Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Anh Quốc có kế hoạch điều tàu sân bay đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương

Vào thượng tuần tháng 10, lần đầu tiên nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đã tập hợp lại và bắt đầu hoạt động tại vùng Biển Bắc (hay Bắc Hải - North Sea). Trong thông cáo ngày 05/10/2020, Hải quân Hoàng gia Anh khẳng định đây là nhóm tác chiến Châu Âu lớn nhất và hùng mạnh nhất từ gần 20 năm nay. Điều đáng chú ý là, theo các nguồn tin báo chí, Anh Quốc đã có kế hoạch điều hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth đến vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương năm 2021.

anhquoc1

Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth đi ngang qua bờ biển Maroc khi đến vùng lãnh thổ Gibraltar của Anh ngày 09/02/2018.  AP - Marcos Moreno/ Ảnh minh họa

Kế hoạch triển khai hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương cụ thể ra sao, liệu có suôn sẻ như mong đợi của Luân Đôn hay không ? Đây là một số câu hỏi đã được chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS tại Singapore phần nào giải đáp trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 07/11/2020.

Hạm đội Anh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ rất hùng hậu

Đối với Ian Storey, kế hoạch mà Bộ Quốc phòng Anh Quốc vạch ra mang rất nhiều cao vọng, vì đội tàu mà Hải quân Hoàng gia Anh dự định triển khai có quy mô lớn nhất trong một thế hệ gần đây.

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Anh sẽ do chiến hạm lớn nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh dẫn đầu : Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth trị giá 3,9 tỷ đô la, 65.000 tấn, mang theo một phi đội máy bay chiến đấu F-35B của Không quân Hoàng gia cũng như một phi đội F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ. Chiếc tàu sẽ được từ 9 đến 10 chiến hạm khác tháp tùng, bao gồm tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tiếp liệu và tàu ngầm, có thể bao gồm cả chiến hạm của một đồng minh NATO.

Hạm đội Anh sẽ ghé Đông Nam Á, và gần như chắc chắn sẽ ghé căn cứ hải quân Changi ở Singapore. Đội tàu cũng có thể tham gia vào các hoạt động hải quân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khối Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (Five Powers Defence Arrangements FPDA), một liên minh quân sự bao gồm Vương Quốc Anh, Singapore, Malaysia, Úc và New Zealand.

Có khả năng tập trận với Mỹ, Nhật hay Úc trên Biển Đông

Nhóm tàu sẽ đi qua Biển Đông - có thể tham gia các cuộc tập trận kết hợp với chiến hạm Mỹ, Nhật Bản và Úc – điều chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giận dữ.

Sau đó, nhóm tàu Anh Quốc có thể đi ngược lên Nhật Bản, ghé thăm một số cảng trên đường đi. Sau chiến dịch dự trù kéo dài từ 5 đến 6 tháng, đội tàu sẽ quay trở lại Vương quốc Anh.

Theo Ian Storey, hoạt động của chiếc Queen Elizabeth, cũng như của chiếc tàu sân bay thứ hai cùng lớp HMS Prince of Wales (dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2023) sẽ được theo dõi sát trong bối cảnh giới lãnh đạo Hải quân Anh từng cho biết là họ muốn thấy tàu sân bay Anh hoạt động phần lớn thời gian ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nhân một cuộc hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế (IISS) tổ chức vào tháng 7 vừa qua, phó đô đốc Jerry Kyd, tư lệnh hạm đội của Hải quân Anh, đã lưu ý rằng, trong khi khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương vẫn là trọng tâm chiến lược của Anh, đặc biệt là trước mối đe dọa từ một nước Nga đang vươn lên trở lại, Hải quân Anh đang "quay trở lại" vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và tham vọng (của Anh) là kiên quyết hiện diện thường xuyên trong vùng, "có thể với một nhóm tác chiến tàu sân bay, nhưng cũng có thể không".

Nhận xét của phó đô đốc Kyd nhất quán với chính sách của Anh. Sau khi quyết định rời Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2016, đảng Bảo Thủ cầm quyền đã thúc đẩy tầm nhìn về một "Nước Anh Toàn Cầu", trong đó có chủ trương duy trì một sự hiện diện quân sự lớn hơn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Chiến hạm Anh đã từng tuần tra tại vùng biển Hoàng Sa

Từ năm 2018 đến năm 2020, Hải quân Anh đã cử 5 tàu chiến đến Châu Á. Tất cả các chiến hạm này đều đã đi qua Biển Đông, và thậm chí có chiếc HMS Albion, đã thực hiện một chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải (FONOP) theo kiểu Hoa Kỳ tại vùng quần đảo Hoàng Sa vào tháng 8 năm 2018.

Anh Quốc tin rằng tự do hàng hải là một trong những trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và cam kết duy trì quyền này. Vào tháng 9 vừa qua, cùng với Pháp và Đức, nước Anh đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc tán thành phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016, bác bỏ tuyên bố chủ quyền Đường 9 Đoạn của Trung Quốc vì không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

Theo Hải quân Anh, sự hiện diện bền bỉ của họ ở Châu Á sẽ giúp bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Vấn đề được tác giả bài phân tích trên tờ The Diplomat nêu bật là sự hiện diện bền bỉ đó mang nội dung chính xác là gì và có thể đạt được như thế nào.

Hiện diện "bền bỉ - persistent" thay vì "thường trực - permanent"

Theo Ian Storey, ý định chiến lược của Luân Đôn đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ được hiểu rõ hơn nhiều khi Anh Quốc công bố bản Đánh giá tổng hợp về Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh vào cuối năm nay. Tuy nhiên, căn cứ vào những thông tin đã có được, người ta vẫn có thể suy đoán ra một số nét chính.

Từ "bền bỉ" – nguyên văn tiếng Anh là "persistent" - đã được dùng một cách có chủ ý, mang nghĩa là trong một khoảng thời gian dài, nhưng không nhất thiết là thường trực (tiếng Anh gọi là "permanent").

Ý tưởng triển khai thường trực một tàu sân bay Anh tới khu vực là không thực tế. Vào một số thời điểm, chiếc Queen Elizabeth sẽ phải được đại tu và để cho chiếc Prince of Wales một mình hoạt động. Và do tính chất quan trọng của vùng Châu Âu-Đại Tây Dương chiếc tàu sân bay này sẽ phải đặt căn cứ tại Vương Quốc Anh. Tương tự như vậy, khi chiếc Prince of Wales phải được đại tu, thì Queen Elizabeth phải túc trực tại Anh Quốc.

Hơn nữa, chi phí liên quan đến việc triển khai hơn một phần ba số tàu của Hải quân Anh thường trực ở nước ngoài là rất cao, đặc biệt vào thời điểm Vương Quốc Anh đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 300 năm do đại dịch và những bất ổn kinh tế của Brexit vào cuối năm nay, nhất là nếu Anh và EU không ký kết được một thỏa thuận thương mại.

Dư luận Anh cũng sẽ phản đối ý kiến này. Các căn cứ hải quân sử dụng hàng nghìn người, và trong thời điểm thất nghiệp gia tăng ở Anh, mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao thuế của họ lại được chi để thuê lao động nước ngoài hơn là người Anh.

Không loại trừ việc một chiến hạm Anh hiện diện lâu dài

Khái niệm "bền bỉ" cho thấy Hải quân Anh dự kiến cho một tàu sân bay triển khai qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mỗi năm một lần hoặc thực tế hơn là hai năm một lần.

Tuy nhiên, có khả năng là một khu trục hạm hoặc hộ tống hạm Anh Quốc có thể được triển khai tới Châu Á trên cơ sở lâu dài hơn.

Mô hình này đã được hải quân Anh sử dụng ở Bahrain, vùng Trung Đông, nơi chiếc HMS Montrose đặt căn cứ trong thời hạn ba năm.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 13/11/2020

**********************

Ấn Độ - ASEAN mở rộng hợp tác, chú trọng vào tự do hàng hải trên Biển Đông

Anh Vũ, RFI, 13/11/2020

Theo trang tin The Economic Times của Ấn Độ, hôm qua, 12/11/2020, trong hội nghị cấp cao, các lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã thảo luận các vấn đề về Biển Đông và cùng khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải, giữa lúc Bắc Kinh luôn có những thái độ và hành vi gây hấn trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới này.

anhquoc2

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 12/11/2020.  Reuters - Kham

Trang tin này cho hay, các cuộc thảo luận tại hội nghị cấp cao lần thứ 17 ASEAN - Ấn Độ, diễn ra trực tuyến, tập trung vào các vấn đề của khu vực và quốc tế mà các bên đang quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, chống khủng bố, hợp tác kinh tế. 

Phát biểu tại hội nghị, thủ tướng Narendra Modi ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông và tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Lãnh đạo Ấn Độ tuyên bố thúc đẩy các sáng kiến hợp tác, kết nối về kinh tế, xã hội, kỹ thuật số, tài chính và hàng hải luôn là ưu tiên tuyệt đối của New Delhi và trong những năm qua, Ấn Độ và ASEAN đã xích lại gần nhau trong nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Modi bày tỏ là Ấn Độ sẵn sàng cùng các nước ASEAN hợp tác, phấn đấu vì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không. 

Ấn Độ khẳng định ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp, không quân sự hóa, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). 

Theo trang tin VnEconomy, về Biển Đông, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam phù hợp với lập trường nguyên tắc của ASEAN được khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 lần này, nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định và hợp tác.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 13/11/2020

Additional Info

  • Author Mai Vân
Published in Diễn đàn

Corona ở Anh : Nhà nhà bị quản thúc tại gia

Nguyễn Hùng, VOA, 15/04/2020

Cuối tun trước tôi và mt nhóm bn t tp "nhu nht", dĩ nhiên là qua mng. Chúng tôi dùng Zoom, cnh báo luôn vi quý v là h có đt máy ch Trung Quc đy nên ch nhu qua mạng thì được, còn công vic thì hãy cnh giác. Mi người chúng tôi ôm mt ly, người ung gin, người ung vang, người thì bia. Mi người k cho nhau nghe tun va ri đi đâu, làm gì. Tr nhng người làm ngành y, bán hàng siêu th hay mt s ngh chủ chốt khác, còn li đi thì ch t phòng khách ra phòng ng ri ra bếp. Nếu may có vườn thì ra đó sưởi nng vì thi tiết my ngày qua Anh khá đp.

anh1

Thủ tướng Anh, Boris Johnson.

Dịch corona này làm cho nhiu người thu hiu thế nào là qun thúc ti gia. Người Anh vn được ra đường tp thể dc ngày mt ln và được đi mua sm các mt hàng thiết yếu. Nhưng hu hết thi gian trong ngày là nhà. Đã có nhng cnh báo v chuyn nhiu người b trm cm, thm chí mun t t vì bng dưng chng còn được đi đâu. S người gi ti đường dây nóng dành cho những người b bo hành ti gia cũng tăng. Ri người đăng ký nhn tr cp khó khăn cũng tăng ti c my trăm ngàn. M thì nguy cơ chết có th lên ti na triu người Anh theo các nhà khoa hc. Đóng cht như hin nay kh năng s người chết s mc 20.000 người. Dĩ nhiên trong s na triu người được d đoán s chết vì corona mi, nhiu người không có vi rút này cũng không còn sng được lâu na. Mi năm Anh có hơn 600.000 người t vong vì các lý do khác nhau và năm nào cũng có chng 10% người trên 80 tuổi qua đi. Quy lut sinh lão bnh t vn c như vy dù có corona mi hay không.

Tuy nhiên mộthống kê mi được công b cho thấy s người chết Anh và X Wales trong tun tính ti 3/4/2020 là trên 16.000, tăng 6.000 so vi con s trung bình ca năm năm trước đó cho cùng tun. Trong khi đó s người chết được đăng ký vì Covid-19 là gần 3.500, chiếm trên 20% tng s người chết. Nhưng đây cũng chính là điu gây lo ngi vì s gn 2.500 người chết nhiu hơn so vi thng kê trung bình cho năm năm trước đó là do đâu ? Người ta ng rng có nhiu người trong s đó chết vì vi-rút corona mới nhưng không được xét nghim đ khng đnh. Con s người chết vì Covid-19 ti Anh cũng ch gii hn trong thng kê t các bnh vin và cơ s y tế. Nó không bao gm s người chết có th vì Covid-19 ti các tri dưỡng lão. D liu t các nước bao gm s t vong vì Covid-19 ti các cơ s chăm sóc người già như vy ti Pháp và Ai-len cho thy s người chết trong các nhà dưỡng lão hai nước tương ng là 45% và 54% trong tng s người chết vì Covid-19. Hin đang có lo ngi Anh ri có th s ch đng sau Hoa Kỳ về s người chết vì vi-rút corona mi.

Trở li bàn nhu o nhưng rượu bia tht ca chúng tôi, có hai người bn tôi làm siêu th nên h vn phi đi làm. Mt người làm qun lý nói ca hàng ln nht ca hãng anh ti trung tâm London thông thường mi tun đón trên 36.000 khách gi tt xung còn 12.000 trong khi doanh thu gim t na triu bng mt tun xung chng 300.000 bng. Mt s hãng xưởng ca Anh đã sp phá sn vì tình trng đóng nn kinh tế như hin nay. Có mô hình còn d đoán kinh tế Anh steo tới 35% trong giai đon t tháng 4-6 vì chính sách giãn cách xã hội hin nay. S là khiếm khuyết nếu không có thng kê nhng người b gim tui th hay thm chí chết vì giãn cách xã hi.

Nước Anh trong những ngày Covid-19 này làm tôi nh ti s tê lit ca c h thng mi khi tuyết rơi nhiu. Anh không phi là nước thường xuyên sng chung vi tuyết nên h không chun b gì c. Xe xúc tuyết không có my và tàu c có tuyết là chy như rùa hoc ngh luôn. Với Covid-19, ngành y tế không được đu tư đúng mc trong nhiu năm vn luôn căng thng vào mi mùa đông, gi thêm Covid-19 càng thêm oi. Ngoài ra Anh cũng t nhn là không có nn công nghip chn đoán bnh tt như Đc nên s người được xét nghim không đủ mc cn thiết. Trang thiết b bo h cho nhân viên ngành y cũng thiếu. Th tướng Anh sau khi ra vin vì Covid-19 đã nói "không nghi ng gì NHS [h thng y tế Anh] đã cu mng tôi". Hy vng ông s không nói đãi bôi và có đu tư đúng mc cho ngành y tế.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 15/04/2020

******************

Virus corona : Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch

Gordon Corera, BBC, 13/04/2020

Công ty viễn thông Trung Quốc Huawei nói rằng việc phá vỡ sự tham gia của Anh vào quá trình triển khai 5G sẽ là "điều bất lợi" cho nước này.

anh2

Công ty Huawei cho biết họ tập trung vào việc giữ cho Vương quốc Anh được kết nối trong cơn khủng hoảng Covid-19. Ảnh GETTY IMAGES

Vào tháng Giêng, chính phủ Anh đã phê duyệt một vai trò hạn chế cho Huawei trong việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.

Nhưng đến tháng Ba, một loạt phản ứng trong đảng Bảo thủ đã báo hiệu những nỗ lực lật đổ động thái này.

Trong một bức thư ngỏ, công ty Huawei cho biết họ tập trung vào việc giữ cho Vương quốc Anh được kết nối trong cơn khủng hoảng Covid-19.

Nhưng đại dịch có thể làm tăng áp lực lên chính phủ là phải có một đường lối cứng rắn hơn đối với Huawei.

'Làn đường chậm'

Trong lá thư nói trên, Victor Zhang, người đứng đầu Huawei tại Vương quốc Anh, cho biết việc sử dụng dữ liệu tại nhà đã tăng ít nhất 50% kể từ khi virus này tấn công nước này, gây "áp lực đáng kể" cho các hệ thống viễn thông.

Huawei cho biết đã hợp tác với các đối tác như BT, Vodafone và EE để đối phó với nhu cầu tăng cao, và cũng đã thiết lập ba nhà kho mới trên toàn quốc, để đảm bảo việc có thể sẵn sàng cung cấp các phụ tùng thay thế.

Ông Zhang cũng nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy rõ có bao nhiêu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, "bị kẹt trong làn đường chậm của kỹ thuật số". Và ông cảnh báo rằng loại Huawei khỏi vai trò tương lai trong 5G của nước Anh sẽ là một sai lầm.

"Có những người chọn tiếp tục tấn công chúng tôi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào", ông viết.

"Làm gián đoạn sự tham gia của chúng tôi trong việc triển khai 5G sẽ khiến tạo cho Anh nhiều bất lợi".

Chính phủ Anh đã loại Huawei khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất trong các mạng di động của nước này và giới hạn Huawei chỉ được cung cấp ở mức 35% "vùng ngoại biên" của mạng 5G, bao gồm các cột sóng radio.

Nhưng các nhà phê bình cho rằng cho phép công ty Trung Quốc này đóng bất kỳ vai trò nào tại Anh cũng là một rủi ro an ninh vì lo ngại Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám hoặc thậm chí phá hoại truyền thông.

Đầu tháng Ba, 38 nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối quyết định cho Huawei tham dự vào việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh.

Số nghị sĩ tỏ sự bất bình cao hơn dự kiến. Điều đó chỉ ra một kết quả đảo ngược tiềm tàng khi Dự luật cơ sở hạ tầng viễn thông xuất hiện trước Quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Cuộc khủng hoảng virus corona nhấn mạnh sự căng thẳng giữa các vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia khiến chủ đề này càng trở nên gây tranh cãi.

Một vế của cuộc tranh cãi là nhu cầu kết nối lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phe ủng hộ vai trò của Huawei lập luận rằng việc loại trừ nó sẽ làm chậm đi và tăng chi phí của việc cung cấp các mạng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.

Vế kia là sự tức giận nhắm vào Trung Quốc từ một số thành phần vì đánh già là nước này không xử lý bệnh dịch Covid-19 từ lúc ban đầu, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng đối với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và công ty của Trung Quốc.

Một số các bộ trưởng và quan chức cấp cao giấu tên gần đây đã được trích dẫn nói rằng sẽ phải có một sự "xét lại" sau khi cuộc khủng hoảng hiện tại đã kết thúc.

Một phần của việc xét lại này có thể liên quan đến việc đảo ngược quyết định của tháng Giêng - một mối quan tâm có thể giải thích cho quyết định viết thư của Huawei.

Vào ngày 4/4, một nhóm gồm 15 nghị sĩ bảo thủ kêu gọi Anh quốc suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc trong lá thư họ gửi Thủ tướng Boris Johnson, viết một ngày trước khi ông được đưa vào bệnh viện".Theo thời gian, chúng ta đã để cho mình phụ thuộc vào Trung Quốc và đã không thất bại trong việc có một cái nhìn chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của Anh", nhóm này viết. Trong số những người ký tên có Iain Duncan Smith, David Davis và Bob Seely.

Được biết Huawei đã đợi cho đến khi Thủ tướng ra khỏi bệnh viện trước công bố bức thư.

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng, Gordon Corera
Published in Diễn đàn
vendredi, 31 janvier 2020 01:03

Huawei – Anh đi đường Anh

Tuần này nước Anh tri qua vài cơn st.

Nhiều người dân, nht là người Trung Quc Anh, vô cùng lo ngi vi viêm phi Vũ Hán. Giá mt n phòng đc tăng t ch 15 bng 200 chiếc lên ti thm chí 200 bng trên eBay. Mt s ca hàng trên Amazon không còn mt nạ đ bán. Nhiu gia đình Trung Quc thường vn cho con đi hc tiếng Trung th By hàng tun đã hủy luôn các bui hc trong vài tun ti. Chuyến bay đón người Anh Vũ Hán v li quê hương s h cánh ti mt sân bay quân s và người v b cách ly trong 14 ngày tại mt nơi bit lp.

Quyết đnh này phn ánh chuyn chính ph Anh đã ng gt trên vô lăng hi gia thp niên 2000 khi hãng BT chn Huawei cung cp thiết b vin thông.

n st th hai là nhng đng thái cun gói ca gii ngoi giao Anh và nht là các dân biu Ngh vin Châu Âu ca Anh trước ngày 31/1, ngày Anh chính thc không còn là thành viên ca Liên Hip Châu Âu EU. EU s h c Anh, đi màu nước Anh trên bn đ trong khi Anh cũng s có nhng đng thái tương t.

Nhưng cơn st được hai nn kinh tế ln nht thế gii quan tâm nhiu hơn c, ít nht là trong tun qua, là quyết đnh ca Anh cho phép Huawei tham gia vào xây dng mng lưới vin thông thế h 5, còn gi là 5G.

BRITAIN-USA/HUAWEI

Chính phủ Anh cho phép Huawei tham gia vào xây dng mng lưới vin thông thế h 5, còn gi là 5G.

Trung Quốc hin nhiên vui mng và quan h thương mi song phương gia hai nước thi hu Brexit s tiến trin tt đp hơn.

Hoa Kỳ từ trước ti nay vn vn đng Anh cm ca Huawei và không hài lòng vi chuyn Anh vn đ Huawei có chân trong mạng 5G dù ch được hot đng trong phn ngoi vi bao gm các trm tiếp ni và ăng ten. Theo quyết đnh ca chính ph Anh, Huawei s không được tham gia vào phn ct lõi liên quan ti các d liu ca người dùng, kết ni cuc gi hay chuyn tin nhn. Hơn na Huawei cũng ch được cung cp chng 35% thiết b ngoi vi và không được hin din ti các khu vc quân s hay cơ s ht nhân.

Bộ trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, người có chuyến thăm Anh trong tun này, đã thúc gic Anh cân nhc li quyết định va được đưa ra. Trong khi đó nhiu dân biu Hoa Kỳ công khai phn đi quyết đnh ca Th tướng Anh Boris Johnson.

Thượng ngh sĩ Tom Cotton ca Đng Cộng hòa, thành viên ủy ban tình báo Thượng vin, được BBC dn li nói : "Tôi s rng London va thoát khỏi Brussels đã li nhượng ch quyn cho Bc Kinh".

Vị thượng ngh sĩ cũng nói thêm rng quyết đnh ca Anh khiến Trung Quc có cơ s đ có các hot đng "do thám rng khp" Anh và to cho Bc Kinh đòn by v kinh tế và chính tr. Ông Cotton thậm chí nói chuyện Anh đ Huawei tham gia mng 5G chng khác nào đ tình báo Soviet KGB tham gia xây dng mng lưới đin thoi trong Chiến tranh Lnh.

Dân biểu H vin Elise Stefanik ca Đảng Cộng hòaviết trên Twitter rằng quyết đnh ca th tướng Anh là "sai trái, nguy him, và là sai lm thin cn".

Cũng không chỉ có các chính tr gia Hoa Kỳ lo ngi v quyết đnh của Anh. Mt cu lãnh đo Đng Bo th đương quyn ca Anh, Dân biu Iain Duncan Smith, nói Trung Quc là đi th ca Anh, ging như Nga, và coi quyết đnh ca chính ph Anh là "cc kỳ kỳ quc". Người ta cũng nói Đc tng sn xut tàu ngm rt tt hi cuối thập niên 1930 và Liên Xô cũng có radar rt tt nhưng Anh chưa bao gi mua nhng th vũ khí như vy.

Chính phủ Anh trong khi đó đã có quyết đnh mà theo h là thc tế và vn kim soát được an ninh ca mng 5G khi không cho phép Huawei tham gia vào h thống thần kinh ca mng vin thông cũng như gii hn đóng góp ca h mc 35% thiết b ngoi vi.

Quyết đnh này phn ánh chuyn chính ph Anh đã ng gt trên vô lăng hi gia thp niên 2000 khi hãng BT chn Huawei cung cp thiết b vin thông vì giá ca h cạnh tranh hơn nhiu so vi các đi th khác. T đó ti nay Huawei đã cung cp h thng thiết b tr giá nhiu t đô la cho các hãng vin thông Anh. Trong vic phát trin mng 5G hin nay, Huawei cũng được cho là cn ít h thng ăng ten hơn so vi các hãng khác và như vy đy nhanh tiến trình xây dng mng vin thông thế h 5.

Hôm vừa ri tôi gia hn hp đng vi hãng đin thoi kiêm dch v internet TalkTalk thêm mt năm na và được h gi cho mt modem mi. Mi khi tôi không my khi xem modem do hãng nào sản xut nhưng thy các tho lun v Huawei trong vài ngày qua nên xem th. Và qu tht modem đó là ca Huawei. Khó mà biết quyết đnh ca Anh có thc s gây tác hi v lâu dài dù được li trước mt v giá thành và tc đ phát trin mng 5G. Nhưng ít ra khi Huawei chỉ là thành viên thiu s ca mng ngoi vi, Anh vn có kh năng xoay s nếu gp bt trc.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 31/01/2020

********************

Hoa Kỳ thất vọng về quyết định của Anh cho phép Huawei xây dựng mạng 5G

VOA, 29/01/2020

Hoa Kỳ bày tỏ tht vng v quyết đnh ca nước Anh cho phép tp đoàn vin thông Huawei ca Trung Quc đóng mt vai trò hn chế trong mng di đng 5G ca Anh, mt quan chc cp cao trong chính quyn Tng thng Trump cho biết hôm 28/1.

hoavi2

Logo Huawei tại tr s chính ca tp đoàn vin thông Huawei ca Trung Quc Reading, Tây London, ngày 28/1/2020. (Photo by DANIEL LEAL-OLIVAS / AFP)

"Không có một gii pháp an toàn đ các nhà cung cp không đáng tin cy kim soát bt kỳ phn nào trong mng 5G. Chúng tôi nóng lòng làm vic vi nước Anh v mt bước tiến s dn đến vic loi tr các đi tác không đáng tin cy cung cp các b phn t các mng 5G", quan chc này nói, vi điu kin tên tui được gi kín.

Trước đó trong cùng ngày, Th tướng Anh Boris Johnson tuyên b cho phép tp đoàn Huawei tham gia xây dng mng di đng 5G Anh, dù là mt cách hn chế, đã gây bc bi cho n lc toàn cu ca Hoa Kỳ nhằm đy tp đoàn vin thông khng l ca Trung Quc ra khi ngành vin thông thế h mi ca các nước phương Tây.

Như vy, Anh thách thc đng minh thân cn nht ca mình, là Hoa Kỳ, theo hướng có li cho Trung Quc ngay trước khi din ra Brexit, khi bật đèn xanh cho ‘các nhà cung cp có ri ro cao’ như Huawei, được tham gia các phn ‘không nhy cm ca h thng 5G’.

Chính phủ Anh nói s cm tp đoàn Trung Quc cung cp hàng cho các phn "nhy cm", được gi là mng lõi. Huawei cũng b cm các khu vực gn các căn c quân s và đa đim ht nhân.

Việc nước Anh gt b thng thng các quan ngi ca M, rng Huawei có th được dùng đ đánh cp các bí mt ca phương Tây, đã làm cho chính ph ca Tng thng Trump tht vng, nhưng được tp đoàn Trung Quc hoan nghênh.

Mạng 5G cho phép truyn ti d liu vi tc đ cao, nhanh hơn nhiu so vi mạng 4G. Tc đ truyn d liu và tim năng ln ca nó giúp cho mng 5G, thế h mng vô tuyến th 5, tr thành nn tng ca nhiu ngành công nghip,và mt đu tàu tăng trưởng kinh tế.

"Tôi e rằng London đã thoát ly khi Brussels ch đ nhượng ch quyn cho Bắc Kinh", thượng ngh sĩ M Tom Cotton, thành viên đng Cng hòa, nói.

Ông khuyến cáo :

"Cho phép Huawei xây dựng mng 5G ca nước Anh ngày nay cũng ging như cho phép KGB xây dng mng lưới đin thoi dưới thi chiến tranh lnh. Đng Cng sn Trung Quốc coi như đã chen chân vào được đ có th tiến hành các hot đng gián đip cùng khp... và qua đó dùng v thế mnh hơn ca mình đ làm đòn by kinh tế và chính tr đi vi Vương Quc Anh".

Nước Anh nói quyết đnh ca h bo v an ninh quc gia trong khi cung cấp cho đt nước kh năng kết ni tm c quc tế. London qu quyết rng vn đ chia s tin tình báo, bao gm vi liên minh "Five Eyes- Năm Mt’ do M lãnh đo, s không b phương hi. Nước Anh là mt thành viên trong liên minh chia s thông tin tình báo với M được gi là Five Eyes-Năm Mt cùng vi Úc, Canada và New Zealand.

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Chuyến xe tử thần đến Anh của 39 di dân Trung Quốc

Việc phát hiện xác chết của 39 người nhập cư trong một chiếc xe tải ở Anh là sự kiện chấn động được tất cả các báo Pháp hôm nay 24/10/2019 đề cập đến.

xe1

Cảnh sát khám nghiệm chiếc xe tải chứa 39 xác di dân Trung Quốc phát hiện tại Grays, thuộc hạt Essex, cách Luân Đôn 20 km, ngày 23/10/2019. Reuters/Peter Nicholls

Thảm kịch xảy ra lúc Anh đang muốn chống di dân lậu

Bài xã luận của La Croix mang tựa đề "Khủng khiếp xung quanh vấn đề di dân" cho biết chủ đề được chuẩn bị cho số báo hôm nay là tình hình tồi tệ ở trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp, nhưng thông tin này đã khiến bức tranh thêm đen tối. Không rào cản nào ngăn được ý định của những người quyết tâm tìm đến Tây Âu.

Thảm kịch này còn mang tính biểu tượng vì có liên quan đến Đông Âu, trong lúc Anh quốc đang muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đặc biệt là để tránh luồng người nhập cư. Mạng lưới đưa người vượt biên muốn kiếm lợi nhuận tối đa, đã nhẫn tâm đưa các khách hàng đến chỗ chết. Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ sự đau xót trước bi kịch, còn lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đánh giá là "thảm kịch nhân đạo khó tin".

Trong bài "Chiếc xe tải nhục nhã", thông tín viên Libération tại Luân Đôn cho biết đơn vị cấp cứu được gọi đến vào lúc 1 giờ 40 phút sáng hôm qua 23/10, chỉ bất lực đưa ra từng nạn nhân một, đều đã chết, trong đó có một nữ vị thành niên. Ba mươi chín xác người vô danh, hiện chưa có ai than khóc. Họ đã để lại những người thân nào phía sau : cha mẹ, vợ con…, từ vùng đất xa xôi nào họ đã ra đi ? Các nạn nhân bị dồn ép trong chiếc xe tải đông lạnh, trong bóng tối hoàn toàn, không có không khí để thở - những điều kiện khủng khiếp.

Bungari, trung tâm của nạn buôn người

Chính quyền Bulgaria xác nhận chiếc xe đăng ký ở nước mình nhưng dưới tên một công ty của một phụ nữ Ireland, và chưa hề quay về Bulgaria từ năm 2017.

Theo tin AFP hôm nay, tất cả 39 nạn nhân bị chết cóng trong xe đều là người Trung Quốc. Trước đó ngày 18/06/2000, một trong những ngày nóng nhất trong năm, xác 58 người Trung Quốc được tìm thấy tại Dover, họ bị chết ngạt trong một chiếc xe tải từ Rotterdam đến, chỉ có hai người may mắn sống sót. Gần đây cũng đã có năm di dân khác thiệt mạng khi trốn trong xe tải để đến Anh. Những thảm cảnh này sẽ còn tiếp diễn, do những khó khăn trong việc đối phó với các mạng lưới đưa người vượt biên và sự thiếu phối hợp giữa các nước Châu Âu.

Le Figaro kể thêm, ngày 25/08/2015 cảnh sát Áo chận một chiếc xe tải đông lạnh bốc mùi khó chịu ở cách biên giới Hungary 20 km, phát hiện 71 xác chết. Kẻ buôn người mang quốc tịch Afghanistan đã nhận 1.000 đến 1.500 euro mỗi đầu người, rồi ra lệnh cho tài xế bỏ rơi các nạn nhân. Hắn ta đã lãnh 25 năm tù, cùng với ba người Bulgaria đồng phạm. Bi kịch này đóng vai trò ngòi nổ cho việc Hungary quyết định đóng cửa biên giới.

Theo Le Figaro, "Bulgaria là trung tâm của nạn buôn người". Trong báo cáo năm 2016, Europol nhận định trên 90% nhờ đến các mạng lưới đưa người vượt biên trong một phần hoặc toàn bộ cuộc hành trình của họ, thậm chí cảnh sát Pháp còn cho rằng tỉ lệ này lên đến 100%. Đó là những đường dây có tổ chức chặt chẽ, biết thích ứng theo với nhu cầu của khách cũng như lực lượng an ninh được huy động.

Người Trung Quốc và Việt Nam trong các băng nhóm đưa người vượt biên

Các tuyến đường chính đi vào Châu Âu hầu như không thay đổi, các băng nhóm đưa người thường là người Trung Quốc hay người Việt Nam. Đại đa số đến bằng đường bộ, một số qua Đại Tây Dương, bằng ba ngõ khác nhau. Con đường trung tâm nối Libya và Tunisia với Malta và Ý, rất dài và nguy hiểm, hoạt động tích cực nhất trong hai năm 2016 và 2017 nhưng nay đã giảm nhiều. Tuyến đường phía tây giữa Morocco và Tây Ban Nha thì rất nhộn nhịp : trên 17.000 người đã đến được Andalousy (nam Tây Ban Nha) trong năm 2019 ; đa số di dân đến từ Tây Phi hoặc Đông Phi. Tuyến phía đông có điểm đến đầu tiên là Hy Lạp, gần 40.000 người đã đến nơi trong năm nay. Ngoài ra còn có những tuyến đường khác đi xuyên qua Nga, Ukraine để đến Trung Âu, hoặc trực tiếp đến Bắc Âu, nhưng ít phổ biến.

Một khi đã vào được Hy Lạp, di dân thường mơ đến được Đức, Thụy Điển, Anh thông qua Croatia hay Bulgari ; và có những đường dây thứ cấp phụ trách. Đó có thể là những cá nhân giúp vượt qua biên giới để kiếm thêm tiền, nhưng còn là những tổ chức mafia. Các tổ chức này, theo số liệu của Europol năm 2015, tuyển dụng đến 40.000 "nhân viên", từ tài xế, môi giới cho đến đầu sỏ, hầu hết ở Đông Âu. Trong số đó người Bulgaria chiếm đa số, tiếp theo là Hungary và Iraq, các nghi can Bulgaria bị bắt không chỉ tại nước này mà cả tại Hy Lạp, Ý, Áo.

Những tuyến đường đưa người vượt biên còn được mafia sử dụng cho những hoạt động bất hợp pháp khác như buôn ma túy. Theo Liên Hiệp Quốc, việc đưa người nhập cư lậu mang lại nguồn lợi lớn thứ nhì chỉ sau ma túy, nhưng cũng gây nhiều chết chóc, mà cái chết của 39 người Trung Quốc hôm qua (31 nam, 8 nữ) là bằng chứng mới nhất.

Luật phạt vạ khách mua dâm tại Pháp

Cũng trên lãnh vực xã hội nhưng tại Pháp, Le Figaro nhận xét "Luật chống mại dâm được áp dụng khá chậm chạp", và không đồng đều tại các địa phương.

Ngày 06/04/2016, nước Pháp đã làm một cuộc cách mạng khi thông qua một đạo luật trừng phạt khách mua dâm, và bỏ việc phạt vạ các cô gái mại dâm chèo kéo khách. Kết quả cho đến nay ra sao ? Quỹ Scelles vốn ủng hộ luật này, cùng với cơ quan phụ trách hòa hợp xã hội (DGCS) đã làm một cuộc điều tra sơ khởi về tình hình từ tháng 1/2018 đến tháng 7/2019.

Nhà xã hội học Jean-Philippe Guillemet cho biết có ba trường hợp : Paris áp dụng rất tích cực, Narbonne rất yếu còn Bordeaux và Strasbourg thuộc loại trung bình. Tại Paris, có đến 2.263 khách mua dâm đã bị phạt vạ từ 1.500 euro đến 3.750 euro (trong trường hợp tái phạm), nhưng tại Strasbourg chỉ có ba ông khách bị phạt.

Các biện pháp khác để hỗ trợ cho gái mại dâm hoàn lương, về mặt xã hội, y tế và giáo dục cũng thế. Ở Paris, có 74 phụ nữ bán hoa cam kết bỏ nghề, trong khi tại Strasbourg chỉ có 3 người còn Narbonne không có ai. Nhưng nhìn chung, có 70 địa phương đã lập ra chương trình chống nạn mại dâm, trong khi trước đây không hề hành động. Thụy Điển đã khống chế được nạn mại dâm sau 20 năm kiên trì, và Pháp nay cũng đang hy vọng.

Tình hình Tunisia bất định sau cú sốc bầu cử

Nhìn sang Bắc Phi, Les Echos đặt vấn đề "Sau cú sốc bầu cử, Tunisia có còn quản lý nổi ?". Người dân đã hạ bệ giới tinh hoa lãnh đạo, nhưng do sốt ruột muốn thay đổi, họ không suy nghĩ kỹ về hệ quả của cuộc bỏ phiếu. Với một tổng thống không đảng phái, một Quốc hội manh mún và bức tranh toàn cảnh lộn xộn, có nguy cơ là đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức.

Cử tri đã chọn lựa một tổng thống không có kinh nghiệm chính trường, trước đó vài tháng vẫn còn vô danh, và nhất là không được tổ chức nào hỗ trợ. Kế hoạch cải cách của tân tổng thống Kaïs Saïed vẫn còn mơ hồ, và không có nhóm dân biểu ủng hộ nào tại Quốc hội, ông sẽ phải nhờ vào các nhân tố hiện có thậm chí cả phe Hồi giáo, nhưng ngay cả nhóm này cũng đang chia rẽ.

Chuyện dài Brexit

Về Brexit, Les Echos đặt ra năm câu hỏi xung quanh vấn đề làm tốn hao giấy mực này.

Thứ nhất, Bruxelles sẽ trả lời thế nào về việc hoãn ngày Brexit. Thứ hai, ông Boris Johnson liệu có thể đạt được việc tổ chức bầu cử trước Noel hay không. Thứ ba, dự luật Brexit sẽ ra sao, thứ tư, những tu chính án nguy hiểm nhất là gì và cuối cùng, chừng nào Anh mới chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Về câu hỏi cuối, có hai khả năng : hoặc Boris Johnson được 27 nước EU chấp nhận cho hoãn khoảng vài tuần lễ, gây áp lực lên các nghị sĩ ở Westminster ; hoặc có được thời hạn dài hơn để tổ chức bầu cử sớm. Dù sao đi nữa, khó thể dời lại được quá ngày 31/1 sang năm, vì EU muốn sớm kết thúc hồ sơ này.

Nhưng ba năm rưỡi sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 6/2016, đã có quá nhiều điều xảy ra nên giờ đây không có gì là bất khả. Nhất là những người còn hy vọng ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu muốn thúc đẩy một Brexit "mềm", kéo dài thời gian để mong một ngày đẹp trời nào đó có thể đảo ngược tình hình.

Tựa chính báo Pháp

Le Mondehôm nay chạy tít trang nhất "Brexit : Nghị Viện Anh thông qua thỏa thuận của ông Johnson nhưng chận lại về thời hạn" khiến thủ tướng Anh khó thể thực hiện được lời hứa ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31/10. Những người chủ trương Brexit bây giờ đứng trước câu hỏi, một khi rời EU sẽ theo chính sách tự do hay xã hội ? Nhật báo kinh tế Les Echos nói về "Di sản của Draghi", chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu vừa mãn nhiệm, đã điều hành trong bối cảnh căng thẳng chưa từng thấy. Tờ báo vẽ lên chân dung nhân vật đã "cứu vãn đồng euro".

Về mặt xã hội, Le Figaro cho biết "Các nhà hoạt động cực đoan chống ăn thịt gây lo ngại cho giới nông dân". Những tòa nhà bị đốt cháy, gây hoảng sợ cho gia súc, ghi hình lén… số vụ đột nhập vào các trang trại đã tăng gấp ba so với năm ngoái, đây là một mối lo ngại thực sự cho chính quyền. La Croix chạy tựa "Sống sót trong các trại tị nạn" với tấm ảnh những đứa bé bên cạnh một chiếc lều, báo động số di dân đến Hy Lạp lần đầu tiên đã gia tăng kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2015.

Libération đăng ảnh một cặp tân giai nhân trong đó chú rể mặc áo linh mục, nói về một điều cấm kỵ sắp được dỡ bỏ trong Giáo hội Công giáo : Đức giáo hoàng Phanxicô cho biết sẵn sàng cho những người đã có gia đình được thụ chức linh mục riêng tại Amazon để đối phó với tình hình thiếu các cha xứ tại vùng này. Đây là chủ đề đang được thảo luận tại Vatican và nếu thành sự thực, sẽ là một cuộc cách mạng đưa giáo triều Phanxicô đi vào lịch sử.

Thụy My

Published in Quốc tế

Thái tử Charles gạt Miến Điện khỏi hành trình công du Châu Á (RFI, 05/10/2017)

Áp lực lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng người Rohingya ngày càng lớn. Sau việc đại học Oxford rút ảnh bà Aung San Suu Kyi, giờ đến lượt hoàng gia Anh gạt Miến Điện khỏi lộ trình công du Châu Á của thái tử Charles, bắt đầu vào cuối tháng 10 này.

anh1

Thái tử Charles và công nương Camilla trên hàng không mẫu hạm HMS Prince of Wales tại Scotland ngày 08/09/2017. Reuters/Russell Cheyne

Theo AFP, thái tử Charles và công nương Camilla sẽ bắt đầu chuyến công du Châu Á vào ngày 30/10/2017. Trong vòng 11 ngày, thái tử Charles sẽ lần lượt đến thăm các nước Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Thông cáo của Clarence House (dinh thự của thái tử Charles) khẳng định mục đích của chuyến công du là nhằm thắt chặt quan hệ với các quốc gia nói trên trước thượng đỉnh Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth, diễn ra tại Vương Quốc Anh vào mùa xuân năm 2018.

Không như những gì giới truyền thông Anh thông báo vào tháng 9 vừa qua, chương trình chính thức được công bố hôm qua, 04/10/2017 không đưa Miến Điện vào lộ trình công du.

Theo giải thích của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Anh, "Các điểm viếng thăm trong chuyến công du hoàng gia đã được quyết định dựa trên những khuyến nghị của ủy ban công du hoàng gia, vốn dĩ đã xem xét cẩn trọng các ý kiến từ Bộ ngoại giao".

Như vậy là sau đại học Oxford, Anh Quốc đã gây thêm một áp lực ngoại giao với Naypyidaw trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Về phần mình, các tổ chức phi chính phủ hôm qua ước tính cần đến hơn 400 triệu đô la để đáp ứng các nhu cầu cứu trợ nhân đạo cho người tị nạn Rohingya trong vòng 6 tháng tới.

Minh Anh

******************

Đại học Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi (BBC, 02/10/2017)

Đại học Oxford, nơi bà Aung San Suu Kyi từng là sinh viên, đã gỡ bỏ bức chân dung của bà khỏi một trường (college), theo sau chỉ trích quốc tế về vai trò của bà trong khủng hoảng nhân đạo ở Myanmar.

ac3

Bà Aung San Suu Kyi đối mặt với chỉ trích quốc tế

Bạo lực tại Myanmar đã khiến hơn 400 nghìn người Hồi giáo Rohingya vượt biên sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Nữ lãnh đạo thực quyền của Myanmar bị chỉ trích là đã bác bỏ cáo buộc thanh trừng sắc tộc của Liên Hiệp Quốc.

Trường St. Hugh's College nói rằng bức chân dung của bà đã bị thay thế bằng một bức họa của Nhật Bản.

Trường này đã thay bức họa được treo trước đó bởi một tác phẩm của họa sỹ Nhật Bản Yoshihiro Takada. Lý do gỡ bỏ bức chân dung không được đưa ra rõ ràng.

Quản lý truyền thông Benjamin Jones cho biết bức chân dung đã được chuyển tới một "địa điểm an toàn" trong thời gian bức tranh của Takada được trưng bày.

Bức họa mới được giới thiệu tại trường vào đầu tháng này và hiện đang được trưng tại sảnh tòa nhà chính của trường St. Hugh's.

Bà Suu Kyi, một cựu tù nhân chính trị đã trở thành lãnh đạo thường dân Myanmar từ sau khi thắng cử năm 2015, đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế.

ac4

Bà Aung San Suu Kyi gặp lại bạn bè cũ tại đại học Oxford năm 2012

Trong một diễn văn tuần trước, người chiến tháng giải Nobel lên án việc xâm phạm quyền con người nhưng không khiển trách quân đội hay nhắc tới việc thanh trừng sắc tộc.

Bà tốt nghiệp từ trường St Hugh's thuộc đại học Oxford năm 1967 và được trao bằng danh dự vào tháng 6/2012.

Đại học Oxford cho biết sẽ không tước bằng danh dự của bà.

Thành lập năm 1886, St Hugh's là một trong những college lớn nhất của đại học Oxford với khoảng 800 sinh viên.

Published in Châu Á

Ngày 15/09/2017, một vụ đánh bom trên tàu điện ngầm ở Luân Đôn đã xảy ra. Cảnh sát đã nhanh chóng truy lùng và bắt giữ hai nghi can được cho là thủ phạm. Tiến triển điều tra nhanh chóng giúp trấn an phần nào công luận. Mức độ báo động ngay lập tức đã được giảm xuống một bậc. Thế nhưng, chi tiết lai lịch về các nghi phạm này một lần nữa khiến xã hội Anh cảm thấy bất an về một khía cạnh khác của vấn đề an ninh : Đó là trẻ em nhập cư.

tre1

Người tị nạn chờ dịp sang Anh đang xếp hàng nhận đồ cứu trợ tại trại tập trung Calais (bắc Pháp).RFI

Theo tường thuật của thông tín viên Lê Hải tại Luân Đôn, câu chuyện có thể bắt đầu từ những khu lán trại di dân ở quanh cảng Calais của Pháp.

"Một người di dân ngồi trên đất Pháp, trong khu trại tạm cư có đầy đủ tiện nghi tối thiểu mà chính quyền và các nhóm thiện nguyện đã xây dựng để dành riêng cho di dân dưới 18 tuổi, chê nước Pháp và bày tỏ nguyện vọng muốn vượt biên tiếp vào Anh. Theo Công ước Quốc tế thì người đủ tuổi được đối xử bằng luật di dân tị nạn, còn trẻ em thì được bảo vệ bằng những điều luật có từ năm 1989, cần phải có chỗ ăn ngủ an toàn, điều kiện vui chơi học hành và tôn giáo hay quan điểm chính trị xã hội riêng.

Có không ít người lớn tuổi khai thành trẻ con, và giải thích khuôn mặt cùng dáng vẻ già dặn là do trải qua chiến tranh, lao động cực khổ nơi quê nhà, hay gian khổ trên đường vượt biên. Tất nhiên là có những gia đình cắn răng gửi con còn bé ra nước ngoài nhưng cũng có không ít người trưởng thành khai man để tận dụng kẽ hở của luật pháp.

Trên nguyên tắc người ta có thể kiểm tra răng hay xương để định tuổi một cách chính xác, nhưng làm như vậy lại phạm vào nhân quyền nếu đối tượng thực sự là trẻ con, và do vậy mà vấn đề tuổi tác của người tị nạn vẫn luôn là một điều tế nhị ngay cả trên truyền thông.

Chính phủ Anh gần đây chính thức không áp dụng việc kiểm tra răng xương để xác định tuổi. Mùa đông năm 2016, khi nước Anh bất ngờ mở cửa nhận ồ ạt một nhóm trẻ em từ Calais để đóng cửa lán trại ở đây, thì những đoạn phim trên truyền hình đã khiến người xem phản đối mạnh. Bởi vì, những người tự nhận là trẻ em lại trông không giống trẻ em, mà thậm chí có người có thể là đã 29 tuổi. Bộ trưởng Nội Vụ lúc đó đã phải lên truyền hình trấn an dân chúng nước Anh"

Người nghèo tại Anh và dân tị nạn : Bài toán xã hội nan giải

Bà Amber Rudd khi trả lời phỏng vấn giới truyền thông có nói đến khó khăn của chính quyền trong việc phân loại giữa những em bé mà bố mẹ phải cắn răng cho đi lánh nạn, và những người lợi dụng luật pháp để hưởng lợi.

Điều này cũng là câu chuyện gây tranh cãi trong các cộng đồng người Việt ở Châu Âu, vì trước kia đúng là có những người được cha mẹ cho đi vượt biên khi còn rất bé, phải tự tồn tại và vươn lên nơi đất khách quê người.

Ngày nay có nhiều người Việt sang đây khai là trẻ em, và sau đó thì bỏ trốn khiến cảnh sát Anh phải đưa vào danh sách tìm kiếm trên toàn quốc, và không phải ai cũng bị phát hiện là người lớn trong cuộc phỏng vấn xác định tuổi.

Vừa rồi là một khán giả bày tỏ sự tức giận trên truyền hình về việc nhiều người tị nạn trông rất già mà vẫn được coi là trẻ em. Câu hỏi đặt ra phải chăng là người dân Anh không có tinh thần tương thân tương ái ? Anh Lê Hải cho biết tiếp :

"Thật ra cũng cần phải nhìn từ phía người dân Anh. Nhiều người trong số họ muốn đề cao tinh thần nhân đạo và sẵn sàng đón nhận tất cả người tị nạn. Đó chính là điều khiến cho nước Anh là điểm đến lý tưởng cho các làn sóng di cư từ đủ mọi nơi đổ về, so sánh với nước Pháp hầu như là không nhận người tị nạn và nước Đức thì chế độ đãi ngộ sau khi nhận không dễ dàng lỏng lẻo như ở đây.

Chính vấn đề này đang tạo ra một sự chia rẽ rất lớn trong lòng dân chúng mà hầu như báo chí chỉ dè dặt nhắc đến. Ví dụ có người Anh nghèo vô gia cư ngủ ngoài đường chờ rất lâu vẫn không có nhà xã hội, thì người tị nạn chỉ cần đến đăng ký là có ngay xe chở về nhà ở tạm.

Một bên là lòng trắc ẩn được luật hóa bằng các công ước quốc tế và tòa án Anh quốc, còn một bên là cảnh nghèo khổ của chính bản thân mình, khi đặt vào tình huống so sánh sẽ khiến người ta tức giận".

Lòng trắc ẩn đặt sai chỗ ?

Quay trở lại với hai nghi phạm của vụ đánh bom trên tàu điện ngầm ở Luân Đôn hồi trung tuần tháng 9 này, người thứ nhất là dân tị nạn từ Iraq, năm nay 18 tuổi, và người thứ hai cũng là dân tị nạn, từ Syria, năm nay 21 tuổi. Cả hai đều vào Anh trong tư cách trẻ em, và được cùng một gia đình người Anh nuôi.

Hai vợ chồng người nhận nuôi năm nay đã 71 và 88 tuổi, và đã nhiều năm nuôi trẻ tị nạn. Cả hai ông bà từng được chính phủ Anh tặng huân chương MBE cho các hoạt động giúp đỡ trẻ em. Cơ quan điều tra đang nghi rằng hai nghi phạm này đã từng gặp nhau từ trước đó, lúc chờ vượt biên ở Calais hay trên đường đi, hoặc thậm chí từng tham gia trại huấn luyện của các nhóm cực đoan ở vùng Trung Đông.

Nếu kịch bản này là đúng, thì rõ ràng là khủng bố đã lợi dụng cả lòng trắc ẩn của người Anh lẫn sự lỏng lẻo của luật pháp để đột nhập vào hòn đảo này và khi được lệnh thì phối hợp tấn công khủng bố. Vì sao sự chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cũng như cuộc sống an bình ở Anh không đủ để làm thay đổi ý chí cực đoan của họ ?

"Chắc chắn đó sẽ là những câu hỏi lớn dành cho tất cả mọi giới, từ chính phủ cho đến hệ thống an sinh xã hội, các nhóm thiện nguyện và từng người dân trên đất nước Anh. Đây không phải là lần đầu những kẻ khủng bố tương lai lọt lưới an ninh khi đổ bộ vào Anh bằng đường tị nạn.

Trong những vụ việc trước đây người ta từng chỉ ra những hiện tượng tương tự, mà lẽ hiển nhiên, người Hồi giáo cực đoan là từ bên ngoài di dân vào nước Anh, nơi có truyền thống Anh giáo nhưng sẵn sàng đón nhận người tị nạn từ các tôn giáo khác.

Tuy nhiên, nếu nói quá theo hướng phản đối thì lại trở thành nội dung tuyên truyền của các đảng phái cực hữu, muốn đuổi hết di dân nước ngoài ra khỏi nước Anh bằng những biện pháp cực đoan, và như vậy lại tạo ra một cuộc xung đột ý thức hệ còn lớn hơn nữa trên hòn đảo này.

Ngay khi tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lên mạng twitter một vài câu có hơi hướng mạnh tay thì thủ tướng Anh Theresa May đã phải lên tiếng phản đối, và hướng dư luận tập trung vào công tác điều tra của cảnh sát, nhìn vào vụ việc một cách cụ thể cá nhân hay hội nhóm, chứ không thể nói chung chung về tôn giáo hay sắc tộc nào cả.

Góc nhìn đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các nước Trung Âu như Hungary, Cộng hòa Séc, và Ba Lan, hoàn toàn không muốn bị ép phải nhận người tị nạn đến từ các nước Hồi giáo, phần nào do mối lo bị tấn công khủng bố".

Di dân : Nỗi lo của cả Châu Âu

Một cô gái Ba Lan trong cuộc biểu tình quy tụ cả trăm ngàn người nhằm phản đối áp lực của EU về việc phải nhận người tị nạn, cho biết không chấp nhận bất cứ luật lệ nào khác, đặc biệt là luật lệ Hồi giáo, trên đất Ba Lan. Tương tự vậy, thủ tướng Hungary cũng tạt một gáo nước lạnh vào mặt thủ tướng Đức Angela Merkel khi tuyên bố chống lệnh Châu Âu và muốn được diễn giải riêng về luật quốc tế năm 1997 về tị nạn.

"Theo ông, cuộc khủng hoảng này không đơn thuần là người tị nạn mà còn bao gồm cả di dân kinh tế và chiến binh ngoại quốc, mà diễn biến của nó vượt khỏi khả năng kiểm soát của các chính phủ. Bản thân Hungary là một quốc gia được lập nên từ những bộ tộc di cư, nhưng bức tranh mà thủ tướng Orban mô tả về cuộc di dân hiện nay trên thế giới là ở vào cấp độ thế giới với vô số người từ Trung Đông và Châu Phi đổ dồn vào Châu Âu.

Một lần nữa, ông cũng nói đến sự đối lập giữa đạo đức trách nhiệm của con người, và đòi hỏi một cuộc sống Châu Âu của những người tị nạn. Châu Âu không thể cho hết tất cả mọi người một cuộc sống tốt hơn được, và không được để mất Châu Âu vào con đường tan rã và mất đi các giá trị truyền thống".

Khi Châu Âu mở cửa biên giới để người dân tự do đi lại thì có nhiều bức tường biên giới khác đang được dựng lên để ngăn chặn làn sóng di dân. Bức tranh xã hội của nước Anh qua vụ đánh bom khủng bố ở Luân Đôn hồi trung tuần tháng 9 này trở thành câu chuyện không chỉ được nhiều người Châu Âu quan tâm, mà còn là cả vấn đề mà thế giới cần phải suy nghĩ. 

Bởi vì, bên kia trời Đông, nhất là tại Đông Nam Á, hàng trăm ngàn người dân Rohingya theo Hồi giáo phải ồ ạt bỏ chạy khỏi Miến Điện sang Bangladesh. Một bên là lòng trắc ẩn trước thảm cảnh của trẻ em chạy loạn và bên kia là sự an toàn của bản thân và gia đình. Đây sẽ còn là câu chuyện dài chưa có hồi kết cho nước Anh, Châu Âu và thế giới.

RFI, Lê Hải

Published in Quốc tế