2023 : Năm của ‘vận mệnh tương quan’ ?
Trân Văn, VOA, 21/01/2023
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có khác với truyền thông Trung Quốc.
Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam "chung tương lai". Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện "Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng".
Hàng không mẫu hạm (hàng không mẫu hạm) Nimitz của Mỹ và hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc đang cùng tập trận trên Biển Đông. Một bên khẳng định quyết tâm giữ quyền tự do lưu thông cả ở vùng biển lẫn vùng trời của khu vực này (1). Bên kia thể hiện ý chí sẽ biến yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông thành hiện thực.
Cách nay ba tuần, cũng ở khu vực Biển Đông, hai chiến đấu cơ loại J-11 của hải quân Trung Quốc đã cắt ngang mũi một phi cơ thám sát loại RC-135 Rivet Joint của không quân Mỹ chỉ trong phạm vi sáu mét. Mỹ đã lên án hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm này trong không phận quốc tế của Trung Quốc (2).
Biển Đông đã trở thành khu vực càng ngày càng nóng. Không chỉ Mỹ mà cộng đồng Châu Âu, nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Châu Úc cũng công khai bày tỏ sự bất bình trước hành động càng ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Số quốc gia điều động chiến đấu cơ bay qua vùng trời thuộc Biển Đông, điều động chiến hạm băng ngang Biển Đông nhằm minh định ý muốn giữ vững quyền tự do lưu thông tại Biển Đông đã và sẽ còn tăng. Chỉ có Việt Nam là gần như bất động cả trong hành động lẫn phát biểu.
***
Cuối tuần trước, báo chí Trung Quốc loan báo ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nhà nước Trung Quốc và ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã nhân danh hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai bên chúc mừng lẫn nhau nhân dịp Tết âm lịch sẽ đến vào ngày 22 tháng này.
Trong Thư chúc Tết gửi phía Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có "chung tương lai". Cũng theo thư này,Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiệncác chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực (3).
Trong thư, ông Tập Cận Bình khoehai bên đang thúc đẩy nỗ lực thực hiện sự đồng thuận đã đạt đượcvà nhờ vậy sẽ củng cố lòng tin của nhau về mặt chính trị và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, cải thiện phúc lợi của nhân dân hai bênhiệu quả hơn. Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã gây hoang mang cho nhiều phía.
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có khác với truyền thông Trung Quốc. Theo đó, Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam "chung tương lai". Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện "Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng" (4).
***
Ở một quốc gia như Trung Quốc, truyền thông không thể nhét chữ vào Thư chúc Tết của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên với dân chúng Việt Nam, chuyện ông Tập Cận Bình vỗ về, rằng Trung Quốc và Việt Nam có "chung tương lai" lại là chuyện thuộc loại nhạy cảm dễ dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Đem chuyện này ra kể trước thềm năm mới rõ ràng là không ổn và không khôn ngoan nên không giới thiệu là hơn.
Trên thực tế, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào hồi cuối tháng 10 năm ngoái và trở thành chính khách đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau khi Đại hội 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc, bất kể tình trạng Biển Đông thế nào và cục diện quốc tế ra sao, Ngoại trưởng Việt Nam cũng đã moi phương châm "16 chữ vàng" và "tinh thần bốn tốt" ra dùng lại để chứng minh thiện chí của Đảng cộng sản Việt Nam, chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với Trung Quốc (5).
Cả "16 chữ vàng" lẫn "tinh thần bốn tốt" (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) đều do Trung Quốc đề ra. Gốc của "16 chữ vàng" là "Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan" (Sông núi gắn liền. Cùng chung lý tưởng. Hòa nhập văn hóa. Có chung định mệnh) được Việt Nam chuyển thành "Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai". Nói cách khác, ông Tập Cận Bình đâu có nói ngoa.
Sự hung hăng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông vốn khiến phương châm "16 chữ vàng" và "tinh thần bốn tốt" mà Trung Quốc đề ra và xác lập như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt đã tuyệt tích tại Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng Việt Nam đã công khai tái xác nhận "chung tương lai" cách nay mới chừng hai tháng ! Tạm bỏ "chung tương lai" khi lược thuật Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một động tác kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh dịp Tết.
***
Hôm qua – 28 tháng Chạp âm lịch là ngày 19/1/2023. Vào ngày này cách nay 49 năm, Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của người Việt. Đó cũng là ngày 75 người Việt đến nợ nước trong trận tử chiến ở Hoàng Sa. Hôm nay, một số người sử dụng mạng Việt ngữ chia sẻ tâm sự của ông Lê Thân, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, xin dẫn nguyên văn.
Những nén nhang đến muộn.
Ngày 19/1 theo thông lệ hàng năm chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòachống Trung cộng xâm lược hy sinh ở Hoàng Sa.
Năm nay nhà cầm quyền đã trả lư hương nên hy vọng có gì đổi khác. Để có thể có mặt tại tượng Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng tôi ra khỏi nhà đi lánh trước ba ngày. Vậy mà khi chạy ra đường Hai Bà Trưng tôi bị "thiên lôi" chận lại. "Thiên lôi" ép tôi phải đi uống cafe. Biết không thể chống lại nên không cãi cọ mà chuẩn bị cách khác để sống chết gì cũng phải thắp hương cho được để tưởng nhớ các anh.
Hỏi thăm các anh chị em đều bị mời hoặc giữ "khéo". Một số ra được thì không mang theo nhang, lửa nên vái "chay".
Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (quốc hiệu của miền Bắc Việt Nam trước tháng 4/1975)đập nhau sứt đầu mẻ trán là việc của nội bộ người ViệtNam, chống xâm lược Trung cộng cưỡng chiếm đất đai biển đảo của tổ tiên để lại là việc của toàn dân Việt Nam không phân biệt thể chế chính trị. Không tôn vinh những người đã vị quốc vong thân là có tội với dân tộc và lịch sử.
Chiều nay tôi lại ra bến Bạch Đằng, không khí yên ắng nên làm được nghĩa vụ công dân của mình "uống nước nhớ nguồn".
Thế giới này chắc chắn không có nơi nào ngăn chặn người dân tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân, không biết bao giờ nhà cầm quyền mới ngộ ra chân lý đơn giản ấy (6).
"Chung tương lai" hay "vận mệnh tương quan" liên quan đến kết quả mà Trung Quốc luôn hứa hẹn khi thảo luận với giới hữu trách ở Việt Nam - đó là giúp "công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam không ngừng đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa". Người Việt có muốn chia sẻ cùng Trung Quốc kiểu tương lai đó cho xứ sở, cho chính mình và con cháu của mình không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 21/01/2023
Chú thích
**************************
Biển Đông có yên tĩnh không ?
Trân Văn, VOA, 19/01/2023
Khi giới thiệu Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình gửi ông Trọng với thiên hạ, Trung Quốc cho biết, ông Bình đã nhắn ông Trọng là Trung Quốc và Việt Nam có chung tương lai.
Nimitz di chuyển ngang qua vùng tranh chấp South China Sea.
Sau khi đến Biển Đông, Hàng không mẫu hạm Nimitz và các khu trục hạm (Decatur, Paul Hamilton, Chung Hoon, Wayne E. Meyer, Shoup), tuần dương hạm Bunker Hill thuộc nhóm hộ tống Nimitz đã bắt đầu thực tập triển khai đội hình tấn công trên biển. Đợt thực tập diễn ra từ 12/1/2023 bao gồm các hoạt động phối hợp đa mục tiêu giữa các lực lượng hoạt động trên không với các lực lượng hoạt động bên trên và bên dưới mặt biển.
Hàng không mẫu hạm Nimitz từng thực hiện một chuyến hải hành đến Biển Đông hồi tháng 2/2021 và lần này đã tổ chức một đợt thực tập với qui mô lớn hơn khi quay lại Biển Đông. Trong cuộc trò chuyện với Navy Times, Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney – Chỉ huy trưởng Hải đoàn 11 mở rộng (bao gồm hàng không mẫu hạm Nimitz và các chiến hạm hộ tống cùng với nhân sự của Hải đoàn 9, Không đoàn hải quân 17) – khẳng định :Hải đội 11 có thể thực hiện tất cả các kiểu tấn công cả hủy diệt lẫn không hủy diệt, chỉ vô hiệu hóa khả năng của đối phương từ mọi hướng, cả trên không lẫn đại dương. Sự hiện diện và năng lực chiến đấu của chúng ta nhằmchứngtỏ quyết tâm trongviệc hợp tác với các đồng minh và đối tác của chúng ta để duy trì tựdo hàng hải.
Cùng thời điểm này, Hoàn Cầu Thời báo đưa tin, Trung Quốc đã điều động hàng không mẫu hạm Sơn Đông vào Biển Đông để thực tập phối hợp giữa việc dùng các chiến đấu cơ loại J-15 của hải quân Trung Quốc để chặn đánh những chiến đấu cơ của kẻ thù với tác xạ từ chiến hạm vào kẻ thù. Kế hoạch tập trận tại Biển Đông của Trung Quốc được loan báo và triển khai sau khi hàng không mẫu hạm Nimitz nhổ neo, cùng với các chiến hạm hộ tống rời một quân cảng ở San Diego – California hồi đầu tháng 12 vừa qua để đến Biển Đông (1).
***
Ông Lloyd Austin (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) cũng sắp sửa quay lại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hai tháng trước, ông Austin vừa ghé Indonesia trước khi đến Campuchia tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Lần đó, khi hội đàm với ông Ngụy Phương Hòa ở Seam Reap – Campuchia, ông Austin lưu ý Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc rằng, Mỹ càng ngày càng lo ngại trước những hành động càng ngày càng nguy hiểm của các chiến đấu cơ Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương bởi điều đó gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, tuy nhiên các chiến đấu cơ của Mỹ vẫn tiếp tục bay, chiến hạm của Mỹ vẫn tiếp tục di chuyển ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép (3).
Trong chuyến đi sắp tới đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (chưa xác định ngày, giờ cụ thể), ông Austin sẽ thăm Nan Hàn và Philippines. Theo Chuẩn tướng Pat Ryder – Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu chuyến thăm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của ông Austin vẫn là nhằm "tái khẳng định sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để chia sẻ quan điểm chung để bảo vệ và duy trì sự tự do, cởi mở ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Austin sẽ đến Nam Hàn là vì sự hung hăng của Bắc Hàn trong việc thử hỏa tiễn và đến Philippines là vì Trung Quốc vẫn khăng khăng áp đặt yêu sách vô lối về chủ quyền ở Biển Đông. Vì những lý do đó mà ông Austin đã đến Nam Hàn, Philippines hồi 2021. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ vừa tiếp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật ở Washington D.C và nội dung cũng là tìm kiếm thêm biện pháp để đối phó với những đe dọa từ Trung Quốc và Nam Hàn (3).
***
Nếu chỉ theo dõi thông tin qua hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì Biển Đông rất yên tĩnh. Có thể vì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam muốn tạo ra cảm giác ấy để giải quyết vấn đề nhân sự và đón chào năm mới. Khi trao đổiThư chúc Tết với ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, đại loại là năm nay, ông mong muốn các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương hai nước quán triệt, thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đạt được trong chuyến ôngthăm Trung Quốc vừa qua, vì sự phát triển, lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới(4). Còn khi giới thiệuThư chúc Tết của ông Tập Cận Bình gửi ông Trọng với thiên hạ, Trung Quốc cho biết, ông Bình đã nhắn ông Trọng là...Trung Quốc và Việt Nam có chung tương lai (5).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/01/2023
Chú thích
(3) https://www.stripes.com/theaters/us/2023-01-17/austin-korea-philippines-indopacific-8797469.html