Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/09/2017

Đảng cộng sản là "chính đảng" hay là "đảng cách mạng" ?

Trương Nhân Tuấn

Bài viết nói về "truyền thống cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam" vốn được đăng trên báo Quân đội nhân dân, thấy "chiếu qua chiếu lại" trên các trang web "dân sự", dĩ nhiên gợi sự chú ý nơi mọi người.

Nhờ vậy ta biết rằng Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một "chính đảng" vừa là một "đảng cách mạng".

0000405614-002

Đảng cách mạng"chủ trương sử dụng bạo lực để chiếm chính quyền - Ảnh minh họa

"Chính đảng" tức là đảng phái chính trị. Hiểu theo nghĩa "bình thường" các nước dân chủ Tây phương thì "chính đảng" là một "thành tố căn bản cấu thành nền dân chủ". Các đảng phái tranh quyền lực bằng thể thức dân chủ, thông qua việc phổ thông đầu phiếu. Chính đảng còn có nghĩa là tập hợp những người có cùng mục tiêu, hay có cùng học thuyết chính trị.

Còn "đảng cách mạng" là đảng có chủ trương đập bỏ cái cũ xấu xa để thay thế bằng cái mới tốt đẹp hơn. Đảng cách mạng vì vậy luôn là một "hội kín", đứng ngoài các hoạt động "chính đảng".

"Đảng cách mạng" chủ trương sử dụng bạo lực, chớ không sử dụng "chính trị", chấp nhận thể thức dân chủ để tranh đoạt quyền hành.

Đảng cộng sản Việt Nam vừa là "chính đảng" vừa là "đảng cách mạng", cũng giống như vừa "tư bản" vừa "cộng sản", vừa "nam" vừa "nữ", vừa "nước" vừa "dầu"...

Tức là Đảng cộng sản Việt Nam vừa chủ trương "tư bản thị trường", cho phép người ta "làm ăn tự do theo qui luật thị trường", nhưng lại có chủ trương sẵn sàng sử dụng bạo lực để truất hữu của cải những người làm kinh tế.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một loại nhà nước bất định. 

Luật lệ vì vậy cũng bất định.

Theo tôi, ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ mừng húm những bài viết đại loại như vầy. Bởi vì bản thân ông Bình là nạn nhân trực tiếp của một "nhà nước cách mạng".

Tính "cách mạng" của đảng lãnh đạo sẽ là bằng chứng hùng hồn cho thế giới biết rằng đầu tư ở Việt Nam "thấy vậy mà không phải vậy".

Ta cũng sẽ thấy tính "bất định" của luật pháp Việt Nam trong phạm vi "quản lý kinh tế". Điển hình điều 165 Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Dĩ nhiên cái gọi là "Qui định của nhà nước về quản lý kinh tế" là chưa chắc đúng, hay phù hợp, với hoàn cảnh kinh tế của quốc gia trong một thời điểm nhứt định nào đó. Qui định này cũng không chắc là phù hợp với "kinh tế thị trường", tức luật lệ quốc tế, hay luật pháp các quốc gia đối tác.

Luật lệ của "nhà nước cách mạng" là họng súng, là "sức mạnh". Luật lệ của một nhà nước bình thường là quan chức làm gì cũng phải chiếu theo luật mà làm. Qui định của nhà nước trong thời kỳ cách mạng dĩ nhiên là đối nghịch với qui định thời "kinh tế thị trường".

Vả lại, nếu người "làm trái qui định của nhà nước" mà lại "trúng mối" lớn, đem lại lợi nhuận to tát cho nhà nước, thì người này có tội hay không ?

Vụ khủng hoảng "Subprime" 2007-2009 ở Mỹ là thí dụ điển hình về các việc lạm dụng kẻ hở pháp lý (của Mỹ) để trục lợi. Khủng hoảng này lây lan sang Việt Nam, làm sụp đổ nhiều tập đoàn kinh tế quan trọng của Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh là khủng hoảng này vẫn còn đang gây "bịnh trầm trọng" ở các ngân hàng Việt Nam, bất kể nhà nước hay tư nhân.

Từ lâu tôi đã cảnh báo là vụ "đốt lò" của ông Trọng là một vụ "thanh toán chính trị" trong nội bộ đảng. Qua nội dung bài báo này, ta không loại trừ ông Trọng áp dụng luật "cách mạng" để loại trừ các đối thủ.

Nhưng chuyện ông Trọng làm, hậu quả là dân sẽ lãnh đủ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 20/09/2017

Quay lại trang chủ
Read 702 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)