Tổng Bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng dự định sẽ đảm nhận chức chủ tịch nước, một sự hợp nhất chưa từng có về quyền lực có thể khiến ông trở thành Tập Cận Bình của Việt Nam
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : AFP
Nhất thể hóa đã rõ
Cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 21 tháng 9 xen lẫn giữa đám tang ở Việt nam và lời chia buồn của các lãnh đạo thế giới cùng với sự suy đoán đáng kể của những người quan sát Việt Nam về việc người thay thế ông Quang có ý nghĩa gì đối với chính trường trong tương lai của đất nước.
Nhưng tất cả những suy đoán đó chấm dứt vào tối thứ Tư (ngày 3 tháng 10) khi Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản cầm quyền nhất trí rằng phải là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế ông Quang, Trọng vốn đã là người quyền lực nhất nước.
Quyết định này phải được Quốc hội đồng ý vào cuối tháng này, mặc dù không có ứng cử viên nào khác và đó là một cơ quan không có thực quyền, Trọng sẽ gần như chắc chắn đảm nhận chức vụ này.
Quyết định của Ủy ban Trung ương là có khả năng vô đối. Trong nhiều thập kỷ, quyền lực chính trị đã được chia sẻ giữa tứ tụ, mỗi vị trí kiểm soát một lãnh vực quản trị khác nhau ở quốc gia độc đảng Việt nam.
Trọng, lãnh đạo thực tế đã kiểm soát Đảng cộng sản và bộ máy ra quyết định.
Thủ tướng chủ trì chính phủ dân sự, trong khi chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, làm tổng tư lệnh quân đội, tham gia vào các chuyến thăm nước ngoài, và chịu trách nhiệm bổ nhiệm thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội cũng là người kiểm soát cơ quan lập pháp.
Vì tất cả nằm trong Bộ Chính trị, cấu hình này cho phép chính trị được điều hành bởi sự ra quyết định đồng thuận và, quan trọng hơn, ngăn cản bất kỳ một cá nhân nào giành được quá nhiều quyền lực.
Nhiều người trong Đảng tin rằng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm quá nhiều quyền lực cá nhân là một trong những lý do để các thành viên Bộ chính trị liên kết lại để loại bỏ ông ta tại Đại hội Đảng năm 2016.
Quyền lực vô biên
So với Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định vào những năm 1990 để nhất thể hóa vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước, cho phép chủ tịch Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực vô biên hiện nay.
Hiện Việt Nam dường như đang di chuyển theo cùng hướng với Trung Quốc, nâng cao khả năng cơ cấu ra quyết định dựa trên sự đồng thuận có thể sắp kết thúc - nền tảng mà Đảng cộng sản đã hạn chế quyền lực cá nhân và ảnh hưởng không được kiểm soát.
Ngoài quyền lực hiện tại là Tổng bí thư Đảng đã tăng lên đáng kể kể từ tháng 1 năm 2016, Trọng sẽ sớm nắm giữ quyền hành của chủ tịch nước.
Các quyền hành bao gồm khả năng đình chỉ các luật do thủ tướng ban hành, thay đổi Hiến pháp, đề xuất sa thải các quan chức cấp cao khác, và làm tổng tư lệnh quân đội.
Bởi vì những quyền lực đáng kể đó, chức chủ tịch nước đã thường được xem là nghi lễ khi những người nhậm chức này hiếm khi sử dụng quyền hạn được phép của họ.
Nếu việc sáp nhập diễn ra mà điều đó gần như chắc chắn, Trọng có thể trở thành nhân vật mạnh nhất trong chính trường Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn, một anh hùng Đảng cộng sản và là người mạnh mẽ, từng là Tổng thư ký Đảng từ năm 1960 đến 1986.
Tạo ra bất hòa từ trên cao
Vẫn không chắc chắn Đảng viên thông thường sẽ phản ứng với quyết định bất ngờ ra sao. Nhưng gần như chắc chắn quyết định này sẽ gây ra sự bất hòa trong đội ngũ Đảng viên cao cấp, nơi mà sự trung thành, phục tùng, bảo trợ và tranh chấp chính sách từ lâu đã được kiểm soát bởi cấu trúc chia sẻ quyền lực của"tứ trụ".
Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu của Đại học New South Wales, cho biết : "Từ khi Trần Đại Quang được chẩn đoán bị bệnh giai đoạn cuối… Trọng bắt đầu vận động hành lang cho nhất thể hóa.
Trớ trêu thay, khi chủ đề tnhất thể hóa đã được Đảng cộng sản thảo luận vào đầu thập kỷ này, Trọng đã hoài nghi và thậm chí "bày tỏ lo ngại về nguy cơ tích tụ quyền lực không kiểm soát được", Nguyễn Khắc Giang, một nhà nghiên cứu chính trị tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tại Đại học Quốc gia Việt Nam cho biết.
Các nhà phân tích đã hỏi tại sao Trọng dường như đã có thay đổi. Một câu trả lời khả thi là ông ta muốn củng cố thêm sức mạnh chính trị cho bản thân. Khả năng khác là nhất thể hóa mang lại sự ổn định vào thời điểm Đảng cũng như xã hội Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng.
Kể từ khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng năm 2016, Trọng đã tung ra một cuộc thanh trừng chống tham nhũng rộng khắp với hàng ngàn quan chức, bao gồm cả các chính trị gia cao cấp, bị trừng phạt, miễn nhiệm hoặc bỏ tù vì cáo buộc tham nhũng.
Trọng, một nhà ý thức hệ nổi tiếng, cũng đã tổ chức một chiến dịch đạo đức bên trong Đảng. Vào tháng 10 năm 2016, một danh sách 27 "biểu hiện" của vô đạo đức đã được soạn thảo, bao gồm chín tội về tư tưởng chính trị, như là một nỗ lực để làm trong sạch Đảng vốn tham nhũng, xấu xa, lười nhác và vướng víu "lợi ích tài chính" từ những năm 2000.
Một phần trong mục tiêu của mình, Trọng nói nhiều lần, là để tránh khả năng "tự chuyển hóa", một uyển ngữ cho việc cải cách chính trị về hướng dân chủ do Đảng đề xướng.
"Không đẩy lùi [ngăn chặn] thoái hóa chính trị xã hội, tự chuyển hóa và tự diễn biến,có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường", Trọng phát biểu tại một hội nghị vào tháng 10 năm 2016. những hậu quả khôn lường ", có thể có nghĩa là sự sụp đổ của Đảng cộng sản.
Chỉ là tạm thời ?
Để duy trì sự thống trị của Đảng, Trọng đã thanh trừng Đảng theo những lý tưởng của mình, trong khi vẫn đảm bảo chiến dịch tiếp tục sau Đại hội Đảng vào năm 2021. Trọng cũng nỗ lực để đề bạt các đảng viên Trọng nghĩ sẽ duy trì cải cách Đảng. dù ia là người sẽ kế vị tổng bí thư vẫn chưa được rõ.
Theo thông lệ vị trí này sẽ được trao cho một trong tứ trụ từ nhiệm kỳ trước, do đó, hoặc là tổng bí thư đương nhiệm, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội.
Với việc Trọng không thể tiếp tục ứng cử lại vào năm 2021 (nếu Trọng làm thì sẽ xé bỏ luôn điều lệ đảng), trước đây dường như có thể Quang sẽ trở thành tổng bí thư tiếp theo.
Hiện tại, không rõ liệu việc Trọng làm chủ tịch nước có là một động thái tạm thời hay không hoặc liệu những thay đổi hiến pháp cần thiết sẽ được thực hiện để nhất thể hoá.
Đây có thể là một biện pháp tạm thời bởi vì Đảng có ít ứng cử viên để lựa chọn nhằm thay thế ông Quang nếu vẫn giữ nguyên nghi thức chủ tịch nước là một thành viên Bộ Chính trị trước Đại hội Đảng năm 2016.
Ngoại trừ các thành viên Bộ Chính trị hai nhiệm kỳ hiện đang nắm giữ ba vị trí hàng đầu, chỉ có hai ứng cử viên : Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh và Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Các nhà phân tích cho rằng Phóng là một chính trị gia yếu và vai trò hiện tại của bà phần lớn là nghi lễ. Điều này có nghĩa rằng trong hai người Nhân là có khả năng hơn.
Quang là một người cộng sản tinh tuý, dễ dàng đi theo cấu trúc dựa trên sự đồng thuận. Nhân, được coi là "người ba phải" của Đảng sẽ phù hợp dễ dàng vào vị trí của Quang.
Nhưng có khả năng là Trọng không muốn đề cử Nhân. Đã có những gợi ý rằng ông Nhân vẫn gần gũi với cựu thủ tướng Dũng, người Trọng đã giúp cho bị mất chức cách đây hai năm.
Một số nhà báo độc lập rằng Nhân đã đến thăm Dũng hồi đầu năm nay, mặc dù không rõ nếu chuyến thăm của Nhân được thực hiện nhân danh Bộ Chính trị hay cá nhân.
Một sự thay thế là để cho Đảng thực hiện khác với thông lệ và chọn một thành viên Bộ Chính trị một nhiệm kỳ làm chủ tịch nước mới. Có tin cho rằng các ứng cử viên có khả năng bao gồm Tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng, và Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương và được nhiều người coi là đồng chí của Trọng.
Có thể là do thiếu các ứng viên phù hợp, việc nhất thể hóa hai vị trí hàng đầu của đất nước chỉ là một biện pháp tạm thời cho đến kỳ Đại hội Đảng tiếp theo.
Nhưng bằng việc giao cho Trọng quyền lực đáng kể trong hai năm tới, không có sự đảm bảo nào Trọng sẽ tuân theo hoặc buộc tuân theo các quy ước của Đảng về chia sẻ quyền lực và hạn chế nhiệm kỳ. Giới hạn hai năm đối với các nhà lãnh đạo có nghĩa là Trọng sẽ phải xuống vào năm 2021.
Nhưng với nhiều quyền lực hơn trong tay, Trọng có thể quyết định thay đổi các quy tắc về giới hạn hạn nhiệm kỳ và tái cử tổng bí thư Đảng, cũng như chủ tịch nước vào năm 2021, khiến Trọng trở thành Tập Cận Bình của Việt Nam.
David Hutt
Nguyên tác : All of Vietnam’s power is in Trong’s hands, Asia Times, 04/10/2018
Phương Thảo chuyển ngữ
Nguồn : VNTB, 06/10/2018