Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 09 avril 2019 12:51

Những "anh hùng" trong chúng ta !

Tướng Đồng Sĩ Nguyên từ trần, nhiều người bày tỏ niềm thương tiếc với một "anh hùng diệt Mỹ", nhưng nhiều người khác bày tỏ sự cảm tiếc với một người sau khi rời các chức vụ đã lên tiếng về các vấn đề trọng đại của quốc gia, trong đó có kiến nghị ngưng việc cho người nước ngoài thuê rừng đầu nguồn với thời hạn dài lên đến 50 năm.

anhhung1

Hãy lan tỏa sự yêu thương, chú ý và trân trọng đến những phận người đã & đang đấu tranh cho xã hội này tốt đẹp hơn, trong đó có cả 251 nhà hoạt động đã và đang bị cầm tù.

Mỗi ngày, hàng trăm, ngàn người mất đi vì bệnh tật, tai nạn, nhưng hầu hết những cái chết đó sớm rơi vào im lặng. Một số cái chết đi được báo chí truyền thông đăng tải rầm rộ vì chức vụ "bộ tứ" của họ, và cuối cùng, sau đó lại chìm trong lặng im. Những cái chết vô danh, và những cái chết để lại nhiều suy ngẫm. 

Ai rồi cũng sẽ chết, vấn đề là họ chết như thế nào, và sau cái chết đó là gì. Và Tướng Đồng Sĩ Nguyên mất đi, nhưng ông được bày tỏ sự mến mộ từ giới trí thức, bởi những nhiệt huyết của ông dành cho quốc gia lúc sinh thời. Nó khác hẳn những thuyết âm mưa, lời chửi rủa dành cho không ít vị tướng, tá – những lãnh đạo cấp cao khác của đảng mất trong thời gian trước đó. Bởi họ đã di hại cho dân, đã không cởi tró cho quốc gia, dân tộc này đi lên. Sự "vinh thân" của họ, chính là "suy quốc". 

Chính vì vậy, tại Việt Nam, có những cái chết khiến người dân tung hô, nhất là cái chết của quan chức, những quan chức chuyên quyền khi còn tại vị và vun vén cật lực cho bản thân. Trong mắt người dân, chỉ cần nhóm quan chức đó ngồi yên và đừng làm gì cũng đã là một "ân huệ" đối với chính họ. Và cái chết của những quan chức tham nhũng, lạm quyền được xem là một "ân huệ lớn".

Mới đây, cựu phi công Việt Nam Cộng Hòa Lý Tống mất ở tuổi 73. Sự ra đi của ông được báo NYT và The Washington Post, cùng nhiều trang tin khác đưa tin. Điểm chung của các bài báo là ghi nhận sự quyết liệt của Lý Tống trong chống lại chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, với suy nghĩa "cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản sẽ kéo dài hàng thập kỷ nữa.".

Nhiều người cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã tìm đến nơi ông nhắm mắt để tỏ lòng tôn kính với một người từng bị coi là khủng bố, là một nhà cách mạng và một người theo chủ nghĩa lý tưởng… Nhưng với nhiều người Việt đời đầu ở Mỹ, họ coi ông ấy như một "anh hùng", vì những gì ông ấy làm được.

Tướng Đồng Sĩ Nguyên "diệt Mỹ", hay một Lý Tống "tử chiến với cộng sản" suy cho cùng cũng là những con người miệt mài liên tục cho lý tưởng của mình, và trăn trở với vận mệnh quốc gia, dù ở thời chiến hay thời bình. Họ "anh hùng" trong mắt người này, hoặc là một kẻ "điên rồ" trong mắt người khác. Nhưng ít nhất, họ không lầm lũi sống trong một phận người bị áp đặt, dám lên tiếng và hành động, và chết đi trong sự thương tiếc của nhiều người.

Điểm chung của tướng Đồng Sĩ Nguyên hay phi công Lý Tống là "lý tưởng, phụng sự", và cả hai người đã làm được đều đó trong suốt quãng đời của mình. Xã hội này sẽ như một cái xác thối nếu cứ lẳng lặng sống và chết đi.

Vừa qua, NOW ! Campaign, một sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam cho biết, Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù.

251 nhà hoạt động, hay là những Tù nhân lương tâm, cũng giống như hai vị trên, đều là những con người đã cống hiến nhiều cho lý tưởng, trăn trở vì quốc gia, và mong muốn thúc đẩy một sự dân chủ. Những hành vi, phát ngôn của 251 nhà hoạt động và sự trả giá của họ chính là vì sự thay đổi của quốc gia này, nơi mà hằng ngày vẫn bị bóc lột thuế, bòn rút sức khỏe vì bụi mịn và hàng trăm bất công, cay đắng khác trong xã hội. Một xã hội mà sự bất an nhiều hơn "ổn định chính trị".

Rõ ràng, 251 nhà hoạt động xứng đáng được quan tâm, chăm sóc và tôn vinh, khi họ chịu làm người tiên phong cho con đường mới của xã hội và bị án tù đày. Và tất nhiên, lưu tâm và tôn vinh không nên diễn ra khi họ ra tù hoặc mất đi, mà nên diễn ra lúc họ còn đang ngồi trong tù. Bởi họ thực sự là những "anh hùng vị thân", những tấm gương đấu tranh, cống hiến và hy sinh đầy thiết thực, đạo đức và lý tưởng họ cao hơn cả nhóm quan chức đang ngự trị trên quốc gia này ; và lương tâm họ cao hơn cả những nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu nhưng ngày ngày phè phỡn trong sự sa hoa, và luôn miệng chỉ trích bọn "rân chủ", trước khi bất công xã hội ập đến và bắt chính họ suy ngẫm lại.

Việt Nam có tốt đẹp hay không, cuối cùng dựa vào một lớp người có dám "vị Quốc" hay không ! Và trong khi chưa đủ một lớp người khiến cho xã hội bẻ ngoặc theo hướng tốt đẹp hơn, thì hãy lan tỏa sự yêu thương, chú ý và trân trọng đến những phận người đã & đang đấu tranh cho xã hội này tốt đẹp hơn, trong đó có cả 251 nhà hoạt động đã và đang bị cầm tù.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 09/04/2019

Published in Diễn đàn

Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, ban hành ngày 24/01/2019 đã đề cập đến Sơn Trà với cụm từ "xây dựng Khu du lịch quốc gia Sơn Trà".

sontra1

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà, không chỉ mang yếu tố quân sự mà còn là khu vực có tính sinh học cao cần được bảo tồn. Thế nhưng, khi Đà Nẵng phát triển nóng về mặt du lịch, thì diện tích rừng bảo tồn đã giảm từ 4.000 ha xuống còn 2.500, 1.500 ha còn lại là phát triển phục vụ du lịch. Trong 1.500 ha "phát triển du lịch" đó, có không ít diện tích được sử dụng để xây biệt thự cho các đại gia.

"…Sơn Trà đã đánh động ý thức của cộng đồng, buộc họ phải nói lên tiếng nói của mình. Người dân Đà Nẵng phải nhận thức và lên tiếng vì quyền lợi của mình,…", một bài viết trên báo Lao Động ngày 8/4/2018. Và nhân vật kêu gọi sự bền bỉ lên tiếng vì giá trị Sơn Trà là ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng vào thời điểm đó, người đã gây bão mạng xã hội và báo chí trong (ngoài nước) về ý chí bảo tồn Sơn Trà nhằm phát triển bền vững, và giữ gìn di sản thiên nhiên cho thế hệ sau của mình.

Nhưng những nỗ lực của ông Huỳnh Tấn Vinh, và cả những người dân muốn sự "bền vững" thực tế dường như chưa vọng đến Bộ Chính trị, những người mà mới đây đã quyết "xây dựng Khu du lịch quốc gia", thay vì bảo tồn. Và bản thân Nghị quyết 43 đã "đánh sập" quan điểm của Chính phủ trước đó, mà đại diện là ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi khẳng đình rằng : nếu cần bỏ Sơn Trà ra khỏi quy hoạch du lịch quốc gia thì Chính phủ cũng đồng ý.

Nghị quyết 43, nếu theo cách nói của bà Chủ tịch Quốc Hội, thì "đã quyết", và phải bàn cho ra, không còn cái gọi là "đồng ý, ý kiến, không đồng ý" nữa.

Câu chuyện bán đảo Sơn Trà không chỉ là một vấn đề nóng hổi, mà nó còn đặt ra câu chuyện về cái gọi là, bảo tồn như thế nào cho thế hệ mai sau, tầm nhìn của những nhà lãnh đạo đến đâu, và mong muốn của người dân được lắng nghe như thế nào. Thế nhưng, Nghị quyết 43 vẫn là một Nghị quyết dựa trên tinh thần nhóm hơn là tinh thần quốc gia, những người nằm trong Bộ Chính trị "đã quyết" về Sơn Trà theo hướng du lịch hướng đến tầm nhìn "kinh doanh" hơn là giữ gìn di sản. Sự kiện này nhắc lại những lần quyết sai của Bộ Chính trị, bao gồm cả dự án Boxite ở Tây Nguyên, và gần đây nhất là "quyết" chuyện đặc khu. Điểm chung của các sự kiện này là sự nóng vội, đặt quyết tâm chính trị lên trên tâm lý xã hội, và nguyện vọng của người dân. Và lớn nhất là không lắng nghe sự đa chiều, trong đó có ý kiến của những chuyên gia phản biện độc lập. Hệ quả là các dự án rơi vào "lỗ theo kế hoạch", hoặc gây ra phản ứng lớn trong xã hội (đối với vấn đề đặc khu).

Với Nghị quyết 43 này, thì ở khía cạnh nào đó, văn bản của Đảng cộng sản Việt Nam thúc đẩy sự phát triển du lịch, nhưng lại bỏ quên yếu tố bảo tồn. Và trên cả, nó sẽ mở đầu cho hiện tương du lịch hóa ở các vùng di sản quan trọng, trong đó bao gồm cả Sơn Đoong ở Quảng Bình. 

Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện tại trong Hội nghị Tuyên giáo miền núi năm 1963 đã nêu quan điểm rằng : Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít, thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây dựng lại rừng phải mất hàng chục năm. 

Đưa hoàn cảnh câu nói này vào trong Sơn Trà, thì quy hoạch thành khu du lịch, "là phá một ít", tương tự như Vịnh Hạ Long. Và hệ sinh thái sẽ vĩnh viễn biến mất, khi mà bảo tồn bị xếp hàng thứ yếu trong tư duy quản trị quốc gia của Bộ Chính trị.

Hãy rùng mình vì trong quyết tâm xây dựng "Khu du lịch quốc gia Sơn trà" thiếu vắng cả cụm chữ quan trọng nhất, "theo hướng bền vững".

Nếu Sơn Trà biến mất, nếu trên đó thay vào những Voọc chà vá chân nâu và cánh rừng xanh là hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán bar… Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và trả lời trước con cháu về sự tước đoạt và cưỡng bức thiên nhiên này ? Hay chỉ đơn thuần là quan điểm, trách nhiệm chung, là Bộ Chính trị ?

"Giữ cho thế hệ tương lai một cái gì đó ở trên đất nước này", P. người thuộc NGOs môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Nhưng giữ bằng cách nào, khi tiếng nói của người dân không được lắng nghe một cách đầy đủ, khi mà Sơn Trà không còn là di sản mà trở thành "miếng mồi ngon" trong hoạch định chiến lược phát triển của lãnh đạo ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 04/04/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 03 avril 2019 22:15

Một bức ảnh hoàn hảo !

Một bức ảnh được TTXVN ghi lại cảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt tay với nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn lên tươi cười.

mot1

Bộ ba Dũng-Trọng-Mạnh -  Ảnh minh họa

So với cảnh đưa tang cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, với một ánh mắt không hề thân thiện của ông Nguyễn Tấn Dũng nhìn về ông Nguyễn Phú Trọng thì đây là một bức ảnh hoàn hảo. Hoàn hảo bởi không khí bức ảnh tươi vui, trong bối cảnh chiến dịch đốt lò vẫn tiếp tục vây chặt những thân hữu của đồng chí X, gần nhất là con trai của Trần Bắc Hà bị bắt.

Nụ cười của Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù nhìn nghiêng nhưng có thể nhận thấy sự tươi rói. Nó nhắc lại khuôn hình của ông Dũng trong lần họp cuối cùng của Chính phủ do ông đứng đầu, trong đó ông cười tươi và nhắc về việc trở thành người tử tế. Và từ sau sự kiện đó trở đi, những người ông quen biết tiếp tục bị đánh, và dư luận trên mạng xã hội tiếp tục đánh ông với nhóm từ khóa "tham nhũng, lạm quyền".

Nếu một bức ảnh chính trị Việt Nam có tính lịch sử, thì chính bức ảnh này xứng đáng để gọi tên, bởi lẽ nó thể hiện tính "đoàn kết, thống nhất trong Đảng", cũng như cho thấy, dù đánh tham nhũng tới đâu, thì nhân văn cũng là yếu tố hàng đầu. 

Có đốt đồng chí X không ?

PVN hay thậm chí Trần Bắc Hà sẽ không khiến đồng chí X gặp vấn đề lớn. Bởi dù bức ảnh không biết nói năng, nhưng nó lại đưa ra dự đoán, và triệt hạ toàn bộ những yếu tố gây nguy hiểm tới thành phần nhân sự kỳ sau, nhưng vẫn để cho người tử tế một con đường sống. Và khi vây cánh của người tử tế bị đốt, thì đấy là vừa răn đe, lại vừa để cho một con đường thối lui. Nó phù hợp hoàn toàn với quan điểm, đánh chuột nhưng không vỡ bình.

Quan trọng nhất là không dồn vào đường cùng, và quan trọng hơn cả giữ bằng được sự đoàn kết trong đảng. Có vẻ ông Nguyễn Phú Trọng có đủ sự kiên quyết, nhưng cũng tinh tế nhận ra giới hạn của người tử tế.

Bao trùm lên trên bức ảnh là nền chính trị Việt Nam với bộ mặt 3 người đàn ông là một nền chính trị tuân thủ theo đúng khuôn phép : Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi. Nếu trước đó, tỷ lệ tham nhũng được giữ mức ổn định, thì giờ đây, tỷ lệ ôn hòa chính trị nằm trong giới hạn. 

Gần đây, hình ảnh của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện trở lại, trước đó ông cùng với đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố (Đồi không tên, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh). Và so với nhóm lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và nhà nước Việt Nam, thì ông là người "siêng" xuất hiện nhất. Và sự xuất hiện của ông đồng nghĩa, ông vẫn sẽ ổn. Nhưng suy cho cùng, thì ông Dũng có chỗ dựa liên quan đến sự thỏa hiệp về mặt chính trị, yếu tố mà nếu không duy trì, thì đấu đá nội bộ sẽ trở thành công khai. 

Do đó, hoặc ông Dũng sẽ ra đi như ông Trần Đại Quang, hoặc vẫn còn ở lại trong tình trạng không còn vây cánh để xoay chuyển trong đại hội sắp tới.

Nhưng liệu sự làm chủ kéo dài bao lâu ?

Mặc dù "lòng dân" đang ủng hộ, và bản thân ông đang thâu vén được quyền lực, nhưng trong Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu ông Nguyễn Phú Trọng cảnh báo về việc, tuyệt đối không được chủ quan, không được say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế, vì trước mắt còn nhiều khó khăn, tình hình diễn biến còn nhiều phức tạp.

Phức tạp về mặt nội bộ và sự trở cờ có lẽ là điều trăn trở của ông Trọng. Chiến dịch đốt lò có thể ảnh hưởng bởi giá trị chính trị ở một nhà nước độc tài – "nước trong quá không có cá". Nó nhắc lại câu chuyện 36% người không đồng thuận với việc đồng ý kỷ luật ông Tất Thành Cang tại Hội nghị Trung ương IX cuối năm 2018.

Nền chính trị Việt Nam hoàn toàn đảo ngược qua 1 kỳ đại hội, và quả thực, ông Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố "Nhiệm vụ Đảng và Nhà nước phân công, tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua" trong năm 2012 với quyền uy của mình. Nhưng đến năm 2016, cũng câu nói quyền uy này lại được chuyển sang ông Trọng, dù với sự khiêm nhường hơn, "Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối". Sự đảo chiều này chính là khi lực lượng trong đảng nhận thấy "mối nguy", từ ông Nguyễn Tấn Dũng sang Nguyễn Phú Trọng vì thấy "mối nguy mất chế độ" ; và nếu mối nguy bị hạn chế quyền lực trong tương lai, và khi mảnh đất màu mỡ của nền chính trị không còn sản sinh ra tiền thì có thể mối nguy "mất lợi quyền" khiến ông Trọng phải nhường ghế lại cho phe phái khác. Điều này cũng không khác bức ảnh hoàn hảo nêu trên là bao nhiêu, chính trị Việt Nam là sự thỏa hiệp, phải là đục chứ không bao giờ được trong.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 03/04/2019

Published in Diễn đàn

Cần phải thừa nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành ở ông Nguyễn Xuân Phúc ở khía cạnh nào đó khởi sắc hơn so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, để duy trì xu hướng đi lên này, ông Phúc cần phải năng động và xác định rõ ràng sự đổi mới then chốt trong cơ chế kinh tế lẫn chính trị.

histoire1

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2019 của ADB.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP quý 1 năm 2019 là 6,58%, thấp hơn phương án thấp mà kịch bản được đưa ra từ cuối năm 2018. Điều này cho thấy, năm 2019 thực sự biến động hơn, và để vượt ra sự biến động này, cần phải có tầm nhìn để vực dậy nội lực nền kinh tế, trong đó bao gồm cải cách thể chế để thỏa mãn bốn yếu tố còn lại : hạ tầng, nguồn nhân lực, khu vực kinh tế tư nhân và cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Invest Asian, tăng trưởng trung bình 6% của Việt Nam trong vài thập niên qua đã hỗ trợ duy trì sự ổn định và cân bằng của nền kinh tế. Và sự gia tăng nhân khẩu học (dự kiến là tăng gần 20 triệu vào năm 2020) sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp Việt Nam và sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, sự gia tăng này gắn liền với thu hút vốn FDI, và lực lượng nhân sự cho nhóm này chủ yếu là nhân công giá rẻ. Bản chất của nền kinh tế Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa tiếp cận được với sự tự chủ, mà chủ yếu là dựa vào FDI.

Trong một bài đăng tải trên website Chinhphu.vn đã dẫn ý kiến chuyên gia, trong đó "đánh giá cao những nỗ lực cải cách vừa qua của Chính phủ và tin rằng trong 5 tới 10 năm tới, hệ thống thể chế kinh tế của Việt Nam sẽ hoàn chỉnh, trong bối cảnh CPTPP đã chính thức có hiệu lực.".

CPTPP hay thậm chí là EVFTA thể hiện sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, về mặt bản chất, thì nó là sự tận dụng sự cởi mở hàng rào thuế quan hơn là xem xét đó là cơ hội để đẩy mạnh cải cách thể chế, mở rộng thị trường. Sẽ chẳng thể có một sự hậu đãi đáng suy ngẫm này xoay quanh việc tự do hóa kinh tế nhưng lại tìm cách kiểm soát chặt chẽ chính trị. Ngay cả bản thân cuộc chiến đốt lò chỉ thuần là một giai đoạn nhiệm kỳ hơn là một cam kết mang tính bề sâu trong đẩy mạnh tính minh bạch và hiệu quả ở hệ thống nhà nước. Chúng ta có thể nhìn thấy tương lai của nền kinh tế Việt Nam qua Trung Quốc – quốc gia mà Việt Nam cóp nhặt không ít luận thuyết để "mở cửa, và hội nhập", và Trung Quốc – được ví như tấm gương thành công của cải cách kinh tế nhưng siết chặt tự do chính trị. Tuy nhiên, thành quả kinh tế của Trung Quốc mà Bắc Kinh từng tự hào lại đến từ chính việc tận dụng sự bảo hộ triệt để nền sản xuất trong nước, nhân công giá rẻ, và sự sao chép công nghệ bất hợp pháp. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, và làm lộ rõ tính chất thiếu bền vững của cường quốc hạng 2 này. Trong xu thế đó, Trung Quốc thay vì cam kết tiếp tục giữ chỉ số tăng trưởng, thì nước này lại có bước đi khoa học hơn – cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo hướng tòa diện. Nhưng kể cả "cam kết" như thế, thì khi nào chính trị Trung Quốc vẫn siết chặt, thì tất cả mọi chủ nghĩa kinh tế vẫn sẽ phục vụ cho một nền kinh tế do nhà nước thống trị, nguyên tắc thị trường tự do vẫn sẽ không hiện diện. 

Việt Nam cũng đang đi theo con đường đó của Trung Quốc, dựa vào FDI, nhân công giá rẻ, bảo hộ và sự sao chép công nghệ bất hợp pháp. Mới đây nhất, Bloomberg dẫn nguồn tin từ nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng FireEye Inc, cho biết, các hacker được hỗ trợ bởi Nhà nước đang nhắm vào các công ty ô-tô nước ngoài, mục tiêu các cuộc tấn công nhằm hỗ trợ các mục tiêu sản xuất xe. Và mặc dù, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Chính phủ Việt Nam không cho phép bất kỳ hình thức tấn công mạng nào chống lại các cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, những gì mà giới lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng vào sự cất cánh của nền công nghiệp ô-tô không khiến cho dư luận thôi hoài nghi.

Cũng liên quan đến vấn đề Trung Quốc, từng có nhiều dự đoán rằng, sự thịnh vượng kinh tế sẽ thúc đẩy tự do chính trị. Và sớm hay muộn, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại, hay sự đi lên của nền kinh tế dưới sự cai trị độc đoán sẽ không thể kéo dài. Và tại Trung Quốc, không hề có sự tách biệt giữa quyền lực chính trị và hành chính công. Thế nên, hiểu về bộ máy hành chính Trung Quốc, là phải hiểu về độ quan liêu của bộ máy, và sự có mặt của những đặc điểm dân chủ tỏng bộ máy quan liêu mà Đặng Tiểu Bình cố gắng đem vào cũng chỉ là duy trì cho một sự tăng trưởng mang tính giai đoạn. Và tại Trung Quốc, cái thời kỳ mà phấn đấu đưa con số GDP trở nên đẹp đẽ, thì các lãnh đạo cấp cao đổi mới nền kinh tế đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo xuống hàng hai, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại luôn phải đi đôi với duy trì ổn định chính trị.

Việt Nam thì sao, quan điểm gần đây nhất từ phía Chính phủ vẫn hướng đến con số GDP đẹp, trong khi đó, những cột khói tại Nhiệt điện Vĩnh Tân hay Formosa, những kế hoạch nhấn chìm khối vật chất (được hifnht hành từ sản xuất gang thép) xuống biển vẫn đang hiện diện, và khoảng cách giàu nghèo vẫn đang gia tăng – như một báo cáo của WB vào tháng 4.2018. 

Tiếp đó, cuộc chiến chống tham nhũng (đả hổ diệt ruồi bên Trung Quốc hay đốt lò tại Việt Nam) có tác động như thế nào đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế ?. Rõ ràng, nó có tác dụng thúc đẩy niềm tin của xã hội, nhưng, cuộc chiến "đốt lò" trong bối cảnh siết chặt tự do chính trị về lâu dài chỉ là "lấy mỡ nó rán nó". Chính "đốt lò" làm tồi tệ hơn nguyên tắc "phát triển kinh tế, siết chặt chính trị". Lý do bởi, một lãnh đạo quyết đoán và tham nhũng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và Bạc Hy Lai, người bị Tập Cận Bình đưa ra tòa vì tội tham nhũng, từng là người hiện thực hóa giấc mơ hạ tầng cơ sở, nhà xã hội ở Trung Khánh, biến vùng nước phía tây của Trùng Khánh thành một trung tâm công nghiệp thịnh vượng. Và câu chuyện của Bạc Hy Lai có thể hiện diện tại Thành phố Đà Nẵng, với Nguyễn Bá Thanh hay thậm chí là Nguyễn Nhân Chiến (Bắc Ninh).

"Đốt lò" không thể ngăn chặn tham nhũng gia tăng, mà làm cho tham nhũng trở nên tinh vi hơn. Nó cũng không thể nào làm sạch bộ máy quan liêu hơn nữa, nếu nó không có sự cải tổ từ bên trong. 

Vậy "đốt lò" có giúp tăng trưởng kinh tế không ?. Tương tự như trên, nó chỉ phục hồi tạm thời niềm tin của một bộ phận người dân về sự "trừng trị các quan chức quan liêu, tham nhũng", và làm thỏa mãn sự tò mò lẫn hả giận của người dân. Bởi tăng trưởng bền vững trong một nền kinh tế đòi hỏi nhiều hơn là chỉ xây dựng các khu công nghiệp và xây dựng đường xá, hay thậm chí là một quan chức cấp cao ra tòa, nó đòi hỏi những ý tưởng mới, công nghệ, dịch vụ và những đổi mới tân tiến hơn. Các quan chức nhà nước có thể nghĩ ra, nhưng sẽ không nhiều, tương tự như một Kim Ngọc thời kỳ bao cấp. Cái nhà nước cần là thúc đẩy hay tạo điều kiện cho những ý tưởng như vậy được bộc lộ và phát triển. Và để làm được điều này nhà nước buộc phải giải phóng và hướng đến tiềm năng sáng tạo to lớn của xã hội dân sự, trên nền tảng tự do ngôn luận hơn, hay sự tham gia cộng đồng nhiều hơn và ít can thiệp của nhà nước hơn.

Nhưng những gì đang diễn ra tại Việt Nam lẫn Trung Quốc vẫn là "siết chặt tự do chính trị" dưới lớp màn "ổn định chính trị" trong khi ảo mộng về một nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng. 

Những quan điểm trên cho thấy, nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn kiến tạo một nền kinh tế phát triển bền vững, một nền hành chính công hiệu quả và minh bạch thì ông có thể đi một con đường khác ông Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đó là tập trung cải tổ bộ máy nhà nước thông qua sự mở rộng quyền tự do chính trị của người dân. Và khi ông làm được điều này, thì lịch sử sẽ ghi nhận vai trò vị trí của ông lớn hơn cả "người đốt lò". 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 27/03/2019

Chú thích :

Con đường hoạn lộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thấy, ông sẽ tiếp tục có vị trí chính trị cao hơn trong tương lai.

Published in Diễn đàn

Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản ứng ngược mà bản thân ông Trọng không nhận ra. 

tranduc1

Ông Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Ảnh Thanh Niên

Kỷ luật trong Đảng cộng sản Việt Nam có nhiều mức độ, và càng ngày nó càng khiến người dân biểu lộ những cảm xúc đầy tính liên quan.

Có những kỷ luật khiến người dân phẫn nộ, vì mức độ kỷ luật nhẹ trong khi vi phạm nặng, có những kỷ luật khiến người dân càng tôn trọng người bị kỷ luật hơn. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, ông Trần Đức Anh Sơn, người vào ngày 8/03/2019 đã bị Ủy ban thường vụ thành ủy ra quyết định kỷ luật vì "đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng… trên mạng xã hội".

Trong bình luận của mình, ông Nguyễn Lương Thịnh, người là bạn với ông Trần Đức Anh Sơn chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, ông Sơn "chọn vị trí là Nhà Khoa học để bảo vệ và phát triển các thành quả nghiên cứu, thay vì nhận các chức danh do Đảng phân công, trong đó phải chấp hành nghị quyết của tổ chức về đề tài và biên độ nghiên cứu". Và ông Sơn "đã chủ động" thông báo quyết định của ông trước khi cơ quan báo chí của Đảng loan tin. Và thực tế cho thấy, ngày ông "về với Nhân dân" được đăng tải trên Facebook là ngày 18/02/2019.

Bị kỷ luật nhưng được hoan nghênh : vì sao ?

Càng ngày, những bản án kỷ luật nhắm vào những người trí thức thực sự (những người đang làm đảng viên những phát ngôn hoặc hành vi trái với quan điểm và chủ trương của đảng) lại được người dân hoan nghênh. Bởi câu chuyện của ông Sơn khá giống ông Chu Hảo, khi cả hai dám lên tiếng chỉ ra cái "sai của Đảng", và đánh giá về các sự kiện - hiện tượng trong xã hội theo quan điểm thẳng thắn của một sĩ phu đau lòng trước thời cuộc. 

Trên Facebook ông Sơn, có những bài đăng tải lại có liên quan đến Biển Đông, và chủ quyền bị giành giật bởi Trung Quốc, về vấn đề Trung Quốc "thọc gậy" thượng đỉnh Mỹ - Triều… Ông cũng từng chia sẻ thẳng thắn trên Facebook về vấn đề chiến tranh Biên giới 1979 bằng luận điểm : Lịch sử muốn phản ánh đúng sự thật, chính trị chỉ muốn sự thật được phản ánh đúng lúc. Đáng buồn là chính trị luôn thắng lịch sử.

Nhà báo, Facebooker Chu Vĩnh Hảo cũng đón nhận tin ông Sơn bị khai trừ bằng cảm giác "rất vui", bởi ông tin rằng, "là một học giả, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn nhất thiết phải coi trọng tính độc lập của các tiểu luận và các công trình nghiên cứu, và để đạt được tính độc lập ấy, anh cũng như các học giả khác cần phải độc lập với sự bảo hộ của bất cứ đảng phải nào".

Sự kiện kỷ luật - khai trừ đảng đối với ông Trần Đức Anh Sơn đã cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam đang tự rút đi những nhân tố tích cực và bền vững cho sự trường tồn của mình ra khỏi tổ chức. Tại sao ? Bởi phản biện và dám lên tiếng sẽ tạo nên nội lực trong một đảng phải, làm sạch đảng phái chứ không phải là sự tuân lệnh 100% đối với những chủ trương, điều lệ, nghị quyết sai của đảng. Đảng cộng sản Việt Nam đang suy thoái, muốn cứu vãn bằng phương pháp "hồng hơn chuyên", nhưng vô tình, những yếu tố này khiến cho đảng trở thành một tập hợp của những con sâu đục phá và dàn lợi ích nhóm chằng chịt, sẵn sàng không trái quan điểm của đảng để hoàn toàn tư lợi cá nhân. 

Bởi, hình thức kỷ luật đảng bằng cách khai trừ là điều nên làm, nhưng sự lớn mạnh trong đảng chỉ có thể diễn ra khi hình thức kỷ luật này áp dụng cho chính những đối tượng tham nhũng và tham vọng quyền lực tập trung, thay vì tập trung đánh giới trí thức trong đảng (vốn là những nhân tố luôn nhấn mạnh sự độc lập, tự chủ phản biện).

Bởi, kỷ luật lần này không khác gì đảng đang trương cao quan điểm của Lenin trong thời điểm hiện nay : Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức - đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt. Mà một quan điểm khinh thị trí thức như thế càng đẩy nhanh tiến trình khủng hoảng trong đảng. Và có vẻ, "Trí thức là cứt" nên "không phải muốn nói gì là nói", ngay cả khi là con cháu "công thần" được quán triệt trong đảng một cách tuyệt đối dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Mặt khác, sự ra đi của giới trí thức thực sự ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy, trong đảng luôn tồn tại "vòng kim cô" siết chặt sự tự do học thuật và tự do phản biện (điều làm nên tính chất chân chính của nền khoa học nhân bản, khai phóng). Và kỷ luật khai trừ lần này cùng một lúc hai vấn đề : giới trí thức ngày càng không chất nhận sự cưỡng chiếm tư tưởng, và Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng không chấp nhận giới trí thức là đảng viên được mở rộng quyền tự do tư tưởng của mình. Có lẽ chính vì vậy, mà Facebooker Huy Truong đã chúc mừng ông Sơn trên Facebook cá nhân bằng luận điểm : Thầy Sơn là nhà khoa học chứ không phải là nhà chính trị, nên khi ra khỏi Đảng sẽ có nhiều thời gian và "không gian" để làm khoa học hơn. Chúc mừng thầy.

Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản ứng ngược mà bản thân ông Trọng không nhận ra. Bởi sự ra đi của ông Chu Hảo hay Trần Đức Anh Sơn không làm mất đi tính danh giá của cá nhân họ, mà ngược lại nó càng gia cố thêm sự danh giá cá nhân của họ, và được hoan nghênh, ca tụng là "sự trở về với nhân dân". Và bằng quyết định kỷ luật lần này của Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng đối với ông Sơn, câu hỏi đặt ra là : Những người có tài có tâm huyết đều ra đi, vậy trong đảng còn lại những ai ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 09/03/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 03 mars 2019 21:49

Những đám đông ngu muội

Những gì đang diễn ra ở Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam không khác nhau về bản chất, chỉ khác về mức độ sùng tín. Và sự thật là khi coi câu chuyện sùng bái của dân Triều Tiên là một câu chuyện hài hước, thì cũng đến lúc người Việt cần tỉnh táo khi đối diện với ông Tổng Bí thư và chiến dịch đốt lò của ông.

VIETNAM-INDEPENDENCE-DAY

Bệnh sùng bái lãnh tụ trong xã hội Việt Nam - Ảnh minh họa

Một loạt bài của truyền thông Triều Tiên về chuyến đi của ông Kim Jong-un đến Việt Nam, mô tả tình cảm của người dân nước này với lãnh tụ (nguyên soái) của họ.

‘Đã ba ngày ba đêm trôi qua kể từ khi có tin về chuyến thăm nước ngoài của Nguyên soái mến yêu.’ Và ‘mất ngủ vì nghĩ về Nguyên soái mến yêu kể từ hôm Chủ nhật đã giúp làm gia tăng hiệu quả làm việc của công nhân tại thị trấn miền Đông Samjiyon và trên các công trường xây dựng khác’.

Một video tương tự cũng ghi nhận biểu lộ về chuyến đi của ông Kim Jong-un, họ bày tỏ lòng tin, niềm yêu mến bất tận đến lãnh tụ của chính họ.

‘Nguyên soái kính yêu có thể đốt cháy con tim vì chúng ta bất cứ khi nào, ôm chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu không chút chút tiếc nuối. Người cha của chúng ta không phải ngày nào cũng dễ dàng có giây phút thoải mái’.

‘Dân Triều Tiên thao thức khi Chủ tịch Kim công du Việt Nam’ đã trở thành một mệnh đề trào phúng tại Việt Nam. Nhưng những gì đã diễn ra ở Triều Tiên cũng đã từng diễn ra tại Việt Nam thời kỳ chưa mở cửa, thậm chí còn tồn tại dưới biến thể khác ngay thời điểm hiện nay.

Dân Triều Tiên xưng Kim Jong-un là ‘Cha’, và Việt Nam cũng từng có ‘Cha già dân tộc’.

Thế kỷ XX đã tồn tại những vị ‘Cha’ như thế, một cách thức hóa thần thánh của một thể chế mà chủ nghĩa cá nhân được áp đặt lên tầng cao nhất và sâu xa nhất của xã hội. Và khi nhìn lại, không ít người Việt Nam phải rùng mình vì tư duy một thời đó, một bộ não phẳng được cắt gọt bởi sự kiểm soát của thể chế, dưới bàn tay của bộ máy tuyên truyền khổng lồ.

Thế kỷ XXI, sự sùng bái cá nhân ở những nước cộng sản còn lại vẫn đang biến dạng. ‘Chủ tịch đời đời’ mang tên Tập Cận Bình ở Trung Quốc là một thể hiện sinh động điều đó, Tập Cận Bình không chỉ tự mình chỉ đạo bộ máy quốc gia để sản sinh ra cái gọi là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’, mà còn nỗ lực đưa các tư tưởng đó lên các ứng dụng di động. Ứng dụng mang tên ‘Nghiên cứu quốc gia vĩ đại’ có hình những lời dặn, chỉ đạo của Tập Cận Bình, người dùng cũng có thể giải câu đố về cuộc đời của Tập Chủ tịch, theo dõi các chuyến thăm và gốc tích của Tập Chủ tịch.

ngumuoi2

Tập Cận Bình không chỉ tự mình chỉ đạo bộ máy quốc gia để sản sinh ra cái gọi là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’, mà còn nỗ lực đưa các tư tưởng đó lên các ứng dụng di động

Tập Cận Bình đang trở thành ‘cha già’ của một quốc gia hơn 1 tỷ người. Và hàng tá ứng dụng di động nói về cuộc đời và sự nghiệp của Tập Chủ tịch Tập vẫn đang ra đời, chiếm ngự trên các cửa hàng ứng dụng dành chi Androi và IOS.

Tại Việt Nam-Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được coi là ‘tấm gương sáng của Đảng’, và là ‘Bác cả, Cụ, bậc nhân sĩ, người đốt lò vĩ đại’ trong mắt không ít người, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ. Nhiều người thần thánh hóa ông Nguyễn Phú Trọng, coi ông như cứu nguy cho dân tộc, là anh hùng chặn đứng được nạn tham nhũng trong xã hội. Hay theo cách sùng bái của VOV thì ‘Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : Dũng khí và mưu lược của kẻ sĩ Bắc Hà’. Và bằng cách nào đó, ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng trở thành người đảng viên xuất sắc, kiệt sắc, trung kiên ; người đầy tớ xuất sắc của nhân dân.

ngumuoi3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : Dũng khí và mưu lược của kẻ sĩ Bắc Hà ?

Những gì đang diễn ra ở Triều Tiên, Trung Quốc hay Việt Nam không khác nhau về bản chất, chỉ khác về mức độ sùng tín. Và sự thật là khi coi câu chuyện sùng bái của dân Triều Tiên là một câu chuyện hài hước, thì cũng đến lúc người Việt cần tỉnh táo khi đối diện với ông Tổng Bí thư và chiến dịch đốt lò của ông.

Đất nước tràn ngập tham nhũng là hoàn toàn do lỗi thể chế ; việc ông Tổng Bí thư hay cá nhân đảng viên nào đó gây dựng chiến dịch đốt lò cũng chỉ là cách thức để bầu chữa cho chính cái lỗi cơ chế đó mà thôi. Nó không hàm nghĩa là ‘hết lòng vì quốc gia, dân tộc’. Bởi nếu vì lợi ích của chính đảng phái bất kỳ, thì đó không đồng nghĩa với việc làm vì lợi ích dân tộc. Và như thế, hãy bình thản nhìn về cuộc chiến đốt lò với thái thái độ điềm nhiên, hơn là sung sướng quá mức và cầu vọng vào một cá nhân đứng đầu Đảng thay đổi vận mệnh dân tộc bằng cách chỉnh đốn đảng.

Hãy tỉnh táo khi nhận ra hơi hướng của chiến dịch chỉnh đốn đảng giống Trung Quốc, hãy tỉnh táo nhận ra rằng, chiến dịch chỉnh đốn đảng tiếp tục siết chặt tự do học thuật và tự do chính trị lại. Và mọi chiến dịch đề ra cũng chỉ nhằm củng cố cho sự cầm quyền lâu dài đến vĩnh viễn của chính Đảng cộng sản Việt Nam.

Bởi nếu không tỉnh táo, thái độ hân hoan và vui mừng, niềm tin bất diệt vào ‘Cụ Cả, chiến dịch đốt lò’ sẽ biến từng chủ thể trở thành một con cừu (giống như dân Triều Tiên) không hơn không kém.

Và khi đó, chúng ta tự gia nhập vào một đám đông ngu muội. Đám đông kêu lên tiếng bebe và ở một quốc gia tiên tiến khác-nơi tự do dân chủ hơn, họ đang cười khúc khích trước tiếng kêu đó !.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 03/03/2019

Published in Diễn đàn

Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) tạm thời hoãn ký kết, vì "lý do kỹ thuật", nhưng đằng sau nó là câu chuyện nhân quyền với Luật an ninh mạng và những trấn áp mà Nhà nước Việt Nam tiến hành trong năm 2018.

hoan1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Châu Âu (INTA) Bernd Lange tại Hà Nội ngày 15/09/2017 - VNA / VNS Ảnh Văn Điệp

VOA Tiếng Việt đặt một cái tiêu đề rất đau cho bản thân ông Thủ tướng, với EVFTA bị hoãn phê chuẩn trong lúc Thủ tướng Việt Nam đang "vận động" ở Davos.

Các báo nhà nước như VTV, VOV, Nhân Dân,… đưa tin về hoạt động của Thủ tướng Phúc, trong đó bao gồm gặp gỡ các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Apple – những đối tượng bị báo chí nhà nước răn đe trong đợt đầu năm nay,.. nhằm vận động các tập đoàn toàn cầu thúc đẩy để Liên minh Châu Âu sớm ký chính thức và phê chuẩn EVFTA.

Trục trặc "kỹ thuật" trong những ngày cuối năm (âm lịch) trở thành món quà không hề tốt lành lắm đối với Nhà nước Việt Nam cũng như bản thân ông Thủ tướng. Bởi lẽ, đây là hiệp định thương mại cực kỳ quan trọng trợ giúp cho nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi vũng lầy, khi mà đối tác EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Và cùng với việc hoãn ký kết EVFTA cùng với việc chưa xóa thẻ vàng chống lại xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU khiến cho mọi sự nỗ lực của Thủ tướng bị xóa sổ trong phút chốc.

Sự cố nêu trên, đặt ở một góc nhìn nào đó - rõ ràng – trở thành một bài học về cái gọi là : ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế. Bao gồm tuân thủ về mặt hành động trong các cam kết nhân quyền, hơn là tiếp tục thực thi chính sách hình thức về mặt nhân quyền kéo dài hàng thập niên qua, dưới lớp bọc "an ninh quốc gia". Sự tùy tiện trong áp dụng luật pháp trong nước không nên trở thành "thông lệ" khi thực thi cam kết các công ước về nhân quyền.

Hà Nội chưa bao giờ thực tâm hiểu được điều nêu trên, bởi họ luôn tin tưởng trình độ "đu dây" và "lách luật" nhân quyền của mình. Khi trong nước có thêm một lãnh đạo quyền lực, đứng đầu chức vụ Chủ tịch nước, người sẵn sàng bẻ cong Hiến Pháp và đặt nó nằm bên dưới Cương lĩnh Đảng, thì "đu dây" và "lách luật" càng trở nên mạnh bạo hơn bao giờ hết. Nhưng càng làm như thế, thì lại càng khiến ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp nhiều khó khăn trong thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế.

Từng là Phó Thủ tướng dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, và giờ ông Phúc lại là người sửa chữa, thu dọn di sản tệ hại do người tiền nhiệm để lại. Cơ cấu hóa lại nền kinh tế trở thành một tiêu chính trị mà ông Nguyễn Xuân Phúc theo đuổi để đạt được một giá trị chính trị trong tương lai. Nhưng trên hết, nền kinh tế không nên quá bi đát để làm phát sinh ra những mâu thuẫn xã hội tiềm tàng.

Nắm giữ chức vụ Thủ tướng vào năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tính xông xáo của mình trong các sự việc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội qua các lần "chỉ đạo", từ chống hình sự hóa hành chính qua vụ quán café Xin Chào, cho đến các chỉ đạo liên quan đến tai nạn giao thông, quy đổi tiền tệ,… Và cao nhất là liên quan đến dự luật về đặc khu. Điều này cho thấy một sự "tỉ mỉ" và có phần "tâm huyết" trong điều hành quản trị quốc gia, bản thân ông Thủ tướng cũng thẳng thắn thừa những các khiếm khuyết về mặt cơ chế qua quan điểm "trên nóng dưới lạnh" và chuyện tham nhũng (sân sau) trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nằm trong một cơ chế khó, nơi mà "1 người xây dựng 90 thằng phá, 9 thằng ngồi chơi". Và đó là lý do vì sao mà dù đã đặt quyết tâm chính trị lên cao nhất, nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước (tích hợp sứ mệnh chống tham nhũng) bị thất bại, và nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu 5 năm trong cắt giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn xuống còn 103 vào năm 2020 từ 583 vào năm 2016, khi con số này vẫn còn hơn 500 cuối năm 2018.

"Trăm dâu đổ đầu tằm" giờ đây trở thành câu thành ngữ miêu tả đúng tâm trạng và hoàn cảnh của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi ông phải tiếp tục vừa dọn dẹp di sản người tiền nhiệm, lại vừa dọn tiếp những hệ quả mà người "đồng chí Nguyễn Phú Trọng" thải ra, liên quan đến câu chuyện "trấn áp nhân quyền, bảo vệ chế độ". Hoãn ký lần này gián tiếp đưa Việt Nam tiến gần sát hơn cảnh báo : Nếu lỡ cơ hội này thì không ai biết điều gì sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện Châu Âu.

Trong một khía cạnh khác, việc một số nhà hoạt động nhân quyền đón nhận tin hoãn ký kết EVFTA với tâm trạng phấn khởi không phải là vì "họ dân chủ cuội, yêu nước vờ, và trong lòng họ chỉ có mỗi nỗi hận thù. Mong muốn duy nhất của họ là đạp đổ chế độ bằng mọi giá" như Facebooker Trần Quốc Quân đánh giá, mà họ đơn giản muốn Hà Nội tuân thủ luật chơi quốc tế (trong đó có cam kết nhân quyền) hơn là cách ứng xử kỳ quặc như trước đây. Và phẩm giá con người phải được thực thi thay vì đánh tráo.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 26/01/2019

Published in Diễn đàn

Sáu năm về trước (2013), sáng kiến đầy tham vọng của Bắc Kinh mang tên "Một vành đai, một con đường" (BRI) ra đời nhằm kết nối cơ sở hạ tầng dọc con đường tơ lụa trên bộ, nối Trung Quốc với Âu châu, và nguồn tiền được bảo trợ bởi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (tiếng Anh : Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) của Bắc Kinh.

bri1

Đến năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức một tiệc chiêu đãi 28 lãnh đạo các quốc gia nhằm giới thiệu BRI với các nước.

Tại vùng Đông Nam Á, Trung Quốc chi hàng tỷ USD để thuyết phục các nước về sáng kiến này, như một tham vọng của một cường quốc mới nổi.

Ngày 16/12/2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 4 Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Việt Nam thúc đẩy việc kết nối sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc với kế hoạch BRI của Việt Nam.

Ngày 20/12/2018, tại Diễn đàn Xúc tiến Kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong bài phát biểu cũng cho biết : để triển khai có hiệu quả sáng kiến của Trung Quốc, chính quyền Hà Nội mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa Hà Nội, các tỉnh, Thành phố của Việt Nam với các tỉnh, Thành phố của Trung Quốc.

Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc vào đầu năm 2017, cũng khẳng định : Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với BRI.

Những dữ kiện nêu trên cho thấy tiến trình gắn kết dài hơi về mặt chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam với BRI. 

Tuy nhiên, sáng kiến của Trung Quốc đang vấp phải những phản ứng ngược của các nước trong thời gian gần đây, khi câu chuyện "bẫy nợ từ sáng kiến" đang khiến các quốc gia dè chừng. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết ngày 16/1 đã đặt câu hỏi "Sáng kiến Tập Cận Bình : Hỗn độn hay nguy hiểm ?", theo đó, sáng kiến Vành đai và Con đường còn bị lợi dụng để triển khai các dự án bất khả thi và tham nhũng.

Và thực sự, sáng kiến này đang trở thành một con đường tham nhũng thực sự, với sự duy trì quyền và tiền từ Bắc Kinh theo hướng "dùng tham nhũng nuôi BRI".

Mới đây nhất, hãng tin FP đã có bài viết sâu về tình trạng này qua trường hợp của Malaysia.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người từng bắt tay nhiệt thành với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi lễ chào mừng Diễn đàn về BRI tại Bắc Kinh vào ngày 15.5.2017. Và một năm sau, khi ông Najib Razak bị phế truất, chủ thể xuống tinh thần nhất lại là những quan chức ở Bắc Kinh.

Najib Razak – kẻ từng là Thủ tướng và giờ là tên tham nhũng tại Malaysia đã trải thảm đó tối đa cho Trung Quốc vào Malaysia. Các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ do Trung Quốc hậu thuẫn mọc lên khắp nơi, cho đến khi vụ nổ 1MDB diễn ra.

Najib Razak bị cáo buộc là sử dụng số tiền mà Trung Quốc đổ vào Malaysia để nạp vào quỹ đang cạn kiệt (1MDB - cạn kiệt do ông Thủ tướng tham nhũng).

Wall Street Journal sau đó đã tiết lộ rằng, trong cuộc họp giữa quan chức Malaysia với các đối tác Trung Quốc, Malaysia lúc đó đề nghị Bắc Kinh tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng tại Malaysia với kinh phí đội vốn (tiền mặt). Hàm ý rằng, số tiền "đội" lên này có thể được dùng để giải quyết khoản nợ của 1MDB.

Nếu đúng như những gì bị cáo buộc, thì rõ ràng, Trung Quốc đã khai thác các chế độ tham nhũng để thúc đẩy BRI. Cụ thể là, trình tự và thủ tục của việc cho phép một quốc gia bên ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng trên vùng lãnh thổ luôn là một trình tự và thủ tục đặc biệt, nhất là tại các quốc gia đề cao sự minh bạch. Thế nhưng, tại các quốc gia tham nhũng, thì các khoản bôi trơn có thể làm cho mọi chuyện trở nên dễ dãi hơn. Điều này đồng nghĩa, sáng kiến này tương hợp với các chế độ tham nhũng, và mối quan hệ này có lợi hai chiều, khi các nhà lãnh đạo nhận BRI coi đây là cơ hội để duy trì và hợp pháp hóa tham nhũng của chính họ.

Nhiều quốc gia nhận đầu tư BRI phải chịu mức độ tham nhũng cao. Trong Ma trận rủi ro hối lộ của TRACE, hầu hết các quốc gia tham gia BRI đều xếp hạng ở mức dưới 50%. Điều này không khó giải thích, khi các chế độ tham nhũng thường có các quy trình lập pháp mơ hồ, cơ chế trách nhiệm yếu, các tổ chức truyền thông bị trói buộc và chính phủ độc tài không cho phép bất đồng chính kiến (nhằm phản biện).

Đối với các chính trị gia ở các quốc gia này, BRI cung cấp một loạt các công cụ để cho phép tham nhũng : cho phép chuyển đổi tiền mặt dễ dàng, cơ sở hạ tầng hoành tráng để xoa dịu dư luận xã hội, và mối quan hệ tốt với một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Malaysia đã thể hiện sự năng động này.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã được trả trước 2 tỷ USD cho hai dự án đường ống của Malaysia mà nó mới chỉ bắt đầu xây dựng. Một dự án BRI khác, dự án hỏa xa Bờ Đông (East Coast Railway Link) của Malaysia, đắt đến nỗi các nhà chức trách nghi ngờ chi phí của nó bị thổi phồng một cách giả tạo (20 tỷ USD).

Và như đề cập phía trên, số tiền bị "thổi lên" đã được chính quyền Najib chi trả cho các khoản nợ của 1MDB.

Kazakhstan là một quốc gia nằm trong danh sách các nước hiện diện BRI, quốc gia dầu khí nhưng gắn với chế độ chuyên quyền này là một "mẫu ưa thích" của Bắc Kinh : Chính phủ Kazakhstan, một Chính phủ tham nhũng bậc cao, xếp hạng 3/180 quốc gia (từ dưới lên) theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Trở lại với câu chuyện Việt Nam, trong một nghiên cứu của Centre for Flobal Development đã cho thấy, 8.000 tỷ USD mà Trung Quốc đổ vào hạ tậng BRI trên khắp Á, Âu và Phi đang cho thấy sự thiếu bền vững trong diện rộng, gia tăng vỡ nợ có chủ quyền ở các nước tương đối nhỏ và nghèo, Việt Nam mặc dù được xếp hạng rủi ro thấp tuy nhiên, việc các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam trong năm 2017 tuyên bố "hoan nghênh sáng kiến" cũng đã cho thấy những rủi ro tiềm năng đối với đất nước. Đó là vì sao, Việt Nam, bằng cách nào đó cũng đã và đang có khả năng trở thành "mẫu" tiếp theo của Trung Quốc (sau sự đổ vỡ ở các nước như Malaysia) trong triển khai dự án này.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 17/01/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc luôn là hình mẫu để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, và những vấn đề nội tại trong phát triển kinh tế lẫn cải cách thể chế chính trị nếu có cũng sẽ gợi mở một con đường đi tiếp theo của Việt Nam trong tương lai...

kinhte1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người học trường Kinh tế quốc dân, phụ trách các mảng hành chính - kinh tế ở địa phương và giờ là người đứng đầu Chính phủ

Ông Nguyễn Phú Trọng không quá coi trọng sự tăng trưởng kinh tế ? Điều này đúng, khi ông từng khẳng định "suy thoái kinh tế không nguy hiểm bằng chính trị".

Hướng giải thích về vấn đề này thế nào ? Có thể đến từ việc, những chức vụ mà ông Nguyễn Phú Trọng kinh qua hoàn toàn mang tính "chính trị hàn lâm", là một sinh viên học văn, được đào tạo tại Liên Xô, làm tại Tạp Chí Cộng sản, là Bí thư thành ủy Hà Nội, và giờ là Tổng Bí thư. Chức Chủ tịch nước đến với Trọng như một chức vụ nghĩa vụ hơn là một vai trò đích thực. Và do đó, kinh tế chưa bao giờ là điểm nghĩ đến đầu tiên (hoặc ưu tiên) của ông Trọng.

Nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc thì khác, là người học trường Kinh tế quốc dân, phụ trách các mảng hành chính - kinh tế ở địa phương và giờ là người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm và vai trò của ông là làm mọi cách thức để vực dậy hoặc phát triển bằng được nền kinh tế qua con số tăng trưởng. Chính từ ưu tiên kinh tế, nên quá trình điều hành Chính phủ 2 năm qua, giữa ông và Trọng có lẽ tồn tại nhiều yếu tố phi đồng thuận về mặt chủ trương, chính sách.

Ông Phúc đang hướng xây dựng Chaebol kiểu Hàn Quốc, nhưng khác với Dũng, ông Phúc thận trọng bằng sự động viên, khuyến khích lẫn tạo cơ chế. Ông Phúc thường xuyên trao đổi với các lãnh đạo cao cấp thuộc tập đoàn Samsung như một cách để học hỏi kinh nghiệm, và việc xây dựng "Chaebol made in Vietnam" được tiến hành trên những tập đoàn tư có sẵn - Vingroup là một trong số các tập đoàn đó.

Jack Ma (Mã Vân) - ông chủ của đế chế công nghệ Alibaba - là đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc, và chính vì vậy - tập đoàn công nghệ giàu có này được xây dựng và gắn chặt với cơ chế trên cơ sở đảng. Việt Nam cũng như vậy, không có quá nhiều người biết được, Vingroup có hẳn một chi bộ đảng ở bên trong.

Nếu ông Phúc cố gắng hỗ trợ một tập đoàn tư nhân trở thành một tập đoàn chủ lực như Samsung Hàn Quốc, thì sự phát triển nhảy vọt của Vingroup là một cơ sở đáng tin (mặc dù mang tính tạm thời) cho Chính phủ Việt Nam. Đồng nghĩa, về mặt tư duy kinh tế, ông Phúc có hơi hướng giống như ông Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc) về xây dựng lực lượng kinh tế tư nhân. Một hình thức tư bản nằm trong lòng cộng sản rất đặc trưng để giữ gìn thể chế chính trị.

Ông Phúc cũng đang cố gắng đẩy nhanh tốc độ thoái vốn (tái cơ cấu) các tập đoàn nhà nước, những tập đoàn vẫn quen lề thói "ăn bám thể chế". Dù vậy, tốc độ đặt ra trong tái cơ cấu là khá khiêm tốn, và mục tiêu về khối lượng doanh nghiệp nhà nước bị thoái vốn năm 2020 có thể tiếp tục bị gia hạn.

Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang vừa xây dựng kinh tế tư nhân gắn chặt nhà nước, vừa nỗ lực tư bản hóa doanh nghiệp nhà nước.

Cũng giống như Việt Nam, Nhà nước Trung Quốc sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn, và thay vì để "thị trường" quyết định, Nhà nước với cánh tay vô hình sẽ xác định doanh nghiệp nào được trợ cấp, thị trường nào cần được bảo vệ, và khoản vay nào sẽ được đưa ra để hỗ trợ.

Tuy nhiên, trong một bài viết được đăng trên Washington Post, Robert J. Samuelson đã tìm hiểu tại sao Trung Quốc bám vào chủ nghĩa tư bản nhà nước. Đó là vì chính trị, chế độ phải nắm chặt kinh tế. Nhưng Trung Quốc đã phải sớm trả giá cho điều này. Bởi, vì muốn thay "thị trường" để quyết định, Trung Quốc đã tìm cách bảo hộ doanh nghiệp nhà nước, ép buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ mới hoặc kế hoạch kinh doanh cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Và Mỹ thời kỳ Donald Trump hoàn toàn phản đối cách ứng xử này.

Trung Quốc buộc phải từ bỏ các chính sách nêu trên, nhưng điều này đồng nghĩa, Bắc Kinh sẽ "loại bỏ toàn bộ mô hình kinh tế của chính nó".

Điều khá thú vị là bài viết của Robert J. Samuelson đã dẫn quan điểm của chuyên gia kinh tế Nicholas Lardy thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson, tác giả của cuốn sách "Nhà nước đình công trở lại : Sự kết thúc cải cách ở Trung Quốc". Ông lập luận rằng, vài năm trước, Trung Quốc dường như đang dần chuyển sang một hệ thống doanh nghiệp tư nhân, với số lượng công ty chiếm khoản 70% GDP.

Tập Cận Bình trong năm 2013, đã chi 57% các khoản vay đã được chuyển đến các công ty tư nhân và 35% cho các công ty do nhà nước kiểm soát. Nhưng đến năm 2016, các công ty nhà nước nhận được 83% các khoản vay, so với 11% cho các công ty tư nhân. Phần lớn khoản cho vay này đến từ các ngân hàng quốc doanh. Lý do cho sự thay đổi này là vì, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang giảm từ 10% mỗi năm (2007 – 2009) xuống còn 6-7%, và tiếp tục giảm 2-4% trong các năm tới. Nhiều quan điểm lý giải điều này, xuất phát từ việc, Trung Quốc đã khai thác hầu hết các công nghệ hiện có ; Trung Quốc có quá nhiều nợ ; dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, cản trở tăng trưởng lực lượng lao động.

Việt Nam cũng đang trong thực trạng nêu trên (cơ cấu dân số vàng đã qua ; nợ quốc tế tiếp tục gia tăng - năm 2018 nợ nước ngoài quốc gia ở mức 49,7% GDP và dự kiến năm 2019 là 49,9% GDP ; chưa có cơ sở công nghệ và công nghiệp nào vững chắc).

Nhưng quan điểm khác lại cho rằng, thặng dư thương mại giảm xuất phát từ quyết định sai lầm trong ủng hộ các công ty nhà nước, mà ông coi là kém hiệu quả. Trong khi lợi nhuận của các công ty thuộc khu vực tư nhân cao hơn gấp đôi so với các công ty do nhà nước kiểm soát. Điều này đồng nghĩa, khi Tập Cận Bình còn dựa vào doanh nghiệp nhà nước thì sẽ càng làm suy yếu tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc. Và khi GDP giảm, thì tình trạng bất ổn xã hội, thất nghiệp, bất ổn tài chính, sẽ làm suy yếu quyền lực của Đảng cộng sản.

Việt Nam có vẻ đang tiệm cận vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước nêu trên (thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước đang cực kỳ khó khăn, trong khi thuế phí tăng làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh ở doanh nghiệp tư nhân lâm vào nhiều khó khăn).

Khi kinh tế không được duy trì, thì Tập Cận Bình sẽ kết thúc số phận chính trị sớm hơn dự kiến được nêu ra trong Hiến Pháp (bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch nước khiến Tập Cận Bình có thể nắm quyền đến chết). Nó đồng thời tác động đến Việt Nam, nhưng như đã đề cập trên, nền tảng Việt Nam về kinh tế vừa thiếu và yếu hơn so với Trung Quốc, nếu cải cách kinh tế theo hướng gia tăng hỗ trợ tư nhân, thoái vốn liên tục ở doanh nghiệp nhà nước không diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cũng sẽ sớm đối diện với khủng hoảng.

Điều này tác động như thế nào đến vị thế chính trị của các yếu nhân Nhà nước Việt Nam hiện nay ?

Khi vai trò kinh tế được tăng lên, và khi bài toán kinh tế liên quan đến tư nhân và nhà nước được ông Nguyễn Xuân Phúc giải quyết quyết liệt như cách ông hô hào. Thì đồng thời, con đường Chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ tăng lên, và chức vụ Tổng Bí thư có thể là điều mà ông Phúc sẽ đảm nhiệm trong tương lai.

Sự cởi mở về kinh tế với áp lực gia tăng và những khiếm khuyết của nền Trung Quốc có thể xem như một bài học chính trị đối với nhà lãnh đạo Việt Nam. Nhưng khi chủ trương kinh tế được đẩy mạnh để cứu vớt quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam, thì đồng nghĩa với quan điểm và đường lối của chính Trọng và Phúc cũng khác nhau. Và khi "suy thoái kinh tế quan trọng hơn suy thoái chính trị", thì nó gợi mở một mô hình kinh tế mới mẻ hơn trong tương lai, một cuộc Đổi Mới 2.0 về kinh tế, và tác động làm biến chuyển chính trị.

Ở một khía cạnh khác, nếu từ đây đến khi đổi mới, khi ông Nguyễn Xuân Phúc còn ngồi trong vai trò chính trị chủ đạo Việt Nam, thì những doanh nghiệp tư nhân cỡ lớn như Vingroup tiếp tục hưởng lợi, dựa trên tham vọng chính trị và tiềm lực của chính tập đoàn này. 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 12/01/2019

Published in Diễn đàn

Tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 chiều nay 28/12, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng tuyên bố : "Sự chậm trễ của báo chí trao lợi thế cho mạng xã hội".

baochi1

Tại sao báo chí cách mạng lại chậm trễ so với mạng xã hội ?

Thế nhưng bằng cách nào đó, ông Thưởng quên rằng, chính sự kiểm duyệt là nguyên nhân gốc của mọi sự chậm trễ, thậm chí gây hiện tượnguối hơi" trong phản ánh thông tin, so với mạng xã hội.

Sự kiện cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình), trong khi mạng xã hội phủ sóng thông tin với video, audio, hình ảnh,… thì báo chí nhà nước lại hoàn toàn im bặt. Và khi một tờ báo (Tuổi Trẻ) thông tin, thì thông tin lại chỉ phản ánh ý chí của nhà nước ( đây cụ thể là chính quyền quận Tân Bình), hoàn toàn không phản ánh ý chí – nguyện vọng và tâm tư của những người dân sống tại đây, thậm chí là không làm rõ quá trình chuyển đổi vườn rau này qua các giai đoạn.

Trong khi đó, quan điểm mà chính quyền hay rao giảng lại là "không có vùng cấm trong báo chí". Vậy tại sao các cuộc cưỡng chế đất đai lớn báo chí nhà nước lại hoàn toàn vắng mặt ?.

Tiếp đó, hãy bàn chút về đạo đức báo chí, đó là phụng sự bạn đọc bằng sự tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện. Báo chí không thể và không nên là công cụ của bất kỳ ai, kể cả nhà nước. Thế nhưng, khi báo chí đã không còn đảm đương được chức năng như vậy, thì đạo đức báo chí và nghề nghiệp bị suy thoái, sự suy thoái này chịu sự tác động phần lớn từ những tiêu chí mang tính áp đặt trong quản lý cứng từ Bộ Thông tin và truyền thông và Ban Tuyên giáo trung ương. 

Người dân không thể kỳ vọng một trang báo mà suốt ngày chỉ phát đi thông điệp của Nhà nước, và được nhà nước sử dụng như mũi giáo để "hạ nhục và giết chết" bất cứ chủ thể có ý kiến, hành vi phản ứng trước các quyết định, chủ trương của Nhà nước. Hay nói cách khác, báo chí sẽ chẳng thể là cái gì đó được nhân dân tín nhiệm khi mà báo chí là công cụ không hơn không kém, một thứ "nối dài" để hiện thực hóa cái gọi là "độc tôn ý chí, độc tôn thông tin, độc tôn chân lý".

Chính vì vậy, báo chí nhà nước tăng vọt về số lượng, nhưng bản chất vẫn là nông cụ của Nhà nước. 

Trong những ngày cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội đã đặt câu hỏi : tại sao báo chí nhà nước lại đứng ngoài lề sự kiện xã hội như vậy. Và khi ngài Bộ trưởng Bộ Công thương điều xe ra đón phu nhân, nhiều facebooker đã phải ngạc nhiên với sự "nhiệt tình" của cánh báo chí, nhưng ngòi nổ của thông tin đó lại là sự định hướng có chủ ý… Nó gợi nhớ Lexus biển xanh của ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, người mở đường dài cho một loạt đường dây của ngài X bị bắt giam và truy tố vì tội tham nhũng, dưới cái tên "chiến dịch đốt lò".

Trong một xã hội kín như Việt Nam, sứ mạng của báo chí cần và nên trở thành một quyền lực thứ tư để người dân giám sát và kiềm soát quyền lực. Nhưng nếu chỉ cần vòng tròn định hướng, lập tức quyền lực thứ tư này trở thành một nô lệ thuộc ông chủ và phản bội là sự kiểm soát và kiềm soát của nhân dân. Trước sự bị động đó của nền báo chí cách mạng, mạng xã hội nổi lên như một quy luật tất yếu, để đảm nhiệm vai trò giám sát của người dân. Chính vì vậy mà vào ngày 5/1/2019 – khi cơ quan nhà nước Việt Nam lên tiếng kết tội Facebook (một mạng xã hội chủ lực và được nhiều người Việt Nam sử dụng), thì đó cũng là kết tội và giam hãm diễn đàn tự do ngôn luận lớn nhất và đích thực nhất của nhân dân. Thể hiện một sự tỵ ganh và đố kỵ đầy đủ của cơ quan nhà nước trước sự thách thức độc tôn thông tin ; thể hiện sự yếu nhược trong quản lý, và thể hiện một tự duy mang tính kém cỏi trước thực tiễn của xã hội thông tin. Sự xơ cứng khiến cho việc kết tội Facebook và cùng với quyết định cấm livestream của người đứng đầu Thành phố Hà Nội, đã tạo lập ra một giọng điệu mang tính lạc lõng trong một xã hội mà hệ thông tin luôn được đối chiếu và thay đổi không ngừng.

Rõ ràng, không có một nền báo chí tồi tệ và chậm trễ, chỉ có một nền quản lý với tư duy chậm trễ và tồi tệ. Một nền báo chí cách mạng một thời hô hào và sôi nổi, với sâu sắc về chính luận và xã luận nay ngày càng què quặt và yếu đuối. Một nền báo chí xoay quanh hai chủ đề quyền và tiền, nền báo chí phục vụ cho một nguồn sống lâm thời đầy chắp vá và sa hoa của một bộ phận suy thoái đạo đức, một nền báo chí nịnh bợ của một bộ phận lãnh đạo và cán bộ giáo điều với quyền lực. 

Rõ ràng, khi đặt câu hỏi làm sao để chấn hung lại nền báo chí Việt Nam, ông Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương nên tự đặt câu hỏi, làm thế nào để cởi trói cho báo chí và khiến báo chí tự do ngôn luận giống như mạng xã hội. Nhưng liệu ông Võ Văn Thưởng có hiểu rõ điều này ?.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 11/01/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2