Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thượng tôn pháp luật là một trong những lý do mà anh Trần Huỳnh Duy Thức đã phải tuyệt thực 34 ngày.

Vậy thượng tôn pháp luật là gì ?

Pháp luật muốn được thượng tôn thì pháp luật phải bắt nguồn từ người dân, lấy người dân làm trọng tâm và phải quan tâm sát sao đến lợi ích của người dân. Các văn bản luật phải đảm bảo phục vụ lợi ích của người dân. Để đại diện cho người dân những người làm luật phải đặt vị trí của mình ngang với người dân.

Theo giáo sư luật học Brian Tamanaha, thượng tôn pháp luật có nghĩa là cả chính quyền lẫn người dân phải cùng chịu sự ràng buộc bởi luật, và phải tuân theo luật. Định nghĩa này chứa đựng ba hàm ý chính : giới hạn quyền lực nhà nước, không ai được đứng trên pháp luật, và bình đẳng trước pháp luật

Bản chất của hệ thống pháp luật của chế độ cộng sản Việt Nam

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền, họ đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật để làm công cụ bảo vệ cho chế độ độc đảng của họ. Bởi vậy, trong chế độ cộng sản Việt Nam, mục đích và nhiệm vụ chính của pháp luật không phải là để bảo vệ lợi ích của người dân, trật tự xã hội mà là bảo vệ cho quyền lực và lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam.

nha1

Thánh Augustin (354-430) đã nói : "Luật bất công không phải là luật".

Những năm gần đây, do hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải xây dựng hệ thống pháp luật của họ cho sát với chuẩn mực quốc tế. Mặc dù các văn bản pháp luật có tiến bộ hơn, nhưng việc thực thi pháp luật thì còn tệ hơn trước bởi sự chà đạp và phỉ báng vào chính pháp luật do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xây dựng nên.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể thượng tôn pháp luật được không ?

Khi đối chiếu với nội hàm của khái niệm thượng tôn pháp luật thì chúng ta thấy :

Thứ nhất là giới hạn quyền lực nhà nước. Điều này nhà cầm cộng sản Việt Nam không thể làm được bởi trong hệ thống pháp luật và chính trị của chế độ không có cơ chế kiểm soát quyền lực như : Không có tự do báo chí hay không có báo chí tư nhân độc lập, không có các tổ chức đảng phái chính trị đối lập, không có hệ thống các tổ chức xã hội dân sự độc lập, không có bầu cử tự do và công bằng, không có hệ thống cơ quan tư pháp độc lập. Cả hệ thống chính trị của chế độ CS đua nhau lũng loạn quyền lực. Chính bản thân Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã phải kêu gào kiểm soát quyền lực. Ông ta từng phát biểu là phải nhốt quyền lực trong lồng pháp luật, nhưng ông ta sẽ không bao giờ làm được bởi chính Đảng cộng sản Việt Nam vừa là cơ quan làm luật vừa là cơ quan thực thi pháp pháp luật và cũng là cơ quan giám sát thực thi pháp luật bởi Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội theo điều 4 Hiến pháp.

Triết gia Montesquieu (1689-1755) đã nói : "Nếu cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành pháp luật vừa tự mình là kẻ lập pháp, thì họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý nghĩ sai lầm. Nếu họ còn có thể nắm luôn cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mọi công dân theo ý muốn của mình".

nha2

Thứ hai là không ai được đứng trên pháp luật. Các quan chức và các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam từ trung ương tới địa phương không nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính hay tư pháp. Nhưng họ có thể trực tiếp, dùng điện thoại hay thậm chí là văn bản để can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính hay tư pháp. Người dân Việt Nam ai cũng biết câu" Việt Nam có một rừng luật, nhưng toàn sài luật rừng". Điều này cho thấy sự coi thường và đứng trên pháp luật của cả hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam.

Một khẳng định của luật gia danh tiếng Dicey : "Không một ai vượt trên được luật pháp, mỗi người dù ở bất cứ cấp bậc hay địa vị nào đều phải tuân theo luật pháp của quốc gia và phải phục tùng quyền tài phán của các tòa án. Bất kể là một quân nhân hay giáo sĩ, nếu có được miễn những nghĩa vụ pháp lý thông thường nhờ địa vị của họ, thì họ vẫn không thể trốn tránh những nghĩa vụ của một công dân bình thường". 

Thứ ba là bình đẳng trước pháp luật. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chà đạp lên quyền bình đẳng giữa các công dân Việt Nam với nhau khi họ tước đoạt quyền tự do hoạt động, tham gia và thành lập các tổ chức đảng phái chính trị của gần 90 triệu công dân Việt Nam. Bốn triệu công dân Việt Nam là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì có quyền làm báo, có quyền tự do hoạt động chính trị, có quyền và cơ hội để lãnh đạo đất nước. Còn gần 90 triệu công dân còn lại thì bị tước đoạt những quyền này. Mỗi năm, có gần một triệu thanh niên Việt Nam đủ 18 tuổi là có đầy đủ các quyền công dân, nhưng họ đã bị tước đoạt các quyền tự do hoạt động chính trị của mình. Trong chế độ cộng sản tại Việt Nam không bao giờ có quyền bình đẳng.

nha3

Như vậy có thể kết luận : "Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ biết thượng tôn pháp luật. Và những người biết thượng tôn pháp luật không bao giờ là những quan chức cộng sản".

Tại sao nhà cầm quyền cộng sản không thượng tôn pháp luật do chính họ làm ra ?

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ có thể thượng tôn pháp luật bởi bản chất của một chế độ độc đảng chuyên chế là tuyệt đối hóa quyền cai trị của nó. Muốn tuyệt đối hóa quyền cai trị của mình thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chà đạp và tước đoạt quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Mà chà đạp hay tước đoạt các quyền con người là sự phỉ báng pháp luật.

Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ có thể đứng vững và tồn tại trong một nền chính trị tự do có đa nguyên, đa đảng.

Bởi vậy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà thượng tôn pháp luật là tự hủy diệt chính họ.

Đấu tranh để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thượng tôn pháp luật là một việc làm vô nghĩa. Thay vào đó, chúng ta phải đấu tranh để xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam chuyên chế và phản động. Xây dựng một chế độ mới do Nhân dân làm chủ thực sự thông qua các tổ chức, đảng phái chính trị do chính Nhân dân thành lập lên.

Ngày 20 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Văn Đài

Nguồn : RFA, 20/09/2018 (nguyenvandai's blog)

Published in Diễn đàn

Trong chế độ bạo chúa cộng sản Việt Nam, khi họ tiến hành đàn áp những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền bằng hình thức bắt giam cầm tù. Ngoài mục đích tước đoạt tự do của người đấu tranh, chúng còn mong muốn thực hiện một âm ưu độc ác và tàn bạo đó là tước đoạt sức khoẻ về thể chất và tinh thần của những người đó.

tuyetthuc1

Bạo chúa cộng sản âm thầm thực hiện việc tước đoạt sức khoẻ về tinh thần và thể chất của những người tù nhân lương tâm từ khi họ bị tạm giam cho tới trong quá trình ở trại cải tạo.

Về mặt thể chất, bạo chúa cộng sản Việt Nam không trực tiếp đánh đập, tra tấn hay bỏ đói. Nhưng họ tiến hành các biện pháp gây ức chế, bức xúc về tâm lý, tinh thần với người bị tạm giam, bị cầm tù.

Kinh nghiệm hai năm rưỡi bị tạm giam của tôi tại trại tam giam B14 là quản giáo thực hiện lặp đi lặp lại việc cho ăn cơm sống, canh thiu hoặc cho xà phòng vào, nước uống luôn có mùi khó chịu, không cho đọc báo, nghe radio, thỉnh thoảng cắt nước sinh hoạt, phát dao cạo râu nhưng đòi lại ngay làm người cạo râu vội vàng và tự làm tổn thương, đưa phích nước nóng bị hỏng có thể làm bỏng người sử dụng, phát thuốc chữa bệnh vào nửa đêm, dùng gót giầy bẩn dẵm lên nắp khay cơm, cho ăn cháo pha nước, rút ruột báo gia đình gửi vào, đồ ăn gia đình gửi buổi sáng nhưng để tới chiều mới phát, chúng xé nát bao bì đựng bánh kẹo để nếu ăn không kịp thì sẽ bị hỏng…

Mục đích của những việc làm trên là làm cho người bị tạm giam tức giận, ức chế dẫn đến suy sụp về tâm lý và tinh thần. Bởi trong hoàn cảnh tạm giam chưa được gặp gia đình, luật sư, nên không tìm cách nào để thông báo ra bên ngoài. Cách duy nhất có thể thực hiện là tuyệt thực. Nếu làm điều này thì trúng kế độc ác và tàn bạo của bạo chúa cộng sản, bởi họ chỉ mong chờ mình tuyệt thực để tự huỷ hoại sức khoẻ và tinh thần. Điều này làm bạo chúa cộng sản vô cùng đắc chí.

Ngay từ khi bị bắt và tạm giam, tôi đã nhận rõ âm ưu và bản chất nham hiểm của bạo chúa cộng sản, nên tôi chuẩn bị tâm lý luôn lạc quan, bình tĩnh, nhẫn nhịn với tâm lý thoả mái. Cho dù chúng có làm gì đi nữa cũng không để ảnh hưởng tới tâm lý của mình. Bởi tôi không thể chọn biện pháp tuyệt thực vì lý do sức khoẻ và cũng không bao giờ để bạo chúa cộng sản đắc ý.

Trong trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị quản giáo nhà tù thực hiện việc cho côn đồ ở cùng để đe doạ, gây bức xúc, gây khó chịu, áp lực,… Còn trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì chúng giảm tiêu chuẩn viết thư về nhà, ép nhận tội, không chuyển đơn khiếu nại,… Những việc làm của quản giáo đã làm chị Quỳnh và anh Thức tức giận. Làm cho họ buộc phải sử dụng biện pháp đấu tranh duy nhất ở trong tù là tuyệt thực.

tuyetthuc2

Nhưng điều này không làm cho bạo chúa cộng sản Việt Nam lo sợ mà thay vào đó là chúng vui mừng vì chúng đã đạt được mục đích là làm sói mòn sức khoẻ thể chất và tinh thần của hai người. Bởi tuyệt thực dài ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, tim, thận, dạ dày, thậm chí là sinh mệnh.

Bạo chúa cộng sản sẽ để mặc cho các tù nhân tuyệt thực, thậm chí chúng còn âm thầm kích động để các tù nhân thực hiện tuyệt thực kéo dài nhằm triệt hạ tinh thần,sức khoẻ và thậm chí là mạng sống của những tù nhân lương tâm. Tại nhà tù Nam Hà, Ba Sao, tỉnh Hà Nam đã có một thành viên của nhóm Pháp luân công chết vì tuyệt thực dài ngày vào năm 2015.

Trong trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị đã tuyệt thực được 16 ngày và ngưng tuyệt thực sau chuyến viếng thăm của đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Còn trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì bạo chúa cộng sản có nhượng bộ không ?

Tới hôm nay anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực được 30 ngày, nhưng có lẽ chúng chỉ nhượng bộ khi anh Thức đã hoàn toàn kiệt sức.

Trong lao tù của bạo chúa cộng sản, mọi tù nhân lương tâm đều bị chúng đối xử bất công và bạo ngược. Lựa chọn hình thức đấu tranh để đòi công bằng là quyền của mỗi tù nhân lương tâm.

Nhưng "tuyệt thực" là một cuộc chiến không cân sức giữa tù nhân lương tâm và bạo chúa cộng sản Việt Nam. Nếu cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực được nhiều tù nhân lương tâm cùng tham gia thì sẽ có kết quả tốt và nhanh chóng. Nhưng bạo chúa cộng sản hiểu rõ điều này, nên chúng đã giam riêng và cách biệt các tù nhân lương tâm với nhau.

Qua bài viết này, tôi chỉ muốn nhắn gửi tới thân nhân của các tù nhân lương tâm, các anh chị em đang hoạt động đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Cần hiểu rõ mục đích kích động của bạo chúa cộng sản để các tù nhân lương tâm tuyệt thực và hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hình thức đấu tranh tuyệt thực dài ngày.

Ngày 13 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Văn Đài

Nguồn : RFA, 13/09/2018 (nguyenvandai's blog)

Published in Diễn đàn

Tối ngày 04/09/2018, tại phòng Cafe của Tòa soạn báo TAZ ở Berlin, đã diễn ra buổi tọa đàm "Nhân quyền và Đối lập" với Luật sư Nguyễn Văn Đài, người tù nhân lương tâm vừa được chính quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn do áp lực của quốc tế, và ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc tổ chức nhân quyền Veto tại Frankfurt am Main. Tham gia chủ tọa đoàn còn có ông Michael Heinisch-Kirch, Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ SozDia, cơ quan tài trợ cho buổi hội thảo.

hoithao1

Ông Michael Heinisch-Kirch, Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ SozDia

Heinisch-Kirch sinh năm 1964 tại Frankfurt/Oder thuộc Cộng hòa dân chủ (Cộng hòa dân chủ) Đức trước kia và là con trai của một mục sư Tin lành. Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã có thái độ phê phán đối với chính thể Cộng hòa dân chủ Đức và vì thế mà phải đón nhận vô số đòn vùi dập của chế độ. Ông không được làm bài tốt nghiệp phổ thông trung học và không được học đại học. Kể từ năm 1988, ông bị mật vụ Cộng hòa dân chủ Đức theo dõi không ngưng nghỉ, nhiều lần bị sách nhiễu bằng bạo lực và bị bắt giữ ngắn hạn. Heinisch-Kirch là một trong những người đã tạo ra "Bước ngoặt chính trị" tại Cộng hòa dân chủ Đức. Sau đó, ông tích cực hoạt động trong đảng Xanh/Liên minh 90, và nhiều năm là đại diện của đảng này trong Hội đồng dân biểu quận Lichtenberg ở Berlin.

Hiện nay, Quỹ Tin lành SozDia của ông dùng nguồn tài chính từ những tài sản cũ của Cộng hòa dân chủ Đức để trợ giúp cho những dự án giúp đỡ thanh thiếu niên, người tỵ nạn và người tàn tật tại Đông Berlin.

Sau đây là lời chào mừng của Michael Heinisch-Kirch tại Hội thảo.

hoithao2

Chủ tọa buổi hội thảo (từ trái sang phải) : ông Michael Heinisch-Kirch, Chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ SozDia, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc tổ chức nhân quyền Veto tại Frankfurt am Main, bà Marina Mai, Đại diện nhật báo TAZ, ông Nguyễn Văn Đài, Luật sư, và ông Phạm Việt Vinh, thông dịch

Phạm Việt Vinh

******************

Cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây ! Cảm ơn tất cả những ai đã tạo ra cuộc nói chuyện ngày hôm nay bằng sự có mặt của mình !

Đối với tôi, đây là một vinh dự lớn lao khi ngày hôm nay được mời các bạn đến dự buổi họp mặt để cùng với Nguyễn Văn Đài và Vũ Quốc Dụng nói chuyện về tình trạng khó khăn về Nhân quyền và Đối lập tại Việt Nam.

Bản thân tôi được sinh ra và lớn lên tại Cộng hòa dân chủ Đức. Cũng giống như Việt Nam hiện nay, Cộng hòa dân chủ Đức hồi đó là một quốc gia có một giai tầng lãnh đạo luôn tin rằng mình lúc nào cũng đúng. Kết quả là họ trù dập tự do phát biểu chính kiến, đàn áp mọi ý kiến phê phán công khai và bịt miệng ngay cả những ai chỉ nêu ra các tệ nạn xã hội.

Ở Việt Nam, chính quyền bắt giam những ai phê phán chế độ, nhà nước dọa dẫm nhân dân, công an và mật vụ đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa. Và họ còn thực hiện vô số những hành vi khác của một chính thể toàn trị. Tất cả những điều này làm tôi nhớ lại tình trạng của Cộng hòa dân chủ Đức trước năm 1989. Mặc dù tại Cộng hòa dân chủ Đức hồi đó không có án tử hình như Việt Nam ngày nay, nhưng tất cả các chính thể đàn áp đều hành sử giống hệt nhau.

Hồi đó tôi còn rất trẻ, khoảng 20 tuổi ; vào năm 1989, tôi mới tròn 25 tuổi. Với tâm thức một người chuộng hòa bình, tranh đấu cho hòa bình và bảo vệ môi sinh, tôi phấn đấu cho công cuộc phế bỏ chế độ đàn áp để xây dựng một đất nước dân chủ và bảo vệ phẩm giá con người. Lúc đầu chúng tôi hoạt động trong các phòng ốc được bảo vệ của nhà thờ. Sau đó, khi thấy những phòng ốc này đã trở nên quá chật hẹp, tôi và các bạn của tôi quảng bá những yêu sách của mình trên đường phố.

Tôi còn nhớ rất rõ tôi và các bạn của tôi đã bị đánh trọng thương và bị giam cầm như thế nào vào năm 1989 khi chúng tôi tìm cách trao cho Sứ quán Trung Quốc bức thư phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc sát hại dân chúng trên quảng trường Thiên An Môn.

Những người hoạt động như chúng tôi chỉ lèo tèo có vài người, nhưng dứt khoát bất bạo động và sẵn sàng đối thoại. Bất Bạo Động và Sẵn Sàng Đối Thoại - đó là những nguyên tắc cơ bản của chúng tôi ! Và chỉ vài tháng sau đó, tôi đã trở thành một phần của trang lịch sử tuyệt vời. Vào mùa thu 1989, tôi đã đuợc trải nghiệm việc một nhà nước đàn áp, cái mà chúng tôi cho rằng nó thật hung bạo và hùng mạnh, đã trở nên hoàn toàn bất lực và cuối cùng đã đổ sụp trong vòng có mấy tuần như thế nào.

Khi sự cương quyết sẵn sàng đối thoại, cương quyết bất bạo động, được thúc đẩy bởi nguyện vọng dân chủ đã đuợc chuyển tải đến nhiều người, thì một chính thể đàn áp hoàn toàn không còn sức kháng cự.

hoithao3

Từ sự trải nghiệm này tôi muốn nói với các bạn ba điều :

Thứ nhất : Điều có thể và luôn đúng là cuộc đấu tranh bất bạo động cho một thể chế dân chủ có khả năng tạo ra những sức mạnh không thể ngờ trước. Tôi đã thấy những gì mà Cộng hòa dân chủ Đức và nước Đức đã trải qua vào năm 1989.

Sức mạnh của Bất bạo động, sức mạnh của Dân chủ sẽ có thể mạnh hơn nhiều lần so với sức mạnh của một thể chế đàn áp. Vì vậy, tôi muốn khuyến khích tất cả các bạn. Tôi tin chắc rằng, một ngày như vậy cũng sẽ đến với Việt Nam. Vì thế, mặc cho tất cả những trở ngại, phấn đấu cho một thay đổi dân chủ ở Việt Nam là một con đường đúng đắn. Và chính hiện nay là thời điểm thích hợp !

Thứ hai : Chung sống hòa bình trong dân chủ là một giá trị cực kỳ cao đẹp. Nhưng giá trị này chỉ được bảo tồn khi những con người sống trong một đất nước dân chủ biết học tập nó, biết thực thi và bảo vệ nó trong cuộc sống hàng ngày.

Chính vì tin rằng sự chung sống hòa bình trong dân chủ phải được học hỏi từ tuổi ấu thơ để có thể được thưc thi khi con người đã trưởng thành, nên tôi đã đứng ra thành lập "Quỹ SozDia". Ở đây trên đất Đông Berlin, trong các cơ sở của Quỹ, trong nhà trẻ, ký túc xá, câu lạc bộ tuổi trẻ, trong các cơ sở đào tạo, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được giáo dục về chung sống dân chủ dựa trên cơ sở tôn trọng phẩm giá con người, cái mà ai trong chúng ta cũng có. Và

Thứ ba : Cuộc tranh đấu cho Dân chủ, cho Phẩm giá mỗi con người, cho Bất bạo động luôn cần bạn đồng hành, cần sự ủng hộ. Nếu có điều gì mà tôi và Quỹ của tôi có thể làm từ nước Đức để đóng góp cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam, thì xin cho tôi biết ! Tôi luôn sẵn sàng giúp các bạn.

Trên tinh thần như vậy, tôi rất vui về buổi tối chung của chúng ta hôm nay tại giữa Berlin. Cảm ơn tất cả các bạn !

Nguồn : thoibao.de (04/09/2018)

Michael Heinisch-Kirch

Phạm Việt Vinh chuyển ngữ

Published in Diễn đàn

Hội Anh Em Dân Chủ tiếp bước con đường đã đi vì quyền con người, vì Việt Nam dân chủ, tự do

Hôm 25/8 mới đây, một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ trong nước và hải ngoại đã hp đại hội bất thường thông qua Chương trình hành động mới  và bầu ban điều hành.

Từ Cộng hòa Liên Bang Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vi cùng nghe :

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 27/08/2018

Published in Video

Cái tâm và tầm nhìn của Đảng cộng sản Việt Nam qua qui hoạch và xây dựng đô thị

Một trong các tiêu chí để đánh giá một quốc gia có phát triển văn minh hay không và đánh giá tầm nhìn của chế độ chính trị của quốc gia đó chính là việc qui hoạch và kiến trúc đô thị.

Sau thành công của Mỹ, Liên Xô, Anh và nhiều nước Châu Âu nửa đầu thế kỷ 20, phong trào xây đô thị vệ tinh ở bắt đầu lan sang Châu Á.

dothi1

Đô thị vệ tinh (satellite town) là khái niệm được học giả Mỹ Graham Romeyn Taylor đưa ra lần đầu năm 1915 để chỉ việc di dời các nhà máy ra ngoại thành nhằm giảm thiểu áp lực dân cư vào một thành phố lớn.

Nhật Bản là một trong những nước tiên phong. Năm 1956, quốc gia này rót hàng trăm tỷ đô la vào việc gây dựng 8 đô thị vệ tinh quanh Tokyo. Người Nhật chỉ mất 6 năm để nhận ra đại kế hoạch này không hiệu quả. Họ tập trung đầu tư cho tái cấu trúc thủ đô, phương án đạt nhiều thành công và ít tốn tiền hơn.

Ba yếu tố cần phải có của một đô thị vệ tinh được nêu ra tại Hội nghị Quốc tế thường niên về phát triển nông thôn năm 2016 tại Latvia :

  • “Đảm bảo việc di chuyển nhanh chóng tới đô thị lõi và không gian đủ rộng để xây dựng hạ tầng
  • Độc lập kinh tế với đô thị lõi, đảm bảo tạo ra đủ việc làm cho cư dân sinh sống tại đó
  • Một nền văn hóa mang tính đặc thù để nó không bị đánh đồng với các vùng ngoại ô thông thường”.

Đem ba tiêu chí này đối chiếu với khu vực nội đô và các đô thị vệ tinh của Hà Nội thì cho kết quả thật là bi đát.

Tất cả mọi người dân thủ đô hay du khách trong nước hoặc nước ngoài khi đến Hà Nội đều thấy sự ngột ngạt và chật trội từ hệ thống gia thông cho đến các khu vực dân cư.

Để giảm tải cho hệ thống giao thông trong nội đô thì cần phải bớt cư dân trong đó. Chính quyền thành phố Hà Nội đã có bản qui hoạch không cho phép xây thêm các chung cư cao tầng, văn phòng trong khu vực 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa. Nhưng do tham nhũng, lợi ích nhóm và cái tâm không trong sáng, tầm nhìn hạn hẹp của các quan chức cộng sản nên đã phá vỡ qui hoạch của Hà Nội. Nên hàng loạt các khu chung cư cao tầng và văn phòng vẫn được cấp phép xây dựng như Time city, Royal city, Giảng Võ …, càng làm cho hạ tầng nội đô quá tải trầm trọng.

Năm 2008, mật độ dân số bình quân của cả thành phố khoảng 1.900 người/km2. 10 năm sau, chỉ số này khoảng 2.300 người/km2. Mật độ của quận tích tụ đông dân nhất, Đống Đa, cũng tăng từ 36.700 người/km2 lên 42.200 người/km2.

Đồng thời các tuyến phố được mở rộng trong khu vực nội thành cũng không đảm bảo mỹ thuật, các con phố với uốn lượn với những ngôi nhà mặt tiền siêu mỏng, siêu méo làm xấu đi vẻ đẹp của đô thị.

Trong khi đó việc quy hoạch và xây dựng các đô thị vệ tinh gồm : Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn diễn ra một cách chậm chập và không đồng bộ. Gây ra ô nhiễm khói bụi và ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người dân ở quanh các khu vực này. Và câu chuyện về người dân Trung Sơn Trầm, Sơn Tây vẫn chỉ giặt quần áo khi trời mưa. Hơi ngược đời, nhưng chỉ khi đó con đường mới không có bụi.

Các đô thị vệ tinh không đảm bảo được việc di chuyển nhanh chóng của người dân ra vào đô thị lõi. Quốc lộ 6 là con đường huyết mạch nối Xuân Mai với nội thành Hà Nội. Nhưng trong một ngày không mưa, một giờ ba mươi phút là thời gian cần thiết để đi từ nội thành Hà Nội đến Chúc Sơn, thị trấn liền kề đô thị Xuân Mai, cũng đúng bằng thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng. Đây trở thành phép so sánh kinh điển cho thấy sự bất hợp lý trong hạ tầng giao thông Hà Nội. 

Xuân Mai thất bại với điều kiện đầu tiên.

Khu công nghiệp Nam Tiến Xuân quy mô 290 ha, khu đô thị mới nằm giữa núi Thoong - sông Bùi 470 ha, khu trung tâm thương mại tại ngã tư Xuân Mai... là những cái tên người dân Xuân Mai nghe quen nhưng chưa bao giờ thấy mặt. Bảy trên chín khu dân cư trên địa bàn vẫn sinh sống bằng nông nghiệp. 

Đô thị dịch vụ - công nghiệp Xuân Mai sau 10 năm vẫn còn là khái niệm xa lạ với chính người dân địa phương. Xuân Mai thất bại trong cả điều kiện thứ hai.

Hòa Lạc nhìn từ trên cao, sau 20 năm, là một vùng rộng lớn màu nâu loang lổ của nhiều khu đất không một công trình, là cánh cổng đồ sộ dẫn vào thành phố đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội không bóng sinh viên. Những người dân Thạch Thất 15 năm trước trông chờ vào một thành phố đại học với các dịch vụ ăn theo đủ để nuôi sống cả một vùng dân cư lân cận, giờ đã quen với sự "treo" của các dự án suốt từ thời về thủ đô.

Tất cả các đô thị vệ tinh của Hà Nội thất bại trong việc đáp ứng các điều kiện cần và đủ cho cuộc sống bình thường của người dân.

dothi2

Ước mơ về những thành phố vệ tinh 4.0 vẫn tiếp tục được vẽ lên. Và người dân Hà Nội nói riêng và Nhân dân cả nước vẫn phải tiếp tục chờ đợi.

Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ cộng sản Việt Nam đã không đủ tâm, đủ tầm để tiếp tục cầm quyền và xây dựng đất nước. Có lẽ ước mơ có một cuộc sống đô thị thuận lợi về giao thông, trong sạch về môi trường của Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ có được dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân muốn có được điều đó, trước hết phải làm cuộc cách mạng dân chủ thay đổi từ chế độ độc đảng chuyên chế sang chế độ dân chủ đa đảng. Khi đó Nhân dân làm chủ đất nước mới lựa chọn được đảng cầm quyền tốt nhất để phục sự Nhân dân và Tổ quốc.

Nguyễn Văn Đài

Nguồn : RFA, 03/08/2018

Published in Diễn đàn

Tôn trọng lựa chọn của tù nhân lương tâm là thúc đẩy sự đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam

Khi ông Nguyễn Văn Đài đi tỵ nạn chính trị tại Đức – nhiều người bày tỏ sự vui mừng. Nhưng khi ông trả lời phỏng vấn BBC Vietnamese về ‘quá trình dài’ xin tỵ nạn, không ít người tỏ ra hụt hẫng, thậm chí phản ứng một cách tiêu cực.

tnlt1

Một phản ứng dễ dàng gặp nhất là tại sao Nguyễn Văn Đài lại chủ động xin tỵ nạn, trong khi ông là người sáng lập và đứng đầu tổ chức Hội Anh em dân chủ. Việc ông rời khỏi Việt Nam là tin mừng cho ông, nhưng những người đã tin và theo ông lại tiếp tục ở lại hưởng án tù nặng.

Đây là phản ứng thường thấy, khi mà sự hy vọng, thậm chí là kỳ vọng vào một cá nhân thu hút sự quan tâm của mọi người ở lại để làm biểu tượng dân chủ. Thậm chí, còn cao hơn là hình thành những Nelson Mandela và Suu Kyi tại Việt Nam (những người đã ngồi tù và bị giam lỏng hàng chục năm, trở thành cảm hứng đấu tranh dân chủ - nhân quyền cho những người ở trong và ngoài nước).

tnlt2

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Ảnh minh họa : Danlambao

Quan điểm trên thực tế là ‘tham vọng hóa’ cá nhân đi quá mức, để rồi nhận lấy một sự thất vọng lớn. Mà nói như Facebooker Phan Nguyen, thì đó là sự ấu trĩ, ích kỷ và độc ác khi đòi hỏi những người tù nhân lương tâm phải ở hết hạn tù.

Facebooker Tiêu Sơn, một người lên án cực lực việc phản ứng thái quá về sự ra đi của Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, không lấy gì để so sánh những hy sinh, mất mát mà đa phần những an em đấu tranh trong nước phải chịu đựng. Và khi, ‘mình không ở trận tiền để trực diện chiến đấu, phải đối mặt với chết chóc, tù tội, khổ nạn cho bản thân họ và gia đình, thì cố gắng làm một hậu phương góp sức, "chia lửa" phần nào với họ’.

Quan điểm của Facebooker Tiêu Sơn nhận được sự đồng thuận của không ít người, và thực tế, câu chuyện ‘ra đi hay ở lại’ không phải là câu chuyện hiếm hoi đến bây giờ mới kể. 

Trong một bài viết mang tên ‘Tôi đã trở lại’ trên RFA, luật sư Nguyễn Văn Đài bày tỏ những nỗi niềm xoay quanh quyết định tỵ nạn của mình, trong đó ông thẳng thắn bày tỏ : Trước khi tôi bị bắt ngày 16 tháng 12 năm 2015, tôi và gia đình tôi không bao giờ có ý định rời khỏi Việt Nam. Nhưng bản án 15 năm tù và 5 năm quản chế là quá dài. Tôi không bao giờ nhận tội, nên tôi sẽ phải ở đủ 15 năm trong tù và tôi không thể làm gì hay đóng góp gì cho đấu tranh nhân quyền và cũng không giúp đỡ được gì cho gia đình tôi. 

Và việc ông rời khỏi Việt Nam, là ‘tìm kiếm cơ hội tốt nhất để vận động và đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.’

Đây có lẽ là mẫu số chung về mặt tâm tư, nguyện vọng của không ít tù nhân lương tâm, trong mặt phẳng của thời đại 4.0 hiện nay. Đó là chưa kể, đất nước này là của chung, và trách nhiệm là trách nhiệm chung. Bản thân đất nước phải gánh vác bởi tập thể người có ý thức về sự tồn vong của dân tộc, sự phát triển bền vững của quốc gia hơn là sự cậy nhờ một ‘Thánh thần’ hay ‘Minh quân’ để cùng nhau tập hợp xung quanh. Câu chuyện ‘mỗi người là một chiến sĩ’ trong mặt trận chống giặc dốt về nhân quyền luôn phải là tiền để hình thành nên một cốt cách sống đứng, mà ở nơi đó, mọi yếu tố của nó phải là sự tự thân vận động, tự lực cánh sinh, và ý thức của từng cá nhân một.

Một Trần Huỳnh Duy Thức kiên trì ngồi tù và chờ đợi vào sự công bằng pháp luật là quá đủ, và quá trình đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam phải luôn trong trạng thái vận động ngoài đời thực. Nếu tất cả đòi hỏi phải như #Thức, thì e rằng, sẽ chẳng thể đủ người để thúc đẩy cuộc đấu tranh như hiện nay. Bởi lẽ, tổng hòa chung của cuộc đấu tranh hiện nay, không phải là nhằm xóa bỏ chế độ, mà là đi tới một sự giải thiêng chế độ. Và ở đó, một người thoát ly ra khỏi nhà tù nhỏ, sự dụng ngòi bút, lý luận, hành vi của mình để đấu tranh luôn là điều mà nhiều người trông đợi.

Từ Cấn Thị Thiêu cho đến Tạ Phong Tần, từ Nguyễn Văn Đài cho đến Trần Huỳnh Duy Thức không khác nhau là mấy về mặt nhân cách, sự hy sinh và sự ngưỡng vọng. 

Không đòi hỏi phải ngồi tù, không chế trách phải đi tỵ nạn, mỗi người một lý do, nhưng nếu hiểu những khó khăn mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải đối diện, thì đó cũng là cách giúp đỡ hết sức thiết thực đối với phong trào đòi dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam. Và đó cũng là cách nghĩ nhằm xóa bỏ luận điệu xuyên tạc rằng, những người đấu tranh nhân quyền - dân chủ hoạt động chỉ để đi nước ngoài mà phía an ninh, chính quyền lẫn dư luận viên hay áp đặt.

Hãy để ý chí được tự do, và tôn trọng sự tự do của chính những người đấu tranh. Không phán xét họ, vì họ đã hy sinh quá nhiều trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, khúc trắc hiện nay…

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 06/07/2018

Published in Diễn đàn

Sau gần 1 tháng đặt chân đến Cộng Hòa Liên Bang Đức, ngày 1/7 vừa qua thông tín viên đài RFA có cơ hội tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài tại thành phố Suttgart, trong dịp này, luật sư Đài kể lại diễn biến trong hơn hai năm từ lúc bị bắt giam đến lúc đặt chân lên máy bay đi tị nạn tại Đức và những dự định trong tương lai của ông để vận động Dân Chủ cho Việt Nam.

nvd2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ 3 từ trái sang) sau khi ra tù - Blogger Nguyễn Văn Đài

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 16/12/2015, rời khỏi nhà tù Hà Nội đêm 7/6/2018, cùng vợ là chị Nguyễn Thị Minh Khánh và cộng sự viên Lê Thu Hà lên đường sang Cộng Hòa Liên bang Đức tị nạn. Từ Beilstein, thành phố Stuttgart, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Luật sự Nguyễn Văn Đài kể lại :

"Quá trình tôi ra khỏi nhà tù Việt nam là một quá trình rất lâu dài vì tôi bị bắt từ ngày 16/12/2015, mà mãi đến tận ngày 7/6/2018 mới ra khỏi nhà tù Việt Nam, tức là gần 2,5 năm bị giam trong tù. Trong quá trình tạm giam thì từ ngày 12/5/2016 thì an ninh Việt Nam đã vào trại giam thuyết phục để thuyết phục tôi đi định cư ở Úc. Nhưng lúc đó 2 tháng liền vợ tôi không vào thăm nên tôi sợ vợ tôi có vấn đề về sức khỏe nên tôi yêu cầu họ cũng cấp thông tin về tình trạng sức khỏe vợ tôi rồi tôi mới quyết định có đi hay không. Sau này tôi mới biết vợ tôi đang đi vận động quốc tế vì vậy họ không đáp ứng yêu cầu của tôi, vì vậy việc đó không thành công".

Sau khi gặp vợ là bà Vũ Minh Khánh ngày 1/11/2016, luật sư Nguyễn Văn Đài đã quyết định chọn nước Đức làm nơi định cư. Tuy nhiên, sự việc không đơn giản, để đổi lại việc ra đi của luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần thu lại lợi nhuận nhiều hơn trong việc trao đổi này. Và đó là lý do mà thêm 4 người của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm văn Trội phải vào tù :

"Trước khi mà cho tôi ra đi, chắc chắn họ phải làm một cái gì đó để phá hoại toàn bộ những gì mà tôi đã gầy dựng ở Việt Nam trong suốt những năm vừa qua. Cho nên việc thành lập cũng như hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ. Và đúng như tôi dự đoán thì ngày 27/7/2017 thì họ quyết định khởi tố bổ xung với tôi, họ chuyển tội danh từ điều 88 sang điều 79 với cáo buộc thành lập Hội Anh Em Dân Chủ để nhằm mục đích lật đổ chính quyền và sau đó mấy ngày thì họ đã bắt hàng loạt những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ".

Việc chuyển từ tội danh "tuyên truyền chống nhà nước XHCN" của điều 88 bộ luật hình sự sang tội danh " lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự với khung hình phạt có thể tù từ 12 năm đến tù chung thân hoặc từ hình không ngoài mục đích kéo dài thời gian tạm giam và bắt buộc luật sư Đài nhận tội. Tuy nhiên, luật sư Đài vẫn không nhận đã thành lập Hội Anh Em Dân Chủ, cho đến khi an ninh cho xem bản cung với lời khai của 4 thành viên hội Anh Em Dân Chủ thì ông chuyển sang phương pháp đấu tranh khác :

"Tôi dự định là sẽ không thừa nhận tất cả những chứng cứ họ đưa ra, nhưng sau khi đọc thấy tất cả anh em đã thừa nhận việc tham gia Hội Anh Em Dân Chủ rồi thì tôi chuyển sang phương cách khác, nghĩa là đấu tranh để đòi quyền tự do thành lập hội, đấu tranh với ý tưởng, mục tiêu xây dựng đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam, đấy là quyền hợp hiến, hợp pháp của mình và đấy là chính nghĩa của mình".

Phiên tòa sơ thẩm diễn ra một cách nhanh chóng ngày 5/4/2017 với tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế cho 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Vì đã biết trước là dù sao cũng sẽ phải rời khỏi Việt Nam nên luật sư Đài và cô Lê Thu Hà đã quyết định không chống án để có thể đi càng sớm càng tốt để có thể tiếp tục cuộc đấu tranh trên một đất nước khác :

"Như tôi đã từng nói là tôi đã trải qua 3 phiên tòa rồi, 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của năm 2007 thì đều là những phiên tòa hết sức bất công. Họ không chấp nhận những lời nói của tôi cũng như lời bào chữa của luật sư của tôi và phiên tòa sơ thẩm cũng vậy, nên tôi mới quyết định là không chống án nữa, không chấp nhận bị xét xử trong một phiên tòa bất công thứ 4 nữa và đồng thời mình cũng muốn bản án nhanh chóng kết thúc để mình có thể nhanh chóng rời khỏi nhà tù đó để mình còn có cơ hội để tiếp tục đấu tranh cho đồng bào của mình".

Mặc dù đã được các quốc gia Úc, Mỹ nhận cho đi định cư, thế nhưng, luật sư Nguyễn Văn Đài vẫn chọn nước Đức để bắt đầu lại cuộc sống và tiếp tục cuộc đấu tranh, ông cho biết lý do :

"Đến nước Đức không phải là để mưu cầu cuộc sống tốt cho bản thân mình mà mình đến nước Đức để có nhiều thời gian hơn, điều kiện đấu tranh tốt hơn cho đồng bào của mình trong nước. Nếu mình đến nước khác thì mình phải mưu cầu cuộc sống, phải đi làm, đi lao động phục vụ cuộc sống thì mình sẽ không còn tâm trí, không còn thời gian để dành cho những anh em của mình trong nước nữa"

Chấp nhận bỏ quê hương không phải là để có cuộc sống an nhàn mà là để có điều kiện tiếp tục đấu tranh. Trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể tiếp tục đấu tranh cho dân chủ Việt Nam một cách hiệu quả khi không còn nằm trong chính cuộc chiến đó, luật sư Nguyễn Văn Đài cho đài RFA biết một chi tiết mà ông cho là khá bất ngờ làm cho ông có thêm động lực :

"Từ lúc đến Đức thì tôi cũng đã kịp liên lạc với các anh em và đã hỏi anh em là việc họ bắt những người lãnh đạo của Hội Anh Em Dân Chủ và xử một mức án rất là cao thì các anh em có sợ hay không ? Họ nói rằng họ không có sợ và họ chỉ hỏi rằng kinh nghiệm của anh trong tù như thế nào ? Tôi hỏi : Tại sao anh em không hỏi cuộc sống của anh ở nước Đức thế nào ? Họ bảo là : Không, bọn em chưa cần biết điều đấy, bọn em đang bị chính quyền truy đuổi cho nên bọn em có thể bị bắt bất cứ lúc nào nên bọn em cần kinh nghiệm của anh để nếu khi nào không may bị bắt thì bọn em có kinh nghiệm đối phó với cơ quan anh ninh Việt Nam thôi chứ họ không có ý định rời khỏi Việt Nam, thì đối với tôi đây là điều khích lệ tôi rất là nhiều. Tôi rất cảm động với sự kiên cường của anh em trong nước và tôi cũng đã kịp hướng dẫn anh em làm sao có thể hoạt động hiệu quả hơn và an toàn hơn".

Những năm gần đây, việc bắt và trục xuất những người bất đồng chính kiến hình như là một tiền đề cho một sự trao đổi nào đó giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Việc trả tự do cho luật sư Đài được nhiều dư luận cho rằng : "nhằm bình thường hóa mối quan hệ Đức-Việt đã xấu đi do vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh"

"Tôi được biết tại buổi bàn giao giữa đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam, đại diện sứ quán Đức và đại diện EU tại Hà Nội, trước khi tôi ra máy bay, họ ký biên bản bàn giao người thì phía Việt Nam kể công với đại diện sứ quán Đức là họ đã cố gắng hết sức để cho việc ra đi của tôi được nhanh chóng thành công. Phía Đức cũng lịch sự cám ơn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã phối hợp với họ trong vụ này, và ông đại sứ Đức có nói một câu là việc mà Việt Nam trả tự do cho tôi và cô Lê Thu Hà là một trong những điều kiện, một trong những bước tiến bộ để cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Cộng Hòa Liên bang Đức. Đằng sau còn những điều kiện nào thì tôi không được biết, nhưng mà trả tự do cho tôi, đó là một điều kiện tiên quyết của phía Đức để bình thường hóa quan hệ Việt Nam".

Ngoài 9 thành viên lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bắt, luật sư Đài đã liên lạc với số thành viên còn lại trong nước và Thái Lan, ông cho biết dự định trong thòi gian gần của Hội sẽ là :

"Một trong những nhiệm vụ cơ bản của tôi trong thời gian tới là phải hoàn thành Bản Tuyên Ngôn của Hội Anh Em Dân Chủ, đường hướng phát triển của Hội Anh Em Dân Chủ trong thời gian tới ra sao ? Làm sao cho nó đi sát với thực tế hơn, đem lại hiệu quả hơn, trong khi đó vẫn giữ được sự an toàn cho các anh em trong nước. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà tôi phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất".

Thay đổi môi trường đấu tranh nhưng không thay đổi vai trò đấu tranh, ông tin rằng tại hải ngoại, ông sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn :

"Ở trong nước thì công việc mình làm bị an ninh kiểm soát chặc chẻ nên làm được rất ít và cũng ở mức độ vừa phải. Khi ra hải ngoại, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tôi ngồi ở Franfurt, Berlin, Whashington hay Hà Nội thì công nghệ thông tin sẽ giúp mình thu ngắn được khoảng cách và sẽ không còn sự giói hạn nào nữa. Tôi tin rằng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì sẽ giúp cho công việc đấu tranh không chỉ của riêng Hội Anh Em Dân Chủ mà tất cả các tổ chức chính trọ trong và ngoài nước hiệu quả hơn rất nhiều".

Ngược lại, có luồng dư luận cho rằng, ra đến hải ngoại, vai trò của những người hoạt động dân chủ tị nạn sẽ mờ nhạt đi rất nhiều khi không còn phải đối diện với thực tế trong chế độ độc tài, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng trường hợp của ông sẽ khác :

"Tôi từng sống ở nước ngoài và đi nước ngoài rất nhiều lần. Cái khác biệt của tôi là tôi có tổ chức của tôi. Hội Anh Em Dân Chủ đã đâm rể, đã có cơ bản trong nước dù thời gian vừa qua họ đánh phá rất mạnh, nhưng dù sao, anh em trong nước vẫn còn và trong suốt nhiều năm hoạt động, từ khi tôi ra tù sau bản án đầu tiên thì tôi đã có kết nối rất nhiều với các xã hội dân sự trong nước. Cái mà mình có duy trì được không là mối quan hệ giữa mình với trong nước và mối quan hệ giữa mình với các tổ chức quốc tế. Một thuận lợi nữa là khi trong nước thì tôi cũng đã có những mối quan hệ quốc tế rất là nhiều và đã từng được sự ủng hộ của họ về mọi mặt, bây giờ mình tiếp nối mối quan hệ đó. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả trong nước và những kiến thức của tôi vẫn giúp đỡ cho anh em trong nước rất là nhiều. Cho nên tôi tin rằng tôi sẽ có những khác biệt với những người đi trước và sẽ góp phần vào sự thành công trong việc đem lại Tự do, Dân chủ cho Việt Nam".

Về luật an ninh mạng sắp tới đây sẽ bịt miệng người dân trong nước và ngăn cản sự trao đổi thông tin, luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra giải pháp :

"Bây giờ phải nhờ đến vai trò của người Việt hải ngoại. Trước đây, khi các anh quay các clip thì các anh chị em có thể tải trực tiếp lên mạng Facebook của họ. Để bảo đảm cho các anh em trong nước thì chúng ta phải qua một khâu trung gian, tức là chuyển tải ra bên ngoài, và người Việt hải ngoại phải đóng vai trò đẩy thông tin đó lên quốc tế và đẩy thông tin đó trở về trong nước, để đảm bảo cho trong nước an toàn hơn, đó là sứ mệnh của chúng ta ở hải ngoại".

nvd3

Luật sư Nguyễn Văn Đài tại lễ trao giải Nhân Quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức ở Berlin hôm 13/6/2018 Blogger Nguyễn Văn Đài

Về tình hình sức khỏe, luật sư Đài cho biết sức khỏe của cô Lê Thu Hà đã ổn định, Đầu tháng bảy, cả ba người sẽ bắt đầu khóa học hội nhập 20 ngày trước khi bắt đầu học tiếng Đức, luật sư Đài cho biết thêm về tình hình sứ khỏe hiện tại của chính ông :

"Trước đây sức khỏa tôi rất là tệ : tôi bị bệnh đại tràng, bệnh dạ dày, bệnh đau lưng, lở ngứa hai gan bàn chân. Từ khi sáng đây, môi trường sống rất tốt, ăn uống không phải lo ô nhiễm về thức ăn, được sự quan tâm, yêu mến của những người Việt Nam tại Đức cũng như sự thăm hỏi của đồng bào khắp nơi gửi về. Khi tôi vào FB tôi thấy tất cả những lời chúc mừng cho gia đình đã thoát khỏi ngục tù cộng sản thì tôi vô cùng cảm động. Nhưng việc đó như những viên thuốc thần tiên làm cho tôi phục hồi sức khỏe rất nhanh. Cả hai vợ chồng tôi đều phục hồi sức khỏe tốt và lúc nào cũng đầy đủ năng lượng để tiếp tục cuộc đấu tranh cho cuộc đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam".

Cuối cùng, luật sư Nguyễn Văn Đài gửi lời cám ơn đến với những cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đang dấn thân cho công cuộc đấu tranh dành Tự do Dân chủ cho Việt Nam !

"Trước hết tôi vẫn phải cám ơn đồng bào, anh em trong nước rất là nhiều, tôi có xem clip họ gửi cho tôi xem khi họ đến thăm gia đình tôi. Tôi rất làm cảm động bởi sự quan tâm, giúp đỡ của những anh em đã không quên tôi khi tôi trong hoàn cảnh khó khăn, họ đã động viên tôi rất nhiều, điều đó giúp tôi rất là vững vàng, rất là tin tưởng và rất là tự hào về những gì mà tôi đã làm cho đất nước này, dân tộc này. Và lời tôi nhắn gửi đến anh em là : Yên tâm, tôi không bao giờ quên ai cả, tôi sẽ làm tất cả những gì đó để ủng hộ, giúp đỡ cho anh em đứng vững vàng và tiếp tục con đường đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của mình, con đường chính nghĩa của mình nhằm đem lại Tự do, Dân chủ cho tất cả người dân Việt Nam".

Tường An

Nguồn : RFA, 04/07/2018

Published in Diễn đàn

Luật sư Đài tới Berlin nhận giải nhân quyền (BBC, 13/06/2018)

Luật sư Nguyễn Văn Đài được trao Giải thưởng Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Đức.

vn1

Ông Jens Grisa, Chủ tịch Liên Đoàn Thẩm phán Đức, và bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Quyền con người của Quốc hội Đức trao giải cho ông Nguyễn Văn Đài (thứ hai từ phải sang)

Lễ trao giải diễn ra tại Berlin vào ngày 13/6/2018.

Giải được trao hai năm một lần nhằm tôn vinh các thẩm phán, công tố viên, luật sư trên toàn thế giới, những người hành nghề luật trong hoàn cảnh chính trị khó khăn, thách thức đàn áp và có những đóng góp trong việc thực thi quyền con người.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Đài được ông Jens Grisa, Chủ tịch Liên Đoàn Thẩm phán Đức, và bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Quyền con người của Quốc hội Đức trao giải.

Ông Đài là người Việt Nam đầu tiên được giải này.

"Cách đây 29 năm, tôi đã đến Đức để mưu cầu cuộc sống. Với 11 tháng ở Đức, tôi không chỉ tìm thấy cuộc sống của mình mà còn cả ý tưởng về cuộc sống", ông Đài phát biểu.

"Lúc đó, với chính sách của Đức, tôi có thể ở lại và có cơ hội trở thành công dân Đức".

"Tuy nhiên, với lý tưởng tự do, cao đẹp về nhân quyền học được từ Đức, tôi đã trở về Việt Nam".

"Tôi đã vào học trường luật, trở thành luật sư, dấn thân vì lý tưởng".

Nói về lần này tới Đức sau khi ra khỏi nhà tù, ông Đài cho biết :

"Tôi đến đây không phải để yêu cầu cuộc sống riêng cho bản thân mình mà là tìm kiếm cơ hội để đấu tranh cho những người bạn tôi, những người như tôi còn bị giam giữ trong nhà tù và đang chạy trốn trên khắp đất nước tôi"…

vn2

Luật sư Nguyễn Văn Đài là người Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức

Giải thưởng cho năm 2017 được công bố hồi tháng Tư năm ngoái, khi ông Đài vẫn đang bị tạm giam và bị khởi tố với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".

Ông bị bắt tháng 12/2015.

Trong phiên tòa sơ thẩm xử ông cùng cộng sự Lê Thu Hà và bốn người nữa, hôm 5/4/2018, ông bị kết án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Bà Lê Thu Hà bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế.

Ông Đài và cộng sự Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.

Bốn người còn lại không được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra hôm 4/06.

Được thả sớm và sang Đức

Đêm 7/06, ông Đài và bà Lê Thu Hà được đưa khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.

Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.

Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.

vn3

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà khi đang thụ án về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" bất ngờ được đưa khỏi nhà tù ra sân bay, rời Việt Nam sang Đức đêm 7/06

Ông Đài cho biết trước đó, đã có nhiều dấu hiệu trong nhà tù khiến ông cảm thấy hy vọng là mình sẽ được trả tự do.

Tuy nhiên, ông chỉ chính thức biết tin này "vào lúc 15 giờ chiều hôm 7/06", và ông đã được "đưa thẳng từ nhà tù ra máy bay".

"Vợ tôi là người thông báo cho tôi chứ không phải là giới chức", ông nói.

Về dự định trong tương lai, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói ông sẽ cần thời gian để suy nghĩ và tìm hiểu sau hai năm rưỡi ngồi tù và nay đột ngột "có cuộc sống thay đổi hoàn toàn".

Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ tiếp tục con đường đấu tranh nhân quyền.

"Việc cộng tác với các tổ chức nhân quyền để đấu tranh cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam là sự nghiệp xuyên suốt cuộc đời của tôi", ông nói.

Ông ngỏ lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức Đức đã vận động để ông được trả tự do, và nói ông hy vọng sẽ tiếp tục được nhận sự giúp đỡ.

********************

Cảnh sát Czech truy tố nhóm buôn ma túy của người Việt (VOA, 13/06/2048)

Cảnh sát Cng hòa Czech va truy t 60 người ti buôn ma túy sau khi đt kích mt nhóm buôn lu cocaine và heroin vào Úc qua M và Thái Lan.

vn4

nh minh ha : Cnh sát Cộng hòa Czech đã trit phá và truy t 1 đường dây buôn bán ma tuy xuyên quc gia do 3 người Vit cm đu. Nhóm này b nghi đã vn chuyn hơn 700kg ma túy vào Úc.

"Nhóm này do 3 người Vit Nam cm đu, mt trong s đó hot đng Cng hòa Czech và 2 người còn li các nước khác", theo người phát ngôn ca Trung tâm Chng Ma túy Quc gia ca Czech, Barbora Kudlackova.

AFP trích lời bà Kudlackova cho biết rng nhng người cm đu đường dây buôn bán này thuê hu hết các công dân Czech nghèo kh và đang n nn làm người chuyn đ.

Những người này đi thành tng cp. H đt vé ngh dưỡng Úc và ti đó bng cách bay qua M và Thái Lan vi 4 vali. Nhng vali này được trao đi trong các chng dng chân.

"Ma túy được du trong hành lý khéo đến ni chúng không b phát hiện khi qua máy quét X-quang hay chó đánh hơi ca cnh sát", theo li người phát ngôn Trung tâm Chng Ma túy Quc gia.

Mỗi hành lý cha 5kg ma túy – có nghĩa là mi chuyến đi đến Úc, h vn chuyn được 20kg cocaine hoc heroin.

Nhóm của nhng người Việt cầm đu b nghi là đã vn chuyn được hơn 700kg ma túy vào Úc.

Theo AFP, cảnh sát Czech nói h đã truy t 60 người ch riêng Czech cho ti thi đim này và cho biết mt người cm đu đang b giam gi.

Những người này đi din vi các mc án t 10-18 năm tù nếu b chng minh có ti.

Người Vit nhp cư Czech b coi là th phm chính buôn bán ma túy đá xuyên biên gii gia Czech và Đc đang ngày càng tăng, theo South China Morning Post (SCMP).

Có khoảng 100.000 người Vit đang sinh sng Czech và là cng đng người thiu s ln th 3 quc gia trung Âu này, ch sau người gốc Ukraine và người gc Slovakia.

Làn sóng người Vit ti Czech ban đu đ làm công nhân và sau đó li sau khi ch nghĩa cng sn sp đi Đông Âu vào cui nhng năm 1980 và đu nhng năm 1990. H b vic ti các doanh nghip nhà nước và chuyn sang làm việc trong các nhà hàng ăn ung và bán hàng trên ph. C hai ngành ngh này đu có liên quan ti các ti phm có t chc, theo t báo có tr s ti Hong Kong, SCMP.

Nhiều người Vit trước đây cũng tng b bt gi Czech do liên quan đến buôn bán ma túy.

Tháng 1/2016, cảnh sát Czech đã bt gi 6 người Vit trong 1 đường dây được cho là sn xut ma túy đá đ bán bt hp pháp Tây Âu.

*********************

Ninh Bình và những dự án đội vốn khủng (RFA, 12/06/2018)

Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, tỉnh Ninh Bình xây dựng và triển khai 62 dự án, với tổng mức đầu tư lên tới gần 60 ngàn tỷ đồng. Kết quả thanh tra chính phủ hồi tháng 5 vừa qua cho thấy, riêng 10/62 dự án được thanh tra đã có mức đội vốn khủng lên đến cả chục ngàn tỷ đồng.

vn5

Dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn 1800 tỷ đồng ngân sách - Zing

Cụ thể :

- Dự án cải tạo nâng cấp QL 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ đội vốn từ 825 tỷ đồng lên 1.680 tỷ đồng ; Dự án xây dựng đường tránh bão, cứu nạn (Tuy Lộc – Bình Minh) từ 435 tỷ đồng tăng lên thành 699 tỷ đồng ; Dự án xây dựng nâng cấp đường 477B và cầu Trường Yên tăng từ 196 tỷ lên 1.308 tỷ đồng ;

- Dự án nâng cấp Đê hữu sông Hoàng Long và sông Đáy từ Bái Đính đi Kim Sơn tăng từ 1.650 tỷ đồng lên 3.806 tỷ đồng ; Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long, đê Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân tăng từ 519 tỷ lên 1.082 tỷ đồng ; Dự án nạo vét lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long tăng từ 955 tỷ lên 1.389 tỷ ;

- Dự án nạo vét sông Đáy, từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy từ 2.078 tỷ tăng lên thành 9.720 tỷ đồng ; Dự án Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi 5 xã Bắc sông Rịa từ 98 tỷ tăng lên 168 tỷ đồng ; Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sông Đáy từ 88 tỷ tăng lên 105 tỷ đồng ; Dự án xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt cố đô Hoa Lư tăng từ 137 tỷ lên 202 tỷ đồng.

Đặc biệt, riêng Dự án nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy đã đội vốn hơn 7.000 tỷ đồng, bằng tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu của cả 10 dự án cộng lại. Điều đáng nói là phần lớn trong số các dự án này được thông qua theo hình thức chỉ định thầu với sự tự thỏa thuận về giá giữa chủ đầu tư và nhà thầu thay vì đấu thầu một cách công khai và minh bạch. Trong khi đó, những dự án về xây dựng thủy lợi, bồi đắp, nạo vét kênh rạch lại là lĩnh vực dễ phát sinh đội vốn nhiều nhất. Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng nói về điều này :

"Những cái chuyện như đào đất, nạo vét ai mà biết cho chính xác được, mà cũng chẳng ai đi canh cái chuyện đó lắm cho nên là dễ khai gian lắm, khai gian từng chút một thì chưa thấy gì nhưng mà đến khi cộng lại mới thấy kinh khủng. Giá cả có nhiều cái người ta nói đúng nhưng có nhiều cái cũng dễ bị khai khống nhất là số lượng đào đắp, rồi lại còn lèn vào nữa nên cuối cùng cũng chẳng ai mà đi đo mà kiểm tra được cho nên các nhà thầu hay gian lận trong khâu ấy, rồi chưa nói đến khâu vận tải. Ví dụ trong dự toán người ra bảo là khâu vận tải đi đổ đất khoảng nửa cây số nó khai là 2-3 cây số"

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng đã có một sự liên kết giữa các bên liên quan để đẩy giá thành của dự án lên tới mức như thực tế được công bố. Ông nói tiếp :

"Ban quản lý dự án thì chi phí của nó được tính vào phân trăm cái mức đầu tư. Mức đầu tư tăng lên thì phần trăm tăng lên, thì đó là cái hợp pháp cái đã chưa nói gì đến là cái không hợp pháp. Thế rồi tất nhiên là giữa các vị chủ đầu tư và nhà thầu, thậm chí cả tư vấn giám sát thông đồng với nhau để nâng giá nâng số lượng và phần thu được tất nhiên là họ phải chia nhau. Và trong bối cảnh hiện nay thì tình trạng tham nhũng, không minh bạch và lợi ích nhóm có thể xảy ra ở các dự án công một cách tương đối phổ biến".

Chia sẻ với đài RFA về vấn đề vì sao Ninh Bình lại được chính phủ "ưu tiên" và liên tục "rót" hàng chục nghìn tỷ vốn ngân sách vào các dự án đội vốn và chậm tiến độ mà điển hình là dự án nạo vét sông Sào Khê với mức đội vốn 36 lần từ 72 tỷ đồng lên tới hơn 2500 tỷ đồng trong vòng 17 năm qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết đây không phải là hiện tượng mới mẻ. Ông cũng tán thành quan điểm cho rằng thời điểm Ninh Bình được rót vốn ngân sách cũng trùng thời điểm mà các doanh nghiệp tư nhân của Ninh Bình như Xuân Trường, Xuân Thành… xây dựng một số các dự án về du lịch tâm linh. Tiến sĩ A giải thích :

"Khi mà đã muốn tuồn tiền của nhà nước cho doanh nghiệp sân sau hay doanh nghiệp cánh hẩu của mình thì người ta vống cái giá lên rồi đội vốn. Và cái công ty tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh được chia cái phần nó ăn lợi bất chính đó nó dùng làm cái gì thì tôi nghĩ cái đó nó muôn hình vạn trạng. Chuyện cái thời đó mà đầu tư đi xây dựng chùa Bái Đính hay làm cái gì đấy nhân danh tâm linh, du lịch tâm linh hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vì chùa đấy thì người ta đã đồn, mà tin đồn thì thường có lý gì đó trong người dân, là đấy là chùa của các "ông" ấy, tức là những ông rất là to và nhờ có sự bật đèn xanh của các ông ấy và cả cơ chế đội vốn lên để làm những việc như vậy".

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại cho rằng đây là một hiện tượng hoàn toàn bất bình thường và cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa cũng như những nhân tố đã tác động đến thực trạng này :

"Ninh Bình là một tỉnh đặc thù và tại sao lại khác với các tỉnh khác và được nhiều dự án… thì đây là một vấn đề cần thanh kiểm tra và đi đến kết luận một cách minh bạch để cho công chúng người ta biết được. Mà nó có một có biểu hiện không bình thường như vậy thì thanh tra phải vào cuộc và thanh tra phải hoàn toàn khách quan".

Vấn đề phát sinh đội vốn "khủng" tại các dự án công tại Ninh Bình cũng đã được đem ra mổ xẻ và bàn luận về nguyên nhân cùng các biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong phiên họp quốc hội khóa 14 vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng thực tế tại các dự án đội vốn nói chung và của tỉnh Ninh bình nói riêng có tác động ngày càng tiêu cực đến niềm tin của người dân đối với chính phủ. Và nếu như có một chế tài đủ nghiêm khắc và kiên quyết đối với các hành vi tham nhũng thì chắc chắc sẽ không còn một quan chức hay doanh nghiệp nào có thể tồn tại và cấu kết với chính quyền tham nhũng tài sản và ngân sách của nhà nước như hiện nay.

************************

Sài Gòn lại ngập khi mưa (RFA, 12/06/2018)

Mùa mưa lại đến và dân chúng Sài Gòn tiếp tục phải chịu cảnh sống chung với nước bẩn tràn ngập phố phường. Trước tình trạng ‘cứ mưa là ngập’, chính truyền thông Nhà nước cũng phải nêu thắc mắc tại sao thành phố đã đầu tư những chương trình chống ngập quy mô nhưng ngày càng có nhiều điểm ngập sâu, nhiều khu vực "tụ nước". Đây là từ mà giới chức địa phương mới đưa ra gần đây để chỉ tình trạng ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.

vn6

Ô tô và xe máy trên đường bị ngập do triều cường và mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 10 năm 2014. AFP

‘Mưa là ngập.’ Nguyên nhân vì sao ?

Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng 5 đã tổ chức hội nghi báo cáo sơ kết hai năm rưỡi thực hiện ‘Chương trình giảm ngập nước’ giai đoạn 2016 – 2020. Theo như nhận định ban đầu tại hội nghị này, dù đầu tư rất nhiều tiền trong nhiều năm qua nhưng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng ngập, ngập sâu hơn, diện rộng hơn.

Theo báo cáo, ở quận 9 có 40% tổng số tuyến đường trên địa bàn chưa có hệ thống thoát nước. Một số tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh cũng bị ngập sâu với trận mưa hôm 19 tháng 5.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 40 tuyến đường bị ngập nước. Trong đó, 14 tuyến đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn và có nhiều khu vực bị ngập do triều cường.

Một bạn trẻ sinh sống ở Sài Gòn nhận xét về tình trạng ngập nước tại thành phố gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

"Khoảng từ năm 2010 trở về sau thì từ từ ngập nhiều. Đặc biệt những năm gần đây là nhiều hơn nữa".

Kiến trúc sư Trần Đình Nam, giảng viên Đại học Kiến Trúc Sài Gòn nhận định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngập nước trong thành phố hiện nay là do tình trạng kênh rạch bị xả rác và san lấp.

"Các con kênh thoát nước thì xả rác, mặt khác thì lại lấp kênh. Trong khi những nước mưa nhiều như mình, ngày xưa khi người ta xây dựng thì phải mở rộng các con kênh. Bởi vì khi xây nhà, nước thấm vô đất bị giảm bớt nên phải mở rộng kênh giống như các lăng tẩm ở Huế có các hồ đào rất lớn. Lăng tẩm Huế là một, kinh thành Huế là hai. Từ các con kênh nhỏ đào ra các hồ lớn. Đây là nơi chứa nước khi mưa nhiều và sẽ thấm dần xuống đất. Còn hiện nay, xây khu dân cư mới thì tiếc đất nên cứ lấp kênh thôi".

Trước đó, Thông Tấn Xã Việt Nam vào hôm 10 tháng 5 xác nhận hiện trên địa bàn thành phố còn 22 vị trí ảnh hưởng nặng nề khi mưa lớn do thi công dự án, 62 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm, 84 tuyến cống bị lấn chiếm, 76 vị trí lấn chiếm hầm ga và 50 vị trí lấn chiếm cửa xả. Đây được xem là những nguyên nhân khiến tình trạng ngập nước trong mùa mưa trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn trẻ ở Sài Gòn nhận định một trong những nguyên nhân khiến ngập nước là vì biến đổi khí hậu với những con mưa lớn, kéo dài bất thường.

Chẳng hạn như tòa nhà Bitexco mới đầu xây đâu có gì đâu. Tự nhiên mấy năm gần đây, mưa rồi nước tràn cả vào trong nhà không thoát nước kịp. Năm ngoái có một trận mưa khiến ngập hết các hầm để xe của các chung cư lớn".

Ngoài ra, bạn cho rằng chất lượng thi công cống thoát nước cũng là một nguyên nhân khiến ngập nước.

"Trước và sau năm 2010, thành phố có nhiều lô cốt là để người ta làm cống. Nhưng sau khi làm xong thì chẳng giải quyết được vấn đề gì cả".

Giải pháp nào ?

Để giải quyết vấn đề ngập nước theo hướng lâu dài, Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Bá từng lên tiếng với báo chí rằng thành phố nên quy hoạch và xây dựng những hồ điều tiết nước tự nhiên tại chỗ và ở khu vực gần nội đô cũng như ngoại ô để chứa nước khi triều dâng.

Có cùng quan điểm với Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Bá, Kiến trúc sư Trần Đình Nam cho rằng việc đào các hồ trữ nước là cần thiết để giải quyết tình trạng ngập nước. Ngoài ra, ông nhấn mạnh việc nạo vét kênh rạch phải được xem xét ưu tiên.

"Ở mỗi khu đất, mỗi vùng đất, nước tự nhiên sẽ tụ xuống phần thấp nhất là các kênh, rạch. Những chỗ đó phải được khai thông, mở rộng ra. Còn không thì nước sẽ tự trào ngược trở lại. Các lòng kênh phải được nạo vét để mực nước thấp xuống".

Khi được hỏi về giải pháp cho tình trạng ngập nước tại Sài Gòn, bạn trẻ ở Sài Gòn nhận xét.

"Tôi nghĩ mình đã làm sai ngay từ đầu. Quy hoạch ban đầu của thành phố không dành cho số dân đông và mật độ xây dựng nhiều như bây giờ. Kể cả việc mở rộng thành phố về phía Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng thì đã sai và đã đang làm rồi. Nếu bây giờ nói để giải quyết những cái sai từ gốc thì sẽ rất khó".

Công tác chống ngập của thành phố có hiệu quả ?

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm chống ngập, tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là hơn 96.300 tỉ đồng. Trong đó, vốn thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch tổng thể thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Quy hoạch 752) là gần 53.000 tỉ đồng.

Vốn thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho Thành phố Hồ Chí Minh (Quy hoạch 1547) là hơn 20.000 tỉ đồng.

Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, bình quân mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để trả nợ gốc và lãi vay mà Thành phố Hồ Chí Minh đã chi vào các dự án chống ngập.

Kỹ sư Vũ Hải, người có hơn 50 năm công tác trong lĩnh vực cấp thoát nước từng lên tiếng cho rằng số tiền chi như trên là quá lớn. Mặt khác, ông cho rằng nếu không thay đổi cách làm thì sẽ tiếp tục tốn kém mà Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ tiếp tục ngập. Kỹ sư Vũ Hải cũng đề xuất nên đấu thầu rộng rãi để tư nhân tham gia thực hiện các dự án chống ngập thay vì chỉ giao cho các đơn vị nhà nước thực hiện. Theo ông, với cách làm như hiện nay là chỉ giao cho các đơn vị nhà nước, một khi dự án không hiệu quả thì không biết ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm.

Số liệu của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vào mùa mưa 2018, thành phố đã tiến hành tu sửa, nạo vét hệ thống thoát nước, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập, đến nay đã nạo vét được hơn 300 km lòng cống thoát nước, nạo vét 10 tuyến kênh, rạch và cửa xả, sửa chữa 886 hầm ga, thay 368 cống bị xuống cấp.

Ngoài ra, thành phố cho biết đang tính toán ký thuê máy bơm để giải quyết ngập nước tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Liệu những biện pháp của cơ quan chức năng nhằm giải quyết tình trạng ngập lụt mỗi lúc một nặng thêm đến khi nào mới phát huy hiệu quả ? Và đề xuất của giới chuyên gia khi nào mới được lắng nghe ?

*********************

Việt Nam trở thành ‘bãi rác’ cho các công ty Trung Quốc (Người Việt, 12/06/2018)

Gần 8.000 container rác thải và phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bị Trung Quốc "cấm cửa", đã tuồn vào Sài Gòn đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý ở Việt Nam.

vn7

Một trong những lô hàng phế liệu cấm nhập cảng được đưa từ nước ngoài về Việt Nam. (Hình : Báo Dân Trí)

Tại hội thảo ở Sài Gòn do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) và Dự Án GIG của Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức hôm 11 Tháng Sáu, ông Nguyễn Năng Toản, giám đốc Trung Tâm Logistics – Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông ở cảng Cát Lái, quận 2, và gần đây bị người dân phản ứng là do cảng Cát Lái đang để ứ đọng 8,000 container chứa giấy rác và nhựa phế liệu. Báo Người Lao Động dẫn tin.

"Nguyên nhân là do Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới và một số nước thay đổi chính sách, không còn cho phép nhập phế liệu nên một số lô hàng từ Mỹ, Châu Âu từ cảng chuyển tiếp đã chuyển cảng đích về Việt Nam. Đối với Việt Nam, do chính sách về quản lý môi trường còn hạn chế nên có nguy cơ trở thành bãi thải của thế giới", ông Toản cho biết.

Ông Toản thông tin thêm : "…để xử lý các container tồn này, Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí. Vấn đề trên doanh nghiệp không thể tự giải quyết mà cần chính sách quốc gia để Việt Nam không trở thành bãi rác của các nước".

Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy cho biết, từ sau khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất giấy, thì từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam tìm cách liên doanh sản xuất bột giấy tái chế tại Việt Nam. Lượng bột giấy "sạch" sau sản xuất sẽ cuộn, ép xuất cảng về Trung Quốc.

Liên quan đến hoạt động nhập cảng phế liệu, mới đây nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa yêu cầu 4 bộ là Tài Chính, Tài Nguyên-Môi Trường, Công Thương và Giao Thông-Vận Tải "khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập cảng phế liệu vào Việt Nam sau khi Trung Quốc cấm nhập mặt hàng này, khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào Việt Nam". (Tr.N)

Published in Việt Nam

Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức theo thỏa thuận giữa hai chính phủ (RFA, 09/06/2018)

Quan chức ngành dầu khí bị buộc tội tham nhũng Trịnh Xuân Thanh sắp được sang Đức theo thỏa thuận trao đổi giữa hai chính phủ Đức và Việt Nam. Tờ Frankfurter Allgemeine của Đức hôm 9/6 loan tin này dựa vào các nguồn tin không nêu tên.

txt1

Trịnh Xuân Thanh (giữa) bị dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 22/1/2018 - AFP

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hồi đầu năm nay bị hai phiên tòa ở Việt Nam kết án chung thân vì tội tham nhũng.

Trước đó Trịnh Xuân Thanh đã chạy sang Đức xin tỵ nạn chính trị nhưng bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào tháng 7 năm ngoái đưa về lại Việt Nam. Vụ bắt cóc đã khiến quan hệ Việt Nam và Đức trở nên căng thẳng. Đức đã nhiều lần yêu cầu Hà Nội phải trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức để phía Đức có thể tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết, bao gồm cả việc xem xét đơn xin tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh. Hà Nội từ trước đến nay vẫn một mực khẳng định Trịnh Xuân Thanh về nước xin đầu thú.

Tờ Frankfurter Allgemeine cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ sang Đức sau khi phiên tòa xử mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức kết thúc. Hiện tòa Thượng thẩm của Đức đang xét xử nghi phạm Nguyễn Hải Long. Dự kiến phiên tòa sẽ kết thúc vào tháng 8 năm nay.

Cũng theo tờ Frankfurter Allgemeine, trao đổi giữa Đức và Việt Nam lần này cũng bao gồm việc Việt Nam trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự là cô Lê Thu Hà, trục xuất hai người này sang Đức hôm thứ sáu ngày 8/6.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sáng lập viên của Hội Anh Em Dân Chủ và cô Lê Thu Hà bị Hà Nội tuyên án tù 15 năm và 9 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong phiên tòa ngày 5/4 vừa qua.

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đã không kháng cáo lên phúc thẩm sau đó như 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cùng bị xử sơ thẩm trước đó.

Bộ Ngoại giao Đức hôm 8/6 xác nhận luật sư Đài cùng vợ và cô Lê Thu Hà đã đến Đức, gọi đây là một bước đi nhân đạo đáng chú ý của phía Việt Nam và cũng là một tín hiệu tốt đối với cộng đồng quốc tế.

Theo tờ Frankfurter Allgemeine, Hà Nội hy vọng với việc trả tự do cho các trường hợp này qua hệ giữa Việt Nam và Đức sẽ được cải thiện.

Hiện tại Việt Nam cũng đang thúc giục quốc hội Châu Âu thông qua hiệp tự do thương mại EU Việt Nam đã kết thúc đàm phán vào năm 2015. Theo tờ Frankfurter Allgemeine, các đại diện của Liên Hiệp Châu Âu lưu ý với chính phủ Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định dự kiến vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chuẩn thuận của Đức.

******************

Vì sao Nguyễn Văn Đài bị trục xuất sang Đức và Việt Nam sắp thả Trịnh Xuân Thanh về Đức ? (CaliToday, 09/06/2018)

Lá Thư từ Đức quốc

Lời giới thiệu

Hôm 08/06/2018, ngoài tin nóng là chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài bất ngờ bay sang Đức thì giới truyền thông Đức (nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung - FAZ) và báo Tagesspiegel còn viết nhắc lại chuyện Trịnh Xuân Thanh. Kể từ khi thấy cảnh Trịnh Xuân Thanh – một viên chức của cộng sản Việt Nam bị kết án là tham nhũng- khóc lóc van xin ở tòa án tại Việt Nam nhưng vẫn bị lãnh hai bản án thì tôi không để ý đến sự kiện Trịnh Xuân Thanh nữa. Tuy nhiên qua các bài viết mới nhất của các ký giả của báo FAZ và Tagesspiegel, nhân cuối tuần tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu cùng độc giả.

nvd1

Nguyễn Văn Đài. Photo Credit : RFA

Rõ ràng, các chính trị gia Đức & EU đã áp lực Việt Nam liên quan đến sự cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU cũng như nói bóng gió dằn mặt cộng sản Việt Nam rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Người cộng sản, dù DDR (Đông Đức cũ) hay Việt Nam bây giờ thế nào quý vị đã biết, lợi dụng cơ hội chính giới Đức – trong đó có cả Tổng thống Đức – can thiệp cho Nguyễn Văn Đài và đòi hỏi của bà luật sư của Trịnh Xuân Thanh cũng như chờ kết quả phiên tòa hình sự về vụ bắt cóc đang diễn ra ở Bá Linh, nhà cầm quyền Việt Nam bất ngờ trục xuất luật sư Đài sang Đức và được Bộ Ngoại giao đánh giá rằng đó là một "bước nhân đạo đáng chú ý của Việt Nam". Các chuyên gia chính trị cũng tiên đoán trước bước kế tiếp là cộng sản Việt Nam sẽ tha Trịnh Xuân Thanh "một viên chức bị Việt Nam kết án chung thân vì tham nhũng" trong thời gian tới để lấy lòng EU và đặc biệt vuốt ve Đức hầu từ đó hy vọng được chuẩn y Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019. Giới quan sát có lẽ đã nhìn ra được nước cờ "nhương bộ chính trị" mà cộng sản Việt Nam đang thực hiện hầu đạt được mục đich là thông qua "Hiệp định thương mại tự do giữa EU & Việt Nam".
Mời quý vị đọc bản tin gồm ba phần để biết rõ thêm sự việc.

Trân trọng

Lê Ngọc Châu

***************

1. Nguyễn Văn Đài lưu vong tại Đức

Hà Nội cho phép nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng rời Việt Nam

Mới bị kết án 15 năm tù, bây giờ đáng ngạc nhiên được thả : Nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Nguyễn Văn Đài đã được phép rời Việt Nam đến Đức. Một người Việt khác đang bị giam tù hy vọng một giải pháp tương tự !

nvd2

Vào tháng Tư, Nguyễn Văn Đài (giữa) bị kết án 15 năm tù và năm năm bị quản thúc tại gia (hình ảnh lưu trữ). Ảnh : AP

Việt Nam đã thả sớm nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và cho đi sang Đức. Luật sư 49 tuổi về quyền con người đã hạ cánh hôm thứ Sáu cùng với vợ ông trên một chiếc máy bay thông thường ở Frankfurt am Main. Sau đó anh bay tiếp đi Bá Linh (Berlin). Chính phủ Liên bang Đức hoan nghênh việc trả tự do. Bộ Ngoại giao nói về một "bước nhân đạo đáng chú ý của Việt Nam".

Đài là một trong những nhà chỉ trích "chính phủ" nổi bật nhất ở Việt Nam. Đất nước này được "lãnh đạo" bởi một đảng duy nhất : đảng cộng sản. Mới đây vào tháng Tư, anh ta bị kết án 15 năm tù và 5 năm bị quản thúc tại gia. Vào thời điểm đó, ông bị tòa án ở Hà Nội kết tội âm mưu một cuộc đảo chính. Mặt khác, Quốc tế chống lại mạnh mẽ vụ này.

Đài đã thành lập một Ủy ban nhân quyền vào năm 2006. Một năm sau, luật sư đã bị kết án lần đầu tiên vì tội "tuyên truyền chống nhà nước". Năm 2013, ông thành lập "Netzwerk für Demokratie-Befürworter (Brotherhood for Democracy)", một loại mạng lưới ủng hộ dân chủ, nhưng sau đó bị bắt lại.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khen ngợi Đức vì đã cấp tị nạn cho nhà hoạt động nhân quyền. Cùng với đôi vợ chồng, một nữ phụ tá cũng được phép đi đến Đức. Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã từng kêu gọi một giải pháp cho vụ án.

nvd3

Tổng thống Liên bang Đức Steinmeier kêu gọi bảo vệ dân chủ (Ảnh : EPA)

Mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vụ bắt cóc một người Việt Nam kể từ năm ngoái. Doanh nhân Xuân Thanh Trịnh (Trịnh Xuân Thanh) đã bị bắt cóc sau cuộc điều tra của Đức vào mùa hè năm 2017 bởi dịch vụ tình báo của cộng sản Việt Nam giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin. Trong khi đó, cựu quan chức cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án tù chung thân hai lần ở quê nhà. Anh ta hy vọng rằng một ngày nào đó cũng được phép rời Việt Nam đến Đức.

Trường hợp Đài đã làm dấy lên nhiều sự chú ý của quốc tế. Năm ngoái, luật sư Đài được trao Giải thưởng Nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức. Nhưng anh ta đã không thể tự nhận được giải thưởng. Jens Gnisa, Chủ tịch của Hiệp hội Thẩm phán, bây giờ cho biết : "Chúng tôi rất vui vì thời gian dài của Đài bị đau khổ với sự đàn áp và đàn áp đã kết thúc" (1).

2. Tại sao Việt Nam muốn thả Trịnh Xuân Thanh

Quan hệ giữa Việt Nam và Đức băng giá. Giờ đây, cán bộ có trách nhiệm (Funktionaer) bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được thả trong vài tháng tới.

Quan hệ giữa Đức và Việt Nam đang ở mức thấp kể từ vụ bắt cóc doanh nhân và cựu đảng viên cộng sản Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đến Hà Nội mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, Chính phủ Liên bang Đức đã phản ứng với việc trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam và đình chỉ "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Đã có sự im lặng căng thẳng trên các "kênh" (Kanaelen) công cộng giữa hai quốc gia kể từ đó.

nvd4

Doanh nhân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh trong phiên xử sơ thẩm (Anhörung). Ảnh : dpa

Cho đến thứ sáu. Khi Việt Nam thả nhà hoạt động dân quyền bị giam giữ nổi tiếng Nguyễn Văn Đài sớm và để anh ta đi Đức. Ông được cho là đã ngồi trên một chiếc máy bay đi sang Frankfurt am Main vào thứ Sáu. Và theo thông tin từ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ, ghi chú thêm : một tờ báo nổi tiếng & có tầm vóc ở Đức), sự trả tự do của anh ta liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh : Đây là bước đầu tiên trong các cơ sở ngoại giao, và cuối cùng sẽ dẫn đến việc thả sớm Trịnh Xuân Thanh (2).

3. Trịnh Xuân Thanh người Việt bị bắt cóc từ Berlin sẽ được thả

Ông Thanh bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà. Theo FAZ, nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý thả doanh nhân Trịnh Xuân Thanh "trong trung hạn".

Doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà của mình, sẽ được thả "trong trung hạn" theo Nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung". Theo báo cáo, trích dẫn một số nguồn tin, có một cam kết của nhà cầm quyền ở Hà Nội với Đức, sau khi kết thúc vụ án hình sự Berlin chống lại một kẻ trợ thủ bắt cóc (Entfuehrungshelfer) sẽ cho phép Thanh xuất cảnh vào Cộng hòa Liên bang Đức.

Thanh trốn sang Đức năm 2016 và đã xin tị nạn. Theo các nhà chức trách Đức, vào cuối tháng 7 năm 2017, ông đã bị bắt cóc từ Tiergarten bởi mật vụ của Việt Nam và đưa về Việt Nam. Sự việc này đã gây ra sự tức giận lớn ở Berlin.

Theo FAZ, một phần của sự nhượng bộ của Việt Nam là sự trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài hôm thứ Sáu. Chỉ mới trong tháng Tư, ông đã bị kết tội 15 năm tù vì náo động. 

Hà Nội hy vọng rằng từ sự trả tự do sẽ cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU, báo FAZ đưa tin. Như tờ báo cũng tường trình tiếp, các nhà đại diện EU đã nói bóng gió với nhà cầm quyền tại Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Do đó, trong sự nhượng bộ ngoại giao của Việt Nam cũng bao gồm giảm tù cho các tù nhân chính trị khác - AFP (3).

Nam Đức, Chiều 09/06/2018

Lê Ngọc Châu

(1) http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/vietnam-laesst-buergerrechtler-nach-deutschland-ausreisen-15629623.html

(2) http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/warum-vietnam-trinh-xuan-thanh-freilassen-will-15630175.html

(3) https://www.tagesspiegel.de/berlin/trinh-xuan-thanh-aus-berlin-verschleppter-vietnamese-soll-freikommen/22666030.html

Published in Việt Nam

Thế là xong, và thế là hết với phiên tòa xử "bọn phản động Nguyễn Văn Đài và đồng bọn". Một phiên tòa mở ra và đóng lại đúng với bản chất của một phiên tòa giả dối với những con người giả dối. Một phiên tòa "Nhân Danh Công Lý" của chính cái thứ "Công Lý" mà hôm nay nó đại diện để xét xử... Cũng chẳng mấy ai ngạc nhiên lắm khi thấy những bản án khủng cứ chụp lên đầu những văn nhân, trí thức can đảm. Những con người mà giờ đây đứng trước vành móng ngựa của kẻ thù thì lại như những kẻ sĩ đang có mặt trong những ô thuyền trưởng để dẫn dắt...

nvd1

Phiên tòa hôm nay đã chứng tỏ rằng Đảng cộng sản Việt Nam không phải chỉ đứng trên Pháp Luật mà còn "ngồi xổm" lên Pháp Luật Việt Nam.

Những người thuộc Hội Anh em dân chủ bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử ngày 6/4/2018 đều là những con người nổi bật, không chỉ riêng ở trong Hội Anh em dân chủ, và cũng không chỉ ở trong nước Việt Nam. Mặc dù các anh có nhiều người không còn trẻ nữa nhưng bao trùm trong một Hội đoàn hoạt động hòa bình là một phong thái trẻ trung, vui nhộn và yêu đời. Hơn nữa các anh chị đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp riêng của mình, có một mối quan hệ hỗ tương rộng mở với đủ thứ nghề nghiệp giúp ích cho đời. Như luật sư, nhà văn, nhà thơ, mục sư hay là các thiện nguyện viên, v.v. Ngay cả nghề nghiệp của các anh chị em là nhà báo thì các nhà báo của Hội Anh em dân chủ cũng chỉ là những sợi dây liên kết của tin tức, của sự thật từ nơi Có sự thật và đến nơi Cần sự thật. Cũng như với các Thiện Nguyện Viên là nơi sọi dây Có và sợi dây Cần mà thôi.

Phiên tòa xét xử Luật sư Nguyễn Văn Đài và những người bạn đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở ra và kết thúc đúng với ý muốn nhổ đi một cái Gai Hội Đoàn (Hội Anh em dân chủ) và với cái Gai Cá Nhân (Luật sư Nguyễn Văn Đài) với bản án 15 năm tù hèn hạ. Và cũng là lần hèn hạ thứ hai khi cố kết án lần thứ 2 một con người đã thề hết lòng bảo vệ cho dân tộc của mình. Một hệ thống pháp luật dựa trên sự dối trá và khép kín với những điều luật khéo léo để biến chuyển bất cứ ai. 

Phiên tòa xét xử bất công Hội Anh em dân chủ ngày hôm nay đã chứng tỏ rằng không thể làm điều gì tốt đẹp ở trên đất nước này và điều đó không chỉ dành riêng Hội Anh em dân chủ...

Phiên tòa hôm nay cũng đã chứng tỏ rằng. Không một ai, và không một nhóm nào lạị không bị lôi tuột ra trước Vành Móng Ngựa, dù có tội hay không.

Phiên tòa hôm nay đã chứng tỏ rằng không một ai miễn nhiễm với còng số 8 cả. Cha xứ, nhà văn, nhà báo, đi làm từ thiện, v.v.

Và cuối cùng thì phiên tòa hôm nay đã chứng tỏ rằng, Đảng cộng sản Việt Nam không phải chỉ đứng trên Pháp Luật mà sự thực là đã "ngồi xổm" lên Pháp Luật Việt Nam...

Mai Tú Ân

Nguồn : VNTB, 07/04/2018 

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2