Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/07/2023

Em cứ hẹn nhưng xin anh (Putin) đừng đến nhé

Khôi Nguyên

Quyết định không đến Thượng đỉnh BRICS của Putin cho thấy, vị thế và vai trò của Nga đã giảm sút một cách thảm hại. Cùng đó là vai trò luật pháp quốc tế đang dần được nâng cao. (BRICS là một khối các nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Tôi biết có không ít người vẫn ủng hộ ông ta một cách mù quáng đang tự lừa dối chính bản thân mình để đưa ra những bài viết, lời nói nhằm bảo vệ ông ta rằng "vì ông ấy không thèm đến".

Và có thật là ông ấy "không thèm đến" không ?

- Thứ nhất : BRICS là Tổ chức có Nga là quốc gia sáng lập. Tức có nghĩa, về góc độ nào đó thì BRICS là "con đẻ" của Nga chứ có phải của bọn Tây, bọn Mỹ hay bọn "không thân thiện" đâu mà ông ấy "không thèm đến" ?

- Thực tế ông ấy rất thèm đến. Dẫn chứng cụ thể : Khi chính quyền Nam Phi đề xuất để Lavrov, Ngoại trưởng Nga đi thay thì Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng phản ứng gay gắt và quyết liệt. Ở đó, họ khẳng định Nga không chấp nhận đề xuất đó và Putin vẫn sẽ tham gia.

Tiếp đó, Tổng thống Nam Phi buộc phải điều đình và thượng lượng với ICC rằng hãy tạm ngừn lệnh bắt giữ đối với Putin. Theo giải thích của Nam Phi là Nga ra tuyên bố nếu bắt giữ Putin, tức tuyên bố chiến tranh. Tuy nhiên, ICC không thay đổi quyết định

Và chỉ trước 1 ngày tuyên bố không tham dự Thượng đỉnh BRICS, chính Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga vẫn khẳng định Putin sẽ tham gia. Nhưng sau đúng 14 tiếng, Nga đã thay đổi bằng tuyên bố Lavrov đi thay, còn Putin tham dự "bằng hình thức trực tuyến".

Vậy rõ ràng là thèm đi quá ấy chứ.

- Thứ 2 : Các thành viên sáng lập cũng như các thành viên của tổ chức BRICS đều là "những quốc gia thân thiện" của Nga, nếu không muốn nói là đồng minh, là đối tác. Do đó, sự xuất hiện trực tiếp của Putin vào dịp này để tìm kiếm được sự "cảm thông", "chia sẻ" hoặc "giúp đỡ" trong lúc khó khăn là đặc biệt quan trọng đối với Nga, khi đang bị thế giới cô lập hoàn toàn. Và chẳng giúp nhau lúc này thì còn giúp lúc nào ? Vậy sao lại "không thèm đến" ?

Kỳ thực thì cực chẳng đã, và Putin cũng dường như nhận ra sự yếu thế của mình, của Nga lúc này nên không thể mạo hiểm để rồi phải tự đưa ra một quyết định cay đắng cho mình.

Và như vậy nó cũng phản ánh một thực tế không thể chối cãi là Tổ chức BRICS không thể, hoặc không muốn bảo vệ hay trợ giúp Putin. Nói rộng ra là Nga. Hoặc có thể họ ngầm thừa nhận ICC đang đúng. Tức có nghĩa một tổ chức mà ở đó rất thân, thân đến độ "thân ai nấy lo"

Qua đó cho thấy, vai trò cũng như vị thế của Nga đang thảm bại trên trường quốc tế. Nó đi ngược lại tất cả sự tính toán của Putin.

putin0

Thay vì làm cho nước Nga vĩ đại trở lại thì Putin đang nhấm chìm nước Nga vào vũng lầy không lối thoát.

Vậy Putin đã tính toán những gì ?

- Thay đổi trật tự thế giới sang đa cực. Mà ở đó, Nga là một cực đủ đối trọng với các cực còn lại.

- Đưa vị thế và quyền lực nước Nga trở lại thời Liên Xô - Tức chia đôi thế giới, mà ở đó Nga có 1/2.

- Không để bất cứ quốc gia nào gần Nga dám gia nhập NATO và EU.

- Buộc các quốc gia thuộc Liên Xô cũ phải nằm dưới sự kiềm chế và thao túng của Nga.

- Khiến Mỹ và NATO phải tôn trọng Nga hơn…

Nhưng thực tế thì :

- Chưa thấy đa cực đâu mà chỉ thấy Mỹ, EU và các đồng minh của họ bỗng chốc gắn chặt thành một khối. Còn các đồng minh, đối tác, các tổ chức do Nga sáng lập hoặc tham gia sáng lập hầu hết đứng cách xa để nhìn Nga quay cuồng, nếu không muốn nói là họ quay lưng với Nga.

Trong khi trước thời điểm Nga xâm lược Ukraine thì hầu như mọi vấn đề quốc tế thì Mỹ, G7, NATO và EU đều phải mời Nga, xem ý Nga hoặc thoả hiệp với Nga trước khi ra quyết định. Và ở trường quốc tế, không ai dám xem thường Nga.

- Vị thế và quyền lực của Nga lúc này chúng ta đều thấy rõ là gần như bằng không. Nó minh chứng từ quan hệ đa phương hay song phương. Từ quốc tế đến khu vực thì Nga hầu như không còn tiếng nói. Đến độ, những quốc gia nhỏ bé như Singapore, Litva, Latvia… họ sẵn sàng trừng phạt, cô lập Nga. Hơn nữa là họ sẵn sàng gửi vũ khí một cách công khai cho Ukraine chiến đấu.

- Trước ngày 24/02/2022, Mỹ, NATO và các quốc gia sát Nga hầu như không dám bàn đến chuyện NATO. Nhưng lúc này thì Phần Lan, Thuỵ Điển đã gia nhập NATO. Còn Ukraine cũng sẽ vào NATO và họ bàn thảo một cách công khai chứ không còn là điều "cấm kỵ".

- Ngoại trừ Belarus, các quốc gia còn lại thuộc Liên Xô cũ đã hoặc đang "thoát Nga". Và việc Nga xâm lược Ukraine càng khiến họ quyết liệt "thoát Nga" hơn bao giờ hết.

- Mỹ và NATO bây giờ họ xem mọi tuyên bố, lời đe doạ của Nga không còn trọng lượng. Kể cả những đe doạ của Nga về chiến tranh hạt nhân.

Vậy đấy. Những gì người ta ca ngợi và tung hê ông Putin lên bậc thánh nhân, hay "Đại đế" trong hơn 20 năm qua đã bị những toan tính của chính ông Putin huỷ hoại hoàn toàn, kể từ ngày 24/02/2022. Và có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử Liên Xô, ngày nay là Nga mà uy tín và vị thế bị thê thảm như lúc này. Ngay cả khi so sánh với thời điểm Liên Xô sụp đổ.

Và đến bây giờ, nguyên thủ của một siêu cường không thể ra khỏi biên giới quốc gia mình.

Khôi Nguyên sưu tầm

(21/07/2023)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Khôi Nguyên
Read 405 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)