Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 17 août 2022 22:31

Dân Trung Quốc cảm thấy mất mặt

Bng dưng c nước Tàu trong lc đa biết đến tên Nancy Pelosi. Ch nh gung máy tuyên truyn, ngoi giao và quân s làm n ào lên án "Phi Lc Tây," phiên âm tên Pelosi, đc li Hán Vit. H coi đây là mt hành đng khuyến khích Đài Loan đc lp, xâm phm vào ch quyn Trung Quc.

FILES-US-DIPLOMACY-PELOSI

Ch tch H vin Hoa K Nancy Pelosi và Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) ti văn phòng tng thng Đài Bc, Đài Loan ngày 3 tháng 8 năm 2022.

Trong s 1 t 400 triu người Trung Hoa không chc có trăm ngàn người biết tên Nancy Pelosi ; trong s đó ha may ch my chc ngàn biết bà này là ch tch H vin M. S người biết bà có th lên thay ông Joe Biden, sau bà phó tng thng, chc ch có mt vài ngàn.

Bng dưng c nước Tàu trong lc đa biết đến tên Nancy Pelosi. Ch nh gung máy tuyên truyn, ngoi giao và quân s làm n ào lên án "Phi Lc Tây," phiên âm tên Pelosi, đc li Hán Vit. H coi đây là mt hành đng khuyến khích Đài Loan đc lp, xâm phm vào ch quyn Trung Quc.

Trước khi bà Pelosi bay ti Đài Bc, ông Trnh Lp Kiên (Zhao Lijian, 赵立坚), phát ngôn viên b ngoi giao ni tiếng là "Sói Chiến đu," viết trên báo báoNhân Dân rng : "Trung Quc chc chn s phn ng mnh m, quyết lit đ bo v ch quyn và toàn vn lãnh th." Gn ba triu người vào mng đc bài này, theo báo The New York Times. Ông da rng Quân đi Nhân dân "s không ngi yên !"

Ngày hôm sau, ông H Tích Tiến (Hu Xijin, 锡进), nguyên ch bút tp chí Hoàn Cu Thi Báo ca đng Cng sn, đ ngh bn rt chiếc máy bay ch bà Pelosi đến Đài Loan. Ông kêu gi 25 triu người vn theo ông trên mng Vi Báo (Weibo, ging như Twitter), nuôi căm thù nhng k đch. "Chúng ta s đánh tr mnh m bn M và Đài Loan, chúng s phi hi hn."

Sau khi bà Pelosi đã ti Đài Loan ri, mng cá nhân ca ông H Tích Tiến trên Weibo b tràn ngp vì nhiu người đã vào đ chế nho. Có người, ký tên @KAGI_02, viết : "Nếu tôi là ông, tôi s mc c t nay không dám hó háy nói mt li nào na, cho đến ngày thng nht được Đài Loan !"

Cùng ngày vi ông H Tích Tiến, b ch huy Quân khu min Đông, trong đó bao gm c Đài Loan, đưa lên Weibo li ha hn s "chôn vùi đám quân xâm lược !". Hàng triu người bm nút "thích" câu này, trong đám hơn 47 triu người vào coi các video chiếu cnh đn bay, bom n.

Qua ngày th Năm 28/7, cơ quan thông tn ca Bc Kinh thut li Ch tch Tp Cn Bình nói vi Tng thng Joe Biden qua đin thoi, khuyên nước M không nên a vi la !".

Thế ri, ngày 2 tháng Tám, bà Nancy Pelosi bay ti Đài Bc, h cánh an toàn. Không b bn ha tin, không thy chiến đu cơ bay lên ép phi chuyn hướng. Phn ng mnh nht ca Trung Cng là đưa không quân, hi quân ti vây quanh quanh hòn đo sut my ngày. Nhưng cuc biu dương sc mnh ch din ra sau khi bà Pelosi đã bay đi ri.

Dân trong lc đa cm thy mt mt. Chính quyn cng sn mt mt. Tp Cn Bình mt mt. C nước mt mt. Lâu nay dân Trung Hoa ít khi dám công khai ch trích nhà nước, tr các quan chc đa phương. Nhưng ln này nhiu người đã lên tiếng, trên các mng xã hi. H tn công thng vào uy tín ca chính quyn trong mt thi gian, khi chưa b kim duyt đc mt.

Mt người viết trên mng Weibo, nói thng : "Mt mt quá !". Và khuyên : "Nếu không đ sc thì đng da dùng vũ lc !". Trên Weibo, theo bài báo ca Li Yuan trên New York Times ngày 4 tháng Tám, 2022, mt người ký bit danh @shizhendemaolulu, chế nho : "Khi Trung Quc nói cc lc lên án,’ hay ‘long trng tuyên b, nhng ch này chc ch dùng đ nói vi đám dân đen chúng tôi thôi !". Ri, ging người Vit Nam hay nói : c vi dân ! Hèn vi gic !" cũng viết thêm : "Khi cai tr dân thì cng rn, đi vi nước ngoài thì hèn nhát !". Kết lun : "Hoàn toàn tht vng !"

Bên cnh ni tc gin là tâm trng h thn. Có người xưng là đng viên nói cm thy xu h quá, s xin ra khi đng. Mt cu quân nhân, dùng bit hiu @xiongai, viết, "Tc quá ng không ni !" và nói rng t nay ông s không bao gi k kinh nghim cuc đi chiến đu ca mình vi ai na. Nhng li tâm s này xut hin trên Weibo ri b ct.

Mt trang mng ca B quc phòng Trung Quốcđã tr thành mc tiêu cho đc gi t thái đ bt mãn, dù h vào ch được coi các video chiếu cnh quân đi tp dượt. Li Yuan k rng có người so sánh "Quân đi Nhân dân" vi đi tuyn bóng đá ca nước Tàu. T năm 1957, đi tuyn quc gia Trung Quc ch đ điu kin tham d gii Bóng tròn Thế gii (World Cup) đúng mt ln, năm 2002. Sau ba trn không làm được bàn nào, thua Costa Rica 2 bàn, thua Brazil 4 bàn, thua Th Nhĩ K 3 bàn, đã b loi ngay vòng đu. Có đc gi ng li khuyên Gii phóng Quân đng biu dương chung quanh đo Đài Loan na tiết kim xăng nht !". Mt người góp ý kiến : "Đúng ! Giá xăng du đang lên cao quá !"

Có ý kiến trên mng dám nói thng : "Chính quyn không xng đáng cai tr nhng người dân đã đi bao nhiêu ngày gi, ch chng kiến lch s din ra trước mt mình." Có người ma mai : i Cường Quc ! Đúng là khôi hài !"

Nhng li phê bình, than th và nho báng ca các công dân mng cho thy b máy tuyên truyn ca Cng sn Trung Quc hoàn toàn tht bi. Tp Cn Bình đã c vũ t ái dân tc ca người Trung Hoa, gi li ni nhc ca người Trung Quc trong thế k 19, t cáo M bao vây Trung Quc, đ hướng mi ni bt mãn v "k thù" bên ngoài. Tp Cn Bình khoe Trung Quc mnh m hùng cường, s đng đu thế gii. Bây gi dân Trung Quc cm thy xu h hơn.

Chương trình "Phc Hưng Quc gia 2049" ca Tp Cn Bình bao gm c vic thng nht Đài Loan. Ông nói rng mc tiêu đó "không th trì hoãn vô thi hn !" Nhưng đi vi Tp Cn Bình mc tiêu quan trng nht là cng c quyn lc ca mình. Cuc hp Trung ương Đng trong tháng này chun b cho Đi hi Đng vào tháng 11 năm nay s đưa ông lên làm ch tch thêm 5 năm na và có th kéo dài vô hn đnh. Tp Cn Bình đang thế lưỡng nan ; mt mt phi đóng vai "người hùng" trước mt dân chúng, mt khác phi tránh không gây mt cuc chiến tranh trước ngày hp đi hi. Nht là mt cuc chiến không th nào thng !

Chiến tranh Ukraine là mt bài hc Tp phi suy ngm. Vladimir Putin tưởng rng s đánh chiếm được Ukraine ngay trong mt tun l ; bây gi đang sa ly trong mt cuc chiến dai dng không biết bao gi ngưng, mà càng kéo dài càng bt li.

Hai tun sau khi Nancy Pelosi thăm Đài Loan, mt phái đoàn dân biu M, 4 Dân ch, mt Cng hòa li mời theo chân bà qua thăm Đài Bc. Trung Cng li da s biu din không quân, hi quân mt ln na, ri s ngưng. Tp Cn Bình chp nhn b mt mt. Dân chúng Trung Hoa cũng đành chp nhn.

Báo New York Times k chuyn mt nhà văn Trung Quc đi thăm Ba Lan my tháng mi v, ông viết trên mng WeChat, bàn v kinh nghim Nga đang tht bi Ukraine. Ông bo, mi người nên mng rng đêm Th Ba va ri (ngày Nancy Pelosi đến Đài Bc) không xy ra chuyn gì hết. "Quý v được tiếp tc sng bình thường, tr góp tin n mua nhà, sáng mai ti s đi làm, th test coi b Covid không, và tiếp tc sng Hãy cu nguyn mng cho chính mình và nhng người thân ca mình vn còn sng nguyên, thoát mt cơn bão t."

Tp Cn Bình cũng đang cu nguyn như vy, đ được bình yên leo lên ngôi hoàng đế. Các công dân mng Trung Quc cm thy nhc nhã và ni gin là đúng. Nhưng ri h s quên. Sng dưới ách cường quyn mãi cũng thành quen. Người Trung Hoa đã tng sng dưới chế đ hà khc ca người Mãn Châu t thế k 17 đến thế k 20.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 17/08/2022

Published in Diễn đàn

Chuyên gia Pháp về Trung Quốc cho rằng kế hoạch chinh phục Đài Loan của Bắc Kinh, kể cả bằng vũ lực, bắt nguồn từ nhiều lý do, từ chính trị, lịch sử, cho đến kinh tế, thương mại và đặc biệt nhất là chiến lược và địa chính trị. 

dailoan1

Chiến đấu cơ F16 của Đài Loan (bên dưới) áp sát oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm 10/02/2020. Ảnh do bộ quốc phòng Đài Loan cung cấp.  © AP

Bộ quốc phòng Đài Loan hôm 18/08/2022 lại cảnh báo về hoạt động của 6 chiến hạm và hơn 50 phi cơ quân sự Trung Quốc xung quanh hòn đảo, trong đó có 25 chiếc đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan hoặc bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Sau đợt tập trận được phô trương là rầm rộ chưa từng thấy xung quanh Đài Loan trong 4 ngày 04-07/08, Quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động hù dọa và càng lúc càng lúc lộ rõ "quyết tâm" chiếm đóng hòn đảo, kể cả bằng võ lực.

Trong một bài phân tích đăng ngày 17/08 vừa qua, nhật báo Pháp Le Monde cho rằng ý đồ đánh chiếm Đài Loan của Trung Quốc không chỉ là sáp nhập hòn đảo này vào lãnh thổ của mình, mà còn là phá vỡ các liên minh của Mỹ trong khu vực. 

Theo các chuyên gia Pháp về Trung Quốc được Le Monde trích dẫn, kế hoạch chinh phục Đài Loan của Bắc Kinh, kể cả bằng vũ lực, bắt nguồn từ nhiều lý do, từ chính trị, lịch sử, cho đến kinh tế, thương mại và đặc biệt nhất là chiến lược và địa chính trị. 

Lập luận "thống nhất" Đài Loan không có cơ sở

Điều mà nhiều chuyên gia Pháp ghi nhận đầu tiên là tính chất thiếu vững chắc của lâp luận mà Bắc Kinh luôn đưa ra trên vấn đề Đài Loan, theo đó hòn đảo là một bộ phận không thể tách rời khỏi Trung Quốc, do đó cần phải được sáp nhập và "thống nhất" với Hoa Lục. 

Theo Stéphane Corcuff, một nhà Trung Hoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại, trụ sở tại Đài Bắc, chế độ cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền tại Hoa Lục từ năm 1949 không bao giờ thừa nhận việc thực thể mang tên gọi Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục tồn tại một cách độc lập ở Đài Loan sau năm 1949. Chuyên gia này nêu bật sự kiện là vào năm 1934, Mao Trạch Đông từng lên tiếng đòi Đài Loan "độc lập", nhưng đến năm 1949, ông lại đột nhiên muốn Đài Loan được "giải phóng". 

Theo Le Monde, Đảng cộng sản Trung Quốc hiện coi "vấn đề Đài Loan" là chuyện nội bộ và không cho phép bất kỳ một sự can thiệp nào từ bên ngoài. Thế nhưng đó lại là một vùng lãnh thổ mà họ chưa bao giờ kiểm soát.

Bà Marianne Péron-Doise, giám đốc Đài Quan sát Địa chính trị vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Viện Quan hệ Chiến lược và Quốc tế (IRIS) nhấn mạnh : "Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan bằng cách dùng từ 'thống nhất' trong khi thuật ngữ này hoàn toàn không phù hợp, vì Đài Loan chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc". Trên cơ sở đó, theo bà Péron-Doise, nếu Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan, thì đó không phải là một sự "thống nhất" mà là một hành vi "sáp nhập bằng võ lực". 

Đài Loan chỉ bị nhà Thanh chinh phục một phần vào cuối thế kỷ 17, nhưng nhà Thanh lại một triều đại của người Mãn Châu, chứ không phải là một chế độ của người Hán. Đến năm 1895, Đài Loan bị Nhật Bản sáp nhập và sau đó được tái hòa nhập vào nước Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng. 

Đối với Stéphane Corcuff, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh hiện nay trên Đối lập "không nhằm mục đích 'thống nhất' Đài Loan và Trung Quốc mà là để sáp nhập một quốc gia có chủ quyền" dựa trên các yếu tố lịch sử, dân tộc hoặc ngôn ngữ. 

Phá vỡ các liên minh của Mỹ đang chi phối "chuỗi đảo đầu tiên" 

Theo Le Monde, động cơ thúc đẩy Bắc Kinh quyết chiếm Đài Loan không chỉ là chính trị như kể trên mà còn là địa chính trị và chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang khẳng định mình như là một siêu cường và cạnh tranh với Hoa Kỳ. 

Theo Le Monde, đặc điểm địa lý của khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như liên minh của các nước láng giềng đang ngăn cản tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, với 14.000 km đường bờ biển của Trung Quốc phải đối mặt với cái được gọi là "chuỗi đảo đầu tiên". 

Chuyên gia Marc Julienne, phụ trách các nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Châu Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) phân tích : "Bắc Kinh trong một chừng mực nào đó đang bị giới hạn trong các vùng biển của mình, không có quyền tiếp cận tự do với Thái Bình Dương, vì họ phải đối mặt với chuỗi đảo thuộc các quốc gia có quan hệ tương đối thù địch với Trung Quốc".

Chuỗi đảo đầu tiên này bao gồm bốn đồng minh của Hoa Kỳ : Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Đài Loan. Ba nước đầu tiên đều có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Hàn Quốc có hai căn cứ hải-không quân của Mỹ và Nhật Bản, sáu căn cứ. Kể từ năm 2014, một thỏa thuận an ninh cũng đã cung cấp cho Không quân Mỹ 5 điểm hỗ trợ tại Philippines. 

Chuỗi đảo thứ hai bao gồm Quần đảo Bắc Mariana (nơi có căn cứ hải quân lớn của Mỹ là Guam), Palau (một vùng lãnh thổ trước đây do Hoa Kỳ quản lý) và quần đảo Ogasawara của Nhật Bản. 

Chiếm được Đài Loan sẽ cho phép Trung Quốc làm suy yếu đáng kể sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và khẳng định sự thống trị của Trung Quốc. 

Đối với chuyên gia Marc Julienne, do vị trí trung tâm của mình, "Đài Loan là một loại chốt chặn ngõ ra Thái Bình Dương của Trung Quốc". 

Chuyên gia Pháp phân tích : "Trung Quốc tìm cách phá vỡ mạng lưới liên minh của Mỹ trong khu vực. Mục đích là để quân đội Trung Quốc có thể ngăn cản Hoa Kỳ can thiệp vào khu vực thông qua chiến thuật từ chối tiếp cận, điều này sẽ khiến người Mỹ khó tiếp cận Trung Quốc và từ Đài Loan hơn nhiều. Và khi Hoa Kỳ không còn khả năng bảo vệ Nhật Bản, liên minh sẽ không đứng vững". 

Một nguồn thạo tin từ Bộ Quân lực Pháp cho rằng việc Hoa Kỳ biến mất với tư cách là người bảo đảm an ninh trong khu vực "sẽ là một bước ngoặt chiến lược". Nguồn tin xin giấu tên cho biết : "Có một nguy cơ thực sự mở đường cho việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các nước như Hàn Quốc, và có thể là Nhật Bản. Nếu hai quốc gia này không còn có thể dựa vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ, họ có thể tìm cách phát triển biện pháp răn đe của riêng mình để tự đảm bảo an ninh". 

Tuy nhiên, bà Marianne Péron-Doise khá thận trọng : "Trung Quốc sẽ không thể phá vỡ các hiệp ước an ninh" giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, vì "không thể tưởng tượng rằng Trung Quốc có thể thay vào chỗ những đảm bảo an ninh" của Mỹ. 

Mở đường ra cho tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc 

Một trong những mục tiêu chiến lược khác của Bắc Kinh liên quan đến khả năng răn đe hạt nhân và đặc biệt là khắc phục tình trạng khả năng cơ động của các tàu ngầm tên lửa hạt nhân của Trung Quốc bị một số yếu tố địa lý hạn chế. 

Mạng lưới theo dõi hiện tại đặt trên hai chuỗi đảo cho phép các đồng minh của Mỹ dễ dàng phát hiện các tàu ngầm Trung Quốc muốn đi ra Thái Bình Dương. 

Theo ông Marc Julienne : "Người Nhật, người Mỹ và người Đài Loan có khả năng tác chiến chống tàu ngầm rất tốt và có thể theo dõi loại tàu ngầm này. 

Nhưng quan trọng hơn cả là vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông có lưu lượng tàu thương mại dày đặc và thuộc diện biển nông. Ba phần tư Biển Hoa Đông sâu chưa đến hai trăm mét, không đủ để tàu ngầm Trung Quốc lặn sâu và di chuyển một cách kín đáo, không bị "nghe thấy".

Nguồn tin từ Bộ Quân lực Pháp xác nhận : "Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo SSBN bị khoanh lại trong vùng biển xung quanh đảo Hải Nam trên Biển Đông. Với tầm bắn hạn chế, các chiếc tàu này không thể vươn tới lục địa Hoa Kỳ. Trung Quốc do đó phải dựa vào tên lửa đạn đạo trên bộ của họ, về bản chất dễ bị tấn công hơn so với tàu ngầm, vốn có thể dễ dàng ẩn náu hơn".

Ngược lại, Đài Loan có lợi thế là có khả năng tiếp cận trực tiếp với đại dương sâu ở vùng bờ biển phía đông của mình. 

Theo Marc Julienne, việc chiếm được Đài Loan "sẽ là cơ hội để Trung Quốc xây dựng một căn cứ tàu ngầm SSBN mới và tiến gần hơn đến các bờ biển của Hoa Kỳ. Đối với Mỹ đó sẽ là một đe dọa trực tiếp". 

Áp đặt các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển khác 

Việc chinh phục Đài Loan sẽ phục vụ các mục đích khác của Bắc Kinh, chẳng hạn như áp đặt các yêu sách về lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc. 

Bà Marianne Péron-Doise chỉ rõ : "Chúng ta phải lồng vấn đề eo biển Đài Loan trong một tổng thể lớn hơn : Đó là sự bành trướng toàn cầu của sức mạnh hàng hải Trung Quốc. Thông qua việc kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc có thể mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của mình và áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do hàng hải".

Theo Le Monde, nếu mối quan tâm trước mắt của Trung Quốc nhắm vào tàu quân sự nước ngoài, thì việc mở rộng vùng chủ quyền cũng sẽ cho phép Bắc Kinh thực hiện quyền kiểm soát đối với hoạt động vận chuyển dân sự - một đòn bẩy mạnh mẽ để gây áp lực lên các nước láng giềng hoặc thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc. 

Eo biển Đài Loan là nằm trong các vùng biển mà Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ, trong bối cảnh một phần eo biển là vùng biển quốc tế mở cửa tự do cho hàng hải. Viễn cảnh Bắc Kinh có thể kiểm soát tuyến đường thương mại chính giữa Biển Đông và Biển Hoa Đông này khiến Hàn Quốc và Nhật Bản, những nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, lo ngại. 

Chiếm được Đài Loan cũng sẽ hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang cố gắng củng cố vị thế của mình, gây hại cho luật biển quốc tế và các nước láng giềng. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến hai quần đảo : Hoàng Sa, nằm trong vùng biển quốc tế phía nam Trung Quốc, và quần đảo Trường Sa, nằm giữa Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà Bắc Kinh kiên quyết tuyên bố chủ quyền, bất chấp thực tế là vùng này rất xa Trung Quốc. 

Việc chiếm Đài Loan thậm chí có thể làm sống lại tranh chấp đối với quần đảo Senkaku, một quần đảo không có người ở của Nhật Bản nằm không xa bờ biển phía đông của Đài Loan. Theo chuyên gia Marc Julienne : "Không loại trừ việc Trung Quốc ép Nhật Bản vào khuôn phép trong khu vực, điều này dường như đang khiến chính quyền Nhật Bản hết sức lo ngại".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 19/08/2022

Published in Diễn đàn

Việc Nga xâm lược Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Đài Loan. Hình ảnh tàn phá mỗi ngày đều hiện lên trên màn ảnh truyền hình Đài Loan. Chúng gợi đến tương lai có thể xảy ra của chính Đài Loan. Những người tổ chức chương trình trò chuyện vào đêm khuya ở thủ đô Đài Bắc, đã chuyển từ thảo luận về những câu chuyện phiếm chính trị sang phân tích các chiến thuật quân sự và suy ngẫm về cuộc chiến ở Ukraine sẽ diễn ra như thế nào và ý nghĩa của cuộc chiến này. Cuộc xung đột xa xôi đó đã thu hút sự chú ý đến mối đe dọa hiện hữu mà Đài Loan phải đối mặt.

taiwan1

Đô đốc Lee Hsi-min (phải) và Eric Lee tin rằng việc thay đổi mô hình trong chiến lược quân sự của Đài Loan là rất quan trọng

Ngày 3 tháng 8 năm 2022

Dưới sự chỉ huy của Tổng bí thư Tập Cận Bình, Đảng cộng sản Trung Quốc đã củng cố một cách có hệ thống các lực lượng vũ trang và chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan. Chính phủ, lực lượng vũ trang và công dân của hòn đảo này cũng phải chuẩn bị. Sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm nay tại Bắc Kinh, dự kiến ​​được tổ chức vào tháng 11, rất có thể xảy ra một hành động gây hấn mạnh mẽ đối với Đài Loan.

Di sản của ông Tập là một lý do. Tập Cận Bình đã đưa ra những mục tiêu lớn lao cho Đảng cộng sản Trung Quốc và đã thay đổi cơ bản cách thức Trung Quốc tương tác với thế giới. Nhưng Tập Cận Bình vẫn chưa đạt được một thành tựu nào ở quy mô giúp ông ta đứng ngang hàng với những nhà lãnh đạo tối cao như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình có thể thực hiện một kỳ tích mà chưa có nhà lãnh đạo đảng nào khác từng làm được : chinh phục Đài Loan.

Bắc Kinh ngày càng hùng mạnh, hung hăng và thù địch về mặt tư tưởng, và không có gì bí mật khi Tập Cận Bình và giới tinh hoa Đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách thôn tính Đài Loan. Các câu hỏi là khi nào và như thế nào. Lựa chọn vẫn là giải pháp quân sự. Tập Cận Bình đã khởi xướng những cải cách lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), nhằm cho phép binh lính Trung Quốc thực hiện tốt hơn các hoạt động chung của lục quân, không quân và hải quân cùng hành động để chống lại Đài Loan.

taiwan2

Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang bế tắc trước vấn đề Đài Loan, nơi có nguy cơ khai màn Thế chiến thứ ba.

Tập Cận Bình đã chỉ đạo ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sản xuất các loại vũ khí đặc biệt để ngăn chặn Mỹ can thiệp giúp đỡ Đài Loan hoặc các đồng minh khác trong khu vực. Các vũ khí này bao gồm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ngày càng chính xác và có khả năng sát thương lớn, hệ thống phòng không tích hợp và vũ khí chống vệ tinh — tất cả đều được hỗ trợ bởi một kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng nhanh. Khi PLA phát triển, ý định của Đảng cộng sản Trung Quốc ngày càng rõ ràng. Cho dù hiện nay Tập Cận Bình đang ưu tiên cho các lựa chọn khác, chẳng hạn như đe dọa và cô lập Đài Loan, một khi PLA đã sẵn sàng cho một cuộc xâm lược, quyết định phát động của ông Tập có thể không được cảnh báo trước.

Việc xây dựng lực lượng vũ trang của Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất mà Đài Loan phải đối mặt. Đài Loan đã phải cố phát triển các mục tiêu an ninh quốc gia vì nhiều lý do trong nước. Trong đó có chiến lược quân sự và hướng dẫn quốc phòng, nhận thức về mối đe dọa, đào tạo và tuyển dụng binh lính, và các mối quan hệ dân sự-quân sự.

Bây giờ là lúc cần xem xét lại toàn bộ nền quốc phòng của Đài Loan. Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm thay đổi suy nghĩ truyền thống về tính hiệu quả của các chiến lược quân sự thông thường. Nhược điểm của các loại vũ khí lớn đã được bộc lỗ rõ cũng như những lợi thế của vũ khí cơ động, chính xác trên chiến trường. Các sự kiện đã chứng minh rằng trong một cuộc chiến không cân sức với một bên cố gắng ngăn cản đối thủ mạnh hơn thì vẫn có thể chống lại cuộc xâm lược. Đài Loan nên thực hiện triệt để một chiến lược phòng thủ phi đối xứng thực sự.

Thay vào đó, có những người nói rằng Đài Loan nên có nhiều vũ khí thông thường hơn, chẳng hạn như máy bay chiến đấu, để ngăn Trung Quốc giành quyền kiểm soát không phận. Nhưng với sự chênh lệch lớn về chất và lượng về sức mạnh tác chiến trên toàn eo biển, Đài Loan sẽ thất bại nếu tiếp tục chỉ tập trung vào việc mua vũ khí không phù hợp để chống lại một cuộc xâm lược. Tuy nhiên, những điều chỉnh nhỏ đối với việc mua sắm vũ khí sẽ không tạo được khác biệt trừ khi đi kèm với những thay đổi cơ bản trong chiến lược. Đó là bởi vì một chiến lược bất đối xứng sẽ quyết định cách vũ khí thực sự được sử dụng. Đài Loan phải đổi mới nguồn lực tương đối hạn chế của mình. Quốc gia này nên ưu tiên ngăn chặn và, nếu cần thì xem việc đánh bại một cuộc xâm lược là mục tiêu tối thượng.

Đài Loan lập kế hoạch dựa trên giả định rằng Trung Quốc có thể sẽ đe doạ theo hai cách : cưỡng bức và / hoặc xâm lược. Việc cưỡng bức như xâm lược thông thường và không theo quy ước do nhà nước bảo trợ dưới ngưỡng của một cuộc chiến tranh tổng lực. Chẳng hạn như leo thang đe dọa quân sự trên bầu trời và vùng biển của Đài Loan thông qua việc xâm nhập và các cuộc tập trận bắn đạn thật xung quanh lãnh hải và không phận của nước này. Những kiểu đe dọa như vậy đang diễn ra hàng ngày. Trong một cuộc xâm lược, PLA sẽ tìm cách tiêu diệt chính phủ và chiếm toàn bộ lãnh thổ của Đài Loan. Điều quan trọng là Đài Loan nhận biết được sự tồn tại của cả hai mối đe dọa và phát triển các biện pháp đối phó tương xứng. Nhưng người ta cho rằng Đài Loan chưa sẵn sàng cho cuộc xâm lược hơn là các biện pháp cưỡng bức.

Khi bắt đầu một cuộc chiến toàn diện trên eo biển Đài Loan, PLA sẽ phát động các đợt tấn công tàn khốc bằng tên lửa. Mục đích là tiêu diệt các mục tiêu chính trị và quân sự quan trọng để làm suy yếu ý chí của quần chúng và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Theo sau sẽ là một cuộc đổ bộ. Đài Loan nên nhắm tới mục tiêu ngăn chặn cuộc đổ bộ như vậy, thay vì theo đuổi các mục tiêu tham vọng hơn như kiểm soát trên biển và ưu thế trên không. Quân sự không tương xứng giữa hai bên có nghĩa là quân Trung Quốc sẽ áp đảo Đài Loan với quân số tuyệt đối, đồng thời cũng sẽ tàn phá các cảng biển và căn cứ không quân, làm tê liệt hải quân và không quân của Đài Loan.

Trên hết, quân đội và vũ khí của Đài Loan cần phải chống lại được cuộc xâm lược. Điều đó có nghĩa là các lực lượng vũ trang phải cơ động, kiên cường, có khả năng sát thương cao và phân tán. Họ phải tập trung vào các lỗ hổng của PLA. Về cơ bản, điều này sẽ dẫn đến việc tấn công các nút quân sự quan trọng cũng như các đơn vị không được che chắn trên eo biển. Đài Loan sẽ có lợi thế phòng thủ lớn nhất khi đối phương ở vùng biển gần Đài Loan. Khi vượt biển, PLA sẽ dễ bị tổn thương và bị hạn chế về khả năng chiến đấu. Nhưng Đài Loan sẽ có thể tập trung hỏa lực từ các khí tài trên không, trên biển và trên bộ trong khi nhận được sự yểm trợ từ hệ thống phòng không trên đất liền và sự bảo vệ khỏi mìn trên biển.

Việc huấn luyện quân sự nên được thay đổi triệt để và các lực lượng vũ trang được tổ chức để hoạt động dưới sự chỉ huy phi tập trung, vì liên lạc có thể bị cắt đứt. Chính phủ nên đào tạo dân thường và thành lập lực lượng bảo vệ lãnh thổ tự nguyện (Territorial Defense Forces - TDF) vì không ai có thể thoát được bất kỳ cuộc phong tỏa nào của Trung Quốc. TDF sẽ giáo dục công chúng và củng cố ý chí chiến đấu. Sáng kiến ​​này sẽ không phải là một bản án tử hình đối với người dân Đài Loan, đưa họ đi chiến đấu hết. Thay vào đó, bằng cách phát tín hiệu rằng Đài Loan sẽ không giương cờ trắng ngay cả khi đối phương đổ bộ lên lãnh thổ Đài Loan, lực lượng nhân dân này sẽ là lực lượng ngăn chặn. PLA sẽ biết rằng họ có thể làm phức tạp thêm các kế hoạch chiến tranh.

Người ta tập trung nhiều vào các loại vũ khí cụ thể mà Đài Loan cần để tự vệ. Nhưng Đài Loan sẽ không có cơ hội nếu không có một chiến lược hiệu quả, sự rèn luyện gian khổ và ý chí chiến đấu. Để tiếp tục tự do và thịnh vượng mà họ được hưởng, Đài Loan cần thay đổi triệt để chiến lược quốc phòng.

Đô đốc Lee Hsi-min đã phục vụ trong hải quân Đài Loan hơn 40 năm và là tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang của nước này từ năm 2017 đến năm 2019. Ông hiện là thành viên cấp cao tại Viện Dự án 2049, một tổ chức tư vấn ở Washington, DC., nơi ông ấy làm việc với Eric Lee. Ông Lee là phó giám đốc chương trình của viện này.

The Economist

Nguyên tác : Xi Jinping may attack Taiwan to secure his legacy, warn Admiral Lee Hsi-min and Eric Lee, The Economist, 03/08/2022

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 17/08/2022

Published in Diễn đàn

Đài Loan – Trung Quốc : Đối tác kinh tế khó bỏ nhau

Nước Nga và cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, căng thẳng trong vùng eo biển Đài Loan với các cuộc tập trận phô trương mạnh liên tiếp của Bắc Kinh rồi đến Đài Bắc và những hệ lụy cho kinh tế thế giới. Đó là những chủ đề quốc tế đáng chú ý trên các trang báo chính của Pháp ra hôm 12/08/2022.

tqdl1

Trung Quốc thông báo ngưng nhập khẩu hoa quả Đài Loan nhằm trả đũa chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, ngày 03/08/2022.  AP - Chiang Ying-ying

Trước tiên đến với khu vực eo biển Đài Loan, nơi từ đầu tháng này một bầu không khí đe dọa chiến tranh bùng lên từ các cuộc tập trận quy mô lớn bao vây đảo Đài Loan của Trung Quốc nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Bắc của bà chủ tịch hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi. Bắc Kinh vừa thu quân về thì Đài Bắc triển khai các cuộc diễn tập của mình. Nhật báo Libération cho biết : Sau cuộc tập trận rầm rộ phô trương sức mạnh chưa từng thấy của Trung Quốc kéo dài một tuần, giờ đến lượt Đài Loan bắt đầu diễn tập để bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ" và "an ninh quốc gia" với các giả định hòn đảo bị tấn công xâm lược.

Cho đến lúc này, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở đe dọa, phô trương sức mạnh. Một cuộc xung đột quân sự dường như khó có thể xảy ra khi các bên giờ đều lệ thuộc chặt chẽ với nhau trên bình diện kinh tế. Trong một bài viết mang tiêu đề : "Giữa hòn đảo và lục địa, một bầu không khí chiến tranh và làm ăn", Libération cho thấy giờ đây nền kinh tế của Hoa Lục và đảo Đài Loan phụ thuộc lẫn nhau với các đầu tư lớn từ hai bên. Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ nhỏ bé hiếm hoi có cán cân thương mại thặng dư so với Trung Quốc.

Theo bài báo, trong chiến lược nhằm kiểm soát đảo, Trung Quốc từ lâu nay vẫn khuyến khích phát triển trao đổi kinh tế với Đài Loan. Bắc Kinh hiểu rất rõ cách "thống nhất tốt nhất" là hội nhập kinh tế hai nước. Các trừng phạt thương mại vừa thông báo hôm 03/08 vừa qua sau chuyến thăm của chủ tịch hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn. Theo tờ báo, mặc dù các áp lực về chính trị và quân sự của Bắc Kinh nhằm vào Đài Bắc, các trao đổi kinh tế vẫn phát triển và gắn kết hai bờ eo biển Formosa, đến mức giờ đây Đài Loan và Hoa Lục đã lệ thuộc chặt chẽ với nhau.

Từ lâu nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan. Năm 2021, 42% xuất khẩu của Đài Loan đổ sang Trung Quốc và hàng từ Hoa Lục chiếm 22% nhập khẩu của Đài Loan. Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm bán dẫn của Đài Loan, điều này giúp cho hòn đảo luôn có cán cân thương mại tích cực so với Trung Quốc.

Kinh tế của Trung Quốc và Đài Loan gắn kết với nhau bởi các đầu tư của mỗi bên. Đầu tư từ Trung Quốc qua hòn đảo năm 2021 đạt gần 6 tỷ đô la. Về phần mình, Đài Loan từ lâu nay vẫn liên tục đầu tư vào Trung Quốc. Trong khoảng từ 1991 đến 2021, đầu tư của Đài Loan vào Hoa Lục đã lên tới 193,5 tỷ đô la.

Tuy nhiên, từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016 thì giảm lệ thuộc kinh tế của hòn đảo trước mối đe dọa của người láng giềng lớn là một ưu tiên. Từ đó đến giờ, chính phủ Thái Anh Văn chủ trương đa dạng hóa đối tác kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế với 18 quốc gia nam và đông nam Châu Á. Trong khi Trung Quốc khuyến khích các công ty Đài Loan lập cơ sở tại Hoa Lục thì giờ đây Đài Loan tìm cách can ngăn và khuyến cáo các công ty nên rời khỏi Trung Quốc.

Kinh tế thế giới tê liệt vì thiếu chip điện tử Đài Loan ?

Không chỉ có Trung Quốc mà cả phần còn lại của thế giới cũng lệ thuộc vào sản phẩm bán dẫn của Đài Loan. Trang kinh tế Le Figaro chạy tựa : "Chip điện tử : Thế giới trong tình trạng báo động". Tờ báo đưa ra con số, chỉ riêng Đài Loan sản xuất 60% vi mạch điện tử của cả thế giới. Một cuộc xung đột Trung Quốc và Đài Loan nếu xảy ra chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm vi mạch bán dẫn trầm trọng, có nguy cơ làm tê liệt toàn bộ kinh tế thế giới. Chính vì thế mà những cuộc tập trận vừa rồi của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã làm thế giới không khỏi lo lắng.

Trước thực tế đó, Châu Âu và Hoa Kỳ đang tìm cách bù đắp cho sự thiếu hụt đó mà nguyên nhân do chậm chễ của họ trong lĩnh vực chế tạo bán dẫn. Theo Le Figaro, Châu Âu và Hoa Kỳ vừa mới đưa ra một chương trình đặc biệt thúc đẩy sản xuất vi mạch điện tử mang tên gọi "Chip Act". Mỗi bên đầu tư 50 tỷ đô la, mục đích để giúp các nhà công nghiệp xây mới hoặc mở rộng các nhà máy sản xuất vi mạch trên lãnh thổ của mình. Hiện tại Hoa Kỳ sản xuất 12% vi mạch bán dẫn của thế giới. Con số này của Châu Âu là 10%.

Chiến tranh Ukraine làm thay đổi cơ cấu quyền lực Nga

Nhật báo Le Figaro đến nhìn vào nội tình chế độ Kremlin với tựa lớn trang nhất : "Tại Moskva, phe chủ chiến chiếm đoạt toàn bộ quyền lực".

Trang sự kiện của tờ báo có nhiều bài viết để cho độc giả thấy dưới áp lực của cuộc chiến tranh tại Ukraine kéo dài chưa biết đến bao giờ kết thúc và sức ép của các trừng phạt quốc tế đang đè nặng nên đất nước, chính quyền Nga giờ tập trung chủ yếu vào những nhân vật "cứng rắn" và trung thành với tổng thống Putin.

Le Figaro ghi nhận, cuộc xâm lược Ukraine đã kéo theo sự thay đổi triệt để về quyền lực. Giờ đây tại Nga, duy nhất chỉ có phe "cứng rắn" có tiếng nói. Dấu hiệu điển hình cho xu hướng này là cựu tổng thống Dmitri Medvedev, người trước đây được cho là có quan điểm gần gũi phương Tây, giờ là một tiếng nói chống phương Tây kịch liệt. Ông này liên tục có những phát ngôn hiếu chiến chưa từng thấy như để phụ họa cho đường lối của ông chủ điện Kremlin

Phía sau tổng thống Nga, cơ quan mật vụ FSB tiếp tục mở rộng quyền lực. Làn sóng bắt bớ hàng loạt các giới chức đại học, văn hóa, khoa học và thậm chí cả trong nội bộ cơ quan tình báo này cho thấy rõ FSB đang được tự do hành động để thanh lọc mọi ý kiến trái chiều với chế độ của Putin.

Tờ báo trích dẫn nhận xét của nhà nghiên cứu chuyên về chính quyền Nga, Andrei Pertsev cho biết, mặc dù có sự củng cố quyền lực xung quanh Putin sau cuộc xâm lược, vẫn có hai xu thế đối lập nhau. Một bên là "phe chủ hòa", chủ yếu bao gồm giới tinh hoa về kinh tế, chủ trương thương lượng. Còn bên kia là phe chủ chiến, có những phát ngôn rất hiếu chiến, muốn đẩy nước Nga đi xa hơn nữa tại Ukraine… Những người thuộc nhóm này thường lớn tiếng và họ đã thành công trong việc áp đặt được tiếng nói của mình, buộc những người thuộc nhóm kia im lặng.

Vẫn theo Le Figaro, sự phân hóa nội bộ quyền lực ở Moskva còn ẩn chứa một nguyên do khác liên quan đến khả năng kế tục quyền lực của ông Putin, nhất là khi gần đây có những tin đồn về sức khỏe của tổng thống. Họ tin là sẽ đến lúc, ông Putin chọn người kế tục và thế là họ hối hả cạnh tranh, tố cáo lẫn nhau về những khó khăn vấp phải tại Ukraine.

Khi các nước vùng Baltic chống Nga đến cùng

Trong một góc độ khác liên quan đến nước Nga và cuộc xung đột Ukraine, Les Echos có bài phân tích : "Các nước vùng Baltic ngày càng không khoan nhượng với Nga".

Bài báo ghi nhận, "là những nước rất tích cực chống Nga từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine, ba nước Baltic Litva, Latvia và Estonia liên tiếp có những hành động chống lại Nga khiến Kremlin không khỏi bực tức".

Theo Les Echos, hôm 11/08, Quốc hội Latvia đã thông qua nghị quyết coi Nga là "quốc gia ủng hộ khủng bố". Đây là một động thái mới nhất trong chính sách khăng khăng chống Nga không khoan nhượng của các nước vùng Baltic.

Tờ báo nhắc lại, ngay khi Nga mở cuộc tấn công vào Ukraine, các nước vùng Baltic đã nhanh chóng có phản ứng. Lên án mạnh mẽ cuộc tấn công, các nước Baltic kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phải trừng phạt nặng nề nhất đối với Moskva. Các nước này, một mặt tìm cách cắt giảm lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga cũng như xóa bỏ nguồn ảnh hưởng của Kremlin như các kênh truyền hình. Một sự việc mang tính biểu tượng cao là tại Vilnius, có đường dẫn đến đại sứ quán Nga đã được đổi tên thành phố "những người anh hùng Ukraine".

Sáu tháng sau cuộc chiến tại Ukraine, sức huy động chống Nga tại các quốc gia vùng Baltic không hề suy giảm.

Tờ báo đưa ra một loạt dẫn chứng : Một cặp trượt băng nghệ thuật người Litva, sinh ra ở Moskva, chỉ vì tham gia một sự kiện do vợ chồng Dmitri Peskov, phát ngôn viên tổng thống Nga tổ chức sau khi trở về đã bị tước hết mọi danh hiệu, huy chương. Thậm chí tổng thống Litva còn đề nghị tước quốc tịch Litva của hai người này.

Ở một khung cảnh khác, Talin vừa ra thông báo, kể từ ngày 18/08, người Nga có visa vào Liên Hiệp Châu Âu sẽ không được phép cư trú tại Estonia. Cùng với Phần Lan, Estonia đấu tranh để Liên Hiệp Châu Âu cấm hoàn toàn du khách Nga. Trong khi đó Esonia là nước đã nêu ra khả năng rút bỏ mọi tượng đài kỷ niệm thời Liên Xô cũ.

Les Echos đặt câu hỏi, bị chọc giận như vậy, liệu có ngày Nga sẽ lại phát động cuộc xâm lược các nước vùng Baltic ? Chắc hẳn ba nước vùng Baltic này sẽ không khỏi lo lắng mỗi khi có các cuộc tập trận của Nga ở sát biên giới của mình.

Viện trợ cho Ukraine gấp hơn 10 lần Kế hoạch Marshall tái thiết Châu Âu

Nhật báo Les Echos cho biết "các nước phương Tây thông qua nhiều quyết định mới". Theo tờ báo, một hội nghị các đồng minh Bắc và Đông Âu của Ukraine, khai mạc ngày 11/08 tại thủ đô Đan Mạch là dịp để thông báo sự hỗ trợ mới về tài chính và quân sự cho Ukraine. Tổng số 26 nước đã dự hội nghị.

Khai mạc hội nghị, nước Anh thông báo sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Ukraine các dàn phóng hỏa tiễn đa nòng, cơ động có tầm bắn 80 km và 300 triệu euro viện trợ. Đan Mạch cũng thông báo nâng viện trợ tài chính cho Ukraine lên 110 triệu euro cùng cam kết đào tạo quân nhân Ukraine trên lãnh thổ của mình. Đức cũng cam kết tiếp tục cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Theo tờ báo, trước đây đã có 3 hội nghị tương tự dành để bàn về việc viện trợ khẩn cấp vũ khí cho Ukraine. Hội nghị này chủ yếu bàn về việc hậu thuẫn Kiev lâu dài.

Tham gia hội nghị trực tuyến từ Berlin, thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, viện trợ cho Ukraine giờ đã lên tới 173 tỷ đô la, vượt con số của Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ dành tái thiết Châu Âu sau Thế chiến thứ 2 giai đoạn từ 1948-1952, khi đó chỉ vào khoảng trên 16 tỷ đô la.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Trung Quốc không gặt hái được gì sau vụ tập trận ở Đài Loan

Căng thẳng Đài – Trung vẫn là chủ đề chính được các tờ báo Pháp ra hôm 08/08/2022 quan tâm. 

tqdl1

Quân đội Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ngày 04/08/2022. Ảnh do Tân Hoa Xã công bố.  AP - Lai Qiaoquan

Trung Quốc không gặt hái được gì đáng kể sau vụ tập trận ở Đài Loan

Ngay sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi kết thúc chuyến thăm Đài Loan, quân đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật rầm rộ ở nhiều điểm sát với hòn đảo.

Nhật báo kinh tế Les Echos dẫn lời chuyên gia Trung Quốc và Đông Nam Á Valérie Niquet với nhận định cuộc tập trận của Bắc Kinh xung quanh Đài Loan cũng không đem lại kết quả gì có lợi cho Trung Quốc. Trung Quốc có thực sự hưởng lợi trong việc phong tỏa eo biển Đài Loan hay không ? Bà Niquet nhận định, đây là một bức tranh hỗn hợp đối với Trung Quốc. Mặc dù điều này không nói gì thêm về khả năng xâm lược Đài Loan của Bắc Kinh, nhưng bà không nghĩ rằng Trung Quốc có thể kéo dài việc ngăn chặn sự lưu thông của các con tàu chở hàng qua eo biển, vì chính bản thân họ sẽ bị trừng phạt do hầu hết các con tàu này xuất phát từ các cảng lớn của Trung Quốc. Thêm vào đó là chi phí của các cuộc tập trận quân sự cộng với việc eo biển bị phong tỏa sẽ gây tác động không hề nhỏ đối với chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu. 

Đài Loan và một cuộc chiến "bất cân xứng" với Trung Quốc

Vẫn về Đài Loan, nhật báo Le Monde có bài viết về việc hòn đảo quyết định tiến hành một cuộc chiến bất cân xứng với Trung Quốc khi quyết định phát triển quân sự. 

Khoảng cách đang gia tăng nhanh chóng giữa lực lượng ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc và quân đội nhỏ bé của Đài Loan. "Chúng tôi đang cố gắng xem những bài học có thể rút ra từ cuộc chiến ở Ukraine để tự vệ", ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp nói như trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Mỹ CNN. Khả năng chống lại một đối thủ mạnh hơn giống như những gì Ukraine đã làm chắc chắn thuyết phục Đài Bắc về lợi thế của khái niệm chiến tranh "bất cân xứng". Do đó, Đài Loan đã đầu tư vào việc mua tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và thủy lôi. 

Một số chuyên gia tin rằng mua vũ khí hạng nặng không phải là lựa chọn đúng đắn đối với Đài Loan, bởi ngân sách quân sự của hòn đảo chỉ có 11 tỷ đô la trong khi Trung Quốc dành 230 tỷ đô la đầu tư cho quân sự vào năm 2022. 

Cựu đô đốc và cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan Lý Hiển Anh cũng có cùng quan điểm với những chuyên gia nói trên, khi cho rằng với sự chênh lệch trong ngân sách quân sự giữa hai bên, Đài Loan không nên tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mà cuối cùng hòn đảo vẫn sẽ thua cuộc. 

Bất chấp những lời chỉ trích của cựu đô đốc, chính phủ Đài Loan đã đánh giá được những nguy cơ chiến tranh từ phía Trung Quốc khi vào tháng 10 năm ngoái, bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính đã dự đoán rằng quân đội Trung Quốc sẽ có "đầy đủ năng lực" để tấn công hòn đảo vào năm 2025. 

Nhật lo ngại hệ quả chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi

Nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến việc Nhật Bản đang phải chịu áp lực từ căng thẳng Đài – Trung sau khi chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới hòn đảo hôm 02/08. "Hãy ngừng bắn tên lửa vào Nhật Bản" là lời kêu gọi được phát ra từ những chiếc loa phóng thanh được lắp trên những chiếc xe tải màu đen cắm quốc kỳ Nhật và những bông hoa cúc, biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản. Vào hôm 07/08, đại diện của các nhóm chính trị cực hữu kêu gọi "xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản", tiếp tục đưa ra những lời phê phán Trung Quốc trước cổng đại sứ quán nước này ở Tokyo. 

Sau cuộc diễn tập quân sự quyết liệt của Trung Quốc xung quanh Đài Loan dẫn tới việc 5 tên lửa đạn đạo rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở phía tây nam đảo Hateruma, dư luận và chính phủ Nhật Bản cảm thấy lo lắng. Tokyo là một đồng minh thân cận của Washington, nhưng Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của xứ hoa anh đào. Điều đó khiến Nhật rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan trong căng thẳng Trung – Mỹ do hồ sơ Đài Loan. 

Thủ tướng Fumio Kishida nói rằng các cuộc tập trận và bắn tên lửa là "vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia", đồng thời khẳng định Tokyo và Washington "sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan". Hoa Kỳ có các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, nơi 55.000 lính Mỹ vẫn đóng quân, chủ yếu ở tỉnh Okinawa ở miền nam và ở một số hòn đảo cách Đài Loan chưa đầy 100 km. 

Daniel Sneider, chuyên gia về Nhật Bản tại đại học Stanford, nói với báo New York Times rằng Trung Quốc muốn chứng tỏ là họ có khả năng phong tỏa Đài Loan. Bắc Kinh đồng thời cũng muốn gửi một thông điệp đe dọa những ai sẽ hỗ trợ Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. 

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phát triển kho vũ khí quân sự của mình. Theo Hiến pháp chủ hòa có hiệu lực từ năm 1947, Nhật không được quyền có quân đội chính thức và các khoản đầu tư quân sự về mặt lý thuyết chỉ được giới hạn vào các phương tiện phòng thủ. 

La Croix nhắc lại rằng các nhà lãnh đạo của đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (PLD) của Nhật lo lắng về cuộc chiến tranh ở Ukraine, đã ủng hộ việc tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng lên đến 2% GDP đất nước. Nhiều nghị sĩ đảng bảo thủ đã liên tục kêu gọi phát triển khả năng tấn công và thậm chí lưu trữ vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ. 

Putin thử thách sự đoàn kết của Châu Âu

Nhìn sang Châu Âu, nhật báo thiên hữu Le Figaro có bài viết về việc Nga đang trắc nghiệm sự đoàn kết của Châu Âu. Cuộc chiến ở Ukraine không chỉ diễn ra trên chiến trường mà còn diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Nếu như quân đội Nga hồi đầu cuộc chiến phải vất vả trước sự chống trả quyết liệt của quân Ukraine, thì gần đây, điện Kremlin đang gặt hái được thành công ở những lĩnh vực khác. 

Dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, Nga và Ukraine đã quyết định ký kết thỏa thuận về việc thiết lập các hành lang hàng hải an toàn cho các tàu chở hàng của Ukraine hôm 23/07 vừa qua. Tuy nhiên, với việc bắn phá cảng Odessa chỉ vài tiếng sau khi hiệp định nói trên được ký, Nga dường như muốn nhắc nhở rằng họ vẫn bảo lưu khả năng xé bỏ thỏa thuận bất cứ lúc nào. Tổng thống Vladimir Putin rõ ràng đang có trong tay những vũ khí lợi hại để đối đầu với phương Tây, khi ông có thể ngừng cung cấp khí đốt cho Liên Âu (EU) và gây trở ngại trong việc Ukraine xuất khẩu ngũ cốc. Chủ nhân điện Kremlin đang trông chờ vào sự phụ thuộc kinh tế và nỗi sợ hãi của các nước Châu Âu, trong bối cảnh hậu quả gián tiếp của cuộc chiến tranh đang đẩy giá cả lên cao và làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng và suy thoái. Cựu quan chức ngoại giao Michel Duclos viết trên mạng xã hội Twitter rằng : "Cuộc chiến ở Ukraine cũng là một phép thử về sự bền bỉ giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là Châu Âu". 

Châu Âu đã thực sự đoàn kết vào thời điểm chiến tranh mới nổ ra. Nhưng sau 5 tháng xung đột, nỗi sợ hãi và sự mệt mỏi đang thử thách sự đoàn kết của Liên Âu. Sự thống nhất giữa các nước thành viên dường như không còn khi họ vấp phải hồ sơ năng lượng. Hungary đã đàm phán với Nga để được cung cấp thêm khí đốt. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ chối giảm mức tiêu thụ khí đốt của họ xuống 15% theo kế hoạch của Bruxelles. Tại Đức, liên minh cầm quyền đang có dấu hiệu mất đoàn kết bởi những ảnh hưởng về mặt kinh tế mà Berlin có thể sẽ phải hứng chịu nếu họ giảm nhập khẩu khí đốt của Nga. 

Kể từ đầu hè, tổng thống Putin cũng "dễ thở hơn" trên chính trường quốc tế với việc thủ tướng Anh Boris Johnson và đồng nhiệm Ý Mario Draghi, hai trong số những lãnh đạo Châu Âu đả kích ông Putin nhiều nhất lần lượt từ chức. Đổi lại, thủ tướng Hungary Viktor Orban, đồng minh Châu Âu quan trọng nhất của Moskva tỏ ra mạnh mẽ hơn sau khi tái đắc cử vào tháng 4 vừa rồi. Về phần Hoa Kỳ, quốc gia tích cực nhất trong việc viện trợ quân sự cho Ukraine, cũng đang có những mối bận tâm khác kể từ chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi. 

Pháp đối mặt với hạn hán nghiêm trọng

Trong lĩnh vực môi trường, trang nhất và bài xã luận của tờ La Croix quan tâm đến việc thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã thành lập một đơn vị liên bộ xử lý khủng hoảng để đối phó với tình trạng hạn hán hiện đang "nghiêm trọng hơn bao giờ hết" và có thể trở nên "đáng lo ngại hơn". Trên thực tế, hầu như tất cả các vùng ở Pháp đều bị ảnh hưởng bởi hạn hán và hơn một trăm thành phố không còn nước sạch. 

Theo các chuyên gia môi trường, tình trạng hạn hán sẽ còn kéo dài. Do đó, người dân sẽ phải học cách sống với việc tiêu thụ ít nước hơn trong một thời gian dài. Do vậy, việc "tuần hoàn" nước sẽ phải được quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn, từ việc duy trì các mạng lưới phân phối để giảm rò rỉ đến việc tái sử dụng nước thải, đồng thời cũng chọn các loại cây trồng và quy trình công nghiệp tiêu thụ ít nước hơn. 

Mathilde Panot, lãnh đạo khối nghị sĩ thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) tại Hạ Viện còn đặt câu hỏi về việc có nên đưa "quyền sử dụng nước" vào Hiến pháp hay không, bởi nước trước tiên phải được sử dụng vào mục đích phục vụ trực tiếp cho cuộc sống chứ không phải là một công cụ để kiếm lợi nhuận. Điều này thúc đẩy chúng ta suy ngẫm về tính chất của nước, vốn không giống những thứ khác, bởi nước đơn giản là công cụ để duy trì sự sống. Đây là lý do tại sao loài người nên bắt đầu nghĩ đến việc tránh để nước bị ô nhiễm hoặc bị lãng phí. 

Phan Minh

Published in Châu Á

Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thâu tóm Đài Loan, nhưng sẽ thực hiện vào lúc nào là vấn đề khó lường đoán. Trong bối cảnh chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan ngày 2/8, Chủ tịch Tập Cận Bình đang cho tiến hành cùng lúc hai việc : tăng sức ép tối đa lên Đài Loan và chấm dứt hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực.

ymanh1

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ở Đài Bắc hôm 3/8/2022 - AP

Bắc kinh cuồng nộ : Thật hay diễn ?

Việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan đã kích động một phản ứng mạnh mẽ có thể dự đoán được từ Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã lao vào giải phân cách đường trung tuyến chia tách eo biển Đài Loan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo về "hậu quả nghiêm trọng" do chuyến thăm của bà Pelosi tới đảo này. Ông Tập nói với Tổng thống Biden : "Những người chơi với lửa sẽ bị lửa thiêu đốt". Và hiện nay, Trung Quốc vừa công bố các cuộc thao diễn quân sự lớn với các cuộc tập trận bằng đạn thật bắt đầu từ ngày 4/8 (ngay sau khi bà Pelosi rời Đài Loan). Bóng ma của việc đối đầu quân sự đang hiện ra khá rõ. Nhưng thật ra cũng khó quy trách nhiệm cho bà Pelosi về tình trạng căng thẳng gia tăng trên hòn đảo này. Giả sử bà đã quyết định loại bỏ chuyến thăm Đài Bắc trong chuyến công du Châu Á, thì tinh thần "chiến lang" của Trung Quốc đối với Đài Loan vẫn tiếp tục gia tăng cường độ (1).

Trải qua nhiều đời chính quyền Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi luôn đưa ra các quan điểm không được lòng ngay cả các đồng nghiệp Dân chủ, và lập trường của bà đôi khi bị xem là "không có lợi cho quan hệ Mỹ - Trung". Năm 1991, Dân biểu Nancy Pelosi từng đứng tại nơi mà hai năm trước đó Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đàn áp thô bạo các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn. Sự đối đầu của Nancy Pelosi với Trung Quốc có thể được coi là đỉnh điểm, vào ngày 2/8/2022 khi bà đến Đài Loan. "Đối mặt với việc Đảng cộng sản Trung Quốc đang tăng tốc gây hấn, chuyến thăm của phái đoàn Quốc hội chúng tôi nên được xem như một tuyên bố dứt khoát : Mỹ đứng cùng Đài Loan, một đối tác dân chủ, một đất nước biết bảo vệ bản thân và tự do mình" – Pelosi viết trong chuyên mục xã luận của tờ The Washington Post. Chuyến đi đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp 35 năm của một chính trị gia không ngại chỉ trích Trung Quốc.

Dòng Twitter đầu tiên của bà sau khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Đài Bắc : "Chuyến thăm của phái đoàn chúng tôi tới Đài Loan tôn vinh cam kết kiên định của Mỹ trong việc hậu thuẫn nền dân chủ sôi động của Đài Loan". Lời lẽ có vẻ là ngang xương đấy, nhưng chưa phạm húy. Bà chỉ nói "hậu thuẫn nền dân chủ của Đài Loan" chứ không nhắc gì tới hai chữ cấm kỵ : "độc lập". Sự dền dứ của hai phía càng rõ khi bà Pelosi rất kỹ lưỡng trong những phát ngôn sau đó : "Các cuộc thảo luận của chúng tôi với giới lãnh đạo Đài Loan tái khẳng định sự ủng hộ của chúng tôi với đối tác này và thúc đẩy lợi ích chung của hai phía, bao gồm cả việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Thông điệp của bà Pelosi tránh vi phạm vào nguyên tắc "một Trung Quốc". Không có chuyện ủng hộ "Đài Loan độc lập", mà chỉ bàn chuyện "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP) thôi !

Hôm 5/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố : Trung Quốc ngừng hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng bao gồm biến đổi khí hậu, đối thoại quân sự và nỗ lực ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia. Trung Quốc dường như cũng đang tiến hành một cuộc tổng diễn tập cho cuộc xâm lược Đài Loan mà họ sẽ tiến hành sau này. Kế hoạch mở đầu bằng cách cuộc tấn công mạng làm gián đoạn thông tin liên lạc, gây hoang mang trong dân chúng. Kế đó là các đợt phóng pháo phản lực hạng nặng nhằm phá hủy các căn cứ phòng không, căn cứ chỉ huy. Các cuộc phóng tên lửa thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) nhằm ngăn cản lực lượng tiếp viện của Mỹ ở khu vực phía đông. Sau đó, mới đến các đợt tấn công của không quân, hải quân và lực lượng đổ bộ. Mặt khác, thông tin về các cuộc tập trận được cập nhật liên tục gần như theo thời gian thực. Động thái này nhiều khả năng hướng đến đối tượng dân chúng trong nước (2).

Việt Nam và ASEAN lãnh đủ

Chưa ai dám khẳng định, những động thái quân sự nói trên của Trung Quốc là thật hay diễn. Nhưng phí tổn và thời gian các chuyến bay của Vietnam Airlines thì gia tăng. Tính đến chiều 4/8, có gần 160 chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các cuộc tập trận quân sự lớn "chưa từng có" của Trung Quốc xung quanh Đài Loan. Trong đó, hãng hàng không giá rẻ Vietjet có số chuyến bay bị ảnh hưởng nhiều nhất với 82 chuyến, kế đó là hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với 75 chuyến và Bamboo Airways với hai chuyến. Trong cùng ngày 4/8, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thông qua các đơn vị cấp dưới, đã nhận được điện văn về thông tin bay (NOTAM) do Trung Quốc phát hành nói rằng nước này thiết lập sáu khu vực nguy hiểm tạm thời liên quan đến các Vùng thông báo bay Đài Bắc, Thượng Hải, Manila trong thời gian hoạt động từ 04h00 ngày 04/8/2022 đến 04h00 ngày 07/8/2022 (theo giờ Quốc tế, chậm hơn múi giờ Hà Nội 7 tiếng). Thông báo nói tất cả các máy bay bị cấm bay vào các khu vực trên, dự kiến ảnh hưởng lớn tới các chuyến bay đi đến khu vực Đông Bắc Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) và Mỹ (3).

Trong khi đó, hãng hàng không giá rẻ Vietjet cho biết hãng này dự kiến phải điều chỉnh hướng bay của 82 chuyến bay, và một số chuyến bay khác chịu ảnh hưởng dây chuyền. Vietjet cho biết hành khách trên các chuyến bay chịu ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ theo chính sách dịch vụ của hãng. Hãng Bamboo Airways cũng cho biết họ phải điều chỉnh phương án bay đối với các đường bay Việt Nam - Đài Loan trong ngày 6/8 và dự kiến có hai chuyến bay bị ảnh hưởng. Ngoài các chuyến bay bị ảnh hưởng bởi cuộc tập trận, Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết cuộc tập quanh Đài Loan cũng gây ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải từ Việt Nam qua khu vực này, mặc dù tác động không quá lớn (4).

Ngày 4/8, trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra Tuyên bố về những diễn biến tại eo biển Đài Loan, bày tỏ quan ngại về nguy cơ bất ổn, hệ quả nghiêm trọng và khó lường đối với khu vực. Chuyến thăm đầy kịch tính của bà Pelosi đến Đài Loan, bất chấp đe dọa trả đũa của Bắc Kinh, dường như bao phủ cuộc họp của ASEAN tại Phnom Penh. Phát ngôn viên ASEAN Kung Phoak, cũng là Thứ trưởng Ngoại giao Campuchia, tuyên bố cuộc họp lần này sẽ tìm cách xoa dịu tình hình. Ông nói với các phóng viên rằng các Ngoại trưởng sẽ cố gắng tìm cách để ASEAN có thể giúp "để tình hình ở Đài Loan sẽ ổn định, không dẫn đến xung đột và không làm leo thang sức nóng chính trị giữa tất cả các bên liên quan." ASEAN bị chia rẽ giữa các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, như Myanmar, Campuchia và Lào, và những quốc gia khác cảnh giác hơn với Bắc Kinh và sự quyết đoán quốc tế ngày càng tăng của nước này (5).

Trần Tô Hiệu

Nguồn : RFA, 07/08/2022

Tham khảo :

1. https://www.project-syndicate.org/commentary/nancy-pelosi-taiwan-china-likely-response-by-minxin-pei-2022-08

2. https://duandang.substack.com/p/sitrep-58-khung-hoang-eo-bien-ai?fbclid=IwAR1lQuiPIM8i0qzxyTP_0wHg2wiiegZpEPgJLqO8nOVDXr2fmnZSQuc1Mxs

3. https://www.voatiengviet.com/a/6686907.html

4. https://vov.vn/xa-hoi/cuc-hang-khong-dieu-chinh-duong-bay-tranh-vung-trung-quoc-tap-tran-gan-dai-loan-post960986.vov

5. https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-tham-dai-loan-cua-ba-pelosi-bao-trum-cuoc-hop-asean/6685935.html

Published in Diễn đàn

Những điều cần biết về vấn đề Đài Loan - Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 0 6 /08/2022

Đảo Đài Loan từ nhiều năm nay vẫn sống dưới những sức ép và đe dọa quân sự thường trực của Bắc Kinh. Vài ngày qua, kể từ khi chủ tịch hạ Viện Mỹ đặt chân tới Đài Bắc hôm 02/08/2022, hòn đảo này thực sự ở trong không khí chiến tranh cận kề, với những phản ứng quân sự dữ dội của Bắc Kinh được cho là để phản đối chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi.

nanh1

Ảnh do Tân Hoa Xã phổ biến : Các chiến đấu cơ Trung Quốc cất cánh tham gia cuộc tập trận ngoài khơi đảo Đài Loan, ngày 04/08/2022, sau chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi.  AP - Fu Gan

Những câu hỏi xung quanh vấn đề Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ :

Tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi chủ quyền đảo Đài Loan ?

Đài Loan là một vùng lãnh thổ hải đảo có diện tích khoảng 36 nghìn km2, nằm ở ngoài khơi phía nam Trung Quốc, giữa Thái Bình Dương. Hòn đảo thuộc lãnh thổ của Trung Quốc từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Tiếp đó vùng đảo này bị người Nhật chiếm giữ cai quản cho đến khi bại trận trong Thế chiến thứ 2. Đài Loan trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, tại Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo và lực lượng Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới thạch.

Năm 1949, Quốc Dân Đảng bị cộng sản Trung Quốc đánh bại. Chính phủ dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc rút về đảo Đài Loan. Trong khi đó tại Trung Hoa lục địa, những người cộng sản thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Từ đó đến giờ, hai chế độ Đài Bắc và Bắc Kinh với thể chế chính trị riêng và cơ cấu của một nhà nước thực thụ, tồn tại song song độc lập với nhau. Đài Loan theo thể chế tự do, dân chủ nhanh chóng phát triển nền kinh tế phồn thịnh. Trong khi đó, Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ sống tù túng nghèo khổ trong chủ nghĩa cộng sản, cho đến khi có chủ trương mở cửa ra thế giới từ thập niên 1980 mới bắt đầu phát triển kinh tế hùng mạnh như bây giờ.

Cho dù chế độ Trung Quốc lục địa cho rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, nhưng chính quyền Đài Loan chưa bao giờ chấp nhận. Năm 2016, Bà Thái Anh Văn, một người chủ trương độc lập cho Đài Loan thuộc đảng Dân Tiến lên làm tổng thống Đài Loan với 56% phiếu bầu của người dân.

Ở Bắc Kinh, quyết tâm "thống nhất" Đài Loan ngày càng mãnh liệt hơn khi Trung Quốc bắt đầu có được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành cường quốc trên thế giới, đặc biệt từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Trung Quốc từ 2012.

Cộng đồng quốc tế nhìn nhận thế nào về quy chế của Đài Loan ? 

Vì những nét đặc thù lịch sử để lại, quy chế của Đài Loan có thể gọi là lưỡng tính. Chưa bao giờ Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập. Nhưng trên thực tế, Đài Loan xây dựng thể chế cộng hòa, có một chính phủ dân chủ riêng, có quân đội, hệ thống hành chính, ngoại giao tiền tệ hoàn toàn độc lập.

Trước quy chế như vậy, chỉ có 15 quốc gia trên thế giới chính thức ông nhận Trung Hoa Dân Quốc và duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, điều mà Bắc Kinh không chấp nhận và luôn tìm mọi cách gây áp lực, ngăn cản. Từ năm 1971, Đài Loan không còn được hiện diện như là thành viên Liên Hiệp Quốc, thay vào vị trí đó là Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Tuy nhiên Đài Loan vẫn có một mạng lưới ngoại giao thực sự với 110 cơ quan ngoại giao có mặt tại 75 quốc gia, theo thống kê của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp. Lấy thí dụ như tại Pháp chính phủ Đài Loan có Văn phòng đại diện Đài Bắc, ngược lại, Paris cũng đặt một văn phòng đại diện tại Đài Bắc. Tuy nhiên các cơ quan này không bao giờ được gọi là đại sứ quán, cũng như lấy tên gọi Đài Loan, do các đòi hỏi của Bắc Kinh.

Tại sao Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến quan hệ và độc lập cho Đài Loan ? 

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1971, Hoa Kỳ công nhận Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và không duy trì các quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Tuy nhiên Washington không từ chối cung cấp vũ khí giúp đảo Đài Loan bảo đảm phòng thủ. Mức độ quan tâm của Hoa Kỳ đối với Đài Loan lên xuống tùy theo các đe dọa của Trung Quốc với hòn đảo và đặc biệt tùy theo chỉ dấu quan hệ Washington - Bắc Kinh.

Trước những đe dọa của Trung Quốc ngày càng lớn đối với Đài Loan, hôm 21/10/2021, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ hòn đảo bằng quân sự nếu Trung Quốc dùng vũ lực để thôn tính đảo.

Thực ra, lập trường chính thức của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan là một lập trường "mập mờ chiến lược" như cách nói của giới quan sát. Tức là Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan nhưng không công nhận nền độc lập của hòn đào, đồng thời cam kết sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ hòn đảo.

Hoa Kỳ như vậy cho thấy vẫn giữ thận trọng với Trung Quốc vì một sự hậu thuẫn chính thức của Washington cho Đài Bắc sẽ làm quan hệ với Bắc Kinh thêm căng thẳng. Nhưng đồng thời Washington vẫn giữ Đài Loan như là một chi tiết trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc.

Đài Loan bị Trung Quốc đe dọa thế nào ? 

Các ý đồ sáp nhập sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc chưa bao giờ mất đi mà trái lại ngày càng được thôi thúc mạnh mẽ hơn. "Giải quyết vấn đề Đài Loan và thực hiện thống nhất hoàn toàn tổ quốc là sứ mệnh lịch sử không suy suyển của Đảng cộng sản Trung Quốc và là nguyên vọng của nhân dân Trung Quốc", ông Tập Cận Bình, một lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa nhất kể từ sau Mao Trạch Đông, hồi năm ngoái đã tuyên bố.

Bắc Kinh luôn khẳng định hy vọng thống nhất trong hòa bình, đưa Đài Loan trở về với Hoa lục không phải nổ súng. Thế nhưng kịch bản một cuộc xâm lược quân sự vẫn được đặt lên bàn. Chính quyền Đài Loan và Mỹ cũng đã tiên liệu một cuộc can thiệp quân sự của Trung Quốc vào Đài Loan là có thể xảy ra.

Giờ đây Đài Loan có thể được coi như là mối xung khắc duy nhất có thể dẫn tới đối đầu quân sự Mỹ - Trung. Vấn đề còn lại là để xem một cuộc xung đột như vậy liệu có thể xảy ra hay không, khi mà giờ đây phương Tây, Trung Quốc và Đài Loan đều lệ thuộc rẩt lớn vào nhau về mặt kinh tế.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 06/08/2022

*************************

Máy bay, tàu chiến Trung Quc tp trn mô phng tn công Đài Loan

Reuters, VOA, 06/08/2022

Các gii chc Đài Loan cho biết máy bay và tàu chiến Trung Quc din tp mt cuc tn công vào hòn đo hôm th By 6/8, mt phn trong hành đng tr đũa ca Bc Kinh đi vi chuyến thăm ca Ch tch H vin Hoa K Nancy Pelosi, đng thi Trung Quc cũng tuyên b ngng đàm phán vi Hoa K v các vn đ bao gm quc phòng và biến đi khí hu.

nanh2

Máy bay trc thăng quân s ca Trung Quc bay qua đo Pingtan, mt trong nhng đim gn nht vi Trung Quc đi lc t Đài Loan, tnh Phúc Kiến vào ngày 4 tháng 8 năm 2022. (nh ca Hector RETAMAL / AFP)

Chuyến thăm ngn ca bà Pelosi trong tun này ti hòn đo t tr mà Trung Quc coi là lãnh th ca h đã khiến Bc Kinh tc gin và phát đng các cuc tp trn quân s chưa tng có bao gm tên la đn đo bn qua bu tri th đô Đài Bc.

Ngoi trưởng M Antony Blinken cáo buc Trung Quc thc hin "các bước vô trách nhim" bng cách ngng các kênh liên lc quan trng vi Washington, đng thi cho biết các hành đng ca h đi vi Đài Loan cho thy mt chuyn đng t vic ưu tiên gii quyết hòa bình sang s dng vũ lc.

Các cuc tp trn ca Trung Quc - tp trung vào sáu đa đim xung quanh hòn đo - bt đu vào th Năm 4/8 và d kiến kéo dài đến gia trưa Ch nht 7/8.

B Quc phòng Đài Loan cho biết nhiu tàu và máy bay ca Trung Quc tp trn eo bin Đài Loan, mt s đi qua đường trung tuyến, mt vùng đm không chính thc ngăn cách hai bên. Quân đi Đài Loan mô t các hot đng đó là mt cuc tn công mô phng vào hòn đo.

B Tư lnh Chiến khu Đông ca Trung Quc cho biết h đã tiếp tc các cuc tp trn phi hp trên bin và trên không phía bc, tây nam và đông ca Đài Loan. B này cho biết trng tâm ca h là kim tra kh năng tn công trên b và tn công trên bin ca h thng.

Tàu chiến và máy bay Trung Quc tiếp tc "áp sát" vào đường trung tuyến ca eo bin Đài Loan vào chiu th By 6/8, mt ngun tin hiu rõ các hot đng quân s đây cho biết.

Ngoài khơi b bin phía đông ca Đài Loan và gn các đo ca Nht Bn, tàu chiến và máy bay không người lái ca Trung Quc đã mô phng các cuc tn công nhm vào tàu chiến ca M và Nht Bn, ngun tin này cho biết thêm.

Quân đi Đài Loan đã phát đi cnh báo đng thi trin khai lc lượng tun tra trinh sát trên không, tàu theo dõi và tên la dc b bin.

Đài Loan cũng cho biết quân đi đã bn pháo sáng vào cui ngày th Sáu đ cnh báo by máy bay không người lái bay qua các đo Kim Môn và các máy bay không xác đnh được th loi bay qua các đo Matsu ca h. C hai nhóm đo này nm gn vi b bin ca Trung Quc đi lc.

Bà Pelosi đã đến Đài Loan vào cui ngày th Ba 2/8 trong chuyến thăm cp cao nht ti hòn đo ca mt quan chc Hoa K trong nhiu thp k, bt chp nhng cnh báo ca Trung Quc.

Ngay sau khi phái đoàn ca bà ri Nht Bn hôm th Sáu 5/8, chng dng cui cùng ca chuyến công du Châu Á dài mt tun, Trung Quc đã thông báo rng h s ngng đi thoi vi Hoa K trong mt lot lĩnh vc bao gm các cuc tiếp xúc gia các ch huy quân s cp cao và v biến đi khí hu.

Phát biu trong chuyến thăm Philippines, Ngoi trưởng Blinken cho biết Hoa K nhn biết s lo ngi t các đng minh v nhng gì ông gi là hành đng nguy him và gây bt n ca Trung Quc xung quanh Đài Loan, nhưng Washington s gi vng lp trường trong vic x lý tình hình và tìm cách tránh làm tình hình leo thang.

Ông cho rng vic Trung Quc ngng đi thoi song phương trong 8 lĩnh vc chính là đng thái s gây tn hi cho c thế gii, không ch Hoa K.

B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh nói trong mt cuc hp báo hôm th Sáu rng Blinken đã phát tán "thông tin sai lch", đng thi nói thêm : "Chúng tôi mun đưa ra li cnh báo đi vi Hoa K : Đng hành đng hp tp, đng gây ra mt cuc khng hong ln hơn".

(Theo Reuters)

************************

Đài Loan tố cáo Trung Quốc mô phỏng một cuộc tấn công đảo

Trọng Nghĩa, RFI, 06/08/2022

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các biện pháp trả đũa chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, chính quyền Đài Bắc hôm 06/082022 cáo buộc quân đội Trung Quốc "mô phỏng một cuộc tấn công chiếm đảo Đài Loan". Hôm qua, Trung Quốc cho điều 68 máy bay và 13 tàu quân sự vượt qua "đường trung tuyến" phân cách Đài Loan và Hoa Lục, một lằn ranh chưa bao giờ được Bắc Kinh công nhận.

nanh3

Quân đội Trung Quốc tập trận tại tỉnh Phúc Kiến gần Đài Loan (ảnh : Xinhua). Đài Loan hôm 6/8/2022 tố cáo Trung Quốc tập trận mô phỏng tấn công xâm lược Đài Loan.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, họ đã phát hiện "hàng loạt" chiến đấu cơ và chiến hạm Trung Quốc tại vùng eo biển Đài Loan, với nhiều chiếc trong lực lượng này đã "vượt qua đường phân cách" chia đôi eo biển và "được coi là đang mô phỏng một cuộc tấn công vào hòn đảo chính của Đài Loan".

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, Trung Quốc hôm nay vẫn đang tiếp tục các cuộc tập trận lớn nhất chưa từng có xung quanh Đài Loan, dự kiến sẽ kéo dài đến trưa mai, Chủ Nhật 07/08, và đợt cuộc tập trận này bị coi là một cuộc tập huấn nhằm "phong tỏa" hòn đảo. Hôm qua, quân đội Trung Quốc rầm rộ thị uy, loan báo việc tung các loại chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, khu trục hạm, hộ tống hạm vào các cuộc tập trận được tiến hành "cả ngày lẫn đêm".

Bắc Kinh còn cho công bố hình ảnh một chiếc tàu mà họ nói là tàu hải quân Đài Loan, được chụp gần bờ biển Đài Loan ngay từ trên boong tàu quân sự Trung Quốc cách đó chỉ vài trăm mét. Khuya hôm qua, quân đội Trung Quốc cũng phát đi một đoạn video cho thấy một phi công Trung Quốc, quay cảnh bờ biển và những ngọn núi của Đài Loan từ buồng lái chiếc phi cơ. Theo AFP, đây là những hình ảnh ấn tượng nhằm chứng minh khả năng quân đội Trung Quốc dễ dàng áp sát bờ biển Đài Loan.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết, lần đầu tiên tên lửa Trung Quốc bay qua Đài Loan trong cuộc tập trận quân sự này. Tuy nhiên, cả quân đội Trung Quốc lẫn quân đội Đài Loan đều không xác nhận thông tin này. Trung Quốc cũng đã công bố các cuộc diễn tập "bắn đạn thật" mới từ thứ Bảy cho đến ngày 15 tháng 8 tại một khu vực biển nhỏ rất gần cảng Liên Vân Cảng (phía đông) của Trung Quốc, ở rìa Hoàng Hải, nơi ngăn cách Trung Quốc với bán đảo Triều Tiên.

Nhà Trắng Hoa Kỳ hôm qua đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Tần Cương để phản đối hành vi được coi là "vô trách nhiệm". Tuy nhiên, John Kirby, phát ngôn viên phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia, không nói rõ ai đã tiếp đại sứ.

Trọng Nghĩa

************************

Trung Quốc phóng 22 máy bay vào không phận Đài Loan sau khi triển khai hàng không mẫu hạm & bắn 11 tên lửa trong cuộc tập trận xâm lược

Trung Quốc đã điều 22 máy bay chiến đấu tấn công vào không phận Đài Loan khi quốc gia khổng lồ này tiếp tục vận động cơ bắp quân sự của mình trong một thông điệp gửi tới Mỹ.

nanh4

Máy bay chiến đấu Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không phận Đài Loan

Theo Bộ Quốc phòng Đài Bắc, các lực lượng cộng sản đã điều các máy bay chiến đấu vượt qua "đường trung tuyến" chạy xuống eo biển Đài Loan vào hôm thứ Năm.

Đài Loan cho biết "các hệ thống tên lửa phòng không" đã được triển khai để theo dõi các máy bay phản lực và các cảnh báo vô tuyến đã được phát đi – điều này được hiểu là hòn đảo này cũng đã khởi động nhiều máy bay chiến đấu.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin Bắc Kinh đang di chuyển một nhóm tấn công tàu sân bay về phía hòn đảo, trong đó có một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Đây là động thái trơ trẽn mới nhất của Trung Quốc khi họ cố gắng gửi một thông điệp tới cả Đài Loan và Mỹ về chuyến thăm của chính trị gia cấp cao người Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Bắc.

Về cơ bản, Bắc Kinh đã bao vây hòn đảo – nơi được coi là một tỉnh ly khai – bằng máy bay chiến đấu và tàu chiến khi họ công bố sáu cuộc tập trận quân sự lớn chỉ vài phút sau khi Pelosi hạ cánh vào hôm thứ Ba.

Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, là người đứng thứ hai trong chức vụ tổng thống, chỉ sau Phó Tổng thống Kamala Harris, và là một người ủng hộ Đài Loan.

Chuyến đi của bà tới hòn đảo này vào đầu tuần này là chuyến thăm cấp cao nhất của một chính trị gia Hoa Kỳ – điều khiến Trung Quốc tức giận.

Bắc Kinh coi bất kỳ sự can dự nào giữa Washington và Đài Bắc là sự chứng thực của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của hòn đảo.

Và nó đã nói rõ rằng chuyến đi của Pelosi là một sự khiêu khích.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình luôn tuyên bố sẽ "thống nhất" với hòn đảo này – và họ sợ rằng các cuộc tập trận mới là một cuộc diễn tập cho hành động xâm lược.

Các cuộc tập trận quân sự khổng lồ đã được tiến hành chỉ cách hòn đảo 12 dặm, với 100 máy bay chiến đấu, tên lửa được bắn và xe tăng tập trung trên các bãi biển.

Bắc Kinh tuyên bố hòn đảo này thuộc về họ, nhưng người dân Đài Loan khẳng định họ là một quốc gia riêng biệt.

Đài Bắc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ, mặc dù Nhà Trắng đã ngừng ủng hộ nền độc lập của họ.

Và luôn không rõ liệu Washington có can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan hay không, bất chấp lời thề gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay gọi các trò chơi chiến tranh chưa từng có là diễn tập cho "chiến dịch thống nhất" – và cho biết các cuộc tập trận "phong tỏa đảo" sẽ trở thành thông lệ.

Thời báo Hoàn cầu – vốn thường được coi là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản – đã nổi giận về chuyến đi của Pelosi đến Đài Loan.

Nó nói bà ấy "kiêu ngạo, hoang tưởng và háo hức thể hiện" trong một bài xã luận gay gắt được xuất bản hôm thứ Năm.

Kiểm soát tuyệt đối

Và nó khoe khoang về các cuộc tập trận quân sự đang diễn ra, nói rằng chúng cho thấy Trung Quốc có "quyền kiểm soát tuyệt đối" đối với Đài Loan.

Tờ báo dẫn lời "chuyên gia" quân sự Trung Quốc Song Zhongping : "Kế hoạch tác chiến của [chúng tôi] đã được công bố rõ ràng với Mỹ và chính quyền Đài Loan, và chúng tôi đủ tự tin để thông báo cho họ về hậu quả của những hành động khiêu khích tiếp theo theo cách này".

Tờ báo này đưa tin, Trung Quốc cũng đã lần đầu tiên điều một trong các nhóm tấn công tàu sân bay của mình tới hòn đảo này.

Tuy nhiên, nó không nói rõ Bắc Kinh đã điều động tàu sân bay nào trong số hai tàu sân bay đang hoạt động đến eo biển Đài Loan.

Nhà nghiên cứu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Zhang Junshe được dẫn lời nói rằng tàu sân bay đang được hộ tống bởi "ít nhất một" tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Bắc Kinh đã đưa cả hai tàu lớn nhất của họ – Sơn Đông và Liêu Ninh – ra khơi trong một cơ hội lớn đối với tất cả những người theo dõi tình hình.

Hai tàu sân bay này đều nặng 66.000 tấn và có thể chở hàng chục máy bay chiến đấu.

Các trò chơi chiến tranh bắt đầu lúc 12 giờ trưa (04 :00 GMT) vào thứ Năm và có liên quan đến "bắn đạn thật", theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Đài truyền hình CCTV đưa tin : "Sáu khu vực chính xung quanh hòn đảo đã được lựa chọn cho cuộc tập trận thực tế này và trong thời gian này, các tàu và máy bay liên quan không được đi vào vùng biển và không gian liên quan".

Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc bắn nhầm tên lửa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình.

Nhưng các quan chức hàng hải của Đài Loan cho biết quân đội Trung Quốc đã thiết lập vùng thứ bảy bao quanh hòn đảo và cuộc tập trận sẽ được kéo dài đến thứ Hai.

Các cuộc tập trận đang diễn ra cách bờ biển Đài Loan chỉ 12 dặm và dự kiến ​​s kết thúc vào trưa Ch nht.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận.

"Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng họ sẽ giữ vững nguyên tắc chuẩn bị cho chiến tranh mà không tìm kiếm chiến tranh, và với thái độ không leo thang xung đột và gây ra tranh chấp", nó cho biết trong một tuyên bố.

Pelosi – một người ủng hộ thẳng thắn của Đài Loan – ban đầu được lên kế hoạch đi du lịch đến Đài Bắc vào tháng 4 nhưng đã rút lui vào phút cuối sau khi xét nghiệm dương tính với Covid.

Đài Loan được cho là tâm điểm quan trọng giữa Washington và Bắc Kinh – với một cuộc xâm lược tiềm tàng có khả năng buộc Mỹ phải từ bỏ hòn đảo hoặc đối mặt với cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chạy sang Đài Loan sau khi những người Cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến trên đất liền vào năm 1949 – và hòn đảo này vẫn độc lập kể từ đó.

Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn mạnh mẽ khẳng định Đài Loan thuộc về họ theo lẽ phải – và đã cam kết giành lại hòn đảo này vào năm 2050.

Vũ Quang

Nguồn : Thoibao.de, 06/08/2022

Published in Diễn đàn

Trung Quốc phát động "chiến tranh tổng hợp" chống Đài Loan ?

Chủ đề thời sự được nhiều báo Pháp hôm nay quan tâm là cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Trung Quốc quanh Đài Loan, sau chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, vốn bị Bắc Kinh phản đối dữ dội. Trong bài viết "Sự phô trương sức mạnh Trung Quốc quanh Đài Loan", Le Monde nhận định cuộc tập trập này là để Trung Quốc tập luyện phong tỏa hoặc xâm lược Đài Loan, cũng như các kịch bản để kiểm soát hòn đảo.

tonghop1

Chiến đấu cơ Mirage của Đài Loan trên đường băng tại một căn cứ không quân ở Tân Trúc, Đài Loan, ngày 05/08/2022.  AP - Johnson Lai

Nhìn rộng ra toàn cảnh, Le Monde nói về một "cuộc chiến tranh tổng hợp" trong đó Bắc Kinh thực hiện cùng lúc việc cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng của Đài Loan, cấm xuất khẩu cát sang hòn đảo. Đài Loan vốn dĩ rất lệ thuộc vào cát của Trung Quốc để phục vụ xây dựng. Nhiều vụ tấn công mạng cũng nhắm vào phủ tổng thống Đài Loan và các cơ quan nhà nước trong những ngày qua. Và ở nhiều siêu thị, tin tặc thậm chí đã kiểm soát được nhiều màn hình quảng cáo để đăng tải các câu chửi rủa chủ tịch Hạ Viện Mỹ Pelosi.

Mối đe dọa kinh tế đối với Đài Loan

Đối với Les Echos, các cuộc tập trận của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan không chỉ là mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan, mà còn là mối đe dọa về kinh tế đối với hòn đảo, bởi eo biển Đài Loan là một trong những tuyến hàng hải lớn nhất thế giới.

Les Echos trích dẫn chuyên gia Pháp François Godement của Viện Montaigne, theo đó tác động nghiêm trọng nhất hiện nay từ cuộc tập trận của Trung Quốc là dù Bắc Kinh không tuyên bố, Đài Loan đang gần như bị phong tỏa, bao vây về kinh tế, trong khi Bắc Kinh cũng đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào nông phẩm Đài Loan.   

Theo chuyên gia Godement, Bắc Kinh hy vọng đợt tập trận như vậy sẽ khiến các chiến dịch phong tỏa kiểu này trong tương lai trở nên quen thuộc hơn, với những phản ứng yếu ớt của quốc tế và tạo thành vòng vây siết chặt nền kinh tế và các hoạt động giao thương của Đài Loan. Đương nhiên, kinh tế Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng, nhưng các biện pháp phòng chống Covid-19 đã cho thấy Tập Cận Bình có thể đặt các mục tiêu khác lên cao hơn kinh tế. Điều này là rất nguy hiểm và Hoa Kỳ sẽ phải biết vạch ra lằn ranh đỏ, nhất là vì Bắc Kinh đã thấy Washington tránh can thiệp vào vụ phong tỏa của Nga ở Biển Đen. Theo chuyên gia viện Montaigne của Pháp, Mỹ nhượng bộ tức là để cho Trung Quốc phô trương sức mạnh chính trị.

Về cán cân thương mại Mỹ - Trung, Les Echos cho biết các căng thẳng chính trị giữa Washington và Bắc Kinh không khiến người tiêu dùng Mỹ quay lưng lại với hàng hóa Trung Quốc.

Tác động đối với ngành vận tải quốc tế

Nhìn rộng ra tác động đối với quốc tế, Les Echos nhấn mạnh đến những trở ngại mà ngành vận tải biển vấp phải tại tuyến đường thương mại quan trọng bậc nhất thế giới, do cuộc tập trận quân sự mà Trung Quốc tổ chức xung quanh Đài Loan. Các tàu chở hàng phải đi đường vòng qua phía đông đảo Đài Loan, mất nhiều thời gian hơn, trong khi mùa bão hiện nay cũng làm phức tạp thêm việc đi lại của tàu bè ở phía đông hòn đảo, qua vùng biển Philippines.

Các tập trận của Trung Quốc cũng gây ra hậu quả cho ngành hàng không. Trong 2 ngày qua, hơn 400 chuyến bay đã bị hủy từ các sân bay lớn ở Phúc Kiến, tỉnh Trung Quốc, nằm gần Đài Loan nhất. Nhà chức trách Đài Loan đã cảnh báo rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc sẽ làm gián đoạn 18 tuyến hàng không quốc tế, trong khi các tuyến thương mại qua eo biển Đài Loan có tầm quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự kết nối của thế giới với các nhà máy chế tạo chất bán dẫn và thiết bị điện tử ở Đông Á, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraine đã làm gián đoạn nhiều lĩnh vực công nghiệp. Không chỉ Đài Loan, mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng.

Cố vấn tổng thống Ukraine : Chiến thuật tấn công khủng bố của Nga

Chuyên mục Quốc tế của Le Figaro giới thiệu bài phỏng vấn Mykhailo Podolyak, một cố vấn thân cận của tổng thống Ukraine Zelensky. Theo ông, đây không phải là cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, mà là chiến tranh giữa nền dân chủ với chế độ toàn trị. Nga dùng chiến thuật tấn công khủng bố, đánh vào các địa điểm dân sự để làm người dân Ukraine mất tinh thần, lo sợ, rồi gây sức ép với chính phủ, buộc Kiev bằng mọi giá ký hiêp ước hòa bình. Nhưng đối với cố vấn của tổng thống Ukraine, các cuộc thương lượng với Nga là không thể, nên Kiev kêu gọi Châu Âu tăng cường hỗ trợ về quân sự và tài chính.

Paris : Pháp hỗ trợ Ukraine nhiều hơn những gì được nói tới

Trong khi đó, báo Libération dành cả bài xã luận và bài phỏng vấn Ngoại trưởng Pháp Catherine Colona về đề tài chiến tranh Ukraine, nhất là về các quan điểm và sự hỗ trợ của Pháp. Trong bài xã luận "Sự dịu nhẹ", báo thiên tả Libération nhận định tổng thống Pháp Macron hồi đầu chiến tranh Ukraine đã phạm phải sai lầm khi cố gắng"kết bạn" với Putin. Nay cả thế giới bị đế quốc Nga đe dọa. Tổng thống Nga giương cao vũ khí lương thực và vũ khí năng lượng, vừa thể hiện đầy quyết tâm, vừa tỏ vẻ dịu nhẹ, để đe dọa toàn cầu.

Chính điều này đã khiến nhiều nước ủng hộ Ukraine cả về chính trị và quân sự, và đây sẽ là "một cuộc đấu lâu dài" mà thế giới cần chuẩn bị. Đối với Paris, Putin đã sai lầm về chiến lược. Ngoại trưởng Pháp Catherine Colona cũng khẳng định sự hỗ trợ của Paris đối với Kiev trên thực tế lớn hơn rất nhiều so với những gì thể hiện bên ngoài, bởi vì trợ giúp Ukraine cũng là bảo vệ chính an ninh của nước Pháp. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với Libération, tân ngoại trưởng Pháp khẳng định Nga đang tiến hành một cuộc chiến toàn diện, tổng hợp, không chỉ nhắm đến Ukraine, mà còn nhằm gây mất ổn định thế giới và xét lại trật tự thế giới.

Kiev : Pháp có thể làm tốt hơn nữa

Nhìn từ Kiev, thông tín viên Libération cho biết Ukraine đánh giá cao sự hỗ trợ của Paris, nhưng Kiev muốn điện Elysée tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ Ukraine cả về chính trị, kinh tế, quân sự và trong việc trừng phạt Nga.

Mặc dù chính phủ Ukraine hoan nghênh "các quyết định có trách nhiệm" của Pháp, nhưng trong công luận Ukraine, thông tín viên báo Libération cho biết người Ukraine vẫn không coi Pháp là đồng minh đáng tin cậy nhất, cho dù Pháp và tổng thống Macron có những phát biểu rất hay. Stéphane Siohan trích dẫn một nhà báo chính trị ở Ukraine lưu ý giờ là lúc phải hành động, chứ không chỉ dùng lời nói như Paris nghĩ là đủ.  

Xuất khẩu ngũ cốc : Lựa chọn khó khăn của nông dân Ukraine

Việc Ukraine lần đầu tiên xuất khẩu ngũ cốc trở lại, với con tàu Rezoni chở 26.000 tấn ngô, là một trong những đề tài được báo chí Pháp những ngày gần đây quan tâm. Tuy nhiên, đặc phái viên báo Le Monde tại Ukraine nói tới sự lựa chọn khó khăn đối với nông dân Ukraine.

Những khó khăn trong vận chuyển và chi phí hậu cần tăng gấp 10 lần so với trước chiến tranh do phải thay đổi lộ trình và phương tiện chuyên chở đã khiến nhiều nhà sản xuất ngũ cốc, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp chọn lưu trữ nông sản, chờ giá ngũ cốc tăng giá mới bán, bởi nếu bán ngay bây giờ họ bị lỗ vốn. Các chi phí hậu cần hiện giờ chiếm tới 70% giá ngũ cốc. Le Monde trích dẫn chủ tịch hiệp hội ngũ cốc Ukraine, Nikolay Gorbachov, theo đó có khoảng 10-15% nông dân sẽ tích trữ ngũ cốc. Một số khác vì cần tiền để tiếp tục lo mùa vụ sẽ buộc bán ngay sản phẩm, điều này kéo theo nguy cơ vài tháng nữa sẽ có rất nhiều người phá sản.

Cuộc gặp của hai "chủ nhân" Biển Đen

Hôm 05/08/2022, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tới Sochi để bàn với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đặc biệt về Ukraine và Syria. Đối với thông tín viên Le Monde tại Istanbul, thành công ngoại giao của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine là "lá bài" mang lại lợi thế cho Ankara trong các hồ sơ.

Sự thành công của thỏa thuận Istanbul đã nâng cao hình ảnh của tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên trường quốc tế, khôi phục vị trí trung tâm địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, củng cố vị trí trung gian công bằng giữa Kiev, mà Ankara cung cấp máy bay chiến đấu không người lái, với Matxcơva mà Thổ phụ thuộc vào về an ninh năng lượng và lương thực.

Le Monde nhắc lại 45% năng lượng tiêu thụ ở Thổ Nhĩ Kỳ và 70% lúa mì Ankara nhập khẩu là từ Nga. Với lúa mì mua từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất bột mì và các loại thực phẩm để xuất khẩu sang toàn bộ khu vực Trung Đông.

Về phía Nga, nhờ có sự trung gian của Ankara, Nga cũng có thể xuất khẩu ngũ cốc và phân bón, cho dù đang bị quốc tế trừng phạt. Nhờ thế, một số ngân hàng, từng bị Liên Âu phong tỏa, cũng có thể lấy lại một phần tài sản nếu tham gia hoạt động giao thương lượng thực, thực phẩm. Các nhà sản xuất nông nghiệp cũng không còn sợ bị phong tỏa tài sản. Các biện pháp nới lỏng trừng phạt nói trên chỉ liên quan đến trao đổi nông phẩm, nhưng cũng giúp giải tỏa phần nào tài sản của các ngân hàng có quan hệ thân thiết với Putin và các tập đoàn công nghiệp quân sự.

Tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda : Cuộc chiến mới của Mỹ

Khác với các báo khác, Le Monde hôm nay vẫn quan tâm đến vụ quân đội Mỹ Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda, Ayman Al Zawahiri tại Kabul, một năm sau cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan. Vụ việc cho thấy Washington vẫn kiên định diệt trừ Hồi giáo cực đoan và gây áp lực với chính quyền Taliban ở Afghanistan. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ công khai cuộc chiến bí mật ở Afghanistan sau khi rút quân về nước.

Le Monde nhấn mạnh chiến dịch diệt trừ thủ lĩnh Al Qaeda chứng tỏ Mỹ vẫn có thể tấn công vào bất cứ đâu và vào bất cứ khi nào họ muốn, cho dù quân Mỹ không còn trú đóng tại Afghanistan. Và tấn công bằng drone chỉ nhắm trúng mục tiêu cụ thể, chứ không gây thiệt hại nhiều cho dân thường như các chiến dịch trước đây của quân đội Mỹ hoặc NATO.

Le Monde trích dẫn một quan chức ngoại giao cấp cao của Pháp theo đó, với vụ tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda, Washington đã kề lưỡi gươm Damocles vào cổ các thủ lĩnh phe Taliban cầm quyền và có cách buộc Taliban phải tuân thủ một số lằn ranh đỏ. Quả thực, theo Bộ Tài chính Mỹ hồi năm 2020, sự hồi phục của Al Qaeda tại Afghanistan là nhờ có sự bảo vệ của toàn bộ mạng lưới Taliban.

Cái chết của Zawahiri, cơ hội phát triển của Al Qaeda 

Nhưng cái chết của Ayman Al Zawahiri có tác động thế nào đến Al Qaeda ? Trả lời phỏng vấn báo Le Monde, nhà nghiên cứu người Đan Mạch, Tore Refslund Hamming, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về xu hướng cực đoan hóa, thuộc King’s College of London, khẳng định, khác với những gì mọi người nghĩ, Zawahiri là một thủ lĩnh giỏi của Al Qaeda, biết cách vượt qua thử thách và đã duy trì được sự gắn kết của tổ chức. Trong 10 năm qua, Al Qaeda đã lớn mạnh hơn và mở rộng, đặc biệt sang Sahel và Somalia.

Chuyên gia Tore Refslund Hamming nhận định Al Qaeda sẽ vẫn tồn tại sau cái chết của thủ lĩnh Ayman Al Zawahiri, cũng như tổ chức này đã từng được duy trì sau khi trùm khủng bố Bin Laden bị tiêu diệt, bởi Al Qaeda không phải chỉ có vài người, mà được tổ chức chặt chẽ hơn mọi người vẫn tưởng và có hệ tư tưởng rất mạnh. Nhà nghiên cứu này dự báo cái chết của thủ lĩnh Ayman Al Zawahiri thậm chí sẽ là cơ hội để tổ chức Al Qaeda tìm ra một thủ lĩnh trẻ hơn, năng động hơn.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Trung Quốc đối với Đài Loan : Hòa bình hay Chiến tranh ?

Minh Anh, RFI, 16/06/2022

Cuộc chiến tại Ukraine do Nga tiến hành khiến thế giới đổ dồn về một điểm nóng tiềm tàng khác tại Châu Á : Đài Loan. Mỹ và Trung Quốc những ngày gần đây đã có những trao đổi gay gắt xung quanh vấn đề Đài Loan. Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, tại Đối thoại An ninh Shangri-La, ngày 12/06/2022, cứng rắn nhắc lại : Bắc Kinh "sẽ đánh đến cùng" nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

tqdl1

Ảnh bìa Tạp chí Diplomatie N° 113, 2022 : "Taïwan, la menace chinoise" (Đài Loan, mối đe dọa Trung Quốc).  © Revue Diplomatique

Hòn đảo tự trị này là chiếc gai trong quan hệ Mỹ - Trung. Một ngày sau phát biểu của ông Ngụy Phượng Hòa, Mỹ và Trung Quốc hôm thứ Hai 13/6 lại có những lời cảnh cáo lẫn nhau tại Luxembourg, trong cuộc gặp giữa cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách đối ngoại của đảng cộng sản Trung Quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố "có chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán tại eo biển Đài Loan". Washington thứ Tư, 15/6, lên tiếng phản đối, khẳng định eo biển này là vùng biển quốc tế, tầu thuyền phải được tự do đi lại.

Đài Loan và một quá khứ lịch sử phức tạp

Chưa có lúc nào tình hình tại khu vực eo biển Đài Loan lại nóng bỏng như hiện nay. Bắc Kinh từ nhiều thập niên qua không ngừng đe dọa hòn đảo tự trị, luôn bị xem như là một "tỉnh phản nghịch" cần phải được đưa trở về với "đất mẹ". Nhưng trong nhãn quan thế giới, đảo Đài Loan với diện tích 36.000 km vuông, chỉ bằng một nửa nước Ireland, nhưng dân số đông gấp năm lần, từ lâu là một đối tượng của mọi sự thắc mắc : Đài Loan có phải là một Nhà nước độc lập ? Hòn đảo này có thuộc về Trung Quốc hay không ?

Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Hugo Billard, giáo sư ngành Sử - Địa và Địa Chính Trị, trường trung học Saint-Michel-de-Picpus, trước hết nhắc lại mọi rắc rối địa chính trị ngày nay là hệ quả của một quá khứ lịch sử phức tạp :

"Trong giai đoạn 1683-1895, đảo Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Đến năm 1895, có một hiệp ước mà ngày nay mọi người đã quên vì có liên quan đến một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà người ta gọi Chiến Tranh Nhật – Trung lần thứ nhất. Và tại Shimonoseki năm 1895, việc chuyển giao quyền kiểm soát đảo Đài Loan từ Trung Quốc sang Nhật Bản đã được ký kết. Và như vậy trong giai đoạn 1895-1945, đảo Đài Loan nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.

Rồi vào năm 1945, tất nhiên vì bại trận, đảo Đài Loan lại trở về dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và đến năm 1949, tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Năm 1971, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận cho Trung Quốc thay thế Đài Loan ở Hội đồng Bảo anvà sự thay thế này kể từ đó tiếp tục đặt ra rắc rối trên bình diện thế giới về việc làm sao biết được ai thuộc về ai và bên nào là một nước Trung Hoa duy nhất".

Tuy chưa bao giờ tuyên bố độc lập, và dù đã "bị đuổi" ra khỏi Hội đồng Bảo an, với hệ quả kèm theo là những mối bang giao thiết lập được trong vòng 20 năm (1949-1971) lần lượt "rơi rụng" dần trước sức ép từ Trung Quốc, Đài Loan vẫn được Mỹ hậu thuẫn về khí tài để phòng vệ. Washington từng xem hòn đảo này như là một đồng minh trong cuộc chiến chống cộng sản, và giờ đây là một "chốt chặn" ngăn cản Trung Quốc bành trướng sức mạnh hải quân ra ngoài Thái Bình Dương.

Thế nên, với Trung Quốc, việc Hoa Kỳ - kể từ khi Joe Biden nhậm chức – tiếp tục các nỗ lực hậu thuẫn Đài Loan, từ việc cung cấp vũ khí cho đến các chuyến thăm cấp cao, ủng hộ Đài Loan gia nhập trở lại các định chế quốc tế hay công khai thừa nhận can thiệp quân sự trên đảo… chẳng khác gì là một hành động khiêu khích mạnh mẽ.

"Một nước Trung Hoa duy nhất" : Tàn dư của Quốc Dân Đảng ?

Còn tại Mỹ, câu hỏi liệu Washington có nên từ bỏ chính sách "mơ hồ chiến lược" đối với Đài Bắc đang trở nên gay gắt, nhưng chính quyền Joe Biden kiên quyết duy trì chiến lược này như là nền tảng cho chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Quan trọng hơn nữa, Washington vẫn tuân thủ chính sách "Một nước Trung Hoa duy nhất" thừa nhận "quan điểm" của Bắc Kinh cho rằng Đài Loan là một phần của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng lại không thừa nhận rằng Đài Loan thật sự là một phần của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tức khẳng định rằng nguyên tắc "Một nước Trung Hoa duy nhất" đã được thực hiện)1.

Nhưng nguyên tắc "Một nước Trung Hoa duy nhất" đó, đối với người dân Đài Loan ngày nay, là "tàn dư" của Quốc Dân Đảng, thời Tưởng Giới Thạch độc tài cầm quyền cho đến cuối những năm 1970-1980, theo như nhận định của nhà nghiên cứu về Quan hệ Quốc tế và các vấn đề chiến lược Châu Á, Valérie Niquet, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) với đài RFI : 

"Đây cũng chính là điểm chung duy nhất giữa Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng như là Trung Quốc ngày nay với Quốc Dân Đảng : Đó là có một nước Trung Hoa duy nhất. Thời đó, do ít có tiếng nói bày tỏ chính kiến, hòn đảo cũng chưa có một chút dân chủ nào, và do vậy, điều đó chẳng đặt ra vấn đề gì trong một chừng mực nào đó là cả hai bên đều nhất trí về tính duy nhất này của Trung Quốc và người ta đã không đặt ra câu hỏi trên với người dân (…)".

Ngày nay, Đài Loan là một nền dân chủ và chính trong bản sắc Đài Loan, chiều kích dân chủ của chế độ chính trị Đài Loan, theo tôi, là một yếu tố mang tính hoàn toàn thiết yếu vượt ra ngoài cả bản sắc Đài Loan nguyên thủy, bao gồm cả hậu duệ của những người đến đảo từ năm 1949, tỵ nạn cùng với Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Trong số con cháu của những người đó, nhiều người trẻ ngày nay tự coi mình như là người Đài Loan. Cũng đặc thù chính trị này của hòn đảo đã tạo nên sự khác biệt hoàn toàn với Bắc Kinh".

"Một quốc gia, hai chế độ" : Một đề xuất đã lỗi thời ?

Theo thống kê năm 1994, 26% số cư dân Đài Loan được hỏi tự nhận như là người Trung Quốc, thì nay chỉ còn chưa tới 5% vào năm 2020. Ngược lại, tỷ lệ những người tự cho là người Đài Loan thì tăng từ 20-77% theo số liệu năm 2020. Mathieu Duchatel, giám đốc chương trình Châu Á, Viện Montaigne trên đài RFI nhấn mạnh cùng với những thay đổi cảm nhận trong lòng xã hội Đài Loan là sự biến mất của kịch bản "Một quốc gia, hai chế độ".

"Đúng là kịch bản này hoàn toàn không còn nghe nói đến nữa trên chính trường Đài Loan. Không một ai còn bảo vệ ý tưởng đó nữa cả và thậm chí là từ những năm 1990, vào thời điểm dân chủ hóa ngay khi Đặng Tiểu Bình đưa ra công thức này, chúng chưa bao giờ hấp dẫn đối với người dân Đài Loan cả. Tôi cho rằng ý tưởng "Một Quốc gia, Hai chế độ" phụ thuộc nhiều vào việc Đài Loan có đồng nhất hóa với ý tưởng chỉ tồn tại "một nước Trung Hoa duy nhất" hay không. Và ý tưởng này đã bị tan vỡ đôi chút cùng với tiến trình dân chủ hóa (…)".

Một mặt Trung Quốc gia tăng sức ép quân sự, mặt khác sử dụng mọi phương tiện để gây ảnh hưởng lên tất cả các chính đảng có lập trường gần gũi với Bắc Kinh, đặc biệt là Quốc Dân Đảng, vốn dĩ vẫn chia sẻ với Trung Quốc nguyên tắc cơ bản về "một nước Trung Hoa duy nhất". Theo bà Valérie Niquet, đây chính là chiếc lõi của mọi sự căng thẳng giữa một bên là Đài Loan mang tư tưởng độc lập, cùng với bà Thái Anh Văn và bên kia là Trung Quốc :

"Đó chính đồng thuận nổi tiếng 1992, vốn dĩ chưa bao giờ thật sự là một dồng thuận, mà chỉ là một tuyên bố miệng nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ đôi bờ eo biển năm 1992, và đồng thuận này tuyên bố rằng chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất. Quốc Dân Đảng rõ ràng coi Trung Quốc này là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trong mọi trường hợp có hai cách diễn giải. Còn Bắc Kinh cho rằng đó là một sự thừa nhận thực tế Đài Loan là một phần của Trung Quốc, do vậy thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn bác bỏ đồng thuận này và thậm chí còn phản đối sự tồn tại của đồng thuận đó".

Đối sách của Trung Quốc với Đài Loan : Hòa hay Chiến ?

Giờ đây, trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, Đài Loan ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự hậu thuẫn của Washington đối với Đài Bắc càng lớn bao nhiêu, thì Bắc Kinh càng lo lắng bấy nhiêu.

Tại Trung Quốc, có câu nói rằng "khi sự hợp nhất trong hòa bình không có hy vọng đạt được, thì sự hợp nhất đó cũng chẳng đến một cách ngẫu nhiên". Do vậy, Trung Quốc đánh giá giải pháp chính trị duy nhất còn lại là thực hiện một chiến dịch hăm dọa và cưỡng ép để đi đến sự hợp nhất.

Trong toàn cảnh này, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong một nghiên cứu tập hợp nhiều tác giả đăng trên trang mạng nhận định giữa việc "ngăn chặn Đài Loan đi đến độc lập" và "xúc tiến hợp nhất" đây sẽ là một thách thức nội tại cho Trung Quốc.

Về mặt lý thuyết, hai lịch trình này sẽ bổ sung cho nhau nếu như người dân Đài Loan trung lập. Nhưng vì người Đài Loan không mong muốn hợp nhất với một nước Trung Quốc do đảng cộng sản kiểm soát, và khao khát một nền độc lập với điều kiện không trả một cái giá nào, Bắc Kinh cho rằng phải dùng đến hành động dọa dẫm và cưỡng ép để tránh Đài Loan trượt theo con đường đòi độc lập.

Đương nhiên, Trung Quốc có thể làm cho người dân Đài Loan khiếp hãi tránh xa nền độc lập, nhưng cách tiếp cận này cũng làm "lụi tàn" mọi ham muốn được hợp nhất (có nghĩa là bị Trung Quốc "nuốt chửng") của người dân Đài Loan.

Cũng theo các nhà nghiên cứu của IISS, có nhiều lý do giải thích cho việc Trung Quốc chưa dùng đến vũ lực. Thứ nhất, Bắc Kinh không chấp nhận có một thất bại quân sự. Sự hủy diệt lẫn nhau với Mỹ liên quan đến Đài Loan hiển nhiên cũng không nằm trong lợi ích của đảng cộng sản.

Thứ hai, vào lúc đại hội đảng cộng sản đang đến gần, ông Tập Cận Bình có thể chưa sớm tấn công Đài Loan, và có nhiều khả năng ông tập trung vào việc duy trì ổn định. Thứ ba, việc ông Eric Chu được bầu chọn làm chủ tịch Quốc Dân Đảng làm dấy lên lại hy vọng một trào lưu ủng hộ hợp nhất sẽ hồi sinh trong kỳ bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2024.

Dù vậy, các tác giả cũng nhìn nhận, hòa bình và sự ổn định mong manh của eo biển Đài Loan có nguy cơ bị xáo trộn bởi hai kịch bản. Thứ nhất là một cuộc xung đột vô tình, hay một sự leo thang căng thẳng bùng phát do những biến cố trên thực địa. Nếu Bắc Kinh và Washington quan tâm đến việc kiểm soát leo thang, họ có thể sử dụng đến những đường dây nóng để liên lạc và hạ nhiệt căng thẳng. Nhưng không có gì bảo đảm là điều này sẽ xảy ra.

Kịch bản thứ hai là Trung Quốc tăng tốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Theo các đánh giá hiện tại, Trung Quốc có thể chưa nhắm đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng ưu tiên phát triển một lượng vũ khí đủ để răn đe Hoa Kỳ can thiệp quân sự trong trường hợp họ tấn công bất ngờ Đài Loan.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 16/06/2022

***********************

Đổ bộ Đài Loan, giải pháp quá tốn kém cho Trung Quốc ?

Thanh Hà, RFI, 18/06/2022

Vào lúc Bắc Kinh khẳng định "chiến đấu đến cùng" tìm mọi cách ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập, ở Đài Bắc Bộ Quốc phòng ý thức được rằng "nếu phải đọ sức với Trung Quốc về mặt quân sự, Đài Loan không có một cơ hội nào". Nhưng theo giới quan sát "xâm chiếm Đài Loan sẽ là một giải pháp tốn kém" đối với Trung Quốc.

tqdl2

Cuộc tập trận Hán Quảng, chống cuộc đổ bộ của pháo binh Đài Loan, tại bờ biển Bình Đông Huyền tại bờ biểu Bình Đông Huyền, ngày 16/09/2021.  AP

Hãng tin Pháp AFP hôm 17/06/2022 dẫn lời nhà sử học tại đảo Bành Hồ/ Penghu của Đài Loan, ông Cheng Ing Jin tin rằng, tựa như Ukraine trước sức mạnh của quân đội Nga hiện nay, "những người lính Đài Loan sẽ bảo vệ tổ quốc đến cùng". Nếu lính Trung Quốc đổ bộ lên Đài Loan thì cũng sẽ "sa lầy" như quân Nga ở Ukraine.

Yếu tố địa hình, địa lý là một đồng minh khác của Đài Loan. Một báo cáo của Học viện Hải quân Mỹ đánh giá Trung Quốc "rất khó" điều tàu lội nước đổ bộ lên Đài Loan. Nếu Bắc Kinh chọn giải pháp này, thì vì lý do thời tiết, chiến dịch đó chỉ có thể diễn ra hai lần trong năm là vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 và sau đó là khoảng tháng 10.

Ngoài ra, Đài Loan có nhiều đảo nhỏ bao bọc xung quanh, một trong số đó là Bành Hồ. Đây là nơi Đài Loan đã trang bị ra-đa và hệ thống tên lửa tầm xa có độ chính xác cao. Chuyên gia James Char, khoa Nghiên cứu Quốc tế đại học Rajaratnam của Singapore cho rằng "ngay giai đoạn đầu, phía Trung Quốc sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng".

Ian Easton, tác giả "The Chinese Invasion Threat" cùng với một cộng sự lưu ý, đảo Đài Loan chỉ có 14 bãi biển để có thể đưa quân đổ bộ vào nhưng chung quanh những bãi biển đó là những vách núi rất khó để đối thủ của Đài Loan hy vọng làm chủ tình hình.

Bonny Lin, giám đốc chương trình China Power Project thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược CSIS của Mỹ bồi thêm "đấy chỉ là một phần của vấn đề". Không dễ tiến quân vào những khu vực ẩm ướt, vào những vùng núi và đông dân cư.

Rõ ràng khi so mối tương quan lực lượng, thì cán cân nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh. Theo báo cáo 2021 của Lầu Năm Góc, Đài Loan chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 90.000 quân, so với ở phía bên kia bờ eo biển, lực lượng của Trung Quốc gồm hơn một triệu người. Nếu như Trung Quốc có đến 6.300 chiến xa thì Đài Loan chỉ có thể trông cậy vào khoảng 800 chiếc. Khối lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc cao gấp bốn lần so với của Đài Loan.

Nhưng Washington phải nhìn nhận rằng Trung Quốc có đội tàu hải chiến hùng hậu nhất thế giới. Tàu của Trung Quốc "càng lúc càng hiện đại và hoạt động có hiệu quả".

Thanh Hà

Published in Diễn đàn

Không quân Trung Quốc tập tác chiến đêm trong bối cảnh Biển Đông và Đài Loan căng thẳng

Thu Hằng, RFI, 16/11/2021

Trung Quốc muốn tăng cường khả năng chiến đấu ban đêm cho phi đội máy bay ném bom thuộc lực lượng Hải quân trong bối căng thẳng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Ngày 14/11/2021, Quân khu miền Nam thuộc lực lượng Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc cho biết hàng chục máy bay ném bom đã tham gia đợt luyện tập ban đêm ngoài khơi đảo Hải Nam.

tqdl1

Các oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc trình diễn hôm 03/09/2015 nhân dịp kỷ niệm 70 đánh bại phát xít Nhật trong Đệ nhị Thế chiến.  AP - Mark Schiefelbein

Theo quân đội Trung Quốc, đợt tập luyện có "cường độ cao", huy động nhiều máy bay ném bom H-6J, nhằm mục đích khống chế các cuộc tấn công từ đất liền và trên biển, cũng như chiến thuật bắn. H-6J là phiên bản cải tiến từ máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc, được tập trung vào khả năng chống các cuộc tấn công từ tầu chiến. Ngoài ra, tên lửa chống hạm trang bị cho máy bay H-6J có khả năng tấn công một đội tàu sân bay.

Trên tài khoản xã hội, bộ tư lệnh Quân khu Miền Nam cho biết "đợt tập luyện đặt nền tảng vững chắc để giao chiến vào ban đêm". Chiến đấu cơ và oanh tạc cơ tham gia luyện tập, xuất phát từ đảo Hải Nam, đã tuần tra trên vùng trời Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi hầu hết chủ quyền, bất chấp phản đối của 5 nước trong vùng.

Trang South China Morning Post nhận định quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập tăng cường năng lực chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang ở eo biển Đài Loan và ở Biển Đông. Quân khu Miền Nam là lực lượng chịu trách nhiệm giám sát hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và hỗ trợ Quân khu Miền Đông phụ trách eo biển Đài Loan.

Vào tuần trước, khi phái đoàn nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan, lực lượng trực thuộc Quân khu Miền Đông đã tiến hành tập trận ngay sát Đài Loan để thị uy và cảnh cáo Washington và Đài Bắc.

Thu Hằng

*********************

Đài Loan vũ trang phòng vệ trước khả năng tấn công của Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 16/11/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn giữ nguyên trạng tình hình Đài Loan, trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo Washington và Đài Bắc đừng "đùa với lửa" khi tìm cách tách hòn đảo khỏi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Trong khi hai nguyên thủ vẫn bất đồng về hồ sơ Đài Loan tại thượng đỉnh ngày 15/11/2021, chính quyền Đài Bắc buộc tìm cách tăng cường tự vệ trong bối cảnh căng thẳng leo thang. 

tqdl2

Chiến đấu cơ do Đài Loan tự chế (IDF) tham gia một cuộc tập trận tại Đài Trung, Đài Loan ngày 16/07/2020. Reuters – Ann Wang

Mỹ trang bị vũ khí, tập huấn cho quân đội Đài Loan ít nhất từ một năm nay khiến Bắc Kinh bất bình. Về mặt chính trị, phát biểu của tổng thống Joe Biden về việc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công, tiếp theo là chuyến thăm Đài Bắc của một phái đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ bị Trung Quốc coi là "thêm một bước tiến đến việc ủng hộ Đài Loan độc lập". Và điều này buộc Bắc Kinh "tăng cường triển khai hoạt động quân sự nhắm chủ yếu vào lực lượng đòi ly khai ở hòn đảo", theo một quan chức Trung Quốc xin ẩn danh, được South China Morning Post trích ngày 13/11. 

Bắc Kinh duy trì chiến lược hăm dọa quân sự đối với hòn đảo trên cả ba mặt trận, từ đất liền, trên không và trên biển. Hàng loạt vũ khí chưa từng được sử dụng trong khu vực có thể sẽ được triển khai để đối phó với Đài Loan trong trường hợp đòi độc lập. Đội bay chuyên thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan sắp tới có thể sẽ được tăng viện thêm máy bay tàng hình J-20. Thực ra, J-20 "từ lâu vẫn kín đáo theo dõi" Đài Loan, theo chuyên gia Trung Quốc được trích dẫn ở trên, vì máy bay tàng hình này tham gia tuần tra trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản, và hoàn toàn có thể đến tác chiến ở eo biển Đài Loan trong vài phút. 

Vào đầu tháng 11, Quân khu Miền Đông Trung Quốc đã bắn thử tên lửa hành trình tầm trung YJ-62A (có tầm bắn 400 km), dọc bờ biển ở tỉnh Phúc Kiến (Fujian), chỉ cách Đài Loan đối diện 200 km. Mục tiêu là để đối phó với hệ thống tên lửa di động Harpoon của Đài Loan. Gần đây nhất, phi đội máy bay ném bom của Quân khu Miền Nam, phụ trách Biển Đông nơi Đài Loan kiểm soát đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) ở quần đảo Trường Sa, đã tập tác chiến đêm để tăng cường khả năng chống các cuộc tấn công từ tầu chiến. 

Dù căng thẳng quân sự tiếp tục leo thang trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể không tấn công trực diện Đài Loan trên quy mô lớn, nhưng hoàn toàn có thể "bế quan tỏa cảng", vô hiệu hóa các tuyến giao thông hàng không, hàng hải để chặn nguồn tiếp tế quân sự và hậu cần cho hòn đảo. 

Thứ hai, Đài Bắc cũng lo nguy cơ Bắc Kinh tận dụng cơ hội để chiếm hai hòn đảo mà Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông : đảo Ba Bình (Itu Aba, Đài Loan gọi là đảo Thái Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa) và đảo Đông Sa (Dongsha, Pratas). Chính điều này buộc Đài Bắc điều tầu ngầm Hải Long (Hai Lung) đến khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây. Báo cáo ngày 09/11 của bộ Quốc Phòng Đài Loan không nêu thời gian hoạt động cụ thể nhưng cho biết tầu ngầm Hải Long "đã tham gia nhiều hoạt động quân sự như tập bắn tên lửa với Hải quân và Không quân"

Thực ra, việc Đài Loan đưa tầu ngầm đến Biển Đông không có gì đáng ngạc nhiên vì Đài Loan có nhiều lợi ích trong khu vực. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Collin Koh, Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Trường Rajaratnam ở Singapore, nhận định với trang RFA ngày 11/11 rằng trong giai đoạn căng thẳng hiện nay, "các nhà hoạch định chiến lược quân sự Đài Loan có lẽ còn muốn chắc chắn rằng sườn nam cũng được bảo đảm an toàn"

Tầu ngầm là phương tiện hữu hiệu để "giám sát quân đội Trung Quốc", đặc biệt là đảo Hải Nam nơi có căn cứ tầu ngầm Trung Quốc "và lực lượng quân sự của các nước trong vùng có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa", như đội tầu ngầm lớp Kilo của Việt Nam. Thế nhưng, Đài Loan hiện chỉ có hai tầu ngầm đang hoạt động, được mua từ Hà Lan, nên chính quyền tổng thống Thái Anh Văn không giấu tham vọng tăng cường lực lượng mang tính răn đe này với hai dự án. Thứ nhất là nâng cấp hệ thống chiến đấu của tầu ngầm lớp Chien Lung, được cho là lỗi thời trước năng lực quân sự ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Thứ hai là nâng số lượng tầu ngầm qua việc mua thêm 8 tầu chạy dầu và điện, trị giá 16 tỉ đô la và lập kế hoạch tự đóng tầu ngầm tại nhà máy được lập ở thành phố cảng Cao Hùng (Kaohsiung). 

Với những vũ khí mới vừa được chính quyền Mỹ thông qua vào tháng 10, Đài Bắc muốn tăng cường khả năng tự vệ. Hiện tại, "nguy cơ xung đột xuyên eo biển Đài Loan vẫn còn rất thấp", theo ông Andrew Yang Nien-dzu, nguyên bộ trưởng quốc phòng Đài Loan được South China Morning Post trích dẫn, do "quân đội Đài Loan luôn kiềm chế, không có bất kỳ hành động khiêu khích nào để đáp trả các vụ thâm nhập của quân đội Trung Quốc". Cuối cùng, có thể Bắc Kinh hiểu rằng răn đe quân sự không phải là cách tiếp cận tốt nhất vì vấn đề Đài Loan mang tính chính trị nhiều hơn. 

Thu Hằng

*********************

Đài Loan triển khai tàu ngầm ở Biển Đông

RFA, 12/11/2021

Báo cáo ca B Quc phòng Đài loan cho biết hi quân nước nàđã trin khai mt trong hai tàu ngm tiên tiến nht ca mình trong các cuc din tp hi quâ quđo Trường Sa. Tuy nhiên, báo cáo không nêu c th thđiđã din ra các cuc din tp này.

dailoan1

Tàu ngầm tại căn cứ hải quân ở Cao Hùng, Đài Loan ngày 21/3/2017 - Ảnh : Reuters

Được công b vào hôm th Ba va qua,Báo cáo Quc phòng năm 2021 cĐài Loan cho hay : Tàu ngm Hi Long (Hai Lung  Sea Dragon) thuc Hđi 256 ca nước nàđã tham gia thành công mt s hođng bao g"din tp bn tên la ca hi quân và không quân, din tp Săn cá voi (Lie Jin), din tp tun tra đnh k và tác chiến chiến thut ti quđo Trường Sa và din tp tun tra sn sàng chiếđu và din tp chng tàu ngm Hai Qiang ".

Báo cáo này không đ cp c th thi gian và tn sut các cuc din tp. Tuy nhiên vìđây là báo cáo quc phòng ca năm 2021 nên gii quan sát cho rng các cuc din tp này nhiu kh năng đã din ra trong vòng 12 tháng va qua.

ĐĐông Sa (Pratas) vàđo Ba Bình (Itu Aba) do Đài Loan kim soát là hai trong s nhng hòđo ln nh BiĐông. Ba Bình làđo ln nht trong s cáđo t nhiên trong quđo Trường Sa  nơi màĐài Loan gi là quđo Nam Sa. Ba quc gia khác là Trung Quc, Vit Nam và Philippines cũng tuyên b ch quyn vi quđo này.

Tuy tin tc v các cuc din tp tàu ngm cĐài Loan đãđược báo chí trong khu vđăng ti rng rãi nhưng các quc gia có tuyên b ch quyđi vi quđo Trường Sa vn chưđưa ra phng nào.

Trướđó, Vit Nam đã nhiu ln phđi các hođng quân s cĐài Loan tđo Ba Bình, cho rng các hođng nàđã"xâm phm ch quyn ca Vit Nam và làm gia tăng căng thng  BiĐông".

"Thành tht mà nói, tôi không h ngc nhiên v tiết l này"ông Collin Koh, mt hc gi chuyên nghiên cu v chương trình tàu ngm cĐài Loan ti Trường Nghiên cu Quc tế S. Rajaratnam ca Singapore nói.

"Dù sao thì tàu ngm ca Hi quâĐài Loan cũng s thc hin các s mnh thi bình  Trường Sa vìĐài Loan có s hđáng k trong khu vc tranh chp" nhà nghiên cu này nhđnh.

Ông Koh nói thêm : "Mt khi có chiến tranh  eo biĐài Loan, tôi tin rng các nhà hoch đnh quc phòng Đài Loan cũng s muđm bo rng sườn phía nam ca nước này thc sđược an toàn".

Trung Quc coi Đài Loan là mt tnh ly khai trong khi Đài Loan hiđang t tr và coi mình là mt quc gia có ch quyn.

dailoan2

Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn tham d bui l khi công xây dng mt hđi tàu ngm mi ti Cao Hùng, Đài Loan ngày 24/11/2020. nh : Reuters

Chương trình tàu ngm tđóng

Theo ông Koh, tàu ngm cĐài Loan có kh năng "tiến hành giám sát Quâđi Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) và lc lượng quâđi ca các quc gia khác cũng có tuyên b ch quyđi vi quđo Trường Sa ; thu thp thông tin tình báo và thm chí tiến hành hun luyđ tăng cường năng lc tác chiến nhm chun b cho các tình hung xung đt khác nhau".

Ông nói : "Báo cáo ca B Quc phòng ch là xác nhn cho nhng vic làm mang tính lô gíc này".

Tin tc v hođng tàu ngm cĐài Loan đượđưa ra vào thđim căng thng gia Trung Quc vàĐài Loan đang gia tăng. Báo cáo quc phòng cĐài Loan dành hn mt chương dài 12 trang đ tóm tt nhng mđe da quân s ln ca Trung Quđi vđo quc nàđng thi ch ra rng Trung Qu"chưa bao gi t b vic s dng vũ lc chng lĐài Loan".

Đ chun b cho điđó, báo cáđ cao tm quan trng ca vic tăng cường năng lc quân s dưới nước cĐài Loan bao gm vi"mua mt thế h tàu ngm mi và nâng cp h thng tác chiến cho các tàu ngm lp Rng Bin hin có".

Đài Loan có tng cng bn tàu ngm, hai trong s này có t thi Chiến tranh Thế gii th 2 và thuc loi nhng tàu ngm lâđi nht thế gii vđang được s dng. Nhng tàu nàđược M chuyn giao t nhng năm 1970. Hai chiếc còn li là tàu ngm Hi Long (Hai Lung) s hiu SS-793 và Hi H (Hai Hu - H Bin) s hiu SS-794 mua t Hà Lan vào nhng năm 1980.

Theo ông Koh, mc dù tàu ngm Hi Long và H Bin cĐài Loan "rt hiđi khi mi ra mt nhưng kh năng tác chiến chng tàu ngm ngày càng tăng ca Hi quân Trung Quđng nghĩa vi vic khiến chúng nhanh chóng tr nên li th".

Đài Loan đã khđng Chương trình Tàu ngm Phòng th Bđa vào tháng 11/2020 ti mt nhà máđóng tàu ngm m Cao Hùng  mt thành ph cng phía Nam. Tng thng Đài Loan Thái Anh Văđãđăng tin này trênTwitter.

Đài Bđt mc tiêu mua 8 tàu ngm diesel-đin vi chi phíước tính khong 16 t USD. Tháng 4 năm nay,B Quc phòng Đài Loan tiết l rng "M và các quc gia quan trng  ChâÂu cung cp h tr"đđóng các tàu ngm mi.

Mt tháng trướđó, Mđã phê duyt vic xut khu công ngh nhy cm, bao gm ba loi thiết b chính là : h thng thâm k thut s, h thng tác chiến tích hp và h thng thiết b ph tr (kính tim vng) cho hđi này.

Leyi Qi, mt nhà phân tích quân sĐài Loan đng thi là cng tác viên cĐàÁ Châu T Do cnh báĐài Bc s cn phi theo dõi cn thn các bướđi ca mình vì nguy cơ leo thang  BiĐông là rt cao.

"Các tàu ngm ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quđang hođng gđó và có các tàu ngm lp Kilo ca Vit Nam hođng gn quđo Trường Sa"ông Qi nói.

Vit Nam đã mua sáu tàu ngm lp Kilo chy bng đin-diesel t Nga vi chi phí 3,2 t USD. Chiếc cui cùng trong s sáu tàu nàđược giao vào năm 2017.

Trong khi đó, Trung Quđược cho là có khong 70 tàu ngm, trong đó có 12 tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân. TheoVăn phòng Tình báo Hi quân M, s lượng tàu ngm ht nhân ca Trung Quc có kh năng s tăng lên 21 chiếc vào năm 2030.

Nguồn : RFA, 12/11/2021

Published in Châu Á