Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 23 septembre 2017 21:59

Hậu quả Formosa

Hàng trăm hộ dân kéo đến UBND Tỉnh Hà Tĩnh khiếu nại, một người nhập viện

Ngày 22/9/2017, hàng trăm người dân thuộc huyện Lộc Hà đã đến UBND tỉnh Hà Tĩnh để yêu cầu giải quyết đền bù cho những thiệt hại của họ bởi thảm họa Formosa.

formosa1

Những hộ dân này phần lớn là những chủ cửa hàng kinh doanh hải sản, họ đã khốn đốn khi bị thảm họa Formosa cho đến nay. Hàng trăm tấn hải sản trong kho lạnh được tích trữ từ trước đại thảm họa Formosa đã không được bán ra thị trường vì lệnh cấm. Thậm chí nếu bán cũng không có người mua trong giai đoạn vừa qua. Do vậy hàng hóa phải bảo quản quá lâu trong kho.

formosa2

Hàng chục tấn hàng hóa bao gồm cá, tôm, sứa, hải sản khác như mực khô, cá cơm... tích trữ chứa trong các kho lạnh với thời gian quá lâu đã bị phân hủy và biến chất không thể sử dụng.

Những hộ dân này đối diện với việc phá sản hoàn toàn và nợ nần không lối thoát. Nhiều gia đình thiệt hại đến con số hàng chục tỷ đồng. Họ đối diện với việc các khoản vay của ngân hàng không thể hoàn trả cả gốc và lãi, bên cạnh đó, các chi phí bảo quản với thời gian gần một năm rưỡi nay như tiền điện kho lạnh, tiền kho bãi, nhân công... đang là một tai họa thúc bách các gia đình chế biến và kinh doanh hải sản. Trong khi đó, ngân hàng luôn tìm mọi cách thúc giục bà con nộp lãi vay, các cơ quan như điện lực cũng không có biện pháp nào hỗ trợ... nhiều gia đình phải vay lãi nóng để nộp lãi. Chính vì thế đời sống bà con càng điêu đứng hơn.

formosa3

Nhà cầm quyền đã tự đứng ra nhận đền bù thay Formosa cho những thiệt hại người dân phải chịu bởi tội ác của Formosa đầu độc môi trường. Thế nhưng, việc đền bù hoàn toàn không thỏa đáng, nhiều người, nhiều nơi và nhiều đối tượng thiệt hại đã không được đền bù. Chưa nói đến những thiệt hại gián tiếp như các ngành kinh doanh, vận tải, du lịch, đóng tàu thuyền, máy móc hay lao động... đều bị ảnh hưởng bởi Formosa mà mất công ăn việc làm, thu nhập giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mà cả những người bị thiệt hại trực tiếp như những hộ dân ở Lộc Hà và các tỉnh ven biển đã không được đền bù hoặc đền bù không thỏa đáng. Thậm chí việc để người dân bị đẩy vào đường cùng quẫn trước sự vô cảm và phủi tay, đồng thời bao che cho tội ác của Formosa đã là hành động vô đạo đức và vô luật pháp đẩy người dân vào chỗ bị tận diệt cả về đời sống kinh tế và sức khỏe.

Đã nhiều lần, những hộ kinh doanh này khiếu nại đòi hỏi đến nhiều nơi, từ địa phương đến trung ương nhưng tất cả đều bị "đá bóng" lòng vòng từ huyện lên Tỉnh, ra Trung ương lại quay về địa phương. Cuối cùng, họ đã không còn lối thoát, cuộc sống của họ và gia đình đã bị đẩy vào chân tường.

Những cuộc biểu tình hồi tháng tư năm nay tại Lộc Hà đã nói lên những uất ức mà người dân ở đây đang yêu cầu giải quyết. Thế nhưng từ đó đến nay, các cơ quan công quyền đã mặc xác người dân đối diện với cửa tử.

Đã nhiều lần, người dân ở đây đã kéo lên UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề nghị giải quyết những vấn đề họ nêu ra. Nhưng hầu như mọi việc không được ai quan tâm.

Thế chẳng đặng đừng, ngày 22/9/2017, hàng trăm người dân đã kéo đến UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề yêu cầu nhà cầm quyền có hành động với đời sống và những thiệt hại do Formosa mà họ là nạn nhân bất đắc dĩ.

Đoàn người đi khiếu nại ở UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã dựng lều và hạ trại trước cửa UBND đề nghị Tỉnh có người đến làm việc với nguyện vọng chính đáng của họ. Họ đã hạ trại và mua cơm ăn tại cổng UBND Tỉnh từ sáng đến chiều.

Nhiều trẻ em cũng đã phải bỏ học để đi cùng cha mẹ, bởi khi cha mẹ chúng bị phá sản thì việc học hành của chúng đương nhiên bị bỏ dở.

Thế nhưng, thay vì đáp ứng những nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của người dân, đồng thời là trách nhiệm của chính quyền các cấp từ cơ sở đến trung ương, thì nhà cầm quyền đã cho công an, an ninh canh giữ và hăm dọa cũng như tháo dỡ lều bạt của người dân.

Việc phá dỡ lều bạt, phá hoại tài sản của người dân đã bị người dân phản ứng và họ bị đàn áp. Hậu quả là chị Nguyễn Thị Hồng đã phải vào Bệnh viện Tp Hà Tĩnh cấp cứu.

Chiều 22/9/2017, trước tình hình sức khỏe của chị Hồng không ổn định, người nhà đã phải mời linh mục đến lo các vấn đề về tôn giáo. Sau đó, không yên tâm với việc để chị Hồng điều trị ở đây, gia đình đã phải chuyển viện ra Nghệ An điều trị cho chị.

Điều cần nói, là cho đến nay, chưa hề có bất cứ ai trong hệ thống công an, công quyền... đến thăm hỏi nạn nhân.

Những người dân nơi đây đang hết sức bức xúc trước những hành động của nhà cầm quyền và họ kiên quyết đòi hỏi quyền lợi của họ cũng như quyền sống của họ trong những ngày tới.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 23/09/2017

Published in Diễn đàn

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

nth1

Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt. Courtesy of Pham Quang Long FB

Trở về từ Đài Loan, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết :

Nguyễn Thái Hợp : Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia trực tiếp hưởng khói của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc : Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Nguyễn Thái Hợp : Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016 thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là vấn để đặt ra.

Thanh Trúc :Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không ?

Nguyễn Thái Hợp : Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu "Hành Tinh Đen". Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc : Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này ?

Nguyễn Thái Hợp : Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không phải ta thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài nói chuyện này.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 24 tháng 7 đến kiểm tra công tác xả thải và bảo vệ môi trường của nhà máy thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 12/4/2015.

Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 12/4/2015. AFP photo

Sau khi kiểm tra, ông lên tiếng bày tỏ tin tưởng chính phủ Hà Nội sẽ không phải đóng cửa Formosa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Formosa phải tiếp tục coi vấn đề môi trường là vấn đề sống còn.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc Formosa nhận lỗi trước người dân Việt Nam, khắc phục hồ sinh học, hoàn thành 52/53 hạng mục môi trường, chuyển từ công nghệ dập cốc ướt sang dập cốc khô là điều đáng đề cao.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ thị cho Bộ Y Tế công bố chỉ tiêu chất lượng hải sản tầng đáy tại thôn Hải Thanh, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh huyện Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là nơi được cho chất lượng biển tầng đáy chưa được bảo đảm.

Published in Việt Nam

Người dân 'chưa nhận đủ bồi thường' (BBC, 03/07/2017)

Theo truyền thông Việt Nam, tại buổi cuộc họp Ban chỉ đạo giải quyết bồi thường cho người dân sau sự cố Formosa hôm 24/4, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã đề nghị bồi thường cho người dân vào trước 30/6.

formosa1

Mặt hàng hải sản khô vẫn chưa được đền bù, theo nhiều người dân

Tuy số tiền bồi thường này để đền bù cho người dân từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016, nhưng đến giữa năm nay, nhiều người dân nói họ vẫn chưa nhận đủ hoặc chưa nhận được một đồng bồi thường nào.

Hà Tĩnh 'vẫn chưa nhận thêm một đồng nào'

Theo một số người dân, Hà Tĩnh, tính tới trước ngày 30/4, đã nhận được một đợt tiền bồi thường, nhưng hầu hết chỉ là một phần bồi thường cho mặt hàng hải sản tươi.

Còn đối với các loại mặt hàng khô như cá khô, mực khô, tôm khô... được quy định là sẽ bồi thường 100% thì số tiền vẫn chưa đến tay người dân.

formosa2

Cách đây một năm, người đứng đầu Formosa Hà Tĩnh đã chính thức nhận lỗi về sự cố môi trường biển

Ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở đông lạnh Huy Lộc cho biết các loại mặt hàng khô vẫn chưa nhận được một đồng nào.

Ông Huy nói các chủ cơ sở đã bốn lần lên Hà Nội vào tháng 11/2016, tháng 1/2017, tháng 2/2017 và gần đây nhất là 18/5 để nộp đơn yêu cầu các Bộ hỗ trợ giải quyết.

Ông cho biết đã gửi đơn đến năm bộ và thanh tra chính phủ, nhưng chỉ nhận được một phản hồi của thanh tra chính phủ là "đã gửi đơn về tỉnh, yêu cầu tỉnh xem xét giải quyết".

formosa3

Đánh bắt cá là nguồn sống của nhiều người dân các tỉnh miền Trung

Hiện trong khu vực huyện Lộc Hà, có tới hàng trăm tấn sứa lưu trữ trong thùng hơn một năm qua "đã bốc mùi hôi thối không thể chịu nổi nhưng ngay cả việc đơn giản như chỉ đạo, hướng dẫn nơi chôn hay đổ sứa, tỉnh cũng chưa có hướng giải quyết cho người dân", ông Huy phàn nàn.

Bà Trần Thị Loan, chủ cơ sở Cường Loan, cho biết BBC biết, về các mặt hàng tươi, bà đã nhận được một phần của khoản bồi thường hôm 29/4, nhưng khoản còn lại nhà nước xin khất lúc đó đến giờ vẫn chưa trả.

Còn mặt hàng khô, cũng như các chủ cơ sở khác, bà nói bà chưa nhận được một đồng nào.

"Họ cứ nói là 30/6 sẽ giải quyết mà giờ 3/7 rồi mà vẫn chưa có gì hết cả", bà Loan nói.

BBC đã tìm cách liên hệ chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch và chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhưng không ai nhấc máy.

Quảng Bình : Người dân biểu tình đòi bồi thường

Hôm 3/7, nhiều người dân đã kéo đến trụ sở uỷ ban xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, để yêu cầu chủ tịch tỉnh giải trình về vấn đề bồi thường cho người dân.

formosa4

Nhiều người dân bị sự cố Formosa ảnh hưởng là giáo dân, đã kéo đến UBND xã Quảng Minh để yêu cầu đối chất.

Anh Chu Thiện Lượng, người giúp đỡ người dân kê khai hồ sơ đòi bồi thường hơn một năm qua cho biết, cả xã mấy trăm hộ bị ảnh hưởng, cũng yêu cầu bồi thường thì chỉ mới có bốn hộ nhận được bồi thường.

"Việc làm của các cấp các ngành chưa đúng... Chúng tôi đề nghị cấp trên trả biển trả sông. Con người sống không có sông có biển không thể tồn tại được", một người phụ nữ phát biểu tại buổi giải trình tại UBND xã Quảng Minh được quay trực tiếp từ Facebook Thanh Niên Công Giáo.

Trao đổi với BBC, chủ tịch xã Quảng Minh Nguyễn Văn Bình xác nhận "chưa giải quyết xong chuyện bồi thường, mới giải quyết được cho bốn hộ" và "sẽ trả lời khi có thêm thông tin".

***********************

Nạn nhân Formosa ở Cồn Nâm đòi bồi thường (RFA, 03/07/2017)

Khoảng 1 ngàn người dân thuộc giáo xứ Cồn Nâm, thuộc địa bàn xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình vào ngày 3 tháng 7 cùng nhau lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã yêu cầu bồi thường vì bị tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên.

formosa5

Người dân thuộc giáo xứ Cồn Nâm kéo đến trụ sở UBND xã yêu cầu bồi thường vì thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Courtesy Xuân Diện Blog

Linh mục Trương Văn Thực, quản xứ Cồn Nâm, vào chiều ngày 3 tháng 7 cho biết lại lý do những giáo dân sống ở 5 thôn tại xã Quảng Minh phải đi đòi hỏi quyền lợi :

"Theo quyết định 1880 của chính phủ với 7 hạng mục được đền bù thì tại địa phương này có nhóm ‘mò cua, bắt ốc’ (được bồi thường). Chúng tôi cũng nằm trong vùng chịu tác động trực tiếp bởi thảm họa môi trường Formosa nên người dân ai cũng được bồi thường.

(Theo như tôi biết) ngoài Hà Tĩnh người ta nhận được đền bù 35 triệu 500 ngàn ; một số nơi được 17 triệu 400 ngàn… Ở đây có 4 người được đền bù 8 triệu 230 ngàn hay 270 ngàn gì đó ; tuy nhiên chỉ mới có 4 gia đình được".

Theo vị linh mục này thì 4 gia đình nhận được bồi thường nằm trong số dân ở 5 thôn thuộc địa bàn xã Quảng Minh. Tổng số giáo dân trong giáo xứ chừng 4.000 người.

Kết quả cuộc đi đòi hỏi quyền lợi trong ngày 3 tháng 7 của chừng 1.000 giáo dân xứ Cồn Nâm vẫn không có kết quả gì khi cán bộ chức năng của xã cố tình đùn đẩy trách nhiệm không trả lời những yêu cầu của người dân :

"Bà con ký yêu cầu đòi bồi thường thông qua thôn ; nhưng xã vẫn cứ lấp liếm. Chúng tôi muốn nghe câu trả lời từ họ ; nhưng họ cứ chối bỏ cách này, cách khác. Họ không trả lời thẳng thắn vấn đề đó ; cứ bảo là trên chưa phê duyệt. Chúng tôi muốn có câu trả lời trực tiếp thì họ cứ đi vòng vo".

Quảng Bình là một trong 4 địa phương chịu tác động trực tiếp bởi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất độc hại trực tiếp ra biển gây nên.

Nhà máy Formosa thừa nhận hoạt động xả thải, công khai xin lỗi trên truyền hình và bồi thường 500 triệu đô la.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, người đứng đầu ban khắc phục hậu quả của thảm họa môi trường Formosa trong cuộc họp vào tháng 6 vừa qua ra chỉ thị đến cuối tháng 6 công tác bồi thường phải hoàn tất.

Liên quan đến môi trường biển miền Trung, trong cuộc họp Chính phủ với các địa phương vào chiều ngày 3 tháng 7, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu câu hỏi biển miền Trung an toàn hay chưa ; thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng qua giám sát tại những vùng liên quan thì hải sản tầng thượng, tầng trung đã an toàn.

Đối với hải sản tầng đáy thì thứ trưởng Trương Quốc Cường nói rằng Bộ Y tế thực hiện giám sát từ tháng 6 năm ngoái cho đến tháng 3 năm nay ; kết quả được ông Trương Quốc Cường báo cáo là các chỉ số hóa chất ô nhiễm liên tục giảm, và không còn độc hại.

Ông Trương Quốc Cường nói rằng Bộ Y Tế đã phối hợp với các chuyên gia quốc tế thống nhất lấy mẫu hải sản của 4 tỉnh miền Trung với 3 nơi khác gồm Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu, và Khánh Hòa để đối chứng. Kết quả trong tháng 6 vừa qua được nói là các mẫu giống nhau.

Một số nhà khoa học trong nước yêu cầu cơ quan chức năng cần minh bạch tất cả những kết quả giám sát để những ai cần đều có thể tiếp cận.

Published in Việt Nam
jeudi, 22 juin 2017 13:21

Từ Formosa, nhìn lại Vedan

Tại sao các t chc xã hi dân s/tôn giáo phi vào cuc trong v ngư dân Ngh An kin Formosa ?

Để tr li câu hi này, chúng ta cn nhc li nhng din tiến trong v kin Vedan đ đòi bi thường thit hi cho nông dân b nh hưởng vì cht thi ca Vedan. Phần thông tin v Vedan trong bài viết này được ly ch yếu trong tài liu Tình huống Vedan(Nghĩa, 2011).

formosa1

Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải trong nhiều năm. Ảnh : Đ.Q.

Công ty Cổ phn hu hn Vedan Vit Nam đt ti xã Phước Thái, huyn Long Thành, tnh Đng Nai trên din tích 120 ha theo Giy phép đu tư s 171/GP do Ủy ban nhà nước và hp tác đu tư cp ngày 08/03/1991. Đây là doanh nghip 100% vn nước ngoài vi tng vn d án là 432.419.416 USD, s lao đng d kiến 1.800-2.600 người. Công ty Vedan bt đu hot đng t năm 1993, sn xut bt ngt, lysine, tinh bt, nước đường, xút (NaOH), axit (HCL), thc ăn chăn nuôi, phân bón và mt s sn phm khác. Công ty Vedan s dụng nước cp trung bình 20.000-25.000 m3/ngày và nước làm mát ly t sông Th Vi khong 40.000 m3/ngày.

Trước năm 1993, khong 40% s h dân ca các xã ven sông huyn Long Thành, Đng Nai, sng bng ngh nuôi trng và đánh bt thy sn. Sau khi Vedan hoạt động vào năm 1993 cho ti gia năm 1994 nhiu xã ca huyn Long Thành đã bt đu nhn thy sông Th Vi b ô nhim, cá chết ngày càng nhiu. H đã làm đơn khiếu ni nhiu nơi song yêu cu ca h không được gii quyết. Do sn lượng thy sn gim nhanh, bắt đầu t tháng 10/1994, nhiu người kinh doanh ngh nuôi trng thy sn trên sông Th Vi thông báo vi Chi cc thuế huyn Long Thành tm ngưng kinh doanh, không np thuế.

Năm 1995, Vedan đã lâp Báo cáo đánh giá tác động môi trường, được B Khoa hc công nghệ và môi trường thm đnh ngày 04/05/1995. Cùng năm này, dưới danh nghĩa h tr cho ngư dân chuyn đi ngh nghip, Vedan đã tr cho các h dân khong 15 t đng thông qua chính quyn tnh Đng Nai.

Việc gây ô nhim sông Th Vi tiếp tc kéo dài cho đến ngày 08/09/2008, sau ba tháng sử dng trinh sát ci trang mt phc, Cc cnh sát phòng chng ti phm v môi trường và Đoàn kim tra liên ngành bt qu tang Vedan x cht thi chưa qua x lý ra sông Th Vi qua nhng đường ng ngm. Ngày 13/09/2008 đoàn kim tra đã lp biên bn hành vi x nước thi chưa qua x lý thông qua nhng đường ng ngm ra sông Th Vi. Ước tính Vedan x 3.500-4.500 m3 chất thi/ngày ra sông Th Vi qua h thng nhng đường hm bí mt và tinh vi.

Hành vi xả thi không qua x lý ca Vedan làm thiệt hi đến ngh đánh bt và nuôi trng thy sn ca hàng ngàn nông dân và ngư dân ca ba đa phương sng hai bên b sông Th Vi, c th như sau : Đng Nai, s h b thit hi khong 5.600 h, tp trung hai huyn Long Thành và Nhơn Trch ; Bà Ra-Vũng Tàu, khong 1.255 h ; Huyn Cn Gi, Thành phố Hồ Chí Minh, khong 839 h.

Sau khi vi phạm ca Vedan b phát hin, t tháng 11/2008 - cui tháng 12/2009, nông dân các đa phương trên đã làm đơn yêu cu Vedan bi thường thit hi.

Phản ng ca chính quyn ba đa phương liên quan có khác nhau. Ti Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi xin ý kiến ca Thành y và UBND Thành phố đ Hi nông dân Thành phố hướng dn bà con huyn Cn Gi đu tranh vi Công ty Vedan, Hi nông dân Thành phố Hồ Chí Minh ch đo Hi nông dân Cn Gi đng ra làm đu mi tiếp nhn đơn thư khiếu nại, khiếu kin ca 1.824 h dân.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, mt Ban điu tra xác đnh thit hi v tài nguyên môi trường vi s tham gia ca nhiu ban ngành do Phó Giám đốc S Nông nghiệp và phát triển nông thôn ch đo được thành lp đ tiếp nhn các đơn khiếu ni ca các nông h.

Tại Đng Nai, vic gii quyết yêu cu đòi bi thường ca các h dân được giao cho mt Ban ch đo do đi din S Tài nguyên và môi trường chu trách nhim thường trc. Trong vic này, UBND Đng Nai t ra khá lúng túng vì s lượng các h dân b hi ln, khong 5.600 h dân, nếu khi kin tng h phi có chữ ký ca chng và v, lúng túng vì chưa chc chn v chng c, vùng thit hi, vì nông dân nuôi tôm không có hóa đơn, không rõ mt đ, tr lượng cá trên sông được chng minh như thế nào. Ngoài ra còn khó khăn vì phi tm ng án phí khi kin. Nếu tm tính 2,5% giá trị v tranh chp ca riêng nông dân Đng Nai là 119 t đng thì nông dân nếu mun khi kin phi np tm ng án phí là 2.975.000.000 đng.

Để xác đnh thit hi làm căn c đòi bi thường, dưới s ch đo thng kê thit hi ca B Tài nguyên và môi trường, ngày 29/01/2010 Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) công b kết qu thm tra xác minh thit hi ca nông dân, theo đó 2.686 ha nuôi trng thy sn trên lưu vc sông Th Vi đã b ô nhim, 90% tác nhân là do Vedan.

Trước tình hung nông dân mun kin Vedan mà không biết thc hin như thế nào, Hi Lut gia tnh Đng Nai đã nhp cuc. Theo ông Nguyn Đc, Ch tch Hi Lut gia Đng Nai, cui tháng 7/2010, Hi Lut gia nhn được s đng ý bng văn bn ca UBND Đng Nai, theo đó bà con nông dân có th chn thỏa thun vi Vedan hoc kin ra tòa án, nếu kin ra tòa án thì Hi Lut gia tnh Đng nai có trách nhim tr giúp. Ngày 27/07/2010 Ban Thường v Tnh hi Lut gia Đng Nai hp m rng, mi tt c các đng viên tham d, kêu gi tr giúp min phí cho nông dân hai huyện Long Thành và Nhơn Trch. Hưởng ng li kêu gi, 40 Văn phòng vi hàng trăm lut sư đã tình nguyn tham gia h tr min phí cho nông dân Đng Nai, giúp h tho đơn kin và chun b h sơ v kin, làm đơn gim án phí, hoàn tt các th tc y quyền cho lut sư, giúp đ v sơ đ vùng thit hi, tìm kiếm chng c giúp nông dân. Cho đến ngày 12/09/2010, gn 5.000 đơn khi kin ca nông dân Đng Nai đã được np cho tòa án vi s t nguyn tham gia tr giúp min phí ca hàng trăm lut sư và lut gia.

Do nông dân muốn khi kin phi tm ng án phí cho tòa án nhưng h li rt nghèo không có tin làm vic đó nên B Tài nguyên và môi trường đã ng trước 2,6 t đng t Qu bo v môi trường np tm ng án phí cho nông dân. Gia đình khó khăn, gia đình chính sách được min hoc giảm án phí. Các t báo ln Vit Nam t chc hi tho, kêu gi h tr nông dân. Các đoàn đi biu Quc hi cht vn trách nhim ca chính quyn đa phương và lãnh đo B Tài nguyên và môi trường.

Đứng trước phn ng ca dư lun c nước, Vedan phi xem xét li đi sách ca mình. Trong các năm 2008-2009, Vedan không chấp nhn bi thường, ch ưu tiên đàm phán vi chính quyn, ch đưa ra cam kết h tr nông dân. T khi Vin Tài nguyên và môi trường tính ra con s thit hi c th, Vedan mi chp nhn đàm phán v bi thường thit hại vi mc đ chp nhn mc bi thường nhích dn lên t t theo thi gian.

Cuối cùng, trong tháng 8 và 9/2010, Vedan đã phi ký cam kết bi thường thit hi cho nông dân vi tng s tin là 218,867 t đng. trong đó 839 h nông dân Cn Gi được bi thường 45,748 tỉ đng, 1.255 h nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu được bi thường 53,619 t đng, và gn 5.000 h nông dân Đng Nai vi s tin 119,5 t đng [1].

Tóm lại, t nhng thông tin v v kin Vedan như trên ta thy :

- Để đòi được tin bi thường, bên thưa kin phi đưa ra được các chng c v thit hi và tính toán được din tích nuôi trng thy sn b thit hi mt cách thuyết phc. Trong trường hp này vai trò ca Vin Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) là quan trng cho v kin.

- Bản thân nông dân không th lp được h sơ kin mà phi có s tr giúp ca nhiu hi đoàn tham gia như Hi nông dân, Hi Lut gia. Các hi này đu do chính quyn thành lp.

- Chính quyền ng h hoàn toàn cho v kin ca nông dân bng cách ch đo các cơ quan ban ngành có liên quan tham gia trợ giúp t cp trung ương đến đa phương, k c vic tm ng án phí cho nông dân.

- Luật v trách nhim pháp lý (Lut Bo v Môi trường) là cơ s đ đòi bi thường vì nếu không có lut này thì không khi nào bên b kin chp nhận bi thường. Thường thì bên b kin rt ngi v vic dn đến tòa án vì nhiu lý do nên h có th chp nhn thương lượng đ bi thường thay vì đưa nhau ra tòa đ chp nhn phán quyết ca tòa án.

- Dù vụ vic được gii quyết thông qua thương lượng nhưng bên đi kiện cũng mt rt nhiu thi gi, công sc và tin bc đ chun b cho v kin. Thi gian t khi bt qu tang đến cam kết bi thường mt hai năm (t tháng 9/2008-tháng 9/2010).

Từ v kin Vedan, nhìn li v kin Formosa ca ngư dân tnh Ngh An, chúng ta thấy có s khác bit gì ? Vì sao ngư dân Ngh An khi kin ?

Công ty TNHH Hưng Nghip Formosa được cho là đã gây ra thm ha môi trường bin cho 4 tnh Min Trung là Hà Tĩnh, Qung Bình, Qung Tr, Tha Thiên-Huế do x thi qua đường ng ngm đi ra bin. Hiện tượng cá chết hàng lot bt đu t ngày 06/04/2016 và kéo dài cho ti nhiu ngày sau gây s phn n ca c nước. Đ trn an dư lun, Chính ph ch đo các cơ quan liên quan như B Tài nguyên môi trường, B Công an, B Khoa hc công ngh,… điu tra và sau đó công bố nguyên nhân cá chết là do ngun thi khu vc Vũng Áng - Hà Tĩnh cha keo st dưới dng mixel hp ph các cht như Phenol, Xyanua… di chuyn theo dòng hi lưu.

Ngày 30/06/2016 là ngày họp báo ca chính ph công b nguyên nhân cá chết và thỏa thuận bi thường 500 triu USD ca Formosa cho các thit hi kinh tế và môi trường cho các vùng b nh hưởng Min Trung, sau quá trình chính ph đàm phán vi Formosa vi tinh thn "phi đm bo quyn li ca hàng triu người dân min Trung nhưng cũng đm bo li ích các bên, đm bo Tha thun v xúc tiến và bo h đu tư gia Việt Nam và Đài Loan" [2]. Trong bui hp báo này, đ tr li phóng viên hãng Nikkei : "Số tin 500 triu USD là cao, cao nht trong lch s bi thường Việt Nam, đã được tính toán như thế nào ? Bộ trưởng Trn Hng Hà cho biết : "Mục đích ca chúng tôi đt ra 500 triu USD là rt nh. Đây mi là tính sơ b thit hi người dân, thit hi sơ b v bin còn nhng thit hi rt nhiu như tn thương tâm lý, h ly sau này nhưng chúng tôi không cn thiết bao nhiêu mà yêu cu Formosa chuyn đi công ngh và thc hin nghiêm vic x lý ô nhim môi trường" [3].

Do thông báo của chính ph ch bi thường cho 4 tnh Hà Tĩnh, Qung Bình, Qung Tr, Tha Thiên-Huế nhưng nh hưởng ca cht thi Formosa không chỉ giới hn trong phm vi 4 tnh mà còn lan sang tnh giáp ranh Hà Tĩnh là Ngh An. Mt s vùng Ngh An cũng b thit hi do bin không còn cá đ đánh bt nên tàu nm b không ra khơi đánh bt được làm thit hi sinh kế ca người dân rt nhiu mà đây li là sinh kế duy nht ca h (ví d như Giáo x Song Ngc Ngh An). Nhng ngư dân b thit hi Ngh An đã không được chính ph k vào danh sách được bi thường trong s tin 500 triu USD. Chính vì vy mà h mun khi kin đ th phm Formosa phi bi thường cho h. Và nhng người giúp h làm đơn kin là nhng người tình nguyn hoc các v chc sc tôn giáo đã th hin lương tri con người trước ni đau ca đng loi, không t ra vô cm trước bt công xã hi. Nhưng vic kin ca ngư dân Ngh An b nhà cm quyền đa phương cn tr quyết lit, k c s dng bo lc ngăn không cho h có cơ hi ti tòa án th xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đ np đơn [4].

Tới đây, so sánh v kin ca ngư dân Ngh An vi v kin Vedan, ta thy có nhng đim khác bit. Đó là :

- Vụ kin Formosa không được chính quyn ng h vì chính quyn trung ương đã ký tha thun vi Formosa min tt c nhng trách nhim pháp lý ca Formosa v bi thường thit hi môi trường sau khi Formosa nhn ti và cam kết tr 500 triu USD cho chính ph.

- Do muốn Formosa nhận trách nhim nhanh chóng khi v cá chết hàng lot xy ra và đ gim nhit cơn phn n ca nhân dân sau tuyên b ca ông Chu Xuân Phàm, Giám đc đi ngoi ca công ty Formosa v vic dân Vit Nam phi la chn mt trong hai sn phm cá hoc thép nếu không có được c hai, Chính ph, vì không mun mt nhiu thì gi đ điu tra thit hi thc tế như trong v Vedan, đã sm tha thun c gói vi Formosa s tin 500 triu USD. S tin này được nhiu chuyên gia đánh giá là không thm vào đâu nếu tính đúng tính đ mc thit hi thc s. Thc ra s tin 500 triu USD là quá ít vì ch vi 4 tnh trong danh sách mà theo thông báo ca chính ph mi h được bi thường thit hi sinh kế ch trong thi gian 6 tháng thì thi gian còn li không có cá bin đ đánh bt thì h sng bng gì. Như vy ta hiu ti sao chính ph không mun đưa thêm Ngh An vào danh sách được bi thường.

- Vì vụ kin Formosa không được chính ph ng h như v kin Vedan nên không có cơ quan ban ngành, đoàn th nào ca chính quyn dám tham gia giúp ngư dân Nghệ An chun b h sơ kin như đã giúp nông dân trong v Vedan.

- Chính vì lẽ đó, nhng người yêu chung công lý, công bng xã hi bên ngoài b máy chính quyên như các t chc xã hi dân s và các chc sc tôn giáo đã t nguyn đng ra giúp đ ngư dân Nghệ An làm đơn khi kin vì cũng ging như nông dân ven sng Th Vi, ngư dân là nhng người ch biết lao đng kiếm sng ch không th biết nhng th tc cn thiết cho mt v kin. Đ chun b cho v kin cn phi tn nhiu ngun lc cho h sơ kin và tmng án phí nên nếu ch bn thân ngư dân thì không có tin vì đã b thm ha môi trường trit tiêu sinh kế. Vì l đó có nhng người có lòng t tâm trong và ngoài nước đã cùng nhau quyên góp tin đ giúp trang tri cho chi phí v kin được d kiến là rt lớn.

- Trong vụ kin Formosa Ngh An, các v chc sc tôn giáo đã phi tham gia giúp ngư dân làm h sơ khi kin vì trong đó có nhng vùng b thit hi mà ngư dân có đo chiếm t l ln trong dân s. Các ngư dân này không được cơ quan đoàn th nào ca chính quyền giúp đ như v Vedan mc dù thit hi có cơ s chng minh. Thế thì ngư dân phi trông da vào ai đ bo v quyn li ca mình nếu không phi là da vào các chc sc tôn giáo ? Trong trường hp này, các chc sc tôn giáo Giáo phn Vinh đã làm đúng vai trò "Sống Phúc Âm gia lòng dân tc", "Công giáo đng hành cùng dân tc" vì ngư dân Ngh An cũng là mt thành phn ca dân tc.

Tóm lại, trong v kin Vedan ca nông dân Cn Gi, Bà Ra-Vũng Tàu và Đng Nai, chính quyn trung ương đng v phía b hi nên nông dân được s tr giúp rt nhiu t các cơ quan ban ngành đoàn th ca chính quyn và đt được kết qu tương đi tt. Trong khi đó, trong v kin Formosa ca ngư dân Ngh An, do mi quan hc bit" ca chính quyn trung ương và đa phương vi Formosa, được th hin qua nhng ưu đãi chưa tng có mà các doanh nghip khác không được hưởng và thi gian hot đng ca Formosa được nâng lên 70 năm thay vì bình thường ch có 50 năm, và tin bi thường cho tt c mi thit hi và mi đi tượng đu gói gn trong số tin 500 triu USD, nên khi phát sinh v ngư dân Ngh An kin Formosa đòi bi thường thit hi thì chính quyn tìm cách dp tt quyn được kin chính đáng ca người dân theo Lut Bo v Môi trường năm 2014. Và vì chính quyn không bt đèn xanh cho vụ kiện nên không có cơ quan ban ngành đoàn th nào dám lên tiếng nói ng h ngư dân. Đng trước vin cnh nhiu h gia đình ngư dân b trit tiêu sinh kế vì Formosa trong khi công ty này li được chính quyn cam kết bo v công vic làm ăn đ bo v li nhun ca h, các t chc xã hi dân s và các chc sc tôn giáo đa phương đã can đm lên tiếng trước thm ha môi trường do Formosa gây ra và đòi hi phi có s công bng trong xã hi nên đã đng ra giúp đ người dân trong v kin.

Chúng ta biết Vit Nam là nước nghèo nên rt khao khát ngun vn đu tư t nước ngoài đ thúc đy tăng trưởng kinh tế, to vic làm cho người lao đng, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng chúng ta cũng không nên quên rng mc đích cui cùng ca nhà đu tư là li nhun. Mà mun có lợi nhun thì phi tiết kim chi phí. Cho nên tiết kim/tránh né chi phí x lý cht thi cũng là mt phương cách giúp nhà đu tư tăng thêm li nhun. Vì l đó các nước nghèo thường là nơi đ các nhà đu tư nước ngoài xem là đa đim lý tưởng đ kiếm li nhuận và đ cht thi ca thế gii.

Nhưng chúng ta cũng li biết rng mt nn kinh tế mun phát trin bn vng phi đng vng trên c ba chân : kinh tế, xã hi, và môi trường. Vy thì s tham gia ca các t chc xã hi dân s cũng như ca các t chc tôn giáo nói chung vào mc tiêu hướng ti công bằng xã hi và bo v môi trường là rt cn thiết đ giúp Vit Nam phát trin bn vng cho c thế h hin ti và các thế h tương lai.

Tiết Trc (t Vit Nam)

Nguồn : VOA, 22/06/2017

Tài liệu tham kho :

[1] Tình huống Vedan. Phm Duy Nghĩa, 2011. Chương trình Ging dy Kinh tế Fulbright. http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP04-541-C04V-2012-02-08-17595994.pdf

[2] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160728/chinh-phu-cong-bo-chi-tiet-thiet-hai-do-formosa-gay-ra/1145284.html

[3] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-313134.html

[4] http://www.viendongdaily.com/giao-dan-song-ngoc-khoi-kien-formosa-bi-cong-an-ngan-chan-QAX7jEEH.html

Published in Diễn đàn

Hôm 15 vừa qua, chính quyền tỉnh Nghệ An, qua báo đảng địa phương, đề nghị các cơ quan truyền thông cũng như báo chí đưa tin một cách trung thực và kịp thời về cuộc biểu tình khiếu kiện Formosa của bà con Giáo xứ Song Ngọc mà đã dẫn đến náo loạn và xô xát do thái độ quá khích từ những người đi khiếu kiện.

khieukien1

Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và bà con giáo dân Song Ngọc thuộc ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đi nộp đơn khởi kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of anhbasam

Ngoài yêu cầu loan tin trung thực và kịp thời để dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, chính quyền địa phương Nghệ An còn loan báo sẽ kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật gây ra vụ việc phức tạp trong ngày 14 tháng Hai.

Đó là tin đăng trên báo Nghệ An chiều 15 tháng Hai, nói về vụ tập trung đi nộp đơn kiện công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung khiến dân phải gánh chịu và đến giờ vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng.

Báo Nghệ An, kênh thông tin chính thức của tỉnh, viết rằng dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục, sáng 14 tháng Hai khoảng 500 giáo dân đã tập trung tại Giáo xứ Song Ngọc rồi kéo vào Hà Tĩnh. Khi đến xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đoàn biểu tình đã không chấp hành lệnh giữ trật tự của cảnh sát giao thông mà còn cản trở và gây ách tắc. Khi đó lãnh đạo tỉnh đề nghị đoàn biểu tình vào bãi đất trống bên đường để làm việc và đối thoại nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục lại chỉ đạo bà con dừng xe giữa Quốc lộ 1A.

Nhiều người biểu tình không chịu xuống xe nên để giải quyết ách tắc công an buộc lòng phải cho câu xe. Một số giáo dân quá khích, báo Nghệ An viết tiếp, đã cố tình chống lại khiến xô xát xảy ra giữa dân với lực lượng công an. Lợi dụng tình cảnh hỗn loạn đó, linh mục Nguyễn Đình Thục liền gọi điện thoại thông báo là công an đánh ông bị thương.

Buổi chiều cùng ngày viên chức địa phương gồm bí thư tỉnh ủy, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc công an tỉnh cùng một số linh mục đến hiện trường, yêu cầu không nên có hành động quá khích và đề nghị linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo giáo dân quay về nhà. Tuy nhiên sau đó một số đối tượng phản động lại xúi dục giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để ném đá vào cảnh sát công an khiến 16 cán bộ bị thương, trong đó có cả giám đốc công an tỉnh Nghệ An.

Đó là thông tin chính thức về cuộc biểu tình khiếu kiện Formosa của giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, được báo Nghệ An tường thuật lại.

Nhận định của người dân

Ông Bảo, một cư dân Nghệ An, không trực tiếp đi biểu tình nhưng đã chứng kiến vụ việc trên Quốc lộ 1A, nhận định chuyện dân đi biểu tình thì không có gì sai nhưng vì chính quyền nghĩ là dân bị linh mục kích động nên mới có chuyện :

Đi biểu tình là đúng thôi, người đi bộ người đi xe, kéo đoàn kéo lũ đi biểu tình gây ách tắc cái này cũng có chớ không phải không. Riêng báo chí thì không báo nào lên cả, chỉ có báo Nghệ An tức là báo đảng và báo của công an trực thuộc tỉnh ủy Nghệ An là lên tiếng nhiều nhất, còn tôi thấy không có báo nào lên cả.

Còn nữa, công an coi như có ý đồ là động chạm một cái có thể đánh lại. Công an đánh dân thì dân họ đánh lại cũng đúng thôi, cái này là có cả, trong các clip là có cả chứ không phải không đâu.

khieukien2

Hàng ngàn người dân Song Ngọc Nghệ An đi bộ vào Kỳ Anh để kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of vanews.org

Mọi chi tiết trên Báo Nghệ An đều không đúng với sự thật là khẳng định của một giáo dân Quỳnh Lưu, có mặt cùng đoàn biểu tình ngày 14 :

Báo Nghệ An nói như vậy là vu khống. Thực tế những giáo dân mang đơn đi kiện cùng với cha Thục thì rất ôn hòa bởi họ nghe lệnh của cha, họ không chủ tâm để mà xô xát hay là đánh nhau. Trên đường đi thì công an và bên lãnh đạo của tỉnh lúc đầu họ yêu cầu cha Thục là làm việc ngay trên Quốc lộ nhưng cha Thục nghĩ là sẽ ách tắc. Thế thì họ đề nghị vào một bãi đất trống để làm việc và cha Thục cho bà con vào đó nhưng rất tiếc ở đó đã bị bao vây. Lực lượng mà ném đá thì thực sự chúng tôi không biết họ là ai, cũng không xác minh được họ là công an giả danh đánh người hay không. Việc công an bị thương thực sự cũng không ai biết, bởi vì trong lúc hỗn loạn như vậy không ai biết những người đó có phải là công an bị đánh trọng thương hay không.

Phía giáo dân thì có một số bị đánh thậm tệ, công an sử dụng lưu đạn hơi cay bắn tung hỏa mù lên, khoảng 15 người gì đó là bị thương nặng, sự thật nó là như vậy.

Biểu tình ôn hòa

Lựu đạn cay và dùi cui để dẹp biểu tình là hai chi tiết hoàn toàn không được báo Nghệ An nhắc tới trong bản tin ngày 15. Ông Chung, từ Yên Thành sang Quỳnh Lưu tham gia cuộc biểu tình ngày 14, cho biết :

Bà con đi bộ và đi bằng xe máy, rất tuân thủ giao thông chứ không làm ách tắc giao thông được. Thậm chí khi thấy chính quyền tấn công thì linh mục đã hô "ai là con chiên của Giáo xứ Song Ngọc thì ngồi xuống, tất cả ngồi xuống". Ý cha làm như thế để tránh xô xát, chứng tỏ là biểu tình với một tính cách ôn hòa chứ không phải đi gây gổ .

Được hỏi người biểu tình có manh động và có ném đá vào những người thi hành công vụ hay không, ông Chung quả quyết :

Làm gì có người dân mà dám vác gạch để xáng công an này khác, cha Thục đã kêu gọi bà con ngồi xuống đấu tranh ôn hòa thì làm gì có chuyện con chiên mà không nghe linh mục. Nói thật không ai dám lấy trứng chọi đá được, bởi vì người dân, đặc biệt trên truyền hình thấy toàn ông bà già, lực lượng thanh niên thì không có, còn rõ ràng là công an dùng lựu đạn dùng dùi cui, đặc biệt còn có công an cải trang trà trộn vào trong dân.

Ở Việt Nam bây giờ đang xảy ra hiện tượng là cử công an mật, công an không mặc sắc phục trà trộn vào dân gây rối loạn trong dân. Thậm chí công an mật còn đánh lại công an để có cơ hội cho chính quyền nhảy vô đập đánh nhân dân, dùng bạo lực để giải tán biểu tình. Rất nhiều người bị đánh, người bị đánh gãy tay người bị đánh tét đầu, thâm chí có một anh mất một chân, còn có một chân mà vẫn bị đánh bị thương tích.

Về tin 16 cán bộ công an bị thương khi xô xát, trong đó có giám đốc công an Nghệ An như báo Nghệ An loan đi, đường dây viễn liên của RFA được nối về giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu để hỏi chuyện nhưng rất tiếc bên kia không bắt máy.

Chúng tôi không còn cách nào khác để kiểm chứng đúng sai khi cấp thẩm quyền tỉnh Nghệ An không hợp tác để trả lời về cuộc biểu tình của giáo dân Song Ngọc ngày 14 tháng Hai vừa qua.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Dân đổ xô làm giấy tờ đi lao động nước ngoài (RFA, 06/02/2017)

Hàng ngàn người dân ở Nghệ An làm hộ chiếu và giấy thông hành để đi xuất khẩu lao động sau Tết cổ truyền Đinh Dậu.

dan1

Công nhân công ty Formosa trở về nhà sau giờ làm việc hôm 3/12/2015. AFP photo

Báo mạng Tuổi Trẻ Online hôm nay dẫn nguồn tin từ Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Nghệ An tại Thành phố Vinh cho biết những ngày sau Tết Đinh Dậu có bình quân 600 đến 700 người đến làm hộ chiếu và giấy thông hành để đi xuất khẩu lao động.

Tin còn cho biết số lượng người như vừa nêu tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường.

Hầu hết những người làm giấy tờ đi xuất khẩu lao động sang Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…và Lào.

*********************

Ông Trần Đại Quang muốn đào tạo 'công dân toàn cầu' (VOA, 06/02/ 2017)

dan2

'Một công dân toàn cầu là công dân mà quan tâm đến những việc xảy ra không chỉ ở riêng nước mình mà ở tất cả những nước xung quanh... Và có một khái niệm về công bằng, về công lý, và có một trăn trở tới các bất công, những vấn đề xảy ra với những người dân ở nước khác.' (Ảnh minh hoạ)

Mới đây, Chủ tịch Việt Nam đã thúc giục ngành giáo dục "tập trung đào tạo những ‘công dân toàn cầu’". Tuy nhiên, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng cho rằng nỗ lực này sẽ gặp khó khăn lớn do "tư duy phản biện" và "ý kiến khác chiều" không được khuyến khích ở Việt Nam.

Hôm 4/2, khi đến thăm Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội, Chủ tịch Trần Đại Quang nêu rõ giáo dục và đào tạo "đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia".

Riêng đối với ngành giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Quang đề nghị ngành cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm những "công dân toàn cầu" trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một thuật ngữ nói về sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu, chế tạo, thực hiện dịch vụ trên nền tảng Internet và các hệ thống trong không gian ảo.

Chủ tịch Việt Nam không nói cụ thể các tiêu chuẩn về công dân toàn cầu là gì. Cũng không có định nghĩa chính thức của một cơ quan nhà nước Việt Nam về điều này.

Nói với VOA từ Việt Nam, Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang cho rằng "không có lời giải nhất định" về thế nào là "công dân toàn cầu". Ông nêu ra cách nhìn riêng về khái niệm này :

"Một công dân toàn cầu là công dân mà quan tâm đến những việc xảy ra không chỉ ở riêng nước mình mà ở tất cả những nước xung quanh, chuyện ở Syria, chuyện ở Đức, chuyện ở Mỹ. Tìm hiểu xem những cái đấy thì nó có tác động như thế nào tới bản thân cuộc sống của mình. Và có một khái niệm về công bằng, về công lý, và có một trăn trở tới các bất công, những vấn đề xảy ra với những người dân ở nước khác. Tức là không chỉ chăm chú đến miếng cơm manh áo của mình mà còn lưu ý đến số phận của những con người ở các khu vực khác nữa".

Là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng đã xuất bản nhiều cuốn sách, Tiến sĩ Giang nói điều quan trọng hơn đối với một công dân toàn cầu là thái độ sống chứ không phải là các kỹ năng cụ thể như thành thạo ngoại ngữ, máy tính, phân tích, v.v…, dù các kỹ năng đó cũng cần thiết.

Ông nói rõ thêm rằng đó là người ý thức được rằng không phải bản thân lúc nào cũng biết hết, lúc nào cũng đúng. Người đó cũng hiểu được có thể sống trong cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau, hiểu sự đa dạng trên thế giới, có sự khoan dung, tôn trọng sự khác biệt và không phán xét những cái khác với bản thân.

Nhận định về nỗ lực của Việt Nam nhằm đào tạo ra các công dân toàn cầu, Tiến sĩ Giang chỉ ra một cản trở to lớn :

"Cái thách thức lớn nhất ở Việt Nam là chúng ta có một hệ thống giáo dục và chính trị không khuyến khích sự đa dạng, không khuyến khích tư duy phản biện, không khuyến khích những cái ý kiến khác chiều. Mà chúng ta đòi hỏi mọi người đều suy nghĩ giống nhau và phải trái, trắng đen rất là rõ ràng, không ai được quyền chất vấn, được quyền phản biện những cái đấy. Cái triết lý đấy trong giáo dục, trong nhà trường, trong gia đình nó là cản trở cho việc hình thành thái độ của công dân toàn cầu".

Mặc dù các điều kiện hiện nay về chính trị, xã hội của Việt Nam gây khó khăn cho việc đào tạo công dân toàn cầu, song Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cũng nêu ra những yếu tố tác động từ bên ngoài giúp thúc đẩy cho tiến trình này :

"Vì những cái yêu cầu của nền kinh tế, chúng ta không sớm thì muộn bắt buộc phải đi theo hướng khoan dung hơn và hiểu biết hơn. Ví dụ các công ty đa quốc gia sẽ tìm đến những nhân viên, những cán bộ mà có thể làm việc được với nhiều người ở các nước khác nhau trên thế giới và cũng có sự khoan dung với các quốc gia khác. Trở thành công dân toàn cầu sẽ là một nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Đấy cũng sẽ là đòn bẩy giúp chúng ta thoát khỏi tư duy địa phương chủ nghĩa".

Chỉ mới hơn một tháng trước, Chủ tịch Trần Đại Quang cũng đã có những phát ngôn về đào tạo công dân toàn cầu.

Hôm 21/12/2016, tại Hà Nội, ông Quang đã tiếp Giáo sư Carlos Alberto Torres, Giám đốc Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO và Đại học California, Los Angeles của Mỹ.

Ông Quang đã đề nghị Giáo sư Carlos Alberto Torres nghiên cứu khả năng triển khai Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO tại Việt Nam, kết hợp với giao lưu, trao đổi kiến thức để mang tinh hoa văn hóa của Việt Nam giới thiệu ra thế giới.

*******************

Ba phụ nữ Bình Thuận 'lại vượt biên đến Úc' (BBC, 06/02/2017)

Bas du formulaire

dan3

Tàu cá chở người tỵ nạn Việt ngoài khơi Tây Úc tháng 7/2015

Luật sư của ba phụ nữ Bình Thuận, hai trong số đó đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, cho BBC biết họ "lại đang vượt biên đến Úc" và "nếu bị bắt sẽ nhảy xuống biển tự tử chứ không chịu về nước".

Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc là người dân thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, từng một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015.

Tháng 9/2016, bà Trần Thị Lụa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam trong phiên phúc thẩm về tội tổ chức vượt biên.

Thời điểm đó, bà Lụa được tin là có chồng đi đánh bắt cá biển bị Indonesia bắt giam.

Trong một phiên tòa khác hồi tháng 4/2016, bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên phạt 36 tháng tù giam trong lúc chồng bà, Hồ Trung Lợi bị phạt 24 tháng tù giam với cùng tội danh.

Cả hai bà Lụa và Loan đều được hoãn chấp hành hình phạt tù đến tháng 7/2017 "vì lý do nuôi con nhỏ và có chồng đi tù", luật sư Võ An Đôn nói với BBC hôm 6/2/2017.

Riêng bà Trần Thị Phúc chỉ bị xử phạt hành chính do "không phải là người tổ chức vượt biên".

Luật sư cho biết thêm : "Hôm 28/1 tức mùng 1 Tết, bà Loan và bag Lụa gọi điện chúc Tết tôi bằng số điện thoại ở Việt Nam".

"Thế nhưng đến sáng 31/1 (mùng 4 Tết), họ gọi cho tôi bằng số điện thoại quốc tế và cho hay đang vượt biên bằng tàu cá và đã qua khỏi lãnh hải Indonesia, tiến vào hải phận nước Úc".

'Hơi bị sốc'

"Đến hôm nay thì tôi chưa có thêm tin tức gì của họ và cũng không rõ họ đang đi cùng với những ai".

"Thoạt nghe thì tôi hơi bị sốc và có nói lại với họ rằng nếu bị phía Úc trả về thì họ sẽ đối mặt với bản án cũ và mới từ 7 đến 10 năm tù".

"Nhưng qua điện thoại, hai bà ấy nói rằng nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận mà trả về nước thì họ thề sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ hai".

"Tôi thật lòng cầu mong cho ba gia đình họ thượng lộ bình an và sớm đến được bến bờ tự do, thoát khỏi tương lai mờ mịt" Luật sư Đôn trả lời BBC hôm 6/2.

Liên quan đến vụ việc, hồi tháng 8/2016, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói với BBC : "Tôi được biết Chính phủ Úc chỉ phỏng vấn họ ngắn trên tàu của Hải quân Úc và trả họ về. Quan điểm của chúng tôi là như vậy là chưa có quyết định hợp lý về việc họ có nỗi sợ thật sẽ bị truy tố khi quay về".

"Chính phủ Úc nói với chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này vì họ muốn rời khỏi đất nước. Ở Việt Nam, chính phủ đồng ý. Và bây giờ chính phủ Việt Nam đi ngược lại điều đó, họ truy tố những người này và Úc đang ở đâu ? Phía Úc im lặng".

"Chính phủ Úc đã bỏ rơi những người này. Đầu tiên, là trả họ về lại nơi họ có thể gặp nguy hiểm, và thậm chí không theo dõi việc gì đang xảy ra theo cách cơ bản nhất", nhà hoạt động nhân quyền này bình luận.

"Khi chúng tôi nêu vấn đề này với Chính phủ Úc ở Canberra, đề nghị họ đảm bảo chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này. Chính phủ Úc nói với chúng tôi tại sao họ phải bảo vệ những người vận chuyển người lậu. Và họ phủi tay khỏi việc đó".

"Rõ ràng là với thông tin chúng tôi nhận được, những chiếc tàu này được tổ chức theo kiểu cộng đồng truyền thống. Mọi người cùng góp tiền tiền lại và cùng ra đi. Úc nói rằng có nạn chuyển lậu người và đó là hoạt động tội phạm, nhưng điều này hoàn toàn không phải vậy".

*******************

Dân Cồn Sẻ biểu tình đòi đền bù vụ Formosa (BBC, 06/02/2017)

Bas du formulaire

dan4

Người biểu tình giơ cao biểu ngữ trước cửa nhà trưởng thôn Cồn Sẻ - hình từ video clip đăng trên YouTube

Một cuộc biểu tình nổ ra vào trưa hôm 5/2, tức mùng 9 Tết Đinh Dậu, tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Một số người dân tuần hành tại thôn Cồn Sẻ, đòi phải cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường thỏa đáng cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra.

Trong video clip được lan truyền trên mạng xã hội, người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu và giơ các biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa đáng", "Chúng tôi không phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị dân" hay "Yêu cầu đền bù thoả đáng, minh bạch, công khai" trước địa điểm được cho là nhà ông trưởng thôn.

Từ Nhà thờ Cồn Sẻ, linh mục Hoàng Anh Ngợi nói với BBC Tiếng Việt rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần lớn là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.

Vì sao biểu tình ?

Được biết ở thôn Cồn Sẻ có 94 hộ nuôi cá, nhưng cán bộ địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ, mỗi hộ được nhận khoảng trên 100 triệu đồng cho cả chủ hộ lẫn các lao động kèm theo.

Theo linh mục Ngợi, ông thôn phó là người trực tiếp làm việc xét bồi thường cho các hộ nuôi cá sau thảm họa Formosa, và người này đã lập hồ sơ tùy tiện "ưng ai thì cho, mà không ưng ai thì thôi", khiến 15 hộ không được đưa vào danh sách bồi thường.

Việc ông thôn phó không giải thích lý do loại một số hộ khỏi danh sách là lý do khiến người dân bức xúc, đòi cách chức trưởng và phó thôn, vị linh mục coi sóc giáo phận Cồn Sẻ cho biết thêm, bởi đây "không phải là lỗi của đảng và chính phủ mà là do một người thôi".

dan5

Người dân Cồn Sẻ dùng loa và trống đi tuần hành trong địa phận giáo xứ

Sau nhiều tháng cá chết một cách bí ẩn, gây giận dữ cho công chúng, chính phủ và một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, Formosa Hà Tĩnh, hồi tháng Năm 2016 đã đạt thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô la (tương đương khoảng 11 nghìn tỷ đồng).

Bắt đầu từ hồi tháng Mười, giới chức đã tiến hành bồi thường lần một cho các nạn nhân sự cố cá chết tại bốn tỉnh miền Trung, với mức bồi thường được tính theo mức độ thiệt hại được xác nhận.

Trang tin VietnamNet nói số được chi trong đợt này là 3 nghìn tỷ đồng.

Mới đây, trong những ngày giáp Tết, chính phủ chỉ đạo tạm cấp kinh phí bồi thường đợt hai, với tổng số tiền khoảng gần 1.700 tỷ đồng.

Cồn Sẻ là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất sau thảm họa môi trường biển Formosa.

Hồi tháng 7 năm ngoái, gần 3.000 người dân nơi này đã xuống đường biểu tình ôn hòa yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa mà theo họ là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung.

Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

********************

Biểu tình ở Quảng Bình đòi minh bạch tiền bồi thường Formosa (RFA, 06/02/2017)

dan6

Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Khoảng một ngàn người dân tại làng Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hôm Chủ nhật 5/2/2017 tập trung biểu tình yêu cầu minh bạch việc bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường biển bởi Formosa xả hóa chất độc hại ra biển hồi tháng 4 năm ngoái.

Tin ghi nhận được cho biết vào lúc 13 giờ trưa hôm qua, ngày 5 tháng 2, khoảng một ngàn người dân biểu tình tại trụ sở thôn và nhà trưởng thôn ở Cồn Sẻ đòi làm rõ vì sao có 94 hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại mà chỉ chính quyền địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ mà thôi. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi cá cũng phản ảnh không đồng ý với cách tính bồi thường của chính quyền địa phương về những thiệt hại của họ trong 10 tháng qua.

Những người biểu tình còn yêu cầu cách chức trưởng thôn Cồn Sẻ.

Một người dân địa phương vào tối ngày 6 tháng 2 nói với Đài RFA về vụ biểu tình tại Cồn Sẻ :

‘Bên anh em có tàu thì được bồi thường rồi nhưng so với công lao động thấp quá. Còn dân chừng 1 ngàn lao động thì chưa có".

Sau khi xảy ra thảm họa môi trường, nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận việc thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh bắc Trung bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế.

Nhà máy này chấp nhận yêu cầu của chính phủ Việt Nam bồi thường 500 triệu đô la Mỹ để đền bù cho nạn nhân chịu tác động. Thủ tướng Nguyễn Xuấn Phúc cũng có chỉ thị yêu cầu công tác bồi thường cần được hoàn tất trong năm 2016 ; thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều nạn nhân chưa nhận được khoản bồi thường nên xảy ra tình trạng biểu tình đòi hỏi quyền lợi như vừa nêu.

Published in Việt Nam

Nạn nhân Formosa : Tết ‘không như những năm trước’ (VOA, 24/01/2017)

hatinh0

Tết cũng bình thường. Thy có tin đn bù nhưng dân nhn được

Dù một s người đã nhn được tin bi thường, nhưng các nn nhân ca s c môi trường Formosa cho biết Tết năm nay không như nhng năm trước, khi ch còn vài ngày là đã sang năm mi Đinh Du.

Anh Hường là mt người làm ngh bin Hà Tĩnh đã mt vic k từ khi thảm ha xy ra hi tháng 4/2016. Anh cho VOA biết anh va nhn được khon tin bi thường hơn 30 triu đng. Mc dù vy anh nói rng khu vc xung quanh nhà máy thép Formosa vn "không có không khí Tết". Anh nói :

"Mới 2 ngày hôm nay có tin thì cm thy không khí cũng đ hơn, nhưng cũng cm thy chưa có gì gi là không khí Tết hết. Hôm nay đã 27, 28 mà chưa thy gì hết. Các năm trước, 25, 26 là đã nhn nhp".

Trong khi đó, chị Vy làm ngh thm m Hà Tĩnh cho biết cơ s ca ch không có nhiu khách hàng bằng năm ngoái, vì khu vc hin không còn nhiu công nhân như trước. Ch nói :

"Nói chung, dân tình khổ thì vn hoàn kh. Tết cũng bình thường. Dân thì nghèo, s nh hưởng môi trường. Mua bán thì ít hơn mi năm. Thy có tin đn bù nhưng dân vn còn đang kiện chưa nhn được".

Theo lời người dân Hà Tĩnh, nhiu nn nhân ca thm ha môi trường do Formosa gây ra vn chưa nhn được tin đn bù. Mt s xã không cho phép người thân, mà phi đích thân người khai báo thit hi phi đến nhn tin đn bù, trong khi nhiều người đã b x đi làm ăn xa nhiu tháng nay.

Khánh An

**********************

Người dân Vũng Áng đón Tết thế nào ? (RFA, 24/01/2017)

VIETNAM-CHINA-ASIA-DIPLOMACY-FISHING

Biển miền Trung sau thảm họa Formosa. File photo

Sau những thiệt hại vì biển nhiễm độc do Formosa gây ra, Tết này người dân Vũng Áng sẽ ăn Tết như thế nào ?

Không có việc làm, chưa được đền bù

Thảm họa môi trường biển miền Trung do sự cố môi trường của Formosa Hà Tĩnh gây ra vào tháng Tư năm 2016, đã đẩy hàng triệu người dân sống bám biển thuộc 4 tỉnh miền Trung lâm vào cảnh khó khăn khốn đốn. Và đến thời điểm năm hết Tết đến cũng vẫn như thế.

Ông Sang, một người dân ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh cho biết, vào lúc này, những ngày giáp Tết, nhưng không khí đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu ở khu vực Vũng Áng vẫn im lìm như ngày thường. Hầu hết mọi người không có việc làm, như ông cũng ngồi không ở nhà. Ông chia sẻ :

"Thường các năm bằng giờ này là náo nức lắm rồi, nào là lá gói, bánh chưng tất cả đã chuẩn bị đầy đủ rồi. Còn năm nay thì chưa có gì. Tết nhất gì nữa, nhiều người họ còn phải đi kiếm gạo ăn cho qua ngày đấy".

Theo chị Xoan, ở Đông Yên, Vũng Áng cho biết, đã qua ngày 23 tháng Chạp – ngày tiễn ông Công, ông Táo về Trời, song gia đình chị cũng như bà con chòm xóm cũng chưa có điều kiện để chuẩn bị đón tết, dù rằng chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết.

hatinh3

Ngày tiễn ông Công, ông Táo về Trời, bà con chòm xóm cũng chưa có điều kiện để chuẩn bị đón tết - Courtesy of antoangiaothong.gov.vn

Theo chị, cho đến lúc này tiền đền bù sự cố biển độc vẫn chưa được nhà nước chi trả. Chị nói :

"Bây giờ bà con ở đây hoàn cảnh hết sức khó khăn, tiền bạc không có, ngày Tết đến rồi nhưng chính quyền vẫn chưa trả tiền đề bù. Tình hình tế thì chả có gì, các năm bây giờ thì đã rộn dịp lắm rồi. Còn năm nay, ở chỗ tôi chưa có động tĩnh gì là ngày tết cả, vẫn như ngày thường thôi"

Biền chết, làm sao ăn Tết ?

Ông Sang cho biết lý do năm nay các gia đình làm nghề và sống bám biển không có điều kiện tổ chức ăn tết như mọi năm, vì biển chết nên bà con không có thu nhập nên không có tiền mua sắm tết. Ông chia sẻ :

"Ăn Tết bây giờ thì bà con không có tiền mua hàng, vì nghề biển không đi thì thu nhập không có. Thu nhập không có thì người ta lấy đâu ra tiền để ăn Tết ?"

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như vậy, nhưng theo chị Xoan mọi người vẫn cố gắng xoay xở có chút tiền để đón tết cổ truyền, dẫu rằng trong hoàn cảnh vô cùng túng quẫn. Chị nói :

"Tết cổ truyền thì kiểu gì cũng phải có, song quan trọng là lấy gì để tiêu bán, mua sắm cho con cái ? Sang năm chắc còn khó khăn hơn, không biết làm ăn ra sao, lấy gì mà ăn đây ? Như vợ chồng tôi từ ngày cá chết thì cũng treo túi và sắp chết đói rồi".

Hy vọng Năm Mới

Khi được hỏi về những nguyện ước cho một mùa Xuân mới Đinh Dậu, anh Thành một người dân cho biết, dân chúng ở đây đa số là sống bám biển nhiều đời nay.

Biển nhiễm độc thì người dân cũng đã trắng tay, hy vọng duy nhất của anh là mong biển sạch trở lại để bà con có thể trở lại cuộc sống bình thường. Anh bày tỏ :

"Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá".

Còn chị Xoan cho rằng, nguyện vọng chung của mọi người dân ở đây là, chính quyền cần sớm có biện pháp khôi phục để trả lại một môi trường biển trong sạch như xưa. Chị nói :

"Nguyện vọng của tôi cũng như người dân là muốn Chính phủ khôi phục lại môi trường sạch cho người dân làm ăn. Vì ở đây, hầu hết người dân đều sống bám vào biển".

Những người dân ở khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh mà chúng tôi có dịp tiếp xúc trao đổi, đều có chung một khát khao là làm sao biển mau sạch trở lại, để họ có thể sống một cuộc sống bình thường như trước khi biển nhiễm độc.

Đồng thời họ cũng cho biết, trong long họ luôn canh cánh nỗi lo về một thảm họa tương tự của Formosa Hà Tĩnh sẽ ập xuống đầu họ bất cứ lúc nào.

Anh Vũ, RFA

Published in Việt Nam
mardi, 24 janvier 2017 16:23

Formosa vẫn chưa thể nào yên

Vì chính quyền rước Formosa vào gây họa cho biển miền Trung nên nhiều người dân Bắc Trung Bộ năm nay thấy Tết bỗng trở nên thật xa vời.

formosa0

Biểu tình đòi bồi thường thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh xả thải

Chỉ trong ngày hôm nay đã có hai cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra. Một là của các tiểu thương chợ Lộc Hà trước UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi bồi thường cho hải sản tồn kho mà họ đã được hứa hẹn từ hồi tháng 5 ; hai là của ngư dân Quảng Trạch, Quảng Bình với phong cách quen thuộc là quăng ngư lưới cụ ra đường để khóa Quốc lộ 1A.

formosa2

Ảnh : Người dân Quảng Trạch, Quảng Bình mang ngư lưới cụ ra đường khóa Quốc lộ 1A đòi bồi thường thỏa đáng vụ Formosa. Nguồn : FB Anh Chi

Vậy là chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2017, cộng với hai lần trước ở Kỳ Trinh và Đèo Con, đã có 4 cuộc biểu tình diễn ra ở các tỉnh này, dự báo một năm đầy bất ổn cả trên mặt báo lẫn trong lòng người, vẫn với từ khóa Formosa.

Trong một diễn biến liên quan, một số thanh niên Công giáo địa phương như Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai năng nổ với các công việc truyền thông, hỗ trợ ngư dân kiện tụng, từ thiện liên quan tới vụ Formosa hiện đang bị tạm giữ và đứng trước nguy cơ khởi tố. Chính quyền bằng một cách không thể rõ ràng hơn đã đưa ra thông điệp chọn đối đầu thay vì đối thoại với dân chúng.

Cùng lúc đó, công tác bồi thường dù được Chính phủ hứa hẹn sẽ xong trước Tết dương lịch ; nhưng nay chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết âm lịch mà mọi chuyện vẫn còn rất ngổn ngang. Người dân khiếu nại, tố cáo hành vi mờ ám, gian dối, thiếu sót của cán bộ cấp cơ sở ở hàng loạt các xã, cho thấy chính quyền hiện đang bất lực ngay trong một việc đơn giản nhất là đảm bảo cấp dưới chi đúng, chi đủ cho dân.

Tệ hại nhất là việc khắc phục môi trường biển. Dù liên tục tuyên bố số tiền 500 triệu USD bao gồm cả chi phí làm sạch biển ; song cho tới nay chưa hề thấy chính quyền chi một đồng nào cho công việc này mà cứ tự huyễn hoặc nhau theo giọng tuyên giáo là biển miền Trung có khả năng tự làm sạch, và đã tự làm sạch.

Dân không được bồi thường thỏa đáng ; biển lại chưa được làm sạch khiến nguồn lợi hải sản gần bờ suy giảm trầm trọng và người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng hải sản địa phương, thì dân địa phương còn quay quắt với nỗi lo sinh kế. Bất ổn xã hội cứ thế mà sinh sôi như một lẽ tự nhiên vậy.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 24/01/2017 (nguyenanhtuan's blog)

Additional Info

  • Author Nguyễn Anh Tuấn
Published in Diễn đàn

giaohoi1

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói chuyện với các ngư dân biểu tình bên ngoài trụ sở tòa án Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 26/09/2016 - REUTERS

Nhật báo công giáo La Croix hôm nay 09/01/2017 cho biết, giám mục và hàng giáo phẩm ở giáo phận Vinh từ sáu tháng qua đã sát cánh với các ngư dân và những người kinh doanh nhà hàng khách sạn ở Kỳ Anh. Họ không thể tiếp tục công việc lâu nay từ khi nhà máy thép Formosa Đài Loan gây ra thảm họa sinh thái.

Đặc phái viên của tờ báo tại Vinh mô tả một bức tường dài 10 kilomet, phía trên là hàng rào kẽm gai, điểm xuyết bằng những tháp canh, che khuất mọi tầm nhìn vào Formosa Ha Tinh Steel Corporation. Đó là một phức hợp luyện kim rộng mênh mông, do tập đoàn Đài Loan Formosa xây dựng từ năm 2009 dọc theo bờ biển của huyện Kỳ Anh. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai thở dài : "Không ai được phép vào". Ông là chánh xứ Đông Yên, giáo xứ Kỳ Anh mới, nơi cư ngụ của 5.000 gia đình ngư dân bị Formosa cưỡng chế đất.

Linh mục Phêrô Lai là một trong những người đầu tiên được các ngư dân trong giáo xứ báo động về tình trạng ô nhiễm biển hôm 06/04/2016, khi các lò luyện thép của Formosa chạy thử lần đầu tiên. Những ngày sau đó, hàng trăm ngàn con cá đã bị chết, không chỉ trên biển hay trên các bãi biển, mà cả tại các hồ nuôi cá vốn rất nhiều ở miền Trung Việt Nam. Linh mục Lai nói : "Chúng tôi không biết chất hóa học nào đã được đổ ngoài biển, chỉ biết rằng người thợ lặn được điều ra để kiểm tra ống xả thải từ Formosa ra biển đã bị tử vong ngay lập tức".

Từ ngày 6/4, chính phủ Việt Nam không hề cho phép lấy mẫu hay phân tích hóa học, nên dân chúng chỉ có thể đưa ra những giả thiết nhằm lý giải thảm họa đại quy mô này. Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh ghi nhận : "Có lẽ là kim loại nặng và phénol, những chất này không thể được xả thẳng ra biển như thế".

Bản thân Giám mục Nguyễn Thái Hợp biết được về thảm họa này hôm 20/4, nhờ một bài viết can đảm trên Facebook, nay đã bị xóa. Vị giám mục kể lại : "Tôi đã đến hiện trường ít lâu sau khi các linh mục vùng này xác nhận sự kiện". Hôm 27/4, lá thư đầu tiên của Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận Vinh đã được công bố, yêu cầu thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia quốc tế và cho tạm ngưng hoạt động nhà máy thép, đồng thời cấm bán các loại hải sản nhiễm độc.

Ngày 13/5, trong lá thư ngỏ thứ hai, Giám mục Phaolô Hợp, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhận định có khoảng "hai triệu người" bị mất nguồn thu nhập – đến nay đã chín tháng trôi qua : ngư dân, người bán tôm cá, người sản xuất muối, chủ các hồ nuôi cá, chủ nhà hàng, khách sạn… Ông ghi nhận : "May thay, một số gia đình có con cái ở Sài Gòn hay ở nước ngoài gởi tiền về giúp". Bản thân giám mục Nguyễn Thái Hợp đã tài trợ cho các thanh thiếu niên trong giáo phận mà gia đình không còn thu nhập nào.

Hậu quả cũng bi thảm đối với môi trường. Giám mục Phaolô Hợp nhấn mạnh : "Cần phải mất nhiều thập niên nữa, hệ sinh thái mới có thể phục hồi được". Nhiễm độc kim loại nặng mang lại những hệ quả độc hại cho sức khỏe con người, vì những chất độc chết người này tập trung vào hệ thực vật và động vật biển.

Theo Giám mục Phaolô Hợp và linh mục Phêrô Lai, "khoảng hai chục" người dân ở Kỳ Anh đã tử vong, sau khi ăn tôm cá đánh bắt được trong vùng, nhưng không thể cung cấp được con số cụ thể. Ngài cho biết : "Không thể tham khảo được bệnh án của những người đã chết trong năm tỉnh liên quan, đồng thời việc xét nghiệm máu những người này cũng bị cấm".

Hồi tháng Năm, cha Phêrô Trần Văn Khuê, quản nhiệm giáo họ Phan Thôn và là cha tuyên úy tại các bệnh viện ở Vinh, đã được khẩn cấp mời đến để làm phép xức dầu thánh cho "một người đàn ông bị chứng khó tiêu, người nổi đầy mụn nhọt. Trước đó một hôm, bệnh nhân đã ăn một con tôm hùm lưới được ở gần Kỳ Anh. Người này sau đó đã tử vong". Linh mục Phêrô Khuê càng bị sốc vì sự kiện này hơn do "chính quyền và các cơ quan truyền thông nói dối, lặp đi lặp lại là không còn nguy hiểm, người dân lại có thể tiêu thụ hải sản".

Trước sự thụ động của chính quyền, giáo phận Vinh đã mời một ủy ban của Quốc hội Đài Loan sang Việt Nam. Tháng Tám, họ đã đến được tận Kỳ Anh và gặp gỡ các linh mục. Qua lời mời của đoàn dân biểu này, một linh mục ở Vinh vào đầu tháng 12 đã ra điều trần trước Quốc hội Đài Loan, nói rõ tình hình.

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp giải thích : "Chính quyền Đài Bắc tích cực giúp đỡ chúng tôi, vì tổng thống đương nhiệm rất quan tâm đến hình ảnh Đài Loan trên trường quốc tế, và Formosa đã từng gây ra các vụ ô nhiễm trong quá khứ".

Kiến nghị buộc Formosa phải giải trình

Giáo phận Vinh còn đấu tranh trên mặt trận pháp lý, để mỗi người thất nghiệp bất đắc dĩ được bồi thường. Chính phủ bắt đầu phát tiền cho các ngư dân đang gặp khó khăn, nhưng không thể làm hài lòng cả hai triệu người. Về phía giáo phận đã thành lập một ủy ban trợ giúp các nạn nhân đối với những trường hợp cấp thiết nhất. Từ ngày 1 tháng Giêng, mỗi linh mục thuộc giáo phận Vinh bắt đầu cho chuyền tay một bản kiến nghị. Một khi thu thập được 150.000 chữ ký của người Việt, Quốc hội Đài Loan có thể triệu tập các lãnh đạo Formosa và buộc họ phải giải trình.

Thụy My

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2