơ sở huấn luyện Chu Nhật Hòa (Zhurihe), được Bắc Kinh giới thiệu như là căn cứ "lớn nhất Châu Á". Các ảnh chụp từ vệ tinh còn cho thấy tại đó Trung Quốc đã xây dựng một công trình giống hết như tháp Eiffel.

Nhưng công trình xây dựng mới lần này nằm cách đó hàng trăm km, trong một vùng "có lẽ ít bị vệ tinh của phương Tây quan sát hơn là căn cứ Chu Nhật Hòa" chuyên gia Marc Lanteigne nhận xét.

Có khả năng "chính quyền Trung Quốc đợi thời điểm thích hợp để phổ biến các công trình xây dựng mới của họ nhưng họ đã bị lộ trước", theo chuyên gia này.

Chuẩn bị không kích ?

Ông Marc Lanteigne cho rằng, "quân đội Trung Quốc bắt đầu quan tâm một cách cụ thể đến những cuộc tấn công mô phỏng vào các mục tiêu cụ thể và chiến lược. Phiên bản mới khu phố của Đài Bắc thực tế chi tiết hơn nhiều so với phiên bản họ đã làm hồi 2015".

Trong trường hợp đặc khu Bắc Ái, có hai kịch bản. Thứ nhất liên quan đến các mô phỏng không kích nhằm "chặt đứt các cơ quan đầu não Đài Loan", theo như trang Taiwan News đã nêu ra. Đó sẽ là một chiến dịch phức tạp vì "người ta biết hệ thống phòng không của Đài Loan rất tốt", ông Ho Ting (Bosco) Hung ghi nhận. Nhưng theo chuyên gia này, việc đó là để chuẩn bị vì "tấn công từ trên không vẫn là giải pháp nhanh nhất để xâm chiếm hòn đảo".

Một kịch bản khác liên quan đế việc chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ. Chuyên gia Marc Lanteigne cho rằng "chỉ để bắn phá, Trung Quốc có thể sẽ không mất nhiều công sức tái hiện lại khu phố của Đài Bắc... cuộc chiến đô thị mới là khó khăn hơn trong trường hợp tấn công Đài Loan".

Chuyên gia này kết luận "Tập Cận Bình thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa quân đội. Biết chiến đấu trong môi trường đô thị là một mảng sống còn nên cần phải tập. Việc quân đội chọn tái hiện khu tổng thống Đài Bắc, có thể đó là một hiện trường để quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp".

(Theo france24.com)

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 03/04/2024

Additional Info

  • Author France 24, Anh Vũ
Published in Châu Á

Trung Quốc tìm cách làm suy yếu quân đội Đài Loan như thế nào

Các tờ báo chính ra tại Pháp hôm nay tập trung nhiều vào vấn đề nội bộ sau khi Viện Thẩm kế Pháp hôm qua, 12/03/2024, công bố bản báo hàng năm đưa ra những lời báo động về chi tiêu công và ứng phó với biến đổi khí hậu của nước Pháp.

tqdl1

Tàu khu trục hải quân Đài Loan Lan Yang nhìn từ boong tàu quân sự Trung Quốc, ngày 05/08/2022. AP - Lin Jian

Nhật báo Le Monde chạy tựa chính trang nhất : "Khí hậu : Viện Thẩm kế hối thúc nhà nước hành động". Le Figaro thì quan tâm đến chi tiêu ngân sách chạy tựa lớn : "Viện Thẩm kế yêu cầu tiết kiệm 50 tỷ". Báo cáo tình hình tài chính công của Pháp là đáng lo ngại, thậm chí còn tệ hơn thế, đồng thời kêu gọi cần phải cố gắng tiết kiệm gấp bội để giữ ngân sách chi tiêu từ nay đến năm 2027. Theo báo cáo, tình hình ngân sách công của Pháp đang xấu đi từng tuần, nguồn thu ngân sách từ thuế sụt giảm vì tốc độ tăng trưởng chậm lại. Le Figaro nhận thấy chính phủ đang bị dồn đến chân tường.

Cùng mối quan tâm, nhật báo La Croix chạy tựa ngắn gọn "Báo động về nợ", cùng với bài xã luận mang tiêu đề: "Một tương lai mong manh". Theo La Croix, nợ công của nước Pháp hiện đang ở mức 110% GDP. Trong khi đang phải mang gánh nặng nợ nần như vậy, Pháp vẫn bị hối thúc phải duy trì khả năng đầu tư, được cho là cần thiết và khẩn cấp, để ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện kế hoạch chuyển đổi năng lượng theo hướng thân thiện với môi trường, lĩnh vực mà bản báo cáo đánh giá nước Pháp đang hành động rất chậm trễ. Trong khi đó, những hậu quả của hiện tượng hâm nóng Trái đất và biến đổi khí hậu ngày càng hiển hiện rõ.

Hạ Viện : Ủng hộ Ukraine nhưng chống tổng thống Macron

Một thời sự khác của Pháp cũng được các báo đưa tin nhiều là hôm qua, 12/03, Hạ Viện Pháp đã thông qua với đa số phiếu hiệp định hợp tác an ninh Pháp-Ukraine. Biểu quyết chỉ mang tính tượng trưng, nhưng các cuộc tranh luận tại nghị trường diễn ra khá gay gắt, không phải về bản thỏa thuận mà về lập trường của tổng thống. Các báo đều ghi nhận, về sự ủng hộ Ukraine tất cả đồng thuận, nhưng các đảng đối lập đều nhân cơ hội chĩa mũi tấn công vào tổng thống Emmanuel Macron, khai thác phát biểu của ông gần đây "không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine chiến đấu". 

Đánh phá Đài Loan từ bên trong

Về Châu Á, báo Le Monde chú ý đến hòn đảo Đài Loan với bài viết "Bắc Kinh cố gắng xâm nhập vào quân đội Đài Loan như thế nào".

Đặc phái viên của tờ báo từ Đài Bắc cho biết, hôm 11/03 vừa rồi, lãnh đạo cơ quan mật vụ Đài Loan Thái Minh Ngạn trấn an các dân biểu rằng ông không thấy có bất kỳ tín hiệu nào dự báo chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan có thể xảy ra từ nay đến ngày tổng thống tân cử Lại Thanh Đức nhậm chức vào ngày 20/05. Ông dự báo Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng chiến thuật cây gậy và củ cà rốt.

Ngoài các cuộc diễn tập quân sự quanh hòn đảo, Bắc Kinh gần đây còn gia tăng nỗ lực xâm nhập vào quân đội Đài Loan. Một thí dụ điển hình là vào mùa hè năm 2023, Hsieh, trung tá phi công trực thăng vận tải Chinook của quân đội Đài Loan, đã được đề nghị số tiền tương đương 15 triệu đô la cùng bảo đảm đưa gia đình ông rời khỏi Đài Loan, nếu đồng ý lái chiếc trực thăng vận tải do Mỹ sản xuất hạ cánh xuống một tàu hải quân Trung Quốc ở eo biển Đài Loan. Vụ việc được báo chí địa phương tiết lộ vào tháng 12/2023, sau đó được bộ trưởng quốc phòng Đài Loan xác nhận, cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xâm nhập và phá vỡ tinh thần quân đội đối phương trước viễn cảnh xảy ra chiến tranh.

Theo Le Monde, trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết, thì tư pháp Đài Loan trong những năm gần đây đã phát giác nhiều trường hợp xâm nhập và làm nội gián trong quân đội. Mục đích là để có được các bản đồ căn cứ và kế hoạch tác chiến, chi tiết về các trang thiết bị nhạy cảm, nhưng cũng chỉ để phơi ra những điểm yếu trong quyết tâm của quân đội Đài Loan.

Hiện tượng này được Su Tzu-yun, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia ở Đài Bắc, được Le Monde trích dẫn, giải thích : Có thể Bắc Kinh chỉ nhằm mục đích tạo ra hiệu ứng tâm lý. "Vấn đề không phải là trang thiết bị tiên tiến, mục đích trước hết là làm suy sụp tinh thần của quân đội, đây là một cuộc chiến căng thẳng. Trung Quốc đang tìm kiếm thông tin mật, thông tin chi tiết về khả năng phòng thủ của Đài Loan, nhưng họ cũng muốn cho binh lính Đài Loan thấy rằng chiến đấu chẳng ích gì, vì những người khác đã bỏ cuộc trước họ".

Vào tháng 1 năm nay, ít ngày trước cuộc bầu cử tổng thống, cựu lãnh đạo Đài Loan, thân Bắc Kinh, Mã Anh Cửu (2008-2016) đã nhận định Đài Loan "có thể sẽ không bao giờ chiến đấu" với Trung Quốc, một đất nước "quá lớn, quá mạnh".

Để đối phó với những hoạt động xâm nhập, nội gián của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan, theo nhà nghiên Su Tzu-yun, chính Đài Bắc phải nỗ lực chú ý cải thiện tiền lương trong lực lượng vũ trang và nâng cao nhận thức về giá trị của các quyền tự do cơ bản trên hòa đảo và sự cần thiết phải bảo vệ những giá trị đó.

Nga : Đối lập vũ trang khuấy động trước bầu cử tổng thống

Chuyển qua nhật báo Le Figaro với cuộc chiến tranh tại Ukraine. Tờ báo có bài "Trước bầu cử tổng thống Nga, đối lập vũ trang nhớ đến Putin". Bài viết đề cập đến sự kiện đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba tuần này, một số nhóm nổi dậy Nga đóng tại Ukraine đã mở các cuộc đột kích vào trong đất Nga.

Theo các thông tin trên Telegram, các chiến binh này nhắm vào các khu vực biên giới, Belgorod, đặc biệt là vùng Kursk, khu vực chưa bao giờ bị tấn công. Đó là những đội quân của lực lượng nổi dậy Nga chống Putin và chiến đấu ủng hộ quân đội Ukraine. Kremlin coi đây là lực lượng "khủng bố".

Le Figaro cho biết, các nhóm này mang tên gọi Quân đoàn Tự do Nga, Tiểu đoàn Siberia, hay Quân đoàn Tình nguyện Nga. Đó là những dân quân vũ trang, tổng số có khoảng 1.200 người, đã xuất hiện hồi mùa xuân năm ngoái. Họ đã tiến hành một loạt cuộc đột kích vào đầu tháng 5, sau đó vào tháng 6, ở miền Tây nước Nga. Kết quả của những hoạt động này vẫn còn khá mờ nhạt, nhưng họ đã cho thấy điểm yếu nhất định ở nước Nga của Putin.

Ukraine : Cuộc chiến trên không

Vẫn cùng chủ đề chiến tranh Ukraine, trong một bài viết mang tiêu đề "Tại Ukraine, một trận chiến mới để làm chủ bầu trời".

Le Figaro cho thấy : Trái với những dự tính của mình, quân đội Nga đã không thể giành được ưu thế trên không ở Ukraine sau khi bắt đầu cuộc tấn công, mặc dù họ vượt trội về số lượng.

Tờ báo ghi nhận, bị bế tắc ở chiến trường trên bộ, cuộc chiến tại Ukraine đang diễn ra trên các mặt trận khác. Tại Hắc Hải, quân đội Ukraine đã đẩy lùi được hạm đội Nga. Trên không, Ukraine cũng đã thành công. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát bầu trời Ukraine dường như đã tăng tốc trong vài tuần qua. Khoảng 20 máy bay Nga đã bị phá hủy gần đây, trong đó có khoảng 15 máy bay đến cuối tháng 2. Đáng chú ý, không quân Nga đã mất một số máy bay ném bom Su-34 và chiến đấu cơ Su-35, những máy bay mới thiết kế gần đây, ngoài ra còn mất 3 máy bay chỉ huy Il-22 và đặc biệt là 2 máy bay radar A50 Mainstay. "Ukraine có thể đã tìm thấy gót chân Achilles mới" của Nga, tướng Pierre Schill, tham mưu trưởng bộ binh Pháp, nhận định.

Theo Le Figaro, Kiev đã sử dụng hiệu quả hệ thống phòng không của mình. Được tăng cường nhờ các hệ thống của phương Tây và có thể được hỗ trợ bởi tình báo phương Tây, Ukraine sau đó đã bảo vệ thành công bầu trời của mình. Nhưng sau 2 năm chiến tranh, chỉ những năng lực này thôi là chưa đủ.

Bước sang năm thứ ba của cuộc chiến, các phương thức tác chiến cũng phát triển. Giai đoạn chủ chốt với Ukraine dự kiến sẽ là trong vài tháng tới với sự xuất hiện của những chiếc F16 mà phương Tây hứa cung cấp. Theo nhiều nhà phân tích, loại chiến đấu cơ này sẽ giúp Ukraine sử dụng năng lực tấn công của phương Tây và thách thức sức mạnh của không quân Nga.

Sinh viên nước ngoài, nguồn ảnh hưởng của Pháp

Trở lại nhật báo Le Monde với một vấn đề xã hội liên qua đến Pháp qua bài : "Sinh viên nước ngoài, yếu tố tạo ảnh hưởng".

Bài báo của Le Monde khẳng định việc đón tiếp các sinh viên quốc tế giờ là một công cụ của "quyền lực mềm" chính trị, khoa học và kinh tế. Sự hiện diện của các sinh viên nước ngoài tại Pháp đã giúp cho các cơ sở đại học cải tiến và đổi mới tư duy về cách đào tạo của mình. Với nước Pháp, các sinh viên nước ngoài còn là công cụ gây ảnh hưởng và là một nguồn lợi kinh tế không hề nhỏ. Tờ báo đưa ra con số trong năm 2024, hơn 400.000 sinh viên nước ngoài chọn nước Pháp là nơi tu nghiệp. Chính họ sẽ là những đại sứ của nước Pháp trong tương lai, đồng thời cũng là thước đo chính xác cho sức hấp dẫn của đất nước.

Kế hoạch năm 2018 của chính phủ, "Bienvenue en France", dự tính đón 500.000 sinh viên quốc tế vào năm 2027. Mục tiêu này sẽ có thể bị cản trở bởi luật nhập cư được Quốc hội thông qua hồi cuối năm ngoái, với các quy định và các điều kiện đến Pháp du học của sinh viên nước ngoài bị thắt chặt thêm. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên không ở lại Pháp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), 43% người nước ngoài đến du học vào năm 2010 đã rời khỏi nước Pháp sau khi kết thúc thời gian học tập và 80% đã rời Pháp sau 10 năm.

Giờ đây, nhiều trường đại học ở Pháp đã ý thức được việc đón tiếp sinh viên nước ngoài là một ưu tiên. Ngoài ra, theo bài báo, việc tuyển dụng những sinh viên nước ngoài giỏi nhất là một điều cấp bách, vì trong cuộc chiến tranh giành nhân tài quốc tế, "người Mỹ là bậc thầy trong lĩnh vực này", Olivier Lesbre, giám đốc Viện Hàng không và Vũ trụ cấp cao, lưu ý.  Hoa Kỳ đã đón 1,5 triệu sinh viên nước ngoài, và 21% sinh viên trên toàn thế giới đang ở lục địa Mỹ.

Sinh viên nước ngoài cũng là nguồn thu nhập cho quốc gia. Theo một nghiên cứu của Campus France, cơ quan  quảng bá giáo dục đại học Pháp, được công bố vào năm 2022, sinh viên nước ngoài mang lại cho nước Pháp tới 5 tỷ euro mỗi năm.

Le Monde khẳng định, đón tiếp sinh viên nước ngoài là xây dựng quyền lực mềm. Lực lượng trí thức trẻ chính là chiếc cầu nối đưa ảnh hưởng của nước Pháp ra bên ngoài. Ngoại giao, khoa học phải được ưu tiên, điều đó cũng có nghĩa là việc tiếp nhận sinh viên nước ngoài phải được quan tâm một cách tốt nhất có thể.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Châu Á

Đài Loan mà Trung Quốc thèm khát đang dần biến mất

Rupert Wingfield-Hayes, BBC, 11/01/2024

Đã từng có một thời khi mà nụ cười của nhà độc tài hiện diện khắp Đài Loan.

dailoan1

Đài Loan 1949 của Tưởng Giới Thạch đã không còn, ảnh hưởng của ông giờ đây đã giảm nhiều

Cảnh tượng đó giờ đây đang trở nên hiếm hoi hơn khi ngày càng nhiều những bức tượng như vậy bị phá bỏ. Từng có lúc số lượng tượng lên tới hơn 40.000 bức.

Hơn 200 bức tượng đã bị bỏ lại trong một công viên ven sông phía nam Đài Bắc. Tại đây, có tượng vị Đại nguyên soái Tưởng Giới Thạch đang đứng, ngồi, mặc trang phục truyền thống hay trang phục học giả, cưỡi ngựa, với trẻ nhỏ ngưỡng mộ vây quanh và cả tượng ông đang chống gậy khi đã về già.

Một Đài Loan dân chủ dường như không còn chỗ cho người cai trị cũ, người đã mang Trung Hoa Dân Quốc đến hòn đảo này, khi trốn chạy khỏi thất bại chực chờ dưới tay cộng quân của Mao Trạch Đông.

Khi Trung Quốc đại lục trở thành Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan vẫn là Trung Hoa Dân Quốc.

Cả hai đều tuyên bố chủ quyền trên lãnh thổ của phía còn lại. Cả Tưởng Giới Thạch lẫn Mao Trạch Đông đều không coi Đài Loan là một địa phận riêng biệt của một dân tộc riêng biệt.

Nhưng đó chính là Đài Loan ở thời hiện tại.

Khác với Đài Loan, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ dừng lại. Tuy vậy, hầu như mọi thứ khác đã thay đổi ở cả hai bờ của eo biển rộng chừng 180km này.

Trung Quốc giờ đây đã trở nên giàu có, mạnh mẽ hơn và là một mối đe dọa không thể phủ nhận.

Đài Loan, hòn đảo nay đã áp dụng chế độ dân chủ, đang trong một cuộc bầu cử, thời điểm mà các mối liên kết với Bắc Kinh đang được thử thách.

Bất kể kết quả của cuộc bỏ phiếu vào thứ Bảy như thế nào, nền tự do của Đài Loan vẫn là một mối nguy cho hy vọng thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

dailoan2

Các sự kiện vận động trước cuộc bầu cử vào thứ Bảy đang vô cùng sôi nổi

Ở Đài Loan vẫn có người, tương tự Tưởng Giới Thạch đã từng, coi bản thân là người Trung Quốc và ngưỡng mộ Đại lục.

Những người khác lại cảm thấy họ là người Đài Loan thực thụ. Họ coi Bắc Kinh là một thế lực ngoại bang đang muốn thuộc địa hóa hòn đảo của mình, giống như những gì Tưởng Giới Thạch và người Nhật đã làm trước đó.

Ngoài ra, có khoảng 600.000 người bản địa có tổ tiên đã sinh sống tại hòn đảo này hàng ngàn năm.

Tiếp đến là một thế hệ trẻ hơn, với phức cảm nửa này nửa kia và luôn e ngại trước những câu hỏi về bản sắc. Dù cảm thấy bản thân là người Đài Loan, họ không đặt nặng việc tuyên bố độc lập.

Họ mong muốn có được hòa bình và quan hệ làm ăn với Trung Quốc, dù không muốn là một phần của đất nước này.

"Tôi là người Đài Loan. Nhưng tôi tin vào Trung Hoa Dân Quốc", một người phụ nữ ngoài 50 tuổi, lấp lánh trong ánh hào quang của đèn Giáng sinh và trông giống Elton John, nói.

Đây là một phản ứng hiếm hoi tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử cho Quốc Dân Đảng (KMT), đảng phái do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đến khi qua đời năm 1975. Thành phố Đào Viên là thủ phủ của Quốc Dân Đảng, nơi có hàng chục ngàn người đổ ra đường để ủng hộ ứng cử viên tổng thống Hầu Hữu Nghi.

Quốc Dân Đảng hiện đang đề xuất việc thiết lập hòa bình và mở rộng đối thoại với cựu thù - Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Đảng này cho rằng Đài Loan chỉ có thể thịnh vượng khi chấp nhận đối thoại với Bắc Kinh.

dailoan3

Tưởng Vạn An, ngôi sao mới nổi của Quốc Dân Đảng, được coi là người có tiềm năng trở thành ứng cử viên tổng thống trong tương lai

"Chúng ta nên kết bạn với đại lục", người phụ nữ vừa cười vừa nói. "Chúng ta có thể cùng nhau kiếm tiền".

Tên bà bị át đi hoàn toàn giữa tiếng nhạc đinh tai nhức óc của bài ca ái quốc.

Tiếng hò reo tán thưởng vang dội cả sân khấu khi Tưởng Vạn An xuất hiện ; ông này là chắt nội của Tưởng Giới Thạch và là ngôi sao đang lên của Quốc Dân Đảng.

"Tôi thích anh ấy lắm, đẹp trai vô cùng", người phụ nữ ăn mặc sặc sỡ nói. "Mong một ngày anh ấy sẽ trở thành tổng thống !"

Đám đông chủ yếu là những người trong độ tuổi 50 đến 60. Họ có mối quan hệ gia đình hoặc kinh doanh với Trung Quốc và là những người ủng hộ lâu năm của Quốc Dân Đảng.

"Tôi là người Trung Quốc, còn Đài Loan chỉ là một hòn đảo nhỏ bé. Hãy nhìn Trung Quốc mà xem !", một người đàn ông khoảng 50 tuổi đầy phấn khích khi nói về những thành tựu trong việc phóng tên lửa gần đây của Trung Quốc.

"Tất nhiên là chúng ta nên thống nhất - có thể không phải bây giờ, nhưng một ngày nào đó chúng ta nhất định phải làm vậy".

dailoan4

Phần lớn người ủng hộ Quốc Dân Đảng là những người Đài Loan cao tuổi, có gia đình hoặc mối quan hệ kinh doanh với Trung Quốc

Không có nhiều người trẻ ở đây, họ dường như không bị thu hút bởi di sản của Quốc Dân Đảng.

"Tôi không bầu cho đảng, tôi bầu cho ứng cử viên", Lâm Thần Trạch nói. "Tôi là người Đài Loan, nhưng tôi muốn hòa bình. Đảng Dân Tiến [cầm quyền] đã nắm quyền tám năm và đã đến lúc thay đổi. Hầu Hữu Nghi là một người tốt. Ông ấy trung thực và làm việc hiệu quả".

"Bạn coi mình là người Trung Quốc hay người Đài Loan ?" – Câu hỏi kéo dài hàng thập kỷ giờ đây đang có những câu trả lời đối nghịch.

Đối với Bắc Kinh, đây là điều đáng báo động. Đối với các đảng chính trị ở Đài Loan, đây được coi là một vấn đề tế nhị, đòi hỏi khả năng điều chỉnh lập trường linh hoạt.

"Hành động của họ đối với những bức tượng này là một sai lầm", cựu chiến binh 94 tuổi Phạm Huấn Trung nói khi đi qua công viên đầy tượng Tưởng Giới Thạch.

Ông Phạm mới 18 tuổi vào năm 1947 khi rời quê hương Tứ Xuyên, nằm sâu trong vùng núi miền tây nam Trung Quốc, để gia nhập quân đội Tưởng Giới Thạch.

Đầu năm 1949, khi nội chiến Trung Quốc chuyển hướng, đơn vị của Phạm được cử đến Đài Loan để chuẩn bị cho việc sử dụng hòn đảo này như một thành trì.

Sáu tháng sau, Tưởng Giới Thạch cùng hệ thống chính phủ và đội quân thất bại gần một triệu người theo sau.

Phạm nghĩ rằng ông sẽ sớm trở về nhà. Nhưng sau khi Mao nắm quyền, ông không thể về hay thậm chí viết thư về nhà. "Vì vậy, tôi đã chờ đợi và chờ đợi hàng thập kỷ".

dailoan5

Phạm Huấn Trung vẫn gắn bó với giấc mơ thống nhất Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch

Mãi đến năm 1990 ông mới được trở lại nơi quê hương. Thời điểm đó, người thân trong gia đình ông đã qua đời từ lâu, nhiều người trong số họ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc truy bức vì hành động "phản cách mạng" của ông.

Ông được biết mẹ và anh trai của mình đã chết đói trong Nạn đói lớn (từ 1958 đến 1961) – một hậu quả từ nỗ lực công nghiệp hóa thời Mao Trạch Đông.

Dù đã sống bảy thập niên ở Đài Loan, Phạm nói ông vẫn luôn coi mình là người Trung Quốc : "Chúng tôi đến đây không có nghĩa đất nước bị tàn lụi ; chúng tôi vẫn là Trung Hoa Dân Quốc. Đài Loan chỉ là một tỉnh nhỏ trong số hơn 30 tỉnh".

Không xa công viên này, Tưởng Giới Thạch vẫn chưa an giấc trong chiếc quan tài bằng đá cẩm thạch đen, vẫn chưa được chôn dù đã gần nửa thế kỷ từ khi ông qua đời.

"Chúng tôi chiến đấu để thống nhất Trung Quốc", Phạm nói. "Chúng tôi muốn một Trung Quốc hùng mạnh, thống nhất và độc lập. Đó là ước mơ của chúng tôi".

Đối với Tưởng Giới Thạch, Đài Loan chỉ là một thành trì tạm thời để dưỡng thương rồi lại tiếp tục theo đuổi ước mơ tái chinh phục Trung Quốc. Dù đã chết từ lâu mang theo giấc mơ của mình, Tưởng Giới Thạch đã để lại dấu ấn rõ rệt.

Khi đi bộ trên các con đường ở Đài Bắc, bạn sẽ bắt gặp những cái tên sót lại từ một thời đại đã qua của Trung Quốc : Nam Kinh Đông lộ, Bắc Bình Bắc lộ, Trường An Tây lộ.

Hiện tại, ngôn ngữ được sử dụng cho giáo dục và thương mại là tiếng Quan Thoại, một phương ngữ miền bắc Trung Quốc.

dailoan6

Đài Loan thể hiện rõ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của miền bắc Trung Quốc, từ đồ ăn đến ngôn ngữ

Đài Bắc là thành phố của mì sợi làm từ lúa mì và bánh bao, đều là những món ăn phương Bắc.

Nơi đây cũng có rất nhiều nhà hàng Thượng Hải xuất sắc - di sản từ cuộc di cư của nhiều tầng lớp doanh nhân thành đạt từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền.

Tuy nhiên, di sản của Tưởng Giới Thạch có một cái giá rất đắt. Bất kỳ biểu hiện nào về bản sắc chính trị của người Đài Loan đều bị đàn áp dã man. Dưới thời Tưởng Giới Thạch, người được sùng bái tương tự Mao Trạch Đông, Stalin hay Kim Nhật Thành, hàng ngàn người đã bị tra tấn, bỏ tù và hành quyết.

"Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, giống như một cặp song sinh cùng trứng, có cùng một lý tưởng", nhà hoạt động chính trị John Chen (John Trần), 86 tuổi, nói. "Cả hai đều nhất trí rằng chúng tôi là một phần của Đại Trung Hoa".

Ông Trần trò chuyện khi tham quan một trại giam quân sự cũ ở miền nam Đài Bắc – một nơi mà đối với ông đã quá quen thuộc.

Năm 1969, một tòa án quân sự đã xét xử và giam giữ ông ở đây, chỉ ba tuần sau hôn lễ của ông. Ông đã trải qua 10 năm tiếp theo ở Cảnh Mỹ, một trong những nhà tù đáng sợ nhất của Đài Bắc. Tội của ông là tham gia một nhóm ủng hộ độc lập cho Đài Loan khi còn theo học một trường y tại Nhật Bản.

dailoan7

Sau 15 năm ngồi tù do ủng hộ Đài Loan độc lập, ông Trần vẫn khẳng định một ngày nào đó điều này sẽ đến

Ông bị nhốt trong buồng giam chật chội với sáu tù nhân khác. Bên trong không hề có giường, chỉ có một nhà vệ sinh bệt trong góc, một cái vòi nước và một cái xô để rửa.

Hè thì oi bức đến chảy mỡ, đông lại rét thấu xương. Mỗi ngày họ chỉ được ra ngoài tập thể dục vỏn vẹn 15 phút.

Ông Trần sinh ra dưới thời Nhật Bản cai trị, có thể nói tiếng Nhật lưu loát. Ông thừa nhận rằng phong cách sống của mình tương đồng với Nhật Bản hơn là với Trung Quốc đại lục.

"Tôi không coi mình là người Trung Quốc, mà là người Đài Loan", ông nói.

Ông Trần là một trong số hàng triệu người có gia đình di cư từ Trung Quốc, chiếm phần lớn cư dân của hòn đảo.

Họ chủ yếu đến từ Phúc Kiến qua nhiều đợt di cư từ những năm đầu thế kỷ 17. Họ nói tiếng Đài Loan, một phiên bản của phương ngữ miền Nam Phúc Kiến, khác biệt với tiếng Quan Thoại, như tiếng Anh với tiếng Bồ Đào Nha vậy.

Với ông, "Đài Loan vốn đã độc lập" và có một tương lai tươi sáng.

"Một ngày nào đó Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ. Khi đó, chúng ta có thể hội nhập vào cộng đồng quốc tế một cách trọn vẹn".

Ông bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc chỉ vì có chung văn hóa và ngôn ngữ.

"Vậy Tây Tạng hay Tân Cương thì sao ? Nếu cứ là người gốc Trung và nói tiếng Trung thì quốc gia thuộc chủ quyền Trung Quốc, vậy cả Singapore sao ?

Thời kỳ cai trị quân sự đã qua từ lâu, và trên khắp Đài Loan có các tượng đài tưởng niệm Khủng bố Trắng, một thời kỳ đàn áp chính trị kéo dài hàng thập niên tại Đài Loan dưới thời Tưởng.

Tuy vậy, một số người cho rằng lập trường dai dẳng của Bắc Kinh đang khiến thế hệ trẻ nhiệt huyết suy nghĩ lại cách nhìn nhận bản thân.

dailoan8

Mặc dù đã học tiếng Quan Thoại khi lớn lên, Lạc Ốc Anh Hồ từ chối sử dụng ngôn ngữ này

Lạc Ốc Anh Hồ (Lôa Ēng-hôa) bắt đầu học tiếng Đài Loan khoảng năm năm trước. Giờ đây, anh chỉ nói tiếng Đài Loan hoặc tiếng Anh và từ chối nói tiếng Quan Thoại.

Đối với anh, đó là ngôn ngữ của kẻ thực dân áp bức. Anh ví von việc này giống như người Anh bị buộc phải nói tiếng Ý vì nước Anh từng là một phần của Đế quốc La Mã.

"Khi còn học tiểu học, mỗi sáng chúng tôi đều tập trung lại và hát quốc ca [Trung Hoa Dân Quốc]. Luôn có một số học sinh lười biếng không thèm hát, tôi sẽ hét lên với họ 'mày không yêu quê hương sao !' Khi đó, tôi thực sự nghĩ mình là người Trung Quốc".

Anh nói rằng chỉ khi đi làm ở Úc và chứng kiến cách quốc gia này đối mặt với lịch sử đầy biến động của mình, anh mới có được nhận thức sâu sắc về bản thân.

Dưới thời Quốc Dân Đảng, học sinh bị cấm sử dụng và sẽ bị phạt nếu nói tiếng Đài Loan. Cha mẹ người Đài Loan cũng bắt con cái nói tiếng Quan Thoại ngay cả khi ở nhà vì tin rằng điều đó sẽ giúp chúng vào đại học hoặc có được việc làm tốt.

Lạc Ốc nói rằng tuy tiếng Đài Loan không bị cấm nhưng "sự áp đặt tư tưởng" vẫn tồn tại.

"Điều đáng nói nhất là việc chúng tôi bị tước đi quyền học tiếng Đài Loan - 80% người dân có nguồn gốc Đài Loan, nhưng không có quyền được học bằng ngôn ngữ của chính mình. Điều này chẳng phải thật ngớ ngẩn hay sao ?"

Đối với những người trẻ như Lạc Ốc, Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền, dù đã thành công nhờ vào việc chống lại Bắc Kinh và kêu gọi độc lập cho Đài Loan, vẫn còn rất nhiều việc có thể và phải làm.

dailoan9

Dù từng gặp khó khăn trong các cuộc bầu cử địa phương, DPP đã cầm quyền liên tục 8 năm gần đây

Đảng Dân Tiến (DPP) từng là một tổ chức thiếu quy củ, chật vật để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử địa phương và giành ghế trong Quốc hội.

Trong các cuộc mít tinh của đảng, tiếng Đài Loan được sử dụng. Tính đến thời điểm hiện tại, Đảng Dân Tiến đã cầm quyền được 16 năm, bao gồm 8 năm qua.

Những người ủng hộ trẻ tuổi của đảng nói tiếng Anh lưu loát và quan tâm tới các vấn đề về môi trường hay LGBTQ nhiều hơn là về sự độc lập chính thức của Đài Loan.

Trong một cuộc mít tinh gần đây tại Đài Bắc, ứng cử viên phó tổng thống của DPP, bà Tiêu Mỹ Cầm, đã có bài phát biểu công khai đầu tiên. Với sức trẻ và sự lôi cuốn, bà gây được ấn tượng mạnh với đám đông.

Nhưng tại Bắc Kinh, Tiêu Mỹ Cầm bị căm ghét.

Bà sinh ra ở Nhật Bản với mẹ là người Mỹ và cha là người Đài Loan. Cương vị gần đây nhất của bà Tiêu Mỹ Cầm là đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Kỳ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhiều lần tung tin đồn rằng bà hầu như không nói được tiếng Quan Thoại, cho dù đây không phải sự thật.

Trung Quốc lo sợ sự trỗi dậy của những chính trị gia như bà Tiêu, những người hầu như không có mối liên hệ gia đình nào với đại lục và coi Đài Loan gần gũi với Tokyo và Washington hơn là với Bắc Kinh.

Nếu không tính DPP, đây là cuộc bầu cử đầu tiên mà cả ba ứng cử viên tổng thống đều là người gốc Đài Loan. Không ai trong số họ đến từ những gia đình di cư đến hòn đảo này cùng Tưởng Giới Thạch năm 1949.

Ông Hầu của Quốc Dân Đảng là con trai của một thương nhân đến từ miền nam Đài Loan, người đã vươn lên đứng đầu Cục điều tra quốc gia.

Ngày nay, không còn thấy DPP nói về mục tiêu độc lập hay Quốc Dân Đảng nói về kế hoạch đối thoại với Bắc Kinh ; hai đảng hiện đang tránh bàn luận về kế hoạch thống nhất và câu hỏi chủ quyền giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Cả hai đều chấp nhận "hiện trạng" đặc biệt của Đài Loan - không được coi là một quốc gia nhưng tự bầu ra lãnh đạo cho mình.

dailoan10

Tại cuộc mít tinh của Quốc Dân Đảng, một người phụ nữ ăn mặc lấp lánh nhận xét thẳng thắn : "Đây chính là ngọn núi đang bảo vệ chúng tôi. Thiếu đi [vị thế của] Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan coi như xong. Đài Loan không thể độc lập. Độc lập sẽ dẫn đến chiến tranh".

Đây là điều mà các chuyên gia gọi là "mập mờ chiến lược". Cho đến nay, cách làm này khiến tất cả, bao gồm Bắc Kinh, hài lòng.

Nhưng đó không phải là cách mà người dân nhận diện bản thân.

"Hôm nay tất cả chúng tôi đều là người Đài Loan, bất kể xuất xứ của tổ tiên. Chúng tôi kết hôn với nhau và trộn lẫn tiếng Đài Loan với tiếng Quan Thoại khi nói chuyện", một nhóm người đi bộ trên con đường mòn gần Đài Bắc nói.

Khi đi du lịch nước ngoài, họ luôn nói rằng họ đến từ Đài Loan. "Chúng tôi không muốn mọi người nghĩ rằng chúng tôi đến từ Trung Quốc".

Điều này trái ngược với mục tiêu thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản. Thông điệp này cũng đã được gửi đến người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và Hong Kong.

dailoan11

Việc người dân Đài Loan đang tự đưa ra quyết định về bản sắc của họ là một vấn đề đối với Bắc Kinh

Tuy không phải tất cả mọi người đều nghĩ mình là người Đài Loan, các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng nhiều người trẻ có xu hướng này.

Ngay cả trong hoàn cảnh Đài Loan hiện tại, dòng họ Tưởng vẫn nhận được ưu ái. Nhiều người cho biết họ muốn Quốc Dân Đảng đề cử chắt nội của Tưởng Giới Thạch vào năm 2028 ; còn bà Tiêu đã được coi là ứng cử viên cho DPP.

Bất kỳ ai cũng có thể thắng, nhưng việc điều này được quyết định bởi người dân Đài Loan là một quan ngại đối với Trung Quốc.

Các cử tri trẻ tuổi nói rằng tất cả những gì họ quan tâm là hòa bình : "Tôi có hai em trai và tôi rất lo rằng chúng sẽ phải chiến đấu với Trung Quốc", Thẩm Lộ, 21 tuổi, nói tại cuộc mít tinh của Quốc Dân Đảng.

Giống như hầu hết những đồng minh mạnh mẽ, có ít người dân Đài Loan nói về việc độc lập bởi sự phi thực tiễn, thậm chí là bất khả thi của việc này.

Nhưng hòa bình giờ là tiên quyết với một Đài Loan đang muốn giữ lại những gì họ đang có.

"Tôi là người Đài Loan nhưng điều quan trọng nhất đối với thế hệ của tôi là hòa bình", Thẩm Lộ nói. "Tôi không muốn thống nhất. Tôi muốn tình hình như hiện nay được duy trì mãi mãi".

Rupert Wingfield-Hayes

Nguồn : BBC, 11/01/2024

************************

Bắc Kinh sẽ 'không bao giờ thỏa hiệp' về Đài Loan, Trung Quốc nói với Hoa Kỳ

Kelly Ng, BBC, 10/01/2024

Trung Quốc trong các cuộc đàm phán quân sự đầu tiên với Hoa Kỳ kể từ năm 2021 đã tuyên bố sẽ "không bao giờ thỏa hiệp" về vấn đề Đài Loan.

dailoan12

Các cuộc đàm phàn diễn ra chỉ vài ngày trước khi có cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan

Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ "chấm dứt việc trang bị vũ khí cho Đài Loan" và coi những quan ngại của họ một cách "nghiêm túc".

Tin tức được đưa ra chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan, sự kiện có thể đẩy hòn đảo này gần hơn với – hoặc ngược lại, xa hơn khỏi – Bắc Kinh.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, nhưng hòn đảo này tự coi mình là khác biệt với lục địa Trung Quốc.

"Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng phát triển mối quan hệ quân sự lành mạnh và ổn định với Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng", thông cáo của Bộ Quốc phòng nước này viết.

Bộ Quốc phòng nói rằng Hoa Kỳ cần xem xét những mối quan ngại của Trung Quốc một cách "nghiêm túc", đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ "không có bất kỳ nhượng bộ hay thỏa hiệp nào về vấn đề Đài Loan, và yêu cầu phía Mỹ tôn trọng nguyên tắc Một Trung Quốc, các cam kết liên quan, chấm dứt việc trang bị vũ khí cho Đài Loan, và không ủng hộ Đài Loan độc lập".

Đài Loan là điểm nóng quan trọng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Châu Á.

Hồi năm 2022, Trung Quốc đã từ chối nối lại đàm phán như một động thái nhằm phản đối sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ tại thời điểm đó, bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8/2022.

Hai bên nối lại đàm phán vào đầu tuần này, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đạt được thỏa thuận trong cuộc họp hồi tháng 11. Cuộc đàm phán kéo dài hai ngày đã kết thúc tại Washington vào hôm thứ Ba.

Trong một diễn biến riêng rẽ, Đài Loan cho biết họ không coi việc phóng vệ tinh của Trung Quốc qua không phận phía nam của Đài Loan hôm thứ Ba là một hành động can thiệp bầu cử.

Vụ phóng vệ tinh vào chiều thứ Ba đã khiến có cuộc cảnh báo trên toàn bộ hòn đảo về khả năng có không kích. Người dùng điện thoại di động trên khắp hòn đảo tự trị đã nhận được tin nhắn cảnh báo họ "hãy chú ý đến sự an toàn của mình".

Bộ Quốc phòng Đài Loan sau đó đã xin lỗi vì nội dung nêu không chính xác liên quan đến tên lửa trong cảnh báo gửi tới các điện thoại di động.

"Sau khi nhóm an ninh quốc gia phân tích thông tin tổng thể và cân nhắc đánh giá thông tin của nhiều đồng minh quốc tế, ta có thể loại trừ các nỗ lực chính trị", Lin Yu-chan, người phát ngôn của văn phòng tổng thống Đài Loan, nói.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết vệ tinh có tên Einstein Probe được sử dụng để "quan sát các hiện tượng thoáng qua bí ẩn".

Đảng đối lập chính của hòn đảo, Quốc Dân Đảng (KMT) đã chỉ trích việc sử dụng "tùy tiện" hệ thống cảnh báo trên toàn đảo, nói rằng điều đó gây ra tâm lý sợ hãi.

Kelly Ng

Nguồn : BBC, 10/01/2024

Additional Info

  • Author Rupert Wingfield-Hayes, Kelly Ng
Published in Diễn đàn

Biden nghe là Trung Quốc không có ý định xâm chiếm Đài Loan, nhưng không nhận ra tham vọng lãnh tụ trọn đời của Tập.

tap1

Tập Cận Bình đã để lại một chữ ký giống thư pháp trong sổ lưu bút Filoli sau cuộc gặp với Joe Biden vào ngày 15/11 bên ngoài San Francisco, California. Có lẽ một ngày nào đó cuốn sách sẽ được coi như một loại hiệp ước liên quan đến Đài Loan. (Ảnh dựng phim của Nikkoi/Nguồn ảnh của Yusuke Hinata và Getty Images)

Năm 2027 và 2035 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và đó là lý do tại sao ông cố tình đề cập đến chúng trong khi phủ nhận việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.

Lời phủ nhận được đưa ra trong cuộc trò chuyện kéo dài 4 giờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở California hồi tuần trước.

"Tôi nghe nói tất cả các báo cáo ở Mỹ cho rằng chúng tôi đang lên kế hoạch hành động quân sự [chống lại Đài Loan] vào năm 2027 hoặc 2035", một quan chức cấp cao của Mỹ dẫn lời nhà lãnh đạo Trung Quốc trong một cuộc họp báo sau thượng đỉnh. Vị quan chức Mỹ này tiết lộ "dường như có chút bức xúc trong bình luận đó". Tập tiếp tục nói thêm, "Không có kế hoạch nào như vậy cả, chưa có ai nói chuyện với tôi về điều này".

Lời phủ nhận đột ngột đã gây xôn xao dư luận khắp thế giới. Nhưng Tân Hoa Xã lại không đưa tin về phát biểu này, và các cơ quan truyền thông chính thức khác của Trung Quốc cũng vậy. Thay vào đó, họ dẫn lời Tập nói rằng Đài Loan "vẫn là vấn đề quan trọng nhất và nhạy cảm nhất" trong quan hệ Mỹ-Trung. Và "Trung Quốc sẽ tiến tới thống nhất đất nước, và đó là điều không thể ngăn cản".

Tập muốn truyền tải điều gì qua những nhận xét bất ngờ về Đài Loan ?

Tại California và Washington, nhiều quan chức và giám đốc điều hành, bao gồm cả những doanh nhân nặng ký của Mỹ, những người nghe bài phát biểu của Tập ở San Francisco vào đêm hôm trước, dường như đã chấp nhận vẻ ngoài việc phủ nhận các kế hoạch xâm lược Đài Loan.

Tuy nhiên, Tập không hề nhắc đến việc từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan. Ý định đã nêu của ông đối với Đài Loan, về cơ bản, vẫn không thay đổi.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nguồn tin quen thuộc với chính trị nội bộ Trung Quốc lại có những phản ứng hoàn toàn khác nhau. Một nguồn tin cho biết Tập đưa ra nhận xét về Đài Loan như một phần trong chiến lược "nhìn xa trông rộng", "cẩn trọng tính toán tác động của chúng đối với chính trị trong nước". Nguồn tin nhận định Tập cũng có tính toán chiến lược khi đề cập rằng ông biết các quan chức Mỹ đang nói về điều gì.

tap2

Một màn hình ở Bắc Kinh trình chiếu đoạn tin tức về một tàu hải quân tham gia cuộc tập trận do Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tổ chức quanh Đài Loan, vào ngày 19/08. © Reuters

Việc nhận ra năm 2027 và 2035 đại diện cho điều gì sẽ giúp chúng ta hiểu được nhận xét của Tập. Ông đã đề cập đến hai năm này kể từ đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017, khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng bí thư lần thứ hai.

Năm 2027 đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân, và được coi là năm cột mốc cho sự phát triển quân sự của Trung Quốc.

Đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng cũng sẽ được tổ chức vào năm 2027. Khi Tập nhắc đến thời điểm trong tương lai này, rất có thể ông đã hình dung ra việc giành được nhiệm kỳ thứ tư với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tại đại hội.

Nhưng vấn đề lớn hơn nằm ở năm 2035. Tại đại hội đảng toàn quốc năm 2017, Tập Cận Bình đã đặt năm 2035 là năm mục tiêu đầy tham vọng để Trung Quốc bắt kịp và vượt qua Mỹ về cả quân sự và kinh tế.

Đại hội toàn quốc lần thứ 22 của đảng rơi vào giữa hai năm đó, năm 2032, và việc Tập đề cập đến năm 2027 và 2035 tương đương với việc tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ thứ tư và thứ năm với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Tập sẽ tròn 83 tuổi vào năm 2035, hay 82 tuổi theo cách tính tuổi của phương Tây.

Đây chính xác là độ tuổi mà Mao Trạch Đông, nhà sáng lập nước Cộng sản Trung Quốc, qua đời. Nếu Tập tiếp tục nắm quyền đến năm 2035, việc đuổi kịp Mao về thành tích sẽ không phải là một giấc mơ.

"Tập có kế hoạch tiếp tục nắm quyền lâu hơn nữa và ông ấy đã chọn truyền tải thông điệp đó tới Biden", một nguồn tin quen thuộc với chính trị Trung Quốc cho biết. Việc Tập đề cập đến năm 2035 còn cho thấy tham vọng của ông là trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong suốt quãng đời còn lại.

Tập gặp Biden trong bối cảnh bị các đảng viên lão thành gây áp lực về các vấn đề ngoại giao và kinh tế. Như đã chỉ ra trong chuyên mục này tuần trước , động thái nhằm tạo ra bầu không khí sùng bái cá nhân xung quanh Tập đã dẫn đến phản ứng dữ dội từ bên trong đảng, đặc biệt là từ các đồng chí "thế hệ đỏ thứ hai" hay con cái của các lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng.

Tập đã đưa ra nhận xét về Đài Loan tại Mỹ trong khi nhận thức được sự bất an ở quê nhà.

tap3

Joe Biden và Tập Cận Bình bắt tay vào ngày 15/11 trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Filoli ở Woodside, California, nơi Tập đưa ra một thông điệp nhiều khả năng là dành cho khán giả trong nước ở quê nhà. © Reuters

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc bày tỏ mong muốn về sự nghiệp chính trị của mình trong cuộc gặp với các quan chức nước ngoài. Sử dụng khán giả nước ngoài theo cách này là một chiến thuật có thể giúp xác định "hướng gió thổi", ở cả trong và ngoài nước.

Tháng 5/2000, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã gặp các quan chức cấp cao của liên minh cầm quyền Nhật Bản tại Trung Nam Hải của Bắc Kinh và nói rằng "Ở sông Dương Tử, sóng sau xô sóng trước".

Câu nói này mang nghĩa là giống như dòng chảy của sông Dương Tử, thế giới không ngừng thay đổi khi thế hệ mới thay thế thế hệ cũ.

Trong cuộc họp, Giang cũng nhắc đến tên của Phó Chủ tịch lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào, người được nhiều người cho là sẽ lên kế nhiệm Giang. Quả thực, Hồ đã kế nhiệm Giang làm tổng bí thư vào năm 2002.

Tuy nhiên, hiếm có nhà lãnh đạo nào lại thể hiện ý định tại vị trong tương lai xa khi đi thăm nước ngoài, như Tập đã làm vào tuần trước. Và khán giả của ông không chỉ là một quan chức nước ngoài bình thường, mà là tổng thống của siêu cường mà Trung Quốc đang có một cuộc đối đầu nghiêm trọng.

Phải chăng nước đi táo bạo của Tập phản ánh sự tự tin sau khi giành được "quyền lực tối thượng" ở quê nhà ? Không hẳn thế.

Tập đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ bên trong đảng, và cả từ công chúng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang khó khăn.

Để vượt qua tình hình chính trị khó khăn ở quê nhà, Tập cần gửi đi một thông điệp liên quan đến Đài Loan và thể hiện sự tự tin rằng ông sẽ nắm quyền trong hơn một thập niên tới.

Mục đích thực sự của việc Tập tới Mỹ có thể là để đưa ra tuyên bố mang tính chính trị cao này, rồi sau đó lan truyền nó ra phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc.

Tập và Biden gặp nhau tại Filoli, một khu biệt thự cách trung tâm San Francisco hơn 40 km. Tập đã ký và ghi ngày tháng vào sổ lưu bút bằng chữ thư pháp Trung Quốc, điều ông rất hiếm khi làm ở Trung Quốc. So sánh với chữ ký của ông từ năm 2015, chữ ký hồi tuần trước có phông chữ gãy hơn và khác biệt đáng kể.

tap4

Bức ảnh bên trái, chụp năm 2015, là một chữ ký đúc theo mẫu chữ viết tay của Tập Cận Bình. Bức ảnh tiếp theo là chữ ký của Tập trong sổ lưu bút Filoli vào ngày 15/11. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Tập đã ký vào sổ lưu bút ngay sau cuộc gặp với Biden, và chữ ký của ông đã được trưng bày khi khu biệt thự mở cửa cho công chúng vào ngày hôm sau.

Kể từ sau hôm đó, các nhóm khách du lịch Trung Quốc đã tràn vào Filoli, mỗi người phải trả phí vào cửa 32 USD chỉ để được nhìn thoáng qua con đường nơi Tập và Biden đi dạo. Một số người thậm chí còn cố mở tủ kính trưng bày cuốn sổ, với hy vọng chạm vào chữ ký của nhà lãnh đạo chính trị của họ.

Để tránh thiệt hại, nhân viên ở Filoli đã phải tạm thời cất sổ lưu bút khỏi tầm mắt công chúng.

Một nguồn tin cho biết quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Filoli đã được đưa ra khá muộn, và khâu chuẩn bị chỉ được bắt đầu tại địa điểm này khoảng hai tuần trước cuộc họp.

Dù địa điểm được chọn để giúp Tập tránh xa những người biểu tình có thể chỉ trích ông, nhưng nó cũng mang lại một khung cảnh để Tập và Biden có thể cùng nhau đi dạo một cách thoải mái.

tap5

Khu vườn Woodside, California, nơi Joe Biden và Tập Cận Bình đi dạo sau cuộc gặp vào ngày 15/11. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Căn phòng nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Trung cũng gợi nhớ đến Cung điện Versailles ở Paris.

Biệt thự Filoli được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ bởi William Bowers Bourn II, một tỷ phú, doanh nhân, và nhà hoạt động xã hội, người đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ nhờ kinh doanh nước, khí đốt, và các cơ sở hạ tầng khác ở San Francisco.

Trong Thế chiến I, Bourn nhiệt tình ủng hộ Pháp chống lại Đức và đã giúp định hình dư luận ở Bờ Tây nước Mỹ. Năm 1919, Bourn và vợ được mời đến dự lễ ký kết Hiệp ước Versailles, hiệp ước hòa bình lịch sử giữa Đức và các cường quốc Đồng minh Hiệp ước, tại Cung điện Versailles.

tap6

Căn phòng nơi Biden và Tập gặp nhau vào ngày 15/11 được trang trí theo phong cách Cung điện Versailles của Pháp. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Bourn cũng được trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh để ghi nhận những đóng góp của ông cho nước Pháp trong thời chiến.

Quyết định tạo ra thứ gì đó hữu hình từ trải nghiệm của mình tại Cung điện Versailles, Bourn đã xây dựng phòng khiêu vũ của Filoli theo mô hình Sảnh Gương, căn phòng nổi tiếng nhất trong cung điện.

Liệu chữ ký của Tập có đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai ?

Biden cũng đã ký vào sổ lưu bút, nhưng còn quá sớm để nghĩ rằng Tập đang ký một thứ gì đó tương tự như một hiệp ước.

tap7

Chữ ký của Joe Biden trong sổ lưu bút của Filoli. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Trên thực tế, nhận xét về Đài Loan của Tập là một con dao hai lưỡi. Các nguồn tin cho biết, nếu Tập tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan, sức hút của ông ở Trung Quốc có thể tan biến.

Khát vọng của Tập – trở thành nhà lãnh đạo đạt được "sự phục hưng dân tộc Trung Hoa", xây dựng một chính quyền ổn định, lâu dài, và cuối cùng là thống nhất Đài Loan – đã được những người theo chủ nghĩa dân túy diều hâu ở Trung Quốc ủng hộ.

Khác với giọng điệu nhẹ nhàng mà ông dành cho Đài Loan trong cuộc gặp với Biden, Tập cần tiếp tục có thái độ mạnh mẽ đối với Đài Loan ở Trung Quốc.

Chúng ta sẽ không thể biết ý nghĩa thực sự của phát biểu mới nhất về Đài Loan của Tập, chí ít là cho đến năm 2027. Vẫn còn cả một chặng đường dài, và rất khó để dự đoán được tương lai, như những gì đã xảy ra sau năm 1919 khi Hiệp ước Versailles được ký kết. Thoả thuận đó hoá ra chỉ có sức mạnh ngang với một cuốn sổ lưu bút : Thế chiến II đã nổ ra hai thập niên sau đó.

Nhưng nếu thượng đỉnh Mỹ-Trung tuần trước để lại cho thế giới ấn tượng rằng có thể tránh được xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh vấn đề Đài Loan, thì có lẽ việc Bourn tái hiện lại Sảnh Gương của Cung điện Versailles sẽ phục vụ nhiều mục đích hơn là chỉ mang tính thẩm mỹ.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "U.S. failed to catch hints Xi Jinping dropped at Filoli summit", Nikkei Asia, 23/11/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/11/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 6