Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/01/2018

Giữa tầm nhìn và lạc quan

Jonathan London

Cách đây đúng một năm tôi đã viết và đăng tại đây một bài tên ‘Thư gửi Việt Nam’. Viết tại Hà Nội ngay lúc tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Washington.

tamnhin1

Donald Trump và trật tự thế giới mới. Ảnh minh họa -The Boston Globe

Một năm trôi qua mà không viết thêm được bài nào … Cho đến nay.

Đúng một năm sau tôi đã về Việt Nam và đang viết bài này ngay tại Sài Gòn. Với bài này, tôi xin rũ bỏ mọi nghiệp xấu của năm qua và lại tiếp tục sự nghiệp.

Trong bài "Thư gửi Việt Nam" tôi đã báo động về hai điều. Một là nguy cơ toàn thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Hai là đoán riêng nước Mỹ sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời Nội chiến của Mỹ. Ngoài ra tôi có nêu một số nhận xét về ý nghĩa của thời Trump đối với Việt Nam. Vậy, hiện tại và ngay sau ông Trump đã qua Việt Nam, chúng ta đang thấy gì ? Ở đây chỉ nêu những sự khác biệt lớn nhất và để lại những vấn đề cụ thể cho những bài tiếp theo.

Nhìn chung, thế giới của hôm nay, nước Mỹ của hôm nay, và Việt Nam của hôm nay đã khá là khác với thế giới, nước Mỹ và nước Việt Nam của thời trước đây chỉ một năm. Về thế giới và nhất là về cái gọi là "trật tự thế giới" thì chúng ta thấy mức độ "thiếu chắc chắn" (tức uncertainty) đã tăng vọt. Dù trong "trật tự thế giới" của những năm trước Trump cũng đã tồn tại nhiều nhược điểm lớn, "đóng góp" lớn nhất của Chính quyền Trump cho đến nay chính là đã làm suy yếu một cách nghiêm trọng vai trò lãnh đạo và quyền lực của Mỹ. Vì thế, thế giới của hôm nay phản ánh một khoảng trống quyền lực toàn cầu lớn nhất từ những năm 1930.

Về Mỹ, rõ rằng nước đầy hứa hẹn và vấn đề này đã và đang rơi vào khủng hoảng chính trị và xã hội lớn nhất từ thời nội chiến trong những năm 1860, cách đây gần 150 năm. Lý do chính là những thể chế dân chủ của nước Mỹ, vốn đã đầy khuyết điểm, nay đang bị phá hoại do một kẻ lửa đảo mị dân. Là một kẻ phân biệt chủng tộc, là một trong những nhân vật xấu nhất ở cả nước Mỹ, ông và những người và nhóm ủng hộ đang phá hoại cả xã hội Hoa Kỳ một cách nhanh chóng.

Còn đối với Việt Nam, thì đánh giá sao ?

Muốn đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, thì phải thừa nhận ông ấy và những người "đồng minh" đã giành được lợi thế trên chính trường. Chiến dịch chống tham nhũng đã và còn đang tác động lớn, không chỉ hay chủ yếu đối với tham nhũng mà cả chính trị nữa. Sáng mai, khi tòa tuyên án Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng, thì nó sẽ không nên được xem là sự kết thúc của một quy trình pháp luật mà là một hình thức tiêu biểu trong một quá trình chính trị còn đang tiếp diễn.

Tôi đề nghị trong năm vừa rồi Việt Nam đã bắt đầu một thời mới. Một thời có thể được gọi là thời "Hậu Dũng". Nói "Hậu Dũng" của Việt Nam không có nghĩa là ảnh hưởng của thời Dũng đã hết. Trong 10 năm qua xã hội Việt Nam đã có những thay đổi mang tính cấu trúc, như sự trỗi dậy của giới kinh doanh thân hữu, sự lên ngôi của giới ngân hàng thân hữu, và của tham nhũng quy mô lớn, v.v… Những yếu tố đó vẫn còn và vẫn mạnh. Thời kỳ hiện nay khác ở chỗ đang có những thay đổi nhất định trong giới lãnh đạo và có vẻ một số thay đổi đối với quan hệ giữa Đảng và bộ máy.

Việt Nam sẽ đi đâu trong giai đoạn mới này, còn quá sớm để đánh giá. Tầm nhìn cho đất nước trong khi mới sẽ là như sao ? Đó chính là việc người dân Việt Nam sẽ quyết định.

Vốn là người cố gắng lạc quan một cách phi ảo tưởng, tôi giữ "định hướng" lạc quan vì 2 lý do chính. Thứ nhất, bất chấp một số diễn biến tiêu cực trong nước, tôi còn thấy người dân Việt Nam quan tâm đến số phận của đất nước mình.

Thứ hai, bất chấp những cơn gió lạnh, điều chắc chắn là đại đa số muốn một Việt Nam mới, một Việt Nam dân chủ hơn, một Việt Nam minh bạch và công bằng, một Việt Nam mà phản ánh những giá trị của Phan Châu Trinh hay thậm chí Obama hơn là những giá trị của Stalin hay Tập Cận Bình.

Song, viết thế này có giá trị không ? Làm sao mà lạc quan được trước mặt của quá nhiều vấn đề và trong lúc có vẻ Việt Nam còn thiếu những thể chế mà cần để giành được một tương lai tươi sáng.

Chúng ta phải nhớ rằng ở bất cứ nước nào, những thể chế không rơi từ trên trời xuống mà là do những quá trình hội nhập và quan hệ xã hội tạo ra. Do đó, chờ thay đổi từ trên xuống không hề là một động thái hứa hẹn. Tôi nhìn về Mỹ thì nhiều lúc cũng thấy rất khó để lạc quan. Nhưng biết để có những thay đổi tích cực, để cứu nước, thì chính là người dân Mỹ phải thức dậy. Tương lai của Việt Nam cũng tuỳ thuộc vào chính người dân.

Để giữa một động thái lạc quan phải có tầm nhìn về tương lai. Đúng vậy. Dù nói về thế giới hay Mỹ hay Việt Nam, cái mà chúng ta không thể thiếu hôm nay chính là một tầm nhìn. Nhưng không chỉ có thế. Chúng ta phải dám tự tin và nỗ lực cùng nhau để sống theo nó.

Jonathan London

Nguồn : http://xinloiong.jonathanlondon.net, 21/01/2018

Jonathan London là giáo sư người Mỹ, từng dạy môn xã hội học chính trị và sự phát triển học tại Đại học thành thị Hong Kong. Hiện ông đang làm việc tại Hà Lan. Ông cũng được xem là một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 820 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)