Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/06/2023

EVN "trừng phạt" người dân bằng đòn cúp điện giữa mùa nắng nóng

Nhiều tác giả

Đin và quy hoch nhân s đ... điên !

Trân Văn, VOA, 10/06/2023

Ging như tt c các viên chc khác, B trưởng Công thương ch lo đng không tín nhim ch không s dân bt bình, phn n.

dien1

Ct đin không ch làm kh tr con mà còn khiến kinh tế - xã hi ln ngược và có th cm nhn tính cht, mc đ nghiêm trng ca tình trng ct đin tràn lan, vô ti v trên mng xã hi.

Nng như nung vn là chuyn bình thường trong mùa hè Vit Nam. So vi trước, vài năm gn đây, biến đi khí hu đã khiến nhit đ cao hơn trước và thiếu cây xanh khiến cm nhn thi tiết dường như khc nghit hơn. Tuy nhiên ti Vit Nam, mùa hè này tr thành đáng nh không phi vì thi tiết l thường, mùa hè này khiến dân chúng rên xiết vì không có đin. Ct đin tràn lan, vô ti v vi lý do thiếu đin đã dn ti đ loi nghch cnh và xác nhn điu mà ông Nguyn Phú Trng thường t hào : Đt nước chưa bao gi như thế này - là hoàn toàn chính xác theo hướng tiêu cc nht !

Mt đin đã khiến nhng đa tr đang chun b cho nhiu k thi quan trng phi dùng ánh sáng t đin thoi đ ôn bài khiến Lê Phương Lan ngm ngùi :Sp lên thiên đàng ! Lê Huỳnh Phương Tho na đùa, na tht trước hình nh c lp cùng m đin thoi đ có ánh sáng xem bài v :Ôn thi thi bn chm không. Kiu gì trong s hcsinh này cũng có em saus làm Ch tch (1). Chưa rõ vì sao, ông Vương Đình Hu - Ch tch Quc hi, người mà thân mu tng khoe là hiếu hc ti mc dùng đom đóm thay đèn đ hc bài, làm bài im lng khi thế h con cháu kh đến thế !

Ct đin không ch làm kh tr con mà còn khiến kinh tế - xã hi ln ngược và có th cm nhn tính cht, mc đ nghiêm trng ca tình trng ct đin tràn lan, vô ti v trên mng xã hi. Lê Xuân Bách khoe mt cái phiếu bng giy đ đi qua trm thu phí vì không có đin :Mt đin nên cao tc Hà Ni Hi Phòng phát th giy, gi đến cao tc cũng mt đin (2). Tương t, Bui Minh Thang cnh báo v an toàn, trt t giao thông khi h thng đèn chiếu sáng m mun hơn, tt sm hơn đ có th tiết kim ti thiu 30% đin năng dùng vào vic chiếu sáng cho lưu thông(3).

Không ch có thế, ct đin tràn lan, vô ti v còn tước b cơ hi được sng bình thường ca tt c các gii. Phúc Văn chia s video clip "Quê em mùa mt đin" ghi li cnh dân chúng túm năm, tm ba trên l, mang ghế ra đường ngi, thm chí tri chiếu nm ri rác dc hai bên mt con đường làng vì không có đin là không có qut, ri không có đèn nên chng ai nhìn thy ai cho đến khi có chiếc xe nào đó chy qua, nh ánh sáng t đèn xe người ta mi nhìn thy dân làng đang ngi, nm ln nhn ngoài đường(4). Song song vi mng xã hi, các t báo gii thiu đ loi thông tin, hình nh v cách thc đi phó vi mt đin, chng hn t Thanh Niên mt phóng s nh gii thiu chuyn di cư t khu mt đin sang khu có đin, ngi lì ngoài quán cà phê, mua c quy đ thp đèn, m qut(5)... Nhiu tai ha đã rơi xung đu dân lành, mt s người b kt trong thang máy vì ct đin đt ngt phi gi Phòng cháy chữa cháy đến gii cu, hay nóng quá nên chui vào xe hơi m máy lnh ri thit mng do ng đc thán khí như đã xy ra vi mt gia đình An Lão, Hi Phòng. Có nơi, đ tránh nóng, c xóm chui vào mt hang đá, cám cnh, Mc Vit Hng làm thơ : Xưa t hang đá chui ra. Nay đin lc ct thì ta chui vào (6).

Cũng đã có rt nhiu người than như Đt :Tht nghip chán ri đến mt đin. Mi mùng 8 mà đã phingh ba ngày vì mt đin thì còngì đ ăn ung na (7), hoc phn n như Nguyen Dinh Trong :Ct đin liên tc làm sn xut b ngưng tr, máy móc các khu công nghip b hng, sn phm li hàng lot. Ai chu trách nhim cho stàn phá này (8) ? Qua mng xã hi, Hoàng Long Nguyn đ đt :Xin hãy ct đin mt cách văn minh, ct khung gi nào cũng được tr cáckhung gi t10gi sáng đến 2gi trưa, t10 gi ti đến 5gi sáng. Nếu có th được xin ct luôn phiên mi xã hai tiếng. Tr em (nht là sơ sinh) cn được ng ngon đ ln, người già cn ng ngon đ khe và người ln cn ng ngon đ tái to năng lượng làm vic. Vic sng trong s hãi cnh mt đin và cnh chy nn mt đin trm cm lm ri.Thế này thì đt nước đang git lùi li, tiến làm sao được(9). Bi Đt nước chưa bao gi như thế này – nên rt nhiu người share ý như Ngoc Do :Mun tn ti được xã hi này thì phi "trên thông thiên văn, dưới biết lch ct đi n(10) và ăn năn như Dung Nguyn :Thôi em thua ri. EVN phát giá bao nhiêu cũng xin cht. Đng ct đin là được (11).

***

Gia s hn lon như đã k, t chính ph đến quc hi không đưa ra được bt k gii pháp nào. Tr li VOV, ông Lê Thanh Vân - đi biu ca Cà Mau quc hi cũng ch có th :Đ ngh chính ph phi thành lp ngay đoàn thanh tra đc bit, kim toán đc bit, điu tra đc bit đi vi toàn b hot đng đu tư, sn xut kinh doanh ca EVN trong mười năm gn đây, đc bit là vic thường xuyên báo l.Tôi không hiu ti sao bao nhiêu năm qua EVN vn không cân đi được ngun đin đ c vào thi k cao đim là thiếu đin, ri ct đin, không phát đin, trong khi li phi nhp khu đin và giá đin liên tc tăng. Nguyn Tú Minh đã dn li ý kiến này và b sung thêm :Đang có hàng ngàn t đng ca doanh nghip và người dân đu tư đin áp mái, đin gió nhưng làm xong b "chết đng" không lên lưới được trong khi ngành đin kêu thiếu đin, nhp khu đin và tăng giá, làm doanh nghip và người dân khn kh (12). Cn nh, s trái khoáy mà ông Lê Thanh Vân và Nguyn Tú Minh vch ra không có gì mi. Đó là thc tế tn ti gia thanh thi ên, bch nht trong nhiu năm và nhiu người thuc nhiu gii đã đ cp nhiu ln nhưng cui cùng vn chng đến đâu.

Có th vì không th l đi được na nên mi đây, chính ph Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam đã y quyn cho Cc trưởng Cc Điu tiết đin lc thuc B Công thương, ng li như thế này :Vi bt k lý do gì thì vic đ thiếu đin cung ng cho phát trin kinh tế - xã hi là trách nhim không th bin minh ca cơ quan qun lý nhà nước, ca ngành đin. Thay mt cơ quan qun lý nhà nước cũng như ngành đin, chúng tôi gi li xin li ti nhân dân, doanh nghip(13). Vy là xong ? Vy là hu ?

Mt facebooker tên là Thái Ho k rng : Tôi va nhn tin hi mt người bn đang sng Trung Quc rng bên đó mùa nng này có b ct đin ging Vit Nam không, hn tr li : Bên đây bão còn ch ct ch bình thường làm răng mà hn ct. Thái Ho thc mc :Cùng th chế chính tr, và có ti 1,5 t dân là ‘công xưởng ca thế gii, tc phi tiêu th lượng đin khng l, thế mà h vn làm ra đ đin đ cung cp cho dân sinh và sn xut, đm bo an ninh năng lượng, đến mc ‘bão cũng không ct đin, thm chí còn bán sang cho c VitNam, chính ph VitNam nghĩ gì (14) ? Tuy nhiên đó không phi "vn đ". Ti sao phi nghĩ cũng như ti sao dân chúng không mun cũng phi cn răng cho xong và chu hu ?

Không mun xong, không chu hu thì làm gì được quc hi, nhà nước, chính ph, thm chí cp thp hơn là B Công thương ? Khi ch Đảng cộng sản Việt Nam mi có quyn tác đng đến quc hi, đến nhà nước, đến chính ph thì Đảng cộng sản Việt Nam chưa mun ai x này có th làm gì khác. Ai nm gi quy hoch nhân s, ai la chn sp đt cho các cá nhân đm nhn chc v kia, vai trò n trong quc hi, nhà nước, chính ph ? Trước s hn lon do thiếu đin là s hn lon do thiếu xăng du, c hai đu thuc phm vi trách nhim ca B Công thương, b này do ai điu hành ? Do mt ông c đi làm công tác đoàn, công tác đng điu hành theo s phân công ca đng, thành ra dù điu hành hot đng ca B Công thương không trơn tru, thiếu hiu qu như đã và đang thy nhưng ngay c xin li ông Nguyn Hng Diên cũng chng thèm làm. Ging như tt c các viên chc khác, B trưởng Công thương ch lo đng không tín nhim ch không s dân bt bình, phn n. Đó chính là mt trái ca "quy hoch nhân s" xưa gi vn được qung bá là "đúng đn" mà nhiu người Vit dù không tin, không thích nhưng vn không mun nói g ì, làm gì vì cho là chng liên quan gì đến mình.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/06/2023

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/groups/2426060594206398/posts/3237691046376678/

(2) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/6619870511414110/

(3) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/6607400209327807/

(4) https://www.facebook.com/100035624261939/videos/1650118755506122/?idorvanity=184730418261517

(5) https://www.facebook.com/thanhnien/posts/pfbid0Lm79qeaRpr2NokSe3HbMRjRkZ1Fu8babbrvVz8SmNFyKaoMgoagmEy4e49vg6hLAl

(6) https://www.facebook.com/viethong.mac/posts/pfbid02JXukWfpt8iiLtu2z4XQq39R7nJF8LUG9rD5moQRJoPRxjZscGHFasxkJQpp9Fg69l

(7) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0aXykVQ6vgsC3R2Emgti4tLDTpbzMnaZABJwXhw44ZzuoF9iubQUAR6vjJLGaHwHVl&id=100017594045304

(8) https://www.facebook.com/trong.nguyendinh.75/posts/pfbid0pN21onsndmC8Ze95F2iMV5JDa4NmvsqRA2NFTzTzgDEWymXdEm6FkdNRDWoKNt3xl

(9) https://www.facebook.com/groups/OFFB.VN/posts/6619642918103536/

(10) https://www.facebook.com/ngoc.do.52831/posts/pfbid02ZjzzrrTeQx3G1JWcrbqF8YXvNNf2UUiHV4X6HVfPQ1794CnV3CEEBtJqko3G5Esql

(11) https://www.facebook.com/quocanh.bui.7731/posts/pfbid029pbViAJnQZz5fg2cmASZs9qGre636mFTT8NhG69pkXzhuY4dS22eXiwYJ7PDVFZSl

(12) https://www.facebook.com/groups/147530675937422/posts/1228029641220848/

(13) https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/mien-bac-nguy-co-thieu-dien-tram-trong-nganh-dien-gui-loi-xin-loi-toi-nhan-dan-doanh-nghiep-730517

(14) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0wBMmZT1wLAE19sJAU9UQSqsSPxoej1JuGEktTtzsxyiYphVDM5khZDArchoccyPWl&id=100059910855657

**********************

EVN : thanh tra nội bộ hay "thanh tra, kiểm toán, điều tra đặc biệt" ?

Gió Bấc, RFA, 09/06/2023

Sau điệp khúc tăng giá, kêu lỗ, lại đòi tăng giá, EVN đã "trừng phạt" người dân bằng đòn cúp điện giữa mùa nắng nóng. Dư luận sục sôi phẩn nộ từ ngõ hẻm Hà Thành đến hội trường máy lạnh Diên Hồng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo xử lý hết sức nhẹ nhàng cho Bộ Công thương lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 1/1/2021 đến 1/6/2023. Ai cũng biết rằng EVN là con đẻ của Bộ Công thương, nhân sự điều hành, cơ chế chính sách quản lý EVN nhất nhất là do Bộ Công thương. Giao thanh tra kiểu ấy khác nào giao cái miệng thanh tra bao tử, như thầy thuốc cho thuốc xổ trị bệnh ung thư.

dien2

Càng khôi hài hơn nửa, trong chuyện nhiều tập EVN của xứ sở trì trệ Hà Nội không vội được đâu, Thủ tướng anh minh lại chỉ đạo khung thời gian thanh tra thật thần tốc hơn cả vua Quang Trung đánh quân Thanh. Ngày 6/6 ban hành công văn nhưng "với Bộ Công thương, Thủ tướng chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ về tình hình cung ứng điện hiện nay, nhất là các yếu tố phát sinh ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng điện để xây dựng kịch bản ứng phó. Việc này phải thực hiện trước 10/6.

Bộ Công thương cũng cần khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, trong đó tập trung giải pháp thiết thực, hiệu quả trong giai đoạn khó khăn về cung ứng điện. Chỉ thị này phải trình Thủ tướng ký ban hành trước 8/6" (1).

Bộ Công thương : tại trời gây nghịch lý !

Với những mốc thời gian ấy, chắc chắn các báo cáo này ngoài câu chữ lấp liếm, khó có thể có giải pháp đột phá và điệp khúc cúp điện trong mùa nóng vẫn cứ diễn ra trong nhiều năm nữa.

Về kết quả thanh tra của Bộ Công thương với EVN thì không phải chờ đến 10/6 như yêu cầu của Thủ tướng. Chỉ vài ngày trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có báo cáo giải trình với Quốc hội nghe xuôi rót tất cả những gút mắc thiếu điện than, dư điện gió, điện mặt trời. Chắc chắn kết luận thanh tra theo yêu cầu của Thủ tướng ông Nguyễn Hồng Diên không thể tự vả vào miệng mình khi nói khác với nội dung đã trình Quốc hội.

Theo báo cáo của ông Diên, tất cả là do bởi ông trời, nắng hạn làm cạn nước thủy điện phía Bắc trong khi điện gió, điện mặt trời nằm ở trong Nam. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trong những năm gần đây, điện gió, điện mặt trời phát triển khá mạnh ở nước ta do nhu cầu điện năng tăng nhanh và cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước khá hấp dẫn. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió và mặt trời. "Tuy nhiên, có một số nghịch lý là nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp, vì thế, muốn sử dụng nguồn năng lượng này phải đầu tư khá lớn cho hệ thống truyền tải hoặc lưu trữ điện".

Nghe ông Bộ trưởng nói dân đen tức muốn bật ngửa. Nếu ông trời ngoan ngoãn thuận lý tạo ra điện gió, điện mặt trời phủ đều các vùng miền cả nước thì cần gì phải có anh Bộ trưởng, chỉ cần anh nhân viên thu tiền điện là đủ rồi. Hơn 30 năm trước ông Sáu Dân đã hứng chịu búa rìu dư luận, ông Vũ Ngọc Hải đã phải đi tù để trả giá cho đường điện 500 KV Bắc Nam, khai thông nghịch lý nơi thừa nơi thiếu. Ngay hiện nay, Singapore ở tít phía Nam đã mua điện của Lào, phải vận chuyển qua nhiều nước. Việc xây dựng hệ thống truyền tải điều hòa năng lượng điện Bắc Nam đâu phải là chuyện đội đá vá trời ?

Một lý do bỏ thừa, không tiếp nhận nguồn điện năng lượng tái tạo do các doanh nghiệp đầu tư được Bộ Công thương và EVN nại ra là vướng thủ tục "Không thể phủ nhận sự lãng phí nếu hàng chục dự án điện mặt trời và điện gió được đầu tư mà chưa được khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, để không lãng phí nhưng cũng không bị xem là hợp thức hóa cái sai, thậm chí là vi phạm quy định pháp luật hiện hành thì rất cần phải có chủ trương và cơ chế của cấp có thẩm quyền, sự chấp nhận và nỗ lực của các chủ đầu tư, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương thì mới tháo gỡ được, bởi Hầu hết các chủ đầu tư các dự án nêu trên đã "chạy đua" với thời gian để được hưởng giá FIT nên đã bỏ qua hoặc bỏ sót các khâu, các thủ tục theo quy định của pháp luật (thậm chí là vi phạm các quy định của pháp luật chuyên ngành)".

Thủ tục không phải trên trời rơi xuống, thủ tục không phải là luật trời bất di bất dịch mà chính là các quy định, giải pháp điều hành bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho kinh tế xã hội. Thủ tục ràng buộc gây lãng phí nguồn điện năng đang cần thiết là thứ thủ tục phản động phải sớm dẹp bỏ chứ sao lại trưng ra làm lý do để cản trở sự phát triển hở ông Bộ trưởng ? 

Nhập khẩu điện Trung Quốc là chiến lược dài hạn ?

Đưa ra các lý do khiên cưỡng bảo vệ cho sự thụ động, bất lực ấy Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên còn tiết lộ một điều hết sức đáng ngại là chủ trương lệ thuộc về năng lượng với bạn vàng Trung Quốc. Bộ trưởng Diên cho biết : "Chủ trương mua, bán điện của Việt Nam từ nước ngoài đã được quy định tại Luật Điện lực và các nghị định có liên quan. Việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh của Việt Nam đối với các nước láng giềng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong mọi tình huống và được xác định trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong từng thời kỳ".

Dẫn chứng thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, từ năm 2015, Việt Nam đã là nước nhập khẩu năng lượng tịnh, đã nhập than, dầu để phát điện và sắp tới sẽ nhập khí LNG. Việc nhập khẩu điện đã được thực hiện từ nhiều năm trước, như với Trung Quốc từ năm 2010, Lào từ năm 2016 (2).

Nói như vậy, việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào là bắt buộc, là có kế hoạch dù Việt Nam có thừa hay thiếu.

Một nhà nước từ chối khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo sẵn có lại đi mua điện từ nước ngoài và xem "Việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh của Việt Nam đối với các nước láng giềng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong mọi tình huống và được xác định trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong từng thời kỳ" là điều cực kỳ khó hiểu ? Tổng Trọng luôn gào thét diễn biến hòa bình, thế lực thù địch làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia mà chưa chỉ ra được trường hợp cụ thể nào. Việc xây dựng chiến lược năng lượng quốc gia lệ thuộc vào nước khác bảo vệ chủ quyền quốc gia cho nước bạn ?

Nhưng trên diễn đàn 500 ông nghị gật do đảng sàng lọc vẫn còn sót lại vài cái đầu biết nghĩ.

Ách tắc do quy định của Bộ Công thương !

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển đã chỉ ra những ách tắc thiếu điện không phải do ông trời mà do chính Bộ Công thương. Ông Hiển cho rằng, gần đây có sự thay đổi đột ngột về mặt chính sách, nhất là các quy định về khung giá điện, nhà máy phát điện, nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trong thời gian gần đây không khuyến khích, ưu đãi các dự án điện gió, điện mặt trời như Nghị quyết 55. Không ít các quy định còn thắt chặt so với các dự án điện truyền thống, chứa nhiều quy định chưa hợp lý và tập trung ở 3 văn bản chính là Nghị quyết 21, Thông tư 15 và Thông tư 01 của Bộ Công thương.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển rút ra 6 vấn đề bất cập từ các quy định này :

Thứ nhất, các văn bản này bãi bỏ thời gian áp dụng giá mua điện trong thời hạn 20 năm. Hệ quả là các tổ chức tài chính không tính được hiệu quả của dự án và như vậy họ sẽ không tài trợ cho các dự án điện gió.

Thứ hai, đã bãi bỏ điều khoản chuyển đổi tiền mua điện sang USD, làm cho các nhà đầu tư không lường trước được rủi ro và không an tâm đầu tư phát triển dự án, vì hầu hết các thiết bị đều nhập từ nước ngoài.

Thứ ba, đã bãi bỏ điều khoản về bên mua điện có trách nhiệm mua lại toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện gió nối lưới với giá mua điện tại thời điểm giao nhận theo quy định tại Quyết định 39. Việc này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời không được hưởng ưu đãi, ưu tiên trong việc huy động công suất như trước đây nữa. Từ đó khả năng cắt giảm công suất thường xuyên với dự án điện gió, điện mặt trời rất cao.

Thứ tư, khung giá phát điện nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tại Quyết định 21 đã không phản ánh đúng mối tương quan trong việc tính toán phương án bán điện hàng năm. Theo Quyết định số 02/2023 của Thủ tướng thì mức giá bán lẻ bình quân tối thiểu là 220,03 đồng/kWh và mức giá bán lẻ bình quân tối đa là tăng 537,67đồng/kWh. Trong khi đó, mức giá trần cao nhất cho các nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp lại thấp hơn từ 21-29% so với cơ chế giá cố định được quy định tại Quyết định 13 và Quyết định 39.

"Đây là mâu thuẫn, nghịch lý về chính sách, cơ chế, chính sách quản lý, điều tiết giá đầu vào, đầu ra khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy có sự thiên vị đối với các cơ quan, đơn vị của EVN", đại biểu Hiển nói.

Thứ năm, những năm gần đây, việc đầu tư các công trình truyền tải điện không đáp ứng được yêu cầu thực tế, dẫn đến EVN phải cắt giảm công suất phát điện của các nhà máy này dẫn đến lãng phí tài nguyên và thiệt hại kinh tế cho các nhà đầu tư lĩnh vực này.

Thứ sáu, một số quy định trong Quyết định 21 và Thông tư 01 không thống nhất, mâu thuẫn với văn bản của cấp trên. Cụ thể như là Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ như quy định về trách nhiệm mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới, giá điện mặt trời nối lưới điện.

"Hậu quả của các quy định trên là một lượng lớn sản lượng điện không khai thác được, đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn tài nguyên năng lượng nói chung, đẩy nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn", đại biểu Hiển nhấn mạnh.

Theo tính toán của đại biểu Hiển : "Ước tính từ thời điểm trễ hẹn giá Fit này đã có trên 4.600MW từ các dự án trên không được khai thác đưa vào sử dụng. Trong khi đó chúng ta đang trong tình trạng thiếu điện, đã và đang phải nhập điện từ nước ngoài. Theo số liệu, hiện nay chúng ta phải nhập là 1.272MW và dự kiến đến năm 2030 là 5.743MW" (3).

Phải điều tra đặc biệt !

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đưa đánh giá nghiêm túc về hậu quả thiếu điện. Ông cho rằng "việc cắt điện sinh hoạt của người dân trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng với nhiệt độ tăng cao đang diễn ra chưa phản ánh đúng tinh thần phục vụ nhân dân là rất đáng trách. Điều này khẳng định rằng nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân của EVN không hoàn thành.

Tôi không hiểu tại sao bao nhiêu năm qua EVN vẫn không cân đối được nguồn điện, để đến mức hễ cứ vào thời kỳ cao điểm là thiếu điện, rồi cắt điện, không phát điện, trong khi lại phải nhập khẩu điện và giá điện liên tục tăng. Nếu thiếu đường truyền tải, tại sao lại không cho các doanh nghiệp khác (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đầu tư thêm 1 đường dây 500 kV thứ 2 ? Trong 10 năm qua, giá điện tăng đến 8 - 9 lần, cụ thể từ năm 2011 đến nay, giá điện đã tăng khoảng 30%, từ mức giá 1.304 đồng lên 1.920,3732 đồng. Còn từ 1/3/2009 đến nay, giá điện bình quân của EVN đã nhiều lần điều chỉnh, từ mức 948,5 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tăng gần 100% - ngang bằng mức tăng lương cơ sở của cán bộ, công nhân viên.

EVN kêu lỗ nhưng 5 đơn vị thuộc EVN là Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) và Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) lại báo lãi. Tất nhiên là lãi so với cùng kì năm trước không cao hơn, nhưng vẫn là có lãi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao trong lúc các đơn vị thành viên có doanh số tăng, lãi tăng, trong đó có công ty gửi ngân hàng ít khoảng 4.000 tỷ đồng, công ty nhiều gửi đến 10.000 tỷ đồng, tức là số tiền gửi lên đến hàng chục nghìn tỷ và ngay cả các doanh nghiệp bán điện cho EVN cũng đều có lãi lớn, vậy tại sao EVN lại báo lỗ ? Phải chăng đây là cách đẩy cái lỗ về cho tập đoàn mẹ và đẩy lãi về cho các đơn vị thành viên ? Đây là câu hỏi lớn, rất cần có câu trả lời".

Đại biểu Lê Thanh Vân lưu ý "Trở lại câu chuyện EVN giai đoạn trước (vào khoảng năm 2014), Thanh tra chính phủ đã có kết luận về hàng loạt vi phạm của EVN, nhưng tôi nhận thấy khâu xử lý sai phạm phần lớn là giao cho Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số địa phương liên quan đứng ra xử lý trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan. Trong khi đó, theo Kết luận có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng, chẳng hạn như đầu tư ngoài ngành trái với tôn chỉ, mục đích hoạt động vượt vốn điều lệ tới hơn 45.000 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không đúng quy định hơn 1.900 tỷ đồng... rồi chỉ định thầu sai, hạch toán sai cùng rất nhiều vấn đề nhưng chỉ xử lý chiếu lệ".

Đại biểu Lê Thanh Vân đã kiến nghị giải pháp hoàn toàn khác với chỉ đạo của Thủ tướng "Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi…

"Vì sao tập đoàn mẹ là EVN thì báo lỗ, nhưng các đơn vị thành viên lại có lãi ? Cơ chế độc quyền có dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả, thao túng thị trường điện không ?… Đề nghị Chính phủ thành lập đoàn thanh tra đặc biệt để xem xét vấn đề này" (4).

Thật vậy, trong tay chính phủ còn nhiều công cụ khách quan như Kiểm toán nhà nước, Thanh tra chính phủ thậm chí còn cả thanh kiếm thần oai của Tô đại tướng. Chuyện thiếu điện giả thừa điện thật, chuyện giá điện cao trên trời vẫn kêu lỗ không thể lấp liếm bằng cách để Bộ Công thương thanh tra EVN như đã từng giao Bộ Y tế thanh tra Kit test Việt Á.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 09/06/2023

1. https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-yeu-cau-lap-doan-thanh-tra-ve-quan-ly-va-cung-ung-dien-cua-evn-20230606214201069.htm

2. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/bo-truong-nguyen-hong-dien-giai-trinh-lam-ro-cac-van-de-dai-bieu-quoc-hoi-quan-tam-ve-phat-trien-nang-luong-tai-tao.html

3. https://vtc.vn/dai-bieu-quoc-hoi-nhieu-nha-dau-tu-nang-luong-tai-tao-doi...

4 https://vov.vn/kinh-te/dbQuốc hội-le-thanh-van-de-nghi-chinh-phu-thanh-tra-dac-biet-evn-post1024668.vov

*********************

Thanh tra EVN : Câu chuyện về thế độc quyền ngành điện

BBC, 10/06/2023

Vấn đề thiếu điện tại Việt Nam đang ngày càng trở nên nhức nhối. Từ đầu tháng 6, thủ đô Hà Nội và các địa phương miền Bắc thường xuyên bị cắt điện kéo dài và phần nhiều là không báo trước, gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân.

dien3

Từ đầu tháng 6, thủ đô Hà Nội và các địa phương miền Bắc thường xuyên bị cắt điện kéo dài và phần nhiều là không báo trước

Ngày 6/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thanh tra về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo đó, đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Công thương bắt đầu thanh tra EVN và các đơn vị liên quan về quản lý và cung ứng điện từ hôm nay 10/6.

Động thái này diễn ra sau khi câu chuyện thiếu điện đã "nóng" lên tới tận Nghị trường Quốc hội, khi các đại biểu quốc hội yêu cầu làm rõ các bất cập của EVN hiện nay. Các mối quan tâm chính được nêu bao gồm tại sao EVN báo lỗ triền miên, mỗi năm hàng chục nghìn tỷ đồng, liệu đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không ?

Đáng chú ý, truyền thông Việt Nam dẫn lời đại biểu Lê Thanh Vân từ đoàn Cà Mau đặt ra các câu hỏi : "Vì sao tập đoàn mẹ là EVN thì báo lỗ, nhưng các đơn vị thành viên lại có lãi ?" hay "Cơ chế độc quyền có dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả, thao túng thị trường điện không ?"…

Việc thanh tra về hoạt động của EVN được nhiều người đồng tình, ủng hộ, nhưng cũng có không ít lo lắng về sự minh bạch khi Bộ Công thương thanh tra chính đơn vị mà mình quản lý.

Trong một video của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC , đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, phát biểu rằng chỉ đạo thanh tra EVN rất kịp thời, nhưng theo ông, nên để Thanh tra Chính phủ thậm chí là thanh tra liên ngành kiểm tra nhằm tránh tình trạng "chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau".

"Việc giám sát chưa tốt"

Việt Nam hiện nay có nhiều công ty sản xuất điện nhưng chỉ có một đầu mối là EVN, thực hiện mạng lưới truyền tải thông suốt từ Nam ra Bắc thông qua đường dây truyền tải 500 kV.

Trao đổi với BBC hôm 9/6, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002 nhận định với mô hình độc quyền của EVN thì "đúng là cần phải có sự giám sát của cơ quan giám sát độc quyền của Việt Nam".

"Nhưng cho đến nay thì các đại biểu quốc hội không có được đầy đủ thông tin cần thiết về tình trạng của EVN như thế nào", ông nói.

Mặc dù cho rằng việc độc quyền truyền tải điện cũng có phần hợp lý để đảm bảo sự thống nhất, nhưng chuyên gia kinh tế này đánh giá việc giám sát sự độc quyền đó hiện nay làm chưa tốt nên mới dẫn đến các phê phán và những khó khăn hiện nay.

Trên thực tế EVN là một tập đoàn mà trong đó các doanh nghiệp thành viên sản xuất điện hiện nay đã độc lập, đều báo cáo hoạt động tốt và có lãi.

Chỉ có EVN là đơn vị thực hiện việc truyền tải điện trên cả nước thì đang báo cáo lỗ vì giá than và các nguyên liệu đầu vào của ngành điện đều tăng lên, trong khi đó thì giá điện của Việt Nam do nhà nước quy định và mới đây thì mới được điều chỉnh tăng 3% theo đề nghị của EVN.

Theo tiến sĩ Doanh, kết luận cuối cùng về khoản lỗ của EVN còn phải chờ kết quả từ thanh tra chính phủ, nhưng "rõ ràng là EVN đã ít chuẩn bị cho các tình huống xấu như giá nhiên liệu tăng, nhiều hồ thuỷ điện đến nay đã cạn dưới mức tối thiểu do biến đổi khí hậu".

Một hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Bắc là thuỷ điện Hòa Bình hiện nay chỉ còn sản xuất điện được trong vài ngày tới đây. Và có lẽ là sau ngày 13/6 thì thuỷ điện hòa bình có lẽ sẽ phải hạn chế sản xuất điện.

"Đó là một điều rất đáng tiếc ở Việt Nam", tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.

dien4

Khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội đã tiết giảm tối đa việc chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện

"Ảnh hưởng đến kinh tế"

Tình trạng thiếu điện hiện nay chủ yếu diễn ra gay gắt ở miền Bắc, nơi chủ yếu sản xuất điện bằng thuỷ điện và nhiệt điện than.

Hàng loạt nhà máy trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh… phải tạm ngưng hoạt động sản xuất vì không có điện.

Truyền thông điạ phương cũng nêu lên hiện tượng khách du lịch nước ngoài đến vịnh Hạ Long không hài lòng khi lưu trú ở những khách sạn thị bị cắt điện trong thời tiết nắng nóng.

"Với tình hình thiếu điện như thế này thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng là một thách thức, và mục tiêu tăng trưởng 6,5% GDP năm nay có đạt được hay không cũng còn là một câu hỏi lớn", tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với BBC.

Theo ông, vấn đề đề cấp bách hiện nay là phải giải quyết việc cung cấp điện cho miền Bắc để sản xuất và du lịch được hoạt động bình thường.

"Tôi nghĩ phải làm sao tránh được những điều đó để sản xuất và dịch vụ hoạt động bình thường. Trên cơ sở đó tạo thu nhập cho người dân và đóng thuế cho nhà nước", ông Doanh kết luận.

Nguồn : BBC, 10/06/2023

**************************

Khủng hoảng năng lượng tại Việt Nam có nguyên nhân từ tự mãn cộng sản ?

Thới Bình, VNTB, 08/06/2023

Thời chính trị hoàng kim sao lại khủng hoảng ?

Câu hỏi đặt ra hoàn toàn nghiêm túc, vì như xác nhận rất nhiều lần của người đứng đầu Đảng Cộng sản, thì trong lịch sử phát triển của đảng này gần trăm năm qua, rằng, "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" (?!).

dien5

Việt Nam đã trải qua khủng hoảng xăng dầu, và nay là khủng hoảng về điện cho sản xuất lẫn tiêu dùng gia dụng.

Cụm diễn đạt sau đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bàng bạc ở hầu hết các diễn văn của ông, cho những bài báo, bài in thành sách tuyên truyền cổ động chính trị ký tên Nguyễn Phú Trọng :

"Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt XX năm, từ ngày có Đảng đến nay đã chứng minh rằng, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, làm nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam ; đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.

Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Với lập luận trên cho phần "nhân", đã đưa đến "quả" như khẳng định đầy phấn khích qua cách sử dụng biện pháp tu từ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Có phải đây là một kỳ tích trong bối cảnh nước ta đứng trước những bề bộn khó khăn và tình hình thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ, phức tạp ?"

Cơ đồ, tiềm lực có thật không ?

Hoàn toàn nghiêm chỉnh với câu hỏi phản đề này. Bởi nếu Việt Nam thật sự "tiềm lực – vị thế" thì không thể xảy ra chuyện thiếu điện như hiện tại, vì Việt Nam còn là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.

Việc quản trị nền kinh tế chính là điểm yếu rất rõ nên khi cơ đồ có hãnh tiến như thế nào đi nữa, thì việc tận dụng cơ hội để phát triển vẫn là ẩn số.

Đơn cử trong chuyện thị trường điện lực có định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa đúng với lý thuyết sách vở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho thấy công tác quy hoạch cán bộ của Đảng rất có vấn đề khi những lãnh đạo này đã dự báo trong quản trị rất… bị động : "Tính đến ngày 06/06/2023, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết gồm : Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà.

Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12 hoặc 13/06. Tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc nêu trên sẽ ở mức 5.000 MW và có thể lên đến 7.000MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết.

Như vậy, tính đến ngày 06/06/2023, công suất khả dụng của thuỷ điện là 3.110 MW chỉ đạt 23,7% công suất lắp.

Đối với nhiện điện, với sự nỗ lực của các đơn vị có liên quan, việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện đã được đảm bảo. Các nhà máy nhiệt điện than đã đủ nhiên liệu vận hành với công suất huy động cao.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, các tổ máy hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến những sự cố về thiết bị (chủ yếu là xì ống sinh hơi, xì bộ hâm, bộ quá nhiệt, máy nghiền than, bơm cấp, v.v.).

Ngoài ra, nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày (Vũng Áng 1 tổ, Phả Lại 1 tổ, Cẩm Phả 1 tổ, Nghi Sơn 2 1 tổ). Điển hình như ngày như 01/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW.

Như vậy, mặc dù nguồn nhiên liệu than cho phát điện đã được cấp tương đối đảm bảo nhưng cập nhật đến ngày 06/06/2023, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934 MW chiếm 76,6% công suất lắp" – trích báo cáo của Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương.

Nôm na là phía những người cộng sản đang "quyền cao chức trọng" cho rằng sở dĩ có chuyện khủng hoảng năng lượng hiện tại, đó là tại… ông trời ; mà như ông bà mình đã nói, "trời kêu ai nấy dạ".

Còn lúc "thành công – thành công – đại thành công" thì đó là "dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"…

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 08/06/2023

**********************

Giải quyết "bài toán thiếu điện" của EVN như thế nào ?

RFA, 08/06/2023

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), vừa tăng 3% giá điện bán lẻ từ tháng 5/2023 để bù khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, một tháng sau, EVN lại cắt điện liên tục, có nơi không công bố trước, vịn lý do không đủ nguồn cung, khiến các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh "bị động". Việc thanh tra về hoạt động của EVN được người dân đồng tình, ủng hộ.

dien1

Cuộc sống người dân đảo lộn do mất điện - Fb Nghệ An

Nắng nóng và mất điện

"Tình trạng mất điện vào buổi tối, đêm không có đèn đường chỉ có ở những năm 90 của thế kỷ trước, cái thời mà chưa có điện, lúc nào ngoài đường cũng tối thui.

Tự dưng hôm nay ngoài đường lại không có điện, mọi người không sử dụng điện thoại, không internet, không tivi, chỉ tụ tập ra đường ngồi "chém gió" với nhau, ngắm trăng, hít gió trời thì nó cũng làm cho con người thanh thản hơn, cho nên cũng bớt áp lực". 

Bà T., người dân sống ở huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội tự "an ủi" mình sau hơn chục ngày liên tục mất điện, có khi từ hai đến ba tiếng, có ngày mất điện đến 12 tiếng, giữa lúc trời nắng nóng cao độ. Bà chia sẻ tiếp :

"Giờ phải sống phải thích nghi chứ mình có gay gắt hay chửi rủa thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Cho nên phải làm thế nào để thích nghi với điều kiện như bây giờ thôi".

Ông H, sinh sống tại tỉnh Yên Bái nói với RFA rằng cuộc sống gia đình ông đảo lộn, bất tiện hơn nhiều kể từ khi xảy ra tình trạng mất điện liên tục như hiện nay :

"Trời ơi, ngày nào cũng mất điện mà không báo trước, nửa đêm mất, rồi sáng mất, trưa mất… Tóm lại là thích cắt lúc nào là cắt lúc đó, cực lắm.

Gia đình tôi buôn bán hàng online là không thể nào online để trả lời tin nhắn khách hàng được, lỡ dở trong việc kinh doanh.

Con cái còn nhỏ, ở nhà mất điện thì nó đâu có ngủ được, vợ chồng tôi cũng phải bỏ hết việc quạt cho nó ngủ mất cả ngày". 

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình trạng thiếu điện trầm trọng là do mức tiêu thụ điện tăng vọt vì nắng nóng. Thứ hai là nguồn cung ứng điện tại miền Bắc giảm do thời tiết cực đoan, các hồ thủy điện lớn cạn nước. Sản lượng điện huy động bình quân giảm một nửa so với năm ngoái.

Mạng báo VnExpress dẫn lời Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho biết thiếu điện ở miền Bắc đã diễn ra trong suốt nhiều năm qua, nên không thể chỉ đổ lỗi do thời tiết hay sự cố. Điều này đã được dự báo trước. Việc phát triển các nguồn điện mới cho phía Bắc chậm hơn so với nhu cầu tiêu thụ điện năng tại khu vực này.

Tình hình mất điện ở phía Bắc, theo truyền thông loan, dự báo sẽ còn căng thẳng hơn trong thời gian tới.

Đề nghị thanh tra toàn diện EVN

dien2

Công nhân sửa chữa máy biến áp tại tỉnh Sơn La. Ảnh : Reuters

Câu chuyện của EVN "nóng" lên tới tận Nghị trường Quốc hội, khi các Đại biểu QH mới đây đã "nghiêm túc" yêu cầu Chính phủ phải thanh tra toàn diện, làm rõ các vấn đề bất cậở EVN hiện nay. 

Cụ thể, Đại biểu Lê Thanh Vân, hôm 5/6 trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội cho rằng cần kiểm tra việc quản lý, quản trị của doanh nghiệp này như thế nào, tại sao năm nào cũng thua lỗ, cui cùng người dân phải gánh chịu. Có một giai đoạn, dư luận nghi vấn việc EVN lấy tiền tích lũy để đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng dẫn đến thua lỗ, rồi tính vào giá điện, không rõ đến nay, việc điều tra vấn đề này thực hiện đến đâu mà chưa thấy công khai.

Đại biểu Lê Hữu Trí, thuộc đoàn Khánh Hòa cũng nêu ý kiến cần thiết phải làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng của EVN một cách tường minh.

Đề xuất của các đại biểu được cả chuyên gia và người dân hoan nghênh, đồng tình. Bà T, cho biết :

"Thanh tra, kiểm tra EVN là hợp lý và chính xác thôi. Nhà nước muốn kiểm soát năng lượng cho nên cứ cho EVN độc quyền, nhưng mà năm nào cũng than lỗ, kinh doanh kiểu gì mà năm nào cũng báo lỗ rồi cứ tăng giá điện.

Giá điện muốn tăng là phải có lộ trình chứ, thích là đề xuất tăng. Trong khi lương nhà nước có tăng cho người dân đâu. Vấn đề cơ bản nhất là điện nước mà cứ động tí là tăng do lỗ".

Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, nói đề nghị của đại biểu Quốc hội thể hiện sự quan tâm của Quốc hội trước sự bức xúc của người dân về tình trạng thiếu điện đang rất căng thẳng :

"Thanh tra EVN thì cần phải làm rõ là EVN đã chuẩn bị các phương án nào để đảm bảo cung cấđiện cho miền Bắc. Trong tình hình như hiện nay thì việc huy động điện mặt trời và điện gió diễn ra như thế nào và được quản lý và điều hành mạng lưới điện như thế nào".

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các doanh nghiệp thành viên của EVN sản xuất điện hiện nay đã độc lập, đều báo cáo hoạt động tốt và có lãi. Chỉ có EVN là đơn vị quản lý mạng lưới điều tiết điện thì hiện nay đang gặp khó khăn. Do đó, ông cho rằng cần chờ đoàn Quốc hội giám sát và có báo cáo xem EVN báo lỗ là do đâu.

Tình trạng mất điện luân phiên, liên tục ở các tỉnh thành phía Bắc đã kéo dài hơn chục ngày qua. Không chỉ ở khu dân cư mà các khu công nghiệp lẫn khu du lịch cũng bị mất điện, khiến doanh nghiệthiệt hại nặng vì sản xuất ngưng trệ.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, bày tỏ lo ngại nếu tình trạng mất điện kéo dài, nền kinh tế Việt Nam sẽ "lãnh đủ" :

"Tình hình điện như vậy phản ánh một mức cân đối rất khẩn cấđối với nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp dch vụ như du lịch cũng phải đóng cửa.

Nó sẽ tác động tiêu cực đến việc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 này là 6,5%. Theo tôi, mức tăng trưởng 6,5% trong tình hình mất cân đối như thế này và đơn đặt hàng đối với các mặt hàng dệt may cũng như điện tử đã bị giảm sút thì khó có thể đạt được mức đó".

Nguồn : RFA, 08/06/2023

*************************

Làm sao để không còn thiếu điện ?

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 07/06/2023

Theo số của báo chí trong nước :

1. Trên 88.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm 2023 [1].

2. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có hơn nửa triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm [2].

3. Doanh nghiệp môi giới BĐS trên sàn : 3/4 công ty báo lỗ, có nơi giảm cả nghìn nhân sự [3].

4. Thái Tuấn nợ nần chồng chất, trái phiếu quá hạn chưa trả đang là nỗi lo của nhiều trái chủ [4].

5. Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng : Bất động sản là ngành quan trọng của nền kinh tế, 270 ngành phụ trợ đi theo [5].

6. Các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ đã giảm khoảng 200.000 lao động trong thời gian qua và phần lớn nhà máy chỉ có đơn hàng đến tháng 7/2023 [6].

dien6

Nhiều thông tin khác cho thấy chợ búa - siêu thị - hàng quán cho đến các dịch vụ giải trí (karaoke, quán bar v.v.) đều lâm vào tình trạng ế ẩm. Sức mua sắm và đầu tư của dân chúng đang dần kiệt quệ, cùng rất nhiều căn bịnh nặng - bịnh lạ ngày càng tăng trong sự ngỡ ngàng và bàng hoàng của rất nhiều người, kể từ sau khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam "chống dịch như chống giặc".

Trong lúc sản xuất - kinh doanh đình đốn với lượng công nhân thất nghiệp khổng lồ - tức là lượng điện năng tiêu thụ cũng giảm theo đà suy thoái kinh tế - bỗng nhiên EVN tăng giá điện lên tới 3% vào ngày 4/5/2023 và hăm he tăng tiếp vào tháng 9/2023. Như vậy, lượng điện phát ra mỗi ngày mà nhiều hãng xưởng đóng cửa... "đi đâu mất", không một lời giải thích. Bởi mọi người đều biết : Sản xuất và tiêu dùng điện diễn ra đồng thời, không thể tồn trữ dưới dạng thành phẩm - tồn kho được sản xuất ra, như các mặt hàng khác.

Báo Lao Động ra ngày 9/4/2023 đưa tin, cả năm 2022, EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng [7]. Báo Giao Thông phát hành ngày 2/6/2023 cho biết [8] : EVN thua lỗ triền miên, trong khi đó, có tới 5 công ty con của EVN gởi hơn 30.000 tỷ đồng vô ngân hàng để kiếm lời hơn 1.040 tỷ đồng. Cụ thể :

1. Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gởi ngân hàng. Nhận lãi hơn 371 tỷ đồng.

2. Tổng Công ty Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng tiền gởi ngân hàng. Nhận lãi hơn 178 tỷ đồng.

3. Tổng Công ty Điện lực Miền Nam có khoảng 5.500 tỷ đồng tiền gởi ngân hàng. Nhận lãi hơn 170 tỷ đồng

4. Tổng Công ty Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng tiền gởi ngân hàng. Nhận lãi hơn 166 tỷ đồng.

5. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh có gần 4.000 tỷ đồng tiền gời ngân hàng. Nhận lãi hơn 155 tỷ đồng.

Số liệu trên rõ ràng cho thấy rõ thành ngữ "ngồi mát ăn bát vàng" của EVN. Ngành điện xứ thiên đàng đã đẩy Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào tình thế bạc tình - bội nghĩa, trước nỗi thống khổ của người lao động với thu nhập ngày càng khó khăn, mà hàng trăm ngàn người buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần để tính kế sinh nhai. Ngày 6/6/2023, báo Tuổi Trẻ cho biết, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ 1975 và gần 30 năm, từ cái gọi là "hội nhập thế giới" sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vào năm 1995, rất đáng buồn cho người dân Việt Nam, bởi điện vẫn là mặt hàng độc quyền do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam định đoạt. Độc quyền dẫn đến vô số hậu quả mà chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đương đại trong thế kỷ 21, đã tỏ tường giai đoạn "quan liêu - bao cấp" đầy dãy "xin cho - bố thí" đối với người dân - vốn đã và đang được hào nhoáng với tên gọi "người chủ đất nước" - một sự mỉa mai và cay đắng ngập tràn !

Giữa hai lãnh vực "sản xuất - kinh doanh - dịch vụ" và "tiêu dùng sinh hoạt" chắc chắn cán cân tiêu thụ điện nghiêng hẳn về lãnh vực đầu, đặc biệt những ngành công nghiệp nặng tiêu thụ điện rất lớn có liên quan đến bất động sản như : thép - xi măng - hóa chất - khai thác đá, cát v.v. Sinh hoạt trong hàng triệu gia đình, gần như chỉ là buổi chiều tối với khoảng 10 tiếng đồng hồ, vì ban ngày hầu hết phải chạy ra đường kiếm sống. Chính khu vực này xài điện tiết kiệm nhứt, bởi họ phải bỏ tiền túi ra và với thời gian ở nhà ít hơn ở ngoài, so với khu vực công quyền cùng hàng trăm ngàn công sở lớn nhỏ trên toàn quốc, vốn xài "điện chùa".

Bên cạnh xăng dầu - khí đốt, điện là mặt hàng tối quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chắc chắn phải tính đến an ninh quốc gia, bởi liên quan đến sản xuất - phân phối điện năng. Theo đó, các cơ quan công sở và các tập đoàn - tổng công ty mà có phần vốn nhà nước tham gia, nên buộc phải sử dụng điện cung cấp từ EVN. Còn các công ty hoàn toàn vốn tư nhân và khu vực sinh hoạt - tiêu dùng tại hàng triệu đơn vị nhà ở của thường dân, hãy để họ có quyền ký và chấm dứt hợp đồng mua - bán điện với tất cả các công ty kinh doanh điện, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng đúng theo yêu cầu của người mua. Vấn đề còn lại, đã quá muộn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nên thật sự "tự do hóa" mặt hàng điện, bằng cách để cho tất cả các nhà đầu tư tự do đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mặt hàng điện trên toàn cõi Việt Nam. Đó mới gọi là "kinh tế thị trường" - khái niệm mà các quốc gia văn minh có từ hàng trăm năm qua, duy chỉ những quốc gia độc tài vẫn mãi loay hoay kiếm tìm...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 07/06/2023

[1] https://tuoitre.vn/tren-88-000-doanh-nghiep-rut-khoi-thi-truong-trong-5-thang-dau-nam-20230602075402462.htm?fbclid=IwAR0b-dqpo7VnBfeKhO-Th46JEeHjK55XgxvqZiP5sxL74f3u9MZ8YCH76k4

[2] https://tuoitre.vn/hon-nua-trieu-lao-dong-bi-mat-viec-giam-gio-lam-nganh-nao-nhieu-nhat-20230603071600403.htm?fbclid=IwAR1eWHQmXSvyVA7137jQpd3meIrsJSQcD5zd89vvk13RAOD8ClzyrvaThKY

[3] https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-moi-gioi-bds-tren-san-34-cong-ty-bao-lo-co-noi-giam-ca-nghin-nhan-su-20235416110107.htm?fbclid=IwAR2WNDBs3VTmQYCgqew07CNZq4EYq6CA2_bpqPsDWjnECeGdWwUxNysxGb0

[4] https://nguoiquansat.vn/dang-sau-800-ty-dong-no-trai-phieu-qua-han-cua-thai-tuan-cong-ty-dinh-gia-co-sai-79669.html?fbclid=IwAR0_UndgMVWjqPyC1ExgjXKZv9IUizfnQlKGWT0oX2bEk9h-mYl-kTHE9Ak

[5] https://vietnambiz.vn/chu-tich-vingroup-pham-nhat-vuong-bat-dong-san-la-nganh-quan-trong-cua-nen-kinh-te-270-nganh-phu-tro-di-theo-202251110441916.htm?fbclid=IwAR0EPbgi_8rNBI2fsVeuM7ltVoeuJIdRzKfNtaj70bFqqAtt_jG5nyQPjO0

[6] https://vtv.vn/kinh-te/doanh-nghiep-doi-don-hang-nguoi-lao-dong-gap-kho-20230519195410719.htm?fbclid=IwAR2WNDBs3VTmQYCgqew07CNZq4EYq6CA2_bpqPsDWjnECeGdWwUxNysxGb0

[7] https://laodong.vn/kinh-doanh/evn-lo-ky-luc-suc-ep-tang-gia-dien-trong-nam-2023-ngay-cang-lon-1177612.ldo

[8] https://www.baogiaothong.vn/evn-thua-lo-nhung-loat-cong-ty-con-co-chuc-nghin-ty-gui-ngan-hang-d592935.html

[9] https://tuoitre.vn/thu-tuong-yeu-cau-thanh-tra-ve-cung-ung-dien-20230606214117838.htm

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Gió Bấc, Thới Bình, Nguyễn Ngọc Già, BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 228 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)