Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi Đài Loan lên tiếng báo động về số lượng kỷ lục các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vượt qua biên giới không chính thức giữa hai bên, Bắc Kinh nói rằng đường biên này không tồn tại.

tqdl1

Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan – Reuters

103 máy bay chiến đấu Trung Quốc bay gần Đài Loan – 40 trong số đó bay vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan – lại là sự leo thang khác trong trò chơi chiến tranh của Trung Quốc.

Bắc Kinh, từ lâu đã khẳng định chủ quyền với Đài Loan, trong năm qua đã liên tục tập trận quanh hòn đảo tự trị này với máy bay chiến đấu và tàu hải quân. Các cuộc tập trận quân sự đã có bước ngoặt mang tính đe dọa một cách đặc biệt khi Trung Quốc thề ‘đoàn tụ’ với Đài Loan.

Cho tới nay, các cuộc tập trận chưa tới mức là một cuộc xâm lược và vẫn nằm trong vùng xám, một thuật ngữ quân sự cho các chiến thuật nằm giữa chiến tranh và hòa bình.

Nhưng Đài Loan hiện là một mồi lửa trong cái đã trở thành một mối quan hệ Mỹ-Trung đầy bất ổn – và các nhà phân tích nói rằng chiến thuật vùng xám là một phần trong chiến lược kiểm soát Đài Loan của Trung Quốc mà không phải bắn một phát súng nào.

Trung Quốc đang cố gắng đạt được gì ?

Các chiến thuật chiến tranh vùng xám có mục đích làm suy yếu đối phương trong một thời gian dài – và đây chính xác là cái mà Trung Quốc đang làm với Đài Loan, các nhà quan sát cho hay.

Bằng cách thường xuyên vượt qua ADIZ của Đài Loan, Bắc Kinh đang thử xem Đài Bắc sẽ củng cố vùng này tới mức độ này, Alessio Patalano, giáo sư về chiến tranh và chiến lược tại Đông Á, King’s College tại London, cho hay.

ADIZ là vùng tự tuyên bố và về mặt kỹ thuật được tính là không phận quốc tế, nhưng các chính phủ sử dụng vùng này để giám sát các máy bay nước ngoài.

Đài Loan thường xuyên điều động máy bay chiến đấu để cảnh báo máy bay Trung Quốc tại ADIZ của mình – một phản ứng có thể gây căng thẳng cho các nguồn lực của Đài Loan trong dài hạn, giáo sư Patalano nói.

Nhưng dây không phải là mục đích – hay lợi ích duy nhất. Trước hết, các cuộc tập trận cho phép Trung Quốc thử khả năng của mình, chẳng hạn về phối hợp lực lượng và giám sát, theo các nhà phân tích. Mặt khác, chúng phù hợp với khuynh hướng của Trung Quốc nhằm bình thường hóa việc tăng áp lực quân sự lên Đài Loan để thử sức phòng thủ và ủng hộ của quốc tế cho hòn đảo này.

"Việc bình thường hóa này có thể một ngày nào đó phục vụ cho việc che đậy các bước đầu tiên của một cuộc tấn công thực thụ, gây khó khăn cho Đài Loan và [ đồng minh chính] Mỹ để chuẩn bị đối phó", David Gitter, một thành viên không thường trú của Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu Châu Á, có trụ sở tại Mỹ, nói.

Các động thái của Bắc Kinh cũng nhằm bác bỏ khẳng định của Đài Loan rằng nước này có biên giới với Trung Quốc ở eo biển Đài Loan, vùng biển nằm giữa hòn đảo này và Trung Quốc đại lục.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói rằng "không có cái gọi là đường trung tuyến" ở eo biển khi được hỏi về phản ứng của Đài Loan trước cuộc tập trận tháng Chín.

"Nó cũng khiến người dân Đài Loan tê liệt trước mối đe dọa từ một lực lượng như vậy, điều này có thể làm suy yếu ủng hộ chính trị cho một sự chuẩn bị quân sự tận tâm hơn của Đài Loan cho khả năng xảy ra chiến tranh", ông nói.

Hầu hết các nhà phân tích đều đồng tình rằng quân đội Đài Loan – một đội quân bị thu hẹp, hải quân đông hơn và pháo binh cũ kỹ - sẽ không thể sánh được với một Trung Quốc hùng mạnh hơn nhiều. Nhiều người Đài Loan có vẻ cũng đồng tình với ý kiến này, theo một khảo sát năm ngoái của Quỹ Ý kiến Công chúng Đài Loan. Khảo sát này cho thấy hơn một nửa trong số người được hỏi ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ thắng nếu có chiến tranh – chỉ một phần ba tin rằng Đài Loan sẽ thắng.

Và sự ủng hộ cho ý tưởng một ngân sách quốc phòng lớn hơn có vẻ yếu. Gần một nửa người Đài Loan cho rằng ngân sách hiện nay là đủ trong khi một phần ba cho rằng đã quá nhiều rồi, theo khảo sát mới đây của Đại học Nottingham.

Trung Quốc triển khai chiến thuật vùng xám khi nào ?

Trung Quốc thường diễn tập quân sự để đáp trả các hoạt động chính trị cấp cao giữa Đài Loan và Mỹ mà nước này cho là ‘khiêu khích’.

Các cuộc tập trận này đã tăng lên về quy mô và tần số từ chuyến thăm Đài Loan tháng 8/2022 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó, bà Nancy Pelosi. Bắc Kinh đáp trả bằng tập trận kéo dài cả tuần với bốn ngày tập bắn đạn thật, tiếp đó là các cuộc tấn công chống tầu ngầm và diễn tập bố ráp trên biển.

Sau đó vào tháng 4, sau khi Tổng thống Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là Kevin McCarthy tại California, Trung Quốc diễn tập ‘phong tỏa’ Đài Loan trong cái gọi là cuộc tập trận chung với tàu sân bay Sơn Đông của nước này.

Trung Quốc thậm chí cho máy bay bay tới bờ biển Thái Bình Dương của Đài Loan, cho thấy rằng họ đang tập tấn công từ hướng này, thay vì từ phía tây, đối diện với Trung Quốc đại lục.

Càng ngày, Trung Quốc càng có vẻ diễn tập một cuộc phong tỏa Đài Loan. Nhưng quan chức Lầu Năm Góc nói rằng nỗ lực này khó có thể thành công vì sẽ giúp các đồng minh của Đài Loan có thêm thời gian để tự huy động.

Cuộc tập trận vào tháng 9 diễn ra sau khi phó Tổng thống Đài Loan William Lai thăm Mỹ. Đài Bắc cảnh báo các cuộc tập trận sau khi Mỹ gọi ông Lai, ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Giêng, là ‘kẻ gây rối’.

Một số nhà phân tích cũng tin rằng Trung Quốc đang có gắng thể hiện sức mạnh sau các tin đồn về sự ‘mất tích của Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc.

Các chiến thuật cũng không dành riêng cho cuộc đối đầu với Đài Loan. Trung Quốc triển khai các biện pháp tương tự để khẳng định chủ quyền với hầu hết Biển Đông, điều có thể là mấu chốt để dành quyền kiểm soát Đài Loan.

Vùng biển này có tuyến hàng hải trị giá hàng ngàn tỷ USD và được tin là có trữ lượng dầu và khí lớn.

Bắc Kinh đã xây các công trình lớn trên các rạn san hô ở vùng biển tranh chấp, nơi Philippines, Đài Loan, Malaysia, Việt Nam và Brunei đều khẳng định chủ quyền. Nước này cũng triển kahi các tàu tuần duyên và dân quân để chặn các tàu an ninh và tàu cá của Philippines tại vùng biển này bất chấp một phán quyết của tòa án quốc tế rằng các tuyên bố chủ quyền của họ là không cơ sở pháp lý.

Các chiến thuật vùng xám có leo thang ?

Các cuộc tập trận đã dẫn đến một khu vực ngày càng được quân sự hóa - có thể là ở vùng biển xung quanh Đài Loan hoặc trên bầu không.

Mỹ và các đồng minh cũng tăng cường tập trận quân sự ở Biển Đông. Chỉ trong tuần này, Mỹ và Philippines đã bắt đầu một vòng đàm phán nữa.

Ngay cả khi không bên nào có ý định khiêu khích, các nhà quan sát lo ngại rằng việc tăng cường tàu chiến và máy bay chiến đấu sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm phải trả giá. Quân đội hai nước cũng không còn liên lạc trực tiếp - mặc dù Mỹ cho biết họ đang cố gắng khôi phục đường dây nóng, điều này sẽ giúp xoa dịu mọi leo thang ngoài dự kiến.

Dù nối lại đối thoại cấp cao với Mỹ, Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu nhượng bộ Đài Loan.

Ông Gitter cho biết, số vụ xâm nhập kỷ lục vào tháng Chín cho thấy những hoạt động như vậy sẽ được tiến hành như một phần trong chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay cả khi không có "các tác nhân từ bên ngoài". Ông Tập gần đây cho biết ông "sẽ không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực" và rằng Đài Loan "phải và sẽ" thống nhất với Trung Quốc.

Nhưng các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ ở trong tình thế nhạy cảm trong những tháng tới vì phô trương sức mạnh quá mức cũng có thể mở đường cho ông Lai, người mà họ coi là ứng cử viên ủng hộ độc lập của Đài Loan, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quan trọng vào tháng Giêng.

Năm tới cũng là lúc Bắc Kinh đưa vào sử dụng tàu sân bay Phúc Kiến mới, loại tàu sân bay hiện đại nhất mà Đài Bắc cho rằng sẽ tăng cường khả năng của Trung Quốc trong việc phong tỏa eo biển Đài Loan.

Ông Gitter cho biết các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn hơn và thường xuyên hơn.

Ông nói : "Chúng ta có thể dự đoán những con số này sẽ tăng lên cho đến khi chúng đạt tới mức mà người ta có thể thấy trong một cuộc tấn công thực sự".

Joel Guinto

Ian Tang tường thuật bổ sung từ BBC Monitoring

Nguồn : BBC, 05/10/2023

Additional Info

  • Author Joel Guinto
Published in Diễn đàn

M t Trung Quc thao túng truyn thông toàn cu

Reuters, VOA, 29/09/2023

Quc đang thao túng các phương tin truyn thông toàn cu thông qua kim duyt, thu thp d liu và âm thm mua các hãng tin nước ngoài, Hoa K t cáo ngày 28/9 và cnh báo xu hướng này có th dn đến "s thu hp mnh m" quyn t do ngôn lun toàn cu.

tqdl1

Mt trang phúc trình ca Trung tâm Tương tác Toàn cu ca B Ngoi giao M. Trung tâm nói Bc Kinh thu hút gii tinh hoa chính tr và các nhà báo nước ngoài đ thao túng các phương tin truyn thông toàn cu.Trung

B Ngoi giao Hoa K cho biết trong mt báo cáo rng Bc Kinh đã chi hàng t đô la hàng năm cho các n lc thao túng thông tin, bao gm c vic mua c phn ca các phương tin truyn thông nước ngoài thông qua "các phương tin công cng và phi công cng", tài tr cho nhng người có nh hưởng trc tuyến và th đc các tha thun phân phi mà qua đó qung bá ni dung cho chính ph Trung Quc.

Tòa đi s Trung Quc ti Washington không hi đáp yêu cu bình lun. Vào tháng 7 năm nay, Bc Kinh phn ng vi thông cáo ca NATO cáo buc nước này thc hin các chính sách cưỡng ép và truyn bá thông tin sai lch khi nói rng thông cáo ca NATO coi thường s tht cơ bn, c tình làm mt uy tín ca Trung Quc và bóp méo chính sách ca nước này.

Phúc trình ca M được đưa ra trong bi cnh đang có tranh cãi v nhng n lc ca Trung Quc trong nhng năm gn đây nhm m rng phm vi nh hưởng toàn cu ca các phương tin truyn thông do chính ph nước này kim soát, đc bit là khi cnh tranh đa chính tr gia Bc Kinh và Washington ngày càng gia tăng. Các nhà lãnh đo Trung Quc đã tìm cách chng li nhng hình nh tiêu cc v Trung Quc mà h cm thy đang được truyn thông thế gii lan truyn.

Trích dn các báo cáo công khai và "thông tin chính ph mi thu được", Trung tâm Tương tác Toàn cu ca B Ngoi giao M cho biết Bc Kinh đã to ra h sinh thái thông tin ca riêng mình bng cách thu hút gii tinh hoa chính tr nước ngoài và các nhà báo nước ngoài. Trung Quc cũng đã đu tư vào mng v tinh và dch v truyn hình k thut s các khu vc đang phát trin nào ưu tiên ni dung truyn thông do nhà nước Trung Quc hu thun.

Trung tâm này cho biết vic thu thp d liu ca Trung Quc nước ngoài "đã cho phép Bc Kinh tinh chnh vic kim duyt toàn cu bng cách nhm mc tiêu vào các cá nhân và t chc c th".

Phúc trình nói : "Nếu c đ như vy, nhng n lc ca Bc Kinh có th dn đến .... s thu hp mnh m quyn t do ngôn lun toàn cu".

Theo phúc trình, bt chp ngun lc chưa tng có dành cho chiến dch này, Bc Kinh đã gp phi "nhng tht bi ln" khi nhm mc tiêu vào các nước dân ch vì b truyn thông đa phương và xã hi dân s đy lùi.

********************

Hải Côn : Đài Loan ra mắt tàu ngầm tự sản xuất nhằm đối phó với Trung Quốc

Tessa Wong, BBC, 28/9/2023

Đài Loan vừa ra mắt mẫu tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên trong bối cảnh đang tăng cường khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công có thể xảy ra của Trung Quốc.

tqdl2

Đài Loan ra mắt tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên tại thành phố cảng Cao Hùng

Tổng thống Thái Anh Văn đã chủ trì trong lễ khai trương tại thành phố cảng Cao Hùng hôm thứ Năm 28/9.

Các quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể có đủ khả năng về mặt quân sự để tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan trong vòng vài năm tới.

Đài Loan là một hòn đảo tự trị mà Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn và thề sẽ giành lại một ngày nào đó.

Hầu hết các nhà quan sát tin rằng Trung Quốc sẽ không tấn công hòn đảo này ngay lập tức và Bắc Kinh cho biết họ đang tìm kiếm sự "thống nhất" hòa bình với Đài Loan.

Nhưng đồng thời họ cũng cảnh báo Đài Loan không nên chính thức tuyên bố độc lập và có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nước ngoài. Trung Quốc ngày càng tìm cách gây áp lực lên hòn đảo bằng các cuộc tập trận quân sự ở eo biển Đài Loan, trong đó một số cuộc được tiến hành ngay trong tháng này.

Theo các quan chức quân sự, sau khi hạ thủy, chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel-điện trị giá 1,54 tỷ USD của Đài Loan sẽ trải qua một số cuộc thử nghiệm và sẽ được giao cho hải quân vào cuối năm 2024.

Nó được đặt tên là Hải Côn, theo tên một loài cá khổng lồ cũng có thể bay trong thần thoại, xuất hiện trong văn học cổ điển Trung Quốc.

Một chiếc tàu ngầm khác hiện đang được sản xuất. Đài Loan đặt mục tiêu cuối cùng sẽ vận hành một hạm đội gồm 10 tàu ngầm - trong đó có hai chiếc cũ do Hà Lan sản xuất - và trang bị tên lửa cho các tàu này.

Người đứng đầu chương trình tàu ngầm nội địa, Đô đốc Hoàng Thúc Quang, tuần trước nói với báo giới rằng mục tiêu của hòn đảo là chống lại mọi nỗ lực từ Trung Quốc nhằm bao vây Đài Loan để xâm lược hoặc áp đặt phong tỏa hải quân.

Việc này cũng sẽ câu giờ cho đến khi lực lượng Mỹ và Nhật Bản đến hỗ trợ phòng thủ cho Đài Loan, ông nói thêm.

Việc chế tạo tàu ngầm của riêng mình từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo Đài Loan, nhưng chương trình này đã được đẩy nhanh dưới thời bà Thái Anh Văn, người đã tăng chi tiêu quân sự lên gần gấp đôi ngân sách trong nhiệm kỳ của mình.

Trung Quốc vẫn chưa có phản hồi chính thức. Nhưng trong một bài viết hồi đầu tuần này, tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước cho biết Đài Loan đang "mơ mộng" và kế hoạch này "chỉ là ảo tưởng".

Bài viết cũng tuyên bố quân đội Trung Quốc "đã xây dựng một mạng lưới chống tàu ngầm đa chiều trên khắp hòn đảo".

Các nhà quan sát đồng ý rằng các tàu ngầm mới có thể giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan.

Hạm đội 10 tàu ngầm của Đài Loan sẽ kém xa so với hạm đội của Trung Quốc, được cho là hiện có hơn 60 chiếc bao gồm cả tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều chiếc khác đang được triển khai.

Nhưng hòn đảo này từ lâu đã theo đuổi chiến lược 'chiến tranh bất cân xứng', nhằm mục đích xây dựng một lực lượng phòng thủ linh hoạt hơn để đối mặt với kẻ thù lớn hơn và có nguồn lực tốt.

Các tàu ngầm này có thể "hỗ trợ lực lượng hải quân tương đối nhỏ của Đài Loan chủ động chống lại hải quân hùng mạnh của Trung Quốc" bằng cách tiến hành "chiến tranh kiểu du kích với khả năng tàng hình, sát thương và bất ngờ", theo William Chung, nhà nghiên cứu quân sự của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia ở Đài Loan.

Ông cho biết đặc biệt, các tàu ngầm có thể giúp bảo vệ các eo biển và kênh nối liền với vùng gọi là "chuỗi đảo thứ nhất", một mạng lưới các đảo bao gồm Đài Loan, Philippines và Nhật Bản được coi là mặt trận có thể xảy ra của bất kỳ cuộc xung đột nào với Trung Quốc.

Tác chiến chống tàu ngầm vẫn là "điểm yếu nhất của hải quân Trung Quốc và đây là cơ hội để Đài Loan khai thác", nhà nghiên cứu nói thêm.

Nhưng "trọng tâm" của bất kỳ cuộc xung đột hải quân Trung Quốc-Đài Loan nào có khả năng sẽ không diễn ra ở vùng nước sâu ngoài khơi bờ biển phía đông của hòn đảo, nơi các tàu ngầm sẽ hoạt động hiệu quả nhất, theo Drew Thompson, nhà nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore và cựu quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Thay vào đó, mặt trận chính của cuộc chiến sẽ là vùng nước nông hơn ở bờ biển phía tây đối diện với Trung Quốc đại lục.

"Tàu ngầm không được tối ưu hóa cho vai trò chống xâm lược… việc tăng cường khả năng làm phức tạp các hoạt động quân sự của Trung Quốc sẽ có tác động, nhưng đó không phải là tác động mang tính quyết định", ông nói.

Hiệu quả của các tàu ngầm phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách Đài Loan lựa chọn triển khai chúng ra sao.

Ngoài vai trò răn đe, tàu ngầm còn có thể được sử dụng để phục kích tàu Trung Quốc ; thực hiện các hoạt động rải mìn tại các cảng của Trung Quốc ; làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu hàng hải ; và phá hủy các cơ sở quan trọng trên bờ biển Trung Quốc, theo Chieh Chung, nhà nghiên cứu quốc phòng của Tổ chức Chính sách Quốc gia Đài Loan.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là Đài Loan đã thiết kế và chế tạo được tàu ngầm của riêng mình lần đầu tiên.

Hải Côn sử dụng hệ thống chiến đấu của công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và sẽ mang theo tên lửa do Mỹ sản xuất. Theo thông tin từ Reuters, mặc dù điều này có thể không có gì đáng ngạc nhiên vì Mỹ là đồng minh chính của Đài Loan, nhưng ít nhất sáu quốc gia khác, trong đó có Anh, đã hỗ trợ Đài Loan cung cấp linh kiện, công nghệ và nhân lực.

Đô đốc Hoàng Thúc Quang nói với Nikkei Asia rằng ông đã đích thân tiếp cận các liên hệ quân sự ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ để được giúp đỡ nhưng không nêu rõ quốc gia nào cuối cùng đã đồng ý.

Ông Thompson lưu ý rằng việc một số quốc gia và công ty "không ngại cung cấp các bộ phận cho chương trình phòng thủ ở Đài Loan... cho thấy một sự thay đổi về địa chính trị đáng kể".

Còn theo nhà nghiên cứu Chieh, đó là dấu hiệu cho thấy một số thành viên trong cộng đồng quốc tế cảm thấy "nghi ngờ và không hài lòng" với Bắc Kinh và "có thể khiến Trung Quốc cảm thấy bất an".

Lễ hạ thủy diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh xác nhận họ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong tháng này để "kiên quyết chống lại sự kiêu ngạo của lực lượng ly khai độc lập Đài Loan".

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc một lần nữa tăng cường hiện diện tàu chiến ở eo biển Đài Loan và các máy bay quân sự xâm nhập vào không phận xung quanh hòn đảo.

Các quan chức quân sự và tình báo Mỹ đã đưa ra nhiều mốc thời gian khác nhau về khả năng Trung Quốc có thể xâm lược.

Một thời điểm được đưa ra gần đây là năm 2027 – khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã yêu cầu quân đội của mình có đủ khả năng hoạt động để tiến hành một cuộc xâm lược vào năm đó.

Nhưng giám đốc CIA William Burns cũng cho biết điều đó không nhất thiết có nghĩa là ông Tập sẽ quyết định xâm lược vào thời điểm đó vì ông được cho là có nghi ngờ về việc liệu Trung Quốc có thành công hay không.

Tessa Wong

Nguồn : BBC, 28/09/2023

***********************

Đài Loan phô trương tàu ngầm "tự chế tạo" đầu tiên

Trọng Nghĩa, RFI, 28/09/2023

Đài Loan hôm nay 28/09/2023 đã cho ra mắt chiếc tàu ngầm tự sản xuất đầu tiên, trong bối cảnh chính quyền Đài Bắc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc, vốn không che giấu ý định thôn tính hòn đảo.

tqdl3

Một nhóm lính hải quân đứng cạnh chiếc tàu ngầm đầu tiên do Đài Loan sản xuất, được trưng bày tại Cao Hùng, miền nam Đài Loan, hôm 28/09/2023. AP - ChiangYing-ying

Chiếc tàu ngầm mang tên là Hải Côn (Haikun), ký hiệu SS-711, đã được ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan.

Phát biểu trong buổi lễ, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố : "Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ ngày này". Bà nhắc lại : "Trong một thời gian dài, việc Đài Loan tự chế tạo được tàu ngầm bị coi là một ‘nhiệm vụ bất khả thi’. Nhưng ngày nay, một chiếc tàu ngầm do chính người Đài Loan thiết kế và chế tạo đã xuất hiện trước mắt mọi người. Chúng ta đã làm được điều đó".

Trị giá 1,5 tỷ đô la, chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel dài 80 mét và nặng từ 2.500 đến 3.000 tấn khi di chuyển, đã bắt đầu được chế tạo vào năm 2020, với các thiết bị và vũ khí do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin sản xuất.

Hải Côn sẽ trải qua quá trình thử nghiệm trên biển và theo tổng thống Đài Loan sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Tuy nhiên, một số chuyên gia quốc phòng cho rằng việc đó có thể mất nhiều thời gian hơn.

Hải Quân Đài Loan hiện có hai tàu ngầm đang hoạt động thuộc lớp Swordfish mua của Hà Lan vào những năm 1980. Đến năm 2001, Mỹ đã đồng ý cung cấp 8 chiếc tàu ngầm quy ước cho Đài Bắc, nhưng thương vụ này chưa bao được thực hiện.

Khi lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Thái Anh Văn đã khởi động chương trình tự chế tạo tàu ngầm với mục tiêu trang bị cho Đài Loan 8 chiếc.

Về mặt số lượng, đội tàu ngầm của Đài Loan chẳng là bao so với Trung Quốc. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có khoảng 60 tàu ngầm, 6 trong số đó chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia thuộc Viện quốc phòng và An Ninh Đài Loan, mặc dù Đài Loan đang ở thế bất lợi rõ ràng về mặt số lượng, việc triển khai tàu ngầm tại hai vị trí chiến lược – Eo biển Bashi và Eo biển Miyako – sẽ đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc.

Ben Lewis, một nhà phân tích độc lập tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu về hoạt động của quân đội Trung Quốc quanh Đài Loan, cho rằng tàu ngầm Đài Loan sẽ tạo ra nguy cơ cho Trung Quốc trong việc tấn công đổ bộ và vận chuyển quân.

Ngay từ thứ Hai 25/09, Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc đã khẳng định kế hoạch của Đài Loan triển khai tàu ngầm nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc chỉ là một "giấc mơ" hão huyền.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Reuters, Tessa Wong, Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Trung Quốc gia tăng áp lực với Đài Loan để trắc nghiệm phản ứng của quốc tế

Thanh Phương, RFI, 20/9/2023

Căng thẳng tại vùng eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc : Hôm qua, 19/09/2023, Đài Bắc thông báo trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã phát hiện 55 chiến đấu cơ Trung Quốc bay chung quanh lãnh thổ Đài Loan. Trước đó, cũng trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ tối Chủ nhật đến sáng thứ Hai, 19/09, Bắc Kinh đã điều tổng cộng 103 phi cơ đến vùng biển chung quanh hòn đảo, một con số kỷ lục trong những năm gần đây.

trungdainhat1

Một chiến đấu cơ Trung Quốc tham gia tuần tra sẵn sàng chiến đấu và tập trận quanh đảo Đài Loan, ngày 09/04/2023. AP - Mei Shaoquan (Ảnh của Tân Hoa Xã)

Trong số 55 phi cơ Trung Quốc bị phát hiện từ thứ Hai đến sáng hôm qua, khoảng phân nửa đã vượt qua "đường trung tuyến" trên eo biển Đài Loan, được coi như là ranh giới không chính thức giữa hòn đảo với Hoa lục. Theo Đài Bắc, các chiến đấu cơ này cũng đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở khu vực phía tây nam và đông nam của Đài Loan. 

Trên nguyên tắc, bất cứ máy bay của nước nào khi vào vùng nhận dạng phòng không của một nước khác thì phải thông báo cho cơ quan hàng không của nước đó. Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan chồng lấn một phần lên vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và một phần lãnh thổ Hoa lục. Nhưng ADIZ không có giá trị như không phận của một quốc gia, vì có phạm vi nhỏ hơn. 

Khi đưa các chiến đấu cơ ồ ạt xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, Bắc Kinh gia tăng áp lực với Đài Bắc, nhưng vẫn không chính thức vi phạm luật quốc tế, bởi vì các máy bay này chưa xâm phạm không phận của Đài Loan. Nhưng với việc các phi cơ Trung Quốc kể từ nay thường xuyên xâm nhập ADIZ và vượt qua đường trung tuyến, phải chăng giai đoạn kế tiếp sẽ là xâm phạm luôn cả không phận của hòn đảo, tức là tiến vào khu vực chưa tới 12 hải lý (22 km) tính từ các bờ biển Đài Loan. Phản ứng của Đài Bắc lúc đó sẽ như thế nào ? 

Theo nhận định của chuyên gia về chiến lược hàng hải Alessio Patalano của trường King’s College ở Luân Đôn, được đài France 24 trích dẫn, có thể là Đài Loan sẽ lại phản ứng giống như hiện nay, đó là kích hoạt hệ thống phòng không, điều máy bay tiêm kích bay lên chặn các phi cơ Trung Quốc và đưa các máy bay này ra khỏi không phận Đài Loan. Với vị thế quân sự yếu hơn nhiều so với Trung Quốc, Đài Bắc khó mà làm khác hơn được. Cho nên, nếu quốc tế cũng không có phản ứng thì coi như mặc nhiên chấp nhận là Đài Loan không còn chủ quyền trên các vùng biển của họ.

Về mặt chính trị, rõ ràng đưa các chiến đấu cơ và chiến hạm Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến là một cách để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan. Sau khi Đài Bắc yêu cầu Bắc Kinh "chấm dứt ngay lập tức những hành động đơn phương này", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là Đài Loan thuộc về Trung Quốc và "cái gọi là đường trung tuyến không hề tồn tại". Nói cách khác, theo chuyên gia Alessio Patalano, Bắc Kinh kể từ nay "bình thường hóa" việc không còn tuân thủ thông lệ đối với Đài Loan, vốn đã được xác định từ thập niên 1960.

Về mặt quân sự, các vụ xâm nhập thường xuyên đang làm "hao mòn" lực lượng phòng không của Đài Loan mà Trung Quốc không cần bắn một viên đạn nào. Việc các máy bay tiêm kích F-16 của Đài Loan phải cất cánh thường xuyên hơn để chặn các phi cơ Trung Quốc gây tổn phí rất lớn cho Đài Bắc.

Ngoài việc đưa ngày càng nhiều chiến hạm và chiến đấu cơ xâm nhập vùng trời và vùng biển của Đài Loan, trong thời gian gần đây Trung Quốc còn gia tăng các cuộc tập trận mô phỏng một cuộc bao vây hòn đảo. Theo hãng tin AFP, hôm qua, các quan chức Lầu Năm Góc đã lên tiếng cảnh cáo rằng một mưu toan phong tỏa Đài Loan "sẽ thất bại" và sẽ tạo ra "một nguy cơ leo thang rất lớn" đối với Trung Quốc, vì lúc đó cộng đồng quốc tế sẽ buộc phải có phản ứng, điều mà Bắc Kinh muốn tránh.

Dẫu sao thì trước mắt, lực lượng Trung Quốc được huy động trong những lần xâm nhập gần đây còn quá ít để tính đến chuyện tấn công trực diện Đài Loan, vì theo các chuyên gia quân sự, để vượt qua eo biển Đài Loan, Bắc Kinh cần phải tập trung một lực lượng mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chuyên gia Alessio Patalano lưu ý, nếu số phi cơ vượt qua đường trung tuyến cứ tiếp tục gia tăng, chúng ta sẽ khó mà xác định ý đồ của Trung Quốc : Đây vẫn chỉ là hành động hù dọa hay là nhằm mở màn cho một cuộc tấn công thật sự vào Đài Loan ?

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 20/09/2023

**************************

Quan chc Ngũ Giác Đài : Trung Quc phong ta Đài Loan có th s tht bi

Reuters, VOA, 20/09/2023

Vic Trung Quc phong ta Đài Loan có th s tht bi và mt cuc xâm lược quân s trc tiếp vào hòn đo t tr này s cc k khó khăn đ Bc Kinh thc hin thành công, các quan chc cp cao Ngũ Giác Đài nói trước Quc hi hôm 19/9.

trungdainhat2

Ông Ely Ratner, ph tá B trưởng Quc phòng Hoa K ph trách các vn đ an ninh n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Quân đi Trung Quc trong nhng năm gn đây đã tăng cường hot đng xung quanh Đài Loan, nơi mà Bc Kinh tuyên b là lãnh th ca mình. Giám đc CIA William Burns cho biết Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã ch th cho lc lượng vũ trang nước này sn sàng xâm lược vào năm 2027.

Tuy nhiên, liu ông Tp Cn Bình có ra lnh chiếm Đài Loan bng vũ lc hay không, thông qua các la chn quân s như phong ta hay xâm lược, vn chưa rõ ràng.

Ông Ely Ratner, ph tá B trưởng Quc phòng Hoa K ph trách các vn đ an ninh n Đ Dương-Thái Bình Dương, nói vic phong ta s giúp các đng minh ca Đài Loan có thi gian huy đng ngun lc cho Đài Loan. Ông nói, tác đng kinh tế ca lnh phong ta s tàn khc đến mc nó s làm cng rn hơn các gii pháp quc tế chng li Bc Kinh.

Ông Ratner nói vi y ban Quân v H vin : "Có th s không thành công và s là nguy cơ leo thang rt ln đi vi Trung Quc, nơi h có th s phi xem xét liu cui cùng h có sn sàng bt đu tn công các tàu hàng hi thương mi hay không".

Thiếu tướng lc quân Joseph McGee, phó giám đc chiến lược, kế hoch và chính sách ca B tham mưu liên quân Ngũ Giác Đài, cho biết kh năng xy ra mt cuc phong ta cũng không cao do nhng thách thc liên quan.

Ông McGee nói vi các nhà lp pháp : "Tôi nghĩ đó là mt la chn nhưng có l không phi là mt la chn có nhiu kh năng xy ra khi bn bt đu xem xét các la chn quân s nói v chuyn phong ta s d dàng hơn nhiu so vi vic thc s phong ta".

Trung Quc đã t chc các cuc tp trn xung quanh Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái và mt ln na vào tháng 4 năm nay, và lc lượng ca Bc Kinh hot đng quanh hòn đo này gn như hàng ngày.

B Quc phòng Đài Loan tun trước cho biết trong báo cáo hai năm mt ln rng Trung Quc đang tăng cường sc mnh không quân dc b bin đi din vi Đài Loan bng vic trin khai thường xuyên các máy bay chiến đu và máy bay không người lái mi ti các căn c không quân m rng.

Tuy nhiên, ông McGee cũng cho biết quân đi Trung Quc, Quân đi Gii phóng Nhân dân (PLA), s gp khó khăn khi thc hin cuc xâm lược trc din, đ b vào hòn đo này. Ông nói, đó cũng không phi là điu h có th làm trong mt cuc tn công bt ng.

Ông McGee nói : "H s phi tp trung hàng chc nghìn, có th hàng trăm nghìn quân b bin phía đông và đó s là mt tín hiu rõ ràng".

Ông thng thng nhn mnh : "Hoàn toàn không có gì d dàng v mt cuc xâm lược Đài Loan ca PLA".

"H cũng s chm trán vi mt hòn đo có rt ít bãi bin, nơi bn có th h cánh trên đa hình đi núi và có dân s mà chúng tôi tin rng s sn sàng chiến đu nên hoàn toàn không có gì d dàng v mt cuc xâm lược Đài Loan ca PLA", ông nói.

Nguồn : VOA, 20/09/2023

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Reuters
Published in Châu Á

Trung Quc sn sàng "kiên quyết đp tan bt k hình thc đc lp nào ca Đài Loan", quân đi nước này cnh cáo hôm 16/5, gia lúc tin tc cho hay M chun b đy nhanh vic bán vũ khí phòng th và h tr quân s cho nn dân ch ca hòn đo t tr.

tqdl1

Phát ngôn viên B Quc phòng Trung Quc, Đi tá Tan Kefei.

Phát ngôn viên B Quc phòng Trung Quc, Đi tá Tan Kefei, nói trong mt video đăng trên mng rng s gia tăng trao đi gn đây gia quân đi Hoa K và quân đi Đài Loan là mt ng thái cc k sai lm và nguy him".

Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLA) "tiếp tc tăng cường hun luyn và chun b quân s, đng thi s kiên quyết đp tan mi hình thc ly khai đc lp ca Đài Loan cũng như nhng n lc can thip t bên ngoài, đng thi s kiên quyết bo v ch quyn quc gia và toàn vn lãnh th", ông Tan nói đ cp đến đng minh thân cn nht ca Đài Loan, là Hoa K.

Trung Quc tuyên b hòn đo có 23 triu dân này là lãnh th ca riêng mình và s kim soát bng vũ lc nếu cn.

Phô trương sc mnh

Vi lc lượng hi quân ln nht thế gii, máy bay chiến đu thế h mi nht và kho phi đn đn đo khng l, Trung Quc đã gia tăng các mi đe da bng cách đưa máy bay và tàu chiến vào vùng bin và không phn xung quanh Đài Loan. Vi hơn 2 triu binh sĩ, PLA cũng được xếp hng là quân đi thường trc ln nht thế gii, mc dù vic vn chuyn thm chí mt phn lc lượng trong trường hp n ra cuc xâm lược được coi là mt thách thc ln v hu cn.

Cùng vi các v xâm nhp trên không và trên bin hàng ngày xung quanh Đài Loan, Bc Kinh đã t chc các cuc tp trn trong và xung quanh Eo bin Đài Loan chia ct đôi bên, mt phn được coi là din tp cho mt cuc phong ta hoc xâm lược, mà khi xy ra, s gây ra hu qu to ln đi vi an ninh và nn kinh tế trên toàn thế gii.

Nhng hành đng như vy có th được coi là n lc quy ri quân đi Đài Loan và đe da các chính tr gia cũng như c tri, nhng người s bu chn tng thng và cơ quan lp pháp mi ti Đài Loan vào năm ti.

Các đng thái này ca Trung Quc dường như có tác dng hn chế. Hu hết người Đài Loan kiên quyết ng h vic duy trì tình trng đc lp trên thc tế ca h. Các chính tr gia và các nhân vt công chúng khác t Châu Âu và Hoa K cũng thường xuyên đến Đài Bc đ bày t s ng h ca h, mc dù các quc gia này không có quan h ngoi giao chính thc vi Đài Loan.

Phát biu ca ông Tan được đưa ra đáp câu hi ca mt phóng viên v tin nói rng Tng thng Hoa K Joe Biden đang chun b phê duyt thương v bán vũ khí tr giá 500 triu đô la cho Đài Loan và c hơn 100 quân nhân đến Đài Loan đánh giá các phương pháp hun luyn và đưa ra các đ ngh đ ci thin kh năng phòng th ca hòn đo.

H tr ca Hoa K

Đài Loan nhn được s ng h mnh m t đng Dân ch và Cng hòa ca Hoa K. C hai đng đã kêu gi chính quyn Biden xúc tiến gn 19 t đô la các mt hàng quân s đã được phê duyt đ bán nhưng chưa được giao cho Đài Loan.

Các quan chc chính quyn nói vic giao hàng chm tr là do tc nghn trong sn xut liên quan đến đi dch COVID-19 và năng sut hn chế cũng như nhu cu vũ khí gia tăng đ h tr Ukraine. Đng thái ca ông Biden s cho phép xut khu các mt hàng t kho d tr quân s hin có ca Hoa K, đy nhanh vic cung cp ít nht mt s khí tài mà Đài Loan cn đ ngăn chn hoc đy lùi bt k cuc tn công nào ca Trung Quc.

Trong s các mt hàng được đt có phi đn chng hm Harpoon, máy bay chiến đu F-16, phi đn vác vai Javelin và phi đn Stinger, H thng Rc-két Pháo binh Cơ đng Cao, hay HIMARS, vn đã tr thành mt vũ khí quan trng cho quân đi Ukraine chiến đu vi các lc lượng xâm lược ca Nga.

Phát biu ca ông Tan phù hp vi ging điu tiêu chun ca Bc Kinh v cái mà h gi là "li ích ct lõi ca Trung Quc". Đài Loan và Trung Quc tách ri sau cuc ni chiến năm 1949 và Bc Kinh coi vic đt Đài Loan dưới s kim soát ca mình là chìa khóa đ khng đnh ch quyn và toàn vn lãnh th.

Nhng n lc "tìm kiếm đc lp bng cách da vào Hoa Kỳ" và "tìm kiếm đc lp bng sc mnh quân s" là mt "ngõ ct", ông Tan nói.

Vi quan h M-Trung mc thp lch s và Đài Loan không chp nhn yêu cu ca Bc Kinh v nhượng b chính tr trong vic thng nht, mi lo ngi đang gia tăng v kh năng xy ra xung đt m liên quan đến c ba bên và có th là c các đng minh hip ước ca Hoa K như Nht Bn.

S h tr kinh tế và ngoi giao ca Trung Quc dành cho Nga sau cuc xâm lược Ukraine cũng làm gia tăng căng thng vi Washington. Bc Kinh được cho là đang điu nghiên k lưỡng nhng tht bi quân s ca Moscow trong cuc xung đt ti Ukraine, trong khi ý chí ca phương Tây ng h Kyiv được mt s người coi là phép th đi vi quyết tâm đng v phía Đài Loan trong trường hp xy ra xung đt vi Trung Quc.

Nguồn : VOA, 18/05/2023

Additional Info

  • Author AP, VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Tuyên truyền kiểu chiến lang đã trở nên "quá hiệu quả", khiến các quan chức bất an.

tcb1

Nền kinh tế mong manh của Trung Quốc đã buộc Chủ tịch Tập Cận Bình phải tìm ra biện pháp chống lại hiệu quả của tuyên truyền chiến binh sói. (Nikkei/Kyodo, Getty Images, Reuters)

Một cuộc thảo luận đáng chú ý đang diễn ra trên mạng Internet ở Trung Quốc, nơi kiểm duyệt ngày càng được siết chặt mỗi năm, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Nhưng đột nhiên, lệnh cấm tranh luận nhiều chiều về việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực dường như đã được dỡ bỏ.

Một quan điểm trái ngược, thậm chí bị coi là cấm kỵ, đã bất ngờ được phép xuất hiện, cho rằng quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào lúc này sẽ là phi thực tế và thậm chí còn nguy hiểm.

Đây là một diễn biến mới.

Việc các lập luận và bài viết tán thành quan điểm này vẫn hiện diện trên Internet mà không bị cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc xóa cho thấy rõ ràng rằng chính quyền đã lựa chọn một lập trường thận trọng. Có thể nói rằng giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc có ý định để quan điểm này lan rộng, chí ít là ở một mức độ nhất định.

Các cuộc thảo luận thẳng thắn trên Internet không chỉ diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh G-7 năm nay – sẽ bắt đầu vào ngày 19/5 tại Hiroshima, Nhật Bản – mà còn có liên hệ chặt chẽ với hội nghị này.

Vì "hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan", Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia G-7 khác dự kiến sẽ tăng cường khuôn khổ hợp tác để ngăn chặn Trung Quốc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ đều đã được mời tham dự một cuộc họp mở rộng ở Hiroshima. Nhật Bản, Mỹ, Australia, và Ấn Độ cũng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) tại Sydney vào ngày 24/5.

tcb2

Một máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ tại một căn cứ ở Nhật Bản : Mỹ và các quốc gia G-7 khác dự kiến sẽ bày tỏ quyết tâm duy trì "hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan" tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Hiroshima. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)

Giữa bối cảnh đó, các bài viết nặc danh bác bỏ "chính sách ngoại giao chiến lang" diều hâu của Trung Quốc đang được đăng lại trên các cổng thông tin khác nhau, với nội dung thay đổi đôi chút, còn giọng điệu ở phần tựa đề liên tục trở nên mạnh mẽ hơn. Tất cả đều nhấn mạnh khả năng Trung Quốc bị kéo vào một "chiến dịch bốn mặt trận", nghĩa là nước này sẽ bị kẻ thù bao vây tứ phía. Một quan điểm khác cũng đang được chú ý : Những ai kêu gọi "thống nhất Đài Loan bằng vũ lực" đơn giản là "ngu xuẩn".

Ở mặt trận đầu tiên trong bốn mặt trận, quân đội Trung Quốc sẽ đối mặt với lực lượng Mỹ, Nhật Bản, và Đài Loan ở Eo biển Đài Loan và các khu vực lân cận.

Ở mặt trận thứ hai, quân đội Trung Quốc sẽ đối đầu với lực lượng Mỹ và Hàn Quốc trên Bán đảo Triều Tiên.

Ở mặt trận thứ ba, Trung Quốc sẽ đối đầu với lực lượng Mỹ và Australia ở Biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Nếu người Mỹ kiểm soát được Eo biển Malacca – một vùng nước hẹp thông ra Biển Andaman – và quay sang chống lại Trung Quốc ở Biển Đông, nguồn cung cấp năng lượng của Bắc Kinh sẽ bị gián đoạn và họ sẽ không thể duy trì nền kinh tế của mình. Trong khi đó, ở Nam Thái Bình Dương, quân Australia đóng vai trò chốt chặn.

Ở mặt trận cuối cùng, Trung Quốc sẽ đối đầu với lực lượng Ấn Độ ở biên giới phía tây nam. Năm 2020, lần đầu tiên sau 45 năm, Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ ở khu vực này, dẫn đến thương vong cho cả hai bên.

tcb3

Binh sĩ Ấn Độ xếp đội hình tại một căn cứ không quân ở Leh, thuộc vùng Ladakh gần biên giới tranh chấp với Trung Quốc, vào tháng 9/2020. Trong trường hợp khẩn cấp, biên giới này có thể là mặt trận thứ tư mà quân đội Trung Quốc phải tham chiến. © Reuters

Tại mặt trận thứ hai, các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí rằng một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ sẽ thăm cảng Hàn Quốc. Nhiều khả năng sự kiện này sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Tại mặt trận thứ ba, việc triển khai luân phiên các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Australia đã được lên kế hoạch theo khuôn khổ an ninh AUKUS, cùng với Mỹ và Anh

Những người thúc đẩy lý thuyết bốn mặt trận ở Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được những diễn biến quốc tế gần đây. Các lực lượng của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị dàn mỏng và rơi vào thế bất lợi rõ ràng nếu họ buộc phải chiến đấu trên cả bốn mặt trận.

Tình hình này gợi nhớ đến cuộc bao vây ABCD chống lại Nhật Bản trước Thế chiến II, khi Mỹ, Anh, Trung Quốc, và Hà Lan liên kết với nhau để thực hiện một loạt các lệnh cấm vận đã giáng một đòn nặng nề lên người Nhật.

Đảng cộng sản Trung Quốc coi việc thống nhất với Đài Loan là sứ mệnh lịch sử của mình và tuyên bố sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực đối với hòn đảo nếu cần thiết. Tuy nhiên, sự cẩn trọng đối với nhiệm vụ này đang dần thống trị Internet của Trung Quốc. Những ý kiến tỏ ra bất bình với giới lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình, hiện vẫn chưa bị gỡ xuống.

Bối cảnh phức tạp dẫn đến tình trạng này, chí ít là một phần, có thể bắt nguồn từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đã hơn một năm kể từ khi lực lượng của ông thất bại trong việc nhanh chóng chiếm đóng Kyiv, thủ đô của Ukraine, sau cuộc xâm lược toàn diện của quân đội Nga.

Một nguồn tin quen thuộc với đảng và dư luận ở Trung Quốc cho biết Putin đã trở thành "một tấm gương xấu". Điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng Trung Quốc thất bại trong việc nhanh chóng chiếm Đài Bắc bằng vũ lực, và thay vào đó sa lầy vào một thất bại giống như của Putin ?

tcb4

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi tiệc chiêu đãi ở Moscow hồi tháng 3. Một số người nói rằng cuộc chiến của Putin ở Ukraine đã tạo ra "một tấm gương xấu" cho Trung Quốc. © Reuters

Quả thật, một số quan chức và sĩ quan quân đội Trung Quốc, những người suy nghĩ nghiêm túc về con đường mà đất nước nên đi theo, cho rằng việc cố gắng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực ngay bây giờ sẽ là một canh bạc rất nguy hiểm.

Xu hướng của dư luận cũng đã trở thành một vấn đề lớn ở Trung Quốc. Một số dân thường Trung Quốc đã thực sự tin rằng chiến tranh sẽ nổ ra ở Đài Loan trong tương lai gần, buộc lực lượng Trung Quốc phải đọ sức với quân đội Mỹ đáng gờm.

Một công dân Trung Quốc sống ở nước ngoài, người sở hữu một công ty, gần đây đã trở về nước lần đầu tiên sau ba năm, khi chính sách zero-COVID nghiêm ngặt được dỡ bỏ. Doanh nhân này đã bị sốc khi nghe những người bình thường, thậm chí là bạn bè thân thiết của ông, thì thầm với nhau rằng chiến tranh sắp xảy ra, và họ phải suy nghĩ nghiêm túc về những gì họ nên làm.

Những người giàu có ở Trung Quốc đặc biệt lo lắng về việc sụt giảm tài sản. Giá nhà chung cư tại Trung Quốc vẫn đang trên đà giảm. Theo vị doanh nhân Trung Quốc, những người sở hữu nhiều bất động sản đang muốn bán và thu tiền mặt từ ít nhất một trong số những bất động sản của mình và chuyển số tiền thu được ra khỏi Trung Quốc.

tcb5

Mỹ dự kiến sẽ điều một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo tới Hàn Quốc để phô trương lực lượng. © Yonhap/Kyodo

Một chủ công ty khác vừa tạm thời trở về Trung Quốc lại được bạn bè – những người tin vào tuyên truyền chiến lang – khuyên nên về Trung Quốc vĩnh viễn càng sớm càng tốt.

Người này cho biết bạn bè ông cảnh báo rằng nếu chiến tranh nổ ra, các quốc gia nơi quân đội Mỹ đóng quân như Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ trở nên rất nguy hiểm. Họ tin rằng sống ở Trung Quốc sẽ an toàn hơn.

Bất chấp những luận điệu của các nhà ngoại giao chiến lang về một trận chiến với Mỹ, đụng độ vũ trang không nhất thiết là một kịch bản có thể xảy ra. Nhưng một phần do những nhận xét hiếu chiến của các nhà ngoại giao này, một số người Trung Quốc bình thường bắt đầu nghĩ rằng đất nước họ có thể sớm thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực.

Chính trong bối cảnh đó, những tiếng nói quan ngại đã xuất hiện – và được phép xuất hiện – ngày càng nhiều.

Giống như ở bất kỳ quốc gia nào khác, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc không muốn gửi con cái mình ra tiền tuyến. Tình cảm này đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, làm xáo động tinh thần của khá nhiều cư dân mạng.

Dù Trung Quốc không loại trừ khả năng thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực, nhưng các chuyên gia quân sự và an ninh của nước này, theo kinh nghiệm của họ, hiểu rằng làm như vậy sẽ rất khó khăn. Do đó, hiện tại, cần phải làm dịu làn sóng dư luận đang bị kích động bởi tuyên truyền chiến lang.

tcb6

Một cuộc diễu hành quân sự trước Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh năm 2015 : Trung Quốc đã không loại trừ việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. (Ảnh của Takaki Kashiwabara)

Nếu ấn tượng rằng Trung Quốc đang ở thế sẵn sàng chiến đấu tiếp tục được củng cố, thì điều đó sẽ khiến đội ngũ lãnh đạo của Tập Cận Bình có ít lựa chọn chiến lược hơn. Điều quan trọng nhất để họ thành công là duy trì sự mơ hồ về việc liệu có hành động nào xảy ra hay không, và sẽ xảy ra khi nào. Sự mập mờ có tầm quan trọng chiến lược.

Nếu người ta tin rằng một cuộc chiến sắp xảy ra ở Đài Loan, thì điều đó cũng sẽ kìm hãm các công ty nước ngoài mở rộng sang Trung Quốc, chưa kể còn khiến cho dòng tài sản của Trung Quốc chảy ra nước ngoài. Tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ rất đáng kể.

Để xua tan quan niệm chiến tranh này, cần phải có một lời giải thích hợp lý nhất định. Do đó, lập luận bốn mặt trận đã được sử dụng hiệu quả, và thậm chí còn được chứng minh là có lợi cho Chủ tịch Tập Cận Bình.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "China’s messaging machine tamps down Taiwan war hype", Nikkei Asia, 11/05/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 15/05/2023

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Mối đe dọa Trung Quốc : 3 lý do phương Tây cần bảo vệ Đài Loan

Stéphane Corcuff, Thanh Hà, RFI, 17/04/2023

Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch tập trận 3 ngày "bao vây" Đài Loan. Mối "Đe dọa" Trung Quốc tại eo biển cùng tên càng lúc càng lớn. Kết thúc chuyến công du Trung Quốc, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron bị chỉ trích mạnh mẽ về phát biểu cho rằng Liên Hiệp Châu Âu cần "độc lập" với quan điểm của Mỹ trên vấn đề Đài Loan.

chinataiwan1

Quân đội Đài Loan bắn đạn thật với xe tăng CM-11 và pháo tự hành trong cuộc tập trận ở miền nam hải đảo ngày 30/5.

Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư Stéphane Corcuff, trường Khoa học Chính trị (Sciences Po) Lyon nhắc lại Trung Quốc muốn thôn tính hòn đảo này, kể cả bằng sức mạnh quân sự, vì các lý do chính trị, địa chính trị và chiến lược. Do vậy theo quan điểm của ông, phương Tây có ít nhất ba lý do cần bảo vệ hòn đảo này trước tham vọng của chính quyền Đảng cộng sản ở Hoa Lục.

Giáo sư Stéphane Corcuff là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Đài Loan. Ông phụ trách điều phối số báo đặc biệt của tạp chí Historia (tháng 11/2022- La Guerre des deux Chines, 1661-2022) và từng cộng tác với nhiều báo mạng chuyên về Châu Á như Asialyst hay về ngoại giao như Diplomatie

Stéphane Corcuff : Đài Loan là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là một phần của thế giới Trung Hoa, nhưng Đài Loan dưới nhiều khía cạnh khác nhau, lại là một quốc gia rất ‘phương Tây’ hiểu theo nghĩa đảo quốc này tôn trọng luật chơi quốc tế, cho dù là về mặt chính thức Đài Loan không được cộng đồng quốc tế công nhận. Đài Loan cũng là một số quốc gia hiếm hoi trên thế giới không gây hấn với các nước láng giềng hay với phần còn lại trên thế giới. Đài Loan không đưa quân đi xâm chiếm một quốc gia nào khác, không quân sự hóa các đảo nhỏ ở Biển Đông hay Hoa Đông. Chính quyền Đài Bắc không chủ trương phá vỡ trật tự thế giới, một trật tự đã được xây dựng trên pháp luật. Hơn nữa, Đài Loan là một nền dân chủ và theo tôi đây là một điều hết sức quan trọng để cộng đồng quốc tế yểm trợ Đài Loan. 

Kế tới, vì những lý do địa chiến lược, cộng đồng quốc tế cần phải bảo vệ Đài Loan. Trước hết, về mặt kinh tế Đài Loan chiếm một vị trí then chốt trong chuỗi trị giá gia tăng, Đài Loan rất mạnh về mặt công nghệ và là nguồn sản xuất linh kiện bán dẫn của thế giới chủ yếu là trong lĩnh vực chip điện tử hiện đại nhất. 

Ai cũng biết - mà chính Bắc Kinh đã khẳng định là Trung Quốc đang trở thành một siêu cường của thế giới. Sức mạnh hải quân Trung Quốc hiện nay là số một toàn cầu, Trung Quốc sắp trở thành quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất và về quân số thì đã đứng đầu thế giới. Như đã biết Bắc Kinh không che giấu mục tiêu thôn tính Đài Loan, kể cả bằng sức mạnh. Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều lý lẽ chứng minh về tính chính đáng thâu tóm Đài Loan. 

RFI tiếng Việt dẫn nhập : Bắc Kinh đã đưa ra những bằng chứng lịch sử để khẳng định Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc nhưng lập trường này đã bị một số chuyên gia của phương Tây bác bỏ, thậm chí gọi đấy là một sự ngụy tạo về lịch sử. 

Stéphane Corcuff : Trung Hoa Dân Quốc năm 1912 rồi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949 đã thừa hưởng lại các đường biên giới được phân định từ thời triều đình Mãn Châu và xin nhấn mạnh đó là thời kỳ Mãn Châu, chứ không phải là đế chế Trung Hoa như chính quyền hiện nay ở Hoa lục thường nhận vơ. Xin đơn cử bằng chứng là thế kỷ 17, Trung Quốc bị người Mãn Châu đô hộ. Tiếp theo đó các vùng Nội Mông, miền đông Turkestan và sau cùng là Đài Loan (1684) đã bị người Mãn Châu chinh phục. Do vậy Đài Loan chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc mà chỉ là thuộc về một đế chế đã từng đô hộ Trung Quốc. Nhưng chính quyền ở Hoa lục không bao giờ công nhận điều ấy và như vậy có lợi cho họ để khẳng định rằng Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Sau chiến tranh Nhật-Trung lần thứ nhất, năm 1884, triều đình Mãn Thanh đã trao lại Đài Loan cho Nhật Bản cai trị (…). 

RFI tiếng Việt giải thích thêm : Trước khi Thế chiến thứ II kết thúc, Tuyên bố Cairo năm 1943, nêu rõ "Formosa (Đài Loan) và quần đảo Bành Hồ (Penghu Islands) sẽ được khôi phục cho Trung Hoa Dân Quốc…". Năm 1949 khi Đảng cộng sản giành được chính quyền, lập thủ đô ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã phải chạy sang Đài Loan. Ông lãnh đạo hòn đảo này cho đến năm 1975 dưới sự yểm trợ của Hoa Kỳ nhằm kềm tỏa đà tiến của phe cộng sản tại Châu Á. Năm 1971 Liên Hiệp Quốc công nhận nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc. Mỹ và phương Tây cũng tuân thủ nguyên tắc "một nước Trung Quốc duy nhất". Song do vị trí chiến lược về mặt địa lý và địa chính trị, Đài Loan vẫn được Hoa Kỳ quan tâm. Năm 1979 Washington thông qua đạo luật Taiwan Relations Act cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí cho hòn đảo này để tự vệ nhưng văn bản nói trên không nói rõ khả năng "can thiệp quân sự" trong trường hợp Đài Loan bị tấn công. Stéphane Corcuff lưu ý : Trung Quốc càng lúc càng nhìn thấy tầm mức quan trọng của Đài Loan trong cuộc đối đầu với Mỹ. 

Stéphane Corcuff : Mãi đến sau này, Trung Quốc mới khai thác lập luận đó trong việc khẳng định chủ quyền với Đài Loan, một khi Bắc Kinh hiểu rằng làm chủ eo biển Đài Loan cho phép Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về mặt chiến lược, và đây là cánh cửa mở ra Thái Bình Dương. Từ đó Đài Loan lại càng có tầm mức quan trọng hơn theo quan điểm của Bắc Kinh. Nhưng tôi xin nhắc lại ban đầu kế hoạch chiếm lại Đài Loan chỉ mang màu sắc chính trị, với những ý đồ nặng tính dân tộc chủ nghĩa. Bởi vào đầu thập niên 1950 khi (Đảng cộng sản) mới giành được chính quyền, Trung Quốc chưa có một lực lượng Hải quân đủ sức đẻ hoạt động tại các vùng biển sâu. Bây giờ thì khác và chính vì thế mà vị trí của Đài Loan ở chuỗi đảo đầu tiên mở ra Thái Bình Dương lại càng quan trọng hơn nữa. Đài Loan cũng rất gần với Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc : đó là những đồng minh của Mỹ ở Châu Á, và là nơi Hoa Kỳ đã đặt căn cứ căn cứ quân sự. Nói cách khác, Đài Loan là cánh cổng mở cho phép hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương. Nhất là một khi làm chủ được Đài Loan, Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt căn cứ dọc suốt theo bờ đông của Đài Loan hướng ra Thái Bình Dương để quan sát mọi qua lại trong vùng biển này. Viễn cảnh này không lạc quan chút nào, nhất là đối với Pháp, một cường quốc trong vùng. Kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đã đánh bắt trái phép tại những vùng biển của Philippines và Việt Nam… Trung Quốc cũng sẽ hành xử tương tự ở Thái Bình Dương và sẽ gây trở ngại cho tự do giao thương hàng hải như thế nào một khi chiếm được Đài Loan.

RFI tiếng Việt bình luận : Giáo sư Corcuff e rằng, chiếm được Đài Loan, Bắc Kinh coi như kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương, Trung Quốc thêm sức mạnh để uy hiếp các nước láng giềng chung quanh.

Stéphane Corcuff : Nếu như nền dân chủ Đài Loan bị sụp đổ thì có nhiều lo ngại là Trung Quốc sẽ càng trong thế mạnh để khuynh đảo các nước láng giềng. Bắc Kinh không chủ trương lật đổ các chính phủ tại chức để dựng nên những chính quyền mới thân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không có ý đồ đưa quân xâm chiếm các quốc gia lân cận nhưng Trung Quốc có những công cụ khác, cũng lợi hại không kém để mở rộng ảnh hưởng và nhất là can thiệp vào đời sống chính trị, xã hội tác các quốc gia này. Chiếm được Đài Loan lại càng tăng thêm sức mạnh cho Trung Quốc và đó là một điều rất nguy hiểm, bởi khi đó Trung Quốc trở thành một siêu cường không gì ngăn cản nổi. Nhưng đó là một quốc gia không có tự do, không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác. 

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 17/04/2023

**************************

Tàu khu trục Mỹ USS Milius qua eo biển Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 17/04/2023

Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Milius của Mỹ hôm Chủ nhật 16/04/2023 đã đi qua eo biển Đài Loan, 1 tuần sau đợt tập trận trên quy mô lớn của Trung Quốc tại khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

chinataiwan2

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan. Ảnh ngày 16/04/2023. AP

Trong thông cáo, Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS Milius hôm qua 16/04 đã "tiến hành một cuộc hải hành theo thông lệ ở eo biển Đài Loan, tại vùng biển mà tự do hàng hải và hàng không được áp dụng phù hợp với luật quốc tế". Thông cáo của Hải quân Mỹ khẳng định "con tàu đã đi theo một hành lang ở eo biển nằm phía ngoài bất kỳ vùng lãnh hải của một quốc gia ven biển nào. (…) Quân đội Mỹ thực hiện các chuyến bay, hải hành và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Trung Quốc hôm 17/04 đã có phản ứng, cho biết đã theo dõi hải trình của tàu chiến Mỹ lúc đi quan eo biển Đài Loan. Bắc Kinh chỉ trích Washington "thổi phồng truyền thông" xung quanh sự hiện diện của tàu khu trục của Mỹ. Ông Thi Nghị (Shi Yi), một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc nói rằng các lực lượng Trung Quốc trong khu vực vẫn "duy trì cảnh giác cao độ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".

Trong khi đó, bộ quốc phòng Đài Loan khẳng định tình hình trên biển và trên không xung quanh đảo Đài Loan vẫn "bình thường" trong thời gian tàu USS Milius của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.

Mặt khác, bộ quốc phòng Đài Loan thông báo đã phát hiện 4 tàu và 18 máy bay của Trung Quốc, trong số đó có 4 máy bay đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Xin nhắc lại, để đáp trả vụ chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy, dù chỉ với tư cách cá nhân, tiếp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khi bà quá cảnh ở California trong chuyến công du Trung Mỹ, Trung Quốc đã tổ chức một đợt tập trận lớn 3 ngày với các bài tập phong tỏa đảo Đài Loan bằng tàu chiến và chiến đấu cơ. Đợt tập trận chính thức kết thúc ngày 10/04, nhưng theo AFP, từ đó tới nay, nhiều tàu chiến và máy bay quân sự của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động quanh đảo Đài Loan.

Thùy Dương

*********************

Tình báo Mỹ : Trung Quốc sẽ nhanh chóng giành ưu thế trên không trong xung đột với Đài Loan

Trọng Nghĩa, RFI, 16/04/2023

Theo các tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ được truyền thông Mỹ ngày 15/04/2023 tiết lộ, trong bất kỳ một cuộc tấn công nào vào Đài Loan, Trung Quốc sẽ nhanh chóng giành được ưu thế trên không, điều mà Nga đã thất bại nghiêm trọng trong cuộc xâm lược Ukraine vào năm ngoái.

chinataiwan3

Một phi công Trung Quốc thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu Miền Đông tham gia cuộc tập trận xung quanh Đài Loan ngày Chủ nhật 09/04/2023. Ảnh của Tân Hoa Xã. AP - Mei Shaoquan

Theo các tài liệu mật bị rò rỉ mới đây, chính giới lãnh đạo quân sự của Đài Loan đã hoài nghi về hiệu năng của hệ thống phòng không trên đảo, không thể "phát hiện chính xác các vụ phóng tên lửa", từ phía Trung Quốc, trong khi chỉ khoảng một nửa số máy bay của Đài Loan có khả năng nghênh chiến với kẻ thù.

Các báo cáo tình báo tiết lộ rằng Đài Loan lo ngại phải mất tới một tuần lễ để di chuyển máy bay đến những nơi trú ẩn, khiến cho các phi cơ này dễ bị tên lửa Trung Quốc tấn công.

Ngoài ra, theo nhật báo Mỹ Washington Post, việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện vận tải biển dân sự, bao gồm cả phà chở khách, cho mục đích quân sự, đã khiến cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn trong việc dự đoán khi nào một cuộc xâm lược đang được chuẩn bị.

Cũng theo nhật báo Mỹ, Lầu Năm Góc đã chỉ trích các cuộc tập trận tên lửa của Đài Loan gần đây là bám quá sát những kịch bản soạn sẵn, điều có nguy cơ làm cho các lực lượng vũ trang Đài Loan và giàn chỉ huy thiếu chuẩn bị cho các "sự kiện xảy ra trong thế giới thực".

Bộ quốc phòng Đài Loan cho rằng các phản ứng của họ đối với các cuộc phô trương lực lượng gần đây của Trung Quốc chứng tỏ rằng quân đội Đài Loan "hoàn toàn có năng lực, quyết tâm và lòng tự tin" để bảo vệ hòn đảo.

Vào tuần trước, Đài Loan đã tổ chức các cuộc tập trận ứng phó khẩn cấp quy mô lớn với nhiều kịch bản, bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa và vũ khí hóa học.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Stéphane Corcuff, Thanh Hà, Thùy Dương, Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn

Trung Quốc đe dọa Đài Loan : Macron dửng dưng, đồng minh bất bình

Nhiều báo Pháp hôm 11/04/2023 chỉ trích các phát biểu của tổng thống Pháp về Đài Loan : Khi nói rằng Châu Âu không nên "bị lôi kéo vào những cuộc khủng hoảng không phải của mình", vào đúng thời điểm Trung Quốc tập trận đe dọa Đài Loan, tổng thống Pháp khiến các đồng minh phương Tây tức giận. Về phía Bắc Kinh thực ra không thể đi xa hơn : Mỹ tỏ ra chừng mực, Đài Loan sắp bầu cử.

tqdl1

Một phi công Trung Quốc thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu Miền Đông tham gia cuộc tập trận xung quanh Đài Loan ngày Chủ nhật 09/04/2023. Ảnh của Tân Hoa Xã. AP - Mei Shaoquan

Phát biểu có lợi cho Bắc Kinh, tổng thống Macron lại gây bão

Chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Macron khiến báo chí tốn nhiều giấy mực. La Croix nói về việc "Trung Quốc giả định 'bao vây' Đài Loan", Libération mô tả "Bắc Kinh nghênh ngang ở eo biển Đài Loan", Les Echos dùng từ "giương oai diễu võ". Le Figaro cho biết "Phương Tây giận dữ sau sai lầm của ông Macron về Đài Loan". Tương tự, trang web Le Monde nhận định "Sau chuyến thăm Trung Quốc, Emmanuel Macron lại khiến các đồng minh thêm khó hiểu".

Cũng như năm 2019 với câu nói về NATO "chết não", ông Emmanuel Macron lại gây bão, bị các đồng minh cáo buộc làm mất đi mối đoàn kết Âu-Mỹ. Trước các nhà báo, khi bày tỏ lo lắng về việc Châu Âu "bị lôi kéo vào những cuộc khủng hoảng không phải của mình" như ở Đài Loan, và "theo đuôi Mỹ", tổng thống Macron - người luôn bảo vệ một "con đường thứ ba" - gây nghi ngại về thái độ của Pháp trong trường hợp Trung Quốc xâm lăng Đài Loan.

Chuyên gia Antoine Bondaz của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) nhận định : "Emmanuel Macron làm lợi cho Bắc Kinh khi hàm ý Pháp sẽ trung lập, đứng ngoài nếu khủng hoảng xảy ra ở eo biển Đài Loan". Giới nghiên cứu ở Pháp cũng cho rằng ngược với nhận định của ông Macron, Paris có nhiều lợi ích trong khu vực, eo biển Đài Loan rất quan trọng cho an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đồng minh của Pháp tức giận

Phương Tây rất bất bình, nhiều người nhắc nhở nếu Hoa Kỳ không tham gia bảo vệ Ukraine ở Châu Âu, thì Vladimir Putin đã chiến thắng. Tại Mỹ, thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói nếu Emmanuel Macron nhân danh Châu Âu, thì Hoa Kỳ cần rút ra bài học, "tập trung vào Đài Loan và mối đe dọa Trung Quốc, để Châu Âu lo cho Ukraine !". 

Đông Âu cũng không thể hiểu thái độ đi dây giữa Trung Quốc và Mỹ. Dân biểu Marko Mihkelson của Estonia cho rằng, Châu Âu ngược lại cần phải đứng bên cạnh Hoa Kỳ để cân bằng lại sức mạnh với Trung Quốc. Về phần nhà đối lập Nga Garry Kasparov nhắc nhở, chiến tranh đang diễn ra ở Châu Âu ngày nay chính là vì châu lục này cố tránh can thiệp khi Putin xâm lấn Ukraine năm 2014.

Cũng như Nga, Trung Quốc muốn phá vỡ trật tự quốc tế, chia rẽ Châu Âu với Hoa Kỳ, xâm lăng nước láng giềng, liên kết các chế độ độc tài chống lại dân chủ. Hai nước này có chung sự thù ghét Mỹ, và chỉ biết đến vũ lực. Emmanuel Macron cố gắng thuyết phục Moskva lẫn Bắc Kinh nhưng đều thất bại. Cũng theo Antoine Bondaz trên Le Figaro, "Macron coi Hoa Kỳ là người chịu trách nhiệm duy nhất, trong khi mục tiêu của Trung Quốc là chiếm lấy Đài Loan. Đó là một phân tích hoàn toàn sai lạc", và những phát biểu của ông sẽ "lưu lại dấu tích nơi các đối tác Châu Âu cũng như Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Trên trang Ý kiến, tác giả Renaud Girard cho rằng "Trung Quốc được lợi về mọi mặt". Châu Âu đến, lịch sự bàn về thương mại và biến đổi khí hậu, khi trong đầu ông Tập chỉ có việc đe nẹt Đài Loan. Tự do chính trị của Đài Loan phải chăng không quan trọng bằng Ukraine ? Trước đó Tập Cận Bình cũng đã thành công trong việc biến Moskva thành chư hầu, mua dầu khí rẻ hơn ít nhất 30%, tống đủ loại hàng hóa sang Nga nhưng từ chối bán vũ khí cho Putin.

Trung Quốc hùng hổ tập trận, nhưng dọa Đài Loan là chính

Libération nhận thấy cuộc tập trận mang tên "Kiếm sắc" của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan mang mục đích răn đe về chính trị thay vì quân sự. Để biện minh cho việc múa võ đi quyền, Bắc Kinh đã phóng đại sự "phẫn nộ" trước những "khiêu khích" của tổng thống Đài Loan. Trên giấy tờ, động thái này xứng đáng là bộ phim ăn khách số một : bao vây eo biển, tập trận bắn đạn thật. Trên thực tế, chỉ là kịch bản mà người Đài Loan đã quá quen.

Tổng cộng có 134 máy bay và 74 tàu chiến vượt qua đường trung tuyến ; việc bắn đạn thật diễn ra trong một vịnh ở duyên hải Phúc Kiến cách đảo chính Đài Loan hơn 200 kilomet. Le Monde nhắc lại, lần trước Bắc Kinh còn bắn 11 hỏa tiễn sang không phận Đài Loan. Và dù tỏ ra hùng hổ như thế, nhưng các chiến hạm chỉ hoạt động ở vùng biển quốc tế hay lãnh hải Trung Quốc.

Phó giáo sư Yết Trọng (Chieh Chung) ở Đài Bắc nhận xét, mục đích của Trung Quốc nhằm tạo ấn tượng một cuộc tập trận rất lớn để đe dọa quốc tế không cho tiến gần Đài Loan. Khi tuyên truyền về "bao vây", Bắc Kinh lại bộc lộ một trong những điểm yếu là khó thể phong tỏa được hòn đảo tại một vùng hàng hải nhộn nhịp, dưới sự theo dõi của tất cả cường quốc khu vực. Lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Sơn Đông cho xuất kích 4 chiếc tiêm kích áp sát vùng nhận diện phòng không Đài Loan, nhưng theo ông, sự hiện diện của mẫu hạm này chỉ nhằm tạo tác động tâm lý.

Tập Cận Bình biết rằng không thể đi quá xa

Cuộc gặp giữa bà Thái Anh Văn với ông Kevin McCarthy lần này diễn ra trên đất Mỹ, trong khuôn khổ riêng tư, khác hẳn với chuyến đi của bà Pelosi. Cũng theo ông Yết Trọng, "Mỹ đã tỏ ra chừng mực, nên Trung Quốc biết rằng không thể đi quá xa". Le Monde nêu thêm lý do : Đài Loan bắt đầu chiến dịch tranh cử. Bà Thái tái đắc cử năm 2020 một phần là nhờ Tập Cận Bình đàn áp dữ dội Hồng Kông, khiến dân Đài Loan dồn phiếu cho bà. Bắc Kinh biết rằng nếu quá hung hăng, có thể lại tạo ưu thế cho ứng cử viên của Dân Tiến.

Trên mạng xã hội, đối phó với những video tuyên truyền đã lỗi thời trên nền nhạc khích động của truyền thông Hoa lục, quân đội Đài Loan đáp trả bằng những hình ảnh ấn tượng nhấn mạnh việc chuẩn bị chiến đấu và quyết tâm của Đài Loan.

Đối với ông Mathieu Duchâtel của Viện Montaigne, việc Bắc Kinh khoe khoang đã kiểm soát các tàu chở container về hướng Đài Loan trong ba ngày, vi phạm trắng trợn Luật Biển, là rất đáng lo ngại dù có thực hay không. Nhật Bản đã gởi các phi cơ tiêm kích đến, Washington điều một khu trục hạm tới gần Đá Vành Khăn, và từ hôm nay Philippines tập trận chung với Mỹ, tổng cộng gần 18.000 quân nhân tham gia.

Không chỉ các nước trong khu vực lo lắng, mà ngay tại Hoa lục vấn đề Đài Loan lâu nay là cấm kỵ, cũng đang được nhiều người bàn luận. Một nhà kỹ nghệ ở Thượng Hải nói với Le Monde : "Ông Tập muốn chiếm Đài Loan năm 2027. Thật là điên rồ, chúng tôi sẽ không còn vào được thị trường phương Tây". Cũng như nhiều doanh nhân khác, người này muốn chuyển dịch một phần sản xuất sang nước khác để đề phòng trường hợp Trung Quốc bị trừng phạt.

Tài liệu mật bị rò rỉ từ nội bộ Mỹ ?

Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro nhận thấy "Lầu Năm Góc là nạn nhân của vụ rò rỉ tài liệu mật quy mô". Đây là vụ lớn nhất kể từ sau vụ Snowden năm 2013, FBI và Bộ tư pháp phải mở điều tra. Những tài liệu này gồm các phân tích chi tiết về cuộc chiến tranh ở Ukraine, cho thấy có thể Mỹ xâm nhập được vào quân đội Nga, và cả nghe lén đồng minh. Khoảng 100 bản sao tài liệu mật đã được đăng trên những trang web khác nhau từ nhiều tuần qua. Trước tiên là Discord, một diễn đàn video game, rồi được sao chép và phổ biến trên các mạng như Twitter, 4chan, Telegram.

Nhiều yếu tố cho thấy các tài liệu này từ nội bộ chứ không phải tin tặc hay gián điệp lấy cắp. Đa số là những tờ A4 đóng dấu mật, được đặt trên bàn để chụp lại bằng điện thoại di động, đôi khi bị gấp lại để bỏ túi mang ra khỏi khu vực an ninh. Một số dành cho người Mỹ, số khác mang chữ "Five Eyes", nhóm năm nước tiếng Anh chia sẻ tin tình báo. Hầu hết liên quan đến tình hình Ukraine vào đầu tháng Ba, cho biết về trợ giúp của Mỹ và NATO.

Vụ tiết lộ làm thiệt hại cho Ukraine

Tài liệu xác nhận quân đội Nga đã yếu đi sau một năm chiến tranh, nhưng Kiev cũng khó khăn hơn là những gì nói công khai. Phòng không Ukraine hầu như không còn đạn. Ước tính từ đầu cuộc chiến Nga đã mất 43.000 lính, có 17.500 chiến sĩ Ukraine tử trận và 41.000 thường dân.  

Hồ sơ này cũng cho thấy Washington có thể cảnh báo các vụ oanh kích của Nga cho Kiev hầu như hàng ngày, đôi khi còn đưa ra nhiều chi tiết cụ thể về những tranh luận trong nội bộ Nga liên quan đến việc cung cấp đạn cho Wagner, kế hoạch chống phương Tây và Ukraine của tình báo Nga ở Châu Phi, Haiti ; việc bí mật mua vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Mali. Một tài liệu tiết lộ khoảng 100 đặc nhiệm phương Tây có mặt tại Ukraine, chủ yếu là Pháp – thông tin này được Bộ quân lực Pháp đính chính.

Những rò rỉ trên đây làm thiệt hại cho sự trợ giúp của Mỹ đối với Ukraine, nhất là giúp Nga nhận diện được nguồn tin trong bộ máy tình báo và quân đội, đồng thời làm giảm sự chia sẻ tin mật giữa các đồng minh NATO. Những vụ tiết lộ quy mô tài liệu mật trước đây của Edward Snowden năm 2013 hay Julian Assange năm 2010 tuy có làm Washington bối rối, nhưng xì-căng-đan mới này là chưa từng thấy, vì liên quan đến một cuộc chiến đang diễn ra.

Macron chiếm trang nhất các báo Pháp

Le Figaro hôm nay chạy tựa "Macron vẫn hy vọng tái thúc đẩy như thế nào", khi năm đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai kết thúc trong bối cảnh chính trị xã hội hết sức khó khăn. Libération than phiền "Cánh tả : Có hẳn đại lộ nhưng lại chọn con đường hẹp". Sau mối hy vọng được Nupes dấy lên trong kỳ bầu cử Quốc hội, phe tả mong tận dụng nhưng còn lâu mới đạt được - đó là do chia rẽ hay thiếu vắng lãnh đạo tài năng ? Le Monde sau khi ra số đúp vẫn còn nghỉ lễ. La Croix nói về "Ánh sáng Phục Sinh", người công giáo từ Sainte-Soline ở Pháp cho đến Madurai ở Ấn Độ mừng ngày lễ trọng. Les Echos đăng chân dung tổng thống Pháp trên trang nhất, với bài phỏng vấn độc quyền "Châu Âu phải nhắm đến tự chủ chiến lược".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Lần đầu tiên Trung Quốc điều tàu sân bay Sơn Đông tập trận bao vây Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 10/04/2023

Trong ngày thứ ba liên tiếp của cuộc tập trận có tên gọi Joint Sword (Liên Hợp Lợi Kiếm) để "bao vây toàn diện" Đài Loan, Bắc Kinh hôm 10/04/2023 đã điều cả tàu sân bay Sơn Đông (Shandong), đến vùng biển quanh đảo Đài Loan, sau khi đã huy động một đội ngũ hùng hậu khu trục hạm, khinh hạm cao tốc phóng tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay tiếp liệu và gây nhiễu cùng các đơn vị trên bộ.

tancong01

Tàu hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan. Ảnh cho truyền hình Trung Quốc CCTV công bố ngày 09/04/2023. AP

Tàu sân bay Sơn Đông là 1 trong 2 tàu sân bay của Trung Quốc và là tàu sân bay duy nhất được đóng hoàn toàn trong nước và được đưa vào hoạt động từ năm 2019. Theo thông cáo của quân đội Trung Quốc, đây là lần đầu tiên tàu sân bay Sơn Đông được huy động tham gia cuộc trập trận bao vây Đài Loan.

Đài Bắc hôm nay thông báo phát hiện được 11 tàu chiến và 59 phi cơ Trung Quốc quanh đảo. Trong một video được đăng tải hôm nay trên tài khoản WeChat của Bộ Tư lệnh Chiến khu Miền đông của quân đội Trung Quốc, một phi công cho biết "đã đến gần khu vực phía bắc của đảo Đài Loan" với tên lửa "đã khóa mục tiêu".

Theo các quan chức hải quân Trung Quốc, các bài tập bắn đạn thật của Trung Quốc diễn ra hôm nay tại eo biển Đài Loan, gần tỉnh Phúc Kiến. Theo cùng một nguồn tin, các bài tập bắn đạn thật nói trên được tiến hành từ 7 giờ sáng địa phương ngày 10/04 đến 8 giờ tối nay (23 giờ GMT Chủ Nhật đến 12 giờ GMT thứ Hai) xung quanh đảo Bình Đàm (Pingtan) của Đài Loan, điểm nằm gần cả Trung Quốc và Đài Loan nhất. Tuy nhiên, hôm nay các phóng viên của AFP có mặt tại một địa điểm ở gần đảo Bình Đàm không thấy bất kỳ hoạt động quân sự gia tăng nào.

Trong hai ngày cuối tuần, các chiến đấu cơ và tàu chiến của Trung Quốc đã thao dợt mô phỏng các vụ oanh kích nhắm vào Đài Loan. Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Thi Nghị (Shi Yi) cảnh báo cuộc tập trận "là lời cảnh báo nghiêm trọng chống lại sự thông đồng giữa các lực lượng ly khai đang tìm kiếm "độc lập cho Đài Loan" và các thế lực bên ngoài, cũng như các hoạt động khiêu khích của họ".

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin), trong cuộc họp báo thường nhật hôm nay tuyên bố "Sự độc lập của Đài Loan và sự ổn định ở eo biển Đài Loan sẽ loại trừ nhau".

Thùy Dương

************************

Trung Quốc tập trận mô phỏng các cuộc tấn công đánh vào "các mục tiêu chính" ở Đài Loan

Trọng Thành, RFI, 09/04/2023

Cuộc tập trận "bao vây toàn diện" Đài Loan do Trung Quốc khởi động hôm 09/04/2023 bước sang ngày thứ hai, với các bài tập mô phỏng "các cuộc tấn công chính xác" nhắm vào "các mục tiêu chính trên đảo Đài Loan và vùng biển xung quanh". Mang tên chính thức là "Liên Hợp Lợi Kiếm", cuộc tập trân dự trù kéo dài 3 ngày đã được Bắc Kinh tung ra từ hôm qua nhằm phản ứng lại cuộc gặp ngày 05/04 tại California giữa tổng thống Đài Loan với chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.

tancong1

Các chiến đấu cơ của Trung Quốc tiếp nhiên liệu trên không tại một địa điểm không xác định, ngày 08/04/2023, sau khi Bắc Kinh tuyên bố thực hiện các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan. AP

Theo hãng tin Pháp AFP, phía Trung Quốc khẳng định đã huy động một lực lượng hùng hậu bao gồm các khu trục hạm, khinh hạm cao tốc phóng tên lửa, chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu và gây nhiễu cùng các đơn vị trên bộ vào cuộc tập trận.

Trong lúc đó, Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện 9 tàu chiến và 71 máy bay của Trung Quốc xung quanh hòn đảo

Theo Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc đã quảng bá rầm rộ cho các cuộc tập trận, được loan báo là sẽ còn tiếp diễn trong tuần tới.

"Bộ tư lệnh Chiến Khu Đông Bộ của Quân Đội Trung Quốc đang đồng thời tiến hành nhiều các cuộc tuần tra xung quanh đảo Đài Loan, trong tư thế bao vây và răn đe tổng thể"… Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết như trên vào sáng nay kèm theo hình ảnh cho thấy binh lính trong quần áo ngụy trang phóng ra khỏi các doanh trại, cùng với đủ loại thiết bị được triển khai từ các hệ thống phòng không, các giàn tên lửa tầm xa, chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, cho đến các chiến hạm, trong đó có cả một chiếc tàu sân bay.

Dù không đề cập trực tiếp đến chuyến ghé Hoa Kỳ hôm thứ Tư 05/04 vừa qua của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, nhưng đối với Trung Quốc, đây là các biện pháp răn đe, trả đũa nhằm gởi đị một lời "cảnh báo cứng rắn" đến chính phủ Đài Loan.

Chiến dịch mang tên "Liên Hợp Lợi Kiếm" ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, sẽ tiếp tục cho đến thứ Hai ngày mai, với các bài tập bắn đạn thật gần đảo Bình Đàm (Pingtan).

Sau đó, các cuộc tập trận sẽ tiếp tục, lần này dưới quyền chỉ huy của bộ tư lệnh Chiến Khu Nam Bộ của Quân Đội Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

*************************

Trung Quốc tập trận tấn công Đài Loan : Hoa Kỳ kêu gọi kiềm chế

Thu Hằng, RFI, 09/04/2023

Ngay trong ngày đầu Trung Quốc huy động lực lượng tập trận sát Đài Loan, Washington đã kêu gọi Bắc Kinh "kiềm chế". Ngày 08/04/2023, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định "các kênh liên lạc với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vẫn mở". Cả Washington và Đài Bắc cho biết theo dõi "sát sao các hành động của Trung Quốc".

tancong2

Tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận gần Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, gần quần đảo Mã Tổ do Đài Loan kiểm soát, ngày 08/04/2023. Reuters – Thomas Peter

Trước cuộc tập trận được đặt tên chính thức là "Liên Hợp Lợi Kiếm" (tiếng Anh gọi là "Joint Sword") kéo dài 3 ngày bao vây Đài Loan nhằm cảnh cáo việc chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tiếp tổng thống Thái Anh Văn ngày 05/04 ở Los Angeles, bộ ngoại giao Mỹ một mặt kêu gọi "không thay đổi nguyên trạng", mặt khác cho biết "tự tin vào việc có đủ nguồn lực ở trong vùng để bảo đảm hòa bình và ổn định".

Về phần mình, chủ tịch Hạ Viện Mỹ viết trên Twitter rằng "không có chuyện Trung Quốc bảo tôi có thể đi đến đâu và nói chuyện với ai".

Trong ngày tập trận thứ hai của Trung Quốc, quân đội Đài Loan cho biết "theo dõi sát tình hình", đồng thời kêu gọi "toàn bộ máy bay, tầu chiến, hệ thống tên lửa phòng trên bộ phản ứng phù hợp".

Về phía quân đội Trung Quốc, đại tá Thi Nghị (Shi Yi), người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, khẳng định các cuộc tập trận "là những lời cảnh cáo nghiêm khắc chống lại sự thông đồng giữa các lực lượng ly khai tìm kiếm "độc lập cho Đài Loan" và các lực lượng bên ngoài, cũng như các hoạt động khiêu khích của họ".

Jean Vincent Brisset, nhà nghiên cứu cộng tác với Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp (IRIS), giải thích về điểm này với đài RFI ngày 09/04 :

"Trung Quốc thị uy không chỉ ở eo biển Đài Loan mà có đến 4 vùng tập trận, nằm ở bốn góc của Đài Loan. Và dường như có một tầu sân bay cùng với đội tầu hộ tống hoạt động ở phía đông Đài Loan để sẵn sàng cản đường nếu có hỗ trợ từ lực lượng Mỹ trú đóng trong vùng.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, giống trường hợp Kiev coi các tỉnh ly khai ở miền đông Ukraine. Những tỉnh ly khai đó, một bên được Hoa Kỳ hỗ trợ, còn bên kia là Nga. Cả hai trường hợp khá tương đồng, thế nhưng người ta ủng hộ Đài Loan nhân danh một điều mà người ta lại từ chối với Nga. Do đó, phải hiểu rằng đối với Bắc Kinh, có gì đó bất thường trong kiểu hành xử "nhất bên trọng nhất bên khinh" này, đặc biệt là nhìn từ Bắc Kinh, từ hơn một nửa nhân loại sống ngoài phương Tây, rất khó để giải thích bên này là tốt, còn bên kia là không tốt".

Tổng thống Pháp kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu không "theo" Hoa Kỳ hay Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Pháp Les Echos hôm 07/04 và được đăng ngày 09/04, ông Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu "thức tỉnh" : "Ưu tiên của chúng ta không phải là thích ứng với lịch trình của những cường quốc khác ở trong các vùng trên thế giới" và "chúng ta không muốn bị lôi kéo vào tâm lý phe phái".

Thu Hằng

**********************

Trung Quốc tiến hành tập trận "bao vây" Đài Loan

Thanh Phương, RFI, 08/04/2023

Hôm 08/04/2023, Trung Quốc đã tiến hành tại vùng eo biển Đài Loan các cuộc tập trận mà đài truyền hình nhà nước Trung Quốc mô tả là thao dượt "bao vây hoàn toàn" hòn đảo này.

tancong3

Truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin về cuộc tập trận vây Đài Loan ngày 08/04/2023. AP

Trong đợt tập trận lần này, kéo dài 3 ngày, quân đội Trung Quốc huy động các khu trục hạm, tàu tuần tra phóng tên lửa, chiến đấu cơ, máy bay tiếp nhiên liệu, các máy phá sóng... Theo thông báo của Bộ quốc phòng Đài Loan hôm nay, trong ngày đầu tập trận, họ ghi nhận tổng cộng 9 chiến hạm và 71 máy bay tiêm kích của Trung Quốc chung quanh hòn đảo. Nhưng các địa điểm diễn ra tập trận chưa được biết rõ.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

"Các cuộc tập trận này là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự thông đồng của các lực lượng ly khai thúc đẩy Đài Loan độc lập với các thế lực bên ngoài, cũng như về những hành động khiêu khích của các lực lượng này. Đó là tuyên bố của phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc sáng nay (08/04).

Giống như đã xảy ra sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ vào mùa hè năm ngoái, các cuộc thao dượt quân sự sẽ kéo dài đến thứ hai tuần tới tại những địa điểm không được xác định rõ trong vùng eo biển Đài Loan.

Thông báo của bộ tư lệnh chiến khu Đông Bộ của quân đội Trung Quốc tuy vậy đã yêu cầu các tàu bè nên tránh sử dụng những tuyến hàng hải ngoài khơi bờ biển phía đông của tỉnh Phúc Kiến trong ngày hôm nay từ 8 giờ đến 12 giờ.

Các cuộc tập trận bắn đạn thật cũng sẽ diễn ra hôm thứ hai ở ngoài khơi đảo Bình Đàm (Pingtan), tức là ở vùng bờ biển phía đông Trung Quốc đối diện với Đài Loan. 

Tuy không nói đến chuyến đi của tổng thống Đài Loan ở Hoa Kỳ, trong bản thông cáo, Bắc Kinh đã báo trước là họ sẽ có phản ứng mạnh trong trường hợp bà Thái Anh Văn gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ.  

Các cuộc tập trận này cũng diễn ra ngay sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, trong đó, theo điện Elysée, ông đã đề cập vấn đề Đài Loan "rất nhiều" và "một cách thẳng thắn" khi hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua. Về phần Tập Cận Bình, ông cảnh báo tổng thống Pháp việc "không thông hiểu vấn đề" có thể dẫn đến sự "leo thang"".       

Tổng thống Đài Loan lên án "chủ nghĩa bành trướng độc đoán" của Trung Quốc

Phản ứng về cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở eo biển Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn hôm nay đã lên án "chủ nghĩa bành trướng độc đoán" của Trung Quốc và tuyên bố là Đài Bắc sẽ tiếp tục cùng với Hoa Kỳ và các quốc gia khác bảo vệ các giá trị của tự do và dân chủ.

Trước khi Bắc Kinh thông báo đợt tập trận mới ở eo biển Đài Loan, tổng thống Thái Anh văn đã tiếp một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội Mỹ đến thăm Đài Bắc. Dẫn đầu phái đoàn, nghị sĩ Michael McCaul, đặc trách về việc bán thiết bị quân sự của Mỹ cho nước ngoài, tuyên bố là Washington sẽ cố gắng nhanh chóng cung cấp vũ khí cho Đài Loan để hòn đảo tự vệ, đồng thời sẽ tham gia huấn luyện cho quân đội Đài Loan.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author Thùy Dương, Trọng Thành, Thu Hằng, Thanh Phương
Published in Châu Á

Ngày thứ hai liên tiếp Bắc Kinh điều tàu chiến và chiến đấu cơ đến gần Đài Loan

Thùy Dương, RFI, 07/04/2023

Hôm 07/04/2023, Bắc Kinh lại điều các tàu chiến và một chiến đấu cơ đến gần Đài Loan. Đây là ngày thứ hai liên tiếp tàu chiến Trung Quốc đến gần Đài Loan, sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ, với tư cách cá nhân, đón tiếp tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại California, ngày 05/04.

tqdl1

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động tại eo biển Đài Loan, ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 06/04/2023 via Reuters - Maritime Safety Administration

Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết 3 tàu chiến Trung Quốc được triển khai quanh đảo Đài Loan, trong khi một chiến đấu cơ và một trực thăng chống tàu ngầm xâm nhập vùng nhận diện phòng không ADIZ của Đài Loan. Hôm 06/04, Đài Loan cũng đã xác định được 3 tàu chiến và 1 trực thăng chống tàu ngầm của Trung Quốc hiện diện quanh đảo.

Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Vedant Patel, kêu gọi Bắc Kinh chọn "con đường ngoại giao" thay vì gây "sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế" đối với Đài Loan.

Phớt lờ lời kêu gọi của Mỹ, không chỉ tiếp tục gây áp lực quân sự đối với Đài Bắc, theo Reuters, hôm nay Bắc Kinh lại áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào Hsiao Bi-khim, đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Kỳ, cấm bà và các thành viên trong gia đình nhập cảnh vào Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Ma Cao.

Theo các biện pháp trừng phạt do Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đưa ra, các nhà đầu tư và công ty có liên hệ với đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Kỳ cũng bị cấm hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở Hoa lục.

Thùy Dương

****************************

Tàu chiến Trung Quốc đến gần Đài Loan sau khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ tiếp Tổng thống Thái Anh Văn

Thanh Hà, RFI, 06/04/2023

Bộ quốc phòng Đài Loan ngày 06/04/2023 thông báo máy bay, hàng không mẫu hạm Sơn Đông và tàu chiến Trung Quốc đã tiến đến gần hòn đảo này. Đài Bắc cho biết đang theo dõi sát tình hình và trong tư thế "sẵn sàng" đối phó. Bắc Kinh tuyên bố sẽ có những biện pháp "cứng rắn" sau khi tổng thống Thái Anh Văn hội kiến chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tại Los Angeles, California, ngày 05/04. 

tqdl2

Một thủy thủ trên một chiến hạm của Đài Loan theo dõi đội tàu sân bay của Trung Quốc trên vùng biển gần Đài Loan ngày 05/04/2023 via Reuters – Taiwan Defence Ministry

Theo thông cáo của Bộ quốc phòng Đài Loan được AFP trích dẫn, một trực thăng chống tàu ngầm của Trung Quốc đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Ngoài ra Bắc Kinh đã huy động một đội tàu tuần duyên trong một chiến dịch tuần tra "bất thường" đến gần hòn đảo. 

Bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chính trong cuộc điều trần tại Quốc Hội cho biết thêm là tàu sân bay Trung Quốc Sơn Đông đang neo đậu cách bờ đông của Đài Loan 200 hải lý (370 km) trong khuôn khổ một chương trình diễn tập. Sơn Đông là một trong hai hàng không mẫu hạm của Trung Quốc. Theo bộ trưởng quốc phòng Đài Loan, tàu sân bay này được điều đến khu vực để chuẩn bị tập huấn vào một thời điểm "nhạy cảm".

Máy bay và tàu chiến Trung Quốc được triển khai gần eo biển Đài Loan vào lúc tổng thống Thái Anh Văn hôm qua 05/04/2023 được chủ tịch Hạ Viện Mỹ ông Kevin McCarthy tiếp với tư cách cá nhân tại Thư Viện Ronald Reagan, gần thành phố Los Angeles, bang California. 

Đài Loan cảm ơn Mỹ kiên trì hiểm trợ hòn đảo

Trong cuộc trao đổi với nhân vật thứ ba trong chính quyền Mỹ, tổng thống Thái Anh Văn đã cảm ơn Hoa Kỳ "kiên trì yểm trợ" Đài Loan.

Thông tín viên RFI Guillaume Naudin cho biết thêm:

"Tôi không cần Trung Quốc dạy bảo là nên hay không nên tiếp ai. Kevin McCarthy đã tuyên bố thẳng thừng như trên khi tiếp tổng thống Đài Loan trên sân nhà, ở bang California, chính xác hơn là trong thư viện mang tên cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Kevin McCarthy nhắc lại Reagan là người đã đóng góp rất nhiều cho quan hệ Đài Bắc-Washington. Chủ tịch Hạ Viện giải thích thêm : Chính giới Mỹ có nhiều bất đồng, nhưng mọi người đều ủng hộ Đài Loan.

Thật vậy, trong đoàn tiếp tổng thống Thái Anh Văn hôm qua, có cả một số dân biểu Dân Chủ. Các nghị sĩ của đảng này đồng thanh cho rằng cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Đài Loan là nhằm bảo vệ tự do, dân chủ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, cũng như ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Ổn định ở khu vực này cũng là một trong những ưu tiên của Pháp, một đồng minh của Hoa Kỳ vào lúc mà tổng thống Emmanuel Macron công du Bắc Kinh. Kevin McCarthy không thấy có gì mâu thuẫn với hành động của ông cả. Chủ tịch Hạ Viện Mỹ quan niệm trao đổi với nhau luôn là giải pháp tốt hơn hết, thay vì phô trương sức mạnh. Ông cũng để ngỏ khả năng sẽ viếng thăm Đài Loan. Lần cuối cùng mà một chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, đến Đài Bắc, Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy trong lịch sử gần sát hòn đảo này và Trung Quốc khi đó đã cắt giảm các kênh liên lạc ngoại giao với Mỹ".

Bắc Kinh dọa đáp trả mạnh mẽ

Cuộc tiếp xúc giữa Thái Anh Văn với Kevin McCarthy tuy là một cuộc gặp mang tính cá nhân, nhưng cũng đủ để Bắc Kinh nổi dóa. Tránh đổ thêm dầu vào lửa và để tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc duy nhất", chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ không tiếp tổng thống Đài Loan ở thủ đô Washington hay trong tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Nhưng bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong thông cáo sáng nay 06/04/2023 đánh giá việc ông McCarthy tiếp tổng thống Đài Loan trên lãnh thổ Hoa Kỳ là một "hành vi cấu kết sai lạc nghiêm trọng" và cam kết sẽ có những "biện pháp cứng rắn và dứt khoát nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ". 

Thanh Hà

***********************

Trung Quốc tập trận sát Đài Loan trước cuộc gặp giữa Tổng thống Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ Viện Mỹ

Thu Hằng, RFI, 05/04/2023

Trong khi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chuẩn bị gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy ở bang California, Trung Quốc thông báo tiến hành một "cuộc tuần tra, giám sát" quân sự hỗn hợp tại nhiều vùng biển quanh Đài Loan hôm 05/04/2023.

tqdl3

Ảnh Tân Hoa Xã cung cấp minh họa cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ngày 31/01/2023. AP - Ma Yubin

Trang Taiwan News trích thông tin được đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đăng trên các mạng xã hội cho biết "chiến dịch đặc biệt" được tiến hành ở khu vực miền trung và bắc eo biển Đài Loan. Theo bản đồ được đăng kèm, hai vùng ở ngoài khơi phía đông Trung Quốc, sát Đài Loan, cũng được chọn để diễn tập hàng hải. Có thể thấy rất nhiều điểm được đánh dấu đỏ, trong đó có đảo Lan Tự (Lanyu), đảo Tiểu Lưu Cầu (Xiaoluiqiu), nhiều đảo ở quận Bành Hồ (Penghu) và quanh quần đảo Yaeyama của Nhật Bản (phía tây bắc Đài Loan).

CCTV không cho biết chi tiết về nội dung, cũng như số lượng đơn vị, tầu chiến. Tuy nhiên, theo trang UDN, tầu hải cảnh Trung Quốc Haixun 06 cũng tham gia. Trước đó một ngày, 20 chiến đấu cơ và ba tầu chiến Trung Quốc đã hoạt động gần lãnh thổ Đài Loan.

Trước khi rời Belize, kết thúc chuyến công du hai nước Trung Mỹ, và trước khi đến Los Angeles, California vào tối 04/04/2023, tổng thống Thái Anh Văn đã họp từ xa để cập nhật tình hình an ninh. 

Tại Los Angeles, đông đảo người ủng hộ và phản đối đã tập trung trước khách sạn của bà. Theo dự kiến, bà Thái Anh Văn gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCathy ngày 05/04 bất chấp phản đối gay gắt của Bắc Kinh.

Ngay sau khi về Đài Bắc, bà Thái Anh Văn sẽ tiếp ông Michael McCaul, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ, vào ngày 08/04. Trang Focus Taiwan cho biết Michael McCaul dẫn đầu một phái đoàn 8 người, công du Đài Loan 3 ngày, từ ngày 06/04. Ông sẽ làm việc với các thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Hạ Viện Đài Loan để hiểu rõ hơn về những mối đe dọa và thách thức mà Đài Loan phải đối mặt. Trước đó, McCaul đến Nhật Bản và Hàn Quốc để tăng cường hợp tác ba bên trước mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

Thu Hằng

***********************

Trung Quốc cảnh báo cuộc gặp Thái-McCarthy sẽ "làm tổn hại" quan hệ Trung-Mỹ

Phan Minh, RFI, 04/04/2023

Bắc Kinh hôm 03/04/2023 cho biết, cuộc gặp vào ngày 05/04 giữa tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy "sẽ gây rất nhiều tổn hại" cho mối quan hệ Trung-Mỹ. 

tqdl4

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trước Quốc hội Belize, tại Belmopan, ngày 03/04/2023. AP - Moises Castillo

Theo AFP, phát ngôn viên của lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles lưu ý, cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Đài Loan và chủ tịch Hạ Viện Mỹ sẽ khiến 1,4 tỷ dân Trung Quốc "phật ý" và "ảnh hưởng đến nền tảng chính trị của quan hệ Trung-Mỹ". 

Về phần mình, ông Kevin McCarthy đã xác nhận sẽ gặp bà Thái Anh Văn ở California, phớt lờ những cảnh báo từ cơ quan ngoại giao Trung Quốc rằng ông đang "đùa với lửa" khi gặp nhà lãnh đạo của đảng Dân Tiến Đài Loan, đảng chủ trương độc lập. 

Tổng thống Thái Anh Văn, đang công du Belize, hôm qua cũng tố cáo Trung Quốc liên tục đe dọa hòn đảo và cho biết luôn phải hứng chịu áp lực từ phía Bắc Kinh. 

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc mà họ chưa thể thống nhất, kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc vào năm 1949. 

Phan Minh

Additional Info

  • Author Thùy Dương, Thanh Hà, Thu Hằng, Phan Minh
Published in Châu Á

Việc cắt đứt liên lạc của Quần đảo Mã Tổ có thể là một cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

tqdl1

Các binh sĩ vận hành một khẩu lựu pháo trong một cuộc tập trận quân sự ở Nangan, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Matsu của Đài Loan, vào ngày 8 tháng 5 năm 2013.

Trong lúc người Mỹ còn mải nhìn lên bầu trời sau sự cố khinh khí cầu do thám, Trung Quốc đã nhanh chóng hành động trên biển. Hồi đầu tháng 2, các tàu Trung Quốc đã "vô hiệu hóa" hai tuyến cáp quang biển vốn cung cấp kết nối Internet cho Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan, một quần đảo nhỏ chỉ cách bờ biển Trung Quốc 10 hải lý. Giờ đây, cư dân trên quần đảo đành phải sử dụng Internet với kết nối chậm đi đáng kể và chờ đến khi cáp quang được sửa chữa. Hoạt động này trông như một hành vi quấy rối có chủ đích của Bắc Kinh – hoặc một cuộc tập dượt trước khi cắt đứt kết nối của toàn bộ Đài Loan.

Ngày 2/2, một tàu đánh cá Trung Quốc trong lúc đến gần Quần đảo Mã Tổ đã làm đứt một trong hai dây cáp nối quần đảo với Đài Loan. Sáu ngày hôm sau, một tàu vận tải của Trung Quốc tiếp tục làm đứt tuyến cáp thứ hai. Phát biểu ngay sau khi tuyến cáp thứ hai bị cắt, Ông Bá Tông (Wong Po-tsung), phó chủ tịch Ủy ban Truyền thông Quốc gia Đài Loan, nói với các phóng viên rằng không có dấu hiệu nào cho thấy các sự cố trên là cố ý. Việc cáp quang biển bị hư hỏng không phải là hiếm – nhưng việc mất hai tuyến cáp liên tiếp hoặc là sự cố cực kỳ đáng tiếc, hoặc không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Dù là vì lý do gì, cư dân Quần đảo Mã Tổ hiện chỉ có thể truy cập Internet theo cách rất thô sơ : Nhà cung cấp viễn thông thương mại của quần đảo, Chunghwa Telecom (CHT), đã thiết lập các trạm Wi-Fi miễn phí tại các cửa hàng CHT trên đảo, đồng thời sử dụng hệ thống vi sóng dự phòng dành cho điện thoại và thông tin liên lạc nhà nước.

Khoảng 12.700 cư dân của Quần đảo Mã Tổ sẽ phải sống mà không có Internet trong nhiều tuần nữa ; một tàu sửa chữa cáp sẽ đến sớm nhất vào ngày 20/4 và việc sửa chữa sẽ cần thêm thời gian. Người dân ở đây đã có kinh nghiệm sống chung với cáp quang biển bị hư hỏng. CHT báo cáo rằng các tuyến cáp đã bị hư hỏng năm lần vào năm 2021, và thêm bốn lần vào năm ngoái, dù không có lần nào nghiêm trọng như lần này. Trong những khoảng thời gian kết nối Internet bị chậm đi như vậy, "sẽ mất hơn 10 phút để gửi một tin nhắn văn bản và thậm chí lâu hơn để gửi một bức ảnh," Lý Vấn (Lii Wen), người đứng đầu Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Quần đảo Mã Tổ, tiết lộ với tờ Thời báo Đài Bắc, và nói thêm rằng "hệ thống đặt phòng khách sạn và dịch vụ hậu cần không thể hoạt động bình thường, chưa kể đến việc xem các nội dung và phim ảnh trên mạng xã hội".

Với việc cả hai dây cáp bị đứt, thì dù Internet chỉ chậm tương đối, cuộc sống thường nhật vẫn sẽ bị gián đoạn. Bắc Kinh đang theo dõi xem cư dân quần đảo giải quyết khó khăn này như thế nào – và họ xoay sở ra sao để duy trì liên lạc với Đài Loan. Quân đội Trung Quốc cũng luôn theo dõi sát sao khu vực mà họ cho là "nổi loạn". Các hòn đảo ngoài khơi Đài Loan luôn là gót chân Achilles của người Trung Quốc. Năm 1958, Trung Quốc nã pháo vào Quần đảo Mã Tổ và đảo Kim Môn lân cận. Mùa hè năm ngoái, Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân đã tiến hành các cuộc tập trận lớn gần quần đảo, với mục đích chính thức là đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là Nancy Pelosi. Tuy nhiên, quy mô lớn và sự phối hợp hiệu quả đã cho thấy những cuộc tập trận này phải được lên kế hoạch từ lâu.

Thật vậy, điều đáng chú ý là tần suất các tàu Trung Quốc làm hư hại cáp ngầm dưới biển kết nối với các đảo Đài Loan trong những năm gần đây. Việc này cần được quan tâm, vì chẳng có bí ẩn nào về vị trí của 380 tuyến cáp ngầm dưới biển của Đài Loan. Ngược lại, người ta còn công bố bản đồ chi tiết vị trí của chúng, để đảm bảo rằng các tàu đánh cá không vô tình làm chúng hư hỏng trong khi kéo lưới. Nhìn chung, cách làm này khá hiệu quả : Ủy ban Bảo vệ Cáp Quốc tế báo cáo rằng mỗi năm có từ 100 đến 200 trường hợp cáp quang bị hư hỏng và chỉ 50-100 trong số các sự cố đó liên quan đến tàu đánh cá ; các vụ việc còn lại là do xây dựng công trình và các hoạt động khác. Nói cách khác, các sự cố liên quan đến tuyến cáp nối với Quần đảo Mã Tổ đang xảy ra nhiều bất thường.

Hơn nữa, cho đến nay, các vụ đứt cáp chủ yếu có liên quan đến các tàu cát Trung Quốc đậu ngoài khơi các đảo của Đài Loan. Các dây cáp dưới biển có đường kính 17-21 mm (gần bằng kích thước của vòi tưới cây trong vườn), phải là người cực kỳ xui xẻo mới có thể vô tình làm hỏng chúng thường xuyên như các tàu Trung Quốc đang làm – chứ đừng nói đến việc có thể liên tiếp làm đứt hai tuyến cáp chỉ trong vài ngày.

Tàu hút cát Trung Quốc đậu ở vùng biển Đài Loan và lấy cát của Đài Loan là ví dụ điển hình của chiến lược vùng xám : Đó không phải là một cuộc tấn công quân sự, nhưng cũng không phải là không có gì. Thật vậy, mỗi khi chúng xuất hiện, các tàu tuần dương Đài Loan phải đến tận nơi và yêu cầu chúng rời đi (dù phía Đài Loan không thể chắc chắn những vị khách không mời sẽ chịu rút lui nhanh chóng). Mỗi lần như vậy, các tàu cát đều gây hại cho động vật biển hoang dã lẫn đáy biển. Và bởi vì chúng thường làm hư hỏng các dây cáp dưới biển trong quá trình này, nên chúng cũng gây hại cho khả năng hoạt động và liên lạc của Quần đảo Mã Tổ với Đài Loan và toàn thế giới.

Vì các tuyến cáp ngầm này đều có vị trí được công bố công khai, nên mức độ thường xuyên và tổn hại lớn mà tàu Trung Quốc gây ra cho Quần đảo Mã Tổ không giống như thiệt hại do tai nạn – mà giống như hành vi quấy rối Đài Loan. Sau sự cố gần đây nhất, DPP đã cáo buộc Trung Quốc cố tình làm hỏng các tuyến cáp do tần suất chúng bị đứt. Các sự cố này thậm chí có thể là một cuộc tập trận chuẩn bị cho việc cắt đứt liên lạc của toàn bộ Đài Loan. Hiện có 15 tuyến cáp ngầm dưới biển kết nối hòn đảo với hệ thống viễn thông toàn cầu.

CHT hiện có kế hoạch đảm bảo chí ít là một phần khả năng kết nối Internet của Quần đảo Mã Tổ, bằng cách lắp đặt một tuyến cáp khác và lần này nó sẽ được chôn sâu dưới đáy biển. Tuy nhiên, tuyến cáp sẽ chỉ được đưa vào sử dụng vào năm 2025. Trong thời gian chờ đợi, CHT đang gánh chịu chi phí cho hệ thống Internet dự phòng và họ cũng miễn phí Internet cho cư dân trên đảo. Khi tàu sửa chữa đến, việc sửa chữa hai tuyến cáp sẽ tiêu tốn từ 660.000 USD đến 1,3 triệu USD.

Gây ra tổn thất ở mức độ này cũng là một phần của chiến lược vùng xám. Nếu một công ty bị tổn thất do xâm lược địa chính trị, công ty bảo hiểm của họ có thể không bồi thường : Cuộc tấn công mạng NotPetya của Nga đã dẫn đến các vụ kiện lớn giữa các công ty đa quốc gia và công ty bảo hiểm của họ. Dù cuộc thảo luận giữa CHT với công ty bảo hiểm của mình đương nhiên được giữ bí mật, nhưng cả hai sẽ phải thống nhất về việc liệu đứt cáp là thiệt hại do tai nạn, hay hành động gây thiệt hại do chính phủ nước khác khởi xướng nhằm làm suy yếu Đài Loan. Dù câu trả lời có thế nào, CHT hoặc công ty bảo hiểm của họ sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại lặp đi lặp lại vượt xa mức thông thường đối với cáp biển. Điều gì xảy ra nếu CHT ngừng cung cấp kết nối đến Quần đảo Mã Tổ với lý do việc sửa chữa cáp liên tục khiến tình hình trở nên quá khó khăn và đắt đỏ ? Như tôi đã trình bày trong nhiều bài viết, nguy cơ đối đầu địa chính trị đang khiến nhiều hoạt động kinh doanh toàn cầu không thể được bảo hiểm.

Ngoài ra, còn một vấn đề khác mà CHT, Đài Loan, và thực sự là mọi quốc gia phải đối mặt : tình trạng thiếu tàu cáp. Lý do CHT phải đợi đến cuối tháng 4 hoặc muộn hơn mới bắt đầu sửa chữa cáp bị đứt là vì chỉ có sẵn khoảng 60 tàu cáp. Cũng may là những con tàu với vẻ ngoài cũ kỹ này vẫn còn tồn tại, bởi nếu không có chúng thì Internet sẽ không hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là có quá ít tàu cáp, mà chúng còn cũ. Theo báo cáo của Dan Swinhoe cho Tạp chí DCD, không có tàu cáp mới nào được đưa vào sử dụng từ năm 2004 đến năm 2010, và chỉ có năm tàu mới trong giai đoạn 2011-2020. "Chỉ có 8 trong số 60 tàu cáp là hoạt động dưới 18 năm, hầu hết đã hoạt động từ 20 đến 30 năm. Có 19 tàu hoạt động trên 30 năm và một tàu thậm chí đã hoạt động tận 50 năm," Swinhoe lưu ý. Giống như các tuyến cáp biển trên thế giới, các tàu cáp thuộc sở hữu tư nhân, và cho đến nay, thị trường dường như không quan tâm đến việc cải thiện chất lượng tàu. Đây có thể là cơ hội để các chính phủ – đặc biệt là các cường quốc hải quân thống trị thế giới như Mỹ – vào cuộc. Ngoài ra, các nhà khai thác cáp, không chỉ bao gồm các công ty viễn thông mà còn cả những gã khổng lồ công nghệ như Google, có lẽ nên trang bị đội tàu cáp của riêng họ.

Trong tương lai, nhiều cáp ngầm hơn sẽ được chôn sâu dưới đáy biển để đảm bảo chúng ít bị hư hại hơn – nhưng điều đó cũng phụ thuộc vào 60 tàu cáp hiện có. Nếu các tàu đánh cá và tàu chở hàng của Trung Quốc cố tình làm hư hỏng hoặc cắt đứt 15 dây cáp biển nối Đài Loan với phần còn lại của thế giới, thì họ sẽ có nhiều cơ hội trong tương lai gần. Thật vậy, với sự phụ thuộc của thế giới vào các tuyến cáp này, và số lượng ít ỏi các con tàu có thể bảo dưỡng chúng, tương lai gần mang đến những "viễn cảnh hấp dẫn" cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng tạo ra thêm một vài "tai nạn" trên biển.

Phá hoại cáp biển có thể trở thành phương tiện thực hiện "phong tỏa" của thời đại chúng ta – và khác với việc phong tỏa của các thế hệ trước, phong tỏa thời nay có thể được tiến hành bí mật. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà khai thác viễn thông khác đang nghiên cứu chiến lược hoạt động dự phòng của CHT, bởi vì họ cũng có thể bị buộc phải triển khai các biện pháp như vậy, ở Đài Loan và nhiều nơi khác. Hãy hy vọng có nhiều quốc gia học tập phản ứng của Đài Loan. Ứng phó với một cuộc phong tỏa tàn khốc nhưng vô hình có thể trở thành một trong những thách thức ngoại giao gai góc nhất mà các chính phủ phương Tây phải đối mặt.

Elisabeth Braw

Nguyên tác : "China Is Practicing How to Sever Taiwan’s Internet," Foreign Policy, 21/02/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 03/03/2023

Elisabeth Braw là chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là thành viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ, nơi bà tập trung vào việc đối phó với những thách thức an ninh quốc gia đang nổi lên, chẳng hạn như các mối đe dọa hỗn hợp và vùng xám. Bà cũng là thành viên của Ủy ban Phòng bị Quốc gia của Anh.

Additional Info

  • Author Elisabeth Braw, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn