Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngoại trưởng Mỹ : Trung Quốc là một "chế độ độc tài mong manh"

Trọng Thành, RFI, 01/01/2021

Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định vụ chính quyền Trung Quốc bỏ tù các nhà tranh đấu dân chủ Hồng Kông định trốn chạy khỏi Hoa Lục bằng đường biển, cho thấy bộ mặt thực sự của chế độ cộng sản Trung Quốc. Đó là "một nền độc tài mong manh".

quocte1

Một cuộc biểu tình phản đối đàn áp, đòi dân chủ tại Hồng Kông năm 2019.  Reuters – Tyrone Siu

Trong một thông cáo đưa ra hôm 31/12/2020, ngoại trưởng Mỹ khẳng định : "Một chế độ ngăn cản người dân rời khỏi đất nước là một chế độ độc tài mong manh, sợ hãi trước dân chúng của nước mình. Một chế độ như vậy không có tư cách để khẳng định là quốc gia lãnh đạo thế giới".

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện" cho những người bị kết án, và khắng định họ xứng đáng được coi như "những anh hùng". Từ nhiều tháng nay, ngoại trưởng của chính quyền mãn nhiệm Donald Trump liên tục khẳng định Bắc Kinh là đối thủ số một của nước Mỹ.

Phát biểu của ngoại trưởng được đưa ra sau khi một tòa án tại Trung Quốc ngày 29/12 kết án tù 10 nhà tranh đấu về tội "vượt biên trái phép". Mười nhà tranh đấu Hồng Kông định chạy trốn sang Đài Loan bằng thuyền, sau khi Bắc Kinh ban hành Luật An ninh Quốc gia mới, cho phép chính quyền đặc khu Hồng Kông đàn áp dễ dàng hơn những người đòi dân chủ. Các nhà tranh đấu Hồng Kông đã bị hải cảnh Trung Quốc bắt ngày 23/08/2020 ngay ngoài khơi đặc khu Hồng Kông.

Trọng Thành

*******************

Mỹ tố cáo Nga sửa luật để trấn áp NGO và truyền thông

Thụy My, RFI, 01/01/2021

Hoa Kỳ ngày 31/12/2020 lên tiếng cảnh báo việc Nga sửa luật để gia oil trấn áp các tổ chức phi chính phủ (NGO) và truyền thông, tố cáo Moskva vi phạm tự do ngôn luận.

quocte2

Nga siết chặt an ninh đêm Giao thừa 31/12/2020.  Reuters – Tatyana Makeyana

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết "quan ngại sâu sắc trước việc oil cường đàn áp xã hội dân sự tại Nga", đồng thời kêu gọi Moskva "tôn trọng các quyền của công dân nước mình".

Vào giữa tháng 12, Quốc Hội Nga đã thông qua các điều khoản để siết chặt một đạo luật có từ năm 2012. Theo luật này, các tổ chức nào nhận tài trợ từ ngoại quốc phải tuân theo các biện pháp rắc rối về hành chính, đặc biệt là phải đăng ký là "cơ quan nước ngoài" và ghi danh xưng này trong tất cả các sản phẩm xuất bản.

Luật trên sau đó đã mở rộng phạm vi đến các cá nhân như nhà báo hoặc blogger. Theo các sửa đổi mới nhất, một tổ chức hay cá nhân nhận vật tư hay tài trợ từ nước ngoài, hoặc từ các tổ chức đã bị oil à "cơ quan nước ngoài" đều bị xem là "nước ngoài" mà không cần phán quyết của tòa án.

Cơ quan kiểm soát viễn thông Nga hôm thứ Ba 29/12 thông báo đã triệu tập những người có trách nhiệm của các phương tiện truyền thông bị oil à "cơ quan nước ngoài", chuẩn bị trừng phạt họ vì không tuân thủ quy định trên.

Đài Châu Âu Tự Do (Radio Free Europe/Radio Liberty, tức RFE/RL), cùng với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) do Washington tài trợ cho biết đã có ba cộng sự viên nằm trong số những người đầu tiên bị "dán nhãn" là "nhân viên ngoại quốc".

Bà Daisy Sindelar, tổng biên tập RFE/RL cho rằng việc quy chụp các nhà báo chuyên nghiệp, làm việc có trách nhiệm như vậy là "đáng lên án". Theo bà, bộ Tư Pháp Nga đã "coi việc đưa tin là tội phạm, và không ngừng dập tắt những tiếng nói tìm cách thông tin, bảo vệ đồng bào".

Thụy My

******************

Brexit : Anh Quốc sang trang sử mới trong sự chia rẽ

Minh Anh, RFI, 01/01/2021

Sau 47 năm hội nhập và 4 năm rưỡi dùng dằng sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, hôm nay, 01/01/2021, Vương quốc Anh chính thức rời mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu. Một trang sử mới được mở ra tại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc và bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

quocte3

Khu phố vắng vẻ ở Luân Đôn sáng ngày 01/01/2021, ngày đầu tiên Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.  Reuters – John Sibley

Trong một xã luận được đăng trên tờ Daily Telegraph, thủ tướng Anh Boris Johnson, người tiến hành cuộc đàm phán Brexit, tuyên bố rằng năm 2021 sẽ là "một năm của sự thay đổi và hy vọng", khi ca ngợi bản thỏa thuận tự do mậu dịch ký được với Bruxelles ngay trước ngày Noel. "Bojo", biệt danh giới báo chí hay gọi thủ tướng Johnson, cam kết với người dân một thời đại mới đầy hứa hẹn và củng cố vị thế "vô địch tự do mậu dịch" của Anh Quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, theo AFP, nếu như thỏa thuận tự do mậu dịch, đạt được vào phút chót, đã tránh cho hai bên cú sốc đoạn tuyệt tàn phá kinh tế, thì nhiều thay đổi lớn diễn ra ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021.

Chẳng hạn việc tự do lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân giữa đôi bờ eo biển Manche sẽ không còn nữa. Kể từ ngày 01/10/2021, cần phải có passport để nhập cảnh ( nhưng không cần có visa ), thay vì là thẻ căn cước như trước đây, ngoại trừ giữa Tây Ban Nha và vùng Gibraltar, lãnh thổ của Anh nằm lọt thỏm ở Tây Ban Nha, cũng như là giữa Bắc Ailen và Cộng hòa Ailen. Hàng xuất khẩu, tuy không bị áp đặt hạn ngạch và thuế quan, nhưng phải hoàn tất các thủ tục khai báo và thanh tra dịch tễ.

Nhằm tránh cạnh tranh bất chính, thỏa thuận dày 1.246 trang còn dự kiến nhiều biện pháp trừng phạt trong trường hợp không tuân thủ các quy định về trợ giúp nhà nước, môi trường, luật lao động và thuế khóa.

Thỏa thuận hậu Brexit còn đặt dấu chấm hết cho các chương trình trao đổi giáo dục Eramus. Để có thể đến học tại Anh, sinh viên Châu Âu kể từ giờ phải xin visa du học và đóng học phí cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thỏa thuận còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như đánh bắt thủy sản, tài chính, cũng như các chương trình đối tác chiến lược…

Nếu như Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu phải chia tay trong tâm trạng "cay đắng" pha lẫn "nhẹ nhõm", không lời "tạm biệt", thì tác động chính trị đối với Anh cũng không nhẹ. Nước này vẫn bị chia rẽ giữa bên chống và ủng hộ Brexit. Như một sự mỉa mai, trong khi thủ tướng Anh vật vã đàm phán để Anh được rời Liên Âu, thì thân phụ ông, Stanley Johnson lại tuyên bố xin nhập quốc tịch Pháp để được ở lại với "Châu Âu".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Anh và Bruxelles chia tay êm ái : Kết thúc có hậu cho một Liên Âu đoàn kết

Trọng Thành, RFI, 28/12/2020

Châu Âu triển khai đợt tiêm chủng vac-xin phòng Covid đầu tiên, được mong đợi từ lâu, và Liên Âu cùng Anh khép lại cuộc hôn nhân nửa thế kỷ với cái kết có hậu là hai chủ đề lớn của báo chí Pháp ngày hôm nay, 28/12/2020. Bruxelles và Luân Đôn ký thỏa thuận về quan hệ tương lai "hậu ly hôn" đúng ngày Noel, tức ít ngày trước hạn chót.

brexit1

Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên Âu, ông Michel Barnier, người đã có đóng góp quyết định cho thỏa thuận hậu-Brexit. Ảnh chụp tháng 2 năm 2018 tại Bruxlles.  AFP

Báo chí Pháp hân hoan với toàn văn thỏa thuận vừa được công bố hôm qua 27/12. Les Echos chạy tựa trang nhất : "Brexit : Những điểm chốt của một thỏa thuận lịch sử". Le Monde cũng nói về "Brexit : Những điểm chính của thỏa thuận". "Brexit chuyển sang giai đoạn thực hiện" là tựa lớn của La Croix.

Đối với Liên Âu, thỏa thuận ly hôn ký kết với Anh vào những ngày cuối của năm 2020 đang khép lại là một tin mừng. Le Monde có bài xã luận : "Thỏa thuận Brexit : thở phào nhẹ nhõm trong cay đắng". Bài viết nhấn mạnh đến sức mạnh đoàn kết của khối 27 nước, đã dẫn đến thành công. Sau 9 tháng đàm phán ròng rã, thỏa thuận 1.500 trang đã được thông qua ngày 24/12. Trong suốt thời gian đàm phán này, "trái ngược với mọi trông đợi", 27 nước Châu Âu đã thể hiện một sự đoàn kết rất mật thiết. Theo Le Monde, trong các đàm phán có ý nghĩa sống còn với tương lai của Liên Hiệp, bảo vệ "thị trường duy nhất" đã là nguyên tắc đoàn kết các nước Châu Âu.

Bài xã luận của Le Monde cũng nhiệt liệt ca ngợi ông Michel Barner, chính trị gia Pháp, người phụ trách nhóm đàm phán của Liên Âu, "bởi năng lượng mà ông đã dành cho các thương thuyết đầy gian nan, bởi sự điềm tĩnh không bao giờ thiếu vắng, bất chấp các mưu toan gây bất ổn không ngừng, bởi tinh thần vì tập thể của ông trước mỗi thử thách ‘‘chia để trị’’, và đây chính là điều cho phép giữ được niềm tin của tất cả cho đến cùng".

Bí quyết

Nhật báo Le Figaro có bài phỏng vấn trưởng đoàn đàm phán về quan hệ tương lai Luân Đôn – Bruxelles hậu Brexit, Michel Barnier. Trả lời cho câu hỏi "làm thế nào mà ông duy trì được sự đoàn kết của khối 27 nước trong vấn đề này", chính trị gia người Pháp thuật lại ngọn nguồn câu chuyện, từ điểm khởi đầu của cuộc đàm phán ly hôn với nước Anh, khởi sự từ tháng 10/2016, trong bối cảnh Donald Trump, với quan điểm bài Châu Âu, đắc cử tổng thống Mỹ tháng 11 cùng năm, Liên Âu lâm vào tình trạng mong manh.

Sau khi được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker chính thức bổ nhiệm, Michel Barnier đã dành 3 tháng để gặp gỡ từng nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của khối 27 nước, để ghi nhận lập trường, quan điểm, mối lo ngại của mỗi bên. Lãnh đạo mỗi nước đều cảm thấy lo lắng, vì nhiều lý do khác nhau. Trưởng đoàn đàm phán Michel Barnier nêu hàng loạt ví dụ về các nhu cầu quan trọng khác nhau của mỗi quốc gia thành viên, mà đại diện đàm phán với Anh đã coi như vấn đề chung của Liên Hiệp.

Theo trưởng đoàn đàm phán Banier, bí quyết đoàn kết 27 nước là "minh bạch hoàn toàn" với Nghị Viện Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu : "nói tất cả, với tất cả mọi người và đồng thời !". Đây là điều đã tạo nên niềm tin cậy của toàn khối.

Xã luận La Croix, với tựa đề "Một bài học Châu Âu" cũng nêu ra cùng một nhận định Liên Âu đã tỏ ra "đoàn kết và cứng rắn", và "bài học Châu Âu" này chính là điều mà các quốc gia thành viên cần ghi nhận.

Hậu trường đàm phán

Nhật báo kinh tế Les Echos dành một bài viết điểm lại một số diễn biến quyết định trong hậu trường đã dẫn đến thỏa thuận thành công, với vai trò đặc biệt quan trọng của trưởng đoàn đàm phán Barnier. Vai trò của nhà đàm phán Pháp càng nổi rõ, khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chính trị gia Đức Ursula von der Leyen có xu hướng sẵn sàng có nhiều nhân nhượng với Anh.

Thắng lợi chính trị của thủ tướng Anh

Với thỏa thuận vừa ký với Liên Âu, theo Le Figaro, trước mắt thủ tướng Anh đã giành được một thắng lợi chính trị. Tuy nhiên, vấn đề đối với ông Boris Johnson là làm sao biến Brexit trở thành "một thành công". Thỏa thuận có thể "giúp tránh được bão tố đến ngay tức khắc, nhưng không hề đồng nghĩa với việc trời yên bể lặng". Đạt thỏa thuận rõ ràng hơn nhiều so với "no deal", nhưng theo dự báo của chính phủ Anh, GDP Anh quốc về dài hạn sẽ sụt giảm từ 6% đến 4%.

Anh : giật lùi về những năm 50

Cho dù cuộc chia tay có hậu, đây cũng là cuộc chia tay đầy cay đắng : đối với Liên Âu cũng như đối với nước Anh. Le Monde có bài bình luận mang tựa đề "Đối với người Anh, Brexit tương ứng với việc đi giật lùi về những năm 1950". Nhà bình luận Philippe Bernard đối lập các phát biểu đầy vẻ lạc quan của nhiều lãnh đạo Anh, trong đó có thủ tướng Boris Johnson, coi việc rời khỏi Liên Âu là điều "tuyệt vời", "không hề tốn kém gì", với thực tế trần trụi.

Le Monde dẫn lời ông Peter Kellner, cựu lãnh đạo viện thăm dò dư luận YouGov, có trụ sở tại Anh. Theo đó, nước Anh trong thời gian hơn 4 năm chuẩn bị cho Brexit vừa qua, giống như người nhảy từ trên vách đá : "Vào thời điểm chạm đất, nỗi đau đớn sẽ buộc người ta phải đối diện với sự thật trần trụi, những lời lẽ dối trá liên tục được đưa ra từ cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về Brexit sẽ bị phơi bày ra ánh sáng". Theo nhà báo Philippe Bernard của Le Monde, cho dù thỏa thuận hậu ly hôn được ký kết, ác mộng còn chưa chấm dứt với Anh cũng như Liên Âu. Trước hết là đối với nước Anh.

Chủ nghĩa dân tộc thức dậy với cuộc trưng cầu dân ý Brexit được ví với mồi lửa được châm lên có nguy cơ làm nổ tung Vương quốc Anh đa dân tộc, như hình ảnh mà nhà báo Ireland Fintan O’Toole đưa ra : "với một Nhà nước đa dân tộc, chơi với chủ nghĩa dân tộc mà không bị bỏng tay là một ảo ảnh". Kể từ giờ, Luân Đôn sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ ly khai của hai xứ Scotland và Bắc Ireland, và nhiều vấn đề kinh tế và địa chiến lược khác. Brexit hoàn toàn không phải là "một chuyến du ngoạn trên con đường trải đầy hoa hồng", như hứa hẹn của nhiều chính trị gia Anh quốc.

Bài viết của nhà báo Le Monde cũng điểm lại nhiều mặc cảm in đậm dấu ấn thời Thế chiến Hai của một bộ phận chính trị gia Anh quốc với Châu Âu lục địa, những mặc cảm được coi là khiến Anh quốc khó lòng xây dựng được mối quan hệ mật thiết với Liên Âu.

Tiêm chủng Covid : Thách thức vô cùng lớn

Đợt tiêm chủng vac-xin chống Covid đầu tiên tại Pháp là một chủ đề lớn của các báo hôm nay. Le Figaro có bài xã luận "Thách thức vô cùng lớn".

Theo Le Figaro, "chưa bao giờ vac-xin được chế tạo nhanh chóng đến như vậy", nhưng cũng chưa có gì bảo đảm là tiêm chủng sẽ cho phép nhanh chóng đẩy lùi đại dịch. Cần phải ít nhất vài tháng trước khi đa số dân chúng được tiêm chủng. Và từ đây đến đó, đời sống xã hội vẫn sẽ tiếp tục như từ gần một năm nay. Cụ thể là tiếp tục mang khẩu trang, nhiều quyền tự do tiếp tục bị giới hạn. Nguy cơ một làn sóng dịch thứ ba bùng phát.

Riêng về vac-xin, theo Le Figaro, nhiều câu hỏi hiện vẫn chưa có lời giải. "Liệu tất cả các tác động phụ đã được biết đến hay chưa ? Hai liều vac-xin có đủ để ngăn cản việc virus lây nhiễm ? Liệu vac-xin có hiệu quả để chống lại mọi biến thể của virus ? Cơ chế miễn dịch đạt được có duy trì được mãi không ?".

Nhật báo thiên hữu Pháp nhấn mạnh là "thành công giai đoạn tiêm chủng quyết định này là một thách thức vô cùng lớn", đối với chính quyền các nước. Điều này lại càng đặc biệt đúng với Pháp, nơi chính phủ liên tục bị lên án từ đầu dịch đến nay, do nhiều quyết định sai lầm. Chính phủ Pháp cần "hành động khéo léo" để không làm trầm trọng hơn tình trạng ngờ vực vac-xin hiện nay. Le Figaro gọi ngờ vực là một "con virus" đáng sợ khác tại nước Pháp đầu thế kỷ 21.

Dè dặt

Libération, vừa tựa đề "chậm rãi", chú ý đến chiến lược tiêm chủng mang tính thăm dò của chính phủ Pháp : tiêm chủng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia Châu Âu khác, và trước mắt chỉ tập trung vào tiêm chủng cho người cao tuổi và nhân viên y tế ở 7.000 trung tâm dưỡng lão. Các bác sĩ, y tá, những người trên tuyến đầu chống dịch, sẽ chỉ nhận được vac-xin vào đầu tháng 3 tới. Theo Libération, lý do là chính quyền lo ngại bị những người hoài nghi vac-xin phản đối. Nhật báo thiên tả tỏ ra sốt ruột trước tốc độ triển khai tiêm chủng hiện nay, trong lúc virus đang giết thêm hơn 200 người Pháp mỗi ngày.

Lý do lựa chọn

Về chủ đề chiến lược tiêm chủng Covid, Le Monde có bài giải thích kỹ lưỡng với tựa đề "Tiêm chủng : Các lý do của lựa chọn Pháp", so sánh với một số quốc gia láng giềng Châu Âu. Nếu như nước Ý ưu tiên tiêm chủng trước hết cho toàn bộ nhân viên ngành y, với khoảng 1,4 triệu người, thì chính phủ Pháp quyết định chia thành nhiều đợt.

Đợt một, tiêm chủng cho nhân viên y tế các viện dưỡng lão, cơ sở điều trị dài hạn. Đợt hai, tiêm chủng cho các nhân viên y tế trên 50 tuổi, và nhân viên ngành y có một hoặc nhiều bệnh nền. Đối tượng tiêm chủng đợt hai cũng là người từ 65 tuổi trở lên. Số còn lại của các nhân viên ngành y sẽ được tiêm chủng vào đợt ba, tức cuối mùa xuân.

Lý do trước hết khiến nước Pháp không thể tiêm chủng cho toàn bộ nhân viên ngành y, 2 triệu người, ngay trong đợt đầu, vì không đủ vac-xin. Theo ông Alain Fischer, đầu tháng Giêng tới, Pháp sẽ có tổng cộng 3 triệu liều, chưa đủ số lượng để tiêm cho riêng nhân viên ngành y (hai mũi/người). Một lý do khác được một số chuyên gia đưa ra là đa số nhân viên ngành y có sức khỏe tốt, tuổi trẻ, nên không phải là những người có nhiều nguy cơ bị lâm bệnh nặng, khi nhiễm virus.

Một lối sống hậu Covid-19

Mặc dù có thuốc chủng ngừa, nhưng cuộc sống sẽ không sớm trở lại như trước, thậm chí không thể như trước, theo nhiều chuyên gia. Le Monde dành trọn hai trang báo trong mục "Ý tưởng" đăng tải bài phỏng vấn nhà triết học Claire Marin, với tựa đề "Bị nhiễm virus hay không, chúng ta cũng sống như những người bệnh". Nhà triết học giải thích cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra đã gây ra những đổ vỡ lớn như thế nào trong xã hội Pháp, và đề xuất một lối sống khác trong năm tới 2021. Nữ triết gia Claire Marin là tác giả cuốn sách "Séparation" (Chia ly), xuất bản năm 2019, gây nhiều chú ý.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Sau Brexit, Anh sẽ áp dụng luật đặt thang bậc 70 điểm nhận lao động có tay nghề nhập cư với trình độ tiếng Anh được 10 điểm.

brexit1

Chế độ thang điểm mới ưu ái chuyên gia, người có tay nghề cao hơn là lao động phổ thông

Dù luật về lao động nhập cư đã được nêu trong Diễn văn khai mạc Nghị viện Anh hồi tháng 12/2019, chính phủ Anh nay mới chính thức công bố văn bản về chính sách nhập cư hậu Brexit.

Quy chế mới này, áp dụng từ 2021, khi Anh hết thời kỳ chuyển tiếp năm nay đã học theo cách tính điểm của Úc, Canada và New Zealand nhưng không giống hẳn.

Anh sẽ đề ra bảng 70 điểm, gồm cả điểm cho trình độ nói và sử dụng tiếng Anh trong ngành nghề mà Anh cần.

brexit2

Một ví dụ về cách tính điểm theo bảng điểm nhập cư vào Anh

Cho tới nay, công dân EU vào Anh có thể làm việc mà không cần chứng nhận biết nói tiếng Anh vì mọi ngôn ngữ của các nước thành viên EU được công nhận bình đẳng.

Hệ thống điểm số mới để cấp visa lao động vào Anh gồm ba phần :

1. Phần bắt buộc gồm :

- Giấy mời và hợp đồng lao động từ chủ lao động : 20 điểm

- Tay nghề được công nhận : 20 điểm

- Tiếng Anh ở trình độ cần thiết cho nghề đó : 10 điểm

2. Phần về thu nhập tối thiểu :

- £20.480 - £23.039 bảng Anh/năm : 0 điểm

- £23,040 - £25.599 bảng Anh/năm : 10 điểm

- Từ £25.600 bảng Anh/năm trở lên : 20 điểm

3. Phần cho thêm điểm :

- Nghề trong lĩnh vực Anh đang thiếu : 20 điểm

- Bằng tiến sĩ (PhD) cho nghề cần tuyển : 10 điểm

- Bằng tiến sĩ trong bộ môn STEM : 20 điểm

Nhìn chung, có ba nhóm điểm chuẩn chính là trình độ tay nghề, mức lương trong giấy mời tới Anh làm việc, và nhu cầu công việc cụ thể trên thị trường lao động tại Anh.

Nói ngắn gọn thì Anh Quốc muốn giảm số lao động phổ thông, tay nghề thấp (lower-skilled workers), và hướng tới nhân công có tay nghề cao.

Theo báo Times ở London, chính phủ Anh muốn "8 triệu người đang không hoạt động kinh tế gì" (economically inactive) ở nước này nhận các công việc thay cho nhân công từ EU".

Bộ Nội vụ Anh, cơ quan phụ trách Cục di trú, áp dụng quan điểm rằng sau khi chấm dứt tự do đi lại, cư trú với công dân EU, các doanh nghiệp Anh cần tự thích ứng vì sẽ không còn nguồn lao động thu nhập thấp từ EU nữa.

Bộ trưởng Nội vụ, bà Priti Patel nói "hệ thống mới này nhằm mời gọi các tài năng sáng nhất, tốt nhất đến cho nước Anh".

brexit3

Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel nhấn mạnh đến nhu cầu tuyển người có tay nghề cao, 'thông minh và giỏi' vào Anh

Theo Bộ Nội vụ, công ty tuyển lao động cần tránh phụ thuộc vào nguồn nhập cư, mà phải đầu tư vào nhân công đã tuyển dụng để giữ chân họ, cũng như đầu tư vào công nghệ cao, tự động hóa.

Ngoài ra, chừng 3,2 triệu công dân EU đã xin ở lại Anh sẽ giúp bổ sung nhân công vào thị trường lao động, theo cách nhìn nhận của chính phủ Anh.

Quan điểm này hiện gặp phải ít nhiều chỉ trích từ các giới.

Còn về nhu cầu lao động vụ mùa, chủ yếu trong thu hoạch rau quả, chính phủ Anh tăng quota lên 10 nghìn giấy phép một năm, và đưa ra thỏa thuận "di chuyển cho thanh niên" (youth mobility arrangements) để chừng 20 nghìn người trẻ có thể tới Anh làm việc mỗi năm.

Việc cần có hệ thống thang điểm rõ ràng không chỉ giúp Anh đủ nhân công cho nền kinh tế mà còn gián tiếp làm giảm dòng người nhập cư lậu, theo các nhà quan sát.

Vụ 39 người Việt chết trong xe thùng trên đường vào Anh hồi tháng 10/2019 đã gây ra cuộc tranh luận tại Anh, kể cả trong Quốc hội, về hành lang pháp lý cho lao động vào Anh chính thức, hợp pháp.

Một chính sách nhập cư rõ ràng cho người ngoài EU có thể giúp tránh thảm họa di cư trái phép, vừa nguy hiểm, vừa gây ra các vấn đề thuế, hình sự cho Anh.

Khó hơn cho dân EU, dễ hơn cho bên ngoài

Đối với người từ ngoài EU, thì quy chế tuyển dụng lao động vào Anh là dễ dãi hơn trước, theo Danny Shaw, phóng viên chuyên về nội vụ của BBC News.

Nhưng với công dân EU sang Anh thì chế độ mới này sẽ "là cú sốc", ông Danny Shaw viết.

"Họ vốn đã quen di chuyển tự do giữa Anh và lục địa Châu Âu, nên quy chế mới này là cú sốc".

brexit4

Anh sẽ không cấp giấy phép lao động cho nghề phục vụ

Theo ông Danny Shaw, luật mới cho người EU sang thăm viếng Anh tới sáu tháng nhưng nếu muốn ở lại làm việc thì họ phải xin giấy phép lao động bình thường và phải đạt 70 điểm trong thang bậc đánh giá của Cục di trú.

"Sẽ không có giấy phép lao động cấp cho các nghề phục vụ, tay chân như làm dọn dẹp nhà hành, khách sạn, nhà dưỡng lão, chế biến nông sản".

Tuy thế, quy chế mới cũng cho vào hạng mục 'lao động có tay nghề' (skilled workers) các nghề như thợ mộc, thợ nề và trông trẻ.

Vấn đề là quy chế mới này có đủ để bù vào thiếu hụt của thị trường lao động, hay sẽ buộc các công ty "phải dọn đi làm ăn nơi khác ?", ông Shaw đặt câu hỏi.

Published in Quốc tế
dimanche, 16 février 2020 18:24

Brexit và bài học nào cho Việt Nam?

Vào 23 giờ đêm 31/01/2020, Vương quốc Anh chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu (EU) sau 47 năm “chung sống” (1973-2020). Tuy nhiên thủ tục hậu “hôn nhân” còn kéo dài đến hết năm 2020 với việc giải quyết gần 600 hiệp ước giữa Anh và EU.

Người dân EU đón nhận sự kiện này với một tâm lý bình thản vì đã được chuẩn bị tâm lý suốt 4 năm qua. Người dân Anh thì gần như chia làm hai phía, một phía vui mừng và một phía không hài lòng.

Đây là một sự kiện đặc biệt vì lần đầu tiên có một nước xin ra khỏi EU. Từ trước tới nay chỉ có những nước muốn gia nhập EU. Đơn xin gia nhập còn rất nhiều như Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine…

EU bao gồm 27 nước (sau khi Anh rút ra) với dân số gần 440 triệu người sống trên diện tích hơn 4,2 triệu km vuông. Nền kinh tế của EU đứng thứ 2 thế giới chỉ sau mỗi Mỹ và tương lai sẽ qua mặt Mỹ. Còn nước Anh hiện tại có dân số là 62 triệu người với nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới và thứ hai ở Châu Âu sau Đức.

brexit1

Việc nước Anh ra khỏi EU là điều đáng tiếc nhưng không bất ngờ vì nước Anh có nhiều khác biệt với EU

Việc nước Anh ra khỏi EU là điều đáng tiếc nhưng không bất ngờ vì nước Anh có nhiều khác biệt với EU. Đầu tiên, Anh là một đảo quốc trong khi EU là lục địa. Điều thứ hai, cho đến cuối thế kỷ 19 thì Anh vẫn là một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới với các thuộc địa trải dài khắp 5 châu. Điều này ai cũng biết qua câu nói nổi tiếng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Đến năm 1890, lần đầu tiên một cường quốc có GDP vượt qua Anh đó là Mỹ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Anh phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa, nền kinh tế Anh đã rơi vào khó khăn khi xếp sau cả Đức lẫn Nhật Bản. Anh đã phát triển mạnh mẽ trở lại sau khi gia nhập EU vào năm 1973. Hiện tại thì Anh vẫn là một cường quốc thế giới và nằm trong nhóm G7 với một nền kinh tế năng động, một thị trường tài chính lớn và một quân đội hùng mạnh, đặc biệt là hải quân.

Chúng ta cùng nhớ lại sự kiện trưng cầu dân ý năm 2016 về việc nước Anh ở lại hay rời khỏi EU, kết quả người dân Anh chọn Brexit với một tỉ lệ sát sao là 51,9% (48,1% chọn ở lại EU). Xung quanh cuộc trưng cầu dân ý này, như Tập Hợp đã phân tích, đây là một sai lầm của cựu thủ tướng Cameron khi ông đã đẩy công việc khó khăn đó cho người dân trong khi chính các chính trị gia Anh phải đưa ra quyết định vì chỉ có họ mới đủ kiến thức và sáng suốt để làm điều đó. Trong cuốn hồi ký sắp ra mắt tới đây ông Cameron cũng đã thừa nhận sai lầm bằng sự “hối tiếc đã cho mở trưng cầu dân ý tháng 6/2016”.

Hậu quả là những người Anh lớn tuổi đã chọn Brexit trong khi giới trẻ chọn ở lại EU. Nghịch lý ở đây là những người già quyết định bỏ phiếu cho một tương lai mà họ không còn có mặt trong khi thế hệ trẻ lại bị áp đặt một tương lai mà họ không muốn bởi những người không còn sống tới lúc đó. Sự hoài niệm, lòng tự hào về một quá khứ huy hoàng của nước Anh và nỗi lo sợ mất quyền lợi khiến tầng lớp lớn tuổi Anh bỏ phiếu chọn Brexit.

Một lý do nữa khiến người Anh chọn Brexit là họ sợ “mất độc lập”. Điều này đúng một phần, khi gia nhập EU thì mọi quyết định quan trọng đều được thảo luận và biểu quyết tại Bruxelles thay vì London. Các bộ luật của EU có giá trị pháp lý cao hơn các bộ luật của các nước thành viên. Tuy nhiên đó là một cái giá hoàn toàn xứng đáng khi gia nhập EU để đổi lấy các thuận lợi về hợp tác kinh tế-chính trị. Ví dụ, khi gia nhập EU thì ngành đánh cá của Anh bị thiệt hại khi vùng đặc quyền đánh bắt cá thuộc về cả EU thay vì mỗi mình Anh như trước đây. Bù lại Anh được xuất khẩu rượi whisky của Scotland vào EU không bị đánh thuế. Nói chung Anh được lợi rất nhiều khi tham gia vào EU. Trước đây muốn mở mang bờ cõi và thị trường thì nhiều nước, trong đó có Anh, đã gây ra nhiều cuộc chiến đẫm máu. Lập luận cho rằng nước Anh sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi phải giúp các nước nghèo trong EU cũng không thuyết phục lắm vì trong bất cứ một cuộc chơi hay sự hợp tác nào thì người giỏi và giàu luôn hưởng phần lợi nhiều hơn. Với kinh nghiệm gần 30 năm kinh doanh tôi dám khẳng định điều đó.

Một lý do nữa của Brexit là nhiều người muốn nước Anh trở thành thiên đường về tài chính của thế giới. Tuy nhiên với Brexit thì trung tâm tài chính thế giới mà London đang có sẽ chuyển sang nơi khác như New York (Mỹ) hoặc Frankfurt (Đức).

Nghịch lý của việc Anh rời EU là họ đi ngược lại với phong trào “toàn cầu hóa”. Nhu cầu kết hợp và liên minh với nhau giữa các quốc gia trên khắp thế giới đang ngày càng mở rộng và là trào lưu chung của thế giới. Ngay cả Đông Nam Á cũng kết nạp 4 quốc gia cuối cùng để trở thành một liên minh thống nhất trong khu vực là ASEAN. Sau khi rời EU trọng lượng của nước Anh sẽ giảm đi đáng kể, nước Anh sẽ sớm cảm nhận được sự cô đơn.

Chúng ta cần biết một điều rằng EU là một kết hợp lớn nhất và đẹp nhất từ trước đến nay trong lịch sử nhân loại khi ra đời trong hòa bình và tự nguyện chứ không hề có một tiếng súng hay bất cứ sự áp đặt nào. Kết hợp này cũng là nhân văn và xứng đáng nhất khi được đặt trên nền tảng các giá trị đúng như dân chủ tự do và tôn trọng các quyền con người. Từ trước đến nay chúng ta chỉ nghe và biết đến các liên minh vì quyền lợi. EU cũng là kết hợp mạnh nhất, có tương lai nhất vì gồm nhiều quốc gia hùng mạnh và văn minh nhất tại Châu Âu. EU đang trong giai đoạn thay đổi và hoàn thiện để tiến lên và trong một tương lai gần sẽ thay thế Mỹ đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới dân chủ.

Bài học nào cho Việt Nam từ sự kiện Brexit?

Một bài học quan trọng cần rút ra cho Việt Nam đó là không nên tiến quá nhanh trong các quan hệ quốc tế và khu vực. EU đang phải đối mặt nhiều vấn đề vì phát triển quá nhanh, từ 6 nước ban đầu (1951) lên 12 nước (1986) nước rồi 28 nước (2013). Một câu hỏi quan trọng đặt ra khi mở rộng EU: Đó sẽ là một liên hiệp giữa các quốc gia độc lập hay một liên bang với luật pháp, ngoại giao và quân đội chung? Những vấn đề quan trọng như vậy chưa được thảo luận một cách rốt ráo và vì thế chưa có câu trả lời rõ ràng cho người dân các nước EU. Đây là lý do khiến khuynh hướng dân tộc hẹp hòi trỗi dậy trong nhiều quốc gia EU, trong đó có Anh. Các quan niệm cũ về quốc gia đã thay đổi hoàn toàn trong thế kỷ 21, đặc biệt sau khi phong trào toàn cầu hóa đã trở thành xu thế của thời đại mới. Trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, chúng tôi có nói rằng quan niệm cũ, xem quốc gia như một lãnh thổ, một dân tộc, một ngôn ngữ và một lịch sử đang bị xét lại và mọi người ngày càng nhìn quốc gia như là một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung.

Việt Nam sẽ có hai vấn đề trong khu vực, với hai nước láng giềng Lào, Campuchia và khối ASEAN. Lào và Campuchia là hai nước rất cần Việt Nam để có đường ra biển (biển của Campuchia quá nhỏ và khuất). Việt Nam trong tương lai sẽ không lập ra bất cứ liên minh chung nào giữa Việt - Miên - Lào trong khối ASEAN để người dân Lào và Campuchia hiểu lầm là Việt Nam có tham vọng mở rộng biên giới quốc gia. Việt Nam sẽ hợp tác đầy đủ và toàn diện với Lào và Campuchia trên tinh thần minh bạch, dân chủ, đôi bên cùng có lợi. Việt Nam thực sự tôn trọng chủ quyền của hai nước. Theo quan niệm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì sức mạnh của một quốc gia (hay dân tộc) là sự lan tỏa ảnh hưởng ra thế giới chứ không phải việc giành giật một vài miếng đất của hàng xóm. Không nên đặt vấn đề thiết lập lại Liên bang Đông Dương như trước đây ngay cả khi Lào và Campuchia đề nghị điều đó. Nếu cần Việt Nam sẽ ký các hiệp ước song phương với từng nước với cùng một nội dung. Dứt khoát tránh gây mọi hiểu lầm từ người dân Lào và Campuchia là Việt Nam có định xâm lược hay nhòm ngó đất đai của họ.

Tất nhiên ai cũng biết hiện tại thì Lào và Campuchia đang phụ thuộc rất nặng vào Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Tuy nhiên sớm muộn thì Trung Quốc cũng sẽ rút lui và co cụm lại. Họ sẽ buông, không chỉ Việt Nam mà cả Lào và Campuchia.

Với hiệp hội ASEAN thì có lẽ Việt Nam nên dừng ở chỗ tự do đi lại như hiện nay. Không nên đi quá nhanh, mà mọi bước đi đều phải cân nhắc kỹ càng. Chúng ta cam kết tuân thủ mọi qui định của ASEAN cũng như góp phần tối đa cho sự phát triển chung của cả khối. Không nên đặt những mục tiêu quá lớn và quá tham vọng với ASEAN để tránh thất vọng cho cả hai. Khiêm tốn và thận trọng sẽ giúp Việt Nam phát triển một cách hòa bình và hài hòa với các nước trong khu vực, đặc biệt là với hai nước láng giềng Lào và Campuchia.

Việt Hoàng (16/2/2020)

Published in Quan điểm

Hậu quả việc Anh rời EU đối với Vương quốc Anh : Kinh tế suy thoái,Vương quốc phân hóa có nguy cơ giải thể.

eu1

Vương quốc Anh rời Liên Hiệp Châu Âu (EU) kết thúc chính thức tiến trình Brexit (Brexit = British Exit)

Bye-Bye, Britain 

Ngày 29/1/2020, Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Thỏa hiệp Vương quốc Anh rời Liên Hiệp Châu Âu (EU) kết thúc chính thức tiến trình Brexit (Brexit = British Exit). Phiên họp cuối cùng chung với các nghị sĩ Vương quốc Anh đã diễn ra trong bầu không khí đầy cảm xúc, nhiều nghị sĩ đã khóc khi đứng lên hát chung bài ca Auld Lang Syne (Chia tay-từ biệt). Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu "Chúng tôi luôn yếu mến các bạn và chúng ta sẽ không bao giờ xa cách". Nghị sĩ Guy Verhofsatdt nhấn mạnh "Cuộc biểu quyết này không phải là sự từ biệt". Theo thỏa thuận, Vương quốc Anh và EU vẫn hợp tác như trước trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cuối năm 2020. 

Vương quốc Anh không còn là thành viên EU nữa

Đúng nửa đêm ngày thứ sáu 31/01/2020 Brexit đã hiện thực sau cuộc trưng cầu dân ý cách đây hơn 3 năm rưỡi và cũng là ngày Vương quốc Anh chính thức rời EU sau 47 năm thành viên. Vương quốc Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), tổ chức tiền thân của EU vào năm 1973. 

Ngày Vương quốc Anh rời EU đã diễn ra thầm lặng : Không pháo bông, không tuần hành hoành tráng, không diễn văn chào mừng. Tháp đồng hồ Big Ben của Quốc hội Anh dự kiến sẽ đổ báo thức khoảnh khắc quan trọng nhất của lịch sử đất nước, nhưng đã không thực hiện được vì tháp đang tu sửa. Trên đường phố Luân Đôn, vài trăm người ủng hộ Brexit phất cờ, hát quốc ca và thả bong bóng trên bầu trời đêm trong khi những người chống đối Brexit tụ họp thắp nến tưởng niệm.Khắp nơi tại Vương quốc Anh không thấy dân chúng xuống đường chào mừng. 

Trong diễn vân gửi đến dân chúng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi việc Anh rút lui khỏi EU là "một chỉ dấu cảnh báo lịch sử". Macron đòi hỏi EU phải có nhiều cải cách, Châu Âu phải thay đổi. Sau Brexit, EU sẽ không thể tiếp tục hoạt động hiệu quả bằng những lời hứa suông. EU phải đón nhận những chỉ trích, than phiền và ý nguyện của người dân. Nữ thủ tướng Đức, Angela Merkel phát biểu việc ra đi của Anh là "một vết cắt sâu cho tất cả chúng ta". Từ ngày 01/02/2020 Anh không còn là thành viên EU nữa và số quốc gia thành viên giảm xuống 27. 

Johnson hứa hẹn thời vàng son

Trước giờ rời EU chính thức, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố trong diễn văn gửi đến quốc dân là chính quyền sẽ làm Brexit trở nên thành quả tốt đẹp. Theo ông, Brexit tạo cơ may bùng phát toàn tiềm năng của Vương quốc. Brexit không phải là một sự kết cuộc, mà là một sự khởi đầu. Đây là khoảnh khắc vào buổi bình minh và mở màn cho một hồi mới của vở kịch quốc gia. Đây là khoảnh khắc nhiều tiêm năng của sự canh tân và chuyển hóa quốc gia.

Johnson công bố những chương trình chống tội phạm, cải thiện giáo dục đào tạo và hệ thống y tế cũng như phát triển hạ tầng cơ sở. Anh sẽ gia tăng nỗ lực trong các lãnh vực : biến đổi khí hậu, nhân quyền, giáo dục đào tạo cho phụ nữ và tự do thương mại.

Đối với EU, Thủ tướng Anh mong Brexit mở ra một kỷ nguyên mới cho sự hợp tác hòa bình giữa EU và một Vương quốc Anh năng động. Johnson cũng cho biết sẽ có tuyên bố kế tiếp vào ngày 03/02, trình bầy chi tiết các mục tiêu thương thảo với EU về mối bang giao tương lai. Theo phát ngôn viên chính phủ, Johnson muốn ký kết một thỏa ước thương mại với EU tương tự như EU với Canada. Báo Daily Telegraph loan tin Johnson chủ trương chấm dứt sự lệ thuộc của Vương quốc Anh vào các quy định của EU dù phải chấp nhận những khó khăn trong thương mại như quan thuế.

Những ngày tháng quan trọng của quá trình Brexit

2016

20/02 :Thủ tướng Anh David Cameron công bố thời điểm của cuộc trưng cầu dân ý Brexit.

23/06 : Kết quả trưng cầu dân ý : 52 % cử tri bỏ phiếu thuận cho Brexit 

13/07 : Bà Theresa May ược bầu làm Tân thủ tướng.

2017

29/03 : Anh chính thức đệ đơn rút ra EU.

2018

14/11 : Ủy ban EU và chính quyền Anh trình dự thảo Thỏa thuận rút ra.

2019

13/03 : Hạ viện Anh bác bỏ một sự rút ra EU khi không có Thỏa thuận 

14/03 : Hạ viện Anh bác bỏ kiến nghị thực hiên trưng cầu dân ý lần thứ hai. 

10/04 : Hội nghị thượng đỉnh EU đồng ý để nghị triển hạn tới 31.10.2019 để Vương quyết Anh chấp nhận thỏa thuận 

24/05 : Thủ tướng Anh May công bố từ chức chủ tịch đảng Bảo thủ 

24/07 : Boris Johnson trở thành Tân thủ tướng và khẳng định quyết tâm Anh rời EU bằng mọi giá (do oder die) 

28/10 : Hội đồng EU nhất trí gia hạn thời điểm Brexit vào ngày 31/01/2020.

12/12 : Đảng bảo thủ của Thủ tướng Johnson đạt đa số tuyệt đối ghế trong cuộc bầu quốc hội mới

2020

29/01 : Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Thỏa thuận Brexit.

31/01 : Vào lúc 24.00 giờ, Vương quốc Anh rời EU sau 47 năm thành viên 

Hậu quả của việc Vương quốc Anh rời EU

Đối với Vương quốc Anh : Kinh tế suy thoái, Vương quốc phân hóa có nguy cơ giải thể.

Trong ba năm sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, sản lượng kinh tế Vương quốc Anh tính đến cuối năm 2019 đã bị thất thoát 130 tỷ Pound, tương đương 150 tỷ Euro. Đến cuối năm 2020, số tiền thiệt hại tiếp tục gia tăng lên trên 200 tỷ Pound, tương đương 235 tỷ Euro. Sở thống kê ONS loan báo mức độ tăng trưởng kinh tế trong thập niên qua liên tục suy giảm. Đầu tư trang bị công xưởng mới và máy móc bị đình trệ. Theo Quỹ đầu tư Mỹ Vanguard, tình hình sản xuất ở Vương quốc Anh nói chung kém phát triển so với các cường quốc kỹ nghệ khác trong nhóm G7.

Đảng Bảo thủ đã hiện thực Brexit theo ý muốn. Tuy nhiên nhân dân Tô Cách Lan (Scotland) và Bắc Ái Nhĩ Lan (Northern Ireland) đã lên tiếng muốn ở lại Liên Hiệp EU. Báo Financial Times đã bình luận về tình trạng phân hóa "Những người Tories (Bảo thủ) có thể vui mừng chiến thắng Brexit nhưng cũng lo sợ sẽ mất Vương quốc Anh". Tại Tô Cách Lan, 55% cử tri đã bỏ phiếu chống tách ra Vương quốc Anh trong cuộc trưng cầu dân ý 2014. Nhưng trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit 2016, 62% cử tri muốn ở lại EU. Trước tình hình mới, nữ Thủ tướng Tô Cách Lan Nicola Sturgeon tuyên bố sẽ thực hiện trong thời gian tới một cuộc trưng cầu dân ý mới về nền độc lập của Tô Cách Lan trong Vương quốc Anh. Sturgeon phát biểu "Đây là vấn đề của Nghị viện Tô Cách Lan chứ không phài của chính quyền ở Westminster. Là một Tô Cách Lan độc lập chúng tôi sẽ có một chính quyền mà chúng tôi bầu ra".

Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu, bà Katharina Barley tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của đài truyền thông Bá Linh – Brandenburg (RBB) "tôi sợ là Vương quốc Anh có thể đang đứng trước một sự tan rã. Theo bà, Tô Cách Lan đã sửa soạn cho tiến trình độc lập, Bắc Ái Nhĩ Lan và Wales cũng sẽ có những nỗ lực tương tự và mạnh bạo hơn.. 

Đối với EU : Vương quốc Anh là một quốc gia thành viên lớn và quan trọng trong Liên Hiệp Eu nên sự ra đi của quốc gia này là một sự tổn thất lớn về mọi phương diện cho EU.

Về kinh tế và tài chính : EU mất một cường quốc kinh tế lớn thứ hai trong Liên Hiệp (14% sản lượng kinh tế và 13% dân số).

Về ngoại giao, an ninh, quân sự : Vương quốc Anh rời EU làm thay đổi cục diện địa chính trị, lung lay nền tảng quyền lực của Châu Âu. Anh rời EU sẽ khiến những chương trình mở rộng và hội nhập các quốc gia thành viên trong EU trì trệ và đặc biệt làm vị thế của EU trên thế giới bị suy giảm.

Vì thiếu đi một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một cường quốc về quân sự, EU trong tương lai khó có thể đối phó trước những thách thức quốc tế như cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố hay xung đột với Nga.

Vũ Ngọc Yên

Nguồn : VNTB, 04/02/2020

Published in Diễn đàn

Brexit chính thức khởi động, người dân Anh "kẻ cười, người khóc" (RFI, 01/02/2020)

Đúng 23 giờ ngày 31/01/2020 (giờ GMT), vương quốc Anh chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu sau 47 năm chung sống. Người dân Anh, "kẻ cười, người khóc", hồi hộp chờ đón thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Anh.

anh1

Người dân Anh ủng hộ Brexit chờ thời khắc đếm ngược "final countdow" Brexit, đêm 31/01/2020 ở Luân Đôn. Patricia Blettery/RFI

Sau 47 năm chung mái nhà và ba năm rưỡi dùng dằng kể từ cuộc trưng cầu dân ý tháng 06/2016 mà phần thắng nghiêng về những người chủ trương Brexit, Vương quốc Anh đã chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu lúc nửa đêm tại Bruxelles (Bỉ).

Tại Luân Đôn, khi đồng hồ điểm 23 giờ, hàng ngàn người ủng hộ Brexit tụ tập trước Nghị Viện Anh, đón tiếp thời khắc lịch sử trong tiếng hò reo "Chúng ta tự do !", "Đây là một ngày tuyệt vời !", những tràng pháo tay, tiếng pháo hoa và tiếng nổ chai rượu sâm banh và hát quốc ca Anh.

Cách đó vài con phố một cuộc tập hợp khác, quy tụ chừng vài trăm người. Đó là những người phản đối Brexit. Tuy thất vọng, nhưng đối với họ, mọi chuyện chưa kết thúc, một cuộc đấu tranh cho thế hệ trẻ tương lai.

Phóng sự của Frédérique Lebel tại Luân Đôn, bên cạnh những người chống Brexit :

"Vẻ mặt thất vọng, mũ hóa trang theo kiểu Anh, đội tóc giả, mũ bêrê Liên Hiệp Châu Âu, Jane, tâm sự : "Lòng tôi tan nát, giận và buồn nữa, chúng tôi đến đây để ghi nhớ ngày khủng khiếp này trong lịch sử nước Anh".

Trong vòng ba năm rưỡi qua, Peter French đã tổ chức các cuộc biểu tình cùng với phong trào của anh United for Europe nhưng anh chưa bao giờ chấp nhận thất bại.

"Đối với tôi, đây là kết thúc một chiến dịch để ở lại với Liên Hiệp Châu Âu. Sáng mai, đó là một sự khởi đầu một chiến dịch khác để trở lại với Châu Âu. Bất kể thời gian có kéo dài bao lâu, tôi sẽ tiến hành chiến dịch này cho đến hơi thở cuối cùng và tôi tin chắc là chúng tôi sẽ đạt được điều đó. Đó là cuộc đấu tranh cho thế hệ tương lai, cho giới trẻ, sao cho chúng cũng có cùng những cơ hội mà chúng tôi đã hưởng trong suốt 40 năm qua".

"Hẹn gặp lại", "Hẹn sớm gặp lại" là những dòng chữ trên các biểu ngữ. Một cuộc tuần hành mang tính biểu tượng đi từ số 10 Downing Street đến văn phòng Ủy Ban Liên Hiệp Châu Âu tại Luân Đôn vào tối 31/01 này".

Minh Anh

****************

Anh rời EU, nhưng vẫn chia rẽ sâu sắc về Brexit (VOA, 01/02/2020)

Gần 4 năm sau cuc biu quyết ng h gii pháp ri EU, vương quc Anh cui cùng s thc hin Brexit trong ngày hôm nay, th Sáu 31/12. Vào lúc 11 g đêm, giò London, tc 6 gi chiu ti min Đông Hoa Kỳ, nước Anh s không còn là thành viên ca Liên hip Châu Âu, khối s dng đng euro mà Anh đã gia nhp hơn 47 năm v trước.

anh2

Bộ Ngoi giao Anh - Văn phòng Đi ngoi và Thnh vượng chung thp sáng vào ngày Brexit London, 31/1/2020. Reuters/Toby Melville -

Theo báo The Guardian của Anh và báo The Washington Post, công chúng Anh cho ti gi phút này vn còn chia r sâu sc v quyết đnh ri EU. Trong khi nhiu người coi ngày lch s này là ngày vương quc Anh giành li s đc lp ca mình, nhiu người khác coi đây là mt s mt mát ln.

Báo The Telegraph cho biết là trong các s kin Brexit, bài din văn v tương lai ca nước Anh ca Th Tướng Boris Johnson- được thu băng t trước- s được phát đi vào 10 giờ đêm nay- gi London, 1 gi trước thi khc Brexit xy ra – là 11 gi đêm. T báo cho biết là trong bài din văn, ông Johnson kêu gi nước Anh hãy hướng ti tương lai, đng nhìn li phía sau. Ông nói "Brexit không phi là mt s kết thúc mà là điểm khi đu… thi đim đi mi đt nước".

Chính phủ Anh loan báo đng h đếm ngược gi s được chiếu lên các tòa nhà ph Downing, đánh du gi phút chính xác vương quc Anh ri EU. Cùng lúc, quc kỳ Anh s tung bay quanh Parliament Square.

anh3

Người biu tình chng Brexit giăng biu ng và c EU bên ngoài Quc hi Anh London, ngày 30/1/2020. Reuters/Antonio Bronic

The Guardian tường thut rng nhng người biu tình s t tp bên b Nam London, Brighton và Bournemouth đ phn đi Brexit.

Báo chí Anh tường thut rng chuông nhà th và Big Ben s không rung vào ngày 1/2 đ đánh du Brexit, vì các chc sc lo ngại s đào sâu thêm h chia r gia nhng người ng h và chng đi Brexit.

Theo đài CBS thì mặc dù hãy còn mt năm "chuyn tiếp" trước khi thc s hoàn thành Brexit, có l cn mt thi gian dài hơn đ có th hàn gn s rn nt sâu sc v cuc ly d cay đng gia vương quc Anh và EU.

********************

Nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu, bước vào một tương lai bất định (VOA, 01/02/2020)

Không phô trương rầm rộ, nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày thứ Sáu 31/1 sau 47 năm là thành viên của khối này, bước một bước dài vào tương lai bất định, giáng một đòn giáng lịch sử vào khối này.

anh6

Người dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh vào ngày Brexit tại London, đêm 31/1/2020.

Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU vào lúc 11 giờ đêm (2300GMT) tại Brussels, trụ sở của EU. Hàng ngàn người nhiệt tình ủng hộ Brexit tụ tập bên ngoài Quốc hội Anh để chào đón giây phút mong đợi kể từ cuộc bỏ phiếu tháng 6 năm 2016 với 52% phiếu thuận và 48% phiếu chống để rời khỏi khối mà Anh gia nhập vào năm 1973. Đám đông vẫy cờ reo hò khi đồng hồ Big Ben đổ 11 tiếng. Chuông của Quốc hội im lặng vì đang tu sửa.

Trong một thông điệp đọc tại số 10 phố Downing gần đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi việc Anh ra đi là "một thời điểm đổi mới và thay đổi thực sự của đất nước."

Tuy nhiên nhiều người Anh đau buồn và thương tiếc vì không còn là công dân EU nữa, và một số người đánh dấu sự mất mát này bằng việc thắp nến cầu nguyện trong nước mắt. Tại Brussels nhiều người cũng đau buồn khi cờ Anh được hạ xuống từ nhiều tòa nhà của EU.

Liệu Brexit có làm cho Anh trở thành một quốc gia tự hào, lấy lại được chủ quyền, hay sự hiện diện của quốc gia này giảm bớt trong EU và thế giới hay không, sẽ được tranh luận trong những năm tới.

Trong khi việc rời khỏi EU của Anh là một thời điểm lịch sử, nhưng việc này chỉ đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn đầu của sử thi về Brexit, Khi người Anh thức dậy vào ngày thứ Bảy 1/2 họ sẽ thấy rất ít thay đổi. Vương quốc Anh và EU có "giai đoạn chuyển tiếp" 11 tháng –theo đó Anh sẽ tiếp tục theo những qui định của khối—để đạt được thỏa thuận mới về thương mại, an ninh và một loạt các lãnh vực khác nữa.

27 thành viên còn lại của EU sẽ phải phục hồi từ một trong những bước lùi lớn nhất của 62 năm lịch sử để đối đầu với một thế giới phức tạp hơn khi một cựu thành viên của khối trở thành một đối thủ cạnh tranh bên kia Eo biển Manche.

******************

Hậu Brexit : Vị trí của Anh Quốc tại Liên Hiệp Quốc (RFI, 01/02/2020)

Đêm 31/01/2020, nước Anh đã chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Cuộc chia tay này có ảnh hưởng thế nào đến các định chế quốc tế ?

BRITAIN-EU-BREXIT-POLITICS

Một công dân Anh Quốc cầm biểu ngữ chia tay Liên Hiệp Châu Âu trước Nghị Viện Anh ngày 31/01/2020.Glyn KIRK / AFP

Từ ngày mai, nửa đêm, giờ New York, các cuộc họp giữa các nhà ngoại giao Châu Âu ở Liên Hiệp Quốc chỉ còn 27 quốc gia tham gia, thay vì 28 và như vậy là Anh Quốc sẽ có một vị trí rõ rệt hơn trong các định chế của Liên Hiệp Quốc. Về vấn đề này thì không có quy định gì cụ thể, các nhà ngoại giao Châu Âu và Anh Quốc sẽ theo thông lệ để thiết lập mối quan hệ mới với Liên Hiệp Quốc từ đây đến tháng 12 năm nay.

Sau đây là phân tích của thông tín viên Carrie Nooten từ New York :

"Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, quan hệ sẽ vẫn tốt đẹp : Anh Quốc sẽ được xem là một quốc gia có các lập trường "tương tự" như Châu Âu. Đây là một điều tốt đối với Liên Hiệp Châu Âu. Khối này vốn chỉ có một tiếng nói, bây giờ nếu có thêm một tiếng nói thân hữu về các vấn đề, như nhân quyền, thì càng tốt.

Chính là tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà bàn cờ sẽ thay đổi chút ít : Liên Hiệp Châu Âu nay chỉ còn 4 thành viên, trong đó có một thành viên nắm quyền phủ quyết, thay vì hai thành viên cho tới nay, cho dù một số người lưu ý rằng Pháp và Anh Quốc vẫn nhận lệnh từ Paris và Luân Đôn, chứ không phải từ Bruxelles.

Khi bỏ phiếu cho các nghị quyết về Lybia hay về chiến dịch duy trì hòa bình ở Châu Phi, Anh Quốc sẽ theo lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, chiếu theo một thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp. Nhưng Luân Đôn có thể sẽ tỏ thái độ cứng rắn trên các hồ sơ khác.

Một số người sợ Anh Quốc sẽ xích gần lại Hoa Kỳ ví dụ như về hiệp định hạt nhân Iran, vì thủ tướng Boris Johnson trong thời gian tới sẽ tập trung đàm phán một hiệp định thương mại với Washington.

Nhưng cùng lúc đó ông sẽ có cuộc đàm phán tương tự với Bruxelles về một thỏa thuận thương mại quan trọng hơn, vì phân nửa hàng xuất khẩu của Anh Quốc là sang Liên Hiệp Châu Âu, so với 15% sang Hoa Kỳ".

Cựu vương Bỉ nhận con tư sinh

Albert Đệ nhị, quốc vương Bỉ từ năm 1993 đến 2013, cuối cùng đã không thể né tránh sự thật và tối thứ Hai 27/01/2020, đã phải ra một thông cáo nhận con gái ngoài giá thú, Delphine, sinh năm 1986, kết quả của một mối tình vụng trộm.

Phải mất nhiều năm thưa kiện, quốc vương Albert mới nhận con gái ruột của mình. Tuy sẽ không làm đảo lộn trật tự định chế ở Bỉ, hay ảnh hưởng đến việc nối ngôi vua, vụ này đã khiến công luận vương quốc Bỉ say mê theo dõi hôm thứ Ba 28/01.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :

"Kể từ khi có một bài báo được đăng tải vào năm 1997, rồi một cuốn sách được xuất bản 5 năm sau đó, cả nước Bỉ đều biết chuyện của Delphine. Sinh ra từ mối quan hệ ngoài giá thú giữa hoàng thân Albert và Sybille de Sélys-Longchamps, Delphine cuối cùng đã lấy họ mẹ, sau khi mang họ Boel, chồng của bà này.

Delphine đã tiến hành các thủ tục pháp lý về nhận quan hệ cha con vào năm 2013, năm mà quốc vương Albert Đệ nhị thoái vị. Sáu năm sau và sau nhiều lần cựu vương tìm đủ mọi cách để chối bỏ mối quan hệ cha con, tối thứ hai vừa qua (27/01), ông đã buộc lòng công nhận các kết quả phân tích ADN được tiến hành theo lệnh của tư pháp.

Thật ra, cựu vương nước Bỉ không nhìn nhận hoàn toàn, bởi vì trong bản thông cáo, ông vẫn khẳng định, xin trích, "quan hệ cha con về mặt pháp lý không nhất thiết phản ánh mối quan hệ cha con về mặt sinh học". Albert Đệ nhị nói rằng ông chưa bao giờ tham gia vào việc giáo dục Delphine.

Cựu vương vẫn tiếp tục gọi cô là Delphine Boel và điều này có thể dẫn đến một vụ kiện tụng mới về họ mà cô sẽ mang kể từ nay. Delphine không thể được phong là công nương, vì cô sinh ngoài giá thú, cũng như sẽ không được nối ngôi, nhưng sẽ có quyền mang họ bố.

Có điều cựu vương Albert Đệ nhị không có họ, mà chỉ mang tước hiệu hoàng thân xứ Bỉ, còn họ của dòng dõi vương giả Saxe-Cobourg-Gotha thì không còn được sử dụng trong hoàng gia từ một thế kỷ nay".

Thanh Phương

******************

Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit (RFI, 30/01/2020)

Thủ tục cuối cùng trước ngày nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đã hoàn tất. Chiều ngày 29/01/2020 Nghị Viện Châu Âu thông qua văn bản chia tay với vương quốc Anh với 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 người không bỏ phiếu.

BELGIUM-BRITAIN-EU-POLITICS-BREXIT

Phiên họp Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit ngày 29/01/2020. Kenzo TRIBOUILLARD / AFP

Các nghị viên Châu Âu đồng thanh cất tiếng hát ca khúc Auld Lang Syne như một lời chia tay với 73 đồng nhiệm Anh.

Bước kế tiếp là vào lúc 23 giờ giờ quốc tế đêm 31/01/2020 nước Anh chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và cũng kể từ thời điểm đó, Luân Đôn và Brxuelles bắt tay vào các vòng đàm phán về quan hệ trong tương lai giữa Vương quốc Anh và 27 thành viên còn lại trong Liên Âu. Trên nguyên tắc, thời hạn đàm phán dư dự trù kéo dài đến ngày 31/12/2020.

Thông tín viên đài RFI Pierre Benazet từ Bruxelles :

Đàm phán về quan hệ tương lai giữa Anh và Liên Âu sẽ gay go vì thủ tướng Boris Johnson hứa với cử tri là sẽ không kéo dài giai đoạn chuyển tiếp, trong khi đó thì còn rất nhiều chủ đề gây bất đồng, thí dụ như trên vấn đề đánh bắt hải sản.

Châu Âu muốn hoạt động trong các vùng biển của Anh, ngược lại Luân Đôn đòi ngư dân Châu Âu phải được chính quyền Anh cấp giấy phép hoạt động.

Tuy nhiên Anh Quốc lại muốn hải sản của Anh dễ dàng thâm nhập thị trường chung Châu Âu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bất đồng, thí dụ như trong lĩnh vực xuất khẩu xe hơi hay các điều kiện về giao dịch tài chính với Liên Âu...

Một số quốc gia trong Liên Hiệp muốn để cho hàng hóa của Anh được tự do thâm nhập thị trường Châu Âu, tức là hàng của Anh không bị đánh thuế hay bị áp đặt hạn ngạch, nhưng đổi lại thì Luân Đôn phải đồng ý thay đổi các chuẩn mực của Anh để thích nghi với những chuẩn mực và quy tắc trong nội bộ của Liên Hiệp Châu Âu.

Đến ngày 25/02/2020 Bruxelles sẽ chính thức trao cho Ủy Ban Châu Âu trọng trách đàm phán với Luân Đôn về giai đoạn hậu Brexit này. Phía Anh Quốc yêu cầu Nghị Viện Châu Âu có những biện pháp hào phóng với một thành viên cũ của Liên Âu, nhưng tại Bruxelles, nhiều nhà quan sát cho rằng, kết thúc đàm phán vào cuối/12 năm nay là nhiệm vụ bất khả thi.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Anh Quốc hoàn tất thủ tục cuối chia tay với Liên Hiệp Châu Âu (RFI, 25/01/2020)

Ngày 24/01/2020, Vương quốc Anh và Liên Hiệp Châu Âu đã hoàn tất thủ tục cuối cùng trước khi Brexit chính thức diễn ra : Lãnh đạo các định chế của Liên Âu đã ký thỏa thuận chính thức chia tay với Anh Quốc để chuyển qua Nghị Viện Châu Âu phế chuẩn vào ngày 29/01.

brexit1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tại Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp, ngày 18/12/2019. FREDERICK FLORIN / AFP

Bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Layen, trong một dòng tin trên Twitter ngày 24/01 thông báo : "Chúng tôi và Charles Michel (chủ tịch Hội Đồng Châu Âu) đã ký thỏa thuận để Vương Quốc Anh ra đi. Việc ký kết diễn ra kín, tại trụ sở Hội Đồng Châu Âu ở Bruxelles. Thỏa thuận ngay trong ngày đã được gửi đến Luân Đôn để thủ tướng Boris Johnson ký rồi được gửi trở lại Bruxelles".

Một ngày sau khi được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn ngày 29/01, các đại diện Ngoại Giao của các quốc gia thành viên EU sẽ phải có văn bản chính thức đồng ý để ngày 31/01/2020, Vương quốc Anh có thể chia tay thực sự với Liên Hiệp Châu Âu. Đây chỉ là các thủ tục cuối cùng mang tính hình thức, tiến trình chia tay đang diễn ra không có cản trở nào, sau hơn 3 năm hai bên vất vả đàm phán và những tranh cãi kịch liệt trong nội bộ chính quyền Anh.

Một dấu hiệu cho thấy tiến trình Brexit đang thuận lợi, ngày 24/01, Liên Hiệp Châu Âu đã chỉ định đại sứ sắp tới tại Vương quốc Anh để nhận nhiệm vụ bắt đầu từ ngày 01/02.

Cuối tháng Hai, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về mối quan hệ mới, trong đó có thỏa thuận về tự do mậu dịch.

Anh Vũ

*****************

Thỏa thuận Brexit vượt qua bước đầu tiên tại Nghị Viện Châu Âu (RFI, 24/01/2020)

Nữ hoàng Elizabeth II ngày 23/01/2020 phê chuẩn thỏa thuận về việc Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Quả bóng được giao sang phía Bruxelles, và Nghị Viện Châu Âu sẽ phải phê duyệt để Brexit được thực hiện kể từ 23 giờ GMT ngày 31 tháng Giêng tới.

brexit2

Richard Corbett, lãnh đạo Công Đảng trong phiên bỏ phiếu tại Nghị Viện Châu Âu, Bruxelles, Bỉ ngày 23/01/2020. Reuters/Johanna Geron

Cùng ngày, Ủy ban về các vấn đề thể chế (AFCO) đã thông qua thỏa thuận, trước khi Nghị Viện họp phiên toàn thể vào tuần tới. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :

"Ủy ban về các vấn đề thể chế của Nghị Viện Châu Âu đã thông qua thỏa thuận về việc Anh ra khỏi Liên hiệp, với 23 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Như vậy Ủy ban chính thức khuyến cáo thông qua thỏa thuận trong phiên họp toàn thể vào thứ Tư tới, và mọi người chờ đợi hầu hết các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu đồng ý.

Đó chỉ là một giai đoạn, chứ không phải là một trở ngại thực sự đã được vượt qua, vì kết quả này đã được đoán trước. Người ta biết rằng đa số các đảng sẽ khuyến nghị bỏ phiếu thuận, trong các hành lang Nghị Viện mọi người khẳng định không ai có lợi khi ngăn chận thỏa thuận. Ngược lại, nhiều nghị sĩ nói trước rằng họ không vui khi làm nghĩa vụ : lần đầu tiên phải bỏ phiếu như những người chống lại Châu Âu.

Tuy nhiên cuộc bỏ phiếu ở Ủy ban cũng cho thấy trước sẽ có phiếu chống từ một số nghị sĩ Anh, bởi vì ba phiếu chống hôm qua là của ba nghị sĩ Anh phản đối việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Công Đảng, Dân chủ Tự do và đảng Xanh chiếm phân nửa trong số 72 nghị sĩ Anh. Nhiều người trong số này dường như muốn bỏ phiếu chống lại thỏa thuận vào thứ Tư tới, để biểu thị một lần cuối cùng là họ phản đối Brexit".

Thụy My

Published in Quốc tế

2020, quan hệ giữa Bruxelles với Luân Đôn sẽ còn nhiều sóng gió, nhưng lần này tập trung vào đàm phán gay go về mối quan hệ tương lai giữa Liên Âu với một thành viên cũ trong gia đình sau khi nước Anh chính thức ra đi. Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung sẽ còn nhiều pha trồi sụt và thế giới sẽ tiếp tục trả giá trước những đòn bất ngờ từ phía hai ông khổng lồ của thế giới.

USA and China trade war economy conflict tax business finance money / United States raised taxes on imports of goods from China on industry

Năm 2020 : Châu Âu đau đầu vì thương chiến Mỹ-Trung và Brexit

Đúng ngày thứ Sáu 13/12/2019 Nhà Trắng ồn ào thông báo đạt được thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc sau 18 tháng "chiến tranh". Tiếp theo đó từ bộ trưởng Tài chính Mỹ đến Nhà Trắng đều nói đến một "thỏa thuận quan trọng và quy mô" và văn bản này sẽ được nguyên thủ hai nước phê chuẩn vào đầu tháng Giêng năm 2020.

Trước mắt văn bản này chưa được công bố đầy đủ cho báo chí. Chỉ biết là từ hơn ba tuần qua, Bắc Kinh đã thông báo tạm giảm thuế nhập khẩu nhắm vào 850 mặt hàng nhập từ Mỹ kể từ ngày 01/01/2019. Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc sẽ mua thêm 200 tỷ đô la hàng của Mỹ trong hai năm sắp tới, điều này cho phép Mỹ thu hẹp thâm hụt ngân sách với đối tác thương mại Châu Á này. Ngoài ra Nhà Trắng đặc biệt nhấn mạnh rằng cùng thời gian, Trung Quốc sẽ mua vào thêm 32 tỷ nông phẩm của Mỹ. Bắc Kinh thận trọng hơn qua lời bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, Lưu Côn khéo léo nhắc lại ràng "nhập khẩu của Trung Quốc tùy thuộc vào nhu cầu tiên thụ nội địa".

Dù vậy, cả phía Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều ít đi sâu vào chi tiết hai đòi hỏi chính của Washington : một là Bắc Kinh ngừng trợ giá cho các doanh nghiệp nước này, tạo sân chơi bình đẳng giữa các công ty của Trung Quốc và các tập đoàn nước ngoài, và hai là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngưng đánh cắp bằng sáng chế và công nghệ cao của Hoa Kỳ.

Cho dù Mỹ và Trung Quốc rộng rãi thông báo về những thành tích đạt được qua thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhưng hiệp hội bảo vệ tự do mậu dịch Americans for Free Trade, được hãng tin Bloomberg trích dẫn lưu ý rằng "khoảng 83 % cái giá phả trả do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây nên vẫn tồn tại" cho dù Washington và Bắc Kinh đã đồng ý về "thỏa thuận mậu dịch Giai đoạn 1".

Trả lời đài RFI tiếng Việt Jean – François Boittin, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng kinh tế và thông tin quốc tế của Pháp CEPII dứt khoát loại trừ khả năng thỏa thuận sơ bộ Mỹ- Trung về mậu dịch cho phép chấm dứt xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tôi cho rằng thứ nhất, chúng ta phải đợi có được văn bản chính thức thì mới có thể đánh giá về tầm mức của thỏa thuận Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được. Thứ hai, là trong mọi trường hợp, đây chỉ một lệnh "ngừng bắn" tạm thời rất khó đoán được là sẽ có hiệu lực trong bao lâu. Chắc chắn là chiến tranh thương mại không khép lại với thỏa thuận mới đạt được. Điểm thứ ba, là cả đôi bên đều đang chịu áp lực rất lớn để đạt đến một thỏa hiệp dù là tạm thời, mà phía Mỹ gọi là một đồng thuận trong Giai đoạn 1. Phía Trung Quốc thì cần có thỏa thuận vì kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp trở ngại. Còn đối với Nhà Trắng, một năm trước bầu cử tổng thống chính quyền Trump bắt buộc phải khoe thành tích. Đặc biệt là cần thuyết phục Trung Quốc mua vào nông phẩm của Hoa Kỳ, bởi vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động mạnh nhất đến giới nông gia Mỹ

Đương nhiên đối với ông Tập Cận Bình, thỏa thuận hôm 13/12/2019 là một tin vui, tối thiểu là trên hai điểm : thứ nhất thỏa thuận ngưng bắn dù chỉ tạm thời được thông báo vào lúc các thống kê dồn dập cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc đang thực sự hụt hơi. Thậm chí tập đoàn ngân hàng Nhật Nomura dự báo tình hình trong năm 2020 sẽ còn "xấu đi thêm". Tuy là thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc đã tăng chứ không giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong năm 2019 giảm 23 %. Điểm thứ nhì khiến ông Tập Cận Bình có thể thanh thản được một chút đó là nhờ có thỏa thuận dù còn chưa được chính thức ký kết, nhưng hôm 15/12/2019 các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng né được một đợt đánh thuế mới của chính quyền Trump đồng thời Washington đã giảm một nửa mức thuế đánh vào 120 tỷ hàng made in China bán sang Mỹ.

Nhưng không chỉ có phía Trung Quốc hài lòng. Ngay cả các tập đoàn Mỹ cũng đã thờ phào nhẹ nhõm với thỏa thuận Giai đoạn 1 vừa nêu. Chuyên gia Jean – François Boittin giải thích :

Đương nhiên tại Washington mỗi người nhìn vấn đề tùy theo quan điểm chính trị. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy xung đột về thương mại với Trung Quốc khiến mức đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ đóng băng trong cả năm 2019. Ngành sản xuất ngừng các dự án đầu tư vào máy móc, ngưng các kế hoạch về địa ốc. Thành thử khu vực sản xuất và công nghiệp bị tác động mạnh. Điều trớ trêu là ông Trump khi ban hành hàng loạt các biện pháp đánh thuế vào hàng Trung Quốc là để giúp công nghiệp của Mỹ phục hồi. Nhìn tới các hộ gia đình, cho tới nay, giới này tương đối được bảo vệ. Bởi vì các doanh nghiệp Mỹ hứng chịu các khoản tăng thuế nhập khẩu để giữ khách hàng. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận sơ bộ vừa qua, thì ngày 15/12, Washington đánh thuế thêm vào 160 tỷ đô la hàng của Trung Quốc và trong số này bao gồm nhiều đồ điện tử, máy tính, điện thoại thông minh và đồ chơi điện tử... Như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của các hộ gia đình.

Điều không thể chối cãi là bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ số chứng khoán và thị trường lao động tại Hoa Kỳ năng động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Jean – François Boittin, lưu ý rằng chính quyền Trump đánh thuế hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ "lãnh đủ".

Có một điều rất rõ ràng, là chính quyền tăng thuế và bên phải gánh chịu các khoản thuế đó là các công ty Mỹ, là người tiêu dùng ở Mỹ. Chứ không phải như tổng thống Donald Trump luôn nhắc đi nhắc lại rằng các tập đoàn Trung Quốc phải trả giá. Bên cạnh đó, cốt lõi của xung đột Mỹ Trung không phải là thương mại, mà đây thực sự là một cuộc đọ sức về công nghệ cao. Tôi muốn nói tới các tập đoàn ZTE và Hoa Vi. Chính quyền Trump đang làm tất cả để chận đường Hoa Vi trên lãnh thổ Hoa Kỳ và kể cả tại Châu Âu.

Theo một nghiên cứu độc lập do ngân hàng liên bang New York cùng hai viện đại học Princeton và Colombia thực hiện trung bình trong năm 2019 xung đột về thương mại Mỹ-Trung cướp mất 831 đô la của mỗi hộ gia đình cho cả năm. Điều đáng nói là, có lẽ không liên quan nhiều đến chiến tranh thương mại, tinh thần bài Trung Quốc ở Mỹ trong năm vừa qua thực sự gia tăng. Jean – François Boittin, thuộc CEPII, ghi nhận :

Nhìn chung, tinh thần bài Trung Quốc ngày càng gia tăng tại Mỹ. Phân lớn công luận Mỹ không có thiện cảm với Trung Quốc. Theo thăm dò gần đây của trung tâm nghiên cứu Pew Research, trong vòng một năm, tỷ lệ người bài Trung Quốc đang từ 47% nhảy vọt lên thành 60%. Cũng có một số người quan niệm rằng, Trung Quốc bội bạc, bởi vì quốc gia đông dân này ngày nay trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới, một phần là nhờ được Mỹ giúp đỡ. Đây cũng là quan điểm được trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương nêu lên trong một bài phát biểu hôm 12/12/2019.

Brexit : Đường còn dài

Từ hơn ba năm qua, nước Anh chưa bao giờ cận kề với Brexit như từ ngày 12/12/2019. Giành được đa số áp đảo tại Nghị Viện, thủ tướng Boris Johnson rộng đường áp đặt lộ trình chia tay với Liên Hiệp Châu Âu. Không còn trở ngại nào ngăn cản Vương quốc Anh ra đi vào cuối tháng Giêng 2020. Với 365 trên tổng số 650 ghế, dự luật về Brexit của thủ tướng Johson sẽ được thông qua vào ngày 09/01/2020 sau ba lần diện Westminster xem xét văn bản về thỏa thuận chia tay.

Dù vậy cột mốc 31/01/2020 chưa phải là điểm đến cuối cùng trong tiến trình Brexit. Đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi dài những vòng đàm phán về quan hệ tương lai giữa Vương quốc Anh với 27 đối tác còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu sau một thời gian 47 năm chung sống. Đâu sẽ là vai trò, trọng lượng của Luân Đôn trên các phương diện từ kinh tế, mậu dịch, ngoại giao và quân sự với Bruxelles ?

Có một điều chắc chắn là sau bầu cử hồi tháng 12/2019 cử tri Anh đã tạo thế mạnh cho thủ tướng Boris Johnson để đàm phán với Châu Âu. Ngược lại về phía Bruxelles, nếu như trong ba năm qua, Liên Âu đã đặc biệt bày tỏ đoàn kết trên hồ sơ Brexit, không có gì bảo đảm rằng trong giai đoạn đàm phán sắp mở ra với nước Anh, 27 thành viên còn lại trong Liên Âu sẽ phá rào tìm kiếm lợi thế tốt nhất khi nói chuyện với Luân Đôn. Thí dụ như ưu tiên của nước Đức sẽ là về công nghiệp, trong lúc Paris đặt trong tâm vào lĩnh vực nông nghiệp, Hà Lan hay Tây Ban Nha quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu phát triển dịch vụ với nước Anh kể từ ngày 31/12/2020 ; thời điểm mà trên nguyên tắc bruxelles và Luân Đôn chấm dứt đàm phán, kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 07/01/2020

Published in Diễn đàn

Rừng Amazon, Brexit, Trump : Sự "dẻo dai" của các nền dân chủ

Khủng hoảng chính trị Anh gia tăng sau quyết định của thủ tướng đình hoãn họp Quốc hội trong 5 tuần, đe dọa nền dân chủ nghị viện lâu đời nhất thế giới.

rung1

Trang bìa tuần san Courrier International đầu tháng 9/2019. Trong hình, biếm họa thủ tướng Anh Boris Johnson đang cầm trong tay tháp đồng hồ của điện Westminster, biểu tượng cho Nghị viện Anh Quốc - copy d'ecran

Ra đời sách mới của kinh tế gia Thomas Piketty, với chủ đề "Đã đến lúc sang trang chủ nghĩa tư bản".Hưu trí : "cuộc cải cách mang tính biểu tượng" của tổng thống Macron. Đặc biệt đáng chú ý có bài phân tích trên L’Obs nêu bật tính "dẻo dai" của các nền dân chủ, bất chấp các khủng hoảng chưa từng thấy. 

Bài phân tích của L’Obs, với tựa đề "Sự dẻo dai của các nền dân chủ", mở đầu với nhận xét :"Chủ nghĩa dân túy đã buộc phải tuân theo các quy luật vật lý. "Hệ thống dân chủ" đã không bị nghiền nát, cho dù có bị giày xéo. Nền dân chủ - với cấu trúc vững chắc hơn là người ta tưởng - cuối cùng đã lấy lại được cái hình hài ban đầu, sau khi bị ngoại lực làm biến dạng".

L’Obs nêu bốn ví dụ. Thứ nhất là nước Ý, với việc lãnh đạo cực hữu Matteo Salvini vừa "trải nghiệm" độ đàn hồi kỳ lạ của nền dân chủ. Sai lầm của Salvini là đã đánh giá thấp định chế nghị viện, bị coi là quá già nua. Cựu bộ trưởng Nội vụ những tưởng, với phân nửa cử tri ủng hộ, đã có thể - sau quyết định rút khỏi chính phủ liên minh với phong trào Năm Sao - đạt mục tiêu giải tán Quốc hội, bầu cử sớm, và dễ dàng chiến thắng. Thế nhưng điều oái oăm là các dân biểu phong trào Năm Sao và đảng Dân chủ, vốn không ưa gì nhau, đã tìm được tiếng nói chung, lật ngược tình thế, lập được chính phủ liên hiệp. Lãnh đạo cực hữu giờ đây buộc phải đóng vai nhà đối lập, tiếp tục lên án các đảng phái nắm quyền mất đoàn kết, trong lúc 15 tháng cầm quyền vừa qua của ông ta không có thành tích vẻ vang nào, ngoài chủ trương chống nhập cư "đẫm mùi tử khí".

Đã nếm trải tự do không thể bỏ dân chủ

L’Obs nhấn mạnh : thực tại là lửa thử vàng, thông điệp giả trá (fake news) của các lãnh đạo mỵ dân sẽ nhanh chóng bị lột mặt nạ trong "một thế giới mở và toàn cầu hóa". Ví dụ thứ hai được L’Obs nêu ra là tổng thống Brazil, Jair Bolsonara. Chỉ mới 8 tháng cầm quyền, mà đa số dân chúng đã bắt đầu bất bình với chính sách của lãnh đạo cực hữu. Nạn lửa cháy rừng Amazon tăng vọt đã đánh thức công luận.

Ví dụ thứ ba là tại Hoa Kỳ. Nền dân chủ Mỹ có thể đã bắt đầu cuộc phục thù. Cho đến nay, theo L’Obs, trái ngược với mọi dự đoán, các thăm dò dư luận mới nhất đều đồng loạt cho kết quả "bác Jo", tức ông Joe Biden, 76 tuổi, thượng nghị sĩ 36 năm, cựu phó tổng thống thời Obama, sẽ là người chiến thắng trong cuộc tranh cử 2020.

L’Obs nêu ví dụ cuối cùng là nước Anh. Với quyết định đình chỉ Nghị viện 5 tuần, tân thủ tướng Boris Johnson hy vọng buộc Quốc hội phải chấp nhận giải pháp Anh rời Liên Âu không thỏa thuận, trước thời hạn 31/10. Tuy nhiên, tại quê hương của bộ luật bảo vệ tự do nổi tiếng Habeas corpus, thì một hành động như vậy chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Nền dân chủ sẽ lấy lại hình hài, nếu không chính Vương quốc Anh sẽ tan vỡ.

Tóm lại, L’Obs tin tưởng : "các quốc gia nào đã từng có cái hạnh phúc được nếm trải chế độ chính trị đa nguyên, bầu cử tự do, sẽ không thể nào giã từ luật chơi dân chủ. Khi bầu lên các lãnh đạo dân túy, họ chỉ nhất thời ngả theo những xu hướng cuồng tín đáng buồn và những hứa hẹn tranh cử vô liêm sỉ. Rõ ràng là phải đấu tranh, nhưng những người tranh đấu cho tiến bộ không nên bị nản lòng trước tình trạng này".

Ám ảnh Brexit cũng là chủ đề chính của Courrier International. Trang bìa tuần san chạy tựa trang nhất : "Phải chăng thủ tướng Boris Johnson đang nghiền nát nền dân chủ nghị viện Anh, để đưa nước Anh rời Liên Âu không thỏa thuận vào ngày 31/10 ? Báo chí Anh chì chiết nhau".

Dân Anh điên cả rồi sao ?

Xã luận Courrier International đặt câu hỏi : Liệu dân Anh đã trở nên điên cả rồi sao ? "Với Brexit, nước Anh – quê hương của nền dân chủ nghị viện - dường như đang mỗi ngày một rã rời. Quyết định chưa từng có của thủ tướng Boris Johnson, đình chỉ hoạt động của Nghị viện trong 5 tuần, đã không giúp cải thiện tình hình, mà là ngược lại. Bởi quyết định này càng làm kịch bản bầu cử trước kỳ hạn, đặc biệt là kịch bản Luân Đôn rời Liên Âu không thỏa thuận, càng trở nên nhãn tiền". Tuy nhiên, Courrier International cũng lưu ý : trước cơn ác mộng sắp trở thành sự thực, rất nhiều người Anh, dân biểu và công dân, ngay lập tức đồng thanh lên tiếng chống lại "cú đảo chính" của ông Boris Johnson.

Tuần san Pháp lưu ý đến một tình trạng vô cùng éo le tại Anh : thủ tướng Theresa May đạt được, một cách gian nan, một thỏa thuận Brexit với Liên Âu, để thực hiện ý nguyện của cử tri qua trưng cầu dân ý, nhưng bà May buộc phải từ chức do sự đối địch của Nghị viện. Còn giờ đây, tân thủ tướng Johnson quyết rời khỏi Liên Âu không cần thỏa thuận, không cần Nghị viện, cũng nhân danh nguyện vọng của dân chúng. Tuy nhiên, Courrier International nghiêng về nhận định của Polly Toynbee, cây xã luận của báo The Guardian : cử tri Anh quốc không hề ủy quyền cho Nghị viện quyết định rời khỏi Liên Âu mà không có thỏa thuận (không thỏa thuận có nghĩa là cái giá phải trả cho Anh và cả Liên Âu đều rất lớn). Theo Courrier International, "nước Anh chưa bao giờ thôi làm chúng ta kinh ngạc".

Tuần san Courrier International lên trang ngày 03/09, có nghĩa là trước khi có cuộc nổi dậy trong Nghị viện Anh : Ngày 04/09, đa số dân biểu, gồm nhiều thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền, bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu thủ tướng đề nghị Liên Âu đẩy lùi hạn chót Brexit, thêm ba tháng, để tiếp tục đàm phán.

Ý : Salvini "trúng đạn, nhưng chưa chìm"

Các nền dân chủ quả thực dẻo dai, nhưng thử thách là thường trực. Về cuộc khủng hoảng chính trị Ý, Courrier International giới thiệu bài "Con tàu Matteo Salvini, trúng đạn, nhưng chưa chìm" (trên báo Ý La Stampa), ghi nhận gậy ông đập lưng ông, "cuộc khủng hoảng" do viên bộ trưởng nội vụ khai mào đã quay lại chống chính ông ta. Tuy nhiên, chính trị gia thua cuộc đang bắt đầu chuẩn bị phục thù.

Chiến lược gia đáng gờm của Donald Trump

Về chính trị Mỹ, trong lúc nhiều người đặt niềm tin vào chiến thắng của phe Dân chủ, trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm tới, với cựu phó tổng thống Joe Biden, thì tuần báo Le Point có bài về "Brad Parscale, chiến lược gia tranh cử của Donald Trump", được coi là lá chủ bài của đương kim tổng thống trong cuộc chiến truyền thông.

Theo Le Point, sau khi sử dụng ưu thế của mạng Facebook để giành chiến thắng trong cuộc tranh cử 2016, lần này, chiến lược gia của Donald Trump ưu tiên điện thoại di động. Mục tiêu của Brad Parscale là từ nay đến trước cuộc bỏ phiếu, thu thập được từ 50 đến 60 triệu số điện thoại của những người có khả năng bầu cho ông Trump. Bí quyết của lãnh đạo tranh cử của Donald Trump là liên tục đưa ra các thông điệp được chuẩn bị một cách chu đáo, với khoảng 100.000 phiên bản quảng cáo trên mạng xã hội mỗi ngày, hướng đến hàng triệu cử tri, đặc biệt là những người Mỹ có tuổi, sống ở nông thôn, lực lượng cử tri tiềm năng ủng hộ ông Trump, nhưng bị coi nhẹ, theo Brad Parscale.

Về phía đảng Dân chủ Mỹ, khác với L’Obs, tuần báo Le Point tỏ ra dè dặt về triển vọng thắng cử của ứng cử viên tổng thống đảng này. Hiện tại, giới ủng hộ trong nội bộ đảng Dân chủ đang bị chia rẽ giữa một bên là cựu phó tổng thống Joe Biden, người được coi là có thể đánh bại Donald Trump với chủ trương trở lại với giai đoạn "bình ổn" thời Obama (với khoảng 32% người dự kiến ủng hộ) và hai ứng viên thiên tả, hai thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders (mỗi người khoảng 20%), chủ trương thay đổi lớn, hướng đến giảm mạnh bất bình đẳng, Le Point lo ngại lập trường quá thiên tả sẽ đẩy nhiều cử tri miền Trung Tây (Midwest) về phía Donald Trump.

Cam Bốt : Căn cứ quân sự của Trung Quốc ?

Cam Bốt sẽ cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự hay không là nghi vấn được nêu ra thường xuyên trong thời gian gần đây. Courrier International giới thiệu bài "Khi Trung Quốc thôn tính bờ biển Cam Bốt" của báo The Straits Times (Singapore).

Theo The Strait Times, cho đến nay, thủ tướng Cam Bốt không ngừng phủ nhận khả năng sẽ có một căn cứ quân sự Trung Quốc tại xứ Chùa tháp, ông Hun Sen cũng từng trực tiếp trấn an thủ tướng Việt Nam hồi năm ngoái. Bản thân bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, tại Diễn đàn an ninh Shangri-La đầu hè vừa qua cũng bác bỏ chuyện này. Theo nhiều chuyên gia Cam Bốt, thì chính quyền Phnom Penh không thể liều lĩnh đến mức cho Trung Quốc thuê đất, để lập căn cứ, bởi Cam Bốt là một nước nhỏ. Việc này nếu xảy ra sẽ khiến quan hệ với các láng giềng căng thẳng.

Tuy nhiên, The Straits Times nhấn mạnh là không nên quá cả tin. Nhà Trung Quốc học Adam Ni, đại học Macquarie ở Sydney, khuyến nghị là sẽ bổ ích hơn, nếu đặt vấn đề trong bối cảnh các căng thẳng hiện tại, và các dự án chiến lược của mỗi bên. Bắc Kinh đã thiết lập một căn cứ quân sự tại Djibouti (Đông Phi), xây dựng căn cứ tại nhiều đảo ở Biển Đông, không có gì khó hiểu khi Cam Bốt là mục tiêu tiếp theo.

Diego Garcia : "Vũ khí chủ lực" của Mỹ chống Bắc Kinh

Cách Đông Nam Á khoảng 4.000 cây số có một hòn đảo đặc biệt quan trọng trong cuộc đối đầu giữa phương Tây và Trung Quốc hiện nay. Báo mạng Asia Times Online (Hồng Kông), được Courrier International trích dịch, có bài : "Quần đảo Chagos, vũ khí chủ lực".

Asia Times Online nhấn mạnh là vào tháng 5 năm nay Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua một nghị quyết không mang tính cưỡng chế, yêu cầu Luân Đôn trả lại quần đảo Chagos cho đảo quốc Maurice. Hồi tháng 2/2019, Tòa Công Lý Quốc Tế cũng yêu cầu Anh từ bỏ quyền kiểm soát với quần đảo này. Quần đảo Chagos được Luân Đôn mua lại từ đảo quốc Maurice năm 1965, với ba triệu bảng Anh, ba năm trước khi trả lại chủ quyền cho đảo này. Hợp đồng mua bán này bị coi là bất hợp pháp, vì từ năm 1960, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết cấm chia cắt các thuộc địa, trước khi trao trả độc lập.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay không chỉ là quan hệ giữa Anh với đảo quốc Maurice. Đảo Diego Garcia, thuộc quần đảo Chagos, đã trở thành một căn cứ quan trọng hàng đầu của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh Bắc Kinh, với chiến lược "chuỗi ngọc trai", đang có tham vọng bố trí hàng loạt căn cứ tại Ấn Độ Dương ven bờ biển và trên một số đảo, thì hòn đảo Diego Garcia quả là một vũ khí chủ lực. Sẽ là thảm họa với Mỹ, nếu Anh trả lại quần đảo Chagos.

"Ai" sẽ nuốt Hồng Kông ?

Vẫn liên quan đến Trung Quốc, Courrier International điểm báo chí khu vực về tình hình Hồng Kông, với tựa đề chung "Bắc Kinh rắn giọng". Từ Tân Hoa Xã cho đến người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macao đều lớn tiếng đe dọa phong trào phản kháng. Bài điểm báo đi kèm hình ảnh ông chủ Bắc Kinh khổng lồ cầm đũa gắp một cậu bé Hồng Kông nhỏ xíu đang la hét, chuẩn bị bỏ vào mồm.

Hồng Kông có nguy cơ bị nuốt chửng không phải bởi gã khổng lồ Bắc Kinh, mà bởi chính thành phố láng giềng Thâm Quyến (Shenzen) là góc nhìn của L’Express. Tuần báo Pháp lưu ý, trong lúc cựu thuộc địa Anh Quốc rung chuyển bởi các cuộc biểu tình đòi dân chủ, đặc khu kinh tế Thâm Quyến đang âm thầm lột xác để biến thành một thũng lũng Silicon của Châu Á. Theo L’Express, Thâm Quyến nhận đến một nửa đầu tư của thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Năm nay, lần đầu tiên tổng sản lượng Thâm Quyến vượt Hồng Kông, với 326 tỉ euro (so với 323).

Thâm Quyến – Hồng Kông : Sát gần mà xa vời vợi

Tham vọng của Bắc Kinh là đưa Thâm Quyến đứng đầu thế giới vào năm 2035 trong lĩnh vực này. Bắc Kinh đang thực hiện dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ, nối liền Quảng Châu – Thâm Quyến – Châu Hải – Hồng Kông - Macao, với ý đồ biến khu vực này thành một nền kinh tế thống nhất, với sản lượng vượt Hàn Quốc trong tương lai. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, theo L’Express, là tại trung tâm công nghệ đỉnh cao này của Trung Quốc, hoàn toàn không có internet mở, không có tự do ngôn luận, thượng tôn pháp luật… Tại đường biên giới giữa Thâm Quyến và Hồng Kông, mọi du khách từ xứ sở tự do Hồng Kông vào Hoa lục đều bị kiểm soát nghiêm ngặt. Thâm Quyến và Hồng Kông : Gần nhau mà sao xa vời vợi !

L’Express cũng chú ý đến các cuộc biểu tình phản kháng tại Hồng Kông – một trong những thành phố được coi là an toàn nhất Châu Á - đang bước sang một khúc quanh mới những ngày gần đây, với đụng độ ngày càng bạo lực hơn giữa cảnh sát và người biểu tình. L’Express tuần này lên trang trước khi lãnh đạo Hồng Kông bất ngờ thông báo chính thức rút dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, vốn là biến cố châm ngòi nổ phong trào phản kháng từ ba tháng nay.

"Marx của thế kỷ 21" xuất bản cuốn thứ hai về "Tư bản"

Trong lúc L’Express dành chủ đề chính tuần này cho hồ sơ cải cách hưu trí rất nhạy cảm tại Pháp, L’Obs đặt trọng tâm vào cuốn sách mới của nhà kinh tế học Thomas Piketty - người được giới truyền thông mệnh danh là "Marx của thế kỷ 21" - với hàng tựa trang nhất "Đã đến lúc vượt qua chủ nghĩa tư bản". Theo L’Obs, cuốn sách được đánh giá là "bom tấn" của kinh tế gia Pháp, mang tựa đề "Tư bản và ý thức hệ", lược lại lịch sử toàn cầu về bất bình đẳng, và vạch ra "một cương lĩnh triệt để" nhằm giúp thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bộ sách khảo cứu đầu tiên của kinh tế gia Pháp mang tên "Tư bản luận của thế kỷ 21" năm 2013 được coi là best-seller. Sách bán được 2,5 triệu bản trên toàn thế giới, trong đó 600.000 cuốn tại Trung Quốc, và cũng từng ấy tại các nước nói tiếng Anh. Theo L’Obs, cho dù tư tưởng của Thomas Piketty chưa thuyết phục được giới lãnh đạo thế giới, nhưng chủ trương của tác giả là giải thích một cách rõ ràng về những nguồn gốc cũng như các hệ quả của các quyết định về kinh tế, phổ cập hóa các kiến thức về vấn đề này, cũng như thúc đẩy đối thoại giữa các lĩnh vực. Đây chính là lý do khiến kinh tế gia Thomas Piketty "rất được tôn trọng, kể cả trong hàng ngũ các đối thủ".

L’Obs nhắc lại sự việc tổng thống Macron, khi còn mới đảm nhiệm chức bộ trưởng kinh tế (thời tổng thống Hollande) năm 2015, từng thừa nhận : "Chúng ta đã thất bại. Đây chính là sự thật cay đắng mà Thomas Piketty vốn đã nhận ra từ lâu. Chúng ta cần hiểu ra điều này".

Nói đến danh hiệu "Marx của thế kỷ 21", nhiều người có thể nghĩ kinh tế gia Pháp chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản theo kiểu mới. Hoàn toàn ngược lại. Chủ trương của Thomas Piketty là sở hữu tư nhân ở quy mô hợp lý là chính đáng.

Vấn đề là cần tránh tập trung quyền lực kinh tế một cách thái quá. Đối với Thomas Piketty, hiểm họa chủ yếu của xã hội hiện nay là các tài phiệt chi phối quyền lực chính trị và kinh tế. Ông chủ trương khuyến khích nhiều hình thức sở hữu đa dạng khác, đặc biệt là sở hữu xã hội, đồng quản trị... Theo Piketty, nhân loại đã bỏ lỡ cơ hội những năm 1990, "hậu cộng sản" và "hậu thực dân", để đi đến được một tư tưởng phổ quát và mang tính xã hội chủ nghĩa thực sự, một phần quan trọng là do tư tưởng bài ngoại khiến các tầng lớp dân nghèo bị chia rẽ.

Thomas Piketty nêu kinh nghiệm Thụy Điển, như một ví dụ tham khảo. Cho đến đầu thế kỷ 20, Thụy Điển vẫn là một đất nước hết sức bất bình đẳng. Ai đó vào năm 1910 dự đoán quốc gia Bắc Âu này sẽ trở thành một nước xã hội dân chủ sẽ bị coi là kẻ tâm thần. Thế nhưng sau đó đã có những vận động chính trị mãnh liệt.

Cuốn sách dày 1.232 trang của Piketty (giá 25 euro) được L’Obs đánh giá là không khó đọc, bởi sách được trình bày một cách sư phạm, đa dạng, bên cạnh các thống kê, phân tích, là nhiều câu chuyện về lịch sử, suy ngẫm…

Mùa hội chợ rượu vang

Bước vào mùa các hội chợ rượu vang (tức là "vin" theo cách phát âm theo tiếng Pháp), cả ba tuần báo Pháp đều có bài về rượu vang Pháp, với các góc nhìn khác nhau. Đối với L’Obs, trong bối cảnh tiêu thụ rượu vang đang sụt giảm, điểm đáng mừng là "rượu vang tự nhiên" (vin bio) lại tăng trưởng (14% năm ngoái). Đáng tiếc là chứng chỉ HVE (Haute Valeur Environnementale-giá trị môi tường cao), chứng chỉ môi trường số một đối với nhà nông, thì gần như không được công chúng biết đến.

L’Express tư vấn cho bạn đọc 5 kinh nghiệm để có lời, khi đi hội chợ rượu vang. Le Point - dành tuần này cho số đặc biệt về rượu vang – thì chú ý trước hết đến mệnh lệnh thay đổi khẩn cấp ngành trồng nho, để thích nghi với tình trạng khí hậu bị hâm nóng nhanh chóng, khiến sản lượng và chất lượng sụt giảm, đặc biệt là việc tìm ra các giống nho mới.

Donald Trump : Chất liệu của trào phúng

Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhân vật có xu hướng gần như độc chiếm sân khấu chính trị thế giới, đặc biệt gây ấn tượng với những dòng Tweet trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Ông Trump là một chất liệu phong phú cho truyền thông trào phúng tại Mỹ. Mục 360 độ của Courrier International tuần này giới thiệu góc nhìn của nhà bình luận Ben Greenman trên New York Times, với tiểu tựa : "Liệu trào phúng có thể tồn tại được trong kỉ nguyên Donald Trump ?". Hai lý do chính gây khó khăn cho trào phúng là bản thân tổng thống Trump đã hiện ra như một con người gần như là tự nhại lại chính mình, và điều chủ yếu là đã có quá đông người giễu cợt ông ta.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Brexit : Khi nghị trường Anh Quốc nổi loạn

brexit1

Các nghị sĩ Anh chờ kết quả cuộc bỏ phiếu tối ngày 03/09/2019 - PRU / AFP

Tờ Libération cho biết, bản thân thủ tướng Johnson bị bất ngờ cũng như toàn bộ các nghị sĩ Hạ Viện, vì Phillip Lee đã không hề báo trước cho ông về quyết định này. Dấu hiệu quá rõ ràng : Nghị viện nổi loạn chống chính phủ, một chuyện chưa từng có. Tờ báo ghi nhận tầm mức sự phẫn nộ của các nghị sĩ đã được thể hiện ngay từ khi thủ tướng bắt đầu phát biểu, với những tiếng la ó, chửi mắng từ hàng ngũ đối lập. Nhưng mở đầu bài diễn văn, ông Johnson nhắc lại 03/09 là ngày nước Anh tham chiến trong Thế chiến thứ hai. Ông cố tình chọn những từ ngữ, để cho thấy là ông đang trong một cuộc chiến chống các nghị sĩ, chống Quốc hội, chống Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng theo tờ Le Monde, thủ tướng Boris Johnson không thể quyết định việc giải tán Hạ Viện mà không có biểu quyết và bầu cử Quốc hội trước thời hạn sẽ càng đẩy nhanh Brexit không thỏa thuận.

Ván bài đầy rủi ro của Johnson

Còn đối với tờ Les Echos, kêu gọi bầu cử Quốc hội trước thời hạn là một ván bài mạo hiểm đối với thủ tướng Boris Johnson.

Theo tờ báo này, về mặt lý thuyết, thủ tướng Anh có đủ lý do để hy vọng giành lại đa số ở nghị viện, đã bị mất hôm qua, khi dân biểu Phillip Lee "đào ngũ" sang đảng Tự Do Dân chủ. Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, đảng bảo thủ vẫn hơn 11 điểm so với đối thủ Công Đảng (33% so với 22%). Nhưng việc các đảng nhỏ đang trỗi dậy mạnh mẽ, như Đảng Quốc Gia Scotland hay đảng Tự Do Dân chủ, khiến cho rất khó dự báo kết quả. Thậm chí đảng Tự Do Dân chủ và Công Đảng sẵn sàng nhường chỗ cho nhau tại những nơi mà họ có cơ may thắng cử nhiều nhất.

Vấn đề là, theo Les Echos, trong bối cảnh rối ren ở nghị viện, Luân Đôn không có một đề nghị cụ thể nào với Ủy Ban Châu Âu để bàn chuyện Brexit. Các nghị sĩ chống Brexit không thỏa thuận nghi ngờ thủ tướng Johnson vẫn nhắm đến một "no deal".

Nhân đây, Les Echos cho biết, xét về phương diện kinh tế, một Brexit không thỏa thuận sẽ khiến Anh Quốc bị mất đến 16 tỷ đôla xuất khẩu sang Châu Âu, theo báo động của Liên Hiệp Quốc hôm qua. Ngành bị ảnh hưởng nặng nhất là công nghiệp xe hơi, các ngành chế biến những sản phẩm từ gia súc và ngành dệt may. Đồng thời, tờ báo lưu ý là, do tình hình chính trị rối ren hiện nay, trị giá đồng bảng Anh đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016.

Kinh tế Anh ngại Brexit "no deal"

Cũng về mặt kinh tế, tờ Le Monde thì ghi nhận : Thất nghiệp vẫn ở mức thấp, nhưng nhịp độ đầu tư đã chậm lại trong thời gian Anh Quốc chờ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.

Theo tờ báo này, ngoài việc tạm dừng các kế hoạch phát triển, các doanh nghiệp đang hao tốn rất nhiều năng lượng để chuẩn bị cho Brexit. Tại các công ty đa quốc gia, chi phí chuẩn bị thường lên tới hàng triệu euro, thậm chí lên tới 100 triệu trong trường hợp Airbus. Theo Le Monde, những khó khăn kinh tế hiện nay chưa phải là một sự sụp đổ, nhưng là một sự suy sụp chậm. Theo các thẩm định, trong 3 năm qua, tức là kể từ khi diễn ra trưng cầu dân ý về Brexit, Anh Quốc đã bị mất từ 2 đến 3 điểm tăng trưởng.

Hồng Kông : Lâm Trịnh Nguyệt Nga lôi kéo giới doanh nghiệp

Về tình hình Hồng Kông, tờ Le Figaro hôm nay phân tích điều mà tờ báo này gọi là "những hối tiếc có tính toán của Lâm Trịnh Nguyệt Nga". Theo tờ báo này, trưởng đặc khu của Hồng Kông nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay chính là nhằm lôi kéo giới doanh nghiệp về với mình.

"Nếu tôi có sự lựa chọn, điều đầu tiên tôi sẽ làm là từ chức sau khi bày tỏ những lời xin lỗi chân thành". Theo hãng tin Reuters, đó là thổ lộ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khi gặp đại diện giới doanh nghiệp vào tuần trước, vào lúc bạo lực tại thuộc địa cũ của Anh Quốc đang lên cao độ. Phát biểu bằng tiếng Anh, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng, nhìn nhận đã gây ra tình trạng hỗn loạn "không thể tha thứ được" khi vẫn cố duy trì dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Nhưng tờ Le Figaro ghi nhận, những lời thú nhận nói trên được phát biểu chỉ nhằm mục đích chinh phục giới doanh nghiệp của thành phố 7 triệu dân này, chứ không phải là để được phổ biến tới công chúng. Hôm qua, chỉ vài giờ sau tiết lộ của Reuters, trưởng đặc khu Hồng Kông khẳng định không hề có ý muốn từ chức, như là để trấn an quan thầy ở Bắc Kinh.

Vấn đề là, như người sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee nhắc lại, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ là một con rối trong tay chính phủ trung ương và chính bà cũng đã thừa nhận là khuôn khổ hành động của bà "rất hạn chế". Theo nhiều nguồn tin, dường như trưởng đặc khu Hồng Kông đã đề nghị rút hẳn dự luật dẫn độ, nhưng Bắc Kinh đã từ chối.

Về phần Le Monde, tờ báo này cho biết là các tiết lộ của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gây một cú sốc trên các mạng xã hội. Những thành phần cực đoan nhất thì lại càng quyết tâm đấu tranh chống "một chính phủ bù nhìn đã thú nhận họ chỉ là một con rối". Những người khác, nhất là những người có học thức, thì đang suy nghĩ về việc điều chỉnh chiến lược cho thích ứng với tình hình mới. Theo một nhà hoạt động, những người trẻ hơn nghĩ rằng chính đặc khu trưởng Hồng Kông đã cố tình để lộ thông tin và một lần nữa bà lại nói dối.

Kỷ lục của cơn cuồng phong Dorian

Về thời tiết, cơn cuồng phong khủng khiếp Dorian tàn phá nặng nề quần đảo Bahamas thu hút sự chú ý đặc biệt của tờ Le Monde.

Dorian đã phá hủy 13 ngàn căn nhà và khiến ít nhất 7 người thiệt mạng, theo thống kê mới nhất. Theo Le Monde, mức độ tàn phá này đáng chú ý ở chỗ nhà cửa ở Bahamas từ gần 20 năm nay vẫn được xây dựng theo những tiêu chuẩn rất gắt gao, không thua gì ở bang Florida, Hoa Kỳ, để có thể chống lại sức gió trên 200 km/giờ. Nói chung, quần đảo này vẫn được xem là được trang bị tốt nhất vùng Caribbean trước những hiện tượng thời tiết mạnh như thế.

Với sức gió lên tới gần 300 km/giờ, Dorian đã phá kỷ lục năm 1935 của cơn bão dữ dội nhất của Đại Tây Dương ập vào đất liền. Tờ Le Monde nhắc lại là theo một nghiên cứu được công bố tháng 2, trong ba thập niên qua, tỷ lệ các cơn bão nhiệt đới ở vùng Đại Tây Dương đã tăng gấp ba lần. Các cơn bão gia tăng cường độ nhanh chóng thường rất khó dự báo và thường dễ biến thành các cơn cuồng phong.

Pháp : Các biện pháp chống bạo lực gia đình

Hôm qua, tại Pháp đã khai mạc hội nghị về chống bạo lực gia đình tại Pháp. Tờ Libération đề cập đến những biện pháp đầu tiên mà thủ tướng Edouard Philippe thông báo nhân dịp này.

Theo Libération, trước hết, thủ tướng Philippe thông báo sẽ chi ra 5 triệu euro, để từ ngày 01/01 năm tới xây thêm 1.000 chỗ (bổ sung cho 5.000 chổ hiện có) trong các trung tâm tạm lánh dành cho những phụ nữ bị chồng hoặc người sống chung bạo hành (khoảng 220 ngàn người mỗi năm). Thủ tướng cũng đã thông báo quyết định là kể từ nay toàn bộ phụ nữ nạn nhân bạo lực gia đình nhập viện cấp cứu do bị chồng đánh đập, đều có thể đệ đơn kiện ngay từ trong bệnh viện, chứ không chờ về đến nhà mới viết đơn, với nguy cơ là bị chồng hăm dọa. Hôm qua, thủ tướng Philippe cũng nêu lên khả năng thông qua một dự luật buộc những người chồng vũ phu phải đeo vòng điện tử để ngăn chăn họ đến gần nạn nhân.

Nhưng theo Libération, các hiệp hội chuyên hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình vẫn băn khoăn về những phương tiện tài chính dành để chống tệ nạn này. Theo thẩm định Hội đồng cao cấp về bình đẳng, phải cần huy động từ 506 triệu đến 1,1 tỷ euro, trong khi hiện nay Nhà nước chỉ dành 79 triệu euro cho việc hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình.

Càng lạc quan càng sống lâu

Về y tế, theo tờ Le Figaro, các nhà khoa học vừa công nhận nhà triết học Pháp Voltaire đã có lý khi phát biểu : "Tôi quyết định sống hạnh phúc, bởi vì như thế là tốt cho sức khỏe".

Tờ báo cho biết là một ê kíp nhà nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Laura Kubzansky tại Hoa Kỳ, vừa viết trong báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ : "Sự lạc quan có liên hệ với tuổi thọ cao đặc biệt, ở đàn ông cũng như phụ nữ". Nhưng vì sao sự lạc quan lại có tác động tích cực lên sức khỏe. Theo Le Figaro, trước hết đó là những người lạc quan thường là những người có nhiều vận động thể lực hơn, ít béo phì hơn, hút thuốc ít hơn, ít bị cholestérol và tiểu đường hơn những người khác.

Nhưng nghiên cứu nói trên chứng minh rằng, cho dù không tính đến lối sống lành mạnh, sự lạc quan vẫn là một yếu tố tích cực giúp cho con người sống rất thọ.

Trang nhất các báo

Le Monde đưa hàng tựa lớn "Brexit : Johnson gây chiến với Nghị Viện của ông", còn Les Echos thì cũng đưa tít tương tự : "Brexit : Đọ sức giữa Boris Johnson với Nghị Viện". Tờ Libération chú trọng hơn đến thời sự nước Pháp với trang nhất đăng bức ảnh tổng thống Emmanuel Macron, kèm theo hàng tựa : "Macron đang tìm thêm bạn". Theo tờ báo này, trước những hồ sơ nóng : giáo dục, môi trường, y tế, hưu trí, nguyên thủ quốc gia Pháp muốn tỏ ra hòa dịu, gần gũi dân chúng, nhưng về căn bản ông vẫn rất kiên quyết thực hiện các cải tổ.

Tờ Le Figaro thì dành tựa lớn trên trang nhất cho cuộc bầu cử hội đồng thành phố Paris vào năm tới : "Đấu tay đôi Villani-Griveaux : phe đa số bị rạn nứt ở Paris", nói về sự kiện nhà toán học kiêm dân biểu Cédric Villani, thuộc phe đa số đảng Cộng Hòa Tiến Bước, ra tranh chức đô trưởng, mặc dù đảng này đã chọn một ứng cử viên chính thức là Benjamin Griveaux, nguyên phát ngôn viên của chính phủ.

Trang nhất nhật báo công giáo La Croix thì nêu bật "Những thất vọng của nhân viên cứu hỏa", cho biết là các nhân viên cứu hỏa, cứu hộ tại Pháp, đình công từ tháng 6, đã quyết định kéo dài phong trào này thêm hai tháng nữa, để đòi có thêm phương tiện vào lúc mà họ ngày càng làm những việc không dính gì đến cứu hỏa, cứu hộ.

Thanh Phương

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 3