Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhng s kin tưởng nim ti Anh bt đu bng vicđc tên tt c 39 người thit mng trên kênh Twitter ca đài BBC Essex sáng 23/10. Dù tên h cùng được đc, h hn đã ln lượt qua đi trong hành trình hàng chc tiếng trên bin t B ti ht Essex, Anh. Trong nhng âm thanh thu li trên đin thoi di đng trong cơn hong lon vì thiếu dưỡng khí và quá nóngcó tiếng nó chết ri’. Ging tiếng Vit đã rt c gng nhưng vn nhiu lúc không sõi ca phát thanh viên Ben Fryer xướng tên ca nhng người xu s trên nn nhc bun trongvideo dài hai phút .

container1 (2)

Mt s người tham gia tưởng nim 39 nn nhân qua chương trình Zoom. (Hình : Hùng Nguyn)

Không thy BBC đưa tin v các hot đng ghi nh ngày này ca các chùa hay hi đoàn Vit Nam ti Anh. Nhưng kênh truyn thông hàng đu thế gii này có đưa tin v chuyncng đng người Hoa Hackney, London đ c ngày 23/10 đ đón nhng ai mun ti thp hương cho 39 người Vit. Hi năm ngoái, lúc đu cnh sát Anh đã loan báo nhm rng nhng người thit mng là người Trung Quc.

Trang tin RTE t Ireland, nơi người cm đu đường dây đưa 39 người Vit vào Anh đã b bt sau khi thm kch xy ra,đưa tin k hơn v ngày tưởng nim ca Trung tâm cng đng người Hoa Hackney. H dn li ông Jaber Lam, 64 tui, Giám đc Trung tâm, nói thành viên ca trung tâm bao gm c cng đng người Hoa và cng đng người Vit. Ông mun mi người có th ti đ "chia s tri nghim, ni bun chung và nhng gian khó ca cng đng di cư".

Ông Jaber tng đóng vai trò liên lc gia cng đng người Hoa và cnh sát Anh trong v 58 người Trung Quc chết trong công-ten-nơ cng Dover, Anh hi tháng Sáu, 2000. Ông được dn li nói cũng như nhng người Trung Quc trước đó, 39 người Vit là "nn nhân ca toàn cu hoá"

"Tt c các nn nhân đu có hoàn cnh ging nhau, h phn ln ti t các vùng quê nơi cái gi là công nghip hoá đã phá hủy phương tin sng ca h. H buc phi di chuyn đ kiếm ăn".

Ông nói thêm : "Trong hai hay ba thp niên qua cái gi là toàn cu hoá đã làm thế gii gn li vi nhau, đem tư bn ti nơi có lao đng r và phá hủy môi trường sinh thái và môi trường sng bn đa".

Mt người ti tưởng nh, bà Gwyn Binyon, 39 tui và làm vic chính ti Hackney, nói vi RTE bà đến trung tâm ln đu và nói thêm : "Tôi có cm giác nhìn chung người ta vn chưa xem nhng người qua đi là các cá nhân đy sinh lc, nhng người tình c sinh ra trong hoàn cnh mà h cm thy không th tiếp tc sng trong hoàn cnh y".

Mt phóng viên ca BBC Essex cũng đưa tin vbui l cu nguyn khác London hôm 25/10. Trên mng xã hi Twitter, vn khá ph biến Anh, người ta dùng các t#remembertheessex39 đ ghi nh dp tròn mt năm 39 người qua đi.Mt trong nhng thông đip được nhiu người chia s đăng bàn th kèm danh sách nhng người thit mng cùng bc họa vi nhng li "không có con người nào bt hp pháp". Mt s người khácdùng Zoom đ cùng tưởng nh 39 người.Cô Hau-Yu, mt trong s nhng người tưởng nim qua Zoom, nói vi VOA Tiếng Vit rng h tham gia hot đng tưởng nim ca nhóm Remember & Resist, tm dch là Ghi nh & Phn kháng. Nhóm này có ch trương không biên gii, không quc gia đ mi người có th t do di chuyn ti bt k nơi nào h mun.

Th#remembertheessex39 cũng được dùng trên Instagram nơi cô Trương Thc Đoan đã v nhng hình nh tưởng nim nhng người còn được gi là "thùng nhân". Cô Thc Đoan, mtsinh viên ngh thut đang hc Canada, nói vi VOA Tiếng Vit : "Mc đích thc hin b poster này đến t nhng thc mc ca tôi v góc nhìn ca người Vit Nam trong nước vi nhng người Vit Nam t nn và nhp cư vào các nước khác. Vì c thuyn nhân và thùng nhân đu b gn vi danh xưng là "dân vượt biên" vi mt nghĩa rt tiêu cc.

container2

Hình tưởng nim 39 nn nhân do cô Trương Thc Đoan thc hin.

"Ti sao không nghĩ h là nhng con người dũng cm, dám t b tt c đ xây dng mt tương lai tt đp hơn ? Và ti sao sau 45 năm kết thúc chiến tranh, người dân Vit Nam vn phi ri b quê hương đ đi tìm min đt khác đy n s vi hy vng được đi đi ?

"Hơn na v vic Essex cũng cho thy nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung không hn là thiên đường cho người nhp cư. Và biên gii gia các nước vô hình chung đã biến thành rào cn mang tính sc tc, phân bit giai cp và xut thân. Đó cũng chính là rào cn ngăn cách s cm thông gia người và người".

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 26/10/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

n ba tun sau v chết tp th 39 người Vit trên đường đi tìm đường cu nhà, chính quyn Vit Nam chưa nói gì ti chuyn h tr các gia đình đưa thi th người thân v. Hin cũng đang din ra nhng tranh cãi v chuyn ai s trang tri các chi phí đưa 39 người xu s v li quê hương nơi có nhng chùm khế chua khiến h đành nhm mt đưa chân.

391

Một thân nhân thp nhang ti bàn th cô Bùi Th Nhung, mt trong s 39 nn nhân ti Anh.

Trước tiên phi khng đnh rng người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam đã nói nhng gì xy ra là "thảm kch nhân đo nghiêm trng" chứ không phi tai nn bình thường và Vit Nam sn sàng có nhng "bin pháp bo h công dân". Nhưng Vit Nam chưa bao gi nói bo h công dân trong trường hp h chết trong tình trng không khác gì b tra tn như thế bao gm nhng hành đng c th nào.

Cũng phải nói thêm trong s 39 nn nhân có hai em mi 15 tui, tui còn đang ngi trên ghế nhà trường ? Các em hc trường nào ? Khi các em vng mt biết bao nhiêu bui hc, các thy cô giáo khi đó đâu ? Vit Nam cũng có t17 tổ chc có nghĩa v bo v quyn li tr em, vậy liu h có trách nhim gì không ? y ban Quc gia v tr em thậm chí còn do mt phó th tướng đng đu.

Và tôi vẫn khng đnh rng "thm kch nhân đo nghiêm trng" xy ra có phn do li ca chính quyn. V mt vĩ mô, h không làm cho người dân cm thy h có th yên tâm làm giàu trên quê hương mình như người dân Nhật Bn hay Hàn Quc. H cũng không c gng đ công dân ca h có th đàng hoàng ti Anh mà không cn visa như người Singapore hay Malaysia. Ch người dân ca mt đt nước nghèo khó mi sn sàng chui vào thùng công-ten-nơ đ đi tìm cuc sng tt đp hơn.

Về chuyn làm sao đ có th đưa 39 người v nước mà không tn thêm ngân sách, tôi có th nghĩ ra ít nht năm cách sau đây :

1) Trong số 39 người chết thm có 21 người Ngh An, quê hương ca c Ch tch H Chí Minh. "Bác Hcó nguyện vng được "ho táng" trong khi gia đình của 39 "cháu" li mong mun được nhìn mt người thân ln cui. Vy nên nếu thc hin theo đúng di chúc ca v c ch tch thì mi năm đâu còn tn nhiu t đ duy trì thi th đang ngày mt phân hu trong nhiu năm ti. S tin được tiết kim trong hàng chc năm ti đây dư sức đ trang tri chi phí mt ln đưa 39 người Vit xu s v li quê hương. Như vy mong ước ca mi người con Ngh An s đu được tho mãn. Thm chí còn đ tin làm mt công viên 39 nho nh bên cnh khu bo tàng H Chí Minh. Trong công viên đó nên đt 39 chiếc ghế tưởng nh nhng con người đã chết thm trong thùng phn vì đt nước h sut 50 năm qua không thc hin được nhiu điu trong di chúc ca người được tôn sùng như thánh.

2) Tôi không rõ báo Nhân Dân ngân sách một năm hin nay bao nhiêu, nhưng chc khá nhiu. T hi năm 2014 mà ngân sách của t này đã là 46 t đng. Người dân gi đó là báo "Cán B" vì dân nào đc t báo y. Vy dp nó đi đ ly tiền đưa người dân v quê hương. Điu này có thêm cái li na là nhân dân không còn b t đó tuyên truyn chng li mình na. C cho là mi năm ngân sách cho Nhân Dân là 46 t đng thì 10 năm đã là 460 t. S tin tiết kim được trong nhiu năm ti còn giúp cho người dân Ngh An, Hà Tĩnh và nhiu vùng nghèo khác có điu kin sinh sng và làm ăn trên quê hương thay vì tha phương cu thc.

3) Việt Nam vn còn có Hi đng Lý Lun Trung ương mà người dân gi là "Hi đng Lú Ln". Hi đng này va b ném đá khi nhc s Trn Long n tuyên b nn văn hc ngh thut ca Vit Nam Cng hoà là "đc hi". Tôi nghĩ gii tán hi đng đc hi này cũng s tiết kim được tin trong nhiu năm ti, đ đ trang tri chi phí cho 39 gia đình có nguyn vng nhìn mt người thân ln cuối.

4) Chính quyền vn thường xuyên t chc các cuc vn đng vô b, tn tin ngân sách mà thường không mang li kết qu gì đáng k. Thường các cuc vn đng này là cơ hi đ các quan chc kiếm chác. Mt trong nhng cuc vn đng như thế là vn đng "toàn dân đoàn kết xây dng nông thôn mi, đô th văn minh". Cuộc vn đng này có vô vàn các loi chi phí khác nhau trong đó có c các chuyến đi ca cán b ra nước ngoài hc hi kinh nghiệm. Riêng chi phí cho mi xã Vit Nam đã là 20 triu đng mi năm. Th hi Vit Nam có bao nhiêu xã và cuc vn đng này liu ti bao gi kết thúc ? Đây là mt khon na có th ngưng tiêu đ góp phn "bo h công dân".

5) Bộ Ngoi giao Vit Nam hãy phối hp cùng B Cng an đ điu tra xem ngành ngoi giao đã lm thu ca người dân bao nhiêu t trong hàng chc năm qua và đ ngh tt c các cán b ngoi giao hoàn li khon tin này đ làm qu ng h nhng đng bào xu s như trong trường hp 39 người ở Anh. Báo cáo Minh bạch S quán 2019 đã chỉ rõ nhưng nơi nào là đim nóng v tình trng này và cũng đã được gi ti th tướng chính ph và b trưởng ngoi giao. Tôi cũng đã gi ti B Ngoi giao đ ngh phn hi v cáo buc tng có đi s quán mi người dân sang nước giáp EU đ t đó h đi vào khi này nhưng tám người đã chết ngt trên đường vào mà thế gii không h hay biết. Tin đây cũng đ ngh B Ngoi giao điu tra luôn.

Đây chỉ là năm cách đu tiên tôi nghĩ ti ch không phi là duy nht. Hi đng hương Ngh An, Hà Tĩnh và các tnh có người gp nn hãy nhân dp này suy nghĩ giúp nhà nước các cách khác nữa đ va gim gánh nng ngân sách trong nhiu thp niên li va giúp hàng trăm người trong s gia đình và bn bè ca 39 người t nn có dp đưa tin h trên chính nơi h coi là quê hương.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 15/11/2019

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Để tránh tái diễn 39 "thùng nhân"

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 11/11/2019

Cuối cùng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải công bố danh tính của 39 người Việt Nam chết trong container tại Anh Quốc.

container1

"Thùng nhân", nỗi khổ đau không dừng ở 39 nạn nhân

Đi cùng với thảm họa về Nhân Quyền này, báo giới quốc doanh cho biết nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bác bỏ thông tin gia đình các nạn nhân phải đóng tiền để đưa xác người thân về nhà. Tuy nhiên, Bùi Huy Cường - Phó Chủ tịch huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận [1] : "Sau khi chính quyền vận động, cả 8 gia đình nạn nhân trên địa bàn huyện đã ký vào giấy đồng ý hỏa táng".

Từ Bộ luật Hình sự

Với cái gọi là "vận động" theo cách o ép, người dân vì lo sợ bị nhũng nhiễu cho những việc về sau, nên đành phải bấm bụng thực hiện việc mình không muốn. Đơn cử, việc "vận động" thu các loại tiền "trên trời dưới đất" như báo Thanh Niên đưa tin [2] đủ thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ưa chuộng uyển ngữ để đạt được mục đích.

Vì vậy, trong vụ 39 "thùng nhân", với tư cách công bộc của dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không được "vận động" gì hết. Làm sao có thể tin không có những luận điệu "vừa đấm, vừa xoa" để cốt sao cho người thân nạn nhân - trong lúc đau khổ tột cùng - sẵn sàng làm theo sự "vận động" mà thâm tâm họ không hề mong muốn (?).

Cần phải làm rõ những kẻ nào đã tự tiện đến gia đình các nạn nhân "vận động" và mục đích "vận động" để làm gì, bởi trách nhiệm của nhà nước là phục vụ dân theo đúng quy định pháp luật.

Hành vi "vận động" gia đình các nạn nhân đồng ý hỏa táng người thân đã phạm vào Bộ Luật Hình Sự 2015 tại điều 319 "Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" đã quy định "Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ HOẶC CÓ HÀNH VI KHÁC xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm".Việc "vận động" hỏa táng từ Bùi Huy Cường - Phó Chủ tịch huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho hay đã đủ cấu thành vào loại "HÀNH VI KHÁC" theo quy định.

Từ nếp sống "ơn đảng ơn chính phủ"

Trên đài BBC, có một ý kiến của độc giả Lê Minh Hoàng đáng chú ý [3] : "Ở Việt Nam điển hình miền Bắc, khi 1 người trong Làng làm cái gì thành công thì cả làng kéo tới hỏi thăm và nhờ người đã từng đi chỉ bảo.... cả làng làm y như vậy".

Ý kiến trên phản ánh nếp sống của người dân quê hàng chục năm qua.

Nếp sống "người ta làm sao mình làm vậy, người ta làm bậy mình nhắm mắt làm theo" như trên, do nhiều nguyên nhân :

- Do cuộc sống cơ cực và tăm tối, nên làm cho hầu hết người dân quê có cái nhìn "không qua lũy tre làng".

- Vì không được dạy dỗ, không được tiếp cận với nếp sống văn minh cũng như tinh thần "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" - một khẩu hiệu do chính người cộng sản Việt Nam đẻ ra nhưng vô giá trị trong thực tế, bởi nó chỉ dùng để mị dân.

- Do quá trình "ơn đảng ơn chính phủ" bị "mà mắt" qua những con người trong làng trở về "xêng xang áo gấm" với tiền đầy túi mà tất thảy những con người thành công đó đều được đưa đi bằng những công ty "xuất khẩu lao động" do nhà nước thành lập - nó như một thứ "bảo chứng niềm tin" cho 39 con người kia lao vào như con thiêu thân - điều khó tránh khỏi.

Từ lịch sử & giáo dục

Thảm nạn "thuyền nhân" sau 1975, với hàng triệu người bỏ xứ ra đi, trong đó hàng trăm ngàn người bỏ mạng theo nhiều cách khác nhau, cho đến nay vẫn là một chương lịch sử khuất tất.

Sự giấu diếm giai đoạn lịch sử bi thương này, mục đích của người cộng sản Việt Nam không nằm ngoài việc che đậy tội ác và lòng tham.

Thử hỏi, nếu 39 con người còn rất trẻ kia cùng cha mẹ họ được dạy về thảm kịch năm xưa thật rõ ràng, liệu cả hơn trăm con người đó có buộc phải cân nhắc kỹ càng - những tai họa khôn lường sẵn sàng phủ chụp vào lúc bất ngờ nhất - trước khi cho phép con mình và bản thân mình liều mạng ra đi bất chấp thân thể không ?

Cần phải đưa lịch sử này vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, từ cấp hai trở lên. Thêm vào đó, câu chuyện bi thảm của 39 con người rất trẻ đó phải được đưa thành chủ đề cho môn Ngữ Văn trong các kỳ thi cuối cấp 2 và cấp 3.

Từ xã hội dân sự

Cho đến nay, hai luật : Luật Về Hội và Luật Biểu Tình vẫn là món nợ khó đòi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người dân Việt Nam.

Hình thái "xã hội dân sự" lấy vai trò người dân làm nòng cốt để lập ra những tổ chức nhằm bảo vệ, đòi hỏi quyền lợi mà bộ máy công quyền có bổn phận đáp ứng và giải quyết.

Xã hội dân sự được biểu hiện qua các hội, đoàn do người dân tự nguyện và tự giác lập ra.

Nếu các Hội được thành lập tự do, độc lập và minh bạch, tất nhiên các thân nhân của 39 xác chết kia, ngay từ đầu có thể lập một hội để chia sẻ, thông báo và hỗ trợ lẫn nhau, ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm cho thân nhân mình mà không cần phải "ơn đảng ơn chính phủ" hay chờ nhà nước "vận động" gì cả.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, giới cầm quyền luôn lồng ghép "xã hội dân sự" với "lật đổ chính quyền", "thế lực thù địch", dù ngay cả người dân nghèo không hề manh nha chống đối gì "đảng và nhà nước" cả !

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam suy diễn sự nguy hiểm của xã hội dân sự như trên, bởi họ cố tình không đề cập đến việc rất quan trọng : Xã hội dân sự không nắm : Tài chính quốc gia + Công an + Quân đội. Do đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sợ hãi và vu vạ cho xã hội dân sự chỉ là lo sợ viển vông, vô căn cứ.

Do đó, phải nói xã hội dân sự hoàn toàn vô hại đối với bất kỳ nhà nước nào, không riêng nhà nước độc đảng toàn trị. Thậm chí, xã hội dân sự rất có lợi cho nhà nước, bởi không một nhà nước nào đủ "ba đầu sáu tay" để quán xuyến tốt đẹp tất cả mọi sinh hoạt diễn ra trong xã hội.

Kết luận

Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng chính phủ tuyên bố [4] : "Không được để tái diễn thảm kịch 39 người chết", đó không thể là tuyên bố suông mà cần yêu cầu các bộ ngành : Bộ Công an, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa - thể thao - du lịch, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội nhanh chóng thực hiện 4 nội dung nói trên.

Song song đó, cần phải công bố rõ ràng danh tính và khởi tố vụ án "9 người trốn tại Hàn Quốc" qua chuyến đi của Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội. Không thể phủi trách nhiệm với tuyên bố [5] "Tốt nhất là từ sau không cho đi nhờ nữa" từ Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/11/2019 (nguyenngocgia's blog)

[1] http://kenh14.vn/vu-39-nguoi-tu-vong-o-anh-khong-co-viec-cac-gia-dinh-ph...

[2] https://thanhnien.vn/thoi-su/choang-voi-quy-khu-pho-610602.html

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-50221355

[4] https://tuoitre.vn/thu-tuong-khong-duoc-de-tai-dien-tham-kich-39-nguoi-c...

[5] https://tuoitre.vn/vu-9-nguoi-bo-tron-lai-han-quoc-tot-nhat-la-tu-sau-kh...

**********************

Cuộc đi trên dây ngoạn mục của báo chí Việt Nam trong vụ 39 nạn nhân chết ở Essex

Cao Phong, RFA, 09/11/2019

Tối 09/11, sau khi Cảnh sát Essex (Anh) và Bộ Công an Việt Nam đồng thời phát đi thông báo tên tuổi, quê quán của 39 nạn nhân người Việt thiệt mạng trong chiếc xe đông lạnh tại Essex. Những ai theo dõi báo chí Việt Nam tối 08/11 sẽ quan sát thấy một cảnh tượng đầy thú vị. Tôi chắc nếu ai ghi nhận lại cặn kẽ thì nó có thể trở thành một ca tham khảo vô cùng lý thú trong lịch sử báo chí Việt Nam sau này.

container2

Hình minh họa. Bà Trần Thị Huệ (giữa) bà của nạn nhân Lê Văn Hà (30 tuổi), một trong 39 người bỏ mạng trên xe container vào Anh. AFP

Tôi phải nói lại một chút lý do vì sao vụ việc này được quan tâm.

Vụ việc chấn động thế giới không chỉ vì cái chết bi thảm của 39 con người, mà còn do nó một lần nữa tiết lộ những đường dây buôn người xuyên quốc tế và tình trạng nô lệ hiện đại. Một lần nữa, nó nhắc cho những con người đang vui vẻ trên thế giới rằng rất nhiều đồng loại của họ vẫn đang dấn thân trong các nẻo đường di cư bất hợp pháp đầy hiểm nguy, mà với không ít người đó là tìm sự sống.

39 mạng người, trong đó có những thanh niên 17, 18, 19 tuổi, có những người cha, người mẹ để lại 2, 3, 4 đứa con thơ và món nợ khổng lồ với gia đình. Có cả 2 trẻ vị thành niên mới 15 tuổi. Tại sao họ phải đi ? Tại sao hầu hết họ đều xuất thân từ ba tỉnh nghèo Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ?

Nhưng, "các cơ quan chức năng" (được hiểu là Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông) đã ra nhiều lệnh cấm báo chí tìm hiểu hoàn cảnh sống và đưa danh tính những người thiệt mạng, mặc dù chính tên tuổi và hoàn cảnh gia đình của các nạn nhân mới chính là các thông tin được quan tâm (Lý do là từ đó mới có thể hiểu được động cơ và mục đích nào thúc bách họ chọn con đường bất hợp pháp và đầy nguy hiểm đó). Không còn là câu chuyện riêng tư của từng gia đình, nó đã là vấn đề xã hội.

Và đây là cuộc leo dây của các báo Việt Nam :

Tuổi Trẻ, tờ báo vốn có uy tín về các vấn đề thời sự rất nhạy bén làm một tấm ảnh tưởng niệm, thu hút người đọc ngay lập tức. Nhưng dưới đó chỉ lặp lại của thông tin từ trang web Bộ Công an, cho biết danh tính của tất cả nạn nhân đã được xác định, liệt kê tuổi tác lớn nhỏ, quê quán của họ, nhưng không có dòng nào ghi rõ tên tuổi. Đây là cú hẫng bất ngờ cho độc giả của báo Tuổi Trẻ, vì trong suốt vụ việc, tờ báo này đã thông tin rất đầy đủ.

Báo điện tử Zing tuân lệnh, giống Tuổi Trẻ.

Báo Thanh Niên rất khéo léo và thông minh, cài trong dòng tin trung tính các cụm từ khóa khác màu, trỏ đến trang web của Cảnh sát Essex và Bộ Công an Việt Nam, để người đọc ngay lập tức biết rõ toàn bộ thông tin họ muốn biết. Mà Thanh Niên vẫn không vi phạm lệnh cấm gì cả, vì họ có trực tiếp đưa tên tuổi quê quán nạn nhân lên đâu !

Nhóm gan lì, gồm Thông tấn xã Việt Nam, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, VnExpress, Vietnamnet, Lao Động, Công an nhân dân, Công an thành phố Hồ Chí Minh, Phụ nữ Việt Nam… bất chấp lệnh cấm, đưa rõ toàn bộ danh sách nạn nhân.

Ngạc nhiên và đáng khen là báo Hà Tĩnh. Không chỉ bất chấp lệnh cấm mà họ còn chọn lọc ra 10 nạn nhân quê quán ở Hà Tĩnh để đăng trước trong danh sách. Kèm theo đó là nhữngthông tin về chia buồn, hỗ trợ các gia đình có người thân thiệt mạng. Tôi nói ngạc nhiên vì là một tờ báo Đảng ở tỉnh nhỏ, ngoài phạm vi Hà Tĩnh ra thì không có tiếng nói nào trên làng báo Việt Nam, thế nhưng với ứng xử kể trên họ đã cho thấy khả năng tác nghiệp phục vụngười đọc hơn hẳn sự nửa vời của Tuổi Trẻ.

Báo Nghệ An, nơi có đông nạn nhân nhất trong vụ Essex, cũng là nơi trực tiếp hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn kiều hối các di dân lậu và không lậu gửi về (đến nỗi xã này được chính báo Nghệ An mệnh danh là "làng tỷ phú" với tinh thần hân hoan khen ngợi từ nhiều năm trước) cũng đưa toàn bộ danh tính nạn nhân.

Sự việc diễn ra ngay tại địa bàn cho nên lẽ ra các tờ báo này phải là hàng đầu trong việc thông tin đầy đủ, tuy nhiên do cái mũ báo Đảng bộ địa phương quá lớn nên họ đã phải nhường sân cho các tờ báo ít chính thống bằng.

Đặc biệt, báo Nhân Dân chỉ có vỏn vẹn khoảng chục tin bài và không có bất cứ dòng nào làm rõ hoàn cảnh, nhân thân, động cơ nào đã đẩy các nạn nhân chọn con đường hiểm nguy như vậy. Ngoài các bài viết thông tấn (nhưng cũng tích cực) như nêu lại động thái của các lãnh đạo Nhà nước chia buồn, hỗ trợ đưa các nạn nhân về nước, tờ Nhân Dân có bài báo rất độc đáo mang tên "Đừng có lúc nào cũng đổ tội cho nhà nước", nội dung nói nước nào thì cũng có người di dân cả, sống ở Việt Nam cũng rất tốt nhưng những người đi chỉ là do đồng bảng Anh thu hút thôi.

Ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh…, những đêm nay mấy chục gia đình không ngủ. Một hai ngày nữa, thi thể các nạn nhân được đưa về, một đỉnh điểm đau đớn sẽ lại trào lên.

Nhưng an táng xong, tất cả mọi người phải quay về với thực tế bi thảm hơn trước mắt : Người đã mất, nợ thì còn. Họ sẽ làm gì để sống tiếp và trả nợ ? Địa phương nơi họ sinh sống cần làm gì để ngăn chặn nạn vượt biên tự nguyện này ?

Cách đây vài ngày, tôi vừa xem một tài khoản facebook chụp hai tấm ảnh một thanh niên và một vị thành niên, nói rằng em trai "đã đến an toàn". Điểm đến là một nước châu Âu. Ở dưới, rất nhiều bình luận chúc mừng, cả thương cảm (vì cuộc sống mưu sinh các con phải đi xa) và dặn dò giữ sức khỏe. Qua cách dùng từ và tò mò lần theo vài tài khoản, tôi nhận ra họsống ở Nghệ An.

Không thể kết luận chàng trai kia đi sang châu Âu bằng con đường nào, nhưng cũng không khó để tạm kết luận rằng các cuộc di dân sang Anh trên xe tải và container vẫn sẽ tiếp diễn, chừng nào người dân vẫn còn thấy sức thu hút của đồng bảng Anh quá chênh lệch với tiếng gọi của quê hương họ, đến nỗi bất chấp sinh mạng.

Nhưng với động thái đáng khâm phục như đã kể trên của Ban Tuyên giáo, cái chết của 39 nạn nhân đã không mang lại sức cảnh báo mạnh mẽ như nó phải thế.

Thông tin đưa lên vào buổi tối cuối tuần (thứ Sáu), người đọc báo giảm đi rất nhiều so với ngày trong tuần, nên chỉ đến trưa thứ Bảy (9/11) thì hầu như mọi tin tức về tấn thảm kịch này trên các mặt báo Việt Nam đã rút hết vào trong, gần như chưa từng xuất hiện.

Qua một ngày chủ nhật nữa, và đến đầu tuần, toàn bộ câu chuyện này sẽ êm đềm đi vào quên lãng, như chưa bao giờ từng khuấy động xã hội dữ dội.

Thương thay 39 con người thiệt mạng và hàng trăm người thân của họ. Thương cho chúng ta.

Cao Phong

Nguồn : RFA, 09/11/2019

Additional Info

  • Author Nguyễn Ngọc Già, Cao Phong
Published in Diễn đàn

Thảm kịch 39 người Việt chết trong chiếc container xe tải tại một khu công nghiệp ở Grays, hạt Essex, cách trung tâm London khoảng 32 km về phía đông vào ngày 23/10, khi đang trong hành trình tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh, đã làm rúng động lương tâm cả nước Anh và thế giới.

chet1

39 người Việt chết trong chiếc container xe tải tại một khu công nghiệp ở Grays, hạt Essex - Ảnh minh họa

Suốt những ngày qua, đi bất cứ nơi nào ở Anh người ta cũng có thể nhìn thấy tin tức về sự việc bi thảm này tràn ngập báo chí Anh. Những người bạn Anh biết tôi là người Việt, đều gửi cho tôi những đường link thông tin và những lời chia sẻ chân thành. Thậm chí khi đang ngồi trên taxi, người tài xế Pakistan khi biết tôi là người Việt cũng lập tức nói về chuyện này.

Một lần nữa, bi kịch Việt Nam lại được nhắc đến, tiếp nối của những bi kịch kéo dài trên đất nước này kể từ sau sau biến cố 30/4/1975, minh chứng qua việc người dân lũ lượt bỏ nước ra đi từ những năm 70-80 của thế kỷ XX, không bao lâu sau cái ngày Việt Nam thống nhất, với bao nhiêu thảm cảnh vượt biển thương đau, đã khiến cho hai chữ "thuyền nhân" đi vào ngôn ngữ của nhiều quốc gia, cho tới những cuộc vượt biên bằng nhiều con đường khác nhau hàng chục năm sau, với đủ mọi lý do, mọi tầng lớp người Việt. Từ con đường chính thức đi học, đi làm thuê qua chính sách "xuất khẩu lao động" của chính quyền Việt Nam, đi du lịch rồi trốn ở lại, kết hôn, làm giấy tờ giả, kinh doanh… Trong đó, nhập cư lậu là con đường nguy hiểm và nhiều bi kịch nhất, nhưng vẫn thu hút ngày càng nhiều người lao động tìm cách ra đi…

Suốt những ngày qua, tôi không biết mình phải viết gì khi đã có quá nhiều bài viết, thông tin về thảm kịch này, nhưng là một người đang sống ở Anh, tôi nghĩ mình phải chia sẻ ít nhiều về cuộc sống người Việt tại Anh, vì sao có nhiều người Việt cũng như nhiều người dân từ nhiều quốc gia khác tìm cách tới Anh. Thảm kịch này chỉ là một phần rất nhỏ của cả một tảng băng chìm về nạn nhập cư bất hợp pháp, nạn buôn người, đã và vẫn dăng diễn ra suốt bao lâu nay, và sẽ còn tiếp tục nếu những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng đó không được giải quyết ổn thỏa.

Cuộc sống người lao động Việt ở Anh và tại sao nhiều người Việt muốn đến Anh ?

Theo Wikipedia, người Việt tại Vương quốc Anh có khoảng 55.000-60.000 người, trong đó khoảng 33.000 người tập trung tại London, và 65% là người từ miền Bắc và miền Trung ở đằng ngoài. Nhưng con số này có lẽ chưa chính xác với thực tế số người Việt nhập cư lậu đang sinh sống và làm việc ở Anh hiện tại.

So với các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… dân số ít-chỉ có chừng 5-8 triệu, thị trường lao động nhỏ, người nhập cư khó tìm việc làm, một phần vì phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, phần khác các ngành kinh doanh, dịch vụ tư nhân nhỏ cũng không phát triển, trong khi đó ở Anh dân số hơn 60 triệu, thị trường kinh doanh buôn bán nhỏ tràn lan như nấm, người nhập cư dễ tìm việc hơn nhiều.

Cũng cần phải thấy rằng những quốc gia nào mà cộng đồng người Việt đông đảo, làm ăn nhiều, như Anh, Đức, Ba Lan, Tiệp… thì càng thu hút đồng bào trong nước tìm đến vì họ có thể làm việc cho người Việt, không cần học ngôn ngữ. Không hiếm người sống ở Anh nhiều năm nhưng vẫn không sử dụng được tiếng Anh ở mức độ đơn giản. Con gái tôi đi làm phiên dịch part-time cho tổ chức Language Line Solutions từng gặp những trường hợp sống ở Anh đến 30 năm mà vẫn không nói được !

Ở Anh lại có hệ thống y tế miễn phí rất hào phóng, dù bạn chưa phải là công dân, ngay cả khi bạn không có giấy tờ sống tại nước Anh bạn vẫn có thể đi khám bệnh miễn phí, sinh con miễn phí. Người ta thường ca ngợi hệ thống an sinh xã hội của các nước Bắc Âu, nhưng riêng về y tế, nước Anh hào phóng hơn nhiều. Ở Na Uy, dù đã có giấy tờ được phép sống ở Na Uy hay kể cả có quốc tịch Na Uy, đi khám bệnh, xét nghiệm máu, tầm soát ung thư vú hay thực hiện các dịch vụ ngừa thai… vẫn phải trả tiền, chỉ khi nào vào bệnh viện nằm mới được miễn phí.

Cũng lại con gái tôi khi đi làm phiên dịch, từng gặp không biết bao nhiêu trường hợp các cô gái Việt qua Anh làm việc, chưa có giấy tờ chính thức nhưng vẫn mang bầu, sinh con, và được chăm sóc y tế hoàn toàn miễn phí. Lúc đầu chúng tôi cứ thắc mắc tại sao đang đi làm thuê, đời sống bấp bênh, giấy tờ chưa có mà còn sinh con làm gì cho khổ, sau mới biết nhiều người sinh con xong sẽ tìm cách khai sinh cho con với một người có quốc tịch Anh, để đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch Anh. Đây lại là cả một câu chuyện dài về việc làm sao để "chạy" mua một người "bố" có quốc tịch Anh ! Cứ người này làm trước rồi vẽ đường cho người sau. Chuyện đi lậu vào Anh cũng thế, người đi trước giới thiệu, chỉ đường cho người đi sau. Giống như chuyện lấy chồng Hàn chồng Đài ở nhiều tỉnh miền Tây, nhiều làng nhiều tỉnh ở miền Bắc, miền Trung, nhất là Nghệ An, Thanhh Hóa… cùng rủ nhau đi lậu vào Anh, Đức…để tìm việc. Trên chuyến xe định mệnh ngày 23.10 kia phần lớn là người thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ở Anh, hai lĩnh vực người Việt kinh doanh nhiều nhất, là trồng cần sa và làm nail. Cảnh sát Anh đã từng bắt một số vụ người Việt trồng cần sa. Buôn bán cần sa thì làm giàu to, nhưng ngày càng khó hơn, sau này người Việt làm nail nhiều. Từ London cho tới Birmingham, Manchester, Leeds v.v… chỗ nào có tiệm nail thì hầu hết là của người Việt. Ở Leeds, chỉ quanh khu vực trung tâm, hàng chục tiệm nail từ nhỏ xíu một vài bàn cho tới rộng lớn, khang trang, có trên chục bàn làm móng tay, vài bàn làm móng chân, đều là của người Việt làm chủ, thợ Việt. Đến mức có những người Anh từng hỏi tôi ở Việt Nam các trường trung học có dạy làm nail không, sao người Việt ai cũng làm nail !?

Mấy hôm nay báo chí trong nước có những bài viết về "mặt tối" của thị trường làm móng tay của người Việt ở Anh, rằng thợ Việt bị trả lương rất thấp, vài chục bảng một tuần, sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, lao động 6 ngày/tuần, mỗi ngày có khi 10 tiếng, như nô lệ. Những cảnh tượng đó nếu có chắc là hiếm, tôi xin khẳng định người Việt làm nail ở Anh kiếm sống rất khá. Nếu như mức lương của một thợ làm tóc tại các salon từ £8.21/giờ (là mức lương tối thiểu ở Anh) cho tới khoảng £9.50/giờ tùy theo tay nghề và kinh nghiệm, lương thợ thực hiện các dịch vụ làm đẹp như chăm sóc da, lông mày lông mi… ; hay thợ làm nail người bản xứ hoặc người nước khác cũng chỉ ở mức đó thì các ông bà chủ người Việt trả lương cho thợ Việt cao hơn nhiều.

Một thợ nail người Việt tùy theo tay nghề, kinh nghiệm sẽ được trả từ £450-£700/tuần, bao luôn chỗ ở, tuần làm 6/ngày, mỗi ngày 8-9 tiếng. Có những chỗ ở trên London trả lương thợ nail £120/ngày. Như vậy một thợ nail sẽ kiếm được khoảng hơn £1.800-£2.800, thậm chí £3.000/tháng, trước thuế. Mức lương này phải nói là quá cao, nếu so với nhiều người có bằng đại học, trên đại học, đi làm công chức cũng chỉ chừng £1.800 trước thuế.

Thợ nail Việt hầu hết không nói được tiếng Anh, nên khi xin việc, thường yêu cầu chủ lo luôn chuyện ăn ở, hoặc chí ít cũng là chỗ ở, vì họ không có ngôn ngữ, không biết làm sao để đi thuê nhà, làm giấy tờ hợp đồng, nếu là người mới từ Việt Nam qua thì không rành đường xá…Vì lẽ đó, nhiều chủ tiệm nail lớn thường thuê luôn một căn nhà cho tất cả thợ Việt cùng ở, người thợ khỏi phải tốn tiền thuê nhà, thu nhập làm ra chỉ ăn uống tiết kiệm và để dành gửi về Việt Nam. Ăn ở có phần chật hẹp, không được thoải mái, nhưng người Việt đi làm xa đâu có nề hà gì.

Cái khác nhau giữa thợ nail Việt làm cho chủ Việt và thợ nail người Anh hoặc người nước khác làm việc tại các salon nail của người Anh hoặc người nước khác, đó là người Anh tuân thủ luật pháp, luật lệ, hợp đồng làm việc soạn thảo đàng hoàng, lương lãnh ra người chủ sẽ trích lại một phần để đóng thuế thu nhập (Income Tax) và bảo hiểm (National Insurance) cho thợ, người thợ sẽ được hưởng một năm bao nhiêu ngày nghỉ ăn lương heo đúng luật, cứ nhân số ngày làm việc trong tuần với 5.6 là ra số ngày nghỉ trong năm, nếu đau ốm liên tiếp 4 ngày thì có tiền bệnh, nếu người thợ muốn thì có thể yêu cầu người chủ cùng đóng lương hưu cho mình (thợ đóng góp 5% mức lương hàng tháng, chủ doanh nghiệp phụ 3%) v.v… Tất cả những quyền lợi này thợ Việt làm cho chủ Việt hoàn toàn không được hưởng gì. Đau ốm tự lo, không có ngày nghỉ lễ. Đa phần những tiệm nail do người Việt làm chủ thường chỉ khai thợ làm chừng 16 giờ cho tới tối đa 20 giờ/tuần trong khi thực tế thợ làm có khi 48 giờ/tuần, thậm chí hơn. Khai như thế cả chủ cả thợ đều trốn được thuế, nên ai cũng hài lòng !

Riêng tôi, không phải là công dân Anh lại vốn nhát nên nhất nhất cái gì cũng theo đúng luật mà làm, hợp đồng cho nhân viên cũng phải do cố vấn lao động người nước ngoài thảo đàng hoàng, bao nhiêu ngày nghỉ, quyền lợi đều đúng luật. Tôi cũng kinh doanh trong lĩnh vực làm tóc, làm đẹp và cả nail, nhưng không hề dám thuê đồng bào mình làm nail vì trả lương không nổi !

Xin hỏi lợi nhuận ở đâu mà các tiệm nail Việt có thể trả lương cao ngất ngưởng như vậy ? Nếu như mặt tốt là vì người Việt nổi tiếng với nghề nail nên các tiệm nail Việt thường là đông khách, nhưng mặt khác, những người kinh doanh cũng biết tìm đủ cách để lách thuế, để có thể có lời. Mà chuyện này thì không chỉ người Việt. Các cộng đồng nhập cư đến từ các quốc gia đang phát triển khác cũng vậy thôi.

Từ lâu, các tiệm nail chủ Việt, thợ Việt đã nằm trong "tầm ngắm" của cảnh sát Anh và các tổ chức nhân quyền vì họ biết người Việt mở tiệm nail thường tìm nhiều cách để lách thuế, một số thợ không có giấy phép lao động ở Anh, và trong con mắt họ thì làm việc với số giờ như vậy dù được trả lương cao vẫn là bóc lột sức lao động, vi phạm nhân quyền.

Nhưng với người Việt, cho dù có phải ở chật chội, làm nhiều, ngày Chủ nhật còn lại chỉ dành để giặt giũ, dọn dẹp và ngủ, thì mức lương đó vẫn là quá tuyệt vời, ở Việt Nam người lao động ở những tỉnh thành nhỏ, vùng quê nghèo, kiếm đâu ra được £100/tháng chứ đừng nói 2,3 ngàn.

Đó là lý do tại sao nhiều người Việt tìm đến Anh và nhiều quốc gia phát triển có cộng đồng đang ăn nên làm ra khác, bất chấp cái giả phải trả không chỉ là hàng chục ngàn bảng mà có khi còn cả tính mạng !

Vì sao nhiều người Việt đi làm nail và kinh doanh nghề nail ở Anh và nhiều nước khác ?

Ở vùng phía Bắc nước Anh, người Pakistan thường mở nhà hàng, làm tài xế taxi hoặc làm luật sư lo về giấy tờ kinh doanh (ví dụ ở Leeds hay ở Manchester, tôi bước chân lên cái xe taxi của hãng Amber thì 10 lần có đến 9 lần tài xế là người Pakistan), người Philippines nổi tiếng với nghề phụ việc nhà, gọi là au pair, hoặc y tá tại nhà. Phụ nữ Pakistan khi mở tiệm làm đẹp thường giỏi về vẽ lông mày, waxing, threading. Còn người Việt thì làm nail.

Với một người không giỏi ngoại ngữ, làm nail là một nghề dễ học, dễ làm, không cần phải sử dụng ngôn ngữ nhiều, học bằng thực tế, không cần phần lý thuyết. Trong khi đó nếu học nghề cắt uốn tóc, thời gian kéo dài 1-2 năm, học và thi cả lý thuyết lẫn thực hành. Học trang điểm, massage, hay chăm sóc da, cái gì cũng có phần lý thuyết, thi lấy giấy chứng nhận, hoặc có bằng mới làm được. Không có nhiều chủ người Việt kinh doanh mở tiệm tóc hay làm đẹp, vì nhiều người trong số họ cũng không giỏi tiếng Anh, không "điều khiển" thợ bản xứ được, nên tốt nhất là cứ mở tiệm nai, thuê người Việt.

Công bằng mà nói, thợ nail Việt siêng năng, cần mẫn, khéo tay, về mặt kỹ thuật làm móng thì vững, nhưng về mặt nghệ thuật như design, vẽ móng, trang trí thì không bằng thợ Ba Lan, Hunggary hay Hy Lạp. Trang trí, vẽ móng là cả một thế giới làm đẹp cho móng đòi hỏi phải đi học và phải có khiếu thẩm mỹ, biết vẽ.

Nhưng sản phẩm nào thì giá cỡ đó. Những bộ móng được vẽ vời, trang trí, tô điểm cầu kỳ công phu, thực hiện mất cả hàng một, hai, ba tiếng kia giá phải lên tới £50-60/bộ, trong khi bộ móng acrylic extensions-white tips or colours, tiệm nail Việt làm chừng 45-50 phút, giá chỉ chừng £20-25 thôi.

Nhập cư lậu và buôn người-câu chuyện cũ đã hàng chục năm nay…

Từ hơn 10 năm trước, lúc mới bước chân ra khỏi Việt Nam và có cơ hội đến Đức, Ba Lan, Tiệp khắc, tôi đã nung nấu ý định làm một bộ phim tài liệu về nạn xuất khẩu lao động và buôn người tại các quốc gia Đông Âu cho tới Malaysia, Đài Loan v.v… Bộ phim tài liệu dự tính có tên "Việt Nam-từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người" ("Vietnam- From Labour Export to Human Trafficking"). Tôi đã đọc và thu thập những bài báo, đã liên hệ với một số tổ chức như Hiệp hội nhân quyền quốc tế (ISHR), Frankfurt, Đức (hiệp hội này là một thành viên của CAMSA, Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu), Văn phòng của tổ chức Camsa-một tổ chức độc lập của người Việt chống nạn buôn người lao động tại Malaysia (Tổ chức CAMSA (tên viết tắt tiếng Anh của Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia), Trung tâm giúp lao động và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan v.v… ; đã gặp và phỏng vấn rất nhiều người Việt đang sinh sống và lao động tại Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc.

Từ những ngày đó tôi đã nghe không biết bao nhiêu câu chuyện bi thảm của những người Việt rời nước ra đi làm thuê ở xứ người thông qua các chương trình "lao động xuất khẩu" của nhà nước Việt Nam, cho tới những con đường nhập cư lậu vào các quốc gia Đông Âu thông qua vé du lịch đi Nga chẳng hạn.

Hẩu hết người lao động Việt Nam khi chấp nhận rời bỏ nhà cửa, gia đình, quê hương đi làm thuê ở xứ người đều có hoàn cảnh nghèo khó, vất vả, không có công ăn việc làm hoặc có mà không đủ sống ở trong nước. Khi nộp đơn xin đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài, họ phải nộp một lệ phí khá cao cho các công ty môi giới lao động trong nước với nhiều lý do là làm thủ tục giấy tờ, tiền đặt cọc để ngăn ngừa họ bỏ việc khi chưa xong hợp đồng v.v… Để có được số tiền này, hầu hết họ phải cầm cố nhà cửa, đất đai, vay nợ ngân hàng hoặc vay mượn họ hàng, người quen…Về sau này là nộp tiền cho những kẻ môi giới đưa người đi nhập cư lậu-như chúng ta vừa nghe qua thảm kịch ngày 23/10, số tiền lên đến hơn £30.000/người !

Do vậy mỗi người khi phải ra đi đều gánh trên vai một món nợ khá là nặng nề và họ phải làm việc bất kể trong điều kiện như thế nào, trước hết là để trả nợ, để nuôi gia đình ở nhà, và sau đó là gom góp ít vốn trở về nhà. Do khao khát muốn đi làm để kiếm tiển nhưng lại thiếu hiều biết, những người nghèo ở Việt Nam muốn đi lao động ở nước ngoài rất dễ bị bắt nạt, bị thiệt thòi, xử ép, thậm chí bị lừa, từ những công ty môi giới ở trong nước cho đến những công ty lao động ở nước ngoài.

Phía sau mỗi người đi làm thuê ớ xứ người là cả một gánh nặng gia đình phải cưu mang, là những câu chuyện đời đắng cay, đầy nước mắt. Đã vậy, khi chấp nhận ra đi làm thuê ớ xứ người, nhiều người lại phải chịu thêm những bi kịch khác. Có người làm việc vất vả quá chịu không nổi, bị cho nghỉ hoặc bỏ ra ngoài rồi bị cảnh sát bắt, trục xuất về nước. Có người đi làm xa lâu quá chồng hay vợ ở nhà thay lòng đổi dạ, thế là mất chồng, mất vợ, gia đình ly tán. Lại có người cả chồng lẫn vợ đều đi làm ăn xa, con cái ở nhà không ai chăm nom dạy dỗ, đâm ra hư hỏng, bỏ học, phạm pháp phải vào tù. Có người thiếu may mắn hơn lại gặp phải công ty môi giới chuyên lừa đảo, phải sa chân vào con đường mại dâm, làm gái điếm ở nước người. Lại có người bị tai nạn lao động trở thành tàn phế, thậm chí bị chết….

Tiếc rằng bộ phim không tìm được nguồn tài trợ nên không thể thực hiện. Vài năm sau tôi lại cố gắng xin tài trợ từ quỹ Norsk faglitterær forfatter- og oversetterforening (NFFO) (Norwegian Non-Fiction Writers and Translators Association) để viết cuốn sách có cùng tên, cùng chủ đề nhưng cũng không nhận được tài trợ. Có lẽ với Na Uy đây không phải là vấn đề họ quan tâm lắm vì không trực tiếp xảy ra trên đất nước họ ?

Ngoài con đường "xuất khẩu lao động", sau này, người lao động Việt lại lũ lượt rủ nhau tìm đường đi lao động chui. Từ Anh cho tới các quốc gia Châu Âu khác, tình trạng người nhập cư lậu nói chung và người Việt nói riêng chẳng còn là hiện tượng mới mẻ gì mà đã có từ hàng chục năm nay, các tổ chức buôn người ngày càng hoạt động tinh vi, mức độ quy mô hơn, với những đường dây nối dài từ Nga, từ Trung Quốc sang các nước Châu Âu và điểm dừng cuối cùng thường là Đức hoặc Anh.

Từ năm bảy năm trước nước Anh và thế giới đã được biết đến những câu chuyện, những hình ảnh bi thảm về "người rơm" (người nhập cư lậu) do chính một số nhà báo tự do người Việt lẫn quốc tế viết lại, quay lại, về những con người đã phải trải qua những hành trình dài gian khổ, nguy hiểm rồi ăn chực nằm chờ ở trong những khu rừng của thành phố cảng Calais, Pháp trước khi tìm đường vào nước Anh. Chính phủ Pháp đã cố gắng càn quét, dẹp sạch khu vực này vào tháng 10.2016 nhưng cho đến bây giờ, vẫn có những lán trại người Việt và người nước khác tìm cách nhập cư lậu vào Anh ở đây.

Hiện tượng không mới. Những câu chuyện về thân phận người Việt tìm đường đi làm thuê ở xứ khác thì vẫn thế, còn nguy hiểm hơn vì không phải đi "chính thức" theo ngạch "xuất khẩu lao động" mà là đi lậu, nhập cư bất hợp pháp vào nước khác. Còn lại vẫn là nợ nần, máu và nước mắt, và những kẻ buôn người ăn nên làm ra trên sự may rủi, sống chết của người khác. 

Bi kịch từ đâu ?

Nếu bi kịch 39 người Việt chết ở hạt Essex, nước Anh ngày hôm nay không xảy ra thì sớm muộn cũng xảy ra.

Có những bài báo của nhà nước Việt Nam còn lên tiếng rằng "đừng cái gì cũng đổ lỗi cho chính quyền", hoặc thậm chí, cho rằng xảy ra thảm kịch này là do… chính sách nhập cư khó khăn của nước Anh. 

Các nước phát triển ở Châu Âu từ mấy chục năm nay đã khốn khổ với tình trạng người nhập cư nói chung và nhập cư bất hợp pháp nói riêng. Ở Anh có những khu vực, thành phố mà người nhập cư chiếm đa số và dần dần biến khu vực đó, thành phố đó thành "xứ" của họ, ví dụ Bradford hay Birmingham chẳng khác nào những thành phố của người Hồi giáo với bảng hiệu, cửa hàng, quán xá đặc trưng về văn hóa, với hình ảnh phụ nữ Hồi giáo trùm kín từ đầu tới chân, đàn ông Hồi giáo mặc trang phục của họ đi ngoài đường. Ở những nơi như vậy, người nhập cư có thể ăn thức ăn của nước mình, sử dụng các dịch vụ của đồng bào mình và có thể sống cả đời không cần phải nói tiếng Anh, không cần phải hội nhập.

Bao nhiêu vấn đề nảy sinh từ những khác biệt về văn hóa, tôn giáo cho tới vấn đề cung cấp công ăn việc làm, an sinh xã hội, tình trạng tội phạm v.v…

Vấn đề về người nhập cư và làm sao giải quyết cân bằng giữa những lý do nhân đạo và những xung đột, mâu thuẫn khác luôn luôn làm đau đầu chính phủ các nước phát triển nói chung và nước Anh nói riêng. Dù nhân đạo, họ cũng không thể mở toang cửa hay dễ dãi hơn để người nhập cư vào thoải mái, và ngoài Mỹ, thì Anh thì là một trong những điểm đến ưa thích của công dân nhiều quốc gia. Cho nên thật vô lý khi trách chính sách cho nhập cư của họ khó khăn.

Nhà nước Việt Nam phải tự hỏi mình rằng đâu là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, không ngừng, từ sau ngày Việt Nam thống nhất cho đến tận bây giờ, hơn 40 năm sau ? Những năm đầu khi hàng trăm ngàn người Miền Nam bỏ nước ra đi, nhà cầm quyền còn đổ thừa rằng đó là những con người không có tinh thần yêu nước, những kẻ ham bơ thừa sữa cặn, ham bám đuôi người Mỹ, không chịu được xã hội mới nên bỏ đi.

Nhưng bây giờ sau hàng chục năm, người Việt vẫn bỏ nước ra đi, bằng mọi cách, thuộc mọi tầng lớp khác nhau, từ những người dân nghèo tìm đường đi làm thuê ở xứ người cho tới tầng lớp du học sinh, trí thức học xong rồi tìm đường ở lại, thậm chí cả tầng lớp giàu có, đang thành đạt, những người đang làm việc cho bộ máy nhà nước, đảng viên đảng cộng sản cũng tìm đường cho con cháu họ ra đi và cho chính họ, một "bãi đáp" sung sướng, nhàn hạ sau khi đã về hưu. Như vậy có lý do gì để đổ thừa ngoại trừ một thực tế rành rành là sự thất bại của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trong việc tạo ra một đất nước khiến người ta vui vẻ sống và không nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi ?

44 năm cầm quyền duy nhất, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của họ trong việc xây dựng Việt Nam trở thành một quê hương đáng sống, một môi trường xã hội trong lành và bình yên về mọi nghĩa, một thị trường lao động công bằng với mức thu nhập đủ sống cho người dân. Đó là những yêu cầu tối thiểu !

Đảng và nhà nước cộng sản là một đảng cầm quyền thất bại về mọi mặt, chỉ trừ việc bằng mọi giá giữ được chính quyền và họ cũng chỉ cần có thế, bất chấp hiện trạng và tương lai đất nước, dân tộc. Hệ thống chính trị-xã hội độc đảng độc quyền mang cái vỏ Mác Lênin, cái vỏ XHCN nhưng ruột thì là phong kiến cộng với độc tài cộng với tư bản thời hoang dã, là một hệ thống thất bại, đáng phải vứt vào sọt rác từ lâu.

Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Việt Nam là một quốc gia thất bại từ kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa, đạo đức xã hội, chính sách ngoại giao cho đến chính sách phát triển về con người và hệ quả của nó là việc dòng người vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi. Bốn mươi năm trước thì một nửa trong số họ vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương, hoặc trải qua những bi kịch mất sạch tất cả, bị cướp bóc, hãm hiếp trước khi đến được bến bờ tự do, bốn mươi năm sau là những cái chết khát-chết ngạt, chết cóng trong container xe tải, chết đói chết bịnh hoặc cũng lại bị cướp bóc, hãm hiếp trên những hành trình dài ra đi.

Và bi kịch 39 người chết hôm nay sẽ không dừng lại. Khi nào Việt Nam chưa thay đổi về thể chế chính trị xã hội để Việt Nam có thể phát triển thành một quốc gia đáng sống hơn.

Có dân tộc nào phải trải qua hết bất hạnh này đến bất hạnh khác như dân tộc tôi, đồng bào tôi ?

Song Chi

Nguồn : RFA, 04/11/2019 (songchi's blog)

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Diễn đàn

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm chính về thảm trạng 39 người chết trong container tại Anh quốc

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 01/11/2019

Sư việc 39 người chết trong container tại Anh Quốc vẫn chưa có công bố chính thức từ Chính phủ sở tại, nhưng nhiều người tin số đó toàn bộ là người Việt Nam.

chet1

Chỉ riêng trong tháng 9/2019, cả nước có 12.950 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh PetroTimes 07/10/2019

Sự việc gây chấn động lương tri thế giới và khiến nhiều trang báo trong ngoài nước đưa lại những tin tức đã xưa về tình trạng bi đát và thê thảm của người Việt Nam xuất cảnh lậu qua các nước phương Tây.

Một nhà nước chỉ biết "dạy dân" tôn thờ đồng tiền

Chủ trương đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động có từ thập niên 80' thế kỷ trước. Bắt đầu từ các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây.

Kề từ khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1995, lượng lao động Việt Nam ra xứ người làm việc dần tăng nhanh và tăng mạnh khoảng 20 năm trở lại đây. Bắt đầu từ những thị trường : Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Dần dần, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công khai thừa thận : "Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị".

Song song đó, người dân được khuyến khích "Muốn thoát nghèo hãy mạnh dạn tham gia xuất khẩu lao động".

Không có thống kê chính thức được công bố suốt chiều dài 20 năm của cái gọi là "xuất khẩu lao động", nhưng tính đến 2011, theo wikipedia cho biết [1] đã có trên 500.000 người lao động tại xứ người.

Đài RFA cho hay [2] chỉ riêng 9 tháng năm 2019, số lao động Việt Nam tại nước ngoài đã đạt con số 104.615 người.

Do đó, có thể dự đoán số người Việt Nam lao động tại xứ người không thể dưới 2.500.000 lượt, trong ít nhất 20 năm trở lại đây, nghĩa là tính từ sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận, kéo theo mọi nguồn vốn cùng việc tự do đi lại, cứ trú, giao thương các lãnh vực tăng mạnh.

Qua cái chết của 39 người trong container tại Anh Quốc, đài BBC đã tìm hiểu thực tế tại Nghệ An và cho biết [3]:

(trích) "Theo ông Nguyễn Văn Hà , Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết vào năm 2018, xã Đô Thành có 1.450 người đang làm việc ở các nước châu Âu ; 1.047 người đi làm việc, buôn bán tại Lào ; 439 người đang làm việc tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...

"Nhờ số tiền con em làm ăn xa gửi về mà Đô Thành ngày càng thay da đổi thịt. Toàn xã có hơn 4.000 hộ thì 3/4 trong số đó có nhà 2 tầng trở lên. Hàng trăm hộ có xe ô tô, biệt thự", ông Hà nói" (hết trích).

Thực tế của "nhà lầu xe hơi" là có thật !

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ biết "dạy dân" về mãnh lực đồng tiền và tôn thờ nó không khác triết lý của Năm Cam - Một tên cướp khét tiếng của thành phố Hồ Chí Minh một thuở [4] : "Tiền không phải là tất cả nhưng con người có thể làm tất cả vì tiền". Sao mà triết lý Năm Cam đúng đến thảm thương như vậy, khi so với 39 cái xác đông lạnh kia !

Những tòa biệt thự đồ sộ, những chiếc xe hơi bóng lộn ở các làng quê đó, không khỏa lấp được cách ứng xử của những con người sau bao năm lận đận, nay rực rỡ thành công về lại làng xưa.

Người đời dễ nhận thấy đầy những "trưởng giả học làm sang" thay vì nhận ra những con người lịch lãm hơn với nếp sống trách nhiệm hơn, kỷ luật hơn và văn minh hơn, những tưởng họ được học rất nhiều từ những năm bôn ba xứ người !

Những con người đó "giàu thì có giàu" nhưng "sang thì không có sang" theo nghĩa "sang giàu" là như vậy ! Trong họ vẫn tồn tại bản chất người nông dân lạc hậu và cũ kỹ, dù đã "rũ bùn" nhưng chất mặn chát của ruộng lúa nhiễm phèn vẫn đậm đặc !

Lỗi không phải ở họ, bởi đã là con người, có mấy ai muốn chối bỏ cuộc sống "nhiều tiền lắm của" ? !.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dùng chữ "xuất khẩu" cho món hàng nhân lực, lẽ ra chính họ buộc phải hiểu rõ khi xuất khẩu, những "món hàng" đó cần đảm bảo tiêu chuẩn xuất đi ! Nhưng không ! Người cộng sản Việt Nam chỉ vẽ ra trước mắt người nông dân cơ cực và tăm tối duy nhất một chữ "TIỀN" to tướng !

Hơn 20 năm - quãng thời gian đủ dài với trên 2.500.000 lượt người đi "làm thuê làm mướn" ở nước ngoài, lẽ ra gương mặt văn minh của chính cái thứ mà người cộng sản Việt Nam nguyền rủa là " xứ tư bản giãy chết" được người lao động Việt Nam hấp thụ để đổi thay tân tiến hơn, nhân ái hơn nhưng trái lại, người dân chỉ thấy bộ mặt "con người xã hội chủ nghĩa" vẫn vẹn nguyên, từ lời ăn tiếng nói cho đến những hành vi nhỏ nhặt, cốt để sao cho "xứng đáng với đời" và "nghếch mặt với người" từ những mảnh ruộng con con với căn nhà xiêu vẹo, nay thoát xác trở thành "nhà cao cửa rộng" với kiến trúc "nửa quê nửa tỉnh" cùng xe hơi kê cao tránh lụt tại Nghệ An [5] - Một hình ảnh sống động chứng minh rõ nét "Chủ Nghĩa Bản Vị" đang tràn ngập Việt Nam hiện nay.

Người cộng sản Việt Nam hãnh hão và đua đòi theo thói trọc phú, vốn nhiễm độc từ triết lý lẩn quẩn của Hồ Chí Minh "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa", nên sinh ra những tỷ phú với đô la đầy túi nhưng vẫn xem việc hối lộ không có gì nhục nhã như Phạm Nhật Vũ (cũng từ giai tầng "xuất khẩu lao động" mà ra), vẫn được hưởng "chính sách hình sự đặc biệt" do chính người cộng sản Việt Nam - Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an chà đạp luật pháp để trơ tráo bảo kê cho việc làm phạm pháp.

Vì vậy, ở góc độ nào chăng nữa, không thể trách cứ hay nguyền rủa 39 người đã chết nói riêng và hàng triệu người đang làm thuê làm mướn ở nước ngoài nói chung, bởi họ thực hiện Quyền Sống - Quyền căn bản nhất trong lãnh vực Nhân Quyền

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm chính

Quyền Sống : quyền căn bản nhất của con người. được quy định trong : Luật Nhân Quyền Quốc tế (International Human Rights Law), Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) , Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ Em (CRC) và nhiều Công ước khác mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn và có hiệu lực từ lâu.

Quyền Sống cũng được quy định trong Hiến Pháp 2013 tại điều 19 - đây là một điều riêng so với các Hiến Pháp trước đó. Vì vậy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ý thức rõ trên lý thuyết về Quyền Sống, nhưng thực tế họ không làm tròn bổn phận của một nhà nước mệnh danh "của dân, do dân, vì dân".

Không những thế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm thô bạo và vi phạm hầu hết tất cả các Quyền Con Người, tất nhiên trong đó có Quyền Sống. Với tư thế một "nhà nước", họ đã bỏ mặc người dân tự bươn chãi trước khó khăn, tự xoay xở trong nguy hiểm.

Không chỉ 39 người chết nói trên mà hàng triệu lao động Việt Nam tại nước ngoài không hề được đào tạo đủ kỹ năng làm việc, cũng như không được giáo dục về : nhân cách, đạo đức, danh dự, ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của lao động công nghiệp, làm sao để nhanh chóng thích nghi với văn hóa xứ người v.v.

Thật mỉa mai, người nông dân trong... "nhà máy" vẫn hoàn là người nông dân trong "nhà lá" về mặt tinh thần. Họ chỉ biết làm bất kỳ việc gì miễn sao kiếm thật nhiều tiền như mới đây, ngày 27/9/2019 báo Tuổi Trẻ đưa tin [6] : Anh Quốc đã kết án 21 người Việt trồng cần sa để thu được 25 triệu bảng (khoảng 713 tỷ đồng). Hầu hết số tiền khổng lồ này đều được chuyển về Việt Nam ! Người thân của 21 con người này với "biệt thự nguy nga cùng xe con bóng lộn" có ân hận hay ray rứt trước nhân cách cùi mòn, trước những đồng tiền tội lỗi này không (?!).

Đó là cách lý giải cho việc ra đi bất cần thân thể - bởi chính những "con người xã hội chủ nghĩa" như vậy, họ cũng không hề được trang bị - dù chỉ một chút - khái niệm Quyền Con Người, dù đang ở tình trạng "on - boarding".

Hiện trạng đau lòng của 39 người chết trong container tại Anh Quốc đã phản ánh rõ nét tình trạng Nhân Quyền không hề được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trang bị cho người lao động Việt Nam tại xứ người, dù ở mức tối thiểu.

Không những các Công Ước thượng dẫn, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn và thực thi Công ước quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, có hiệu lực từ ngày 8/6/2012.

Trong TOC, hai loại tội phạm đáng sợ nhất : Buôn ma túy và buôn người. Suốt thời gian 7 năm qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hoàn toàn không cho thấy nỗ lực nghiêm túc thực hiện những gì mà họ đã cam kết.

Vì vậy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bị hạ cấp [7] xuống nhóm các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người trong một báo cáo mới công bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cùng với 38 nước được liệt kê trong Danh sách Theo dõi Bậc 2 của Báo cáo Buôn Người 2019, được công bố vào tháng 8/2019.

Không những thế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vì không làm tròn vai trò quản lý quốc gia, nên đẩy tất cả những khó khăn, phiền lụy, bi thảm cho các quốc gia, vùng lãnh thổ khác : Úc, Papua New Guinea, Thái Lan, Đài Loan,Campuchia, Malaysia, Israel, Singpapore, Hoa Kỳ v.v. và tất nhiên là cả Anh quốc với 39 nạn nhân xấu số vừa xảy ra.

Kết Luận

Không thể trách số lượng nạn nhân đã chết trong container vừa qua cũng như các nạn nhân có yếu tố nước ngoài khác (trốn lại làm việc bất hợp pháp, làm nghề mãi dâm, trồng cần sa v.v.), bởi họ cũng chỉ mong muốn tìm Quyền Sống - thứ quyền mà người Việt Nam có Quyền hưởng như bất kỳ dân tộc nào. Đó là điều mà thế giới và Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đối xử bất công với hàng triệu người Việt Nam trong và ngoài nước (còn quốc tịch Việt Nam).

Song song đó, hậu quả mà các quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên buộc phải gánh lấy cũng vì quan tâm chưa đúng mực đến Nhân Quyền Việt Nam.

Quá trình toàn cầu hóa gắn chặt với Nhân Quyền - vốn trở thành quy luật không gì cưỡng nổi. Do đó hệ lụy hiển hiện qua thảm họa 39 xác chết là điều tất yếu.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị Hoa Kỳ hạ xuống bậc 3, qua thảm họa này là điều chắc chắn xảy ra, cùng với những chế tài nghiêm khắc mà họ buộc phải nhận lãnh, nhất định không tránh khỏi !

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/11/2019

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_lao_%C4%91%E1%BB%99ng_Vi%E1%BB%87t_Nam

[2] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/info-xuat-khau-lao-dong-10302019144826.html

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50231398

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m_Cam

[5] https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/sau-tay-lai/doc-chieu-ke-oto-len-ghe-da-chong-ngap-cua-dan-xe-nghe-an-578443.html

[6] "https://tuoitre.vn/anh-tuyen-an-nhom-nguoi-viet-trong-can-sa-trong-nha-t...

[7] https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-bi-ha-cap-trong-bao-cao-buon-nguoi-2019-cua-my/4969832.html

*******************

Cảnh sát Anh : 39 thi thể trong xe tải đông lạnh là người Việt Nam

Minh Anh, RFI, 02/11/2019

Cảnh sát Anh ngày 01/11/2019 xác nhận 39 thi thể được tìm thấy trong một xe tải đông lạnh là mang quốc tịch Việt Nam. Chính quyền Hà Nội lên án mạnh mẽ nạn buôn người sau tấn thảm kịch tại Anh Quốc.

chet2

Cảnh sát Anh tại hiện trường nơi phát hiện thi thể 39 người trong một chiếc xe tải đông lạnh tại Essex (Anh Quốc) ngày 23/10/2019. Reuters/Peter Nicholls

Trợ lý cảnh sát trưởng vùng Essex, ông Tim Smith phát biểu : "Cho đến thời điểm này, chúng tôi tin rằng các nạn nhân đều mang quốc tịch Việt Nam và chúng tôi đã có liên lạc với chính phủ Việt Nam". Vẫn theo ông Tim Smith, phía Việt Nam đang truy tìm thân nhân của một số nạn nhân.

AP nhắc lại hôm 23/10/2019, cảnh sát Anh phát hiện 39 người chết trong một xe tải đông lạnh, nằm gần cảng Purfleet, phía đông nam. Ban đầu các nhà điều tra Anh Quốc cho rằng những nạn nhân này đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều gia đình từ Việt Nam đã chủ động bắt liên lạc với chính quyền vì lo ngại cho người thân mất tích.

Ngay khi phía Anh xác nhận thông tin trên, chính quyền Hà Nội đã có phản ứng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Lê Thị Thu Hằng trong một thông cáo đăng ngày 02/11/2019, đã "mạnh mẽ lên án nạn buôn người và xem tệ nạn này như là một trọng tội".

Việt Nam "kêu gọi các nước trong khu vực và thế giới thúc đẩy tiến trình hợp tác để chống lại tình trạng buôn người này nhằm ngăn chận việc tái xảy ra một thảm kịch như vậy".

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trên Twitter cũng gởi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và cam kết phối hợp chặt chẽ với Anh Quốc điều tra vụ việc.

Liên quan đến cuộc điều tra, hãng tin Mỹ AP cho biết chính quyền Anh Quốc vừa bắt giữ thêm một người tại Ailen và quyết định truy tố Maurice Robinson, 25 tuổi, đến từ Bắc Ireland, với tội danh ngộ sát và thông đồng đối với đường dây đưa người trái phép.

Phía Việt Nam hôm qua cũng cho biết bắt giữ 2 người ở tỉnh Hà Tĩnh sau khi nhận được thông tin từ 10 gia đình có người thân bị mất tích.

Minh Anh

****************

Việt Nam nói vụ 39 người chết trong container ở Anh là "một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng"

RFA, 02/11/2019

Sáng 2/11/2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu về thông tin của Cảnh sát Anh trước đó cho hay họ tin tưởng rằng 39 nạn nhân đều là người Việt.

chet3

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong một họp báo ở Hà Nội Reuters

"Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, ngày 1/11/2019, cảnh sát hạt Essex vừa thông báo có nạn nhân người Việt, chưa xác định danh tính cụ thể trong vụ 39 người thiệt mạng trên một xe tải tại Đông Bắc London, Anh. Về việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết :

Đây là một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng. Chúng tôi hết sức đau lòng và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong họ sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này.

Ngay từ đầu vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Cục Lãnh sự và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp trực tiếp với các cơ quan chức năng, các địa phương Việt Nam và Anh, cung cấp thông tin liên quan từ Việt Nam để hỗ trợ xác nhận quốc tịch nạn nhân, mở đường dây nóng, tiếp nhận thông tin và sẵn sàng các biện pháp bảo hộ trong trường hợp có nạn nhân là công dân Việt Nam. Đại sứ quán cũng đã chuyển kết quả nhận dạng nạn nhân từ cảnh sát Anh cho các cơ quan chức năng Việt Nam để kiểm tra chéo.

Hiện Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan cảnh sát Anh đang nỗ lực phối hợp tích cực xác minh danh tính các nạn nhân, nghi là người mang quốc tịch Việt Nam và sớm công bố thông tin.

Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi mua bán người, coi đây là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng. Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người, không để tái diễn những thảm kịch đau lòng tương tự.

Chúng tôi cảm ơn và đánh giá cao chính phủ Anh, các cơ quan liên quan và địa phương của Anh đã tích cực triển khai khám nghiệm, cung cấp thông tin về nhận dạng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi hy vọng phía Anh sớm hoàn tất điều tra vụ việc, nghiêm trị những kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này".

****************

Vụ 39 người chết : Truyền thông trong nước nói trách nhiệm thuộc về nước Anh, không phải Nhà nước Việt Nam

RFA, 02/11/2019

Liên quan đến vụ việc 39 người chết trên chiếc xe container đông lạnh vào Anh, hai báo lớn ở Việt Nam là Tuổi Trẻ và Nhân Dân đã có bài phân tích cho rằng trách nhiệm thuộc về chính sách của nước Anh, trong khi chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình.

chet4

Hình minh họa. Hai người mất tích ở Anh và chiếc xe tải chở xác 39 người - Courtesy of Reuters, RFA edit

Hôm 1/11, Cảnh sát Essex, Anh, cho báo chí biết họ tin rằng tất cả 39 nạn nhân trên chiếc xe được tìm thấy hôm 23/10 vừa qua đều là người mang quốc tịch Việt Nam.

Nhân Dân online, trang tin vốn là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 1/11 viết : "Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam". Báo Nhân Dân viết :

"Tuy nhiên, trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà nước Việt Nam".

Báo Nhân Dân cũng đưa ra dẫn chứng rằng ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, và UBND các tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh, và các địa phương liên quan khẩn trường làm rõ vụ việc để có biện pháp xử lý phù hợp với phá luật Việt Nam và quốc tế.

Theo bài báo, các thế lực thù địch, các tổ chức như Việt Tân, hay bài giảng của linh mục Ngô Văn Khả tại Thánh lễ tổ chức ngày 27/10/2019 ở nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) cầu nguyện cho 39 nạn nhân đã tuyên truyền những luận điểm không đúng nhằm phê phán nhà nước

Bài báo cũng cho biết nước có người di cư nhiều nhất thế giới không phải là Việt Nam. Trích một ý kiến trên Facebook để làm kết luận, báo Nhân Dân viết :

"Nước có tỷ lệ người di cư trên dân số cao nhất ở châu Á không phải Việt Nam, không phải Trung Quốc, thậm chí không phải Ấn Độ hay Phi-líp-pin, mà là một nước phát triển có thu nhập bình quân theo đầu người trên 30 nghìn USD. Lý do vì đâu ? Vì áp lực cạnh tranh cao, vì phải làm việc 70 giờ/tuần, vì thực phẩm, dịch vụ đắt như vàng cốm, và hỡi ôi, vì chật… Nên lý do di cư là cực kỳ đa dạng, nhiều khi rất trời ơi, phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế, mưu sinh của từng hoàn cảnh người, chẳng liên quan gì đến đất nước. Tranh thủ sự vụ để bôi xấu nước mình như là địa ngục trần gian thì chỉ thể hiện sự yếm thế, thiếu hiểu biết mà thôi".

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ hôm 2/11 có bài viết nhận định thảm kịch 39 người nhập cư trái phép chết ở Anh không phải là trách nhiệm của "chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người".

"Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu".

Theo bài báo, việc người dân di cư từ nước này sang nước khác vốn là điều bình thường vẫn xảy ra ở các nước, dù giàu hay nghèo. Thậm chí nước Đức hiện cũng có khoảng 4 triệu người hiện sống ở bên ngoài nước Đức, còn Việt Nam hiện cũng có 4 triệu người sống ngoài Việt Nam.

"Chính việc ngăn trở mong muốn đó một cách bất hợp lý là gốc rễ của những bi kịch như ở Essex. Khi người ta không thể ra đi theo dòng chảy tự nhiên của nhu cầu lao động và thị trường một cách hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng buôn người lấp vào chỗ trống", bài báo viết.

Dẫn chứng một bài báo viết từ nước Anh và Washington Post, và những thay đổi trong tình hình chính trị hiện nay tại Anh, bài báo nhận định : "Những cái chết ở Essex không phải là tai nạn hay chỉ diễn ra một lần. Chúng là sản phẩm trước hết của một nền chính trị và chính sách nhập cư phi nhân tính hóa, và đối xử với con người và việc họ di cư (một quyền cơ bản) như những trục trặc xã hội".

Ngay sau khi hai bai báo này được đăng tải, nhiều người Việt Nam đã đồng loạt post lại hình ảnh các bài báo trên mạng facebook và chỉ trích chính phủ Việt Nam đang muốn rũ bỏ trách nhiệm về thảm họa này và đổ lỗi cho các thế lực thù địch, thậm chí chính sách của nước Anh. 

***************

Dân mạng bất mãn vì cộng sản Việt Nam phát ngôn thiếu trách nhiệm về vụ 39 thi thể ở Anh

T.K., Người Việt, 02/11/2019

Hôm 2/11/2019, cộng đồng mạng bày tỏ sự thất vọng về phát ngôn mang tính "chiếu lệ" của ông Phạm Bình Minh, bộ trưởng Ngoại Giao cộng sản Việt Nam và người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng về vụ tất cả 39 thi thể trong xe vận tải được Anh Quốc xác nhận "đều là người Việt Nam".

chet5

Dân chúng London thắp nến tưởng niệm 39 người chết trong xe tải. (Hình : AP Photo/Kirsty Wigglesworth)

Ông Bình Minh viết trên Twitter : "Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan Anh có thẩm quyền trong vụ án", trong lúc bà Thu Hằng nói trên các báo nhà nước rằng vụ này là "một thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng" và "hy vọng phía Anh sớm hoàn tất điều tra vụ việc, nghiêm trị những kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này".

Cả hai vị nêu trên đều né tránh nói đến trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc khuyến khích chính sách "xuất khẩu lao động" đem ngoại tệ về, trong lúc để mặc hàng ngàn người dân mỗi năm phải tìm đường mưu sinh ở nước ngoài bằng mọi giá và chấp nhận đánh đổi cả mạng sống.

Phát ngôn của ông Bình Minh và bà Thu Hằng được ghi nhận "đồng thuận" với nội dung một bài trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam hôm 1 tháng Mười Một : "Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà Nước Việt Nam… Trong khi các nạn nhân chưa được nhận dạng chính thức, chính quyền nước Anh và cộng đồng quốc tế đang nỗ lực để xác thực về danh tính các nạn nhân, nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đón nhận thông tin một cách thận trọng, có lý có tình, thì một số tổ chức, cá nhân lại tìm cách lợi dụng sự hoang mang, lo lắng, thậm chí là nỗi đau để cố đẩy vấn đề theo hướng tiêu cực, coi đó như là cơ hội để vu cáo Nhà Nước Việt Nam… Trong khi ngay cả nhiều người Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận sự việc một cách thận trọng, thì một số người ở trong nước lại hùa theo sự sai trái để đưa lên mạng xã hội các ý kiến không đúng mực…"

Luật sư Lê Công Định chỉ trích bà Thu Hằng trên trang cá nhân : "Thế nào là ‘thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng’ ? Cụm từ này xét về phương diện ngữ nghĩa lẫn ý nghĩa đều thực sự vô nghĩa. Việc trao trả các tù nhân lương tâm để nhận đổi chác về chính sách nào đó từ các quốc gia phương Tây có phải cũng là hành vi mua bán người, vốn là tội phạm nghiêm trọng và phải bị trừng trị đích đáng, hay không ? Những ‘kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này’, mà theo bà Hằng cần phải bị nghiêm trị, liệu có nên bao gồm cả những quan chức và thể chế của chúng từng bao che Formosa, kẻ hủy diệt môi trường sống ở bốn tỉnh Bắc Trung Bộ hay không ?"

Cũng trong 2 tháng Mười Một, một số blogger chỉ trích một bài trên báo Tuổi Trẻ, cơ quan ngôn luận của Thành Đoàn Thanh niên cộng sản ở Sài Gòn, với nội dung : "Trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch [39 thi thể trong xe vận tải ở hạt Essex, Anh Quốc] có lẽ không phải là của [những] chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu". Nhà báo tự do, Facebooker Bạch Hoàn nói rằng người viết bài báo trên Tuổi Trẻ là "bút nô".

Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành bình luận trên trang cá nhân : "Những đồng tiền kiếm được từ lao động chui của hàng vạn người Việt không chỉ trực tiếp nuôi gia đình họ ở quê nhà mà còn gián tiếp nuôi bộ máy nhà nước yếu kém đã đẩy họ ra đi. Có thể nói chính sách ‘xuất khẩu lao động’ là một dạng buôn người được hợp thức hoá bởi đảng cầm quyền. Đẩy trách nhiệm phát triển xã hội, tạo thêm công ăn việc làm lên đầu người lao động và xuất khẩu qua các nước khác. Thảm kịch 39 nhìn trong bối cảnh hàng vạn người Việt đã và đang bất chấp nguy hiểm để lao động chui trên khắp thế giới thì trách nhiệm thuộc về ai ngoài cái chế độ chính trị sai lầm này ?" (T.K.)

*****************

Cảnh sát Anh : Tất cả 39 thi thể trong xe vận tải đều là người Việt Nam

V. Giang, Người Việt, 01/11/2019

Tất cả 39 người tìm thấy chết trong một xe vận tải đông lạnh ở Essex tuần qua, đều là người Việt Nam, theo nguồn tin cảnh sát Anh hôm thứ Sáu 1/11.

chet6

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và giám đốc cảnh sát Essex, ông Ben-Julian Harrington, tưởng niệm 39 nạn nhân chết trong xe vận tải. (Hình : Stefan Rousseau/Pool via AP)

Các nạn nhân được tìm thấy chết trong một rờ moọc do xe vận tải kéo, đậu tại một khu vực kỹ nghệ hồi tuần qua, và lúc đầu nhà chức trách nói những người này là dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, sở cảnh sát vùng Essex nay nói rằng họ "đang liên lạc trực tiếp với một số gia đình ở Việt Nam và ở Anh" cùng với chính quyền Việt Nam, theo bản tin của BBC.

Trong những ngày qua, một số gia đình ở Việt Nam đã trình báo vì lo sợ rằng người thân của họ ở trong số những người thiệt mạng.

Cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, đã gửi về gia đình lời nhắn tối ngày Thứ Ba, nói rằng "Con đường đi nước ngoài không thành" và "xin lỗi bố mẹ".

Các cuộc giảo nghiệm tử thi của các nạn nhân, gồm 31 nam và 8 nữ, đã được tiến hành để tìm nguyên nhân gây tử vong.

Phó giám đốc cảnh sát Tim Smith nói rằng : "Ngay lúc này, chúng tôi tin rằng các nạn nhân là người Việt Nam, và chúng tôi đang liên lạc với chính quyền Việt Nam".

Ông Smith cũng cho hay cảnh sát không thể công bố danh tánh của các nạn nhân.

Tòa đại sứ Việt Nam ở London nói rất đau buồn và đã gửi lời chia buồn đến các gia đình nạn nhân.

Nguồn tin này cho biết việc nhận diện từng nạn nhân vẫn còn đang được tiến hành và sẽ được giới hữu trách Việt Nam cũng như Anh xác nhận.

Tòa đại sứ Việt Nam tại London cũng nói sẽ phối hợp chặt chẽ với giới chức trách nhiệm để hỗ trợ các gia đình nạn nhân và để đưa thi hài những người xấu số về quê nhà. (V.Giang)

*****************

Công an Hà Tĩnh bắt giữ hai người liên quan vụ 39 thi thể trên xe tải vượt biên vào Anh

RFA, 01/11/2019

Truyền thông trong nước hôm 1/11 trích thông tin từ công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã có hai người bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ 39 thi thể được phát hiện trên xe container đông lạnh vượt biên vào Anh hôm 23/10 vừa qua.

chet7

Hình minh họa. Hình của anh Nguyễn Đình Lượng trên bàn thờ tại nhà ở Hà Tĩnh. Anh Lượng là một trong những người mất tích khi đến Anh, nghi ngờ nằm trong số 39 nạn nhân - AFP

Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh vào tối ngày 1/11 cho biết đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 1 đối tượng, bắt khẩn cấp 1 đối tượng, tạm giữ, triệu tập lấy lời khai một số đối tượng liên quan đến hành vi "tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép" xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, truyền thông trong nước không cho biết tên tuổi cụ thể của những đối tượng bị bắt giữ và triệu tập là gì.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam cho biết : "Hiện nay, cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh đang phối hợp các cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các địa phương tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý nghiêm minh các đối tượng theo quy định của pháp luật".

Chiếc xe container đông lạnh chở 39 người vượt biên trái phép từ Bỉ vào Anh được cảnh sát hạt Essex, Anh phát hiện hôm 23/10 vừa qua. Lúc đầu, giới chức Anh cho biết cả 39 người đều là người Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, một số gia đình ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lên tiếng lo lắng có thể con họ nằm trong số những nạn nhân vì họ đã mất liên lạc với những người này trong khoảng thời gian họ đi Anh, vào đúng ngày chiếc xe được phát hiện.

Theo truyền thông trong nước, cho đến lúc này, đã có ít nhất 30 gia đình ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế thông báo có người thân mất tích khi đi Anh. Trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An là hai địa phương có nhiều người mất tích nhất với con số tương ứng là 10 người ở Hà Tĩnh và 18 người ở Nghệ An. Gia đình các nạn nhân cho báo chị biết họ đã trả từ 15.000 đến hơn 30.000 đô la cho một đường dây đưa lậu người vào Châu Âu và Anh.

Giới chức Anh cũng đã bắt đầu chuyển những hồ sơ đầu tiên cho phía Việt Nam để tiến hành xác nhận danh tính nạn nhân.

Bên phía Việt Nam, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành lấy mẫu AND của người thân của các gia đình trình báo có con mất tích để gửi sang Anh phục vụ công tác điều tra.

Reuters hôm 1/11 cũng cho biết Eamon Harrison, 23 tuổi, một tài xế xe tải thứ hai vừa bị bắt giữ ở Ireland và bị cáo buộc tội giết người liên quan đến vụ chở lậu 39 người vào Anh.

Trước đó, một lái xe tải khác là Maurice Robinson, 25 tuổi, cũng bị tòa buộc tội ngộ sát, buôn người và rửa tiền.

Ngoài ra, cảnh sát Anh cũng đang tìm kiếm hai nghi phạm khác là Ronan Hughes, 40 tuổi và em trai là Christopher, 34 tuổi. Những người này được xác định là đầu mối quan trọng vụ án buôn lậu người vào Anh.

******************

Hơn 700 người Việt là nạn nhân buôn bán người và bóc lột lao động tại Anh

RFA, 01/11/2019

Hơn 700 người Việt Nam bị nghi là nạn nhân của buôn bán người và bóc lột sức lao động tại Anh Quốc trong năm 2018, theo một báo cáo được Đại sứ quán Anh tại Việt Nam công bố.

chet8

Việt Nam có số người nghi là nạn nhân "nô lệ hiện đại" cao nhất ở Anh - AP

Các nạn nhân này được tiếp nhận bởi Cơ quan Chuyển tuyến quốc gia Anh. Đây là cơ quan thực hiện công các xác minh và bảo vệ những người bị nghi là nạn nhân buôn bán người, kết hợp họ với các cơ quan chăm sóc nạn nhân, chính quyền địa phương hoặc các dịch vụ hỗ trợ xin qui chế tị nạn.

Thống kê của lực lượng Cảnh sát Anh cho thấy trong ba tháng đầu năm 2019 có hơn 5 ngàn vụ việc được ghi nhận. Số này tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Chính phủ Anh hiện đang viện trợ cho Việt Nam 3 triệu bảng để thực hiện công tác phòng chống buôn bán người. Hai phía vào tháng 11 năm ngoái ký Biên bản Ghi nhớ về hợp tác phòng chống mua bán người. Mục tiêu nhằm tăng cường hợp tác, chia sẽ thông tin, hỗ trợ nạn nhân và phòng ngừa loại tội phạm này.

Hãng tin AFP vào ngày 1 tháng 11 cho biết chi tiết về những đường dây đưa lậu người được bôi trơn kỹ lưỡng từ Việt Nam sang Châu Âu hiện đang bị soi kỹ hơn nữa sau khi xảy ra vụ 39 người chết trong xe thùng lạnh chở hàng hồi ngày 23 tháng 10 tại Anh Quốc.

Theo AFP thì gói VIP đến Anh Quốc có giá cao nhất là 50 ngàn đô la Mỹ. Gói này bao gồm tiền vé máy bay, hộ chiếu giả và ngay cả một luật sư. Người mua gói VIP được cấp giấy tờ để bay sang Châu Âu mà nơi trung chuyển thường là Pháp, Đức hay Tây Ban Nha trước khi sang đích cuối là Anh Quốc. Mặc dù phi pháp nhưng gói VIP này được cho là an toàn hơn so với đi bằng đường bộ để đến được Xứ sở Sương Mù.

Gói thường đi đường bộ cho ‘người rơm’ ước tính khoảng 15 ngàn đô la Mỹ.

*******************

Hà Tĩnh xét xử "ông trùm" đưa người vượt biên ra nước ngoài

RFA, 31/10/2019

Toà án Nhân dân huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt 5 năm tù đối với ông Phan Văn Lợi, người bị mệnh danh là "ông trùm" trong đường dây tổ chức đưa người vượt biên ra nước ngoài.

chet9

Cơ quan công an tiến hành bắt giữ Phan Văn Lợi. Screen Capture vov.vn

Theo VOV.vn loan tin vào ngày 31/10 cho biết như vừa nêu.

Theo cáo trạng, đầu năm 2018 ông Phan Văn Lợi kết hợp với một số người bà con họ hàng đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan để tổ chức đưa 48 người vượt biên trái phép vào nước này. Cáo trạng của tòa án Nhân dân huyện Nghi Xuân nêu rõ, để thực hiện vụ việc, ông Lợi đã đưa người vượt biên sang Trung Quốc sau đó lên tàu đi bằng đường biển nhập cảnh trái phép vào Đài Loan.

Đối với người lao động để đi đến Đài Loan phải thanh toán với số tiền khoảng 6.500 đô la cho đường dây của ông Lợi. Trong đó, họ phải đưa trước 500 đô la, số còn lại sẽ được thanh toán đầy đủ khi người lao động đặt chân tới Đài Loan. Đến nay, ông Lợi đã nhận được khoảng 600 triệu đồng từ việc này.

Được biết, trong số 48 người lao động vượt biên trái phép do ông Lợi tổ chức, có 2 người tử vong do bị lật thuyền ; 28 người bị Cục tuần duyên bờ biển Đài Loan phát hiện và bắt giữ trục xuất về nước.

Tại phiên tòa, hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Phan Văn Lợi thành thật khai báo và gia đình có công với cách mạng nên tuyên phạt mức án 5 năm tù đối với bị cáo này.

Cũng tin liên quan Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội tiếp tục cảnh báo các trường hợp đi nước ngoài làm việc trái phép tại một số thị trường có đông lao động Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn người.

Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết chỉ riêng thị trường Nhật Bản, hiện có khoảng 300.000 người Việt Nam đang lưu trú tại đây. Cục cũng cảnh báo, Việt Nam gần đây đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài và số thực tập sinh nước ngoài bỏ trốn tại nước này.

Để hạn chế thực tế trên, Cục đề nghị các Sở Lao động, thương binh và xã hội kiểm tra, ra soát, tình hình đi làm việc ở nước ngoài tại từng địa phương nhằm phát hiện các tổ chức môi giới, đưa người đi trái phép, chuyển cơ quan chức năng xử lý.

***************

Việt Nam và Anh Quốc chưa có thỏa thuận tiếp nhận lao động

RFA, 01/11/2019

Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, ông Lê Quân, vào sáng ngày 1 tháng 11 cho báo giới biết Hà Nội và London không có thỏa thuận tiếp nhận lao động nhưng Việt Nam có thỏa thuận lao động chính thức với nhiều nước khác.

chet10

Hình minh họa. Công nhân làm trong dây chuyền sản xuất xe Nissan tại Anh hôm 10/10/2019 - Reuters

Thông tin vừa nêu được ông Lê Quân đưa ra khi được báo giới hỏi về vụ 39 người chết trong thùng lạnh chở hàng được phát hiện ở Essex, Anh Quốc hôm ngày 23 tháng 10 vừa qua.

Phát biểu với báo giới trong nước của ông thứ trưởng Lao động, thương binh và xã hội Lê Quân, được mạng Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lại rằng chính sách nhập cư của Anh rất chặt chẽ, nhưng so với các nước khác thu nhập tại Anh lại khá cao khiến Xứ sở Sương mù trở thành điểm đến của nhiều lao động bất hợp pháp từ nhiều quốc gia khác nhau.

Khi được hỏi về nghi vấn có khả năng trong số 39 nạn nhân có người Việt Nam, và thực tế có nhiều gia đình đã trình báo, đề nghị hỗ trợ xác minh người thân mất tích trên đường sang Anh lao động, ông Lê Quân trả lời rằng đó hoàn toàn không phải là một vụ đưa người đi lao động ở nước ngoài được thực hiện theo chính sách, pháp luật của Việt Nam mà là một vụ mua bán người, hoạt động tội phạm gây ra hậu quả thảm khốc khiến cả thế giới lên án.

Ông Lê Quân xác nhận hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp với phía Anh Quốc để xử lý những vấn đề có liên quan vụ việc, làm rõ thông tin, hỗ trợ gia đình nạn nhân ; đặc biệt là điều tra làm rõ các hành vi tội phạm ; buộc những kẻ thủ ác phải đền tội.

Thứ trưởng Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam Lê Đông cho biết hiện cơ hội đi lao động ở nước ngoài một cách hợp pháp tại Việt Nam rất rộng mở, dễ tiếp cận. Hà Nội có ký thỏa thuận đưa người đi làm việc chính thức với nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Australia, New Zealand, một số nước Đông Âu, Trung Đông.

Có hơn 390 công ty được cấp phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hằng năm Việt Nam đưa được gần 150 ngàn lao động ra nước ngoài làm việc theo kênh chính thức.

********************

Nhật Bản ngưng chấp nhận đơn xin visa từ 90 cơ sở tư vấn du học Việt Nam

RFA, 01/11/2019

Đại sứ quán Nhật Bản hôm 31/10 thông báo đình chỉ đại diện xin cấp visa vô thời hạn và có thời hạn đối với 90 cơ sở tư vấn du học ở Việt Nam vào giữa khi có những thông tin nhiều sinh viên và thực tập sinh từ Việt Nam sang Nhật bỏ trốn.

chet11

Hình minh họa. Công nhân nước ngoài làm việc tại cảng Karachi của Nhật Bản -  AFP

Đây không phải là lần đầu tiên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra thông báo đình chỉ việc nhận đơn xin visa từ các cơ sở tư vấn du học tại Việt Nam. Hồi tháng 6 vừa qua, Đại sứ quán Nhật cũng công bố một danh sách gồm 30 cơ sở tư vấn du học bị ngưng cấp visa. Lý do được phía Nhật đưa ra là do nhiều lần cảnh báo về việc lừa đảo của một số công ty, trung tâm môi giới du học đưa người Việt sang du học và làm việc. Nhiều người bị lừa, mang theo gánh nợ khi sang tới Nhật và cư trú bất hợp pháp.

Hồi tháng ba năm nay, trường Đại học Phúc lợi xã hội Tokyo của Nhật cũng cho biết từ tháng 4 năm ngoái đến nay đã có 700 du học sinh bao gồm cả học sinh Việt Nam đã không đến trường hoặc liên lạc với trường.

Theo thống kê của chính phủ Nhật, hiện có khoảng hơn 6.700 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Nhật, đứng thứ 2 Đông Nam Á. Khoảng hơn 3.700 tu nghiệp sinh Việt hiện bị coi là mất tích tại Nhật, đứng đầu thế giới.

Trong khi đó, cũng tin liên quan, truyền thông trong nước hôm 1/11 cho biết Nhật Bản đã chính thức mở cửa 5 năm cho lao động Việt theo chương trình tiếp nhận lao động mới. Bộ Lao động thương binh và xã hội vừa ban hành hướng dẫn triển khai việc cử lao động kỹ năng đặc định sang Nhật Bản.

Đây là chương trình tiếp nhận lao động mới của Nhật với lao động nước ngoài, bắt đầu có hiêu lực từ tháng 4/2019. Theo đó, những lao động đi làm việc theo chương trình này sẽ được hưởng mức lương ngang với lao động Nhật Bản, được làm việc 5 năm tại Nhật, đồng thời có cơ hội xin cư trú vĩnh viễn tại Nhật.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Nhật Bản là thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam nam nhất. Con số người lao động Việt sang Nhật năm 2019 là hơn 68.000 người.

Published in Diễn đàn