Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/01/2019

Tại sao báo chí cách mạng lại chậm trễ so với mạng xã hội ?

Hoa Nghi

Tại hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 chiều nay 28/12, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng tuyên bố : "Sự chậm trễ của báo chí trao lợi thế cho mạng xã hội".

baochi1

Tại sao báo chí cách mạng lại chậm trễ so với mạng xã hội ?

Thế nhưng bằng cách nào đó, ông Thưởng quên rằng, chính sự kiểm duyệt là nguyên nhân gốc của mọi sự chậm trễ, thậm chí gây hiện tượnguối hơi" trong phản ánh thông tin, so với mạng xã hội.

Sự kiện cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình), trong khi mạng xã hội phủ sóng thông tin với video, audio, hình ảnh,… thì báo chí nhà nước lại hoàn toàn im bặt. Và khi một tờ báo (Tuổi Trẻ) thông tin, thì thông tin lại chỉ phản ánh ý chí của nhà nước ( đây cụ thể là chính quyền quận Tân Bình), hoàn toàn không phản ánh ý chí – nguyện vọng và tâm tư của những người dân sống tại đây, thậm chí là không làm rõ quá trình chuyển đổi vườn rau này qua các giai đoạn.

Trong khi đó, quan điểm mà chính quyền hay rao giảng lại là "không có vùng cấm trong báo chí". Vậy tại sao các cuộc cưỡng chế đất đai lớn báo chí nhà nước lại hoàn toàn vắng mặt ?.

Tiếp đó, hãy bàn chút về đạo đức báo chí, đó là phụng sự bạn đọc bằng sự tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện. Báo chí không thể và không nên là công cụ của bất kỳ ai, kể cả nhà nước. Thế nhưng, khi báo chí đã không còn đảm đương được chức năng như vậy, thì đạo đức báo chí và nghề nghiệp bị suy thoái, sự suy thoái này chịu sự tác động phần lớn từ những tiêu chí mang tính áp đặt trong quản lý cứng từ Bộ Thông tin và truyền thông và Ban Tuyên giáo trung ương. 

Người dân không thể kỳ vọng một trang báo mà suốt ngày chỉ phát đi thông điệp của Nhà nước, và được nhà nước sử dụng như mũi giáo để "hạ nhục và giết chết" bất cứ chủ thể có ý kiến, hành vi phản ứng trước các quyết định, chủ trương của Nhà nước. Hay nói cách khác, báo chí sẽ chẳng thể là cái gì đó được nhân dân tín nhiệm khi mà báo chí là công cụ không hơn không kém, một thứ "nối dài" để hiện thực hóa cái gọi là "độc tôn ý chí, độc tôn thông tin, độc tôn chân lý".

Chính vì vậy, báo chí nhà nước tăng vọt về số lượng, nhưng bản chất vẫn là nông cụ của Nhà nước. 

Trong những ngày cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội đã đặt câu hỏi : tại sao báo chí nhà nước lại đứng ngoài lề sự kiện xã hội như vậy. Và khi ngài Bộ trưởng Bộ Công thương điều xe ra đón phu nhân, nhiều facebooker đã phải ngạc nhiên với sự "nhiệt tình" của cánh báo chí, nhưng ngòi nổ của thông tin đó lại là sự định hướng có chủ ý… Nó gợi nhớ Lexus biển xanh của ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, người mở đường dài cho một loạt đường dây của ngài X bị bắt giam và truy tố vì tội tham nhũng, dưới cái tên "chiến dịch đốt lò".

Trong một xã hội kín như Việt Nam, sứ mạng của báo chí cần và nên trở thành một quyền lực thứ tư để người dân giám sát và kiềm soát quyền lực. Nhưng nếu chỉ cần vòng tròn định hướng, lập tức quyền lực thứ tư này trở thành một nô lệ thuộc ông chủ và phản bội là sự kiểm soát và kiềm soát của nhân dân. Trước sự bị động đó của nền báo chí cách mạng, mạng xã hội nổi lên như một quy luật tất yếu, để đảm nhiệm vai trò giám sát của người dân. Chính vì vậy mà vào ngày 5/1/2019 – khi cơ quan nhà nước Việt Nam lên tiếng kết tội Facebook (một mạng xã hội chủ lực và được nhiều người Việt Nam sử dụng), thì đó cũng là kết tội và giam hãm diễn đàn tự do ngôn luận lớn nhất và đích thực nhất của nhân dân. Thể hiện một sự tỵ ganh và đố kỵ đầy đủ của cơ quan nhà nước trước sự thách thức độc tôn thông tin ; thể hiện sự yếu nhược trong quản lý, và thể hiện một tự duy mang tính kém cỏi trước thực tiễn của xã hội thông tin. Sự xơ cứng khiến cho việc kết tội Facebook và cùng với quyết định cấm livestream của người đứng đầu Thành phố Hà Nội, đã tạo lập ra một giọng điệu mang tính lạc lõng trong một xã hội mà hệ thông tin luôn được đối chiếu và thay đổi không ngừng.

Rõ ràng, không có một nền báo chí tồi tệ và chậm trễ, chỉ có một nền quản lý với tư duy chậm trễ và tồi tệ. Một nền báo chí cách mạng một thời hô hào và sôi nổi, với sâu sắc về chính luận và xã luận nay ngày càng què quặt và yếu đuối. Một nền báo chí xoay quanh hai chủ đề quyền và tiền, nền báo chí phục vụ cho một nguồn sống lâm thời đầy chắp vá và sa hoa của một bộ phận suy thoái đạo đức, một nền báo chí nịnh bợ của một bộ phận lãnh đạo và cán bộ giáo điều với quyền lực. 

Rõ ràng, khi đặt câu hỏi làm sao để chấn hung lại nền báo chí Việt Nam, ông Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương nên tự đặt câu hỏi, làm thế nào để cởi trói cho báo chí và khiến báo chí tự do ngôn luận giống như mạng xã hội. Nhưng liệu ông Võ Văn Thưởng có hiểu rõ điều này ?.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 11/01/2019

Quay lại trang chủ
Read 562 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)