Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/05/2018

An toàn tâm lý

Phạm Phú Khải

Yếu tố cần thiết nhất để xây dựng một đội ngũ mnh hay mt tổ chức mạnh là gì ? Lãnh đạo giỏi ? Tinh thần đồng đội cao ? Khả năng chuyên môn xuất sắc ?

antoan1

Nelson Mandela, một trong nhng nhà lãnh đo được thế gii ngưỡng m.

Các nhà nghiên cứu quản trị/tổ chức trong vài thập niên qua đã nhấn mạnh nhiều về trí tuệ cảm xúc, hay trí cảm (emotional intelligence, hay EI/EQ), như là kỹ năng cần thiết cho từng cá nhân, đc bit là lãnh đạo, trên cả chỉ số thông minh (intelligence quotient, hay IQ). Từng cá nhân tuy quan trọng, nhưng cái trí tuệ và sức mạnh tập thể quan trọng hơn. Vấn đề là làm sao cả cái tập thể đó được vận dụng một cách tối hảo cho mọi tình huống khi đối diện với ri ro, thử thách, him nguy ?

Thời gian gần đây, yếu tố "an toàn tâm lý" (psychological safety) được xem như là li giải ca các cuộc nghiên cứu này.

An toàn tâm lý được các hc gi về tổ chức (organisational scholars) đầu tiên đề cập đến vào thập niên 1960, nhưng bị chìm vào quên lãng sau đó và mãi đến thập niên 1990 mới xuất hiện trở lại và dành được sự quan tâm từ đó đến nay [1].

Lý do được quan tâm trở lại, trong lĩnh vực học thuật, như các nghiên cứu mang tính khái niệm và thực nghiệm, hay trong thực hành, như trong vic điu hành qun lý, là vì các tổ chức thời nay đều nhìn thấy tầm quan trọng của việc học hỏi và sáng tạo. Trong nền kinh tế tri thức, môi trường làm việc mang tính phức tạp nên đòi hỏi tính chuyên môn cao, đòi hỏi các nhân viên thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau phải cộng tác để cùng hoàn thành mục tiêu đề ra. Khi các chuyên viên cộng tác nhau trong một đội hoặc hợp tác nhau giữa các đội, thì yếu tố lãnh đạo được nêu ra. Người đội trưởng phải có những kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm về quản lý, lãnh đạo nào để điều hành hiệu quả ? Làm sao để giải quyết các bất đồng ý kiến giữa các thành viên đồng đội ? v.v... Nhưng người đội trưởng, dù tài giỏi và cn thiết mấy, cũng không quan trọng bằng các thành viên còn lại. Mấu chốt vấn đề là làm sao để phát huy năng lực trí tuệ chung, nhất là tính sáng tạo, để tìm ra những giải đáp cho những vấn đề khó khăn hay những thử thách mà tổ chức có thể đối diện, hiện nay và tương lai ?

Để làm được việc này, những nghiên cứu và phân tích trong nhiều thập niên qua cho thấy an toàn tâm lý là điều kiện tiên quyết, và ngày càng như thế bởi thay đổi xảy ra ngày càng nhanh chóng và lớn lao. Chỉ khi người ta cảm thấy an toàn tâm lý, không bị rủi ro cá nhân, thì người ra mới sẵn sàng đóng góp ý kiến và hành động mt cách hết mình cho mục tiêu chung. An toàn tâm lý giúp cho người ta sẵn sàng chia sẻ thông tin và kiến thức, trình bày ý kiến giúp tổ chức cải thiện, nỗ lực phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, và giúp cho các đội và các tổ chức khác nhau học hỏi và hoàn thành trách nhiệm.

Tóm lại, an toàn tâm lý mô tả sự cảm nhận, của một người nào đó, về hậu quả của hành động dám mạo hiểm trong môi trường nào đó, chẳng hạn như chỗ làm.

Nghiên cứu của Google

Google, nay thuộc Alphabet, là một công ty kỹ nghệ tin học hàng đầu thế giới, có hơn 88 ngàn nhân viên hiện nay, với thu nhập chỉ sau Apple. Trong nhiều năm qua Google đã dành nhiều n lc nghiên cứu làm cách nào để xây dựng các nhà quản lý xuất sắc và một đội (team) hiệu quả nhất.

Cuộc nghiên cứu đầu tiên rất thành công mang tên Dự án Oxygen tìm hiểu "yếu tố nào làm cho một người quản lý tuyệt vời ?" (what makes a great manager ?"). Khi bắt tay thực hiện dự án này, Google khởi điểm bằng giả thuyết rằng các nhà quản lý nếu tốt nhất chỉ là một ác nhân cần thiết, và tệ nhất là thêm một tầng hành chánh [2]. Từ giả thuyết này, Google điều nghiên kỹ lưỡng nhưng nhận ra rằng những đội có kh năng quản lý tài giỏi thì h hạnh phúc hơn và hiệu năng hơn. Do đó Google công nhận rằng quản lý là quan trọng, nhưng nó không giải thích yếu tố nào làm cho người quản lý được xem là tuyệt vời ?

Sau khi nghiên cứu sâu rộng thêm, Google đã đi kết đến luận rằng những nhà quản lý tuyệt vời của Google có các đức tính/hành xử sau đây. Một, là một huấn luyện viên giỏi (a good coach). Hai, ủy quyền/nhiệm và không quản lý vi mô, nh nhặt. Ba, nỗ lực xây dựng một môi trường dung hợp, bày tỏ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của nhân viên. Bốn, làm vic hiệu quả và quan tâm đến thành quả. Năm, là nhà truyền thông giỏi, biết lắng nghe và chia sẻ thông tin. Sáu, hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên và thảo luận về hiệu suất của họ. Bảy, có tầm nhìn và chiến lược rõ cho đội. Tám, có những kỹ năng căn bản để cố vấn cho đội khi cần. Chín, cộng tác toàn diện trong toàn công ty (Google). Mười, là người mạnh dn lấy quyết định.

Sau Dự án Oxygen, Google bắt tay vào dự án Aristotle, tên nhà triết học Hy Lạp, qua câu nói : "Tổng thể lớn hơn tổng hợp của các phần ráp lại" (The whole is greater than the sum of its parts, nghĩa là mỗi cá nhân, dù tài năng mấy, nếu cộng tác làm việc với nhau thì sẽ hiệu quả hơn tng hp ca các cá nhân). Mục đích của dự án là tìm hiu "yếu tố nào làm nên một đội hiệu quả tại Google ?" (what makes a team effective at Google ?) [3].

Trên hai năm, thực hiện hơn hai trăm cuộc phỏng vấn, điều nghiên hơn 250 đặc tính của hơn 180 đội, Google đã tìm ra được đáp án. Google ban đầu đinh ninh rằng một đội hiệu quả lý tưởng là sự kết hợp tài tình giữa kỹ năng và đặc tính cá nhân, chẳng hạn một học giả Rhodes, hai người ngoại cảm tự tin (extrovert), một kỹ sư xuất sắc tại AngularJS, một tiến sĩ Voila. Nhưng đội nghiên cứu của Google nhìn nhận mình sai lầm hoàn toàn.

Toán nghiên cứu kết luận có năm đc tính căn bản phân biệt sự thành công hay không giữa các đội tại Google như sau.

Một, an toàn tâm lý. Các thành viên có thể mạo hiểm mà không cảm thấy bất an hay mất mặt.

Hai, nương tựa nhau. Các thành viên có thể trông cậy vào nhau để làm ra các sản phẩm tốt theo đúng thời hạn giao phó.

Ba, cơ cấu và tính minh bch. Các mục đích, vai trò và kế hoạch thi hành rõ ràng.

Bốn, ý nghĩa công việc. Các thành viên cảm thấy những gì đang làm quan trọng đi vi cá nhân họ.

Năm, ảnh hưởng công việc. Các thành viên tin tưởng nhiệt thành rằng công việc họ đang làm có quan hệ/ảnh hưởng và tạo thay đổi.

Trong tất cảm yếu tố này, an toàn tâm lý là quan trọng nhất, là nền tảng của các yếu tố còn lại. Nguyên do ? Phần lớn, gần như tuyệt đại đa số, con người đều lưỡng lự khi đối diện với những hành xử mang tính tiêu cực vì cho rằng người khác có thể đánh giá khả năng, ý thức và tính tích cực của mình. Đây là tính tự̣ cần thiết đệ̉t người cảm thấy an toàn trong tình huống như thế. Nhưng ngược lại, khi các thành viên càng cảm thấy an toàn với nhau, họ dễ dàng công nhận lỗi lầm, và sẵn sàng cộng tác và nhận lấy các vai trò mới. Điều này ảnh hưởng toàn diện về các bn đánh giá nhân viên của Google. Những cá nhân trong các đội mà có an toàn tâm lý cao tại Google ít khi bỏ công ty, họ̃ dàng chấp nhận và vận dụng sức mạnh của các ý kiến đa dạng từ đồng đội của mình, mang lại nhiều thu nhập, và được giới lãnh đạo Google đánh giá hiệu quả gấp hai lần bình thường.

Hệ qu và bài học cho Việt Nam

Các cuộc nghiên cu v an toàn tâm lý ca Google trong thi gian qua, ca Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), cũng như ca gii nghiên cu qun tr, đã gây nhng nh hưởng ln lao và tác đng sâu xa. Tính áp dng ca nó rt rộng ln, không ch trong kinh doanh mà hu như mi mt phát trin ca con người và xã hi.

Khi cảm thy an toàn, người ta tiếp thu, hc hi và sáng to mt cách nhanh chóng và hiu qu. Người ta sn sàng làm hơn nhng gì được trao phó, tn tu hy sinh hơn những gì được yêu cu, và cho ra nhng sáng kiến táo bo, khác thường nhưng có kh năng khai thông hay tìm ra gii đáp cho nhng bế tc ln, vi điu kin h cm thy tht s an toàn. Còn nếu có nhiu ri ro, đe da hay nguy him trong môi trường hot đng/làm việc, nhng người biết suy nghĩ tính toán đu không mun tai ha xy ra cho mình. Hay nói cách khác, chng ai mun làm hơn nhng gì căn bn đ khi b "làm ơn mc oán" c.

Do đó để xây dng xã hi ngày mt tt đp hơn, công bng và tiến b hơn, quan niệm ca xã hi văn minh là làm thế nào vn dng hết nhng đim tích cc ca con người, ca mi cá nhân trong toàn xã hi. Nói cách khác là to cơ hi rng ln và bình đng đ mi công dân phát huy ti đa kh năng, tim năng, và mi đc tính tt đp ca con người. Vì thế cho nên người lãnh đo tài gii là người được xem có kh năng mang li hay khai dng được nhng cái hay nht ca mi cá nhân trong t chc ca mình (bring the best out of people). Ngược li, người lãnh đo ti bi, và tht bi, là nhng người ch nhìn thy cái xu ca người khác, và ch biết khai dng cái xu đó cho mc tiêu ca h hay ca tp đoàn h phc v.

Khi chúng ta hiểu được các điu căn bn này, nó giúp chúng ta có cái nhìn thiết thc hơn và khoan dung hơn v con người, trong bi cảnh gia đình, tập th/cng đng, quc gia và toàn th nhân loi.

Để có được cái nhìn khoan dung và thiết thc, có l chúng ta cn hiu rõ và chp nhn rng con người vn không hoàn ho. Có l to hóa là thế. Thiên tài hay nhân tài cũng có lm bt toàn. Ai trong chúng ta mà không ngưỡng phc thiên tài khoa hc Stephen Hawking trong cơ th mng manh yếu đui như ngn nến trước gió.

Những người tài gii hay nh hưởng ln đu có nhng đim mnh và đim yếu ca h. Ngay c nhng người có v mnh m phi thường cũng có điểm yếu trong cuc đi ca h. Cũng tng ít hay nhiu tht bi, chán nn, mun b cuc trước nhng khó khăn th thách tưởng chng không th vượt qua. Nhng lãnh đo quc gia được thế gii ngưỡng phc trong lch s nhân loi, như Abraham Lincoln, Mohandas Gandhi hay Nelson Mandela, cũng đều là con người bng xương bng tht và tng tri nghim như thế. Không mt ai hoàn toàn không biết đau đn khi b hành h th xác, tinh thn hay tâm lý. Không mt ai đn bn không xuyên (bulletproof). Không mt ai khôn ngoan xuất chúng đ hiu biết tt c, có kh năng tiên tri hay không h lm li. Không mt ai không có nhng bt an/tn thương tâm lý c (psychological vulnerability).

Những người t tế, chân tht, nhy cm và biết thương yêu người chung quanh cũng thường là những người d b tn thương nht.

Khi hiểu rng mi chúng ta đu có bt an và tn thương tâm lý, chúng ta s d có s thông cm và đng cm cho nhau, trong gia đình cũng như trong mt cng đng dân tc.

Do đó để xây dng an toàn tâm lý cho nhu cu cá nhân hay tp th ca mình, chúng ta cn thay đi tâm lý hay thói quen c hu đ xây dng ý thc mi : 1) tìm người cng tác thay vì biến h thành thù nghch ; 2) xem người khác là nhng con người có nhu cu như mình, muốn được tôn trng, vui v, hnh phúc, có gia đình êm m, có cm giác vui bun, hy vng v.v… ; 3) d đoán phn ng và chun b đáp tr mt cách khôn khéo đ thuyết phc ; 4) thay vì đ li cho người khác thì bày t s tò mò ca mình ; 5) luôn hi người ta nghĩ gì v mình sau khi hoàn tt công vic ; 6) đo lường mc đ an toàn tâm lý mt cách đnh kỳ [4]. Nghĩa là phi có đu óc phóng khoáng, ci m, không kỳ th, không thiên v, và sn sàng lng nghe mi ý kiến và sáng kiến mi thay vì quá nhiu đnh kiến.

Nếu người ln, nghĩa là người đã có ít nhiu kinh nghim đau thương trong cuc đi và làm cho h ít nhiu b chai lì hơn chút, mà còn d b tn thương tâm lý, thì tr con s d b tn thương hơn rt nhiu. Do đó trong các nn văn minh nhân bn, môi trường giáo dc là nn tng quan trng nht cho vic hướng dn, dy d và hình thành nhng mm non tt đp cho xã hi mai sau. Không xây dng và chun b chu đáo và ti ưu cho thế h hôm nay thì làm sao mong đi s lãnh đo khôn ngoan và hiu qu v sau này ! Trong môi trường giáo dc khai phóng và nhân bn này, kiến thc ch là phn ph. Phn chính là nâng đ, hướng dn, khuyến khích và đào to nhng thế hê tr phát huy tinh thn t lp, t tin, t giác ; hiu mình, hiu người và hiu môi trường chung quanh ; hiểu được quan h phc tp và đa nguyên ca con người và xã hi ; và biết suy nghĩ, phân tích, nhn đnh, đánh giá và truyn đt ý tưởng đ hiu nhau và tìm s thông cm và đng cm. Nói cách khác, mt con người ch tr thành mt công dân hu ích ti đa cho xã hội nếu cá nhân đó được đào to đ biết suy nghĩ như thế nào ch không ch suy nghĩ cái gì (not just what to think but mainly how to think). Nhưng điu kin thiết yếu đ xây dng các mm non như thế là mt môi trường mà tt c các em cm thy an toàn để tham gia, lên tiếng và trình bày suy nghĩ ca mình mà không b ai ln áp, hiếp đáp hay hành h, nht là các thy cô dy d hướng dn mình.

Nếu môi trường giáo dc quan trng như thế thì môi trường gia đình có l quan trng không kém. Bi vì khi còn tui vị thành niên, ngoài môi trường hc đường, thi gian vi gia đình và s nh hưởng ca gia đình trong vic un nn hình thành nên nhng tư cách và nhân cách ca tr con có nhiu tác đng hơn so vi bên ngoài xã hi. Môi trường gia đình trong các nn văn minh nhân bản cũng đt nng yếu t an toàn tâm lý cho s phát trin tt đp và toàn din ca con người. Môi trường như thế được lut pháp bo v ti đa, vì Hip ước v Quyn ca Tr con (Convention on the Right of the Child) đã được phn ln thế gii công nhn và được đưa vào lut quc gia ca h [5]. Trong trường hp Vit Nam, nhng hình thc la mng, chi ra, đánh đp và trng pht nng n thay vì s dng lý trí và lý l đ thuyết phc đã tr thành thói quen bao đi nay, do đó cn được nhn thc và chnh sa sm. Mc du cha m Vit Nam nói chung rt thương con, nhưng tâm lý "thương cho roi cho vt", hay các truyn thng và giá tr h lu, k c nhiu quan nim trong tư tưởng ca Khng Giáo, đã là tư duy vn còn ng tr trong nn văn hóa Vit Nam và cung cách hành xử by lâu nay. Nhng tư duy và cách thc như thế ch to thêm nhng tâm hn đy oan c và phn n. Bo lc và bo ngược t đó leo thang và không li thoát. Khi mt người không th dùng lý l đ nói chuyn, thuyết phc hay gii quyết vn đ vi nhau thì giải pháp còn li là đon tuyt hoc bo lc.

Có thể nói ngoi tr mt thiu s nh ý thc, còn li đi đa s gia đình, hc đường và xã hi Vit Nam hin nay th hin tư duy này. Nó li được duy trì và cng c bng mt loi văn hóa chính tr đc hi nhất trong lch s Vit Nam.

Vài kết lun

Khi bị ch trích, khiêu khích hay đe da tính mng, phn ca não có tên là amygdala, đóng vai trò như cái chuông ca b não, nhn din mi đe da như sng chết, nên la lên cn phi "chiến đu hay chy trn" (fight or flight response). Trong tình trạng đó, Amygdala chiếm c phn cao trung ca b não, điu khin "hành đng trước, suy nghĩ sau", và đóng băng phn não trách nhim v lý lun phân tích.

Khi mối đe da sng còn ca con người trong xã hi đó quá ln và quá lâu, vì an toàn cho mình và cho gia đình mình, là điều d hiu, thì người ta c theo phn ng t nhiên là hành đng trước, suy nghĩ sau. Qua thi gian, b não được cài đt chương trình như thế, và vn hành như thế, mt cách vô ý thc.

Xã hội như thế dù có phát triển kinh tế hay vt cht đến bao nhiêu na, s phát trin toàn din ca con người cũng b chp chng, méo mó và què qut.

Khi mọi người trong xã hi không có an toàn tâm lý đ nghĩ đến cái gì sâu sc, lâu dài, vng n mà phn ln ch toàn nghĩ đến những gì ngn hn, chp git và nh nhen, ch nghĩ đến sng còn, thì hu qu là mt xã hi băng hoi v nim tin, đo đc và thang giá tr chung, và s leo thang ca bo lc và cường quyn.

Thực trng ca đt nước Vit Nam hôm nay và trong nhiu thp niên qua cho thấy nhu cu thay đi xã hi và văn hóa mt cách sâu sc, cp bách và toàn din.

Và nó càng cấp bách hơn na khi đt nước đang đng trước nhng th thách và him ha quá ln lao trong khi thế h tr hôm nay - nhng người lãnh đo đt nước trong tương lai - đang tiếp tc được un nn hay đào to bng nhng ch trương đy la m và nguy him.

Úc Châu, 28/05/2018

Phạm Phú Khi

Nguồn : VOA, 31/05/2018

Tài liệu tham kho :

1. Edmondson, A. ; Lei, Z. (2014). "Psychological Safety : The History, Renaissance, and Future of an Interpersonal Construct". Annual Review of Organizational Psychology and Organizational Behavior ; pages 23–43.

2. Google, "Learn about Google's manager research ". Quan niệm này mô phỏng tư tưởng của Thomas Paine khi ông cho rằng một chính quyền tốt nhất chỉ là điều ác cần thiết, và trong tình trạng tệ nhất, là một điu không thể chịu đựng được.

3. Google, "Identify dynamics of effective teams ", Accessed on 27 May 2018.

4. Laura Delizonna, "High-Performing Teams Need Psychological Safety. Here’s How to Create It ", Harvard Business Review, 24 August 2017. Or Greg Satell, "4 Ways to Build an Innovative Team ", Harvard Business Review, 13 February 2018.

5. United Nations Human Rights, Office of the High Commissioner, "Convention on the Rights of the Child ", được chp thun ngày 20 tháng 11 năm 1989, hiệu lc ngày 2 tháng 9 năm 1990.

Quay lại trang chủ
Read 676 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)