Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/07/2018

Thúc đẩy sự đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam

Ánh Liên

Tôn trọng lựa chọn của tù nhân lương tâm là thúc đẩy sự đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam

Khi ông Nguyễn Văn Đài đi tỵ nạn chính trị tại Đức – nhiều người bày tỏ sự vui mừng. Nhưng khi ông trả lời phỏng vấn BBC Vietnamese về ‘quá trình dài’ xin tỵ nạn, không ít người tỏ ra hụt hẫng, thậm chí phản ứng một cách tiêu cực.

tnlt1

Một phản ứng dễ dàng gặp nhất là tại sao Nguyễn Văn Đài lại chủ động xin tỵ nạn, trong khi ông là người sáng lập và đứng đầu tổ chức Hội Anh em dân chủ. Việc ông rời khỏi Việt Nam là tin mừng cho ông, nhưng những người đã tin và theo ông lại tiếp tục ở lại hưởng án tù nặng.

Đây là phản ứng thường thấy, khi mà sự hy vọng, thậm chí là kỳ vọng vào một cá nhân thu hút sự quan tâm của mọi người ở lại để làm biểu tượng dân chủ. Thậm chí, còn cao hơn là hình thành những Nelson Mandela và Suu Kyi tại Việt Nam (những người đã ngồi tù và bị giam lỏng hàng chục năm, trở thành cảm hứng đấu tranh dân chủ - nhân quyền cho những người ở trong và ngoài nước).

tnlt2

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Ảnh minh họa : Danlambao

Quan điểm trên thực tế là ‘tham vọng hóa’ cá nhân đi quá mức, để rồi nhận lấy một sự thất vọng lớn. Mà nói như Facebooker Phan Nguyen, thì đó là sự ấu trĩ, ích kỷ và độc ác khi đòi hỏi những người tù nhân lương tâm phải ở hết hạn tù.

Facebooker Tiêu Sơn, một người lên án cực lực việc phản ứng thái quá về sự ra đi của Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, không lấy gì để so sánh những hy sinh, mất mát mà đa phần những an em đấu tranh trong nước phải chịu đựng. Và khi, ‘mình không ở trận tiền để trực diện chiến đấu, phải đối mặt với chết chóc, tù tội, khổ nạn cho bản thân họ và gia đình, thì cố gắng làm một hậu phương góp sức, "chia lửa" phần nào với họ’.

Quan điểm của Facebooker Tiêu Sơn nhận được sự đồng thuận của không ít người, và thực tế, câu chuyện ‘ra đi hay ở lại’ không phải là câu chuyện hiếm hoi đến bây giờ mới kể. 

Trong một bài viết mang tên ‘Tôi đã trở lại’ trên RFA, luật sư Nguyễn Văn Đài bày tỏ những nỗi niềm xoay quanh quyết định tỵ nạn của mình, trong đó ông thẳng thắn bày tỏ : Trước khi tôi bị bắt ngày 16 tháng 12 năm 2015, tôi và gia đình tôi không bao giờ có ý định rời khỏi Việt Nam. Nhưng bản án 15 năm tù và 5 năm quản chế là quá dài. Tôi không bao giờ nhận tội, nên tôi sẽ phải ở đủ 15 năm trong tù và tôi không thể làm gì hay đóng góp gì cho đấu tranh nhân quyền và cũng không giúp đỡ được gì cho gia đình tôi. 

Và việc ông rời khỏi Việt Nam, là ‘tìm kiếm cơ hội tốt nhất để vận động và đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.’

Đây có lẽ là mẫu số chung về mặt tâm tư, nguyện vọng của không ít tù nhân lương tâm, trong mặt phẳng của thời đại 4.0 hiện nay. Đó là chưa kể, đất nước này là của chung, và trách nhiệm là trách nhiệm chung. Bản thân đất nước phải gánh vác bởi tập thể người có ý thức về sự tồn vong của dân tộc, sự phát triển bền vững của quốc gia hơn là sự cậy nhờ một ‘Thánh thần’ hay ‘Minh quân’ để cùng nhau tập hợp xung quanh. Câu chuyện ‘mỗi người là một chiến sĩ’ trong mặt trận chống giặc dốt về nhân quyền luôn phải là tiền để hình thành nên một cốt cách sống đứng, mà ở nơi đó, mọi yếu tố của nó phải là sự tự thân vận động, tự lực cánh sinh, và ý thức của từng cá nhân một.

Một Trần Huỳnh Duy Thức kiên trì ngồi tù và chờ đợi vào sự công bằng pháp luật là quá đủ, và quá trình đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam phải luôn trong trạng thái vận động ngoài đời thực. Nếu tất cả đòi hỏi phải như #Thức, thì e rằng, sẽ chẳng thể đủ người để thúc đẩy cuộc đấu tranh như hiện nay. Bởi lẽ, tổng hòa chung của cuộc đấu tranh hiện nay, không phải là nhằm xóa bỏ chế độ, mà là đi tới một sự giải thiêng chế độ. Và ở đó, một người thoát ly ra khỏi nhà tù nhỏ, sự dụng ngòi bút, lý luận, hành vi của mình để đấu tranh luôn là điều mà nhiều người trông đợi.

Từ Cấn Thị Thiêu cho đến Tạ Phong Tần, từ Nguyễn Văn Đài cho đến Trần Huỳnh Duy Thức không khác nhau là mấy về mặt nhân cách, sự hy sinh và sự ngưỡng vọng. 

Không đòi hỏi phải ngồi tù, không chế trách phải đi tỵ nạn, mỗi người một lý do, nhưng nếu hiểu những khó khăn mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải đối diện, thì đó cũng là cách giúp đỡ hết sức thiết thực đối với phong trào đòi dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam. Và đó cũng là cách nghĩ nhằm xóa bỏ luận điệu xuyên tạc rằng, những người đấu tranh nhân quyền - dân chủ hoạt động chỉ để đi nước ngoài mà phía an ninh, chính quyền lẫn dư luận viên hay áp đặt.

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Không phán xét họ, vì họ đã hy sinh quá nhiều trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, khúc trắc hiện nay…

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 06/07/2018

Quay lại trang chủ
Read 840 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)