Vì sao nhiều cựu quan chức khóc lóc xin lỗi Đảng ?
Hoài Nguyễn, VNTB, 09/06/2022
Nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử nghị án, ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) bật khóc. Ông Cang cũng nhắn gửi đến cán bộ cấp dưới hãy vì trách nhiệm lương tâm khi trình bày báo cáo với các cấp.
Ông Tất Thành Cang khóc tại tòa
Ông Cang khóc lóc nói, trong suốt quá trình công tác, ông luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 20 năm là Đảng viên, bản thân ông luôn quan niệm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng phân công.
"Bị cáo luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, trong bất cứ hoàn cảnh nào bị cáo cũng không bao giờ phản bội lý tưởng Đảng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không ngại khó, không ngại khổ cùng tập thể giải quyết nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, hoàn thành trách nhiệm với nhân dân thành phố. Bị cáo luôn thực hiện nhiệm vụ vì sự ổn định, phát triển của thành phố, dân giàu nước mạnh. Chưa bao giờ giải quyết việc gì mà tư lợi cá nhân" – ông Cang trình bày.
Ngoài ra, ông Cang còn nói rằng vụ án xảy ra có liên quan đến ông nhưng nằm ngoài suy nghĩ và mong muốn của ông. "Mong hội đồng xét xử quan tâm, xem xét đầy đủ, khách quan cho bị cáo. Qua đây, bị cáo muốn gửi lời xin lỗi tới gia đình vì đã làm ảnh hưởng đến truyền thống gia đình" – ông Cang nói.
Bị cáo Tất Thành Cang cũng bày tỏ mong muốn các cán bộ công chức vì lương tâm, trách nhiệm, vì nhân dân khi trình bày báo cáo với các cấp chính quyền cần trình bày trung thực, đầy đủ, khách quan để người lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.
Nói lời cuối trước tòa sáng 17/1/2018, Trịnh Xuân Thanh đã liên tục khóc, nghẹn ngào xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mong có cơ hội được trở về nhà bên bố mẹ, người thân.
"Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con", Trịnh Xuân Thanh khóc nấc, nói lời cuối cùng trước tòa.
Tuy không khóc, nhưng ông Đinh La Thăng đã viện dẫn đến lời của Tổng bí thư trong bào chữa khi nói về việc xử lý cán bộ sai phạm : "Mỗi việc đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó. Do đó phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện, có cách nhìn hướng về tương lai để xử lý.
Xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được mà xử lý để cho họ khắc phục sửa chữa, để tiến bộ, trưởng thành và quan trọng để cho họ thấy sai. Khi Tổng bí thư phát biểu ý này, bị cáo thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của Tổng bí thư. Bị cáo thấy rằng đây là tư tưởng của Bác Hồ đã được cụ thể hóa…
Bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát có đường lối xử lý công tâm khách quan trong bối cảnh của thời điểm. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét với tinh thần thấu tình đạt lý, đúng căn cứ, pháp luật và công bằng cho cán bộ dầu khí, không vì tư lợi mà chỉ muốn tập đoàn phát triển nhanh theo đúng kỳ vọng của Chính phủ".
"Bị cáo xin lỗi Đảng, nhân dân và các thế hệ người lao động dầu khí vì sai phạm của mình" – ông Thăng kết thúc bài bào chữa của mình như một tham luận hùng biện với nhiều nghẹn ngào.
Vì sao có nghẹn ngào nước mắt quỵ lụy, và cũng có nghẹn ngào của cám cảnh ?
Có lẽ sự nghẹn ngào của các quý ông cựu đảng viên ở trên là tất yếu, bởi không nghẹn ngào sao được khi mà một Đảng sinh ra từ nhân dân, nguyện chiến đấu quên mình vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước ; phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân, vậy mà ở một số nơi, một số thời điểm lại tiếp tục có biểu hiện xa dân, rời dân, suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân.
Không nghẹn ngào sao được khi một số đồng chí của các quý ông kể trên, họ là cán bộ cao cấp cả đương chức và nguyên chức, nhưng lại có những việc làm chưa gương mẫu, nói không đi đôi với làm, ảnh hưởng đến uy tín, đến hình ảnh của Đảng, song vẫn bình chân như vại, còn quý ông thì phải vướng vòng lao lý bởi chính các đồng chí của mình…
Hoài Nguyễn
Nguồn : VNTB, 09/06/2022
************************
Ông Tất Thành Cang khóc trước tòa, nói mình "không tư lợi"
Như Hồ, SaigonnhoNews, 08/06/2022
Ông Tất Thành Cang khóc tại Tòa (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Chiều ngày 7 Tháng Sáu, trong phiên tòa phúc thẩm về các thương vụ mua gian bán lận 9 triệu cổ phần SADECO, ông Tất Thành Cang (từng giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) khóc, nói rằng bản thân bị oan, chứ không phạm tội.
Ông Cang thừa nhận mình có bút phê đồng ý vào tờ trình 1148 của Văn phòng Thành ủy, tuy nhiên ông cho rằng nội dung tờ trình 1148 dựa trên tờ trình 12a nhưng nội dung tờ trình này đã bị thay đổi sau đó.
Tờ trình 1148 là văn bản của văn phòng Ủy Ban gửi ông Tất Thành Cang để xin ý kiến việc có hay không, chấp thuận cho Sadeco phát hành 9 triệu cổ phần với giá 40.000 đồng/cổ phần cho cổ đông chiến lược (không nêu rõ đích danh Công ty Nguyễn Kim). Khi nhận được Tờ trình 1148, ông Tất Thành Cang có bút phê "đồng ý" vào tờ trình. Nhưng trước tòa ông Cang nói ông nhầm lẫn với một tờ trình khác.
Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, khi tăng vốn và chuyển nhượng quyền mua cổ phần, vốn Văn phòng Thành ủy tại SADECO thì phải đấu giá.
Tuy nhiên, các cá nhân liên quan tại Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, IPC và SADECO đồng ý bán 9 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần không thông qua thẩm định giá và đấu giá, gây thất thoát 669 tỉ đồng cho nhóm cổ đông Nhà nước.
Mặc dù ông Tất Thành Căng khăng khăng nói mình bị oan, bị gài bẫy nhưng khi Tòa triệu tập Tề Trí Dũng (Chủ tịch Hội đồng Quản Trị công ty SADECO), và hỏi bị cáo Tề Trí Dũng "có nhận chỉ đạo gì từ bị cáo Cang hay không", bị cáo Dũng khai vài lần ông Tất Thành Cang có trao đổi, đề cập về hoạt động của Sadeco cũng như Công ty Nguyễn Kim. Theo đó, bị cáo Tất Thành Cang có nêu "tạo điều kiện cho Công ty Nguyễn Kim", chứ không chỉ đạo trực tiếp về nội dung phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá ấn định 40.000 đồng.
Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) là công ty con của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Cả hai công ty này thuộc vốn của Nhà nước, dùng kinh tài cho các hoạt động của khối hành chính Thành phố Hồ Chí Minh. Hành động của ông Tất Thành Cang bị coi là lừa, và giúp sang đoạt bất hợp pháp vốn của nhà nước sang cho tư nhân với giá rẻ.
Nhưng khăng khăng trước tòa, ông Cang nói mình không nhìn kỹ giấy tờ, do tin vào cấp dưới, nên khi đọc tờ trình ký đã không phát hiện nội dung sai phạm. Chỉ đến khi sự việc bị báo chí phanh phui thì ông mới biết.
Biện minh cho sự trung thành của mình, ông Cang khóc và nói trước tòa rằng Ông Cang cho rằng trong quá trình công tác, ông đã luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 33 năm là đảng viên, ông luôn chấp hành tốt nhiệm vụ Đảng phân công, luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng. Ông nhấn mạnh, trong gia đình, ông là thế hệ thứ 3 được kết nạp Đảng.
"Là phó bí thư thường trực thành ủy, bị cáo không ngại khó ngại khổ, ý thức được trách nhiệm nặng nề để phát triển kinh tế – xã hội thành phố, đất nước. Bị cáo đặt mục tiêu vì dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, chưa bao giờ giải quyết công việc gì không từ mục tiêu đó" – ông Cang nói.
Sau màn kêu oan, Viện Kiểm Sát đề nghị tòa phúc thẩm xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo và đề nghị hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho ông Cang từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù (sơ thẩm phạt 10 năm tù).
Trong lời nhắn đến những người còn làm việc, ông Cang nói "hãy vì trách nhiệm lương tâm khi trình bày báo cáo với các cấp".
Như Hồ
Nguồn : SaigonnhoNews, 08/06/2022*************************
Đảng Tất Thành Cang
Trần Quốc Việt, 09/06/2022
Vào Đảng là con đường ngắn nhất để có thể thành tư bản. Vào Đảng cũng là con đường ngắn nhất để chuốc lấy thù hận của nhân dân. Con đường đi đến giàu sang nhưng đầy oán hận này được lát bằng quyền lực độc tài. Quan trọng nhất con đường này đưa con người càng ngày càng gần đến con vật. Họ có thể "hạ cánh an toàn" với bao của cải cướp đoạt được từ nhân dân, nhưng họ không thể nào hạ cánh an toàn để hoàn lương trở lại khi tay họ còn nhuốm máu và nước mắt của bao nhiêu người mà chắc chắn họ không bao giờ rửa sạch ; hay khi nhân tính trong họ không còn nữa sau bao nhiêu năm lập mưu, tính kế, hành động để, nói như lời của một người trong họ, "ăn của dân không từ thứ gì".
Sai phạm của Tất Thành Cang trong vụ bán Khu đất rộng hơn 30ha tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè không qua đấu giá với giá bèo 1,29 triệu đồng/m2 cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Những đảng viên cộng sản ở mọi cấp từ lâu nhìn vào gương chỉ thấy một con thú dưới lốt con người nhìn lại mình. Dưới bộ áo quần sang trọng, dưới làn da mỡ màng là con người gỗ đá trơ trơ với bao đau khổ đồng loại quanh mình. Nước mắt và máu có rơi trên họ thì cũng như rơi trên đá. Họ còn tệ hơn đá vì đá không hại người, còn họ với một chữ ký, một câu ra lệnh là tự dưng sóng thần đau khổ xuất hiện cuốn phăng đi bao hạnh phúc bình an của muôn người.
Những đảng viên nên tự vấn tàn tích lương tâm của họ để không phải trở về với nhân dân mà trở về với thế giới con người. Hãy thoái đảng theo cách riêng nào đấy của mình để còn có cơ hội nhìn thấy bóng con người của mình phản chiếu trong gương, nhìn thẳng vào mặt người thân trong gia đình. Đừng nói mình chỉ là một đảng viên quèn, một con ốc nhỏ trong vô vàn con ốc nhỏ của guồng máy quyền lực. Anh đứng dưới bóng cái ác thì dù anh ở trung tâm hay tận ngoại cùng cái bóng anh vẫn là một phần của nó, tức anh là hiện thân cái ác. Thế thôi.
Cộng sản ở đâu nhân dân ở đấy thảy đều oán hờn. Trước đây nhân dân đa phần chỉ phán kháng bằng những câu chuyện cười như hai chuyện sau ở Liên Xô :
Chuyện 1
Một đảng viên cộng sản hỏi một người quen là một người ngoài đảng :
"Cậu có đồng ý rằng những người cộng sản chúng tôi có ba phẩm chất : thông minh, lương thiện và trung thành với Đảng ?"
Người ngoài đảng nó i: "Tôi thấy người cộng sản nào cũng chỉ có hai trong ba phẩm chất này thôi".
"Ý cậu muốn nói gì ?"
"Nếu họ lương thiện và trung thành thì họ không thông minh. Nếu họ thông minh và trung thành thì họ không lương thiện. Còn nếu họ lương thiện và thông minh thì họ không thể nào trung thành với Đảng".
Chuyện 2
Một người ra tòa vì hoạt động chống chính quyền Xô viết. Chánh án đọc bản án tử hình rồi hỏi người bị kết án có ước nguyện cuối cùng gì không. Mọi người kinh ngạc khi người bị kết án nói ông muốn được vào Đảng Cộng sản.
"Nhưng để làm gì ?", chánh án hỏi.
"Để đảng bớt đi một tên vô lại"…
Còn bây giờ như ở Việt Nam hiện nay người dân chống lại những tên vô lại cướp ngày và ức hại dân lành bằng muôn cách người dân có thể nghĩ ra. Từ cảnh phụ nữ trần truồng nằm lăn lộn trên mặt đất chống cướp đất cướp nhà đến em bé sẵn sàng cùng cha me tham chiến chống trả đám ruồi xanh đồng phục công cụ. Từ cảnh các tài xế cúng cô hồn sống ở các trạm thu phí đường đến tiểu thương ở các chợ thắp hương vái sống công an... Mớí đây một chiếc giày được ném ra từ căm hờn đã làm rung chuyển Việt Nam ! Chiếc giày Lọ Lem rớt lại sau cuộc khiêu vũ đã đưa đến một cuộc tình đổi đời. Chiếc giày rớt lại ở Thủ Thiêm đã đập tan chiêu bài mị dân ý đảng lòng dân. Chiếc giày vạch nên chiến tuyến vĩnh viễn giữa đảng và dân.
Chiếc giày của 43 năm cay đắng và phẫn nộ của người dân Thủ Thiêm
Karl Marx từng viết : "Giai đoạn cuối cùng của một chế độ chính trị lịch sử là hài kịch".
Dân chúng ở Liên Xô và Đông Âu cộng sản vào những năm cuối cùng nghĩ ra và kể nhiều chuyện cười độc đáo và rất sâu sắc. Những chuyện cười này chính là lòng dân nói lên sự bất mãn đỉnh điểm của họ đối với chế độ. Hai câu chuyện cười minh họa lòng dân sau đây :
Chuyện cười 1
Hỏi : Tại sao Lenin mang giày còn Stalin mang bốt ?
Trả lời : Vì vào thời Lenin nước ta cứt chỉ ngập tới mắt cá thôi.
Chuyện cười 2
Hỏi : "Ivan này, nghe nói cậu mới gia nhập Đảng hả ?"
Ivan tái mặt nhìn xuống gót giày rồi đáp :
"Sao ? Bộ giày tớ dính cứt à ?"
Chiếc giày dính cứt trong chuyện cười Liên Xô ấy, như tấm thảm thần trong cổ tích, từ quá khứ đã bay đến Việt Nam hiện đại, và mượn thêm lực của một phụ nữ Thủ Thiêm, để lấy đà mà bay thẳng đến suýt trúng vào bản mặt tà quyền đẫm đầy máu và nước mắt của nhân dân.
Marx nói đúng. Hài kịch là ở chỗ một trong những tên đại vô lại cướp đất của Thủ Thiêm tên là Tất Thành Cang.
Theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi tụ tập của những tên vô lại ăn cướp có giấy phép như Tất Thành Cang, nên đổi tên thành Đảng Tất Thành Cang đọc ngược. Như vậy mới hợp với hiện thực và bản chất của Đảng và hợp với lòng dân.
Từ người thành thú rồi từ thú thành cặn bã là số phận chung cuộc cho những kẻ đã để cho thẻ đảng đè lên tim và liệm kín lương tâm và tâm hồn thiên phú của mình.
Trần Quốc Việt
(09/06/2022)
Đảng Tất Thành Cang
Trần Quốc Việt, 09/06/2022
Vào Đảng là con đường ngắn nhất để có thể thành tư bản. Vào Đảng cũng là con đường ngắn nhất để chuốc lấy thù hận của nhân dân. Con đường đi đến giàu sang nhưng đầy oán hận này được lát bằng quyền lực độc tài. Quan trọng nhất con đường này đưa con người càng ngày càng gần đến con vật. Họ có thể "hạ cánh an toàn" với bao của cải cướp đoạt được từ nhân dân, nhưng họ không thể nào hạ cánh an toàn để hoàn lương trở lại khi tay họ còn nhuốm máu và nước mắt của bao nhiêu người mà chắc chắn họ không bao giờ rửa sạch ; hay khi nhân tính trong họ không còn nữa sau bao nhiêu năm lập mưu, tính kế, hành động để, nói như lời của một người trong họ, "ăn của dân không từ thứ gì".
111111111111111111111111
Sai phạm của Tất Thành Cang trong vụ bán Khu đất rộng hơn 30ha tại xã Phước Kiển, H.Nhà Bè không qua đấu giá với giá bèo 1,29 triệu đồng/m2 cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Những đảng viên cộng sản ở mọi cấp từ lâu nhìn vào gương chỉ thấy một con thú dưới lốt con người nhìn lại mình. Dưới bộ áo quần sang trọng, dưới làn da mỡ màng là con người gỗ đá trơ trơ với bao đau khổ đồng loại quanh mình. Nước mắt và máu có rơi trên họ thì cũng như rơi trên đá. Họ còn tệ hơn đá vì đá không hại người, còn họ với một chữ ký, một câu ra lệnh là tự dưng sóng thần đau khổ xuất hiện cuốn phăng đi bao hạnh phúc bình an của muôn người.
Những đảng viên nên tự vấn tàn tích lương tâm của họ để không phải trở về với nhân dân mà trở về với thế giới con người. Hãy thoái đảng theo cách riêng nào đấy của mình để còn có cơ hội nhìn thấy bóng con người của mình phản chiếu trong gương, nhìn thẳng vào mặt người thân trong gia đình. Đừng nói mình chỉ là một đảng viên quèn, một con ốc nhỏ trong vô vàn con ốc nhỏ của guồng máy quyền lực. Anh đứng dưới bóng cái ác thì dù anh ở trung tâm hay tận ngoại cùng cái bóng anh vẫn là một phần của nó, tức anh là hiện thân cái ác. Thế thôi.
Cộng sản ở đâu nhân dân ở đấy thảy đều oán hờn. Trước đây nhân dân đa phần chỉ phán kháng bằng những câu chuyện cười như hai chuyện sau ở Liên Xô :
Chuyện 1
Một đảng viên cộng sản hỏi một người quen là một người ngoài đảng :
"Cậu có đồng ý rằng những người cộng sản chúng tôi có ba phẩm chất : thông minh, lương thiện và trung thành với Đảng ?"
Người ngoài đảng nó i: "Tôi thấy người cộng sản nào cũng chỉ có hai trong ba phẩm chất này thôi".
"Ý cậu muốn nói gì ?"
"Nếu họ lương thiện và trung thành thì họ không thông minh. Nếu họ thông minh và trung thành thì họ không lương thiện. Còn nếu họ lương thiện và thông minh thì họ không thể nào trung thành với Đảng".
Chuyện 2
Một người ra tòa vì hoạt động chống chính quyền Xô viết. Chánh án đọc bản án tử hình rồi hỏi người bị kết án có ước nguyện cuối cùng gì không. Mọi người kinh ngạc khi người bị kết án nói ông muốn được vào Đảng Cộng sản.
"Nhưng để làm gì ?", chánh án hỏi.
"Để đảng bớt đi một tên vô lại"…
Còn bây giờ như ở Việt Nam hiện nay người dân chống lại những tên vô lại cướp ngày và ức hại dân lành bằng muôn cách người dân có thể nghĩ ra. Từ cảnh phụ nữ trần truồng nằm lăn lộn trên mặt đất chống cướp đất cướp nhà đến em bé sẵn sàng cùng cha me tham chiến chống trả đám ruồi xanh đồng phục công cụ. Từ cảnh các tài xế cúng cô hồn sống ở các trạm thu phí đường đến tiểu thương ở các chợ thắp hương vái sống công an... Mớí đây một chiếc giày được ném ra từ căm hờn đã làm rung chuyển Việt Nam ! Chiếc giày Lọ Lem rớt lại sau cuộc khiêu vũ đã đưa đến một cuộc tình đổi đời. Chiếc giày rớt lại ở Thủ Thiêm đã đập tan chiêu bài mị dân ý đảng lòng dân. Chiếc giày vạch nên chiến tuyến vĩnh viễn giữa đảng và dân.
222222222222222222222
Chiếc giày của 43 năm cay đắng và phẫn nộ của người dân Thủ Thiêm
Karl Marx từng viết : "Giai đoạn cuối cùng của một chế độ chính trị lịch sử là hài kịch".
Dân chúng ở Liên Xô và Đông Âu cộng sản vào những năm cuối cùng nghĩ ra và kể nhiều chuyện cười độc đáo và rất sâu sắc. Những chuyện cười này chính là lòng dân nói lên sự bất mãn đỉnh điểm của họ đối với chế độ. Hai câu chuyện cười minh họa lòng dân sau đây :
Chuyện cười 1
Hỏi : Tại sao Lenin mang giày còn Stalin mang bốt ?
Trả lời : Vì vào thời Lenin nước ta cứt chỉ ngập tới mắt cá thôi.
Chuyện cười 2
Hỏi : "Ivan này, nghe nói cậu mới gia nhập Đảng hả ?"
Ivan tái mặt nhìn xuống gót giày rồi đáp :
"Sao ? Bộ giày tớ dính cứt à ?"
Chiếc giày dính cứt trong chuyện cười Liên Xô ấy, như tấm thảm thần trong cổ tích, từ quá khứ đã bay đến Việt Nam hiện đại, và mượn thêm lực của một phụ nữ Thủ Thiêm, để lấy đà mà bay thẳng đến suýt trúng vào bản mặt tà quyền đẫm đầy máu và nước mắt của nhân dân.
Marx nói đúng. Hài kịch là ở chỗ một trong những tên đại vô lại cướp đất của Thủ Thiêm tên là Tất Thành Cang.
Theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi tụ tập của những tên vô lại ăn cướp có giấy phép như Tất Thành Cang, nên đổi tên thành Đảng Tất Thành Cang đọc ngược. Như vậy mới hợp với hiện thực và bản chất của Đảng và hợp với lòng dân.
Từ người thành thú rồi từ thú thành cặn bã là số phận chung cuộc cho những kẻ đã để cho thẻ đảng đè lên tim và liệm kín lương tâm và tâm hồn thiên phú của mình.
Trần Quốc Việt
(09/06/2022)